Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.04 KB, 204 trang )

Nguyễn huy Thiệp
Nguyễn huy Thiệp ....................................................................................................1
Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ....................................................2
2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du" ............................................6
3 - Con người với tâm trạng "Sao tôi cứ như lạc loài"..............................................9
Chân dung Nguyễn Huy Thiệp................................................................................13
Đọc lại Vi Thuỳ Linh...............................................................................................17
Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986....................................................21
Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp................................................................25
Hiện tượng Vi Thùy Linh........................................................................................36
Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh...................................................43
Mâu thuẫn trong ứng xử nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ..............................51
Hình thức đa thanh mới qua truyện Nguyễn Huy Thiệp.........................................54
Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp
Hậu hiện đại.............................................................................................................63
NGUYỄN HUY THIỆP: NHỮNG CHUYỆN HUYỀN, KỲ, NÚI, SÔNG VÀ
NƯỚC......................................................................................................................81
Nguyễn Huy Thiệp - Hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại ...94
Nguyễn Huy Thiệp - Đưa nhân vật vào lập trường đối thoại..................................99
Nguyễn Huy Thiệp................................................................................................106
Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
...............................................................................................................................112
Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài............................................................117
1.Vào đề.................................................................................................................117
2. Câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn...................................................119
3. Cuộc chia tay với những vị ngữ bất biến của nguyên tắc dụ ngôn....................128
4. Nguyên tắc đồng dao hay là thế ưu thắng của văn bản ngôn từ, sự bơ vơ của lời
và vật, chữ và nghĩa ..............................................................................................133
4.1. Nhan đề tác phẩm...........................................................................................136
4.3. Vai văn học và vai xã hội của hình tượng nhân vật. Hiện tượng nhại thể loại,


ngoài thể loại.........................................................................................................139
5. Mấy lời kết.........................................................................................................143
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi là một người sống ảo”....................................144
Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp .......................................153
1. Quan niệm về văn chương qua cái nhìn của những nhà chính trị.....................155
2. Nguyễn Huy Thiệp tự phát biểu những triết lý của mình về văn chương.........158
Ý kiến tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp ..............................................................160
Vi Thùy Linh, Nhục Cảm Sáng Tạo .....................................................................165
Văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập.........................................................173
Văn chương và triết học - Nghĩ về Nguyễn Huy Thiệp và François Jullien.........178
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...........................................................................183
Văn học Việt Nam những năm đầu Đổi Mới.........................................................189
Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
"…Những gì tạo nên số phận?
Điều gì giá trị? Điều gì vô giá trị?
Điều gì trên đời này có ý nghĩa nhất
cho một con người?"
(Truyện tình kể trong đêm mưa - Nguyễn Huy Thiệp)
Cấu tứ là một phương diện quan trọng của không chỉ các tác phẩm trữ tình mà đối
với cả các tác phẩm tự sự. Cấu tứ có vai trò tạo nên phong cách nghệ thuật, biểu
hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống nói chung của nhà
văn, "cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm
nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ
thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó". [1]
Tuy nhiên, không phải bất cứ cấu tứ nào cũng có thể cho thấy phong cách, tư
tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn. Đó
phải là những kiểu cấu tứ có tính lặp lại, xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của nhà
văn.
Nghiên cứu nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có một
số kiểu cấu tứ sau:

1- "Tội ác và trừng phạt"
Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, cây bút văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp đã thu
hút sự chú ý của người đọc. Có nhiều lý do tạo nên hiệu quả ấy, nhưng trước hết
phải kể đến khả năng phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội hết sức sắc sảo của
nhà văn. Đời sống xã hội trong khoảng hơn chục năm trở lại đây có nhiều biến
chuyển. Những người có lương tri quan tâm lo lắng nhiều hơn vì sự xuống cấp của
những chuẩn mực đạo đức. Quan hệ con người trong cộng đồng nảy sinh nhiều tội
ác. Cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Huy Thiệp dành nhiều sự quan tâm đối
với vấn đề này. Nhưng điều tạo nên sự độc đáo và vị trí không thể thay thế của
Nguyễn Huy Thiệp chính là khả năng nhìn nhận và lý giải hiện thực xã hội này.
Điều gì làm nảy sinh tội ác? Nguyễn Huy Thiệp cho rằng đó là bởi con người ta
tăm tối về mặt nhận thức. Một đời sống tinh thần nhạt nhẽo, một tâm hồn vô cảm
chính là lý do dẫn đến cái ác. Trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi, khi cậu bé bị
chết đuối được chị Thắm cứu thoát - nhân vật xưng tôi - hỏi chị Thắm rằng tại sao
người ta lại có thể đang tâm bỏ mặc cậu dưới dòng nước, chị bảo cậu: "Đừng trách
họ thế (…). Có ai yêu thương họ đâu… Họ đói mà ngu muội lắm", "người ta tăm
tối lắm(…). Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường". Người ta không
cứu cậu bởi "những người đánh cá có lệ không cứu những ai chết đuối…". Ở đây
có một sự tiếp nối của Nguyễn Huy Thiệp với những tư tưởng về định kiến xã hội
của nhà văn Nam Cao, khi Nam Cao lên tiếng bênh vực những con người bình
thường (như Đức trong Nửa đêm…) phải chịu sự ghét bỏ, xa lánh của các thành
viên khác trong cộng đồng xã hội chỉ bởi những lý do hoàn toàn không có căn cứ.
Điển hình cho sự tăm tối, ngu muội về tinh thần dẫn đến tội ác tập trung trong
truyện ngắn Tội ác và trừng phạt. Tác phẩm này có dáng dấp một tiểu luận về "tội
ác và trừng phạt" hơn là một truyện ngắn. Câu chuyện về nhân vật tội nhân trong
tác phẩm này quá khủng khiếp, vượt ngoài sự tưởng tượng của người đọc. Cô gái
mười sáu tuổi phạm tội giết bố và ba đứa em. Không phải cô không có tính người
mà đó chính là một hành động bùng phát của hổ thẹn, nhục nhã ê chề. Cô sống
trong một gia đình có một người bố, một bà mẹ mù và ba đứa em ở một vùng biệt
lập trên vùng núi Tây Bắc. Một lần đi đường, người bố không kìm được thú tính đã

hiếp cô con gái. Phẫn uất, cô gái nhân lúc ông bố ngủ đã dùng dìu bổ vào giữa trán
của ông ta và phóng hỏa ngôi nhà thiêu sống cả ba đứa em tội nghiệp…
Điều nhà văn quan tâm ở truyện ngắn này lại không phải tất cả là về người con gái
với tội giết bố. Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn hướng tới sự lý giải nhiều hơn
về hành động thú tính của người bố. Anh cho rằng "Tội ác sẽ trở nên hết sức man
rợ bởi sự mông muội tinh thần"; "Khi xem các thống kê tội phạm, người ta dễ nhận
thấy người có trình độ văn hóa thấp chiếm tỉ lệ cao. Đời sống tinh thần tăm tối
cùng với hoàn cảnh quẫn bách vật chất tạo ra tội ác". Trong tác phẩm này, để lý
giải tội ác, bên cạnh sự tăm tối về mặt tinh thần, nhà văn đã nêu ra nhiều lý do dẫn
đến tội ác, đó là sự buồn chán, "sự ghen tuông, tính đố kỵ, mê tín dị đoan v.v…".
Có thể thấy cái nhìn, khả năng phân tích hiện thực đời sống hết sức sắc sảo và
thuyết phục của Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm của anh thôi thúc những người có
lương tâm, có trách nhiệm đối với đời sống cộng đồng cần phải hành động một
cách quyết liệt, kịp thời để ngăn chặn tội ác.
Không chỉ có vậy, theo nhà văn, tội ác còn là kết quả tất yếu của nỗi thèm khát tiền
tài địa vị. Cuộc sống thị thành hiện đại với bao nhiêu cám dỗ thôi thúc người ta
phải tìm mọi cách để có tiền bạc. Người ta khát khao được hưởng thụ những gì lẽ
ra mình chưa được hưởng, không xứng đáng, không có tư cách được hưởng. Chàng
thanh niên tên Hạnh trong truyện ngắn Huyền thoại phố phường là một nhân vật
điển hình cho loại người đó. Vốn là một người nghèo, sống giữa nơi phồn hoa đô
hội, Hạnh khát khao "được trở thành triệu phú". Hẳn "Đây là một mơ ước tốt!" như
lời của một nhân vật khác trong truyện khẳng định. Nhưng thật đáng cười khi
người ta hỏi rằng y đã làm gì để thực hiện "mơ ước tốt" đó thì y nói: "Chưa có cách
gì!". Đáng cười hơn nữa khi y thổ lộ: "Cuộc đời đầy những bất ngờ. Tôi chờ thần
may mắn đến". Cơ hội của y đã đến, khi y cho rằng chiếc vé số của cô Thoa - con
gái bà Thiều sẽ cho y giải độc đắc, sẽ giúp y đổi đời, sẽ đưa y từ thân phận kẻ ở
nhờ trong một ngôi nhà chật chội ven thành thành người giàu có… Chính những ý
nghĩ, thèm muốn đó đã thôi thúc y hành động một cách vô liêm sỉ để đoạt được
chiếc vé số kia. Trớ trêu thay, chiếc vé mà y đã đổi đi lại là chiếc vé trúng giải. Y
đã phải gánh chịu một kết cục buồn: Tiếc xót, căm hận đã biến y trở thành một kẻ

tâm thần. Đó hoàn toàn là một sự trừng phạt mà những con người như y đã tự
chuốc lấy.
Triết lý nhân sinh sâu sắc hơn nữa khi Nguyễn Huy Thiệp còn chỉ ra rằng chính sự
coi thường mạng sống của những sinh linh bé nhỏ trong thế giới tự nhiên xung
quanh con người cũng dẫn đến tội ác. Ở đây có một sự liên quan với vấn đề nhận
thức. Nhiều người chưa nhận thức được rằng sự sống của những con vật cũng là
một phần gắn bó hữu cơ với sự sống của con người. Có những kẻ không bao giờ
tiếc xót khi nâng nòng súng lên hủy diệt sự sống của những con thú tội nghiệp
(Con thú lớn nhất…). Qua truyện ngắn Muối của rừng có thể nhận thấy những tình
cảm nâng niu, trìu mến của nhà văn đối với thế giới tự nhiên. Hỏi ai không yêu tự
nhiên, yêu môi trường sống của mình khi đọc những dòng văn:
"Sau tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc
non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều
ấy một phần là do mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không
khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống
vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày
hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da".
Chính bởi yêu thế giới tự nhiên, yêu những sinh vật đang cùng tồn tại với con
người trong cùng một môi trường sống, Nguyễn Huy Thiệp đã dành nhiều trang
viết về những tội ác con người đã vô tình gây ra đối với tự nhiên mà tập trung hơn
cả ở một số truyện nhỏ của truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát.
Tất cả những tội ác mà người ta gây ra đối với đồng loại, với thế giới tự nhiên đều
phải trả một giá quá đắt. Người vợ tội nghiệp bị chính viên đạn từ khẩu súng săn
của người chồng hạ sát (Con thú lớn nhất - Những ngọn gió Hua Tát). Người con
trai duy nhất của ông Nhân bị sói cắn xé cho đến chết hết sức bi thảm (Sói trả thù -
Những ngọn gió Hua Tát). Cậu bé Tâm (Giọt máu) phải chịu tội sét đánh thay cho
bố của cậu. Người ta phải gánh chịu những gì mà mình đã gây nên. Thậm chí cả
những người vô tội cũng phải gánh chịu tội ác của người thân: Vợ chịu tội của
chồng, con chịu tội của cha… Sự trừng phạt của thế giới tự nhiên, "của rừng" tỏ ra

vô cùng nghiêm khắc.
Viết về vấn đề tội ác và trừng phạt, trước Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều nhà văn
đề cập, mà tiêu biểu là tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt của nhà văn Nga
Đôxtôiépxki. Thực chất, kiểu cấu tứ này cũng là một dạng của cấu tứ nhân quả đã
trở nên rất phổ biến trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian với thể loại cổ tích.
Một mặt tiếp nối mạch chảy này của truyền thống văn học, mặt khác Nguyễn Huy
Thiệp phát triển thành một kiểu cấu tứ phổ biến, lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác
của anh, và hơn thế, đã được anh khai thác ở nhiều nội dung tư tưởng, giá trị nhân
văn mới như đã được trình bày ở trên, phù hợp với nhịp sống của thời đại. Qua đó
càng có cơ sở để khẳng định rằng, cái làm nên giá trị cho những tác phẩm văn học
chính là cách nhìn nhận khai thác của người nghệ sĩ về những vấn đề muôn thuở
của con người. Có những vấn đề do sự phát triển của đời sống xã hội mới nảy sinh
mà văn học phản ánh, nhưng có những vấn đề luôn luôn là điều quan tâm cho mọi
thời đại, đó là quan hệ con người với con người, con người với của cải vật chất,
con người với thế giới tự nhiên,... Nguyễn Huy Thiệp khai thác những vấn đề
muôn thuở của con người bằng một cái nhìn mới mẻ và sắc sảo, nhờ vậy những tác
phẩm tự sự của anh thực sự có một phong cách, một sự hấp dẫn đối với người đọc.
Bởi thế, với việc khai thác kiểu cấu tứ tự sự này, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần
đáng kể vào việc làm phong phú những giá trị tư tưởng nghệ thuật của văn học nói
chung.
2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du"
Người kể chuyện trong truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát đã từng chiêm
nghiệm: "Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du". Kể về những
con người suốt đời bị ám ảnh bởi một huyền thoại, tin tưởng tuyệt đối vào huyền
thoại đó, suốt đời đi tìm huyền thoại là một kiểu cấu tứ khá phổ biến trong các
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Qua các tác phẩm của anh, người đọc bắt gặp
khá nhiều nhân vật tin vào những truyền thuyết, những huyền thoại. Dường như có
một sức mạnh siêu nhiên nào đó khiến họ luôn luôn bị ám ảnh bởi những huyền
thoại đó. Người ta có thể lìa bỏ quê hương, gia đình cùng những người thân yêu;
có thể bất chấp cả hiểm nguy, tính mạng bản thân quyết chí ra đi mong gặp được

những điều chỉ có trong cổ tích.
Nhân vật "Tôi" trong Chảy đi sông ơi mang một niềm tin mãnh liệt vào sự có thật
của "truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen" trên khúc sông làng quê mình. Anh
ta tin tưởng rằng thế nào mình cũng sẽ gặp được con trâu, bởi "những người đánh
cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó". Con trâu "thường xuất hiện vào lúc nửa
đêm. Nó ở dưới đáy sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng vút
cao, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì
bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức
lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá". Cho dù người ta đã cho anh
biết, chuyện về con trâu đen chỉ là chuyện giả, chuyện bịa, không có thật, nhưng
anh vẫn tin. Suốt một thời thơ bé, câu chuyện về con trâu đen ám ảnh anh. Đã bao
lần anh nài nỉ những người đánh cá cho anh đi đánh cá đêm cùng với họ, bị họ hăm
dọa, chửi rủa, thậm chí có lần bị hất xuống dòng nước giữa đêm đen, may có người
cứu thoát chết. Và quả thực, như người ta đã nói với anh, anh không bao giờ nhìn
thấy con trâu ấy. Nhưng anh được gặp một người tốt, con người đã bất chấp những
điều kiêng kị cứu anh thoát chết, người đã bảo toàn mạng sống cho anh, người đàn
bà bên bến sông - chị Thắm. Chị đã cứu thoát bao người chết đuối, nhưng cuối
cùng "lại chết đuối mà không có ai cứu...".
Tiêu biểu cho kiểu cấu tứ này phải kể đến truyện ngắn Con gái thủy thần. Huyền
thoại kể rằng trong trận bão mùa hè năm 1956, ở bãi nổi trên sông Cái có một đôi
giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông, sinh ra một đứa
bé. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả, "đồn" rằng có người đem về nuôi, "lại
đồn" các xơ trong nhà tu kín đón về đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn Thị
Phượng.
Đối với Chương - nhân vật xưng "Tôi" trong truyện ngắn này, chuyện Mẹ Cả ám
ảnh anh "suốt một thời niên thiếu". Có người đã cho Chương biết chuyện Mẹ Cả là
chuyện họ bịa ra, nhưng anh vẫn tin rằng "con gái thủy thần" là có thật. Sức mạnh
của niềm tin, sự ám ảnh thôi thúc khiến anh dứt bỏ quê hương và những người thân
yêu để ra đi, "nhằm hướng mặt trời mọc mà đi". Trên bước đường đi tìm con gái
thủy thần anh đã phải trải qua bao cay đắng, vất vả, nhục nhã. Anh đã làm việc

không công, bị hành hạ về thể xác, bị dày vò về tinh thần. Anh đã gặp những người
con gái tên Phượng. Trong số họ, cô thì gieo vào anh cái khao khát yêu đương
nhưng không bao giờ gặp lại anh, cô thì đòi hỏi anh về thân xác, cô thì dành cho
anh những tình cảm yêu đương chân thành. Nhưng tất cả họ không ai là người con
gái mà anh đang tìm kiếm. Anh vẫn ra đi, vì nếu anh tìm thấy nàng anh "sẽ không
hối tiếc gì về cuộc sống", vì anh "muốn xem phía trước có gì"...
Niềm tin về những huyền thoại phù du của những nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đều vô cùng tha thiết. Họ khát khao một ngày kia sẽ đạt được
điều họ đang tin. Sức mạnh niềm tin của họ cực kỳ mãnh liệt. Tất cả họ đều tin
tưởng một ngày kia huyền thoại đang ám ảnh họ sẽ trở thành hiện thực. Đọc những
truyện ngắn theo kiểu cấu tứ của Con gái thủy thần, người đọc có cảm giác mình
đang được gặp lại trong văn học hiện đại những nhân vật cổ tích, đang được sống
trong một thế giới cổ tích.
Điều khác biệt là trong thế giới nghệ thuật cổ tích mọi huyền thoại, niềm tin đều có
thể trở thành hiện thực còn ở Nguyễn Huy Thiệp điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Trong cổ tích mọi mâu thuẫn, xung đột được giải quyết bằng phép nhiệm màu, còn
trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mọi thứ vẫn được tuân theo quy luật vận
hành của vũ trụ, của đời sống xã hội hiện đại. Dường như những nhân vật trong
những truyện ngắn theo kiểu cấu tứ này là những người của thế giới cổ tích xa xưa
còn xót lại. Họ không thể hòa nhập được với những con người hiện đại. Họ cô đơn
trong hành trình đi tìm những điều kì diệu chỉ có trong cổ tích. Họ thường bị những
người hiện đại giễu cợt. Chương trong truyện ngắn Con gái thủy thần đã từng bị
người ta giễu cợt như thế:
"Trò chuyện mãi, tôi hỏi lão già về chuyện Mẹ Cả. Lão già ôm bụng cười lăn lộn,
đôi chân liệt bất động trông rất đáng sợ. Tôi chưa thấy ai khủng khiếp như vậy.
Lão già bảo tôi: "Mày có trông thấy cái nia rách kia không? Đôi giao long quấn
nhau ở trong ấy đấy...". Lão già lại cười. Tôi kinh hoàng sợ hãi. Lão già lại bảo:
"Hồi ấy tao chưa bị liệt. Tao bịa ra chuyện Mẹ Cả. Ai cũng tin. Mộ Mẹ Cả kia kìa,
mày muốn biết hình Mẹ Cả đào lên mà xem". Lão già chỉ một nấm đất gần kề gốc
muỗm. Tôi lấy chiếc mai trong lều ra chỗ nấm đất, đào lên. Tôi đào theo kiểu

người ta vẫn đào khi bốc mộ. Được hơn một mét, tôi lôi dưới ấy lên một khúc gỗ
mục chẳng hình thù gì...".
Những con người như vậy cũng thật lạc lõng giữa cuộc sống đời thường. Chương -
chàng thanh niên trong truyện Con gái thủy thần cảm thấy không chịu được cuộc
sống nhạt nhẽo vô vị:
"Mẹ tôi bảo: "Chương ơi, thế con bỏ mẹ đi à?". Tôi không trả lời, tôi vụt ra ngõ
như chạy. Tôi biết, nếu tôi dừng lại lúc này thì tôi sẽ không bao giờ đi nữa. Tôi sẽ
quay lại công việc của mười năm trước; tôi sẽ cứ thế cho đến rốt đời: sáng kéo cày,
chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ. Tôi sẽ kéo mòn kiếp sống của tôi như thế.
Như thể bố tôi, như ông Nhiêu, như ông Hai Thìn, như những người dân hiền lành,
lam lũ ở quê hương tôi".
Cũng bởi họ tin vào, quyết đi tìm cho được những điều phù du nên thường phải
chịu gánh chịu những kết cục thật đáng thương tâm. Chàng trai mồ côi tên Khó
trong truyện Trái tim hổ (Những ngọn gió Hua Tát) giống như bao người con trai
bản Hua Tát tin vào câu chuyện dùng trái tim con hổ dữ có thể chữa khỏi bệnh liệt
hai chân cho người con gái tên Pùa có sắc đẹp không ai bì kịp.
Bất chấp mọi hiểm nguy, những chàng thanh niên vì yêu Pùa, vì tin vào lời đồn về
phép màu của trái tim hổ vẫn vác súng vào rừng, quyết săn bằng được hổ dữ. Đã
"Hơn mười người chết vì con hổ dữ. Tiếng khóc than lẫn với tiếng gió hú dài âm
âm trong bản. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bứa chín cây,
cuối cùng chỉ còn một người. Người ấy là Khó". Chuyện trái tim hổ chữa lành
bệnh cho Pùa chẳng bao giờ trở thành sự thực. Chỉ có một sự thực xót xa: "Hơn
mười người chết trong mùa đông ấy vì con hổ dữ. Thêm hai người nữa chết dần
sau câu chuyện đó. Hai người ấy là Pùa và Khó...".
Kiểu cấu tứ kể về những con người "từng đi tìm bao điều phù du" trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trước hết cho thấy sự hoài vọng về một thế giới tinh thần
với những giá trị nhân văn thuần khiết. Kiểu cấu tứ ấy còn là mơ ước của nhà văn
về một xã hội tốt đẹp hơn; ở đó con người và con người sẽ chỉ có tình thương, tình
yêu, lòng bao dung; ở đó những kẻ vô tình, vô nghĩa, tăm tối và bặm trợn không
bao giờ còn tồn tại.

Hơn thế, những tác phẩm thuộc kiểu cấu tứ tự sự này còn là lời nhắc nhở, thức tỉnh
những ai còn mơ mộng, tin tưởng vào những điều huyễn hoặc hãy biết sống tỉnh
táo hơn, lý trí hơn, khôn khéo hơn. Cuộc sống hiện đại với bao quan hệ bộn bề cần
những con người luôn biết xét đoán thông minh, biết ứng xử để giành cho những
giá trị đích thực có một chỗ đứng xứng đáng. Đó chính là những thông điệp mà
nhà văn muốn gửi gắm, sẻ chia. Trong trí nhớ của người đọc Nguyễn Huy Thiệp
như còn vang mãi những lời thơ:
Sự nhẹ dạ của lòng người
Tôi nhẹ dạ, anh nhẹ dạ, chị nhẹ dạ
Và em nữa, em thân yêu
Em nhẹ dạ qua chừng
Chúng ta đều nhẹ dạ ở cõi đời này
……………..
Em nhẹ dạ quá chừng
Trái tim em trong trắng thế
Và đôi môi em tinh khiết thế
Đôi mắt em buồn tái tê
Niềm tin kia...
Niềm tin chẳng giả thiết gì, chẳng điều kiện gì
Còn nếu tôi là quỷ dữ?
Anh là quỷ dữ, chị là quỷ dữ?
Bố mẹ tôi là quỷ dữ?
Sự nhẹ dạ của lòng người
Có chắp cánh cho chúng ta bay lên Thiên đường được không?
(Những bài học nông thôn)
3 - Con người với tâm trạng "Sao tôi cứ như lạc loài"
Đọc Tướng về hưu nhiều người còn nhớ nhân vật chính của tác phẩm - vị Thiếu
tướng về hưu Nguyễn Thuấn. Ông là một vị tướng chỉ huy trong quân đội, nhưng
khi trở về cuộc đời thường, chứng kiến bao chuyện đau lòng, ngang tai trái mắt của
những người trong gia đình, họ hàng, làng xóm, ông bất lực. Cuộc sống hiện tại

không có chỗ dành cho ông. Cho dù đã cố gắng, ông cảm thấy không thể hòa nhập
được với mọi người. Bao chuẩn mực đạo đức mà ông cho là cần thiết thì những
nguời xung quanh ông chỉ cho đó là những thứ không cần đếm xỉa. Ông không thể
hiểu được những chuyện như tại sao con trai ông lại tỏ ra yếu hèn trước tay trai lơ
tên Khổng thường lấy "thơ ca" ve vãn con dâu mình:
"Cha tôi bảo: "Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình". Tôi
bảo: "Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm". Cha tôi bảo: Anh cho là trò đùa
à?". Tôi bảo: "Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng".
Cha tôi bảo: "Sao tôi cứ như lạc loài".".
Chẳng phải riêng ông, ngay cả người con trai, con người vẫn hằng ngày được hòa
nhập trong cái đời thường đó cũng cảm thấy rất cô đơn. Nhưng cái cô đơn của anh
là cái tâm trạng của những người sống nhạt nhòa, đơn điệu giữa cuộc đời. Anh cơ
hồ cảm thấy một sự li tán của những người đang sống quanh anh. Mỗi người như
đang đuổi theo những cách sống, những cách hiểu, hơn thế, những cách quan niệm,
những mục đích khác nhau. Giữa họ không có một sợi dây ràng buộc nào về tinh
thần. Họ là vợ chồng, họ là cha con, là anh em, chú cháu, hàng xóm…nhưng mỗi
người chỉ là một cá nhân cô đơn, tội nghiệp. Tất cả họ đều rất đáng thương. Khi
người mẹ anh qua đời, người ta cho tiền vào miệng bà, con gái anh hỏi:
"Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà?". Cái Vi
bảo: "Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố?". Tôi khóc: "Các con không hiểu
đâu. Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín". Cái Vi bảo: "Con hiểu đấy. Đời người
cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần".
Những nghiệt ngã của cuộc đời đeo đẳng người ta đến cả khi đã lìa bỏ trần thế.
Đằng sau những lời nói hồn nhiên của những đứa trẻ là một sự thật sa sót của cõi
người. Anh "không hiểu" hay anh không đủ tự tin để tin vào điều mình hiểu. Cái gì
làm anh không có đủ tự tin? Phải chăng chính là sự đơn độc của lòng người. Bởi
thế anh "thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi
nữa".
Không chỉ ở Tướng về hưu mà nhiều nhân vật trong các truyện ngắn khác của
Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn cảm thấy cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời. Kiểu nhân vật

như vậy xuất hiện khá nhiều, có vai trò dẫn dắt mạch truyện, tạo nên một kiểu cấu
tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyên do đâu mà xuất hiện kiểu con người cô đơn? Khi xây dựng những tác
phẩm tự sự theo kiểu cấu tứ về những con người cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp đã
nhạy cảm bắt nhận được những vấn đề nóng của đời sống xã hội. Một điều tưởng
như mâu thuẫn nhưng hoàn toàn có thể hiểu được là có bao người đang sống giữa
nơi phố phường nhộn nhịp nhưng lại cảm thấy cô đơn tột đỉnh. Đó hoàn toàn
không bởi họ không có người thân mà vì một lý do khác, một lý do như nhân vật
xưng "Tôi" trong Tướng về hưu đã cảm thấy. Cuộc sống hiện đại gấp gáp quá, hối
hả quá; con người hiện đại nhiều tham vọng quá; bao người đang say mê rượt đuổi
tiền tài, địa vị, danh vọng. Họ chỉ nhớ đến những ý muốn, mục đích của bản thân.
Làm sao con người không cảm thấy bơ vơ khi bên cạnh mình là những người như
thế.
Phần lớn những nhân vật cô đơn là những người phải sống bên cạnh những con
người coi thường những giá trị tinh thần, coi trọng những giá trị vật chất, ham
muốn hưởng thụ, chiếm đoạt. Đặng Xuân Bường - nhân vật chính của truyện ngắn
Những người thợ xẻ - là một nhân vật thuộc kiểu người như thế. Anh ta nhìn mọi
thứ bằng con mắt của một kẻ hoàn toàn thực dụng. Tình yêu đối với anh ta là
chuyện của giống đực đối với giống cái. Giá trị của một con người đối với anh ta là
tiền. Bường có thể quy mọi thứ ra tiền, kể cả lòng tốt. Bường có thể hành động một
cách trắng trợn, thô bỉ, khốn nạn để có được tiền, để thỏa mãn nhục dục. Cũng
chính bởi thế anh ta chỉ cảm thấy một cách "hình như" về những giá trị tinh thần
mà một người bình thường cũng có thể hiểu được:
"Chị Thục bảo: "Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự với tạo hóa, trung thực đến
đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người". Anh Bường bảo: "Ngọc
ơi, mày chép lấy câu này. Nó tù mù về hình thức nhưng ẩn chứa nội dung gì
đấy".".
Cũng có thể hiểu câu nói của Bường như một sự giễu cợt những giá trị đạo đức,
nhân cách mà người phụ nữ ấy muốn nhắn nhủ đến mọi người.
Với những người như Bường, có thể hiểu được tại sao lại có sự xung đột dữ dội

giữa Bường và chàng thanh niên tên Ngọc - nhân vật xưng "Tôi" trong tác phẩm
này. Bên cạnh những người như Bường, Ngọc cô đơn, cô đơn một cách tuyệt vọng.
Ngọc có cảm giác những người quanh anh, những người mà anh gặp không thể
hiểu được bao tình cảm vô cùng quý giá mà anh đang ôm ấp. Những tình cảm đang
mỗi ngày khiến anh đau đớn, nuối tiếc. Anh từng bộc lộ tâm trạng ấy với người
con gái mới quen, đó là Quy: "… Quy bảo: "Anh nói hay nhỉ? Em chẳng hiểu gì".
Tôi bảo: "Em chẳng hiểu gì đâu". Trong lòng tôi một nỗi căm giận vô cớ bỗng
dưng vụt đến, khiến tôi đắng khô miệng lại". Tất cả những gì Ngọc gặp trên bước
đường đẩy ý nghĩ của anh đến sự cô đơn khắc khoải:
"Người dưng ơi người dưng, một triệu người tôi gặp trong đời có ai là máu của
máu tôi? Là thịt của thịt tôi? Có ai sẽ sống vì tôi và chết vì tôi? Có ai không? Có ai
là hoàng đế của tôi? Cũng là thần tử của tôi? Ai là tâm phúc với tôi? Là hy vọng
của tôi? Cũng là địa ngục của tôi".
Những con người cô đơn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp thường sống
trong một tâm thế yếu đuối, tuyệt vọng. Họ thật sự khiến tất cả người đọc phải giật
mình nghĩ về bản thân và những người xung quanh. Tiếng kêu của họ hoàn toàn
chính đáng. Cần phải quan tâm sẻ chia, đồng cảm với những người quanh ta; cần
phải giáo hóa những con người vị kỉ, thực dụng chính là tư tưởng mà Nguyễn Huy
Thiệp muốn gửi gắm tới cuộc đời.
Người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn là người mang trong mình
những tư tưởng tiến bộ về quan hệ cộng động, về tình thương yêu. Họ không chấp
nhận cuộc sống đua chen, phồn tạp thị thành. Nhân vật thầy giáo Triệu trong thiên
truyện Những bài học nông thôn là một người thành phố, nhưng bao giờ anh cũng
nói với mọi người: "Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn". "Bố mẹ anh ở
Hà Nội, bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm.
Anh sống độc thân, đã ở làng này chín năm, anh chẳng bao giờ về thăm gia đình
mình ở thành phố, nghe nói bố mẹ anh đã "từ" anh,...". Anh yêu thương những
người nông thôn, đồng cảm với nỗi cực nhọc mưu sinh của họ. Người thầy giáo ấy
đã dứt bỏ thành phố để về sống với những người nông dân, mở mang tri thức, tầm
nhìn cho họ, bởi theo anh họ khổ bởi họ còn quá "nhẹ dạ nông nổi". Về với nông

thôn anh tìm được chỗ đứng của mình, anh sống chan hòa giữa họ. Những người
nông dân tin yêu anh, gửi gắm con em họ cho anh dạy dỗ... Anh yêu thương những
người nông thôn như máu thịt của mình, bởi thế, để chở che cho họ anh đã không
tiếc cả mạng sống.
Viết về sự cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp nối sáng tạo một tư tưởng truyền
thống trong văn học, như chính nhân vật xưng "Tôi" trong Tướng về hưu đã từng
nhận thấy: "Đọc Loócca, Uýtxman… tôi cứ mơ hồ thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là
những con người cô đơn khủng khiếp". Cũng vậy, có thể nói đến một con người cô
đơn, một cấu tứ tự sự về những con người cô đơn trong tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp. Cái mới lạ, độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp chính là ở chỗ anh đã thổi vào
những hình tượng nghệ thuật của mình dáng dấp con người hiện đại, với những
vấn đề của thời hiện đại. Chính bởi thế tác phẩm của anh đã được bạn đọc đón
nhận và có một vị trí xứng đáng trong văn học Việt Nam hiện đại.
* * *
Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn có thể có những kiểu khác
nữa, song với những gì mà chúng tôi đã tìm hiểu cũng có thể nhận thấy rằng việc
tìm hiểu cấu tứ tự sự của truyện ngắn nói riêng và thể loại tự sự nói chung có thể
mở ra cho người đọc một hướng tiếp cận tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, tạo
những cơ sở giúp cho người nghiên cứu đánh giá khá chính xác về giá trị của tác
phẩm, đóng góp của một nhà văn đối với nền văn học.
Chân dung Nguyễn Huy Thiệp
VIỆT VĂN
Nguyễn Huy Thiệp là một cái tên làm dậy sóng văn đàn Việt Nam- một người mà
nói như nhà văn Nguyễn Việt Hà nói “chỉ cần viết 3 truyện ngắn đã thành nhà
văn”. Ông đã ghi, không đúng hơn là tạc dấu ấn vào văn học đương đại VN với
một series truyện ngắn xuất sắc mà tốn nhiều miệng lưỡi thế gian hơn cả là “Tướng
về hưu”, “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Muối của rừng”. Hàng trăm bài báo bàn tán về
hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, chửi bới cũng có dĩ nhiên không nhiều bằng ca
ngợi, tung hô.
Nhưng dù ở chiều nào, người ta phải thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng.

Ông đã nhìn lại những biến cố lịch sử của dân tộc Việt theo góc nhìn riêng của nhà
văn là ông bây giờ với cách lý giải riêng. Ông đã vẽ lại các nhân vật lịch sử với
những chi tiết rất đời, thậm chí rất thô tục trong những truyện tạm gọi là truyện dã
sử - mà tiêu biểu là Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Truyện của ông hấp dẫn mang màu sắc liêu trai và đầy đủ ma lực của những con
chữ, với lối hành văn rất cộc, rất thô “tôi bảo, ông bảo” nhưng khi cần thể hiện khả
năng tả cảnh tả tình, ông chấm phá thật khéo mà bao nhà phê bình đã khen đứt lưỡi
từ “thao thiết” như một sáng tạo ngôn từ độc đáo của Thiệp- mà theo tôi nó cũng
vừa phải thôi.
Nhưng ấn tượng của tôi lại nằm ở “Không có vua” (mà sau này ông viết thành
kịch) với sự mô tả hiện thực nghiệt ngã với sự hỗn loạn cùng chung sống, cùng tồn
tại trong một gia đình mà chi tiết “ai đồng ý bố chết giơ tay” làm tôi không thể
quên.
Văn Thiệp lạnh lùng và lắm khi tàn nhẫn đến ghê người, nó giải phẫu sự xấu xa
thẳm sâu trong mỗi cá nhân đến từng mi li mét. Nó làm nhiều độc giả hoảng kinh:
không lẽ trên đời có loại người như thế à! Nhưng thói đời vẫn thế, sự xấu xa độc ác
bao giờ cũng ghim dấu ấn vào lòng độc giả mãnh liệt hơn cái tốt, người tốt.
Văn là người - không hẳn là chính xác, nhưng chí ít nó cũng phản ánh một góc nào
đó của tác giả- góc nhìn nhân sinh xuất phát từ nguồn gốc dân tộc học, môi trường
sống và nền tảng- sự tích luỹ văn hóa của cá nhân.
Dạo đầu, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trước đám đông với vẻ nhũn nhẵn, rụt rè
(cố tình) thậm chí có thể coi là hơi yếm thế, đến hội thảo Viện văn học ông chỉ nhỏ
nhẹ: tôi là giáo viên dạy sử. Truyện tôi có gì tôi đã nói hết trong đó. Các anh chị
đọc sẽ thấy, tôi không có gì để mà nói.
Nhưng về sau, khi tên tuổi ông đã quá sáng, ông lập ngôn hơi nhiều. Gây ồn ào văn
đàn bằng series bài phê bình thẳng tay đập chan chát vào mặt người ta, chẳng sợ
mất lòng ai, với sự yêu ghét rõ ràng. Ông động chạm đến những vấn đề nóng, bức
xúc của văn học VN với cái nhìn của một nhà văn giỏi muốn làm nhà phê bình khó
tính. Nhưng ông cũng lại mắc bệnh “yêu ai yêu cả đường đi” mà trường hợp quá ca
ngợi nhà thơ Đồng Đức Bốn là một ví dụ. Tuy nhiên tính cực đoan gây khó chịu

cho nhiều người trong giới của ông cũng là nét hấp dẫn làm nên sức hút của nhà
văn thích phê bình Nguyễn Huy Thiệp.
Trong những chuyến đi nước ngoài, ông hay phát biểu và nhiều khi mang tính
phản kháng một cách không cần thiết và không đúng như hoàn cảnh thuận lợi của
ông. Có cảm giác khi đó một người khác nhập vào ông, nói hộ ông, hay bởi tinh
hoa của Nguyễn Huy Thiệp đã hiện lên trang viết, còn ngoài đời, ông cũng phải lụy
một số người trong quy luật trò chơi cuộc đời?
Rồi đến khi ông bắt đầu viết tiểu thuyết với một quan niệm rõ ràng: “tôi đã có
khoảng hơn 50 truyện ngắn, đều "đứng vững" suốt nhiều năm qua. Ở một khía
cạnh nào đấy, tôi coi truyện ngắn như những tác phẩm "luyện tập". Còn tiểu thuyết
đòi hỏi dụng công hơn rất nhiều”(*).
Cuốn đầu tiên: “Tuổi 20 yêu dấu” là một vụ làm ăn, dù lý do viết rất đời: Đầu
tháng 12 năm ngoái, tôi đưa thằng con thứ hai ra đảo cai nghiện. Hai bố con được
ông giám đốc Công ty Môi trường đô thị Cát Bà cho một căn hộ 6m2. Chật chội,
buồn và cô đơn. Lại nhìn thằng con ngày ngày vật vã với ma túy, tôi nảy ra ý đồ
viết một cuốn sách cho thanh niên(*).
Ông tự tin: Đây là cuốn tự truyện của một thanh niên 20 tuổi. Do đó, giọng điệu tác
phẩm là trẻ trung, tươi tắn. Nhịp điệu và tiết tấu cũng nhanh hơn. Người Trung
Quốc định nghĩa tiểu thuyết là "những chuyện cóp nhặt vỉa hè". Tôi cho rằng ở một
góc độ nào đó thì quan niệm này là đúng. Tôi đã áp dụng nguyên tắc cóp nhặt và
vụn vặt từ đời nhà Thanh vào 30 chương của cuốn tiểu thuyết dày 300 trang này.
Tuổi 20 yêu dấu sẽ không thể rải đầy hoa hồng mà phải sặc mùi ma túy và cave.
Nó sẽ là liều vaccine cần thiết cho thanh niên, những kẻ béo bệu bị nhồi nhét bởi
hàng mớ kiến thức giáo khoa(*).
Nhưng khi “Tuổi 20 yêu dấu” thất bại với độc giả mến yêu ông.
Ông lại mềm dẻo trong ngôn từ “Nếu so với các truyện ngắn tôi đã viết thì nó đúng
là... một bước lùi. Nhưng cuốn tiểu thuyết này lại mở ra một thời kỳ mới của tôi,
vậy thì nó là một bước tiến. Tôi mong “Tuổi 20 Yêu Dấu” sớm được xuất bản để
lắng nghe dư luận. Phải lắng nghe, mới điều chỉnh mình được.(*)
Cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông “Tiểu Long Nữ” lấy tứ một vụ án xấu xa của một

quan chức. Nguyễn Huy Thiệp bộc bạch:
Cách đây 3 năm, tôi nhận được đơn đặt hàng viết một cuốn tiểu thuyết, khai thác
sự kiện bê bối đang râm ran trên báo chí. Và tôi viết rất nhanh, chỉ trong vòng 15
ngày. Nói thật, “Tiểu Long Nữ” là tác phẩm viết ra từ một câu chuyện nhảm nhí,
nhằm mục đích kiếm tiền và mua vui thôi….Tôi biết, “Tiểu Long Nữ” có thể khiến
nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ,
không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm. Hơn nữa, khi viết
sách thị trường, không phải ai cũng dễ dàng thành công. Trong thời buổi của
Internet, truyền hình, con người có rất ít thời gian dành cho sách vở như hiện nay,
tôi thà viết một cuốn sách khiến độc giả phải đọc một mạch từ đầu đến cuối còn
hơn là những tác phẩm nặng nề, khiến họ ê a ngày này qua tháng khác.(*)
Và rồi Nguyễn Huy Thiệp lại viết tiếp cuốn thứ ba “Gạ tình lấy điểm” mỏng dính
và cũng xuất phát từ một vụ bê bối có thật của thày giáo với nữ sinh. Sự chán nản
của nhiều độc giả vốn yêu mến ông hóa thành phẫn nộ với một số. Báo chí, truyền
thông chê bôi, phê phán ông. Nguyễn Huy Thiệp phản bác lại:
- Không nên phân biệt văn chương đích thực và văn chương không đích thực.
Không có văn chương nào là không đích thực cả. Mỗi một tác phẩm được viết ra
đều có một giá trị nào đó. Vấn đề là anh có biết làm cho nó có giá trị không thôi.
Không thể coi cốc sinh tố tại nhà hàng sang trọng là có giá trị còn củ khoai củ sắn
bán rong ngoài kia thì không. Tất nhiên, giá trị của chúng khác nhau(*).
Tuyên ngôn về nghề viết của ông: Không có lối viết mới nào hết. Nhà văn nào
cũng vậy, chỉ có một lối viết duy nhất: đơn giản, chính xác, thanh đạm (tiết chế
cảm xúc tối đa). Viết văn phải được coi là một quá trình dưỡng tâm, học đạo.
Người xưa từng coi việc đọc sách, viết sách nhằm mục đích để cầu đạo, học đạo
chứ còn ngoài phận sự đó ra (như kiếm tiền hoặc cầu danh lợi) thì rất tiếc sự ấy chỉ
tổ làm hư cho con người. "Cả một đời hư", đó là kết luận cho cuộc đời của rất, rất
nhiều người. Tôi cũng là một người hư luôn cố gắng tu tỉnh mà thôi…(*)
Cuộc sống ngày càng hình như khắc nghiệt hơn, văn học nên biết cách làm cho nó
dịu đi nên làm cho nó đẹp hơn và nhân đạo hơn một cách nghệ thuật… Ngày xưa
Lão Tử nói rằng: "Người thượng sĩ nghe đạo thì cung cúc ân cần mà làm theo,

người trung sĩ nghe đạo như nhớ như quên, kẻ hạ sĩ nghe đạo thì cười ầm lên, nếu
chẳng cười thì đâu gọi là đạo". Tôi chỉ là một trung sĩ quèn, quên quên nhớ. (*)
Các bạn văn của ông cũng nhiều ý kiến khác nhau ồn ào. Người cho ông đã hoàn
thành sứ mệnh của nhà văn. Đã lên đỉnh và đang đi xuống. Đã có quyền “chơi
văn”. Người cho không nên dùng văn chương kiếm tiền, mà viết báo thì hợp hơn vì
ông vốn láu cá.
Nguyễn Huy Thiệp trong bóng tối hẳn mỉm cười. Thiên hạ khen chê gì ông cũng
mặc kệ. Vì một người như ông đã biết phân định mọi thứ rạch ròi thì chủ nghĩa
makeno (mặc kệ nó) đã ngấm trong máu ông. Viết để kiếm tiền mà kiếm nhiều tiền
là điều bao kẻ thèm muốn. Ông đã quá đủ danh vọng rồi, trời không cho ai nhiều
quá.
Chỉ có nỗi ngậm ngùi của ông: Nguyễn Huy Thiệp chỉ là một cây bút truyện ngắn
chứ khó mà thành một nhà tiểu thuyết. Cái thất bại đó hiện hình trong ông khi ông
hoàn thành “Tuổi 20 Yêu Dấu”.
Tôi tin là thế bởi Nguyễn Huy Thiệp là người biết mình, biết tung hỏa mù dư luận
cho vui, để ngó xem thiên hạ cãi nhau về mình chơi.
Ông từng nói: Chất lượng tác phẩm phụ thuộc vào chính bản thân nó chứ không
phải ở các thủ tục rườm rà của tay nhà văn, hoặc thời gian sáng tác ngắn hay dài.
Tôi thấy nhiều người trước khi viết phải chay tịnh, ngồi thiền, trai giới... Thật là dớ
dẩn. Vả lại, khi tư tưởng chưa chín muồi thì viết cái gì cũng khó, tiểu thuyết hay
truyện ngắn cũng vậy. (*).
Trong lĩnh vực văn học, có 2 yếu tố tạo nên khoảng cách: năng lực cá nhân và môi
trường sống. Đây là điều các nhà văn Việt Nam phải vượt qua nếu muốn hội nhập
với thế giới. Thế hệ chúng tôi đã gắng hết sức rồi. Giờ phải trông chờ vào thế hệ
sau. Tôi thấy tiếc cho các nhà văn trẻ của chúng ta; lắm khi, người ta không chịu
dấn thân, không chịu nỗ lực(*).
Mấy năm gần đây, Nguyễn Huy Thiệp đã vào cái tuổi thích có đệ tử, cần một giảng
đường.
“Sau khi dấn thân vào văn chương, tôi thấy rõ một điều, nhà văn là đối tượng dễ bị
hiểu lầm nhất, hiểu lầm từ trong gia đình cho tới ngoài xã hội. Thậm chí có những

điều nhà văn viết thì mãi những thế hệ sau người ta mới nhận ra giá trị” (*).
Lời tâm sự đó bộc lộ đầy đủ sự kiêu bạc trong ông- một nhà văn tài năng, nhiều
mâu thuẫn, làm độc giả sung sướng, thất vọng và nhớ ông!
(*) Trích dẫn của Nguyễn Huy Thiệp
Đọc lại Vi Thuỳ Linh
Trần Đăng Khoa
Chúng ta vẫn còn nhớ cái khoảnh khắc Vi Thùy Linh xuất hiện vào tháng 10 năm
2000 cùng với tập thơ “Linh” này ở Nhà xuất bản Thanh niên. Khi ấy, người khen,
khen đến hết lời. Kẻ chê cũng chê đến cạn nhẽ. Đấy là một dấu hiệu đáng mừng.
Bởi cuốn sách đã không bị quên lãng. Nó đã có đời sống và số phận của nó. Đối
với việc sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự im lặng. Một tác phẩm ra đời, như hạt
cát ném vào vũ trụ, rồi mất hút trong cõi mịt mù giá lạnh, chẳng để lại một tiếng
vọng nào.
Khi bàn về thơ Vi Thuỳ Linh, có người đã gọi chị là nhà thơ đổi mới. Tôi không
nghĩ thế. Bởi nói đến những nhà thơ đổi mới, thì chí ít, họ cũng phải có những cái
cũ để mà đổi thành mới. Nhiều thi sĩ thành danh, đã dũng cảm đập vỡ mình ra, rồi
nhào nặn lại thành một gương mặt khác, với một vẻ đẹp hoàn toàn khác. Vi Thuỳ
Linh đâu phải thế. Chị sinh ra đã có gương mặt riêng, tiếng nói riêng. Chị không có
nợ nần gì với quá khứ, cũng ít tiếp nhận những giá trị của quá khứ. Và trong tâm
khảm, tôi tin Vi Thuỳ Linh cũng chẳng có ý thức quyết làm người tiên phong đổi
mới thơ ca. Đối với chị, hình như đó là một việc rất xa lạ. Chị chỉ sống đúng như
những gì mình có. Nghĩ theo cách nghĩ của riêng mình. Rồi cất lên tiếng nói cũng
của chính mình. Tất cả đều hồn nhiên và giản dị.
Nói đến tập thơ "Linh", cũng không ít người cho rằng, thơ chị luôn bị ám ảnh bởi
yếu tố sex. Và để minh chứng cho luận điểm của mình, người ta cũng thường chỉ
dẫn ra câu thơ: “Khoả thân trong chăn – Thèm chồng...”. Những điều Vi Thuỳ
Linh khao khát lại hoàn toàn không phải chuyện nhục dục:
Mình ôm lấy Anh ôm mình
Biết sự bình yên của mặt đất...
Và như thế, cái mà Vi Thuỳ Linh muốn vươn đến, luôn khát khao, đâu phải chuyện

Khoả thân – Thèm chồng, mà lại là sự bình yên của mặt đất kia.
Có thể nói, âm hưởng chính của cả tập thơ này, là sự phấp phỏng không yên của
một trái tim thông minh, nhạy cảm trước một thế giới hỗn mang, luôn quay đảo
đến chóng mặt.
Nơi em ở là phía ngày nắng tắt
Nỗi buồn nhiều như gió
Em ước thả được lên trời như bóng bay...
...Gió vẫn thổi, buồn phiền không mất nổi
Chỉ còn phía Anh thôi
Em không nhớ đã gặp Anh bao lần, bất kể khi nắng còn hay tắt
Để rồi đêm nay
Em cay đắng quay về khi Anh đẩy em bằng mắt!
Ánh mắt Anh – không – bay - được
Lòng em vỡ
Vỡ vào đêm chỉ thiếu một tháng trăng em tròn 19 tuổi
Sự khắc khoải, cô đơn ấy có khi lại ở ngay trong căn nhà vốn vẫn được coi là tổ ấm
của chính mình:
Bố
Mặt trời nóng nực và ồn ã
Con muốn gần ...lại sợ ...tan ra...
Mẹ
Mặt trăng xa
Con ngần ngại cận kề
Con
Vì sao lạc giữa
Lớn lên và sáng bằng nước mắt...

Và ngoài kia, cũng vẫn là một thế giới rộng lớn và luôn bất an:
Trái đất- cái cối xay rất cũ
Vòng vòng quay nặng nề mệt mỏi

Nóng dần lên, nước biển
Thức dậy những núi lửa
Những cánh rừng trơ cuống họng
Những người đàn bà teo tóp ôm con, không bật nổi tiếng khóc
...Nhiều vàng và kim cương, vẫn đói nghèo
...Tôi căm ghét ngày 15 tháng 7 năm 1996, cả loài người kinh ngạc
khi cừu Dolly ra đời
Gã Wilmut người Scotland chẳng có gì phải tự hào vì công trình của mình đến thế
Không ai ngăn cản ý đồ sinh sản vô tính là thành tựu của tiến hoá
Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft
Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình
Ngày đêm, nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu
Con người không ngây thơ, không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn
Màu dollar sắp nhuộm cả da trời...
Thơ Vi Thuỳ Linh là thế. Ngổn ngang và rậm rạp trong những nghĩ suy trăn trở của
ngày hôm nay. Tôi cũng đã từng nói ở đâu đó rằng, một người khi ngồi vào bàn
trang điểm thì dù ít, dù nhiều cũng đã tự thú nhận về sự khiếm khuyết của nhan sắc
mình. Vi Thuỳ Linh không cần phải trang điểm. Cũng như nhiều thi sĩ hiện đại, chị
vứt hết mọi son phấn loè loẹt của từng con chữ. Chị bỏ vần điệu, thậm chí bỏ kể cả
nhạc điệu, là cái tối thiểu cần phải có trong thơ. Nghĩa là chị tước hết mọi “trang
bị”, đến nỗi dường như không còn gì để nương tựa, bấu víu. Phải nói Vi Thuỳ Linh
là người dũng cảm và tự tin. Thơ chị có nội lực. Chị vịn vào nội lực ấy mà đứng
dậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt. Đọc chị, ta luôn có cảm giác
rợn ngợp như đang đứng trước một ngọn núi lửa vừa mới tuôn trào với một sức
mạnh không thể ngăn cản nổi. Lẫn trong ngổn ngang đất đá, nham thạch là không
ít những thỏi quặng quý. Có thể gọi Vi Thuỳ Linh là thi sĩ của tình yêu. Ai cũng có
thể yêu. Nhưng yêu được đến như Linh, có lẽ cũng chẳng có đến mấy người:
Hình như tôi cũng đã lớn lên cùng tình yêu dành cho Anh,
từ khi bắt đầu là bào thai con gái trong bụng mẹ
Tôi nghĩ thế, bằng giác quan thứ bảy

Cây thánh giá kết tạo từ linh giác
Tôi đã mang nó
Đi qua thời gian
Đi qua không gian
Phủ phục trước Anh
Hiến dâng trong hạnh phúc tuyệt đích của nô lệ tình yêu
không muốn được giải phóng.

Có người nói: "Cái đẹp cứu thế giới". Nhưng với Vi Thuỳ Linh, thì chỉ có tình yêu
mới cứu được thế giới này:
Khi yêu nhau, chúng mình đã thoát khỏi thế giới hỗn mang này, kiến tạo một thế
giới khác, chỉ có Anh và em, chỉ có Anh và em
Một thế giới hoà hợp và hứng khởi, bởi sự khám phá không ngừng, bắt đầu từ khi
mình biết vượt qua bức tường rêu kiên cố
Đó là ý nghĩa ngày mai được đón đợi
*
Ở thế kỷ 21, một bé trai hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, Trái đất rộng lớn chừng nào?
- Bằng ước mơ của mẹ về con
- Còn Cha của con?
- Người là một Thế giới

Thơ Vi Thuỳ Linh trong sáng và lành mạnh. Chị làm ta cảm động vì những ước
mơ rất thành thật. ước mơ được làm mẹ. Ta hãy nghe chị tâm sự với đứa con vẫn
còn ở trong nỗi khát vọng của mình:
Ngày xưa
Khi còn bé
Mẹ chỉ thích chơi trò "em bé"
Mẹ ôm búp bê, cho búp bê "bú tí"
...Mẹ đã chờ cha con xuất hiện suốt cả thời thiếu nữ

Mẹ chờ con, hiện thân của tình yêu mẹ với người đàn ông duy nhất ngự trị trái tim
và tâm hồn mẹ
Con, con ơi...
Không biết bao lần mẹ đặt tay lên bụng, gọi con
Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ
Mẹ muốn có thật nhiều mặt trời
Con ơi! con ơi!
Con đang bay ở đâu? Con đang bay ở đâu?
Hãy theo tình yêu của cha, đậu vào lòng mẹ...
Nhà thơ Xuân Diệu có lần nói rằng: “Một bài thơ sống được đến 50 năm, đã có thể
xem là vĩnh cửu, bởi nó có khả năng thoát được nạn ô xi hoá của thời gian”. Tất
nhiên, đó là cách tính của Xuân Diệu ở thời đại của ông. Bây giờ, những giá trị giả
tàn lụi nhanh lắm. Một bài thơ “sống” được 5 năm, đã có thể xem là điều đáng
mừng, bởi nó đã có dấu hiệu trụ được với thời gian. Tập thơ của Vi Thuỳ Linh ra
đời cách đây đã bảy năm, bây giờ đọc lại, ta vẫn không thấy cũ. Nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp rất có lý khi anh xếp Vi Thuỳ Linh là cây bút tiêu biểu nhất, đáng kể
nhất trên thi đàn thơ trẻ hiện nay.
Tôi cũng rất yêu cái cảnh sắc thần tiên rất đỗi thanh tao này:
Tên Anh thành tượng thanh của tín niệm
Trong cơn mơ chập chờn, em thấy Anh vừa tắm nước sông Hằng tinh khiết, đến
nâng em đi về phía dòng sông ngọc bích hắt sáng đến chân trời nơi đầy hoa Thuỳ
Linh nở
Ở bên Anh, cả khi Anh không còn đủ sức nâng em trên cánh tay mình, em sẽ Anh
để mái tóc em chảy lấp lánh nếp nhăn trên khuôn mặt Anh, phủ kín tóc bạc của
Anh trong sự run rảy vỗ về của ngón tay mềm ấm
Anh lại ru em những lời linh thiêng...
Hà Nội 1-1-2007
T.Đ.K
Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986
Phùng Gia Thế

Gần đây, thuật ngữ “hậu hiện đại” được giới cầm bút VN nhắc tới ngày một nhiều
trong các cuộc hội thảo, toạ đàm và các bài phê bình, nghiên cứu. Phút đầu bỡ ngỡ,
mới làm quen, nó được gọi một cách đầy nghi ngờ, như một hiện tượng “quái
chiêu” hoặc có hơi hướng “tội phạm”: “cái gọi là hậu hiện đại”.
Tới nay, sau khoảng hơn chục năm, dầu đã bớt đi sự ngờ vực, song giới nghiên cứu
nhìn chung vẫn còn có thái độ dè dặt khi tiếp cận nó. Điều này không phải không
có cơ sở. Nhiều người lo bị phê là mắc chứng sính dùng thuật ngữ mới để làm
sang, để trang trí. Có người lại nghĩ ngay: nước mình đang trong quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, nói “hậu hiện đại” làm chi. Có người lại cho đây là sự
bày đặt khái niệm. Kẻ ôi dào, bên Tây thì trào lưu trường phái của họ cứ ồn ào
xôm xả, biết đâu mà lần. Ai đó cũng có thể quan niệm: viết văn thì lúc nào mà chả
rốt ráo tìm tòi, sáng tạo, nhiều giá trị văn học chẳng đã trở thành vĩnh cửu đó sao,
hà tất cứ phải dán nhãn rằng hiện đại hay hậu hiện đại... Và, thêm một lý do nữa,
giản dị hơn nhiều: nó khó. Khó, nhưng giàu tiềm năng, cho nên những người cầm
bút VN vẫn có những quan tâm đáng kể, với hy vọng: biết đâu, từ cách tiếp cận
này mà ta có thể đối thoại được nhiều hơn với văn học đương thời; biết đâu, đây lại
chẳng phải là một khuynh hướng có nhiều triển vọng... Rồi nữa, ta cứ gọi mãi văn
học sau 1986 là “văn học đổi mới” liệu đã thoả đáng chưa, trong khi đổi mới là bản
chất của văn nghệ mọi thời? Nền văn học VN từ sau 1986, có hiện tượng nào nên
gọi là “hậu hiện đại” không, hay cứ như cũ mà gọi: sự tiếp nối sử thi, phản sử thi,
hay tiếp tục hiện đại hoá...?
Tôi cho rằng, việc đặt ra các thuật ngữ này hay khác để khái quát đặc điểm những
giai đoạn phát triển của văn hoá - xã hội hay văn nghệ là một đòi hỏi tất yếu lịch
sử, xin miễn bàn. Vậy nên, sau từ “nghệ thuật”, ta luôn luôn có các định ngữ đính
kèm, kiểu: “nguyên thuỷ”, “trung cổ”, “cận đại”... Thế thì, việc dùng thuật ngữ
“hiện đại”, rồi “chủ nghĩa hiện đại”, phải chăng lúc đầu không gây chút bỡ ngỡ nào
hay sao cho những người thời đó quen với “trung cổ”, “phục hưng”, “cổ điển”,
“khai sáng”? Tôi nghĩ là có. Nhưng dùng lâu, mà có lý thì thành quen, rồi nghiễm
nhiên được thừa nhận. Vậy thuật ngữ “hậu hiện đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại” mà
người phương Tây dùng hơn một thế kỷ nay, rồi phổ biến trong nghiên cứu hàn

lâm từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước hẳn không giản đơn là chuyện nói
ngược. Nó phải có lý do để tồn tại. Lý do để tồn tại của nó ở phương Tây, là hiển
nhiên, cũng không bàn. Băn khoăn của người nghiên cứu ở ta tôi cho không phải
chỗ đó, mà ở chỗ cái gọi là “chủ nghĩa hậu hiện đại” ấy, có ảnh hưởng gì đến ta
không, cụ thể hơn, đến văn chương của ta không? Văn học Việt Nam tiếp thu gì ở
trào lưu văn nghệ tiên phong này, hay dị ứng và chối bỏ nó? Ở phương Tây, trên
tinh thần chống lại sự áp đặt của cái chính thống, đòi quyền sống cho các phát
ngôn nhỏ, chấp nhận nhiều cách nhìn, thậm chí bất đồng, “ngộ luận”, việc biến
“hậu hiện đại” thành một thứ “chủ nghĩa” xem ra thật khó khăn. Tuy thế, trong
nghiên cứu khoa học, tránh sao được việc quy phạm hoá. Vậy nên, thay vì thuật
ngữ “hậu hiện đại”, người ta vẫn gọi nó là “chủ nghĩa hậu hiện đại”. Tôi cho rằng,
nếu không có một triết học hậu hiện đại với tư cách một trường phái (hiểu theo
nghĩa cổ điển) thì vẫn có, cái gọi là văn hoá hậu hiện đại. Nghĩa là, vẫn có thái độ,
tâm thức, hay là cảm quan hậu hiện đại. Hiển nhiên ai cũng biết, ở Việt Nam,
không thể có một chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương theo ý nghĩa đầy đủ của
thuật ngữ này. Tuy thế, vẫn có cơ sở để khẳng định: có những dấu ấn, dấu hiệu của
nó. Tất nhiên, tôi không ngây thơ cho rằng đương đại là hậu hiện đại, mà chỉ muốn
nói, trong cái đương đại, hàm chứa những mầm mống, dấu hiệu của thi pháp hậu
hiện đại. Lý do thật không khó hiểu. Thứ nhất, sự đổi thay trong mô hình xã hội,
đời sống văn hoá - lịch sử quy định những kiểu cảm nhận đặc thù của con người về
đời sống. Thứ hai, những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của văn hoá, văn học nước
ngoài, đặc biệt là ở thời đại Internet. Thứ ba, sự trương nở của nhiều yếu tố nghệ
thuật truyền thống, của các thể loại truyền thống - những thứ xưa kia chưa được
khai thác triệt để hoặc bị xem nhẹ, nay lại trở thành diện mạo chính, thành yếu tính
của văn chương. Vậy, dấu hiệu nào được coi là “hậu hiện đại” trong văn chương ở
ta?
Theo tôi, cái “hậu hiện đại” nổi bật nhất trong đây chính là “cảm quan hậu hiện
đại”. Thời đại lịch sử - xã hội cụ thể hiển nhiên sẽ làm nảy sinh trong nó những
kiểu tâm trạng xã hội tương ứng. Vậy, cái gì là “cảm quan hậu hiện đại”? Có thể
nói vắn tắt, đó là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần

của thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái
chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời
sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình
trạng bất an của con người... Đấy là tinh thần chung nhất. Còn sự thể hiện chúng
trong văn chương lại khá đa dạng, phức tạp. Có thể lấy một ít ví dụ trong văn xuôi
ở ta gần đây (bởi dung lượng bài báo, xin phép không bàn sang các thể văn khác).
Chẳng hạn, ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là những câu chuyện về sự vô
nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch nhác của con người, sự bơ vơ lạc loài của cái
đẹp. Ở Phạm Thị Hoài, là câu chuyện về một thế giới vô hồn rất ít sự gần gụi mang
tính người, về những cuộc chia tay. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi
sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời,
sự đổ vỡ của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng
của đời sống, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau
đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà thể hiện
cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổ vỡ. Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc
khoải đi tìm bản ngã, tìm một giá trị thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu
tàn, là sự loay hoay lý giải, hoá giải những nỗi đoạ đầy con người từ tiền kiếp.
Nhìn đời sống như những mảnh vỡ, tiểu thuyết Hồ Anh Thái thể hiện tinh tế những
nỗi hoang mang về con người...
Nhà văn hậu hiện đại, phải chăng đang tuyên dương cho một thứ chủ nghĩa hư vô?
Không phải vậy. Tôi cho rằng trách nhiệm công dân của họ vẫn rất cao, song họ
cảm thấy rất rõ “sự bất lực” của mình. Văn chương hậu hiện đại hình như còn có
xu hướng khước từ những sứ mệnh cao cả mà lịch sử từng đặt lên vai nó. Nhà văn,
không dám đứng giữa trận đồ bát quái của cuộc đời để tuyên ngôn nữa. Viết, với
họ giờ như một nghiệp chướng, hay chỉ là một cuộc chơi ngôn từ thôi. Chưa bao
giờ như lúc này, văn chương nói nhiều đến thế về giới hạn của văn chương. Nó oằn
mình đau đớn. Nó mong manh, nhỏ bé. Như kiếp hoa dại. Nếu thuật ngữ “cảm
quan hậu hiện đại” được xác nhận thì tôi gọi đây là biểu hiện của kiểu cảm quan
đặc thù ấy. Để chuyên chở, thể hiện thái độ hậu hiện đại, phải có những hình thức
nghệ thuật đặc thù. Tôi chỉ nói ở phương diện chung nhất: hình thức của cái nhìn –

hình thức thế giới quan như một dấu hiệu quan trọng của tư duy hậu hiện đại. Đó là
những chuyển động trong mô hình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như một
nguyên tắc cấu trúc để thể hiện câu chuyện tâm thức thời đại: sự đa dạng và dịch
chuyển liên tục của các điểm nhìn nghệ thuật; không có nhân vật trung tâm, lý
tưởng; sự vặn gẫy vai nhân vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hình
tượng nhại; nhiều kết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làm
đứt gẫy những giới hạn thể loại truyền thống; một cuộc "chơi" thể loại, kiểu truyện
ngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật ký, truyện ngắn - dòng chảy ý thức, truyện ngắn -
chân dung. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn luôn có nhiều tuyến chạy ngược
- xuôi theo lối kết cấu song hành xoắn vặn, dung chứa ngồn ngộn những hỗn tạp,
khốc liệt, đau đớn của cuộc đời, nhiều khi nó bơ vơ chẳng gặp nhau như kiếp
người chẳng thể gặp nhau; nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật bị cố ý bỏ quên; rồi
lối kể nhảy cóc; sự sáng tạo các điểm nhìn dị biệt; sự dung hợp nhiều thủ pháp hội
hoạ, âm nhạc và điện ảnh; sự làm nhoà cái tinh tuyển và cái bình dân trong ngôn
ngữ tiểu thuyết bởi những thanh âm trong trẻo và cả những tạp âm; sự “vênh lệch”,
phi lý trong đối thoại; hiện tượng “dìm” nhân vật trong bể ngôn từ, như nhân vật bị
chìm lỉm đi, vô tăm tích giữa cuộc đời. Đọc Nguyễn Việt Hà, thấy tác giả hầu như
rất hạn chế việc phân tích nhân vật bằng tài hiểu tâm lý của mình. Điểm nhìn và
ngôi kể liên tục được dịch chuyển, thay đổi.
Các nhân vật chính ở đây dường như đều có khả năng thế chỗ nhà văn trong việc
kể chuyện. Mỗi cá nhân như một “nguyên tử” được đặt ở vô số các giao điểm. Nó
tự kể chuyện mình, kể về cái nhìn của mình với người khác. Hiện thực là những
diện mạo khác nhau tuỳ vào cách người ta suy cảm về nó. Một sự kiện lại có thể
được nhìn từ nhiều phía, với những thời điểm trần thuật không trùng nhau. Rồi lối
truyện của nhiều chuyện, văn bản của nhiều văn bản, tính phân mảnh của chủ thể,
trần thuật phi trung tâm, cố ý lộ rõ sự can thiệp của tác giả vào câu chuyện, biến
tiểu thuyết thành một trò chơi ngôn từ, một sự thăm dò, thử nghiệm của nghệ
thuật... Rồi chất hài hước, nghịch dị và nhại được sử dụng như một nguyên tắc tổ
chức tác phẩm. Nó không chỉ là thủ pháp, mà trở thành hình thức của cái nhìn.
Chống lại sự đơn điệu, nhại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, cái hài, cái nghịch

dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái... vừa “lột tả” được một phần bản chất có thật của
đối tượng, vừa dung hợp được cái bác học của suy tư, cái suồng sã của văn hoá
bình dân, sức mạnh vô địch của trào tiếu dân gian. Và, với lối tự nhại, văn chương
chẳng những là sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờ chính
những khả năng, sứ mệnh mà người ta thường đặt ra cho nó.
Đọc Tạ Duy Anh, có thể nhận ra sự khai thác tinh tế đến run rẩy các điểm nhìn, sự
chồng xếp các lớp thời gian, sự kiện, sự soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau các
môtíp chủ đề, nhân vật... Nhiều người sẽ hỏi: dấu hiệu này, không có trong văn học
hiện đại sao? Vậy ai dám quả quyết rằng không thể tìm thấy những dấu vết của
nghệ thuật dân gian, trung đại trong văn chương hiện đại? Ai bảo chủ nghĩa lãng
mạn không có yếu tố hiện thực?... Vẫn đề ở chỗ, trong các biểu hiện ấy, đâu là sự
trú chân, là thủ pháp và đâu là yếu tính của nghệ thuật, là hình thức tư duy của nhà
văn. Văn chương hậu hiện đại tuyệt đối không phải sự đoạn tuyệt với truyền thống.
“Hậu hiện đại không phải là sự cáo chung của Hiện đại (...) mà là một quan hệ
khác với Hiện đại” (J.F. Lyotard). Tôi thấy trong đây nhiều yếu tố của truyền thống
vẫn được làm trương nở trong văn chương hậu hiện đại. Ví như, về nguyên tắc tổ
chức tác phẩm, có nhiều dấu hiệu của kiểu tổ chức đồng dao, đề cao tính phân
mảnh của đối tượng, hình thức huyền thoại... Những cách tân nghệ thuật như thế,
phải chăng đã ít nhiều làm thay đổi cách đọc văn học của công chúng. Và cũng từ
đây, bao ngõ ngách của đời sống được xới lật, bao tầng vỉa tâm thức của con người
được khám phá, nhiều tìm tòi thử nghiệm được chứng thực.
Tôi cho rằng, có nhiều hướng cách tân văn học mà “hậu hiện đại” chỉ là một. Ở ta,
đường hướng này lại không tách bạch. Nó vừa là sự tiếp thu văn học nước ngoài,
vừa là sự khơi dậy những ngọn nguồn, những “mẫu” có từ truyền thống. Thậm chí,
nó đi cùng với quá trình hiện đại hoá hình thức - một quá trình ít nhiều bị đứt mạch
bởi giai đoạn “văn học sử thi”. Không nên dè dặt với cái mới, với cả cái mới chưa
hay. Tôi cho rằng việc phát triển văn chương theo khuynh hướng hậu hiện đại là
một xu hướng cần được cổ vũ. Đấy không phải là sự sao chép, cóp nhặt, lai ghép
tuỳ tiện, mà là sự thay đổi của hệ hình tư duy, và trên hết, là đòi hỏi tất yếu của lịch
sử - xã hội và bản thân văn học. Có thể gọi được chăng, đây là khuynh hướng phát

triển văn chương theo hướng hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, bên cạnh các
khuynh hướng tìm tòi thử nghiệm khác của nền văn học Việt Nam sau 1986 nhiều
màu vẻ?
Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp
1.
Mỗi lần đọc Nguyễn Huy Thiệp tôi lại nhớ đến câu văn khép lại Gone with the
wind của M.Margaret: Ngày mai là một ngày khác. Cách đây hơn hai nghìn năm
Heraclic cũng nhấn mạnh sự thay đổi trong nhận thức của chủ thể qua một triết lý:
Không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Cũng phải, văn chương Nguyễn Huy
Thiệp có khả năng gây ngạc nhiên. Ngạc nhiên này kéo theo ngạc nhiên khác. Mỗi
lần đọc lại Nguyễn Huy Thiệp là một lần ta thấy cái khối vuông ru bích ấy chuyển
động. Gắn với sự chuyển động của nó là những độ mở mới, màu sắc mới và những
trữ lượng ngữ nghĩa nghệ thuật mới được khai lộ. Nhưng dường như phía sau "tảng
băng trôi" ấy vẫn còn nhiều bí mật mà không dễ gì nhận biết một cách rạch ròi.
Hành trình "Ði tìm Nguyễn Huy Thiệp", vì thế, vẫn còn tiếp tục.

×