Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nhân vật nữ trong truyện ngắn võ thị hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.49 KB, 76 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa ngữ văn

----------------------

Võ thị vân

Nhân vật nữ
trong truyện ngắn võ thị hảo

Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành: văn học việt nam hiện đại

Vinh - 2010


Trờng Đại học Vinh
Khoa ngữ văn

----------------------

Khoá luận tốt nghiệp

Chuyên ngành: văn học việt nam hiện đại

Nhân vật nữ
trong truyện ngắn võ thị hảo
Giáo viên hớng dẫn: Ngô Thái Lễ
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Vân


Lớp:

47B3 Ngữ văn

Vinh - 2010

2


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp "Nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ
Thị Hảo", bản thân tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo Ngô Thái Lễ - ngời
đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu và hớng dẫn phơng pháp
nghiên cứu khóa luận đợc tốt . Đồng thời qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành tốt khóa luận
này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè và ngời thân đã động viên tôi trong suốt
quá trình khóa luận đợc hoàn chỉnh.
Vì đây là khóa luận chỉ trên bớc đầu tập duyệt nên còn nhiều thiếu sót
nên tôi mong các quý thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đóng góp ý kiến để hoàn
thiện đề tài hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2010
Tác giả
Võ Thị Vân

3


môc lôc

Trang
Trêng §¹i häc Vinh..............................................................................................1
Trêng §¹i häc Vinh..............................................................................................2

4


Mở Đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi Việt Nam nói riêng trong giai
đoạn đổi mới đến nay có nhiều khởi sắc. Quá trình đổi mới này diễn ra trên
nhiều phơng diện nhằm tiếp cận gần hơn với thực tiễn đời sống xã hội. Trong
thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, truyện ngắn dờng nh luôn chú trọng đến
vai trò ngời xung kích của mình đi sâu vào những vấn đề đời t - thế sự của
cuộc sống. Một trong những vấn đề đó là số phận của con ngời đợc nhìn nhận
lại một cách toàn diện nhất đặc biệt là nhân vật nữ.
1.2. Với niềm đam mê và tài năng trong sáng tác văn chơng, Võ Thị Hảo đã
thực sự gây đợc ấn tợng mạnh với ngời đọc bằng những sáng tác của mình trên
văn đàn văn học vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX. Chị đợc biết
đến từ truyện ngắn đầu tay Ngời gánh nớc thuê in trên tờ Phụ nữ thủ đô năm
1989, cho tới nay chị đã có gần một trăm truyện ngắn đợc in, chủ yếu trong
các tập: Biển cứu rỗi, Chuông vọng cuối chiều, Truyện ngắn chon lọc Võ Thị
Hảo, Ngậm cời Có thể nói, tác phẩm của chị đã gặt hái đợc những thành
công đáng kể nh: Giải thởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn với tập Biển
cứu rỗi, Nxb Hà Nội, 1991; Giải thởng 5 năm văn học Hà Nội với truyện ngắn
chọn lọc Võ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995; Điều đặc biệt, ngay cả khi
lực lợng sáng tác chủ yếu là nam giới thì ngời phụ nữ vẫn là một đối tợng
thẩm mĩ đợc các tác giả quan tâm và có cái nhìn thờng trực nhất. Là ngời cùng
giới, phản ánh giới tính mình trong tác phẩm, Võ Thị Hảo đã có cách nhìn tinh
tế, cảm thông sâu sắc.

1.3. Võ Thị Hảo thuộc thế hệ chối bỏ cổ tích, không tin Thần thoại chiến trờng. Ngòi bút của chị luôn tìm cách lách sâu vào những bí ẩn tâm hồn của
con ngời để khám phá. ẩn sâu đằng sau những câu chữ ngọt ngào, dịu nhẹ là
những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con ngời, về cuộc đời và nhân
tình thế thái. ở trong nhiều truyện ngắn của Võ Thị Hảo, ngời ta cảm nhận đợc sự âu yếm mang chút thánh ca của tác giả khi nói về tình yêu còn lại là sự
cảm thông của trái tim ngời đàn bà khi nói về nỗi đau của ngời đồng giới.
Trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn muôn hình muôn vẻ ấy, chúng tôi thực
sự bị thu hút bởi những nhân vật nữ. Dờng nh viết về ngời phụ nữ, chúng ta có
sự nối tiếp cội nguồn của văn học dân tộc, đồng thời hoàn thiện hơn chân
dung ngời phụ nữ Việt Nam trong cái nhìn con ngời đa dạng và đa sự.

5


1.4.Tìm hiểu đặc điểm, nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ
Thị Hảo là cách để chúng ta hiểu thêm phần nào về phong cách của nhà văn từ
một loại nhân vật cụ thể. Đồng thời qua đó góp phần hoàn thiện hơn về ngời
phụ nữ nói riêng con ngời nói chung trong thời đại đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Đại hội VI của Đảng đã tạo điều kiện cho văn học đổi mới và dân chủ
hóa. Văn học gần với đời sống thờng nhật hơn, đồng thời có nhu cầu tự đổi
mới về hình thức nghệ thuật, phơng thức thể hiện hơn bao giờ hết. Từ nền văn
học sử thi, quan tâm đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, văn học giai
đoạn này chuyển sang đề tài đời t thế sự. Trong xu hớng mới, các nhà văn tìm
hiểu con ngời ở những đặc trng bản thể và khao khát trần thế, khám phá phát
hiện con ngời ở tầng sâu nhất của đời sống tâm hồn đặc biệt ngời phụ nữ.
Hòa cùng bối cảnh ấy, đặc biệt là trong dòng chảy văn học của các nhà
văn nữ đơng đại, tác phẩm của Võ Thị Hảo ngày càng đợc độc giả mến mộ.
Đã có khá nhiều bài viết về Võ Thị Hảo và những sáng tác của chị trên những
trang báo: Phụ nữ, An ninh thế giới, Văn nghệ
Trong những bài viết về Võ Thị Hảo, chúng ta có thể điểm qua một số

bài của các tác giả:
Nguyễn Lơng trong bài viết về Võ Thị Hảo nêu lên ấn tợng về truyện
ngắn của chị Đọc truyện của Võ Thị Hảo, ngời ta thờng buồn. Một nỗi buồn
có lẫn ngọt ngào và cay đắng, tác giả còn chỉ ra ẩn đằng sau những câu chữ
chau chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con ngời, về cuộc
đời và nhân tình thế thái [24].
Trong Tứ tử trình làng, lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn bốn cây bút nữ,
tác giả Bùi Việt Thắng đã nêu đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Võ Thị Hảo:
Với Võ Thị Hảo việc tìm tòi tình huống là có ý nghĩa nhất [34]. Bên cạnh
tình huống, tác giả đã chỉ rõ cách kể truyện của Võ Thị Hảo Có cái dập dìu
của những chàng, những nàng, không khí truyện lúc tỏ lúc mờ, câu chuyện đợc kể lắm khi phiêu diêu.
Trong bài viết của Thụy Khuê với nhan đề Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ
côi đăng trên Sóng từ trờng, Thuỵ Khuê.free.fr nhận xét trong tập truyện
ngắn Biển cứu rỗi: Tác phẩm đoạn tuyệt cuộc chiến đã qua và khai chiến với
hòa bình hiện tại. Mời hai truyện ngắn với bút pháp chắc nịch, những nhân vật
rờn rợn, điên ngời trong không khí hậu chiến của một đất nớc ham sống, sợ
chết, một đất nớc muốn vơn lên nhng cứ rũ ra, gục xuống, ôm bụng cời sặc
sụa, cời ằng ặc trong bàn tay đùa dai của tử thần chơi trò ú tim bóp cổ. Nh

6


vậy, Thụy Khuê đã có nhận xét về tiếng cời, về bút pháp nghệ thuật khá tinh
tế, sắc sảo. Đồng thời có cái nhìn về bi kịch của nhân vật trong thời hậu chiến.
Tuy nhiên tác giả mới chỉ nhìn nhận ở một tập truyện cụ thể, nên cha có cái
nhìn một cách khái quát giá trị đặc sắc trong sáng tác ở thể loại truyện ngắn dới ngòi bút của Võ Thị Hảo, và cha có cái nhìn toàn diện về nhân vật nữ.
Nhìn chung, Võ Thị Hảo đợc đánh giá là tác giả đã tạo đợc cho mình
một lối nẻo riêng, những đặc sắc riêng bởi cách nhìn nghệ thuật và đợc
thể hiện bởi một giọng văn đầy nữ tính.
Về nhân vật nữ trong sáng của Võ Thị Hảo cũng đã xuất hiện những ý

kiến đánh giá tuy còn ở mức độ khái quát.
Trong bài viết về Võ Thị Hảo dới tiêu đề Võ Thị Hảo - Tôi ngồi bệt trên
đất và viết, Nhị Hà có nhận xét về thân phận ngời phụ nữ hôm nay: ngời phụ
nữ hôm nay hiện lên bạo liệt hơn, hoài nghi hơn, dám sống hơn, nhng vẫn là
ngời phải chịu thua thiệt trong xã hội, gia đình và tình yêu. Và họ hiện lên
đúng nh thân phận của nữ nhi sau chiến tranh. Sau chiến tranh, ngời phụ nữ thờng rơi vào tình thế rẻ rúng. Đó là một bi kịch xã hội [10, tr 234].
Nguyên Hằng trong bài viết về Võ Thị Hảo dới tiêu đề Võ Thị Hảo
suốt đời chỉ mơ một giấc có nhận xét: những thân phận đàn bà, những con
ngời nhỏ bé trớc bão lũ cuộc đời, những gì rất riêng t mà chẳng riêng t chút
nào... là điều mà chị luôn trăn trở trên các trang viết của mình [10, tr 238].
Bùi Việt Thắng nhận định về nhân vật (trong đó có nhân vật nữ): Nhân
vật của Võ Thị Hảo thờng có nét dịu dàng khác ngời nhng tâm hồn họ thánh
thiện, giàu lòng vị tha và đức hi sinh - hi sinh mình để cứu rỗi kẻ khác.
Nh vậy, trong truyện ngắn Võ Thị Hảo nhân vật nữ hiện lên vừa phải
gánh chịu nhiều nỗi đau vừa thể hiện những vẻ đẹp cao quý của tâm hồn phụ
nữ Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ dừng lại ở một số tác
phẩm mà cha khái quát đợc toàn bộ sự nghiệp sáng tác của bà. Các bài viết
mới chỉ nhìn ở mặt khái quát mang tính chất gợi mở và còn cha đợc chứng
minh và biện giải tờng tận và nó cha có tính hệ thống.
Vì vậy, trong khoá luận này trên cơ sở kế thừa những gì đã có khi
nghiên cứu về nhân vật nữ, chúng tôi muốn góp phần nào đó trình bày một
cách có hệ thống về đặc điểm cũng nh nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong
truyện ngắn Võ Thị Hảo. Thông qua đó, chúng tôi muốn góp phần hoàn thiện
hơn trong cái nhìn mới về ngời phụ nữ trong thời đại hiện nay.
3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu

7


Đối tợng nghiên cứu của khoá luận là nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ

Thị Hảo, chúng tôi nhằm mục đích:
3.1. Làm rõ vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo.
3.2. Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo.
3.3. Chỉ rõ những đặc sắc nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn
Võ Thị Hảo.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vì đây là khoá luận nên chúng tôi chỉ là bớc tập duyệt của một bài
nghiên cứu khoa học trên sự kế thừa và phát huy thêm. Trong đề tài này, chúng
tôi đi vào khảo sát với những tác phẩm tiêu biểu trong 4 tập truyện ngắn của
Võ Thị Hảo:
_ Ngời sót lại của Rừng Cời
_ Goá phụ đen
_ Hồn trinh nữ
_ Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm
5. Phơng pháp nghiên cứu
Khoá luận chúng tôi sử dụng trớc hết là phơng pháp phân loại thống
kê, đồng thời để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm nhân vật nữ trong truyện ngắn
Võ Thi Hảo trong sự đối sánh với các nhà văn cùng thời chúng tôi còn sử dụng
phơng pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, với việc đi sâu vào tìm hiểu,
nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề về nhân vật trong tác phẩm
của nhà văn chúng tôi sử dụng phơng pháp phân tích tổng hợp.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,Tài liệu tham khảo khoá luận gồm 3 chơng:
Chơng 1: Nhân vật nữ - hình tợng trung tâm trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Chơng 2: Đặc điểm nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Chơng 3: Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo

8



Chơng 1
Nhân vật nữ - hình tợng trung tâm trong truyện
ngắn Võ Thị Hảo
1.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật
Nhân vật là một yếu tố quan trọng trong sáng tác của tác phẩm văn học.
Nếu không có nhân vật, nhà văn không thể tái hiện đợc hiện thực cuộc sống
muôn hình vạn trạng đang diễn ra xung quanh, không thể phát biểu đợc quan
điểm t tởng của mình về cuộc đời.
Có thể nói, nhân vật là yếu tố then chốt của tác phẩm văn học. Một tác
phẩm đôi khi không cần cốt truyện, xung đột nhng nhân vật thì phải có dù là
truyện ý tởng. Chính vì thế, nghiên cứu nhân vật là việc làm cần thiết khi tiếp
cận tác phẩm tự sự, bởi vì đó chính là phơng tiện cơ bản của nhà văn khái
quát hiện thực một cách hình tợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện
nhận thức của mình về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là ngời dẫn dắt ngời đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch
sử nhất định [5, tr 126].
1.1.1.Khái niệm nhân vật
Theo lý luận văn học: nói đến nhân vật văn học là nói đến con ngời đợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phơng tiện văn học [25, tr 277].
Hay nhân vật là con ngời cụ thể đợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Miêu
tả con ngời chính là xây dựng nhân vật của nhà văn. ở đây cần chú ý rằng,
nhân vật văn học là một hiện tợng nghệ thuật mang tính ớc lệ, đó không phải
là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngời mà chỉ là sự thể hiện
con ngời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách
Thực ra, khái niệm nhân vật thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng
hơn nhiều. Đó không chỉ là con ngời, những con ngời có tên nh chị Sứ, chị
Dậu, anh Pha nhân vật cũng có thể không tên nh thằng mõ, lính lệ, con sen
mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách của con ngời, đợc dùng nh những phơng thức khác nhau để biểu hiện con
ngời. Đó là nhân vật Dế Mèn, võ sĩ Bọ Ngựa. . .trong Dế Mèn phiêu lu kí của

Tô Hoài; là vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác v.v... Cũng có khi đó
không phải là những con ngời, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tợng về con
ngời hoặc có liên quan tới con ngời, đợc thể hiện nổi bật trong tác phẩm;
chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính của Chiến tranh và hòa bình, thời
gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhốp v.v...

9


Nhân vật là một phơng tiện công cụ dẫn dắt ngời đọc vào thế giới riêng của
đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Việc tổ chức cấu trúc nghệ thuật
của tác phẩm tự sự kịch nhằm thể hiện lý tởng thẩm mĩ của nhà văn phụ thuộc
rất nhiều vào nhân vật. Phêdin cho rằng: Nhân vật là một công cụ [5, tr 126]
cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng nh chìa khóa để mở rộng đề tài
mới.
Nh vậy, nhân vật là nơi bộc lộ tài năng sáng tạo và tầm t tởng nghệ thuật
của nhà văn. Theo cách nhìn của Thi pháp học, nhân vật là sự đánh giá của
nhà văn về giá trị của con ngời, là cái nhìn của nhà văn đối với số phận con
ngời.
Nhân vật là kết quả sự sáng tạo thẩm mĩ của nhà văn, mỗi nhân vật là sự
hiện diện của tác giả về thái độ, ý thức, sự đánh giá về con ngời trên nhiều
khía cạnh: năng lực, số phận, tơng lai, tính cách Tóm lại, nhân vật văn học
thể hiện cuộc sống qua lăng kính chủ quan của tác giả. Nhân vật xét đến cùng
là phản ánh quan niệm về con ngời và cuộc sống. Mỗi nhà văn có cách cảm
nhận, lý giải, cắt nghĩa riêng về cuộc sống, con ngời, xã hội nên việc xây
dựng nhân vật văn học ở họ thờng khác nhau. Điều đó giải thích cho sự đa
dạng, phong phú của nhân vật văn học. Nhân vật chính là một hạt nhân của tác
phẩm, là nơi bộc lộ tài năng và tính cách của nhà văn. Bởi thế nhân vật in dấu
rất rõ cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật có trong nhiều thể loại, là một trong những yếu tố cấu thành
nên tác phẩm văn học, nhân vật có vai trò quan trọng. Nhân vật văn học là phơng tiện để nhà văn Khái quát những quy luật của cuộc sống con ngời, thể
hiện những hiểu biết, những ớc mơ và kỳ vọng về con ngời [25, tr 279].
Trớc hết, nhân vật văn học là phơng tiện giúp nhà văn phản ánh một
cách chân thực hiện thực cuộc sống. Do đó, mỗi nhà văn trong quá trình sáng
tác luôn cố gắng phản ánh chân thực hình ảnh cuộc đời, xã hội. Bằng chiêm
nghiệm, suy t, bằng tìm tòi, khám phá nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ
thống nhân vật để từ đó khái quát các tính cách xã hội, lịch sử và mảng đời t
cuộc sống gắn liền với nó. Nhà văn không khái quát cuộc sống bằng định lý,
định luật nh các nhà khoa học khác.
Nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tởng
thẩm mĩ của nhà văn về con ngời và xã hội. Văn học phản ánh và khái quát
cuộc sống bằng nhiều hình ảnh, hình tợng và nhà văn là th ký trung thành của
thời đại. Nhng điều đó không đồng nhất với việc sao chép, bê nguyên xi hiện
thực cuộc sống vào tác phẩm. Nhà văn phải dựa trên cơ sở của sự trải nghiệm
10


để sáng tạo nên nhân vật bằng h cấu. Do đó, sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật nh
ngời thật, yêu mến và phán xét nó nh những kẻ ngoài đời.
Loại hình nhân vật trong văn học rất phong phú, đợc nhìn ở nhiều góc
độ khác nhau. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, ta có nhân vật chính,
nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Về phơng diện t tởng, quan hệ đối với lý tởng xã hội của nhà văn ta có thể nói đến nhân vật chính diện, nhân vật phản
diện, nhân vật lý tởng, nhân vật t tởng. Dựa trên nguyên tắc nhận thức hiện tại,
nhận thức đời sống có thể nói tới nhân vật lãng mạn, nhân vật hiện thực. Xét
riêng bình diện thể loại văn học ta có kiểu nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình,
nhân vật kịch
Xuất phát từ đặc trng thể loại, nhân vật tự sự đợc khắc họa đầy đặn và
đa diện. Tác phẩm tự sự cho phép nó dung nạp mọi hình thức thể hiện của nhà
văn. Với những nghệ sĩ có tài, có cá tính sáng tạo, lựa chọn nhân vật trung tâm

cho tác phẩm luôn gắn liền với việc đạt hiệu quả bất ngờ và tạo nét độc đáo
cho tác phẩm của mình.
Riêng với truyện ngắn một thể loại khá năng động, hình thức tự
sự cỡ nhỏ, có dung lợng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh đời của cuộc
sống, một biến cố hay một vài biến cố, biểu hiện một mặt nào đó tính cách
nhân vật[35, tr 72]. Vì thế trong truyện ngắn thờng có ít nhân vật, ít sự kiện
phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới riêng thì nhân vật
của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nhân vật của truyện ngắn
thờng là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn
tại của con ngời, nó cũng đợc xây dung từ một động cơ và hớng tới một khát
vọng nào đó. Cũng nh tiểu thuyết, truyện ngắn sống bằng nhân vật. ở những
tác phẩm thành công, các tác giả luôn tạo ra đợc hàng loạt nhân vật điển hình
nh Chí Phèo (Nam Cao), AQ trong tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn, Quỳ của
Nguyễn Minh Châu
Tóm lại, xét về thế giới nhân vật trong sáng tác văn học hiện đại ta nhận
thấy có rất nhiều tác giả chọn nhân vật nữ để làm nơi hóa thân nguồn cảm
hứng của mình. Điều đó không phải là một sự ngẫu nhiên mà luôn gắn liền với
một thái độ, một quan niệm của nhà văn đối với cuộc sống và quan điểm thẩm
mĩ của một thời đại
1.2. Hình tợng nhân vật nữ trong văn học Việt Nam
1.2.1. Trong văn học dân gian
Ngời phụ nữ đã trở thành một đề tài vô tận cho thơ ca Việt Nam từ văn
học dân gian cho đến văn học hiện đại. Trong truyện cổ tích, nhân vật nữ th-

11


ờng đại diện cho cái thiện, lý tởng và khát vọng về tự do, hạnh phúc và công
bằng xã hội, bao giờ cũng là ngời có những phẩm chất nh biết thơng ngời, biết
làm tròn bổn phận, biết thực hiện lời hứa, tuân theo những chuẩn mực đạo đức

truyền thống của nhân dân. Họ thờng là những ngời giàu lòng nhân hậu, bao
dung. Cô út lấy sọ Dừa, Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử đó chính là sự thể hiện
của lòng tốt, lòng thơng ngời, là sự công bằng theo quan điểm của ngời xa.
Các nhân vật nữ ấy thờng đợc tác giả dân gian nâng niu, trân trọng. Họ có thể
gặp rất nhiều sự đe dọa, bất trắc song cuối cùng đều vợt qua và chiên thắng.
Tấm mỗi lần hồi sinh lại xinh đẹp hơn xa (Tấm Cám), cô út chui ra từ bụng cá
vẫn hồn nhiên, tơi tắn (Sọ Dừa), ngời vợ của anh học trò nghèo khi lột bỏ lốt
cóc, là một cô gái nh tiên giáng trần (Lấy vợ cóc)
Nhìn chung, các nhân vật nữ trong truyện cổ tích chỉ là những nhân vật
chức năng đợc xây dựng chủ yếu để minh họa cho lý tởng chính nghĩa và thể
hiện khát vọng công bằng xã hội, họ cha có nội tâm và thờng chỉ đợc chú ý về
ngoại hình và hành động.
Ca dao là hình thức để ngời xa thổ lộ tâm tình. Có lẽ vì thế những cung
bậc của cả lòng ngời phụ nữ thờng đợc giãi bày nhiều hơn nam giới. Trong ca
dao, các nhân vật nữ hiện lên thông qua những tâm trạng, những nỗi niềm
riêng nhng mang dấu ấn xã hội rất rõ nét. Xã hội phong kiến với quan niệm
Trọng nam khinh nữ, Nam tôn nữ ti đã khiến rất nhiều ngời phụ nữ gặp
bất hạnh, đắng cay. Họ phải sống phụ thuộc và không tự quyết định đợc số
phận của mình:
Thân em nh giếng giữa đàng
Ngời khôn rửa mặt, ngời phàm rửa chân
Thân em nh tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Ngời phụ nữ trong ca dao dân ca cũng hiện lên với vẻ đẹp ý nhị, kín đáo
theo quan niệm truyền thống của ngời xa:
Miệng cời nh thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu nh thể hoa sen.
Đặc biệt vẻ đẹp tâm hồn ngời phụ nữ rất đợc đề cao.
1.2.2. Trong văn học trung đại
Đến văn học trung đại, cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao

hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thờng gặp nhất ở hình tợng ngời phụ
nữ. Vũ Nơng hiền thảo, đảm đang, chung thủy thì bị ngờ oan đến nỗi phải lấy
cái chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó. (Chuyện ngời con

12


gái Nam Xơng). Ngời cung nữ xinh đẹp tài hoa khát khao hạnh phúc thì bị nhà
vua bỏ rơi, sống cô đơn mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh
xuân trong cung cấm, nơi cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc). Ngời
chinh phụ chỉ có một khát khao rất đỗi bình thờng là đợc đoàn tụ với chồng
mình nhng chiến tranh phi nghĩa đã làm cho nàng rơi vào cảnh đau thơng tử
biệt sinh ly đằng đẵng đợi chờ không biết có ngày gặp lại. Ta cũng bắt gặp
thân phận ngời phụ nữ bị áp bức bóc lột, bị chà đạp trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du.
Đồng thời, văn học trong giai đoạn này cũng đã hình thành quan niệm
về con ngời cá nhân. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng đã thể hiện
sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm
khác hẳn với quan điểm của xã hội phong kiến. Ngời cung nữ thấy hạnh phúc
giản dị của cặp vợ chồng nghèo hơn hẳn đợc ân sủng Tựa mạn thuyền rồng.
Ngời chinh phụ thấy cái lý tởng ra đi của ngời chồng, mong làm cho Thê ấm
tử vinh thật là vô nghĩa không thể quan trọng bằng hạnh phúc đợc sum vầy
bên nhau. Hồ Xuân Hơng dám bày tỏ nỗi lòng khát khao yêu thơng, khát khao
hạnh phúc, thể hiện một cái tôi giàu sức sống, đầy bản lĩnh, mạnh mẽ, thi tài.
1.2.3. Trong văn học hiện đại
Theo dòng thời gian, ngời phụ nữ trong thời 1930 1945 cũng đợc đề
cập đến, trong phần lớn tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn, nhân vật
nữ đợc họ xây dựng theo quan niệm Đó là con ngời cá nhân xung đột với gia
đình truyền thống, với khát vọng tìm lối thoát trong tình yêu, thậm chí muốn
thoát ly mọi quan hệ xã hội để thỏa mãn tự do bản năng [ 22 ]. Tiêu biểu là

các nhân vật: Hiền trong Trống mái, Loan trong Đoạn tuyệt, Tuyết trong Đời
ma gió. Trong văn học hiện thực phê phán, ngời phụ nữ đợc biểu hiện ở những
góc độ khác nhau ở từng tác giả. Với tác phẩm của Ngô Tất Tố, chị Dậu đợc
hiện lên là một ngời phụ nữ phải chịu đựng bao nhiêu sự chèn ép tàn bạo của
hoàn cảnh nh đói ăn triền miên, chạy vạy vay nợ lo su thuế, bán con, bán chó
mà sắc đẹp phẩm chất tâm hồn chị không thay đổi. Ngời phụ nữ trong sáng tác
của Nam Cao thờng là cái bản tính tốt của ngời ta bị buồn đau, ích kỷ che lấp
mất nh những ngời vợ của những tri thức tiểu t sản, còn là các nhân vật khác
với nguyên tắc cố tìm hiểu họ, Nam Cao đã phát hiện ra những phẩm chất
đẹp của ngời phụ nữ là tấm lòng nhân hậu,giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha
nh Thị Nở (Chí Phèo) Nhu (ở Hiền), Dần (Một đám cới)
Đến văn học 1945 - 1975, hình tợng ngời phụ nữ không còn là những
nhân vật chịu nhiều bất hạnh vì bị xã hội cũ vùi dập, không còn là những nhân

13


vật nổi loạn đòi bình đẳng, bình quyền hay con ngời trong mối quan hệ với
hoàn cảnh mà ngời phụ nữ thời kỳ này gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ tổ
quốc. Họ một mặt là những cô gái, những ngời vợ, ngời mẹ rất đỗi bình thờng
trong cuộc sống hàng ngày dịu dàng, nhân hậu, yêu thơng chồng con hết mực,
song trong chiến đấu họ lại là những chiến sĩ rất dũng cảm, đó là chị út Tịch
trong Ngời mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Quyên trong Đất nớc đứng lên của
Nguyên Ngọc, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, chị T Hậu trong Một
chuyện chép ở bệnh viện của Anh Đức.
Có thể nói, cha bao giờ ngời phụ nữ lại dành đợc sự quan tâm lớn của
đông đảo ngời cầm bút nh văn học sau 1975 đặc biệt từ 1986 đến nay. Thậm
chí, qua tên tác phẩm ta cũng phần nào thấy đợc thế giới phụ nữ qua cái nhìn
của nhà văn hôm nay đa dạng và đa sự đến nhờng nào: Ngời đàn bà trên đảo
(Hồ Anh Thái), Ngời đàn bà trên bãi tắm (Dơng Hớng), Ngời đàn bà đứng trớc gơng (Y Ban), Hồn trinh nữ (Võ Thị Hảo), Góa phụ đen (Võ Thị Hảo),

Thiếu phụ cha chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ)....
Tuy việc liệt kê trên cha thể gọi là đầy đủ nhng chúng ta có lý do để nói
rằng ngời phụ nữ là một nội dung nổi bật của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi
mới. Qua mỗi tác phẩm, nhà văn mang dáng dấp của một triết gia khi họ đề
xuất triết thuyết của mình về phụ nữ. Có thể nói, ngời phụ nữ trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới: Hạnh (Bên đờng chiến tranh), Thai,
Huệ (Cỏ lau), Quỳ (Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)... là những ngời
đàn bà có thể cùng một lúc sống với nhiều mối quan hệ tình cảm khác nhau
mà quan hệ nào cũng chân thành, cũng chính đáng cả. Họ đem lại cho ta một
xúc cảm thẩm mỹ mới, xúc cảm có đợc khi con ngời tự khám phá ra chính bản
thân mình, hơn là đem lại một ý niệm đạo đức.
Ngời phụ nữ theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu là con ngời đa
đoan. Từ đa đoan không mang ý niệm đạo đức và nó tiếp cận sâu hơn đến
tâm tính của phái yếu. Đa đoan chính là từ mà Nguyễn Minh Châu dùng để
gọi đặc điểm của con ngời trong văn học mới. Dờng nh, nhà t tởng này đã cảm
nhận đợc khuôn mặt phụ nữ của con ngời trong văn xuôi sau chiến tranh (hiểu
theo nghĩa con ngời đợc nhìn bằng cái nhìn gần gũi và đa chiều hơn).
Đến cuối thập niên 80 và nhất từ những năm 90 của thế kỷ trớc chúng ta
đã đợc gặp gỡ đủ loại phụ nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ. Bằng kinh
nghiệm bản thân, các nhà văn này thoải mái đã phô bày đời sống của ngời phụ
nữ ở tầng sâu bản thể. Họ đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những
hiểu biết mới về ngời phụ nữ.

14


Truyện ngắn Và anh, một phần 3 của cuộc đời em của Y Ban là lời tâm
sự của một cô gái đã có chồng, con và một gia đình hạnh phúc vẫn đau đáu về
ngời đàn ông xa. Tuy thế nhng cô lại không thể đánh đổi sự bình yên mà em
phải đấu tranh bao nhiêu ngày tháng mới giành giật đợc. Cuối cùng, cô đã

chọn giải pháp ghép anh vào cuộc đời hiện đại của mình: anh, chồng em, con
em. Đó quả là sự lựa chọn của ngời phụ nữ hiện đại.
Nhân vật Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng của Võ Thị Xuân Hà là
một bằng chứng cho thấy đời sống tinh thần của một phụ nữ là một cõi
riêng phức tạp đến kỳ lạ. ở Diễm có sự tồn tại đan xen, chồng chéo của hiện
tại và quá khứ, thực và ảo, ý thức và vô thức. Cô làm vợ Thản nhng lại sống
trong tình yêu với Nẫm, anh trai của Thản, một ngời lính đã chết mà cô biết
đến chỉ qua lời kể chứ cha hề gặp mặt. Nhng lúc ở bên Thản, Diễm thờng thấy
bóng dáng ngời anh chồng lấp ló. Đêm trở dạ sinh con đầu lòng cô nhìn
thấy Nẫm. Một ngời đàn ông... ngó tôi từ trên trần nhà. Hắn nhìn khuôn mặt
võ vàng của tôi, rồi nhìn lớt xuống bụng, nơi cái cuống nhau vừa bị cắt còn
lòng thòng thò ra ở chỗ sinh nở... Tôi nhận ra Nẫm... Tôi đắm đuối với hình
ảnh ngời đàn ông kia đang mân mê cái cuống nhau, nh thể anh ta đã thò vào
rồi sờ nắm những mạch máu nhỏ li ti chảy trong cơ thể của tôi mà tình yêu
của Thản chỉ chạm tới chứ không nắm đợc.
Những nhân vật nữ nh vậy rất nhiều trong văn xuôi thời kỳ này. Họ cho
ta cảm nhận về ngời phụ nữ hiện đại, những con ngời thật đa sự. Sự bất ổn
trong nội tâm của họ là do bản tính của họ mà ra chứ không do ai khác gây
ra. Quả là ngời phụ nữ ngày nay đã vớng mình vào nhiều mối lo hơn xa.
Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng xuất hiện hai loại nhân vật nữ.
Loại nhân vật thứ nhất mang nhiều dấu ấn truyền thống: Ngời bà thì nh bà tiên
trong truyện cổ (Côi cút giữa mảnh đời), những ngời chị, ngời vợ thì dịu dàng,
đầm ấm, gắn bó trong tình cảm gia đình. Còn loại thứ hai là những nhân vật
thiên về con ngời bản năng, khẳng định những nhu cầu tự nhiên (Đám cới
không có giấy giá thú).
Nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cũng khá phong
phú, nhng những nhân vật đáng yêu nhất phần lớn là những ngời tốt, những
ngời đẹp. Nàng Bua (Nàng Bua Những ngọn gió Hua Tát) là một thiếu
phụ duyên dáng lúc nào cũng tơi cời tràn trề thứ ánh sáng cuốn hút lòng ngời. Sinh đẹp lộng lẫy (Không có vua).Chị Thắm lúc nào cũng một tấm
khăn vuông đen trùm mặt nhng ấn tợng về giọng nói thì dịu dàng ngân

nga nh hát (Chảy đi sông ơi). Họ không chỉ đẹp về hình thức, họ còn đẹp bởi

15


tinh thần nh tỏa ra thứ ánh sáng thiên lơng kỳ diệu, cứu rỗi mọi ngời. Đó là
Nàng Bua nồng nàn với tất cả những ngời đàn ông đến với nàng, hào phóng,
bao dung và tha thứ với tất cả mọi ngời. Chị thắm cứu đợc không biết bao
nhiêu ngời ở khúc sông này cuối cùng lại chết đuối mà không ai cứu. Đó
còn là nỗi đau khổ chắt ra thành nớc trong lành và màu nhiệm để đá cũng
phải tan ra của nàng Sinh (Nàng Sinh Những ngọn gió Hua Tát). Đó còn
là sự độ lợng, vị tha hơn ngời của chị Sinh trong gia đình chồng (Không có
vua).
Bên cạnh việc thổ lộ chân thành tình cảm, các nhà văn nữ cũng không
ngần ngại tỏ bày nhục cảm. Chẳng hạn, nhân vật Lý trong Mùa lá rụng trong
vờn của Ma Văn Kháng.
Viết văn đòi quyền lợi cho phụ nữ hoặc phản ánh tình trạng bất bình
quyền nam nữ cũng là một bằng chứng xác đáng cho thấy ngời phụ nữ là một
nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi thời kỳ này. Nhà văn Hồ Anh Thái cho
biết nguyên nhân thôi thúc anh viết tiểu thuyết Ngời đàn bà trên đảo chính là
để đòi quyền đợc làm mẹ cho những ngời phụ nữ không có chồng. Họ là một
bộ phận không nhỏ phụ nữ Việt Nam đã để lại thời xuân sắc của mình nơi
rừng thiêng nớc độc trong thời kỳ chiến tranh. Khi hòa bình lập lại, họ đã quá
lứa lỡ thì không lấy đợc chồng nhng bản năng làm mẹ vẫn thôi thúc họ.
Những tác phẩm văn xuôi thời kỳ này, nói đến ngời phụ nữ trong hoàn cảnh
nh vậy đã tìm mọi cách để có con dẫu vẫn biết sẽ bị xã hội ruồng bỏ. Sau khi
tác phẩm ra đời một năm, những điều luật hôn nhân gia đình đã đợc sủa đổi,
trong đó ngời phụ nữ đợc quyền có con ngoài giá thú.
ở nớc ta, trong thời đại tự do dân chủ, t tởng trọng nam khinh nữ - một
tàn d của chế độ phong kiến vẫn tồn tại dai dẳng trong tâm thức nhiều ngời.

Chính vì điều này đã thôi thúc Võ Thị Hảo viết truyện ngắn Hành trang của
ngời đàn bà Âu Lạc. Ngời đàn bà Âu Lạc gánh chồng con trên vai mà cứ ngỡ đó
là hành trang chứ không biết đó là gánh nặng. Nh vậy, những chân dung phụ
nữ mà chúng tôi nói trên cha phải là tất cả những gì văn xuôi thời gian qua
viết về phụ nữ. Nhng qua một số dẫn chứng trên, chúng tôi thấy đợc ngời phụ
nữ quả đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác, một đề tài a thích của các
nhà văn thời kỳ đổi mới.
Có thể nói, hình tợng ngời phụ nữ đã in dấu vào văn học Việt Nam hiện
đại, trở thành nguồn cảm hứng cơ bản ngấm sâu vào từng trang viết của các
nhà văn. Các cây bút nữ đã nhìn về ngời phụ nữ bằng cái nhìn mới mẻ, tràn
đầy tính nhân văn. Dới ngòi bút của họ, ngời phụ nữ hiện lên thật đẹp đẽ, đẹp

16


đẽ ngay trong cả những bi kịch. Trong xã hội hiện đại có quá nhiều cạm bẫy,
phụ nữ vẫn mang đến cho ta những tình cảm bao dung và lòng khoan hòa. Nhng họ cũng chính là những con ngời mạnh mẽ, đầy cá tính. Trong chính con
ngời họ luôn luôn đan xen,có sự phức tạp trong tâm hồn họ tạo ra sự phong
phú và đa chiều hơn.
1.3. Nhân vật nữ và quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn
của Võ Thị Hảo
1.3.1. Về tác giả - tác phẩm
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An là hội viên Hội nhà
văn Việt Nam năm 1997. Tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà nội,
năm 1977, chị về làm biên tập rồi phó tổng biên tập cho nhà xuất bản văn hóa
dân tộc. Năm 1996, chị về công tác tại báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
làm trởng văn phòng đại diện cho báo này tại Hà Nội. Năm 2000, chị đợc đảm
nhiệm vị trí trởng ban th ký tòa soạn cho báo Gia đình và xã hội. Cuối năm
2006, chị xin nghỉ hu non để dành thời gian viết lách và đầu t kinh doanh.
Võ Thị Hảo sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Nghệ khắc nghiệt. Có lẽ,

sự cằn cỗi và khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đó đã làm cho những con ngời
sinh ra trên mảnh đất gió Lào nóng bỏng này có một tính cách chịu đựng bền
bỉ và kiên cờng. Dù ở hoàn cảnh nào, những con ngời xứ Nghệ cũng tìm cách
thích nghi và vợt qua, cả những đoạn trờng chìm nổi... Họ nh là đá núi, nh
những vựa đất, bền bỉ và vững chãi, nhng cũng lành hiền và thô mộc, chân
chất và thủy chung [13, tr 552]. Khi nói về quê hơng mình, Võ Thị Hảo đã có
dịp thổ lộ: Tôi cảm ơn những kỷ niệm mà đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc, vì
chính chúng đã tạo ra tôi [13, tr 558]. Làm nên Võ Thị Hảo ngời viết nên
những câu vừa bạo liệt vừa huyền hoặc, chính là cái vùng đất ấy nơi có
tiếng cót két rợn ngời của những bụi tre và những câu chuyện về ma quỷ mà
các ngời già và đám ngời lớn thì thầm kể cho nhau nghe trong đêm cùng
không khí khốc liệt của chiến tranh và bom đạn. Đối với chị, văn chơng luôn
luôn là khát vọng và đam mê hoài bão cùng với giấc mộng đẹp về tình yêu đã
nuôi chị lớn trong những năm tháng thanh xuân ấy. Cái thứ văn chơng đã trót
dấn thân thì nó là nghiệp mất rồi [13, tr 553]. Nó đeo bám và dờng nh là
máu thịt của mình. Ngay cả khi ngời chồng yêu quý chị, ngời đàn ông mà chị
đã tình nguyện ký thác, gửi gắm cả cuộc đời mình cũng không thể chịu nổi
không khí văn chơng len lỏi vào đời sống của gia đình, song chị vẫn lặng lẽ,
bớng bỉnh để thu vén cho mình một góc riêng, để tôn thờ để rồi sống chết vì
nó. Một gia đình với hai đứa con gái bé nhỏ, một ngời chồng mặc dù cùng học

17


văn chơng ra nhng không dễ mấy khi thông cảm cho niềm đam mê của vợ,
thêm vào đó là cuộc sống chật vật, khó khăn của những năm tháng đất nớc cha
thoát khỏi bao cấp. Võ Thị Hảo là vậy, ngời đàn bà viết của chúng ta lận đận
long đong với nghề làm báo rày đây mai đó, không khi nào yên tĩnh đợc. Để
rồi sau đó, đêm đêm, chị lại trăn trở với những trang viết thẫm đẫm mồ hôi và
nớc mắt bằng tất cả tâm huyết. Những trang viết với mong muốn tột cùng

cống hiến cho đời những suy nghĩ trung thực nhất, dũng cảm nhất của ngời
đàn bà viết nhỏ bé. Là một nhà báo, chị có tiếng là thẳng thắn và công bằng.
Khi có ngời hỏi chị Báo hay văn là chỗ để chị trút bỏ nỗi muộn phiền? Võ
Thị Hảo đã không ngần ngại trả lời rằng: Tôi viết không để trút bỏ muộn
phiền. Nỗi muộn phiền của tôi trở thành quá nhỏ bé trớc những đau khổ và
lòng yêu lớn của kiếp ngời, trớc những đồng bào của chúng ta. Báo là tiếng
nói trực diện là trách nhiệm trực tiếp đối với đời sống hàng ngày. Văn là nơi
thổ lộ những khát vọng, những nỗi đau lớn của kiếp ngời. Khi trách nhiệm,
lòng yêu và nỗi đau đớn, nỗi muộn phiền tự ra đi [36].
Võ THị Hảo cũng là ngời rất nghiêm khắc và có trách nhiệm trong lao
động nghệ thuật. Chị luôn luôn tâm niệm điều quan trọng để trở thành một
ngời viết có t tởng độc lập là không chấp nhận những lối mòn. Và nhà văn
không đợc phép lừa dối chính mình, không làm những điều mà chính mình dối
trá để cầu lợi... Sống dối là nguy hiểm, viết dối lại càng nguy hiểm hơn [37,
296]. Thực tế, những truyện ngắn của chị đã là bằng chứng hết sức thuyết
phục cho quan niệm về nghề văn. Văn là ngời. Văn của Võ Thị Hảo phản ánh
hiện thực một cách nghiệt ngã, nhng ngời đọc lại không nhìn thấy sự cay
nghiệt của ngời viết. Lan tỏa trên những trang viết, một tấm lòng nhân ái của
một ngời đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con ngời [27, 304]. Võ
Thị Hảo nh là ngời chân trần lặng lẽ mang ánh sáng của mình kiên nhẫn đi
trong thăm thẳm đời sống, ngụp lặn trong dòng đời bồn bã để sống và viết và
sáng tạo. Chị đã khẳng định đợc mình, trên những trang viết của mình, đa lại
sự tin cậy cho độc giả.
Bằng niềm đam mê và sự sáng tạo văn chơng của mình, Võ Thị Hảo đã
từng gây ấn tợng mạnh trên văn đàn những năm 90 của thế kỉ XX bởi những
truyện ngắn lạ: Ngời sót lại của Rừng Cời, Biển cứu rỗi, Vờn yêu... Mới đây
(2006), chị lại làm sửng sốt độc giả, những ngời yêu văn chơng bởi cuốn tiểu
thuyết dã sử đậm chất Liêu trai với cái tên mang cảm giác mạnh: Giàn
thiêu. Và sắp tới là cuốn tiểu thuyết thứ hai: Dạ tiệc quỷ và cho ra mắt độc giả
một số kịch bản phim.


18


Võ Thị Hảo sáng tác trên nhiều thể loại. Chị bắt đầu làm thơ từ những
năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trờng. Nhng sau đó, chị lại chuyển sang viết
truyện ngắn rồi tiểu thuyết và kịch bản phim. Võ Thị Hảo đợc biết đến từ
truyện ngắn đầu tay Ngời gánh nớc thuê in trên tờ Phụ nữ thủ đô năm 1989,
đến nay Hành trang của ngời đàn bà Âu Lạc này đã tới gần một trăm truyện
ngắn đợc in, chủ yếu trong các tập truyện:
_ Tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, Nhà xuất bản Hà Nội, 1991.
_ Tập truyện ngắn Chuông vọng cuối chiều, Nhà xuất bản Lao động, 1994.
_ Tập truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995.
_ Tập truyện ngắn Ngậm cời, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1998.
Ngoài ra về tiểu thuyết và kịch bản phim:
_ Tiểu thuyết Giàn thiêu, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2003.
_ Kịch bản phim: Con dại của đá, Lời hẹn mùa thu...
Có thể nói, tác phẩm của chị đã gặt gái đợc những thành công đáng kể:
_ Giải thởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn với tập Biển cứu rỗi, Nhà
xuất bản Hà Nội , 1991.
_ Giải thởng 5 năm văn học Hà Nội với Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị
Hảo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995.
1.3.2. Nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Đại hội VI của Đảng đã tạo điều kiện cho văn học đổi mới và dân chủ
hóa. Văn học gần với đời sống thờng nhật hơn, đồng thời có nhu cầu tự đổi
mới về hình thức nghệ thuật, phơng thức thể hiện hơn bao giờ hết. Từ nền văn
học sử thi, quan tâm đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, văn học giai
đoạn này chuyể sang đề tài đời t thế sự. Trong xu hớng mới, các nhà văn
tìm hiểu con ngời ở những đặc trng bản thể và khao khát trần thế, khám phá
phát hiện con ngời ở tầng sâu nhất của đời sống đặc biệt ngời phụ nữ.

Văn học mang gơng mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày
càng tinh tế và đằm thắm. Trong hàng loạt các nhà văn nữ góp phần hoàn thiện
cho gơng mặt văn học giai đoạn này, Võ Thị Hảo là một gơng mặt không thể
trộn lẫn bởi chất triết lý vừa sâu sắc vừa dịu dàng nh thánh ca trong trang văn
của chị. Cũng giống nh một số nhà văn nữ khác nh Nguyễn Thị Thu Huệ, Y
Ban, Di Li, Phan Thị Vàng Anh Võ Thị Hảo dờng nh u ái hơn nhiều cho các
nhân vật nữ của mình vì hơn ai hết chị là ngời đã trải qua biết bao cay đắng,
đau khổ trong cuộc sống nên chị hiểu hết đợc nỗi đau của ngời đồng giới. Chị
viết về họ bằng niềm tin yêu tha thiết, bằng nỗi đau nhức nh từ chính cuộc đời
mình.

19


Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, nhân vật nữ giữ vị trí trung tâm,
chủ đạo. Chúng tôi khảo sát trong 4 tập truyện ngắn của chị gồm 54 truyện
trong đó nhân vật nữ có trong hầu hết các tập: Hồn trinh nữ có 13/14 truyện,
Ngời sót lại của Rừng Cời có 12/13 truyện, Góa phụ đen có 14/14 truyện,
Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm có 12/13 truyện, nh vậy tần số xuất
hiện của nhân vật nữ là rất đông chiếm 94,4%. Điều này cho thấy nhân vật nữ
là hình tợng chính trong sáng tác của Võ Thị Hảo và đóng vai trò quan trọng
trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngời của nhà văn.
Nhân vật nữ của chị xuất hiện với nhiều đối tợng, nhiều tầng lớp. Võ Thị Hảo
quan tâm đến những con ngời nhỏ bé số đông của nhân loại. Chị viết Một
thời chúng ta đã ghê tởm những từ con ở, đầy tớ, gái điếm... nhng giờ đây,
những từ đó đã và đang lặng lẽ trở về nhắc nhở ngời ta rằng, chúng có mặt trên
đời này [10, tr 60]. Chị viết về những ngời nghèo (Ngần, ả Tuynh...), những
ngời tật nguyền (Hằng, Tâm), những ngời làm thuê (bà Diễm) cả những cô gái
điếm (nhân vật trong Biển cứu rỗi, Miền bọt), những kẻ tù tội (Phin). Tất cả
những kiếp ngời ấy chị gọi là những nhân vật bé mọn. Nếu nh trong thế giới

của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhân vật phụ nữ thờng choài ra ngoài khuôn khổ,
mạnh bạo khát tìm hạnh phúc theo cá tính riêng bất chấp và ngang tàng nh
Hoài trong Xin hãy tin em, My trong Thiếu phụ cha chồng. Hay trong văn Y
Ban, nhân vật nữ của chị lỡ vợt qua barie nh nhân vật trong truyện Thiên đờng
và địa ngục, Cái điềm con thỏ trắng, Sự vô tội của Adam và Eva thì ở truyện
ngắn của Võ Thị Hảo, bao giờ trong họ cũng là những ngời phụ nữ mang trong
mình quá nhiều gánh nặng của nghĩa vụ và trách nhiệm nh Hành trang của
ngời đàn bà Âu Lạc là suy nghĩ của tác giả về vấn đề bình đẳng giới. Ngời đàn
bà đầu tiên xuất hiện trong buổi sơ nguyên cha hề có hành trang Nàng ngồi
trên tảng đá, lõa lồ đơn côi, cha có áo để che rét, cha có phấn son để trang
điểm, cha có triết lí và tôn giáo để thắt buộc [11, tr79]. Thế rồi ngời đàn ông
xuất hiện, họ tham lam ích kỷ chỉ muốn sở hữu ngời phụ nữ cho riêng mình.
Những đứa con ra đời để thành ràng buộc đầu tiên. Cho đến lúc xã hội hình
thành, đàn bà ngày càng đông hơn, đẹp hơn và khôn ngoan hơn. Nhng họ bị
kìm giữ bằng triết lý, tôn ti, phu thê rồi cả công, dung, ngôn, hạnh. Hành trang
của đàn bà Âu Lạc thêm trĩu nặng. Dù đến thế kỷ giải phóng phụ nữ gánh
nặng ấy lại chất thêm những mĩ từ của thời đại mới. Hành trang của ngời đàn
bà Âu Lạc hiện đại còn nặng hơn của bà Dạ Dần và mẹ Âu cơ. Suốt đời họ
không thể trút bỏ gánh hành trang ấy để sống cho riêng mình.

20


Bên cạnh đó, tác giả còn đặc biệt chú ý đến những kiếp ngời đầy bất
hạnh, khổ đau do chiến tranh mang lại đó là Thảo trong Ngời sót lại của Rừng
Cời, những ngời đàn bà chờ chồng đi chiến trận trong Hồn trinh nữ, những
góa phụ trong Trận gió màu xanh rêu...
Một số lợng không nhỏ các nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo là
những ngời phụ nữ khổ vì yêu và khổ vì bị ruồng bỏ nh trong các truyện Con
dại của đá, Nàng tiên xanh xao, Tim vỡ, Bàn tay lạnh, Khát của muôn đời...

Ngời đọc nhận thấy đợc thế giới nhân vật phong phú, đông đảo trong văn chị
vẫn đang rảo bớc đâu đây trong cuộc đời.
Nhìn chung, xây dựng hình tợng những ngời phụ nữ với sự phong phú
về đối tợng và ở nhiều tầng lớp khác nhau và ngời phụ nữ lúc nào cũng bất
hạnh nhng Võ Thị Hảo luôn tin rằng nỗi đau khổ của đàn bà cũng nh một
cứu chuộc thế giới [12, tr 72]. Đằng sau những nhân vật phụ nữ trong tác
phẩm là số phận của những ngời dân Việt nửa sau thế kỷ chiến tranh, góp
phần tạo nên chân dung những ngời phụ nữ Việt Nam hiện đại.
1.3.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Quan niệm nghệ thuật về con ngời là phạm trù trung tâm chi phối các yếu tố
phạm trù khác, tạo nên thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật đó lại phản ánh về con
ngời của một thời đại, một dân tộc. Văn học là nhân học (M. Gorki) là nghệ thuật
miêu tả, biểu hiện con ngời. Vậy nên con ngời là đối tợng chủ yếu của văn học. Dù
miêu tả thần linh, ma quỷ, loài vật... văn học, xét đến cùng đều thể hiện con ngời. Một
nghệ sĩ muốn miêu tả đời sống con ngời, ngoài việc phải hiểu biết, cảm nhận nhất định
về đối tợng cốt phải có một vốn liếng về phơng diện nghệ thuật, về cách kết hợp các
biệp pháp nghệ thuật để thể hiện suy nghĩ, cách cảm nhận của mình. Theo Trần Đình
Sử: Quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con ngời đợc hóa thân thành các nguyên tắc, phơng tiện, biện pháp thể hiện con ngời trong văn
học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tợng nhân vật trong đó [30, tr
41].
Con ngời luôn là đối tợng trung tâm của văn chơng. Cuộc sống đất nớc sau
1975 với biết bao đổi thay đã tác động không nhỏ đến mỗi cá nhân trong xã hội, đã
tạo điều kiện cho con ngời ngày càng bộc lộ đầy đặn hơn bản chất của mình. Trần
Đình Sử cho rằng: Nghệ sĩ là ngời suy nghĩ về con ngời,cho con ngời, nêu ra
những t tởng mới để hiểu về con ngời, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ
thuật càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của
họ [30, tr 45]

21



Nếu trong văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 con ngời luôn luôn khoác bộ
áo xã hội, luôn trùng khít với địa vị xã hội của mình - nó là con ngời đơn
trị, dễ hiểu, thì sau 1975, đất nớc bớc vào thời kỳ đổi mới, những quy luật thời
bình sớm muộn sẽ chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh
mẽ khi giá trị cá nhân đợc coi trọng. Và khi đó, con ngời với t cách cá nhân
một nhân vị độc lập - không trùng khít với chính mình, con ngời trở nên
phức tạp, đa chiều, nhiều mâu thuẫn xuất hiện. Điều này xuất phát việc khám
phá cuộc sống trong tính phức tạp, đa dạng của sự vận động, từ việc nhìn nhận
con ngời hôm nay trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con ngời xã hội,
con ngời lịch sử, con ngời tự nhiên, con ngời tâm linh, con ngời với gia đình
và con ngời với chính mình. Con ngời cũng đợc soi chiếu ở nhiều bình diện và
tầng bậc: ý thức và vô thức, cái cao đẹp và cái tầm thờng, t tởng tình cảm và tự
nhiên bản năng. Vì vậy dễ nhận thấy trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, con ngời
không còn là sự minh họa cho tiêu chí nào, không còn nhất phiến, đơn giản
mà đa chiều, phức tạp. Nguyễn Văn Long nhận xét: Trong con ngời đan cài,
chen lẫn giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phợng lẫn rắn rết, thiên thần và
quỷ sứ, cao cả và tầm thờng [22, tr 55]. Trong Dã nhân nhân vật Lân của
ngày xa không vợ nhạt, không ngời tình, không nhờn nhợt lờ lợ những bữa
nhất dạ đế vơng. Còn Lân của ngày hôm nay là con thoi đi lại giữa bên A và
bên B để kiếm những khoản lậu bất chính. Cũng nh bao kẻ thức thời khác, hắn
cũng có một vợ một nhân tình đúng mốt, cũng ăn chơi trác táng bên những
bàn tiệc lờ lợ mùi tanh của máu. Hay Khoan trong Miền bọt, một chuyên viên
Luật có hạng của một Bộ, từng có một mối tình trong sáng thơ ngây ớp đẫm hơng hoa xoan trong ký ức. Sau hai mơi năm gặp lại ngời thơng, anh không còn
là con ngời ngày xa Đã lấy vợ. Đã ôm vài cô điếm vào lòng. Đã có những
cuộc ăn chơi sang trọng và những cuộc chơi bẩn kiểu nông dân trọc phú
phố [12, tr 192].
Một biểu hiện nữa của con ngời phức tạp đó là con ngời cá nhân có tính
cá thể. Trong cuộc sống hôm nay, họ dám khẳng định mình, tin ở điều mình
nghĩ, ở việc mình làm. Từ đó, tiếng nói cá nhân có lúc đối thoại với những thế

hệ đã qua. Có những nhân vật sau bao trải nghiệm của bản thân đã đối thoại
với thế hệ đã qua: Thế hệ mẹ và bà tôi quá khiêm cung. Ngay cả việc thêu dệt
những câu chuyện huyền hoặc cũng không dám thêu dệt đến cùng [12, tr 10],
thế hệ của chúng con khác thế hệ e dè của mẹ. Chúng con đi đến tận cùng
nên nhiều khi tàn nhẫn [12, tr 152]. Không những trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo mà ta còn bắt gặp điều này ở truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: Thế mới

22


hay,ai cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ ở đời đều có giá của nó. Hoặc gieo
cây gì thì ăn quả đấy, hay gieo gì gặt đấy. Nhng tôi. Tôi có gieo gì đâu mà sao
đời tôi gặt toàn cỏ dại [32, tr 167]. Rõ ràng sự xuất hiện một cách đông đảo
của các cây bút nữ đã tấu lên tiếng nói thế hệ mạnh mẽ, tự tin và dũng cảm.
Bên cạnh sự phức tạp còn là sự bí ẩn của con ngời mà thực chất chính sự
phức tạp đã làm nên sự bí ẩn của con ngời. Đôtxtôiepxki từng nói: con ngời
là một điều bí ẩn, cần phải khám phá con ngời. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì
tôi muốn trở thành con ngời. Con ngời đầy sự bí ẩn là con ngời có những hoạt
động, việc làm, cách cảm cách nghĩ không thể đoán biết trớc đợc nh nhân vật
Sải trong Con dại của đá là một cô gái luôn khao khát tình yêu, một ngời si
tình và say đắm vậy mà cô lại có thể giết ngời yêu vì bị phụ bạc. Hay một ngời
đàn bà tởng chừng đã nh một thứ rác thải lại tự tử trên biển để giữ chút tự tôn
của giống ngời (Biển cứu rỗi).
Không những thế, quan niệm nghệ thuật về con ngời trong truyện ngắn Võ
Thị Hảo còn là con ngời với sự trải nghiệm nỗi đau. Hơn ai hết, phụ nữ là ngời nhạy
cảm với nỗi đau, chính họ là những ngời đã thấm thía sâu sắc những ngày đạn lửa
và cả d âm của thời hậu chiến. Rồi chính họ khi trở về đời thờng cũng nhạy cảm
hơn ai hết trớc cuộc sống phức tạp, đa chiều. Càng nhạy cảm, ngời phụ nữ càng đau
khổ, họ chịu nhiều bi kịch bởi họ sống đa cảm, đa đoan.
Đọc truyện ngắn Võ Thị Hảo ta thấy dờng nh tác giả hớng đến rất nhiều số

phận, nhiều mảnh đời khác nhau mà tập trung lại ở đề tài viết về chiến tranh nhng
chiến tranh thời hậu chiến. Chiến tranh đã đi qua song nỗi đau còn đó. Nó hiện hữu
ngay trong từng con ngời vừa bớc qua cuộc chiến và còn bao trùm lên cả gia đình,
ngời thân của họ nơi hậu phơng và tệ hại hơn nó hằn sâu trong tâm trí những con
ngời đang sống đó là Ngời lính trong Biển cứu rỗi tởng chừng nh đợc đoàn tụ với
gia đình sau những ngày xa cách, anh luôn khát thèm một gia đình hạnh phúc, một
ngời vợ mà anh luôn mờng tợng nh nàng Tô Thị khi thấy anh về sẽ giang tay ra
mình đấy và cả đứa con gái nhỏ nữa cũng theo mẹ ra đón bố với cặp mắt ngây
thơ. Thế nhng, khi trở về gia đình chẳng ai ra đón. Anh thấy: trong căn nhà lá tối
mờ có đến ba đứa trẻ lít nhít trứng gà, trứng vịt với ba khuôn mặt hoàn toàn khác
nhau [10, tr 39] Anh đã ghê tởm và đau đớn. Hay Thảo (Ngời sót lại của Rừng Cời) là ngời mang đầy bi kịch, chiến tranh đã cớp đi tuổi xuân, nhan sắc, hình hài để
rồi cô sống lạc lõng trong cuộc sống thực tại.
Nh vậy, mặc dù chỉ qua một vài tác phẩm nhng Võ Thị Hảo đã đem đến cho
ngời đọc sự thực về một xã hội tan chiến nhng cha tàn chiến. Dờng nh thế giới
nhân vật trong truyện ngắn của chị đã thực sự chuyên chở đợc t tởng quan niệm về

23


con ngời và cuộc đời của nhà văn. Truyện của chị ít thấy nhân vật phản diện để ta
phải lên án căm hờn. Ngay cả nhân vật biểu hiện cho cái xấu cũng có cái gì đó rất
đáng thơng rất cần đợc thông cảm. Nói nh vậy không có nghĩa là nhân vật của Võ
Thị Hảo cứng nhắc, ngợc lại đó là thế giới nhân vật hết sức sinh động, họ vừa là chủ
nhân vừa là nạn nhân của cuộc sống.
Nếu nhân vật trong văn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu
Huệ thờng biến dạng, méo mó về cả nhân hình lẫn nhân tính thì nhân vật trong sáng
tác của Võ Thị Hảo hoặc có nét dị dạng ở vẻ bề ngoài (Rân trong Ngời đàn ông duy
nhất, Hằng trong Làn môi đồng trinh, Tâm trong Máu của lá) hoặc sự thờ ơ vô tình
của đồng loại đã đẩy họ đến cảnh cô đơn lạc lõng (lão Nhát trong Vầng trăng mồ
côi, những ngời đàn bà trong Trận gió màu xanh rêu). Những kẻ khác ngời ấy lại

mang trong mình vẻ đẹp của một tâm hồn thánh thiện giàu lòng vị tha và đức hi
sinh. Ngời phụ nữ, những thân phận bé mọn ngơ ngác lạc lõng với giấc mơ lầm lụi
nhọc nhằn, họ bớc sang nền kinh tế thị trờng để nhận thêm nhiều đớn đau, thua thiệt
nh Thùy Châu trong Vũ điệu địa ngục.
Viết về phụ nữ, bao giờ ta cũng tìm thấy trong ngòi bút của Võ Thị Hảo
sự đồng cảm xót xa đến quặn thắt. ở đó có bóng dáng, có nỗi niềm của chính
chị, một ngời đàn bà với rất nhiều đam mê khát vọng và không ít khổ đau.
Nếu nh ngời phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ mạnh mẽ bạo liệt
sẵn sàng đánh đổi tất cả để có đợc hạnh phúc. Hay trong sáng tác Nguyễn
Minh Châu, ngời phụ nữ luôn nhìn ở mặt tốt đẹp thì đến truyện ngắn của Võ
Thị Hảo họ nhẫn nại cam chịu trớc số phận bất hạnh. Có lúc ngang ngạnh, nổi
loạn nhng họ vẫn đằm thắm với khát vọng đợc dâng hiến, khao khát kiếm tìm
hạnh phúc cứ rát bỏng trong tâm hồn nhân vật. Ngời đọc không thể không
yêu, không thơng, không thể không đồng cảm với nhân vật dù đó là một cô
gái sa ngã (Vũ điệu địa ngục), một ngời đàn bà nhẹ dạ (Ngời đàn ông duy
nhất) hay một con điếm hết thời (Biển cứu rỗi)...
Nh vậy, văn học trong thời kỳ đổi mới đã kế thừa đợc những quan niệm tiến
bộ về con ngời trong truyền thống văn học, đồng thời cũng thoát ra đợc tính quy
phạm trong quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học suốt trong thời kỳ
chiến tranh. Thời kỳ văn học đổi mới đã đem đến quan niệm nghệ thuật về con ngời khá toàn diện, đa chiều và phức tạp hơn đặc biệt toát lên quan niệm nghệ thuật
về con ngời cá nhân rất sâu sắc. Trong bức tranh chung của văn học thời kỳ đổi
mới, văn xuôi Võ Thị Hảo đã tạo nên những dấu ấn riêng. Tác giả thực sự đóng
góp tài năng của mình về cách nhìn nhận con ngời một cách hoàn thiện, bên cạnh

24


đó cũng cho ta thấy giá trị nhân đạo, nhân văn trong con ngời trong văn học của
tác giả đối với nền văn học nớc nhà.


25


×