Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Ngôn ngữ thơ đoàn thị lam luyến luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.98 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN TRỌNG THANH

NGÔN NGỮ THƠ
ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN TRỌNG THANH

NGÔN NGỮ THƠ
ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN
CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ : 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS NGUYỄN NHÃ BẢN

VINH – 2011



Lêi c¶m ¬n
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Nhã Bản người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới các GS, PGS, TS trong hội
đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học - Trường Đại học Vinh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
học.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn HĐQT, BGH Trường phổ
thông Nguyễn Văn Linh – Gia Lai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Gia Lai, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Phan Trọng Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………….……1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………….…….2
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu…………………….…6
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….……7
5. Đóng góp của đề tài……………………………………………….…7
6. Bố cục luận văn…………………………………………………..…..8
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài……….…...9
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ…………………………………………...…9
1.1.1. Khái niệm thơ………………………………………………...…..9

1.1.2. Ngôn ngữ thơ……………………………………………….…....11
1.2. Vài nét về Đoàn Thị Lam Luyến và các chặng đường thơ.........19
1.2.1.Vài nét về Đoàn Thị Lam Luyến…………………………….…...19
1.2.2. Quan niệm về thơ và nhà thơ của Đoàn Thị Lam Luyến ….........21
1.2.3. Các chặng đường thơ Đoàn Thị Lam Luyến………….…………22
1.3. Tiểu kết…………………………………………………………….32
Chương 2: Vần và nhịp trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến .…………33
2.1. Vần trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến…………………...……….33
2.1.1. Vần và các chức năng của vần trong thơ………....……...………33
2.1.1.1. Khái niệm vần thơ ……………………………...……………..33
2.1.1.2. Chức năng của vần trong thơ……………………...…………..34
2.1.1.3. Phân loại vần thơ…………………………………..…………..35
2.1.2. Vần trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến…………………………….37
2.1.2.1. Vần trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến xét ở vị trí gieo
vần..........37


2.1.2.2. Vần trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến xét ở mức độ hòa âm…...47
2.2. Nhịp trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến…………...………….…53
2.2.1. Nhịp trong thơ……………………………………...………….53
2.2.1.1. Khái niệm nhịp thơ…………………………………...………53
2.2.1.2. Vai trò của nhịp thơ.………………………………………….53
2.2.1.3. Dấu hiệu hình thức của nhịp thơ……………………………..54
2.2.2. Nhịp trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến……………….……..…..56
2.2.2.1. Nhịp trong thơ lục bát……………………………………..…56
2.2.2.2. Nhịp trong thơ tự do…………………………………………62
2.2.2.3. Nhịp trong thơ năm chữ…………………………………...…64
2.2.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 67
2.3. Tiểu kết ……………………………………………………….…68
Chương 3: Các phương tiện tạo nghĩa trong thơ Đoàn Thị Lam

Luyến……………………………………………………………..…..70
3.1. Một số biện pháp tu từ trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến……..70
3.1.1. So sánh tu từ…………………………………………………....70
3.1.2. Phép điệp tu từ…………………………………………...……..80
3.2. Một số hình ảnh tiêu biểu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến….90
3.2.1. Hình ảnh người phụ nữ……………………………….…..…….90
3.2.2. Hình ảnh thiếu nhi…………………………………….…..……95
3.3. Tiểu kết…………………………………………………….…….98
KẾT LUẬN………………………………………………………......99
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………101


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn từ là chất liệu của văn học. Trong các thể loại văn học, thơ là
thể loại có hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt nhất. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về ngôn ngữ
thơ. Hướng đi chung của các công trình nghiên cứu này là tìm ra những
nét đặc trưng trong cách tổ chức ngôn ngữ, vần, nhịp thơ…của ngôn ngữ
thơ nói chung. Tuy nhiên, văn học nói chung và thơ ca nói riêng là lĩnh
vực của sáng tạo, vì thế trên cái nền chung đó, mỗi nhà thơ đều có cách
tổ chức ngôn ngữ riêng của mình. Trong lĩnh vực nghiên cứu thơ về một
tác giả cụ thể đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được in thành sách,
rất nhiều luận án, luận văn. Cũng trên hướng đi chung đó chúng tôi
nghiên cứu thơ Đoàn Thị Lam Luyến trên phương diện ngôn ngữ để thấy
được những nét riêng trong cách tổ chức ngôn ngữ từ đó đánh giá đóng
góp của chị trên thi đàn Việt Nam.
1.2. Đoàn Thị Lam Luyến là nhà thơ nữ quen thuộc của thơ ca Việt Nam
đương đại. Chị đã tạo được phong cách riêng in dấu ấn riêng trong lòng
độc giả. Chị sáng tác khá sớm khi đang học ở trường Văn hóa nghệ thuật

Tây Bắc. Từ tập thơ đầu tay Lỡ một thì con gái cho đến nay chị đã gặt
hái được nhiều thành công. Năm 1983-1984 chị được trao giải thưởng
cuộc thi viết về đề tài thiếu nhi; năm 1989-1990 chị được nhận giải
thưởng cuộc thi trên báo Văn Nghệ. Đến năm 2000, Đoàn Thị Lam
Luyến được trao giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Hội liên hiệp Văn
học Nghệ thuật Việt Nam với tập Dại yêu. Bằng một hồn thơ dạt dào,
say mê, thơ chị được đông đảo bạn đọc yêu thích. Thơ Đoàn Thị Lam
Luyến còn được tuyển chọn in trong sách giáo khoa và sách tham khảo
trong nhà trường như: Dáng hình ngọn gió, Cánh cửa nhớ bà, Em yêu

1


nhà em. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam
Luyến chúng tôi tiếp cận ở phương diện ngôn ngữ để tìm ra phong cách
trong việc sử dụng ngôn ngữ của chị. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về
thơ Đoàn Thị Lam Luyến, góp phần hữu ích cho việc giảng dạy thơ Việt
Nam hiện đại trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Đến thời điểm cuối năm 2009 đã có khoảng 30 bài viết in trên các
tạp chí, báo và mạng internets về thơ của Đoàn Thị Lam Luyến. Năm
2008 có một Luận văn thạc sỹ nghiên cứu về thơ chị của tác giả Ngô Thị
Thanh Huyền là Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Trong
các bài viết và công trình nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định chỗ
đứng của Đoàn Thị Lam Luyến trên thi đàn. Thơ chị được độc giả đón
nhận khá nồng nhiệt. Xét trên một số phương diện nội dung và nghệ
thuật, thơ của chị khá đặc sắc. Nó mang đậm chất dân gian với những
cảm xúc chân thành và mãnh liệt. Tuy nhiên các bài viết của các tác giả
đều dừng lại ở việc đánh giá từng bài thơ tiêu biểu hay đánh giá chung

về một tập thơ chứ chưa đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện về
thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Luận văn thạc sỹ của Ngô Thị Thanh Huyền
có cái nhìn hệ thống về sáng tác của chị nhưng thiên về nội dung mà
chưa chú trọng vào mặt ngôn ngữ.
Đoàn Thị Lam Luyến đến với thơ từ khá sớm. Tâm sự với bạn đọc
chị nói 15 tuổi tôi đã ngồi cùng chiếu với Trần Đăng Khoa và một số
bạn khác trong giải thưởng thơ thiếu nhi 1966 – 1967, nhưng phải đến
năm 1985 chị mới in chung tập thơ đầu tay Mái nhà dưới bóng cây - tập
thơ dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Để rồi sau đó độc giả thực sự được biết
đến Đoàn Thị Lam Luyến ở Lỡ một thì con gái (1989), Cánh cửa nhớ bà

2


(1990), Chồng chị chồng em (1991), Châm khói (1995), Dại yêu (2000)
và Sao dẫn lối (2005).
Đoàn Thị Lam Luyến là nhà thơ nữ xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ
XX. Với phong cách sáng tác riêng, tác phẩm của chị rất được bạn đọc
yêu thích và thu hút được khá nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu quan tâm
đánh giá. Trong cuốn sách Các tác giả văn chương Việt Nam của tác giả
Trần Mạnh Thường, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã có rất nhiều lời
nhận xét về thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Nhà thơ Ngô Văn Phú tìm ra mối
liên hệ giữa thơ và đời sống riêng tư của chị: Hình như chị cho rằng thơ
và kiếm sống là hai phạm trù đi song song với nhau. Kiếm sống để làm
thơ và làm thơ để kiếm sống. Nhưng chị càng yêu càng gặp tình hờ và
cũng có lúc Dại yêu:Chị sắc sảo khiến nhiều đấng mày râu vị nể, e ngại
nhưng chị cũng có lắm lúc dại khờ. Chính lúc dại khờ đã cho chị những
bài thơ đạt nhất trong đời thơ của mình. (Nhà thơ Phạm Đức). Lời nhận
xét đó nhận được sự đồng cảm của chính nhà thơ, trong một bài phỏng
vấn trên báo Tiền phong chị đã tâm sự: chính thời trẻ tuổi bồng bột ngây

thơ khờ dại lại làm nên tình yêu và thơ ca. Nhận xét về thơ Đoàn Thị
Lam Luyến tác giả Vũ Ngọc Tiến đi sâu khám phá phong cách thơ chị:
Trong những nhà thơ nữ ở Việt Nam xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ XX, chị
đứng riêng tạo lập một phong cách không lẫn với ai. Sự nhào nặn giữa
yếu tố thơ trữ tình thơ triết luận có lúc đến xót xa, oan nghiệt vẫn khiến
người đọc ham sống vượt lên giữ tự do về mình, cho thân nhân, chính là
nét đẹp có sức rung động của thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Nó bạo liệt mà
không ồn ào, đam mê mà rất tỉnh, dân dã mà hiện đại.
Đoàn Thị Lam Luyến viết ở nhiều đề tài: thiếu nhi, tình yêu, thế
sự nhưng tình yêu là mảng thơ chị sáng tác nhiều nhất và cũng đạt được
nhiều thành công. Bài thơ Gửi tình yêu được chắp cánh bằng giai điệu

3


của nhạc sĩ Thuận Yến trong bài hát Khát vọng ngân lên quen thuộc.
Chính vì thế mảng thơ tình của chị được nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu
quan tâm nhất. Thơ chị trăn trở sới lật câu chuyện muôn thuở của thân
phận đàn bà (Xuân Cang). Trong thơ chị người ta thấy nó không cao
sang, không lên giọng, không làm điệu. Nó bật lên từ ngôn ngữ đời
thường, có thế nào nói thế (Ánh Xuân). Tác giả Thái Doãn Hiểu đã nhận
xét khá khái quát thơ tình của chị: Đoàn Thị Lam Luyến là nhân vật độc
đáo nỗi loạn tình yêu trong thơ. Chị có cuộc đời lận đận, khát yêu, vồ
vập yêu, dại yêu, xây dựng hạnh phúc như làm nhà trên lưng cá voi.
Nàng quyết liệt dữ dằn châm khói tuyên chiến với tình yêu. Chiến tranh
kết thúc, chiến bại thuộc về chị nhưng chị vẫn lao lên quyết sống mái với
tình yêu lần nữa, thêm lần nữa. Trong hào quang của tình yêu cay đắng,
Lam Luyến mới bộc lộ hết được toàn vẹn vẻ đẹp chân thật từ trái tim
nổi dậy đầy bản lĩnh của mình. Sự nổi loạn cá tính là điều chủ yếu cho
sự hình thành và tồn tại của một cây bút (Thái Doãn Hiểu). Nhà văn

Xuân Cang khi thực hiện công trình nghiên cứu Phác thảo chân dung
một số nhà văn Việt Nam hiện đại bằng các quẻ Kinh dịch đã nhận định
về Đoàn Thị Lam Luyến: (Quẻ dịch phản ánh thời tiền vận của nhà thơ
khoảng 48 năm, có vai trò như là Thiên Mệnh chi phối suốt đời Lam
Luyến là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng): Với sức mạnh bên trong của thời
Đại Tráng, ĐoànThị Lam Luyến là nhà thơ mạnh bạo kể chuyện cuộc
đời chuân chuyên của mình không chút mặc cảm, chất thơ Đoàn Thị
Lam Luyến bao giờ cũng chất chứa cái mạnh mẽ khác thường và có sức
vang xa như sấm ở trên trời. Chia sẻ quan điểm trên tác giả Vũ Nho trên
báo Văn nghệ số tháng 5 – 2003 ở bài viết ngắn với tiêu đề Đoàn Thị
Lam Luyến - Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ lại cảm nhận về thơ
Lam Luyến: Với Lam Luyến tình yêu như là cội nguồn, lại cũng là động

4


lực nuôi dưỡng thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, và cũng là sông lớn, là
biển cả, là ốc đảo, là miền đất hứa cho trái tim hạn hán của Lam Luyến
hướng về. Theo Vũ Nho thì dường như thơ của Lam luyến trào dâng từ
một tình yêu mãnh liệt của một trái tim cuồng nhiệt hiếm thấy ở những
cây bút nữ vốn thiên về ngọt ngào, duyên dáng và dịu dàng e ấp. Cô gái
họ Đoàn đòi hỏi yêu là cuồng nhiệt, yêu là phải cháy bùng ngọn lửa mê
say, yêu là phải hết mình.
Mỗi nhà thơ có một giọng điệu riêng, chính giọng điệu làm nên
phong cách của nhà thơ. Tác giả Lê Thị Mây, trong bài viết “Nhen lại
lửa lòng” in trên báo Văn nghệ (Số tháng 12 - 1996) nhìn thơ Lam
Luyến dưới góc độ giọng điệu. Lê Thị Mây thấy giọng thơ Lam Luyến
mạnh tiết tấu, nhạc điệu các thể thơ truyền thống. Không chỉ có thế, tác
giả còn nhận thấy trong thơ Lam Luyến có một người đàn bà yêu không
mệt mỏi và yêu như một bản tính hồn nhiên, nhẹ dạ như bất kỳ ai trong

phái đẹp. Cái trữ tình nồng hậu ở trong thơ Lam Luyến ẩn chứa một cái
“Tâm: cho, tặng và dâng hiến” của chị. Đó là lời nhận xét thể hiện sự
đồng cảm sâu sắc như tri kỉ, tri âm với nhà thơ.
Tháng 11 năm 2011, Hội Nhà Văn Việt Nam mở trại sáng tác ở
Nha Trang, Đoàn Thị Lam Luyến là một trong 15 người dự trại viết này.
Chỉ trong 5 ngày ghé qua nhưng chị đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng
đồng nghiệp. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đánh giá: Ngoài đời, Lam
Luyến nghịch ngợm và tươi tắn, song trong thơ, chị lại rất chân thật sự
xót xa đau đớn của tâm trạng và thân phận người đàn bà nhỏ bé, yếu
đuối, dễ bị lừa gạt. Nhà thơ Thúy Bắc lúc sinh thời đã có lần nói với
Lam Luyến: Sao em có cái tên lạ thế: Đã Đoàn Thị lại còn Lam Luyến
nữa. Yêu thì đắm đuối hết mình nhưng toàn gặp những mối tình ngang

5


trái, sống thì thật đến ngây thơ dại dột . Mà quả có thế thật! Lam Luyến
tài sắc mà đa đoan. Hai lần đò vẫn dang dở, dở dang.
Nhìn chung những ý kiến đánh giá về thơ Đoàn Thị Lam Luyến ở
trên chưa mang tính hệ thống. Các bài viết hoặc nhìn nhận ở một khía
cạnh hoặc chỉ mới đi sâu về nội dung mà chưa tìm hiểu về phương diện
hình thức, đặc biệt là mặt ngôn ngữ.
3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến qua sáu tập
thơ, qua đó thấy được những đóng góp của chị đối với nền thơ ca Việt
Nam hiện đại ở phương diện ngôn ngữ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam
Luyến. Chúng tôi chủ yếu khảo sát 148 bài thơ trong sáu tập thơ sau:

1. Mái nhà dưới bóng cây (Thơ Thiếu nhi, In chung Nhà xuất bản Kim
Đồng 1985).
2. Lỡ một thì con gái ( Nhà xuất bản Hà Nội 1989).
3. Cánh cửa nhớ bà ( Nhà xuất bản Hội nhà văn 1990).
4. Chồng chị chồng em ( Nhà xuất bản Hội nhà văn 1991).
5. Châm khói ( Nhà xuất bản Hội nhà văn 1995).
6. Dại yêu ( Nhà xuất bản Hội nhà văn 2000)
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.3.1. Giới thuyết khái niệm về thơ, ngôn ngữ thơ, giới thiệu nhà thơ
Đoàn Thị Lam Luyến và thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
3.3.2. Khảo sát, phân tích và miêu tả diện mạo các yếu tố tạo nên tính
nhạc trong sáu tập thơ của Đoàn Thị Lam Luyến như: vần điệu, nhịp
điệu.

6


3.3.3. Khảo sát, phân tích và miêu tả diện mạo trong sáu tập thơ của
Đoàn Thị Lam Luyến về các biện pháp tu từ và những hình ảnh nổi bật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để tiến hành thống kê,
phân loại tư liệu gồm các đặc điểm của ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam
Luyến, phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ luận văn đề ra.
4.2. Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp để xử lí tư liệu
nhằm khái quát các đặc trưng ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
4.3. Dùng phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam
Luyến với một số tác giả cùng thời để nhận diện phong cách ngôn ngữ
thơ Đoàn Thị Lam Luyến.

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn khảo sát và nghiên cứu một cách khá toàn diện và có hệ
thống sáu tập thơ có giá trị nhất của thơ Đoàn Thị Lam Luyến từ góc độ
ngôn ngữ. Các tư liệu và nhận xét của luận văn giúp người đọc nhận biết
khá đầy đủ những nét đặc sắc ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến qua
sáu tập thơ nói riêng và thơ Đoàn Thị Lam Luyến nói chung. Có thể
khẳng định, về mặt hình thức, Đoàn Thị Lam Luyến mặc dù sáng tác
bằng thể thơ truyền thống trên chất liệu ngôn ngữ mang tính dân gian
nhưng đã có nhiều cách tân, đổi mới, đem lại cho thơ Việt Nam hiện đại
một tiếng thơ mới lạ, độc đáo. Nếu nói thi trung hữu nhạc thì thơ Đoàn
Thị Lam Luyến là minh chứng tiêu biểu nhất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung luận
văn gồm ba chương:

7


Chương 1: Những vấn đề lý thuyết xung quanh đề tài
Chương 2: Vần và nhịp trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến
Chương 3: Các phương tiện tạo nghĩa trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến

8


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ

Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ
là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Chính vì thế
trong một thời gian dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học.
Mặc dù có lịch sử lâu đời và phổ biến như thế nhưng để tìm một định
nghĩa thể hiện hết đặc trưng của thơ thì thật không dễ.
Trong lí luận văn học cổ điển Trung Hoa, khái niệm thơ là gì đã
được đề cập từ rất sớm. Cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn sách lí
luận nổi tiếng Văn tâm điêu long, tác giả Lưu Hiệp đã đề cập đến ba
phương diện cơ bản cấu thành một bài thơ là tình cảm (tính văn), ngôn
ngữ (hành văn), và âm thanh (thanh văn). Kế thừa quan niệm của Lưu
Hiệp, đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố tạo thành điều
kiện tồn tại của thơ : Cái cảm hóa được lòng người chẳng gì quan trọng
bằng yếu tố tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần
gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình
cảm, mà lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa. Đó là quan
niệm sâu sắc về thể hiện mối quan hệ gắn bó của các yếu tố gắn bó thành
thơ. Tuy nhiên quan niệm này chưa nêu bật được đặc trưng cơ bản của
thơ.
Các nhà ngôn ngữ học Châu Âu mà tiêu biểu là R.Jacobson tiếp cận
thơ dưới góc độ ngôn ngữ học. Tiếp thu triển khai lý thuyết tự quy chiếu,
Jacobson sau khi nhắc lại hai kiểu sắp xếp cơ bản của hoạt động ngôn
ngữ là tuyển chọn và kết hợp, đã kết luận : chức năng thi ca đem nguyên

9


lí tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp. Vì thế, ý nghĩa
của thơ vượt ra ngoài văn bản và muốn hiểu thơ, người đọc phải có sự
liên tưởng phong phú.
Ở Việt Nam, từ lâu khái niệm về thơ được nhiều nhà nghiên cứu đề

cập, nhưng khái niệm về thơ vẫn không thống nhất. Nhà thơ Chế Lan
Viên đã từng trăn trở : Thơ là gì ?, thơ là thế nào ?... chả lẽ tôi hì hục
làm thơ mấy chục năm trời lại trả lời là thơ cũng khó định nghĩa… Thế
thì kiêu quá, làm bộ làm tịch quá. Nhưng thực ra tôi chưa hiểu hết thơ
đâu. Tôi cố định nghĩa nhiều lần… Nhưng lần này định nghĩa thì lần sau
nán lại, chỗ này định nghĩa thì chỗ khác bổ sung. [9,133]. Dù nhìn ở
phương diện nào thì tựu trung lại thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của
tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của con người trước cuộc đời. Nhà thơ Tố
Hữu đã quan niệm thơ là cái nhụy của cuộc sống , còn nhà thơ Xuân
Diệu cho rằng: Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào
trong tâm tình. Nhà thơ Sông Hồng và nhà thơ Thanh Tịnh cùng quan
điểm khi bàn luận về thơ: Thơ là tinh hoa là thể chất cô đọng của trí tuệ
và tình cảm (Thanh Tịnh), thơ là tình cảm là lí trí kết hợp một cách
nhuần nhuyễn và có nghệ thuật (Sông Hồng). Bản chất của thơ là tình
cảm, cảm xúc nhưng là cảm xúc được sự chỉ đạo của lí trí. Đứng ở
phương diện cấu trúc ngôn ngữ, GS. Phan Ngọc định nghĩa : thơ là cách
tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ,
phải cảm xúc và suy nghĩ cho chính ngôn ngữ này.
Trong lịch sử nghiên cứu lí luận về thơ đã có rất nhiều định nghĩa
đứng ở nhiều góc độ khác nhau. Theo chúng tôi cách định nghĩa về thơ
của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học là chung nhất: Thơ là hình thức sáng tác
văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh

10


mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.[20,
254] Định nghĩa này đã nêu được sự khác biệt thơ với các thể loại văn
học khác và nêu một cách toàn diện đầy đủ cả nội dung và hình thức của

thơ ca. Từ sự nhận diện đó, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ
thơ. Đặc trưng ngôn ngữ thơ được nhìn trong sự đối sánh với ngôn ngữ
văn xuôi.
1.1.2. Ngôn ngữ thơ
1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ thơ
Thơ trước hết và sau cùng là cuộc hành trình trọn vẹn của ngôn từ.
Đối với người Hi Lạp, thi sĩ là người sáng tạo ra các ngôn từ (Bách
khoa thần học New Catholi). Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, đặc biệt
là trong lĩnh vực thơ ca. Người làm thơ là một nghệ sĩ đích thực trên lãnh
địa ngôn từ. Do sự hạn chế về số lượng câu chữ nên ngôn ngữ thơ ca
trước hết là thứ ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa, hàm súc đến mức tinh
luyện. Maiacopxki cho rằng : Sáng tạo thơ ca cũng giống như lọc
quặng, lọc ra cái tinh chất…Thơ ca là cái tinh hoa tối cao của ngôn
ngữ, là cái ánh ngời phi thường của nó. Tuy nhiên việc làm thơ không
đồng nghĩa với việc đúc chữ, dùng những mỹ từ. Thứ ngôn ngữ tinh
luyện của thơ ca không phải đến từ kĩ thuật mà đó là tiếng nói phát sáng
từ tâm hồn, do sự tuyển lựa từ trong tâm hồn. Vì thế người làm thơ nhiều
lúc không để ý đến việc làm thơ mà bật thành thơ một cách tự nhiên từ
tâm hồn.
Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác thơ ca cũng phản ánh cuộc
sống. Tuy nhiên, phương thức phản ánh cuộc sống của thơ ca khác với
các thể loại khác. Thơ ca phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình.
Vì thế, ngôn ngữ thơ chính là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc. Cuộc sống

11


được chiếu rọi qua lăng kính tâm hồn đầy cảm xúc của nhà thơ, thơ phát
khởi từ trong lòng người ta ( Lê Quý Đôn).
1.1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ

Cũng là thể loại văn học nhưng thơ ca khác văn xuôi ở chỗ chỉ dùng
một số lượng hữa hạn ngôn từ để biểu hiện cái bao la vô hạn của cuộc
sống. Thơ ca Việt Nam thời kì trung đại niêm luật chặt chẽ nên yêu cầu
đó càng cao. Ngày nay thơ ca được viết một cách tự do, phóng khoáng
hơn, nhưng cũng phải được tổ chức trong giới hạn của thể loại. Vì vậy,
thơ ca có kiểu tổ chức đặc biệt, quái đản (Phan Ngọc). Kiểu tổ chức đặc
biệt ấy được biểu hiện trên các mặt ngôn ngữ : ngữ âm, ngữ pháp và ngữ
nghĩa.
a. Về ngữ âm
Cũng như các loại hình nghệ thuật, các thể loại văn học nói chung,
thơ ca cũng mang sứ mệnh phản ánh cuộc sống. Nhưng thơ phản ánh
cuộc sống qua những rung động của tình cảm, cảm xúc. Đó là thế giới
nội tâm đa sắc màu. Thế giới phong phú đó không chỉ biểu hiện bằng ý
nghĩa của từ ngữ mà còn bằng âm thanh, nhịp điệu của ngôn ngữ, từ đặc
điểm ấy có thể xem tính nhạc là đặc tính cơ bản của thơ ca. Nhạc điệu là
một yếu tính của thơ ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi (Bằng
Giang). Nhà thơ La Fontane cũng khẳng định: Chẳng có thơ nào không
có nhạc. Nhạc tính làm cho thơ mềm mại, quyến rũ tạo nên khoái cảm
thẫm mĩ cho người đọc. Câu thơ và vần có một cái duyên mà thậm chí
khi lời, ý dỡ nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân
đối [6 ,121]. Nhạc điệu làm cho thơ dễ thuộc, dễ nhớ dễ lan tỏa tới tâm
hồn người đọc. Thơ là thể loại gần gũi với âm nhạc.
Người xưa nói : thi trung hữu nhạc. Nhạc tính trong thơ được thể
hiện ở ba phương diện cơ bản. Đó là sự cân đối, sự trầm bổng và sự

12


trùng điệp. Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Đó là
sự hài hòa về âm thanh và hình ảnh :

Còn bạc, con tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Cách tổ chức này thường gặp nhiều trong thơ trung đại, đặc biệt là hai
câu thực trong thể loại thơ Đường luật. Đối với thơ hiện đại yêu cầu về
sự cân xứng không quá khắt khe, tuy nhiên nếu áp dụng hợp lý sẽ tạo
nên hiệu quả nghệ thuật cao. Còn sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể
hiện ở sự hòa phối âm thanh, ở sự thay đổi độ cao giữa hai nhóm thanh
điệu trắc - bằng. Nhà thơ Tản Đà tạo ra một sự đối lập giữa hai nhóm
thanh điệu để tạo nên sự đối lập trong tâm hồn :
Tài cao, phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
( Thăm mã cũ bên đường)
Xuân Diệu viết hai dòng thơ toàn thanh bằng để gợi tả điệu nhạc du
dương đưa tâm hồn phiêu diêu bay bổng khi nghe Nhị hồ :
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
Câu thơ của Bích Khê giàu tính nhạc vì tác giả tập trung dày đặc các
thanh bằng :
Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông
(Tỳ bà)
Sự trùng điệp trong thơ biểu hiện ở chỗ lặp vần để truyền âm, lặp thanh
điệu để tạo âm hưởng vang vọng, lặp cấu trúc để tạo nên giai điệu. Để
tạo nên giai điệu nhạc tính cho thơ thì vần và nhịp giữ một vai trò quan

13


trọng. Nói cách khác tính thơ tính nhạc nằm ở tính có nhịp điệu và sự

hiệp vần. Trong thơ nhịp điệu giữ một vị trí đặc biệt để làm nên tính
nhạc. Thơ có thể không có vần nhưng không thể không có nhịp. Trong
thơ hiện đại vần có thể bị lu mờ đi nhưng nhịp điệu vẫn là một yếu tính
trong thi ca. Có thể nói nhịp điệu là linh hồn của thơ, là sức mạnh cơ
bản, năng lực cơ bản của câu thơ (Maiacopxki). Nhịp thơ không chỉ thể
hiện ở cách trình bày nhịp câu thơ, nhịp khổ thơ việc sử dụng dấu câu và
khuôn nhịp của thể loại, quan trọng hơn còn có nhịp điệu bên trong chi
phối. Đó là nhịp cảm xúc là sóng lòng chi phối từng dòng thơ. Cấu trúc
bên trong thể hiện tương quan nội dung mang hình thức nằm bên trong
cấu trúc bên ngoài của nhịp điệu. Vì thế muốn cảm nhận được cấu trúc
bên trong của nhịp thơ thì phải bằng sự cảm nhận tưởng tượng, liên
tưởng. Thơ giàu nhạc điệu khi tâm hồn nhà thơ tràn đầy xúc cảm. Nhà
thơ Xuân Diệu nói : thơ hay thì lời thơ chín đỏ trong cảm xúc nhà thơ
thổi hồn mình vào ngôn từ nên chất nhạc thấm đẩm từng câu chữ, bước
nhịp.
Người xưa nói : ý tại ngôn ngoại có lẽ muốn nhấn mạnh ý nghĩa được
tạo ra từ tiết tấu lẫn nhịp điệu. Nhịp thơ không chỉ tạo nên âm điệu trầm
bổng cho bài thơ mà còn tạo nên ý nghĩa của bài thơ nhịp điệu đóng góp
toàn bộ ý nghĩa của bài thơ và phép làm thơ là chuyển nó thành ý nghĩa.
(Hart Man). Trong nhiều câu thơ, ngắt nhịp khác đi thì câu thơ sẽ mang
ý nghĩa khác đi :
Non cao/ tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước ,nước mà quên non.
(Thề non nước – Tản Đà)
Nhưng nếu ngắt nhịp 3/3: Non cao tuổi/vẫn chưa già thì nghĩa sẽ khác
đi.

14



Nhịp điệu là yếu tố quyết định sự khác biệt giữa câu thơ và câu văn xuôi,
nhưng văn xuôi đăc biệt trong câu văn xuôi có chất thơ cũng có nhịp
điệu. Tuy nhiên so với nhịp điệu của văn xuôi, nhịp điệu của thơ có tính
chất cao hơn hẳn đến mức trở thành các yếu tố đặc trưng nhất của thơ.
Bởi thơ về cơ bản đã được giải phóng khỏi chức năng tạo hình để tập
trung vào việc biểu hiện, bộc lộ cảm xúc mà cảm xúc là khó định hình,
khó nắm bắt. Do đó, nhịp điệu trong thơ phải đảm bảo trách nhiệm và
vừa phân định vừa đóng vai trò người thuyết minh tích cực, tận tụy cho
chính dòng cảm xúc ấy. Khi lượng ngôn từ dùng để dẫn giải, rào đón,
mô tả được rút lại gần ở mức tối thiểu [11]. Như vậy nhịp thơ không chỉ
là sự lặp lại dều đặn của bước sóng âm thanh mà là của nhịp điệu bên
trong, nhịp điệu tâm hồn cộng hưởng quy định.
Trong thơ vần và nhịp thường gắn bó với nhau. Ngoài nhịp, vần thơ
cũng góp phần tạo nên nhạc điệu cho bài thơ, trong thơ vần là những
chiếc cầu bắc qua các dòng thơ, nối gắn chúng lại với nhau thành từng
đoạn, từng khổ, từng bài hoàn chỉnh (Mai Ngọc Chừ). Vì thế chúng ta dễ
thuộc, dễ nhớ thơ. Vần không chỉ có chức năng liên kết các dòng thơ mà
còn nhấn mạnh nhịp thơ, vì những chỗ gieo vần nhịp thơ rõ ràng hơn,
đậm nét hơn. Vần là sự lặp lại âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho
nhạc tính.
Tính nhạc không chỉ là sự hài hòa của vần và nhịp mà còn là sự lặp
lại, trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Biện pháp trùng điệp được lặp lại đến
mức tối đa trong ngôn ngữ thơ, bao gồm: điệp thanh, điệp vần, điệp phụ
âm đầu, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc. Phép điệp ngoài chức năng liên
kết còn tạo nhac điệu của bài thơ.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tính nhạc là một đặc điểm quan
trọng của ngôn ngữ thơ ca. Tính nhạc được tạo nên từ vần và nhịp,

15



nhưng nhịp thơ là hình thức mang tính nội dung, đó là nhịp điệu bên
trong, nhịp tâm hồn biểu hiện qua nhịp âm thanh. Thơ gần gũi với nhạc
nên vô số bài thơ được chấp cánh bằng âm nhạc trở nên nổi tiếng.
b. Về ngữ nghĩa
Nhà thơ Nga nổi tiếng Maiacopxki đã từng gọi lao động nghệ thuật
ngôn từ của nhà thơ phải trả chữ với giá cắt cổ :
Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm radium
Lấy một gam phải mất hàng bao công lực
Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ
Lao động văn chương trước hết là lạo động về ngôn từ vì ngôn từ
là yếu tố thứ nhất của văn học (M.Gorki). Tác phẩm văn chương nói
chung phải có ngôn từ hàm súc giàu ý nghĩa. Đối với thơ ca yêu cầu này
lại càng khắt khe, nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc
sống đời thường nên chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái thậm chí nghĩa
xô bồ phức tạp để tái hiện bộ mặt đa chiều của cuộc sống thì ngôn ngữ
thơ ca lại mang tính đặc tuyển. Tác phẩm thơ dùng một lượng ngôn từ
hạn chế để nói được nhiều điều nhất. Ôghênốp nói : bài thơ là một lượng
thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất.
Người xưa nói : ý tại ngôn ngoại là muốn nói đến tính hàm súc của
thơ ca . Tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả
hiện tượng cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nhiều ý. Đây là cách
dùng từ sao cho đắt nhất , có giá trị nhất. Vì thế trong thơ thường có thi
nhãn chẳng hạn như Nguyễn Du đã giết chết nhân vật bằng một từ : cái
vô học của Mã Giám Sinh : Ghế trên ngồi tót sổ sàng, Cái gian manh
của Sở Khanh: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào, cái ti tiện, tầm thường
của Hồ Tôn Hiến : Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình . Chính vì thế, tính

16



hàm súc của ý thơ ca kéo theo các đặc tính khác. Hàm súc ở đây cũng có
nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng có tính truyền cảm và thể hiện
cá tính của người nghệ sỹ. Để đạt được tính hàm súc cao nhất thơ ca phải
tính đến kiểu tổ chức đặc biệt mà Giáo sư Phan Ngọc gọi là quái đản. Vì
vậy, ngữ nghĩa của từ trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen
mà thường phong phú sâu sắc hơn. Đó là nghĩa bóng của ngôn ngữ thơ
ca. Chính đặc tính này tạo cho thơ ca một sức hút kỳ lạ với người đọc
người nghe. Để tiếp nhận thi ca nhiều khi không chỉ dùng những giác
quan thông thường như tiếp nhận văn bản thơ bằng mắt, tai mà bằng cả
tâm hồn rung động, bằng cả tính tưởng tượng và liên tưởng. Tính hàm
súc trong ngôn ngữ thơ ca thường đi liền với tính đa nghĩa của nó. Tính
đa nghĩa đã được Nguyễn Phan Cảnh giải thích như sau : Sức mạnh của
cơ cấu lặp lại, của kiến trúc song song chính là ở chỗ đã tạo ra sự láy,
song song trong tư tưởng. Việc chức năng mỹ học chiếm ưu thế trong
các thông báo thơ trong khi không loại chức năng giao tiếp đã làm cho
đa nghĩa, có tính chất nước đôi , thành ra nhập nhằng hiểu theo nghĩa
tối của từ này[6 , 55]. Đó chính là điều cốt yếu của thơ. Thơ phải được
hiểu ở ngoài lời, trong thơ hàm súc vô cùng mới là tôn chỉ của người
làm thơ. Cho nên ý thừa hơn lời thừa tuy cạn mà vẫn sâu. Lời thừa hơn
ý thì tuy công phu mà vẫn vụng. Còn như ý hết mà lời cũng hết thì không
đáng là người làm thơ vậy (Ngô Lôi Pháp).
Tóm lại, tính hàm súc là đặc trưng cơ bản của phương diện ngữ
nghĩa trong thơ. Trong quá trình vận động tạo nghĩa của thơ ca cái biểu
hiện và cái được biểu hiện mang tính đặc biệt khác hẳn với ngôn ngữ đời
thường và nghĩa văn xuôi. Cái đặc biệt đó được Nguyễn Phan Cảnh gọi
là : cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa.

17



Tính hàm súc thường gắn liền với hình ảnh thơ. Người xưa nói: thi
trung hữu họa là vì vậy. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh. Hình
ảnh thơ là kết tinh của sự sử dụng ngôn ngữ. Thơ là biểu tượng là hình
ảnh. Tuy nhiên hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh
mà quan trọng ở sự chọn lọc những hình ảnh giàu giá trị nhất, giàu tính
biểu cảm nhất thể hiện cá tính nghệ thuật của nhà thơ. Hình ảnh trong
thơ vì thế đi liền với sự hàm súc trong thơ ca
c. Về ngữ pháp
Tính nhạc và tính hàm súc của ngôn ngữ thơ cũng xuất phát từ cách
tổ chức cú pháp thơ. Đó là một cách tổ chức đặc biệt mà GS. Phan Ngọc
cho rằng : thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đảm, thơ có
một đơn vị rất đặc trưng là dòng còn gọi là câu hay cú. Tuy nhiên ranh
giới giữa câu thơ và dòng thơ không hoàn toàn trùng nhau. Bởi có những
câu thơ nhiều dòng câu thơ vắt dòng. Dòng thơ không đồng nhất với câu
thơ, dòng thơ thường nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn. Số lượng âm tiết
trong dòng thơ quy định cách gọi tên thể thơ , dòng thơ ngũ ngôn, thất
ngôn, lục bát (theo số tiết dòng) bát cú, tứ tuyệt (theo số câu trong bài)
điều này cũng chứng tỏ sự khác biệt rõ ràng giữa cấu trúc câu thơ và cấu
trúc câu văn xuôi. Văn xuôi các cấu trúc ngôn ngữ xuất hiện một cách tự
nhiên, liền mạch và xuôi chiều thì ngôn ngữ thơ ca phân chia thành ngôn
ngữ về tương đương chiếu ứng lên nhau ở vị trí nhất định. Vì thế cấu
trúc của ngôn ngữ thơ không theo quy tắc thông thường. Phải nói rằng
ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ bộc lộ thế giới chủ quan, thiên về thế giới
ấn tượng cảm xúc, cảm giác. Ngôn ngữ thơ mạch biểu cảm thường đan
chiếu nhau, chiếm những cấp độ nghĩa thiếu quan hệ nội tại trên bề mặt
cú pháp. Do vậy, cấu trúc cú pháp câu thơ thường khó phân tích theo
nguyên tắc lôgic của ngữ pháp thông thường như văn xuôi. Vì thế trong


18


thơ thường có những cấu trúc bất quy tắc. Đó là những câu bẻ gãy trật tự
tuyến tính của các đơn vị ngôn ngữ gồm có : câu đảo ngữ, câu tỉnh lược,
câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp, câu có sự bất thường về
nghĩa. Từ vốn từ ngữ quen thuộc, tài sản chung cho mọi người, người
sáng tạo văn bản phải biết chọn lựa, sắp xếp các tín hiệu từ ngữ theo một
cách thức nào đó để làm nên sự khác biệt, sự phát sáng . Điều này đưa
đến sự kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ theo tuyến tính thời gian bị mờ đi,
bị đẩy xuống hàng thứ yếu và sự chọn lựa tín hiệu này chứ không phải
tín hiệu kia trên trục liên tưởng nổi lên chiếm ưu thế. Nhờ sự chọn lựa
trên trục này ta có kiểu câu đầy sức nặng[56,267]. Cách tổ chức bất
thường của cấu trúc ngôn ngữ thơ không làm ảnh hưởng đến quá trình
tiếp nhận ngữ nghĩa văn bản thơ. Trái lại, chính cách tổ chức đó làm cho
thơ giàu ý nghĩa, hàm súc, cô đọng hơn. Vì lẽ đó ngữ pháp của ngôn ngữ
thơ ca có cấu tạo đặc biệt, độc đáo.

1.2. Đoàn Thị Lam Luyến và các chặng đường thơ
1.2.1. Vài nét về tiểu sử
Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14 – 06 – 1951 (Tân Mão), quê
quán tại xã Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Hiện sống tại Nghĩa Đô, Từ
Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học (Văn học và Mỹ thuật) là Hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam(1996). Chị xuất thân trong một gia đình nhà
nông nghèo. Thuở nhỏ, Lam Luyến ốm đau quặt quẹo liên tục. Mới 7, 8
tuổi chị đã biết chăn trâu, cắt cỏ, kéo vó tôm.11 tuổi đi làm con nuôi
nhưng thực chất là đi ở đợ cho một nhà bán hàng cơm trên phố. 12 tuổi
chị phải đi làm thợ phụ đóng gạch. Học hết lớp 6 chị buộc phải nghỉ học
vì gia đình quá neo đơn. Năm 1965, gia đình Lam Luyến di cư lên vùng
sông Mã (Sơn La) xây dựng kinh tế mới. Năm 1966 chị trúng tuyển vào

học Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc. Từ đây

19


chị thoát ly và bắt đầu tự lập. Chị theo học khoa Mỹ thuật nhưng lại có
đam mê với thơ. Thơ với chị không phải nghề mà là nghiệp! 1976 1982: Học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983 đến 2003: chị là
biên tập viên mỹ thuật tại Nhà xuất bản Thanh niên. Hiện chị làm giám
đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam .
Tác phẩm đã xuất bản:
1. Mái nhà dưới bóng cây (In chung - 1985).
2. Lỡ một thì con gái (1989).
3. Cánh cửa nhớ bà (1990).
4. Chồng chị chồng em (1991).
5. Châm khói (1995).
6. Dại yêu (2000).
7. Sao dẫn lối (2005).
Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1989 1990. Tặng thưởng thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995 (tập thơ
Châm khói), và 2005 (tập thơ Sao dẫn lối).
Đoàn Thị Lam Luyến yêu sớm nhưng lại chịu nhiều bất hạnh
trong tình yêu. Mối tình đầu say mê của Lam Luyến là với một chàng
trai người Thái hơn chị 10 tuổi. Nhưng mối tình đầu say mê ấy đã không
đi đến cái đích cuối cùng. Đó là khi chị đang học ở Tây Bắc. Đó cũng là
cái mốc đánh dấu đời thơ của chị. Chị đến với thơ như một định mệnh để
giải bày tâm sự của mình.
Ở cuộc hôn nhân với người đàn ông thứ nhất, chị là người chịu
nhiều vất vả gian truân, chồng chị không có nghề nghiệp. Chị làm mọi
việc có thể kiếm ra tiền mà không một chút ngần ngại, ca thán. Là nhà
thơ nhưng chị năng động, tháo vát kiếm tiền ở nhiều lĩnh vực. Chị vẽ
tranh truyền thần để kiếm sống ngay từ năm đầu tiên. Dù đảm đang lo


20


×