Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.95 KB, 30 trang )

SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
1
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 LÀM
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi.
Đất nước bước vào thời kỳ công nghiêp hóa, hiện đại hóa . Cơ cấu kinh tế, trình
độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thật, nhu cầu xã hội, thu nhập quốc dân…có
những bước phát triển quan trọng. Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, vấn đề kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế
hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách.
Những thay đổi đó trong kinh tế xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới những yêu cầu
mới trong dạy tiếng nói chung, tiếng mẹ đẻ nói riêng.
Để tiếng Việt ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh
tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, cho sự phát triển giáo dục, việc dạy tiếng Việt
cần phải nhằm vào cả 2 chức năng của ngôn ngữ: vừa là công cụ của tư duy vừa
là công cụ của giao tiếp; phải chú trọng vào cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết;
phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp trong việc hình
thành và phát triển các kĩ năng.
Sau 3 năm thực hiện giảng dạy theo chương trình SGK mới, bản thân tôi
với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc hướng dẫn các
em bước đầu biết sử dụng công cụ tiếng Việt để có thể viết một bài văn tả cảnh
hoàn chỉnh qua các tiết luyện tập tả cảnh của chương trình Tập làm văn lớp 5.
Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
2
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Trong chương trình tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm của
đơn vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm
đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả,…góp phần


phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng
của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi
miêu tả cảnh và người.
- Học các tiết tập làm văn học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp
của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề
tập làm văn, HS lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng
trong các đề bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn của trẻ thêm phong
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
3
phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của
trẻ.
- Môn tập làm văn còn rèn cho các em các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để các em có thể giao tiếp tốt và học tốt các môn học khác.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
3.1 Thuận lợi:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 biên soạn theo các quan điểm dạy giao
tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Chính
vì vậy, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nói và viết của học sinh có phần tiến bộ. Một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là đổi mới phương pháp dạy
học từ phương pháp truyền thụ kiến thức thành phương pháp tích cực hóa hoạt
động của học sinh. Trong tiết học, học sinh quan sát, suy nghĩ rồi rút ra kiến thức
mới. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 không trình bày kiến thức kết quả cho sẵn mà
xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập yêu cầu HS hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến
thức và phát triển kĩ năng nhận thức của HS. Đây cũng chính là điều kiện thuận
lợi để giáo viên dạy học.
- Trong chương trình tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm của
đơn vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm
đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả,…góp phần

phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng
của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi
miêu tả cảnh và người.
- Học các tiết tập làm văn học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp
của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề
tập làm văn, HS lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng
trong các đề bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn của trẻ thêm phong
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
4
phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của
trẻ.
- Học sinh lớp 5/2 của tôi được học 7 buổi/tuần, đây cũng là một điều kiện
thuận lợi để tôi có thời gian luyện tập cho các em.
- Trường của tôi, trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm nằm trên một khoảng
đất rộng thuộc địa bàn phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ, là một nơi có
nhiều phong cảnh đẹp, hữu tình như: Rừng cừa ven sông Trường Giang, con
đường hoa sưa rải vàng vào tháng 3, tháng 4 dẫn xuống thôn Hương Trà, những
cánh đồng lúa xanh ngát bao quanh các xóm nhà, đêm trăng trên dòng sông
Tam Kỳ…(phụ lục). Những cảnh đẹp này không dễ gì có được ở những địa
phương khác trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Đây chính là điều kiện thuận lợi
nhất để các em HS có thể quan sát trực tiếp cảnh đẹp thật của thiên nhiên ngay
trên quê hương mình đang sinh sống.
3.2 Khó khăn:
a/ Về phía giáo viên:
- Kiêm nhiệm nhiều việc nên đôi khi cũng chưa có sự chuẩn bị chu đáo
lắm cho tiết dạy.
- Học sinh lớp nào cũng có 4 loại đối tượng: Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu.
Để có thể dạy cho đúng với từng đối tượng HS thì thật là một một điều khó khăn
cho GV.

b/ Về phía học sinh:
- Qua điều tra tôi thấy đa số các em ít thích học văn hơn học Toán.
- Trình độ HS còn rất hạn chế, nhác học, lười suy nghĩ, ít sáng tạo, tự tạo
cho mình thói quan lệ thuộc văn mẫu hoặc tả qua loa, sơ sài, chung chung không
có gì là cái của riêng mình, không làm nổi rõ đối tượng miêu tả. Nguyên nhân
chính là do các em ít chịu quan sát nên không có nhận xét của riêng mình.
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
5
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không
quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi.
c/ Về phía phụ huynh:
- Đa số HS lớp tôi đều xuất thân từ gia đình rất khó khăn về kinh tế, cha
mẹ làm nghề nông hoặc buôn gánh bán bưng, ít quan tâm đến việc học của con
em mình.
- Đối với số ít gia đình có điều kiện thì cha mẹ học sinh có thể giúp học
sinh học tốt các môn khác. Riêng môn tập làm văn, số người có thể phối hợp
dạy cho con cái học tốt môn này còn quá ít. Họ vừa thiếu điều kiện thời gian,
vừa chưa được bồi dưỡng nội dung, phương pháp dạy phối hợp. Vì vậy mà thiếu
kiến thức để có thể hỗ trợ giáo viên .
- Một nét tâm lý khá phổ biến của cha mẹ học sinh là muốn cho con học
thêm về Toán, về các môn tự nhiên, rất ít cha mẹ muốn cho con học làm văn nếu
không có yêu cầu của cô giáo .
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng học tập
nói chung và chất lượng môn Tập làm văn nói riêng. Đối với tôi, cho dù xuất
phát từ bất kì nguyên nhân nào thì với lương tâm của một giáo viên đứng lớp lâu
năm như tôi, tôi cố gắng bằng khả năng có thể để giúp các em học có tiến bộ là
vui lắm rồi. Tôi cũng không có tham vọng sẽ giúp các em học tốt môn Tập làm
văn mà chỉ xin bày tỏ một vài kinh nghiệm để hướng dẫn các em học “có tiến bộ
“ phần luyện tập tả cảnh để các em có thể có đủ kĩ năng hoàn thành một bài văn
tả cảnh hoàn chỉnh theo yêu cầu của chương trình.

SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
6
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
7
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
4.1 Tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học mới:
a/ Những nội dung chính trong chương trình Tiếng Việt:
Chương trình Tiếng Việt tiểu học gồm 3 nội dung chính có quan hệ
mật thiết với nhau. Đó là:
+ Kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) thông qua các
hình thức luyện tập: tập đọc. học thuộc lòng, tập viết, viết chính tả, viết văn bản
(tập làm văn); luyện nghe, luyện nói (thông qua mục luyện nói, kể chuyện, làm
văn miệng, tập nói trong các tình huống giao tiếp).
+ Tri thức tiếng Việt gồm một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chính
tả, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, văn bản, phong cách. Những tri thức làm cơ sở
cho việc rèn luyện 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết). Trong đó, tri thức từ vựng và
ngữ pháp có vai trò trung tâm.
+ Nội dung ngữ liệu để học tiếng Việt mang tính tích hợp nhằm
cung cấp một số hiểu biết tối thiểu về văn học và cách tiếp cận chúng, về tự
nhiên và xã hội, về đất nước và con người Việt Nam.
b/ Những nội dung trên được sắp xếp trong chương trình theo 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Các lớp 1, 2, 3
+ Giai đoạn 2: Các lớp 4, 5
Nội dung dạy học giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết,
nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó có yêu cầu hoàn
chỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc hiểu được đặc biệt coi trọng. Những bài học ở
giai đoạn này cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và
qui tắc sử dụng tiếng Việt, làm nền móng cho sự phát triển kĩ năng. Những bài
học này cũng không phải chỉ cung cấp kiến thức đơn thuần bằng con đường tư
duy trừu tượng mà chủ yếu bằng con đường nhận diện, phát hiện những ngữ liệu

đã học rồi sau đó mới khái lên thành những khái niệm.
4.2 Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
8
Nội dung bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối và nâng
cao, mở rộng so với các lớp 2, 3, 4. Lên lớp 5 học sinh học tiếp về văn miêu tả,
trong đó văn tả cảnh chiếm 18 tiết.
4.3 Tìm hiểu nội dung dạy học về văn tả cảnh lớp 5:
Nhìn chung, ở lớp 5, tập làm văn nói chung, nội dung tả cảnh nói riêng có
3 dạng cơ bản:
- Bài hình thành kiến thức (1 tiết)
- Bài luyện tập (15 tiết)
- Bài ôn tập (2 tiết)
a/ Tiết hình thành kiến thức: Bài “Cấu tạo bài văn tả cảnh”
+ Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) của
một bài văn tả cảnh.
+ Kĩ năng: Biết phân tích một bài văn cụ thể
b/ Tiết Dựng đoạn mở bài, kết bài:
+ Kiến thức: Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong văn tả cảnh.
+ Kĩ năng: Biết cách viết kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) và kết bài (mở
rộng, không mở rộng) cho bài văn tả cảnh.
c/ Tiết luyện tập tả cảnh:
+ Kiến thức: Hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả.
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài văn.
- Hiểu thêm về cách quan sát và chon lọc chi tiết trong bài văn tả
cảnh, hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi
đoạn.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn thông qua các đoạn văn hay học
được cách quan sát khi tả cảnh.
- Chuyển một phần của dàn ý thành đoạn.

SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
9
+ Kĩ năng: Biết lập dàn ý đầy đủ và trình bày dàn ý theo những điều quan
sát một cách trôi chảy.
- Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn
chỉnh.
- Biết ghi lại những điều quan sát một cách tinh tế thể hiện rõ đối
tượng miêu tả, trình tự miêu tả với những nổi bật của người tả.
d/ Tiết ôn tập:
+ Kiến thức: Biết liệt kê đúng các bài văn tả cảnh đã học, nắm vững cách
lập dàn ý bài văn miêu tả ở cách tập đọc.
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết câu hay, dùng từ chính xác, giàu hình
ảnh, xác định dúng yêu cầu đề bài.
e/ Tiết trả bài:
+ Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
+ Kĩ năng: Nhận thức được những ưu, khuyết điểm trong bài văn của
mình, biết sửa lỗi, viết lại cho hay hơn.
4.4 Khảo sát các bài tập của các tiết luyện tập:
- Nội dung chương trình văn tả cảnh có 15 tiết luyện tập, chiếm số lượng
nhiều nhất. Nhưng mỗi tiết dạy số lượng bài tập không nhiều (2-3 bài tập). Mỗi
bài luyện tập trình bày theo thứ tự:
+ Hướng dẫn chuẩn bị.
+ Hướng dẫn làm bài.
+ Hướng dẫn hoàn chỉnh bài làm.
Trong đó, phần bài tập chủ yếu là đọc, tìm hiểu cảnh được tả trong mỗi
đoạn văn để hướng dẫn HS chuẩn bị. Sau đó GV hướng dẫn HS lập dàn ý rồi
hướng dẫn HS hoàn chỉnh bài làm. Việc thực hành luyện tập nhiều giúp các em
phát triển kĩ năng làm bài văn tốt.
* Những bài tập, bài học khó đối với HS:
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”

10
- Cấu tạo bài văn tả cảnh (tuần 1): Ngữ điệu bài văn, đoạn văn để HS rút
ra kiến thức, kĩ năng có dung lượng lớn, nội dung lại khó hiểu. Với một bài dài,
HS đọc hiểu nắm bắt được nội dung lâu lại thêm một bài tập đọc của giờ học
trước (Tả quang cảnh làng mạc ngày mùa), nội dung tả từng bộ phận HS khó
mhận biết. Các em phải rút ra kiến thức qua việc so sánh thứ tự miêu tả hai bài
khác nhau sau đó mới đọc và nhận xét cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
- Luyện tập tả cảnh (tuần 3): Cùng một bài tập, nhiều đoạn văn khác nhau
cần phải hoàn chỉnh, HS nhận thức chậm, các em dễ bị lẫn lộn đoạn mình chọn,
dẫn đến khả năng nhớ đâu viết đó.
- Luyện tập tả cảnh (tuần 6): Có những câu hỏi hình thức chưa rõ ràng nên
HS khó trả lời đúng.
- Luyện tập tả cảnh (tuần 7): Đây là bài có số lượng bài tập nhiều dẫn đến
thời gian không đảm bảo, có 3 bài tập trình bày trên 3 trang SGK.
4.3 Một số biện pháp thực hiện:
1/ Trau giồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn
Một HS chưa thích văn học, thiếu sự say mê cần thiết, nhất định em đó
chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn hay, chưa thể xúc động thật sự với
những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn ấy. Trau giồi hứng thú khi tiếp
xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm
đẹp, từ đó đến với văn học một cách say mê. Nói “say mê” thì có vẻ hơi xa vời
quá! Đối với HS tiểu học thì theo tôi, làm cho các em cảm thấy thích học văn là
một điều đã rất khó rồi.
- Để tạo cho các em tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái khi tiếp xúc với thơ văn
tôi thường:
+ Khuyến khích các em đọc báo Thiếu niên, Nhi Đồng, sách Kim Đồng…
Hiện nay, trong các loại sách báo này thường có những đoạn văn, đoạn thơ rất
hay và sát hợp chương trình học của các em.
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
11

+ Tổ chức cho các em tìm và đọc cho cả lớp nghe những đoạn văn, những
bài thơ em cho là hay trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoài giờ…
+ Tổ chức các trò chơi lồng ghép trong các tiết học môn Tiếng Việt như:
Thi đọc diễn cảm, thi học thuộc lòng, Em làm nghệ sĩ nhí, Hướng dẫn viên du
lịch….
2/ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà trước khi học bài mới
Đây là một bước rất quan trọng, quyết định cho sự thành công của tiết dạy
sắp tới. Chính vì vậy tôi luôn luôn dặn dò HS rất kĩ ở phần này.
Ví dụ: Để dạy tốt bài “Luyện tập tả cảnh” ( Một buổi trong ngày), tôi
hướng dẫn các em chuẩn bị như sau:
- Đọc kĩ bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Hoàng hôn trên sông
Hương, Nắng trưa và tập trả lời các câu hỏi trong bài.
- Quan sát Cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiểu trong vườn cây hay
trong công viên, trên cánh đồng, nương rẫy, đường phố) và ghi vào giấy nháp
những điều em quan sát được.
* Cho câu hỏi gợi ý quan sát:
- Quan sát cảnh gì?
- Quan sát cảnh đó vào lúc nào?
- Quan sát theo thứ tự nào?
- Quan sát bằng những giác quan nào?
- Quan sát như vậy nhìn thấy hình ảnh gì?
- Nghe thấy âm thanh gì? Có cảm xúc gì?
- Có nhận xét gì qua những quan sát đó?
Với điều kiện sống của các em hiện tại, tôi hướng cho các em nên chọn
cảnh trong vườn cây, trên cánh đồng, đường phố để quan sát là phù hợp nhất và
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
12
bắt buộc các em phải quan sát trực tiếp cảnh riêng của mình để các em tránh làm
một cách máy móc theo văn mẫu.
3/ Rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em được đọc hiểu và cảm nhận
những bài thơ, bài văn hay, từ đó thêm mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn.
Có năng lực cảm thụ tốt, học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quí
tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Để trau giồi năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh theo mức độ yêu cầu của chương trình tiểu
học, đồng thời trực tiếp phục vụ việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi về môn Tiếng
Việt, trong các buổi học ôn luyện, tôi đã hướng dẫn cho HS làm một số dạng bài
tập sau:
3.1 Bài tập tích lũy vốn từ cho học sinh
Với tình hình thực tiễn đã nêu trên, tôi nhận thấy cần phải làm giàu vốn từ
cho HS để các em sử dụng cho bài văn của mình giàu hình ảnh gợi cảm hơn.
Trong các buổi học ôn luyện tôi thường cho các em làm những bài tập liên
quan :
Ví dụ: Em hãy tìm những câu ca dao, câu thơ, có những từ đồng nghĩa chỉ
màu sắc (xanh, trắng, đỏ, đen). Mỗi màu sắc có 2 câu.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Nguyễn Khuyến
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Tỏa nước xuống dòng sông lấp loáng
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
13
Tế Hanh
Trùng điệp hai bên núi cùng đồi
Xe lên cao nâng bổng hồn tôi
Gần đến Bắc Sơn đường càng đỏ

Quê hương cách mạng đây rồi.
Tiếng khóc đầu tiên tôi chào đất nước
Năm bốn mươi cờ đỏ rợp Nam Kỳ
Bắc Sơn, đây cũng vùng lên bất khuất
Lửa hai vùng sưởi ấm quanh tôi
Bắc Sơn, Nam Kỳ cháy mãi hồn tôi
Như máu đỏ chảy liền trong mạch
Lớn lên rồi quê hương xa cách
Đau xót lòng tôi đã tám năm tròn
Chưa về được Nam Kỳ
Tôi đến Bắc Sơn
Sáng mùa xuân lưng trời lộng gió
Nhìn dưới xa nhà ai ngói đỏ
Bỗng nhớ các anh xưa ở hang sâu
Mảnh trời xanh thu nhỏ trên đầu.
Em gái Nùng ơi, em còn bé quá
Có nhớ chăng cha chết lưng đèo?
Cổ quàng khăn đỏ hồng cả má…
Lê Anh Xuân
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
14
3.2 Bài tập tìm hiểu tác dụng cách dùng từ, đặt câu sinh động
Ví dụ 1: Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? Điều
đó đã góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào?
Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng
gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo nhéo. Thỉnh thoảng lại điểm
tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt…
Ví dụ 2: Hai đoạn văn dưới đây đều có ưu điểm gì giống nhau về cách dùng từ
ngữ miêu tả cảnh vật?
a) Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.

Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối, chiếu xuống mặt biển.
nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều
tà thì biển đổi sang màu xanh lục.
Thụy Chương
b) Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong
cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi
ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần
lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên
chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.
3.3 Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả
Ví dụ 1: Hãy nêu những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của đất nước Việt Nam trong mỗi
đoạn thơ sau:
a) Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh trường Sơn sớm chiều.
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
15
Nguyễn Đình Thi
b) Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao, gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê, xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Lê Anh Xuân
c) Đẹp vô cùng, tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Tố Hữu
3.4 Bài tập vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh TH
* So sánh:
Ví dụ: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật
nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu chung nào để so sánh? So sánh bằng từ gì?
a) Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông.
Nguyễn Hồng Kiên
b) Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng
Quang huy
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
16
c) Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm
lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm chỏ xíu phía sau nom như một con chim
đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót.
Bùi Hiển
* Nhân hóa:
Ví dụ: Trong bài thơ sau, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa bằng cách
dùng từ xưng hô với các sự vật như thế nào? Biện pháp nhân hóa đã giúp người
đọc cảm nhận được bức tranh cảnh vật buổi sáng ra sao?
Buổi sáng nhà em
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau

Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bác chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
3.5 Bài tập về đọc đọc diễn cảm có sáng tạo
Ví dụ: Đọc diễn cảm đoạn văn sau: Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um,
mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra
cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới lám sao! Cậu chăm lo học hành,
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
17
rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành
cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc
nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
Yêu cầu luyện tập
a) Cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ nào để goqựi rõ vẻ đẹp của
lá phượng?
b) Hai cụm từ sauđọc diễn cảm khác nhau như thế nào: “Mùa hoa
phượng bắt đầu!”, “ hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?”
3.6 Bài tập về bộc lộ cảm thụ qua một đoạn viết ngắn
Ví dụ: Trong bài Đất nước ( Tiến Việt 5 tập 1) nhà thơ Nguyễn Đình Thi
có viết:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) cho biết: các động từ và tính
từin đậm ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào?
4/ Bồi dưỡng kĩ năng quan sát
Quan sát cảnh vật là tìm ra những hình ảnh, màu sắc, âm thanh tiêu
biểu, đặc trưng của cảnh vật và cảm xúc của mình đối với cảnh vật đó. Vì vậy tôi
luôn lưu ý các em khi quan sát cần phải:
- Xác định trọng tâm cảnh vật quan sát, không dàn trải, tập trung
vào một số sự vật đặc trưng của cảnh định tả.
- Quan sát bằng nhiều giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác, vị giác.
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
18
- Quan sát kĩ, nhiều lần.
- Có thể lựa chọn trình tự quan sát:
+ Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến trưa, chiều, tối; từ
lúc bắt đầu đến lúc kết thúc…
+ Trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới, từ dưới
lên trên; từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong; từ trái sang phải, từ
phải sang trái…
- Quan sát phải tìm ra nét riêng, tiêu biểu của sự vật chứ không
được liệt kê sự vật.
- Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ niệm, với
cuộc sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên
tưởng so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng của từng cá nhân.
* Khi GV hướng dẫn các em quan sát trực tiếp một cảnh vật nào đó thì có
một hệ thống câu hỏi gợi ý.
Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:

1) Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi?
(yên ắng, vắng vẻ, bầu trời )
2) Cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
+ Âm thanh lúc đó? (ồn ào)
+ Học sinh các lớp ra sân như thế nào?
+ Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao?
(Tiếng cười? nói? các nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân
trường? có thể tả cảnh thiên nhiên xen kẽ lúc này).
+ Chú ý tả kĩ các nhóm chơi vui điển hình: nhảy dây, đá cầu, kéo co,
cướp cờ, ô quan
+ Tả kĩ hoạt động của vài cá nhân tiêu biểu.
- Lúc có tiếng trống báo vào lớp:
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
19
+ Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục như thế nào?
+ Trên khuôn mặt một số bạn còn biểu hiện luyến tiếc cuộc chơi?
+ Không khí trên sân trường lúc này ra sao?
(im ắng, gió thổi, lá cây , bầu trời?)
3) Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi:
+ Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi?
+ Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi học trò?
Sau khi đã quan sát được học sinh sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết theo
sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết Lập dàn bài chi tiết cụ thể trong sách giáo
khoa.
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
20
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua việc thực hiện một số kinh nghiệm nêu trên tôi nhận thấy chất lượng
học tập của học sinh phần luyện tập tả cảnh nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Đầu năm Cuối năm

- Số học sinh thích học môn Tập làm văn
- Số học sinh làm bài văn tả cảnh đầy đủ ba phần
- Số học sinh đạt điểm 9-10
- Số học sinh đạt điểm 7-8
- Số học sinh đạt điểm 5-6
- Số học sinh đạt điểm dưới 5
15/38
20/38
10/38
9/38
8/38
11/38
30/38
38/38
16/38
12/38
10/38
0
6. KẾT LUẬN:
Qua quá trình dạy môn Tập làm văn nói chung và phần luyện tập tả cảnh
nói riêng, cùng với những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu trên, bản thân tôi
nhận thấy: luyện tập tả cảnh là một phần rất quan trọng trong chương trình Tập
làm văn lớp 5, đó là những cơ hội để các em có thể rèn các kĩ năng cơ bản (nghe,
nói, đọc, viết), những kĩ năng này không chỉ giúp các em học tốt bộ môn Tiếng
Việt mà còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác, nhất là hiện nay khi chúng ta
đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy thì các kĩ năng ấy càng
được phát huy một cách triệt để. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em được
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
21
luyện tập nhiều, càng khắc sâu kiến thức và biết vận dụng vào thực tế một cách

nhẹ nhàng, sinh động và sáng tạo. Các em đã biết quan sát cảnh đẹp của quê
hương mình một cách tinh tế, biết ghi lại các kết quả quan sát một cách rõ ràng,
cụ thể, biết viết một bài văn tả cảnh đầy đủ ba phần, giàu hình ảnh và gợi cảm.
7. PHỤ LỤC:
MỘT SỐ CẢNH ĐẸP Ở ĐỊA PHƯƠNG
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
22
RỪNG CỪA DỌC THEO SÔNG TAM KỲ

SÔNG TAM KỲ
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
23
ĐƯỜNG VÀNG HOA SƯA DẪN XUỐNG THÔN HƯƠNG SƠN
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
24
THÁP CHIÊN ĐÀN
SKKN: “ Hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tả cảnh.”
25
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV tiểu học chu kì III ( 2003-
2007) Tập 2
2- Sách giáo khoa Tiếng việt 5 tập 1-2
3- Sách giáo viên Tiếng việt 5 tập 1-2
4- Sách Bồi dưỡng Văn- Tiếng việt 5 nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh
5- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học
của Bộ giáo dục và đào tạo

×