Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng nấm ở huyện thạch hà hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.97 MB, 77 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
------------------

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ
TRỒNG NẤM Ở HUYỆN THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PTNT

Người thực hiện : Lê Thị Lài
Lớp: 46K3 - Khuyến Nông và PTNT
Người hướng dẫn: ThS. Trần Hậu Thìn
VINH - 5.2009

LỜI CAM ĐOAN


2

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn tốt
nghiệp này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một khoá luận tốt nghiệp nào.
Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên
Lê Thị Lài

LỜI CẢM ƠN




3

Để hoàn thành được bản khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Vinh,
ban chủ nhiệm khoa Nông – Lâm –Ngư trường Đại học Vinh đã truyền giảng cho
tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm qua.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Th.s Trần
Hậu Thìn người đã định hướng, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện
Thạch Hà. Phòng NN&PTNT cũng như các phòng ban khác, các cán bộ trung
tâm chuyển giao KH&CN huyện Thạch Hà, ban lãnh đạo 2 xã Thạch Long và
Thạch Ngọc cùng các hộ dân trồng nấm đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Vinh, ngày 25/5/2009
Sinh viên
Lê Thị Lài

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN
GTSX
KH&CN

Nông nghiệp

Giá trị sản xuất
Khoa học và công nghệ


4

HQKT
UBND
ĐKTN
KTXH
CNSH
KHKT
NN&PTNT
LN


Hiệu quả kinh tế
Ủy ban nhân dân
Điều kiện tự nhiên
Kinh tế xã hội
Công nghệ sinh học
Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Lợi nhuận
Lao động

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu đất đai của huyện Thạch Hà năm 2008


26

Bảng 3.2. Các nhóm đất của huyện Thạch Hà năm 2008

27

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện năm 2008

29

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất nấm của huyện Thạch Hà năm 2008

41


5

Bảng 3.5: Quy mô và tổng giá trị sản xuất nấm ở Thạch Hà từ năm
2006 – 2008
Bảng 3.6: Tổng giá trị sản xuất của cây nấm và một số cây trồng chính
của huyện năm 2008
Bảng 3.7: Quy mô các loại nấm năm 2008
Bảng 3.8: Một số bệnh nấm mốc thường gặp
Bảng 3.9: Phân tích SWOT
Bảng 3.10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm nấm

41
42
45
46

47
49

Bảng 3.11: Giá bán nấm tươi

50

Bảng 3.12: Giá bán nấm khô

51

Bảng 3.13: HQKT trồng nấm linh chi ở Thạch Hà

51

Bảng 3.14: HQKT trồng mộc nhĩ ở Thạch Hà
Bảng 3.15: HQKT trồng nấm sò ở Thạch Hà

53
54

Bảng 3.16: HQKT trồng nấm rơm ở Thạch Hà

55

Bảng 3.17: HQKT trồng nấm mỡ ở Thạch Hà

57

Bảng 3.18: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các loại nấm


58

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1: Tình hình tiêu thụ nấm
Biểu đồ 3.2: So sánh chi phí giữa các loại nấm
Biểu đồ 3.3: So sánh doanh thu giữa các loại nấm
Biểu đồ 3.4: So sánh lợi nhuận giữa các loại nấm
Biểu đồ 3.5: So sánh lợi nhuận trên 1 ngày công lao động

49
58
59
59
60


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Thạch Hà
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất nấm Linh Chi
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất Mộc Nhĩ
Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất Nấm Sò
Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất Nấm Rơm
Sơ đồ 3.5: Quy trình sản xuất Nấm Mỡ
Sơ đồ 3.6: Sự lưu thông sản phẩm nấm


Trang
22
33
35
36
37
39
49


7

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.3.Nội dung nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Một số nghiên cứu về nấm trên thế giới

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới

Trang
1
1
2
2
3
3
3
3
3
3
3
4
5
5
5
6


8

1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở nước ta hiện nay
1.3. Vai trò của nghề trồng nấm
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm

2.1.2. Khái niệm sản xuất
2.1.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế
2.1.1.3. Khái niệm kênh phân phối
2.1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá
2.1.2. Nấm là gì?
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các loại nấm nghiên cứu
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá ĐKTN, KTXH của huyện Thạch Hà
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
3.1.1.2. Địa hình
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
3.1.1.5. Đặc điểm đất đai
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Thực trạng dân số việc làm và thu nhập
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.2.4. Thực trạng về cảnh quan môi trường sinh thái
3.1.2.5. Hệ thống chợ, thị trường
3.3. Thực trạng sản xuất nấm của huyện Thạch Hà
3.3.1. Quy trình sản xuất các loại nấm
3.3.1.1. Quy trình sản xuất nấm Linh Chi

3.3.1.2. Quy trình sản xuất nấm Mộc Nhĩ
3.3.1.3. Quy trình sản xuất Nấm Sò
3.3.1.4. Quy trình sản xuất Nấm Rơm
3.3.1.5. Quy trình sản xuất Nấm Mỡ
3.3.2. Kết quả sản xuất nấm ở Thạch Hà năm 2008

8
8
9
10
12
12
12
12
12
14
14
15
16
19
19
19
20
20
20
21
22
22
22
22

23
24
25
25
28
28
29
30
32
33
33
33
33
35
36
37
39
40


9

3.3.3. Tình hình sử dụng lao động trong nghề trồng nấm
3.3.4. Thực trạng về trình độ tay nghề của cán bộ và người dân huyện
Thạch Hà đối với nghề trồng nấm
3.3.5. Quy mô của các loại nấm hiện trồng
3.3.6. Một số loài sâu bệnh thường gặp trên các loại nấm
3.3.7. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, rủi ro đối với nghề trồng nấm ở Thạch Hà
3.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sản xuất nấm
3.4.1. Tình hình tiêu thụ và giá bán nấm hiện nay

3.4.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của sản xuất nấm ở Thạch Hà
3.4.2.1. Hiệu quả kinh tế của các loại nấm
3.4.2.2. Hiệu quả xã hội
3.4.2.3. Hiệu quả môi trường
3.5. Một số giải pháp để phát triển nghề trồng nấm ở Thạch Hà
3.5.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất
3.5.2. Giải pháp về công nghệ chế biến
3.5.3. Giải pháp về thị trường
3.5.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục
3.5.5. Giải pháp về chính sách
3.5.6. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
2. Tồn tại
3. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC

42
43
44
45
47
48
48
51
51
61
61
62

62
62
63
63
64
64
65
65
66
66
68

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành nông nghiệp nước ta càng ngày càng phát triển đi lên, song song
với sự đa dạng hoá cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp công nghệ nuôi trồng
nấm cũng rất được chú trọng phát triển.
Nấm là thức ăn rất bổ dưỡng, là nguồn lương thực quý báu và cần thiết cho
đời sống con người. Loài người biết đến nấm từ lâu dưới dạng “nấm dại” tức là nấm
mọc hoang trong rừng. Thế nhưng việc thực sự bắt tay vào canh tác thì vẫn còn mới
mẻ. Việc nghiên cứu và phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu trên


10

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với con
người, vì vậy càng ngày người đời càng quan tâm đặc biệt đến nấm.
Điều trước tiên là nấm rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho đời sống con
người. Nấm được đánh giá như là thứ “rau sạch” và là một thứ “thịt sạch”. Trong
đó chứa nhiều Prôtêin và axit amin. Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều loại vitamin:

B1, B2, C, PP và các chất Canxi, Sắt, Magiê, Photpho…
Nấm dùng trong kỹ nghệ dược phẩm như: Chất kháng sinh Peniciline,
Streptomycine… Nấm còn có khả năng phòng và chữa trị được nhiều bệnh như:
Làm hạ huyết áp, chống béo phì và chữa một số bệnh về đường ruột. Công dụng
của nấm rất lớn vì vậy chắc chắn trong tương lai loài nấm sẽ được con người chú
ý nhiều hơn nữa.
Đa số người Việt Nam rất thích ăn nấm và coi nó là thức ăn quý hiếm và
đắt tiền. Ở thành thị, thỉnh thoảng nấm được ghi trong thực đơn hàng ngày của
các gia đình giàu có, còn ở nông thôn và những cư dân nghèo ở thành thị thì món
nấm chỉ xuất hiện trong những ngày giỗ hay tiệc tùng mà thôi.
Ngày nay, với nấm nước ta chưa đứng được vị trí nào quan trọng trong thị
trường xuất khẩu với các nước khác, nhưng số lượng nấm xuất khẩu của nước ta
đến một số nước trên thế giới ngày càng khả quan hơn. Bên cạnh đó thị trường
tiêu thụ nấm trong nước ngày một tăng. Chính vì vậy trong gần mười năm qua bộ
KHCN đã chú trọng đầu tư phát triển ngành sản xuất nấm thông qua chương
trình nông thôn miền núi nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và tạo nghề mới
cho bà con nông thôn những lúc nông nhàn.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh được hỗ trợ phát triển nghề sản xuất nấm
thông qua dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu
thụ nấm ăn và nấm dược liệu tại huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh”
Dự án đã được triển khai thực hiện tháng 8/2005, đến nay bước đầu có thể
khẳng định được huyện đã tìm ra hướng đi mới phù hợp với điều kiện và tiềm
năng của địa phương. Tận dụng được những lợi thế nguồn nguyên liệu của vùng,
gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, giải quyết lao động nông nhàn và góp phần


11

giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ nguồn phế thải nông nghiệp. Tuy nhiên ở
Thạch Hà nói riêng và cả nước nói chung nghề sản xuất nấm còn manh mún, nhỏ

lẻ, mang tính thời vụ. Trong khi nước ta đã gia nhập WTO thị trường kinh tế lớn
nhất thế giới mang tính cạnh tranh cao, thì sản xuất nhỏ lẻ trong mọi lĩnh vực
không còn phù hợp. Xuất phát từ thực tế nghề trồng nấm ở Thạch Hà hiện nay,
nhằm khuyến khích người dân duy trì đầu tư, sản xuất để có đủ sản phẩm tiêu
dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu, đồng thời giúp người dân khai thác các lợi
thế về ĐKTN và lao động, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập, giải
quyết việc làm ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn và đưa ra được một số giải pháp để phát triển nghề
trồng nấm. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển nghề trồng nấm ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất nấm từ đó làm cơ sở đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng nấm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá
đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân Thạch Hà nói riêng và người
dân nông thôn nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất nấm ở huyện Thạch Hà
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại nấm trên địa
bàn huyện Thạch Hà.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển nghề trồng nấm nhằm nâng cao
cuộc sống cho người dân địa phương.
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại nấm ăn và nấm dược liệu
- Các yếu tố đầu vào để sản xuất các loại nấm


12


- Các yếu tố đầu ra, thị trường tiêu thụ nấm
- Thu nhập kinh tế của người dân từ nghề trồng nấm
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra phỏng
vấn trên 2 xã Thạch Long và Thạch Ngọc của huyện Thạch Hà. Đề tài tập trung vào
đánh giá thực trạng sản xuất nấm, hiệu quả kinh tế của các loại nấm và bước đầu đưa
ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nghề trồng nấm ở huyện Thạch Hà. Còn
về mặt hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường chưa có các chỉ số để đánh giá. Về mặt
số lượng chỉ tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên một số hộ dân trồng nấm chứ chưa nghiên
cứu trên quy mô tổng thể.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu.
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất nấm ở địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của nghề trồng nấm ở khu
vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng nấm ở khu vực nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học cũng
như phương pháp luận về việc đưa ngành nghề mới phù hợp với điều kiện sinh
thái cũng như điều kiện kinh tế xã hội của vùng đồng thời tận dụng được nguồn
nguyên liệu trong sản xuất Nông nghiệp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh
tế - xã hội trên địa bàn huyện Thạch Hà. Từ đó có các biện pháp khắc phục và
khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của vùng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài tìm ra một số nguyên nhân và đưa ra một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại nấm, phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh. Nâng cao thu nhập của nông dân.



13

- Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại huyện Thạch Hà về thực
trạng sản xuất nấm và đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại nấm nên nó sẽ góp
phần xây dựng lòng tin cho nhân dân đối với nghề trồng nấm. Nó cũng góp phần
trong việc lựa chọn loại nấm đem trồng phù hợp với điều kiện của vùng.

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Một số nghiên cứu về nấm trên thế giới
+ Các nhà khoa học thuộc hiệp hội chống ung thư Mỹ đã nghiên cứu và
chỉ ra rằng: Sử dụng nấm thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn
ngừa các bệnh ung thư một cách hiệu quả, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền
liệt tuyến. [2]
+ Theo Giáo sư P.Delavean (Pháp) thì nấm Linh Chi có tác dụng làm giảm
đường trong máu, có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch, chống viêm. [2]


14

+ Các nhà nghiên cứu Nhật Bản: Chất PS-K chiết xuất từ Nấm Mỡ có thể
triệt được bệnh ung thư ở những người mới mắc và tránh được di căn sau phẫu
thuật nhờ ăn nấm đều đặn. [21]
+ Ở Trung Quốc người ta cho rằng dùng nấm có thể nâng cao khả năng
miễn dịch cho cơ thể, giảm béo, chữa bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh,
lao phổi, viêm gan. [21]
+ Ngô Thục Trân 1987 (Trung Quốc): Nếu so sánh thì hàm lượng Protein
trong 4 kg Nấm Mỡ tương đương với 2kg thịt lợn nạc, cao hơn 1kg thịt bò, so với
một số loài rau thì ở nấm tươi có chứa Protein cao gấp 12 lần. [2]

+ Trương Thụ Đình 1982 (Trung Quốc): Axít nucleic là chất cao phân tử
có tác dụng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản của cá thể sinh vật
và cũng là vật chất cơ bản của di truyền, trong Nấm Sò, Nấm Mỡ, Nấm Rơm
hàm lượng Axít nucleic đạt 5,4 – 8.8% trọng lượng khô. [2]
+ Theo Holtz và Schider 1971: Hàm lượng chất béo thô trong nấm ăn dao
động từ 1% đến 15% – 20% theo trọng lượng khô, nhưng tất cả đều thuộc axit béo
không no như mono, đi, tri – Glyceride; Steral; Sterol ester và Photpho Lipide. Sử
dụng nấm có các axit không no hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người. [2]
+ Theo Gacomini 1957 (Nhật Bản): Vitamin là loại hợp chất hữu cơ
không thể thiếu được trong cuộc sống của con người mà phần lớn Vitamin phải
do thức ăn cung cấp. Trong nấm ăn có nguồn Vitamin phong phú nhất là B1, B2,
B6, C, PP, B12; dưới dạng hợp chất thiamine, Ribolavin, niacin, biotin. Sử dụng
nấm ăn ta có thể khắc phục được các chứng viêm thần kinh, viêm mép, viêm đầu
lưỡi, bại huyết, nóng trong. [2]
+ Theo Nakajima; Mouri và cộng sự 1969: Nấm ăn thơm, ngon và có
hương vị hấp dẫn là do trong Protein của nấm gồm nhiều Axit amin tự do và
những hợp chất thơm đặc thù của từng loại nấm. [2]
+ Grissan và Sand 1986 (Anh): Nấm Sò có tác dụng hoạt tính “bình khí,
sát trùng” bởi trong nấm có nhiều Axit amin, Marnose có tác dụng phòng trị với
chứng viêm gan, loét dạ dày, sỏi niệu đạo và sỏi túi mật. [2]


15

+ Theo Stephan Vove ( Hoa Kỳ), đã phát hiện trong bào tử nấm có chứa chất
có thể ngăn ngừa ung thư hoặc làm ngưng tụ phát triển của tế bào ung thư. [13]
+ Theo giáo sư Anon Autragul (Đại học Băng Kốc) cho biết trong một
cuộc thí nghiệm của hội nấm Anh Quốc trên bệnh nhân ung thư, nhóm ăn Nấm
Sò mỗi tuần 0,45 kg trong 6 tháng liên tục thì khỏi bệnh, số còn lại trị bằng hoá
chất thì chỉ sống được trong thời gian ngắn. [13]

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới
* Tình hình sản xuất
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng
trăm năm. Hiện nay người ta đã biết có khoảng 2000 loài nấm ăn được, trong đó
có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu, sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày
càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực
thụ. Đến năm 2007 tổng sản lượng nấm trên thế giới đạt khoảng trên 20 triệu tấn.
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp
lớn, được cơ giới hoá toàn bộ nên năng suất và sản lượng cao, các loại nấm
được nuôi trồng chủ yếu là Nấm Mỡ, Nấm Sò, theo quy mô dây chuyền công
nghiệp chuyên môn hoá cao độ: Có nhà máy chuyên xử lý nguyên liệu, 700
tấn nguyên liệu/1 tuần đã sử dụng Robot trong các khâu nuôi trồng, chăm sóc
và thu hái nấm, năm 1985 ở Pháp đã sản xuất 200.000 tấn Nấm Mỡ tươi
nhưng chỉ có hơn 600 người.
Nhiều nước ở Châu á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, năng suất
không cao, nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số đông nên tổng sản lượng rất
lớn chiếm 70% tổng sản lượng nấm của toàn thế giới. Các nước Đông Bắc Á như
Hàn Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và
công ngiệp hoá trong nghề nấm đã có mức tăng trưởng hàng trăm lần trong vòng
10 năm. Nhật Bản có nghề trồng nấm truyền thống là Nấm Hương - DonKo
(Lentinula edodes) tên tiếng Nhật là Shiitake, mỗi năm đạt được 1 triệu tấn. Hàn
Quốc nổi tiếng với nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum), mỗi năm xuất khẩu thu
về hàng trăm triệu USD. Ở Trung Quốc từ những năm 1960, bắt đầu trồng nấm


16

có áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật nên năng suất tăng lên 4 - 5 lần và sản
lượng tăng vài chục lần.
Ví dụ: Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc với hơn 35 triệu dân, phát triển nghề trồng

nấm đã tăng sản lượng từ 44.000 tấn năm 1978 lên 99.000 tấn năm 1998 tạo
thêm việc làm cho 3 triệu lao động nông thôn.
Tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc chiếm 60% nấm ăn của toàn thế
giới, gồm nhiều loại nấm như: Nấm Mỡ, Nấm Hương, Mộc Nhĩ, Nấm Sò…và
một số loại khác chỉ có ở Trung Quốc. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng
triệu tấn nấm sang các nước phát triển và thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la.
Hiện nay ở Trung Quốc đã dùng kỹ thuật khuẩn thảo học để trồng nấm nghĩa là
dùng các loại cỏ, cây thân thảo để trồng nấm thay cho gỗ rừng và nguồn nguyên
liệu ngày càng cạn kiệt.
Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là trong gần
20 năm trở lại đây. Theo đánh giá của hiệp hội khoa học nấm ăn quốc tế (IMS) có
thể sử dụng khoảng 250 loại phế phụ liệu của nông, lâm, ngư nghiệp để trồng nấm
đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội. Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo
việc làm tại chỗ, vệ sinh đồng ruộng, chống lại việc đốt rơm, đốt phá rừng, tạo ra
nguồn phân bón hữu cơ cải tạo đất. Trong sinh học nhờ sự phát triển của KHKT
trong nghề nấm về chọn tạo giống nấm, về kỹ thuật nuôi trồng và sự bùng nổ
thông tin, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên toàn thế giới, được coi là nghề
xoá đói giảm nghèo và làm giàu, thích hợp với các vùng nông thôn miền núi.
* Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ nấm lớn nhất thế giới hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài
Loan, các nước Châu Âu. Tại các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu
và giá công lao động rất đắt nên những người nuôi trồng nấm và kinh doanh mặt
hàng này đang chuyển dịch sang các nước chậm phát triển để mua nguyên liệu
(nấm muối) và đầu tư sản xuất. [15]
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về nấm ở Việt Nam


17


+ Theo Đinh Xuân Linh, giám đốc trung tâm CNSH thực vật viện di
truyền cho biết: Lợi nhuận từ nấm Linh Chi cao gấp nhiều lần so với nuôi trồng
các loại nấm ăn thông thường. [21]
+ Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Đống, chủ nhiệm dự án “nghiên cứu sản
xuất thử nghiệm các loại nấm ăn phục vụ nội địa và xuất khẩu” thuộc viện di
truyền nông nghiệp cho biết: Rút kinh nghiệm công nghệ của Đài Loan và Italya
nặng về đầu tư thiết bị cho sản xuất lớn, không phù hợp quy mô nhỏ ở nông thôn,
bộ môn di truyền và chọn giống nấm ăn thuộc viện di truyền nông nghiệp đã
nghiên cứu một dự án và đưa ra mô hình “lều nhỏ” thủ công, chi phí đầu tư thấp
rất phù hợp với Việt Nam.
Theo mô hình này, mua 1 tấn rơm rạ để sản xuất Nấm Sò hết khoảng 940
nghìn đồng, trong thời gian 50 - 60 ngày, từ số rơm rạ đó có thể thu được 200kg
nấm tươi với giá thành 4,7 nghìn đồng/kg nấm, trong khi giá buôn 1kg nấm trên
thị trường thấp nhất là 8 - 10 nghìn đồng/kg nấm. Như vậy có thể đạt doanh thu
1,6 - 2 triệu đồng, số lãi trừ chi phí có thể từ 660 nghìn - 1,06 triệu đồng. [9]
+ Nghề trồng nấm giúp bà con nông dân tận dụng được số lượng lớn rơm
rạ sau mỗi vụ gặt, tận dụng được mọi khoảng không gian, tạo ra công ăn việc làm
cho nhiều lao động, kể cả người già và trẻ em, đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Ở
một số nơi, việc trồng nấm không còn là nghề phụ mà đã đem lại thu nhập chính
cho nông dân. Tiền đầu tư trồng 1 kg Nấm Rơm chỉ 5 - 6 nghìn đồng nhưng giá
thị trường lúc cao điểm 24 - 25 nghìn đồng/kg nấm tươi và 60 - 70 nghìn đồng/
kg nấm khô. Theo Đinh Xuân Linh, PGĐ trung tâm CNSH thực vật viện di
truyền nông nghiệp: 1kg rơm rạ nuôi trồng tốt sẽ cho ra 1kg Nấm Sò. Chỉ cần tận
dụng một phần số lượng vài chục tấn rơm rạ/năm thì sản lượng và nguồn lãi thu
được từ nấm là không nhỏ. [9]
+ Bằng việc sản xuất nấm Linh Chi sinh khối từ sợi nấm, công nghệ lần
đầu tiên áp dụng ở Việt Nam, sản phẩm Linh Chi được tạo ra không những lớn
về số lượng mà còn có một số thành phần hoạt chất quan trọng không thua kém
nấm Cổ Linh Chi vốn đã và đang được nhiều người săn lùng ráo riết. PGS.TS



18

Nguyễn Thị Chính, chủ nhiệm công trình hoàn thiện công nghệ sản xuất một số
chủng nấm Linh Chi đạt giải 3 giải thưởng sáng tạo KH&CN của quỹ VIFOTEC
cho biết: Linh Chi sinh khối được chứng minh có chứa các thành phần hợp chất
quý cao gấp nhiều lần so với Linh Chi sản xuất bằng phương thức truyền thống.
Thành phần chống khối u của nấm Linh Chi của công trình đạt 18% có trường
hợp đạt 20% - 36%, trong khi nấm Linh Chi từ các nơi khác, tức sản phẩm nấm
dưới dạng quả thể to chỉ đạt 5% - 6%.[16]
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở nước ta hiện nay
* Tình hình sản xuất
Vấn đề nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở Việt Nam đã được bắt đầu từ
những năm 70. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể trồng được một
số loại nấm chịu lạnh về mùa đông, chịu nóng về mùa hè và có thể nuôi trồng
nấm quanh năm.
Tổng sản lượng các loài nấm được nuôi trồng ở Việt Nam hiện nay đạt
khoảng trên 150.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm.
Ở Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến ở các địa phương :
+ Nấm Rơm trồng ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đồng Tháp,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ…) chiếm 90% sản lượng Nấm Rơm cả nước.
+ Mộc Nhĩ trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình
Phước…) chiếm 50% Mộc Nhĩ trong toàn quốc.
+ Nấm Mỡ, Nấm Sò, Nấm Hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Bắc,
sản lượng mỗi năm đạt khoảng 30.000 tấn.
+ Nấm dược liệu: Linh Chi, Vân Chi, Đầu Khỉ… mới được nuôi trồng ở
một số tỉnh Thành Phố (Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Đà
Lạt…), sản lượng mỗi năm đạt 150 tấn.
+ Một số loại nấm khác như: Trân Châu, Kim Châu…đang được nghiên
cứu và sản xuất thử nghiệm, sản lượng chưa đáng kể.



19

Nghề trồng nấm ở Việt Nam đang phát triển nhưng ở quy mô nhỏ lẻ, hộ
gia đình, trang trại. Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm
ăn và nấm dược liệu rất phù hợp với người dân nước ta.
* Thị trường tiêu thụ
Để chiếm lĩnh thị trường Nấm Mỡ của thế giới hiện nay, Việt Nam phải
cạnh tranh với Trung Quốc: Số lượng phải nhiều (hàng chục ngàn tấn/năm), chất
lượng phải tốt.
Hiện nay, trung tâm CNSH thực vật thuộc viện di truyền nông nghiệp Việt
Nam là một doanh nghiệp khoa học vừa nghiên cứu vừa triển khai sản xuất và
thu mua toàn bộ sản phẩm các loại nấm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Nhà máy nấm của Trung Quốc tại khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương
và công ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao - Ninh Bình tiêu thụ hàng chục ngàn
tấn/năm, nhưng chúng ta chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, rất
nhiều đối tác của Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ cũng đặt
vấn đề mua nấm của trung tâm với số lượng lớn. [15]
1.3. Vai trò của nghề trồng nấm
* Đối với kinh tế nông nghiệp
Nấm là một trong những loại cây trồng hiệu quả kinh tế nhất do các yếu tố sau:
- Với diện tích nhỏ nhất, vẫn có thể cho năng suất cao nhất. VD: Nấm
Rơm với phương pháp trồng ngoài trời năng suất thấp nhất là 1 kg nấm/m 2, thì
một công đất (1000m2) bình thường đã có thể thu được một tấn nấm tươi trong
vòng 1 tháng. Nếu với phương pháp trồng trong nhà và nguyên liệu là rơm rạ, sử
dụng dàn kệ (5 tầng) thì một m2 diện tích đất thu được từ 7 - 10 kg nấm tươi.Tuy
nhiên, so với Nấm Mỡ thì năng suất này còn thua khá xa (60kg/m 2)
- Đầu tư thấp, vòng quay nhanh: Chu kỳ nuôi trồng nấm thường rất ngắn,
Nấm Rơm 20 - 25 ngày, Nấm Bào Ngư, Nấm Mèo 2 – 2,5 tháng …Do đó khi

gặp thiên tai hoặc biến động của thị trường, vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển
hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các loại cây trồng khác.


20

- Nguyên liệu rẻ và dồi dào: Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là các phế
liệu trong nông, lâm nghiệp thường rất nhiều ở các địa phương, vừa giải quyết về
mặt môi trường đồng thời tạo nên sản phẩm mới. Đối với sản phẩm sau khi trồng
nấm còn có thể sử dụng vào chăn nuôi và trồng trọt
- Gía trị kinh tế cao: So với nhiều loại nông sản thực phẩm khác như: Lúa,
Đậu, …thì nấm có giá bán cao hơn nhiều.
* Đối với xã hội
- Giải quyết lao động: Trong tình hình chung của nước ta, lao động nhất là
lao động nông nghiệp nhàn rỗi khá nhiều, trong khi đời sống còn nhiều khó khăn.
Trồng nấm thu hút lượng lớn lao động, bao gồm: Gia công chế biến meo giống,
chất mô, xếp mô, chăm sóc, thu mua và chế biến sản phẩm nấm. Tạo công ăn
việc làm cho nhiều người, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
- Giải quyết nguồn thực phẩm: Việc trồng ra nấm để bán hoặc xuất khẩu,
sẽ phát sinh ra lượng nấm thừa. Lượng nấm này thường không nhỏ, đây là nguồn
thực phẩm rất quý, không những bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày chưa thật
đầy đủ của người dân, mà còn bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người. [14]

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người, tác động lên đối tượng
lao động, thông qua công cụ lao động, nhằm tạo ra của cải vật chất, thoả mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người. Trong sản xuất nông nghiệp con người đã



21

sử dụng những tư liệu lao động như đất đai, vốn … tác động vào đối tượng là
những sinh vật sống như cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm để nuôi
sống con người. Ngày nay, sản phẩm từ quá trình sản xuất còn được hiểu một
cách rộng hơn nó bao gồm cả những sản phẩm không nuôi sống con người như
công nghệ, sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống tinh thần. [6]
2.1.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Nhìn một cách tổng thể HQKT là sự so sánh giữa kết quả thu được với chi
phí bỏ ra trong điều kiện cụ thể. Hiện nay đang tồn tại nhiều hệ thống quan
điểm khác nhau bao gồm:
* Hệ thống quan điểm thứ nhất
HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Tức là
hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một lượng kết quả thu được và chi phí sản xuất.
H=

Q
hay H = Q – C
C

Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Giá trị sản xuất
C: Chi phí trung gian
* Hệ thống quan điểm thứ 2
Hiệu quả kinh tế được xem xét trong sự biến động giữa chi phí và kết quả
sản xuất. Họ cho rằng hiệu quả kinh tế là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả
và phần tăng thêm của chi phí. Nghĩa là cứ tăng thêm một đơn vị của chi phí thì

tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả.
H=

rQ
hay H= rQ – rC
rC

Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
rQ: Là phần tăng thêm của kết quả thu được
rC: Là phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
* Hệ thống quan điểm thứ 3


22

HQKT được xác định bởi tỉ số giữa phần trăm tăng lên của kết quả thu
được và phần trăm tăng lên của chi phí bỏ ra
H=

%rQ
%rC

Nghĩa là khi tăng thêm 1% chi phí thì thu được bao nhiêu % kết quả
Qua nghiên cứu cho thấy, các quan điểm đánh giá HQKT đều gắn chi phí
với hiệu quả sản xuất và đã phản ánh của HQKT, hiệu quả sử dụng các nguồn
lực. Tuy nhiên, mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định,
không thể phản ánh tất cả các khía cạnh của HQKT.
Nếu xác định HQKT là lợi nhuận thuần tuý thì HQKT chưa phản ánh được
năng suất lao động xã hội, cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị

sản xuất có kết quả và chi phí như nhau.
HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản xuất cũng chưa
thật đầy đủ, vì kết quả sản xuất là kết quả của sự tác động nhiều yếu tố: Thiên
nhiên, kinh tế xã hội.
Xem xét HQKT ở kết quả và chi phí bổ sung cũng chưa đầy đủ vì chỉ tiêu
này không phản ánh được tác động của chi phí sẵn có, các đơn vị sản xuất có chi
phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau.
Mặt khác, khái niệm về HQKT ở mỗi nền kinh tế, mỗi giai đoạn lịch sử
khác nhau cũng không thể thống nhất được, vì lúc đó chỉ tiêu đánh giá HQKT là
không thể đồng nhất. [3]
2.1.1.3. Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh
doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận
chuyển hàng hoá , dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây
là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thoả mãn nhu
cầu của người mua và tiêu dùng hàng hoá của người sản xuất. Tất cả những
người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các
thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian


23

thương mại, các thành viên này tham gia vào nhiều kênh phân phối và thực hiện
các chức năng khác nhau:
- Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hoá, dịch vụ cho các trung
gian khác như: Các nhà bán lẻ hoặc các nhà sử dụng công nghiệp.
- Nhà bán lẻ: Là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý và mô giới: Là những gian có quyền hợp pháp thay mặt cho nhà
sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các trung gian khác. Trung gian này có

thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm, mà họ có nhiệm vụ
đưa người mua và người bán đến với nhau.
- Nhà phân phối: Là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức
năng phân phối trên thị trường. [12]
2.1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá
* Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất.
Tổng sản lượng sản xuất ra trong năm = quy mô * năng suất
Tổng giá trị sản xuất (doanh thu) = đơn giá *sản lượng
* Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế
Tổng giá trị sản xuất/1 tấn nguyên liệu
Tổng lợi nhuận/1 tấn nguyên liệu
Tổng lợi nhuận /1công lao động.
2.1.2. Nấm là gì?
Nấm là sinh vật có nhân thật, còn vi khuẩn chưa có nhân. Cấu tạo của nấm
rất đa dạng, có thể đơn bào như nấm men, đa bào như các loại nấm sợi (nấm ăn)
Ngày trước, người ta cho nấm là một dạng thực vật đặc biệt, trong tế bào của
nó không có sắc tố xanh (diệp lục). Sau này trong quá trình nghiên cứu sinh lý, dinh
dưỡng của nấm người ta đã biết có nhiều đặc điểm khác nhau giữa nấm và thực vật.
Nấm không có khả năng quang hợp tức là nấm không lấy được khí CO 2 từ
tự nhiên để kết hợp với nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời mà tạo thành


24

hợp chất hữu cơ cho mình. Muốn có chất hữu cơ để nuôi cơ thể, chúng phải lấy
những chất sẵn có từ môi trường tương tự như cách lấy thức ăn của động vật.
Về mặt cấu tạo tế bào: Tế bào nấm khác với tế bào thực vật và vách của
chúng chủ yếu bằng Kitin và Glucan. Mà kitin là chất hay gặp ở bộ xương ngoài
của động vật giáp xác, côn trùng. Mặt khác chất dự trữ của nấm là đường ở dạng
Glucogen chứ không phải là tinh bột như cây cỏ.

Với đặc điểm như vậy tại sao không xếp nấm vào động vật?
Vì nhiều lý do: Nấm sinh sản chủ yếu bằng tế bào hữu tính hoặc vô tính.
Trong khi đó động vật sinh sản bằng các giao tử (trứng, tinh trùng). Nấm sống
được nhờ lấy chất dinh dưỡng thông qua màng tế bào của sợi nấm. Ở động vật cơ
chế thu nhận thức ăn rất phức tạp thông qua hệ tiêu hoá …
Mặt khác, xét về số lượng thì nấm có đến 65.000 loài. Là một nhóm sinh
vật rất lớn. Với những lý do như vậy nên người ta xếp chúng thành một giới
riêng gọi là giới nấm.
Trong giới nấm số loài nấm ăn là rất nhỏ, nhưng được loài người sử dụng
làm thức ăn từ thời còn hái lượm và ngày nay nó được nghiên cứu khá kỹ và đưa
ra nuôi trồng. Tuy nhiên, khi nói đến nấm, người ta thường nghĩ đến các sợi tơ
nhỏ li ti và gọi chúng là mốc meo. Còn nói đến nấm ăn, người ta thường nghĩ
ngay đến tai nấm hay quả thể (cây nấm). [5]

2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các loại nấm nghiên cứu
* Nấm Linh Chi
Tên gọi: Nấm Linh Chi (hiện nay), Nấm Lim (miền Bắc xưa), hay nấm
Trường Thọ, Bất Lão Thảo,… thư tịch cổ.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Tên tiếng Anh: Linhzhi, Reishi
Phân bố: Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.


25

Hình thái quả thể: Tai nấm hoá gỗ, hình quạt hoặc quả thận. Mặt trên mũ
có vân đồng tâm và bóng láng, màu vàng cam cho đến đỏ đậm hoặc nâu đen. Mặt
dưới phẳng, có nhiều lỗ nhỏ li ti, là cơ quan sinh bào tử. Cuống nấm đặc và cứng,
sẫm màu và bóng láng.
Giá thể tự nhiên: Gỗ mục và nguyên liệu có chất xơ

Nhiệt độ: Giai đoạn nuôi sợi 200C - 300 C
Giai đoạn quả thể 220C - 280 C
Độ ẩm: Cơ chất 60% - 65%
Không khí 80% - 95%
Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm
Linh Chi đều cần có độ thông thoáng tốt.
Ánh sáng: Giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng
Giai đoạn quả thể: Cần ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng cân
đối từ mọi phía.
pH thích hợp: 5,5 - 7
Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn Xenlulozo
* Mộc Nhĩ
Tên gọi: Nấm tai Mộc Nhĩ hay nấm Mộc Nhĩ (miền Nam), Mộc Nhĩ (miền Bắc).
Tên khoa học: Auricularia polytricha (Mount) Sacc = mộc nhĩ lông.
Auricularia auricula (Hook) Undrew = Mộc Nhĩ trơn.
Tên tiếng Anh: Yew’S Ear, Wood Ear, Ear fungus
Phân bố: Vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới
Hình thái quả thể: Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống,
mềm mại khi còn tươi và cứng dòn khi phơi khô. Mặt trên mũ có lông dày mỏng
hoặc không lông. Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím và đen.
Giá thể tự nhiên: Gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ.
Nhiệt độ: Thích hợp nhất để Mộc Nhĩ phát triển là từ 200C - 300C
Độ ẩm: Trong cơ chất trồng Mộc Nhĩ là 60% - 65%
Không khí khu vực nuôi trồng tốt nhất là 90% - 95%


×