Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.4 KB, 48 trang )

Lời nói đầu
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng văn học đơng đại nổi bật,
gây nhiều d luận, tranh cãi trong giới nghiên cứu phê bình những năm
gần đây.
Tìm hiểu về Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta có đợc những
hiểu biết về phong cách nhà văn, đặc biệt là cách phản ánh các nhân vật
và sự kiện lịch sử trong tác phẩm văn học của Nguyễn Huy Thiệp cũng
nh xu thế phát triển của văn xuôi thời kỳ đổi mới. Với Luận văn này,
chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ công sức của mình vào công
việc chung đó.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, chúng tôi đã đợc sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới tập
thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy giáo Hoàng
Trọng Canh đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng nhng do tính chất nhạy cảm và khó của
đề tài, thời gian và năng lực lại hạn chế, chắc chắn rằng Luận văn không
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đợc sự góp ý của thầy cô giáo và
bạn bè.
Vinh, ngày 15 tháng 05 năm 2005
Sinh Viên
Lê Nh Quỳnh

Mục lục
Trang:
Phần mở đầu......................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................3
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................7



4. Phơng pháp nghiên cứu....................................................................7
5. Cấu trúc luận văn...............................................................................7
Chơng 1: Một số vấn đề về truyện lịch sử và mảng truyện
lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.................8
1.1. Một số vấn đề chung về truyện lịch sử ...............................8
1.2. Truyện lịch sử trong văn xuôi Việt Nam hiện đại ...............9
1.3. Nguyễn Huy Thiệp với đề tài lịch sử ................................12
1.3.1. Sự quan tâm của Nguyễn Huy Thiệp đối với
một số sự kiện lịch sử ................................................12
1.3.2. Sự lựa chọn các nhân vật lịch sử .................................13
Chơng 2: Một số đặc điểm thi pháp mảng truyện lịch sử
của Nguyễn Huy Thiệp..........................................23
2.1. Nhãn quan lịch sử mới mẻ của Nguyễn Huy Thiệp...........23
2.2. Từ nhân vật trong lịch sử đến nhân vật văn học
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.......................26
2.3. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật lịch sử của
Nguyễn Huy Thiệp..................................39
2.3.1. Nghệ thuật kể chuyện..................................................39
2.3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ......................................49
Kết luận.............................................................................................56
Tài liệu tham khảo......................................................................59
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975 đất nớc ta đợc hoàn toàn giải phóng, cuộc sống của
nhân dân ta đã đợc thay đổi hoàn toàn. Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ
nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Cuộc sống của mỗi con ngời cũng trở
nên phong phú, đa dạng, sâu sắc và toàn diện hơn. Nằm trong xu thế ấy,
văn xuôi hậu chiến chiếm một vị trí hết sức đặc biệt, nhất là từ năm 1986
trở đi, văn xuôi Việt Nam thực sự khởi sắc, đổi mới từ đề tài, chủ đề đến
t duy nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo và thi pháp. Trớc những vấn đề

phức tạp của cuộc sống đặt ra cũng nh sự thay đổi thị hiếu của công

2


chúng, các nhà văn đã không thể giữ nguyên lối viết nh cũ mà phải tìm
ra cho mình một lối viết mới.
Trong bối cảnh đó, hàng loạt các tay bút trẻ xuất hiện, nh:
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm
Thị Hoài, Trần Đức Tiến, Phan Thị Vàng Anh...
Trong những tên tuổi đó, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng độc
đáo của văn xuôi Việt Nam thời đổi mới. Tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp khá phong phú về đề tài, thu hút sự chú ý đặc biệt của độc giả với
những tác phẩm đậm màu sắc cổ tích nh: Những truyện kể bất tận của
thung lũng Hua Tát. Nhng đến khi Tớng về hu xuất hiện thì cái tên
Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự gây xôn xao d luận. Và tiếp đó không lâu
tác giả lại cho ra đời hàng loạt tác phẩm nh: Những ngọn gió Hua Tát,
Không có vua, Giọt máu, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết...
Tác phẩm ra đến đâu đợc công chúng tìm đọc đến đấy, rồi tìm nhau bình
phẩm.
Còn giới nghiên cứu phê bình, coi Nguyễn Huy Thiệp nh một
hiện tợng lạ, họ không ngớt tranh cãi trên con đờng đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp. Ngời khen thì khen hết lời nhng ngời chê thì cũng chê mất cả sự
bình tĩnh.
Tuy có nhiều nhận xét trái ngợc nhau xung quanh truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, nhng chúng ta ai đã từng đọc Nguyễn Huy Thiệp thì
không thể không thừa nhận rằng: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng
hiếm, độc đáo và giàu khả năng sáng tạo. Mỗi nhân vật trong sáng tác
của ông đều mang sức tải của một quan niệm sống, đối nhân xử thế với
ngời đời.

Là một hiện tợng độc đáo nh thế nên đã có rất nhiều ý kiến nhận
xét rằng: Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật lạ.
Cũng nằm trong xu thế đó, khi tiếp xúc với truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi nghệ thuật muôn hình muôn vẻ
của ông, cụ thể là: thế giới nhân vật lịch sử. Tuy số lợng viết về những
nhân vật này chiếm tỉ lệ không nhiều trong sáng tác của ông, nhng mảng
truyện này lại có sức hút lớn đối với bạn đọc cũng nh giới nghiên cứu lý
luận phê bình. Bởi nhân vật lịch sử trong những sáng tác này đã thực sự
bớc vào cuộc sống thờng nhật, họ không còn là những bậc đế vơng chỉ

3


biết ngồi trên ngai vàng phán xét và hởng thụ, hay không chỉ là những
anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hoá.
Vì vậy, chúng tôi hi vọng qua việc tìm hiểu nhân vật lịch sử
nhằm hiểu sâu hơn những ý tởng mà nhà văn gửi gắm. Đồng thời, chúng
tôi muốn góp thêm một hớng tiếp cận, một cách lý giải để đi sâu hơn
một mảng rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn. Cũng nh để làm
quen dần với phơng pháp vận dụng những kiến thức lý luận vào việc tìm
hiểu các tác phẩm cụ thể của một nhà văn mang phong cách độc đáo trên
cơ sở một công trình khoa học.
Đó chính là lý do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nh đã nói trên, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng văn học khá
độc đáo, mới mẻ và gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử văn học từ trớc
tới nay. Tác phẩm của ông ra đến đâu ngay lập tức có sự tranh luận phê
bình đến đó, không chỉ trong nớc mà cả ngoài nớc; không chỉ ngời Việt
mà cả ngời ngoại quốc.
Vấn đề đợc quan tâm và gây tranh cãi nhiều nhất đó là Nhân vật

lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
ở mảng đề tài này, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên những
nhân vật mà tên tuổi họ đã hằn sâu vào đời sống tâm linh, tinh thần của
dân tộc. Đó là Gia Long, Nguyễn Huệ, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hơng...
Chính vì vậy, đã không ít ý kiến cho rằng: Nguyễn Huy Thiệp là
ngời nhận thức phiến diện và cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hoá,
vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu nh anh vẫn tiếp
tục đi vào các đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp đã làm cho diện mạo
lịch sử méo mó đi, nét vĩ đại của một nhà văn có quyền vạch ra và phê
phán những nhợc điểm của dân tộc, song không đợc xúc phạm tới danh
dự của dân tộc mình[5]. Nguyễn Thuý ái trên Báo Văn nghệ (số 35-36,
20/8/1988) phê phán Nguyễn Huy Thiệp trong Phẩm tiết: viết nh thế
cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ hay Nguyễn Huy Thiệp có
ý trình bày hai vị hoàng đế Quang Trung và Gia Long ở khía cạnh đời thờng và sử dụng cô gái Vinh Hoa nh một liều thuốc thử... đó là một sự
xúc phạm nghiêm trọng tới lịch sử và ngời đọc. Tôi rùng mình không
ngờ phẩm giá, nhân cách của vua Quang Trung bị ngời trong đám con
4


cháu đời sau dìm xuống tận đáy của sự tồi tàn[10]. Hoặc Nguyễn Văn
Lu đã phê phán sự vay mợn của Nguyễn Huy Thiệp không nghiêm túc,
thậm chí quá trớn, đối đãi với lịch sử nh một trò đùa tếu [4].
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách nhìn nhận nh vậy. Một số
khác lại khẳng định: Nguyễn Huy Thiệp chỉ mợn lịch sử nhân đó đặt ra
những vấn đề có tầm vóc khái quát lớn lao mang tính triết lý lịch sử
không dễ gì nắm bắt, chứ không phải đánh giá lại Gia Long, Nguyễn Du
và đặc điểm dân tộc[8]. Diệp Minh Tuyền lại bất ngờ hoàn toàn lối vào
truyện, dẫn truyện thiên biến vạn hoá bịa nh thật. H cấu để dựng lên
một cốt truyện thời Gia Long, Nguyễn Huy Thiệp nhằm khái quát lên số

phận và đặc điểm đời sống tinh thần của dân tộc ta... đi xa hơn nữa anh
muốn trình bày một quan điểm sống mới trong cung cách đối nhân xử
thế không phải của từng số phận riêng lẻ mà còn là của một dân tộc,
rộng ra là cả một thế giới[9]
Bên cạnh các ý kiến trên, Vũ Phan Nguyên lại nhìn từ hai phía:
một mặt ca ngợi Hay thật! Viết truyện kiểu Nguyễn Huy Thiệp không
ai dám phán cho anh là huyền bí, dâm ô. Nhng mặt khác lại phê phán
Nguyễn Huy Thiệp Đã tàn phá ở mức độ ghê gớm hình ảnh oai hùng
của một vị anh hùng lịch sử trong tâm trí ngời đọc[6] vì Quang Trung
không thể c xử nh một ngời bình thờng đợc. Mai Ngữ trong bài phê bình
trên báo Quân đội nhân dân (27/8/1988) cũng vậy, một mặt ông thừa
nhận: Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp đã gây bất ngờ, sửng sốt cho ngời
đọc khiến mọi ngời phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện
nay, về sức mạnh và khả năng của văn học. Nhng mặt khác lại nói:
Ngòi bút của anh Thiệp đã đa con ngời về xuất phát điểm của nó.
Nh vậy, chúng ta thấy có rất nhiều luồng ý kiến trái ngợc nhau khi
đánh giá về mảng truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Tất cả các bài
viết, công trình nghiên cứu ấy mới chỉ dừng lại ở những ý kiến nhận xét
lẻ tẻ, rải rác. Nhng chúng tôi luôn xem đó nh là những gợi ý đáng quý để
đi đến tìm hiểu tập trung, có hệ thống hơn về nhân vật lịch sử trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất phong
phú và đa dạng. Nhng trong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp, chúng
tôi không có điều kiện để đi sâu tìm hiểu đặc điểm của từng loại nhân
vật. Do vậy, ở mảng đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu
5


những đặc điểm nổi bật của nhân vật lịch sử. Thông qua đó chứng minh

nhân vật lịch sử có vị trí rất quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp. Đồng thời thấy đợc cái nhìn thế sự của tác giả, một lần nữa đa ra
đợc cái nhìn xác đáng về t tởng, nội dung cũng nh đặc trng phong cách,
quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên cũng nh xây dựng hoàn
chỉnh nội dung của một luận văn. Trong quá trình tiến hành Luận văn
này, chúng tôi sẽ vận dụng phơng pháp luận nghiên cứu nhân vật và một
số kiến thức lý luận cơ bản soi chiếu vào những sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp để làm sáng tỏ vấn đề. Những kiến thức lý luận này sẽ là cơ
sở nền tảng vững chắc nhất để chúng tôi có những nhận định khoa học
chân thực, chính xác hơn trong quá trình Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp.
Cùng với những nền tảng đó, chúng tôi còn sử dụng một số phơng
pháp nh: phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp...
5. Cấu trúc luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận và mục tài liệu tham
khảo đợc cấu tạo gồm 2 chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề về truyện lịch sử và mảng truyện lịch sử
trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Chơng 2: Một số đặc điểm thi pháp mảng truyện lịch sử Nguyễn
Huy Thiệp.
Chơng 1
Một số vấn đề về truyện lịch sử và mảng truyện
lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
1.1. Một số vấn đề chung về truyện lịch sử
Tác phẩm văn học viết về các vấn đề và các nhân vật lịch sử là tác
phẩm văn học nghệ thuật có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết, các
vấn đề lịch sử đã đợc h cấu. Tuy nhiên, nhân vận chính và sự kiện chính
thì đợc sáng tạo dựa vào các t liệu xác thực trong lịch sử. Lời ăn tiếng
nói, trang phục cũng nh phong tục tập quán phải phù hợp với giai đoạn

lịch sử ấy.

6


Tác phẩm văn học sử thờng mợn chuyện đời xa nói chuyện đời
nay, hấp thụ những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm tới những
con ngời và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hoá ngời xa,
phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này [ 2; 302].
Đề tài lịch sử vốn xuất hiện và phát triển rất sớm trong lịch sử văn
học dân tộc cũng nh văn học thế giới.
ở Trung Quốc, ta thấy có: Sử ký của T Mã Thiên; Tam quốc
chí diễn nghĩa của La Quán Trung; Đông Chu liệt quốc của Phùng
Mộng Long...
ở Nga có: Pie đệ nhất (L.Tônxtôi), hay Ngời con gái viên đại
uý của Puskin...
Và trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam, ta bắt gặp các tác
phẩm nh: Thiên Nam ngữ lục (Tác giả khuyết danh), Hoàng Lê nhất
thống chí (Ngô Gia Văn Phái)... Đó là những trang văn giàu giá trị ngợi
ca lịch sử dân tộc, ca ngợi con ngời Việt Nam anh hùng. Đến đầu thế kỷ
XX, sự xuất hiện Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu và Tiếng
sấm đêm đông của Nguyễn Tử Siêu... đã đánh dấu sự phát triển có kế
tục của đề tài lịch sử trong việc biểu hiện và phát huy tinh thần yêu nớc
của dân tộc.
Đến nay, văn học Việt Nam, với đề tài lịch sử đã có sự đổi mới
mang màu sắc hiện đại hơn. Trớc đây, viết về đề tài này thờng dùng hình
thức chơng hồi. Nhng đến nay đã có sự cách tân độc đáo, mới mẻ trong
việc thể hiện nhân vật cũng nh kết cấu tác phẩm. Số lợng tác phẩm cũng
đã nhiều hơn, nh: Tổ quốc kêu gọi, Nguyễn Trung Trực của Hà Ân;
Vợ ngời thủ lĩnh của Lý Thị Trung; Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân

Khánh hay các tác phẩm của Nguyễn Huy Tởng: Đêm hội Long Trì,
Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Vũ Nh Tô... Đặc biệt sự xuất hiện của
Nguyễn Huy Thiệp với quan điểm nghệ thuật độc đáo, tiến bộ và giàu
khả năng sáng tạo ở ba truyện ngắn lịch sử: Vàng lửa, Phẩm tiết và
Kiếm sắc đã làm cho văn đàn thời đổi mới thêm khởi sắc và náo động
hẳn lên bởi những cuộc tranh luận kéo theo sau sự xuất hiện của các tác
phẩm này.
1.2. Truyện lịch sử trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

7


Có thể nói rằng ở Việt Nam, bắt đầu từ Hoàng Lê nhất thống
chí của Ngô Gia Văn Phái, cho đến nay truyện viết về đề tài lịch sử đã
có một diện mạo rõ ràng, nh là một phân nhánh trong hệ đề tài, một hệ
đề tài riêng. Nhìn chung, trớc Nguyễn Huy Thiệp, các truyện viết về đề
tài lịch sử thờng xuất hiện hoặc khi những giá trị cũ đang dần bị phủ
nhận, mà con ngời cha kịp xây dựng hoặc không thể có đợc niềm tin với
hiện tại, đó là lúc nhà văn viết về lịch sử với tấm lòng hoài niệm, nhớ
tiếc quá khứ với tất cả những vàng son của nó; hoặc khi cần gợi lại
những truyền thống của ông cha để thúc giục con cháu sống xứng đáng
hơn ngày hôm hay, kêu gọi con ngời hành động. Về cơ bản truyện lịch
sử trong văn xuôi trớc 1975 vẫn thiên về ca ngợi hoặc phê phán theo
quan điểm chính sử, nh: Trờng hợp tác phẩm Trùng Quang tâm sử của
Phan Bội Châu, Đêm hội Long Trì và Lá cờ thêu sáu chữ vàng của
Nguyễn Huy Tởng, Cái hột mận của Lan Khai, Lê Đại Hành của
Nguyễn Tử Siêu, Chúa Trịnh Khải của Nguyễn Triệu Luật, Lịch sử
Đề Thám của Ngô Tất Tố...
Tuy nhiên, ở vài trờng hợp cá biệt, ta cũng thấy tác giả bày tỏ một
thái độ, một lập trờng riêng nh: Tiêu sơn tráng sĩ của Khái Hng.

Đến văn học sau 1975, trờng hợp Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh cũng gợi lên nhiều điều phải suy nghĩ theo khuynh hớng phá bỏ
những quan niệm truyền thống. Tính chất h cấu của tác phẩm ngày càng
đậm rõ hơn. Bên cạnh nghệ thuật h cấu từ những nhân vật và sự kiện lịch
sử có thật, trong văn học ngày càng xuất hiện nhiều những nhân vật và
sự kiện hoàn toàn do tởng tợng của nhà văn.
Dòng mạch truyện lịch sử vẫn tiếp tục chảy trong văn học Việt
Nam đơng đại, chứng tỏ khả năng tạo cảm hứng cho các nhà văn còn
đang rất dồi dào và đã có không ít nhà văn lựa chọn đợc cách xử lý độc
đáo với đề tài này. Trong số những nhà văn ấy, trớc hết phải nói tới
Nguyễn Huy Thiệp, thậm chí có thể nói rằng ông là ngời thực sự
chuyên tâm và đã có nhiều đóng góp hơn cả. Hoàn toàn có thể hiểu đợc
khi Nguyễn Huy Thiệp và một số nhà văn cùng thế hệ lại sử dụng
nguồn vốn lịch sử để sáng tạo nên tác phẩm của mình. Dân tộc chúng
ta là một dân tộc anh hùng và có một thời chúng ta đã say sa với cảm
hứng ngợi ca trong niềm tự hào bất tận. Lúc ấy, chúng ta chỉ thấy đợc
những vẻ đẹp, những cái lớn lao, kỳ vĩ trang trọng mà quên mất rằng
8


phía sau nó, bên trong nó còn có bao nhiêu điều nhức nhối, xót xa. Sau
năm 1975 và sau đổi mới, những sai sót trong quản lý xã hội, những
thiên lệch của sự thẩm định các giá trị cần đợc xem xét, lý giải và minh
định rõ ràng. Tinh thần cởi trói khơi dậy trong lý trí con ngời khao
khát đợc tìm đến những cảm nhận đúng đắn về quá khứ v.v... Văn học là
một bộ phận nhạy cảm của thợng tầng kiến trúc xã hội, nó phải thực hiện
nhiệm vụ cao cả nhng cũng không ít chông gai này. Song sự lý giải, cắt
nghĩa của nó không thể là những văn bản phân tích xã hội học mà nó
phải thực hiện điều đó bằng đặc trng riêng là phản ánh bằng hình tợng.
Lịch sử đợc sử dụng nó nh một phơng tiện hành động, đó là một giải

pháp có nhiều triển vọng. Mặt khác, không phải bất cứ cái gì cũng có thể
nói một cách thẳng thắn, rõ ràng và thô thiển, lựa chọn đề tài lịch sử tức
là tìm một cách nói kín đáo hơn, tế nhị hơn.
Chính vì vậy khi chọn viết về truyện lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp
đã xác định cho mình sẽ gặp nhiều khó khăn: đút tay vào lịch sử thì kẹt
ở đấy còn lâu. Do vậy, nhân vật trong truyện của ông thờng đợc miêu tả
từ điểm nhìn bên trong. Và sau Nguyễn Huy Thiệp, truyền thống này lại
đợc tiếp tục phát huy. Nguyễn Xuân Khánh viết Hồ Quý Ly cũng xuất
phát từ điểm nhìn bên trong, đề xuất những nghi vấn trong cách nhìn lịch
sử và muốn biện minh, chiêu tuyết cho một nhân vật mà quan điểm
chính thống thờng chỉ trích; Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của chúa
đem lịch sử để nói chuyện hiện đại và tạo một nét mới trong bố cục tiểu
thuyết. Lu Minh Sơn với Nớc mắt trúc tác giả muốn đánh dấu hỏi về
ranh giới giữa thiện - ác, thực tế và ảo tởng và sự mất mát của con ngời,
nỗi đau khổ mà con ngời đã gieo rắc trong những nỗ lực vơn tới sự hoàn
thiện, vơn tới một đời sống cao cả về tinh thần... Có điều, sắc độ hiện đại
của t duy tiểu thuyết về nhân vật lịch sử cho đến cách thể hiện nhân vật
ấy trên mọi phơng diện trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp vẫn tỏ ra
đậm đặc, sắc sảo hơn, trong đó có cả sự quả đoán. Nếu nói: Có một
bóng ma đang đi vòng quanh Phơng Đông, bóng ma của G.Lu kas thì
bóng ma ấy đã đến Việt Nam và nhập vào sáng tạo của Nguyễn Huy
Thiệp.
Tóm lại, truyện lịch sử trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, cụ thể
là trong sáng tác của các nhà văn theo dòng chảy của thời gian ngày
càng có sự thay đổi trong cách nhìn nhận, mỗi nhà văn có cách nhìn
9


nhận riêng. Tuy nhiên, nổi lên một vấn đề chung nhất là sự hoài niệm,
nhớ tiếc quá khứ vàng son hoặc ngợi ca hay phê phán theo quan điểm

của chính sử, giờ đây lịch sử đợc nhìn nhận một cách khách quan hơn,
mới mẻ hơn do nghệ thuật h cấu của nhà văn.
1.3. Nguyễn Huy Thiệp với đề tài lịch sử
1.3.1. Sự quan tâm của Nguyễn Huy Thiệp đối với một số sự
kiện lịch sử
Xuất hiện vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Nguyễn Huy
Thiệp đã làm khuấy động cả bầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ Việt Nam
thời kỳ đổi mới. Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là ngời đầu tiên trong
văn học Việt Nam lập kỷ lục có đợc nhiều bài viết nhất về sáng tác của
mình (Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình).
Trong mỗi sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp đều có những
tác phẩm gây đợc nhiều ấn tợng bởi tài năng nghệ thuật độc đáo, khơi
nguồn cho những cuộc tranh cãi, luận giải đầy lý thú.
Đặc biệt ở mảng đề tài lịch sử, tuy số lợng tác phẩm văn học về
đề tài lịch sử không nhiều nhng về lý luận phê bình văn học lại chiếm
hơn quá nửa số bài viết bàn về hiện tợng Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã
đa vào trong tác phẩm của mình những tên tuổi rất quen thuộc trong quá
trình đấu tranh dựng nớc, giữ nớc và xây dựng xã hội của ngời Việt
Nam. Đó là: Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Nguyễn ánh, Nguyễn Du,
Hoàng Hoa Thám, Hồ Xuân Hơng... Họ hiện lên trong trang viết của
Nguyễn Huy Thiệp không phải ở sự uy nghiêm của một vị hoàng đế, sự
trung dũng kiên cờng của ngời anh hùng hay họ là những danh nhân văn
hoá của dân tộc hoặc là những tên bán nớc hại dân cõng rắn cắn gà
nhà. Mà ở đây, tất cả họ đều bình đẳng dới ngòi bút của Nguyễn Huy
Thiệp, họ là những con ngời đợc nhìn từ góc độ rất ngời, rất thật-họ cũng
là ngời với những nhu cầu cá nhân rất đỗi bình thờng.
Ngời đọc giờ đây không còn tiếp xúc với một cảm hứng sáng tạo
quen thuộc trong truyền thống văn chơng Việt Nam - đó là cảm hứng sử
thi với khí chất hào hùng, oanh liệt, đi sâu vào những khía cạnh tích cực
của hiện thực. Cảm hứng chủ yếu của Nguyễn Huy Thiệp là cảm hứng

đời thờng có tính chất phê phán, chĩa mũi nhọn vào những yếu tố tiêu
cực để nó đợc bộc lộ một cách rõ hơn, phức tạp hơn. Trớc đối tợng lịch
sử cũng vậy, anh không có ý đối lập lại hoàn toàn những gì công chúng
10


biết, đã thừa nhận [7; 328] mà h cấu lịch sử do sự chi phối của quan
niệm riêng. Vận dụng khả năng biểu hiện của lối h cấu cờng điệu, anh
cho ngời đọc thấy một quan niệm về thế giới có tính chất triết lý lịch sử,
trong đó là những quan niệm riêng: Lịch sử là gì? ý nghĩa của lịch sử?...
từ đó dẫn đến quan niệm về nhận thức lịch sử và cuối cùng thể hiện quan
niệm sáng tác văn chơng của anh[ 7 ; 329].
Nhng cũng chính vì những điều đó mà đã không ít ngời cho rằng
Nguyễn Huy Thiệp xuyên tạc, bôi đen lịch sử dân tộc.
Tuy nhiên, cũng có ngời nhận định rằng Nguyễn Huy Thiệp
không hề bôi đen hay xuyên tạc lịch sử mà Nguyễn Huy Thiệp chỉ
bộc lộ một cách cảm, cách nghĩ của mình để bộc lộ thái độ đối với hiện
tại [4].
Những điều nói trên, chứng tỏ rằng Nguyễn Huy Thiệp viết về
lịch sử không bằng con mắt sử thi mà bằng con mắt thế sự, thông qua đó
ông bộc lộ sự trăn trở của mình đối với hiện thực đời sống.
1.3.2. Sự lựa chọn các nhân vật lịch sử
Sinh năm 1950, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp Đại học Hà Nội và
đi dạy 10 năm ở Miền núi. Năm 1989, anh trở về Hà Nội bắt đầu sự
nghiệp văn chơng. Tháng 1/1987 Nguyễn Huy Thiệp lần đầu tiên ra mắt
bạn đọc những câu chuyện cổ tích ảo mới lạ, lý thú Những chuyện kể
bất tận của thung lũng Hua Tát, song tên tuổi vẫn còn mờ nhạt. Phải
đến tháng 6/1987 khi Tớng về hu xuất hiện thì cái tên Nguyễn Huy
Thiệp mới đợc chú ý. Nhng mảng truyện đợc bạn đọc và giới nghiên cứu
quan tâm nhiều nhất phải kể đến bộ ba truyện ngắn lịch sử ra đời năm

1988: Vàng lửa, Kiếm sắt, Phẩm tiết và một số truyện danh nhân
nh Thoáng chút Xuân Hơng, Nguyễn Thị Lộ.
Vậy, trong truyện ngắn lịch sử của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã
quan tâm khai thác đến vấn đề gì của nhân vật để d luận xôn xao mãi?.
Ta thấy, cả ba truyện ngắn này đều đợc gắn kết với nhau bởi thời
gian lịch sử (Cuối TK XVIII, hết TK XIX) cũng nh nhân vật, sự kiện đã
đợc nhà văn h cấu nên (Đặng Phú Lân, Ngô Thị Vinh Hoa); câu chuyện
nọ nối tiếp câu chuyện kia bởi những nhân vật đợc miêu tả trong truyện.
Kiếm sắc kể về một trong những thuộc hạ gần gũi của Nguyễn
Phúc ánh - Đặng Phú Lân là ngời trung thành và làm đợc rất nhiều việc

11


cho ánh, nhng chỉ vì một lần không làm đợc việc mà bị chủ đem ra
chém đầu bằng ngay chính thanh gơm gia truyền của gia đình mình. Nhng ở đoạn kết tác phẩm, chúng ta lại thấy tác giả (nhân vật đợc h cấu
trong truyện) nói ông đã gặp hậu duệ của Đặng Phú Lân và Ngô Thị
Vinh Hoa là Quách Ngọc Minh do hai ngời đã trốn thoát, nhà Vua lên
rừng giả làm ngời Mờng. Theo gia phả, Lân đã từng gặp Nguyễn Du,
việc này đợc tác giả kể trong truyện Vàng lửa bắt đầu từ chỗ tác giả
nhận đợc th của Quách Ngọc Minh nói rằng ông đã đọc câu chuyện về
tổ phụ của mình và không thích đoạn nói về Nguyễn Du. Quách Ngọc
Minh mời tác giả lên chơi và hứa cho xem những tài liệu mà gia đình
còn giữ đợc về thời kỳ này. Tiếp đó là câu chuyện tác giả kể lại trên
những tài liệu đợc cung cấp đó. Cơ sở của truyện là cuốn nhật ký của ngời Pháp tên là Phăng đợc đích thân Bá Đa Lộc giới thiệu với Nguyễn
Phúc ánh - lúc này là vua Gia Long, làm cận thần giúp việc.
Ngời Pháp ghi lại những ấn tợng của mình về nhà Vua, về
Nguyễn Du mà anh ta đã gặp khi nhà thơ đang giữ chức Tri huyện với
những suy nghĩ về số phận đất nớc Việt Nam. Đoạn tiếp, kể về năm
1814, ở vùng rừng núi Bắc Việt Nam, ngời ta phát hiện ra một mỏ vàng.

Phăng xin nhà Vua cho phép đi thăm dò mang theo một ngời Việt dẫn đờng và bốn ngời Âu. Cuộc thám hiểm này đợc kể lại theo ghi chép của
một ngời Bồ Đào Nha trong đoàn. Qua đó, chúng ta biết đoàn thám hiểm
đã tìm thấy vàng, nhân dân địa phơng tấn công và đốt cháy trại của họ.
Một số thành viên trong đoàn bị chết thiêu trong lửa hoặc bởi những mũi
tên tẩm thuốc độc, số còn lại do Phăng cầm đầu mang theo vàng chạy
trốn. Đoạn hồi ký của ngời Bồ Đào Nha viết dang dở. Lửa nóng quá.
Trớc mặt, sau lng, trên trời, dới đất, đâu đâu cũng thấy lửa cháy rừng
rực... Do không tìm thêm đợc gì trong các tài liệu lịch sử và không biết
đợc thực tế câu chuyện kết thúc thế nào, nên tác giả đã đa ra ba đoạn kết
cho bạn đọc tự phán xét.
Đoạn một : Vua ban thởng cho Phăng sau đó đầu độc Y.
Đoạn hai: Sau khi đế chế Napôlêông sụp đổ, Phăng cùng ngời vợ
Việt Nam trở về Pháp, Y dùng số vàng Vua cho mở một nhà băng và
sống một cuộc đời vui vẻ, sung túc, hạnh phúc bên con cháu.

12


Đoạn ba: Tất cả các thành viên trong đoàn thám hiểm, kể cả
Phăng đều bị giết. Nhng cái chết của họ không do thổ dân giết mà do
lính của nhà Vua.
Sau khi có nhắc đến Ngô Thị Vinh Hoa ở hai tác phẩm trên, thì
sang Phẩm tiết tác giả lại kể về sự xuất thân lạ kỳ của Ngô Thị Vinh
Hoa: Lớn lên, hát hay, đàn giỏi, đẹp lồ lộ, nói câu nào thiêng câu ấy và
nói về mối quan hệ của bà đối với Quang Trung và Gia Long.
Tuy nhiên, ở ba truyện ngắn này điều mà tác giả muốn nói không
phải ở bề nổi của câu chữ, chỉ nhằm thông báo cho ngời đọc tất cả chỉ có
thế. Mặc dù tên tuổi của các nhân vật trong truyện cũng là tên tuổi của
các nhân vật trong lịch sử, nhng Nguyễn Huy Thiệp không có ý dựng lại
các chân dung lịch sử mà lịch sử chỉ là cái cớ để ông suy ngẫm về mối

quan hệ ứng xử giữa ngời với ngời trong xã hội cũng nh số phận và tâm
lý của cả dân tộc. Chính vì vậy, ông đã xây dựng nên những nhân vật đầy
huyền thoại và cũng rất giàu cá tính nh: Nguyễn Phúc ánh, Đặng Phú
Lân, Ngô Thị Vinh Hoa, Hoàng đế Quang Trung, Thi hào Nguyễn Du...
Dới ngòi bút của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đa Nguyễn Phúc
ánh và Nguyễn Huệ ra khỏi sử sách chính sử, trần tục hoá họ để họ trở
về với đời thờng, gần gũi hơn với cách nghĩ của nhân dân, hay nói đúng
hơn Nguyễn ánh và Nguyễn Huệ chỉ là cái cớ để tác giả nói chuyện với
đời, về chuyện đời xa, đời nay.
Trớc hết, Nguyễn ánh, Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp
không nằm yên vị trên bàn thờ, không mốc meo trong sử viện, không chỉ
đợc nhắc đi nhắc lại trong sự lãnh cảm của học trò nhác học mà ở đây
Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh đợc làm ngời, đợc nói tiếng nói của ngời, đợc
đi lại, đợc gian dối, xảo quyệt, đợc nói tục, nhổ bậy... nh con ngời đời thờng chúng ta. ở đây họ sống, trong sử họ chết. ở đây họ là hiện tại, họ
có cái hèn nh nhiều ngời chúng ta - họ là ngời. Còn trong sử họ là quá
khứ, họ là anh hùng không giống ta, họ là ma quỷ, họ chỉ là hài cốt, đôi
khi còn bị hành tội, xỉ nhục.
ở Gia Long, trong c xử với mọi ngời, đặc biệt đối với kẻ bề dới,
Gia Long tỏ rõ là ngời lãnh tụ độc tài đa mu, túc kết, tính kiên trì,
không tin ai, dùng ngời lấy chữ hiệp, chữ lễ làm trọng, không coi
nhân, nghĩa, trí, tín ra gì. Thỉnh thoảng, ánh vào sâu trong đất
Thuận Quảng, xuất quỷ nhập thần, ngời đàng trong sợ ánh hơn là thích
13


ánh. ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuộn bay đằng trớc, dân hễ cứ thấy có ma là biết ánh vừa đi qua (Kiếm sắc).
Ngoài ra, qua chân dung Nguyễn ánh, con ngời còn nhìn thấy sự
cô đơn, ích kỷ, đáng thơng, đê tiện, bất lực của chính mình, họ là lãnh tụ
nhng cũng ham sống sợ chết nh mình. Qua sông gặp cá sấu, ánh hỏi cận
thần ai giám chết vì nớc? ánh ngày đêm lo làm sao chiếm đợc đất của

Tây Sơn. Khi Nguyễn Huệ mất, ánh đã hăm hở mở tiệc ăn mừng rất hả
hê. Nhng bên cạnh đó, Gia Long lại là một khối cô đơn khổng lồ, biết
rõ nhân tình thế thái: nớc mình còn đói nghèo, biết triều đình thiển cận,
biết bầy tôi tráo trở và biết vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục,
sứ mệnh đế vơng thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ đợc quyền cao cả,
không đợc quyền đê tiện. Đối với địch: khi nào ta thành nghiệp lớn, ta
phanh thây nó, ta chôn ba họ nó. Đối với văn học: Ta chỉ ghét bọn chữ
nghĩa thôi... chữ nghĩa chúng nó thối lắm, nguỵ biện xảo trá tinh vi... Ta
đến đâu đào hố đến đấy, chôn chúng nó xuống... Rửa đầu óc chúng nó
mệt lắm. Đối với nhân tài nh Nguyễn Du, ánh xem con ngời không
phải là một thực thể mà hiện lên qua truyện, qua lý lịch: Ngời ấy cha nó
là Nguyễn Nghiễm, anh nó là Nguyễn Khản
Chính vì vậy, dới con mắt của ngời ngoài cuộc - Phăng nhận xét:
Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với
mình. Đấy là điều vĩ đại nhng cũng đê tiện khủng khiếp. Ông khủng
khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với tạo hoá, dám mang cả dân tộc mình ra
lờng gạt, phục vụ cho chính bản thân mình. Việc thống nhất đất nớc của
Gia Long đợc đánh giá: Bệ hạ đẩy vạn con ngời vào cuộc đao binh là
trò chơi sao? - Đã ai hiểu việc Chúa công dùng Bá Đa Lộc, dùng ngời
ngoại quốc? Chúa công còn phải mang tiếng ba trăm năm. Đối với Gia
Long tất cả mọi phơng tiện đều tốt, miễn sao đạt đợc cực quyền.
Với Nguyễn ánh nặng tay là vậy, nhng đến với Nguyễn Huệ dờng
nh ngòi bút của nhà văn nặng tình hơn: Huệ không có tội gì, chỉ là ngời
tài bị trời hành. Với t cách là một vị lãnh tụ, Huệ khác hẳn ánh thắng
trong chiến tranh và không bại trong hoà bình, tỏ là một vị lãnh tụ biệt
tài kinh bang tế thế: Thời chiến ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời
bình ta lấy kẻ có trí lực làm điểm tựa. Đối với địa chủ, Huệ thơng lợng
chứ không cớp đoạt, giết ngời nh ánh: Nay các ông đến đây, xin các
ông vì ta mà mở mang công nghệ, buôn bán cho nớc giàu dân mạnh.
14



Đối với kẻ bề dới, cận thần, Huệ đối đãi rất công bằng, có lơng tâm: Huệ
đãi Ngô Khải hậu, cho ăn tiệc, Khải chê: Ngon thì ngon nhng cha biết
nấu, hơi ghê ghê vì có vị lợm. Khải phát ngôn nh vậy mà Huệ chỉ cầm
chổi phất trần quất, nhét cứt vào mồm, lột truồng rồi đuổi về. Đến khi
biết tin Khải tự tử vì nhục, Huệ đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi
vừa vấp, chạy vào báo tin cho Vinh Hoa - con gái của Khải biết.
Bên cạnh đó, cái chết của vua Quang Trung cũng đợc nhà văn
huyền thoại hoá Khi lâm chung, có Vinh Hoa đứng hầu bên giờng, nhà
Vua nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt... Con trai của nhà vua là
Quang Toản vuốt mặt cho cha nhng hễ buông ra là mắt nhà Vua lại mở
trừng trừng, đến cả Hoàng hậu Ngọc Hân cũng thế. Sau Vinh Hoa phải
lấy ngón tay út của mình đặt lên hai mí mắt nhà Vua thì mắt nhà vua
mới nhắm đợc. Sau đấy, chỗ ngón tay út của Vinh Hoa đen nh chàm, rửa
thế nào cũng không sạch.
Với cách nhìn nh thế, Nguyễn Huy Thiệp đã kéo gần những nhân
vật lịch sử, đa họ về với cuộc sống đời thờng. Với ông, Quang Trung Nguyễn Huệ, Gia Long - Nguyễn ánh cũng lột bỏ trang phục đế vơng để
trần trụi giữa đời thờng. Chính vì thế, trớc vẻ đẹp lạ lùng của Vinh
Hoa, vua Quang Trung phải thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi
cốc rợu quý cầm tay. Vua Gia Long thấy Vinh Hoa đẹp quá, bỗng
nhiên xây xẩm mặt mày... ngã quay ra đất, ngất lịm đi. Cả hai đều
muốn thành thân với nàng, nhng rồi lấy làm buồn thở dài sứ mệnh đế
vơng thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ đợc quyền cao cả, không đợc quyền
đê tiện (Phẩm tiết).
Và khi tức giận thì một vị vua nh Gia Long cũng có thể nghiến
răng nói: Khi nào ta thành nghiệp lớn, ta phanh thây nó, ta chôn ba họ
nó hay Cái lũ chó ấy... chỗ nào Trẫm đi qua thì chúng thả thú ra
(Kiếm sắc) hoặc tục tĩu hơn Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ?
Ta cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt (Phẩm tiết) hoặc Thằng khốn nạn

theo voi ăn bã mía kia, đểu cáng chừng nào. Mày mợn danh ta để đi ăn
cớp với chơi gái à! (Phẩm tiết).
Vua Quang Trung cũng vậy: Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu,
khinh ta quá chừng!... còn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là
lợm. Mày nhờ phúc tổ, có ít của chìm, nh cái đuôi khô, tháng ba ngày
tám mang ra gặm, tởng xênh xang ? hay Ta nóng nảy đã đành, ta có lý
15


của ta. Còn cái lũ nhà giàu khốn nạn, chỉ biết mỗi thân mình, Khải bị sao
không đứa nào kêu hộ một tiếng?. Không những thế, vua Quang Trung
còn đợc miêu tả nh một kẻ hám lợi: Khách dự tiệc lần lợt dâng lễ vật
mừng, đủ đồ ngọc ngà châu báu, sơn hào hải vị rất lạ, vua Quang Trung
đứng xem trầm trồ thán phục (Phẩm tiết).
Ta thấy, nhân vật lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
còn là con ngời với nỗi niềm cô đơn bất tận: Một Nguyễn Trãi lòng dạ
sáng nh sao khuê, suốt đời nặng lòng vì dân vì nớc lại phải sống dới triều
vua Lê Thái Tôn vị vua trẻ, ít kinh nghiệm sống, thích chiều chuộng
hơn là nói thẳng... cung đình giống nh nơi tụ họp các anh hùng lục lâm,
chỗ nhóm lửa, chỗ thổi cơm, chỗ múa giáo..., Nguyễn Trãi sống âm
thầm... ông gần nh không có bạn, không có tri ân, tri kỷ. Với một bề
ngoài bình thản, rụt rè, Nguyễn dấu mình trong vỏ ốc. Bởi từ nhỏ,
Nguyễn sớm nhận ra sự lạc loài của ông giữa đám đông. Ông nh khoai
giữa ngô, nh lạc giữa vừng. Ông là một thứ chất liệu khác. Và ông cảm
thấy ông cô đơn giữa cuộc đời nh một hành tinh hoặc một ngọn gió.
Trong cõi cô đơn ấy, một ngời phụ nữ trinh bạch và sắc sảo bỗng trở
thành một chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Nguyễn Thị Lộ biết rõ con
ngời Nguyễn, nàng hiểu ông đang chạy tế lên phía trớc trong hệ thống t
tởng đơng thời, vừa hung hãn vừa tuyệt vọng (Nguyễn Thị Lộ).
Hồ Xuân Hơng cũng vậy. Trong Chút thoáng Xuân Hơng bà đợc

miêu tả nh một ngời phụ nữ đặc biệt. Một phụ nữ mang bản lĩnh cứng
cỏi hiếm thấy trong cuộc đời. Bà luôn thất bại trong cuộc đời mà vẫn
thăng bằng, mà vẫn không có cảm giác thua cuộc. Ông ngờ ngợ bà to
lớn hơn ông, bà mạnh mẽ hơn, sống có dũng khí hơn. Đồng thời, Hồ
Xuân Hơng cũng là một ngời phụ nữ thanh bạch và siêu thoát khỏi cõi
dung tục của cuộc đời. Bà không hề xuất hiện lần nào cạnh Tổng Cóc mà
chỉ để cho con ngời trần tục và thô lỗ ấy cảm nhận đợc sự cẩn thận, chu
đáo và tinh khiết của bản thân mình, để ông ngơ ngác nhìn xung quanh
ngôi từ đền tĩnh lặng tìm bóng Xuân Hơng. Là ngời phụ nữ đứng cao
hơn cõi trần tục, song Hồ Xuân Hơng cũng cần một chỗ dựa tinh thần.
Tri phủ Vĩnh Tờng cũng là bé nhỏ với bà, nhng dù bé nhỏ cũng vẫn lấp
lánh đợc nỗi cô đơn ít nhiều nào đấy. Ông mất đi để từ đây Hồ Xuân
Hơng sẽ lại bắt đầu chặng đờng cay đắng, bao nhiêu ngọn gió hàn sẽ
thổi thốc vào lòng bà còn lại một mình nàng Xuân Hơng mặc áo xô

16


gai đang nức nở khóc, đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông của
cõi đời này.
Một vị anh hùng lẫy lừng trong sử sách phải tìm chỗ dựa tinh thần
bên cạnh một ngời đàn bà. Một ngời phụ nữ cứng cỏi và bản lĩnh cũng
ôm mặt khóc khi mất đi chỗ dựa bé nhỏ nhất của mình. Còn một vị vua
nh Gia Long thì đứng cao hẳn ngoài đời sống nên nhà vua là một
khối cô đơn khổng lồ (Vàng lửa).
Nhìn nhận nhân vật lịch sử ở góc độ con ngời không phải chỉ là
nhìn thấy những biểu hiện bề ngoài của nhân vật nh: ăn nói, cử chỉ, hành
động... mà còn là sự cảm nhận đợc chiều sâu bên trong của nhân vật đó
là nỗi cô đơn bất tận của họ hay còn thấy đợc mặt tốt, mặt xấu trong mỗi
bản thân nhân vật. Chẳng hạn, ta thấy vua Quang Trung lẫy lừng danh

tiếng nhng cũng vừa là ngời tự phụ, thô lỗ, ham mê vàng bạc và quy
hàng trớc sắc đẹp của đàn bà. Còn vua Gia Long là ngời đa mu, túc kế,
tính kiên trì nhng lại không tin ai, dùng ngời lấy chữ hiệp, chữ lễ làm
trọng, không coi nhân, nghĩa, trí, tín ra gì. Do vậy đã giết đi một cận
thần trung thành của mình. Và vị vua này cũng phải xây xẩm mặt
mày... ngã quay ra đất, ngất lịm đi trớc cái đẹp.
Có thể nói rằng, với cái nhìn thế sự của mình, với cách viết lúc
hiện thực lạnh lùng, lúc ác nghiệt h h thực thực, huyền ảo... Nguyễn Huy
Thiệp đã động đến những nhân vật lịch sử - không phải là một nhân vật
tầm thờng nào - mà là Nguyễn Huệ - vị anh hùng dân tộc đợc kính trọng,
quý mến vào bậc nhất của nớc ta. Đó là Gia Long, mở đầu cho triều đại
100 năm nô lệ của dân tộc ta. Danh nhân là Nguyễn Du - đỉnh cao chói
lọi của nền văn học dân tộc. Động đến các nhân vật ấy là động đến tình
cảm dân tộc đặc biệt nhất của chúng ta. Vì vậy đối với các truyện này
nhiều ngời đã đặt ra vấn đề: Có xuyên tạc lịch sử không? Có xúc phạm
danh dự dân tộc không?
ý kiến khen chê Nguyễn Huy Thiệp nhiều và ở nhiều nội dung,
khía cạnh khác nhau. Nhng ta thấy không phải chuyện của ông là không
nói gì mà trái lại gợi cho bạn đọc rất nhiều điều. Chẳng hạn đó là sự
băng hoại về giá trị đạo đức, về tinh thần, sự khác biệt trong t tởng tình
cảm, lối sống của các thế hệ, là sự bất lực của một ngời anh hùng ở ông
tớng về hu. Hay đối với Vàng lửa đó là sự đánh giá lại lịch sử, đánh
giá lại truyền thống văn hoá, văn minh dân tộc, là mối quan hệ giữa
17


chính trị và nghệ thuật, so sánh giữa nhà chính trị và ngời nghệ sĩ... Thực
ra với cách nhìn của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy ông chỉ mợn các nhân
vật và hoàn cảnh lịch sử để nói chuyện khác, ông quan niệm: là danh
nhân hay vị anh hùng dân tộc hay là một kẻ có tội đó là xét với lịch sử

dân tộc. Còn trong cuộc sống cá nhân thì mọi ngời đều nh nhau ai cũng
nh ai, vị anh hùng dân tộc cũng nh kẻ bán nớc, họ cũng đều có những
ham muốn cá nhân, cũng có vui buồn, giận dữ.

Chơng 2
Một số đặc điểm thi pháp mảng truyện lịch sử
của nguyễn huy thiệp
2.1. Nhãn quan lịch sử mới mẻ của Nguyễn Huy Thiệp
Khi chọn viết về đề tài lịch sử, hẳn Nguyễn Huy Thiệp đã xác
định cho mình mọi khó khăn có thể xảy ra và xác lập một cách thể hiện
18


có thể gặp nhiều phản ứng khó tránh khỏi. Bởi vậy, tuy Nguyễn Huy
Thiệp không có tuyên ngôn rõ ràng nh Nam Cao hay A.Đumas,
L.Tônxtôi nhng có một lần duy nhất ta thấy nhà văn đã bộc lộ quan điểm
của mình qua lời nói và hành động của mình. Trong Sang sông, khi
đứa bé đút tay vào chiếc bình cổ, thì một nhà thơ cùng ngồi trên chiếc
thuyền ấy nói một câu bông đùa nhng đầy ngụ ý đút tay vào lịch sử thì
kẹt ở đấy còn lâu. Ngời ta có thể hiểu câu nói này theo nhiều cách, và
chúng ta cũng có thể hiểu đó chính là những khó khăn của một nhà văn
khi viết về đề tài lịch sử. Đồng thời cũng thể hiện một quyết tâm, một
thái độ dám chấp nhận. Chính vì thế, để cứu đứa bé chỉ có một tên tớng
cớp mới dám đập vỡ chiếc bình. Có lẽ vậy, với Nguyễn Huy Thiệp lịch
sử chỉ là những giá trị ổn định và để cho con ngời ta chiêm ngỡng trong
một thời gian nhất định, tuyệt nhiên con ngời không đợc phụ thuộc, nô lệ
cho lịch sử. Ngời ta chỉ lấy lịch sử làm điểm tựa để đi lên, chứ không thể
lấy nó để che chắn cho mình, cho hiện tại và cho tơng lai.
Trên lập trờng ấy, Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác của mình
không hề dựng lại lịch sử với những biến cố lớn lao của xã hội, cũng

không hề miêu tả số phận của bất cứ cá nhân nào khác với những tác
động của anh ta có ảnh hởng tới sự tồn vong của cộng đồng. Chính vì
vậy, Nguyễn Huy Thiệp không mang lại cho độc giả cảm hứng tự hào, tự
tôn nh một số nhà văn trớc đó thờng làm; và bản thân tác giả hầu nh
không có ngụ ý phê phán hay ca ngợi nhân vật lịch sử.
Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, diện mạo tinh thần - xã hội
của con ngời, dù là những ngời có vai trò quyết định đối với lịch sử hay
những kẻ chỉ tham gia vào một câu chuyện phía hậu trờng đều hiện lên
một cách rất đỗi bình thờng giữa đời sống của những cá nhân. Dù đó là
Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Đề Thám hay Tú Xơng... Khi miêu tả một nhân vật lịch sử, các sử gia thờng chỉ xét họ
trong những giờ phút họ đóng một vai trò lịch sử, nhà văn chỉ xét nhân
vật trong t thế lịch sử của nó. Nhng làm nh vậy là cắt xén nhân vật,
biểu hiện nó một cách phiến diện và thậm chí dẫn đến xuyên tạc. Vì khi
những cá nhân có ý thức về vai trò lịch sử của mình, họ thờng đóng kịch.
Văn học cần phải đợc miêu tả nhân vật lịch sử ở một góc độ khác, một
cách thức khác. Văn học cần nhìn nhận con ngời lịch sử với những gì nó
có, cần phát hiện ra ở nó những điều mà lịch sử không phát hiện đợc

19


hoặc không ghi lại đợc. Những truyện lịch sử của nớc ta trớc Nguyễn
Huy Thiệp ít khi kể về con ngời đời thờng, mặc dù các nhà văn đã thổi đợc vào nhân vật một linh hồn, đã làm cho nhân vật đợc sống. Nếu có viết
về con ngời đời thờng họ vẫn viết trên cơ sở mô phỏng quan điểm chính
sử.
Nhng ở Trung Hoa, vào thế kỷ XX trớc công nguyên, T Mã Thiên
trong Sử ký đã nhìn thấy con ngời đời thờng, thậm chí nhìn thấy cái
cha đẹp, cái khuyết tật của nhân vật. Dù đó là những nhân vật đợc ngợi
ca: Hàn Tín chui qua háng ngời ta ở chợ, Lu Bang ăn quịt tiền rợu... nếu
nh những điều này đợc nhìn nhận lại một cách nghiêm túc trong một

quan niệm mỹ học tiến bộ thì hẳn Nguyễn Huy Thiệp đã tránh đợc nhiều
tai tiếng khi viết: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị
Lộ...bởi Nguyễn Huy Thiệp đã viết những con ngời này trong t cách ngời của họ, với đủ mọi giận hờn, yêu ghét... với những phẩm chất rất đỗi
bình thờng, là những con ngời của khát vọng và bi kịch.
Nếu xa nay chúng ta chỉ biết Quang Trung ở cơng vị là một ngời
anh hùng áo vải, bách chiến bách thắng với thế trúc chẻ ngói tan, một
con ngời anh hùng dũng mãnh lại có một tài cầm quân... vào Nam ra Bắc
nh quỷ thần, không ai có thể nhìn biết (Hoàng Lê nhất thống chí), thì
đến với Nguyễn Huy Thiệp ta thấy một Quang Trung với khát vọng tình
yêu, khát vọng vơn tới chỗ chiếm lĩnh cái đẹp đích thực, để rồi rơi vào
một tình thế tuyệt vọng sâu sắc, khủng khiếp; một Quang Trung cũng có
lúc mất đi vẻ vĩ đại của một bậc đế vơng mà lộ ra một bí mật về con ngời
đời thờng đột nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rợu quý cầm tay
khi gặp ngời đẹp Vinh Hoa; một Quang Trung không ở t thế thanh gơm
yên ngựa trong tiếng trống trận, trong chiếc áo bào sạm đen vì khói
súng mà là một con ngời đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa
vấp, chạy báo cho Vinh Hoa việc Khải mất (Phẩm tiết). Rõ ràng, ở đây
ngời đọc có lý do để ngậm ngùi, cảm động cho tình yêu và cao hơn là
tình ngời của một vị hoàng đế đã từng đợc mô tả là chỉ cần trỏ tay đa
mắt, ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét (Hoàng Lê nhất
thống chí)...
Nguyễn Trãi xa này thờng đợc miêu tả là một vĩ nhân, một nhà
chính trị, quân sự lỗi lạc, một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất với tâm hồn
vằng vặc sao khuê (ức Trai tâm thợng quang Khuê tảo - thơ Lê Thánh
20


Tông), thì với Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trãi lại hiện lên trong t thế
của một con ngời luôn luôn kiếm tìm sự sẻ chia và yêu một tình yêu đến
cuồng si. Nguyễn Huy Thiệp cảm nhận đợc ánh sáng của sao Khuê trong

tâm hồn Nguyễn Trãi ở ngay chính sự cô đơn khủng khiếp của nhân vật
này. Và với Nguyễn Huy Thiệp (Hùm thiêng Yên Thế) cũng đợc đem trả
về với vị trí của một con ngời, qua đó nhìn thấy bi kịch của một vị anh
hùng trong sự ngỡng mộ của xã hội cộng sinh với những quan niệm luôn
đợc tuyệt đối hoá. Sự di động điểm nhìn trong cách thể hiện những nhân
vật lịch sử ấy chính là một đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp. Đến đây, ta
thấy cái nhìn một chiều từ phía ngời kể chuyện - nhà văn đã bị phá vỡ,
nhân vật đợc hiện lên dới con mắt của ngời trong cuộc hay chính xác
hơn hiện ra dới con mắt của những ngời đơng thời. Quang Trung trong
cái nhìn của Vinh Hoa, Gia Long; Nguyễn Du trong cái nhìn của Gia
Long, của Phăng; Gia Long trong cái nhìn của Phăng, Quang Trung...
Do vậy, con ngời đợc nhìn nhận một cách toàn diện hơn, ngời hơn.
Nếu nh trớc đây, các nhân vật lịch sử thờng đợc miêu tả từ điểm
nhìn bên ngoài, thì với Nguyễn Huy Thiệp, anh miêu tả nhân vật từ điểm
nhìn bên trong. Với cái nhìn ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, ta có Quang
Trung, Đề Thám, Nguyễn Trãi... ý thức đợc những bi kịch của họ, ý thức
đợc tình yêu và nỗi cô đơn của họ, những ý thức ấy chỉ đợc xuất hiện ở
con ngời hiện đại.
Viết về những nhân vật lịch sử không phải với vai trò lịch sử của
họ, Nguyễn Huy Thiệp nhằm qua đó để bộc lộ những quan niệm nghệ
thuật về con ngời và phát biểu những triết lý về cuộc đời; qua đó đề xuất
những cách nhìn thẳng thắn hơn, trung thực hơn về xã hội. Rõ ràng,
những nhân vật nh Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Trãi... đó là những
ngụ ý về sự phức tạp của con ngời. Họ vừa là hiện thân của những cái
dang dở, cha hoàn thiện, vừa là mẫu hình của những khát vọng kiếm tìm,
vừa là đại diện của những tấn bi kịch làm ngời. Và cũng thông qua nhân
vật lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp muốn gửi gắm những triết lý về cuộc
sống và những đề xuất về cách nhìn đối với xã hội, nói nh ý kiến của
Nguyễn Văn Lu: Nguyễn Huy Thiệp chỉ mợn lịch sử để bộc lộ thái độ
đối với hiện tại [4]

2.2. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trên thực tế, có thể nói nhân vật văn học là con ngời đợc miêu

21


tả trong các tác phẩm văn học. Con ngời ấy có thể có tên riêng hoặc có
thể không, có thể là những con ngời cụ thể, cũng có thể là những ẩn dụ
nhằm chỉ một hiện tợng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chức năng cơ
bản của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con ngời,
thể hiện những hiểu biết, những ớc ao và kỳ vọng về con ngời, là phơng
tiện khái quát tính cách, số phận con ngời và các quan niệm về chúng
[3;279]. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà
văn về con ngời; nó có thể đợc xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm
ấy. ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đợc trong hệ thống một tác
phẩm cụ thể [1; 250]. Trong sự gắn kết ấy, nhân vật luôn luôn vận động,
mặt khác chức năng khái quát của nhân vật tuỳ từng thời đại khác nhau
và có tính xã hội - lịch sử và vì thế nhân vật là một phạm trù có tính
động. Nhân vật là con ngời nhng là con ngời đợc thể hiện bằng phơng
tiện văn học. Vì vậy, cần phân biệt nhân vật với con ngời sống ở ngoài
đời hay chính xác hơn chúng ta cần phân biệt rõ nhân vật lịch sử với
nhân vật văn học.
Nhân vật lịch sử trong văn học thờng là nhân vật anh hùng, đó là
nhân vật đợc xây dựng trên nền lý tởng mỗi thời đại. Đó là những nhân
vật có tính cách, có hành động phi thờng, có tài năng khí phách và công
trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nớc. Nhân vật anh hùng thờng đại diện cho quần chúng nhân dân hoặc một giai cấp, một tầng lớp,
một giai đoạn lịch sử nhất định, đợc phản ánh trong tác phẩm văn học.
Vì thế, nhân vật anh hùng trong văn học viết về đề tài lịch sử hầu nh đều
là những ngời gắn với sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nớc.

Mỗi thời đại có một mẫu anh hùng khác nhau, mang lý tởng của
thời đại đó. Điều đáng nói là bản chất nhân văn của ngời anh hùng ấy
trong mỗi giai đoạn đợc thể hiện nh thế nào.
Văn học dân tộc ta luôn phản ánh, đề cao nhân vật anh hùng.
Khúc tráng ca lịch sử - Thiên Nam ngữ lục đã ngợi ca lịch sử dân tộc
với bao thế hệ anh hùng tiếp nối truyền thống: từ Bà Trng, Bà Triệu, Ngô
Quyền, Trần Hng Đạo... Đáng kể nữa là các tác phẩm Hoàng Lê nhất
thống chí của các tác giả Ngô Gia văn phái với t tởng chính thống tôn
thờ nhà Lê, phủ nhận triều Nguyễn Tây Sơn cũng đã thừa nhận, ca ngợi
tài năng, công đức của Nguyễn Huệ. Sau này, nhiều tác phẩm đã tiếp nối
truyền thống ca ngợi nhân vật lịch sử. Nh Nguyễn Xuân Khánh ca ngợi

22


Hồ Quý Ly; Hà Ân với nhân vật Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Trung Trực;
Nguyễn Huy Tởng ca ngợi Nguyễn Mại, công chúa An T và Trần Quốc
Toản.
Đặt trong tơng quan với các tác giả khác, ta thấy quan niệm về
ngời anh hùng - về nhân vật lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp vừa hội tụ những điểm chung, vừa mang nét riêng của lý tởng thời
đại, của nhân sinh quan một nhà văn am hiểu lịch sử dân tộc, có ý thức
trách nhiệm đối với đất nớc mình. Do đó, ta thấy nhân vật lịch sử trong
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vừa là nhân vật có tính cách- xã hội, vừa
mang t tởng - triết lý.
Đọc truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy sự vận động,
phát triển tính cách của nhân vật trong tác phẩm có tính quá trình nh một
quá trình trong sự tiếp xúc, gặp gỡ với hoàn cảnh, môi trờng... quanh nó.
Điều này đúng với Nguyễn Trãi trong Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn ánh
trong Kiếm sắc. Sự vận động tính cách Đề Thám và Nguyễn Trãi là sự

vận động từ tính cách anh hùng, tính cách của một con ngời vợt lên trật
tự bầy đàn đến con ngời đời thờng, con ngời đồng loại, đó là quá trình
tìm về cái bản chất, cái nhân bản nguyên sơ của của con ngời; sự vận
động trong tính cách Nguyễn ánh cũng là một quá trình đồng hớng với
tính cách Nguyễn Trãi và Đề Thám, chỉ có điều nó khác ở cái gian hùng
- tức đó là sự vận động từ tính cách gian hùng đến một tính cách phái
thực, bản năng, đó là một quá trình lột mặt nạ. Các thuộc tính tự nhiên
và xã hội của nhân vật luôn đợc đặt cạnh nhau trong thử thách của hoàn
cảnh. ở Nguyễn Trãi và Đề Thám, đó là sự xung đột giữa ý chí và tình
cảm, giữa cái phi thờng và cái bình thờng trong cái huyền diệu sâu thẳm,
cao cả hay thơ mộng của thiên nhiên và sự thiếu rạch ròi của những giá
trị, tất nhiên dẫn đến những giây phút đốn ngộ. ở Nguyễn ánh, đó là
mâu thuẫn giữa cái thủ đoạn, cái tàn ác bởi khát vọng quyền lực, bởi trò
chơi đế vơng với tình cảm bản năng bộc lộ trong sự biến dịch của vị thế
xã hội của ánh từ hàn vi đến lúc đứng ở đỉnh cao quyền lực và phú
quý...
Bên cạnh đó, nhân vật lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp còn mang t tởng - triết lý. Không phải ngẫu nhiên mà trong truyện
Nguyễn Huy Thiệp, đối thoại chiếm một phần lớn trong kết cấu văn bản.
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của t tởng, khi nhân vật có một phát
23


ngôn tức là đã thực hiện một hành động bộc lộ những t tởng, những ý
nghĩa của nó về sự vật, hiện tợng mà thấy hay về nghệ thuật, cảm giác đợc. Việc xuất hiện dày đặc các đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp nhằm chứng minh một điều: trong truyện của anh, mỗi nhân
vật đều là một nhà t tởng hoặc ít nhất là có khát vọng đợc làm một nhà t
tởng. Vai trò nhà t tởng có thể đợc tác giả đặt vào một nhân vật bất kỳ,
không hề phân biệt nhân vật ấy thuộc giai cấp, tầng lớp, hệ hình văn hoá
nào. Ta thấy Nguyễn Trãi trong Nguyễn Thị Lộ là hiện thân của cuộc

đấu tranh giữa những t tởng về chính trị và tình cảm, giữa lý trí tỉnh táo
và đời sống tinh thần đẹp đẽ, tinh khiết, giữa sự đối mặt với trật tự,
quyền lực... (tức đối mặt với những luật lệ hữu hình hay vô hình) và sự
đối diện với bản thân mình, đối diện với tinh thần bản nguyên của con
ngời. Quang Trung trong Phẩm tiết là sự lỡ nhịp, lỡ bớc của thiên tài
hay là điều cha đạt đến của con ngời đích thực. Những nhân vật này đều
nhằm phụng sự cho t tởng hớng về con ngời hoàn thiện theo đúng nghĩa
với hai chữ thiêng liêng ấy. Đặng Phú Lân trong Kiếm sắc; Phăng,
Nguyễn Du trong Vàng lửa và Nguyễn Phúc ánh xuyên suốt bộ ba
Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết nh chúng ta đã từng nhiều lần nhắc
đến đó là những nhân vật hết sức phức tạp. Trong số họ, Nguyễn Du là
một nhân vật t tởng, nhng thêm về chức năng, tức là phơng tiện để Phăng
bộc lộ quan điểm, chính kiến của mình. Số còn lại đã thực sự sống trong
cái nhìn của con ngời trần thuật, Phăng nhạy cảm sắc sảo trong việc
nhận định những đặc điểm, những hớng văn hoá, t tởng với thế mạnh,
thế yếu và sự tồn vong của bản thân nó, tức là vận mệnh của những xu hớng văn hoá - t tởng ấy. Đặng Phú Lân, một mặt đại diện cho t tởng thực
tế, thực dụng, t tởng về thời khắc đang sống là đáng kể (Vàng lửa),
mặt khác ẩn chứa t tởng về lẽ trả vay trong vòng biên dịch của cuộc đời,
t tởng định mệnh... Nguyễn Phúc ánh - Gia Long sẵn sàng đạp đổ mọi
giá trị, sẵn sàng chém giết bất cứ ai để đạt đợc mục đích cuối cùng của
mình. Trong hai t tởng trên, một là ở Kiếm sắc, Phẩm tiết, một là ở
Vàng lửa; một t tởng bất chấp, một t tởng thoả hiệp. Gia Long thứ
nhất: ánh họp các tớng bàn kế hoạch đánh Thăng Long, Lê Văn Việt
nói: Bắc Hà có nhiều danh sĩ giỏi, sao cho cờ ta đến đâu, bọn khốn nạn
này mà theo thì dân chúng cũng phải theo thôi. ánh bảo: Không đợc,
ta uỷ mệnh trời, cần gì mua chuộc ai, ta đi đến đâu, đào hố đến đấy,
chôn chúng nó xuống, dân chúng không theo không đợc (Kiếm sắc);
24



Gia Long thứ hai: Nhà vua cỡi ngựa, lng rất thẳng, ở giữa thiên nhiên
trông ông rạng rỡ, mất đi vẻ đăm chiêu, cau có hàng ngày. Ông vui vẻ,
vào cuộc săn hào hứng. Buổi tối, ngồi với tôi, ông bảo: Khanh biết
không, cái lũ chó chết ấy, chúng nó chuẩn bị cả rồi, chỗ nào Trẫm đi qua
thì chúng thả thú ra. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua vốn xuất thân
là một võ tớng lại chịu đợc sự nhục mạ ấy. Ông cời: Khanh chẳng
hiểu gì, vinh quang nào mà chẳng xây trên điếm nhục (Vàng lửa).
Không chỉ xây dựng nhân vật nhằm bộc lộ quan điểm của mình
về cuộc sống hiện thực. Với bút pháp huyền thoại của mình, giờ đây các
nhân vật lịch sử, đề tài lịch sử cũng đã đợc Nguyễn Huy Thiệp huyền
thoại hoá, cảm nhận lịch sử khác đi, đơng đại hoá cái quá khứ dĩ vãng.
Trong Kiếm sắc Nguyễn Huy Thiệp đem Nguyễn Huệ và
Nguyễn ánh ra khỏi sử sách của các lịch triều. Vua Gia Long ở đây là
ngời đa mu, túc trí, tính kiên trì, không tin ai, dùng ngời lấy chữ hiệp,
chữ lễ làm trọng, không coi nhân, nghĩa, trí, tín ra gì. Thỉnh thoảng ánh
vào sâu trong đất Thuận Quảng, xuất quỷ nhập thần. Ngời đằng trong sợ
ánh hơn là thích ánh. ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn
cuộn bay đằng trớc, dân cứ thấy có ma là biết ánh vừa đi qua (Kiếm
sắc). Qua nhân vật Đặng Phú Lân, ông viết về nhân vật nh đợc nghe dân
dã nói về chính họ, truyền tụng về họ. Huyền thoại theo nghĩa đồn đại,
ghi nhận bởi tứ phơng thiên hạ.
Phẩm tiết với hình tợng Ngô Thị Vinh Hoa - hiện thân của cái
đẹp tuyệt đối Khi đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ
sắc bay đến, toả ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hơng thơm ngào ngạt, trên
cổ Vinh Hoa có tràng hoa quấn cổ, xoè lòng bàn tay ra thấy có viên ngọc
ở trong, trên khắc hai chữ thiên mệnh. Khải dựng tóc gáy, lập bàn thờ
tạ trời đất (Phẩm tiết). Vinh Hoa đợc tiến cử vào cung vua Quang Trung
khi ông ra Bắc Hà thu phục dân và sĩ phu ở đây. Vua về lại Phú Xuân và
mất đột ngột, chết nhng mắt mãi nhìn Vinh Hoa không nhắm đợc dù vua
con là Quang Toản đã vuốt mắt. Nguyễn ánh chiếm Phú Xuân, chiếm cả

ngời đẹp Vinh Hoa:
Thờ hai vua, vẫn giữ lòng trinh
Lu muôn thuở, còn nguyên phẩm tiết
(Phẩm tiết)

25


×