Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Một số giải pháp kiểm định chất lượng đào tạo ở trưởng đại học sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.82 KB, 120 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN LÊ KHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn

Vinh, 2010


2


3

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa đào tạo Sau Đại
học Trường Đại học Vinh; Ban giám hiệu, Phòng Khảo thí & KĐCLGD
Trường Đại học Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện cũng như giúp đỡ tác giả trong
suốt thời gian học tập, triển khai nghiên cứu đề tài cũng như hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sấu sắc đối với thầy giáo hướng


dẫn PGS.TS Nguyễn Trọng Văn đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, quý
đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập
và triển khai đề tài.
Tác giả
Trần Lê Khương


4

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

1

Mục lục

2

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

3

MỞ ĐẦU

5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

11

1.1. Tổng quan về chất lượng

11

1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

13

1.3. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo trường Đại học

20

1.4. Công tác Kiểm định chất lượng GD của một số nước và Việt Nam

38

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

52

2.1. Vài nét về trường Đại học Sài Gòn

52

2.2. Một số thành tựu


56

2.3. Một số tồn tại trong quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng
đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn

76

2.4. Một số vấn đề cấp thiết của một số giải pháp quản lý nhằm đáp ứng yêu
cầu Kiểm định chất lượng đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn

80

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

81

3.1. Nguyên tắc đề ra các giải pháp

81

3.2. Các giải pháp quản lý công tác KĐCLĐT của trường

83

3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC

109


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

CB
CBCC
CBCNV
CBGD
CBGV
CBQL
CBVC

CLGD
CNH
CSVC
ĐBCL
ĐGN

ĐH
ĐHSG
GD
GDĐH
GDĐT
GS
GV
HĐH
HSSV
HTQT
KĐCL
KĐCLGD
KH
KH&CN
KTKĐCLGD
KTX

Từ

Cán bộ
Cán bộ công chức
Cán bộ công nhân viên
Cán bộ giảng dạy
Cán bộ giảng viên
Cán bộ quản lí
Cán bộ viên chức
Cao đẳng
Chất lượng Giáo dục
Công nghiệp hoá
Cơ sở vật chất

Đảm bảo chất lượng
Đánh giá ngoài
Đại học
Đại học Sài Gòn
Giáo dục
Giáo dục Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giáo sư
Giảng viên
Hiện đại hoá
Học sinh sinh viên
Hợp tác quốc tế
Kiểm định chất lượng
Kiểm định chất lượng Giáo dục
Khoa học
khoa học và công nghệ
Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục
Kí túc xá


6

Viết tắt

KT-XH
NCKH
NCS
PGS
PTTH
QLGD

SV
TCCN
TĐG
THCS
TP. HCM
UBND

Từ

Kinh tế - xã hội
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu sinh
Phó giáo sư
Phổ thông trung học
Quản lý giáo dục
Sinh viên
Trung cấp chuyên nghiệp
Tự đánh giá
Trung học cơ sở
Thành phố Hồ Chí Minh
Uỷ ban Nhân dân


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam ta tự hào với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến. Trong
suốt quá trình thăng trầm của lịch sử GDĐH đã trải qua hơn 10 thế kỷ phát
triển kể từ khi thiết lập Quốc tự giám vào năm 1076 đưới thời vua Lê Thánh

Tông, nơi được xem là trường ĐH đầu tiên của Việt Nam. Trong suốt thời kỳ
lịch sử này, các giá trị văn hoá dân tộc đã để lại nền tảng cơ bản cho việc phát
triển GDĐH ở Việt Nam và GDĐH Việt Nam tiếp tục được cũng cố và phát
triển trên nền tảng những giá trị văn hoá, khoa học của dân tộc và thời đại. Xu
hướng này đã được hội nghị quốc tế về GDĐH của Unessco tại Pari năm
1998 tuyến bố rõ ràng: “Sứ mạng cốt lõi của hệ thống GDĐH là đóng góp vào
việc phát triển và tiến bộ bền vững của toàn xã hội”. Nghị quyết 14/2005/NQCP ngày 02/11/2005 của nước ta về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2020 cũng đặt ra yêu cầu: “Hiện đại hoá hệ thống GD
ĐH trên cơ sở kế thừa những thành quả GD&ĐT của đất nước, phát huy bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển
GDĐH tiên tiến trên thế giới.” [13, tr 43]
Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật của
quốc gia, vai trò vị trí của GDĐH nói chung và các trường ĐH nói riêng ngày
càng trở nên quan trọng. Các trường ĐH không chỉ có vai trò chủ chốt trong
lĩnh vực đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao mà thực sự đã và đang trở
thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển,
chuyển giao công nghệ hiện đại góp phần phát triển bền vững. Ở nhiều nước
phát triển như Mỹ, Anh, Úc … hệ thống GD trở thành một ngành dịch vụ tri
thức cao cấp góp phần đáng kể vào thu nhập GDP của quốc gia thông qua các
hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học kỹ thuật. Nhiều nước trong khu vực


8

ASEAN như Thái Lan, Malaixia, Philippin đã và đang thực hiện đổi mới, cải
cách GDĐH theo hướng phát triển đa đạng hoá, chuẩn hoá, hình thành hệ
thống bảo đảm chất lượng ĐH với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất
lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phát
triển cộng đồng.
Trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát triển của đời sống xã

hội hiện đại, GDĐH ở các nước đã và đang có nhiều cơ hội phát triển, đồng
thời phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đặc biệt là vấn đề giải quyết các
mối quan hệ giữa quy mô – chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và
nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển … Để giải
quyết các yêu cầu đó, GDĐH nước ta đã và đang thực hiện các cuộc đổi mới
và cải cách sâu rộng với các xu hướng sau:
- Xu hướng đại chúng hoá: Chuyển từ GD tinh hoa (Elite) sang GD đại
chúng và phổ cập (Massificasion & Univerzalization). Quy mô GDĐH tăng
nhanh. Ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tỷ lệ sinh viên ĐH trong
độ tuổi 18 -26 lên đần 40%.
- Xu hướng đa dạng hoá (Dieversification): phát triển nhiều loại hình
trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo hướng hàn
lâm (Academy) hoặc nghề nghiệp và công nghệ nặng về thực hành
(Poffessional).
- Tư nhân hoá (Privatization): Để tăng hiệu quả đào tạo thu hút nhiều
nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho GDĐH nhiều nước như Mỹ, Nhật
Bản, Philippin … phần lớn các trường ĐH là ĐH tư thục.
- Bảo đảm chất lượng (Quaility Assurance) và nâng cao khả năng cạnh
tranh, chuyển đổi văn bằng, chứng chỉ, trao đổi sinh viên. Tập đoàn hoá và
công nghiệp hoá (Corporaization and Indurtrialization) hệ thống GDĐH. [ 15,
tr. 303]


9

Cũng như các nước trên thế giới, chất lượng GD là một trong những
mối quan tâm của toàn xã hội và là vấn đề trọng yếu trong chính sách GD của
Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác
định rõ cần “Hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật để bảo đảm sự nghiệp
GD phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về con người và

nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bề vững”. Chiến lược GD
Việt Nam 2001 – 2010 khẳng định yêu cầu các cơ quan quản lý về nhà nước
về GD cần “tập trung làm tốt 3 nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng chiến lược, quy
hoạch và phát triển kế hoạch GD; xây dựng cơ chế chính sách và quy chế
quản lý nội dung và chất lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra và thanh tra. Đặc
biệt chú trọng công tác thanh tra GD và ĐBCL GD thông qua việc tổ chức và
chỉ đạo hệ thống kiểm định chất lượng”.
Cùng với quá trình phát triển về quy mô và đa dạng hoá các loại hình
GD, chất lượng GD và quản lý chất lượng GD đã và đang là mối quan tâm
của toàn xã hội và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết không chỉ ở
phạm vi nhà trường, cơ sở đào tạo là nơi trực tiếp tạo ra và chịu trách nhiệm
về chất lượng đào tạo mà còn trong phạm vi cả nước liên quan đến vai trò và
chức năng cũng như nội dung, phương pháp, cơ chế quản lý nhà nước về chất
lượng GD của các cơ quan quản lý nhà nước về GD ở trung ương và địa
phương.
GDĐH Việt Nam trong những năm qua tuy có sự chuyển biến tích cực
nhưng vẫn còn những bất cập về chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng
của sinh viên hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của xã hội. Từ
những năm 90, GD Việt Nam chuyển từ GD tinh hoa sang GD đại chúng và
từ đó kéo theo sự bùng nổ về GDĐH khi có quá nhiều trường ĐH, cao đẳng
được thành lập mà chất lượng không thể kiểm soát được hết.


10

GDĐH hiện nay là dành cho số đông, vì thế mà chất lượng chưa được
cải thiện đúng mức. Vậy ngành GD đào tạo phải làm sao để đáp ứng nhu cầu
ngày càng lớn đặt ra cho tất cả chúng ta. Một trong những bước đi quan trọng
trong vấn đề này là Chính phủ đã giao cho ngành GD đào tạo thành lập một
cơ quan chức năng để “ĐBCL” cho quá trình đào tạo của mình.

Hiện nay công tác ĐBCL đã có những thành công nhất định và nó đã
góp phần tác động đến quá trình đào tạo ở hầu hết các trường. Trường ĐH Sài
Gòn là một trong những cơ sở đào tạo đã thành lập Phòng chức năng ĐBCL.
Ngoài những tác động của công tác kiểm định chất lượng ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo của nhà trường như hiện nay nó cần có những giải pháp để
nâng cao chất lượng kiểm định đào tạo.
Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp kiểm định chất lượng đào
tạo ở trường Đại học Sài Gòn” để phần nào giải quyết vấn đề trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Những thay đổi qua thực tiễn có liên quan đến công tác kiểm định từ
khi trường được nâng cấp từ một trường Cao đẳng Sư phạm thành trường ĐH
đa ngành của thành phố và Trường thành lập phòng chức năng: Phòng Khảo
thí & Kiểm định chất lượng GD. Những thay đổi này có tác động đến chất
lượng đào tạo như thế nào đồng thời đưa ra một số giải pháp của công tác
ĐBCL để nâng cao hiệu quả đào tạo.
Cụ thể hướng tới các mục tiêu:
2.1. Tìm hiểu các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng công tác
kiểm định chất lượng đào tạo.
2.2. Đánh giá những hiệu quả thay đổi có được khi có sự tác động của
công tác kiểm định đến chất lượng đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu


11

Giảng viên, sinh viên, các phòng chức năng, hệ thống văn bản phục vụ
công tác đào tạo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác kiểm định chất lượng ở trường Đại học Sài Gòn

4. Giả thuyết khoa học:
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Trường Đại học Sài Gòn đã dược
nâng cấp từ trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp. HCM là một trường chuyên
ngành đào tạo giáo viên sư phạm cho thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình nâng
cấp từ một trường sư phạm thành một trường ĐH đa ngành vẫn còn tồn tại
một vài vấn đề trong công tác quản lý đào tạo cũng như quá trình thực hiện
công tác kiểm định chất lượng. Nếu có một số biện pháp quản lý để nâng cao
chất lượng kiểm định đào tạo sẽ làm cho chất lượng kiểm định đào tạo ngày
càng hoàn thiện hơn.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định cần
phải hướng vào giải quyết các nhiệm vụ chính sau
5.1.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài
5.1.2. Đánh giá một số thành tựu, tồn tại về thực trạng của công tác
KĐCL ở trường ĐHSG
5.1.3. Đề xuất các giải pháp để nâng cao việc kiểm định chất lượng đào
tạo ở trường Đại học Sài Gòn
5.2. Phạm vi
Tại Trường Đại học Sài Gòn
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận


12

- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như: các
văn bản của nhà nước, Bộ GD – đào tạo, các tạp chí, sách báo, các tài liệu và
các công trình nghiên cứu khoa học.
- Từ những thu thập trên sẽ khái quát hoá và đưa ra quan điểm của cá

nhân về công tác kiểm định tại đơn vị.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát thực tiễn công tác kiểm định tại đơn vị.
- Trên cơ sở một số kết quả điều tra giảng viên, học viên về các công
tác phục vụ cho công tác kiểm định, để từ dó rút ra những kết luận cần thiết.
- Dựa vào những việc đã làm được, bước đầu tổng kết kinh nghiệm đã
tiến hành sau ba năm thực hiện công tác kiểm định chất lượng.
- Phỏng vấn một số chuyên gia về công tác kiểm định để có những
nhận xét khách quan phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn được trình bày ở
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 3: Một số giải pháp kiểm định chất lượng đào tạo ở trường Đại
học Sài Gòn


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về chất lượng
Hiện nay, hoạt động KĐCLGD đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Trong số 213 nước và lãnh thổ trên thế giới tham gia Mạng lưới
quốc tế các tổ chức ĐBCL GDĐH (INQAAHE), thì phần lớn đều triển khai
các hoạt động kiểm định chất lượng GDĐH - TCCN nhằm mục đích quản lý,
giám sát và không ngừng nâng cao chất lượng GD. Các tổ chức kiểm định
chất lượng GD của các nước trên thế giới khá đa dạng về mặt sở hữu (của
Nhà nước, của các hiệp hội hay các tổ chức, cá nhân khác), về đối tượng kiểm

định (trường, chương trình, tất cả các cấp học hay chỉ GD ĐH,…), về tính
phụ thuộc hay độc lập với Nhà nước (độc lập hoàn toàn với Nhà nước, độc
lập trong việc đưa ra các quyết định chuyên môn nhưng vẫn nhận kinh phí của
Nhà nước hay phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước),... Ở Hoa Kỳ, tất cả các tổ
chức kiểm định chất lượng GD đều không thuộc Nhà nước. Tuy nhiên, hầu
hết các tổ chức kiểm định chất lượng GD của các nước khác đi vào hoạt động
trong 20 năm gần đây đều do Nhà nước thành lập (Thái Lan, Mông Cổ,
Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia), nhưng sau đó trở thành các tổ chức
kiểm định độc lập (Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,…), nhưng vẫn
được nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước (Australia, Ấn Độ, Indonesia). Hoa
Kỳ có 6 tổ chức kiểm định vùng, nhưng hầu như các nước khác, nhất là các
nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có xu hướng chỉ có một tổ
chức quốc gia kiểm định chất lượng GD (ví dụ : Thái Lan, Indonesia, Cămpu-chia). Một số nước khác như Nhật Bản, Phillippines, Malaysia có 2 tổ
chức kiểm định chất lượng GD, một trong số đó đã được thành lập khá nhiều
năm trước. Nhưng gần đây, Malaysia đã sáp nhập hai tổ chức lại thành một tổ


14

chức mới. Một số nước có những tổ chức kiểm định của các hiệp hội, tổ chức
chuyên môn hoạt động bên cạnh các tổ chức quốc gia kiểm định chất lượng
GD nhưng với quy mô nhỏ (ví dụ : Thái Lan).
Hoạt động kiểm định chất lượng GD của các nước khá khác nhau. Một
số nước chỉ kiểm định trường, một số nước khác chỉ kiểm định chương trình,
nhưng cũng có những nước đồng thời sử dụng cả kiểm định trường và kiểm
định chương trình. Hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng GD cũng
tương tự. Đặc biệt, có tổ chức kiểm định chất lượng GD không trực tiếp kiểm
định các cơ sở GD mà chỉ đi kiểm định các tổ chức kiểm định chất lượng GD
khác (ví dụ: Hội đồng kiểm định GDĐH - CHEA, Hoa Kỳ) và cấp phép hoạt
động cho các tổ chức kiểm định chất lượng GD khác (ví dụ : Bộ GD Hoa Kỳ US Department of Education hay Hội đồng kiểm định chất lượng GD của

Đức).
Hiện nay, Chính phủ đang chủ trương đổi mới cơ bản, toàn diện GDĐH
Việt Nam giai đoạn 2010-2020, quyết tâm xây dựng một số trường ĐH đẳng
cấp quốc tế; thực hiện đổi mới quản lý GD, trong đó kiểm định chất lượng
được sử dụng như một công cụ quan trọng để khuyến khích tất cả các cơ sở
GDĐH, kể cả các cơ sở TCCN, nâng cao chất lượng GD thông qua việc phấn
đấu đạt các tiêu chuẩn chất lượng GD. Trong những năm qua, hệ thống kiểm
định chất lượng GD ở nước ta đang từng bước được hình thành. Đầu năm
2002, Bộ GDĐT đã thành lập Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo trong Vụ
ĐH (nay là Vụ GDĐH). Năm 2003 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
GD (Cục KTKĐCLGD) đã được thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP
ngày 18/7/2003 của Chính phủ. Việc thành lập Cục KTKĐCLGD đã đánh dấu
một thời kỳ mới của sự phát triển hệ thống kiểm định chất lượng GD ở Việt
Nam. Năm 2004, Bộ GDĐT đã ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất
lượng các trường ĐH làm công cụ để triển khai hoạt động kiểm định chất


15

lượng trong cả nước. Năm 2005, kiểm định chất lượng GD được đưa vào Luật
GD; năm 2006 được đưa vào Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GD. Đến
nay, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy
phạm pháp luật về kiểm định chất lượng GDĐH - TCCN và đang được triển
khai thực hiện.
So với yêu cầu chung thì tiến độ kiểm định chất lượng như hiện nay
vẫn còn khá chậm. Công tác TĐG nói riêng và công tác kiểm định chất lượng
GD nói chung chưa được nhiều cơ sở GDĐH -TCCN quan tâm do thiếu các
chính sách liên quan đến quyền lợi của các cơ sở GD khi hoàn thành báo cáo
TĐG hay khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng GD.

Việc quản lý chất lượng GD ở Việt Nam còn rất nhiều điều gay cấn cụ
thể như chất lượng GD Việt Nam còn thấp so với yêu cầu thực tiễn, thiếu một
hệ thống chỉ số thực hiện và chuẩn mực chất lượng để so sánh ngang tầm với
các nước trong khu vực như Hồng Kông, Thái Lan, Philippines, Indonesia …
Bộ máy, cơ chế và cán bộ chưa thay đổi phù hợp với phương thức quản lý
mới … Mặc dù chúng ta đã và đang từng bước xây dựng hệ thống ĐBCL ở
từng trường, từng cấp nhưng việc chúng ta đánh giá xem hệ thống ĐBCLGD
có ý nghĩa như thế nào dường như chưa được nghiên cứu đến. Ngoài những
tác động của công tác kiểm định chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
của nhà trường như hiện nay nó cần có những giải pháp gì để nâng cao chất
lượng kiểm định đào tạo. Với đề tài “Một số giải pháp kiểm định chất lượng
đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn” tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp để làm
sáng tỏ vấn đề nêu trên.
1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
1.2.1. Đại học


16

Là một bậc học chuyển tiếp của bậc phổ thông trung học dành cho
những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lên trên, là bậc học
có học vấn chuyên nghiệp bậc cao gồm học vấn khoa học cơ bản, khoa học cơ
sở, khoa học và lí thuyết kĩ thuật chuyên ngành, kinh nghiệm và kĩ năng hoạt
động nghề nghiệp diện rộng, hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, tổ
chức - quản lí công tác chuyên môn, phương pháp và kĩ năng tự học tập, nâng
cao nghiệp vụ.
1.2.2. Trường Đại học
Trường đại học là một tổ chức cung cấp nền GD cao và là nơi nghiên
cứu, cấp bằng học thuật cho rất nhiều các lĩnh vực ngành nghề. Các trường
ĐH cung cấp cho chương trình GD cho sinh viên và chương trình GD sau ĐH

cho các học viên. Từ university được lấy từ từ latin là universitas
magistrorum et scholarium, nghĩa của nó là cộng đồng của các giáo viên và
học giả. Trường ĐH đào tạo cử nhân có trình độ văn hoá ĐH của nhà nước,
tôn giáo hoặc tư nhân. Tên gọi có thể là trường ĐH, học viện, viện đào tạo.
Ngày nay, thời hạn đào tạo thường là 4 - 6 năm, tuyển sinh từ những người đã
tốt nghiệp trung học. Các loại hình: chính quy tập trung dài hạn, chính quy tập
trung ngắn hạn, tại chức, phi chính quy, mở rộng, quốc lập, bán công, dân lập.
1.2.3. Giải pháp
Giải pháp là cách thức, con đường … được con người sáng tạo ra, nó
có thể được sử dụng để tiến hành một hoạt động hướng đích nào đó nhằm
đem lại hiệu quả cho người sử dụng.
1.2.4. Chất lượng
1.2.4.1. Quan niệm về chất lượng

- Chất lượng là “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật
(sự việc) … làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”
(theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông)


17

- Chất lượng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vất” hoặc là:
“Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” (Theo Từ
điển Tiếng Việt thông dụng, NXB GD, 1998)
- Chất lượng là “Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng
tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (Theo Oxford
Pocket Dictionary)
- Chất lượng là “Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả
mãn nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp – NFX50-109)
- Theo định nghĩa của ISO 9000-2000 “Chất lượng là mức độ đáp ứng

các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”. Trong đó yêu cầu được
hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc.
- Chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo
cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc
nhu cầu tiềm ẩn (TCVN – ISO 8402)
- Chất lượng được thể hiện ở các khía cạnh (theo Harvey & Green,
1993) đó là:
+ Sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc.
+ Sự hoàn hảo.
+ Sự phù hợp, thích hợp.
+ Sự thể hiện giá trị.
+ Sự biến đổi về chất. [ 13, tr. 427]
1.2.4.2. Một số đặc điểm của chất lượng
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu.
- Chất lượng luôn luôn biến động theo nhu cầu, theo thời gian và điều
kiện sử dụng.
- Chất lượng được đặt ra phù hợp với các tiêu chuẩn đã quy định.

1.2.5. Quan niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo


18

1.2.5.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng
* Kiểm soát chất lượng (Quality Control)
Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng . Kiểm
soát chất lượng tập trung vào việc theo dõi lại các lỗi trong quá khứ. Kiểm
soát chất lượng trong môi trường sản xuất là “một phương thức cần thiết
cho việc thanh tra và loại bỏ, những sản phẩm có khiếm khuyết (mặc dù có
một số phương pháp thống kê của lý thuyết này có thể được sử dụng nhằm

tránh khả năng có các sản phẩm này)” (Freeman, 1994:17), Russo (1995:23)
định nghĩa chất lượng như “một quá trình thanh tra mà ở đó mỗi một sản
phẩm, hay một mẫu sản phẩm, được kiểm soát.” Theo Russo, khái niệm
chủ yếu trong kiểm soát chất lượng là “quá trình này không nhằm vào gốc
rễ của vấn đề. Kiểm soát chất lượng chỉ giải quyết các vấn đề sau khi chúng
bị phát hiện.”
Theo Vroeijenstijn (1992), kiểm soát chất lượng và đo lường chất
lượng là việc tóm tắt các thông tin và hàm ý là sẽ có các ý định trừng
phạt hay khen thưởng. Kiểm soát chất lượng “vốn dĩ là nhằm trừng phạt,
áp đặt các hình phạt cho việc làm việc thiếu hiệu quả, nhưng đồng thời nó
cũng cho thấy rằng một khi sản phẩm đã đạt được mức độ tối thiểu thì
không cần phải nỗ lực để cải tiến” (Vroeijenstijn, 1992:110). Vậy kiểm soát
chất lượng, không đi ra ngoài việc chấp nhận hay từ chối một sản phẩm.
[ 6, tr. 37]
* Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
Đây là quá trình xãy ra trước và trong khi thực hiện. Mối quan tâm của
nó là phòng chống các sai phạm có thể xãy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất
lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu
đầu đến cuối theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt. ĐBCL phần lớn là trách
nhiệm của người lao động.


19

ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến
hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để
khách hàng thoả mãn các yêu cầu chất lượng. Nói cách khác, ĐBCL có nghĩa
là tạo ra sản phẩm không lỗi, Philip B. Crosby gọi là “nguyên tắc không lỗi”
(Sallis 1993), “làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm”. [ 6, tr.
37]

* Thanh tra chất lượng (Quality Inspection)
Thanh tra chất lượng là việc làm của một nhóm người do các cơ quan
hữu quan cử tới xem xét một cách kĩ lưỡng quá trình ĐBCL và kiểm tra chất
lượng thực hiện hợp lý, đúng kế hoạch hay không. Thanh tra chất lượng
không quan tâm tới sứ mạng và mục tiêu của đối tượng đang xét. [ 6, tr. 38]
* Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation)
Kiểm định chất lượng (Accreditation, thông thường được dịch là công
nhận chất lượng) là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (gọi là tổ chức
KĐCL) nhằm công nhận hay thừa nhận chính thức một trường ĐH có đủ năng
lực để tiến hành các hoạt động GD theo chuẩn mực kiểm định đã chấp nhận.
Kiểm định được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên
ngoài, được GDĐH sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở GD cao đẳng và ĐH
và các ngành đào tạo ĐH nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng" (CHEA, 2003).
Kiểm định chất lượng là “một quá trình ĐGN nhằm đưa ra một quyết định
công nhận một cơ sở GDĐH hay một ngành đào tạo của cơ sở GDĐH đáp ứng
các chuẩn mực qui định” (SEAMEO, 2003).
Chuẩn mực kiểm định do từng tổ chức KĐCL công bố. Tùy vào trình
độ quản lý của mỗi quốc gia dẫn đến nhiều chuẩn mực kiểm định khác
nhau. Như vậy, trên thực tế không tồn tại một chuẩn mực kiểm định chung
nhất. Đây là cơ sở để tiến hành đánh giá và công nhận đối với một trường
ĐH có nhu cầu đăng ký KĐCL.


20

Kiểm định có thể được áp dụng cho một trường ĐH, hoặc chỉ cho
một chương trình đào tạo của một môn học. Kiểm định đảm bảo với cộng
đồng cũng như với các tổ chức hữu quan rằng một trường ĐH (hay một
chương trình một môn học nào đó) có những mục tiêu đào tạo được xác
định rõ ràng và phù hợp; có được những điều kiện để đạt được những mục

tiêu đó, và có khả năng phát triển bền vững. Kiểm định nhằm hai mục
đích: (i) Đảm bảo với những đối tượng tham gia vào công tác GD rằng
một chương trình đào tạo, hay một trường khoa nào đó đã đạt hay vượt
những chuẩn mực nhất định về chất lượng; (ii) Hỗ trợ trường liên tục cải
tiến chất lượng. [ 6, tr. 38]
* Kiểm toán chất lượng (Quality Audit)
Kiểm toán chất lượng là hình thức kiểm tra mang tính độc lập và có hệ
thống nhằm xác định xem các hoạt động ĐBCL và kết quả của các hoạt động
đó có tuân thủ theo đúng kế hoạch đã lập ra từ trước hay không và liệu các kế
hoạch này có được thực hiện hiệu quả và phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề
ra hay không?
Một số đặc điểm cơ bản trong công tác quản lý chất lượng kiểm toán
thể hiện như sau:
+ Khách hàng là mục tiêu hoạt động chứ không phải là phương tiện
kinh doanh.
+ Lấy chất lượng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng dịch
vụ làm hàng đầu cho sự phát triển. Định hướng vào chất lượng là điều kiện
đem lại lợi nhuận cao và chắc chắn.
+ Để quản lý tốt chất lượng cần phải hiểu rõ sự thể hiện về chất lượng,
các yêu cầu của khách hàng về chất lượng ở mỗi giai đoạn phát triển khác
nhau.
+ Công tác quản lý chất lượng tập trung vào yếu tố con người, phát huy


21

năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của các kiểm toán viên . [ 6, tr. 40]
* Đánh giá, đo lường chất lượng
Chất lượng GDĐH như đã trình bày ở phần trên là một khái niệm động,
đa chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và

người. Do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường
chất lượng trong GDĐH. Trong GDĐH người ta thường dùng một bộ thước
đo bao gồm các tiêu chí và chỉ số ứng với các lĩnh vực trong quá trình đào
tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các trường ĐH. Bộ thước
đo này có thể dùng để đánh giá đo lường các điều kiện ĐBCL, có thể đánh giá
đo lường bản thân chất lượng đào tạo của một trường ĐH. Các chỉ số đó có
thể là chỉ số định lượng, tức là đánh giá và đo được bằng điểm số. Cũng có
thể có các chỉ số định tính, tức là đánh giá bằng nhận xét chủ quan của người
đánh giá.
Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính cán
bộ giảng dạy, sinh viên của trường nhằm mục đích TĐG các điều kiện ĐBCL
đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình. Việc
này cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài do các cơ quan hữu quan thực
hiện với các mục đích khác nhau (khen – chê, xếp hạng, khuyến khích tài
chính, kiểm định công nhận .v.v…) [ 6, tr. 42]
* Chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng
Điều quan trọng đối với một nền GDĐH cũng như của một trường ĐH
là phải có một chủ trương rõ ràng về chất lượng. Chính sách chất lượng là
một tuyên ngôn về sự cam kết của mình đảm bảo sẽ cung cấp một nền GDĐH
có chất lượng. Chủ trương đó phải được thể hiện bằng các phương châm cụ
thể.
Chất lượng không tự nhiên xuất hiện, mà phải có kế hoạch chiến lược
cho nó. Chất lượng phải là vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển


22

của mỗi trường và phải được tiếp cận thông qua một quá trình kế hoạch hóa
chặt chẽ. Kế hoạch chiến lược là một trong những vấn đề lớn nhất của Quản
lý chất lượng tổng thể. Không có một định hướng dài hạn và rõ ràng thì nhà

trường không thể có kế hoạch tiến tới chất lượng cao. [ 6, tr. 43]
1.2.5.2. Quan niệm về chất lượng đào tạo
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào
tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Ngọc Đức, Lâm Quang
Thiệp – ĐHQG Hà Nội).
- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở
các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng
lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào
tạo theo các ngành cụ thể (Trần Khánh Đức - Viện NCPTGD)
- Chất lượng GD là chất lượng thực hiện các mục tiêu GD ( Lê Đức
Phúc – Viện KHGD)
Hiện nay, khái niệm về chất lượng đào tạo còn có nhiều điểm khác
nhau, do từ chất lượng được dùng chung cho cả hai quan niệm: chất lượng
tuyệt đối và chất lượng tương đối.
Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được ủy thác, nhiệm vụ này
thường do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà
trường. Từ nhiệm vụ được uỷ thác này, nhà trường xác định mục tiêu đào tạo
của mình sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội – đạt “chất lượng bên ngoài”;
và các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm mục tiêu đó – đạt
“chất lượng bên trong”. [ 6, tr. 43]
1.3. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo trường ĐH
1.3.1. Quản lý chất lượng đào tạo trường ĐH
1.3.1.1. Chính sách quốc gia và cơ sở pháp lý


23

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
xác định rõ: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” (Điều 35) và “Nhà nước
thống nhất quản lý hệ thống GD quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội

dung, kế hoạch GD, tiêu chuẩn GV, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng”
(Điều 36). Chiến lược GD Việt Nam 2001 – 2010 (QĐ 201/2001/QĐ-TTg
ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ) cũng đã xác định yêu cầu đổi mới
quản lý GD, mở rộng quy mô trên cơ sở ĐBCL và hiệu quả GD.
Luật GD năm 2005 cũng đã quy định rõ các nội dung quản lý nhà nước
về GD như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển GD.
- Ban hành tổ chức và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
GD; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức hoạt động
của các cơ sở GD khác.
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung GD; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn CSVC và thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát
hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Tổ chức quản lý việc ĐBCL GD và KĐCLGD.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GD.
- Tổ chức bộ máy quản lý GD
- Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý GD.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GD.
- Tổ chức, quản lý công tác NCKH, công nghệ trong ngành GD
- Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về GD.
- Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều
công lao đối với sự nghiệp GD.


24

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.
Các quy định của Hiến pháp và Pháp luật tuy không nói rõ các yêu cầu

quản lý chất lượng GD nhưng các nội dung quản lý đều liên quan trực tiếp
đến chất lượng GD từ mục tiêu, các điều kiện ĐBCL (chương trình, GV,
CSVC, tổ chức quản lý …) cho đến công tác thanh tra, kiểm tra. [ 14, tr.425]
1.3.1.2. Các mô hình quản lý chất lượng GD
Khi ĐBCL được xem như một hệ thống quản lý, có nghĩa là được đặt
vào tay những người có trách nhiệm bên trong một trường ĐH, câu hỏi có thể
được đặt ra là liệu hệ thống quản lý đó có phải được kiểm soát từ bên ngoài
nhằm giúp các trường đảm bảo rằng quá trình đó là công bằng và khách quan
không. Có thể thấy rõ mối quan tâm về các cơ chế có tính tự chịu trách nhiệm
nhằm có thể cải tiến khả năng ĐBCL chuyên môn của tấm bằng ĐH ngày
càng cao. Bên cạnh đó, một số hệ thống các trường ĐH đang theo đuổi cơ chế
chính sách thị trường trong quản lý, trong đó có mô hình BS 5750/ISO 9000;
mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Ashworth và Harvey, 1994) và
mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) (SEAMEO,
1999).
a. Mô hình BS 5750/ISO 9000
Bản chất của mô hình BS 5750/ISO 9000 là một hệ thống các văn bản
quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá
trình sản xuất đảm bảo mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã,
quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu
ra “phù hợp với mục đích”. Mô hình này đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối
với những người sử dụng, đồng thời đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, tài lực và
thời gian. Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ các quy
trình một cách nghiêm túc.


25

Trong những năm 1980 và 1990, cùng với chủ nghĩa nghệ thuật quản lý
và phong trào tiếp thị hóa, ISO bắt đầu được đưa vào các lĩnh vực kinh doanh,

và sau đó được giới thiệu vào lĩnh vực GDĐH (Russo, 1995). Tư tưởng chủ
đạo của các chuẩn ISO có vẻ rất đơn giản: nói những gì bạn làm, làm những
gì bạn nói, ghi lại những gì bạn đã làm, kiểm tra lại kết quả và hành động khi
có sự khác biệt (Russo, 1995; Woodhouse, 1999). Có thể thấy là nếu như quá
trình chất lượng của một công ty được tiến hành trôi chảy thì nó sẽ cho ra
được những sản phẩm có chất lượng.
Không giống như kiểm soát chất lượng, ISO không phải là một hệ
thống có tính thanh tra mà ISO đòi hỏi bằng chứng nhận. ISO được viết cho
các lĩnh vực sản xuất và được làm ra cho các tổ chức kinh doanh các sản
phẩm nhất định. Do đó, các tiêu chí cần phải chính xác và nghiêm ngặt
(Russo, 1995). Trong GD, nhằm có được các tiêu chí thích hợp với tổ chức
cần phải có các thay đổi phù hợp, vì câu hỏi có thể đặt ra là: sản phẩm trong
GD là gì? Có nhiều tranh luận rằng sản phẩm của GD là những người tốt
nghiệp, không hoàn toàn nằm trong dây chuyền sản xuất, và người học như
những bình rỗng sẽ được lấp đầy với sự thông thái của người dạy và trong quá
trình đến trường – quá trình nhận được sự GD và rèn luyện kỹ năng. Một ý
kiến khác cho rằng người tốt nghiệp đóng ba vai trò trong quá trình GD: như
khách hàng, như người diễn viên trong quá trình sự GD diễn ra và như một
phần của sản phẩm.
Giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige (The Malcolm
Baldrige National Quality Award – MBNQA) là một ví dụ về một phiên bản
của ISO trong GD (Russo, 1995). Các tiêu chí GD của Giải thưởng Malcolm
Baldrige cho việc Thực hiện xuất sắc (Malcolm Baldrige Education Criteria
for Performance Excellence – MBECPE) có bốn mục đích nhằm : Giúp cho
việc cải tiến việc thực hiện công việc, thực hành và khả năng của một tổ chức;


×