Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật số 1 nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 78 trang )

bộ giáo dục đào tạo
trờng đại học vinh

đoàn xuân sinh

một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt
động
dạy học ở trờng trung cấp nghề
kinh tế - kỹ thuật số 1 nghệ an

luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

vinh, 2009
lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Trờng Đại học
Vinh, khoa Sau Đại học trờng Đại học Vinh, các giảng viên, các nhà khoa học
đã tận tình giảng dạy, cung cấp tài liệu, hớng dẫn tôi trong quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo Phó giáo
s - Tiến sĩ Nguyễn Trọng Văn, Ngời hớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên Trờng Trung
cấp nghề Kinh tế- Kỹ thuật số 1 Nghệ An, bạn bè đồng nghiệp, gia đình tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn này.


2
Mặc dầu hết sức cố gắng, nhng chắc chắn luận văn tốt nghiệp không thể
tránh khỏi những hạn chế, kính xin đợc sự giúp đỡ, góp ý và chỉ dẫn thêm.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 11 năm 2009
Tác giả



Đoàn Xuân Sinh


3


4
mục lục
1
2
3
3.1
3.2
4
5
6
6.1
6.2
7
8

1.1
1.2
1.3

2.1
2.2
2.3
2.4

2.5

3.1
3.2
3.3
3.4
1
2

mở đầu

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu
Nhóm phơng pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Những đóng góp của luận văn
Cấu trúc luận văn

nội dung
chơng 1
CƠ sở Lý LUậN về quản lý và quản lý hoạt động
dạy học ở trờng dạy nghề

Trang

4
6
6
6
6
7
7
7
7
7
7
8
8
6

Sơ lợc lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Quản lý và quản lý giáo dục
Quản lý hoạt động dạy học

9
13
20

Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Nghệ
An.
Khái quát về sự hình thành và phát triển trờng TCNKT-KTS1
Nghệ An
Thực trạng quản lý hoạt động dạy của trờng TCNKT-KTS1
Nghệ An
Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy của trờng

TCNKT-KTS1 Nghệ An
Nguyên nhân của thực trạng trên

31

chơng 2
thực trạng công tác quản lý dạy học ở trờng
trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật số 1

chơng 3
một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy
học ở trờng TCNKT-KTS1 Nghệ An

34
39
52
54

căn cứ có tính chất định hớng để xây dựng một số giải pháp
Nguyên tắc đề xuất một số giải pháp
Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học
ở trờng TCNKT-KTS1 Nghệ An
khảo nghiệm về mặt nhận thức tính khoa học, tính thực tiễn và
tính khả thi của một số giải pháp

57
61
62

Kết luận

Kiến nghị

89
91

kết luận - kiến nghị

82


5

mở đầu
1. lý do chọn đề tài:

Ngy nay, hầu nh mọi quốc gia trên thế giới coi nhân tố con ngời,
nguồn lực con ngời hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định
nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Các nhà kinh tế đã
khẳng định rằng đầu t cho con ngời thông qua các hoạt động giáo dục và đào
tạo, chăm sóc sức khỏe, các chơng trình đảm bảo việc làm và an ninh xã
hội,v,v.là đầu t có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trởng kinh tế
nhanh và bền vững của đất nớc.
ở Việt Nam Nghị quyết Trung ơng 2 khoá VIII đã khẳng định "muốn
tiến hành CNH-HĐH thắng lợi, phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy
nguồn lực con ngời, yếu tố cơ bản của phát triển nhanh và bền vững''.
Trong 3- 4 năm trở lại đây, ở nhiều tỉnh thành trong cả nớc đã tổ chức
Hội chợ việc làm, nhằm giới thiệu cho ngời lao động đợc tiếp xúc với các
doanh nghiệp, tạo cơ hội tìm việc làm. Song qua các hội chợ, thấy rõ một điều:
Đó là khá nhiều lao động đã qua đào tạo nghề dài hạn nhng không đáp ứng đ-



6
ợc yêu cầu chuyên môn của các nhà tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp rất bất
ngờ khi có những ngời lao động có bằng cấp tốt nghiệp loại khá, giỏi nhng tay
nghề thực tế lại quá non nớt. Đội ngũ công nhân có trình độ cao hiện nay lại
càng thiếu trầm trọng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật- công nghệ,
thiết bị công nghệ mới đang là một thách thức đối với ngời sử dụng nó. Việc
ngời lao động không đáp ứng đợc yêu cầu của thị trờng lao động, ít nhiều đã
nói lên rằng: Chất lợng đào tạo nghề của nhiều cơ sở nghề cha theo kịp nhu
cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp tuyển dụng. Vậy yếu kém này do
đâu? phải chăng ngay từ khâu quản lý giáo dục ở các cơ sở dạy nghề, thực tế
hiện nay ở các cơ sở đào tạo nghề, các điều kiện để đảm bảo chất lợng đào tạo
nghề còn nghèo nàn lạc hậu. Nhiều chơng trình dạy nghề cha đợc quan tâm
cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với công nghệ mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu
về số lợng và yếu về chất lợng, nhất là trình độ về tay nghề.
Trớc tình hình đó, ngày 11/1/2005 Thủ tớng Chính phủ ra Quyết định số
09/QĐ-CP phê duyệt đề án: Xây dựng, nâng cao chất lợng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 với mục tiêu cơ bản nh sau:
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hớng chuẩn hoá,
nâng cao chất lợng đảm bảo đủ về số lợng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú
trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lơng tâm nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc CNH-HĐH đất nớc. Một số nhiệm
vụ cụ thể trong đề án đã viết: Tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục
xây dựng và nâng cao chất lợng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò
trách nhiệm của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lợng cao, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tuỵ nghề nghiệp làm trụ
cột thực hịên các mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dỡng nhân tài đào tạo nhân
lực.

Thực hiện Quyết định của Thủ tớng Chính phủ ngày 7/6/2005 Bộ trởng
Bộ Lao động thơng binh và Xã hội ra Quyết định số: 1000/2005/ QĐ BLĐTB-XH về việc phê duyệt Đề án: Phát triển xẫ hội hoá dạy nghề đến
năm 2010 '' Mục tiêu cơ bản là: Tăng số lợng quy mô tuyển sinh học nghề đến
năm 2010 đạt: 7.500.000 ngời, phát triển nhanh về số lợng và chất lợng các trờng Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề, chú trọng thành lập
cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Đến năm 2010 chuyển phần lớn cơ sở dạy


7
nghề công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ và ngày 02 tháng 10 năm 2006
Bộ trởng Bộ Lao động thơng binh và Xã hội ra Quyết định số: 07/2006/ QĐ BLĐTB-XH về việc phê duyệt " Quy hoạch phát triển mạng lới trờng cao đẳng
nghề, trờng trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hớng
đến năm 2020''. Mục tiêu cơ bản là : Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 26%
vào năm 2010; đạt tối thiểu 40% vào năm 2020. Quy mô tuyển sinh đạt 21
triệu ngời giai đoạn 2011-2020.
Nằm trong hệ thống trờng nghề, trờng Trung cấp nghề Kinh tế- Kỹ
thuật số 1 Nghệ An có chức năng nhiệm vụ đào tạo nghề dài hạn và nghề ngắn
hạn cho con em địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung. Với đội ngũ giáo viên và cơ
sở vật chất hiện nay cha đáp ứng đợc yêu cầu phát triển dạy nghề theo hớng
cầu của thị trờng lao động gắn với chiến lợc phát triển đào tạo của nhà trờng
và với chiến lợc phát triển KT-XH của cả nớc, tầng vùng, tầng địa phơng và
gắn với việc giải quyết nhu cầu việc làm của ngời lao động ở trong nớc và xuất
khẩu. Đồng thời để chuẩn hoá một cách toàn diện, đồng bộ mục tiêu, nội
dung, chơng trình, phơng pháp đào tạo. Do đó ngoài việc tăng cờng cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học, số lợng giáo viên thì vấn đề đổi mới quản lý dạy học là
một yêu cầu cấp bách đảm bảo cho chất lợng đào tạo của trờng đợc nâng cao.
Với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: Một số giải
pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trờng Trung cấp Nghề Kinh tếKỹ thuật số 1 Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cờng quản lý trong hoạt động

dạy học có tính khả thi nhằm nâng cao chất lợng đào tạo công nhân kỹ thuật
lành nghề, tiến tới đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao ở trờng TCNKTKTS1 NA.
3. khách thể và đối tợng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động quản lý hoạt động dạy học (lý thuyết, thực hành nghề) ở trờng TCNKT-KTS1 NA .
3.2. Đối tợng nghiên cứu:

Một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy( lý thuyết- thực hành)
của giáo viên ở Trờng TCNKT-KTS1 NA.
4. Giả thuyết khoa học:

Có thể nâng cao chất lợng đào tạo ở Trờng TCNKT-KTS1 NA nếu đề
xuất đợc một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học một cách toàn


8
diện, trên cơ sở tính đến những điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực
của địa phơng cũng nh xu thế phát triển của trờng trong thời gian tới.
5. NHIệM Vụ NGHIÊN CứU:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý và quản lý hoạt động dạy học
nhằm nâng cao chất lợng ở các trờng dạy nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy ở Trờng TCNKTKTS1 NA.
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trờng
TCNKT-KTS1 NA.
- Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy (lý thuyết- thực
hành) của giáo viên.
6. phƯơng pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm các phơng pháp nghiên cứu lí luận :


Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phơng
pháp:
- Phân tích tổng hợp lý thuyết
- Khái quát hoá lý luận có liên quan
- Mô hình hoá
2.2. Nhóm các phơng pháp nghiên cứu thực tiễn:

Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phơng pháp:
- Điều tra.
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Lấy ý kiến chuyên gia.
- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
7. những đóng góp của luận văn:
- luận văn bổ sung phần cơ sở lý luận cho công tác quản lý hoạt động
dạy học ở các trờng dạy nghề nói chung và trờng TCNKT-KT S1NA nói riêng.
- Đánh giá một cách khách quan về thực trạng công tác quản lý hoạt
động dạy học đối với trờng TCNKT-KTS1 NA.
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học
ở các trờng dạy nghề nói chung và trờng TCNKT-KT S1NA nói riêng.
8. Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, tài lỉệu tham khảo và kết luận- kiến nghị, luận văn
gồm có 3 chơng:


9
- Chơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý hoạt động dạy học ở trờng dạy nghề.
- Chơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học đối với trờng TCNKT-KTS1 NA.
- Chơng 3: Một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trờng

TCNKT-KTS1 NA.

nội dung
chơng 1:Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý hoạt
động dạy học ở trờng dạy nghề
1.1. Sơ lợc lịch sử của vấn đề nghiên cứu

1.1.1. ở nớc ngoài
Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trình
nghiên cứu của mình đã cho rằng: "Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trờng
phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động
của đội ngũ GV" [39,6]. V.A. Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công
cũng nh thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm hiệu trởng của mình,
cùng với nhiều tác giả khác, ông đã đa ra một số giải pháp quản lý của Hiệu
trởng:
Phân công hợp lý công việc giữa hiệu trởng và phó hiệu trởng phụ trách
đào tạo:
Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý
giữa hiệu trởng và phó hiệu trởng để đạt đợc mục tiêu đã đề ra. Các tác giả
đều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của hiệu trởng. Tuy nhiên, trong
thực tế, cùng tham gia quản lý nhà trờng với hiệu trởng còn có vai trò quan
trọng của các phó hiệu trởng, nhất là phó hiệu trởng phụ trách đào tạo. Công
việc của hiệu trởng và các phó hiệu trởng đều nhằm hớng tới mục tiêu giáo


10
dục chung của Nhà trờng. Song làm thế nào để công việc của họ đạt hiệu quả
cao nhất, tránh "dẫm chân" lên nhau, tránh sự lấn sân của nhau, mà hơn thế
lại huy động tốt nhất sức mạnh của tập thể GV. Đó là vấn đề mà các tác giả
đặt ra trong công trình nghiên cứu của mình. Vì vậy, V.A Xukhomlinxki cũng

nh các tác giả khác chú trọng đến sự phân công hợp lý công việc của hiệu trởng và các phó hiệu trởng. "Hợp lý" ở đây đợc hiểu theo nghĩa: Hiệu trởng là
ngời lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà trờng,
các phó hiệu trởng sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực mình phụ
trách. Điều đó sẽ tránh đợc sự giẫm đạp lên công việc của nhau, đồng thời
tránh đợc tình trạng buông lơi một số công việc trong hoạt động của nhà trờng. V.A Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa hiệu trởng và phó
hiệu trởng để tìm ra giải pháp quản lý tốt nhất. Tác giả cho rằng: "Trong
những cuộc trao đổi này nh đòn bẩy đã nảy sinh ra những dự định mà sau này
trong công tác quản lý đợc phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể s
phạm". [39, 17].
- Về xây dựng và bồi dỡng đội ngũ GV: Các nhà nghiên cứu thống nhất
cho rằng: Một trong những chức năng của hiệu trởng, nhà trờng là phải xây
dựng và bồi dỡng đội ngũ GV, phát huy đợc tính sáng tạo lao động của họ và
tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề s phạm. Hiệu trởng phải biết
lựa chọn đội ngũ GV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dỡng họ trở thành
những GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau.
[ 39, 24-25].
- Một giải pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lợng mà
các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học.
1.1.2. ở Việt Nam
Vấn đề quản lý nhà trờng nhằm nâng cao chất lợng dạy học cũng là một
vấn đề đợc các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Đó là các tác
giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chính, Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn,
Khi nghiên cứu, các tác giả đều nêu lên nguyên tắc chung của việc quản lý
hoạt động dạy học của ngời GV nh sau:
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi GV là chịu trách nhiệm về chất lợng
giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách.
- Đảm bảo định mức lao động với các GV.
- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể để cho các GV hoàn thành tốt các trách
nhiệm của mình.



11
Từ các nguyên tắc chung đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản
lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn cho
rằng: "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy và học là
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trờng". Các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trởng
phải là ngời "Luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học (theo
nghĩa rộng) với sự quản lý các bộ phận; hoạt động dạy và học của các bộ
môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác
động giáo dục đợc hoàn chỉnh, trọn vẹn." [16, 28].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: "Dạy học và giáo dục trong sự
thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trờng" và "Quản lý nhà trờng thực
chất là quản lý quá trình lao động s phạm của thầy" [19,8-24].
Tác giả Trần Thị Bích Liễu nhấn mạnh tới những khó khăn trong công
tác quản lý nhà trờng trong điều kiện mới. Mà việc "Đổi mới chơng trình sách
giáo khoa đòi hỏi sự đổi mới phơng pháp quản lý và lãnh đạo của hiệu trởng
sao cho phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành viên trong
trờng" [29, 43].
Nh vậy, vấn đề nâng cao chất lợng dạy học, từ lâu đã đợc các nhà nghiên
cứu giáo dục trong và ngoài nớc quan tâm. Hiện nay, chúng ta đang quyết tâm
đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, phấn đấu đến năm 2020, nớc ta cơ bản trở
thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại thì việc nâng cao chất lợng dạy
học để nâng cao chất lợng nguồn nhân lực đã trở thành mối quan tâm chung
của toàn xã hội, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục, các cơ sở đào tạo
nghề và các trờng cao đẳng, đại học. Qua các công trình nghiên cứu của họ, ta
thấy một điểm chung, đó là: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản
lý của ngời hiệu trởng trong việc nâng cao chất lợng dạy và học ở các cấp học,
bậc học. Đây cũng chính là một trong những t tởng mang tính chiến lợc về
phát triển giáo dục của Đảng ta "Đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo là khâu
đột phá".

Từ năm 1968 đến nay, Chính phủ quyết định tái thành lập Tổng cục dạy
nghề để thống nhất quản lý công tác đào tạo nghề trong cả nớc.
Từ khi thành lập đến nay, Tổng cục Dạy nghề (Thuộc Bộ LĐTB và XH)
đã trình Bộ LĐTB và XH ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành về dạy nghề nhằm tăng cờng công tác quản lý các hoạt động giáo dục
trong trờng dạy nghề:


12
Quyết định số 1606/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/12/2002 của Bộ trởng Bộ LĐTB và XH về việc ban hành Quy chế khen thởng về công tác dạy
nghề
Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trởng
Bộ LĐTB và XH về việc ban hành quy định về chơng trình khung trình độ
trung cấp nghề; chơng trình khung trình độ cao đẵng nghề .
Quyết định số 03/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trởng Bộ
LĐTB và XH về việc ban hành Điều lệ trờng trung cấp nghề.
Quyết định số 07/2007/ QĐ-BLĐTBXH ngày 23/3/2007 của Bộ trởng
Bộ LĐTB và XH về việc ban hành quy định sử dụng, bồi dỡng GV dạy nghề.
Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/04/2007 của Bộ trởng
Bộ LĐTB và XH về việc ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt
nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy.
Chỉ thị số 01/2009/ CT-BLĐTBXH ngày 10 /9/2009 của Bộ trởng Bộ
LĐTB và XH về thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của ngành dạy nghề.
Tại Nghệ An đầu t cho công tác giáo dục hàng năm đã tăng, tuy nhiên
so với nhu cầu phát triển vẫn còn quá ít. Hệ thống trờng lớp tuy đã có nhiều
tiến bộ, song các phòng chức năng, thiết bị dạy học, các xởng thực hành, th
viện, thí nghiệm phục vụ dạy học và cải tiến phơng pháp nhìn chung còn
nghèo nàn. Chất lợng giáo viên một số trờng còn thấp và cha đồng đều, có tâm
lý ngại đổi mới phơng pháp dạy học, giáo viên trong các trờng nặng nề về
"Dạy chữ'', ít quan tâm "Dạy ngời'' .

Công tác quản lý chuyên môn các trờng dạy nghề vẫn nặng về hành
chính. Chất lợng sinh hoạt các khoa, tổ, nhóm chuyên môn ít có hiệu quả đến
quá trình nâng cao chất lợng giờ dạy của giáo viên. Vì vậy vấn đề quản lý hoạt
động dạy ở Trờng TCN nh thế nào? Làm thế nào để thực hiện đợc các giải
pháp để đạt đợc mục tiêu đào tạo đặt ra: nâng cao chất lợng giảng dạy trong
trờng TCN? Chính là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu trong luận
văn này.
1.2. quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1. Khái niệm quản lý
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Hoạt động
quản lý là tác động có định hớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngời quản
lý) đến khách thể quản lý (ngời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt đợc mục đích nhất định" [22,1].


13
Theo tác giả trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: "Quản lý là hoạt
động thiết yếu nảy sinh khi con ngời hoạt động tập thể, là sự tác động
của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con ngời,
nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức" [26,41].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả: "Quản lý là một quá
trình tác động gây ảnh hởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
đạt đợc mục tiêu chung" [8, 176].
Một cách tiếp cần khác của nhóm các nhà khoa học quản lý ngời Mỹ
Harold Koontz, cyzil O'Đomell, Heiuz Weihrich: quản lý là một hoạt động
đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt đợc mục đích của nhóm
[37, 29]
Theo Giáo s Đặng Vũ Hoạt và Giáo s Hà Thế Ngữ thì "Quản lý là một
quá trình định hớng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình

tác động đến hệ thống nhằm đạt đợc những mục tiêu nhất định. Những mục
tiêu này đặc trng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngời quản lý mong muốn
[15,225].
Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: "Quản lý là một công việc mang tính
khoa học song nó cũng mang tính nghệ thuật ". Ông cho rằng mục đích của
công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối u theo mục tiêu đề ra. Ông
viết "Quản lý là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào
hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con ngời nhằm đạt hiệu quả tối u theo
mục tiêu đề ra" [23,126]
Từ nhiều cách hiểu về "quản lý" nh đã nêu trên, ta thấy khái niệm quản
lý đợc hiểu từ nhiều góc độ:
- Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các công
việc qua những nỗ lực của ngời khác.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những ngời
cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức.
Ngày nay trớc sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những biến động
không ngừng của nền kinh tế - xã hội, công tác quản lý đợc coi là một trong 5
nhân tố phát triển kinh tế - xã hội (vốn - nguồn lực lao động - khoa học kỹ
thuật - tài nguyên - quản lý). Trong đó quản lý có vai trò mang tính quyết định
trong sự thành bại cuả công việc.
Hình 1: Sơ đồ hệ thống quản lý


14

CTQL
Hệ
quản lý

MTQL

KTQL

CTQL: Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý.
KTQL: Khách thể quản lý tiếp nhận các tác động quản lý và đem tài
lực, trí tuệ của mình để sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị
sử dụng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu của con ngời, thoả mãn mục đích của chủ
thể quản lý.
MTQL: Mục tiêu quản lý
1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế xã hội nhằm
thực hiện đồng bộ, hài hoà sự phân hoá xã hội để tái sản xuất sức lao động có
kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển KT - XH.
Trong tác phẩm "Con ngời trong quản lý xã hội" của Viện sĩ Liên Xô
(cũ) A.G.Afanaxép đã chia xã hội thành 3 lĩnh vực "Chính trị- xã hội", "Văn
hóa t tởng" và "Kinh tế". Tơng ứng với 3 lĩnh vực ấy là 3 loại quản lý: Quản lý
chính trị - xã hội, quản lý văn hóa t tởng và quản lý kinh tế. Quản lý giáo dục
nằm trong lĩnh vực quản lý văn hóa t tởng.
Cũng nh khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục có rất nhiều
cách hiểu:
- Theo M.I.Kônđacốp: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp
khoa học nhất nhằm bảo đảm sự vận hành bình thờng của cơ quan trong hệ
thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lợng cũng nh
chất lợng. [38, 93]
- Trong cuốn "Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận", tác
giả P.V Khuđôminki đã viết: Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác
động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hớng đích của chủ thể quản lý ở
các cấp khác nhau đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trờng, các cơ
sở giáo dục khác) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục XHCN cho thế hệ
trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của CNXH, cũng
nh các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực, tâm lý trẻ em,

thiếu niên và thanh niên". [36, 16]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo


15
dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đờng lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện đợc các tính chất của nhà trờng XHCN Việt Nam, mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đa hệ giáo dục tới mục
tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất". [ 19, 35]
Tác giả Nguyễn Gia Quý định nghĩa một cách cụ thể: "Quản lý quá tình
giáo dục là quản lý một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội
dung, phơng pháp, tổ chức giáo dục, ngời dạy, ngời học, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho dạy và học, môi trờng giáo dục, kết quả giáo dục". [21,15]
Nh vậy, quản lý giáo dục đợc hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ
thống giáo dục, đó có thể là một trờng học, một trung tâm đào tạo, một cơ sở
dạy nghề hay một tập hợp các cơ sở GD-ĐT phân bố trên địa bàn dân c.
1.2.3. Quản lý nhà trờng, quản lý trờng dạy nghề
Quản lý nhà trờng
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trờng là thực hiện đờng lối
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đa nhà trờng vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh". [34,71]
Có thể mô hình hóa bằng sơ đồ sau:
Hình 2: Sơ đồ mô hình hoá

M (1)

H (6)


Thầy (4)

B (10)

N (2)

Đ (7)
KQ (11)

Q (9)

Trò (5)

M(8)

P (3)

Quản lý trờng học phải kết hợp đợc các thành tố trên để tạo ra sự tơng tác hữu
hiệu của chúng.
Theo tác giả Trần Kiểm "Quản lý giáo dục, quản lý trờng học có thể
hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế
hoạch) mang tính tổ chức - s phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV và học
sinh, đến lực lợng giáo dục trong và ngoài nhà trờng nhằm huy động họ cùng
cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trờng nhằm làm cho


16
quá trình này vận hành tối u tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến". [28,
18]
Nh vậy, quản lý nhà trờng là quản lý quá trình dạy học, giáo dục, quản

lý các điều kiện thiết yếu của việc dạy và học nh quản lý nhân lực, tài chính,
cơ sở vật chất
Quản lý trờng dạy nghề
Quản lý trờng dạy nghề là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đạt đợc
mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đó là quá trình tập hợp các tác động tối u của sự tác
động, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của các chủ thể quản lý
đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị
của nhà trờng trong đó hoạt động cơ bản nhất là quản lý hoạt động dạy và học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trờng dạy nghề:
- Căn cứ nhu cầu và năng lực đào tạo, xây dựng các kế hoạch đào tạo
nghề của trờng trong năm, từng thời kỳ.
- Thực hiện đào tạo nghề dài hạn, đào tạo nghề ngắn hạn, bồi dỡng nâng
cao trình độ nghề:
+ Xây dựng chơng trình đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn theo quy định
về nguyên tắc xây dựng chơng trình đào tạo nghề do Bộ LĐTB và XH ban
hành; tổ chức thực hiện khi đợc cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt
hoặc chấp thuận;
+ Xây dựng và thực hiện chơng trình bồi dỡng nâng cao trình độ nghề
cho CNKT, nhân viên nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề do cơ
quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành;
+ Tổ chức biên soạn và duyệt tài liệu, giáo trình dạy nghề trên cơ sở
thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trởng thành lập.
- Tổ chức, quản lý quá trình đào tạo, bồi dỡng nghề; công nhận tốt
nghiệp và cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, chứng nhận bồi dỡng nghề theo quy
định của Bộ LĐTB và XH.
- Thực hiện việc tuyển sinh, giáo dục và quản lý học sinh; phối hợp với
gia đình học sinh và xã hội trong hoạt động giáo dục và xây dựng môi trờng
giáo dục lành mạnh.
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá
trình đào tạo nghề.

- Quản lý đội ngũ GV, cán bộ, nhân viên.


17
- Quản lý, sử dụng đất đai, trang thiết bị, các tài sản khác và tài chính
theo quy định của pháp luật.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho dạy nghề, thực
hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất kinh
doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, khoa học trong việc đào tạo,
bồi dỡng nghề.
- T vấn về học nghề và việc làm cho học sinh.
- Tham gia phổ cập nghề cho ngời lao động, phối hợp làm công tác giáo
dục kỹ thuật tổng hợp và hớng nghiệp cho học sinh phổ thông.
- Đợc nhà nớc giao đất, cho thuê đất, miễn, giảm thuế, vay tín dụng cho
phát triển công tác dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý cấp trên.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Khái niệm về đào tạo, chất lợng đào tạo (CLĐT)
- Khái niệm về đào tạo:
Theo tác giả Nguyễn Minh Đờng: "Đào tạo là quá trình hoạt động có
mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹ
năng. kỹ xảo, giá trị, thái độđể hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo
tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả".
[18,15]
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: "Đào tạo là quá trình tác động đến
con ngời nhằm làm cho con ngời đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho ngời đó thích nghi với
cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình

vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài ngời. Về
cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trờng, gắn với giáo dục đạo
đức, nhân cách". [30,298]
- Khái niệm về chất lợng và chất lợng đào tạo
Theo Sallis, chất lợng đợc hiểu theo nghĩa tơng đối và tuyệt đối. Khái
niệm dùng trong cuộc sống hàng ngày thờng theo nghĩa tuyệt đối. Nó đợc
dùng để nói về "những thứ tuyệt hảo, hoàn mỹ" tức là sản phẩm có chất lợng
cao, rất cao. Còn theo nghĩa tơng đối thì "Chất lợng là những sản phẩm hay


18
dịch vụ đạt đợc những chuẩn mực quy định từ trớc, khi chúng làm hài lòng, vợt nhu cầu và mong muốn của ngời tiêu dùng". [33,36]
Nh vậy, chất lợng là những đặc tính khách quan của sự vật đợc biểu hiện
qua các thuộc tính.
CLĐT chính là sự trùng khớp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo
phụ thuộc vào những thay đổi lớn của thời đại trình độ phát triển KT-XH của
đất nớc và nhất là chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc, tác động đến
CLĐT.
Các điều kiện đảm bảo CLĐT ở các cơ sở đào tạo nh: Chơng trình, giáo
trình, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất là
khâu quản lý hoạt động dạy học là hết sức cần thiết, không thể có CLĐT tốt
khi các điều kiện đảm bảo không đạt yêu cầu.
CLĐT CNKT lành nghề đợc biểu hiện ở mức độ đạt đợc mục tiêu đào
tạo cho đối tợng này mà xã hội đặt ra. Đó chính là sản phẩm nhân cách ngời
CNKT trong giai đoạn mới. Sản phẩm đó đợc cấu thành bởi những phẩm chất,
năng lực đợc hình thành, phát triển trong toàn bộ quá trình giáo dục đào tạo
và cuộc sống xã hội.
1.3. Quản lý hoạt động dạy học

1.3.1. Quá trình dạy học

Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của
con ngời. Trong nhà trờng, hoạt động dạy và hoạt động học phải hớng tới mục
tiêu đào tạo trên cơ sở phải hoàn thành những nhiệm vụ nhất định. Quá trình
dạy và học là một hệ thống toàn vẹn, có cấu trúc gồm nhiều hệ thống. Mục
đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung, phơng pháp và phơng tiện, thầy, trò, hình
thức tổ chức dạy học cùng các môi trờng văn hoá- chính trị - xã hội, môi trờng
kỹ thuật - khoa học, kinh tế. Mỗi thành tố có vị trí nhất định, có chức năng
riêng và chúng có mối quan hệ mật thiết biện chứng với nhau. Mỗi thành tố
vận động theo quy luật riêng và đồng thời tuân theo quy luật chung của toàn
hệ thống. Mặt khác toàn bộ hệ thống quá trình dạy học lại có mối quan hệ qua
lại và thống nhất với các môi trờng của nó. Trong cấu trúc của quá trình dạy
học thì thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học là 2 nhân tố trung tâm,
hai nhân tố này luôn gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, vì nhau và
cùng hớng vào một mục đích. Hoạt động dạy: Tổ chức và điều khiển tối u quá
trình học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nó gồm có 2 chức năng cơ


19
bản là truyền đạt và điều khiển. Hoạt động học là quá trình tự giác, tích cực, tự
lực chiếm lĩnh tri thức dới sự điều khiển s phạm của ngời thầy. Tóm lại, dạy
học với t cách là một hoạt động đặc biệt có mục đích vũ trang cho học sinh
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển những năng lực sáng tạo, nhận
thức của họ.
Quản lý dạy học chính là việc quản lý các thành tố cấu thành nên quá
trình dạy học cũng nh các mối quan hệ tơng tác giữa các thành tố ấy. Trong đó
trung tâm là quá trình hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Trên quan điểm hệ thống thì quan hệ hoạt động dạy và hoạt động học là
quan hệ điều khiển. Do đó hoạt động quản lý quá trình dạy học chủ yếu tập
trung vào hoạt động dạy của thầy, trực tiếp với thầy. Thông qua hoạt động dạy
của thầy mà quản lý hoạt động học của trò.

Phạm vi đề tài này, tác giả chỉ xin đi sâu vào làm sáng tỏ những vấn đề
về quản lý hoạt động dạy của thầy, bao gồm các nội dung sau:
- Nắm vững phẩm chất và năng lực từng GV
- Quản lý việc xây dựng và thực hiện chơng trình môn học
- Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy
- Quản lý thực hiện nền nếp giảng dạy
- Quan tâm xây dựng và bồi dỡng đội ngũ GV, cán bộ quản lý
- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
- Đổi mới phơng pháp dạy học
- Tổ chức công tác thi đua khen thởng
Nh đã phân tích có 8 yếu tố cơ bản tác động tới CLĐT, trong đó vấn đề
quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả
nâng cao CLĐT, bởi vì quản lý hoạt động dạy là quản lý quá trình thực hiện
các nhiệm vụ dạy học. Các nhiệm vụ dạy học chỉ có thể thực hiện tốt thông
qua việc ngời thầy tổ chức, chỉ đạo, điều khiển tốt hoạt động học của học sinh
nhằm giúp họ chiếm lĩnh hệ thống các tri thức khoa học, hiện đại, hệ thống
các kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp tơng ứng.
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hệ thống trờng dạy nghề
- Quyền và nhiệm vụ của hiệu trởng trờng dạy nghề
Hiệu trởng trờng dạy nghề là ngời chịu trách nhiệm quản lý, điều hành
toàn bộ hoạt động của nhà trờng. Hiệu trởng trờng dạy nghề phải là ngời có


20
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tín nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, có
năng lực quản lý, có sức khoẻ, phải có trình độ đại học một chuyên ngành phù
hợp với nhiệm vụ đào tạo của trờng.
Điều lệ trờng dạy nghề quy định:
* Quyền của hiệu trởng trờng dạy nghề:
+ Quyết định các chủ trơng, biện pháp thực hiện mọi nhiệm vụ của nhà

trờng và các hoạt động khác trong nhà trờng.
+ Quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng lao động đối với GV, cán bộ,
nhân viên theo quy định của Pháp luật.
+ Quyết định khen thởng, kỷ luật đối với GV, cán bộ, nhân viên và học
sinh trong phạm vi thẩm quyền đợc phân cấp quản lý.
+ Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng t vấn;
+ Đề cử các phó hiệu trởng để cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết
định bổ nhiệm và công nhận;
+ Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ trởng, phó các
phòng, khoa, tổ bộ môn trực thuộc và các bộ phận phục vụ đào tạo khác của
trờng theo phân cấp của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
+ Cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề cho học sinh theo quy chế cấp văn
bằng, chứng chỉ đào tạo nghề của Bộ LĐTB và XH.
* Nhiệm vụ của hiệu trởng trờng dạy nghề.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức của nhà trờng phù hợp với những quy định
trong điều lệ này, trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt;
+ Xây dựng và thực hiện đúng điều lệ của nhà trờng sau khi đã đợc cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt;
+ Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đào tạo, chơng
trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu theo quy định và hớng dẫn của
các cấp quản lý có thẩm quyền;
Thực hiện đúng các quy chế về tuyển sinh, về tổ chức quá trình đào tạo
theo quy định hiện hành;
+ Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực
hiện mục tiêu đào tạo, đảm bảo CLĐT và hiệu quả đào tạo;
+ Thờng xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học
tập cho cán bộ, GV và học sinh;


21

+ Thực hiện đúng các quy định của Nhà nớc về quản lý tài sản, tài chính
và các hoạt động kinh tế (nếu có) trong trờng;
+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trờng giáo dục lành mạnh, đảm bảo
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trờng và ở địa phơng nơi
trờng đặt trụ sở, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập và nhà trờng;
+ Thực hiện quy chế dân chủ trong Nhà trờng; thực hiện các chính sách,
chế độ quy định của Nhà nớc đối với cán bộ, GV và học sinh trong trờng;
+ Chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra của Nhà nớc và của các
cấp quản lý có thẩm quyền;
+ Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và tình
hình mọi mặt của nhà trờng cho các cơ quan quản lý cấp trên; thực hiện việc
báo cáo với cơ quan, tổ chức hữu quan (khi có yêu cầu) theo quy định.
Chức năng quản lý của hiệu trởng
Thực chất công tác quản lý đợc thể hiện ở chức năng quản lý. Theo các
tài liệu nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục, các tác giả đều phân biệt 2 loại
chức năng: Chức năng cơ bản và chức năng cụ thể.
- Chức năng cơ bản của quản lý là chức năng mà ở bất kỳ cấp độ quản lý
nào, đối tợng quản lý nào cũng phải thực hiện chức năng ấy.
Xét ở bình diện này, ngời hiệu trởng nhà trờng phải thực hiện chức năng
quản lý cơ bản trong công tác quản lý của mình thể hiện ở: Lập kế hoạch, tổ
chức chỉ đạo và kiểm tra.
- Chức năng cụ thể của quản lý giáo dục đợc cố Giáo s Hà Thế Ngữ xác
định: "Mỗi chức năng của quản lý giáo dục là sự kết hợp giữa một chức năng
cơ bản quản lý với một thành tố của hệ thống giáo dục nhà trờng. Khi xây
dựng bốn chức năng cơ bản của quản lý, đồng thời cũng xây dựng những
nhiệm vụ (có tính chức năng) của nhà trờng chúng ta hiện nay. Những nhiệm
vụ đó đợc trình bày dới dạng mục tiêu quản lý tơng ứng với các thành tố của
đối tợng quản lý biểu hiện dới dạng các quá trình bộ phận. [13]
Để quản lý Nhà trờng có hiệu quả, ngời hiệu trởng phải thực hiện các
chức năng quản lý hết sức mềm dẻo, linh hoạt.

Các chức năng quản lý Nhà trờng phải qua các khâu tạo thành chu kỳ
quản lý: Lập kế hoạch hoạt động, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch.
* Lập kế hoạch:


22
Hiệu trởng phải xác định những việc phải làm, cách thức làm, thời gian
làm và thành phần tham gia thực hiện kế hoạch.
Khi xác định mục tiêu kế hoạch, hiệu trởng phải xác định cho đợc
những khó khăn, thuận lợi, điều kiện để thực thi kế hoạch? Kết quả kế hoạch
là gì? Xác định rủi ro, lờng trớc những thất bại, khó khăn khi thực hiện kế
hoạch và xác định phơng án thay thế [10, 118]
* Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Kế hoạch đợc lập dù cho hoàn chỉnh tới đâu cũng chỉ ở dạng lý thuyết.
Điều quan trọng là phải tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách khoa
học. Hiệu trởng phải thiết kế bộ máy quản lý, xác định trách nhiệm cụ thể và
xây dựng mối quan hệ hữu cơ ràng buộc, tác động lẫn nhau, tranh thủ phối
hợp với các đoàn thể trong trờng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, hiệu trởng luôn chú ý đến
những mâu thuẫn, những khó khăn xuất hiện ở nội bộ cũng nh tác động từ bên
ngoài để điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch cho phù hợp, tìm đợc những biện
pháp tối u trớc những tình huống xấu, giảm thiểu những tác động ảnh hởng
gây tác hại tới sự phát triển của Nhà trờng. [10, 68-69]
* Kiểm tra:
V.I Lênin đã lu ý rằng quản lý mà không có kiểm tra thì coi nh không có
quản lý. Kiểm tra giúp cho Hiệu trởng có đợc thông tin về tình hình thực hiện
các quy định quản lý để kịp thời đôn đốc, điều chỉnh, tổng kết hay chuyển
sang chu kỳ quản lý mới. Đồng thời giúp cho cán bộ, GV, học sinh hiệu rõ
mức độ thực hiện để từ đó có ý thức phấn đấu trong công tác.

Nội dung hoạt động kiểm tra nhà trờng của hiệu trởng
Tất cả các hoạt động quản lý của hiệu trởng đều phải đợc kiểm tra một
cách nghiêm túc. Nhìn chung mọi quyết định quản lý của Nhà trờng đều hớng
về mục tiêu chính là nâng cao chất lợng dạy học.
Hiệu trởng cần áp dụng các phơng pháp kiểm tra nh kiểm tra kết quả,
kiểm tra phòng ngừa, tự kiểm tra và các hình thức kiểm tra nh quan sát trực
tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất. Kiểm tra
phải có kết luận đánh giá và điểu chỉnh khi cần thiết.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trởng
Quản lý hoạt động dạy học của thầy là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt
động quản lý của hiệu trởng Nhà trờng bao gồm các nội dung:


23
Nắm vững phẩm chất và năng lực của từng giáo viên
Để phân công giảng dạy cho GV cần phải căn cứ vào phẩm chất, năng
lực của từng GV, điều kiện cụ thể của nhà trờng và tham khảo nguyện vọng
của GV trong đó phẩm chất và năng lực của GV là khâu đầu tiên mà ngời hiệu
trởng cần biết rõ.
Việc phân công nhiệm vụ cho GV đúng với khả năng của họ sẽ đem lại
hiệu quả tốt. Ngợc lại nếu phân công nặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ
dẫn tới hậu quả xấu trong hoạt động dạy cũng nh hoạt động học của Nhà trờng. Bên cạnh đó hiệu trởng cần phải lắng nghe nguyện vọng của GV, lựa
chọn cân nhắc kỹ từng trờng hợp để họ phát huy đợc khả năng của mình.
Quản lý việc xây dựng và thực hiện chơng trình dạy học
GV phải đợc quán triệt để nắm vững nguyên tắc xây dựng chơng trình.
Để làm tốt việc này, ngời quản lý cần nắm vững các vấn đề sau:
- Những nguyên tắc cấu tạo chơng trình dạy học
- Những nguyên tắc cấu tạo chơng trình dạy học môn học, nội dung
phạm vi kiến thức của từng môn học.
- Phơng pháp dạy học đặc trng của từng môn học.

- Kế hoạch dạy học từng môn học.
Quản lý thực hiện chơng trình dạy học của GV là quản lý việc dạy đúng
và đủ chơng trình quy định.
Kiểm tra thực hiện chơng trình phải đợc làm thờng xuyên, kịp thời. Sau
kiểm tra phải có điều chỉnh, xử lý kịp thời.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy
Hiệu trởng cần hớng dẫn và yêu cầu GV khi xây dựng kế hoạch giảng
dạy cần chú ý các công việc chuẩn bị cho một tiết lên lớp: Đồ dùng dạy học,
thiết bị dạy học, phơng tiện dạy học Từ đó hiệu trởng phải có kế hoạch để
tạo điều kiện cho GV hoàn thành đợc kế hoạch giảng dạy của mình.
Hiệu trởng phải thờng xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy
của GV trên cơ sở chơng trình môn học, thời khoá biểu, sổ lên lớp, sổ báo
giảng
Quản lý thực hiện nề nếp giảng dạy
* Quản lý việc soạn bài cho giờ lên lớp
Chuẩn bị và soạn bài cho giờ lên lớp quyết định chất lợng giờ dạy của
GV. Việc chuẩn bị cho giờ lên lớp gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học
và chuẩn bị cho từng tiết dạy cụ thể:


24
- Công việc chuẩn bị dài hạn là GV tự xây dựng kế hoạch dạy học cho
môn học trong cả năm. "Kế hoạch này phải thể hiện cụ thể dựa trên cơ sở sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo, điều kiện, phơng tiện phục vụ cho dạy học, đối
tọng học sinh, Từ đó lựa chọn phơng pháp, hình thức dạy học cho phù hợp ".
[16,68]
- Chuẩn bị cho từng tiết dạy gồm
Soạn giáo án, bài giảng (đợc biên soạn từ các tài liệu tham khảo) phơng
tiện phục vụ cho tiết dạy. "Soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của GV
cho giờ lên lớp". [16,69]

Giáo án là bản thiết kế cụ thể về tiết lên lớp. Giáo án phải thể hiện rõ
nội dung cần truyền thụ, cách tổ chức lớp học, ấn định thời gian. Cần chú ý dự
đoán tình huống và phơng thức xử lý tình huống. Tuỳ theo loại bài học mà cấu
trúc của giáo án có thể thay đổi, bài học kiến thức mới, bài tập, bài ôn tập, bài
tổng kết, bài kiểm tra.
* Quản lý giờ lên lớp:
Qua giờ lên lớp, GV bộc lộ đợc năng lực s phạm, trình độ chuyên môn,
kiến thức cuộc sống XH rõ nhất. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lợng
dạy học. Ngời giữ vị trí chính, quan trọng nhất của giờ lên lớp là GV - ngời
trực tiếp tổ chức, điều khiển hoạt động dạy - học đạt kết quả.
ở đây vai trò của ngời hiệu trởng cũng rất quan trọng, bởi hiệu trởng
phải tạo điều kiện để GV có thể phát huy đợc khả năng và sự nhiệt tình của
mình nhằm đạt đợc hiệu quả cao nhất. Đồng thời phải có giải pháp tác động
sâu sát tới giờ lên lớp của GV. Có thể sử dụng một số giải pháp sau để quản lý
và đánh giá giờ lên lớp của GV
Theo Xukhomlinxki thì "dự giờ và phân tích bài học là công việc quan
trọng nhất của ngời hiệu trởng". [39]
Với quan điểm này, dự giờ, phân tích s phạm bài dạy là nhiệm vụ trọng
tâm của ngời hiệu trởng, nó mang tính đặc thù trong công tác quản lý Nhà trờng. Hiệu trởng phải coi công việc này là giải pháp trực tiếp tốt nhất để kiểm
tra giờ lên lớp của GV. Qua dự giờ, ngời quản lý sẽ thấy đợc trình độ khoa
học, nghệ thuật nghiệp vụ s phạm, khả năng tổ chức, điều khiển giờ học của
GV.
* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
"Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản hoạt động của GV là các kết quả của lao động s
phạm, chất lợng kiến thức của học sinh, mức độ phát triển kỹ năng áp dụng


25
kiến thức" [38-48]. Vì vậy, hiệu trởng phải quản lý nghiêm túc công tác
kiểm tra đánh giá học tập của học sinh mới có cứ liệu chính xác để đánh giá

GV. Kết quả học tập của học sinh chính là kết quả giảng dạy của thầy giáo. Vì
thế kiểm tra đợc coi nh một nguyên tắc của mối liên hệ ngợc. Từ thông tin đó
làm cơ sở để điều chỉnh quá trình dạy học. Hiệu trởng phải có kế hoạch cụ thể
để quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết học tập của học sinh. Đối với dạy thực
hành, việc kiểm tra các thao tác cơ bản của học sinh đánh giá các sản phẩm
(bài tập tổng hợp) của học sinh là cách tốt nhất để đánh giá kỹ năng thực
hành, phơng pháp hớng dẫn, cũng nh quản lý học sinh trong một ca thực tập
của ngời thầy.
Để đánh giá kết quả kiểm tra học sinh một cách khách quan trung thực
cần có định hớng kiểm tra và đo lờng kết quả trên quan điểm phải đánh giá đợc thực chất về kiến thức, về kỹ năng, về khả năng vận dụng của học sinh. Vì
vậy Hiệu trởng cần phải quản lý việc kiểm tra của GV đối với học sinh để
đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh và kết quả dạy của GV tránh chỉ
đo lờng ở điểm số (bệnh thành tích).
* Quản lý thực hiện các nội dung, quy định của Nhà trờng.
Xây dựng và bồi dỡng đội ngũ giáo viên:
* Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt
- Củng cố, bồi dỡng đội ngũ các trởng, phó phòng, khoa, tổ bộ môn về
năng lực quản lý điều hành và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên:
- Tuyển chọn bổ sung: Để đảm bảo đủ về số lợng và đồng bộ về cơ cấu,
hiệu trởng cần có kế hoạch tuyển chọn GV để bổ sung.
Tăng cờng cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học
Hiệu trởng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát huy hiệu quả
của CSVC và thiết bị dạy học trong nhà trờng. Hàng năm phải có kế hoạch và
dự trù kinh phí để bổ sung, tăng cờng CSVC và thiết bị dạy học. Đặc biệt chú
ý đến các thiết bị máy móc chuyên môn dạy thực hành để đáp ứng yêu cầu
nâng cao CLĐT và nhu cầu của thị trờng lao động đối với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời phát huy tính
sáng tạo của GV trong việc tổ chức thi làm các thiết bị, mô hình, đồ dùng dạy
học xuất phát từ thực tế giảng dạy của trờng.

Quản lý đổi mới phơng pháp dạy học:


×