Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng khmer ở trường dân tộc nội trú tỉnh kiên giang luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.28 KB, 104 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

DANH B TNH

MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP
DạY HọC TIếNG KHMER ở TRƯờNG DÂN TộC NộI TRú
TỉNH KIÊN GIANG

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC


2

NGHỆ AN - 2013


B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

DANH B TNH

MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP
DạY HọC TIếNG KHMER ở TRƯờNG DÂN TộC NộI TRú
TỉNH KIÊN GIANG

Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 60.14.05

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC


Ngi hng dn khoa hc:

TS. PHAN QUC LM


4

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ quý báo của nhiều đơn vị và cá nhân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô, Phòng, Khoa trường Đại học
Vinh đã chấp nhận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phan Quốc Lâm - người đã hết lòng
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô dạy học lớp Cao học Quản lý
giáo dục khóa K19B tại trường Đại học Vinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, cán
bộ quản lý, giảng viên Tiếng Khmer cùng các em học sinh tại trường Phổ
thông Dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang đã cung cấp tài liệu và có những ý
kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều
hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các đồng nghiệp,
quý Thầy, Cô và Hội đồng chấm luận văn góp ý kiến cho những thiếu sót
trong luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nghệ An. tháng 9 năm 2013

Tác giả
Danh Bá Tính


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................12
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................12
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................14
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................14
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................................................14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................................14
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................14
7. Những đóng góp của luận văn.................................................................................................15
8. Cấu trúc luận văn.....................................................................................................................15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG KHMER CHO HỌC
SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH KIÊN GIANG......................................................................16
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................................16
1.1.1. Ngoài nước....................................................................................................................16
1.1.2. Trong nước....................................................................................................................18
1.2. Một số khái niệm căn bản ....................................................................................................19
1.2.1. Tiếng Khmer...................................................................................................................21
1.2.2. Dạy học và dạy học Tiếng Khmer...................................................................................25
1.2.3. Phương pháp và phương pháp dạy học Tiếng Khmer ...................................................26
1.2.4. Đổi mới và đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer................................................28
1.2.5. Quản lý Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer........................................29
1.2.6. Giải pháp và giải pháp quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer...........................................32
1.3. Một số vấn đề về đổi mới PPDH Tiếng Khmer ...................................................................33



7
1.3.1. Trường PTDTNT.............................................................................................................38
1.3.2. Vấn đề dạy học Tiếng Khmer ........................................................................................41
1.3.3. Vấn đề đổi PPDH Tiếng Khmer ở trường DTNT..............................................................42
1.4. Một số vấn đề quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer..............................................................44
1.4.1. Tính cần thiết của việc đổi mới PPDH Tiếng Khmer.......................................................45
1.4.2. Tính cần thiết của việc đổi mới PPDH Tiếng Khmer.......................................................46
Tiểu kết chương 1........................................................................................................................49
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG KHMER Ở CÁC TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH KIÊN GIANG.............................................................................................................................50
2.1. Khái quát đặc điểm trường DTNT tỉnh Kiên Giang...............................................................50
2.1.1. Đặc điểm tình hình trường DTNT tỉnh Kiên Giang..........................................................51
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giữ vững và phát triển giáo dục cho dân tộc
thiểu số....................................................................................................................................52
2.1.3. Giáo viên dạy tại trường DTNT tỉnh Kiên Giang.............................................................56
2.1.4. Giáo viên dạy tiếng Khmer tại trường DTNT tỉnh Kiên Giang.........................................56
2.1.5. Về SGK tiếng Khmer cho người dạy sách học cho học sinh............................................57
2.1.6. Về trang thiết bị cơ sở vật chất dạy và học....................................................................58
2.2. Thực trạng dạy học tiếng Khmer ở trường DTNT..................................................................59
2.2.1 Thực trạng chất lượng dạy học Tiếng Khmer..................................................................59
2.2.2. Thực trạng đổi mới PPDH..............................................................................................61
2.3. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer ở trường DTNT...........................................62
2.3.1. Khái quát về nghiên thực trạng cứu mục tiêu................................................................62
2.3.2. Khái quát về nghiên cứu thực trạng nội dung................................................................63
2.3.3. Khái quát về nghiên cứu thực trạng phương pháp........................................................64
2.3.4. Khái quát về nghiên cứu đối tượng ...............................................................................64



8
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer ở trương dân tộc
nội trú tỉnh Kiên Giang.................................................................................................................65
2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng........................................................................................65
2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng.........................................................................................66
Tiểu kết chương 2........................................................................................................................68
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG KHMER Ở CÁC TRƯỜNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH KIÊN GIANG..............................................................................................69
3.1. Những nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Khmer ở
trường PTDTNT............................................................................................................................69
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu................................................................................69
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện..............................................................................69
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................................70
3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi..................................................................................................70
3.2. Một số giải pháp quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer..........................................................71
3.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực quản lý cho CBQL về
môn Tiếng Khmer....................................................................................................................71
3.2.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức Tiếng Khmer cơ bản cho CBQL nắm bắt được công tác
đổi mới PPDH môn Tiếng Khmer.............................................................................................74
3.2.3. Giải pháp 3: Kế hoạch hóa vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH................................75
3.2.4. Giải pháp 4: Quản lý công tác đổi mới PPDH Tiếng Khmer ở trường PTDTNT nhằm
hướng tới hoạt động học tập chủ động tích cực.....................................................................76
3.2.5. Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý công tác đổi mới PPDH ở
trường PTDTNT........................................................................................................................78
3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường công tác quản lý tổ nhóm chuyên môn trong công tác đổi mới
PPDH........................................................................................................................................80
3.2.7. Giải pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đổi mới
PPDH........................................................................................................................................82

3.2.8. Giải pháp 8: Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh của nhà trường....................................84


9
3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp đề xuất.......................87
3.3.1. Khái quát về khảo sát.....................................................................................................87
3.3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi...............................................................88
Tiểu kết chương 3........................................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................92
1. Kết luận....................................................................................................................................92
2. Kiến nghị ................................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................98
PHỤ LỤC........................................................................................................................................101


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CBQL

:

Cán bộ quản lý



:

Cao đẳng

CNTT


:

Công nghệ thông tin

CSVC

:

Cơ sở vật chất

CSVN

:

Cộng sản Việt Nam

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐH

:

Đại học

GD&ĐT


:

Giáo dục và Đào tạo

GD

:

Giáo dục

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

PH&GQVĐ

:

Phát hiện và giải quyết vấn đề

PPDH


:

Phương pháp dạy học

PTDTNT

:

Phổ thông dân tộc nội trú

QL

:

Quản lý

QLGD

:

Quản lý giáo dục

QLGDDT

:

Quản lý giáo dục dân tộc

SGK


:

Sách giáo khoa

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình:
Hình 1.1. Dạng chữ Khmer đầu tiên được quốc vương Bhavavaraman
sáng lập năm Phật lịch 707..............................................................................................................21
Hình 1.2. Dạng chữ Khmer được quốc vương Jiyavaraman
và HemaTrivaraman sửa đổi lần thứ hai Phật lịch năm 789............................................................22

Hình 1.4. Dạng chữ Khmer được quốc vương Soriyavaraman II
sửa đổi lần thứ tư Phật lịch năm 1116............................................................................................23
Hình 1.6. Dạng chữ Khmer thời hiện đại.........................................................................................24
Bảng 3.1. Biện pháp được đề xuất...................................................................................................88
Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý đổi mới PPDH của cán bộ quản lý của trường PTDTNT......................................89


12
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích
khơi gợi, hoặc biến đổi nhận thức của cá nhân, đồng thời góp phần đẩy mạnh
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong
đó giáo dục là vấn đề trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển của đất nước “là
quốc sách hàng đầu” được đảng và nhà nước quan tâm đầu tư, trong nhiều
năm qua ngành GD&ĐT đã có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể nhằm động
viên, khuyến khích học sinh dân tộc đến trường học tập, thực hiện tốt công tác
phổ cập giáo dục, đồng thời phải động viên các em học tiếng dân tộc của
mình, để góp phần tô thắm nét đẹp văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục nhu cầu
học tập ngày càng cao của nhân dân, đòi hỏi mới của nền kinh tế đã xuất hiện
những bất cập là xã hội hết sức quan tâm. Cơ cấu của hệ thống giáo dục chưa
cân đối, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, quản lý nhà nước về quản
lý giáo dục chưa mạnh mẽ, các điều kiện dành cho giáo dục còn khó khăn,
thực tế những năm qua cho thấy “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”
chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổ
chức thực tiển của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả về đầu tư cho
giáo dục và tạo cơ chế hoạt động giáo dục, chưa tạo ra sự phối hợp đồng bộ
giữa các ban ngành, các nhà quản lý giáo dục chưa thực sự nhìn nhận đúng

tầm quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.
Để bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số Hội đồng Bộ trưởng (nay
là chính phủ) Ngày 22/02/1980 đã có quyết định số 53/CP về chủ trương đối
với chữ viết của các dân tộc thiểu số, trong đó xác định “ tiếng nói và chữ viết
của mỗi dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quí của dân tộc đó, vừa là tài


13
sản văn hóa chung của cả nước”. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam 1992 tại điều 5 đã qui định” các tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giử gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền
thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
Mới đây nhất, ngày 14/01/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, trong đó
khẳn định một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc là “ đảm
bảo việt giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong
tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Cũng trong Nghị
định số 05/2011/NĐ-CP, đề cặp đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
đối với dân tộc thiểu số đã khẳng định: “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống
văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đưa vào chương trình giảng dạy trong các
trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán
trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường
dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn
vùng dân tộc.
Điểm qua những văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến công
tác bảo tồn, phát huy việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số cho thấy đây là một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước
được thực hiện nhất quán và đồng bộ từ trung ương đến địa phương, chính
nhờ thực hiện chủ trương đó mà trong nhiều năm qua, vốn tiếng nói và chữ
viết của nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta được phát hiện, lưu giữ, bảo tồn
và phát triển.

Xuất phát từ lý luận, thực tiển nhằm phát huy bảo tồn văn hóa của các
dân tộc trên lảnh thổ đất nước Việt Nam, giúp công tác quản lý giáo dục thực
hiện đầy đủ phương châm được đề ra, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số giải
pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer của các trường dân tộc
nội trú tỉnh Kiên Giang”.


14
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiển, luận văn đề xuất “một số giải pháp
quản lý đổi mới PPDH tiếng Khmer của các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên
Giang” nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý và dạy học của giáo viên.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu: Cấu trúc quản lý đổi mới PPDH tiếng
Khmer của các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý đổi mới PPDH
tiếng Khmer các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được những giải pháp đổi mới quản lý đổi mới PPDH
môn Tiếng Khmer có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả
thi, sẽ góp một phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng
Khmer ở các trường dân tộc nội trú.
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer ở
các trường dân tộc nôi trú tại tỉnh Kiên Giang.
- Xây dựng số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer
cho trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra; phỏng vấn
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Lấy ý kiến chuyên gia


15
7. Những đóng góp của luận văn
7.1 Về mặt lý luận
Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và quản lý
hoạt động dạy học tiếng Khmer từ trước tới nay, nhằm phát triển phương
pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer tốt hơn.
7.2 Về mặt thực tiển
Khái quát thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer đối
với các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
7.3 Giải pháp khoa học
Đưa ra được các giải pháp khoa học và có tính khả thi để quản lý hoạt
động đổi mới PPDH tiếng Khmer ở các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động đổi mới PPDH
tiếng Khmer cho học sinh các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer
ở các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng
Khmer ở các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang



16
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG KHMER CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ TỈNH KIÊN GIANG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ngoài nước
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới PPDH là một vấn đề được đề cập và
bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu PPDH đã không
ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại
để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân loại. những năm gần đây
định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa
hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV, phương pháp
này đòi hỏi HS tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận
thức và ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỷ năng đã thu nhận
được. công tác đổ mới PPDH theo hướng coi trọng người học, coi HS là chủ
thể hoạt động khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo
của HS trong suốt quá trình dạy học là cần thiết.
Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với Ovide Decroly: Ovide
Decroly là bác sĩ, nhà tâm lý người Bỉ rất quan tâm đến tình trạng phát triển
kiến thức của trẻ em bình thường cũng như những trẻ em khuyết tật. Do đó,
ông nhiệt thành với việc trẻ em. Năm 1901 ông thiết lập trung tâm giáo dục
trẻ em khuyết tật - Instude of Abnormal Chidren. Tại đây, Decroly tổ chức
sinh hoạt lớp học như tại gia đình. Nhờ vậy, mặc dù gặp khó khăn về thể chất,
các em vẫn học tập vui vẽ, hứng thú và gặt hái được kết quả khả quan. Quan
điểm và phương pháp giáo dục của ông và lớp học cần được tổ chức như “
một phòng thực tập - workshop”. Chương trình dạy học phải được đặc trên


17

căn bản thực tế, phân tích nhu cầu HS và chia thành bốn loại: thực phẩm gia
cư, sinh hoạt và phòng ngừa. PPDH phải được chú trọng đến trình độ kiến
thức, tâm lý cá nhân để khuyết khích HS học hỏi, phát triển kiển thức qua tài
liệu cũng như trò chơi giáo dục. đây là quan điểm dạy học sinh làm trung tâm.
Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với mô hình New Zealand.
Hai nhà tâm lý giáo dục New Zealand là Graham Nuthall và Adrienne Altonlee trong các năm 1990, 1992, 1993 đã xuất bản 3 nghiên cứu : "Predicting,
Leaming from students Experience of Teaching-tiên đoán học hỏi kinh
nghiệm giảng của giáo sinh", "Research ơn Teaching and Leaming - Nghiên
cứu về dạy học và học hỏi" và "Understanding in how to Le am in
Classroom" về "Phương pháp dạy lấy HS làm trung tâm".[26]
Trong lĩnh vực dạy học đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhà
giáo dục đã đề cập đến. Ở phương Tây, từ trước công nguyên, Xôcrat (469339) đã quan niệm giáo dục phải giúp con người tìm thấy và tự khẳng định
chính bản thân mình. ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần có
phương pháp giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức,
phù hợp với chân lý.
Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 trước CN) quan niệm PPDH là
dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi
hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nề nếp, thói quen trong
học tập.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có
sự biến đổi về lượng và chất. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, các
nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ
CBQL trong việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. P.V.Zimin,
M.I.Konđakốp, N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên cứu công tác quản lý hoạt
động dạy học, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong
công tác quản lý của CBQL.[27]


18
Khiến F.Osterman hiện là giáo sư kiêm chủ nhiệm khoa Khoa học cơ

bản, nghiên cứu chiến lược và lãnh đạo Đại Học Emmanual thuộc Đại học
Quốc tế và lấy bằng tiến sĩ Đại học Washington. Sự nghiệp dạy học và nghiên
cứu của bà chú trọng động lực trong hoàn cảnh xã hội, đặc biệt nhấn mạnh
công tác quản lý và quá trình tác động đến hành vi của người thầy trong lớp
học. Công trình của bà được in trên báo "Khoa học quản lý".
Robert B.Kottkamp là giáo sư tiến sĩ kiêm trưởng khoa Khoa học cơ
bản, nghiên cứu chiến lược và lãnh đạo Đại học Hofstra. Ông nhận bằng cử
nhân Đại học Depauw, rồi bằng Thạc sĩ giáo dục và bằng tiến sĩ Đại học
Washington. Mục đích dạy học và nghiên cứu của ông là tìm hiểu khó khăn
trong học tập, hoạt động tư duy và đổi mới dạy học cung như quản lý giáo
dục. ông là đồng tác giả bốn công trình nghiên cứu và đã xuất bản trong
tạp.-chí Phi Delta, Kappan...Công trình mới đây của ông khảo sát quá trình
thực hành phương pháp "Để Tôi Học", và quản lý nhắm tới đánh giá hiệu
quả trong quản lý giáo dục với sự hỗ trợ của Hiệp hội Quản"lý Giáo dục
Đại' học Mỹ.[16]
1.1.2. Trong nước
Trước hết phải nó đến quan -điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (1890 - 1969). Người đã nói rõ về PPDH "phải nâng cao và hướng dẫn
việc tự học ' hoặc "Lấy tự' học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào".
Quan điểm này cho thấy muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cần phải lựa
chọn những PPDH đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy
nghĩ và sáng tạo của người học.[12]
Trên cơ sở lý luận của Chủ.nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đã có nhiều nhà khoá học, nhà giáo - dục Việt Nam nghiên cứu về quản
lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng
Chúng, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Hoàng Tâm Sơn, Nguyễn Văn Tường...
Mặc dù mỗi tác giả đi sâu vào những bình diện khác nhau của hoạt động dạy


19

học nhưng tất cả đều hướng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa GV và nhà
quản lý những nội dung quản lý hoạt động dạy học của CBQL. Tác giả
Nguyễn Ngọc Quang xác định. "Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là
hoạt động trung tâm của nhà trường, quăn lý nhà trường thực chất là quản lý
quá trình lao động sư phạm của người thầy".[28]
1.2. Một số khái niệm căn bản
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là
con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy,
phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được
những kết quả phù hợp với mục đích đã định.
Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm
mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương
tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí
tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục
đích đạt được).
Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu
mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với
mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.
Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương
pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì
cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới
tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách
quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện
pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để
nhận thức và để hành động thực tiễn.
Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp
nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?
Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo và đối
tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của



20
mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những
quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy
học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.
Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học
là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt
động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào
hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục
đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt
động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.
Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của
người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương
tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra
mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ
có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.
Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau: Phương
pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau
của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có
chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động
nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội
nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học
với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo,
còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của
phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.
Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những
thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất



21
tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh
hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong
phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định,
chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.
1.2.1. Tiếng Khmer
Chữ Khmer đã hình thành song song với lịch sử của người Khmer.
Nhưng người ta chỉ có thể ghi nhận được từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên.
Vậy là đã qua một thiên niên kỷ hơn một ngàn năm.

Hình 1.1. Dạng chữ Khmer đầu tiên được quốc vương Bhavavaraman
sáng lập năm Phật lịch 707
Nếu ta nghiên cứu tỉ mỉ từng năm theo quá trình phát triển của lịch sử
thì không thể được. Vì vậy nên các nhà nghiên cứu đã chia quá trình phát
triển của chữ Khmer thành 4 thời kỳ như sau:
CHỮ KHMER THỜI TRƯỚC ANGKOR:
Đây là thời kỳ đầu có thời gian từ khi khai sơn lập quốc, dựng xây nền
văn minh cho đến thế kỷ thứ VIII. Thời kỳ đó thủ đô chưa được xây dựng ổn
định. Việc xây dựng nền văn minh có chữ viết hẳn hoi cũng chưa phát triển
mạnh mẽ. Người ta tìm thấy một số di tích như chữ viết khắc trên đá và
những mẫu truyện về tôn giáo. Nhưng sữ học đã nói nhiều về nhà trí thức
trong thời kỳ này vì nhà vua rất trọng dụng nhân tài.


22

Hình 1.2. Dạng chữ Khmer được quốc vương Jiyavaraman
và HemaTrivaraman sửa đổi lần thứ hai Phật lịch năm 789
CHỮ KHMER THỜI ANGKOR

Thời kỳ thứ hai tính từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ thứ XIV. Thời kỳ
này người Khmer đã xây dựng thủ đô rất phồn thịnh. Nền văn minh của người
Khmer cũng bắt đầu phát triển mạnh. Nhà vua đứng ra mở cuộc họp để chỉnh
sửa chữ viết sao cho phù họp với hoàn cảnh thực tế. Vì thế người ta thấy rất
nhiều di tích như văn bản quan trọng khắc trên đá. Ngoài ra các nhà nghiên cứu
còn tìm thấy những văn bản viết trên da thú như truyện Ramayana, truyên
Mahabhatara và truyện dân gian khác. Mục đích văn chương của thời kỳ này có
nhiều triển vọng và lên đến bậc cao nhất trong lịch sử chữ viết của người Khmer.

Hình 1.3. Dạng chữ Khmer được quốc vương Rajentravaraman
sửa đổi lần thứ ba Phật lịch năm 798


23
CHỮ KHMER THỜI SAU ANGKOR:
Trong thời kỳ trước chữ Khmer rất phát triển nhưng đến thời kỳ này
lại rơi vào sự suy thoái rất trầm trọng gần như mất hẳn dấu vết về việc
chuyển biến của chữ viết. Nguyên nhân của sự suy thoái là do có ngoại bang
đánh chiếm thủ đô Angkor, tất cả tài liệu ghi chép của một nền văn minh đã
bị đánh cấp hình như hoàn toàn, chỉ còn xót lại một số ít chuyển về thủ đô
mới. Thủ đô mới không ổn định, cùng lúc đó xảy ra nội chiến và sự xâm
chiếm từ ngoại bang nên chữ viết không có cơ hội để phát triến tiếp. Trong
thời kỳ này tất cả các tài liệu của người Khmer được viết trên lá buông và
trên giấy Krăng (giấy dầy).
Cho đến cuối thế kỷ thứ XVII mới có trí thức nhiều trở lại, dưới sự hỗ
trợ của quốc vương Ang Đuông (អង្ដួង). Vị vua này xây dựng lại hệ thống chữ
Khmer mới họp trí thức lại ghi chép tài liệu và dựng xây hệ thống giáo dục
mới.

Hình 1.4. Dạng chữ Khmer được quốc vương Soriyavaraman II

sửa đổi lần thứ tư Phật lịch năm 1116
CHỮ KHMER THỜI CẬN ĐẠI:
Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1863. Đây là thời kỳ người Khmer sống
đưới sự đô hộ của ngoại bang nhất là Pháp. Văn nghệ sĩ từ thời kỳ Ang


24
Đuông (អងដ
្ ួង) tiếp tục hoạt động theo tư tưởng ngày càng thất vọng của minh.
Nhưng việc phổ biến tác phẩm thì có nhiều hơn trước, vì công nghệ in ấn phát
triển thuận lợi hơn thời kỳ viết trên lá Buông và Krăng.
Cho đến năm 1953, Đây là thời kỳ độc lập, chữ Khmer đã trở thành
một loại ngôn ngữ thông dụng với dạng hiện đại đúng nghĩa của nó

Hình 1.6. Dạng chữ Khmer thời hiện đại
Đối với chữ Khmer của cộng đồng người Khmer ở Việt Nam thì ta thấy
rằng: có sự phát triển đều dù trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch
sử, ngôn ngữ và chữ viết đã được hoàn chỉnh nhưng chưa xây dựng được hệ
thống giáo dục Khmer ngữ rõ ràng. Nhưng nói chung người Khmer họ rất cố
gắng giữ gìn và bảo vệ chữ viết của mình. Hiện nay chữ Khmer cũng đã đáp
ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập thế giới. Và đặc biệt chữ Khmer đã
trở thành một bộ phận ngôn ngữ không thể thiếu trong cộng đồng ngôn ngữ
Việt Nam. Dưới sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự nổ lực phấn
đấu của mình, người Khmer nói chung và văn nghệ sĩ Khmer nói riêng hoàn
toàn hy vọng rằng: Trong thời gian không xa Khmer ngữ sẽ phát triển lên một


25
tầm cao mới. Đặc biệt là sẽ có tác phẩm mới và hay bằng chữ Khmer để làm
phong phú thêm nền văn học Việt Nam.

Tiếng Khmer là ngôn ngữ đơn lập, nhưng không đơn tiết tính mà cận
âm tiết, được phát triển từ hệ thống ký tự Pallava của miền Nam Ấn độ.
Tiếng Khmer là ngôn ngữ không có thanh điệu. Với nguyên âm có hai loại:
Nguyên âm thường có 24 chữ, nguyên âm độc lập gồm 13 chữ và 33
phụ âm với 32 chân thuộc hai giọng o và ô, tiếng Khmer là ngôn ngữ có nhiều
âm vị nhất. Từ vựng gồm lớp từ cơ bản gốc Nam Á, từ gốc Pali, Sanskrit, gốc
Pháp, Việt và Thái. Tiếng Khmer được cho rằng có 4 phương ngữ chính:
Battambang (ở khu vực phía Bắc); Phnôm Pênh, Surin (phía đông bắc Thái
Lan) và Nam Bộ (vùng ĐBSCL, Việt Nam). Một đặc điểm quan trọng là
tính chất song thể ngữ ở khu vực ĐBSCL.
1.2.2. Dạy học và dạy học Tiếng Khmer
Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích
nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân
loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”.
Quan niệm này lí giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạo
những con người thích ứng với những nhu cầu hiện tại của xã hội. Tuy nhiên
quan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội. Bởi
vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã được vật chất
hóa bằng cách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học.
Quan niệm đó đi ngược lại quan niệm của Socrate về giáo dục trong đó giáo
dục có nhiệm vụ “đỡ đẻ” các ý niệm vốn có trong mỗi con người, để cho ý
niệm đó được khai sinh và trở thành giá trị tinh thần chung của nhân loại.
Quan niệm đó cũng hạn chế nền giáo dục hướng đến một phương pháp giáo
dục giúp cho người học trở thành những con người sáng tạo, vượt qua được
những giá trị tinh thần hiện có của xã hội. Thời đại của chúng ta, và hơn nữa
xã hội chúng ta đang hướng đến một xã hội tri thức. Một xã hội mà tri thức


×