Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Phong trào yêu nước chống pháp ở nghệ an nửa sau thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.83 KB, 129 trang )

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tác giả luận văn xin đợc trân trọng nói lời cảm ơn
chân thành tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Văn- ngời đã hớng dẫn
tận tâm để tác giả có thể hoàn thành tốt công trình khoa học của mình.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo trong khoa Lịch Sử Trờng Đại Học Vinh, các thầy cô giáo trong khoa đào tạo Sau Đại học, Trờng Đại học Vinh cùng các phòng ban của Trờng Đại Học Vinh đã tạo rất
nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình làm luận văn khoa học của tác
giả.
Tác giả xin đợc cảm ơn Khoa Lịch sử Trờng ĐHKHXH&NV, Th
viện của Viện Sử học, Th viện Quốc Gia, phòng t liệu của Bảo tàng tổng
hợp tỉnh Nghệ An , Phòng t liệu của th viện tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ,
cung cấp về mặt t liệu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn
của mình.
Với một khoảng thời gian có hạn, để hoàn thành công trình khoa
học của mình, ngoài năng lực nghiên cứu khoa học của tác giả, còn có sự
giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô và bạn bè của tác giả. Với lòng
biết ơn sâu sắc, lời cuối cùng, xin cảm ơn tất cả !

Tác giả: Biện Thị Hoàng Ngọc

1


Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài:
Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh chống áp bức dân
tộc từ ngàn đời nay. Trong lịch sử dụng nớc và giữ nớc của dân tộc ta, Nghệ
An luôn đợc coi là nơi phên dậu của nớc nhà. Nơi đây đã ghi dấu những
chiến công hiển hách của nhân dân Nghệ An trong những ngày chống quân
Đờng, chống Tống, bình Nguyên Mông, diệt giặc Minh, diệt giặc Thanh...
Kế tục truyền thống yêu nớc, anh dũng bất khuất từ ngàn xa đó, bớc
sang nửa sau thế kỷ XIX khi thực dân Pháp nổ súng xâm lợc nớc ta (1858),


văn thân, sĩ phu và nhân dân Nghệ An đã bắt tay vào công cuộc chuẩn bị và
tiến hành đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lợc. Ngay trong buổi
đầu thực dân Pháp xâm lợc, nhân dân Nghệ An đã tỏ rõ lòng căm phẫn sâu
sắc. Tại Quỳnh Lu, Võ Đức Khuê đã lập đội nghĩa dũng sẵn sàng diệt giặc.
Phan Huân lúc đó đang giữ chức Ngự sử của triều đình đã dâng sớ đòi đánh
Pháp và chỉ trích triều đình đã nhợng bộ trớc quân giặc, Hoàng Phan Thái
làm bản cáo trạng lên án bọn thực dân... Văn thân sĩ phu yêu nớc của Nghệ
An đã họp mặt tại Võ Liệt - Thanh Chơng - Nghệ An vào năm 1865 và sau
đó họ đã lập ra các tổ chức yêu nớc của mình lấy tên là các Nghĩa sỹ đoàn.
Những tổ chức này hoạt động rất rộng trên địa bàn Nghệ An và đã làm cho
thực dân và triều đình rất hoang mang. Những hành động yêu nớc của nhân
dân Nghệ An thực sự trở thành phong trào khi cuộc khởi nghĩa Giáp Tuấn
(1874) do Trần Tấn và Đặng Nh Mai lãnh đạo nổ ra vừa chống Pháp vừa
chống triều đình phong kiến đã nhợng bộ kẻ thù bằng hoà ớc 1874. Phong
trào đã thực sự rộng khắp trong toàn tỉnh và lan sang các tỉnh khác. Đây đợc
coi là phong trào đầu tiên trong cả nớc lúc đó kết hợp đợc hai nội dung chống
đế quốc và chống phong kiến.
Sau khi chiếu Cần Vơng đợc ban bố (1885), phong trào đấu tranh của
văn thân, sĩ phu và nhân dân Nghệ An bùng nổ rộng khắp dới sự lãnh đạo của
những lãnh tụ tên tuổi nh Nguyễn Xuân Ôn, Trần Quang Diệm, Lê Doãn
Nhã, Nguyễn Nguyên Thành, Nguyễn Ngợi... phong trào Cần Vơng nổ ra ở
Nghệ An rất rầm rộ và gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất.
2


Nh vậy nửa sau thế kỷ XIX, phong trào yêu nớc chống Pháp dới hình
thức các cuộc đấu tranh vũ trang của văn thân sĩ phu và nhân dân Nghệ An
đã nổ ra sôi nổi quyết liệt. Những phong trào đó có vị trí quan trọng trong
phong trào yêu nớc chống Pháp của cả nớc lúc bấy giờ. Từ khởi nghĩa Giáp
Tuất đến phong trào Cần Vơng ở Nghệ An là bớc phát triển có tính liên tục,

cái trớc tạo đà cho cái sau.
Về phong trào yêu nớc chống Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX đã
đợc giới sử học đề cập đến song so với nhu cầu tìm hiểu về lịch sử địa phơng
trong giai đoạn này của nhân dân Nghệ An nói riêng và những ngời muốn
tìm hiểu về lịch sử Nghệ An nói chung thì những đề cập trên còn ít ỏi, lại cha
đợc hệ thống nên rất khó khăn trong việc tìm hiểu một cách đầy đủ về vấn đề
này.
Nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp phần khôi phục và đánh giá
đúng đắn về phong trào yêu nớc chống Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX,
góp phần bổ sung vào kết quả nghiên cứu về lịch sử dân tộc thời kỳ này.
II- Lịch sử vấn đề:
Phong trào yêu nớc ở Nghệ An ở nửa sau thế kỷ XIX đã đợc đề cập
đến trong một số sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu dới đây:
- Luận văn tốt nghiệp đại học " Vai trò Trần Tấn và Đặng Nh Mai
trong khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) ở Nghệ Tĩnh" của Nguyễn Quang Hồng.
- Bài " Trở lại một trang của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất 1874" của Bùi
Đình Phong - Đỗ Quang Hng, đăng trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1-2 (238239) 1998.
- Bài " Thêm một số ý kiến về nội dung, tính chất và diễn biến của
khởi nghĩa Giáp Tuất 1874" của Hoàng Văn Lân, Nguyễn Quang Hồng đăng
trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6, (301) năm 1998.
Ngoài ra ở một số sách có đề cập đến cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất nh "
Nớc Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa" của tác giả ngời Nhật
YOSHIHARU TSHUBOI, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1998 . Cuốn " Sự
phát triển của t tởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám". tập
1, của Trần Văn Giàu. NXB Chính Trị quốc gia 1997.

3


Về phong trào Cần Vơng ở Nghệ An có một số bài viết đề cập tới nh

bài "Những năm đầu của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Nghệ Tĩnh và
quá trình hình thành cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng" của hai tác giả Đặng
Huy Vận và Hoàng Bình Bình đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 133
năm 1970. Bài " Nguyễn Xuân Ôn - một thủ lĩnh vân thân lỗi lạc cuối thế kỷ
XIX (1825-1889)" của Đinh Xuân Lâm đăng trong tạp chí nghiên cứu lịch sử
số 158 năm 1974. Bài viết này khảo cứu khá kỹ về thủ lĩnh Nguyễn Xuân Ôn.
Bài " Phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lợc Pháp cuối thế kỷ XIX ở
Nghệ Tĩnh" của Đinh Xuân Lâm đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch số 5
(218) năm 1984.
Ngoài ra còn khá nhiều công trình khác đề cập đến phong trào yêu nớc
chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX ở Nghệ An nh cuốn " Lịch sử 80 năm chống
Pháp", quyển 2, tập hạ của Trần Huy Liệu, NXB Sử học, Viện sử học, 1961.
Cuốn " Chống xâm lăng" 3 tập của Trần Văn Giàu do NXB xây dựng phát
hành, Hà Nội, 1956. Đáng chú ý là cuốn "Lịch sử Nghệ Tĩnh", tập 1 của Ban
nghiên cứu lịch sử tỉnh biên soạn đã khảo sát khá công phu về phong trào yêu
nớc ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó còn có khá nhiều sách khác có đề cập đến vấn đề này, song
còn ít ỏi, riêng lẻ mà cha đi sâu vào nghiên cứu. Từ đó đặt ra vấn đề cần
nghiên cứu và hệ thống hoá một cách đầy đủ hơn về phong trào yêu nớc
chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX ở Nghệ An. Trên cơ sở kế thừa những thành
quả của các nhà nghiên cứu trớc, đồng thời dựa vào nguồn tài liệu bổ sung,
tác giả luận văn cố gắng giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra.
III- Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học.
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở những tài liệu hiện có, chúng tôi nghiên cứu đề tài trong phạm
vi sau:
- Phạm vi thời gian: Đề tài Phòng yêu nớc chống Pháp nửa sau thế kỷ
XIX ở Nghệ An đợc nghiên cứu từ 1874 đến 1887, nghĩa là từ khởi nghĩa
Giáp Tuất bùng nổ đến khi phong trào Cần V ơng ở Nghệ An đi
xuống.


4


- Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu đề cập đến phong trào yêu nớc
chống Pháp diễn ra trên đất Nghệ An, đồng thời có đề cập đến mối liên hệ
của phong trào với một số tỉnh khác.
3.2. Nhiệm vụ khoa học:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn cố gắng giải quyết những
nhiệm vụ khoa học sau:
- Tìm hiểu một cách tơng đối hệ thống và toàn diện những phong trào
yêu nớc chống Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.
- Rút ra đợc những đánh giá về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân thất
bại của phong trào yêu nớc chống Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.
- Tìm hiểu sự ảnh hởng và đóng góp của phong trào yêu nớc chống
Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX đối với sự phát triển chung của phong
trào yêu nớc chống Pháp trong cả nớc giai đoạn này.
IV - Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn t liệu:
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã khai thác những nguồn t
liệu sau
*T liệu gốc: - Đại Nam nhất thống chí
- Đại Nam thực lục chính biên
- Quốc triều chính biên toát yếu
- Quốc triều hơng khoa lục
- Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
* Các tạp chí chuyên ngành nh:
- Tạp chí NLSC, tạp chí Dân tộc học,
* Các hồ sơ khoa học về các nhân vật lịch sử:
- Tài liệu điền dã: su tầm ở các địa phơng văn bia, gia phả, chuyện kể

của những ngời hiểu biết về lịch sử Nghệ An thời kỳ này.

4.2. Phơng pháp nghiên cứu:

5


Trên cơ sở vận dụng phơng pháp luận sử học Mác xít và t tởng Hồ Chí
Minh, để thực hiện đề tài này tác giả luận văn sử dụng phơng pháp lịch sử kết
hợp chặt chẽ với phơng pháp lôgíc và các phơng pháp cần thiết khác để hỗ
trợ nh thống kê, định lợng, đối chiếu, so sánh, phơng pháp điền dã... để rút ra
những nhận xét khoa học.
V- Đóng góp khoa học, giá trị thực tiễn:
5.1. Đóng góp khoa học:
- Luận văn phác hoạ một cách hệ thống để từ đó phần nào dựng lại bức
tranh toàn cảnh về phong trào yêu nớc chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX ở
Nghệ An.
- Luận văn góp phần làm hoàn chỉnh hơn lịch sử địa phơng trong giai đoạn
nửa sau thế kỷ XIX.
- Luận văn sẽ là một tài liệu quý giúp giáo viên các trờng PTTH và
THCS biên soạn và giảng dạy các tiết học lịch sử địa phơng cho học sinh.
5.2. Giá trị thực tiễn:
Luận văn trình bày sinh động phong trào yêu nớc chống Pháp nửa sau
thế kỷ XIX ở Nghệ An, từ đó góp phần khơi dậy truyền thống yêu quê hơng
của nhân dân Nghệ An, giáo dục truyền thống yêu nớc, động viên nhân dân
Nghệ An kế tục tinh thần quật cờng của cha ông, tích cực tham gia vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc.
VI- Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chơng:
Chơng I

: Khái quát về xã hội - lịch sử tỉnh Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.
Chơng II

: Phong trào yêu nớc chống Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.

Chơng III

: Một số nhận xét về phong trào yêu nớc chống Pháp ở Nghệ An
nửa sau thế kỷ XIX

6


Phần nội dung

CHơng 1
Khái quát về xã hội - lịch sử tỉnh Nghệ An
nửa sau thế kỷ XIX
1.1 Vùng đất và con ngời Nghệ An.

1.1.1 Vùng đất Nghệ An.
Nghệ An là một tỉnh lớn của nớc ta, nằm ở toạ độ địa lý 18 035' đến
200,00 vĩ bắc, 103040' kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam
giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Nghệ An
có địa hình rất đa dạng: Có núi cao, sông sâu, biển cả, đồng bằng. Từ ngàn
đời nay, mảnh đất Nghệ An không đợc thiên nhiên u đãi, luôn phải đối mặt
với thiên tai dữ dội, lũ lụt hạn hán xẩy ra thờng xuyên. Không những thế, từ
xa xa, Nghệ An luôn là nơi phải chiến đấu trực tiếp với giặc ngoại xâm do vị
trí địa lý đặc biệt của mình... Tuy nhiên, cũng đã từ bao đời nay, từ các triều
đại đầu tiên cho đến nay, Nghệ An luôn đợc xem là một địa bàn chiến lợc

quan trọng.
Thế núi, thế sông của Nghệ An có thể xây đồn, đắp luỹ trong tấn công
cũng nh làm căn cứ phòng thủ lâu dài. Vị trí quân sự của Nghệ An đợc coi là
"Giới hạn của hai miền Nam Bắc, thực là nơi hiểm yếu nh thành đồng, ao
nóng của nớc và là then khóa của các triều đại" [7;65]. Sách Đại Nam nhất
thống chí đánh giá về Nghệ An.: "Địa thế rộng rãi chính là đất xung yếu
giữa Nam và Bắc....núi cao, sông sâu, thực là một tỉnh lớn có hình thể hiểm
yếu" [16; 144]. Nằm án ngữ trên con đờng thiên lý Bắc Nam, mặt khác xa
kia Nghệ An là cửa ngõ phía Nam của nớc nhà, giáp với các nớc nhỏ hiếu
chiến nh : Chân Lạp, Chiêm Thành, Ai Lao nên mảnh đất này đã thờng
xuyên có chiến tranh. Các vua nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê mỗi lần khởi binh
dẹp yên biên giới phía Nam đều tuyển binh, xây dựng căn cứ hậu cần ở Nghệ

7


An. Trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền phong kiến, mỗi
triều đại dù chủ trơng khác nhau song đều chú trọng mở mang kinh tế, chính
trị, quân sự để biến Nghệ An thành vị trí chiến lợc. Đến thế kỷ XVI, khi chế
độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến cát cứ và
thôn tính lẫn nhau thì Nghệ An bị biến thành trận địa giao tranh của hai thế
lực phong kiến suốt mấy mơi năm. Đến thời Quang Trung, nhìn thấy tầm
chiến lợc của địa bàn Nghệ An, trên đờng kéo quân ra Bắc đánh giặc Thanh,
ông đã dừng lại ở Nghệ An tuyển quân và sau đó làm nên chiến thắng mùa
xuân năm Kỷ Dậu. ông đã quyết định bỏ kinh đô Huế, xây dựng kinh đô mới
ở Nghệ An vì "chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đờng vừa cân, vừa có thể khống
chế ở trong Nam ngoài Bắc" (89, 56). Tiếc thay , dự định đó cha đợc thực
hiện thì ông đã băng hà. Đến khi giặc Pháp xâm lợc, Nghệ An đã trở thành
một nơi tiêu biểu cho sự phản kháng đờng lối hoà nghị của triều đình, một
nơi sự chống đối trở thành phong trào liên tục trong suốt nửa sau thế kỷ XIX.

1.1.2: Con ngời Nghệ An
Dân c Nghệ An gồm một cộng đồng đa dân tộc. Ngời Kinh chiếm đa
số sinh sống trên các đồng bằng rộng và một số vùng trung du, ngời Thái
sống chủ yếu ở các huyện phía tây Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Tơng Dơng...), ngời Thổ sống ở các vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Con
Cuông...), ngời H'Mông ở Kỳ Sơn, ngời Khơ Mú ở Tơng Dơng... Trải qua
một quá trình chung sống lâu dài, lại luôn phải chống chọi với thiên tai, chiến
tranh nên ngời Kinh và các dân tộc ít ngời đã chung lng đấu cật để tồn tại,
tạo nên một cộng đồng đa dân tộc sinh sống đoàn kết, hoà bình trên vùng đất
Nghệ An.
Vùng đất Nghệ An luôn đợc xem là địa bàn chiến lợc quan trọng
không chỉ vì có địa thế hiểm yếu mà quan trọng hơn là con ngời Nghệ An với
truyền thống của mình, với tinh thần đấu tranh quật cờng, anh dũng mới thực
sự là yếu tố quan trọng để tạo nên vị trí chiến lợc của đất Nghệ An. Cuộc
sống của ngời dân nơi đây gắn liền với quá trình chiến đấu không mệt mỏi

8


chống thiên tai, chống lại ách thống trị và chống ngoại xâm để sinh tồn. Đặc
điểm đó đã dần hình thành trong con ngời Xứ Nghệ những đặc tính rõ nét.
Điều dễ nhận thấy ở con ngời Nghệ An là bản tính cơng trực, ý chí vơn
lên trong mọi hoàn cảnh, cần cù trong lao động. Tuy nhiên, đặc tính đáng
quý của con ngời Nghệ An mà các địa phơng khác khâm phục là truyền
thống hiếu học và trọng đạo lý. Sống trong cảnh nghèo khó, song ngời Nghệ
An rất chuộng việc học hành.Điều đó đã tạo nên nền khoa bảng thật đáng tự
hào của xứ Nghệ. Từ trạng nguyên đầu tiên là Bạch Liêu đỗ khoa Bính Dần
(1256) đời Trần Thánh Tông đến hết đời Lê xứ Nghệ có 150 ngời đỗ đại khoa
[65;11]. Thời Nguyễn, xứ Nghệ có 150 ngời trong số 660 nời của cả nớc đỗ
đạt từ phó bảng trở lên. [65;11]. Đó là cha kể đến cử nhân tú tài, những bậc

thông thái hay chữ, hiểu việc đời rất nhiều sống trong thôn xóm, làng xã. ở
Nghệ An có những làng trở thành làng khoa bảng bởi có rất nhiều ngời đỗ đạt
nh Làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lu), Trung Cần (Nam Đàn), Lý Trai ( Diễn
Châu)...Có những làng ba cha con, ông cháu đều đỗ trạng nguyên nh Hồ
Tông Thốc, Hồ Tông Lại, Hồ Tông Thành ở Quỳnh Trạch, Yên Thành; ba
cha con ông cháu đều đỗ tiến sỹ ở làng Trung Cần v.v Bà con dân làng tự hào
lu giữ câu ca dao:
Làng ta khoa bảng thật nhiều
Nh cây nh núi, nh diều trên không.
Điều đang quý hơn là con ngời xứ Nghệ hiếu học, khổ học không vì
công danh, t lợi cho riêng mình mà luôn nuôi ớc vọng đem tài sức giúp ích
cho nớc nhà. Vì thế ở thời nào, xứ Nghệ cũng sản sinh ra nhiều nhân tài ở
mọi lĩnh vực: Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng...
Sách Đại Nam nhất thống chí đã nhận định: " Học trò Nghệ An chuộng khí
tiết, nhiều ngời hào mại, có chí chăm học...". Quả có vậy, con ngời Nghệ An
rất khẳng khái, có nghĩa khí, làm việc gì thì vì lợi ích nớc nhà, không sợ kẻ
thống trị, dám nói thẳng vào việc trái. Còn đó những tấm gơng của Hoàng
Phan Thái, Phan Huân, Nguyễn Xuân Ôn dám lên tiếng phản đối lại triều

9


đình và Tự Đức bởi chủ trơng hoà nghị với giặc... Những tính cách đó đã làm
nên " Tiết tháo của nhà nho xứ Nghệ"
Bên cạnh truyền thống hiếu học, trọng đạo lý thì nhân dân xứ Nghệ
còn nổi tiếng bởi truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cờng chống áp bức
giai cấp và chống ngoại xâm. Có lẽ đây là truyền thống nổi bật bởi Nghệ An
có đủ những điều kiện nh đã trình bày ở phần trên để tạo ra những tính cách
đặc trng này trong con ngời xứ Nghệ. Nhìn lại quá trình đấu tranh dựng nớc
và giữ nớc của cha ông trong lịch sử, chúng ta nhận thấy rằng Nghệ An luôn

là vùng đất quan trọng, quan trọng không chỉ bởi vị trí địa lý mà còn vì yếu
tố con ngời. Không chỉ ngẫu nhiên mà Thục An Dơng Vơng vào năm 208 trớc công nguyên khi bị nhà Triệu đánh thua đã chạy vào Nghệ An tính mu
phục thù. Năm 722 Mai Thúc Loan dấy quân ở núi Vệ (Nam Đàn ngày nay)
chống quân Đờng rồi đóng đô ở Nghệ An, dựa vào quê hơng lập nghiệp.
Năm 1030, con của vua Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang đợc nhà vua phái vào
đóng ở Nghệ An để phòng quân Chiêm Thành (Đền Quả Sơn (Bạch Ngọc) là
đô cũ của Lý Nhật Quang). Năm 1409 các con cháu nhà Trần: Trần Ngỗi,
Trần quý Khoáng đều kéo vào đóng quân ở Nghệ An đối phó với quân Minh,
tại đây các vua đợc dân Nghệ An hết sức ủng hộ mà tiêu biểu là tấm gơng hy
sinh anh dũng của Nguyễn Biểu. Năm 1420 Lê Lợi đã theo lời Lê Chích
( Nguyễn Chích đợc ban quốc tính): " Nay ta nên tiến quân vào đánh lấy đất
Trà Long (Tơng Dơng) rồi hạ thành Nghệ An đế lấy đất đứng chân, rồi để
nhờ nhân tài vật lực đất ấy mà ra đánh Đông Đô thì ắt thành nghiệp lớn"
[86;8]. Năm 1758, Lê Duy Mật chạy vào Nghệ An sau khi thất bại ở Thanh
Hoá, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Trịnh. Năm 1789 sau khi tiêu diệt 20 vạn
quân Thanh, Quang Trung đã quay về đất tổ Nghệ An, xây thành Phợng
Hoàng Trung Đô....Đến khi giặc Pháp cớp nớc ta, Nghệ An là căn cứ của
nhiều phong trào chống Pháp và chống triều đình phong kiến kéo dài suốt
nửa sau thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX. Từ những sự kiện đó
chứng tỏ rằng: Nghệ An với truyền thồng quật khởi của mình đã là đất đứng

10


chân của bao triều đại và mãi sau này con ngời Nghệ An vẫn kế tục và phát
huy truyền thống tốt đẹp đó.
Nói tóm lại: Trải qua quá trình c trú lâu dài trên địa bàn Nghệ An, con
ngời xứ Nghệ đã hình thành nên những đặc tính truyền thống tốt đẹp: Cơng
trực, chịu đựng gian khổ để vơn lên, hiếu học, trọng nghĩa khí, tinh thần đoàn
kết, truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất. Qua điều kiện tự nhiên, vị trí

chiến lợc và con ngời Nghệ An nh trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng Nghệ
An quả thực là "phên dậu" của nớc nhà, là đất đứng chân và là chỗ dựa bền
vững của nớc nhà.
1. 2: Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.
1. 2.1 Tình hình kinh tế - xã hội ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX.
Nghệ An là tỉnh có nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp, c dân ở đây từ
bao đời sinh sống đã quen tay cày, tay cấy, sống giản dị, cần kiệm. Sách Đại
nam nhất thống chí có nhận xét: "Đất xấu, dân nghèo, tập tục cần kiệm, nhà
nông chăm chỉ ruộng vờn..." [16,146] . Bớc sang thế kỷ XIX, tình hình ruộng
đất ở Nghệ An ở trong tình trạng ruộng công bị thu hẹp nghiêm trọng, nông
dân không còn ruộng để cày cấy. Nghệ An vốn là mảnh đất sinh ra nhiều
hiền tài, trải qua các cuộc chiến tranh, với đóng góp của mình cho các triều
đại phong kiến, họ đợc ban bổng lộc, chức tớc. " Thanh thế, Nghệ thần" là
vậy. Các bậc công hầu khanh tớc ấy tuỳ theo chức tớc mà đợc ban cấp ruộng
đất, điều ấy lý giải vì sao Nghệ An từ xa đã có rất nhiều điền trang, thái ấp,
thái miếu, tự điền...
Đến thời Nguyễn, ruộng đất t ở Nghệ An tập trung vào các dòng họ
lớn và họ đặt ra chế độ thu tô rất nặng. Các dòng họ lớn nh họ Hồ ở Quỳnh
Lu, họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lơng, họ Cao Xuân ở Thịnh Mỹ, Diễn Châu, họ
Nguyễn ở Xuân Liễu, họ Đặng ở Nho Lâm v.v đều sở hữu rất nhiều ruộng
đất, khoảng từ 500 đến 1000 mẫu trở lên [89;91]. Các dòng họ ấy đã không
ngừng mở rộng diện tích ruộng đất của mình bằng nhiều phơng cách, thủ
đoạn vì thế ruộng công ở Nghệ An ngày càng bị thu hẹp lại. Ngoài các dòng
họ lớn kiêm tinh ruộng đất, thì quan lại, địa chủ ở Nghệ An cũng ra sức biến

11


ruộng đất công thành ruộng t. Cho đến đầu thế kỷ XIX, ruộng công ở Nghệ
An vẫn còn đáng kể nhng dần dần bị địa chủ, hào lý chiếm đoạt. Chúng đặt

ra nhiều loại ruộng công nh: binh điền, học điền , tự điền, từ điền, phật điền,
lão điền, sóc vọng điền, tế điền,... [89;91]. Càng nhiều loại ruộng thì địa chủ,
quan lại, hào lý càng dễ bề thôn tính, số ruộng công còn lại dần dần trở thành
ruộng t, gánh nặng ấy đè nặng lên vai ngời nông dân bởi một chế độ thu tô và
vay nợ lãi rất nặng nề.
Chính sách thuế của nhà Nguyễn chủ yếu đánh mạnh vào ruộng đất
công, các tỉnh từ Nghệ An trở ra phải chịu mức thuế ruộng công cao hơn các
tỉnh phía trong hai lần (Thời Gia Long 120 bát/60 bát, Thời Minh Mệnh 80
thăng/26 thăng , thời Tự Đức 80/40 bát [65;170]. Trong khi đó, thuế ruộng t
thì cả nớc gần ở mức nh nhau. Ngời nông dân ở Nghệ An nếu đợc miếng
ruộng công thì phải đóng thuế rất nặng, ngoài ra biếu xén, đút lót cho quan
lại, hào lý nên còn lại chẳng là bao. Ruộng đất t hữu thuế thấp thì địa chủ đợc
lợi trong khi vẫn duy trì chế độ thu tô nặng với những ngời nông dân lĩnh
canh. Nh vậy, đàng nào thì ngời nông dân cũng bị phân biệt, đối xử, đã thế
mùa màng lại bị thất bát liên tục mà thuế phải đóng đủ. Nhiều gia đình điêu
đứng, ly tán, bán vợ con để lo đủ thuế.
Ngoài thuế ruộng, thuế đinh, ngời dân Nghệ An còn phải chịu những
thuế khắc nghiệt khác nh thuế thổ sản. Vốn là đất nhiều sản vật: rừng Nghệ
An nhiều nơi còn nguyên sinh, có nhiều gỗ to, gỗ quý, thú vật quý hiếm, biển
Nghệ An với hàng trăm cây số biết bao nhiêu là hải sản... Và còn biết bao
nhiêu là đặc sản nổi tiếng khác đợc nhiều nơi biết đến: " Quê em ngọt mía
Nam Đàn, ngọn khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài"... Vì thế, dới thời
Nguyễn, Nghệ An là nơi bị đánh thuế thổ sản, thuế biệt nạp nặng nhất trong
cả nuớc. Ngoài ra, nhân dân Nghệ An còn là nạn nhân của chế độ lao dịch
khổ sai, lạc hậu của Nhà Nguyễn. Các đời vua Nguyễn từ Gia Long cho đến
Tự Đức rất chú trọng công việc xây lăng tẩm, cung điện, miếu mạo, thành
quách. Nghệ An là tỉnh đất rộng, ngời đông gần với kinh thành nên ngoài
việc đóng góp vật liệu cho triều đình còn phải đi lao dịch. Nạn lao dịch đặc

12



biệt nặng nề với nhân dân Nghệ An dới triều Tự Đức. Đây là thời gian ở
Nghệ An thờng xuyên có thiên tai, mất mùa kéo dài nhng cũng không đợc
miễn lao dịch. Nỗi cay cực, phẫn uất của ngời dân đã đợc lu lại trong các bài
vè dân gian:
"Vợ con thời nheo nhóc
Chồng lại phải phu phen
Muốn vạch cả trời lên
Kêu gào cho hả dạ" [4; 23]
Su cao, thuế nặng, đói kém khiến đời sống nhân dân ở Nghệ An thật vô
cùng khổ cực, đó là cha kể đến những trận thiên tai, dịch tả giết chết hàng
vạn ngời dân nơi đây khiến làng xóm điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang, hàng
nghìn gia đình dắt díu nhau bỏ đi xứ ra đi... Những ngời ở lại với thôn xóm
thì lại phải chịu thêm nạn cờng hào hoành hành ngang ngợc. Chúng thống trị
các thôn xóm, hạch sách nhân dân đủ điều, thẳng tay cớp ruộng của dân. Hơn
bất cứ một địa phơng nào trong cả nớc, Nghệ An là nơi từ xa vốn mang nặng
tính địa phơng " Phép vua thua lệ làng". Vì thế mà cờng hào càng tự tung tự
tác. Ngoài những thứ thuế của Nhà nớc vốn đã quá sức với nông dân, cờng
hào còn tự tiện thêm nhiều loại thuế, tăng thuế bất chấp tình trạng khốn quẫn
của ngời nông dân khiến họ càng thêm điêu đứng. Trong khi đó, quan lại cha mẹ của dân cũng nhũng nhiễu tham ô của dân không kém cờng hào.
Chúng còn dung túng cho cờng hào lộng hành đúng nh lời của Lê Văn Duyệt
" Sở dĩ dân Nghệ Tĩnh điêu hao vì quan lại không có tài năng vỗ trị, lại đua
nhau tham nhũng tàn ngợc" . Dới tất cả những gông xích đè nặng ấy, tinh
thần quật khởi của nhân dân Nghệ An lại bùng lên. Theo sử sách cũ ghi chép
từ năm 1802 đến 1885 cả nớc có hơn 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, ở Nghệ
An thời kỳ này cũng nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình của
nông dân: năm 1823 Lê Quang Chấn khởi nghĩa ở Thanh Chơng, Lê Duy
Hoán, Lê Duy Lơng khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc Nghệ An, các huyện Tân Kỳ,
Nghĩa Đàn, Đô Lơng, Yên Thành, Anh Sơn...theo Lê Văn Phẩm, Hoàng

Trọng Bồi, Nguyễn Trọng Liễu, Phạm Văn Ninh khởi nghĩa...

13


Tuy nhiên đến giữa thế kỷ XIX, khi Pháp cớp nớc ta thì các cuộc khởi
nghĩa chống giai cấp bóc lột đã thêm yếu tố mới và cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm, chống triều đình đã hoà làm một. Trong các cuộc đấu tranh đó,
mục tiêu chống Pháp xâm lợc luôn đợc đặt lên hàng đầu mặc dù mẫu thuẫn
giai cấp vốn hết sức sâu sắc.
Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lợc Nghệ An dù cha chịu
ảnh hởng trực tiếp của chiến tranh song trên thực tế thì Nghệ An là nơi Pháp
rất chú ý và đã đa " đội quân giáo sĩ'' đến đây từ rất sớm để dọn sẵn đờng cho
chúng. Và chúng không thể chờ đợi lâu, kể từ sau ngày nổ súng xâm lợc ở
cửa biển Đà nẵng thì năm 1885 chúng đánh thành Nghệ An bắt đầu thời kỳ
trực tiếp đàn áp, thống trị và bóc lột nhân dân Nghệ An.
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, Nghệ An đã có giám mục đốc chính ngời
Pháp đến truyền đạo, trong khi cả nớc lúc đó cũng chỉ có 6 giáo sĩ Tây Dơng
[76;45]. Điều đó chứng tỏ Nghệ An đợc thực dân Pháp chú ý ngay từ đầu.
Năm 1846 giám mục Gôchiê (Gauthier) hay Ngô Gia Hậu đã lập ra vùng
giao Xã Đoài, bắt đầu mở rộng, khuyếch trơng hoạt động truyền giáo ở Nghệ
An. Năm 1865 chúng cử một giám mục ngời Pháp đến truyền đạo ở Bàn
Thạch, Thanh Chơng và Mạc Vĩnh, Quỳnh Lu, số lợng giáo dân ngày càng
nhiều. Đây là âm mu rất nguy hiểm của thực dân Pháp, chúng hiểu rõ truyền
thống đấu tranh bất khuất và tinh thần đoàn kết của nhân dân Nghệ An nên
mợn bàn tay tôn giáo để chia rẽ dần dần khối đoàn kết đó. Mặt khác, nhân
dân Nghệ An đang chịu khổ cực trăm bề, luôn ấp ủ khát vọng đợc giải thoát,
lợi dụng điều đó, các giáo sĩ đã lôi kéo đợc rất nhiều con chiên đứng vào
hàng ngũ của họ, ru ngủ những ngời nông dân đau khổ bằng những giáo lý
rất xa lạ với truyền thống Nho giáo. Vì những mục đích sâu xa ấy mà thực

dân Pháp đã cho các giáo sĩ xây dựng Nghệ An thành một trung tâm thiên
chúa giáo. Năm 1877 nhà thờ Xã Đoài đợc xây dựng, đại bản doanh của giáo
xứ địa phận Vinh: gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đồng thời, hàng loạt
các "trờng tiểu, đại chủng viện" cũng đợc xây dựng phục vụ cho việc truyền
giáo và đào tạo những con chiên u tú. Các linh mục ra sức tách rời giáo dân

14


với lơng dân và những hoạt động đó ngày càng lộ liễu, trắng trợn. Trong khi
đó phần lớn giáo dân Nghệ An là những ngời lao động nghèo khổ đã bị mê
hoặc, tự dựng lên rào chắn với những ngời dân khác. Họ không còn nhận ra
kẻ thù chính của dân tộc lúc đó là thực dân Pháp mà thay vào đó, thành lập
những đội quân " Tử vì đạo" dới sự xúi dục của các giáo sĩ, sẵn sàng chết vì
chúa.
Tuy nhiên, nhân dân Nghệ An đã sớm nhận ra bộ mặt thật của các giáo
sĩ và dã tâm xâm lợc của thực dân Pháp nên rất cảnh giác và nhắc nhở nhau:
" Vè vẻ vè ve,
Cái vè giữa nớc
Các cố đạo đi trớc
Quân cớp nớc theo sau." [65; 207]
Không những thế, nhân dân còn căm phẫn bộc phát thành hành động:
những cuộc xung đột lơng giáo đã xuất hiện càng về sau càng lên cao, nhất là
khi một số làng giáo dân đợc vũ trang.
Chính vì những hoạt động chia rẽ lơng giáo ở Nghệ An diễn ra rất
mạnh mẽ, nh vậy nên có thể hiểu đợc vì sao Nghệ An là nơi phong trào Sát tả
đã đợc nêu lên thành khẩu hiệu mở đầu cho phong trào Sát tả cả nớc.
Nói tóm lại, ở nửa sau thế kỷ XIX, dới sự thống trị khắc nghiệt của nhà
Nguyễn, tình hình kinh tế, xã hội ở Nghệ An vô cùng khó khăn, bộc lộ đầy
đủ những ung nhọt, tàn tạ của một xã hội phong kiến lạc hậu, cổ hủ mà đứng

đầu là triều đình nhà Nguyễn. Nhân dân Nghệ An một cổ đôi ba tròng: nhà
nớc bóc lột, quan lại, cờng hào nhũng nhiễu, nạn giặc cớp, thiên tai cộng với
sự hoạt động ráo riết của các giáo sĩ chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân. Tất
cả những điều đó làm suy yếu một phần tiềm lực của Nghệ An, mảnh đất từ
bao đời nay là đất đứng chân, là phên dậu, là chỗ dựa của các triều đại. Tuy
nhiên càng trong khó khăn, tinh thần đấu tranh kiên cờng, quật khởi của nhân
dân Nghệ An càng mãnh liệt, nh viên ngọc quý chói loà trong đêm tối. Vì lý
do đó mà suốt nửa sau thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh của nhân dân

15


Nghệ An diễn ra sôi nổi, không ngừng, cùng hoà chung trong phong trào cả
nớc.

1.2.2: Nhân dân Nghệ An chuẩn bị chống xâm lợc.
Năm Mậu Ngọ (1858) một sự kiện lớn đã xảy ra làm chấn động cả nớc: dới sự chỉ huy của Rigôn Đờ Giơnuy, liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ
súng tấn công Đà Nẵng với những vũ khí tối tân tàu đồng và đại bác. Triều
đình Huế hốt hoảng, nhốn nháo tìm cách đối phó. Mặc dù ở cách xa chiến sự
hàng trăm cây số song khi nghe tin này, nhân dân toàn tỉnh Nghệ An đã sục
sôi căm phẫn. Lòng ngời ở đây vốn " Từ khi có việc ngoại xâm đến nay mọi
ngời đều ơn lòng trung nghĩa và căm thù giặc" [103; 13] nên ngay trong buổi
đầu Pháp xâm lợc, nhân dân Nghệ An dõi theo từng bớc chân chúng và sớm
chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Cùng với hành động anh hùng của lão tớng Nguyễn Công Trứ làng Uy
Viễn - Nghi Xuân, dù đã 80 tuổi vẫn gửi lên Tự Đức bản tấu thống thiết xin
đợc cầm quân đánh giặc thì ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lu, Võ Đức Khuê đã tập
hợp tráng đinh trong xã, thành lập một đội nghĩa dũng chuẩn bị vào Nam
chặn giặc. Tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần ( ngời làng Quỳnh Đôi), lúc đó đang giữ chức
quan cao cấp trong triều cũng ngay lập tức lên tiếng phản đối chủ trơng

phòng thủ của triều đình. Trong khi đó, triều đình Huế mặc dù có điều một
số quan lại tổ chức đánh địch, nhng chủ yếu là cố thủ chứ không tấn công.
Viện cơ mật và những đình thần có chủ trơng hoà tỏ ra lo sợ trớc"thuyền bền,
súng mạnh" của Pháp và cho rằng nên lấy "thế thủ là chính". Trên thực tế, thế
"thủ" đó của triều đình dần dần biến thành sự đầu hàng từng bớc trái ngợc
hẳn với nguyện vọng thiết tha của nhân dân yêu nớc là chiến đấu với địch để
loại chúng ra khỏi bờ cõi, cơng thổ của nớc ta. Nguyện vọng đó của nhân dân
là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với truyền thống giữ nớc hàng nghìn đời
của các triều đại phong kiến trớc nhà Nguyễn. Chủ trơng "thủ" của triều đình
sớm bộc lộ sai lầm khi phòng tuyến Liên Trì ở Đà Nẵng không đuổi đợc
địch, đại đồn Kỳ Hoà - một "chiến luỹ vĩ đại" tiêu tốn rất nhiều tiền của triều
đình nhanh chóng thất thủ sau hai ngày giao tranh. Năm 1859, nghe tin đại

16


đồn Kỳ Hoà thất thủ, thành Gia Định bị giặc chiếm, nhân dân Nghệ An nóng
lòng muốn tham gia đánh giặc. Tiến sĩ Văn Đức Giai, Dơng Doãn Hài ( ở
Quỳnh Lu) đã lập biểu dâng lên Tự Đức đề nghị kiên quyết tấn công Pháp.
Không dừng lại ở tấu, biểu, tiến sĩ Văn Đức Giai đã đa đội quân của mình
ròng rã nhiều ngày trên đờng thiên lý để vào Nam, sung vào đội quân của Trơng Định lúc đó đang chiến đấu quyết liệt chống giặc dới lá cờ " Phan, Lâm
mãi quốc, triều đình khí dân". Những hàng động dũng cảm đó đã chứng tỏ
chân lý vĩnh cửu rằng: Nhân dân xứ Nghệ bất kỳ lúc nào, ở đâu, hễ có giặc
thì họ đều sẵn sàng xả thân chiến đấu bất chấp nguy hiểm, gian khổ. Trong
khi tinh thần chiến đấu của nhân dân lên cao, nh vậy thì triều đình Huế ký
với Pháp hiệp ớc 1862 cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Điều đó đã
gây nên nỗi bàng hoàng, thất vọng trong lòng nhân dân bởi nó chính thức
đánh dấu sự tách rời, xa lánh giữa triều đình với cuộc kháng chiến của toàn
dân. Không những thế, dới áp lực của Pháp, triều đình còn lệnh cho Trơng
Định bãi binh. Tuy nhiên, bất chấp hiệp ớc 1862 và đờng lối nghị hoà của

triều đình, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu. Làn sóng phản đối hoà nghị
càng dâng cao, Ngự sử Phan Huân quê ở Hà Tĩnh đã đại diện cho nhân sĩ đất
Hồng Lam dâng sớ lên Tự Đức: " Thiên hạ là của thiên hạ, thiên hạ không
phải là của bệ hạ mà chuyên giữ lấy một mình, trớc hết xin hãy giết Phan
Thanh Giản để nghiêm quân lệnh, sau khi xin đuổi Trơng Đăng Quế về nhà
riêng để ngăn chặn mu gian" [43;413]. Đến đây lòng dân đã ngầm bày tỏ t tởng phản đối triều đình và t tởng đó dần phát triển cùng với sự trợt dài trên
con đờng thoả hiệp với Pháp của triều đình để bùng lên cuộc khởi nghĩa vũ
trang Giáp Tuất "chống cả Triều lẫn Tây" của nhân dân Nghệ An năm 1874.
Tiếp theo tiếng nói phản kháng của Phan Huân, Hoàng Phan Thái, ngời con
đất Nghệ An (Nghi Thọ, Nghi Lộc) đã đanh thép lên án kẻ thù: " Quân
nghịch thù trời đất không dung, hễ làm điều nhân, ai cũng giết chúng nó đợc.
Dân ta vốn trọng cơng thờng thấy điều nghĩa ai bỏ qua thì không phải là kẻ
dũng. Lần đầu chúng làm nhơ bẩn cơng thổ ta, cây cỏ nớc Nam này đều coi
là thù địch. Tiếp đó chúng làm bẩn đục các nguồn nớc của ta, các lớp sóng

17


biển Đông thảy đều tung giận..." [89,414]. Không dừng lại ở đó, ông cộng
tác với Tú Mén (Đức Phong, Đức Thọ) ráo riết hoạt động [99;36]. Ông đã đợc nhiều quan lại, sĩ phu trong tỉnh hởng ứng nhng cuộc bạo động sớm bị lộ,
ông đã bị xử chém cùng 15 đồng chí khác vào năm 1867. Nhận thấy nguy cơ
lấn chiếm dần dần theo kiểu "Tằm ăn lá dâu" của thực dân Pháp trong khi
triều đình vẫn bảo thủ với chủ trơng hoà nghị văn thân, sĩ phu đất Hồng Lam
đã tổ chức cuộc gặp mặt tại Võ Liệt, Thanh Chơng để hội đàm, bàn bạc. Họ
đã thành lập các nghĩa sĩ đoàn trong phạm vi toàn tỉnh. Đây là những tổ chức
yêu nớc đầu tiên của sĩ phu Nghệ An. Các nghĩa sĩ đoàn mở rộng và đầy
mạnh hoạt động trong nhiều vùng khiến quan quân phong kiến vô cùng lo
lắng. Không khí chuẩn bị chống giặc ngày càng khẩn trơng, các trí thức trong
tỉnh cùng nhân dân tổ chức tổ chức quyên góp tiền bạc, mua sắm vũ khí và
ra bản luân sức gửi đi cả nớc nhằm kêu gọi và liên kết lực lợng yêu nớc có

chủ trơng đánh Pháp: "..Nớc ta từ trớc tới nay, nhân tài không phải không
thịnh, đất đai không phải không rộng, binh giáp không phải không tinh, cớ
sao một lúc đem ba tỉnh bỏ cho Tây chiếm cứ, lại cho tự tiện lập đạo đờng,
hoành hoành làm hại nh thế nớc nhà cung điện, lăng miếu sẽ ra sao ? Vả lại,
về việc đánh Tây chúng ta đã nhiều lần tâu bày, song cha đợc chuẩn y. Nhà
vua lại có ý phán rằng Nam Kỳ, Bắc Kỳ sĩ tử đều không có hạnh kiểm, thật
không rõ ý nhà vua liệu tính thế nào? Nay toàn tỉnh đã đoàn kết văn thân, ở
các bộ cũng nh ở thôn quê đã cho đợc cử nhân anh danh, giáo dỡng hơn trăm
ngời, quyên đợc của t hai vạn năm mơi lạng bạc và khí giới chế riêng để
khởi sự...Vì lẽ đó, xin thông t các tỉnh nên đoàn kết văn thân, đồng tâm hiệp
lực. hễ thấy bọn giặc bén mảng đến bờ cõi nớc ta hoặc giảng đạo nơi nào thì
lập tức phi báo các tỉnh hợp lực diệt trừ, giết chết không tha..." [73;3]. Tuy
nhiên mọi cố gắng của sĩ phu và nhân dân tỉnh Nghệ An đòi đánh đuổi giặc
Pháp đều bị triều đình gạt bỏ. Biện lý bộ hộ tâu với Tự Đức. " Các sĩ phu
Nghệ Tĩnh đang hợp nhau bàn việc đổng..." Tự Đức đã xuống dụ trách phạt sĩ
phu và nhân dân yêu nớc Nghệ An nhiều lần. Giữa lúc sự đấu tranh giữa nhân
dân cả nớc nói chung và nhân dân Nghệ An nói riêng chống lại đờng lối hoà

18


nghị của triều đình gay gắt nh thế thì một sự kiện mới đã xảy ra. Năm 1873
Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, hành động ngang ngợc đó của chúng đã
đốt cháy thêm ngọn lửa căm hờn trong nhân dân. Chúng đã nhận đợc một bài
học ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất, lính Pháp vỡ trận tháo chạy, tên chỉ huy
Gacniê bị tử trận. Hành động anh dũng của quân dân Bắc Kỳ đã làm nức lòng
nhân dân cả nớc. Thừa thắng họ định đánh úp lấy thành Hà Nội trong lúc
quân Pháp vừa thua đau đang hỗn loạn, hoang mang. Nhng bất ngờ, triều
đình xuống lệnh hoà giải với Pháp, Nguyễn Văn Tờng ra Hà Nội để thơng
thuyết và kết quả là hoà ớc Giáp Tuất đã đợc ký kết gây đau đớn, thất vọng

trong lòng ngời Việt Nam yêu nớc. Còn ở Nghệ An ngay từ ngày Pháp đánh
Hà Nội, sĩ phu và nhân dân Nghệ An đã rất lo lắng, phẫn nộ và gây áp lực
với Tổng đốc An Tĩnh Tôn Thất Triệt buộc phải triệu tập hội nghị sĩ phu văn
thân cả hai vùng để bàn kế hoạch đối phó với Pháp. Chiến thắng Cầu Giấy
(12.1873) làm ngời dân Nghệ An cha kịp vui mừng thì bàng hoàng hay tin
hoà ớc Giáp Tuất giữa triều đình và thực dân đã ký kết (15.3.1874). Ba tỉnh
miền Đông còn trong tay Pháp cha có cách gì lấy lại đợc thì nay thêm ba tỉnh
miền Tây Nam Kỳ bị mất về tay chúng. Hành động trợt dài trên con đờng nhợng bộ kẻ thù của triều đình Nguyễn đã gây làn sóng phản ứng vô cùng mạnh
mẽ trong cả nớc. Tự Đức đã phải xuống dụ bào chữa: " Trẫm thấy một chữ
hoà là quốc kế của ta đợc, lấy lẽ mà nói thật là đáng chiến, nhng lấy thế mà
bàn không bằng hãy hoà..." [65; 212]. Đáp lại, sĩ phu Nghệ An và các tỉnh
lân cận đã bác bỏ luận điệu của nhà vua, khảng khái nêu lên chủ trơng kháng
chiến: "...Trong khoảng mời bớc còn có nhiều cỏ thơm, rộng rãi nh hai kỳ há
không có ngời tài năng hay sao? Nếu trên miếu đờng tin dùng về trí dũng,
ngoài cơng trờng tuyên dơng về mu mô, thì chỉ cần vài vạn quân của Phạm
Lão, ba ngàn phép lạ của Hàn Kỳ. Nếu lấy nhân nghĩa làm súng đạn thì đất
U, Tế, Ngân, Hạ khó gì mà không khôi phục đợc" [43;425]. Nhiều bài vè của
nhân dân Nghệ Tĩnh còn lu truyền trong đó thể hiện sự bất bình đối với nhà
vua:
" Làm vua ra rồi,

19


Một lòng bán nớc,
Khi đáng đánh đợc,
Không đánh gấp cho,...
Tuy nhiên, đến lúc này thì lòng dân đã thực sự xa rời triều đình, không
hy vọng vào sự thay đổi đờng lối hoà nghị của Tự Đức nữa. T tởng kháng
chiến trong nhân dân đã chín muồi và họ ráo riết chuẩn bị cơ sở vật chất cho

một phong trào đấu tranh lâu dài sau đó.
Các địa phơng tích cực chuẩn bị xây dựng lực lợng, các huyện ở Bắc
Sông Lam nh Hng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chơng việc mộ quân diễn ra rất
nhộn nhịp. Các xởng, các lò rèn để sản xuất vũ khí cũng đợc xây dựng "
chuyên sản xuất giáo, mác, câu liêm...[59;25]. ở khắp nơi các đội nghĩa binh
khẩn trơng tập luyện võ nghệ chờ ngày khởi sự, không khí của một cuộc khởi
nghĩa đã bao trùm lên khắp các vùng trong tỉnh. Thực dân Pháp cũng nhận ra
điều này, trớc ngày điều ớc Giáp Tuất đợc kí kết, Rayna trong một bức th gửi
cho tên tổng chỉ huy Pháp ở Bắc Kỳ đã nhận định: " Tình hình bắt đầu rõ và
tôi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Hoà ớc chắc
chắn sẽ đợc chấp thuận không khó khăn gì nhng ở đâu cũng thế, chính quyền
nhà vua không đợc tôn trọng nữa, nó bất lực, đa số sĩ phu không thừa nhận
hoà ớc và sẽ nhất tề nổi lên tất cả, hiện đang yên hay hơi yên là vì cuộc khởi
nghĩa chắc sẽ khắp mọi nơi.." [99;38]. Quả đúng nh nhận định đó của chúng,
chẳng bao lâu nữa, khởi nghĩa đợc nổ ra và cuộc khởi nghĩa đợc coi là có
tổ chức nhất, có sự chuẩn bị chu đáo nhất từ tr ớc tới nay đã nổ ra trên
đất Nghệ An, tiếp sau đó là những phong trào đấu tranh sôi nổi, liên
tục kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIX.
Nh vậy, ngay từ đầu thực dân Pháp xâm chiếm nớc ta cho đến khi
chúng mở rộng xâm lợc ra miền Bắc rồi sau đó trực tiếp tiến đánh Nghệ An,
nhân dân và những ngời sĩ phu yêu nớc Nghệ An đã trải qua quá trình chuẩn
bị lâu dài về mặt t tởng, tinh thần cho các cuộc khởi nghĩa, và hơn thế nữa đã
có sự chuẩn bị ở một trình độ nhất định về cơ sở vật chất cho chiến tranh.
Chính sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng đó đã là một yếu tố tạo nên những cuộc
20


®Êu tranh cã tÝnh quyÕt liÖt, s©u réng ë NghÖ An so víi nh÷ng tØnh kh¸c trong
thêi gian s¾p tíi.


21


Chơng 2
Phong trào yêu nớc chống pháp ở Nghệ An
nửa sau thế kỷ XIX

2.1- Khởi nghĩa Giáp tuất (1874)

2.1.1. Quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874).
Cũng nh nhân dân cả nớc, nhân dân Nghệ An vô cùng căm phẫn trớc
sự mở rộng xâm lợc của thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và một số tỉnh
phía Bắc nên đã đấu tranh đòi triều đình phải có đối sách cứng rắn. Không
dừng lại ở đó nhân sĩ và nhân dân Nghệ An đã gây áp lực buộc Tổng đốc An
Tỉnh lúc đó là Tôn Thất Triệt phải triệu tập Hội nghị văn thân trong tỉnh để
bàn bạc cụ thể về kế hoạch chống Pháp. Hội nghị đã cử hai vị tú tài Trần Tấn
và Đặng Nh Mai đứng ra lãnh đạo phong trào ở Nghệ An, ngoài ra các sĩ phu
ở địa phơng nào thì trực tiếp trở về địa phơng đó để vận động tổ chức khởi
nghĩa.
Trần Tấn ngời xã Chi Nê (nay là Thanh Chi - Thanh Chơng - Nghệ
An). Năm 1842 ông thi đỗ Tú tài và mở lớp dạy học, Trần Tấn là ông đồ hay
chữ, học trò tìm đến học rất đông và có nhiều ngời thành danh. Trong vùng
Thanh Chơng uy tín của ông đối với nhân sĩ, học trò và nhân dân rất lớn. Khi
Pháp chiếm nớc ta, Trần Tấn đã bộc lộ sự căm thù trớc dã tâm của chúng,
ông vừa dạy học, vừa vận động nhân dân, tìm nhân tài để chờ có cơ hội trả
thù giặc Pháp. Ông còn đi khắp nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc để liên
kết sĩ phu. Để dễ bề hoạt động và gây dựng uy tín , thanh thế, Trần Tấn đã
xin triều đình giữ chức bang biện Thanh Chơng và bắt đầu từ đây, ông đã có
điều kiện để trấn áp các hoạt động gián điệp lộ liễu của các cha cố, ngăn
chặn hoạt động của các thầy tu gián điệp, hoạt động của ông đã bị triều đình

chặn lại bằng việc tớc bằng bang biện của ông và phạt 80 trợng. Năm
1868, trớc sự lộng hành của các gián điệp đội lốt thầy tu, Trần Tấn cùng học

22


trò của ông là Đặng Nh Mai đã trừng trị chúng. Lần này ông bị triều đình xử
án chém nhng vì ông còn mẹ già phải phụng dỡng nên đợc tha. Ông trở về
nhà tích cực ra sức vận động nhân dân, chuẩn bị lực lợng để chờ dịp khởi
nghĩa.
Đặng Nh Mai quê ở xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An. Ông chuyển
lên Thanh Chơng để thuận tiện cho việc mu sinh và vận động nhân dân yêu
nớc. Vốn là học trò tâm huyết của Trần Tấn, ông có cùng chí lớn với ngời
thầy của mình là tìm cách đánh đuổi thực dân Pháp trả thù cho nớc nhà. Đậu
tú tài năm 1864, ông về mở trờng dạy học ở Võ Liệt - Thanh Chơng và cùng
với Trần Tấn ra sức thu phục nhân tài, những ngời yêu nớc để nhen nhóm,
gây dựng phong trào chống Pháp ở Thanh Chơng. Uy tín và tấm lòng yêu nớc
của ông rất lớn, vì vậy nhân dân và các sĩ phu Nghệ An đã cử ông cùng với
Trần Tấn đứng ra phụ trách việc chống Pháp trong tỉnh. Trong cuộc khởi
nghĩa giáp Tuất 1874, Trần Tấn là ngời chỉ huy cao nhất và Đặng Nh Mai là
ngời ở vị trí thứ hai kề cận với thầy của mình lãnh đạo và chỉ huy phong trào.
Sau hội nghị các văn thân, sĩ phu trong vùng, Trần Tấn và Đặng Nh
Mai với trọng trách của mình đã bớc vào chuẩn bị cho việc chống Pháp.
Công việc đầu tiên đợc tiến hành là tập hợp và tổ chức lực lợng. Tại địa bàn
Thanh Chơng dới sự chỉ đạo trực tiếp của Trần Tấn, nhân dân tráng đinh
trong vùng kéo về ứng nghĩa rất sôi nổi. Cúng với Trần Tấn, tại Thanh Chơng
còn có Trần Hớng (con của Trần Tấn), cùng Đặng Quang Vinh (em của
Đặng Nh Mai), Nguyễn Hữu Linh, Nguyễn Hữu Mai (ngời Võ Liệt, Thanh
Chơng) ngày đêm tích cực hoạt động gây dựng phong trào. Nghĩa quân đợc
sung vào các "cơ" "đội" luyện tập võ nghệ, binh khí dới sự huấn luyện của

các chỉ huy. Tại Nam Đàn, Đặng Nh Mai đã về đây để gây dựng lực lợng
cùng Bùi Danh Thiểm, Bùi Danh Mậu, Hồ Duy Cơng. Và dới sự chỉ huy của
họ, lực lợng ở Nam Đàn lớn mạnh khá nhanh. Nghĩa quân Nam Đàn tập
trung ở núi Anh và lá cờ chiêu quân ở đây đã thu hút đợc rất đông nhân dân
trong vùng gia nhập nghĩa quân. Nghĩa quân tổ chức lễ tế cờ tại đình Đức
Nam để hởng ứng khởi nghĩa, sau này khi Trần Tấn kéo quân từ Thanh Ch-

23


ơng về đây tập trung xây dựng nơi này thành đại bản doanh của nghĩa quân,
là căn cứ Thanh Thuỷ. ở Huyện Hng Nguyên, dới sự chỉ huy của Tú Hai
(Định Bạt Duật) và Đốc Biện (Nguyễn Sắt Toản) quê ở xã Hải Đô, phủ Hng
Nguyên, nhân dân trong huyện nô nức hởng ứng kéo về đình làng và tổ chức
lễ tế cờ ở đây. Các toán quân của Tú Hai và Đốc Biện hoạt động dới sự lãnh
đạo của Trần Tấn, Đặng Nh Mai. Để khơi dậy tinh thần chiến đấu của nghĩa
quân, Trần Tấn làm nhiều bài hịch, bài thơ kể tội giặc Pháp và kêu gọi đánh
đuổi chúng đồng thời vạch mặt triều đình nhu nhợc.
"Cân đai áo mão triều đình
Xin hoà Tây để tội tình cho dân..." [65; 219]
"Mi ở đây thì tau cũng ở đây
Mi mần chi mãi quấy tau rầy
Một trận hoả công cho chúng biết
Ba hồn chúng cụ cũng lên mây..." [98; 41]
Không chỉ chuẩn bị lực lợng trong tỉnh mà những ngời lãnh đạo phong
trào còn liên hệ với các tỉnh bạn để phối hợp chiến đâú. ở Hà Tĩnh, Nguyễn
Huy Điển và Trần Quang Cán chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào, ở
Quảng Bình, Trơng Quang Thủ là ngời lãnh đạo. Giữa họ đã có sự phối hợp
để khi khởi nghĩa sẽ tạo đợc sức mạnh to lớn. Khi nghĩa quân Hà Tĩnh làm lễ
tế cờ, Trần Tấn đã sang tham dự và đợc anh em binh sĩ rất phấn khởi hoan

nghênh.
Quá trình tập hợp lực lợng đã tơng đối hoàn tất. Nghĩa quân tập trung
vào việc nâng cao chất lợng chiến đấu và các hoạt động xây dựng căn cứ ở
các vùng đóng quân. Xuất phát từ một thực tế là phần lớn nghĩa binh là
những ngời nông dân mà "việc cày việc cấy tay vốn quen làm, mặc dầu tấm
lòng yêu nớc rất nồng nàn nhng nghề binh đao lại cha thuần thục, do đó việc
huấn luyện nghĩa quân đợc những ngời lãnh đạo hết sức chú trọng. Những
ngời giỏi võ nghệ trong vùng đợc cử ra trực tiếp chỉ đạo việc tập luyện nh
Năm Thiệu, Trần Dực, [45;26]. Các bãi tập đợc bố trí ở khắp mọi nơi đóng
24


quân và các nghĩa binh hăng say tập luyện ngày đêm, vì vậy mà trình độ
chiến đấu của họ chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh đó vấn đề trang bị vũ khí cho
nghĩa quân cũng đợc đặt ra. Muốn chiến đấu với kẻ thù thì không thể chỉ lấy
sức mạnh đoàn kết của con ngời mà chống lại sức mạnh sắt thép, tàu đồng,
đại bác của chúng, nghĩa quân cần phải có vũ khí. Nghĩa quân huy động nhân
dân ủng hộ nguyên vật liệu và đợc những làng rèn nổi tiếng với những thợ
rèn giỏi đứng ra đảm nhiệm công việc rèn đúc binh khí. Các lò rèn còn đợc
bố trí hầukhắp các nơi đóng quân để nghĩa quân có thể tự sản xuất cung cấp
vũ khí tại chỗ cho việc tập luyện. Vũ khí của nghĩa quân rất thô sơ, chủ yếu
là giáo, mác, kiếm, côn, khiên mộc, câu liêm... song tinh thần chiến đấu của
họ thì đã rất sẵn sàng.
Song song với quá trình huấn luyện nghĩa binh là hoạt động xây dựng
căn cứ của nghĩa quân. Với đặc trng của lối đánh du kích là di chuyển linh
hoạt tấn công địch nên những ngời lãnh đạo nghĩa quân chủ trơng không xây
dựng những thành luỹ kiên cố mà chỉ cho xây dựng những căn cứ dựa vào
địa hình tự nhiên với các hào luỹ bảo vệ bằng đất. Vì lẽ đó nên những vết tích
đồn luỹ hầu nh không còn lại gì nhiều cho đến ngày nay. Căn cứ vùng Chi
Nê (Thanh Chi - Thanh Chơng) đợc xây dựng từ những ngày đầu sau khi

nghĩa quân từ Thanh Chơng kéo về Nam Đàn thì căn cứ ở Đình Đức Nam,
Nam Đàn đợc tổ chức lại và xây dựng thành căn cứ chính của nghĩa quân là
đại đồn Thanh Thuỷ. Khu căn cứ này là vùng rừng núi rậm rạp, lại có rất
nhiều luỹ tre tạo thành bức tờng chắn tự nhiên. Từ căn cứ Thanh Thuỷ toả đi
các hớng đều có các đồn phòng triệt: đi Vinh có đồn đóng ở chợ Tro, đờng
sang Hng Nguyên , Nghi Lộc có đồn ở Truông Hến, đờng từ Đô Lơng xuống
Nam Đàn có đồn án ngữ ở Truông Băng. Từ căn cứ Thanh Thuỷ có thể vợt
Sông Lam sang địa bàn Hà Tĩnh phối hợp với các cánh quân của Trần Quang
Cán, Nguyễn Huy Điển. Trong trờng hợp căn cứ Thanh Thuỷ bị tấn công ba
mặt thì nghĩa quân cũng có thể rút lên Thanh Chơng, Anh Sơn hoạt động.
Không những thế, xung quanh Thanh Thuỷ là vùng dân c trù phú của các
huyện Nam Đàn, Hng Nguyên, Nghi Lộc, Yên Thành... thuận tiện cho việc

25


×