Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hợp tác và hội nhập AFTA của các quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.4 KB, 65 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa lịch sử
========

Lê Văn Thành

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình hợp tác và hội nhập afta của
các quốc gia đông nam á
Chuyên ngành lịch sử thế giới
Lớp 42E2

Giáo viên hớng dẫn:
Ths. Trần Thị Thanh Vân

====Vinh, 2006===

Lời cảm ơn
Trong quá trình su tầm và tiến hành nghiên cứu đề tài, Tôi xin
chân thành cảm ơn cô giáo, thạc sỹ Trần Thị Thanh Vân, giảng viên
Khoa Lịch sử Trờng Đại học Vinh cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong
Khoa đã hớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận này.
1


Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhng do hạn chế về trình độ và kinh
nghiệm nghiên cứu nên đề tài này chắc chắn không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Rất mong đợc thầy, cô và các bạn góp ý và giúp đỡ, để bản
thân tiến bộ và làm tốt hơn ở những công trình sau.



2


Mục lục
Mở đầu
Chơng1.
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.3.
Chơng 2
2.1.
2.1.1
2.1.2.
2.1.3.
2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2
2.4.
2.4.1
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.
2.5.

AFTA và xu hớng hợp tác của các quốc gia Đông Nam á
AFTA và một số vấn đề lý luận của liên kết quốc tế

Liên kết kinh tế quốc tế
AFTA trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá
Quá trình hình thành AFTA
Sự ra đời và các mục tiêu của AFTA
Những điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác và hội
nhập AFTA của các quốc gia Đông Nam á
Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên
Về vị trí địa lý
Về khí hậu và sông ngòi
Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Những thuận lợi về văn hoá xã hội
Những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp
Về nông nghiệp lúa nớc
Về chăn nuôi
Những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp
Xây dựng các dự án truyền tải điện xuyên quốc gia
Về giao thông
Xây dựng các trung tâm thơng mại lớn
Sự xuất hiện của đô thị
Sự ổn định về an ninh và chính trị

1
5
5
5
5
9
11
14
14

14
15
18
19
22
22
23
24
24
25
27
28
29

Chơng 3

Những khó khăn trong quá trình hợp tác và hội nhập
AFTA của các quốc gia Đông Nam á

41

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3
3.2.4.
3.2.5.

3.3.
3.3.1.
3.3.2.

Những khó khăn về điều kiện tự nhiên
Về khí hậu
Về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Những vấn đề xã hội tồn tại
Vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng
Sự phát triển chênh lệch và bất bình đẳng
Sự phát triển thiếu bền vững
Sự xuống cấp của môi trờng
Tệ nạn xã hội ngày càng phát triển
Các thách thức trong liên kết ASEAN
Thách thức về thu hẹp khoảng cách phát triển
Thách thức về phát triển các quan hệ và cạnh tranh với bên
ngoài
Thách thức về cải cách và nâng cấp cơ chế hợp tác
ASEAN với những thách thức đầu thế kỹ mới
ASEAN gặp khó khăn trong việc thực hiện nguyên tắc đồng
thuận
Sự lo ngại về hoà bình, an ninh và ổn định khu vực

41
41
42
42
42
44
45

46
48
51
51

3.3.3.
3.4.
3.4.1.
3.4.2

Kết luận
Tài liệu tham khảo

52
54
57
57
58
64
70

3


4


DANH MụC CáC Từ VIếT TắT
ADB : Asian Development Bank - Ngân hàng phátt triển châu á
AMM : Asean Ministerial Meeting - Hội nghị ngoại trởng ASEAN

AIJV : Asean Industrial Joint Venture ASEAN

Liên doanh công nghiệp

AFTA : Asean Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
ASEAN : Association of South East Asia Nation - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam á
APEC : Asia pacific Economic - Cooperate-Hợp tác kinh tế châu á Thái
Bình Dơng
ARF : Asean Regional Forum - Diễn đàn an ninh chính trị khu vực
Đông Nam á
AIPs : Asean Industrial Project - Dự án công nghiệp ASEAN
AIC : Asean Industrial Complement - Kế hoạch bổ sung công nghiệp
AEM : Asean Economic Minister- Hội nghị bộ trởng kinh tế
CEPT : Common Effective Preferential Tariff - Ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung
EU : European Union - Liên hiệp châu Âu
FDI : Foreign Direct Investment - Đầu t trực tiếp nớc ngoài
IMF : International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
NAFTA : North American Free Trade Area - khu vựu mậu dịch tự do
Bắc Mỹ
PMC : Post Ministerial Conference - Hội nghị sau hội nghị ngoại trởng
ASEAN`
PTA :Preferential Trade Agreement - Thoả thuận u đãi thơng mại
WTO : World Trade Organization - tổ chức thơng mại thế giới
SEANWFZ : South East Asia Nuclear Weapon Free Zone -Khu vực
Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân
ZOPFAN : Zone of Peace Freedom and Newtrality - Khu vực hòa bình
tự do trung lập Đông Nam á
5



A . Mở Đầu
I . Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã và đang là một
đặc điểm nổi bật, một xu hớng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Không một nớc
nào có thể đứng ngoài quá trình hội nhập, nếu không muốn bị gạt ra ngoài sự
phát triển kinh tế và sẽ bị tụt hậu.
Phù hợp với xu thế này, ở những giai đoạn có tính chất giao thời của lịch
sử, các quốc gia dân tộc trên thế giới đều đứng trớc những cơ hội cũng nh
những thách thức lớn. Trớc những cơ hội và thách thức ấy thì việc ứng xử
hợp tác và hội nhập của các quốc gia dân tộc sẽ có ý nghĩa quyết định đến xu
hớng phát triển của các quốc gia mình. Nếu biết chớp lấy thời cơ, quốc gia đó
sẽ đi đúng quỹ đạo phát triển của nhân loại, nếu bỏ lỡ thời cơ hoặc đi chệch
quy luật phát triển của lịch sử thì sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu. Đó chính là một
trong những thời điểm mà chính sách của các quốc gia, các dân tộc, bản lĩnh
của các tầng lớp lãnh đạo đợc thử thách.
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia châu á, châu Phi và
châu Mỹ La tinh đã đứng trớc rất nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình
hợp tác và phát triển. Đó là những khó khăn trớc mắt và những lợi thế sẵn có
của khu vực và vấn đề đặt ra cho các quốc gia ở Đông Nam á là làm thế nào
để có thể khắc phục đợc những khó khăn đó, phát huy đợc tối đa thế mạnh của
mình để phát triển, làm thế nào để có thể vừa bảo vệ đợc nền độc lập dân tộc
và vừa có thể mở cửa để hội nhập quốc tế, hoà nhập vào dòng chảy của văn
minh nhân loại, thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đa đất nớc phát triển một
cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc hội nhập của các quốc gia Đông Nam á đang còn là vấn
đề thời sự nóng bỏng. Bởi vậy, để hội nhập nhanh chóng và tạo điều kiện phát
triển đuổi kịp các khu vực khác trên thế giới nh : EU, NAFTA... thì chúng ta

cần nhận thức đợc rõ những thuận lợi, những cơ hội có đợc và những thách
thức, khó khăn cần phải tìm cách vợt qua, đề ra những phơng pháp, chính sách
thích hợp với mỗi quốc gia trong khối. Cụ thể hơn là xác định một kế hoạch
thực hiện AFTA một cách hoàn chỉnh để cùng nhau phát triển.
Nghiên cứu những vấn đề về hợp tác và phát triển của các quốc gia
trong khối ASEAN, đặc biệt trong quá trình hội nhập AFTA đa đến nhiều điều
lý thú, vừa có ý nghĩa khoa học vừa có giá trị thực tiễn. Đối với sinh viên
chuyên ngành lịch sử, lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học,
6


lựa chọn vấn đề này nghiên cứu cũng là một việc làm thiết thực. Chính vì vậy
chúng tôi chọn đề tài Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hợp tác
và hội nhập AFTA của các quốc gia Đông Nam á làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp Đại học.
II. Lịch sử vấn đề

Trong quá trình hội nhập AFTA, các quốc gia Đông Nam á gặp rất
nhiều thuận lợi nhng cũng không ít khó khăn. Nghiên cứu về vấn đề này thu
hút nhiều học giả trong và ngoài nớc quan tâm bởi những giá trị khoa học và
thực tiễn của nó. Tuy nhiên, vì những hạn chế về trình độ, điều kiện... chúng
tôi chỉ mới tiếp cận đợc nguồn tài liệu tiếng Việt, với một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu nh : Đỗ Đức Bình, Hội nhập với AFTA cơ hội và thách thức, là
những công trình nghiên cứu tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi cho quá
trình hội nhập AFTA của các quốc gia Đông Nam á. Phạm Đức Dơng,
ASEAN bớc hội tụ của Đông Nam á hiện đại là công trình nghiên cứu về
vấn đề phát triển của nền kinh tế trong khu vực. Nguyễn Trần Quế, 35 năm
hợp tác và phát triển của ASEAN là công trình nghiên cứu về 35 năm hợp tác
và phát triển của các quốc gia ASEAN trên rất nhiều lĩnh vực nh kinh tế, chính
trị, văn hoá... những vấn đề đạt đợc và cha đạt đợc, những cơ hội và thách thức

trong quá trình hội nhập của các quốc gia ASEAN. Nguyễn Thị Hồng Nhung,
Tự do hoá thơng mại ở ASEAN Nxb HN 2003 ; đề cập tới quá trình tự do
hoá thơng mại ở ASEAN, nh thông qua CEPT hiệp định về u đãi thuế quan có
hiệu lực chung, một khung thuế quan đã đợc thông qua. Đỗ Thanh Bình, trờng
ĐHSP HN,Chính sách dân tộc của Singapo và Malaysia, một vài kinh
nghiệm là công trình nghiên cứu về chính sách của các dân tộc ở các quốc gia
này và đã rút ra đợc những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết những
chính sách đó đối với những quốc gia trong khu vực. Nguyễn Hữu Cát, Khu
vực tự do ASEAN Tạp chí nghiêm cứu Đông Nam á số 2 (19) - 1995, đã đề
cập đến những vấn đề tự do hoá thơng mại trong khu vực ASEAN. Tô Xuân
Dân, Trơng Duy Hoà, Kinh tế Đông Nam á và cuộc hành trình tiến tới khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đề cập tới quá trình hội nhập AFTA của
các nớc trong khu vực và đã đạt đợc những thành quả đáng kể nh quá trình hội
nhập của các nớc trong khu vực. Phan Huy Xu, Mai Phú Thanh, Địa lí Đông
Nam á, những vấn đề kinh tế xã hội. Phạm Đức Thành, Trơng Duy Hoà
Kinh tế các nớc Đông Nam á thực trạng và triển vọng là những công trình
chuyên nghiên cứu về lịch sử các quốc gia Đông Nam á. Trong đó có đề cập ít
nhiều đến những vấn đề thuận lợi và khó khăn trong quá trình hội nhập. Tuy
7


nhiên nhìn một cách tổng quát, cha có một công trình nào nghiên cứu một
cách trọn vẹn vấn đề đặt ra của đài tài. Trên những t liệu trên, chúng tôi nhìn
về quá trình hội nhập của các quốc gia Đông Nam á từ gốc độ phân tích
những yếu tố thuận lợi và khó khăn. Từ đó, góp một góc nhìn trong mảng đề
tài phong phú này.
III. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung:
Trong khuôn khổ một đề tài khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chủ yếu tập

trung phân tích những yếu tố thuận lợi và những yếu tố khó khăn về các mặt tự
nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... trong quá trình hợp tác và hội nhập
AFTA của các quốc gia Đông Nam á. Đó thực sự cũng là những cơ hội và
cũng là thách thức của các quốc gia này.

8


Thời gian:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này đợc thực hiện từ khi thành lập AFTA
cho đến nay.
IV. Nhiệm vụ

Có 3 nhiệm vụ chính
- Giới thiệu AFTA và xu hớng hợp tác của các quốc gia Đông Nam á.
- Những điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập AFTA của các quốc
gia Đông Nam á.
- Những khó khăn trong quá trình hợp tác và hội nhập AFTA của các
quốc gia Đông Nam á.
V. Phơng pháp nghiên cứu

Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, với phơng pháp chủ đạo
là phơng pháp logic và phơng pháp lịch sử, kết hợp với các phơng pháp nghiên
cứu bộ môn: so sánh, đối chiếu, suy luận, chúng tôi lần lợt giải quyết những
vấn đề mà đề tài đặt ra.
VI. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có 3 chơng.
Chơng 1: AFTA và xu hớng hợp tác của các quốc gia Đông Nam á
Chơng 2 : Những điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác và hội

nhập AFTA của các quốc gia Đông Nam á
Chơng 3 : Những khó khăn trong quá trình hợp tác và hội nhập
AFTA của các quốc gia Đông Nam á

9


B . Nội Dung
Chơng 1: AFTA và xu hớng hợp tác của các quốc gia
Đông Nam á
1.1. AFTA và một số vấn đề lý luận của liên kết kinh tế quốc tế
1.1.1 Liên kết kinh tế quốc tế
Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã
hội hoá có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất của các chủ thể kinh
tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ hợp kinh tế của một nhóm thành viên
nhằm tăng cờng phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm
bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ kinh
tế quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Qúa trình liên kết kinh tế quốc
tế đa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn với các
mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng.
Sự hiện diện của một số đông các tổ chức kinh tế quốc tế có quy mô
toàn cầu và các tổ chức kinh tế khu vực là minh chứng cho quá trình liên kết
kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế chủ đạo trong quan
hệ quốc tế những năm gần đây.
1.1.2. AFTA trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá
Ngày nay, toàn cầu hoá đợc đề cập đến nh một xu thế khách quan, một
quy luật tất yếu trong sự phát triển của xã hội loài ngời. Trong khi toàn cầu
hoá đang diễn ra sôi động trên quy mô toàn cầu thì khu vực hoá kinh tế chỉ
diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dới nhiều hình thức khác nhau.
AFTA là một hình thức liên kết của các nớc ASEAN dới dạng mậu dịch tự do.

Sự thành lập một khu vực mậu dịch tự do là giai đoạn đầu của quá trình
hội nhập kinh tế khu vực. Đây là một liên minh quốc tế giữa hai hay nhiều
quốc gia nhằm mục đích tự do hoá việc buôn bán đối với một hoặc một số
nhóm mặt hàng nào đó. Đặc trng của khu mậu dịch tự do là xoá bỏ các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo lập một thị trờng thống nhất của khu
vực. Nhng mỗi quốc gia thành viên vẫn thi hành chính sách ngoại thơng độc
lập đối với các quốc gia ngoài liên minh.
Để đánh giá vị trí của ASEAN trong nền kinh tế thế giới, không thể
không xem xét quá trình liên kết nội bộ của khu vực này trong bối cảnh toàn
cầu hoá và khu vực hoá. Nói cách khác, cần xem xét sự hình thành và phát
triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN nh một bộ phận không tách rời của
xu hớng toàn cầu hoá và khu vực hoá.
10


AFTA chính là những biện pháp cũng cố các mối liên hệ kinh tế, trớc
hết là trong lĩnh vực thơng mại nhằm tạo cho ASEAN trở thành một khu vực
hấp dẫn hơn cũng nh tạo ra khả năng tham gia ngày càng lớn hơn của các nớc
ASEAN vào thị trờng khu vực và thế giới.
Xem xét tình hình của các quốc gia Đông Nam á, sự hội nhập theo
khuôn khổ AFTA là cần thiết, vì nó đáp ứng đợc yêu cầu của xu thế hội nhập
trên thế giới và chính bản thân từng nớc.
Thứ nhất, lần đầu tiên các nớc ASEAN đã có sự nhất trí cao về tiến
trình tự do hoá thơng mại khu vực. Điều này cho thấy sự nhận thức sâu sắc của
từng nớc thành viên về tính cần thiết của liên kết kinh tế khu vực. Trong điều
kiện của xu hớng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay,
vấn đề đặt ra là : kinh tế của mỗi quốc gia không thể tách rời hệ thống kinh tế
thế giới. Để hội nhập vào hệ thống kinh tế quốc tế đòi hỏi trớc hết các nớc
trong khu vực phải nhanh chóng thủ tiêu chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, thực hiện
tự do hoá thơng mại, phù hợp với nhu cầu phát triển của các nớc trong khu vực

và xu hớng phát triển chung của thế giới.
Thứ hai, tự do hoá thơng mại sẽ kích thích cạnh tranh trong quá trình
phát triển kinh tế của từng nớc thành viên. Cạnh tranh là động lực của tăng trởng vì vậy từng nớc thành viên cố gắng khắc phục những trở ngại và nhanh
chóng cải tổ cơ cấu kinh tế đạt các tiêu chuẩn kinh tế quốc tế quy định.
Thứ ba, thực hiện AFTA, các nớc thành viên ASEAN sẽ tạo đợc một đối
trọng mới trong quá trình cạnh tranh ngày càng tăng lên nh Trung Quốc, khu
vực Nam á, Bắc á. Mặt khác, sự hình thành AFTA sẽ là cầu nối để các nớc
trong khu vực có đủ điều kiện để tham gia vào APEC cũng nh WTO. Chơng
trình cắt giảm thuế quan không chỉ tạo điều kiện cho các nớc ASEAN thống
nhất và thích ứng với các thoả thuận thơng mại khu vực (RTA) theo các quy
định quốc tế mà còn là cơ sở quan trọng để cho các nớc ASEAN trong tơng lai
tiếp tục vơn đến những hình thức liên kết kinh tế cao hơn nh thị trờng chung,
liên minh kinh tế.
Thứ t, hợp tác trong khuôn khổ AFTA, các nớc thành viên ASEAN có cơ
sở để cũng cố thêm các mối quan hệ về an ninh - chính trị, khoa học - kỹ
thuật, văn hoá - xã hội trong khu vực.
Trong xu hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá các nền kinh tế với nhiều
biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế khoa học kỹ thuật, Xu thế toàn cầu hoá,

11


khu vực hoá, hoà bình, hợp tác để phát triển đang trở thành những dòng chảy
lớn của thời đại.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các nớc đều tập trung giành u tiên cho nhiệm
vụ trung tâm là phát triển kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa với bên
ngoài. Những tiến bộ phi thờng về khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong
những lĩnh vực viễn thông và tin học, đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Nhng cũng trong điều kiện đó, cạnh tranh về kinh tế, về khoa học và công
nghệ sẽ ngày càng gay gắt.

Kinh tế tri thức, kinh tế kỹ thuật số với công nghệ thông tin là nòng cốt,
đang hình thành và phát triển, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá
trình phát triển của xã hội ở thế kỷ mới, nhng u thế lại thuộc về các nớc phát
triển cao. Do đó, cùng với sự phát triển của ý thức độc lập, tự chủ của các dân
tộc, các nớc đang phát triển vừa tìm cách tiếp cận với kinh tế tri thức, tranh thủ
công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại, vừa ra sức bảo vệ lợi ích của mình. Khi mà
nền kinh tế bớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh loài
ngời đang chứng kiến nhiều biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế và khoa học
kỹ thuật. Xu thế toàn cầu hoá, hoà bình, hợp tác để phát triển đang trở thành
những dòng chảy lớn của thời đại. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nớc đều tập
trung giành u tiên cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế và thực hiện
chính sách mở cửa với bên ngoài. Những tiến bộ phi thờng về khoa học và
công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông và tin học, đã tác động đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Nhng trong điều kiện đó, cạnh tranh về kinh tế, khoa học
và công nghệ sẽ ngày càng gay gắt.
Qúa trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và tri thức hoá kinh tế đặt các nớc
trớc nhiều cơ hội và thách thức. Hội nhập quốc tế là một đòi hỏi tất yếu để
phát triển kinh tế - xã hội. Song hội nhập là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh rất phức tạp để giành những điều kiện cần thiết và thiết lập môi trờng
hợp tác có lợi cho mỗi nớc. Đối với các nớc đang phát triển và chậm phát triển,
đó là cuộc đấu tranh không ít cam go nhằm bảo đảm mối quan hệ hợp tác
công bằng, không bị phân biệt đối xử, hơn thế nữa nhằm giành lấy những u đãi
thích đáng trong quá trình phát triển, kinh tế, thơng mại.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp các nớc, đặc biệt là các nớc đang
chậm phát triển và các nớc có nền kinh tế đang chuyển đổi, mở rộng xuất khẩu
hàng hoá. Tăng thu hút đầu t và chuyển giao công nghệ, giảm thiểu tình trạng
bị chèn ép trong quan hệ kinh tế quốc tế, hạn chế những tác động tiêu cực của
quá trình toàn cầu hoá và nâng cao vị thế của mình trên trờng quốc tế, cùng
12



với việc phát huy tối đa nội lực, chủ động tham gia hội nhập sẽ giúp các nớc
ngăn chặn và khắc phục nguy cơ bị tụt hậu kinh tế. Điều quan trọng hội nhập
nh thế nào để có thể vợt qua đợc mọi thử thách, tận dụng tối đa các cơ hội cho
phát triển và giảm thiểu những bất lợi của quá trình này.
Trong những năm tới, quá trình hội nhận kinh tế của các quốc qia Đông Nam
á đã từng bớc đợc triển khai theo hớng khai thông quan hệ với các tổ chức tài
chính, tiền tệ quốc tế nh quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB),
ngân hàng phát triển châu á (ADB) Và mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp
tác khu vực, trớc hết là châu á - Thái Bình Dơng[5 ; 23]. Cũng cố môi trờng hoà
bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế
-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, xây dựng một nền kinh tế mở
và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trên cơ sở phát
huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên
ngoài, trong đó những biện pháp quan trọng hàng đầu là cần tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu t nớc ngoài, tích cực và chủ động
thâm nhập và mở rộng thi trờng quốc tế. Thực hiện các chủ trơng chính sách
nhà nớc, trong những năm qua các nớc Đông Nam á đã nổ lực kết hợp giữa
đổi mới, cải cách kinh tế trong nớc và có chính sách mở cửa để hợp tác phát
triển kinh tế với bên ngoài vì mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế.
1.2. Quá trình hình thành AFTA
Vào đầu thập kỷ 90 đã diễn ra hàng loạt các sự kiện dẫn đến việc hình
thành AFTA. Trớc hết, tại các cuộc họp các bộ trởng kinh tế ASEAN lần thứ
22 ở BaLi tháng 10/1990, các bộ trởng kinh tế đã đồng ý áp dụng một biểu
thuế quan u đãi có hiệu lực chung (CEPT) đối với các sản phẩm công nghiệp
có chọn lọc, bớc đầu gồm xi măng, phân bón và bột giấy, tiếp đó trong hai
ngày 4 và 5 tháng 10/1991, tại cuộc họp các quan chức cấp cao
ASEAN(SEOM) ở KuaLa Lumpur, các quan chức đã thảo luận đề nghị của
Thái Lan về việc thành lập khu vực buôn bán tự do ASEAN.
Ngay sau đó, tại cuộc họp lần thứ 23, các bộ trởng kinh tế ASEAN đã

đồng ý thành lập khu vực buôn bán tự do trong vòng 15 năm, các bộ trởng
kinh tế ASEAN đã ký một hiệp định về chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực
chung - CEPT.
Nh chúng ta đã biết AFTA đợc hình thành trong bối cảnh đã và đang
diễn ra sự thay đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế ở khu vực và trên thế giới. Có
thể nói rằng, việc thành lập AFTA phản ánh xu thế phát triển tất yếu của tình
hình kinh tế thế giới và nhu cầu phát triển nội tại của ASEAN.
13


Thứ nhất, về chính trị, chiến tranh lạnh kết thúc mở ra một thời kỳ mới
cho nhân loại : Kỷ nguyên hợp tác và phát triển.
Thứ hai, xu hớng quốc tế hoá đời sống kinh tế và quá trình liên kết khu
vực ngày càng gia tăng.
Vào đầu thập kỷ 90, do sự bế tắc của vòng đàm phán Uruqoay trong
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), các nhà hoạch định chính
sách thơng mại của các nớc ASEAN đã nhìn nhận sự hợp tác khu vực nh là
một vấn đề quan trọng có sự sống còn. Cũng vào thời gian này, các Hiệp định
buôn bán khu vực trở thành một hiện tợng phổ biến. ở châu Âu, cộng đồng
châu Âu EC tiến những bớc dài trên con đờng thực hiện. Do đó việc thành lập
AFTA đợc xem nh là việc tạo ra một cơ sở vững chắc trong việc đề ra các
chính sách thơng mại khu vực khi đàm phán với các bạn hàng, ASEAN sẽ
theo đuổi nhằm bảo vệ lợi ích tập thể trong việc đối phó với việc hình thành
các nhóm kinh tế hùng mạnh và cờng thịnh trong số các quốc gia phát triển.
Thứ ba, quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ASEAN làm hầu hết
các quốc gia ASEAN đã chuyển từ chiến lợc thay thế nhập khẩu sang hớng
xuất khẩu. Trong những năm của thập kỷ 70 và 80, nội dung chủ yếu của chiến
lợc phát triển kinh tế mới là thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài để phát triển. Các
ngành công nghiệp hớng vào xuất khẩu dựa vào hai tiền đề quan trọng : Tài
nguyên thiên nhiên đa dạng và nguồn nhân lực dồi dào. Thực hiện chiến lợc

mở cửa của nền kinh tế cũng có ý nghĩa là các nớc ASEAN ngày càng tham
gia nhiều hơn các hoạt động kinh tế quốc tế sôi động. Bên cạnh đó, vào giữa
và cuối thập niên 80, ở các nớc ASEAN đã diễn ra làn sóng cải cách mạnh mẽ
nền kinh tế. Một trong những nội dung của cải cách là việc điều chỉnh cơ cấu
kinh tế và nền ngoại thơng theo hớng tự do hoá và giảm điều chỉnh.
Do đó quá trình tự do hoá thơng mại trong khu vực ASEAN là một phần
bắt nguồn từ quá trình tự do hoá nền kinh tế trong nớc.
Tóm lại, quá trình liên kết kinh tế quốc tế ASEAN và việc hình thành
AFTA là do nhu cầu phát triển của chính bản thân các nớc ASEAN.
1.3. Sự ra đời và các mục tiêu của AFTA
Đợc thành lập vào tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
á (ASEAN) là một trong những tổ chức phát triển năng động và có tốc độ tăng
trởng nhanh nhất thế giới. Từ năm 1981 đến 1991 tốc độ tăng trởng bình quân
của ASEAN là 5,4%[7 ; 52] cao gấp hai lần tốc độ tăng trởng thế giới. Nhờ những
nỗ lực quan trọng này, cơ cấu của các nền kinh tế ASEAN đã có sự biến đổi
14


mạnh mẽ, từ các nền kinh tế đối nội dựa vào phát triển nông nghiệp sang các
nền kinh tế hớng ngoại dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. Trọng
tâm của sự hợp tác ASEAN cũng đã bắt đầu chuyển sang lĩnh vực kinh tế.
Tuy vậy, phải đến đầu năm 1992 tại Hội nghị thợng đỉnh ASEAN lần
thứ 4 ở Singapo khi các thành viên ASEAN ký kết Hiệp định về khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA ), thì hợp tác kinh tế ASEAN mới thực sự đợc nâng
lên một tầm cao mới. AFTA là chơng trình giảm thuế quan và các biện pháp
phi quan thuế đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp chế biến đợc thực hiện
trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và kết thúc vào 1/1/2003. (Việt Nam
đợc phép hoàn thành muộn hơn 3 năm tức là vào 2006) [15 ;59]. Với vai trò là nền
tảng tạo dựng môi trờng thơng mại và đầu t khu vực, AFTA là động lực mới
cho sự phát triển của các nền kinh tế ASEAN trong những năm đầu của thế kỷ

XXI.
Thực chất, sự ra đời của AFTA là kết quả phức hợp giữa sự tác động của
các nhân tố bên trong và bên ngoài. Về nhân tố bên trong, có thể thấy rằng sự
phát triển công nghiệp trong hai thập kỷ vừa qua đã làm tăng nhanh chóng quy
mô buôn bán giữa các nền kinh tế ASEAN. Vào đầu năm 90, phần xuất khẩu
nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nớc này đạt tới
khoảng 20%, điều này chứng tỏ khuynh hớng liên kết thơng mại khu vực đã
ngày càng trở nên mạnh mẽ. Hơn nữa, các nền kinh tế ASEAN mang đặc tính
hớng ngoại dựa vào xuất khẩu, do vậy luôn có nhu cầu bức thiết trong việc tìm
kiếm và liên kết thị trờng trớc hết là các thị trờng láng giềng. Mặt khác, các
chính phủ của từng nớc ASEAN cũng thấy rõ trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch trong chiến lợc phát triển, đã nhất trí theo đuổi các chiến lợc tự do
hoá theo hớng xuất khẩu. Hơn nữa, chính việc nhận thức tính toán hiệu quả,
tính hình thức của các kế hoạch hợp tác kinh tế trớc kia nh thoả thuận thơng
mại u đãi (PTA), các dự án công nghiệp kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp
cùng nhãn mác (BBC) là liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) các thành
viên ASEAN đã thấy sự rõ sự cần thiết phải thiết lập một cơ chế hợp tác mang
tính thống nhất về các tiêu chí phối hợp, mức u đãi đợc mở rộng và các thủ tục
phải đợc đơn giản hoá. Tóm lại, từ sự chuyển đổi trong chiến lợc phát triển
kinh tế và tình hình kinh tế của các nớc ASEAN, các nớc này đã đi đến chỗ
mặc nhiên thừa nhận AFTA.
Về nhân tố bên ngoài, với sự kết thúc của chiến tranh lạnh và sự chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trờng nh Trung Quốc, Đông Âu các quốc gia ASEAN
ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mới về thu hút đầu t nớc ngoài và thơng
15


mại. Hơn nữa, sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác kinh tế lớn hơn hẳn
ASEAN về quy mô, tiềm năng và trình độ phát triển nh EU, NAFTA cũng là
những thách thức lớn. Các quốc gia ASEAN ngày càng có nguy cơ bị mất đi

các lợi thế cạnh tranh của mình. Bởi vậy, để cũng cố và thúc đẩy vị thế của
mình, toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á phải nỗ lực hợp tác để tạo
dựng sức mạnh tổng hợp. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự cấp
thiết thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Nh vậy, xuất phát từ tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài, AFTA
ra đời phù hợp với xu thế tự do hoá thơng mại ở khu vực châu á -Thái Bình Dơng và toàn cầu. Mục tiêu cao nhất của AFTA là nhằm tăng cờng khả năng
cạnh tranh và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.
Cụ thể là : Tự do hoá thơng mại nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan.
Thu hút các nhà đầu t nớc ngoài bằng việc tạo dựng một khối thị trờng
thống nhất, làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế đang thay
đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hoá thơng mại thế giới.
Sau khi ra đời thì mục tiêu và cơ chế của AFTA là :
Mục tiêu của AFTA là nhằm tăng cờng khả năng cạnh tranh và nâng cao
hiệu quả hoạt động của khu vực công nghiệp ASEAN trên thị trờng thế giới.
Với t cách là một thị trờng trong khu vực, ASEAN sẽ thu hút đợc nguồn đầu t
trực tiếp nớc ngoài để phát triến kinh tế.
Để AFTA trở thành hiện thực, các nớc ASEAN sẽ phải tuân thủ Hiệp
định chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung và coi đó là cơ chế hoạt
động chủ yếu. Đồng thời để hỗ trợ cho AFTA, bản tuyên bố Singapo cũng nêu
rõ : Các nớc ASEAN sẽ tăng cờng đầu t, tăng cờng các mối liên hệ và bổ xung
công nghiệp; Hợp tác về thị trờng vốn và khuyến khích việc di chuyển các
nguồn lực một cách tự do; Hợp tác về giao thông và thông tin viễn thông hớng
các nỗ lực chung để mở rộng việc xuất khẩu các mặt hàng nông phẩm của
ASEAN, hợp tác trong việc thực hiện các hiệp định quốc tế và hiệp định với
các khu vực khác, cũng cố tăng cờng hợp tác về du lịch, phát triển nguồn nhân
lc, khoa hoc, công nghệ và năng lợng; Khuyến khích sự hợp tác của khu vực t
nhân.
Nh vậy, với sự ra đời của AFTA đã đáp ứng đợc những yêu cầu mà nền
kinh tế của các nớc Đông Nam á đòi hỏi, trong xu hớng toàn cầu hoá nền kinh

tế thì quá trình mở cửa giao lu buôn bán với một thị trờng chung là rất cần
16


thiết. Sự ra đời của AFTA phần nào đã đáp ứng đợc yêu cầu đó, giúp các nớc
Đông Nam á phát triển vững mạnh.

17


Chơng 2 : Những điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp
tác và hội nhập AFTA của các quốc gia Đông Nam á

2.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên
2.1.1. Về vị trí địa lý
Khu vực Đông Nam á nằm trên một diện tích khoảng 4,5 triệu km 2, trãi
rộng từ 20 0 bắc đến 110 nam và từ kinh độ 90 0 đông đến 1410 đông, chỉ trừ một
phần nhỏ của Mianma, toàn bộ vùng Đông Nam á nằm trong khu vực giữa chí
tuyến bắc và chí tuyến nam[21 ;125 ].
Thuộc khu vực Đông Nam á có bán đảo Trung ấn và hai quần đảo lớn
là Philippin và Inđônêxia, vẫn thờng đợc gọi chung là quần đảo Malaya. Quần
đảo này chiếm một không gian rộng lớn, có số lợng đảo lớn và nhiều nhất thế
giới.
Giữa các bán đảo và quần đảo nói trên là một hệ thống các biển: biển
Đông, biển Giava, biển Xulavêđi, biển Banđa. phần lớn biển Đông và biển
Giava nằm trong vùng thềm lục địa rộng lớn, còn các biển khác là những vùng
kín tạo sâu. Dọc theo bờ đông quần đảo Philippin có những dãi vực biển hẹp
và rất sâu chạy sát quần đảo, nhiều chỗ sâu đến 10 km, nh vực Philippin
10,479 m..
Eo Malắca nối liền biển đông với Anđaman thuộc ấn Độ Dơng, trở

thành cửa ngõ trên tuyến đờng biển quốc tế nối liền với biển Đông á Với Tây
Âu và châu Phi, làm cho từ lâu, Đông Nam á trở thành một khu vực quan
trọng có ý nghĩa chiến lợc cả về kinh tế và quân sự [16 ;32].
Nh thế, do vị trí thuận lợi này đã tạo cho khu vực Đông Nam á có
những thuận lợi căn bản độc đáo, là khu vực nhiệt đới gió mùa duy nhất trên
thế giới, Thích hợp cho sự sinh trởng của cây cỏ, muông thú và sự giàu có của
sản vật, tài nguyên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Đông Nam á.

18


2.1.2.Về khí hậu và sông ngòi
Về khí hậu:
Do gần cận về địa lý, các nớc Đông Nam á có điều kiện khí hậu tơng
đối giống nhau, tất cả các nớc này đếu có một phần hoặc toàn lãnh thổ nằm
trong khu vực chịu ảnh hởng của gió mùa (trừ Singapo) nhiệt độ thay đổi rất ít
giữa các miền khác nhau và giữa các tháng trong năm. Sự khác biệt khí hậu
giữa các vùng chủ yếu là do sự chênh lệch về độ cao so với mặt nớc biển, hàng
năm khu vực này có 2 kỳ gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 3 là gió mùa đông
bắc, khi tràn đến vùng biển đảo Đông Nam á, không khí này đã chứa đẩm hơi
nớc và tạo nên các cơn ma lớn. Do vòng quay của trái đất, khi vợt qua xích
đạo, các luồng khí này bị tạt sang trái và trở thành gió mùa tây bắc tràn xuống
Nam bán cầu, trong thời kỳ gió mùa đông bắc vùng Đông Nam á lục địa (trừ
khu vực ven biển Việt Nam và một phần phía nam Thái Lan) sẽ ít ma. Còn hầu
hết các nớc ở khu vực Đông Nam á biển đảo lại là mùa ẩm ớt.
Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời kỳ gió mùa tây nam, khoảng thời gian
giữa tháng 4 đến tháng 5 và giữa tháng 10 đến tháng 11 là thời kỳ chuyển tiếp
của 2 kỳ gió mùa đông bắc và tây nam, có tác động đáng kể đến điều kiện khí
hậu của khu vực. ở vùng Đông Nam á biển đảo, đất đai tơi tốt có rừng rậm thờng xanh tơi phủ kín, còn ở vùng Đông Nam á lục địa, do ma ngắn hơn và các
cơn ma không thờng xuyên nên đa số là rừng rậm nhiệt đới

Với điều kiện khí hậu nh vậy là điều kiện hết sức thuận lợi cho Đông
Nam á phát triển kinh tế, vì các vùng đồng bằng ven biển và các sờn đón gió
mùa hạ ở Đông Nam á nh Duyên Hải phía tây Mianma, tây nam Campuchia,
Thái Lan, đông Việt Nam và đông Philipphin có ma nhiều, lợng ma hàng năm
trên 1.500 mm , độ ẩm không khí lại lớn vì ở gần biển, rừng nhiệt đới ẩm thờng
xanh và phát triển mạnh, rừng rậm và có nhiều tầng với các loại cây gỗ quý
nh trò nâu, sao đen, táu, sến, lim, lát hoa, nhiều dây leo, nhiều cây họ dừa. Dới
rừng hình thành loại đất feralit đỏ vàng rất giàu khoáng chất dinh dỡng nhng
lại không có nhiều mùn.
ở những nơi độ ẩm tơng đối còn cao, lợng ma từ 1000 mm trở lên hình
thành kiểu rừng gió mùa với các cây rụng lá theo mùa nh tếch, cẩm xe, cẩm
liên, dầu trà là tạo thành từng vệt ở sờn tây Trờng Sơn, vùng bắc Thái Lan, cao
nguyên Đắc Lắc, Duy linh dới nền rừng là đất feralit.
Nơi lợng ma ít hơn, trong khoảng 600 đến 1000 mm, phát triển rừng tha
và xavan nh cao nguyên Cò Rạt của Thái Lan với đất nâu sẫm. Trên bán đảo
19


Malacca, toàn bộ đảo Xumatơra, Calimantan, Xulavêđi và phần tây đảo Giava
trong điều kiện khí hậu xích đạo nóng và ẩm ớt quanh năm, phát triển rừng
xích đạo ẩm ớt, có các thành phần loài phong phú và có nhiều loại địa phơng
độc đáo.
Với những thuận lợi về khí hậu tạo nên sự phong phú tài nguyên cho các
nớc quốc gia Đông Nam á một tiềm lực to lớn để phát triển.
Về sông ngòi :
Do là khu vực có khí hậu nhiệt đới cho nên lợng ma ở khu vực này là rất
cao. Vì vậy đã dẫn đến hình thành một hệ thống sông ngòi rất thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam á và nhất là Đông Nam á lục địa nh
Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma.
Các con sông thờng chảy theo hớng Bắc - Nam vì phụ thuộc vào địa

hình các con sông lớn trong khu vực là Iraoađi (2.150km), Xaluen(3.200),
Mênam(1.200), Mêcông, sông Đà, sông Hồng. Đặc biệt sông Mêcông là con
sông lớn nhất và quan trọng nhất, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, sau đó
chảy qua Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam rồi đổ vào biển Đông
với chiều dài hơn 4.500km. Đây là nguồn cung cấp nớc chủ yếu.
Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia Đông Nam á.
Đây là con sông lớn nhất trong khu vực, có lợng nớc lớn. Với sự giàu có về lợng nớc đã đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc qia này, các quốc gia Đông
Nam á đều có các nhà máy thuỷ điện lớn giúp cho các nớc này giải quyết vấn
đề điện sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất một cách triện để, ngoài ra việc xây
dng các nhà máy điện còn góp phần giải quyết vấn đề nớc tới cho sản xuất
nông nghiệp một cách triệt để, tăng diện tích nuôi trồng hải sản giúp các nớc
này phát triển kinh tế một cách bên vững hơn. ở Lào các đồng bằng dọc theo
con sông Mê Công trong đó có hai khu vực đồng bằng cao nó chiếm tới 10%
diện tích của đất nớc, có độ cao từ 150 - 200m từ bắc xuống nam dọc theo
sông Mê Công có các đồng bằng nh đồng bằng Xiềng Sẻng ở tây bắc Lào có
độ cao 200- 300 m, đồng bằng Viên Chăn có diện tích 4050 km 2 nằm ở độ cao
150 - 300m, các đông bằng này đợc sông Mê Công cung cấp cho lợng phù xa
lớn làm cho đất đai ở đây rất màu mở và trù phú rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp[21 ; 39].
Với Thái Lan, Việt Nam, Mianma, nguồn lợi mà sông Mê Công đem lại
là rất lớn giúp cho các nớc này phát triển kinh tế một cách bền vững. Sự giao lu và tiếp thu văn hoá của các quốc gia có chung dòng Mê Công chảy qua là rất
20


đa dạng và phong phú, ở Việt Nam dòng Sông Hồng Cũng đem lại nguồn lợi
lớn cho sự phát triển kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông nghiêp và nuôi trồng
thuỷ hải sản. vì vậy, nông nghiệp Việt Nam đã thu đợc năng suất cao, không
những giải quyết đợc nhu cầu về lơng thực trong nớc mà còn là nớc xuất khẩu
lúa gạo hàng đầu thế giới.
Vùng quần đảo Malaysia có mạng lới sông ngòi dày đặc và chế độ sông

rất điều hoà. Các con sông nhiều nớc và đầy nớc quanh năm, không có sự
chênh lệch đáng kể trong lợng nớc sông giữa mùa lũ và mùa cạn.
Nh vậy, với sự phong phú và đa dạng về hệ thống sông ngòi thì đây là
điều kiện hết sức thuận lợi cho khu vực Đông Nam á lục địa hình thành nên
một nền nông nghiệp phát triển. ở vùng Đông Nam á lục địa các con sông bồi
tụ phù sa và tạo nên những đồng bằng châu thổ màu mỡ nh Iraoađi,
Chaophraya, Mêcông là những nơi trồng lúa nớc lý tởng, cây lúa còn đợc
trồng ở những vùng đất màu mỡ phủ tro núi lửa nh ở trung Giava của
Inđônêxia, Luzon ở Philippin.
Cùng với sự quan tâm của nhà nớc về chiến lợc phát triển nông nghiệp
cho nên đã khởi công xây dựng các hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo cung cấp nớc một cách ổn định, tại một số nớc hệ thống thuỷ lợi cho phép nhân dân canh
tác đợc hai vụ và nhờ thế mà năng suất đợc tăng lên rõ ràng.
Cùng với việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp và thực hiện nông nghiệp hoá. Việc đa các giống lúa cao sản (HYV)
vào gieo trồng đã làm cho việc canh tác lúa nớc ở Đông Nam á phát triển
mạnh mẽ, với việc sử dụng các giống lúa cao sản, phân bón hoá học cộng với
hệ thống tới tiêu hoàn chỉnh đã tạo nên một cuộc cách mạng xanh trong nông
nghiệp ở khu vực này.
Với những thuận lợi về tự nhiên cùng với sự quan tâm của nhà nớc, cho
nên sản lợng lúa khu vực này sản xuất ra là rất lớn. Thái Lan đã là nớc sản
xuất và xuất khẩu gạo đứng thứ nhất thế giới, Việt Nam là nớc xuất khẩu gạo
thứ hai thế giới. Ngoài ra các nớc Mianma, Philippin, Inđônêxia, Campuchia
cũng đã phần nào sản xuất và đáp ứng đợc nhu cầu lơng thực cần thiết cho nớc
mình.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Đông Nam á là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên
nhất thế giới. Các nguồn tài nguyên này chia thành ba loại; Khoáng sản, dầu
khí và gỗ. Đã có thời kỳ Malaysia là nớc đứng đầu thế giới về sản xuất thiếc.
21



Tuy nhiên hiện nay, Inđônêxia đã vơn lên sản xuất thiếc hàng đầu khu vực
Đông Nam á và đứng thứ hai thế giới. Năm 1999, Inđônêxia sản xuất đợc
50.000 tấn thiếc và ngời ta ớc tính rằng tổng trữ lợng thiếc cả ngoài khơi và
thềm lục địa của nớc này có thể lên đến hơn một triệu tấn. Thiếc cũng có ở
Lào, Mianma và Thái Lan, thiếc ở khu vực Đông Nam á chiếm 70% trữ lợng
thế giới và có hàm lợng cao. Riêng Malaysia chiếm 40% sản lợng thiếc khai
thác của thế giới, trong các mỏ thiếc còn có chì, kẽm và vonfram.
Ngoài ra, các nớc Đông Nam á còn có rất nhiều khoáng sản khác, ở
Philippin và Inđônêxia có nhiều vàng, bạc, sắt và man gan với trữ lợng rất lớn,
đồng thời có nhiều ở Inđônêxia, Malaysia, Mianma và Philippin; vàng và bạc ở
Inđônêxia, Mianma và Philippin; Phosphat và mangan ở Việt Nam và
Campuchia; ở Mianma và Thái Lan củng rất nhiều khoáng sản ít giá trị hơn có
khắp ở các nơi nh Banxite một khoáng chất dạng sét để chiết xuất nhôm.
Theo ớc tính, Đông Nam á chứa khoảng 5% trữ lợng dầu mỏ và khí đốt
đã đợc tìm thấy của thế giới. Bốn nớc đứng đầu trong lĩnh vực này là
Inđônêxia, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Mỗi ngày Việt Nam khai thác đợc
45.000 tấn dầu thô và một triệu m3 hơi đốt. Các nớc Mianma, Philippin và Thái
Lan cũng có dầu khi nh với trữ lợng nhỏ.
Về tài nguyên rừng, rừng bao phủ hơn 1/2 diện tích đất đai ở Đông Nam
á. Tài nguyên rừng là điều kiện thuận lợi vô cùng quý giá cho rất nhiều loại
gỗ quý hiếm, ngoài ra còn có nhiều loại động thực vật quý hiếm có giá trị kinh
tế cao.
Với sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên các quốc gia Đông Nam á hết
sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của mình, thúc đẩy chiến lợc công
nghiệp hoá một cách nhanh chóng và thu đợc kết quả cao. Nh Brunei nhờ có
sự giàu có về dầu mỏ đã biến nớc này thành một trong những nớc có nền kinh
tế phát triển trong khu vực. ở Việt Nam dầu mỏ cũng là một nguồn thu lớn
của chính phủ, với quốc gia Malaysia tài nguyên thiếc mang lại nguồn thu lớn
và giúp nớc này có thể phát triển mạnh mẽ nh hiện nay.

2.2. Những thuận lợi về văn hoá và xã hội
Về văn hoá - xã hội cũng có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế của các nớc trong khu vực. Chúng ta lấy tâm thức của ngời Đông
Nam á làm điểm tựa cho sự hội nhập. Đó là tâm thức của c dân nông nghiệp
lúa nớc mong muốn một cuộc sống an khang, hiền hoà, lá lành đùm lá rách.
Đó là những giá trị, những hằng số của văn hoá các dân tộc đang đợc phát huy
22


tác dụng tích cực trong quá trình hội tụ ở Đông Nam á. Nhờ đó chúng ta có
thể vợt qua những mâu thuẫn, những định kiến, việc kết nạp Campuchia vào
ASEAN là một thí dụ điển hình. Cái mà đợc gọi là tâm thức Đông Nam á
chính là cái cốt lõi của đặc trng văn hoá Đông Nam á thống nhất trong đa
dạng. Đó là thế mạnh của các quốc gia Đông Nam á, giúp các nớc này điều
chỉnh lợi ích của các quốc gia, làm đòn bẩy cho sự hội nhập kinh tế và quan hệ
quốc tế. Chúng ta đều biết, để khẳng định đợc những giá trị phơng Tây, châu
Âu đã phải trãi qua những thăng trầm. Họ đã đi từ cuồng tín, huỷ diệt (các
cuộc chiến tranh đẫm máu) để tiến tới sự khoan dung. Ngày nay mặc dù còn
rất nhiều mâu thuẫn nhng những giá trị phơng Tây đã giúp châu Âu cố kết
nhau lại với nhau tạo nên sức mạnh thống nhất về ý thức hệ, tôn giáo, thể chế
chính trị, cơ cấu kinh tế.
Gần đây ngời ta đề cập đến các giá trị châu á để giải thích sự phát
triển của các con Rồng. Trong sự hội tụ lần thứ hai này, chúng ta cần khẳng
định tâm thức và các giá trị Đông Nam á để xây dựng một tổ chức khu vực
ASEAN vững mạnh, góp phần khẳng định giá trị phơng Đông rộng lớn, đa
dạng bên cạnh phơngTây. Để bổ sung cho nhau trong quá trình toàn cầu hoá,
hội nhập Đông Tây, điều chỉnh một cách hợp lý giữa lợi ích các nớc đang phát
triển và các nớc phát triển .
Về tôn giáo:
Sự tơng đồng về tôn giáo của nhiều quốc gia với nhau cũng đã tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác và phát triển kinh tế trên con đờng hội
nhập kinh tế trong khu vực.
ở Đông Nam á có hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo có
khắp nơi trên vùng Đông Nam á lục địa, đạo Hồi có mặt ở các nớc biển đảo
nh Brunei, Inđônêxia, Malaysia, ngay từ thế kỷ 18, 19 thực dân Tây Ban Nha
đã đa thiên chúa giáo vào Philippin. Bên cạnh các tôn giáo lớn này còn có các
tôn giáo khác cùng tồn tại, do có vị trí địa lý đặc biệt, là ngã t đờng của những
nền văn hoá lớn trên thế giới. Đông Nam á trở thành nơi tiếp nhận của các tôn
giáo này, Phật giáo đợc du nhập vào Đông Nam á lục địa khoảng những năm
đầu công nguyên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo bản chất là một tôn giáo khoan
hoà bao dung và đầy uyển chuyển đó là nguyên nhân căn bản khiến cho Phật
giáo đợc Đông Nam á lục địa chào đón và đã trở thành quốc giáo, ở các quốc
gia Đông Nam á nh Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
23


ở Vị trí quốc giáo, phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong
đời sống chính trị, văn hoá và xã hội các quốc gia.
Về chính trị, từ khi các quốc gia phong kiến tập quyền ra đời ở Đông
Nam á lục địa, giai cấp thống trị ở các quốc gia này đã sử dụng đạo Phật làm
phơng tiện để thống nhất đất nớc về mặt t tởng. Do vậy đạo Phật đợc coi là tôn
giáo chính thống ở các quốc gia này.
ở Lào, dới thời Chậu Pha Ngừm, giữa thế kỷ XIV phật giáo đã lên
ngôi và từ đó đến nay không bao giờ mất vị trí. ở Mianma đạo Phật cũng đã
phát triển mạnh mẽ trong các thời Pagan và Ava (khoảng thế kỷ thứ XIII đến
thế kỷ XVIII) và tiếp tục phát triển đến tận bây giờ.
Còn ở Campuchia, đạo Phật cũng đã phát triển mạnh mẽ, nó không chỉ
ảnh hởng đối với tầng lớp cao trong xã hội mà còn có sự tác động mạnh mẽ
đến mọi thành viên trong cộng đồng dân c. Tại nhiều nớc Đông Nam á ngời

đàn ông nào cũng cố gắng giành một phần thời gian trong cuộc đời mình để tu
hành, họ quan niệm rằng có thể qua tu hành thì con ngời mới coi là chín chắn.
Về Hồi giáo, có mặt và đóng vai trò rất quan trọng, một loạt các quốc
gia trẻ mới hình thành nh Campuchia, Mianma. Điều đặc biệt về các tôn giáo,
nhất là Hồi giáo ở Đông Nam á, đã không tạo ra những cuộc thánh chiến đẫm
máu của các tín đồ, mà nó chỉ tạo ra những cuộc thánh chiến chống chủ nghĩa
thực dân phơng Tây.
Nh vậy với sự ra đời của các tôn giáo trong khu vực Đông Nam á đã tạo
đợc niềm tin trong lòng dân chúng. Nó đều có điểm chung là lòng vị tha, cứu
vớt, cứu khổ, cứu nạn và giúp nhân dân đoàn kết lại cùng nhau làm ăn sinh
sống, cùng hoà hợp mọi tầng lớp nhân dân để cùng nhau làm ăn phát triển .
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ:
ở các nớc Đông Nam á có điểm tơng đồng trong sự nghiệp giải phóng
phụ nữ. Trong nhiều năm qua, địa vị của ngời phụ nữ ở đây đã đợc cải thiện
một cách rõ rệt, nhất là ở Malaysia, Singapo, Việt Nam và Thái Lan. Những
tiến bộ trong công tác giáo dục của phụ nữ cha đáng kể, khoảng cách về tỷ lệ
mù chữ giữa nữ và nam đã đợc thu hẹp lại, điều đó chứng tỏ họ đã đợc hởng
các cơ hội giáo dục bình đẳng hơn, việc làm cho phụ nữ đã nhiều hơn và tốt
hơn, biểu hiện bằng sự tăng lên của tỷ lệ nữ tham gia vào lực lợng lao động.
Với những chính sách tiến bộ trên cùng với sự tham gia của phụ nữ một
cách bình đẳng trong xã hội đã khiến cho xã hội Đông Nam á phát triển một
cách toàn diện hơn.
24


2.3. Những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp
2.3.1. Về nông nghiệp lúa nớc
Chúng ta đã biết Đông Nam á là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nớc
với một phức thể văn hoá gồm ba yếu tố ; văn hoá núi, văn hoá đồng bằng, văn
hoá biển theo một chuỗi liên hoàn. Với cuộc cách mạng đá mới, c đân ở đây

đã sáng tạo ra nền nông nghiệp đa canh với nghề trồng lúa nổi tiếng và ngày
càng trở thành lơng thực chính của gần một nữa dân số của thế giới, các quốc
gia Đông Nam á từ cổ đại cho đến nay đều lấy nông nghiệp làm cơ sở đi lên
từ nông nghiệp, đã thích nghi với môi trờng nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam
á.
Qua một thời gian dài ở đây đã chọn đợc một hệ canh tác thích hợp (sử
dụng tối đa năng lợng mặt trời và của nớc, khả năng phân hủy nhanh giải
phóng chất khoáng) với các loại hình đất đai đa dạng cho nên đã có một nền
nông nghiệp phát triển.
Nông nghiệp sinh thái là nông nghiệp luân canh, theo Shim
peimurakami, chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản trong cuốn Những bài học từ
thiên nhiên đợc phát triển 4 nguyên tắc sau:
Đa dạng cây trồng (nhiều giống khác nhau, lai tạo giống, luân canh, xen
cach, bảo tồn gien, thu nhập đa dạng).
Coi đất là một cơ thể sống trong đó có vô vàn sinh vật sinh sống làm
cho đất có mùn, và đất khoẻ chế ngự đợc sâu bệnh. Do đó phải dỡng đất (bón
phân hữu cơ, chống sói mòn, khử yếu tố gây bệnh).
Tạo ra yếu tố có lợi cho cây trồng và vật nuôi, nhất là những giống đã đợc thuần hoá và có giá trị kinh tế cao, tận dụng tài nguyên tăng thu giảm chi
môi trờng lành mạnh, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, chăn nuôi lớn, sử dụng
côn trùng, biến cellulose thành thật, phát triển y học xanh, rau sạch.
áp dụng cấu trúc nhiều tầng nhằm sử dụng tối đa nguồn ánh sáng và
mặt trời vì đó thực sự là nguồn sản xuất sinh khối (trồng nhiều cây sen kẽ, a
ánh sáng, a tối ).
Đó là điều kiện cho một nền nông nghiệp hoá của các quốc gia Đông
Nam á, muốn nền nông nghiệp phát triển mạnh thì phải làm tốt những chiến lợc phát triển trên.
2.3.2. Về chăn nuôi

25



×