Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Một số đặc điểm thi pháp trong nhóm truyện về phong tục người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.9 KB, 49 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Hoàng Minh Đạo, sự góp ý
chân tình của thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, sự động viên khích lệ của
bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo
Hoàng Minh Đạo và xin gửi đến các thầy cô giáo lời cảm ơn chân thành
nhất.

Vinh, Ngày 15 tháng 5 năm 2003
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hơng


Nguyễn Thị Thu

Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Phần mở đầu
I. Lí do, mục đích chọn đề tài.
1. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có một nhóm truyện
mà từ trớc đến nay các nhà nghiên cứu đã tranh luận khá nhiều về đặc trng
thể loại của nó. Đó là nhóm truyện có liên quan đến phong tục cổ truyền ngời Việt. Có ngời xếp một số truyện này vào thể loại thần thoại, có ngời xếp
vào truyền thuyết, lại có ngời cho đó là truyện cổ tích.
Trên thực tế, những truyện trong nhóm truyện này rất quen thuộc, đợc
lu truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Hơn nữa, đó lại là những truyện
đợc đa vào giảng dạy ở trờng phổ thông nh: Sự tích Trầu Cau, Sự tích bánh
chng bánh dày. Liên tục trong nhiều năm, truyện Sự tích Trầu Cau có mặt
trong chơng trình cấp hai và cấp ba, sự tích bánh chng bánh dày cũng luôn
có mặt trong chơng trình văn 6 (cả sách mới và sách cũ). Đứng trớc tình hình
phân loại phức tạp nh đã nói ở trên, tôi thiết nghĩ, cần phải xác định xem


những truyện này mang đặc trng thể loại nào. Và một trong những tiêu chí
quan trọng để xác định thể loại là nghiên cứu đặc điểm thi pháp của tác
phẩm, nhóm tác phẩm. Đáp ứng đòi hỏi đó, tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu một
số đặc điểm thi pháp trong nhóm truyện phong tục của ngời Việt với mục
đích góp phần xác định thể loại, tiểu loại cho nhóm truyện có liên quan đến
phong tục.
2. Bộ phận truyện về phong tục của ngời Việt nếu đi sâu xem xét thì
sẽ có những đặc điểm chung giữa những truyện trong nhóm. Chính những
đặc điểm chung đó sẽ tạo ra màu sắc riêng , diện mạo riêng cho nhóm truyện
này. Và cũng với cái riêng đó là nguyên nhân dẫn tới hiện tợng nhập nhằng
về thể loại nh đã nói trên.
3. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, hiện tợng nhập nhằng về thể loại
đã gây không ít khó khăn cho công tác giảng dạy ở trờng phổ thông trong
khi nguyên tắc giảng dạy văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng là
phải đảm bảo đặc trng thể loại. Là một giáo viên tơng lai sẽ trực tiếp giảng
dạy những truyện dân gian có trong chơng trình phổ thông, do đó, việc
chuẩn bị cho mình một kiến thức tin cậy, chăc chắn là điều hết sức cần thiết.
Đó là những lý do tôi đến với đề tài này.
4. Xuất phát từ những lý do đó, mục đích của đề tài là nhằm để giải
quyết những vấn đề sau:

------------- --------------

2


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng


Nguyễn Thị Thu

- Những truyện thuộc nhóm truyện kể về phong tục có thể xếp vào thể
loại nào trong các thể loại đã nêu trên?
- Trả lời đợc câu hỏi đó là cơ sở để tiếp tục đi sâu tìm hiểu thêm một
số đặc điểm: đặc trng về cốt truyện và nhân vật. Chính nhiệm vụ khoa học
đợc xác định nh vậy cũng là phạm vi và giới hạn của đề tài mà chúng tôi
thực hiện.
II. Đối tợng phạm vi nghiên cứu.
1. Dĩ nhiên, nghiên cứu đặc điểm thi pháp tức là nghiên cứu phơng thức tái
hiện đời sống của tác phẩm trên tất cả mọi phơng diện nh cốt truyện, nhân
vật, không gian, thời gian nghệ thuật Nhng với mức độ một khoá luận tốt
nghiệp, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu nhóm truyện phong tục trên hai đặc
điểm thi pháp : về nhân vật và cốt truyện.
2. Để tiến hành khảo sát nghiên cứu vấn đề đợc đặt ra, chúng tôi dựa vào
những nguồn tài liệu sau:
- Tập Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam(5 tập) của Nguyễn Đổng
Chi, Nxb khoa học xã hội, H, 1993.
- Việt Nam thần thoại và truyền thuyết- Bùi Văn Nguyên, Nxb
văn hoá thông tin Mũi Cà Mau,1993.
III. Phơng pháp nghiên cứu.
Do đối tợng và mục đích quy định, cho nên phơng pháp chủ yếu
chúng tôi sử dụng trong luận văn này là:
1.Thống kê khảo sát: Đây là phơng pháp thờng đợc dùng khi nghiên
cứu những vấn đề thuộc thi pháp, bởi phơng pháp này giúp cho ngời nghiên
cứu có thể đa ra những số liệu khách quan, tránh đợc sự cảm nhận chủ quan.
2. Phân tích tổng hợp: Một phơng pháp nghiên cứu hay dùng trong
văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng. Phân tích trên những tác
phẩm cụ thể là cơ sở để rút ra những kết luận chung.
3. So sánh: Phơng pháp này đợc dùng một phần trong việc giải quyết

vấn đề với mục đích nêu lên những đặc điểm riêng của nhóm truyện phong
tục so với những nhóm truyện dân gian khác. Hơn nữa, đây lại là nhóm
truyện dân gian có liên quan đến đời sống văn hoá dân tộc, do đó chúng tôi
đã vận dụng cả kiến thức liên ngành để nghiên cứu nh kiến thức về Văn hoá
học, kiến thức về Sử học.v..v.

------------- --------------

3


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

IV. Lịch sử vấn đề.
Phong tục là một trong những thành tố cấu thành nền văn hoá dân tộc,
nó là những nét sinh hoạt phổ biến, quen thuộc và có tính chất riêng biệt, độc
lập của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng ngời. ở Việt Nam, tục ăn trầu, tục cúng
ông Táo, tục làm bánh chng ngày tếtđã trở nên gắn bó nh là máu thịt, là
dấu ấn của quê hơng mà bất cứ ai đi xa cũng không thể nào quên. Quen
thuộc là vậy, gắn bó là vậy nhng những phong tục đó vì sao mà có và có từ
bao giờ thì không ai biết nếu không biết đến những truyện dân gian có liên
quan đến phong tục. Đó chính là cách lí giải lí thú và giàu ý nghĩa nhất mặc
dù chỉ là những câu truyện hoàn toàn bịa đặt. Chúng tôi đã tập hợp những
truyện đó thành nhóm không chỉ căn cứ vào mục đích giải thích nguồn gốc
phong tục mà còn căn cứ vào một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật giữa
chúng có những nét tơng đồng.

Thực ra, vấn đề phong tục và truyện cổ dân gian có liên quan đến
phong tục đã đợc đề cập đến trong nhiều công trình khoa học dới nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên cha có công trình nào đi sâu vào đặc điểm của
nhóm truyện này từ góc độ thi pháp học.
Nh trong bài viết Qua tục ăn trầu và truyện Trầu Cau của ngời Việt
làm rõ mối quan hệ anh em, vợ chồng (Tạp chí văn hoá dân gian số1,
1984), tác giả Tăng Kim Ngân đẵ ý thức việc gắn tục ăn trầu với truyện
Trầu Cau để tìm hiểu ý nghĩa của truyện, tức là đặt truyện trong đời sống
văn hoá của nó để nghiên cứu. Nguyễn Thị Huế trong bài Chủ đề thử tài để
kết hôn (Tạp chí Văn hoá dân gian số, 3, 1997) cũng có nói đến mối quan
hệ mật thiết giữa phong tục với những truyện cổ có nội dung kể về các phong
tục và cho rằng phong tục là cơ sở đầu tiên của nhân dân phản ánh và chủ
đề có ý nghĩa phong tục đã xuất hiện trớc(8.59) Tuy nhiên, cả hai tác giả
đều cho rằng chủ đề giải thích nguồn gốc phong tục chỉ là chủ đề hời hợt,
mang tính chất hình thức phụ so với chủ đề mang ý nghĩa xã hội. Với cách
nhìn nhận này, Tăng Kim Ngân, Nguyễn Thị Huế đã vô tình tách phong tục
ra khỏi cái gọi là vấn đề xã hội, trong khi phong tục cũng là một vấn đề xã
hội lớn, một nét sinh hoạt phổ biến, quen thuộc trong xã hội và nó là có thực
so với những câu chuyện giải thích nó chỉ là bịa đặt. Tất nhiên, không thể
phủ nhận nội dung về các vấn đề xã hội nh tác giả đã chỉ ra, nhng đa nó lên
bình diện số một, làm chủ đề chính của truyện thì e là cha thoả đáng so với

------------- --------------

4


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng


Nguyễn Thị Thu

nhiệm vụ giải thích nguồn gốc phong tục mà những truyện này phải gánh
vác.
Trong cuốn văn học dân gian Việt Nam, (Nxb GD, H. 1997), GS.
Đinh Gia Khánh có nói đến quy luật chung của truyện cổ tích thờng liên
quan đến những phong tục lâu đời của đân tộc. ở nớc ta, gắn liền với tục ăn
trầu có truyện Trầu Cau, gắn liền với tục làm bánh chng bánh dày có truyện
sự tích bánh chng bánh dày, các sự tích ông Đầu Rau, ông Bình Vôi, sự tích
cây Nêu cũng gắn với phong tục của nhân dân ta thuở xa... (6.299) Mặc dù
tác giả đã điểm đến hầu nh đầy đủ những truyện có liên quan đến phong tục.
Nhng cha đặt chúng trong mối quan hệ với nhau và với những truyện khác,
kiểu truyện khác để phân tích, nhìn nhận vấn đề, chỉ ra những điểm giống và
khác giữa chúng.
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, (tập 2, Nxb GD, H. 1991
Hoàng Tiến Tựu) khi viết về đặc điểm thi pháp truyện cổ tích, trong phần
cốt truyện và lời kể truyện, tác giả có đề cập đến chi tiết phi cốt truyện ở
sự tích Trầu Cau, sự tích ba Ông Bếp. Và cũng của Hoàng Tiến Tựu, trong
cuốn Bình giảng truyện dân gian(Nxb GD, 1998) có nói đến những nhân
vật phi cốt truyện. Tác giả đã chỉ rõ đó là những nhân vật nào, chi tiết nào
nhng còn thiếu sự phân tích thấu đáo, nhất là cha chỉ ra đợc hết hiện tợng đó
trong tất cả các truyện đã làm nên nhóm truyện phong tục. ý kiến của tác
giả mới chỉ dừng lại ở sự gợi mở cho một hớng tìm hiểu sâu sắc, toàn diện
hơn.
Trên bình diện phân loại, cũng đã có các công trình đa ra những ý kiến
về việc giải quyết nh thế nào hiện tợng nhập nhằng về thể loại. Chẳng hạn,
trong công trình Giảng dạy truyện dân gian trong chơng trình lớp 6
T.H.C.S,(Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, 2002) Pơng Thảo có nói đến sự
không thống nhất giữa các thế hệ sách giáo khoa trong việc phân loại. Trong

bài viết này, tác giả đã đặc biệt chú ý tới truyện bánh chng bánh dày là
truyền thuyết hay cổ tích và cũng đã có ý kiến riêng. Tuy nhiên, giải pháp
cuối cùng của ngời viết vẫn là sự thoả hiệp không đa truyện này và những
truyện còn nhập nhằng về thể loại vào chơng trình phổ thông.
Đặc biệt, đối với một số truyện trong nhóm truyện về phong tục vẫn
còn có những ý kiến không thống nhất giữa các tác giả và ngay trong một tác
giả trong việc phân chia tiểu loại khi đã xác định đợc thể loại của truyện.
Đơn cử trờng hợp cùng tác giả Hoàng Tiến Tựu nhng trong hai cuốn sách có
------------- --------------

5


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

hai quan niệm khác nhau về truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh
hoạt. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tác giả cho rằng Sự tích
Trầu Cau và sự tích Đầu Rau là truyện cổ tích sinh hoạt, nhng trong cuốn
Bình giảng truyện dân gian tác giả lại khẳng định rằng đó là những truyện
cổ tích thần kì. Vậy mâu thuẫn này phải giải quyết nh thế nào?
Có thể nói rằng đặc điểm của nhóm truyện về phong tục mới chỉ đợc
điểm qua ở một số bài viết, hoặc cha đầy đủ, hoặc cha khai thác sâu. Chúng
tôi nghĩ, nếu đi vào nghiên cứu sâu hơn nữa, dành sự đầu t thích đáng hơn
cho nhóm truyện này thì sẽ tìm thấy những điều mới mẻ. Vì vậy, với luận
văn này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích sâu hơn để khái quát những vấn đề đặt
ra : Nhóm truyện phong tục của ngời Việt có những đặc điểm gì riêng so với

truyện cổ dân gian nói chung (về đặc điểm nhân vật, cốt truyện) và đa ra
những tiêu chí phân loại xác đáng.

------------- --------------

6


Nguyễn Thị Thu

Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Phần nội dung

Chơng I
Vần đề phân loại nhóm truyện về phong tục
của ngời việt
1. Khái niệm nhóm truyện, số lợng và tên truyện có liên quan đến
phong tục.
1.1. Khái niệm nhóm truyện.
Trong văn văn học dân gian xuất hiện các nhóm truyện. Đó là hiện tợng các dân tộc khác nhau có nhiều tác phẩm (Đặc biệt là thuộc các thể loại
thần thoại, cổ tích...) giống nhau, không chỉ giống nhau về cốt truyện, về
nhân vật mà cả về nhiều tình tiết. Ví dụ truyện Tấm Cám của ta rất giống
với truyện Cô Lọ Lem ở các nớc Châu Âu, truyện con Thỏ tinh ranh của ta
rất giống truyện của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, truyện lấy vợ Cóc của
ta rất giống truyện nàng công chúa Êch của Nga, loại truyện nhân vật ngốc
nghếch hầu hết các dân tộc đều có... Sự giống nhau có thể do các dân tộc vay
mợn của nhau, nhng còn do các dân tộc có những điều kiện lịch sử xã hội, có

những điều quan tâm về con ngời, có những lối suy nghĩ giống nhau. Những
sự giống nhau đó chứng tỏ văn học dân gian không chỉ là tiếng nói của một
cộng đồng mà còn là tiếng nói chung của nhân loại. Từ đó có một phơng
pháp nghiên cứu văn học dân gian rất quan trọng là phơng pháp tìm hiểu
những nhóm tác phẩm giống nhau nh nhóm truyện con Thỏ tinh ranh, nhóm
truyện ngời lấy vật (trong đó có truyện lấy vợ Cóc). Những nhóm truyện ấy
còn đợc gọi là kiểu truyện. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy
một nhóm truyện khá thú vị đó là nhóm truyện có liên quan đến phong tục
cổ truyền của ngời Việt.
1.2. Số lợng các truyện và tên truyện.
1.2.1. Số lợng.
Theo su tầm và công bố của Nguyễn Đổng Chi trong kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam (5 tập)- Tác phẩm văn nghệ, 1993, truyện cổ tích
ngời Việt có khoảng trên dới 200 truyện và theo những tiêu chí nhất định đợc chia thành 9 bộ phận: Truyện cổ tích về sự tích đất nớc Việt, về sự tích
------------- --------------

7


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

các câu ví, về sự thông minh tài trí và sức khoẻ, về sự tích anh hùng nhân
dân, truyện thần tiên ma quỷ và phù phép, truyện đền ơn trả oán, truyện tình
yêu và nghĩa vụ, truyện vui tơi dí dỏm. Ngay trong từng bộ phận cũng có sự
phân chia thành những nhóm nhỏ. Ví dụ bộ phận truyện cổ tích về nguồn
gốc sự vật có những nhóm nh nguồn gốc một số loài vật (Nhái, cá He),

nguồn gốc tiếng kiêu Dủ dỉ, Đa Đa... và nhóm truyện về nguồn gốc các
phong tục cổ truyền ngời Việt theo Nguyễn Đổng Chi cũng là một bộ phận
thuộc truyện cổ tích. Nhóm truyện này gồm có 6 truyện: Sự tích Trầu Cau,
Sự tích Ông Đầu Rau, Sự tích bánh Chng bánh Dày, Sự tích cây Nêu ngày
tết, Sự tích Ông Bình Vôi, Sự tích cái Chổi. So với toàn bộ kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam (nh Nguyễn Đổng Chi đã su tầm) nhóm truyện có liên quan
đến phong tục chỉ chiếm xấp xỉ 3%, nh vậy là không nhiều. Tuy nhiên, đây
là nhóm truyện có một số đặc điểm thi pháp (về cốt truyện, về nhân vật)
đáng lu ý tạo nên nhóm truyện đặc biệt. Mặt khác, nhóm truyện này đang là
hiện tợng nhập nhằng, cha thống nhất trong việc phân loại: Là cổ tích hay
truyền thuyết?
1.2.2. Tên truyện.
Tên gọi của mỗi tác phẩm cũng là kết quả của sự sáng tác tập thể và
truyền miệng nh bản thân tác phẩm. Tên truyện đợc xem là chi tiết quan
trọng trong cốt truyện và có quan hệ mật thiết với chủ đề của truyện . Muốn
xác định chủ đề của truyện, cần phải chú ý xem xét toàn diện các mặt khác
nhau của nó và trong đó tên truyện là một yếu tố không thể bỏ qua hoặc coi
nhẹ. Do những nguyên nhân khác nhau, các tác phẩm thuộc lĩnh vực ca dao
phần lớn đều không có tên, còn ở truyện dân gian thì hầu hết đều có tên
riêng của từng đơn vị tác phẩm. Và đó là một trong những chỗ thuận lợi mà
ngời nghiên cứu hay thởng thức truyện dân gian cần phải biết lợi dụng, khai
thác.
Cũng nh ở một số nhóm truyện khác, nhóm truyện phong tục ngời
Việt có kiểu tên truyện giống nhau, tức mở đầu đều bằng sự tích (hay gốc
tích) và gắn liền sau đó là những hoá thân của nhân vật chính trong truyện.
Trầu Cau vôi là sự hóa thân sau khi chết của vợ chồng ngời anh và ngời em, ba ông Đầu Rau là hoá thân của Thị Nhi, Trọng Cao và Phạm Lang,
cái Bình Vôi là hoá thân của vị S Nữ... Ngời đọc, ngời nghe biết đến tên
truyện và ngời ta quan tâm ngay đến những hoá thân này. Nhng câu hỏi đặt
ra vì sao có phong tục gắn với họ ? Phần sự tích chính là lời giải thích,
------------- --------------


8


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

chính là cốt truyện và cũng là một phần chủ đề của truyện. Nh vậy, có thể
thấy tên truyện ở đây đã hé mở sự lý giải nguồn gốc của một sự vật gì đó, cụ
thể là những vật liên quan đến phong tục: Trầu Cau vôi gắn với tục ăn
Trầu, ba Ông Đầu Rau gắn với tục cúng ông Táo, cây Nêu gắn với tục dựng
cây Nêu ngày Tết, bánh Chng bánh Dày gắn với tục làm bánh Chng bánh
Dày ngày Tết...
Cũng do phơng thức truyền miệng nh bản thân tác phẩm, tên truyện
cũng có hiện tợng dị bản, một truyện có thể đợc gọi bằng nhiều tên khác
nhau: truyện sự tích Trầu Cau có thể đợc gọi là Trầu Cau, Tân và Lang,
Trầu - Cau - Vôi ... , truyện Sự tích Ông Đầu Rau có thể đợc gọi là ba ông
bếp, truyện Táo Quân..., truyện sự tích bánh Chng bánh Dày có thể gọi là
Bánh chng Bánh dày, Lang Liêu.v..v. Tuy nhiên, dù đặt theo cách nào thì tên
truyện cũng phải thoả mãn hai yêu cầu chính là không trùng lặp và có quan
hệ với chủ đề ở một phạm vi mức độ nhất định. Riêng nhóm truyện có liên
quan đến phong tục, chúng tôi thống nhất cách gọi tạm thời là truyện về sự
tích các phong tục cổ truyền ngời Việt.
1.2.3. Khái niệm truyện sự tích.
Truyện sự tích (hay còn gọi là gốc tích) là những truyện kể về lai lịch
một số sự vật và hiện tợng tồn tại trong đời sống tinh thần của dân tộc. Nó
không nhằm lí giải các hiện tợng tự nhiên nh thần thoại mà giải thích tự

nhiên chỉ là cái vỏ để ẩn trong đó những vấn đề có ý nghĩa xã hội. Do đó, nó
là những truyện thể hiện chức năng của hai thể loại ra đời sau thần thoại là
truyền thuyết và cổ tích. Dấu ấn của thần thoại suy nguyên và của tính
nguyên hợp trong sáng tác dân gian còn in đậm trong nhiều truyện sự tích:
nguyên hợp về chức năng, về nội dung phản ánh và thể hiện quan hệ giữa
văn học dân gian và văn hoá dân gian (dẫn theo Dạy truyện sự tích trong
chơng trình văn 7(Thông báo khoa học đại học Vinh số 2, 1992 Hoàng
Minh Đạo ). Do quan niệm nh vậy nên việc phân loại chỉ có tính tơng đối.
Nh đã nói trên, ngay trong bộ phận truyện sự tích cũng có nhiều nhóm nhỏ
( sự tích tiếng kêu Dủ Dỉ, Đa Đa, sự tích Cá He, Nhái, Sự tích phong tục...).
Đặt tác phẩm vào đúng vùng phân loại của nó cũng là một phơng pháp cho
phép chúng ta có thể chiếm lĩnh tác phẩm một cách trọn vẹn.

------------- --------------

9


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

2. Các quan niệm phân loại nhóm truyện phong tục.
2.1. Cấp độ thể loại.
Thể loại là dạng thức của tác phẩm văn học đợc hình thành và tồn tại
tơng đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở
chỗ giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện
tợng đời sống ấy... Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung

và dạng hình thức văn bản và phơng thức chiếm lĩnh đời sống. Các thể loại
văn học là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát
triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và đợc thay thế( Olikhasôp
-7. 70, 71)
Bất kỳ một tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng
hơn là có một hình thức thể nào đó. Tuy nhiên, hiện tợng giao thoa thể loại
rất phổ biến, trong văn học viết cũng nh trong văn học dân gian. Trong thơ
của văn học viết ta vẫn có thể tìm thấy những yếu tố tự sự, có những bài thơ
là một câu chuyện dài cảm động(Quê hơng - Giang Nam, Lợm - Tố Hữu,
Núi đôi - Vũ Cao...) hay thậm chí nh một màn kịch ngắn - Trăng đẩy cửa
sổ hỏi: - thơ xong cha? _đang bận việc quân cha làm xong. (Tin thắng trận
- Hồ Chí Minh). Ngợc lại, trong văn xuôi lại thấm đẫm chất thơ.
Trong văn học dân gian , sự đan xen thể loại càng thể hiện rõ hơn.
Mỗi thể loại đều mang trong mình yếu tố của thể loại kia: Thần thoại truyền thuyết - cổ tích, nhiều khi không xác định đợc là thần thoại hoá
truyền thuyết hay truyền thuyết hoá thần thoại, cổ tích hoá truyền thuyết hay
truyền thuyết hoá cổ tích.v..v.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự giao thoa thể loại, nhng quan trọng
nhất là nhân vật, không gian thời gian và nội dung phản ánh. Hiện tợng này
đã dẫn đến việc phân loại truyện dân gian rất khó khăn, luôn có sự nhập
nhằng giữa các thể loại. Sơn tinh thuỷ tinh là thần thoại hay truyền
thuyết ? Con rồng cháu tiên là thần thoại hay truyền thuyết ? Sự tích Hồ
gơm là truyền thuyết hay cổ tích... Ngay trong nhóm truyện phong tục vẫn
tồn tại hiện tợng nhập nhằng về thể loại, đã từng gây nhiều tranh cãi trong
các giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Có thể điểm qua những ý kiến khác nhau trong việc phân loại các
truyện về phong tục của ngời Việt
Với truyện sự tích Trầu Cau, Tác giả Bùi Văn Nguyên ( Việt Nam
thần thoại và truyền thuyết - Nxb Văn hoá thông tin- Mũi Cà Mau, 1993)
------------- --------------


10


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

cho rằng truyện này là truyền thuyết, tên gọi Tân và Lang. Trong khi đó, tác
giả Đinh Gia Khánh trong cuốn văn học dân gian Việt Nam, (Nxb GD,
H.1997) lại cho rằng Sự tích Trầu Cau là truyện cổ tích.
Với truyện sự tích Ông Đầu Rau trong công trình nh trên, Bùi Văn
Nguyên cho là truyền thuyết Ông Bếp, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến
Tựu lại cho là truyện cổ tích.
Với sự tích bánh chng bánh dày, Bùi Văn Nguyên cho là truyền
thuyết Lang Liêu, sách tích hợp ngữ văn 6 Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
cũng khẳng định là truyền thuyết ( Nguyễn Xuân Lạc ủng hộ ). Trong khi
đó, sách văn 6, I, 94 trớc chỉnh lý, sách văn 6, II, 99 chỉnh lý lại xếp truyện
này vào truyện cổ tích.
Đó là những ý kiến phân loại tác phẩm không thống nhất với nhau,
mỗi ý kiến đa ra có kèm theo những cơ sở với những lập luận nhất định. Qua
tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những ý kiến xếp một số truyện này vào thể
loại truyền thuyết bởi những lý do sau :
Thứ nhất, các tác giả căn cứ vào nội dung của truyện và thấy dấu ấn
nội dung các chi tiết thời Hùng Vơng đậm nét hơn - đây là ý kiến của
Nguyễn Xuân Lạc đợc Phơng Thảo nhắc đến trong bài viết Giảng dạy
truyện dân gian trong chơng trình lớp 6 THCS, (T/c Văn hoá dân gian, số 3,
2002, 81 ).
Thứ hai, căn cứ vào một số nhân vật xuất hiện trong truyện (Vua

Hùng, trong truyện Sự tích bánh Chng bánh Dày, Sự tích Trầu Cau - Vôi ) là
những nhân vật chủ yếu trong truyền thuyết .
Thứ ba, các tác giả căn cứ vào cách kết thúc truyện, phần kết thúc
tuyện nh một lời bình luận, gần với đặc trng của truyền thuyết (Thánh
Gióng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh). Theo Bùi Văn Nguyên : truyện kể sự tích
bánh Chng bánh Dày, phần kết thúc có đoạn : Sau khi Lang Liêu lên ngôi
vua thay cha, các anh em của Lang Liêu tiếp tục đi làm quan nơi phiên trấn
cũ. Để giữ cho con cháu các quan không tranh giành nhau đất đai, nhà vua
cho dựng các cọc mốc biên giới bằng gỗ để dựng hàng rào (tức cọc mốc)
Thuật ngữ hành chính Sách có từ đó, một đơn vị miền núi tơng ứng với
trang phờng ở nơi khác(11.205).
Thứ t, căn cứ vào di tích còn lại liên quan đến truyện (truyện Trầu
Cau) : Miếu Tam Phơng đợc nâng cấp thành đền thờ ở một số làng bên bờ
sông cả nh Nam Hoa (Thanh Chơng Nghệ An) Từ đời Trần đã có sắc
------------- --------------

11


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

phong Cao Tân - Cao Lang là Đại Vơng, Phù Nơng là công chúa. Mặc
dù sau cách mạng tháng tám những di tích đó đều bị phá nhng nó liên quan
đến lịch sử (11.225)
Một lý do nữa là các tác giả cho rằng truyện giải thích nguồn gốc sự
vật : vì sao có Trầu, Cau, Vôi ? Điều này rất gần với đặc trng của thần thoại

suy nguyên.
Đó là những ý kiến hay giả thuyết đa ra khi phân loại một đơn vị tác
phẩm của các tác giả nói trên. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên những căn cứ đó
để phân loại cho một tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm dân gian đang là
hiện tợng nhập nhằng về thể loại thì e là quá vội vàng.
Việc sách tích hợp Ngữ văn 6 Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) và
Nguyễn Xuân Lạc dựa vào dấu ấn nội dung của truyện để khẳng định là
truyền thuyết (Bánh Chng - bánh Dày) mà theo ông là : Các chi tiết thời
Hùng Vơng đậm nét hơn là một điều khó chấp nhận. Thực ra khó có thể
thấy chi tiết lịch sử thời Hùng Vơng. Nếu căn cứ vào thời gian là thời Hùng
Vơng thì cha thể khẳng định đó là truyền thuyết, đành rằng thời gian trong
truyền thuyết đều đợc xác định cụ thể mặc dù xét cho cùng nó cũng bao hàm
sự h cấu, hơn nữa những truyện này đã lâu lắm nên nhân dân ta đã kể rằng
những sự việc trong truyện có từ thời Hùng Vơng(6. 299) không có gì đảm
bảo chắc chắn và chính xác. Mặt khác, việc phân loại không thể chỉ dựa vào
dấu ấn nội dung vì có rất nhiều thể loại văn học cùng tái hiện những vấn đề
nhất định của cuộc sống. Tất nhiên chúng ta không phủ nhận bóng dáng
lịch sử trong các truyện này chẳng hạn nh truyện Sự tích Trầu Cau, Sự tích
Đầu Rau phản ánh thời kì lịch sử xã hội loài ngời trải qua thời kì quá độ từ
chế độ quần hôn sang loại hình hôn nhân cá thể một vợ một chồng. Tuy
nhiên, chút ít lịch sử đó cha đủ để có thể xác định thể loại cho truyện. Điều
mà chúng ta phải quan tâm nhất sẽ là những phơng thức tạo dựng tác phẩm
mà đối với loại hình tự sự trớc hết là nhân vật và cốt truyện.
Nhân vật là nơi bộc lỗ rõ nhất những phơng thức tái hiện đời sống của
loại hình tự sự. Tất nhiên, mỗi thể loại đều có cách chiếm lĩnh thực tại riêng
của mình nên cũng có cách tái tạo cuộc sống qua nhân vật không giống
nhau. Đặc trng nhân vật trong thể loại truyền thuyết là những nhân vật bán
thần những nhân vật lịch sử gắn với các thời Hùng Vơng. Bởi vậy, khi phân
loại những truyện trong nhóm này, các tác giả đã dựa vào sự xuất hiện của


------------- --------------

12


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

nhân vật Vua Hùng và coi đó là căn cứ để khẳng định hai truyện Sự tích Trầu
Cau, sự tích bánh chng bánh dày là truyền thuyết thời Hùng Vơng.
Quả vậy, Vua Hùng vốn là nhân vật thờng xuất hiện trong truyền
thuyết thời Hùng Vơng (Vua Hùng trong Thánh Gióng, Mai An Tiêm). Và
trong nhóm truyện về phong tục, Vua Hùng xuất hiện trong truyện Sự tích
Trầu Cau, Sự tích bánh Chng bánh Dày nhng không phải vì thế mà khẳng
định đó là truyền thuyết. Bỡi lẽ, nhân vật vua Hùng trong hai truyện này chỉ
là nhân vật phụ,với vai trò rất mờ nhạt, khác với vai trò rất quan trọng gần
nh nhân vật chính của vua Hùng trong truyền thuyết. Trong khi đó, nhân vật
chính trong hai truyện trên là Tân - Lang, những ngời lao động bình thờng
sớm thành kẻ mồ côi, là Lang Liêu - một ngời lao động, đặc biệt là ngời con
út chịu nhiều thiệt thòi trong gia đình. Đó là những loại nhân vật đặc trng
của truyện cổ tích. (Điều này sẽ đợc trình bày kỹ ở chơng ba của khoá luận
này).
Một trong những đặc điểm của truyền thuyết là có liên quan
đến lịch sử, điều đó thể hiện trong những truyện này ở những di tích còn lại
hay phần kết thúc truyện có nói đến sự ra đời một thuật ngữ, một phơng thức
gì đó (bánh Chng bánh Dày với thuật ngữ mộc sách, sự tích Trầu Cau với di
tích miếu Tam Phơng). Nhng thực tế không ít những truyện cổ tích có dính

dáng đến lịch sử nh vậy (Chàng Lía, Bùi Cầm Hổ...) Đặc biệt, xét về mặt
chức năng thể loại, truyền thuyết là sự nhận thức lí giải lịch sử, chủ yếu hớng
về đề tài lịch sử, nhằm phản ánh, lí giải các sự kiện lịch sử trọng đại, các
nhân vật lich sử có vai trò và ảnh hởng lớn đối với sự tồn tại, phát triển của
cộng đồng. Trong khi đó, những truyện trong nhóm truyện này đều phản ánh
những vấn đề của cuộc sống sinh hoạt đời thờng, nhận thức của con ngời,
nhận thức những quan hệ giữa con ngời với con ngời, đồng thời giáo dục con
ngời khao khát hớng thiện. Đó là chức năng thể loại của truyện cổ tích.
Về phần kết thúc của truyện, trong nhóm này phần kết thúc gần nh lời
bình luận trong truyền thuyết. Tuy nhiên, chính phần kết thúc này lại là phần
đề cập đến một phong tục quen thuộc của ngời Việt thuộc đời sống hàng
ngày của nhân dân, cũng là đặc trng của truyện cổ tích. Chúng tôi không phủ
nhận truyền thuyết cũng có giải thích phong tục nhng những phong tục đó
lại đợc giải thích bằng chính phong tục đợc phát biểu trong truyện hay
những phong tục đó đã làm nên truyền thuyết. Các t liệu về việc đi săn thời
Hùng Vơng nhằm chứng minh cơ sở hiện thực của truyền thuyết và mối
------------- --------------

13


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

quan hệ giữa truyền thuyết với tín ngỡng phong tục có thể cho thấy điều đó.
Từ cơ sở hiện thực đến phong tục và từ đó sáng tạo thêm truyền thuyết.
Trong t liệu Vua Hùng dẫn đoàn ngời đi săn, khi đoàn ngời đang quây quần

bên đống lửa chia thịt con thú săn đợc thì một ngời phụ nữ mang thai đến.
Những ngời đi săn quan niệm sự xuất hiện của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ
mang thai lúc này sẽ mang lại điềm gở, họ toan đuổi ngời phụ nữ kia đi, thì
chị ta liền nói: khi đi săn, nếu ngời đàn bà mang thai đến, hãy chia cho họ
hai phần thịt thì sẽ mang lại may mắn. Nói xong ngời phụ nữ mang thai biến
thành con chim Trĩ bay đi. Từ đó có phong tục của ngời đi săn: ngời đàn bà
mang thai đến đoàn săn đều đợc chia hai phần thịt. Có thể thấy rằng từ các
phong tục đến các nghi lễ về săn bắn với các dấu hiệu không thể nhầm lẫn đã
nói lên cơ sở hiện thực của truyền thuyết. Trong khi đó, các phong tục trong
nhóm truyện này là những phong tục có thật nhng lại đợc giải thích bằng
những câu chuyện bịa. Đó là cái lõi của cổ tích.
Cùng với việc phản ánh phong tục, truyền thuyết còn có kiểu kết cấu
chùm, chuỗi nh chùm truyền thuyết về Lê Lợi, chùm truyền thuyết Hùng Vơng... trong khi những truyện trong nhóm truyện phong tục này lại rời rạc,
phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau trong mọi ngóc ngách đời sống nhân
dân, một kiểu kết cấu của truyện cổ tích. Chùm truyện Họ Hồng Bàng trong
chùm truyền thuyết thời Hùng Vơng có Truyện xăm mình phản ánh tục xăm
mình của ngời Việt cổ. Truyện kể rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm
mơi ngời con theo cha xuống biển, năm mơi ngời con theo mẹ lên núi. Trớc
khi chia tay, Lạc Long Quân dặn các con: Khi nào có việc gì, hãy đến bờ
biển gọi to: Bố Rồng ơi, giúp chúng con với, ta sẽ đến. Năm mơi ngời con
theo mẹ lên núi lập thành mời tám đời vua Hùng. C dân của các vua Hùng
đánh bắt cá ở các vùng biển nhng thờng xuyên bị các loài thuỷ quái quấy rối
không cho làm ăn. Để giúp dân, các vua Hùng ra bờ biển gọi lớn: Bố Rồng
ơi, giúp chúng con với. Lạc Long Quân hiện lên hỏi có chuyện gì. Các vua
Hùng thuật lại mọi chuyện và ngỏ ý nhờ Long Quân giúp đỡ. Long Quân
dặn các vua Hùng về bảo với c dân vẽ hình Rồng lên mình, khi gặp các loài
thuỷ quái, nhận ra ngời anh em sẽ không bị quấy rối nữa. Từ đó ngời Việt cổ
có tục xăm mình. Nh vậy, với truyện xăm mình, ngời Việt cổ đã giải thích đợc tục xăm mình từ rất xa của mình, và điều quan trọng là giữa phong tục và
tín ngỡng có một mối quan hệ hết sức gắn bó, tục ăn Trầu gắn với tín ngỡng


------------- --------------

14


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

thờ tổ tiên, tục xăm mình gắn với tín ngỡng thờ vật tổ, tục cúng Ông Táo gắn
với tín ngỡng thờ Thổ Công.v..v.
Có thể nói, việc các nhà khoa học không thống nhất trong việc phân
loại các truyện này là vì quan niệm về thể loại truyền thuyết trong ngành
lclore học nớc ta còn mới mẻ và cha đợc xác lập đầy đủ, rõ ràng, trong khi
bản thân truyện dân gian lại mang tính nguyên hợp cao. Hơn nữa, khi tiến
hành phân loại, các tác giả chỉ dựa vào một số dấu ấn hay chi tiết nào đó chứ
cha đa ra đợc hệ thống tiêu chí phân loại (nh chức năng thể loại, đặc trng thi
pháp) trong khi hiện tợng giao thoa thể loại trong từng đơn vị tác phẩm văn
học dân gian là rất phổ biến và thể hiện ngay ở những chi tiết mà các tác giả
đã chỉ ra. Chấp nhận hiện tợng giao thoa thể loại bởi nó phù hợp với qui luật
sáng tạo nghệ thuật, nhất là với một loại hình đợc sáng tác không từ một ý
đồ định sẵn, có trớc và lại đợc lu truyền bằng miệng nh văn học dân gian.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể tuỳ tiện trong việc phân loại tác
phẩm tự sự dân gian, càng không thể có thái độ thoả hiệp tránh đa những
truyện này vào trong chơng trình phổ thông. Điều quan trọng là phải xét xem
những truyện đó nghiêng về đặc trng thể loại nào để có thể phân loại một
cách rõ ràng, đi đến thống nhất trong quá trình thâm nhập, chiếm lĩnh tác
phẩm.

Theo những đặc trng thể loại đã phân tích ở trên, chúng tôi khẳng định
rằng những truyện trong nhóm truyện này là truyện cổ tích.
2.2. Cấp độ tiểu loại.
Việc phân chia thể loại đã phức tạp, ở cấp tiểu loại, những ý kiến
khác nhau cũng không ít. Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu truyện cổ tích
trong và ngoài nớc đều tơng đối thống nhất chia truyện cổ tích thành ba bộ
phận (tiểu loại): Cổ tích thần kỳ, Cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật.
Truyện cổ tích thần kỳ bao gồm những truyện hớng về đời sống xã
hội, lấy con ngời (chủ yếu là những ngời lao động nghèo khổ, lơng thiện)
làm nhân vật trung tâm, ngoài ra còn có những nhân vật và yếu tố thần kỳ
(nh Tiên, Bụt, Chim Thần, Trăn Tinh, Cây Đèn Thần...) những nhân vật có
vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết và giải quyết
xung đột, mâu thuẫn của truyện (Ví dụ truyện Thạch Sanh, truyện Tấm Cám,
truyện Sọ Dừa...). Trong truyện cổ tích thần kỳ, ngoài thế giới trần gian (cõi
trần) còn có các thế giới siêu nhiên và các nhân vật thần kỳ quan hệ, giao

------------- --------------

15


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

tiếp với nhau tạo nên một thế giới đặc biệt thờng đợc gọi là thế giới cổ tích
rất thơ mộng và diệu kỳ.
Truyện cổ tích thế sự (còn gọi là cổ tích thế tục, cổ tích sinh hoạt hay

cổ tích hiện thực), đó là những truyện cổ tích không có yếu tố thần kỳ, hoặc
nếu có thì cũng rất ít. Nếu truyện cổ tích thần kỳ giải quyết xung đột chủ yếu
bằng Cái thần kỳ và ở Cõi thần kỳ thì truyện cổ tích sinh hoạt (hay thế
sự) lại giải quyết xung đột chủ yếu trong cuộc đời trần thế và bằng các logic
của đời sống thực tế con ngời (các danh từ thế sự, thế tục, sinh hoạt
hay hiện thực đều nhằm nói lên điều đó). Yếu tố thần kỳ ở đây nếu có thì
cũng chỉ là phơng tiện nghệ thuật thứ yếu và nhiều khi chỉ đợc dùng nh họa
tiết hoặc cái đờng viền trang trí để làm cho câu truyện thêm li kỳ hấp dẫn.
Truyện cổ tích loài vật là truyện cổ tích hớng về sinh hoạt của xã
hội loài vật và lấy loài vật làm nhân vật chính, nhất là những con vật gần
gũi và có nhiều ảnh hởng, tác dụng đối với đời sống con ngời nh con Trâu,
con Hổ, con Sáo, con Thỏ, con Cáo, con Khỉ,...
Đối với nhóm truyện cổ tích phong tục, không có tiểu loại truyện cổ
tích loài vật mà chỉ thuộc hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích thế sự. Tuy
nhiên, là tiểu loại nào trong hai tiểu loại đó thì ở mỗi truyện vẫn đang là một
sự tranh cãi cha thống nhất.
Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế trong Tuyển tập truyện cổ tích Việt
Nam cho rằng: Sự tích Trầu Cau, Sự tích Cây Nêu, Sự tích Đầu Rau, Sự
tích bánh Chng bánh Dày là truyện cổ tích thần kỳ.
Nh đã nói qua ở phần lịch sử vấn đề, trong khi phân loại các truyện
có liên quan đến phong tục, giáo s Hoàng Tiến Tựu có hai quan niệm khác
nhau: ở cuốn Văn học dân gian Việt Nam, (Nxb-GD,1996) tác giả cho
rằng những truyện Trầu Cau, Ba Ông Bếp là những truyện cổ tích sinh hoạt
(67.68). Trong khi đó ở cuốn Bình giảng truyện dân gian, tác giả lại khẳng
định Sự tích Trầu Cau, sự tích Đầu Rau là cổ tích thần kỳ, với lý do mặc dù
các nhân vật đều là ngời, không có Bụt xuất hiện lần nào nhng không thể xếp
vào cổ tích sinh hoạt vì cuối cùng mâu thuẫn đều đợc giải quyết trong tác
động của cái thần kỳ là chủ yếu. Những cái chết của các nhân vật trong
truyện Trầu Cau cũng nh Sự tích ba Ông Bếp đều rất thần kỳ và việc các
nhân vật ấy hoá thành Đá, cây Cau, cây Trầu, ba ông Bếp đều là phi lý, phi

thờng và phi thực (17.16). Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế tuy không lý giải

------------- --------------

16


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

vì sao nhng khi xếp những truyện đã kể trên vào tiểu loại cổ tích thần kỳ có
lẽ cũng theo một lập luận nh Hoàng Tiến Tựu.
Việc xác định tiểu loại cho một truyện cổ tích, là cổ tích thần kỳ hay
cổ tích thế sự phải dựa vào một số đặc điểm (nh nhân vật, cách giải quyết
xung đột trong truyện) tức là điều quan trọng nhất là phải xác định cho đợc
yếu tố thần kỳ có góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển hay giải quyết mâu
thuẫn của truyện không. Thực ra, ở các truyện Sự tích bánh chng bánh dày,
Sự tích cây nêu ngày tết, Sự tích cái chổi, Sự tích Ông Bình Vôi theo nh tiêu
chí xác định tiểu loại trên là truyện cổ tích thần kỳ bởi vì ở những truyện này
các xung đột mâu thuẫn của truyện sẽ không thể giải quyết nổi nếu không có
sự xuất hiện của lực lợng thần kỳ: ông tiên (SựTích Bánh Chng Bánh Dày),
Bụt, Phật (Sự tích Cây Nêu, Sự tích Ông Bình Vôi), Ngọc Hoàng - Sự tích cái
chổi)
Riêng Sự tích Trầu Cau, Sự tích Đầu Rau không phải là truyện cổ tích
thần kỳ. Bởi vì các xung đột, mâu thuẫn của truyện đều đợc giải quyết trớc
khi có các yếu tố thần kỳ xuất hiện, yếu tố thần kỳ chỉ là phụ, là phơng tiện
nghệ thuật khiến cho câu chuyện thêm li kỳ hấp dẫn và đặc biệt trong nhóm

truyện này còn là để giải thích một phong tục cổ truyền của ngời Việt - một
chủ đề khác của truyện.
Nh vậy, trong nhóm truyện cổ tích phong tục, truyện Sự tích bánh Chng bánh Dày, Sự tích cây Nêu, Sự tích cái Chổi, Sự tích Ông Bình Vôi là
những truyện thuộc tiểu loại cổ tích thần kỳ; truyện Sự tích trầu Cau, Sự tích
ba Ông Đầu Rau thuộc tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Tuy nhiên, dù ở tiểu loại
nào, các truyện thuộc nhóm truyện này đều có những đặc điểm chung về thi
pháp và thuộc các phạm trù của thi pháp truyện cổ tích. Điều này sẽ đợc
chúng tôi làm rõ trong hai chơng tiếp theo của khoá luận này.

------------- --------------

17


Nguyễn Thị Thu

Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Chơng II
Đặc điểm cốt truyện
1. Khái niệm cốt truyện và những đặc điểm chung của cốt truyện cổ
tích.
1.1. Khái niệm cốt truyện.
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng
và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong
hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Có thể tìm
thấy qua một truyện hai phơng diện gắn bó với nhau00000: một mặt cốt
truyện là một phơng diện bộc lộ tình cảm, nhờ cốt truyện, nhà văn bộc lộ,

thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách. Mặt khác, cốt truyện vừa góp
phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính
cách lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh trung thực xung đột xã
hội có sức mạnh lôi cuốn, hấp dẫn ngời đọc. (7.70, 71).
1.2. Đặc điểm chung của cốt truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc tơng đối
hoàn chỉnh. Nó là thể loại đạt đến cấp độ cao trong nghệ thuật tự sự truyền
miệng trớc khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi trong văn học
viết. Điều đó thể hiện trong cách cấu tạo tác phẩm, xây dựng tình tiết.
Về phơng diện kết cấu, truyện cổ tích giống nh đại bộ phận các truyện
cổ khác, có ba phần: Mở đầu, khai triển và phần kết thúc.
Phần mở đầu thờng là giới thiệu thời gian, không gian và nhân vật.
Cách giới thiệu gần nh cùng một kiểu: Thời gian - ngày xửa ngày xa đã lâu
lắm... Không gian - ở một vùng nọ, ở một vong quốc xa xôi nọ... Sự xuất
hiện của thời gian, không gian và nhân vật thờng là phiếm chỉ, một số truyện
có thời gian không gian cụ thể, có tên nhân vật, tuy nhiên đó cũng chỉ là
cách nói phiếm chỉ, không có gì đảm bảo thời gian, không gian ấy là chính
xác, cũng không có nét riêng gì từ tên nhân vật. Cách giới thiệu này có ý
nghĩa đặc trng cho thể loại, đa ngời đọc ngời nghe đến một miền xa xôi và
rất xa, một miền thuộc thế giới cổ tích, thực sự thoát li khỏi hiện tại.
ở phần triển khai, phần diễn biến chính của truyện gồm hệ thống các
sự kiện đợc sắp xếp trong truyện. So với cốt truyện ở văn học viết, nó có

------------- --------------

18


Khoá Luận Tốt Nghiệp


Hơng

Nguyễn Thị Thu

phần đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn rất đầy đủ, gồm có thắt nút, phát triển và
đỉnh điểm.
Thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một
quan hệ tất yếu sẽ tiếp tục phát triển. Hay nói khác đi, thắt nút đánh dấu sự
kiện đầu mối của xung đột, là biến cố đầu tiên của cả một hệ thống, biến cố
tạo thành cốt truyện. Tấm - Cám đi bắt tép, Tấm bị Cám cớp mất giỏ tép là
thắt nút một mở đầu cho mâu thuẫn của Tấm với mẹ con Cám và những bất
hạnh liên tiếp của Tấm. Tân - Lang đến học ở nhà ông giáo họ Lu là thắt nút
một khởi đầu cho mối quan hệ giữa hai anh em với cô gái họ Lu; việc mất
mùa là thắt nút một nguyên nhân dẫn đến việc Trọng Cao - Thị Nhi phải li
tán; việc vua Hùng muốn tìm ngời nối dõi là thắt nút dẫn đến việc đa ra cuộc
thi giữa các Hoàng Tử .v.v.
Phần phát triển là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, sự vận
động của các quan hệ đã xảy ra. Đây là thành phần dài nhất của cốt truyện
bởi nhân vật đợc đặt trong những cảnh ngộ khác nhau làm nảy sinh xung đột
của truyện. Tấm bị mất giỏ tép, ngồi khóc...có hội làng, Tấm không đợc
tham dự mà bị nhốt ở nhà nhặt thóc...; Thị Nhi đi lấy chồng khác, Trọng Cao
đi tìm vợ, hết tiền, phải ăn xin; Lang Liêu vì nghèo nên lo lắng không biết
lấy gì tiến vua trong ngày thi... Từ những cảnh ngộ riêng của nhân vật mà cốt
truyện đợc tiếp tục phát triển theo những chiều hớng khác nhau một cách
hợp lý, chuẩn bị cho cốt truyện đạt đến đỉnh điểm.
Đỉnh điểm là sự kiện cao nhất dẫn đến bớc ngoặt lớn nhất trong sự
phát triển của truyện: Sự kiện ngời chị dâu ôm nhầm ngời em chồng, sự kiện
ngời chồng mới đốt đống rơm có ngời chồng cũ của Thị Nhi đang ngủ (Sự
tích đầu rau),... là những đỉnh điểm của cốt truyện, quyết định hớng kết thúc
của cốt truyện.

Phần thứ ba của cốt truyện là chung cục của truyện (tơng ứng với phần
mở nút) là phần tất yếu sau một hệ thống những sự kiện trên: cái chết ắt phải
đến với ba ngời ( Sự tích Trầu Cau) và (Sự tích Đầu Rau), sự trừng phạt ắt
phải đến với kẻ đạo đức giả, độc ác tham lam, mù quáng coi thờng luật trời
(s nữ - Sự tích Ông Bình Vôi, cặp tình nhân lão chăn ngựa - bà nấu bếp - Sự
tích cái Chổi), phần thởng ắt sẽ đến với Lang Liêu ( Sự tích bánh Chng bánh
Dày). Có thể thấy rằng, truyện cổ tích thờng kết thúc theo hớng có hậu, ở
một số truyện có bi kịch nhng bi kịch đó không tạo cho ngời đọc, ngời nghe
cảm giác nặng nề, bi quan buồn thảm, mà ngợc lại dờng nh ít nhiều truyện
------------- --------------

19


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

còn đa đến cho ngời ta một niềm tin và sự ấm áp của tình ngời( Sự tích Đầu
Rau, Sự tích Trầu Cau).
2. Một số đặc điểm cốt truyện trong nhóm truyện cổ tích về phong tục
ngời Việt.
2.1. Đối chiếu các dị bản của nhóm truyện cổ tích phong tục.
Một trong những đặc trng của văn học dân gian là tính dị bản, đặc trng
này do phơng thức truyền miệng chi phối. Quá trình sáng tác tập thể của văn
học dân gian thờng diễn ra một cách tự nhiên, tự phát và nối tiếp nhau giữa
các cá nhân cụ thể trong quần chúng nhân dân các địa phơng. Mỗi tác phẩm
văn học dân gian khi mới ra đời đều phải có một ngời khởi xớng, sau đó phải

đợc những ngời khác hởng ứng, nối tiếp nhau, lu truyền, thêm bớt, phát triển
tạo ra những dị bản (hay diễn bản mới). Có thể nói rằng, ở tác phẩm văn học
dân gian, cốt truyện là phần cứng, phần xơng của truyện bởi vậy nó thờng
ổn định, ít có dị bản mà chủ yếu dị bản ở phần lời kể. Tuy nhiên, có thể tìm
thấy ở nhóm truyện cổ tích phong tục một số chi tiết thuộc cốt truyện ở các
bản đợc kể khác nhau.
Truyện Sự tích Trầu Cau: Trong Lĩnh Nam chích quái không thấy
nói đến chi tiết hai anh em giống nhau nh đúc , nguyên nhân sâu xa dẫn đến
bi kịch của ba ngời. Còn trong Việt Nam Thần thoại và truyền thuyết của
Bùi Văn Nguyên, (nhà xuất bản văn hóa thông tin Mũi Cà Mau, 1993)
khi kể về chi tiết cái chết của ba ngời có chỗ khác so với những bản kể của
Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan: cả ba ngời sau khi chết, đều đợc chôn
liệm và ngời em hoá thành Cau chứ không phải hoá đá.
Truyện Sự tích Đầu Rau: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nguyễn Đổng Chi, nói về cái chết của ba ngời cũng có những điểm khác:
chồng cũ thắt cổ trên cây Đa đầu làng, vợ trầm mình còn chồng mới uống
thuốc độc tự tử.
Còn một số dị bản nữa ở phần lời kể nhân vật, tuy nhiên không đáng
kể, chúng tôi không đề cập đến.
Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian không đứng yên,
không nhất thành bất biến, do đó dễ thích ứng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu
của nhân dân các địa phơng, các thời kỳ lịch sử cụ thể khác nhau. Bởi vậy,
việc đa ra một số dị bản trên, thiết nghĩ có thể chọn một bản phù hợp nhất so
với cốt truyện chẳng hạn trong Sự tích Đầu Rau, nếu chết cháy cả ba ngời
------------- --------------

20


Khoá Luận Tốt Nghiệp


Hơng

Nguyễn Thị Thu

trong đống rơm (Vũ Ngọc Phan, Hoàng Tiến Tựu kể) thì sẽ hợp lý hơn với
việc đợc hoá thành ba ông đầu rau luôn gần lửa. Hay chi tiết hai anh em
giống nhau nh đúc trong Sự tích Trầu Cau là phải có bởi đó là chi tiết đầu
mối quan trọng nhất dẫn đến mọi biến cố, và đỉnh điểm của truyện...
2.2. Việc tổ chức, sắp xếp các sự kiện.
Truyện cổ tích có cốt truyện tơng đối hoàn chỉnh, kết thúc trọn vẹn.
Các chi tiết trong truyện đợc sắp xếp theo tình tự thời gian tuyến tính trong
không gian ba tầng của ngời Việt cổ: việc gì xảy ra trớc thì kể trớc, việc gì
xảy ra sau thì kể sau, cái gì gần nói đến trớc, cái gì xa nói đến sau, không có
sự đảo lộn quá khứ hiện tại nh trong tác phẩm văn học viết. Tân - Lang đến
học ở nhà ông giáo họ Lu, rồi cô con gái cảm mến, chọn ngời anh làm
chồng, về ở chung một nhà, ngời chị dâu ôm nhầm ngời em chồng, ngời anh
hờ hững với ngời em, cả ba cùng ra đi, rồi chết (Sự tích Trầu Cau)... Tất cả
diễn ra một mạch xuôi chiều, tuần tự nh vậy. Điều này khác xa so với tác
phẩm tự sự trong văn học viết. Tác giả văn học viết đôi lúc giới thiệu hoàn
cảnh hiện tại của nhân vật Chí vừa đi vừa chửi bao giờ cũng thế, cứ rợu
xong là hắn chửi... rồi sau mới đến giới thiệu nguồn gốc của nhân vật Một
buổi sáng tinh sơng, một ông đi thả ống lơn... rồi những sự kiện, nguyên
nhân dẫn nhân vật đến hoàn cảnh hiện tại rồi từ hiện tại tiếp diễn với những
sự kiện khác trong cuộc đời, số phận nhân vật (Chí Phèo - Nam Cao). Đó là
cách kết cấu tác phẩm theo thời gian và không gian đồng hiện , một kiểu kết
cấu rất đặc trng, tiêu biểu trong nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của
văn học viết.
Tuy nhiên, phải thấy rằng hàng loạt chi tiết, sự kiện đợc sắp xếp tuần
tự trong truyện cổ tích không phải chỉ là một sự lắp ráp rời rạc, không liên
quan gì đến nhau mà ngợc lại chính trật tự đó khiến cho các chi tiết quan hệ

với nhau chặt chẽ, chi tiết trớc chuẩn bị cho chi tiết sau ra đời làm thành một
hệ thống móc xích: có chi tiết hai anh em giống nhau nh đúc mới có chi tiết
cô gái họ Lu phải múc hai bát cháo mời hai ngời ăn để biết ai là anh, ai là
em, có việc ngời anh lấy vợ mới dẫn đến việc ba ngời chung một nhà rồi vì ở
chung một nhà, vì chi tiết giống nhau nên mới có chi tiết ngời vợ ôm nhầm
ngời em chồng..., có mất mùa mới dẫn đến việc vợ chồng Trọng Cao, Thị
Nhi phải li tán, rồi mời dẫn đến việc thị Nhi lấy chồng mới, Trọng Cao đi tìm
vợ, ăn xin, có đi ăn xin mới gặp vợ.v..v. (Sự Tích Đầu Rau). ở những truyện
------------- --------------

21


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

khác trong nhóm chúng ta cũng tìm thấy mối quan hệ giữa các chi tiết nh
vậy.
Một điều dễ nhận thấy nữa là trong truyện cổ tích, các chi tiết đợc kể
một cách rõ ràng, liền mạch không bị gián đoạn bởi một đoạn miêu tả nội
tâm hay miêu tả khung cảch nào nh trong tác phẩm văn học viết. Nội tâm
nhân vật đợc miêu tả đơn giản ở những trạng thái tâm lý chung chung nh:
buồn, vui, đau khổ, ân hận, nhớ, thơng,... chuẩn bị cho hành động tiếp theo
của nhân vật. Chính cách kể chuyện này đảm bảo cho phơng thức truyền
miệng ở chỗ rất dễ nhớ, dễ thuộc.
Một tác phẩm tự sự bao giờ cũng có chi tiết then chốt, chi tiết này là
chi tiết quan trọng nhất quyết định hớng phát triển của truyện. Trong truyện

Sự tích Trầu Cau, chi tiết ngời vợ ôm nhầm em chồng là chi tiết then chốt
dẫn đến thái độ hờ hững của ngời anh đối với em và điều tất yếu ngời em bỏ
đi, anh đi tìm em, vợ đi tìm chồng và cái chết của ba nhân vật. ở truyện Sự
tích Đầu Rau, chi tiết Phạm Lang (Chồng mới) đốt đống rơm trong đó có ngời chồng cũ say rợu đang ngủ, truyện Sự tích bánh Chng bánh Dày, chi tiết
Lang Liêu nằm mộng thấy tiên hiện lên bày cách làm bánh đem dự thi, chi
tiết Bụt đến giúp đỡ loài ngời chống quỷ (Sự tích cây Nêu), chi tiết s nữ xui
hai mẹ con ngời nông dân leo lên cây cao rồi thả mình xuống (Sự tích Ông
Bình Vôi), chi tiết lão chăn ngựa bốc trộm thức ăn của yến tiệc (Sự tích cái
Chổi). Đó là những chi tiết then chốt, vừa bất ngờ vừa tất yếu, đem đến sự
hấp dẫn cho cốt truyện. Đồng thời các xung đột, mâu thuẫn cũng từ đó nảy
sinh và đợc giải quyết phù hợp theo đúng dụng ý của tác giả dân gian. Và
cũng phải thấy rằng trong hàng loạt chi tiết của hệ thống cốt truyện thực chất
là những chi tiết chuẩn bị cho chi tiết then chốt. Điều này càng thể hiện rõ
mối quan hệ chặt chẽ giữa các chi tiết trong cốt truyện.
2.3. Vai trò của cốt truyện trong việc thể hiện chủ đề.
Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm đợc tác giả nêu lên, đặt ra
qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Tùy thuộc vào nội dung cụ thể
trong tác phẩm, tùy vào cốt truyện, khối lợng nhân vật mà có số lợng chủ đề
khác nhau, có chủ đề chính, chủ đề phụ hoặc có truyện chỉ có một chủ đề.
Trong truyện dân gian, chủ đề có quan hệ với tất cả các phơng diện,
các yếu tố khác của truyện (cốt truyện, nhân vật, ...) trong đó, cốt truyện có
vai trò đặc biệt trong việc thể hiện chủ đề của truyện. Bởi vì nh chúng ta đã
biết cốt, truyện chính là hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu của
------------- --------------

22


Khoá Luận Tốt Nghiệp


Hơng

Nguyễn Thị Thu

t tởng và nghệ thuật nhất định. Mỗi truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích
nói riêng thờng có một chủ đề nhng cũng có những truyện ngoài chủ đề
chính còn có thêm chủ đề phụ tạo thành hệ thống chủ đề. Chẳng hạn trong
truyện Tấm Cám, ngoài xung đột chủ yếu giữa hai chị em cùng cha khác mẹ
(là chủ đề chính) còn có vấn đề xung đột gì nghẻ con chồng là chủ đề phụ. ở
truyện Thạch Sanh, xung đột giữa Thạch Sanh - Lý Thông thuộc về chủ đề
chính còn các quan hệ khác (Thạch Sanh - Công Chúa, Thach Sanh - Quái
Vật, Thach Sanh với quân mời tám nớc ch hầu...) đều là những chủ đề phụ có
quan hệ mật thiết với chủ đề chính và do chủ đề chính chi phối. Có hiểu
đúng chủ đề mới có điều kiện để phân tích đúng và hay nội dung, nghệ thuật
của truyện. Muốn xác định chủ đề của truyện dân gian cần phải chú ý xem
xét toàn diện các mặt khác nhau của nó, các phơng diện, các yếu tố nh cốt
truyện, nhân vật, kết cấu...Trên cơ sở đó, đối với nhóm truyện cổ tích phong
tục theo chúng tôi, có thể thấy rõ sự thể hiện chủ đề qua xung đột trong các
truyện và chi tiết phi cốt truyện.
2.3.1. Xung đột trong các truyện:
Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn đợc dùng nh một nguyên tắc để
xây dựng các mối quan hệ tơng tác giữa các hình tợng của tác phẩm nghệ
thuật. Nó là cơ sở và lực thúc đẩy của hành động, xung đột quy định những
giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện. Các xung đột thờng xuất hiện dới dạng những va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa
các thế lực hoạt động đợc miêu tả trong tác phẩm.
ở thần thoại và truyền thuyết, xung đột trong truyện chủ yếu diễn ra
giữa các thần, bán thần với những thế lực tự nhiên, những kẻ thù của dân tộc
(mang tầm vóc lịch sử): con ngời với thiên tai lũ lụt (Sơn Tinh-Thủy Tinh),
con ngời với giặc ngoại xâm (Thánh Gióng)...
Còn ở truyện cổ tích, xung đột trong truyện lại diễn ra trong cuộc sống

đời thờng, cuộc sống hàng ngày quen thuộc của nhân dân, phản ánh mọi
mối quan hệ của đời sống xã hội, (chủ yếu ở thời phong kiến): quan hệ dì
ghẻ con chồng, gia chủ với ngời làm thuê, quan hệ vua, quan- dân thờng...Chung quy lại là quan hệ xung đột giữa thiện và ác, thuộc phạm trù đạo
đức. Đây là xung đột trong truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt,
không khoan nhợng của con ngời với những thế lực xấu xa trong xã hội
(xung đột dì ghẻ con chồng, chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tấm
Cám, xung đột hai anh em trong truyện cây khế, xung đột phú ông với
------------- --------------

23


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Hơng

Nguyễn Thị Thu

mẹ con Sọ Dừa...) sự chiến thắng của cái thiện thể hiện triết lý ở hiền gặp
lành, ác giả ác báo của nhân dân ta, nêu lên khao khát, ớc mơ về lẽ công
bằng trong xã hội. Loại xung đột này rõ nhất trong truyện cổ tích có sự
phân tuyến nhân vật (nhân vật chính diện - phản diện), hai phe ở hai cực
tuyến khác nhau.
Trong nhóm truyện cổ tích phong tục, xung đột thiện - ác thể hiện rõ
trong sự tích cây Nêu ngày tết và sự tích ông Bình Vôi.
ở sự tích cây Nêu ngày tết, xung đột chính là xung đột giữa ngời (phe
thiện) và quỷ (phe ác). Quỷ cậy sức, cậy phép màu chèn ép bóc lột con ngời.
Chúng chính là hình ảnh đông đúc của bọn thống trị ngày xa: độc ác, tham
lam và ngốc nghếch. Con ngời hiền lành, không thế lực, không phép màu,
chỉ có sức lao động nhng bị cớp không. Tuy nhiên, con ngời đã chiến

thắng bọn ác quỷ dới sự giúp đỡ của Bụt - một lực lợng siêu nhiên chuyên
giúp đỡ kẻ nghèo hèn gặp hoạn nạn. Hình ảnh chiếc áo cà sa trùm lên ngọn
cây cao cứ rộng mãi ra là biểu tợng cho sức mạnh vô biên của cái thiện,
cái ác không có chỗ dung thân. Và đó cũng chính là chủ đề mà câu
chuyện nêu lên.
Trong truyện Sự tích Ông Bình Vôi, cũng là xung đột thiện ác nhng
là xung đột thể hiện ở một loại ngời cụ thể: nhà tu hành. Xung đột thiện ác ở
truyện này đợc nhân dân nói đến một cách thấm thía và đầy tính giáo dục,
cái ác đợc che đậy hết sức khéo léo, ẩn trong hào quang của cái từ bi nơi cửa
phật. Nhân vật s nữ vốn là ngời con gái có nhan sắc nhng kiêu ngạo tự mãn,
từ chối mọi lời cầu hôn của các chàng trai. Không kén đợc chồng, nàng vào
tu ở của phật. Mặc dù cha giũ sạch đợc dục vọng trần gian nhng lại mong
sớm thành chính quả. Khao khát đó đã thúc đẩy nàng đi thỉnh kinh ở đất
thánh. Điều mà tác giả dân gian muốn nói là cái ác đội lốt cái từ bi còn nguy
hiểm hơn ngàn lần cả Quỷ, Xà Tinh, Trăn Tinh. Bởi đó là một lũ miệng nam
mô, bụng một bồ dao găm đánh lừa con mắt thế gian. Chẳng thế mà mẹ con
ngời nông dân kia thật thà, thành tâm đã tin ngay lời S Nữ leo lên cây buông
mình xuống. Sự công bằng của tác giả dân gian là ở chỗ tấm lòng thành tâm
của họ đã đến đợc với phật, họ đợc nâng đỡ, thành phật trong khi vị s nữ kia
bị biến thành bình vôi cho ngời đời móc ruột.
Tuy nhiên, ở nhóm chuyện này còn có những truyện không bị phân
tuyến nhân vật. Các nhân vật chỉ ở một tuyến thiện hoặc nhân vật trung gian,

------------- --------------

24


Khoá Luận Tốt Nghiệp


Hơng

Nguyễn Thị Thu

không có tuyến ác. Từ đó xuất hiện kiểu xung đột khác nảy sinh từ đời sống
tinh thần, tình cảm của con ngời.
ở Sự tích Trầu Cau, cả ba nhân vật đều là ngời tốt và họ cũng có một
mối quan hệ ruột thịt (anh em),vợ chồng với nhau. Xung đột diễn ra từ khi
ngời chị dâu ôm nhầm em chồng và dẫn đến sự hờ hững của ngời anh đối với
ngời em, vì thế mà ngời em cảm thấy buồn tủi, cô đơn. Có thể xem đây là
kiểu xung đột trong đời sống tình cảm rất tinh tế trong gia đình, đặc biệt là
gia đình trong thời kỳ quá độ từ hôn nhân quần hôn sang loại hình hôn nhân
cá thể một vợ một chồng. Sự thắng thế của chế độ một vợ một chồng là một
bớc tiến bộ song gây không ít đau khổ cho con ngời . Xung đột này nêu lên
chủ đề của truyện : ngời anh có nghĩa đối với em, ngời vợ có tình đối với
chồng, tình nghĩa ấy thắm thiết đến nỗi cả ba ngời, vì quá thơng nhau đã
theo nhau mà chết.
Cũng một kiểu xung đột gần nh tơng tự, trong truyện sự tích Đầu Rau,
xung đột diễn ra khi ngời phụ nữ đối diện với thực tế là hai ngời chồng .Mặc
dù rất thơng yêu chồng cũ nhng nàng không nhận chồng vì nàng cũng đang
đối diện với lễ giáo phong kiến, cũng là sự phản ánh, sự phủ nhận chế độ
quần hôn.Từ đó có thể thấy rõ đợc một chủ đề của truyện: phản ánh một bi
kịch về tình yêu và hôn nhân trong quá khứ của xã hội.
ở sự tích cái chổi, xung đột diễn ra giữa đôi tình nhân lão chăn ngựabà nấu bếp với Ngọc Hoàng. Thực chất đó là xung đột giữa tình yêu mù
quáng của đôi tình nhân và luật pháp nghiêm ngặt của nhà trời. Sự tùy tiện
của họ qua lần qua này lợt khác đã làm bùng nổ xung đột và họ đã bị trừng
phạt thích đáng. Chính xung đột đó giúp ngời đọc, ngời nghe thấy đợc chủ
đề của truyện , tác giả dân gian phê phán sự thực dụng, vụ lợi trong tình yêumột điều rất xấu nhng thờng xuyên diễn ra trong cuộc sống. Câu chuyện
giữa những con ngời nhà trời thực chất cũng là chuyện đời, chuyện của xã
hội trần gian. Ngời ta vẫn lợi dụng tình yêu để mu lợi cá nhân, biến tình yêu

thành nô lệ của những dục vọng tầm thờng.
Các xung đột thể hiện trong các truyện dù ở dạng nào đều thuộc phạm
trù đạo đức, phản ánh quan niệm về giá trị đạo đức của nhân dân. Các nhân
vật hành động nh thế nào, đợc thởng và bị phạt ra sao đều xuất phát từ quan
niệm đạo đức của nhân dân. Và có thể nói rằng xung đột quy định những
giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, thể hiện rất rõ chủ đề của truyện

------------- --------------

25


×