Đề tài: Hiệu quả sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối
đoái của ngân hàng thương mại (chọn ngân hàng Eximbank)
ĐỀ CƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
I/ Lý thuyết
1. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
2. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
3. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
II/ Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng Eximbank
1. Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng
2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank
3. Quy trình tổng quát các nghiệp vụ giao dịch hối đoái tại ngân hàng
Eximbank
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng
Eximbank
KẾT LUẬN
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trở
nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng
mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ
tài chính mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.
Đây là một hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM,
nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ,
ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng
nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng
sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Một trong những công cụ hữu hiệu
phòng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh về tiền tệ (Currency
Derivaties). Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kì hạn,
hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại
hối tương lai.
I/ Lý thuyết
1. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
a, Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ mà các điều khoản
của hợp đồng được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng sẽ thực hiện vào một
ngày nhất định trong tương lai.
b, Đặc điểm
- Tỷ giá được sử dụng trong hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn, đây là tỷ giá được hai
bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng hoặc tỷ giá kỳ hạn được công bố của
ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố và đây là tỷ giá có hiệu lực trong suốt thời
hạn của hợp đồng.
- Khi hợp đồng đến hạn, các bên giao dịch phải thực hiện việc chuyển tiền cho
đối tác của mình bất kể tỷ giá thực hiện vào ngày đó như thế nào, nếu chậm
trễ sau hai ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền.
2
c, Phương pháp tính tỷ giá kỳ hạn
Công thức tính tỷ giá kỳ hạn dạng giản đơn
Trong đó: F tỷ giá kỳ hạn
S tỷ giá giao ngay
R
T
lãi suất /năm của đồng tiền định giá
R
C
lãi suất/năm của đồng tiền yết giá
t kỳ hạn
d, Ưu nhược điểm
• Ư u điểm
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách
hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai
• Nhược điểm
- Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo
hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua
hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu mua hoặc
bán ngoại tệ
2. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
a, Khái niệm
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc cam kết mua vào và bán ra một đồng
tiền nhất định với mức giá xác định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị
bán ra là lệch nhau về kỳ hạn.
b, Đặc điểm
3
- Một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: “ vế mua vào” và “vế bán ra” được ký
kết ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau.
- Nếu không có thoả thuận khác thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là
ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá và bán một đồng tiền có nghĩa
là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau trong cả hai vế
của hợp đồng hoán đổi
- Trong thực tế thường gặp hai loại hợp đồng hoán đổi là
Loại hợp đồng Vế bán Vế mua
Loại 1 Spot Forward
Loai 2 Forward Spot
c, Phương pháp xác định tỷ giá
Loại hợp đồng Spot rate Points Forward rate
Mua Spot- Bán
Forward
S
B
P
O
S
O
P
O
Bán Spot- Mua
Forward
S
B
P
B
S
O
P
B
Trong thực tế, tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi do ngân hàng yết
giá quyết định và thường là tỷ gía trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra,
do đó ta có:
; ;
d, Ưu nhược điểm
• Ưu điểm
Thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai và thoả mãn nhu
cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại.
• Nhược điểm
4
- Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất
chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là
tránh được rủi ro tỷ giá cho khách hàng, nhưng thời đánh mất cơ hội kinh
doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
- Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm : thời điểm hiệu lực và thời điểm
đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt khoảng thời
gian giữa hai thời điểm đó.
3. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
a, Khái niệm
Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng người
mua quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký kết. trong giao
dịch quyền chọn , người mua quyền chọn sau khi ký hợp mua hoặc bán ngoại tệ
cho người kinh doanh, nhưng nếu diễn biến tỷ giá trên thị trường không có lợi cho
họ thì họ có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
b, Đặc điểm
- Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng quyền chọn đã
được ký kết, điều này làm cho người mua quyền chọn được quyền chủ động
hoàn toàn trong việc thực hiện các phương án kinh doanh của mình
- Trong giao dịch quyền chọn, thì quyền chọn chỉ dành cho một phía đối tác
giao dịch đó là các khách hàng của ngân hàng, còn các ngân hàng là nhà
kinh doanh ngoại tệ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng
quyền chọn.
- Giao dịch quyền chọn là một công cụ phòng chống rủi ro hối đoái hiệu quả
nhất cho người mua quyền chọn.
c, Phân loại quyền chọn
• Phân loại theo tính chất quyền chọn
Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp
đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng
5
Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của
mình vào bất kỳ một ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn, quyền
chọn kiểu Mỹ thoáng hơn, linh hoạt hơn nhiều so với kiểu Châu Âu.
• Phân loại theo đối tác mua quyền chọn
Quyền chọn mua: là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền mua ngoại tệ
theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy điều đó là có lợi
Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ
thực hiện hợp đồng tức là mua ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng
Nếu tỷ giá hợp đồng lớn hơn tỷ giá thực tế thì người mua quyền chọn sẽ bỏ
hợp đồng và mua ngoại tệ trên thị trường theo giá thực tế.
Quyền chọn bán: là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền bán ngoại tệ
theo hợp đồng đã ký kết, hoặc huỷ bỏ hợp đồng nếu diễn biến trên thị trường hối
đoái có lợi cho mình.
Nếu tỷ giá hợp đồng lớn hơn tỷ giá thực tế thì người mua quyền chọn sẽ
thực hiện hợp đồng và bán ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng.
d, Ưu nhược điểm
• Ưu điểm
- Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng đã ký kết. Quyền
mua quyền chọn được chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện phương án
kinh doanh của mình
- Giúp người mua quyền chọn kiểm soát được rủi ro hối đoái và có cơ hội đầu
cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi.
• Nhược điểm
- Phải bỏ chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện hay không thưc hiện
quyền chọn
6
II/ Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ phòng chống rủi ro hối
đoái của ngân hàng Eximbank
1. Diễn biến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày
liên tục nhích lên trong suốt nửa tháng qua và tiệm cận mức kỷ lục vào hôm nay,
giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá giao dịch thực tế và mức niêm yết.
Diễn biến tỷ giá liên ngân hàng từ ngày 11/2, khi Ngân hàng Nhà nước
tăng tỷ giá thêm 9,3%, đến nay. Nguồn dữ liệu: SBV
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay
là 20.703 đồng so với đổi một đôla, tăng 5 đồng so với hôm qua, cao hơn 45 đồng
so với mức "đáy" cách đây nửa tháng và chỉ thấp hơn 10 đồng so với kỷ lục thiết
lập hôm 14/2.
Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng diễn biến tương tự. Tại
Vietcombank, ngân hàng có thị phần thanh toán ngoại tệ hàng đầu Việt Nam, giá
bán đôla được niêm yết ở 20.910 đồng, tăng 5 đồng so với hôm qua(30/03) và chỉ
kém mốc kỷ lục hôm 14/2 đúng 10 đồng.
7
So sánh tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá Vietcombank từ 11/2 đến
31/03. Nguồn dữ liệu: SBV
Đà tăng tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ diễn ra khi thị trường
tự do bị kiểm soát gắt gao, các cửa hàng thu đổi trái phép hiện không còn hoạt
động công khai, chỉ giao dịch ngầm với khách quen.
Cơ quan quản lý kỳ vọng khi dẹp được thị trường chợ đen, tỷ giá ổn định, lượng
ngoại tệ chảy vào ngân hàng sẽ dồi dào hơn trước. Tuy nhiên, các ngân hàng phản
ánh nguồn cung ngoại tệ chưa cải thiện nhiều, một phần vì doanh nghiệp vẫn giữ
một lượng lớn trên tài khoản, chưa muốn bán cho ngân hàng.
Tại buổi họp báo Chính phủ hôm qua (30/3), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Văn Giàu công bố tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước tại 78 ngân hàng hiện là 1,61 tỷ USD. Trong đó, 376 triệu USD là
lượng tiền gửi có kỳ hạn.
Tuần tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các "ông lớn" bán lại số
ngoại tệ có kỳ hạn cho ngân hàng và cam kết sẽ bán lại khi doanh nghiệp có nhu
cầu.
8
Cán bộ phụ trách ngoại hối một ngân hàng quốc doanh bình luận nếu giải phóng
số ngoại tệ này sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường. Nhưng ngân hàng lại lo
không có nguồn ngay để bán lại khi doanh nghiệp có nhu cầu.
"Ngoại tệ mua về, ngân hàng không thể cất kho mà phải mang ra bán cho đơn
vị khác. Mình mua của họ rồi, sau này họ cần mà mình không có ngay để bán thì
thế nào. Cần phải có cơ chế rõ ràng cho việc này", vị chuyên gia nói.
Theo vị chuyên gia, tỷ giá bình quân liên ngân hàng dâng cao giúp đưa tỷ giá
thực và tỷ giá niêm yết gần nhau hơn, và hy vọng doanh nghiệp sẽ thấy hợp lý để
bán ra. Đầu giờ sáng 31/03, tỷ giá giao dịch giữa các ngân hàng vào khoảng 20.980
đồng. Tại thị trường tự do, ở một số nơi vẫn còn giao dịch ngầm, tỷ giá dao động
quanh 21.000-21.170 đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP
HCM cho biết năm 2009, Chính phủ từng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước phải bán lại ngoại tệ cho nhà băng. Nhưng lần này, số đơn vị được yêu cầu
bán ngoại tệ cho ngân hàng nhiều hơn.
"Vấn đề ở đây là, bên cạnh biện pháp hành chính buộc các tập đoàn, tổng công
ty phải bán ngoại tệ lại cho ngân hàng thì bản thân các nhà băng cũng phải làm sao
để tạo được niềm tin cho họ bằng việc sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu
bất cứ lúc nào", ông Minh nói.
Lãnh đạo của một ngân hàng quốc doanh chia sẻ, thời điểm năm 2009 khi mới
thực hiện Thông tư 26, bảy đơn vị nói trên bán ngoại tệ cho ngân hàng khá nghiêm
túc và nhờ đó, dòng ngoại tệ kinh doanh của ngân hàng tương đối dồi dào. Nhưng
về sau, số lượng ngoại tệ họ bán cho ngân hàng này cứ ít dần.
"Nếu lần này, chúng ta làm quyết liệt và đảm bảo được việc khi các doanh
nghiệp có nhu cầu chính đáng về ngoại tệ sẽ được bán lại đúng theo chỉ đạo của
Chính phủ thì thị trường sẽ được bổ sung một nguồn cung ngoại tệ khá lớn", ông
nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu
cho biết, thường thì số ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được gửi
tại các ngân hàng thương mại quốc doanh nên việc mua bán này rất ít phát sinh tại
các ngân hàng cổ phần. "Tuy nhiên, nếu các đơn vị trên muốn bán lại cho các ngân
hàng cổ phần thì chúng tôi sẽ tùy vào khả năng xem có thể đáp ứng được nguồn
ngoại tệ khi họ cần cho những nhu cầu thiết yếu hay không thì mới thực hiện giao
dịch mua bán", ông Toại nói.
9
Hôm 11/2, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá liên ngân hàng 9,3%, từ mức
18.932 đồng đổi một đôla Mỹ lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá từ
3% xuống 1%. Đến 14/2, tỷ giá liên ngân hàng bất ngờ dâng lên 20.713 đồng, sau
đó giảm dần về mức đáy 20.658 đồng vào ngày 4/3 và 7/3, khi thị trường ngoại tệ
tự do bắt đầu đóng băng. Tỷ giá lại chạm đáy này vào 16 và 17/3, rồi bắt đầu tăng
đều đặn từ đó đến 31/03.
Tỷ giá liên ngân hàng USD/VND đến ngày 9/4. Nguồn: SBV
Như vậy, sau khi đạt mức cao nhất trong lịch sử, 20.718 đồng/USD hôm 8/4, tỷ giá
liên ngân hàng đã hạ nhiệt.
2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Eximbank
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép
ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ
đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial
Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
10