Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nông cống trong thời kì đổi mới (1986 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.28 KB, 89 trang )

Trờng đại học vinh
khoa lịch sử
----------------------

Lê Thị Nga

khóa luận tốt nghiệp đại học

Nông Cống trong thời kỳ đổi mới (1986 2005)

Chuyên ngành lịch sử Việt Nam
khóa 42E lịch sử

Giáo viên hớng dẫn: TS.

Trần Văn Thức

Vinh 2006

1


A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giải phóng miền Nam kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nớc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân. Với định hớng đã lựa chọn, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trơng nhanh
chóng thống nhất đất nớc về mặt nhà nớc, đa cả nớc chuyển sang thời kỳ quá
độ đi lên CNXH.
Bớc sang thời kỳ mới, thời kỳ quá độ lên CNXH, Việt Nam không


qua thời kỳ t bản chủ nghĩa, từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến
nên cách mạng Việt Nam có những đặc điểm lớn mà trong đó đặc điểm về
kinh tế là quan trọng nhất. Nền kinh tế nớc ta là nền sản xuất nhỏ, năng suất
lao động thấp, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.
Dới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm (1975 - 1985) cách mạng
Việt Nam đã vợt qua khó khăn trở ngại, thu đợc những thành tựu quan trọng.
Chúng ta đã nhanh chóng hoàn thành thống nhất đất nớc về mọi mặt, bảo vệ
vững chắc tổ quốc XHCN. Trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội, nhân
dân ta đã có những cố gắng to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn
vết thơng chiến tranh, bớc đầu ổn định sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
Mặc dù vậy, những thành tựu đạt đợc còn thấp so với yêu cầu và kế hoạch,
nền kinh tế còn mất cân đối. Đặc biệt, những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ
XX tỷ lệ lạm phát quá cao lên tới mức phi mã, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội ngày càng gay gắt. Một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn
chế đó là do ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài chủ trơng, chính
sách lớn, sai lầm nghiêm trọng về chỉ đạo chiến lợc và tổ chức thực hiện.
Đứng trớc tình hình đó, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
sự thật, nói sự thật. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 -

2


1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định những
mặt làm đợc, phân tích rõ những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết
điểm chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế, đề ra đờng lối đổi mới toàn
diện sâu sắc để đi tới CNXH một cách vững chắc. Đổi mới trở thành một vấn
đề sống còn của đất nớc và nhân dân ta, đồng thời nó cũng là vấn đề phù hợp
với xu thế.
Trong bối cảnh chung của đất nớc, Nông Cống là huyện rất nghèo và ngời ta thờng nói "Đợc mùa Nông Cống sống mọi nơi" hay Nghệ Yên Thành Thanh Nông Cống. Đây là những vùng đất đặc biệt khó khăn thuộc khu vực
miền Trung, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở vật chất hạ tầng khó khăn, sản

xuất kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó để thoát khỏi tình
trạng trên, Nông Cống buộc phải có bớc đi thích hợp đa đờng lối đổi mới của
TW Đảng vào cuộc sống của địa phơng mình.
Sau 20 năm thực hiện đờng lối đổi mới (1986 - 2005), Nông Cống đã
có nhiều thay da đổi thịt. Trên mảnh đất nghèo nàn của 20 năm về trớc, nay đã
có nhiều thành tựu đáng kể về tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị- văn hoá xã hội... đặc biệt là kinh tế. Song bên cạnh đó còn có những khó khăn, hạn chế
mà nhân dân Nông Cống còn mắc phải đòi hỏi cán bộ, nhân dân Nông Cống
phải nỗ lực hơn nữa.
Trớc những thành tựu và hạn chế đó đòi hỏi huyện nhà phải có những
giải pháp nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi mới hiện nay .
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nông Cống nghèo nàn nhng anh dũng,
với bao đời vất vả của bà con thôn xóm. Tôi tự thấy mình phải cần có một sự
đóng góp dù nhỏ cho quê hơng để cùng nhân dân quê tôi nhìn nhận lại quá
trình thực hiện công cuộc đổi mới. Từ đó góp phần rút ra bài học kinh nghiệm
cho quê hơng mình.
Với ý nghĩa trên tôi chọn đề tài "Nông Cống trong thời kỳ đổi mới
(1986 - 2005)" làm khoá luận tốt nghiệp cho mình".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .

3


Trong những năm gần đây, đổi mới là vấn đề đợc nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Nghiên cứu quá trình đổi mới nói chung, vấn đề "Nông Cống trong
quá trình đổi mới (1986 - 2005) nói riêng đang là một đề tài mới mẻ, mang
tính thời sự hàm chứa trong đó cả tính lý luận và thực tiễn.
Trên phạm vi cả nớc cho đến nay đã có rất nhiều nguồn tài liệu mang
tính chuyên khảo, nghiên cứu đờng lối đổi mới ở nớc ta hoặc ở một số khía
cạnh nh:
- Các văn kiện của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng CS Việt

Nam tại các kỳ đại hội VI, VII, VIII, IX... Qua các văn kiện này đã thấy đ ợc
những thành tựu, hạn chế và vạch ra đợc những nguyên nhân dẫn đến sự hạn
chế, khuyết điểm đó. Từ đó rút ra đợc bài học kinh nghiệm cho con đờng đổi
mới đất nớc.
- Trên tạp chí cộng sản, đã đăng tải một số bài viết, một số vấn đề có
liên quan đến sự nghiệp đổi mới đất nớc.
ở phạm vi địa phơng, đây còn là vấn đề mới mẻ bởi Nông Cống là một
huyện nghèo nên cha thu hút đợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
khoa học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một số tài liệu nói về sự
nghiệp đổi mới trên quê hơng Nông Cống nh:
- Cuốn "Lịch sử Thanh Hoá" (2 tập) NXBKHXH, 1999 đã đề cập đến
sự nghiệp đổi mới của nhân dân Thanh Hoá, trong đó Nông Cống đợc xem là
một địa phơng điển hình về thành tựu đạt đợc trong thời kỳ này.
- Cuốn "Lịch sử Đảng bộ huyện Nông Cống do BCH Đảng bộ huyện
Nông Cống biên soạn, xuất bản 2003 đã giới thiệu về lịch sử tự nhiên, con ngời và truyền thống từ xa xa đến năm 1946, quá trình hoạt động và phát triển
của Nông Cống dới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng từ 1946 - 2003.
- Ngoài ra, các báo cáo của BCH huyện Nông Cống từ khoá XVI - XXI, báo
cáo tổng kết hàng năm, báo cáo giữa năm từ 1986-2005 đang lu tại HU, UBND
huyện Nông Cống đã một phần đánh giá sơ lợc những thành tựu cũng nh những vấn
đề còn tồn tại ở Nông Cống trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới.

4


Tất cả những tài liệu trên đã nêu ra đợc những thành tựu và hạn chế
của sự nghiệp đổi mới ở Nông Cống. Song tất cả đang nằm ở dạng báo cáo cha
thành một công trình nghiên cứu tổng kết đầy đủ. Dựa trên cơ sở đó, đề tài
"Nông Cống trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005) giúp nhân dân huyện Nông
Cống có đợc cái nhìn tổng quát hơn, từ đó có những định hớng cho công cuộc
đổi mới trong những năm tiếp theo.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài "Nông Cống trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005)" là
đề tài lịch sử địa phơng. Đề tài tập trung tổng kết đánh giá những thành tựu
đạt đợc của nhân dân huyện Nông Cống cũng nh những tồn tại, thiếu sót từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cán bộ và nhân dân Nông Cống.
Với mục đích nh vậy, trớc hết chúng tôi đề cập đến đặc điểm điều kiện
tự nhiên, lịch sử, con ngời và truyền thống Nông Cống. Những nhân tố ảnh hởng trực tiếp tới công cuộc đổi mới. Trọng tâm nghiên cứu của khoá luận là
những thành tựu và hạn chế của Nông Cống trong quá trình thực hiện đờng lối
đổi mới. Qua đó, thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo của đờng lối đổi mới do TW
Đảng khởi xớng, lãnh đạo và vận dụng một cách sáng tạo cuộc đổi mới của
Đảng vào thực tế địa phơng Nông Cống, tạo nên sự chuyển biến tích cực trên
tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - chính trị - xã hội huyện nhà. Trên cơ sở
đó, đề tài nêu lên một số giải pháp cụ thể và một số bài học kinh nghiệm với
hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử địa phơng.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu .
Để thực hiện đề tài "Nông Cống trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005)";
Tôi đã tập trung khá nhiều nguồn tài liệu sau:
- Các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ đại hội VI - IX.
- Các giáo trình lịch sử Việt nam.
- Lịch sử Đảng bộ Nông Cống từ 1946 - 2003 ( NXB KHXH- 2003)
- Địa chí Nông Cống ... (NXB KHXH - 1998)

5


Đăc biệt là các báo cáo chính trị tại các kỳ đại hội của huyện Nông Cống
qua các nhiệm kỳ từ 1986 - 2005;
- Các báo cáo tổng kết hàng năm của huyện Nông Cống .
- Các bản tổng kết các phong trào thi đua của huyện uỷ và UBND huyện

Nông Cống từ 1986 - 2005.
Tất cả các văn bản, báo cáo, diễn văn truyền thống, kết quả thành tích thi
đua khen thởng của huyện đang đợc lu giữ tại phòng lu trữ của HU, UBND
huyện Nông Cống.
Ngoài ra, bản thân tôi còn có những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp xúc với
những bậc lão thành cách mạng, những nhà lãnh đạo huyện Nông Cống, những
ngời đóng góp trực tiếp, quan trọng trong quá trình đổi mới của huyện nhà.
Từ nguồn tài liệu trên chúng tôi tổng hợp lại đối chiếu, so sánh để từ đó
giúp cho đề tài nghiên cứu của mình đợc đánh giá tổng kết một cách chính
xác nhất.
Để thực hiện đề tài này, trên cơ sở phơng pháp luận của chủ nghĩa MácLê Nin, chúng tôi sử dụng phơng pháp lịch sử kết hợp với phơng pháp lôgíc,
phơng pháp thống kê đối chiếu so sánh để làm rõ vấn đề.
5. Đóng góp của khoá luận.
Là một sinh viên chuyên nghành lịch sử Việt Nam việc chọn đề tài
"Nông Cống trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005)" làm khoá luận tốt nghiệp
mang ý nghĩa phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu - học tập và công tác sau
này.
Khoá luận sẽ đợc thực hiện một cách khách quan khoa học, có hệ thống
về quá trình đổi mới của Nông Cống dới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ (1986 2005) trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng - y tế giáo
dục... Đây còn là tài liệu bổ ích để phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phơng.
6. Bố cục khoá luận

6


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung
của khoá luận đợc trình bày trong 3 chơng.
Chơng 1 : Nông Cống trớc thời kỳ đổi mới (trớc 1986)
Chơng 2: Nông Cống bớc đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986
-1995)

Chơng 3: Nông Cống đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1995 - 2005)

7


B. Nội dung
Chơng 1: Nông Cống trớc thời kỳ đổi mới (trớc 1986)
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân c và truyền thống.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Nông Cống là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, nằm ở
vĩ độ 21o 48' đến 21o 70' Bắc và kinh độ 105o 7' đến 105o 68' Đông.
Nông Cống giáp Đông Sơn và Triệu Sơn ở phía Bắc, Nh Thanh ở phía
Tây, Tĩnh Gia ở phía Nam và phía Đông giáp Tĩnh Gia và Quảng Xơng. Nông
Cống có diện tích tự nhiên là 28.710 ha, trong đó có 14.540 ha đất nông
nghiệp, 777 ha đất lâm nghiệp, 3657 ha đất chuyên dùng, 1.004 ha đất ở, 8932
ha đất cha sử dụng [3; 26].
Nông Cống là một huyện đồng bằng, song do nằm ven vùng đồi núi phía
nam của dải đồi núi trung du sông Chu cho nên có vùng đồi lợn sóng tạo nên
một vùng bán sơn địa. Tại các vùng này, có hàng chục khe, do đó con đờng
xuyên suốt Bắc Nam huyện Nông Cống phải xây rất nhiều cầu, cống vừa để đi
lại vừa để thoát lũ về mùa ma.
ở vùng đồng bằng châu thổ khá rộng lớn có diện tích 21.210 ha chiếm
74 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Do quy luật bồi tự nhiên nên ở vùng
đồng bằng Nông Cống nổi lên nhiều núi đá vôi nhỏ, đồi gò thấp xen kẽ những
vũng lầy.
Do sự đa dạng phong phú về địa hình với đồi núi đồng bằng và vùng
lầy... đã tạo ra cho Nông Cống một vùng tiềm năng kinh tế khoáng sản, danh
lam thắng cảnh đa dạng và phong phú.
Tài nguyên thiên nhiên ở Nông Cống rất phong phú nên ngay từ thời
Pháp thuộc, Pháp đã khám phá phát hiện và tổ chức khai thác nhiều loại

khoáng sản quý nh mỏ Crômít sa khoáng (nay thuộc hai huyện Triệu Sơn và

8


Nông Cống). Hiện nay, đây là loại khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất cả nớc với trữ lợng dồi dào.
Tại bãi áng thuộc xã Tế Lợi và xã Minh Thọ đã phát hiện mỏ Sét
pentin, loại khoáng sản này là một trong những nơi cung cấp nguyên liệu
chính cho các xí nghiệp phân nung chảy Hàm Rồng, Văn Điển - Trờng Yên.
Mỏ quặng bazan đen ở Hòn Trắng thuộc xã Thăng Bình với trữ lợng
lớn để sản xuất phân vi lợng và phụ gia cho sản xuất xi măng Bỉm Sơn.
Nông Cống có quặng Manhêzit dùng sản xuất gạch, sét trắng dùng
sản xuất sứ cao cấp, than bùn cát sỏi, đá, làm nguyên liệu xây dựng đặc biệt
có nhiều loại đá quý để làm đồ trang sức, làm mặt đồng hồ [2;12].
Bên cạnh nguồn khoáng sản phong phú thì Nông Cống là nơi có nhiều
tài nguyên về rừng với khu rừng quốc gia Bến En (một phần thuộc Nông
Cống, một phần thuộc Nh Thanh) trong khu rừng này có rất nhiều loài động
vật quý hiếm nh: voi, rùa, hổ, báo, gấu, trăn...Với những tài nguyên rừng nh
vậy, có thể nói Nông Cống là một vùng đất vàng của đất nớc [2;17].
Với tiềm năng khoáng sản trên mặt đất và trong lòng đất nh thế với sự
phân bố rộng trữ lợng lớn có nơi còn "nguyên vẹn cha đợc khai thác đây là
một tiềm năng lớn cho sự phát triển công nghiệp của huyện Nông Cống và
tỉnh Thanh Hoá" [3;123].
Với địa hình đa dạng, tạo nên một mạng lới sông chằng chịt tạo cho
Nông Cống không chỉ nổi tiếng về khoáng sản và tài nguyên rừng mà tạo cho
Nông Cống một vùng có tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ - hải sản nớc
lợ tại các xã Trờng Trung, Trờng Giang với những đầm nuôi tôm lớn nhất nhì
trong tỉnh.
Ngoài ra, Nông Cống với cấu tạo của điều kiện địa lý tự nhiên đã tạo nên
những khu danh lam thắng cảnh đẹp của đất nớc nh rừng quốc gia Bến En,

đập Yên Mỹ và nhiều hang động mới đợc tìm thấy.
Cảnh vật thiên nhiên của Nông Cống quả thật đẹp bởi sự kết hợp hài hoà
của núi, đồi, sông ngòi, cùng tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng với

9


trữ lợng lớn... Nhng khí hậu ở Nông Cống lại không đợc u đãi là mấy. Nằm
trong vùng có lợng ma lớn nhất của tỉnh độ dốc thợng nguồn lớn đặc biệt nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa giữa vị trí "Nam Thanh - Bắc Nghệ" nên
thời tiết thay đổi thất thờng. Mùa ma gây nên lụt lội, ngập úng cùng với ma và
bão, đã làm cho Nông Cống thờng xuyên bị ngập úng và nhiễm mặn. Mùa khô
thì kết hợp với gió Lào làm cho đồng ruộng của Nông Cống khô hạn kéo dài.
"Nắng lắm, ma nhiều nên Nông Cống là một trong những vùng có khí hậu
đặc biệt nhất của Thanh Hoá" [3; 57].
1.1.2. Con ngời và truyền thống lao động.
Nông Cống có số dân 181.354 ngời (tính đến năm 2001), với 45.690 hộ.
Số ngời ở độ tuổi lao động là 85.636 ngời, trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm
52%gồm các dân tộc Kinh, Hơ Mông, Thái, Thổ, Hoa, Nùng, Ê Đê, Chăm và
có 4,5% là giáo dân chung sống [2;6] .
Thời tiết khí hậu nắng lắm ma nhiều, địa hình xen kẽ giữa đồi núi và
đồng bằng, vùng trũng đi lại không mấy thuận lợi, đây không chỉ là những thử
thách đối với sự tồn tại và phát triển của ngời dân Nông Cống mà còn hun đúc,
tạo nên cho họ tính tự tin, chịu thơng chịu khó, ham học hỏi và vơn lên trong
khó khăn gian khổ. Với ngàn năm lịch sử của mình, ngời dân Nông Cống
không ngừng cải tạo tự nhiên, khai thác tiềm năng thiên nhiên từng bớc làm
biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của quê hơng. Bên cạnh đó, họ còn rất lạc
quan yêu đời, vui vẻ pha chút dí dỏm, hài hớc trong đời sống văn hoá tinh
thần. "Thời kỳ dựng nớc của các Vua Hùng, Nông Cống thuộc vùng đất bộ
Cửu Chân trong nớc Văn Lang của các Vua Hùng. Mặc dù, thời tiết khắc

nghiệt, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn nhng ngời tiền sử ấy của Nông Cống
không chỉ dừng lại ở việc khai thác hái lợm những sản phẩm từ ngàn xa giàu
có mà đã từ vùng bán sơn địa tiến xuống phía Đông chiếm lĩnh đồng bằng lầy
tạo dựng xóm làng giữa cánh đồng lúa mênh mông [2;15] .
Từ thời Lê trở đi xu hớng khai phá đất hoang, phát triển nông nghiệp
tiến dần về phía Nam, dới hình thức khai hoang đã phát triển đợc nhiều cánh

10


đồng, làng mạc. "Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp đã làm cho Nông
Cống trở thành vựa lúa ở tỉnh Thanh Hoá và đợc dân gian đúc kết :
" Nghệ Yên Thành- Thanh Nông Cống
Đợc mùa Nông Cống sống mọi nơi
Mất mùa Nông Cống tả tơi mọi vùng "
(Dân ca - ca dao Thanh Hoá)

Các nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nông Cống gắn liền với nông nghiệp.
Vốn là vùng đồng bằng lắm ao, hồ, sông, vực từ xa Nông Cống đã phát triển
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nớc ngọt, nớc lợ.
Ngoài ra, vì có diện tích mặt nớc mênh mông, Nông Cống đã sớm hình
thành và phát triển nghề chăn nuôi và ấp vịt.
Là vùng đất núi rừng bạt ngàn (Ngàn Na), Nông Cống sớm xuất hiện
các làng tiểu thủ công nghiệp gắn với nguyên liệu của rừng nh: đan nứa, chợ
bán gỗ, nghề săn bắn phát triển...
Đặc biệt, ở Nông Cống chợ xuất hiện sớm với một hệ thống chợ nông
thôn dày đặc. Chợ ở đây mang tính chất trao đổi, nhẹ tính chất thơng nghiệp,
biểu hiện rõ tính chất kinh tế, văn hoá của một vùng nông nghiệp thuần tuý.
1.1.3. Lịch sử tên gọi và sự phân chia địa giới
Trong qúa trình lịch sử lâu dài, Nông Cống đã mang nhiều tên gọi

khác nhau. Thời Văn Lang, Nông Cống thuộc vùng đất Cửu Chân. ở những
năm đầu Công nguyên, Nông Cống cha đợc xác lập tên gọi nhng đã xuất hiện
những đơn vị hành chính c trú tiền thân của làng xã nh: Kẻ Sỏi (xã Tân Phúc);
Kẻ Tre (Tế Tân); Kẻ Đầm (Thăng Thọ)...Kẻ Sỏi (núi Sỏi) là địa điểm khảo cổ
học ở chặng sau cuối của văn hoá Đông Sơn.
Thời Đinh - Lê - Lý, Nông Cống vẫn thuộc huyện Cửu Chân. Từ thời
Trần trở đi, đất Nông Cống có thay đổi về địa danh. Hai chữ Nông Cống lần
đầu tiên xuất hiện và đợc Ngô Sỹ Liên chép trong Đại Việt Sử Ký toàn th.
Thời Lê - Nguyễn, vẫn là huyện Nông Cống nhng bao gồm đất và dân
c của các huyện: Nh Thanh, Nh Xuân, Triệu Sơn và Nông Cống ngày nay.
11


Thời Nguyễn đầu thế kỷ XX gồm 9 tổng, 66 xã sách, 187 thôn, làng, 2
phờng. Lỵ sở huyện Nông Cống trớc Cách mạng tháng Tám đóng ở Tống
Công, Cầu Quan [3; 36 ].
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nông Cống chia thành 15 xã
nhỏ, bỏ đơn vị tổng.
Đến cải cách ruộng đất năm 1954, từ 15 xã lớn Nông Cống chia thành
44 xã nhỏ.
Năm 1964, theo quyết định của Hội đồng chính phủ về việc điều chỉnh
huyện Thọ Xuân, Nông Cống thuộc Thanh Hoá...Nên tháng 2 năm 1965 Nông
Cống đã tách thành 2 huyện Nông Cống và Triệu Sơn, Nông Cống còn lại 24
xã và 7 xã của Tĩnh Gia nhập vào.
Huyện Nông Cống đến nay có 33 xã và hai thị trấn. Sự ổn định về địa lý
hành chính đã tạo điều kiện phát triển mọi mặt kinh tế, quốc phòng, văn hoá,
xã hội trên quê hơng Nông Cống .
1.2. Nông Cống trớc thời kỳ đổi mới (1975 - 1985)
Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nớc, trong không khí tng bừng phấn khởi của cả nớc, cả tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Nông
Cống đã bắt tay vào công việc tái thiết lại quê hơng. Tuy nhiên sau chiến

tranh, Nông Cống phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Thêm vào
đó, thời tiết, khí hậu lại khắc nghiệt, đồng ruộng làng quê bị bom Mỹ cày xới.
Tuy diện tích tự nhiên của toàn huyện (1976) là 21.890 ha đến 1999 là 28.710
ha [3;26]. Nhng diện tích trồng trọt chỉ chiếm khoảng 75% trong đó, ruộng
trồng lúa chiếm 10.000 ha nhng năng suất thấp, diện tích trồng màu và cây
công nghiệp là 154 ha, còn lại là đất hoang hoá, đất cha đa vào sử dụng và đồi
núi, sông ngòi, trong lúc đó, tỉ lệ dân số tăng cao bình quân 3,1%/năm
Đứng trớc hoàn cảnh đó, nhiệm vụ của lãnh đạo huyện Nông Cống là
phải nhanh chóng hàn gắn vết thơng, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
cải thiện một bớc đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

12


Ngay sau Đại hội đại biểu của huyện lần thứ XI (9 - 1976) thì một
trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lợc là phải phát triển sản xuất nông
nghiệp. Vốn là huyện chiêm trũng nên để phát triển kinh tế nông nghiệp thì
phải đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu vừa có ý
nghĩa cấp thiết trớc mắt, vừa có ý nghĩa chiến lợc.
Cùng với khôi phục lại cơ sở sản xuất nông nghiệp, huyện uỷ đã tích
cực chỉ đạo các ngành, các cấp, nhân dân các địa phơng xây dựng cơ sở vật
chất kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện một bớc đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân.
Trong 5 năm (1975 - 1980), cùng với nhân dân cả nớc đặc biệt là nhân
dân tỉnh Thanh, nhân dân huyện Nông Cống đã thực hiện nhiệm vụ khôi phục
và phát triển kinh tế bớc đầu đã thu đợc nhiều kết quả đáng khích lệ.
Về kinh tế, HU, UBND huyện Nông Cống chú trọng phát triển sản
xuất nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của huyện nhà trong
thời kỳ đổi mới. Để nhanh chóng ổn định sản xuất, tạo ra những bớc phát
triển mới, Đại hội lần thứ XV của huyện đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản:

Cần phải mở rộng diện tích gieo trồng từ 11.000 ha lên đến 26.883 ha trong
đó 91% diện tích là trồng cây lơng thực, đa năng suất bình quân 2 vụ đạt 5,6
tấn / ha. Tổng sản lợng đạt 59.000 tấn. Tăng cờng công tác chăn nuôi ở cả 3
khu vực quốc doanh, tập thể và gia đình, phục hồi nhanh chóng rừng phòng
hộ... [ 1; 131].
Trên cơ sở quy hoạch, tiến hành phân bổ diện tích, thâm canh tăng vụ,
chọn giống, cây, con thích hợp. Đặc biệt do sự kết hợp hài hoà giữa kinh tế
nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên bớc đầu đã hình thành đợc những
vùng kinh tế theo hớng chuyên môn hoá. Toàn huyện đã chia làm 4 vùng kinh
tế và đã xác định đợc định hớng phát triển kinh tế của từng vùng. Đây là một
kế hoạch lớn nhằm cải tiến kinh tế; xã hội trong toàn huyện theo định hớng
sản xuất XHCN.

13


Kết quả toàn huyện có 24.834 ha (1980) so với 16.000 (1975) tổng
sản lợng toàn huyện đạt 46.130 tấn; có 36 hợp tác xã (có xã có 2 HTX đó là
Trờng Trung, Trờng Minh, Minh Nghĩa) trong đó có 6 HTX lớn từ 600 ha trở
lên 28 HTX có diện tích 400 ha.
Vì trọng tâm là phát triển nông nghiệp nên công tác thuỷ lợi phát triển
mạnh mẽ nhất. Đến năm 1980, Nông Cống đã khôi phục và xây dựng mới đợc
nhiều công trình thuỷ lợi lớn chống úng, hạn nh: Công trình thống nhất
Quảng Châu, Công trình tiêu úng Sông Lý, Công trình tiêu úng Sông Hoàng.
Xây dựng hồ Sông Mực, đập Yên Mỹ và hàng chục hồ đập khác.
Nh vậy, sau khi góp sức cùng cả nớc đánh tan đế quốc Mỹ nhân dân
Nông Cống lại bắt tay vào công việc đấu tranh, chinh phục tự nhiên chống
úng, chống hạn để có vụ mùa bội thu, phát triển kinh tế nông nghiệp, tiến tới
giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lơng thực, văn hoá, giáo dục, y tế trên địa
bàn toàn huyện, góp phần ổn định đất nớc.

Nhờ những biện pháp, chủ trơng, chính sách đề ra phù hợp với việc
phát triển nông nghiệp mà đầu những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Nông
Cống đạt năng suất cao. Nhiều địa phơng đạt 35 - 40 tạ/ ha nhất là ở các xã
Tân Thọ - Tế Thắng - Trung Thành. Năm 1980 sản lợng lơng thực toàn huyện
đạt 50.120 tấn, tăng 120% so với năm 1975 (năm 1975 chỉ đạt 80% kế hoạch
đề ra)
Đồng thời, với việc thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh khai hoang, phát triển
thuỷ lợi để tăng năng suất trong trồng trọt thì Nông Cống còn chủ trơng đẩy
nhanh phát triển đàn gia súc, gia cầm. Đến cuối năm 1980, toàn huyện có
65.000 con lợn, 14.000 con trâu bò, tăng đàn vịt lấy thịt, phát triển đợc 80.000
con vịt đẻ để có mỗi năm 12 triệu quả trứng và mỗi năm đạt 300 - 350 tấn cá,
đa đàn dê lên một vạn con [2; 131 ]
Tuy tổ chức chăn nuôi đạt kết quả cao nhng việc tổ chức chăn nuôi
còn rất nhiều khâu cha hợp lý nh: Chọn con giống đã thoái hoá, công tác quản
lý mua, bán, mổ thịt, trao đổi làm ảnh hởng đến hiệu quả kinh tế của ngời lao

14


động. Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp thì việc phát triển lâm nghiệp là
một nhiệm vụ quan trọng thứ hai. Nông Cống vốn là một huyện đất rừng
không nhiều song để đảm bảo việc phát triển lâm nghiệp thì cần giải quyết tốt
ở các khâu: "Trồng rừng phòng hộ, nghiêm cấm chặt phá, khai thác rừng bừa
bãi, xây dựng các xã vùng núi thành các đơn sản xuất lớn. Những xã mật độ
dân số tha, huyện đã có chủ trơng đa ngời ở một số xã có mật độ dân số đông
nh Tân Thọ, Tân Khang, Hoàng Sơn định c về các xã vùng núi để xây dựng
vùng kinh tế mới" [2;136]. Tính trong 4 năm (1977 - 1980) Nông Cống đã
trồng tất cả 3.000 ha rừng trong đó có một số diện tích rừng lấy gỗ đã hình
thành.
Tuy vậy, việc phát triển kinh tế rừng ở Nông Cống trong thời kỳ này gặp

rất nhiều khó khăn. Ngời dân cha ý thức đợc giá trị chiến lợc của việc phát
triển kinh tế rừng nên họ đã chặt phá rừng, không đầu t đúng mức mà chỉ khai
thác và trồng toàn những loại cây có giá trị kinh tế trớc mắt. Chính vì vậy
kinh tế rừng ở Nông Cống trong thời gian này không phát triển đợc.
Đồng thời, trong thời kỳ này Nông Cống cũng chủ trơng hình thành
mạng lới thủ công nghiệp mà trọng tâm của nó là vật liệu xây dựng, thức ăn
gia súc, đan lát, làm thảm, làm sơn mài. "Trong 4 năm (1977 - 1980), Nông
Cống đã thu đợc những kết quả đáng kể: Giá trị xuất khẩu đạt 9 triệu đồng,
bình quân lơng thực đầu ngời đạt 300 kg" [2;137]
Những kết quả nêu trên là tiền đề để Nông Cống tiếp tục phát triển
kinh tế theo định hớng XHCN. Song, những kết quả đó cha phản ánh đúng
tiềm lực kinh tế của huyện và bức tranh về kinh tế còn chủ yếu là màu xám:
Công nghiêp cha có, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế cha đạt yêu
cầu đề ra, các loại máy kéo cơ khí nhỏ còn ít, thậm chí công cụ bằng tay vẫn
còn thiếu. Các nhà máy điện có công suất thấp, không cung cấp đủ cho sinh
hoạt của 1/2 dân số toàn huyện. Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ và nhân
dân toàn huyện Nông Cống ra sức phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT

15


nhằm gặt hái những thành công mới trên các lĩnh vực chính trị, t tởng, sức
khoẻ, dân trí và xã hội.
Về giáo dục: Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn nhng giáo dục vẫn
phát triển ở cả 3 ngành học. Ngành mẫu giáo đã thu hút đợc gần 65% số trẻ
em trong độ tuổi đến lớp. Toàn huyện năm 1980 có 36.700 học sinh các cấp,
trong đó cấp 1 có 22.760 em, cấp 2 có 12.300 em và cấp 3 có 2.940 em. Đội
ngũ giáo viên đợc tăng cờng, giáo viên con em trong huyện ngày càng đông.
Ngành bổ túc văn hoá đợc phát triển. Bên cạnh việc quan tâm đến số lợng thầy
và trò thì Nông Cống trong thời kỳ này đã chú trọng đến việc "phát động các

xã bỏ nhà tranh tre nứa lá tạm bợ, xây dựng các lớp học bằng gạch vững chắc
hơn" [2;139]. Trong 6 năm (1975 - 1980), Nông Cống đã xây mới đợc 2 trờng
cấp 3 đó là trờng cấp 3 Nông Cống II và trờng cấp 3 Nông Cống III (trớc năm
1975 mới có một trờng Nông Cống I).
Về y tế: Công tác y tế nhất là công tác phòng chống dịch bệnh đã đợc
phổ biến rộng rãi đến từng hộ, từng ngời. Do vậy, các loại bệnh dịch xã hội đợc ngăn chặn, toàn huyện đã tiêm phòng dịch cho 12 vạn lợt ngời, trồng hàng
trăm ha cây dợc liệu. Công tác sinh đẻ có kế hoạch đã có nhiều tiến bộ so với
trớc, giảm từ 2,8% xuống còn 2,3 % [2;139].
Về văn hoá: Các hoạt động văn hoá tuyên truyền biểu dơng gơng ngời
tốt việc tốt, phong trào thi đua yêu nớc, phong trào xây dựng nếp sống văn hoá
đợc đẩy mạnh; xây dựng th viện, tủ sách của huyện để phục vụ rộng rãi cho
nhân dân. Các hoạt động của đơn vị văn hoá chuyên nghiệp đã tích cực phục
vụ công tác chính trị, xã Minh Thọ là xã đầu tiên của huyện xây dựng đợc rạp
chiếu bóng.
Công tác an ninh quốc phòng đợc tăng cờng trên nhiều phơng diện.
Trong nhiều năm (1975 - 1980), huyện thờng xuyên chỉ đạo các cơ quan quân
sự, công an, các cấp chính quyền huyện, xã quán triệt âm mu thù địch của các
thế lực phản động, giáo dục nêu cao tinh thần tự giác cho nhân dân, chỉ đạo
củng cố lực lợng vũ trang, tổ chức huấn luyện toàn huyện tiến hành xây dựng

16


các cụm chiến đấu phòng thủ nên lực lợng vũ trang của huyện đợc xây dựng
vững mạnh. "Chỉ tính riêng trong chiến tranh biên giới 1978 - 1980 Nông
Cống đã huy động 400 thanh niên nhập ngũ và tái ngũ. Tháng 3 năm 1979,
Nông Cống chỉ đạo thành lập một đại đội xe tăng một đại đội đặc công, một
đại đội pháo cao xạ 14 ly và 37 ly [11;96].
Do huyện uỷ đã chỉ đạo kết hợp giữa việc xây dựng và phát triển lực lợng vũ trang an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế nên đảm bảo vừa sản
xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu khi tình hình diễn biến phức tạp. Nhờ vậy an

ninh quốc phòng đợc giữ vững, sản xuất phát triển góp phần đảm bảo cuộc
sống bình yên cho nhân dân huyện nhà, đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ từng
mảnh đất thiêng liêng biên giới của tổ quốc.
Trải qua 5 năm (1975 - 1980) khôi phục và phát triển kinh tế, Nông
Cống đã khôi phục đợc nhiều ngành nghề truyền thống nh: Đan, chăn nuôi, ấp
trứng lấy con giống, trồng rừng phòng hộ, tiểu thủ công nghiệp Ngành giáo
dục y tế đã đợc quan tâm đầu t. Nhiều trờng lớp mới đợc xây dựng để thay thế
cho các lớp học tạm trong nhà dân. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu ngời
vẫn còn quá thấp, lơng thực bình quân đầu ngời mặc dù đã tăng nhng bình
quân chỉ đạt 230 kg/ngời/năm. Do vậy, hàng năm tỉnh phải chi viện từ 1.000 1.500 tấn lơng thực. Đặc biệt năm 1978 hạn hán lũ lụt lớn mất mùa nghiêm
trọng, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, lơng cán bộ đợc trả bằng ngô,
mạch. Lơng thực thiếu trầm trọng sản xuất tiểu thủ công nghiệp không những
không phát triển mà nhiều ngành nghề còn sa sút, mai một, hàng - tiền mất
cân đối nghiêm trọng nhất là năm 1978 - 1980.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do những năm 1978 - 1979 thiên
tai tàn phá nặng nề những trận lụt lớn nhất trong vòng 60 năm trớc đó đã tàn
phá mùa màng, cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ phía cơ chế
quản lý tập trung, quan liêu bao cấp nên không phát huy đợc sự sáng tạo và
sức lao động trong nhân dân.

17


Bớc sang giai đoạn 1981 - 1985, do rút đợc bài học kinh nghiệm của giai
đoạn trớc, đồng thời nhờ có Nghị quyết của BCH TW Đảng dẫn đờng chỉ lối
nhất là chỉ thị 100 của ban Bí th TW Đảng về "Khoán sản phẩm cuối cùng đến
nhóm và ngời lao động", nền kinh tế, xã hội Nông Cống đã thực sự có bớc
biến chuyển mới. Tuy vật t, tiền vốn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn khó khăn,
thời tiết vẫn khắc nghiệt nhng nhờ chính sách "khoán mới" đã tác động tích
cực đến ngời lao động. Năng suất lao động tăng lên, kinh tế - xã hội trong

huyện bớc đầu có những thành quả tốt đẹp, nhất là trên mặt trận sản xuất nông
nghiệp. Nên bớc đầu huyện đã tự trang trải đợc lơng thực, tạo điều kiện thuận
cho những bớc phát triển mới. Trong báo cáo của đại hội Đảng bộ huyện
Nông Cống lần thứ XV đã nêu rõ: "Trớc khi khoán 100 ra đời, ngời nông dân
chỉ quan tâm đến việc làm trớc mắt, miễn là đợc nhiều công điểm cho từng
việc cụ thể, từ đó sinh ra làm dối, làm ẩu, làm giả ăn thật, ai quen cán bộ đ ợc
việc dễ nhiều công... Sau khi triển khai thực hiện chỉ thị 100 của ban Bí th TW
Đảng, nông dân đã quan tâm đến sản phẩm cuối cùng vì kết quả sản phẩm
cuối cùng sẽ là lợi ích của cả nhà nớc và cả bản thân ngời lao động...[2;144].
Nhờ vậy, ngời nông dân tích cực ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất,
nâng cao sản lợng.
Về kinh tế: Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn là nhiệm vụ
hàng đầu, là một thế mạnh của Nông Cống. Để phát triển nông nghiệp thì thuỷ
lợi vẫn là vấn đề sống còn, nên huyện tiếp tục đầu t xây dựng mới và tu bổ các
trạm thuỷ lợi, đào đắp 4 triệu mét khối đất, tiếp tục hoàn thành hồ Sông Mực,
Sông Lý. Trong 5 năm (1981-1985), huyện xây dựng đợc 30 công trình thuỷ
lợi lớn, vừa và nhỏ ở tất cả 4 vùng kinh tế. Đặc biệt là việc hồ Sông Mực hoàn
thành năm 1985 đã đáp ứng đủ nớc tới tiêu cho 11.500 ha và chống úng trên
địa bàn toàn huyện trong mùa lũ. Ngoài ra, hồ với hơn 200 triệu m 3 nớc chứa
thờng xuyên là điều kiện tốt cho nuôi trồng hải sản và góp phần tạo cảnh quan
cho khu vực rộng quanh hồ. Ngoài ra, huyện còn đào đắp đợc hàng triệu km
đê, mơng máng để tới tiêu cho đồng ruộng. Cùng với việc tập trung xây dựng

18


hồ sông Mực, huyện đã lợi dụng đờng điện cao thế 1.600 KV đi qua địa bàn,
bằng sáng kiến lấy cây quạ làm cột điện (cây kè) huyện đã kéo dài đờng dây
đến Vạn Thắng, Tợng Văn cấp điện cho trạm bơmTợng Văn, kết hợp với 35
trạm bơm dầu phục vụ đắc lực cho công tác chống úng, chống hạn. Bên cạnh

việc xây dựng và phát triển thuỷ lợi, huyện Nông Cống đã ứng dụng các tiến
bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp để thâm canh tăng năng suất. Tất cả
những giải pháp đó đã làm cho kinh tế Nông Cống trong những năm 19811985 đạt đợc kết quả cao. Năm 1976 là năm đợc mùa nhất, ở giai đoạn trớc
chỉ đạt 40.545 tấn đến năm 1985 tổng sản lợng lơng thực trên địa bàn toàn
huyện đạt 49.543 tấn. Bình quân lơng thực đầu ngời tăng từ 230 kg/ngời/năm
(1980) lên 305 kg/ngời/ năm (1985). Sản xuất nông nghiệp tăng tạo ra niềm
tin mới, động lực mới, thúc đẩy nông dân tích cực thi đua nâng cao năng xuất
cây trồng, vật nuôi, từng bớc cải tạo đời sống. Bên cạnh đó huyện còn tổ chức
mô hình kinh tế VAC (vờn -ao- chuồng) thí điểm ở 2 xã Tế Lợi, Vạn Thiện.
Mô hình kinh tế này mang lại lợi ích kinh tế xã hội thiết thực nên huyện đã
nhanh chóng chỉ đạo nhân rộng ra các xã khác.
Cùng với công tác thuỷ lợi, cải tiến kỹ thuật, áp dụng mô hình kinh tế
mới huyện còn tập trung vào tu sửa và làm nhiều tuyến đờng liên thôn để tạo
ra điều kiện thuận lợi đa cơ giới vào khâu cày bừa và thu hoạch sản phẩm.
Song song với việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi cũng phát triển. Đàn
lợn đạt 39.000 con, trâu 12.000con, bò 3.900 con (năm 1985)
Tuy có bớc phát triển cao hơn so với những năm trớc đó song nhìn
chung, kinh tế nông nghiệp còn bấp bênh, cha vững chắc, trình độ thâm canh
còn non yếu nhất là cây trồng còn đạt ở mức trung bình của tỉnh Thanh Hoá.
Cũng nh nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp cũng tiến hành
khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm ngời lao động theo quyết định 25, 26, 64
của Hội đồng Chính phủ. Các đơn vị tận dụng nguyên liệu tại chỗ để mở rộng
sản xuất. So với giai đoạn trớc thì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giai
đoạn này cũng có nhiều kết quả khả quan, một loạt các nhà máy xí nghiêp đạt

19


kết qủa cao nh: Nhà máy chè Yên Mỹ, nhà máy giấy Lam Sơn, xí nghiệp cơ
khí nông cụ, xí nghiệp liên doanh sản xuất gạch ngói, đá vôi. Đặc biệt Xí

nghiệp liên doanh sản xuất ngạch ngói, đá vôi đã cho ra đời hàng vạn tấn vôi,
17 triệu viên gạch, 15 triệu viên ngói cung cấp cho việc xây dựng trờng học,
bệnh viện, trụ sở và các cơ quan quan trọng của huyện.
Tuy vậy, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có
những hạn chế nh: Khu vực kinh tế quốc doanh yếu kém, các công tác kế
hoạch còn thiếu căn cứ khoa học, chung chung mang đặc tính bao cấp, ỉ lại
nhà nớc, liên doanh liên kết còn kém, tham ô còn phổ biến.
Các ngành nội, ngoại thơng đã đợc cải tiến phơng pháp hoạt động phù
hợp với cơ chế khoán mới nên năm 1985 đạt giá trị xuất khẩu là 2,3 triệu đồng
tăng 21 lần so với năm 1983.
Trong những năm (1980 - 1985), tuy đã đạt đợc những thành tựu mới
nhng nền kinh tế huyện Nông Cống vẫn nằm trong tình trạng phát triển chậm,
thiếu ổn định, an ninh lơng thực cha đợc đảm bảo chắc chắn . Nguồn lơng
thực mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu để duy trì sức khỏe. Tỷ lệ nông nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp, thơng mại còn quá chênh lệch, hàng hoá khan hiếm,
đời sống nhân dân còn khó khăn thiếu thốn, vật t tiền vốn không đáp ứng nhu
cầu tái sản xuất mở rộng, quản lý tổ chức kinh tế xã hội còn yếu, tiêu cực có
chiều hớng gia tăng.
Về văn hoá xã hội, tuy cơ sở vật chất trờng lớp còn thiếu, tạm bợ nhng
đến năm 1985, huyện đã xây dựng thêm trờng PTTH Nông Cống VI. Số học
sinh trong độ tuổi tiểu học tăng 18% so với năm 1980. Công tác bổ túc văn
hoá đợc nâng cao, hàng ngàn học viên bổ túc văn hoá khối cơ quan huyện và
11 xã đợc tổ chức học nghiêm túc, giáo viên thờng xuyên bồi dỡng để đáp ứng
yêu cầu mới.
Tuy nền kinh tế còn chậm nhng với việc đầu t xây dựng phát triển văn
hoá, giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí cho ngời dân, cung cấp nhân lực,
nhân tài cho địa phơng và xã hội.

20



Về y tế, ngành y tế Nông Cống trong những năm 1980 - 1985 có
những tiến bộ đáng kể, với một hệ thống bệnh viện mới đợc đầu t. Bệnh viện
huyện đợc xây dựng và khám chữa bệnh cho dân trong huyện trở thành một
trong những đơn vị điển hình tiên tiến trong ngành y tế , với 33 trạm xá ở 33
xã, một trung tâm bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và đặc biệt năm
1985 huyện đã có 13 bác sỹ, 80 y sĩ , 350 y tá và hộ lý, 8 dợc sỹ cao cấp, 64
dợc sỹ trung và sơ cấp. [2;149].
Công tác văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao đạt đợc những tiến bộ
mới. Toàn huyện đã duy trì đợc hoạt động của 23 đội văn nghệ quần chúng,
nhiều tiết mục tự biên tự diễn có nội dung tốt đã góp phần phê phán và giáo
dục nhân dân, xoá bỏ những thói h tật xấu trong đời sống xã hội, xây dựng đợc rạp chiếu bóng của huyện ở xã Minh Thọ, sân vận động của huyện ra đời
Song nhìn chung, các hoạt động văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế vẫn
còn yếu kém do chúng ta cha nhận thức sâu sắc các quan điểm của TW Đảng
và chiến lợc con ngời mới xã hội chủ nghĩa. Văn hoá văn nghệ chiến lợc còn
thấp, cha đáp ứng đợc yêu cầu, nội dung của cách mạng văn hoa trong tình
hình hiện tại. Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cha đợc quan tâm đúng
mức, tổ chức trạm xá trong huyện còn yếu về cơ sở vật chất thuốc men, đội
ngũ y bác sỹ còn yếu và thiếu trầm trọng.
Công tác quân sự địa phơng và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh
tổ quốc đợc giữ vững và tăng cờng, công tác giao quân luật theo nghĩa vụ quân
sự đạt chỉ tiêu. Trong 5 năm (1980 - 1985) Nông Cống đã tiễn đa 1000 quân
lên đờng bảo vệ tổ quốc. Vì trong giai đoạn này, các thế lực phản động thân
Mỹ đang thực hiện kế hoạch hậu chiến gây rối, phá hoại..., thực hiện chính
sách hậu phơng quân đội tốt, truy gom cải tạo quân đào ngũ, tội phạm xã hội,
thu hồi vũ khí, chất nổ trái phép. Trong năm 1983, lực lợng vũ trang huyện
kết hợp với nhân dân xã Trờng Trung đã bắt gọn băng nhóm tội phạm dùng
súng bắn vào nhân dân vô tội. Năm 1984, bắt và triệt phá toàn bộ điểm nóng
trên địa bàn huyện nên nhờ đó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đợc


21


củng cố và giữ vững. Lực lợng vũ trang huyện Nông Cống đợc bộ chỉ huy
quân sự tỉnh, bộ t lệnh quân khu IV tặng cờ luân lu "Đơn vị quyết thắng" liên
tục trong 5 năm, các đồng chí Phạm Bá Mạnh, Lê Trần Mẫu đợc Đảng và nhà
nớc tuyên dơng là anh hùng lực lợng vũ trang vì có thành tích xuất sắc trong
bảo vệ biên giới thiêng liêng của tổ quốc [1;150].
Trải qua 10 năm (1975 - 1985), sau ngày đất nớc hoà bình nhân dân
huyện Nông Cống cùng nhân dân cả nớc xây dựng bảo vệ quê hơng đất nớc
trong điều kiện các thế lực thù địch liên tục bao vây cấm vận, phá hoại. Mặt
khác, hậu quả to lớn nặng nề của 30 năm chiến tranh để lại cộng với sự tàn
phá liên tiếp của thiên tai... làm cho kinh tế đất nớc vốn đã nghèo nàn lạc hậu
lại đứng trớc những nguy cơ thách thức khôn lờng. Nhng dới ánh sáng soi đờng của TW Đảng, dân tộc Việt Nam nhân dân huyện Nông Cống đã kiên cờng dũng cảm đẩy lùi nguy cơ thách thức tạo đợc những thành tựu mới trên
tất cả các lĩnh vực.
Về kinh tế, làm cho nền kinh tế giảm sút kiệt quệ sau chiến tranh ổn
định và phát triển toàn diện, đem lại những giá trị mới đảm bảo cho Đảng bộ,
nhân dân Nông Cống cùng toàn Đảng toàn dân tộc đứng vững và tìm ra giải
pháp thoát khỏi sự bao vây cấm vận.
Về văn hoá, trong điều kiện kinh tế khó khăn nhng giáo dục bảo vệ sức
khoẻ, nâng cao dân trí rất đợc quan tâm.
An ninh quốc phòng xây dựng đợc lực lợng mạnh, sẵn sàng đập tan
mọi âm mu của các thế lực thù địch, xoá sổ các băng nhóm trộm cớp có vũ
khí, hoành hành trên địa bàn huyện, chi viện sức ngời sức của cho công cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới thiêng liêng của tổ quốc góp phần giữ vững độc lập
chủ quyền của tổ quốc và bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Đó là những
thành tựu đáng kể, song những tồn tại và yếu kém vẫn còn nhiều: Kinh tế
đang nằm trong tình trạng kém phát triển và trì trệ. Xã hội khủng hoảng nhiều
mặt. Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, xuất hiện nhiều hiện tợng tiêu cực ảnh hởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nớc và các cấp


22


chính quyền. Đây là thời kỳ khó khăn, gay go của huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa nói riêng và cả nớc ta nói chung. Nguyên nhân của những hạn chế
yếu kém đó thì nhiều nhng bao trùm lên cả và nguyên nhân chính là t tởng
bảo thủ, trì trệ, quan liêu bao cấp của các cấp chính quyền nhà nớc, công tác
đào tạo cán bộ và bồi dỡng cán bộ cha theo kịp thời kỳ mới. Kỷ cơng trong
quản lý kinh tế, trong điều hành côngviệc cha đi vào nề nếp và nghiêm túc.
Trong lúc chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn lúng túng, bị động ý thức chấp hành
chỉ thị, nghị quyết có nơi , có lúc cha nghiêm... Điều đó đã cản trở đến sự phát
triển kinh tế xã hội của Nông Cống. Để thoát khỏi tình thế đó, Đảng bộ và
nhân dân huyện Nông Cống đã tiến hành sự nghiệp đổi mới sâu sắc toàn diện
do TW Đảng Việt Nam khởi xớng và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

23


Chơng 2 : Nông Cống bớc đầu Tiến hành
công cuộc đổi mới (1986 - 1995)

2.1. Sự cần thiết phải tiến hành đổi mới.
Trớc những biến đổi to lớn của đất nớc, trong hơn một thập kỷ (1975 1986) kể từ sau ngày giải phóng đất nớc, trải qua 2 kỳ đại hội Đảng lần thứ IV
và V. Đảng và nhân dân ta vừa làm vừa tìm tòi thử nghiệm con đờng xây dựng
đất nớc theo định hớng XHCN. Trong quá trình đó, nớc ta đã đạt đợc những
thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhng cách mạng nớc ta cũng gặp nhiều khó khăn và yếu kém. Khó khăn và yếu kém đó ngày
càng lớn làm cho đất nớc ta cuối những năm 70 và đầu những năm 80 lâm
vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng .
Đứng trớc những biến đổi to lớn của đất nớc, đồng thời để khắc phục
những sai lầm, khuyết điểm đa đất nớc vợt khỏi khủng hoảng, đẩy mạnh sự

nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi nớc ta phải đổi mới. Đổi mới là
một vấn đề sống còn của CNXH ở nớc ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu
thế chung của thời đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng CS
Việt Nam (12/1986) là mốc quan trọng đánh dấu bớc chuyển đất nớc sang
thời kỳ đổi mới.
Đờng lối đổi mới đợc đề ra một cách toàn diện, đồng bộ từ kinh tế,
chính trị đến t tởng, văn hoá. Đổi mới về kinh tế không thể không đi đôi với
đổi mới về chính trị nhng trong đó, trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đổi mới
chính trị phải tích cực, nhng vững chắc, mang lại kết quả thực tế, không gây
mất ổn định về chính trị, không làm phơng hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới.
Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong 5 năm (1986 1990) là: "ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng
những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN trong
những chặng đờng tiếp theo" [18;41- 42].

24


Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của những chặng đờng đầu tiên thì
trong 5 năm trớc mắt (1986 - 1990), cần tập trung sức ngời, sức của thực hiện
bằng đợc mục tiêu 3 chơng trình kinh tế lớn: Về lơng thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trong đó phải coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu.
Trên cơ sở đờng lối đổi mới của TW Đảng, cuối tháng 12 năm 1986
tỉnh Thanh Hoá tiến hành Đại hội lần thứ XII. Đại hội đã xác định phơng hớng, mục tiêu, giải pháp triển khai sự nghiệp đổi mới trên địa bàn toàn tỉnh.
Về phơng hớng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh những
năm 1986 - 1990. Đại hội tỉnh đề ra năm nhiệm vụ cơ bản:
1. Quán triệt và thực hiện phơng hớng chiến lợc kinh tế là: Từ lơng thực,
xuất khẩu sản xuất hàng hoá phong phú đa dạng và đi lên. Xác định cơ cấu
kinh tế nông - lâm - ng - công nghiệp, dịch vụ sát hợp ở từng vùng, từng
ngành, từng huyện, từng cơ sở.

2. Gắn liền kinh tế - xã hội với chiến lợc xây dựng con ngời mới XHCN,
lấy giáo dục phổ thông và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân làm cơ bản.
3. Thực hiện đờng lối quốc phòng nhân dân, chiến tranh nhân dân và an
ninh nhân dân, lấy dân làm gốc, lấy cơ sở làm nền tảng, lấy sức mạnh tại chỗ
là chính.
4. Tập trung sức mạnh tổng hợp khai thác tiềm năng và các vùng kinh tế
trọng điểm là khai thác thế mạnh các vùng, miền núi, vùng biển, tạo thế ổn
định đi lên vững chắc của vùng đồng bằng.
5. Khẩu hiệu hành động là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và ý chí cách
mạng tiến công, đổi mới t duy, đổi mới tổ chức cán bộ, tiếp cận tiến bộ khoa
học kỹ thuật hiện đại, thực hiện cơ chế quản lý mới, sáng tạo cách làm đi lên
với tốc độ nhanh chóng, chất lợng và hiệu quả cao [2;155].
ánh sáng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ánh sáng của Đại hội đại
biểu tỉnh Thanh Hoá lần thứ XII đã hớng dẫn các ngành, các cấp trong tỉnh, h-

25


×