Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Người đàn bà trong sáng của y ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.17 KB, 143 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

mai thị thu

Ngời đàn bà trong sáng tác
của y ban

luận văn thạc sĩ Ngữ văn

Vinh, 2010


2
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

mai thị thu

Ngời đàn bà trong sáng tác
của y ban
Chuyên ngành: văn học việt nam
Mã số: 60.22.34

luận văn thạc sĩ Ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS.TS Biện Minh Điển

Vinh, 2010




3
Môc Lôc
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. SÁNG TÁC CỦA Y BAN TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI
10
TỰ SỰ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CẢM HỨNG VỀ NỮ QUYỀN
CỦA NHÀ VĂN
1.1. Sáng tác của Y Ban trong bối cảnh văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại
1.1.1. Tổng quan về văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại
1.1.2. Vị trí của Y Ban và sáng tác của nhà văn trong bối cảnh văn xuôi

10
10
19

tự sự Việt Nam đương đại
1.2. Cảm hứng về nữ quyền trong sáng tác của Y Ban
1.2.1. Khái niệm nữ quyền và cảm hứng về nữ quyền trong văn học
1.2.2. Những vấn đề đặt ra từ cảm hứng nữ quyền của nhà văn
1.2.3. Hệ thống nhân vật trong sáng tác của Y Ban
Chương 2. VỊ THẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ

26
26
32
35

41

TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN
2.1. Khái niệm “người đàn bà” và các dạng thái kiểu nhân vật người

41

đàn bà trong sáng tác Y Ban
2.1.1. Khái niệm “người đàn bà”
2.1.2. Các dạng thái của kiểu nhân vật người đàn bà trong sáng tác Y Ban
2.2. Vị trí của hình tượng người đàn bà trong sáng tác Y Ban
2.2.1. Người đàn bà - hình tượng trung tâm trong sáng tác Y Ban
2.2.2. Vị trí quan trọng của người đàn bà trong xã hội
2.2.3. Vị trí không thể thiếu của người đàn bà trong gia đình
2.2.4. Người đàn bà - người mang lại hạnh phúc cho thế giới
2.3. Đặc điểm hình tượng người đàn bà trong sáng tác Y Ban
2.3.1. Đặc điểm về thân phận
2.3.2. Đặc điểm về tư duy, nhận thức
2.3.3. Đặc điểm về tính cách
2.3.4. Đặc điểm về tình cảm, tâm hồn

41
43
46
46
49
51
54
55
55

67
75
82


Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN

96

BÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN
3.1. Nghệ thuật khắc hoạ ngoại hình, miêu tả hành động, tâm lí
3.1.1. Nghệ thuật khắc hoạ ngoại hình
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động
3.1.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí
3.2. Nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật thông qua tạo dựng cốt

96
96
98
101
104

truyện, tình huống, bối cảnh
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.2.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống
3.2.3. Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật
3.3. Ngôn ngữ nhân vật
3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật đan xen ngôn ngữ tác giả
3.3.3. Ngôn ngữ đối thoại


104
107
111
114
114
115
116

3.3.4. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
3.4. Nghệ thuật trần thuật
3.4.1. Một cách hiểu về nghệ thuật trần thuật
3.4.2. Lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn trần thuật
3.4.3. Sử dụng một số hình thức trần thuật đặc biệt dưới dạng thư từ, nhật kí
3.4.4. Giọng điệu trần thuật “đa thanh”
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

120
123
123
124
127
128
133
136


5
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Y Ban - một trong số không nhiều cây bút nữ thành công ngay từ những
tác phẩm đầu tay và có vị trí xứng đáng trong văn học Việt Nam đương đại. Sau
hơn 20 năm sáng tác, Y Ban đã là tác giả của gần 20 đầu sách, chủ yếu ở hai thể
loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Không chỉ ấn tượng về số lượng đầu sách xuất bản,
Y Ban còn rất độc đáo trong những trang văn thấm đẫm hơi thở cuộc sống, giàu
chất thời sự, có cái nhìn cuộc đời chân thực, thành thật đến trần trụi, có giọng văn
“táo bạo, mãnh liệt và tưng tửng” và có thể nói, truyện ngắn và tiểu thuyết của Y
Ban đã có những đóng góp nhất định cho văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại.
1.2. Cùng với phong trào nữ quyền đang xuất hiện trở lại trong văn học Việt
Nam những năm gần đây, người phụ nữ trở thành đối tượng trung tâm trong sáng
tác của các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ. Trong tác phẩm Y Ban, hình tượng
người đàn bà xuất hiện một cách thường xuyên, phổ biến và có sức ám ảnh nghệ
thuật cao. Viết về người đàn bà, Y Ban chú trọng đến những nỗi đau thân phận, đến
những khát vọng đời thường giản dị, “bé mọn” và cả những thói tật rất “đàn bà” với
một thái độ cảm thông, xót xa: Từ nhân vật người đàn bà trong sáng tác Y Ban,
không những có thể nhận diện hình tượng này trong văn xuôi Việt Nam đương đại
mà còn khẳng định được những đóng góp, đổi mới của Y Ban khi viết về một đối
tượng rất quen thuộc trong đời sống văn hoá, văn học (người đàn bà).
1.3. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về Y Ban đặc biệt về hình tượng
người đàn bà trong tác phẩm của chị còn ít ỏi, lại chưa có tính tập trung, hệ thống,
chủ yếu mới chỉ là bài viết trên các báo. Vì vậy, nghiên cứu hình tượng người đàn
bà trong tác phẩm Y Ban chính là cách bổ sung những thiếu khuyết đó, mặt khác
cũng để thấy được ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ của một vấn đề nổi bật trong đòi sống
đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Y Ban và sáng tác của nhà văn
Y Ban cùng với thế hệ nhà văn nữ cùng thời với chị như Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Thuỳ Dương, Lý Lan, Lê Minh Khuê…và với
thế hệ nhà văn nữ lớp sau như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Di Li… đã góp



6
phần tạo nên phong trào nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại với rất nhiều
đóng góp nổi bật, có giá trị. Tuy nhiên, một điều đặc biệt gần như trái ngược về
sáng tác của các nhà văn này là tuy được tìm đọc rất nhiều, được dư luận xã hội và
báo chí quan tâm nhưng cho đến nay, ngoại trừ trường hợp Nguyễn Thị Thu Huệ,
Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư các tác giả khác vẫn chưa được nghiên cứu một cách
tập trung và hệ thống. Y Ban. với một cá tính sôi nổi, bộc trực nhưng cũng sắc sảo,
táo bạo, là đối tượng của nhiều bài nghiên cứu nhỏ về chân dung tác giả.
Cao Minh trong bài viết Lát cắt Y Ban đã giới thiệu trên những nét khái quát
nhất về cuộc đời Y Ban, về những quyết định thay đổi cuộc đời táo bạo của chị và
quan trọng nhất, tác giả đã nhận diện “lát cắt” nổi bật nhất trong chân dung nhà văn
chính là cá tính bộc trực, thẳng thắn: “Y Ban sẵn sàng đốp vỗ mặt chẳng chút kiêng
dè. Những chuyện người khác không dám nói hay cố giấu đi thì qua miệng Y Ban,
nó thật mạch lạc, và thấy thật tự nhiên” [41].
Bình Lê với bài viết Y Ban, người đàn bà nảy lửa in trên báo An ninh thế giới
đã xem Y Ban là người “nảy lửa”, “rất đỗi đàn bà” ngay trong sự tổng hợp của
nhiều sắc thái cá tính đối lập nhau: “Người đàn bà rất đỗi đàn bà trong cái quyết
liệt, sắc sảo, thông minh, trong cái chao chát, đanh đá và chua ngoa và trong cả cái
mong manh yếu mềm trong những lúc vấp váp… ”[36].
Tác giả Thu Hương trong bài viết Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh
phúc đã nhận định chất liệu chính để tạo nên tác phẩm Y Ban chính là sự trải
nghiệm đời thường của chính bản thân nhà văn: “Chị nhặt nhạnh những mẩu đối
thoại hay hay chợt nghe được, những truyền thuyết được kể lại thành cốt
truyện”[33].
Nhìn chung, các bài viết về chân dung nhà văn đều gặp gỡ nhau ở một điểm,
cũng là điểm nổi bật nhất đó là đã chỉ ra những nét khái quát nhất trong chân dung
Y Ban như tính cách táo bạo, mãnh liệt, bộc trực, nhiều trải nghiệm... và mang đậm
dấu ấn của một người đàn bà viết văn. Những tài liệu này sẽ giúp ích cho chúng tôi

trong quá trình tìm hiểu về phong cách nhà văn cũng như mối quan hệ giữa tác giả
với hình tượng trung tâm là nhân vật người đàn bà trong tác phẩm của chị.
Với khoảng hơn 20 đầu sách đã xuất bản và khoảng gần 200 truyện ngắn đã
in, tuy chất lượng tác phẩm còn nhiều hướng đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung,
sáng tác nào của Y Ban xuất hiện cũng đều gây được sự chú ý của dư luận, đặc biệt


7
là những tác phẩm gần đây như: I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà, tiểu
thuyết Xuân Từ Chiều, Hành trình của tờ tiền giả…
Nhà văn, nhà nghiên cứu trẻ Dương Bình Nguyên khi viết về văn chương của
các cây bút nữ trong văn học Việt Nam đương đại đã đề cập đến Y Ban và tác phẩm
của chị như minh chứng tiêu biểu nhất của cái anh gọi là “chữ nghĩa đàn bà”: “đàn
bà viết văn như Y Ban, cả đời sáng tác từ truyện ngắn đầu tiên “Bức thư gửi mẹ Âu
Cơ” đến cuốn tiểu thuyết mới nhất “Xuân Từ Chiều”, vẫn là chuyện đàn bà, yêu,
ghen, giường chiếu, sinh nở, nuôi nấng con cái, chê trách đàn ông, mạnh mẽ như sư
tử nhưng cũng lại yếu mềm như rong biển” [52]. Dương Bình Nguyên đã chỉ ra hai
vấn đề cơ bản trong sáng tác Y Ban : mảng đề tài trung tâm là những vấn đề đời
thường xoay quanh người đàn bà và sự thống nhất hai đặc tính nổi bật nhưng luôn
đối chọi nhau trong tính cách của người đàn bà là mạnh mẽ và mềm yếu.
Tuy mục đích khảo sát khác nhau (một bên thiên về phong cách, một bên
thiên về nhân vật) nhưng cả Xuân Cang và Bùi Việt Thắng đều có những nhận định
thống nhất với nhau về cách xây dựng nhân vật của Y Ban. Bùi Việt Thắng trong
bài viết Một giọng nữ trầm trong văn chương đã nhận định về cách viết của Y Ban:
“ Y Ban có một lối viết của riêng mình. Chị chú ý khai thác những tâm trạng điển
hình của nhân vật trong những trạng huống tiêu biểu” [63, tr.89]. Xuân Cang trong
bài viết gần đây đăng trên báo Văn nghệ Y Ban và những thân phận đàn bà đã nhận
xét Y Ban là người phụ nữ viết văn “đầy nhạy cảm”, “chị cảm nhận được những
biến thái tế vi trong tâm hồn con người, thậm chí chị còn cảm nhận được sự vật, sự
việc bằng nhiều giác quan” [11, tr.16]

Năm 2009, có một luận văn thạc sĩ tìm hiểu, nghiên cứu về Y Ban của tác giả
Nguyễn Thị Thích (Đại học Vinh). Phong cách truyện ngắn Y Ban được tác giả
nhận diện thông qua những đặc trưng cơ bản về phương diện đề tài, nội dung, tư
tưởng và một số đặc sắc về nghệ thuật. Tuy công trình vẫn còn nhiều chỗ hạn chế
nhưng đóng góp đáng kể của nó chính là đã nhìn nhận sáng tác của Y Ban dưới một
cái nhìn tập trung và hệ thống để nhận diện phong cách tác giả giữa rất nhiều cây
bút nữ đương đại.
Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những tác phẩm tiêu biểu gần đây
của Y Ban. I am đàn bà tuy không phải là tập truyện ngắn đầu tay của chị nhưng nó
lại gây dấu ấn mạnh mẽ trên văn đàn và thu hút đông đảo người đọc. Nhà văn Dạ


8
Ngân khi trả lời phỏng vấn báo Thể thao & Văn hoá về tác phẩm đã nhận định: “Y
Ban đã vượt lên chính mình, đã thoát khỏi chuyện tình cảm đàn ông đàn bà để
hướng vào thân phận đàn bà chung hơn, lớn lao hơn”. Khi được hỏi ý kiến về phong
cách văn chương Y Ban, Dạ Ngân cho rằng: “Y Ban bạo liệt hơn, có những đoạn
văn băm bổ. Âu cũng là cái tạng viết, tạng người. Hãy đọc kĩ Y Ban hơn nữa để
thấy rằng đây vẫn là cây bút biết tìm tòi, bứt phá không yên với chính mình”.
Nguyễn Thị Thu Hà khi đọc Xuân Từ Chiều, tiểu thuyết mới nhất của Y Ban đã
đề cập đến cách tân nghệ thuật nổi bật của tác phẩm là lối viết triền miên, không xuống
dòng và hiệu quả mà nó mang lại cho người đọc: “Một tiểu thuyết dài hơn hai trăm
năm mươi trang tận những dòng cuối cùng mới thấy dấu xuống hàng để kết thúc tiểu
thuyết, nhà văn Y Ban đã để cho những con chữ nhảy những vũ điệu của ngôn từ trên
từng trang giấy. Cả tiểu thuyết giống như một câu chuyện dài hơi mà nhà văn kể mãi
vẫn chưa đến hồi kết” [21].
Thuỷ Chi trong bài viết Nhà văn Y Ban và Hành trình của tờ tiền giả đã xác
định phong cách viết văn của Y Ban là “viết theo xu hướng hiện đại”. Tính hiện đại
ấy vừa được thể hiện trên mặt hình thức “văn chương của chị không dài dòng,
không dùng nhiều chữ bởi chị cho rằng viết như thế dễ làm người đọc mệt mỏi”

[12] vừa thể hiện ở nội dung: “Y Ban được nhận xét là một nhà văn rất giàu chi tiết
và rất táo bạo trong việc đưa chi tiết vào truyện. Chị đã nhặt nhạnh chi tiết cho tác
phẩm của mình từ trong cuộc sống hàng ngày trong lúc đi làm, lúc đưa con đi học,
khi đi chợ…”[12]. Nhận định về Hành trình của tờ tiền giả, Thuỷ Chi cho rằng tác
phẩm vẫn tiếp tục “khai thác thế mạnh là khả năng nắm bắt những vấn đề thời sự,
những câu chuyện nóng hổi” [12] giống như hầu hết các tác phẩm của Y Ban.
Ngoài ra, có thể kể đến một số bài phỏng vấn Y Ban trên các báo như: Đối
thoại Y Ban - Nguyễn Khắc Phục (dep.com.vn), Y Ban: “Muốn bị đập một cái vào
mặt”(vietbao.com), Y Ban: “Cái nhân tình không ai bán cả” (vnexpress), Nhà văn
Y Ban: “Miêu tả sex là ý đồ trần trụi của tôi” (báo Gia đình và Xã hội), Y Ban:
“Sex là giải trí và văn hoá” (vnexpress), Y Ban: “Hãy lắng nghe tác phẩm của các
nhà văn nữ”(vnexpress), Nhà văn Y Ban và đàn bà xấu (SGTT Nguyệt san)…
Thông qua những tiết lộ của Y Ban, chúng tôi có những dữ liệu cụ thể hơn về quá
trình sáng tác cũng như quan niệm của chị trên một số vấn đề như lối viết, về nhân


9
vật, về độc giả… Tất cả những tài liệu này đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông
tin quan trọng trong việc triển khai đề tài.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về nhân vật người đàn bà trong sáng tác Y Ban
Y Ban cũng giống rất nhiều nhà văn nữ đương đại, luôn chọn nhân vật trung
tâm trong tác phẩm của mình là người đàn bà với những sự kiện xoay quanh đời
sống xã hội, gia đình, tâm hồn của họ. Chính vì vậy, khi nghiên cứu sáng tác của Y
Ban, các nhà nghiên cứu cũng đặc biệt chú trọng tiếp cận hình tượng nhân vật trung
tâm này.
Y Ban trong rất nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí đã đề cập đến nhân vật
đàn bà trong tác phẩm của mình. Trong cuộc đối thoại với nhà văn Nguyễn Khắc
Phục, chị tự nhận mình là người “rất thuận tay khi viết về phụ nữ. Hơn ai hết, em
từng trải nghiệm qua nhiều thứ để cân đo đong đếm và định giá về cuộc sống của
phái yếu. Em cứ dựa trên thế mạnh đó để khai thác các nhân vật của mình” [22].

Chị cũng bày tỏ mục đích của mình khi viết về thân phận những người đàn bà:
“Thực ra, khi viết về người phụ nữ hôm nay, mổ xẻ và phân tích thân xác cũng như
thân phận của họ, tôi muốn rằng các tác phẩm của tôi sẽ là thứ để họ vin vào và
đứng dậy. Tôi muốn chỉ ra rằng, đàn bà chúng ta, họ đau khổ và phức tạp hơn, ngay
từ trong ý nghĩ. Họ bị hành hạ bởi những suy nghĩ, có khi chỉ là rất nhỏ nhoi, như
một phút xao lòng…Từ các câu chuyện của mình, tôi cũng có tham vọng là chỉ cho
phụ nữ những ranh giới, để họ biết dừng lại, khi họ là phụ nữ” [87].
Bùi Việt Thắng trong bài viết Một giọng nữ trầm trong văn chương đã xác
định kiểu nhân vật trung tâm trong sáng tác của Y Ban là các nhân vật nữ với sức
sống, sự vươn lên mạnh mẽ trước hoàn cảnh bi kịch: “Nhân vật truyện ngắn Y Ban
tuyệt đại đa số là nữ, người nữ và những nỗi đau, sự vượt lên làm chủ số phận hoặc
chí ít thoát khỏi những trớ trêu ám ảnh của cuộc đời” [63, tr.89].
Trong bài viết Chữ nghĩa đàn bà, Dương Bình Nguyên đã gặp gỡ và cụ thể
hoá ý kiến của Bùi Việt Thắng khi chỉ ra biểu hiện rõ nhất sự vươn lên của nhân vật
nữ trong sáng tác của Y Ban chính là “ý thức mạnh mẽ về bản năng sống và yêu”, lí
do làm cho dù thất vọng nhiều về đàn ông thì nhân vật “chưa bao giờ ngừng yêu và
tỏ ra không cần đàn ông”. Cũng trong bài viết này, tác giả đã có sự liên hệ thú vị khi
so sánh thế giới nhân vật đàn bà trong truyện ngắn Y Ban với một hình ảnh rất đời
thường, gần gũi: “Thế giới những người đàn bà của Y Ban như một cái chợ đầu


10
mối, đủ loại, đủ màu, cái nào cũng tươi mơn mởn như rau buổi sáng mới hái, cá
dưới sông mới vớt lên, thịt mới đưa từ lò mổ tới vẫn còn hơi ấm…”[52].
Tiếp cận hệ thống nhân vật trong sáng tác Y Ban ở mức độ cụ thể hơn, tác giả
Thu Hương trong bài viết Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh phúc đã nhận
diện các kiểu nhân vật nữ đặc trưng trong sáng tác của nhà văn là: “những cô gái lỡ
dại, những người đàn bà luôn khao khát sự dịu dàng, mải mê kiếm, tìm mẫu đàn
ông lý tưởng. Bề ngoài, họ tỏ ra gai góc, chấp nhận cuộc sống nhưng ẩn sau đó là
những tâm hồn thèm muốn được nâng niu, chiều chuộng” [33]

Tác giả Việt Hà qua bài viết I am đàn bà và thế giới nửa đàn ông là đàn bà đã
khái quát đặc trưng các kiểu nhân vật nữ trong sáng tác Y Ban: Thân phận người
đàn bà Việt - đây là tứ lớn cho hầu hầu hết các câu chuyện trong tập sách. Ngoài
một số truyện nói về người đàn bà Việt trong vẻ đẹp nhân hậu, thuần phác (như
trong truyện Cái Tý), hay cả trong những ấm ớ dễ thương (như trong Gà ấp bóng)
còn lại nhiều nhân vật nữ của Y Ban khắc khoải, vô vọng trên con đường đi tìm một
cuộc sống ấm no, một tình yêu hoàn thiện trong một thế giới “nửa đàn ông là đàn
bà” còn biết bao bất trắc...” [23]. Đây là một gợi ý cho chúng tôi trong quá trình
khảo sát các kiểu nhân vật đàn bà trong sáng tác của Y Ban.
Xuân Từ Chiều tiếp tục là thử nghiệm mới về thể loại của Y Ban (trước đó, tác
phẩm Đàn bà xấu thì không có quà chưa mang nhiều dấu ấn tiểu thuyết) nhưng dù
đổi mới về thể loại, nhà văn vẫn trung thành với đối tượng là các nhân vật nữ. Số
phận và tính cách người đàn bà chưa bao giờ được chị thể hiện tập trung và rõ nét
như trong tác phẩm này. Viết về những nhân vật đàn bà trong Xuân Từ Chiều,
Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng ở mỗi nhân vật cụ thể, ta đều thấy thấp thoáng bóng
dáng chung của những số phận đàn bà: “Ba con người, ba tính cách, ba số phận, ba
thế hệ nhưng họ gặp nhau ở cái chung đấy là nỗi khổ tâm của người đàn bà. Dù khác
nhau ở tuổi tác, ở hoàn cảnh nhưng sao ta cứ như nhìn thấy họ ở trong nhau” [21].
Không chỉ nhận diện những đặc trưng nổi bật của hình tượng nhân vật trung
tâm là người đàn bà trong sáng tác của Y Ban, các tác giả cũng đã phân tích (một
cách khái quát) cách thức thể hiện hình tượng nhân vật của nhà văn. Đào Đồng
Diện trong bài viết Phụ nữ- nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi thời kì đổi mới
khi khảo sát nhân vật nữ từ sáng tác của Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu đến
các nhà văn nữ sau đó như Võ Thị Xuân Hà, Y Ban và Võ Thị Hảo đã nhận diện ra


11
nét riêng trong cách viết về nhân vật nữ của Y Ban: “ Là một nhà văn nữ, nhiều
truyện ngắn của Y Ban được viết ra nhằm giảm bớt “tai nạn” của người phụ nữ
trong xã hội ngày nay. Những truyện ngắn như Thiên đường và địa ngục, Cái điềm

con thỏ trắng, Sự vô tội của Ađam và Ê va… là những “câu chuyện cảnh giác” chị
viết dành riêng cho các cô gái trẻ, khuyên họ chớ yêu mù quáng, chớ quá tin vào
đàn ông mà rước hoạ vào thân” [13]. Thực tế, thông qua “tai nạn”, lỗi lầm của các
cô gái trẻ, Y Ban không hẳn muốn đả kích hay cảnh giác đàn ông mà chị chỉ muốn
gửi đi một thông điệp rất nhẹ nhàng: đàn bà là thế, muôn đời ngây thơ và cả tin.
Thất vọng về thế giới đàn ông trong đời thực với nhiều thiếu khuyết, họ muôn đời
phải kiếm tìm, phải khao khát một mẫu hình người tình lý tưởng.
Xuân Cang trong bài viết Y Ban và những thân phận đàn bà đã nhận định: “Y
Ban đã khám phá ra mọi ngõ ngách tâm hồn của người phụ nữ”, “ở mỗi người
thường thấy biểu hiện những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam như đức hi sinh,
lòng vị tha” [11, tr.16].
Tiếp cận lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi thấy nổi lên một số điểm đáng
chú ý sau:
Thứ nhất, các tác giả đã có cái nhìn khái quát, tương đối toàn diện về chân
dung nhà văn và quá trình sáng tạo của chị. Ở chừng mực nhất định, các bài viết đã
phác hoạ nét cơ bản về chân dung Y Ban một phụ nữ mạnh mẽ, táo bạo, quyết liệt
cả trong đời thực lẫn trong văn chương. Ngoài ra, khi dừng lại ở những tác phẩm
tiêu biểu của Y Ban như I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà, Xuân Từ
Chiều, Hành trình của tờ tiền giả… các tác giả đã chỉ ra giá trị nội dung, nghệ thuật
nổi bật của từng tác phẩm.
Thứ hai, dù hướng tiếp cận và lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau
nhưng nhìn chung, các tác giả đã thống nhất khi nhận định nhân vật trung tâm trong
sáng tác của Y Ban là người đàn bà. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra đặc điểm
về các kiểu nhân vật, đặc trưng thân phận, cá tính, đời sống tâm hồn…. của nhân
vật. Đây là những căn cứ để chúng tôi tiếp tục đi sâu khảo sát hình tượng nhân vật
này ở mức độ cụ thể, tập trung và hệ thống hơn.
Thứ ba, tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hệ
thống và toàn diện về nhân vật người đàn bà trong sáng tác Y Ban. Chân dung nhân
vật vẫn chưa được nhận diện một cách cụ thể trong mối quan hệ đối sánh với hình



12
tượng nhân vật nữ trong văn hoá và các sáng tác văn học trước đó, cũng như với
văn học Việt Nam đương đại. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chỉ được đề cập đến
một cách sơ lược, chưa tạo thành hệ thống có mối quan hệ lô gic và nội tại với việc
biểu đạt nội dung.
Luận văn của chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu Người đàn bà trong sáng tác Y
Ban hy vọng sẽ góp phần khắc phục những hạn chế đó và đưa ra một cái nhìn toàn
diện, hệ thống về nhân vật trung tâm trong sáng tác Y Ban nói riêng và về hình
tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam đương đại nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu: nhân vật người đàn bà trong sáng của tác Y Ban.
3.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: luận văn tìm hiểu, khảo sát nhân vật
người đàn bà trong toàn bộ sáng tác Y Ban.
1. Người đàn bà có ma lực; 2. Đàn bà sinh ra từ bóng đêm; 3. Vùng sáng kí
ức; 4. Miếu hoang; 5. Cẩm cù;6. I am đàn bà; 7. Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ; 8.
Cưới chợ; 9. Đàn bà xấu thì không có quà (tiểu thuyết); 10. Hành trình của tờ tiền
giả; 11. Xuân Từ Chiều (tiểu thuyết)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về sáng tác của Y Ban trong bối cảnh văn xuôi
tự sự Việt Nam đương đại và cảm hứng về nữ quyền của nhà văn.
4.2. Khảo sát, phân tích, xác định vị thế và đặc điểm nhân vật người đàn bà
trong sáng tác của Y Ban.
4.3. Khảo sát, phân tích và xác định những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật người đàn bà của Y Ban.
Cuối cùng, rút ra một số kết luận về nhân vật người đàn bà trong sáng tác của Y Ban.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau, trong đó có các phương pháp chính: Thống kê phân loại, phân tích - tổng
hợp, so sánh - loại hình, cấu trúc - hệ thống

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tập trung và hệ thống về nhân vật
người đàn bà trong sáng tác của Y Ban. Qua đó, góp phần đánh giá những đóng góp


13
của nhà văn khi viết về một đối tượng quen thuộc nhưng vẫn luôn mới lạ là người
đàn bà.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp nhận sáng tác của Y Ban cũng như văn xuôi Việt Nam
đương đại.
6.2. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Sáng tác của Y Ban trong bối cảnh văn xuôi tự sự Việt Nam đương
đại và cảm hứng về nữ quyền của nhà văn
Chương 2. Vị thế và đặc điểm của nhân vật người đàn bà trong sáng tác của Y Ban
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà trong sáng tác của Y Ban.


14
Chương 1
SÁNG TÁC CỦA Y BAN TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI TỰ SỰ
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CẢM HỨNG VỀ NỮ QUYỀN CỦA NHÀ VĂN
1.1. Sáng tác của Y Ban trong bối cảnh văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại
1.1.1. Tổng quan về văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại
1.1.1.1. Một giai đoạn khởi sắc của thể loại văn xuôi tự sự
Sự phát triển của một giai đoạn hay một nền văn học không có gì khác hơn là
sự vận động và phát triển của các thể loại gắn với các tác phẩm cụ thể. Sự vận động

ấy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: từ yêu cầu khách quan của đời sống, từ
sự đổi mới tư duy, tư tưởng của đội ngũ sáng tác, từ một thị hiếu tiếp nhận mới của
công chúng hay từ sự vận động nội tại của bản thân thể loại… Thể loại vừa “phản
ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học” (M.Bakhtin)
vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua từng chặng đường phát triển. Văn xuôi tự
sự Việt Nam đương đại cũng đang vận động và phát triển dưới sự tác động của các
yếu tố đó.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) với tinh thần cởi trói cho các văn nghệ sỹ,
Đảng đã tạo ra không khí đổi mới dân chủ cho đời sống văn học. Sự đổi mới ấy đã
tác động đến tất cả các nhà văn, nhà thơ, buộc họ phải đổi mới sáng tạo như một
nhu cầu tất yếu.
Trong văn xuôi tự sự, tiểu thuyết là thể loại có dung lượng lớn nhất. Không
chỉ được biết đến là thể loại có khả năng bao quát hiện thực ở phạm vi rộng lớn, có
khả năng thể hiện cuộc sống trên diện rộng với tất cả sự ngổn ngang, bề bộn của nó
mà tiểu thuyết còn được biết đến bởi khả năng miêu tả cuộc sống ở góc độ đời tư
với sự thể hiện cụ thể, sinh động, tinh tế. Sự khởi sắc của tiểu thuyết thể hiện trước
hết ở sự phát triển của đội ngũ sáng tác. Những cây bút tiểu thuyết tiêu biểu trong
giai đoạn trước đó vẫn phát huy thế mạnh của mình trong việc phản ánh và đổi mới
nội dung tác phẩm tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu
Lai, Bảo Ninh… Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của một đội ngũ tác giả tiểu
thuyết mới, đã sáng tác từ trước nhưng đến nay mới khẳng định được vị trí của
mình như Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… Đặc
biệt, nếu tiểu thuyết với quy mô và tính chất phản ánh cả ở bề rộng và bề sâu


15
thường được quan niệm là sở trường của những cây bút “già” giàu kinh nghiệm và
sự từng trải như trước đây thì đến nay thể loại tiểu thuyết chứng tỏ tài năng của các
cây bút trẻ. Sự trải nghiệm và độ chín có thể còn thiếu nhưng sự mới mẻ, độc đáo,
táo bạo và tinh thần dấn thân để đổi mới thể loại của các cây bút trẻ là đáng ghi

nhận. Trong số đội ngũ viết trẻ này có thể kể đến: Nguyễn Ngọc Thuần, Đặng Thiều
Quang, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Danh Lam,
Quỳnh Trang, Trần Ngọc Linh… Một số tác giả mới xuất hiện đã có tác phẩm gây
được tiếng vang như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Mạc Can... Tác giả
truyện ngắn cũng lấn sân sang lãnh địa tiểu thuyết và có những thành công bước
đầu về thể loại như Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thuý Nguyễn Thị Diệp Mai, Võ Thị
Hảo, Lý Lan, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà …
Với đội ngũ sáng tác đa dạng và mỗi thế hệ có những điểm mạnh riêng nên dù
không có những cách tân về thể loại thực sự sâu sắc, rõ rệt như thơ và truyện ngắn
nhưng tiểu thuyết Việt Nam đương đại vẫn có những dấu ấn về số lượng và chất
lượng tác phẩm. Mở đầu là các tác phẩm của thế hệ “những người mở đường tinh
anh” sau Đổi mới như Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu),
Bến không chồng (Dương Hướng), Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng
trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… Kế tiếp đó là hàng
loạt những tác phẩm của thế hệ trung gian như: Cõi người rung chuông tận thế,
Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái), Giã biệt bóng tối, Thiên thần sám
hối, Truy tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Người đi
vắng, Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương), Hồ sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện,
Nháp (Nguyễn Đình Tú), Hoen gỉ, Đảo cát trắng, Bóng giai nhân, Chờ tuyết rơi
(Đặng Thiều Quang), Thức giấc, Ngụ cư, Nhân gian (Thuỳ Dương)… Sáng tác của
những tác giả này đang tạo nên những dòng chủ lưu của tiểu thuyết Việt Nam, thể
hiện rõ rệt nhất diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, gần đây
cũng xuất hiện một số tiểu thuyết đáng lưu ý của các cây viết trẻ 8x như Cấn Vân
Khánh, Trang Hạ, Từ Nữ Triệu Vương, Nguyễn Quỳnh Trang, Hà Kin…
Nếu tiểu thuyết có tham vọng ôm chứa đời sống trong tính đầy đặn, trọn vẹn
và ở một phạm vi rộng thì truyện ngắn lại thiên về khắc hoạ một hiện tượng, bộc lộ
một nét bản chất thông qua việc nắm bắt và phản ánh khoảnh khắc của cuộc sống,



16
để có thể khái quát lên toàn bộ thân phận con người, giống như cách nói của học giả
Steven Millhauser, truyện ngắn “có tham vọng bao quát toàn bộ vũ trụ thông qua
một hạt cát nhỏ bé”.
Sau Đổi mới, do cảm hứng chính của văn học là đời tư thế sự, con người chủ
thể của văn học là con người cá nhân với rất nhiều những góc khuất phức tạp của
tâm hồn nên truyện ngắn trở thành thể loại ưu tiên được các nhà văn lựa chọn bởi
khả năng “len lách” xới lên những chi tiết cụ thể và sinh động của nó. Không phải
ngẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ “lên ngôi” của truyện ngắn. Có thể nói
rằng, trong văn xuôi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định được vị trí của mình và
có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học: “Chưa bao giờ truyện
ngắn Việt Nam lại tung phá và biến ảo như thời kì này” (Hoàng Minh Tường).
Truyện ngắn Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay, chỉ chưa đầy ba mươi năm
phát triển nhưng cũng giống như tiểu thuyết, nó đã chứng kiến sự trưởng thành của
nhiều thế hệ nhà văn. Thế hệ đầu tiên vẫn phải kể đến Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai… Thế hệ trung gian chứng
kiến sự trưởng thành và khẳng định tài năng một cách mạnh mẽ của Nguyễn Huy
Thiệp, Hồ Anh Thái, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ
Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Thuỳ Dương, Trần Thuỳ Mai, Võ Thị Xuân Hà, Phan
Triều Hải, Phan Thị Vàng Anh … Và ở thời điểm hiện tại là đội ngũ đông đảo
những cây viết trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu,
Nguyễn Thị Hồng Minh, Dương Bình Nguyên, Cấn Vân Khánh, Trang Hạ…
Với đội ngũ sáng tác như vậy, truyện ngắn Việt Nam đương đại đem lại cho
người đọc nhiều tác phẩm mới mẻ và có thể được xem là thể loại tự sự đáp ứng
được đầy đủ nhất nhu cầu đọc của độc giả. Không chỉ được đọc ở Việt Nam, nhiều
truyện ngắn tiêu biểu đã được dịch và giới thiệu với công chúng nước ngoài như
tác phẩm của Hồ Anh Thái, Lý Lan, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo…
Các nhà văn nữ thời gian này cũng khẳng định mình ở thể loại truyện ngắn với
những tác phẩm gây được tiếng vang, được bạn đọc đặc biệt yêu thích như Hậu
thiên đường, Nào, ta cùng lãng quên, Giai nhân, Xin hãy tin em, Rồi cũng tới nơi

thôi, Tân cảng… (Nguyễn Thị Thu Huệ); Hồn trinh nữ, Goá phụ đen (Võ Thị
Hảo), Nơi bình yên chim hót, Chiêm bao thấy núi, Đất khách, Người đàn bà kể
chuyện (Lý Lan), Người đàn bà có ma lực, Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, I am đàn


17
bà, Cưới chợ, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ (Y Ban)… Với những tác phẩm này,
truyện ngắn Việt Nam đương đại được đánh giá là “tập trung được nhiều nhất yếu
tố có tính cách tân trong văn xuôi thời kì đổi mới và có nhiều kết tinh hơn hẳn các
thể loại khác” [10, tr.217].
Trong liên hệ và tác động trực tiếp tới nhiều vấn đề ngổn ngang nhức nhối của
thời sự, ký, phóng sự là hình thức mũi nhọn, thức tỉnh lương tri của con người trước
những vấn đề thường nhật nhưng mang tính chất sống còn. Nó cảnh tỉnh chúng ta
nếu không thay đổi thì sẽ trở thành nạn nhân của chính mình. Các nhà viết ký và
phóng sự đã mang về chất thơ của phương ngữ, sự đa dạng của tiếng lóng, nghề
nghiệp, chất bụi bặm của đủ loại người và có nội dung gắn bó mật thiết với cuộc đời
hơn. Tiêu biểu của thể ký phóng sự thời gian này là các tác phẩm: Tháng ba ở Tây
Nguyên (Nguyễn Khải), Rất nhiều ánh lửa (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Suy nghĩ trên
đường làng (Hồ Trung Tú), Cái đêm hôm ấy…đêm gì (Phùng Gia Lộc), Người không
cô đơn (Minh Chuyên), Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá (Võ Văn Trực)…
Tản văn cũng là thể loại tự sự được sử dụng nhiều trong thời gian này. Tản
văn đã cuốn hút tên tuổi của thơ và truyện ngắn như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Duy, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan… Tản văn thời gian này có cái hàm súc của
truyện ngắn, bay bổng của thơ và chất thời sự nóng hổi của phóng sự nhưng nó vẫn
giữ được linh hồn Việt trong cách suy tư và trong từng câu chữ.
Khái quát qua một số thể loại tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn, ký phóng sự,
tản văn trong văn học Việt Nam đương đại, trên cơ sở đánh giá số lượng và chất
lượng của cả đội ngũ sáng tác lẫn tác phẩm, có thể thấy, thể loại tự sự trong văn học
thời kì này đang chiếm thế thượng phong. Tuy chưa nhiều cách tân táo bạo, dễ thấy
như thơ nhưng những đóng góp to lớn của nó đã tạo nên diện mạo đặc trưng của

văn học Việt Nam đương đại. Trong tương quan so sánh với văn học giai đoạn
trước, có thể thấy văn học Việt Nam đương đại có sự trưởng thành và phát triển
phong phú, đa dạng trên mảng văn xuôi tự sự, thể hiện ở sự tiếp nối của nhiều thế
hệ sáng tác, sự đa dạng của đề tài, sự phong phú và phức tạp của tư tưởng, cảm
hứng, sự đổi mới về hình thức nghệ thuật …
1.1.1.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung
Sau Đổi mới, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi so với trước trên tất cả các
mặt. Các nhà văn đứng trước một tình thế, thử thách mới. Cuộc sống đang mở ra


18
trước mắt họ những hiện thực mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng phức tạp, đa chiều hơn
trước. Trước tình hình đó, văn xuôi tự sự cũng đòi hỏi có những bước chuyển mình
mới để thích hợp với hiện thực và yêu cầu phản ánh của văn học. Một trong những
chuyển biến về nội dung của văn học Việt Nam sau Đổi mới thuộc về đề tài.
Trước hết, các nhà văn thời gian này vẫn tiếp tục những đề tài cũ là đề tài
chiến tranh, hậu chiến. Tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn thu hút số đông độc giả
với nội dung bi tráng đầy cảm động như Đời cát, Vầng trăng trinh nữ, Ngã ba
Đồng Lộc, Bến không chồng, Người sót lại của rừng cười, Thân phận tình yêu…
Một cách tổng quát, đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài lớn nhưng theo độ lùi thời
gian, nó không còn nổi lên trên bề mặt như là đề tài lớn nhất của văn học nữa. Đề
tài chiến tranh thời gian này không khai thác trọng tâm vào các cuộc chiến mà nó
chú trọng đào sâu dư chấn của các cuộc chiến tranh, bi kịch thời hậu chiến lên số
phận và thế giới tâm hồn của con người.
Ngoài đề tài chiến tranh, văn xuôi tự sự đương đại còn xuất hiện nhiều thể
nghiệm của các tác giả về đề tài lịch sử. Tiêu biểu trong số này là: Nguyễn Huy
Thiệp với hàng loạt các truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ,
Nguyễn Xuân Khánh với 2 tiểu thuyết Mẫu thuợng ngàn và Hồ Quý Ly, Hoàng
Công Khanh với Vằng vặc sao Khuê, Hoàng Quốc Hải với ba tiểu thuyết Bão táp
cung đình, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ, Nguyễn Mộng Giác với tiểu

thuyết có dung lượng lớn, gây được sự chú ý là Sông Côn mùa lũ, Võ Thị Hảo với
Giàn thiêu… Với quan niệm mở rộng hơn, đề tài lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền
sử, thậm chí là phản lịch sử, là sự tổng hợp nhiều chủ đề để đem đến cho người đọc
một cái nhìn mới về lịch sử theo kiểu tư duy tiểu thuyết với tinh thần giải thiêng và
khuynh hướng nhận thức lại. Không chỉ nhận thức lại chiến tranh, cuộc sống, con
người, nhà văn và công chúng đương đại còn muốn nhận thức lại những giá trị
tưởng như đã ổn định, bất biến trở thành chân lí muôn đời, đó là lịch sử.
Tuy nhiên, đề tài lớn nhất và cũng là đề tài trung tâm của văn học thời kì Đổi
mới chính là con người cá nhân với tất cả những bộn bề diễn ra xung quanh nó. Các
tác giả đương đại tập trung nhiều vào các mối quan hệ phức tạp của con người như
quan hệ với cộng đồng, với gia đình, bạn bè, với quá khứ, với bản thân mình và tập
trung vào các đề tài như: tình yêu, hôn nhân, cuộc sống đời thường, những trăn trở
của con người trong cuộc sống hiện đại, sự tha hoá, suy đồi nhân cách, mối quan hệ


19
rạn vỡ của người với người… Nói chung, tất cả những gì thuộc về con người, thế sự
đều được văn học tự sự nắm bắt và đưa vào phản ánh trong tác phẩm.
Lấy con người cá nhân đời tư làm đối tượng trung tâm của sự phản ánh, văn
học đương đại tấn công vào những lĩnh vực, đề tài vốn được coi là “cấm kỵ” trước
đó như tình dục, nhục thể, khám phá thêm những lĩnh vực mới như tâm linh, vô
thức, bản năng… Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam đề tài được mở rộng và có
tính dân chủ như văn học giai đoạn này.
Nhìn chung, trong văn học Việt Nam đương đại, những đề tài vốn được chú
trọng trong văn học trước đó mất dần vị trí độc tôn, thay cho những đề tài gần gũi
với cuộc sống của con người hiện đại hơn. Mặt khác, ta có thể thấy một đặc điểm
nổi bật về đề tài đó là tuy vẫn sử dụng đề tài cũ nhưng cách nhìn nhận, ứng xử của
nhà văn với đề tài cũng có bước đổi mới mạnh mẽ so với trước đó.
Sự thay đổi về đề tài đã kéo theo sự thay đổi về cách nhìn, về tư duy nghệ
thuật. Đặc điểm của kiểu tư duy nghệ thuật thời kì này biểu hiện chủ yếu qua cách

nhìn hiện thực, con người và với cả bản thân văn học. Có thể gói gọn đặc trưng của
tư duy nghệ thuật thời gian này ở hai khía cạnh: chủ nghĩa hoài nghi và khuynh
hướng nhận thức lại. Trước hết, các nhà văn đương đại hoài nghi thứ hiện thực
được nhắc đến và phản ánh trong văn học trước kia và yêu cầu phải “giải phẫu”
hiện thực để cho một cái nhìn chân xác và toàn diện hơn. Không còn là hiện thực
mang màu sắc sử thi, lý tưởng, được tô hồng như trong văn học trước Đổi mới, các
tác giả trong thời gian này đi sâu khám phá hiện thực với tất cả biểu hiện phong
phú, đa dạng nhưng cũng phức tạp và đầy gai góc của đời sống. Xuất hiện những
hiện thực theo góc nhìn “nghiêng”, theo lối vẽ biếm hoạ, hý hoạ, phóng đại một vài
nét bản chất… Do vậy, có thể thấy tư duy về hiện thực trong văn học đương đại
biểu hiện sự đa dạng, linh hoạt trong cách nhìn, cách cảm và lối thể hiện.
Thay đổi tư duy về hiện thực, các tác giả cũng thay đổi quan niệm về chiến
tranh, mảng hiện thực lớn nhất của văn học thời kì trước đó. Giờ đây, với cái nhìn
thẳng thắn, chân thực, thái độ đối diện dũng cảm, các nhà văn đã chỉ ra rằng chiến
tranh vốn dĩ phức tạp hơn chúng ta tưởng. Nó có những mảng sáng là anh hùng, là
chiến công, hào quang nhưng cũng có không ít hy sinh, bi kịch, tàn phá lên thể xác,
tính cách và thân phận con người, ngăn cản con người sống hạnh phúc. Chiến tranh


20
không chỉ trên chiến trường bom đạn mà chiến tranh còn là những kiếp người
không thể bình yên và hạnh phúc trong thời hậu chiến.
Chính vì khám phá hiện thực ở nhiều góc nhìn, phản ánh nó trong tính đa
dạng nên các nhà văn đã nhìn thấy một thực tế là sự “lệch pha” giữa hiện thực cuộc
sống và hạnh phúc đời thường của con người. Chính hiện thực ấy đẩy con người
vào bi kịch nhưng đồng thời, hiện thực mới cũng như liều thuốc “thử”, để con
người có thể bộc lộ bản chất phức tạp của chính mình. Không chỉ hoài nghi về bản
chất tốt đẹp một chiều của hiện thực (như quan niệm trước đó), các nhà văn còn
hoài nghi về bản chất của con người. Các tác giả khám phá ra rằng, con người cá
nhân đời tư mang trong nó rất nhiều sự phức tạp, mâu thuẫn thậm chí là đối lập: tốt

đẹp và xấu xa, hạnh phúc và bi kịch…
Thay đổi tư duy về hiện thực, về con người, nhà văn còn hoài nghi và đòi
nhận thức lại về văn chương nghệ thuật và nhà văn. Văn chương không chỉ phản
ánh hiện thực mà còn sáng tạo hiện thực, không phải để độc giả tin vào thế giới do
nhà văn tạo nên mà phải dẫn dắt người đọc vào tình thế luôn phải phản tỉnh, nghi
ngờ. Các tác giả truyện ngắn sau 1986 đa số đều cho rằng, nhà văn là những người
đa cảm, hay chuốc vào mình những hệ lụy, rồi dằn vặt, sám hối, có khi vì thế mà trở
thành “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh), “có khi nhếch nhác” (Hoà Vang), có
khi “vô tích sự” (Nguyễn Huy Thiệp). Nói tóm lại, văn chương chỉ là sản phẩm của
một con người hiện thực muốn nói lên suy nghĩ bằng cách riêng của mình.
Thay đổi về tư duy, văn học buộc lòng phải thay đổi về cảm hứng. Thay vì
cảm hứng sử thi lãng mạn, cảm hứng chủ đạo của văn học thời gian này là “những
cảm hứng mới về sự thật” (Phong Lê). Nhà văn ít bộc lộ trực tiếp cảm xúc mà sử
dụng một thái độ lạnh lùng, “tưng tửng”, điềm tĩnh hơn khi suy xét và bộc lộ cảm
xúc về một vấn đề nào đó. Cảm hứng phê phán, triết luận nổi trội hơn cảm hứng
ngợi ca.
Như vậy, xét trên các phương diện đề tài, tư duy nghệ thuật, cảm hứng và tư
tưởng có thể thấy rằng văn học Việt Nam đương đại đã có sự chuyển mình về nội
dung biểu hiện so với văn học thời kì trước. Sự đổi mới này phù hợp với hiện thực,
với yêu cầu phản ánh mới của văn học, với thị hiếu người đọc và hoà nhập được
vào xu hướng chung của văn học thế giới. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho


21
rằng, văn học từ sau Đổi mới đến nay đã mang những mầm mống của văn chương
hậu hiện đại.
1.1.1.3. Một số đặc trưng về nghệ thuật
Bên cạnh sự đổi mới về nội dung, văn xuôi tự sự đương đại cũng có những
cách tân rõ rệt trên mặt hình thức thể loại. Cách tân đầu tiên có thể thấy đó là sự đổi
mới trong việc vận dụng thể loại văn xuôi tự sự.

Không kỳ vọng vào một cuộc cách mạng văn chương như giai đoạn 1930 1945 nhưng rõ ràng văn xuôi tự sự đã bước đầu đạt những thành tựu về thể loại và
đang trên đà hiện đại hoá. Nếu như văn học trước kia vì hướng đến phản ánh một
phạm vi hiện thực rộng lớn, hoành tráng mang hơi hướng của sử thi nên lựa chọn
thể loại tiểu thuyết, thể loại có dung lượng lớn để thể hiện thì bây giờ, trong thời kì
hiện đại “nghe nhìn” với nhịp sống bộn bề hối hả, văn học đang cố thu mình lại, lựa
chọn một “khuôn hình” thể loại đáp ứng với thị hiếu văn chương và nhu cầu thông
tin thời hiện đại. Do vậy, truyện ngắn là thể loại được nhà văn ưu tiên lựa chọn.
Trong khi cuộc sống toàn cầu đang mở rộng giao lưu giữa các vùng văn hoá,
giữa văn hoá và văn học thì hiện tượng giao thoa và cộng sinh thể loại chưa lúc nào
biểu hiện rõ như lúc này. Các nhà văn tiến hành một cuộc “chơi” thể loại: truyện
ngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật kí, truyện ngắn - dòng chảy ý thức, truyện ngắn chân dung, truyện ngắn - phóng sự… Truyện ngắn có xu hướng vươn ra độ dài như
tiểu thuyết: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (Hồ Anh Thái), Cánh đồng bất tận
(Nguyễn Ngọc Tư), Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu)… Xuất hiện một số truyện ngắn có
kết cấu theo lối chương hồi (Tướng về hưu, Giọt máu của Nguyễn Huy Thiệp). Đặc
biệt, trong thời gian này, hình thức truyện ngắn hiện đại của nước ngoài là truyện
cực ngắn cũng gây được sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn (Y Ban có gần 100
bản thảo truyện cực ngắn chưa công bố). Tiểu thuyết lại có xu hướng co hẹp lại như
một truyện vừa (Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan, Xuân Từ Chiều của Y Ban). Cả
truyện ngắn và tiểu thuyết đều có tham vọng dung nạp thơ, tiểu sử, các câu chuyện
dân gian vào trong tác phẩm của mình. Nhìn sự vận động của chúng, tuy ranh giới
thể loại không bị xoá nhoà, người ta thấy rất rõ sự thâm nhập, pha trộn, chuyển hoá
lẫn nhau giữa các thể loại. Chính từ những vùng sóng giao thoa này, các thể loại cũ
đã có thêm những tố chất, khả năng biểu hiện mới.


22
Bên cạnh sự đổi mới về hình thức thể loại, điều quan trọng là trong văn học
Việt Nam đương đại, các nhà văn đã biết cách tân, làm mới các thể loại đã cũ bằng
việc vận dụng nhiều thủ pháp biểu hiện mới. Chất hài hước, nghịch dị, nhại được sử
dụng như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm (tiêu biểu là tác phẩm của Hồ Anh

Thái). Dưới ảnh hưởng của triết học, văn học và tư duy phương Tây hiện đại, truyện
ngắn đã mang vào mình nhiều hình thức như cắt dán, lồng ghép, đồng hiện, sử dụng
dòng ý thức, sử dụng cái kỳ ảo, hình thức nhại, thậm chí đã tạo ra một hình thức
mới là giả lịch sử, giả cổ tích. Tiểu thuyết vẫn có một số tác phẩm sử dụng kiểu kết
cấu tuyến tính truyền thống như Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Thuỷ hoả đạo tặc
(Hoàng Minh Tường)… nhưng đã có nhiều tác phẩm sử dụng kết cấu tâm lí như
Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chim én bay (Nguyễn
Trí Huân), Một ngày và một đời (Lê Văn Thảo)… Ngoài ra, trong những năm gần
đây, rất nhiều cây bút tiểu thuyết đương đại lựa chọn kiểu cấu trúc “mờ nhoè” lỏng
lẻo, lắp ghép, phân mảnh rời rạc, với cốt truyện giàu tâm trạng và kết thúc để ngỏ…
Một trong những biểu hiện hình thức rõ rệt nhất của văn xuôi tự sự so với các
thể loại trữ tình chính là kiểu trần thuật. Văn xuôi đương đại có nhiều đổi mới về
nghệ thuật tự sự như sự thay đổi điểm nhìn trần thuật (ví như Bến đò xưa lặng lẽ
của Xuân Đức sử dụng lối trần thuật từ hồi ức một người đã chết, tạo nên không khí
hư ảo cho tác phẩm) đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc
thoại nội tâm và dòng ý thức, tính đa thanh trong giọng điệu… Rồi lối truyện của
nhiều truyện, văn bản của nhiều văn bản, tính phân mảnh của chủ thể, trần thuật phi
trung tâm, cố ý lộ rõ sự can thiệp của tác giả vào câu chuyện, biến tiểu thuyết thành
một trò chơi ngôn từ, một sự thăm dò, thử nghiệm của nghệ thuật...
Bên cạnh sự đổi mới hình thức về thể loại, thủ pháp, kết cấu, kiểu trần thuật,
văn xuôi tự sự còn đổi mới về cách sử dụng ngôn ngữ. Các tác phẩm văn xuôi tự sự
từ bút ký, phóng sự đến truyện ngắn và tiểu thuyết đều dung nạp mọi sắc thái ngôn
ngữ, kể cả ngôn ngữ đời thường trần trụi, góc cạnh, thô tục (người mở đầu tiêu biểu
cho hiện tượng này phải chăng chính là Nguyễn Huy Thiệp?). Ngôn ngữ nhân vật
được cá tính hoá cao độ. Giọng điệu đa thanh với nhiều sắc thái khác nhau có trữ
tình, hài hước, cật vấn, triết lý, hoài nghi…Trong số đó, việc dung nạp ngôn ngữ
đời thường vào trong tác phẩm (không chỉ trong lời thoại nhân vật mà còn trong lời



23
trần thuật) là một trong những hiện tượng tiêu biểu, diễn ra phổ biến của ngôn ngữ
trong các tác phẩm tự sự. Điều này làm cho tác phẩm tự sự tuy giảm đi tính lãng
mạn, trang nhã nhưng lại khiến tác phẩm trở nên gai góc, trần trụi và gần gụi với
cuộc đời hơn.
Như vậy, xét trên các phương diện thể loại, thủ pháp, kết cấu, kiểu trần thuật,
ngôn ngữ, có thể thấy, văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại đã có sự cách tân, đổi
mới trên phương diện nghệ thuật. Tuy nhiên, sự đổi mới này theo chúng tôi, diễn ra
theo hai chiều hướng tương đối trái ngược: trong khi có một số nhà văn vẫn quá
thận trọng khi áp dụng những lối viết mới thì một số lại cố tỏ ra bứt phá bằng việc
làm một cuộc cách mạng về “hình thức” khiến tác phẩm có màu sắc lai căng, xa lạ.
Cần nhất trong văn học đương đại vẫn là một sự thay đổi về hình thức phù hợp với
sự đổi mới của nội dung biểu hiện, tạo nên sắc thái mới mẻ, hài hoà cho văn chương
đương đại Việt Nam.
1.1.2. Vị trí của Y Ban và sáng tác của nhà văn trong bối cảnh văn xuôi tự
sự Việt Nam đương đại
1.1.2.1. Y Ban nổi lên như một nhà văn có sức sáng tạo không ngừng
Văn học đương đại, cùng với phong trào nữ quyền đòi giải phóng phụ nữ mọi
mặt và phát huy vị thế của người phụ nữ trong xã hội, các nhà văn nữ xuất hiện
ngày càng đông đảo và họ đã sớm khẳng định được tài năng của mình trong sáng
tác. Chưa bao giờ người ta thấy trong văn học Việt Nam xuất hiện đông đảo, kế tiếp
nhau của đội ngũ sáng tác các nhà văn nữ như lúc này. Họ đã tạo nên dấu ấn riêng
trong văn học đương đại, như lời Bùi Việt Thắng khi giới thiệu Truyện ngắn bốn
cây bút nữ: “Ai đó đã từng nhận xét chí lí rằng văn học đang mang gương mặt nữ
ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế và đằm thắm” [66, tr.5].
Trong số những người đàn bà viết văn ấy, tuy không phải là nhà văn nữ tài
năng nhất, có vai trò tiên phong đi đầu và mặc dầu các tác phẩm còn có nhiều luồng
khen chê trái chiều nhau nhưng có thể khẳng định, Y Ban là một trong số không
nhiều những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt nhất.
Sức sáng tạo dồi dào ấy biểu hiện trước hết ở số lượng tác phẩm và tốc độ viết

không ngơi nghỉ của chị. Y Ban có những sáng tác đầu tay được đăng vào cuối
những năm 80. Một số tác phẩm như: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một người
đàn bà đã giành được giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân


24
đội. Sau hơn 20 năm cầm bút, Y Ban vẫn giữ được sức sáng tạo dồi dào liên tục:
năm 1993 xuất bản tập truyện đầu tay Người đàn bà có ma lực. Hai năm sau đó lại
xuất bản tập Đàn bà sinh ra từ bóng đêm. Liên tiếp, chị xuất bản tập Vùng sáng ký
ức (1996), tập Truyện ngắn Y Ban (1998), Miếu hoang (2000), Cẩm cù (2001).
Trong cùng một năm 2004, chị liên tiếp xuất bản một tập truyện ngắn Cưới chợ và
tiểu thuyết Đàn bà xấu thì không có quà. Năm 2007, tập truyện I am đàn bà được
xuất bản, nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều và sự quan tâm đặc biệt của dư
luận. Truyện ngắn Iam đàn bà, truyện gây “tai tiếng” nhất của Y Ban rốt cuộc vẫn
giành được giải Nhì cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ. Sau “sự cố” ấy, dù vẫn
khẳng định trung thành với lối viết cũ nhưng người ta thấy Y Ban đằm thắm, chín
chắn và đã đầu tư vào kĩ thuật viết văn hơn với tiểu thuyết Xuân Từ Chiều xuất bản
năm 2008. Mới đây nhất, đầu 2010, Y Ban cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn mới
nhất Hành trình của tờ tiền giả với 14 truyện…Tính đến thời điểm 2007, Y Ban đã
là tác giả của 15 đầu sách được xuất bản và tính từ khi tập truyện đầu tiên được xuất
bản vào 1993 đến thời điểm hiện tại, Y Ban đã là tác giả của gần 20 đầu sách, trung
bình 1 đầu sách/ năm. Tốc độ sáng tạo không ngừng ấy một mặt bắt nguồn từ sự
đơn giản trong cách viết, nội lực sáng tạo mạnh mẽ, dòng tuôn chảy của bản năng
khi viết hoặc theo Y Ban, nó đơn thuần chỉ là kết quả của sự “tranh thủ viết”: “Một
truyện ngắn của tôi thường tranh thủ viết trong không quá hai ngày. Xuân Từ Chiều
250 trang cũng viết tranh thủ trong vòng hai tháng không hơn” [8].
Nội lực sáng tạo phi thường còn thể hiện ở chỗ Y Ban có thể sáng tạo trên rất
nhiều thể loại. Tuy nhiên, thế mạnh thật sự của Y Ban trong các thể loại văn xuôi
tự sự chính là truyện ngắn. Truyện ngắn là thể loại văn học rất nhạy cảm với những
biến đổi của đời sống xã hội. Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp

những vận động của xã hội và tái hiện được mọi biến thái của đời sống vật chất
cũng như tinh thần của con người. Tính chất năng động của thể loại truyện ngắn đã
đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống.“Truyện ngắn tự nó đã
hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn và truyền
dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có nội khí “một lời
mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy” [38, tr.293]. Cho đến nay, Y Ban đã là tác giả
của gần 200 truyện ngắn. Trong đó, có rất nhiều tác phẩm gây được tiếng vang như:
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Tự, Iam đàn bà, Gà ấp bóng, Hành trình của tờ tiền giả…


25
Gần đây, Y Ban hé lộ mình đang thử sức ở thể loại truyện cực ngắn (truyện mini)
với gần 100 truyện ngắn chưa in hoặc in rải rác trên các báo. Ngoài ra, Y Ban còn
khẳng định năng lực sáng tạo của mình ở thể loại tiểu thuyết với hai cuốn tiểu
thuyết có dung lượng vừa phải là Đàn bà xấu thì không có quà và Xuân Từ Chiều.
Y Ban không có ý niệm rõ rệt về thể loại. Việc sáng tạo của chị bắt nguồn phần
nhiều từ nội lực tuôn chảy của các con chữ bên trong.
Sự sáng tạo bền bỉ, không ngừng nghỉ của Y Ban không chỉ đơn thuần thể
hiện trên số lượng các đầu sách đã xuất bản mà căn cốt nhất, nó thể hiện trong quá
trình không ngừng tìm tòi, làm mới tác phẩm từ nội dung đến hình thức để mỗi lần
xuất hiện, sáng tác của Y Ban đều đủ sức tạo nên những làn sóng nhỏ trên văn đàn.
Về hình thức, có thể kể đến những cách tân của Y Ban trong hình thức trần thuật
(dưới dạng bức thư trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, hình thức đơn từ trong Chồng tôi,
hình thức “tự thú” trong Gà ấp bóng…), lối viết “tưng tửng”, không xuống dòng
(Xuân Từ Chiều), trong kết cấu đảo lộn trật tự thời gian, sự việc, lối kết thúc mở…
Về nội dung, Y Ban không ngừng làm mới bằng cách liên tục thay đổi sắc thái cho
các tác phẩm (lãng mạn trong truyện tình yêu; hiện thực, gai góc trong những câu
chuyện gia đình, xã hội; kinh dị, huyền ảo trong Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ, Tay
thiêng, Chuyến xe đêm…), luôn sáng tạo ra những tình huống độc đáo, bất ngờ
(người đàn bà đi mua cái chim giả trong Tự, người đàn bà bị kết tội hiếp dâm trong

I am đàn bà, người đàn bà làm vợ “hờ” chung của hai cha con trong Xích lô). Ngoài
ra, trong những năm trở lại đây, Y Ban đã kết hợp nội dung báo chí, thậm chí “bê”
nguyên cả một bài báo để cấu trúc nên tác phẩm (Đàn bà xấu thì không có quà là
một ví dụ). Điều này tuy giảm bớt tính chất trữ tình vốn là đặc trưng trong một số
tác phẩm buổi đầu của Y Ban nhưng lại gia tăng chất thời sự, làm cho tác phẩm của
chị có sự nóng hổi, gai góc hơn… Sự tìm tòi, đổi mới tác phẩm không chỉ hướng
đến việc liên tục làm mới “khẩu vị” cho độc giả mà còn thể hiện nỗ lực luôn vượt
qua những giới hạn, những “đỉnh cao” của chính Y Ban.
Sức sáng tạo không ngừng của Y Ban không chỉ biểu hiện trên bề mặt tác
phẩm mà còn thể hiện ngay ở cuộc sống thường ngày. Với Y Ban, dường như sáng
tạo không chỉ bắt đầu từ lúc nhà văn ngồi vào bàn và viết con chữ đầu tiên mà sáng
tạo văn chương thực sự bắt đầu ngay từ khâu thu thập chất liệu trong đời sống. Y
Ban được nhận xét là một nhà văn rất giàu chi tiết và táo bạo trong việc đưa chi tiết


×