Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết y kawabata luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.94 KB, 121 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THÚY

KIỂU NHÂN VẬT HÀNH TRÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2012

MỤC LỤC


2


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Dân tộc nào cũng có thể tự hào khi nhà văn của họ “đoạt tấm vé đi


vào cõi bất tử”. Với bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc và Cố đô,
Y. Kawabata đã làm rạng danh nền văn học Nhật Bản và được thế giới tôn
xưng là bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật, người đã góp phần quan trọng trong
việc khai mở cánh cửa bí ẩn về văn hoá phương Đông, rút ngắn khoảng cách
Đông - Tây trong văn học. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata vì vậy, không
chỉ để hiểu tài năng sáng tạo của ông mà còn gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa lí
luận trong sáng tạo nghệ thuật và quá trình tiếp xúc văn hoá Đông - Tây.
1.2. Tiểu thuyết của Kawabata tập trung phản ánh những biến động
mang tính thời đại, trong đó những xung đột và thay đổi các giá trị đời sống
ở nước Nhật nửa đầu thế kỉ XX là cảm hứng bao trùm. Để gìn giữ vẻ đẹp
truyền thống, Y. Kawabata đã tìm về truyền thống yêu cái đẹp của người
Nhật và hướng tới Mĩ học hiện đại để tạo dựng niềm tin về các giá trị
trường tồn của dân tộc và nhận chân những giá trị thẩm mĩ mới. Hình
tượng nhân vật hành trình đã trở thành kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu
thuyết của ông. Nghiên cứu kiểu nhân vật hành trình sẽ giúp ta hiểu sâu
hơn tài năng, tư tưởng cá tính sáng tạo của Y. Kawabata.
1.3. Trong những năm gần đây, văn học Nhật Bản nói chung và sáng
tác của Y. Kawabata nói riêng đã được đưa vào giảng dạy ở Đại học, Cao
đẳng, Phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, cả người dạy và người
học đang gặp không ít khó khăn, trước hết là về mặt tư liệu và hướng tiếp
cận. Đi vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần tháo gỡ
những khó khăn ấy.
2. Lịch sử vấn đề
Y. Kawabata là hiện tượng văn học kiệt xuất của Nhật Bản và của
thế giới thế kỉ XX. Những sáng tác văn chương của Kawabata, qua thời


2

gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông

học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới,
phản ánh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm
đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sáng tác của Y. Kawabata nói chung, tiểu thuyết Y. Kawabata nói
riêng. Dựa trên nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của
đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật đã được giới nghiên cứu
phê bình nói tới.
Tác phẩm của Kawabata được dịch và giới thiệu ở nhiều nước, thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình trên thế giới. Năm
1968, trong bài diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn học, Anders Sterling
đã cho rằng, “Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn
của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”
[43]. Ở Nga, năm 1971, trên Tạp chí Văn học nước ngoài (Nga) số 8,
Grigorieva nhận xét “tác phẩm của Kawabata là mẫu mực của vẻ đẹp
Nhật”. Cũng năm đó, nhà xuất bản Matxcơva cho xuất bản tuyển tập
Kawabata với nhan đề: Kawabata - sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật. Năm
1974, N.I.Fedorenco có các bài Y. Kawabata với triết học và mĩ học và
Y. Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp đề cập đến ảnh hưởng của các
quan điểm Mĩ học Thiền trong sáng tác của Kawabata. Năm 1975, nhà xuất
bản Matxcơva cho in cuốn Y. Kawabata - sự tồn tại và khám phá cái đẹp,
từng có cả tình yêu và lòng căm thù. Trong đó, người giới thiệu đã nêu bật
vẻ đẹp của những sáng tác cũng như sự mâu thuẫn trong khi thể hiện tình
yêu của ông đối với cái đẹp. Năm 1994, Oe Kenzaburo trong diễn từ Sinh
ra bởi tính đa nghĩa của Nhật Bản đọc tại buổi trao giải Nobel văn học
khẳng định lại rằng sáng tác của Kawabata mang vẻ đẹp của Mĩ học Thiền.
Ở Nhật Bản, nơi đã sinh ra tài năng văn học kiệt xuất này, M.Yukio
nhận xét Y. Kawabata là người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp. Trong
cuốn Các nhà văn hiện đại Nhật Bản (1953), nhà văn vô sản Aômô Xuêkiti



3

đã cho rằng tác phẩm của Kawabata có chức năng thanh lọc tâm hồn con
người. Nhìn chung, các ý kiến đánh giá trong các bài viết, bài phát biểu nêu
trên đã nêu bật được phong cách độc đáo của Kawabata và những đặc điểm
cơ bản nhất trong sáng tác của ông. Cùng với những bài tham luận và công
trình nghiên cứu trên thì việc dịch thuật các tác phẩm của Y. Kawabata
sang tiếng Pháp và tiếng Nga là sự khởi đầu và tạo điều kiện cho độc giả
thế giới dễ dàng tiếp xúc với các tác phẩm của ông hơn.
Ở Việt Nam, độc giả trong nước được biết đến Y. Kawabata lần đầu
tiên vào năm 1969 cùng với bản dịch Xứ tuyết của Chu Việt. Cùng năm
này, Tạp chí văn (Sài Gòn) đã cho ra số đặc biệt về Kawabata, trong đó
đăng nhiều truyện ngắn cũng như nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp của ông. Hai mươi năm sau, năm 1989, tác phẩm thứ hai của
Kawabata - Tiếng rền của núi mới được Ngô Quý Giang dịch và giới thiệu.
Trong lời giới thiệu Ngô Quý Giang đã nhận xét: “Kawabata luôn khát
khao hướng đến những giá trị chân chính của cái đẹp và ông luôn thể
hiện một sự kết hợp tài tình giữa khái niệm Triết học và Mĩ học trong tác
phẩm văn học. Là một người Nhật Bản từ trong tâm hồn:“ Kawabata đặc
biệt tinh tế trong việc cảm thụ chất thơ của thiên nhiên và vẻ đẹp của thế
giới xung quanh” [92,46]. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Y.
Kawabata (1899 -1999), Lưu Đức Trung trong bài: “Thi pháp tiểu
thuyết của Y. Kawabata - Nhà văn lớn Nhật Bản” (Tạp chí Văn học, số 9,
năm 1999) đã khẳng định: “Tiểu thuyết Kawabata mang đầy đủ những đặc
trưng Mĩ học Thiền - nghệ thuật cần tạo ra sự hài hoà giữa nội tâm và ngoại
giới”. Đồng thời tác giả cũng nhận ra rằng: “Kawabata thường miêu tả
truyền thống yêu cái đẹp của người Nhật Bản, tạo ra mĩ cảm trong tác
phẩm. Người Nhật vốn thích sống thanh cao, biết trọng danh dự, giữ gìn
khuôn phép. Tâm hồn rộng mở, thích hoà nhập với thiên nhiên, họ yêu vẻ
đẹp từ một phiến đá, một bông hoa trên cành, một cảnh tuyết rơi. Họ suy

ngẫm qua một chén trà, trầm lặng trước cảnh một ngôi chùa cô tịch” [92, 45].


4

Chính vì nhận thức được điều đó “Kawabata đã trở thành người lữ khách
không biết mệt mỏi đi tìm cái đẹp đang mất, cứu vớt cái đẹp đang bị tàn
phai” [92, 46]. Cũng cách nhìn ấy, Nhật Chiêu trong Tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản (số 4, năm 2000) có bài “Y. Kawabata và thẩm mĩ của chiếc
gương soi” đã tinh tế nhận ra vẻ đẹp trong tác phẩm của “người lữ khách”
này và nêu bật được quan điểm thẩm mĩ độc đáo thể hiện qua các tác
phẩm là “Thẩm mĩ của chiếc gương soi” và “Thực chất thẩm mĩ của
chiếc gương soi là hồn thơ khát khao vươn tới điều chưa biết trong
Kawabata đã vận dụng thần tình mĩ cảm phương Đông, mĩ cảm của Nhật
Bản và mĩ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong một giọt sương sáng tạo đầy
bản lĩnh” [10, 36]. Gần đây nhất, trong Y. Kawabata tuyển tập tác phẩm
(Nxb Lao động và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005), ngoài
những truyện ngắn, tiểu thuyết, cuốn sách còn giới thiệu môt số tiểu luận
đã được dịch của các tác giả nước ngoài, một số bài viết của Nhật Chiêu,
Hoàng Long, Đào Thị Thu Hằng về bản chất, đặc điểm tư tưởng và bút
pháp của Y. Kawabata. Những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều những
bài viết, những cuộc hội thảo, những bài nghiên cứu khoa học về
Kawabata. Dù còn tồn tại nhiều dưới dạng phác thảo, nghiêng về giới thiệu
hơn là nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng những bài viết trên đây đã
phần nào nêu lên được nét phong cách độc đáo cũng như quan điểm nghệ
thuật mới lạ, hấp dẫn được thể hiện trong sáng tác của Y. Kawabata.
Cùng với quá trình giới thiệu, nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata
đã có nhiều bài viết, dưới dạng này hay dạng khác bàn về nhân vật trong
tiểu thuyết Kawabata. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật đi tìm vẻ đẹp, nhân
vật đi tìm ý nghĩa xác thực của đời sống hay nhân vật đi tìm lại cái tôi cá

nhân nằm trong hệ thống kiểu nhân vật hành trình không còn là điều hoàn
toàn mới lạ và khác biệt trong nền văn học trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Tuy nhiên, để làm nên một hình tượng về kiểu nhân vật hành trình
trong tác phẩm nghệ thuật thì không phải là điều phổ biến. Có thể nhìn một


5

cách tổng quan quá trình sáng tác của Kawabata là sự xuất hiện của một
chuỗi những kiểu nhân vật hành trình. Hành trình tìm kiếm cái đẹp trong
thiên nhiên nơi Xứ tuyết của chàng lãng tử, tài hoa Shimamura trong bài
viết “Ý nghĩa biểu tượng cuộc hành trình trở về xứ tuyết trong Xứ tuyết của
Yasunari Kawabata” [40], là hành trình tìm lại chính mình sau những bước
trượt dài trên con đường danh vọng. Trong Lời giới thiệu giải Nobel văn
chương năm 1968 của tiến sĩ Andé - Sterling thành viên Viện hàn lâm
Thụy Điển, Y. Kawabata được biết đến như một nhà văn tiêu biểu cho tâm
hồn Nhật Bản, “người thấu hiểu một cách tinh tế tâm lí phụ nữ” [43, 958],
theo suốt hành trình đầy sáng tạo của Kawabata hình ảnh người phụ nữ
mang một sức ám gợi đặc biệt, và cũng vì vậy mà hình ảnh người phụ nữ là
một trong hai yếu tố cơ bản tạo nên cái đẹp trong quan niệm thẩm mĩ của
Kawabata. Trong bài “Kawabata - Con mắt nhìn thấu cái đẹp” (1974) nhà
nghiên cứu người Nga - N.T.Phedorenko đã dành cho Xứ tuyết một sự quan
tâm đặc biệt. Trong đó, ông đặc biệt ấn tượng với nhân vật nữ Komako, mà
theo ông là hiện thân cho vẻ đẹp người phụ nữ Nhật Bản. Ông viết:
“Komako vẽ nên hình ảnh diễm tuyệt của người con gái Nhật Bản”, và
“Đọc các đoạn mô tả chân dung người kĩ nữ Komako có cảm giác như
trước mắt ta hiện lên những bức tranh khắc mê hồn của Moronobu hay
Utamaro, vẫn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật mô tả chân dung con gái
Nhật” [43, 1050]. Có cùng quan điểm ấy, năm 1984, nhà nghiên người Mĩ Donald Keenne trong bài Về Xứ tuyết đã cho rằng: với nhân vật Komako,
Y. Kawabata là “một chuyên gia về tâm lí học phụ nữ”. Ông viết: “Nếu ông

không viết thêm một tác phẩm nào khác, thì hình ảnh Komako vẫn sẽ mang lại
cho ông danh tiếng của một chuyên gia về tâm lí học phụ nữ” [43, 1054]. Và
theo Donald Keenne, “Xứ tuyết mang trong mình có lẽ hơn bất kì cuốn tiểu
thuyết hiện đại Nhật Bản nào khác, niềm mê hoặc đặc biệt về phụ nữ Nhật
Bản” [43, 1058]. Bàn về Đặc điểm thi pháp truyện trong lòng bàn tay của
Kawabata, Hoàng Long đã có một sự liên tưởng, so sánh thú vị khi cho


6

rằng: “Nếu như người lữ khách là biểu tượng cho sự ra đi thì người nữ
chính là sự trở về theo luật quy hồi vĩnh cửu, bản ngã nữ tính là nét đẹp
của người mẹ, của chỗ nương náu chở che. Người nữ tạo dựng mái ấm
gia đình. Trên chặng đường ra đi của người lữ khách, người nữ là chốn
dừng chân” [43, 1084]. Và theo ông, “sứ mệnh của các nàng (kĩ nữ) là sứ
mệnh của các vị Bồ Tát”. Nghiên cứu một cách khá đầy đủ, hệ thống về
con người, quan điểm tư tưởng, tư duy nghệ thuật và sáng tác của Y.
Kawabata Thụy Khuê trong bài Từ Murasaki đến Kawabata (2005) đã có
những phân tích, lí giải sâu sắc về nguồn gốc, ảnh hưởng của truyền
thống Nhật Bản trong sáng tác của Y. Kawabata. Theo Thụy Khuê,
“Kawabata - Tâm hồn Nhật Bản” [43, 998- 999]. Một trong những biểu
hiện rõ rệt nhất của “tâm hồn Nhật Bản” trong sáng tác của Y. Kawabata là ở
vẻ đẹp của người phụ nữ. Bà viết: “Nhật Bản trong Kawabata phải là phụ
nữ. Những cương cường, khí phách, những hùng tráng của nam giới trong
tinh thần võ sĩ đạo dường như bị mềm đi, đã bị khuất phục trước sự uyển
chuyển, thướt tha trong dáng vóc, réo rắt trong tiếng đàn, khúc mắc trong
ánh mắt, tâm hồn người kĩ nữ geisha… vũ trụ tưởng tượng của Kawabata
khởi nguồn từ hai yếu tố cơ bản: lửa và nước, để đồng quy ở người phụ nữ
Nhật Bản, rồi từ đó nhà văn dẫn chúng ta đến những chân trời khác như trà
đạo, nhạc đạo... Hành trình đó là tâm hồn Nhật Bản trong Kawabata. Bởi

chưa thấy nhà văn nào đi sâu vào thể xác và tâm hồn của người phụ nữ đến
thế” [43, 998-999]. Bằng một sự cảm nhận tinh tế, bà cho rằng, “Con người
phù thuỷ ấy thường trực hướng về phụ nữ” nhưng không tài nào nhập được
vào người phụ nữ “Bởi mỗi người đàn bà là một hành tinh bí mật, mỗi
người đàn bà là một thái dương thần nữ, là một chủ thể đam mê, dục vọng
khác nhau” [43, 1001]. Thụy Khuê đã đi vào phân tích với những liên
tưởng, so sánh thú vị và sâu sắc về tài năng của Kawabata trong việc khắc
hoạ hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết. Bà viết: “Ota mang tất cả dịu
dàng âu yếm của một người mẹ, nhưng lại có nét thơ ngây mê đắm của một


7

Juiliette đang độ thanh xuân, có đau đớn từng trải của một Anna Karénina
bất hạnh, và ở nàng còn một hồn Đạm Tiên linh ứng, hiển hiện” [43, 1010].
Bên cạnh những bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu,
dịch giả trong và ngoài nước, gần đây đã xuất hiện một số khoá luận tốt
nghiệp đại học, luận văn cao học bàn về sáng tác của Y. Kawabata. Đây có
thể xem là sự khởi đầu có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu, giới thiệu
Y. Kawabata ở Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống kiểu nhân vật nói chung và
kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Y. Kawabata nói riêng. Tất cả
mới dừng lại ở những nhận xét, đánh giá thiên về phẩm bình hơn là khảo
sát, nghiên cứu. Chúng tôi xem đó là những gợi mở, định hướng có ý nghĩa
để thực hiện đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát kiểu nhân vật hành trình trong tiểu
thuyết Y. Kawabata, từ đó chỉ ra được những đặc trưng và ý nghĩa tư tưởng
- thẩm mĩ của kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết Y. Kawabata.
Với mục đích đó, đề tài đặt ra các nhiệm vụ:

Thứ nhất, chỉ ra những cơ sở cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật
hành trình trong tiểu thuyết Y. Kawabata.
Thứ hai, khảo sát, phân tích các dạng biểu hiện của kiểu nhân vật
hành trình và ý nghĩa tư tưởng - thẩm mĩ của nó.
Thứ ba, phân tích một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản được Y.
Kawabata sử dụng để khắc họa kiểu nhân vật hành trình.
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát
4.1. Như tên của đề tài đã xác định, đối tượng khảo sát của đề tài là:
Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Yasunari Kawabata.
4.2. Phạm vi khảo sát của đề tài là bộ ba tiểu thuyết được trao giải
Nobel văn học, 1968: Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc (in trong Yasunari


8

Kawabata - Tuyển tập, Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn
ngữ Đông - Tây, 2005).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi kết hợp
hai hướng tiếp cận thi pháp học, văn hoá học và sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chủ yếu, như: khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; so
sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở cho sự xuất hiện kiểu nhân vật hành trình trong tiểu
thuyết Y. Kawabata.
Chương 2. Các dạng thức biểu hiện và ý nghĩa của kiểu nhân vật hành
trình trong tiểu thuyết Y. Kawabata.
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật hành trình trong tiểu
thuyết Y. Kawabata.

Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục.


9

Chương 1
CƠ SỞ CHO SỰ XUẤT HIỆN KIỂU NHÂN VẬT
HÀNH TRÌNH TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA
1.1. Bối cảnh văn hoá xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX
1.1.1 Những biến động của đời sống xã hội
Y. Kawabata (1899 - 1972) trưởng thành và sáng tác trong giai đoạn
nước Nhật có nhiều biến động lớn. Như chúng ta đều biết văn học là bức
tranh phản ánh đời sống xã hội, văn học được coi như “tấm gương lớn” để
soi chiếu tất cả những gì của hiện thực đang diễn ra. Thông qua những
nghiền ngẫm, suy tư với sự thăng hoa của cảm xúc sáng tạo, nhà văn tái
hiện bức tranh hiện thực cuộc sống bằng một thế giới hình tượng cụ thể,
cảm tính giàu sức khái quát. Bởi thế, hiện thực đời sống được xem là “yếu
tố thứ nhất” của văn học. Dưới dạng này hay dạng khác, không một tác
phẩm văn chương nào có thể thoát li hiện thực cuộc sống.
Nhật Bản bước vào thời hiện đại với nhiều biến động dữ dội. Hai
cuộc chiến tranh thế giới mà nước Nhật tham dự đã để lại những hậu quả
nặng nề, tác động sâu sắc lên đời sống và tinh thần người dân Nhật Bản
(nhất là cuộc thế chiến lần thứ hai). Kinh tế kiệt quệ, lòng tự tôn dân tộc bị
tổn thương. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn nền kinh tế Nhật Bản đã
thoát ra khỏi đà suy thoái và vươn lên với những bước phát triển thần kì.
Sự thay đổi thiết chế xã hội mới đã thực sự làm “thay da đổi thịt” cho nền
kinh tế - xã hội Nhật Bản. Không chịu khuất phục trước những khó khăn
thử thách của thời hậu chiến, người dân xứ sở Phù Tang luôn mang trong
mình sức mạnh của tinh thần võ sĩ đạo Samurai, dám đối mặt với những
khó khăn thử thách đầy chông gai của một nước bại trận, làm lại từ đầu

đằng sau đống đổ vỡ hoang tàn của chiến tranh. Sự phục hồi kinh tế và phát
triển một cách thần kì đã đem lại ngồn sinh lực mới cho xứ sở hoa anh đào,
phủ một sắc diện mới đầy tự hào cho đất nước khi được xứng danh là một


10

trong những cường quốc kinh tế thế giới. Bằng cách đó người Nhật đã
chứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không phải bằng những
thần thoại hão huyền của quá khứ. Song song với công cuộc phục hưng nền
kinh tế, cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây ngày càng mở rộng. Đó là
tiền đề thuận lợi cho công cuộc phục hưng văn hóa - xã hội Nhật Bản xong
nó cũng đẩy “bức tranh” văn hóa - xã hội Nhật Bản vào nguy cơ mất dần
bản sắc dân tộc, quay lưng lại với truyền thống.
Y. Kawabata sinh ra vào năm cuối cùng của thế kỉ XIX và sống gần
trọn thế kỉ XX, chứng kiến những thăng trầm biến động của văn hóa xã hội
Nhật Bản trong gần một thế kỉ. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 1918) Nhật Bản muốn bành trướng lãnh thổ đã lao vào cuộc chiến và đẩy
hai mươi ba nghìn sinh mạng nhân dân Nhật vô tội vào chỗ chết. Vết
thương chiến tranh vẫn đang âm ỉ, nhức nhối thì trận động đất ở Kanto đã
cướp đi hơn mười nghìn sinh mạng khiến đời sống nhân dân vô cùng khó
khăn. Hơn hai mươi năm sau, lại một lần nữa, nước Nhật bị cuốn vào trận
đại chiến thế giới lần hai. Cuối cuộc chiến tranh, hai quả bom nguyên tử
trút xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki biến hai thành phố lớn này
thành tro bụi và cướp đi sinh mạng của hơn ba nghìn người. Một không khí
tang tóc, đau thương bao trùm lên nước Nhật. Và từ đó, Nhật Bản phải phụ
thuộc vào Mĩ để khôi phục kinh tế. Y. Kawabata không chỉ tận mắt chứng
kiến mà ông còn phải nếm trải những thăng trầm của đất nước, và được
chứng kiến một nước Nhật vươn lên mạnh mẽ sau từ những hoang tàn, đổ
nát của chiến tranh. Thời đại Kawabata sống là thời đại của những biến cố
to lớn đối với cả thế giới và của nước Nhật. Từ một nhà nước bước nhanh

trên con đường Tư bản chủ nghĩa, rồi chuyển sang Chủ nghĩa quân phiệt,
nước Nhật đã khẳng định sức mạnh của mình. Mặt khác, sự lệ thuộc vào
Mĩ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đất nước và con người Nhật Bản.
Sự thay đổi về kinh tế kéo theo đó biết bao những vấn đề lớn lao về
xã hội, văn hóa lối sống, văn học nghệ thuật. Sự mở cửa nền kinh tế kéo


11

theo đó là sự nới lỏng các thiết về chế chính trị xã hội, thêm vào đó sự xuất
hiện của những trào lưu văn hóa mới đặc biệt là lối sống và văn hóa
phương Tây đã tạo nên một sắc diện mới cho văn hóa - xã hội Nhật Bản.
Tư tưởng Triết học phương Đông không còn chiếm vị trí độc tôn trước, sự
du nhập của các trào lưu tư tưởng phương Tây và nhất là tư tưởng dân
quyền của Rutxo. Nhiều trường phái mới ra đời tạo nên một diện mạo đa
sắc màu cho văn hóa - xã hội Nhật Bản. Văn học Nhật chưa bao giờ trẻ
trung, phong phú và táo bạo đến thế - một nền văn học mới đang thực sự
khởi sắc, đang đơm hoa, kết trái. Văn học châu Âu đầu thế kỉ XX đã góp
phần sản sinh ra cho văn học Nhật những nhà cầm bút chuyên nghiệp
những kĩ thuật, những phương pháp sáng tác vô cùng mới lạ, có sức hấp
dẫn đối với các nhà văn tân tiến. Sức hút của nhu cầu tìm hiểu, khám phá
và thử nghiệm thật mãnh liệt. Y. Kawabata từng khẳng định “tính chất
mới” là tất cả và bày tỏ sự khó chịu trước những cách viết đã được công
thức hóa “mắt chúng ta rực cháy khát khao được biết những điều chưa
biết”. Nếu trước đây văn học Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các giá trị
cổ điển Trung Hoa thì đến nay nền văn học ấy bị chi phối bởi quan điểm tự
do dân chủ phương Tây. Điều này đã tạo điều kiện cho các trào lưu mới
mẻ, tân kì của phương Tây tràn vào, trong đó có chủ nghĩa trực giác, thuyết
duy cảm, Chủ nghĩa tự nhiên, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa siêu thực và
Chủ nghĩa vô sản. Điều này, một mặt mở rộng chân trời cho văn hóa nghệ

thuật hội nhập vào thế giới hiện đại, nhưng mặt khác làm cho văn hóa Nhật
có nguy cơ mất dần bản sắc độc đáo của mình. Nguy cơ về một cuộc xung
đột văn hóa giữa yếu tố bản địa và ngoại lai, truyền thống và hiện đại là
khá hiện hữu. Những học thuyết tư tưởng phương Tây tràn vào nước Nhật
một cách ồ ạt nên đã nhanh chóng gây được ảnh hưởng. Hệ giá trị của
người Nhật trở nên đa dạng, nhiều người đã chú trọng nhiều hơn đến việc
tự biểu hiện và theo đuổi những mục tiêu cá nhân. Thời Taiso là thời đại
mà Chủ nghĩa tự do và Chủ nghĩa cá nhân thể hiện mạnh mẽ trong văn học.


12

Cái Tôi được thể hiện như là trung tâm quan trọng trong nền văn học thời
đại Meiji vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của nó. Con người hiện đại đã
được các học thuyết tư tưởng và Triết học hiện đại xác lập với những bản
thể lí tính, bản năng, vô thức, tiềm thức cũng đã và đang được thể hiện
trong văn chương rõ rệt hơn bao giờ hết. Sự mổ xẻ, cắt lớp, chia cắt, những
hiện tượng của con người ngày càng trở thành đề tài thú vị đối với các nhà
văn. Chính trong hoàn cảnh ấy, con người xã hội trở thành đối tượng quan
tâm chủ yếu của văn học - nghệ thuật. Con người trong mối quan hệ với xã
hội, con người trong quan hệ với chính bản thân mình luôn được đặt trong
những thách thức đầy mới lạ. Cũng vì thế mà kiểu nhân vật hành trình, kiểu
nhân vật con người xa lạ và bất an trước cuộc sống, kiểu nhân vật con
người tha hóa được hình thành và trở thành những hiện tượng văn học hết
sức độc đáo trong sáng tạo văn học, trong đó có tiểu thuyết Y. Kawabata.
1.1.2. Tiếp xúc văn hoá Đông - Tây
Y. Kawabata sinh ra và lớn lên khi nước Nhật có những biến chuyển
lớn. Trước đó, với công cuộc Duy tân của thiên hoàng Minh Trị, Nhật Bản
có cuộc tiếp xúc trực tiếp với phương Tây. Cuộc tiếp sức đó đã làm cho
Nhật Bản có nhiều thay đổi trên mọi mặt của của đời sống - xã hội. Văn

hoá Nhật Bản có những biến động dữ dội, đó là cuộc tiếp xúc và cạnh tranh
gay gắt giữa phương Đông và phương Tây; giữa truyền thống và hiện đại;
giữa bản sắc dân tộc với văn hoá phương Tây. Tất cả đang trong giai đoạn
giao thời, cái cũ đã mất đi song cái mới vẫn chưa được hình thành. Làm thế
nào để bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn hấp thụ được những
tinh hoa văn hóa của thời đại? Đó là vấn đề trọng tâm trong nhận thức và
thực tiễn sáng tạo của các nhà văn hóa Nhật Bản thời bấy giờ. Trong bối
cảnh đó, Y. Kawabata đã cùng nhóm bạn lập nên trường phái Tân cảm giác
chịu ảnh hưởng của thuyết Vị lai và Chủ nghĩa siêu thực. Bên cạnh đó còn
có nhiều trào lưu văn hóa nghệ thuật mới ra đời. Dù khác nhau trong quan
điểm, song tất cả đều nhằm hướng tới việc phục hưng nền văn hóa Nhật


13

Bản. Trong đó, phái Tân cảm giác của Y. Kawabata đã thể hiện một cái
nhìn cấp tiến. Sáng tác của các nhà văn trong trường phái này không chỉ
giữ được bản sắc văn hoá Nhật Bản mà còn có sự hài hoà giữa truyền thống
và hiện đại. Hơi thở của truyền thống văn hoá Nhật Bản đầy ắp trong các
sáng tác của họ. Đó chính là tình yêu cái đẹp, là những suy tưởng mang
màu sắc Thiền, những thế giới được cảm nhận bằng trực giác… Không chỉ
có vậy, tinh thần hiện đại cũng được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của
họ. Rõ nhất là hơi hướng của chủ nghĩa hiện đại ở cách sử dụng độc thoại
nội tâm, dòng ý thức, xây dựng những huyền thoại và những giấc mơ
huyền ảo, những hình ảnh, những cuộc hành trình mang tính biểu tượng.
Y. Kawabata sống trong một thời đại đặc biệt, thời đại diễn ra cuộc
tiếp xúc văn hóa Đông - Tây mạnh mẽ. Tính chất khép kín của các nền văn
hóa phương Đông trước đó đã dần dần bị phá vỡ. Thay vào đó là cuộc tiếp
xúc Đông - Tây ngày càng rộng rãi, sâu sắc. Bằng tài năng, sự mẫn cảm, và
một tầm nhìn sâu rộng, ông không chỉ lưu giữ được những giá trị truyền

thống dân tộc trong sáng tác của mình mà còn vươn lên tiếp nhận những
giá trị văn hoá phương Tây. Vì thế sáng tác của ông vừa mang tính dân tộc
lại vừa có tính thời đại. Là người trầm lặng, cô đơn, Y. Kawabata rất ít khi
trực tiếp phát biểu những quan điểm, tư tưởng của mình. Thay vào đó ông âm
thầm sáng tạo, thể hiện tư tưởng của mình qua thế giới hình tượng nghệ thuật.
Y. Kawabata không giống với người đồng hương của mình là Oe Kenzaburo.
Trong khi sáng tác của Y. Kawabata được khởi nguồn từ truyền thống,
bừng sáng với tinh thần hiện đại thì sáng tác của Oe Kenzaburo lại khước
từ truyền thống để tiến thẳng lên thời hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp của
Y. Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận, đổi mới cả về kinh tế, chính
trị, xã hội và văn hoá. Ông đã thừa nhận sự ảnh hưởng của văn hoá phương
Tây: “tôi đã lĩnh hội được bước đầu về văn học phương Tây hiện đại và
chính tôi cũng đã bắt chước nó, nhưng về cơ bản tôi vẫn là một người
phương Đông” [43, 1100]. Phương Đông cùng văn hoá truyền thống đã


14

nuôi dưỡng tâm hồn Y. Kawabata bằng cảm thức tôn vinh cái đẹp bình dị,
sâu lắng, thâm trầm. Ảnh hưởng lớn lao nhất, rõ rệt nhất là cảm thức về cái
đẹp trong Truyện Genji của Murasaki mà ông luôn nói tới. Chính vì vậy
ông được Mishima Yukio gọi là “vĩnh viễn lữ nhân” (người lữ khách muôn
đời đi tìm cái Đẹp). Theo cách nói của Ngô Quý Giang, Kawabata thuộc
loại nghệ sĩ lớn nhất của thế kỉ này. Ông là bậc thầy trong nghệ thuật biểu
cảm lớn lao, mang đậm bản sắc dân tộc, người đã làm nên cái kì tích là mở
cho nhân loại cánh cửa của tư duy và tâm hồn Nhật Bản vốn đã được coi là
bí hiểm và kín đáo. Trong cuộc đời sáng tạo của mình, ông đã tạo nên
những tác phẩm bất hủ có vai trò thúc đẩy sự phát triển của văn học Nhật
Bản. Vì thế, ông được tôn xưng là bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật. Và
nói như nhà Triết học, Mĩ học Nietzshe thì sáng tác của Kawabata là một

“cây đại thụ”, khi càng vươn lên cao, cành lá càng đâm trổ vào bầu trời thì
gốc rễ của nó càng đâm sâu vào lòng đất - mạch ngầm sâu của văn hoá dân
tộc. Sáng tác của ông không chỉ lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mà còn vươn lên đón lấy tinh thần của thời đại để văn hoá Đông - Tây
có cuộc hội ngộ.
1.1.3. Sự thay đổi các giá trị đời sống
Theo cách nói của Phản ánh luận, văn học chính là “hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”, văn học được coi như tấm gương lớn để soi
chiếu tất cả những gì của hiện thực xã hội. Nhà văn không chỉ đơn thuần là
người sao chép giản đơn mà thông qua những gì anh ta thấy, anh ta cảm thụ
và chuyển tải vào tác phẩm của mình sẽ khắc hoạ một phần bức tranh xã
hội, qua đó cũng nói lên những cảm nhận của chính mình về những gì mắt
thấy tai nghe. Vì lẽ đó, sự thay đổi các giá trị trong đời sống xã hội đã ảnh
hưởng không nhỏ đến một thế hệ các nhà văn Nhật Bản thế kỉ XX, trong đó
có Kawabata.
Nhật Bản bước vào thời hiện đại với nhiều biến động dữ dội. Hai
cuộc chiến tranh thế giới đã để lại những hậu quả nặng nề cho nước Nhật.


15

Dấu vết chiến tranh không chỉ ở sự đổ nát của các đô thị, cảnh tiêu điều của
làng mạc, mà còn hằn sâu trong đời sống tinh thần của người Nhật, nhất là
sau chiến tranh thế giới thứ hai. Người ta đã nói đến những chấn thương
tinh thần của Nhật Bản, mà rõ nhất là sự tổn thương sâu sắc lòng tự hào, tự
tôn dân tộc. Điều này vô hình trung đã trở thành một động lực thúc đẩy
nước Nhật vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh. Chỉ một thời gian không lâu
sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng thoát ra
khỏi đà suy thoái với những bước phát triển thần kì. Sự thay đổi thiết chế
xã hội mới đã thực sự làm “thay da đổi thịt” cho nền kinh tế - xã hội Nhật

Bản. Đến thời Minh Trị, lối sống khép kín của người Nhật đã có phần thay
đổi do những chính sách của nhà nước để phục vụ cho công cuộc hiện đại
hóa trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nhằm tạo ra những bước chuyển biến
mới về kinh tế. Nếu trước đây văn học Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
các giá trị cổ điển Trung Hoa, từ quan niệm đến thi pháp, thì đến nay nền
văn học ấy bị chi phối bởi quan điểm tự do dân chủ phương Tây. Điều này
đã tạo điều kiện cho các trào lưu mới mẻ, tân kì của phương Tây tràn vào.
Trong đó có các trào lưu lớn, như: Chủ nghĩa trực giác, Thuyết duy cảm,
Chủ nghĩa tự nhiên, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa siêu thực và Chủ nghĩa
vô sản. Lối sống cá nhân chủ nghĩa đã có xu thế ngày càng lan rộng trong
xã hội Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX. Những giá trị văn hóa truyền
thống gắn liền với những phong tục tập quán Nhật Bản từ hàng ngàn năm
có xu hướng bị mai một. Coi trọng đời sống tinh thần vốn là một đặc điểm
nổi bật của văn hóa Nhật Bản truyền thống đã không còn được đề cao trong
xã hội Nhật Bản hiện đại, nhất là giới trẻ. Thay vào đó là lối sống đề cao
vật dục, coi trọng giá trị nhất thời. Kinikida Doppo - một nhà văn xuất sắc
của Nhật lúc bấy giờ đã đau buồn viết trong nhật kí: “xã hội đầu độc và hủy
hoại tâm hồn tôi… Con người chỉ nhìn thấy cái gì bề ngoài còn cái đẹp và
chân lí bên trong tạo hóa không hề rung động anh ta” [72]. Y. Kawabata đã
sống và chứng kiến tất cả. Ông lặng lẽ phát biểu quan niệm của mình, đã


16

âm thầm cứu vớt những giá trị truyền thống của dân tộc. Và nó một sức
mạnh rất lớn trong việc thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ các thế hệ người Nhật
thời hậu chiến.
Những học thuyết tư tưởng phương Tây tràn vào nước Nhật một
cách ồ ạt và nhanh chóng, gây được ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa
xã hội Nhật Bản. Hệ giá trị của người Nhật trở nên đa dạng. Nhiều người

đã chú trọng nhiều hơn đến việc tự biểu hiện và theo đuổi những mục tiêu
cá nhân. Thời Taiso là thời đại mà chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân
thể hiện mạnh mẽ trong văn học, buộc các nhà văn phải thay đổi lại quan
niệm sống và cách viết của mình, đồng thời mở cho người đọc cánh cửa trí
tuệ và tình cảm mới. Họ ý thức được rằng, coi trọng tự do cá tính là chưa
đủ. Nhà văn phải đối mặt với hiện thực và nhìn lại bản thân một lần nữa.
Họ phát hiện ra bản thân và thấy phải tìm cách giải cho nỗi khổ, khó
khăn trong cuộc đời. Hành trình đi tìm bản ngã là cuộc hành trình không
ngừng nghỉ, đầy gian lao của các nhà văn Nhật Bản thế hệ Y. Kawabata.
Trong nội dung tư tưởng cũng như trong nghệ thuật biểu hiện các nhà văn
Nhật Bản bấy giờ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thân phận con người, chú
trọng miêu tả đời sống nội tâm đầy bi kịch, dông bão và tâm trạng đầy cô
đơn lạc lõng của cá nhân trong cuộc đời. Nhận xét về sáng tác của
Kawabata, nhà nghiên cứu Fedorenco viết: “Tư duy nghệ thuật của
Kawabata mang tính lịch sử, tính lịch sử ấy thể hiện sự gắn bó mật thiết
của ông với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời ở Nhật và ở chỗ sáng tác
của ông nảy sinh từ những nét thực tiễn và xung đột của đời sống dân tộc
chứ không phải là sự bắt chước hoặc sao chép lại từ tác phẩm cổ điển hoặc
các tác phẩm phương Tây hiện đại [43, 1048]. Có thể nói, những sự dịch
chuyển, phủ định, các cuộc hành trình tìm kiếm những chân trời mới nhằm
thực hiện tự do hóa cá nhân một cách triệt để đã và đang được phản ánh
ngày một nhiều thêm trong văn học, định hình những kiểu, những hình
thức sáng tác mới, những môtip và phủ pháp nghệ thuật mới. Hơn bao giờ


17

hết thể tài tiểu thuyết tỏ ra có năng lực dồi dào và mạnh mẽ trong việc phản
ánh đời sống, nhất là đời sống của con người và xã hội hiện đại một cách
hiệu quả.

1.2. Cơ sở triết học, mĩ học
1.2.1. Ảnh hưởng của triết học, mĩ học Thiền
Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật
không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự,
suy tưởng về cuộc đời. Nghệ thuật chính là nơi tập trung cái đẹp, nhưng tất
thảy cái đẹp đó đều ngụy tạo. Kawabata muốn đề xuất một cái đẹp tinh
khiết “thuần chủng” tự nhiên, nhưng ông biết điều đó là không thể.
Yasunary Kawabata đã bắt đầu từ tình yêu khôn nguôi với cái đẹp
mang màu sắc dân tộc, kết tinh thành nét độc đáo về tư duy thẩm mĩ và tâm
hồn Nhật. Nó mãi sống và trường tồn cùng tác phẩm của ông. Nếu như
Kawabata tự nhận mình được “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản” thì đến lượt
sáng tác của ông từ Truyện trong lòng bàn tay đến Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn
cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ... lại được hoài thai bằng
tình yêu, lòng tự hào với cái đẹp mang màu sắc dân tộc của nhà văn “trót
sinh ra với định mệnh cô đơn” này. Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, nếu
như văn hoá Ấn Độ thiên về tư duy và thần bí, văn hoá Trung Quốc thiên
về hành động và thực tiễn thì văn hoá Nhật Bản lại thiên về tình cảm và cái
đẹp. Chảy trong mạch nguồn văn hoá ấy, thơ văn Nhật thể hiện ở mức độ
cao nhất tín ngưỡng tôn thờ cái Đẹp. Văn học Nhật Bản được hình thành
dựa trên tín ngưỡng tôn thờ cái đẹp và truyền thống yêu cái đẹp trong văn
học xứ sở hoa anh đào. Có thể kể đến những hiện tượng tiêu biểu như vẻ
đẹp trong thơ của các Thiền sư, thơ Haiku và thời văn học của cái đẹp (thời
Heian). Những bài thơ Haiku của Basho, nhất là trong tập Lối lên miền
Oku được xem là khúc giao hưởng của một tâm hồn đang hoà nhập với thế
giới, là cuộc hành trình về với thiên nhiên vũ trụ tinh khiết. Chủ đề xuyên
suốt trong tác phẩm này là cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp trong thiên nhiên


18


ở miền Bắc xa xôi và xa hơn là trong thế giới tinh thần con người. Trong
thơ ca nhân loại, ít có nhà thơ nào được gắn với đặc trưng thơ của họ. Thế
nhưng, trong thơ ca cổ điển Nhật Bản có đến hai nhà thơ như vậy. Đó là
Myoe - nhà thơ của ánh trăng và Saigyo - nhà thơ của hoa anh đào. Trăng
và hoa trong văn học luôn là hiện thân cho cái đẹp thiên nhiên vĩnh hằng.
Thơ của Myoe luôn tràn ngập ánh trăng. Là thi sĩ của ánh trăng, ông đắm
mình trong thứ ánh sáng huyền diệu của chị Hằng. Còn đối với nhà thơ
Saigyo, tình yêu của ông đối với hoa đào là vô thuỷ vô chung và ông luôn
mơ được chết dưới cội hoa đào.
Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thời Heian đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến khuynh hướng thẩm mĩ của Kawabata là Truyện Genji.
Tác phẩm này đầy ắp cái đẹp từ thiên nhiên đến tâm hồn con người. Điểm
qua một số hiện tượng tiêu biểu của văn học Nhật Bản, ta thấy yêu cái đẹp
là truyền thống của văn học xứ sở Phù Tang và những kiệt tác của Y.
Kawabata là sự tiếp nối. Để có những tác phẩm là hiện thân của vẻ đẹp
Nhật Bản, Kawabata đã tìm về cội nguồn yêu cái đẹp và thấm nhuần những
nguyên lí mĩ học của dân tộc.
Theo mĩ học Mác, “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ
một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con
người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợi cho con
người thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và
chủ thể” [15]. Cái đẹp có trong tự nhiên, trong xã hội nhưng nghệ thuật là
lĩnh vực chuyên môn cao nhất trong việc “sản sinh” cái Đẹp. Cái đẹp trong
văn chương nghệ thuật là cái đẹp mới, lí tưởng và hoàn thiện. Văn chương
nghệ thuật không chỉ miêu tả cái đẹp mà còn là tình cảm, cảm xúc của chủ
thể thẩm mĩ đối với cái đẹp. Cái đẹp trong văn chương nghệ thuật là biểu
hiện tập trung của cái đẹp trong tự nhiên và trong xã hội, đó là sự mở rộng
nâng cao vẻ đẹp trong đời sống, gắn với sự sáng tạo của người nghệ sĩ, in
dấu tâm tư, tình cảm, phong cách, kết tinh tư tưởng quan niệm thẩm mĩ của



19

họ. Đó thực chất là cái đẹp của nhiều lần cái đẹp. Văn chương có quyền nói
đến cái xấu, cái ác nhưng nói như nhà văn Nguyễn Khải, “thanh nam châm
thu hút mọi thế hệ vẫn là chân trời của cái đẹp. Bởi vậy, sứ mệnh của văn
chương là ngọn hải đăng dẫn đường về cõi chân, thiện, mĩ và thiên chức
của người nghệ sĩ là người dâng tặng bông hồng vàng cho đời”.
Bên cạnh những quan niệm thẩm mĩ mang tính phổ quát, mỗi dân tộc
thường có những quan niệm riêng gắn với truyền thống văn hóa, tình cảm,
tâm lí dân tộc. Nhật Bản vốn gắn lền với hoa anh đào, kịch No, sân khấu
Kabuki, trà đạo… Chắt lọc tinh hoa văn hoá dân tộc, người Nhật đã làm
nên bản sắc thẩm mĩ của mình bằng những tiêu chuẩn riêng gắn liền với
tôn giáo. Từ ảnh hưởng của Shinto giáo, người Nhật khái quát lên ba tiêu
chuẩn về cái đẹp: Xabi, Wabi và Xibui. Xabi - cái đẹp gắn với tự nhiên,
Wabi - vẻ đẹp thường ngày, là sự chừng mực thông minh, cái đẹp của sự
giản dị. Theo thời gian, Xabi và Wabi kết hợp thành Xibui. Đó là sự không
hoàn thiện đơn sơ kết hợp với sự thận trọng tỉnh táo, cái đẹp tự nhiên cộng
với sự giản dị. Từ ảnh hưởng của Phật giáo, có tiêu chuẩn về cái đẹp mang
tên là Yugen và các biến thể của nó là Yuge, Yojo. Yugen là yêu kiều, nét
đẹp mê hồn, tuyệt vời của vạn vật. Yuge là u huyền, điều quý giá ẩn dấu
trong vạn vật, hiện tượng mà nghệ thuật cần phát hiện. Còn Yojo là dư tình,
cái ngụ ý không nói rõ, không có trong lời. Tất cả được gói gọn trong khái
niệm “Mononoaware”- cái đẹp u buồn, cái đẹp trong quá trình hoàn thiện,
hiện tượng mà người nghệ sĩ phải thể hiện được trong tác phẩm. Mặt khác,
người Nhật Bản có lối tư duy hướng nội, đậm màu Thiền, luôn tìm kiếm vẻ
đẹp trong thế giới tĩnh lặng, suy tưởng, chiêm nghiệm, thế giới của những
tố phác tinh thần thuần khiết. Ngoài ra, thiên nhiên đặc biệt của nước Nhật
với những thay đổi thất thường cũng có ảnh hưởng tư duy nghệ thuật.
Người Nhật hay ngợi ca sự phù du, thi vị hóa cái hay thay đổi, sự ngắn

ngủi, không bền, không cân đối, cái bỏ lửng. Từ hội họa, sân khấu, thơ ca,
đặc biệt là thơ Haiku đều thể hiện rõ điều này.


20

Y. Kawabata đã thấm nhuần những quan niệm mĩ học truyền thống
và thể hiện một cách độc đáo trong tiểu thuyết của mình. Năm 1968, Viện
Hàn lâm Văn học Thụy Điển đã trang trọng trao giải Nobel văn học cho
Kawabata, bởi ông là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của
hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Điều đó
có ý nghĩa to lớn trong thời đại cái đẹp truyền thống Nhật đang bị hoen ố,
mai một và dần đi vào quên lãng. Trong hoàn cảnh đó, Kawabata đã lặng lẽ
tạo dựng niềm tin cho dân tộc bằng những tác phẩm phản chiếu một thế
giới lung linh vẻ đẹp Nhật: con người, thiên nhiên, nhân cách. Trong sáng
tác của Kawabata ta bắt gặp không gian đẫm màu sắc Nhật, cảnh tuyết
trắng dát bạc trên sườn núi ở Kamakura, hình ảnh đám mây hoa anh đào,
tiếng chuông mùa xuân vọng từ núi cao, lễ hội Kimono, nghi lễ trà đạo. Đó
còn là không gian tâm tưởng của những vũ nữ xứ Izu, của những geisha xứ
tuyết, những người chơi cờ Go… Đồng thời thế giới tâm hồn Nhật Bản tâm hồn của những con người yêu thiên nhiên, giàu đức tận hiến và mẫn
cảm với cái đẹp cũng được phản chiếu lấp lánh trong các sáng tác của ông.
Cái đẹp là tự nhiên, nguyên sơ được xem là một trong những tiêu chuẩn
thẩm mĩ của Kawabata. Bên cạnh đó, với ông đẹp và buồn luôn hiện hữu,
sóng đôi trong đời sống và văn chương nghệ thuật. Và đó cũng là tên một
sáng tác của Kawabata năm 1965. Lúc đó, đứng trước cảnh tang thương
của đất nước sau thế chiến thứ hai, ông đã từng hứa rằng từ đây chỉ viết ra
những tác phẩm bi ca. Trên thực tế, cái đẹp - “thứ ánh sáng cuối cùng
đường hầm” lúc đó là nguyên cớ cao đẹp bên trong giục giã, hối thúc
Kawabata tìm kiếm và sáng tạo, nhất là khi cái đẹp đã và đang bị tàn phai
trong xã hội kim tiền. Trong sáng tác của ông, cái đẹp thường đi liền với

nỗi buồn. Nỗi buồn đó bắt nguồn bởi quá khứ văn học dân tộc và những ẩn
ức riêng trong đời của “một con người sinh ra với định mệnh cô đơn”.
Trong quan niệm của Kawabata, cái đẹp và nỗi buồn là những “định đề’ tạo
nên nét riêng của tác phẩm. Quan niệm này mới nghe qua có cảm giác phi


21

lí. Nhưng nếu chúng ta đã từng xem các vở bi kịch, xem xong tâm hồn ta
cảm thấy được thanh lọc - chất Catharsic mà Aristotle ngàn năm trước đã
nói đến thì tác phẩm của Kawabata cũng có ý nghĩa như thế. Cái đẹp
thường đi với nỗi buồn không khiến ta cảm thấy hối tiếc, bi lụy khi đọc
xong tác phẩm của ông mà trái lại nó cứ giăng mắc, bàng bạc trong lòng ta.
Vì vậy, các sáng tác của Kawabata được xem là “bản giao hưởng ngân
vang trong lòng một nỗi u buồn”. Quan niệm cái đẹp gắn với nỗi buồn dĩ
nhiên không phải là sáng tạo của Y. Kawabata mà nó bắt nguồn từ quan
niệm thẩm mĩ của người Nhật. Như đã nói ở trên, trong quan niệm thẩm mĩ
của mình, người dân xứ sở Phù Tang loại trừ những gì là sặc sỡ, ồn ào, náo
nhiệt. Họ thích những gì tự nhiên, giản dị và bình lặng.
Từ mĩ học truyền thống Nhật Bản, Kawabata xác lập những quan
niệm mới về cái đẹp theo nguyên tắc kế thừa tinh hoa từ hai nguồn truyền
thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.
1.2.2. Ảnh hưỏng của Triết học, Mĩ học phương Tây
Các Triết gia hiện đại của thế kỷ XX bên cạnh nghiên cứu những tư
tưởng nhân sinh luôn thể hiện những quan niệm về văn học nghệ thuật. Ví
như: Mĩ học sáng tạo đối với Heghen; Phân tâm học đối với văn học và
nghệ thuật như Singmund Freud, K. Jung; Chủ nghĩa hiện sinh và văn hóa
nghệ thuật; Hiện tượng học của Husserl với triết lí văn chương; Martin
Heidegger và vấn đề ngôn ngữ học; Chủ nghĩa hình thức Nga trong nghiên
cứu văn học… Từ góc nhìn Triết học, họ đã gợi mở các tiền đề cho sáng

tạo nghệ thuật. Trong đó vấn đề nhân sinh được xem một sợi chỉ đỏ xuyên
suốt, là điểm tựa cho sự ra đời các trường phái nghệ thuật. Từ thế kỉ XX,
Nhật Bản tiếp xúc mạnh mẽ với các trường phái Triết học phương Tây. Điều
này đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà văn Nhật trong đó có Y. Kawabata.
Triết học hiện tượng ra đời ở phương Tây, đánh dấu sự vượt thoát
quan trọng bước từ quan niệm của thế kỉ XIX với những học thuyết, quan
niệm mang tính duy lí sang những cơ sở mới trong Triết học phương Tây


22

hiện đại. Người mở đầu là Franz Brentanao (1838-1917) nhưng người làm
cho Hiện tượng học trở thành học thuyết thì phải đến Edmund Husserl
(1859 -1938) - “Triết học của ông được coi là một phương pháp bởi vì Hiện
tượng học có thể mang lại một quy chế Triết học cho nhiều học thuyết
khác, một phương pháp mà nhiều khoa học khác cũng cần hướng tới. Tư
tưởng của Husserl gần như có mặt ở mọi nhà Triết học” [69, 107]. Vì vậy
Husserl được các nhà tư tưởng phương Tây coi là nhà Triết học lớn nhất
của thời đại mới. Sinh thời Husserl luôn mong muốn Hiện tượng học là một
bộ môn triết học. Với cơ sở là hiện tượng ông đặt ra vấn đề là “trở về chính
những sự việc trên hai cơ sở”. Việc đi sâu nghiên cứu hiện tượng từ sự
miêu tả, trừu tượng, ý tưởng hóa, sự miêu tả làm nổi rõ bản chất của sự vật.
Trong quá trình đó thông qua dữ kiện nên hiện tượng là xuất phát điểm
trong mọi cơ sở. Ông cho rằng mọi cái trong thế giới là không cần chú ý,
mà vấn đề là mối quan hệ giữa hiện tượng và bản chất từ đó mà nhằm nẩy
sinh ý thức nhằm định hướng nhận thức. Hiện tượng học coi bản chất có
nội dung lí tưởng và phổ biến. Sự hiện diện của ý thức trước đối tượng là
cơ sở để xuất hiện hiện tượng, “dữ kiện của bản chất là hiện tượng, hiện
tượng là cái gì mà chúng ta thấy trong ý thức, là cái gì hiện ra cho ý thức
chúng ta” [13, 121]. Đối với sáng tác văn học, Hiện tượng học đã ảnh

hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại và hậu hiện đại,
như: Cao Hành Kiện, Yasunari Kawabata, Franz Kafka, Anber Canus… và
các trường phái lí luận cũng vận dụng tư tưởng của ông như: Trường phái
Tường giải học ở Thụy Sĩ, Đức, Trường phái Phê bình mới ở Anh, Mĩ. Cần
phải nói thêm rằng, trên lĩnh vực phê bình văn học thì chỉ có Roman
Ingarden (Ba Lan) là người vận dụng hiện tượng học một cách triệt để và
khái quát nhất với công trình Tác phẩm văn học.
Chủ nghĩa Freud ra đời gắn liền với tên tuổi

Singmund Freud

(1856 - 1939), người khởi xướng học thuyết Phân tâm học. Đối tượng
nghiên cứu của ông là phân tâm học vô thức. Phân tâm học hiện nay đã


23

được ứng dụng vào các ngành khác nhau như xã hội học, văn học nghệ
thuật. Trong nghiên cứu văn học, phân tâm học đã được áp dụng khá nhiều
và đã có những thành công nhất định. Đỗ Lai Thúy trong “Phân tâm học và
ngọn nguồn sáng tạo” trong cuốn Phân tâm học và văn học nghệ thuật”
[85] đã cho rằng: “Với Freud Phân tâm học trước hết là một giấc mơ, nó
phản ánh những ham muốn vô thức, nó phản ánh những mặc cảm đặc biệt
là mặc cảm OediPe. Ông thấy trong kịch Hi Lạp cổ đại đầy rẫy những mặc
cảm phản ánh nhân loại. So sánh tác phẩm với giấc mơ, nhà Phân tâm học
thiết lập được sự giống nhau giữa chúng” [85]. Điều này lí giải phần nào tại
sao trong những tác phẩm văn học hiện đại và hậu hiện đại lại mang đậm
màu sắc tính dục và chúng được miêu tả, được ví như trong các tác phẩm:
Người đẹp say ngủ, Xứ tuyết (Y. Kawabata), Linh sơn (Cao Hành Kiện)...
Ngoài hai trường phái triết học trên đây, văn hóa Nhật Bản thế kỉ XX

còn chịu ảnh hưởng của một số trường phái triết học khác, tiêu biểu là Chủ
nghĩa hiện sinh. Người sáng lập Trường phái Hiện sinh là Keirkegaard đã
nhấn mạnh sự nắm bắt bản tính con người bằng biện pháp con người, độc
lập với tôn giáo, khoa học. Là con người với tư cách cụ thể, không trừu
tượng, tự do của con người nằm trong giới hạn chính mình. Về một phương
diện nào đó, quan niệm này tỏ ra gần gũi với Triết học Thiền tông mà
Kawabata chịu ảnh hưởng sâu sắc.
1.3. Đời sống và phẩm cách cá nhân
1.3.1. Đời sống cá nhân
Cuộc sống cá nhân và những phẩm cách tâm lí là những yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến tư tưởng nghệ thuật và sáng tác của nhà văn, nhất là
những tài năng văn chương như Kawabata. Yasunari Kawabata thường
được xem là nhà văn tiêu biểu của tâm hồn Nhật Bản. Tác phẩm của ông
kết tinh những tố chất đẹp nhất của truyền thống văn chương Nhật Bản mà
người ta thường tìm thấy trong các kiệt tác tiểu thuyết và tuỳ bút thời Heian
(794 - 1185), trong sân khấu No, trong thơ Haiku… Vận dụng những kĩ


×