Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Lịch sử văn hoá dòng họ đặng ở nghi xuân (hà tĩnh) từ đầu thế kỷ XV đến nay (2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.34 KB, 96 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo

Trườngưđạiưhọcưvinh
--------------

Bộ giáo dục và đào tạo

Trườngưđạiưhọcưvinh
hồ trà giang
--------------

hồ trà giang

lịch sử - văn hóa
lịch sử - văn hóa
dòng họ đặng ở nghi xuân (Hà
dòng họ đặng ở nghi xuân (Hà
tĩnh)
tĩnh)
từ từ
đầu
xv đến
đếnnay
nay
(2006)
đầuthế
thế kỷ
kỷ xv
(2006)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam



Mã số

: 60.22.54

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Ngườiưhướngưdẫnưkhoaưhọc: pgs.ts nguyễn trọng văn
Vinh - 2007

Vinh - 2007


2

A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Văn hóa Việt Nam là bức tranh đa sắc đa diện đa màu; trong đó văn hóa
dòng họ là một mảng quan trọng vừa đậm đà hơi thở văn hóa dân tộc vừa đặc
sắc với những dáng nét riêng. Nó là cái nôi kiến tạo, bảo lu và thắp sáng
những tinh hoa của truyền thống văn hóa tộc họ với những di sản văn hóa vô
giá, đồng thời không ngừng bồi đắp thêm truyền thống văn hóa dân tộc. Vì
vậy, việc nghiên cứu văn hóa dòng họ vừa có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc
gìn giữ, và phát huy truyền thống văn hóa dòng họ, góp phần làm sáng rõ lịch
sử văn hóa địa phơng, làm phong phú thêm lịch sử văn hóa dân tộc, vừa giúp
chúng ta hiểu rõ hơn thân thế, công nghiệp của các nhân vật lịch sử.
1.2. Từ xa tới nay, Uống nớc nhớ nguồn, Ăn quả nhớ ngời trồng cây, con
chim tìm tổ, con ngời vấn tông vốn là đạo lí truyền thống tốt đẹp của con ngời
Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Kinh tế càng phát triển, đất nớc càng hội
nhập sâu và rộng ra thế giới thì bản sắc văn hóa càng đợc đề cao và coi trọng,

xu hớng về nguồn có sức hút ngày càng lớn. Nhiều tộc họ đã nghĩ đến việc
chấn chỉnh nền nếp tông môn và phục hồi tinh thần gia tộc trong lòng các thế
hệ con cháu. Việc này có mặt tích cực là nhiều dòng họ khôi phục lại đền thờ,
miếu mạo, lăng mộ, bi kí và một số ngành nghề; biên soạn lại gia phả, tộc phả,
gia sử và biên niên các ngày giỗ kỵ tiên nhân cùng các vấn đề ngoại phả; thu
thập tài liệu về tổ tông, tìm cách liên lạc nối kết lại mối dây quan hệ của các
chi nhánh họ từ xa cũng nh thông tin liên hệ với họ hàng ở xa (cả trong và


3

ngoài nớc); khơi dậy đợc truyền thống ông cha, đồng thời giáo dục cho con
cháu hậu duệ ý thức tộc họ; song cũng không tránh khỏi những hạn chế nh
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các tộc họ về một số vấn đề nhạy cảm Do đó,
việc nghiên cứu về lịch sử văn hóa các dòng họ một cách nghiêm túc, khoa
học có ý nghĩa thiết thực nhằm phát huy mặt tích cực, xóa bỏ mặt tiêu cực;
dẫn dắt mỗi ngời hớng về cội nguồn; khơi dậy lòng tôn kính tổ tiên, ý thức
đoàn tụ, tình yêu thơng huyết mạch trong dòng tộc và tinh thần đoàn kết rộng
lớn trong cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
1.3. Nghi Xuân là mảnh đất sơn thủy hữu tình nhng cũng là vùng cồn khô
cát mặn. Nơi đây đã trở thành điểm dừng chân sinh cơ lập nghiệp của nhiều
dòng họ. Hiện nay ở Nghi Xuân có hàng chục dòng họ, trong đó có thể kể ra
một số dòng họ lớn nh họ Nguyễn ở Tiên Điền gốc từ Canh Hoạch, Thanh
Oai, Hà Đông, định c từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII; họ Phan ở Phan Xá
- gốc Can Lộc; họ Lê ở Tiên Bào gốc Thanh Hóa, định c từ giữa thế kỷ
XVII; họ Ngụy ở Xuân Viên, định c từ đầu thế kỷ XV và họ Đặng ở Uy Viễn,
định c từ đầu thế kỷ XV - gốc Can Lộc Các dòng họ đã bắt tay nhau cùng
chinh phục thiên nhiên, khai hoang lập ấp, ổn định cuộc sống, xây dựng Nghi
Xuân ngày càng giàu mạnh trong thời bình, đoàn kết vững vàng trong thời
chiến.

Dòng họ Đặng ở Nghi Xuân có nguồn gốc từ Thiên Lộc - Can Lộc nhng
vốn phát tích từ xã Chúc Sơn, huyện Chơng Đức, phủ ứng Thiên, Hà Tây. Tiên
tổ của dòng họ đến Nghi Xuân ẩn c từ khoảng cuối năm 1413 đầu năm 1414.
Trải qua lịch sử khoảng 592 năm với 23 đời, đến nay con cháu của dòng họ
Đặng đã có mặt ở hầu hết các xã và Thị trấn trong huyện, đông nhất là ở Thị
trấn Nghi Xuân, Thị trấn Xuân An, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Đan, Xuân
Trờng, Xuân Hội, Xuân Hoa, Xuân Viên, Xuân Hồng, Xuân Lam Ngoài ra,
hậu duệ của dòng họ còn sinh sống ở các huyện khác trong tỉnh Hà Tĩnh nh
Can Lộc, Hơng Sơn, Hơng Khê, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Đức Thọ hay các
tỉnh khác nh Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dơng, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định
Dòng họ Đặng ở Nghi Xuân đã cống hiến cho quê hơng những ngời con anh
kiệt, góp nhiều công nghiệp trong an dân giữ nớc, góp phần phát triển kinh tế
văn hóa xứ Hồng Lam.
Là ngời con của vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa,
nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu văn hóa dòng họ và việc


4

gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của quê hơng đất nớc, và cũng đã từng tìm
hiểu về Lịch sử văn hóa dòng họ Nguyễn Tiên Điền ở Nghi Xuân (Hà
Tĩnh) từ cuối thế kỷ XVI đến nay, tôi tiếp tục tìm hiểu mảng lịch sử - văn
hóa dòng họ. Với những nỗ lực của bản thân và lòng say mê nghiên cứu, tôi
hy vọng việc mình chọn đề tài Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng ở Nghi
Xuân (Hà Tĩnh) từ đầu thế kỷ XV đến nay (2006) làm luận văn tốt nghiệp
có thể góp phần đa đến cho mọi ngời cái nhìn đúng đắn về gia tộc họ Đặng, về
mối quan hệ giữa họ Đặng với một số dòng họ trên quê hơng Nghi Xuân và
thêm trân trọng những giá trị văn hóa của dòng họ Đặng; trên cơ sở đó, củng
cố và tăng cờng sự đoàn kết chung tay góp sức xây dựng quê hơng đất nớc tơi
đẹp.

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về các dòng họ không còn là mảng đề tài mới nhng vẫn không
kém phần hấp dẫn, lí thú, càng đi sâu càng say mê. Thời gian gần đây, trong xu
thế gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của mỗi địa phơng nói riêng, của
dân tộc nói chung, các công trình nghiên cứu về văn hóa dòng họ hay những
nhân vật nổi bật của dòng họ ngày càng tăng về số lợng lẫn chất lợng.
Cũng nh các dòng họ trên đất nớc Việt Nam, ngời họ Đặng có ý thức và
đã bằng những biện pháp thiết thực củng cố lòng tự hào tông tộc, tôn vinh
những giá trị văn hóa truyền thống dòng họ mình. Tiêu biểu là hai sự kiện:
Mộtưlàưngày 19/9/1999 họ Đặng đã tổ chức thành công cuộc họp mặt họ Đặng
toàn quốc thống nhất cội nguồn, bầu Ban liên lạc họ Đặng toàn quốc để lo
việc họ. Haiưlàưtrong hai ngày 23 & 24/8/2002 tổ chức Hội thảo khoa học về
danh nhân Đặng Tất - Đặng Dung và đóng góp của họ Đặng trong lịch sử dân
tộc.
Nằm trong nguồn mạch phát triển đó, chi họ Đặng ở Nghi Xuân cũng
đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của không ít nhà nghiên cứu. Tất nhiên là
những công trình đó đề cập đến họ Đặng ở Nghi Xuân từ những góc độ khác
nhau, với độ đậm nhạt khác nhau. Thực ra nghiên cứu về họ Đặng toàn quốc
Việt Nam thì còn có bề rộng, có tầm của vấn đề nghĩa là nguồn t liệu sẽ
phong phú hơn, còn chi họ Đặng ở Nghi Xuân chỉ là một nhánh trong muôn
ngàn cành vạn lá xanh tơi của cây họ Đặng. Bởi vậy, theo sự tìm hiểu của
tôi, từ trớc tới nay cha có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về quá
trình phát triển và lịch sử văn hóa của dòng họ Đặng ở Nghi Xuân. Công trình


5

phác họa tơng đối toàn diện về lịch sử phát triển của họ này ở Nghi Xuân từ
thế kỷ XV đến nay là PhảưtộcưĐặngưđạiưtôngưvănưhiếnưViệtưNam (tập 3).
Ngoài ra, cuốn PhảưtộcưĐặngưđạiưtôngưvănưhiếnưViệtưNam (tập 1) và Kỷưyếu

hộiưthảoưkhoaưhọcưdanhưnhânưĐặngưTấtư-ưĐặngưDungưvàưđóngưgópưcủaưhọ
Đặngưtrongưlịchưsử cũng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về họ Đặng
toàn quốc Việt Nam và một số đóng góp của dòng họ này đối với lịch sử dân
tộc để có thể tiếp cận đối tợng trong tiến trình phát triển của nó. Bên cạnh đó,
trong một số cuốn sách nghiên cứu về văn hóa, con ngời Nghi Xuân, cũng có
những bài hoặc những phần ca ngợi một số gơng mặt văn hóa tiêu biểu của họ
Đặng Nghi Xuân nh: 1. NgờiưNghiưXuân, có bài Đặng Thái Bàng với kinh
Dịch của Đào Tam Tỉnh. 2. NghiưXuânưđịaưchí (Đông hồ Lê Văn Diễn), có
phần viết về Đặng Sĩ Vinh, Đặng Thái Bàng, Đặng Truyền Lâm, Đặng Duy
Phiên, Đặng Thai Tri, Đặng Văn Dũng, Đặng Tài Lơng, Đặng Đình An. 3.
NghiưXuânưhuyệnưthôngưchí (Nguyễn Bá Lân) có phần viết về Đặng Sĩ Vinh,
Đặng Thái Bàng. Trong ấn phẩm gần đây nhất của Uỷ ban nhân dân huyện
Nghi Xuân là NghiưXuân,ưdiưtíchưvàưdanhưthắng có bốn bài viết về bốn di
tích lịch sử văn hóa của họ Đặng là: 1. Miếu Đặng Quận công. 2. Nhà
thờ Đặng Thiếu Bảo. 3. Nhà thờ Thái Nhạc hầu Đặng Hiệt. 4. Nhà thờ
Đặng Thái Đại Vơng. Ngoài ra, còn có những bài viết đăng trên báo Văn
hóaưHàưTĩnh nh Thái nhạc quận công Đặng Hiệt hay Đô đốc Đặng Quốc
Đống, đây đều là tác phẩm của một con cháu dòng họ là Đặng Viết Tờng. Lẻ
tẻ ở một số sách có những phần khái quát khá ngắn gọn về một nhân vật nào
đó của họ Đặng Nghi Xuân nh TừưđiểnưvănưhóaưViệtưNam có viết về Đặng
Thái Bàng.
Nhìn chung, các t liệu trên đây đã đề cập đến một số vấn đề lịch sử văn hóa truyền thống cũng nh một số đóng góp của con cháu họ Đặng ở Nghi
Xuân đối với lịch sử quê hơng. Tuy nhiên, tất cả đó đều là những mảng riêng
lẻ chứ cha đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện về
quá trình phát triển của dòng họ, đóng góp của dòng họ đối với quê hơng nói
riêng, dân tộc nói chung, những di sản văn hóa truyền thống và hiện trạng.
Nhng bấy nhiêu đó cũng đã chứng minh rằng họ Đặng là một dòng họ lớn trên
mảnh đất văn hiến Nghi Xuân, có những gơng mặt văn hóa nổi bật với những
đóng góp đáng ghi nhận cho quê hơng Nghi Xuân, cho Hà Tĩnh và rộng hơn là
cho dân tộc Việt Nam. Từ đó đòi hỏi các thế hệ tiếp nối tiếp tục đi sâu nghiên



6

cứu một cách toàn diện và có hệ thống hơn về họ Đặng ở Nghi Xuân để góp
phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Phạm vi
Trên cơ sở những tài liệu hiện có, chúng tôi đặt ra phạm vi nghiên cứu
về lịch sử văn hóa của dòng họ Đặng trên đất Nghi Xuân từ thế kỷ XV đến
nay, chủ yếu là chi Thái Bảo Liêu Quận công Đặng Sĩ Vinh.
3.2. Nhiệm vụ
Xuất phát từ chỗ nhận thức đợc vai trò to lớn của dòng họ đối với sự
hình thành, phát triển của dân tộc và ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu văn
hóa dòng họ trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc, luận
văn nhằm giải quyết những nhiệm sau:
- Tìm hiểu tơng đối toàn diện và có hệ thống về quá trình hình thành,
phát triển của dòng họ Đặng trên đất Nghi Xuân, những đóng góp của dòng
họ cho quê hơng, dân tộc.
- Đi sâu tìm hiểu một số gơng mặt nổi tiếng của dòng họ Đặng, đặc biệt
là Đặng Sĩ Vinh và hậu duệ của ông để hiểu thêm những cống hiến của họ đối
với dòng họ và quê hơng.
- Tìm hiểu văn hóa truyền thống, những di sản văn hóa của dòng họ
Đặng ở Nghi Xuân và vị trí của nó trong văn hóa Nghi Xuân.
4. Nguồn t liệu và Phơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn t liệu
Để thực hành đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu sau:
4.1.1. Tài liệu gốc
Tài liệu gốc quan trọng trớc hết đối với chúng tôi là tộc phả họ Đặng
Việt Nam nói chung và phần viết về họ Đặng ở Nghi Xuân nói riêng. Theo tìm

hiểu của chúng tôi, họ Đặng Việt Nam có một hệ thống tộc phả khá phong
phú, quyển đầu tiên đợc viết năm 1652 và tất cả đều đợc viết bằng chữ Hán.
Do vốn Hán tự hạn hẹp, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu qua bản dịch chữ
quốc ngữ. Những quyển gia phả họ Đặng cơ bản mà chúng tôi dựa vào để
nghiên cứu đề tài này là : PhảưtộcưĐặngưđạiưtôngưvănưhiếnưViệtưNamư(3 tập),
Đặngưtộcưđạiưtôngưphả (Đặng Đình Thự, Đặng Đình Tớng, Đặng Sĩ Hàn),
Đặngưđạiưtôngưphổưtự (Đặng Đôn Thực), Tháiưsưcôngưbiệtưlục (Nguyễn Danh
Nho), TộcưphảưhọưĐặngư(Đặng Ngụ Quế),ưUyưViễnưthếưĐặngưxãưtộcưphổư(Đặng


7

Duy Bằng, Đặng Duy Đỉnh, Đặng Tố Nga, Trần Văn Quảng),ưĐặngưgiaưphảưký
(Đặng Tiến Đông). Ngoài ra, chúng tôi cũng khai thác các tài liệu nh Hồưsơưdi
tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh nhà thờ Đặng Sĩ Vinh, vănưbia ở miếu Đặng Đình
An ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, hoànhưphi,ưcâuưđốiưở các đền miếu,
nhà thờ
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo qua gia phả của các dòng họ khác
nh dòng họ Nguyễn (HoanưChâuưNghiưTiênưNguyễnưgiaưthếưphả) ; tham
khảo các bộ d địa chí cổ nh Hoanưchâuưphongưthổưkýư(Trần Danh Lâm, Ngô
Trí Hạp),ưNghiưXuânưđịaưchíư(Đông hồ Lê Văn Diễn),ưNghiưXuânưhuyệnưthông
chí ư(Nguyễn Bá Lân)ư; các bộ chính sử nh ĐạiưViệtưsửưkýưtoànưthư(Ngô Sĩ
Liên),ưLịchưtriềuưhiếnưchơngưloạiưchíư(Phan Huy Chú)
4.1.2. Tài liệu nghiên cứu
Chúng tôi tham khảo những tài liệu nghiên cứu lịch sử văn hóa nh
ViệtưNamưvănưhóaưsửưcơng (Đào Duy Anh), NghệưAnưkýư(Bùi Dơng Lịch), Văn
hiếnưHàưTĩnhưxaưvàưnayư(kỷ yếu hội thảo khoa học),ưĐềnưmiếuưViệtưNamư(Vũ
Ngọc Khánh), HộiưhèưViệtưNamư(Trơng Thìn chủ biên), Giaưphả-ưkhảoưluậnưvà
thựcưhành (Dã Lan Nguyễn Đức Dụ), Tinhưthầnưgiaưtộcưgiaưsửưvàưngoạiưphả
(Phạm Côn Sơn), ĐạiưcơngưlịchưsửưViệtưNamư(Trơng Hữu Quýnh), tài liệu về

giáo dục- khoa cử nh SựưphátưtriểnưgiáoưdụcưvàưchếưđộưthiưcửưởưViệtưNamưthời
phongưkiến ư(Nguyễn Tiến Cờng). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo
những tác phẩm viết về lịch sử văn hóa các dòng họ khác nh Truyềnưthống
của ư dòng ư họ ư Nguyễn ư Cảnh ư và ư kinh ư nghiệm ư phát ư huy ư truyền ư thống ư(Song
Tùng),ưHọưHồưtrongưcộngưđồngưdânưtộcưViệtưNam (Hồ Sĩ Giàng). Ngoài ra,
chúng tôi còn học hỏi qua một số luận văn nghiên cứu về mảng đề tài lịch sử
văn hóa dòng họ nh luận văn của chị Nguyễn Thị Xuân Hoa với đề tài
Lịch sử văn hóa dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An từ thế kỷ XV đến nay,

4.2. Phơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Su tầm t liệu
Để có đợc nguồn t liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi tiến hành su
tầm, tích lũy, sao chép t liệu ở th viện tỉnh Nghệ An, th viện tỉnh Hà Tĩnh, th
viện huyện Nghi Xuân, sử dụng các phơng pháp phỏng vấn, điều tra xã hội
học, nghiên cứu và sao chép, chụp ảnh làm t liệu tại các đền thờ ở Xuân Hồng,
ở thị trấn Nghi Xuân
4.2.2. Xử lí t liệu


8

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phơng pháp lịch sử và
phơng pháp logic để trình bày quá trình hình thành, phát triển của dòng họ
theo diễn tiến thời gian. Bên cạnh đó, chúng tôi còn so sánh đối chiếu gia phả,
bia ký với chính sử. Trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp, đánh giá và xác định
vị trí của họ Đặng cũng nh nêu lên mối quan hệ giữa dòng họ Đặng với một số
dòng họ trên đất Nghi Xuân.
5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn
- Luận văn sẽ cung cấp và giới thiệu quá trình hình thành cũng nh phát triển
của dòng họ Đặng trên mảnh đất Nghi Xuân, giúp mọi ngời hiểu rõ hơn một trong

những dòng họ lớn của Nghi Xuân với những nét văn hóa truyền thống quý báu,
góp phần giáo dục đạo đức, t tởng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Qua nghiên cứu lịch sử văn hóa dòng họ Đặng ở Nghi Xuân, chúng tôi
muốn góp phần làm sáng tỏ thêm về nhân vật lịch sử Đặng Quốc Đống.
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm bộ sử của địa phơng và trở
thành nguồn t liệu để nghiên cứu về lịch sử, xã hội và văn hóa dân tộc.
- Luận văn với việc tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của
dòng họ sẽ góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần
xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tiến tới xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận
văn gồm ba chơng:
Chơng 1: Quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Đặng trên đất
Nghi Xuân từ đầu thế kỷ XV đến nay.
Chơng 2: Văn hóa truyền thống của dòng họ Đặng ở Nghi Xuân.
Chơng 3: Đóng góp của dòng họ Đặng cho quê hơng và dân tộc
B. Nội dung
Chơng 1
Quá trình phát triển của dòng họ Đặng trên đất Nghi
Xuân từ đầu thế kỷ XV đến nay
1.1. Nghi Xuân - Đất và Ngời
Về danh nghĩa, đất Nghệ Tĩnh là xứ Hồng Lam nhng Nghi Xuân là huyện
duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh có sự hiện diện của cả núi Hồng và sông Lam. Phía
bắc là sông Lam (chảy qua địa phận Nghi Xuân là đoạn hạ lu về phía hữu


9


ngạn dài khoảng 23km), bên kia sông là địa phận huyện Hng Nguyên, huyện
Nghi Lộc và thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An. Phía tây nam là dãy Hồng
Lĩnh, bên kia núi là huyện Can Lộc, huyện Đức Thọ, nay là Thị xã Hồng Lĩnh.
Phía đông là biển với đờng bờ biển dài 32km. Cách tỉnh lỵ Hà Tĩnh 50km về
phía đông bắc, Nghi Xuân nằm gọn trong tọa độ từ 28 031 đến 1804530 độ vĩ
bắc và từ 105o41 đến 105051 độ kinh đông. Diện tích đất tự nhiên là 217,76
km2; dân số 99 875 ngời, chiếm 3,59% diện tích đất tự nhiên và 7,9% tổng số
dân toàn tỉnh Hà Tĩnh (Theo niên giám thống kê Nghi Xuân 1991 1995).
Đất Nghi Xuân tuy hẹp nhng có sự kết hợp hài hòa sông biển, đồng bằng, núi
đồi và hải đảo tạo nên cảnh quan thiên nhiên khá phong phú, đa dạng, nhiều
thuận lợi nhng cũng không ít khó khăn gay gắt. Trớc năm 1945, Nghi Xuân có
5 tổng (Phan Xá, Xuân Viên, Đan Hải. Tam Đăng, Cổ Đạm), 33 xã, thôn,
trang, phờng. Đến năm 2003, Nghi Xuân có 17 xã, 2 thị trấn với 192 thôn,
xóm, khối.
Nghi Xuân là vùng đất cổ thuộc bộ tộc Việt Thờng. Thời Văn Lang - Âu
Lạc thuộc bộ Cửu Đức. Thời Tùy lại đổi thành huyện Phố Dơng thuộc quận
Nhật Nam. Thời Lý Trần Hồ và thời thuộc Minh đã gọilà huyện Nha
Nghi thuộc phủ Nghệ An. Từ sau thời Lê trung hng lại đổi là huyện Nghi
Xuân thuộc trấn Nghệ An. Năm Nhâm Dần thời vua Minh Mệnh (1831) tách
thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, từ đây Nghi Xuân trực thuộc Hà Tĩnh.
Kết quả các cuộc thăm dò khảo sát khảo cổ cho thấy con ngời có mặt trên
đất Nghi Xuân khá sớm, cách ngày nay 5000 năm, cuối thời đại đá mới. Và
cách ngày nay 4000 năm đến 3000 năm, ở đây đã hình thành và phát triển nền
văn hóa rực rỡ dựa trên nền tảng nông nghiệp trồng lúa nớc, đã hình thành
cộng đồng làng xã với lối sống chung. Theo tiến trình lịch sử, c dân Nghi
Xuân đã từng bớc lấn biển, chuyển từ miền núi xuống sinh sống dọc theo ven
biển, lu vực sông Cả và khai phá đồng bằng. Bên cạnh đó, những đợt di c từ
bắc vào từ nam ra cũng góp phần bổ sung c dân bản địa. Trải bao thăng trầm
để ổn định cuộc sống cũng nh trong xây dựng và bảo vệ quê hơng, sự hỗn
huyết cũng nh đan xen, hòa quyện văn hóa đã tạo nên những nét đẹp riêng

trong con ngời Nghi Xuân trong truyền thống chung của ngời Nghệ Tĩnh.
Đông hồ Lê Văn Diễn nhận định: nhân tài đợc sinh ra vốn nhờ ở đất nớc, phong
thổ, mà đất nớc, phong thổ, trở lại, lại do nhân tài mà đợc phát huy [6,1].


10

Về mạch sông núi, Nghệ An mạch đi từ Mờng Thanh, châu Ninh Biên,
xứ Hng Hóa vào xứ ta, rồi chia ra các ngả về xuôi. Phía bắc là phủ Quỳ Châu,
ở giữa là 2 phủ Trấn Ninh, Trà Lân, phía nam là 2 phủ Ngọc Ma, Lâm An. Cả
3 mạch đất 2 bên phải trái đều có sông kẹp lấy [18,49-50]. Mạch từ phủ Quỳ
Châu lại thì bên trái là sông Quyền (Thanh Hóa), bên phải là sông Lam ở
Nghệ An. Mạch từ 2 phủ Trấn Ninh và Trà Lân lại thì bên trái là sông Lam,
bên phải là sông Phố, hợp với sông La rồi đổ vào sông Lam. Mạch từ 2 phủ
Ngọc Ma và Lâm An lại thì bên trái có sông La, bên phải là sông Lỗ Cảng
chảy ra cửa sông Gianh. Mạch đất mỗi nơi một khác nên con ngời bẩm thụ
khí đó cũng không giống nhau. Vùng có mạch đất từ Lâm An đến, núi đẹp,
sông thêm mát, cho nên con ngời ở đây phần nhiều tính thuần hiền lành. Vùng
có mạch từ Quỳ Châu chạy đến, núi hùng vĩ, sông chảy trì trệ, cho nên con
ngời ở đây phần nhiều hào hùng, dũng cảm [18,211]. Những huyện nh La
Sơn (Đức Thọ), Thiên Lộc (Can Lộc), Nghi Xuân thờng phát văn, về hàng
võ không có mấy; trong khi những huyện nh Hơng Sơn, Thạch Hà, Thanh Chơng, Đông Thành (Yên Thành), Nam Đờng (Nam Đàn) trải các đời xuất
hiện nhiều võ nhân trung nghĩa mu lợc, lập nhiều chiến tích.
Suy cho cùng, thuyết phong thổ gốc là do ở trời đất. Dơng Tự Ban từng
cảm khái mà viết rằng:
Lam giang chi thủy bách xuyên tông
Hồng Lĩnh chi sơn nhất lộ hùng
Tự thị xuyên sơn chung chính khí
Quả nhiên đài cao xuất danh công.
Nghĩa là:

Sông Lam là nguồn gốc của một trăm sông
Núi Hồng Lĩnh là một dải hùng vĩ
Từ đó núi sông hun đúc chính khí
Quả nhiên chỗ đài cao xuất hiện những ngời nổi tiếng tăm.
Tuy nhiên, con ngời sinh trởng bên cạnh yếu tố phong thủy còn chịu sự chi
phối rất lớn của nhân tố xã hội. Sách Cổ kiềm nói:
Hồng Lĩnh sơn cao
Song ng hải khoát
Nhợc ngộ minh thời
Nhân tài tú phát.


11

Nghĩa là:
Núi Hồng Lĩnh cao cao
Bể song ng bát ngát
Gặp buổi có vua hiền
Nhân tài đua nhau phát.
Sự kết hợp giữa phong thủy và điều kiện xã hội hun đúc nên khí chất con
ngời. Dải đất Nghệ Tĩnh sơn thủy hữu tình những cũng đầy gian nan, khắc
nghiệt này tạo nên tính cách của con ngời Hà Tĩnh nói riêng và ngời Nghệ
Tĩnh nói chung mà không nơi nào có đợc. Đầu thế kỷ XIX Bùi Dơng Lịch
khái quát rằng: Ngời Nghệ An khí chất chất phác đôn hậu, tính tình từ tốn
chậm chạp không sắc sảo, cho nên làm việc gì cũng giữ cẩn thận, bền vững, ít
khi bị xao động bởi những lợi hại trớc mắt [18,211]. Ngời phơng Bắc khen
ngời Nghệ: Thuần, giản mà hiếu học.
Ngày nay, con cháu thế hệ sau khẳng định cái tốt nhng cũng mạnh dạn
nhìn thẳng vào những hạn chế: Có thể nói, nét nổi trội rõ nhất là lòng yêu nớc, yêu quê hơng, yêu chuộng tự do, siêng năng học hành, tìm kiếm, cần cù
lao động, chịu thơng chịu khó, khảng khái, chân thật, thẳng thắn bộc trực. Ngời Hà Tĩnh sống có trớc có sau, thủy chung, biết đối nhân xử thế, tế nhị, lịch

lãm [36,10].
Nớc Việt Nam là một nớc văn hiến, mà Nghệ Tĩnh lại là nơi phong tục
thuần hậu, hiếu học, và Nghi Xuân vốn có vị trí quan trọng, ngời tài giỏi có
nhiều, kẻ sĩ thành đạt vinh hiển cũng lắm. Và do nhờ núi cao sông sâu mà
con ngời bản tính thực thà nên ít dối trá, lừa đảo ngời, bởi điềm đạm trọng hậu
nên không bao giờ ỷ thế hà hiếp ai. Tuy nhiên do việc đời hiểu biết không
giống nhau, xu hớng mỗi ngời mỗi khác, nhng vốn có lòng yêu chuộng lễ
giáo, sợ pháp luật, ham lễ nghĩa thì đại để nh nhau, bản chất là một. Kẻ sĩ thì
không ganh đua, lòng dân thì không hay gây loạn, cho nên ta có thể nói con
ngời Nghi Xuân là thuần vậy [17,177]. Bên cạnh những thuận lợi, đối mặt với
sự hà khắc của thiên nhiên, sự gian khổ của những năm tháng binh hỏa, con
ngời Nghi Xuân cũng không thể không gan góc, không thể không dũng cảm
vợt khó, cần cù, kiên nhẫn, chăm học hành. Trọng lẽ phải, sống khắc khổ nhng
vẫn lịch lãm, thơng yêu, đùm bọc, giúp nhau, chắt lót tháo vát làm ăn [19,1920].


12

Sau ngày đất nớc thống nhất, non sông thu về một mối, trên khúc ruột
miền trung, nhân dân Nghi Xuân hăng hái lao động, say mê cống hiến cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, ổn định chính trị, giữ gìn an ninh
cho tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, đất nớc Việt Nam nói chung.
1.2. Dòng họ Đặng định c ở Nghi Xuân
Tâmưhồn,ưtríưtuệưdânưtộcưphảnưchiếuưquaưmộtưquêưhơngưvàưdanhưnhânưhào
kiệtưtừưnhiềuưvùngưđấtưtạoưnênưtinhưhoaưdânưtộc.ưCóưlắmưtrờngưhợp,ưhàoưkiệtưtừ
mộtưvùngưtỏaưraưtrămưsôngưnghìnưnúi,ưđemưtàiưtríưdựngưxâyưđấtưnớc.ưNhngưphổ
biếnưhơn,ưconưngờiưtừưnhiềuưvùngưtrênưbớcưđờngưluưlạc,ưsauưđóưtrởưnênưhàoưkiệt
từưvùngưđấtưmớiưkhiưthờiưcơưchoưphép [36,91].
Họ Đặng ở Nghi Xuân là bộ phận máu thịt của họ Đặng Hồng Lam.

Theo Phả tộc họ Đặng văn hiến Việt Nam, họ Đặng Hồng Lam phát tích từ
xã Chúc Sơn, huyện Chơng Đức, phủ ứng Thiên. Sau khi vua Trần Dụ Tông
mất (1369), triều đình nhiễu loạn, bão táp dữ dội nổi lên ở Thăng Long. Dơng
Nhật Lễ tiếm ngôi (1369 1370). Quân Chiêm Thành tiến công kinh thành,
đốt phá, bắt ngời cớp của. Họ Đặng xuất hiện sự chuyển biến lớn. Đó là sự di
dời xuống phía Nam của hậu duệ đời thứ 5 Đặng Bá Kiển, con trai Hậu Nghi
Lang Thái sử cục lệnh Đặng Lộ. Vốn đã từng nhiều lần đợc nghe thân phụ kể
và ca ngợi vùng đất phơng Nam, đặc biệt là vùng Lam thủy Hồng sơn,
phong cảnh hùng vĩ nên thơ, con ngời đôn hậu, Đặng Bá Kiển quyết định đa
gia đình và ngời thân vào Nghệ An. Ông đã chọn vùng đất hoang sơ ngay dới
chân núi phía nam dãy Hồng Lĩnh cách biển Đông không xa để sinh cơ lập
nghiệp. Đó là thôn Tả Hạ (Đông Rạng), xã Tả Thiên Lộc, huyện Phi Lộc (về
sau đời Lê Thánh Tông đổi là huyện Thiên Lộc), phủ Nghệ An (nay là xóm
Tài Năng, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ngài Đặng Bá Kiển
chính là Thuỷ tổ của họ Đặng Hồng Lam đông đúc, có nhiều hậu duệ nổi
tiếng trên hai tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh và trên nhiều tỉnh, thành phố khắp cả
nớc nh ở Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Hng, Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Long An Nhìn vào sự nghiệp của
con cháu họ Đặng ăn sâu trên đất Nghệ Tĩnh, tỏa rộng trên khắp đất nớc thì
quả thật tiên tổ Đặng Bá Kiển xứng đáng với sự ca ngợi:
Hồng Lĩnh triệu cơ


13

Lam giang khái vụ.
(Dựng nền đất Hồng Lĩnh
Mở lối bờ sông Lam).
Con cháu đời thứ 4 của Đặng Bá Kiển là Đại Quốc Công Đặng Tất. Quê

quán ở Can Lộc nhng sự nghiệp của ông gắn liền với vùng đất Thuận Hóa
Quảng Nam ngay từ khi nhà Trần mở cõi về phía Nam. Phả tộc họ Đặng chép
rằng, ông thiên t cao kiến, dáng dấp khác thờng, đẹp nh cây cỏ gặp trận ma
rào, vơn cao nh cây phong lan trong đêm đợc sơng sa, thi Hơng đỗ Cống sĩ, thi
Hội đỗ Tam trờng, thi Đình đỗ Thám hoa, văn võ hai khoa đều giỏi, chiến lợc
chiến thuật tinh tờng sớm tự xây dựng cho mình một bản lĩnh một ý chí kiên
cờng, một sức tiến thủ cao, một tài năng toàn diện.[3.38]. Thời Trần, ông đợc
cử làm Hữu châu phán Hóa Châu. Nhà Hồ lên thay, ông đợc giao làm Đại Tri
Châu Hóa Châu. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ thất bại,
Đặng Tất phải trá hàng quân Minh để chờ thời cơ mu nghiệp lớn. Sau khi đẩy
lùi đợc cuộc tấn công của quân Chămpa, ổn định đợc biên giới phía Nam,
Đặng Tất bắt đầu chăm lo xây dựng lực lợng chống Minh. Năm 1407, nghe tin
Giản Định đế Trần Ngỗi khởi binh tại Thiên Trờng thất bại chạy vào Nghệ An,
Đặng Tất tiến đánh các căn cứ của quân Minh ở Hóa Châu rồi đem 10 vạn
binh là quân bản bộ cộng với binh mới mộ ra phò tá. Vùng cai quản của vua
Giản Định mở rộng thành một dải liên hoàn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân,
thế lực của nhà Hậu Trần ngày càng lớn mạnh. Đại thắng Bô Cô oanh liệt dới
quyền tổng chỉ huy của Đặng Quốc Công đã tiêu diệt gần 10 vạn quân Minh.
Nhà Trần có cơ khôi phục lại nhng tiếc là sự bất đồng chiến pháp giữa vua
Giản Định và Đặng Tất đã không phát huy đợc sức mạnh của nghĩa quân mà
gây tổn thất lớn cho lực lợng khởi nghĩa. Cái chết oan nghiệt của Đặng Tất đã
dẫn đến sự rã rời, phân hóa trong toàn bộ nghĩa quân. Lo sợ trớc uy thế của
Đặng Tất, Trần Ngỗi nghe lời bọn hoạn quan Nguyễn Quỹ, Nguyễn Mộng
Trang dèm pha, tìm cách ám hại hai danh tớng của mình là Đặng Tất và
Nguyễn Cảnh Chân. Con trai của Đặng Tất là Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh
Dị (là con trai của Nguyễn Cảnh Chân) và các em Đặng Chủng, Đặng Liên,
Đặng Thát, Đặng Thiết, Đặng Noãn đã đa toàn bộ nghĩa quân Thuận Hóa rút
về Nghệ An tôn phò Trần Quý Khoáng làm minh chủ, lấy niên hiệu Trùng
Quang. Đặng Dung đợc phong chức Đồng bình chơng sự (tơng đơng Tể tớng).
Em ông là Đặng Chủng nổi danh là tay bút chiến một thời, giúp vua Giản



14

Định và vua Trùng Quang viết th thảo hịch, có nhiều đóng góp trong việc bàn
định chiến lợc ở chốn quân cơ. Nghĩa quân đã hợp lực với vua Giản Định,
thống nhất lực lợng chống Minh, làm nên các chiến công Bình Than, Hàm Tử,
Nam Sách. Đầu năm 1413, địch tấn công căn cứ cuối cùng của vua tôi nhà
Hậu Trần ở Hóa Châu, nghĩa quân không kháng cự nổi, tan rã, bị truy kích rồi
bị bắt (anh em họ Đặng có Đặng Dung, Đặng Thiết, Đặng Doãn bị bắt). Năm
1414, trên đờng thủy áp giải sang Trung Quốc, Trần Quý Khoáng và Đặng
Dung đã nhảy xuống sông tuẫn tiết.
Trớc tình hình đó, em trai của Đặng Dung là Đặng Chủng (Chúng) vốn
may mắn thoát thân trong trận chiến, để tránh sự truy lùng của Trơng Phụ đã
lui về ẩn dật, làm thiền s ở chùa Hơng Tích trên núi Hồng Lĩnh (cuối năm
1413), nhng thấy không yên đã xuống núi, chọn vùng đất U Điền (sau đổi Vô
Điền, nay là Tiên Điền) làm chỗ đứng chân (cuối năm 1413 đầu năm 1414).
Ông dần dà vỡ ruộng khai hoang, dựng nhà cửa, mở trờng dạy học. Năm 1428
đất nớc thanh bình, Bình Định Vơng Lê Lợi hạ chiếu vời Hàn Lâm Đặng
Chủng về triều sung vào hàng quan Thị nội văn chức, Hàn Lâm Thị Giảng.
Mảnh đất Tiên Điền văn vật thiên thu tại (nghìn năm văn vật Tiên Điền),
mảnh đất Nghi Xuân hội tụ tinh hoa non sông, khí thiêng trời đất, là điểm đến
bình yên mà cánh chim bằng Đặng Chủng nghiêng cánh dừng chân sau hành
trình mỏi mệt trong phong ba bão táp thời cuộc; để rồi từ đây dòng họ Đặng
xác lập đợc vị thế của mình trong số các danh gia vọng tộc trên đất Nghi
Xuân và cả Hà Tĩnh.
Hai cuộc di dời của họ Đặng cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV cũng tơng
tự nh cuộc di dời cuối thế kỷ XVI của họ Nguyễn. Họ Nguyễn vốn phát tích ở
làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Đông).
Thời vua Lê Thế Tông trung hng (1573 1599), một con cháu của dòng họ

này là Nam Dơng hầu Nguyễn Nhiệm (Nhậm), cháu nội của Trạng nguyên
Nguyễn Thiến, con trai của Phù Hng hầu Nguyễn Miễn có dự mu phục lại
nhà Mạc bị thua chạy về Nghệ An, đến ẩn náu tại Tiên Điền để tránh sự truy
lùng của chúa Trịnh. Chính ông đã lập nên một dòng họ Nguyễn Tiên Điền
danh gia thế phiệt, cống hiến cho quê hơng đất nớc biết bao anh tài lỗi lạc
nh Tể tớng Nguyễn Nghiễm, Tham tụng Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn
Nễ, Đại thi hào Nguyễn Du


15

1.3. Sự phát triển của dòng họ Đặng trên đất Nghi Xuân từ đầu thế kỷ
XV đến nay
Nếuưhớngưcủaưdòngưsôngưlàưphátưnguyênưtừưnguồn,ưphânưthànhưnhững
chiưlu,ưphụưluưrồiưđổưraưbiểnưthìưdòngưhọưcủaưconưngờiưcũngưvậy.
Dòngưsôngưđemưphùưsaưbồiưđắpưnơngưrẫy,ưruộngưđồng.ưDòngưhọưconưngờiưmangưtìnhưcảmưthiêngưliêngưcủaưtổưtiên,ưôngưbàưtruyềnưtừưđờiưnàyưsangưđời
khác,ưbồiưbổưgiúpưchoưnhau,ưtạoưđiềuưkiệnưđểưmọiưđờiưmọiưnhàưđềuưcóưgiáưđình
yênưhòa,ưhạnhưphúc,ưcùngưhòaưnhậpưvớiưmọiưngờiưgiúpưíchưchoưxãưhộiưđấtưnớc ().
Theo Phả tộc Đặng đại tông văn hiến Việt Nam, trải qua lịch sử
khoảng 592 năm với 23 đời (tính từ cụ tổ Đặng Chủng), con cháu họ Đặng từ
đất Tiên Điền đã lan tỏa làm ăn sinh sống ở hầu hết các xã và thị trấn trong
huyện Nghi Xuân và nhiều huyện trong tỉnh cũng nh một số tỉnh, thành phố khác.
Đời 1: Hàn Lâm Thị Giảng Đặng Chủng là thủy tổ của dòng họ Đặng ở
Nghi Xuân, đầu năm 1414 về ẩn c ở U Điền (Tiên Điền) Nghi Xuân để
tránh sự truy lùng của giặc Minh. Ông có 4 ngời con trai, tất cả đều học hành
đỗ đạt và tiến thân chốn quan trờng. Theo phả tộc họ Đặng thì anh trai ông là
Đặng Dung là tiên tổ chi giáp, còn ông là tiên tổ chi ất.
Đời 2: Tiên tổ Đặng Chủng có 4 ngời con trai là Đặng Viên, Đặng
Nhàn, Đặng Khiêm và Đặng Bá, lập thành 4 chi:
* Chi ất trởng: Tiên tổ Đặng Viên là con trởng Tổ Đặng Chủng, lập nghiệp tại

Vô Điền (Tiên Điền), đỗ Hơng giới, có công giúp vua Lê dẹp giặc, đợc phong
tớc Viên Nghĩa hầu. Ông có 5 con trai.
* Chi ất nhị: Tiên tổ Đặng Nhàn, là con trai thứ 2 Tổ Đặng Chủng. Ông có
công đánh giặc đợc phong Phúc An hầu, sau di c đến thôn Trung Lá, xã Bạch
Đờng, huyện Nam Đờng, xứ Nghệ An. Ông có 2 con trai 2 con gái. Con cháu
dời c lập nghiệp ở nhiều nơi khác nh Thanh Hóa, Quảng Nam - Đà Nẵng,
Nghệ An Hậu duệ đời thứ 10 của ông có Đặng Thái Phờng, vốn là nho sinh
nghèo ở phủ Thiệu Thiên - Thanh Hóa, đợc quan tri phủ Đặng Sĩ Vinh mời về
dạy học trong nhà, nuôi ăn học, gả con gái, đa về Uy Viễn Nghi Xuân lập
nghiệp, lập nên chi họ Đặng làng Võ Trạch, xã Uy Viễn, nay là khối II, Thị
trấn Nghi Xuân.
Hậu duệ đời thứ 10 có ông Đặng Đình Văn và ông Đặng Đình Vinh về lập nghiệp ở
Tiên Cầu nay là thôn An Tiên, xã xuân Giang, ông Đặng Chính là tộc trởng.


16

* Chi ất tam: Tiên tổ An Thắng hầu Đặng Kiệm, là con trai thứ 3 Tổ Đặng
Chủng, ở Tiên Điền dời c về làng An Lạc, thôn Trung Lam thuộc tổng Tam
Xuân, nay là thị trấn Xuân An. Ông có 2 con trai.
Hậu duệ nổi bật có Đặng Đình An (con cháu đời thứ 6 tính từ ông), võ
nghệ cao cờng, là một dũng tớng lập nhiều chiến tích, đợc phong chức Tán trị
công thần đặc tiến phụ quốc Thợng tớng quân, phong là Khuông Lộc quận
công. Khi mất, ông đợc nhà vua cho lập đền thờ, khắc bia tạc tợng để nhớ
công đức và giao cho làng xã cúng tế hàng năm.
Con cháu đời sau có nhiều ngời thành đạt, một số di c đến xuân Liên, xuân
Trờng (Nghi Xuân), hay các huyện khác nh Can Lộc (Hà Tĩnh) hoặc Hng
Nguyên, Nghi Lộc (Nghệ An). Nhà thờ của chi ất tam hiện nay ở thị trấn xuân
An, tộc trởng ông Đặng Văn Lơng, cán bộ về hu, ủy viên Hội Đồng gia tộc họ
Đặng Hồng Lam, Uỷ viên Ban liên lạc họ Đặng toàn quốc.

* Chi ất tứ: Hồng quận công Đặng Bá là con trai thứ 4 của Tổ Đặng Chủng,
dời c về Hoa Viên (Xuân Viên). Con cháu đời sau một số dời c về Tiên Điền,
hay ra Quỳnh Lu - Nghệ An, Thanh Hóa. Hiện nay hậu duệ có 2 chi trên đất
Nghi Xuân: một chi ở xuân Viên là chi ông Đặng Quang Mão và ông Đặng
Thế Mỹ là Uỷ viên Hội Đồng gia tộc họ Đặng Hồng Lam; và một chi ở
Tiên Điền là chi ông Đặng Tiến.
Sau đây chúng tôi xin đi sâu vào chi ất trởng Đặng Viên.
Đời 3: Vân Điền hầu Đặng Vân là con trởng cụ Đặng Viên. Ông có 6
ngời con trai.
Đời 4: Đặng Bá Đờng là con trởng Đặng Vân, làm quan đợc phong Tán
trị công thần Đô chỉ huy s đồng tri Đờng Bá hầu. Ông có 7 con trai 2 con gái.
Đời 5: Con trởng Đặng Bá Đờng là Đặng Non, đỗ Hơng giới, làm quan
phủ thừa phủ Quỳ Châu Nghệ An, dời c đến thôn Cao xã Cao Sơn, huyện
La Sơn, phủ Đức Quang lập nghiệp (nay là xã Đức Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh). Về sau con cháu dời đến thôn Yên Sở, xã Lơng Điền, tổng Thái Xá,
Đông Thành (nay là Yên Sở, Diễn Đồng, Diễn Châu, Nghệ An).
Con thứ 2 của Đặng Bá Đờng là Hải Nhân hầu Đặng Nộn. Ông có 8 con
trai 2 con gái, lập nghiệp ở thôn Trung Lữ Vạn, xã Bạch Đờng, huyện Nam Đờng, nay xã Lam Sơn, huyện Đô Lơng, Nghệ An.


17

Đời 6: - Con trởng Đặng Nộn là Đặng Kháng, giữ chức Thợng tớng
quân, tòng chinh phơng Nam tử trận. Con cháu lập nghiệp ở Quảng Nam - Đà
Nẵng.
- Con thứ 2 là Đặng Dơng Hiển, lập nghiệp ở Bạch Đờng Nam Đờng
Nghệ An.
- Con thứ 4 của Đặng Nộn là Đặng Nhật, lập nghiệp ở Nam Đờng. Đến
đời cháu ông là Đặng Hiệu Sinh thì dời c về làng Đông Lý Tiên Điền lập
nghiệp. Con trai ông là Đặng Trí Đàm, sinh ông Đặng Trí Thức. Ông Thức có

5 con trai nhng con thứ nhất và con thứ 2 không truyền, con thứ 3 thi hỏng
Tam trờng, bỏ đi, con cháu lập nghiệp ở Thanh Liên Thanh Chơng Nghệ
An, con thứ 4 là Đặng Ngạn Hầu là ngời có khí tiết trung dũng, hăng hái lập
quân công dới triều Lê Trịnh, con thứ 5 là Đạo sĩ Đặng Minh Cảnh sinh
2 con trai là Đặng Huyền và Đặng Tuyên, lập thành 2 chi phái. Hiện nay, ông
Đặng Quế là tộc trởng chi trởng, ông kiến trúc s Đặng Thắng là tộc trởng chi thứ.
- Con thứ 5 của Đặng Nộn là Đặng Cửu lập nghiệp ở Hậu Lộc Thanh
Hóa. Đến đời thứ 6 một ngời con chi này là Đặng Hùng Uy, khi về già chuyển
gia đình về đất tổ Tiên Điền.
- Con thứ 6 của Đặng Nộn là Đặng Xuân Tài, phò Lê diệt Mạc đặc tiến
phụ quốc Thợng Tớng quân, lập nghiệp Nam Đờng. Đến đời thứ 4 tính từ ông,
vào khoảng cuối thế kỷ XVII, một ngời con chi này là ông Đặng Xuân Hệ đa
gia đình về đất tổ Tiên Điền lập nghiệp, lập nên chi họ Đặng Tiên Điền III.
Hiện nay, ông Đặng Khánh là tộc trởng.
- Con thứ 7 là Đặng Văn Cẩn - Đô đốc thủy quân, lập nghiệp ở Non Nớc,
Đà Nẵng.
- Con thứ 8 là Đặng Minh Mận, lập nghiệp ở làng Túy Loan Quảng
Nam - Đà Nẵng.
- Trong các con trai của Đặng Nộn, chỉ có Đặng Sinh con trai thứ 3 về
lập nghiệp ở Uy Viễn. Ông có 6 con trai.
Đời 7: Trong 6 con trai của Đặng Sinh, con trởng Đặng Huỳnh cha rõ tông
tích, chỉ có con út Uy Nhân hầu Đặng Nhân Trí ở lại Uy Viễn Tiên Điền.
Đời 8: Ông Đặng Nhân Trí có 5 con trai, 3 ngời tòng chinh phơng Nam
cha rõ, một ngời lập nghiệp ở Thạch Hà, còn con út Đặng Nhân Ngôn đỗ cử
nhân, làm quan xứ Sơn Nam. Ông có 4 con trai.


18

Đời 9: Trong 4 con trai của Đặng Nhân Trí, chỉ có con út Đặng Sĩ Vinh

là tiếp tục sinh sống ở Uy Viễn. Có thể nói dòng họ Đặng ở Nghi Xuân từ thời
Đặng Sĩ Vinh bắt đầu khởi sắc và phát triển mạnh. Ông đỗ cử nhân rồi đỗ
Hoành từ, làm quan đến Đô ngự sử, gia phong Thiếu bảo Liêu quận công, truy
phong Thái bảo. Ông có 6 con trai 5 con gái.
Đời 10: 6 con trai của Đặng Sĩ Vinh lập thành 6 chi phái.
- Chi trởng cử nhân Tả thị lang bộ Hộ Đặng Hữu Học, làm quan thời vua
Lê Hiển Tông. Ông Học về sau lánh nạn kiêu binh về lập nghiệp ở Sơn Thịnh,
Hơng Sơn.
- Con út là Tổng binh sứ Vĩnh Trạch hầu Đặng Sĩ Vĩnh, làm tớng thời
Tây Sơn, về sau lâp nghiệp ở Hoài Nhơn, Bình Định.
Bốn ngời con trai còn lại lập nghiệp ở Nghi Xuân và là Tổ tiên trực tiếp
của các chi họ Đặng ở Nghi Xuân.
- Con trai thứ 2 là Trạch Xuyên hầu Đặng Sĩ Quán. Ông có 6 con trai.
Con trai trởng là Đặng Duy Thụ. Cháu trai (Đặng Duy Truy) và 4 chắt của ông
tham gia phong trào Cần Vơng, giúp tớng Cao Thắng chế tạo vũ khí. Con cháu
phát triển phồn vinh, đông đúc nhất là ở thị trấn Nghi Xuân.
- Con trai thứ 3 là Tổng binh sứ Ninh Trạch hầu Đặng Sĩ Ninh. Ông
có 2 con trai. Con trai trởng Đặng Văn Tuấn, phò Tây Sơn giữ chức Kiệt
Tiết tớng quân, sau nhà Tây Sơn suy thoái về ẩn c ở vùng Đan Nhai (Xuân
Đan Xuân Trờng Xuân Hội), đổi tên là Đặng Phi Long, lập nên chi họ
Đặng ở vùng này.
- Con trai thứ 4 là Thái Nhạc quận công Đặng Sĩ Hàn (Đặng Hiệt). Ông có 9
con trai 8 con gái. Tiếp sau đây chúng tôi sẽ tìm hiểu rõ sự phát triển của chi này.
- Con trai thứ 5 là Tổng binh sứ Thái Trạch hầu Đặng Sĩ Thái, làm tớng
thời Tây Sơn, về sau lập nghiệp ở Hội Thống.
Đời 11: Đặng Sĩ Hàn là tổ tiên trực tiếp của nhiều chi họ Đặng ở thị trấn
Nghi Xuân và nhiều chi khác ở Nghi Xuân. Theo điều tra của chúng tôi, chi
Đặng Sĩ Hàn hiện nay có hơn 1230 nhân khẩu, khoảng 100 đinh trải 11 thế hệ.
9 con trai của ông đều phò Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn suy thoái, nhà Nguyễn
xác lập vơng quyền, một số ngời nh con trai thứ 4 Đặng Cán, con trai thứ 5

Đặng Lợng, con trai thứ 6 Đặng Bính, con trai thứ 7 Đặng Ngạn cha rõ bị Gia
Long sát hại hay ẩn tích. Con trai thứ 3 là Cử nhân Đặng Thai Tri Hàn lâm
viện Sùng Chính triều Tây Sơn, về ẩn tích ở Thanh Hà, Hải Dơng. Con trai thứ


19

8 là sinh đồ Đặng Bình phải di trú ẩn thân ở Hòa Vang Quảng Nam, truyền
đến nay 10 thế hệ. Con trai út là Tráng Tiết tớng quân Đặng Cẩn, 3 con trai
của ông dời c vào Tuy Hòa, Phú Yên, truyền đến nay 8 thế hệ.
- Con trai trởng là Đô đốc Đặng Quốc Đống (tức Đô đốc Đông) một
trợ thủ đắc lực của vua Quang Trung, ngời đã đánh tan quân Thanh ở đồn Khơng Thợng - Đống Đa, góp phần làm nên đại thắng lừng lẫy tiêu diệt 29 vạn
quân Thanh xuân Kỷ Dậu 1789.
- Con trai thứ 2 là Cử nhân Đặng Truyền Lâm, Hàn lâm viện viện Sùng
Chính triều Tây Sơn. Khi tình hình quốc sự không mấy thuận lợi, Đô đốc
Đông sai ông về quê sắp xếp mọi việc, cất dấu th tịch, sơ tán tộc họ.
Khi Gia Long lên nắm quyền đã cho ngời về Uy Viễn Tiên Điền, quê
hơng Đô đốc Đông tàn sát cớp bóc, khiến con cháu họ Đặng hoặc bị giết hoặc
buộc phải tha hơng phiêu tán.
Đời 12: * Đặng Quốc Đống có 8 ngời con trai.
1) Con trai trởng là Đặng Kính, sinh Đặng Duy Tần làm quan Đề lại.
Đặng Duy Tần có 3 con trai, con trởng là Đặng Duy Học. Đặng Duy Học sinh
Đặng Duy Đóa. Đến đây cây phả hệ bị cụt vì ông Đóa không có con trai. Nh
thế là truyền đợc 16 đời.
2) Con thứ 2 là Đặng Duy Thạch, ẩn c ở đâu không rõ.
3) Con thứ 3 là Đặng Duy Nhợng. Truyền đến nay là đời thứ 22, ông
Đặng Duy Loan là tộc trởng.
4) Cử nhân Đặng Tố Nga là con trai thứ 4 Đô đốc Đông, ẩn c ở Tam Kỳ,
Vĩnh Long. Ông có 7 con trai 2 con gái. Các con ông tích cực tham gia phong
trào Cần Vơng nên năm 1893 bị giặc Pháp càn quét phải đa nhau đi lánh nạn ở

các xã khác, huyện khác, tỉnh khác.
+ Con trởng là Tú tài Đặng Duy Doanh lánh nạn ở Nghệ An. Ông có 6
con trai 2 con gái. Trởng nam là Đặng Duy Bảng, có 1 con trai 5 con gái nhng
con trai (Đặng Duy Năng) mất sớm. 5 con trai còn lại của Đặng Duy Doanh
theo Cần Vơng nay không rõ.
+ Con thứ 2 là Đặng Duy Giá cùng thân phụ ẩn c tại Tam Kỳ, Vĩnh
Long. Con trởng Đặng Duy Giá là Đặng Duy Đình dần dà yên ổn trở về quê.
+ Con thứ 3 là Tú tài Đặng Duy Giác, tham gia chế tác vũ khí cho khởi
nghĩa Hơng Khê. Năm 1893, bị giặc Pháp đàn áp về ẩn c ở vùng duyên hải
Nghi Lộc. Con trởng Đặng Duy Giác là Đặng Duy Bằng, là ngời thông minh


20

nhng không phùng thời cử nghiệp, về mở trờng dạy học và bốc thuốc ở làng.
Ông có 2 con trai 1 con gái. Con trai trởng là Đặng Duy Đỉnh, giỏi y học, nho
học, có nhiều đóng góp trong xây dựng chế độ mới. Con trai ông là ông Đặng
Ngọc Lơng, lập nhiều thành tích trên các lĩnh vực quân đội, hành chính, giáo
dục; là ngời tâm huyết với việc tộc họ, không ngần ngại tham gia hành trình
gian khổ tìm về cội nguồn, không mệt mỏi cống hiến tâm sức trí tuệ cho việc
gìn giữ và phát huy truyền thống họ Đặng Việt Nam nói chung, họ Đặng
Hồng Lam nói riêng.
+ Con trai thứ 4 là Đặng Duy Duyệt, lập nghiệp ở Thị trấn Nghi Xuân.
+ Con trai thứ 5 là Đặng Duy Phác, ẩn c ở Gia Định, nay không rõ.
+ Con trai thứ 6 là Đặng Duy Hiên, ẩn c ở làng Chế, nay là xã xuân
Lam, lập nên chi họ Đặng ở đây. Hiện nay, cụ Đặng Duy là tộc trởng.
+ Con thứ 7 là Đặng Duy Tài, ẩn c ở Đà Nẵng.
5) Con trai thứ 5 là Đặng Duy Đàn, ẩn c ở Điện Bàn, Quảng Nam.
6) Con trai thứ 6 là Đặng Bồng Biểu (không rõ).
7) Con trai thứ 7 là Đặng Đỏ (không rõ).

8) Con trai thứ 8 là Đặng Địch (không rõ).
*Đặng Truyền Lâm có 3 con trai 5 con gái.
1) Con trai trởng Đặng Tuyên lánh nạn về vùng Cơng Gián, đổi tên là
Đặng Thế Sơn. Về sau, một số con cháu di c đến Nghi Lộc, Nam Đàn ( Nghệ
An) hay Hơng Khê. Con cháu tuyệt đại đa số làm nghề nông, cuộc sống phồn
thịnh, đồng tâm hiếu nghĩa xây dựng từ đờng tôn nghiêm, tộc trởng là cụ
Đặng Thế Bờng và các con đều là ngời có tâm đức với dòng tộc.
2) Con thứ Đặng Dợc cũng theo anh về làng Cơng Gián, đổi tên Đặng
Thế Quỳnh. Con cháu chuyên nghề đánh cá và thơng mại. Hiện nay ông Đặng
Đình Nguyên là tộc trởng.
3) Con thứ 3 Đặng Liêu làm quan xứ Quảng Yên, lánh nạn về Tiên Cầu,
đổi tên là Đặng Luật, lập nên chi họ Đặng ở đây. Truyền đến nay, ông Đặng
Đức Thành là tộc trởng. Hậu duệ tri ân tiên tổ đã lập từ đờng khang trang để
xuân thu nhị kỳ, giỗ chạp hơng lửa phụng thờ. Cháu chắt có cha con ông Đặng
Công - Đặng Mỹ tích cực tham gia phong trào Cần Vơng. Con cháu đời sau
noi gơng các cụ cống hiến đời mình cho cách mạng giải phóng dân tộc. Đến
đời thứ 5 tính từ ông Đặng Liêu, có một ngời con của chi này là ông Đặng Bồi


21

di c về thôn Xuân áng, xã Hoa Viên, nay là xã xuân Viên. Hiện nay ông Đặng
Nghi là tộc trởng.
Nhìn chung, trải qua quá trình định c và phát triển với 23 thế hệ, tất cả
các chi phái họ Đặng trên đất Nghi Xuân đều có từ đờng thờ tiên tổ khang
trang và có gia phả, tộc phả minh bạch.

Tiểu kết chơng 1:
Ta thờng nghe:


Vật bản hồ thiên
Nhân bản hồ tổ.
Câu đó có nghĩa là: Muôn vật sinh trởng do tạo hóa, con ngời sinh ra do tổ
tiên. Nớc có ngọn nguồn mới sinh ra trăm khe ngàn suối, mới tạo ra biển rộng
sông dài, cây phải có cội rễ mới sinh ra vạn lá ngàn cành xanh tơi [32,1]. Con


22

cháu nối đời phát triển phồn vinh ấy là nhờ hồng phúc của tổ tiên chăm trồng
cây thiện đợc xum xuê để con cháu muôn đời chung hởng quả phúc.
Con ngời sống ở đời, ai cũng có tổ tiên cũng nh cây có gốc, nớc có
nguồn. Đặng Chủng là hậu duệ đời thứ 9 của họ Đặng Việt Nam, hậu duệ đời
thứ 5 của họ Đăng Hồng Lam. Ông tham gia kháng chiến chống giặc Minh
thất bại đã về Tiên Điền Nghi Xuân Hà Tĩnh nơng náu và lập nên chi
phái họ Đặng ở đây vào cuối năm 1413 đầu năm 1414. Qua quá trình hình
thành và phát triển từ đầu thế kỷ XV đến nay, cây phả tộc họ Đặng ngày
càng bám rễ sâu trên đất Nghi Xuân, sinh sôi nảy nở nhiều cành nhánh, toả
bóng rộng khắp Nghệ Tĩnh và các vùng miền khác.

Chơng 2
Văn hóa truyền thống của dòng họ Đặng ở NGHI XUÂN
2.1. Truyền thống khoa bảng
Nói đến Nghệ Tĩnh, ngời ta nghĩ ngay đến một vùng đất học. Truyền
thống hiếu học, trọng học, trọng tài, trọng ngời đỗ đạt cao, tôn s trọng đạo là
nét đẹp tiêu biểu của văn hiến Nghệ Tĩnh. Công bằng mà nói, truyền thống
hiếu học không chỉ có ở đất Nghệ Tĩnh, nhng truyền thống hiếu học ở vùng
đất văn vật này có nét đặc trng là hiếu học đi liền với khổ học. Ngạn ngữ vùng
này có câu: Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng, là biểu tợng cho lòng ham
học. Không chỉ hiếu học, chăm học, sĩ tử ở đây còn học giỏi. Trong nền văn

hiến đó, Nghi Xuân cùng với Thiên Lộc và La Sơn xa (Can Lộc và Đức Thọ
nay) đợc đánh giá là khoa giáp đỗ đạt thịnh hơn cả. Những ngời làm tôi có
tiếng tốt, giúp nớc có đức hiền, hơn cả một châu [4,55]. Theo thống kê của
Võ Hồng Huy, Đỗ đại khoa 21 ngời, trong đó một Bảng nhãn, một Thám hoa
và bảy Hoàng giáp. Nếu cả tỉnh Hà Tĩnh có 146 ngời đỗ đại khoa thì huyện


23

này đã chiếm 1/7 số đó. Về Hơng khoa, chỉ kể Hơng cống, Cử nhân đỗ 111
ngời, cũng một trong những huyện có ngời đỗ Hơng khoa cao nhất [12,57].
Trên vùng đất địa linh nhân kiệt này, nhiều dòng họ nổi tiếng khoa
giáp danh gia với nhiều thế hệ con cháu đỗ đạt trong các kỳ thi Hơng, thi Hội,
thi Đình, vinh danh tiên tổ, rạng rỡ quê hơng. Truyền thống khoa bảng đợc thế
hệ trớc đặt nền tảng, gieo mầm, nuôi dỡng, các thế hệ nối tiếp gìn giữ và phát
huy bằng tài năng và trí tuệ xuất phát từ khao khát khẳng định bản thân và ý
thức tộc họ. Đối với họ Đặng Việt Nam, truyền thống khoa bảng là một nét
đẹp, từ thời Lý đến thời Nguyễn có 70 vị đỗ Tiến sĩ trở lê, nhiều ngời đỗ đạt
lúc 14 15 tuổi, có gia đình 4 5 ngời đỗ đại khoa [3,13]. Họ Đặng ở
Nghi Xuân không có ai đỗ đại khoa nh họ Nguyễn, họ Phan, họ Phạm, họ
Thái, họ Hoàng, họ Lê nhng con cháu đỗ cao trong các kỳ thi Hơng thì trải
đều đời nào cũng có. Dù ban đầu học vị không cao nhng nó cũng tạo đà cho
mộng công danh con cháu họ Đặng cất cánh, đem cái tâm cái tài phò vua giúp
nớc.
Ngợc dòng lịch sử, lần theo Phả tộc Đặng đại tông văn hiến Việt Nam
mới tỏ tờng bề dày truyền thống khoa bảng của họ Đặng từ gốc gác. Tị tổ
Đặng Ma La đỗ Thám hoa khoa Đinh Mùi (1247) lúc ông 13 tuổi cùng với
Trạng nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi và Bảng nhãn Lê Văn Hu 16 tuổi. Cháu
nội Đặng Tảo và chắt nội Đặng Lộ đều thi đậu Thái học sinh thời Trần. Tiên tổ
Đặng Bá Tĩnh, con trai trởng của tổ Đặng Bá Kiển (Thỉ tổ của họ Đặng Hồng

Lam) là ngời khai khoa cho họ Đặng Hồng Lam, cũng là một trong
những ngời đầu tiên đỗ đại khoa trên đất Hoan châu xa. Ông đỗ Thám hoa
triều Trần. Bài thi của ông đợc quan giám khảo phê: Văn bài tuyệt hảo, chữ
đẹp nh rồng bay trong mây, hổ vờn trong gió, lời văn ý tứ nh đại bàng bay vút
trong chín tầng mây. Sau khi thi đỗ, ông đợc nhà vua bổ dụng làm quan, từng
trải các chức Hành khiển, chuyển vận sứ, về sau thăng lên Thợng th bộ Lại tớc
Tuấn Sĩ hầu. Cháu đích tôn Thám hoa Đặng Bá Tĩnh là Đặng Tất, thi Hơng đỗ
Cống sỹ, thi Hội đỗ Tam trờng, thi Đình đỗ Thám hoa, văn võ 2 khoa đều giỏi.
Ông đợc phong chức Hành khiển kiêm Đại tri châu Hóa châu. Nhng rồi thời
cuộc loạn lạc, sơn hà xã tắc lâm nguy, Đặng Tất cùng các con anh dũng chiến
đấu, hiến trọn đời mình cho cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Minh
xâm lợc đầu thế kỷ XV. Đặng Tất mất rồi, một thời gian sau con trai trởng của
ông là Đặng Dung bị giặc bắt, trên đờng áp giải về phơng Bắc cũng đã tuẫn


24

tiết, con trai thứ là Đặng Chủng may mắn thoát khỏi tay giặc, về ẩn c ở Nghi
Xuân, lập ra chi họ Đặng ở vùng đất này. Truyền thống khoa bảng vẫn đợc các
thế hệ con cháu gìn giữ.
Trớc hết, chúng tôi nói về những ngời đỗ đạt cao trong họ.
Thủy tổ họ Đặng ở Nghi Xuân là Đặng Chủng đỗ Hoành từ. Ông đợc
phong Hàn lâm viện Hiệu thảo, có nhiều đóng góp trong kháng chiến chống
quân Minh. Năm 1428, đất nớc thanh bình, Bình Định Vơng Lê Lợi hạ chiếu
vời ông về triều sung vào hàng quan Thị nội văn chức, Hàn Lâm Thị Giảng.
Đến đời thứ 6, Đặng Sinh con thứ 3 của Đặng Nộn đỗ Hoành từ đợc
phong Tán trị công thần đặc tiến phụ quốc Thợng tớng quân, Tham đốc thần
tứ vệ quân vụ.
Đời thứ 8 có Đặng Nhân Ngôn đỗ Cử nhân, thi Hội trúng Tam trờng,
làm quan xứ Sơn Nam, đợc phong Đô đốc phụ tá Đô đốc Tăng quận công.

Con trai Đặng Nhân Ngôn là Đặng Sĩ Vinh nổi tiếng thông minh ngay
từ nhỏ, nhờ tổ ấm đợc tắm gội giữa dòng Nho, bơi lội trong bể học nên cha
đến tuổi trởng thành đã làu thông kinh sử, lại là ngời có phẩm hạnh nên đợc
mọi ngời xung quanh rất mực yêu mến. Lớn lên, là ngời có kiến thức uyên
thâm, văn tài lỗi lạc, ông đợc vinh danh là một trong Nghệ An tứ hổ. ở tuổi
20, ông đỗ Cử nhân khoa thi Hơng năm ất Dậu (1705), năm Bính Tuất (1706)
đỗ tiếp chế khoa Hoành từ. Hoạn lộ của Đặng Sĩ Vinh khởi đầu từ một Nội thị
văn chức; 3 năm sau đợc cử làm Huấn đạo Trờng Yên; năm 1715 đợc sung Tả
mạc Sơn Nam (tơng đơng chức Kinh lịch giúp việc ở trấn); năm 1720 đợc cử
làm Tri huyện Đông Thành (nay là Yên Thành, Nghệ An); đến năm 1726 ông
đợc thăng lên Tri phủ Thiệu Thiên, trông coi 8 huyện ở trấn Thanh Hoa
(Thanh Hóa nay). Năm 1734, bất lực với thời cuộc, ông rút lui khỏi quan trờng, để rồi 18 năm sau lại đợc vua Lê chúa Trịnh vời ra làm quan phong
chức Thừa chính sứ Lạng Sơn (1752) rồi thăng lên Đô ngự sử tớc Viễn Trạch
hầu (1755), khi về nghỉ đợc gia phong Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Thái bảo
Liêu Quận công Thợng trụ quốc Thợng trật.
Nối tiếp truyền thống ông cha, Đặng Thái Bàng hậu duệ đời thứ 11
của tổ Đặng Chủng, vốn thông minh lại chăm chỉ học hành, am hiểu văn chơng. Năm Mậu Tý thời Vĩnh Thịnh (1708) 20 tuổi đỗ Hơng cống, năm Canh
Dần (1710) 22 tuổi đỗ Hoành từ, sung vào hàng Thị nội văn chức. Năm Tân
Mão (1711) bổ Tri huyện Anh Sơn; năm 1753 thời Cảnh Hng thăng đến chức


25

Tá tham nghị Sơn Nam; năm 1789 thời Quang Trung thăng chức Thái bộc tự
khanh xứ Nghệ An.
Đời 11 có Đặng Hùng Uy hậu duệ tiên tổ Đặng Cửu, văn võ song
toàn, là Giám sinh Quốc Tử Giám triều Lê, thi Hội đỗ Tam trờng làm Huấn
đạo phủ Tiên Bình, sau chuyển sang ban võ, đặc phong phụ quốc thợng tớng
Đô chỉ huy sứ Điện tiền Đô điểm, tớc Hùng Uy hầu.
Về sau có Đặng Sĩ Hàn con trai thứ 4 của Đặng Sĩ Vinh, khoa thi

năm Quý Dậu (1753) đời Cảnh Hng thi Hội đỗ Tam trờng nên đợc bổ chức Tri
châu Kỳ Sơn (Nghệ An), về sau đổi sang ngạch quan võ, đợc phong Anh Liệt
tớng quân tớc Thái Nhạc hầu, thăng Đô chỉ huy sứ Thái Nhạc Quận công,
cũng có lúc giữ chức Trấn thủ Nghệ An.
Ngoài những tên tuổi tiêu biểu trên, gia phả họ Đặng còn ghi danh các
thế hệ đỗ đạt trong các kỳ thi Hơng.
Đời thứ 2 con trai tổ Đặng Chủng là Đặng Viên đỗ cử nhân, có công
giúp vua Lê dẹp giặc đợc phong Dực vận tán trị công thần phụ quốc Thợng tớng quân, tớc Viên Nghĩa hầu.
Đời thứ 3 Đặng Trọng Tuân đỗ Hơng cống, làm quan lập nghiệp vùng
Hải Dơng.
Đời thứ 4 Đặng Viễn đỗ Cử nhân làm quan phủ ứng Thiên.
Đời thứ 5 Đặng Hiển, con Đặng Viễn đỗ Giải nguyên, làm quan Tri phủ
Gia Bình.
Đời thứ 6 Đặng Hoán, con Đặng Hiển đỗ Giải nguyên.
Đời thứ 7 Đặng Nhân Trí đỗ Cử nhân đợc bổ làm quan, phong tớc Uy
Nhân hầu.
Đời thứ 9 Đặng Xuân Hệ đỗ Sinh đồ.
Đời thứ 10 con trai trởng Đặng Sĩ Vinh là Đặng Hữu Học đỗ Cử nhân
làm quan Thị lang ở phủ Chúa thời vua Lê Hiển Tông. Con trai thứ 2 của
Đặng Sĩ Vinh là Đặng Sĩ Quán đỗ Cử nhân, giữ chức Cẩn sự đại lý tự thừa xứ
Lạng Sơn, thăng Tán trị thừa chánh sứ ty tả tham chánh, đặc tiến Kim Tử Vinh
Lộc Đại phu, tớc Trạch Xuyên hầu.
Đời thứ 11, có 9 cháu trai của Đặng Sĩ Vinh đỗ trong các kỳ thi Hơng :
Đặng Quốc Đống đỗ Cử nhân võ. Ông là ngời có sức khỏe phi thờng, võ
nghệ cao cờng, từng đợc giao làm tớng tiên phong đi dẹp giặc Trấn ninh lúc
24 tuổi. Vua Lê phong Kiệt tiết tuyên lực vận kỵ úy trung tuyến Đô ty lực sĩ.


×