1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THÀNH DỘI
HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
SỬ DỤNG PHÉP TU TỪ SO SÁNH
NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VIẾT VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4.
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Vinh - 2011
2
MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Trong đời sống thường ngày, con người giao tiếp thông qua hệ thống
ngôn ngữ. Để biểu thị điều mà chúng ta thấy được cho mọi người thì chúng
ta phải dùng miêu tả. So với các phương tiện giao tiếp khác thì “Lời nói cho
phép diễn đạt dễ dàng hơn rất nhiều lần những quan hệ phức tạp, những tính
chất bên trong, những sự vận động, logic, sự phức tạp của sự kiện.” Chương
trình Tiếng Việt tiểu học đặc biệt chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát
triển 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết (mục tiêu hình thành
và phát triển kĩ năng đưa lên đầu). Việc rèn kĩ năng nhằm tạo ra ở HS năng
lực dùng tiếng Việt để học tập và giao tiếp. Phân môn Tập làm văn ở tiểu
học đóng vai trò quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Phân
môn Tập làm văn là môn học mang tính chất thực hành, nó là thước đo kết
quả của nhiều phân môn Tiếng Việt tổng hợp lại. Chính vì thế, nó vận dụng
vốn kiến thức nhiều mặt, kĩ năng sống của HS và sử dụng nhiều loại kĩ năng
để hình thành một năng lực mới. Có thể nói kết quả học tập của HS phần lớn
được thể hiện qua phân môn Tập làm văn. Trong chương trình lớp 4, văn
miêu tả chiếm một vị trí lớn về thời lượng (56%), đây là một hoạt động sáng
tạo của HS. Bởi vì thông qua hoạt động này các em có thể dùng trí tưởng
tượng và khả năng cảm nhận của mình về thế giới xung quanh như đồ vật,
cây cối, con vật, cây cối… Qua bài Tập làm văn, HS thể hiện được những
xúc cảm trong suy nghĩ của mình từ những điều mà chính mắt các em quan
sát được. HS sẽ thể hiện bằng cách viết các bài văn với những hình ảnh so
sánh thật phong phú, sinh động và hấp dẫn người đọc, người nghe.
3
Ở chương trình SGK Tiếng Việt lớp 3 đã giới thiệu sơ lược về phép tu
từ so sánh. Trong chương trình chưa đi sâu vào lý thuyết của phép tu từ so
sánh mà bước đầu chỉ hình thành cho HS những hiểu biết ban đầu về phép tu
từ so sánh thông qua hệ thống các bài tập thực hành. Phép tu từ so sánh được
xem là một trong những cách thức để tạo hình, gợi cảm, diễn tả liên tưởng
những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẫm mĩ đẹp đẽ, trong sáng cho
người đọc, người nghe cảm nhận. Qua đó giúp HS cảm thụ được cái đẹp, cái
hay trong những hình ảnh thơ văn và đồng thời giúp HS vận dụng phép tu từ
so sánh vào quan sát và miêu tả các sự vật, hiện tượng và con người ở xung
quanh. Phép tu từ so sánh giúp HS thể hiện vào thực hành các bài văn miêu
tả được phong phú hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.
Trong thực tế, GV và HS lớp 4 còn gặp rất nhiều khó khăn khi vận
dụng về phép tu từ so sánh trong văn miêu tả, hiệu quả dạy học về phép tu từ
so sánh trong văn miêu tả chưa cao. HS lớp 4 nhận biết được các hình ảnh so
sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép tu từ so sánh vào nói, viết thì
còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi hướng dẫn HS tìm hiểu cách so
sánh và tác dụng của phép so sánh. HS chưa thật sự vận dụng sáng tạo trong
trường hợp nào thì dùng phép tu từ so sánh vào bài văn miêu tả của mình.
Bài văn miêu tả thường tẻ nhạt mà nếu có sử dụng hình ảnh so sánh thì cũng
là của người khác vì thế lời văn của HS chưa thật sự độc đáo, sáng tạo và
mang sắc thái của riêng mình.
Mặt khác, GV chưa thật sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
việc vận dụng phép tu từ so sánh vào văn miêu tả, GV lớp 4 chưa có những
hiểu biết cặn kẽ về phép tu từ so sánh và biện pháp để nâng cao chất lượng
phân môn Tập làm văn trong dạy học. Bên cạnh đó, các công trình nghiên
4
cứu về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy, GV tiểu học còn gặp nhiều khó
khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo.
Xuất phát từ những lý do trên, đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so
sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4.”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Văn miêu tả và dạy – học văn miêu tả cũng như việc vận dụng phép tu
từ so sánh trong văn miêu tả đã có một số công trình nghiên cứu đề cập như:
1. Nguyễn Trí trong Dạy tập làm văn ở tiểu học, công trình này đã giới thiệu
về văn miêu tả, đặc điểm của văn miêu tả, giới thiệu quy trình làm các kiểu
bài làm văn miêu tả cũng như phương pháp dạy các kiểu bài văn miêu tả.
Mặc dù sách đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả, những nét đặc sắc của sự vật,
hiện tượng khi miêu tả, song cũng chỉ nói qua, chưa hình thành và đề cập
đến phép tu từ so sánh và việc vận dụng phép tu từ so sánh vào luyện tập
làm văn miêu tả.
2. Vũ Khắc Tuân trong Bài tập luyện viết văn miêu tả ở tiểu học, tác giả đã
đi sâu vào giới thiệu các bài tập thuộc các loại bài của văn miêu tả và nột số
kinh nghiệm của các nhà văn trong việc làm văn miêu tả, một số giai thoại
trong việc dùng câu chữ khi viết văn.
3. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí đồng tác giả trong Phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học. Phần đầu của cuốn sách đã bàn về những vấn đề
chung của dạy tiếng Việt ở tiểu học và sau đó đi sâu vào phương pháp dạy
học các phân môn cụ thể. Công trình này cũng bàn nhiều về phương pháp
dạy học văn miêu tả, đã đề cập đến những tồn tại và đưa ra những kiến nghị
trong dạy học văn miêu tả. Tuy nhiên, những kiến nghị và giải pháp mà công
5
trình đưa ra còn ở góc độ khái quát, chưa vận dụng được vào thực tiễn dạy –
học văn miêu tả ở nhà trường tiểu học hiện nay, chưa đưa ra việc vận dụng
phép tu từ so sánh vào trong dạy – học văn miêu tả.
4. Vũ Tú Nam – Phạm Hổ - Bùi Hiển – Nguyễn Quang Sáng trong Văn miêu
tả và kể chuyện. Sách gồm 2 phần:
Phần 1: Giới thiệu những bài viết của những nhà văn nói về những suy nghĩ,
kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và kể chuyện.
Phần 2: Những đoạn văn miêu tả và kể chuyện được chọn lọc của nhiều tác
giả khác nhau.
Cũng như những công trình nghiên cứu ở trên, công trình này chỉ mới
đề cập những nét chung nhất của một bài văn miêu tả, những vấn đề đưa ra
vẫn còn là vấn đề trừu tượng đối với giáo viên và học sinh. Vì thế, giáo viên
rất khó vận dụng vào quá trình dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, 5.
5. Đinh Trọng Lạc viết 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt.
Đây là cuốn sách đề cập đến các biện pháp tu từ và các phương tiện diễn đạt,
trong đó có phép tu từ so sánh. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về lí thuyết chứ chưa chỉ ra sự vận dụng phép tu từ so sánh vào
dạy – học văn miêu tả ở tiểu học.
6. Nguyễn Thị Hạnh trong Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
Đây là công trình nghiên cứu sâu về phép tu từ so sánh, song luận văn này
chỉ dừng lại ở lớp 3. Việc vận dụng phép tu từ so sánh chỉ hướng đến các
phân môn của môn Tiếng Việt ở lớp 3. Công trình nghiên cứu chưa đề cập
đến việc hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánh trong
Tập làm văn miêu tả.
6
7. Lê Thị Bích Hợi trong Quy trình hướng học sinh lớp 4, 5 luyện tập về
phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả. Đây là công trình nghiên cứu
có đề cập đến vận dụng biện pháp tu từ so sánh và quy trình hướng dẫn học
sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả. Tuy
nhiên, công trình chỉ tập trung vào xây dựng quy trình hướng dẫn mà chưa
đưa ra được một hệ thống bài tập vận dụng phép tu từ so sánh nhằm rèn
luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề phép tu từ so sánh
và văn miêu tả. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của các công trình này
vẫn chưa có tính hệ thống và đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về:
Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh nhằm bồi
dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4.
Như vậy, việc xây dựng một hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử
dụng phép tu từ so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp
4 đang là vấn đề cần thiết mà chưa được chú trọng. Việc tìm ra hệ thống bài
tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực
viết văn cho học sinh lớp 4 sẽ nhằm nâng cao chất lượng dạy – học văn miêu
tả ở lớp 4.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
phép tu từ so sánh này sẽ giúp học sinh nâng cao năng lực viết văn diễn đạt
trôi chảy, mạch lạc, sinh động.
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng diễn đạt bằng văn bản với nhiều
hình ảnh, mang tính biểu cảm thông qua các bài tập làm văn. Đó là thước đo
cuối cùng của khả năng lĩnh hội phân môn Tiếng Việt.
7
- Sử dụng và phát huy tốt hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
phép tu từ so sánh này góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học
hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học về phép tu từ so sánh
trong văn miêu tả ở lớp 4.
3.2. Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
phép tu từ so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 4, phân môn Tập làm văn có
nhiều thể loại, tuy nhiên trong phạm vi đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về
phép tu từ so sánh và việc xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng sử
dụng phép tu từ so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 4.
- Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi một số
trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và vận dụng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
phép so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
có tính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm
văn ở Tiểu học.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về phép tu từ so sánh và việc vận dụng phép tu
từ so sánh trong dạy học văn miêu tả lớp 4.
8
- Nghiên cứu thực trạng về chất lượng dạy - học của GV và HS trong
việc vận dụng phép tu từ so sánh trong văn miêu tả ở lớp 4.
-
Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so
sánh trong văn miêu tả lớp 4.
-
Đề xuất các kiểm chứng tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài
tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực
viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
8. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương
pháp nghiên cứu sau đây:
8.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
Nhằm phân tích, khái quát, thu thập những thông tin lý luận về đề tài
nghiên cứu: khảo sát, đánh giá nội dung vận dụng phép tu từ so sánh vào dạy
văn miêu tả theo SGK Tiếng Việt.
8.2. Phương pháp quan sát - điều tra
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên dạy lớp 4 và quan sát hoạt động
học, bài làm kiểm tra của học sinh lớp 4 được nghiên cứu để phát hiện ra
những vấn đề cần nghiên cứu, cần có những giải pháp khắc phục
8.3. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực hiện các loại bài tập trắc nghiệm, tự luận, bài tập kết
hợp trắc nghiệm và tự luận, nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các đề xuất xây
dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh nhằm
bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
9
Tiến hành thống kê các số liệu, kết quả thu thập được trong quá trình
điều tra và thử nghiệm.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so
sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4.
Chương 3. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Văn miêu tả và việc dạy văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt
ở Tiểu học
1.1.1.1. Thế nào là văn miêu tả ?
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là “ Lấy nét vẽ
hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”. Vì thế trong cuộc
sống hàng ngày, muốn mọi người cùng nhận ra điều mình thấy, đã làm, đã
sống….Chúng ta cần miêu tả. Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những
nhận xét tinh tế, là sản phẩm, là sự đúc kết của việc tiếp thu và vận dụng
những kiến thức đã học. Trong văn miêu tả người ta đã vẽ ra các sự vật, hiện
tượng, con người… bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả
giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng rượng ra chúng như chính mình đang
nhìn tận mắt, bắt tận tay các hình ảnh đó. Tuy nhiên văn miêu tả là sự kết
tinh của những nhận xét tinh tế, những rung cảm sâu sắc mà người quan sát
thể hiện qua văn miêu tả, làm cho cảnh vật như sống động, như hiện ra trong
tâm trí người đọc, và đặc biệt như truyền cảm xúc qua những hình ảnh so
sánh.
Qua lời văn miêu tả của tác giả Thi Sảnh, ta như thấy cảnh Vịnh Hạ
Long hiện ra thật kì vĩ và duyên dáng:
“Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt
Nam.
Cái đẹp của vịnh Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên
một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng
11
chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tương thành
vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn
ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon
von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa
mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền
đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đỏa như một dải lụa xanh.
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét
duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ
của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long
bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm
thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh
ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.”
Trong đoạn văn miêu tả trên đây, cảnh Hạ Long hiện lên thật cụ thể,
từ “một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như
rồng chầu phượng múa” đến “Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức
tương thành vững chãi” hay “Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn
kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển”… Cảm xúc
của tác giả trước vẻ đẹp mê hồn của vịnh Hạ Long thể hiện qua “Nét duyên
dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất
trời” hay cái màu xanh của đất trời “. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình
một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục
của trời” Từ những nét miêu tả đó tác giả đã phác họa lên một hình ảnh Hạ
Long lung linh mà kì ảo, kì vĩ mà duyên dáng, làm nổi bật những hình ảnh
thiên nhiên kì thú ớ Hạ Long. Qua đó, tác giả đã diễn tả được xúc cảm mãnh
liệt của mình trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Tóm lại, biết
12
quan sát và lựa chọn tinh tế những hình ảnh miêu tả, tác giả đã phác họa
những nét đặc sắc để tạo ra bức tranh Hạ Long rực rỡ, giàu cảm xúc và hài
hòa về màu sắc.
Trong văn miêu tả, người viết đã khéo léo dùng ngôn ngữ để miêu tả
các sự vật hiện tượng trong quá trình vận động, biến đổi theo thời gian, kể cả
những thứ vô hình như âm thanh, hương vị và cả những tư tưởng tình cảm
của con người được gửi gắm trong bài văn; khác với sự miêu tả bằng ngôn
ngữ hội họa với màu sắc và đường nét cũng không thể nói hết lên được
những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến mọi người.
Tóm lại, “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh,
của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối
tượng ấy” (theo SGK TV4 – Tập 1- Chương trình TV hiện hành)
1.1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
a. Văn miêu tả chứa đựng nội dung mang tính thông báo, thẫm mĩ,
chứa đựng cảm xúc của người viết.
Khi quan sát tả đồ vật gần gũi quen thuộc như cái thước kẻ, cái bàn
học, cái trống trường; hay tả cây cối như cây sầu riêng, bãi ngô, cây gạo…và
cũng như tả các con vật nuôi gần gũi trong gia đình như gà, chim, chó, mèo,
lợn,… thì bao giờ người tả cũng phải có cách nhìn, quan sát một một cách
tinh tế những chi tiết nổi bật về sự vật định tả. Bên cạnh đó, người tả cũng
đã lồng ít nhiều những tình cảm hay ý kiến đánh giá nhận xét của mình vào
lới văn. Những lời văn này đều mang cảm xúc chủ quan dễ đi vào lòng
người. Nhưng ngoài ra, những sự vật được nói đến nhìn chung cũng đã gắn
liền với những kỉ niệm đẹp, gắn liền với tình yêu quê hương làng xóm.
Những cảm xúc chân thật sẽ làm xúc cảm của người viết lan tỏa vào lòng
13
người đọc, đó cũng chính là thế mạnh của văn miêu tả, chính vì vậy mà văn
miêu tả chứa đựng nội dung mang tính thông báo, thẫm mĩ và chứa đựng
cảm xúc của người viết.
Chính từ những đặc điểm này mà nó phân biệt giữa văn miêu tả trong
văn học khác với các loại miêu tả khác trong các môn học như : khoa học,
lịch sử, địa lí…
Ví dụ: Cùng nói về cuộc sống của người Việt cổ thì sách sử ghi lại
rằng : “Dưới thời của các vua Hùng, nghề chính các lạc dân là làm ruộng.
Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi,
gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm…
Ngoài ra, người Lạc Việt còn biết trồng đay, gai, trồng dâu, nuôi tằm,
ươm tơ, dệt vải. Họ cũng biết đúc đồng làm giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu,
lưỡi cày, vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc,…
Những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang, vui chơi, nhảy
múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng thường đua thuyền trên sông hoặc
đấu vật trên những bãi đất rộng.”(SGK Lịch Sử 4 – Chương trình Lịch Sử
hiện hành)
Đoạn miêu tả trên chỉ thuần túy mang tính chất thông báo, liệt kê. Các
chi tiết thể hiện một cách đầy đủ nhưng lời văn không chứa đựng cảm xúc, ý
văn khô khan. Trong đoạn văn ta chưa nhận được những tình cảm của những
người Việt cổ trong những hoạt động sinh hoạt thường ngày, chưa nêu lên
được tình yêu quê hương, làng xóm, sự lạc quan yêu đời và tình yêu đôi lứa..
Đoạn thứ hai thông qua hình ảnh “Trống đồng Đông Sơn”(SGK TV4
– tập 2 – Chương trình TV hiện hành) tác giả Nguyễn Văn Huyên đã mang
đến cho chúng ta những hình ảnh miêu tả về sinh hoạt của người Việt cổ,
14
đồng thời cũng qua đoạn văn tác giả đã khéo léo đưa vào những nhận xét
đánh giá chủ quan của mình đầy xúc cảm của một người Việt Nam yêu
chuộng hòa bình : “Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng,
kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống
bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là
những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim
bay, hươu nai có gạc,…
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên
nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người cầm vũ khí bảo vệ
quê hương và tưng bừng nhảy múa cảm tạ thần linh,… Đó là con người
thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh
con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những
chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,… Đó đây, hình tượng
ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên
vui của người dân.”
Trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả cuộc sống của người Việt cổ thật
sinh động “Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động,
đánh cá, săn bắn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng
nhảy múa cảm tạ thần linh” Bên cạnh đó, người Việt cổ là những con người
yêu chuộng hòa bình, mang đậm tính nhân văn của người Việt Nam “Những
cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung
tăng,… Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát
khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.”
Từng hình ảnh miêu tả sống động trong đoạn văn, tác giả đã vẽ ra một
bức tranh sống động về cuộc sống của người Việt cổ, những nét tả tinh tế,
15
những tình cảm trong sáng của tác giả miêu tả đã cho người xem một bức
tranh sinh đông và chất nhân văn.
b. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Một bài văn được coi là sinh động và tạo hình khi các sự vật, đồ vật,
con người được miêu tả hiện lên qua từng câu văn, từng dòng chữ như trong
cuộc sống thực tế, mà qua đó ta có cảm tưởng như có thể cầm nắm được,
nhìn ngắm được… những chi tiết tạo hình và mang tính sinh động trong văn
miêu tả là những chi tiết sống động, gây ấn tượng cho người đọc, mà người
đọc như đang hòa mình vào hình ảnh đó; nếu không có nó bài văn miêu tả
trở nên vô vị, nhạt nhẽo.
Bài tả : “Con chuồn chuồn nước” của nhà văn Nguyễn Thế Hội đã
khắc họa lên hình ảnh sống động của con chuồn chuồn nước “Ôi chao ! Chú
chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn
cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như
thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú
đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung
như đang còn phân vân.”
Lấy ý tưởng từ cuộc sống đời thường, những chi tiết miêu tả sao mà
gần gũi và đáng yêu đến thế, ta như thấy hiện ra trước mắt một chú chuồn
chuồn nước sinh động với hình ảnh dễ nhận biết, chi tiết miêu tả không cầu
kì, nhưng mang đậm nét những hình ảnh của nông thôn Việt Nam và gần gũi
với trẻ em, giúp trẻ em cảm nhận được ngay một chú chuồn chuồn nước giản
dị, qua ngòi bút của tác giả bỗng trở nên “đẹp làm sao!” Tuy nhiên trong bài
văn miêu tả cũng cần phải biết chọn lọc những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, nổi
bật; cân tránh khuynh hướng mổ xẻ sự vật tả, đưa quá nhiều chi tiết vào bài
16
văn miêu tả, làm bài văn trở nên rườm rà, theo kiểu liệt kê, đơn điệu, gây
nhàm chán cho người đọc. Chính vì vậy, cần phải biết chắt lọc, gạt bỏ những
chi tiết thừa, chi tiết không có sức gợi tả, gợi cảm để bài văn miêu tả được
diễn đạt xúc tích và giàu chất gợi hình.
c. Ngôn ngữ trong văn miêu tả
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu hình ảnh và cảm xúc, chính vì lẽ đó
mà ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn đạt cảm xúc của người viết, chi
tiết tả sinh đông mang tính tạo hình. Qua quan sát nhiều văn bản miêu tả, ta
thấy ngôn ngữ miêu tả thường hay sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ. Do sự phối hợp đó mà ngôn ngữ miêu tả luôn luôn hấp dẫn
người đọc, gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, ấn tượng, sinh động về
hình ảnh sự vật được miêu tả.
Ví dụ : Đoạn văn miêu tả Sa Pa của tác giả Nguyễn Phan Hách :
“Xe chúng tôi leo chênh vênh trên con đường xuyên tỉnh. Những đám
mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền
ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác xóa tựa mây trời, những rừng cây âm
âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy
con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con
trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rũ”
1.1.1.3. Dạy văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện
nay
Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện nay, văn miêu tả đã được
đưa vào ngay từ lớp 2, với dạng bài tập quan sát và trả lời câu hỏi. HS đã bắt
đầu làm quen với thể loại văn miêu tả. Có nhiều lý do để lý giải vì sao lại
đưa văn miêu tả vào chương trình từ lớp 2: văn miêu tả phù hợp với tâm lý
17
của các em; trong độ tuổi này, HS rất thích quan sát các sự vật hiện tượng
xung quanh, thích miêu tả và đưa ra những nhận xét cảm tính về các sự vật
hiện tượng xung quanh; văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. Từ đó góp phần giáo dục HS
những xúc cảm thẫm mĩ, yêu cái đẹp, góp phần bảo vệ môi trường và phát
triển tư duy, ngôn ngữ ở HS. Học văn miêu tả, HS có thêm điều kiện để tạo
nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con
người với thiên nhiên, xã hội, để từ đó khơi gợi ra ở các em những tình cảm,
cảm xúc, những ý nghĩ cao thượng đẹp đẽ… Nhà giáo dục Xu-khôm-lin-xki
đã cho rằng: Việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả
cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy… là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục
và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Ở bậc tiểu học, căn cứ vào đặc điểm phù hợp nhận thức và tâm lí HS,
nội dung văn miêu tả ở chương trình TV 4 đã xác định cụ thể thể loại, dạng
bài để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua nhiều
kiểu bài miêu tả : tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Nội dung này tích hợp kiến
thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về Văn học, Thiên nhiên, Con người
và Xã hội thông qua các chủ điểm học tập. Cụ thể như sau :
Bảng 1.1 : Nội dung chương trình văn miêu tả lớp 4
Tuần
Chủ điểm
14
14
15
15
16
Tiếng sáo diều
Tiếng sáo diều
Tiếng sáo diều
Tiếng sáo diều
Tiếng sáo diều
Nội dung
Thế nào là miêu tả ?
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Luyện tập miêu tả đồ vật
Quan sát đồ vật
Luyện tập miêu tả đồ vật
Trang
140
143
150
153
162
18
17
17
Tiếng sáo diều
Tiếng sáo diều
19
Người là hoa đất
19
Người là hoa đất
20
21
21
22
22
23
23
24
Người là hoa đất
Người là hoa đất
Người là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu
Vẻ đẹp muôn màu
Vẻ đẹp muôn màu
Vẻ đẹp muôn màu
Vẻ đẹp muôn màu
Những người quả
25
26
26
27
27
29
30
31
31
32
32
cảm
Những người quả
cảm
Những người quả
cảm
Những người quả
cảm
Những người quả
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
169
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 172
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn
10
miêu tả đồ vật
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
11
miêu tả đồ vật
Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)
18
Trả bài văn miêu tả đồ vật
28
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
30
Luyện tập quan sát cây cối
39
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
41
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
50
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
52
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 60
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn
75
miêu tả cây cối
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
82
miêu tả cây cối
Luyện tập miêu tả cây cối
83
Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết)
92
Trả bài văn miêu tả cây cối
cảm
Khám phá thế giới Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
Khám phá thế giới Luyện tập quan sát con vật
Khám phá thế giới Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con
Khám phá thế giới
vật
Tình yêu cuộc
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con
sống
Tình yêu cuộc
94
112
119
128
130
139
vật
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài 141
19
33
34
sống
Tình yêu cuộc
sống
Tình yêu cuộc
sống
văn miêu tả con vật
Miêu tả con vật (Kiểm tra viết)
149
Trả bài văn miêu tả con vật
159
Khảo sát nội dung phân môn Tập làm văn trong chương trình SGK
Tiếng Việt 4, tôi có những nhận xét sau :
- Về thời lượng chương trình : nếu tính cả các tiết ôn tập có nội dung
Tập làm văn thì tổng thời lượng cho nội dung dạy học văn miêu tả ở lớp 4 là
34/70 tiết, chiếm tỉ lệ 48,6%. Điều này chứng tỏ rằng, chương trình Tập làm
văn ở lớp 4 tập trung vào thể loại văn miêu tả, nhấn mạnh việc rèn luyện kĩ
năng và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo ngôn ngữ của học sinh.
- Sắp xếp nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 4 : Từ phân tích
nội dung chương trình thì vấn đề dạy văn miêu tả được thể hiện qua hai kiểu
bài là Hình thành kiến thức mới và Luyện tập thực hành.
Kiểu bài Hình thành kiến thức mới : Nội dung bài dạy có cấu tạo gồm
ba phần : Nhận xét, Ghi nhớ và Luyện tập. Phần Nhận xét và Luyện tập được
xây dựng dưới dạng bài tập. Phần Ghi nhớ là nội dung lý thuyết khái quát
được rút ra từ phần Nhận xét. Phần Ghi nhớ sẽ được củng cố, mở rộng thêm
ở phần Luyện tập.
Các bài tập ở phần Nhận xét là những đoạn văn mẫu, là những ngữ
liệu cụ thể, rõ ràng và qua hệ thống câu hỏi SGK định hướng giúp các em
phân tích các ngữ liệu đó để rút ra các khái niệm hay những quy tắc cần ghi
nhớ.
20
Kiểu bài Luyện tập thực hành : Kiểu bài này bao gồm tổ hợp các bài
tập. Các bài tập trong phần Luyện tập thực hành bao gồm hai dạng : bài tập
nhận diện và bài tập vận dụng. Bài tập nhận diện giúp học sinh củng cố
những kiến thức đã được rút ra từ phần Ghi nhớ. Bài tập vận dụng mục đích
là giúp HS vận dụng những kiến thức vừa được học vào thực hành làm văn
miêu tả qua các hình thức luyện nói, luyện viết miêu tả từng bộ phận hoặc
toàn bài theo nhiều cách khác nhau theo định hướng gợi ý của một đề tài hay
một tình huống cụ thể, từ đó tạo môi trường cho HS thỏa sức sáng tạo theo ý
tưởng, vốn sống của mình và tạo điều kiện để GV định hướng trong việc
giảng dạy.
Tóm lại : Nội dung chương trình SGK Tiếng Việt 4 đã tập trung trọng
tâm vào dạy văn miêu tả, có cấu trúc chặt chẽ, đi từ lý thuyết đến thực hành
luyện tập. Nội dung SGK đã xây dựng vừa dựa trên vốn sống của HS, vừa
qua phân tích các ngữ liệu mẫu để cung cấp và mở rộng thêm vốn từ cho
HS, giúp cho HS phát triển hài hòa phù hợp với tất cả các vùng miền trên cả
nước.
1.1.2. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh trong chương
trình Tiếng Việt ở Tiểu học
1.1.2.1. So sánh là gì ?
So sánh là đối chiếu hai sự vật hiện tượng cùng có một dấu hiệu
chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm.
1.1.2.2. Các kiểu so sánh
a. So sánh logic
21
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người,
là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định
nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
a. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng
(TV3, t.1, tr.131)
b. Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế.
(TV3, t.1, tr.55)
Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh
logic dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục
đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
b. So sánh tu từ
So sánh tu từ là “một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối
chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với
nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng
hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”.
So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ ngữ
nghĩa nhằm gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc,
người nghe.
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
1
2
3
4
Mẹ
về
như
nắng mới
Trong đó:
22
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo
việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay
trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò
nêu rõ phương diện so sánh.
- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang
bằng như nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống
như”, “là”, “như là”, “ như thể”...
- Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so
sánh.
- So sánh tu từ được dùng phổ biến trong các phong cách văn của
tiếng Việt. Nhưng chỉ trong việc tạo ra những văn bản mang tính nghệ thuật
hay trong văn miêu tả thì so sánh tu từ mới có thể diễn tả đầy đủ nhất những
khả năng tạo hình sinh động và gợi cảm của nó.
Ví dụ:
Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc.
(Đình Trung – TV4 – Tập 2)
* Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh lôgic ở tính hình tượng, tính
biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác
lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở
sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người
nghe.
1.1.2.3. Chức năng của so sánh tu từ
a. Chức năng nhận thức
23
Bản chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một
hình ảnh chưa cụ thể. Paolơ cho rằng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảmcảm xúc. Gôlúp nói: “hầu như bất kì sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể
chuyển thành hình thức so sánh”. Trong lời nói hàng ngày, chúng ta đã gặp
rất nhiều cách ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía. Mỗi một sự so
sánh là một lời nhận xét mà ít có cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn: gầy
như mắm, béo như lợn, hôi như cú, gầy như quỷ...
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất
rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe
bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ
bằng ngọc thạch” (TV3, tr. 8). Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ đơn thuần
là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện
đó. Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên
đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả.
Ví dụ:
- Mạnh như trâu
- Dữ như cọp
- Đen như than
- Chậm như rùa
- Gầy như cò hương
- Vui như hội
Hoặc
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
24
(TV3, Tập1 - tr.7)
Ở ví dụ trên, “bà” được ví như quả ngọt đã chín, bà càng có tuổi thì
tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự
so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng
của mình đối với bà.
b. Chức năng biểu cảm – cảm xúc
Chức năng biểu cảm trong phép tu từ so sánh giúp cho lời nói trong
giao tiếp dễ đi vào lòng người và dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp. Với
chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ chiếm
được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh tu
từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng
ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú.
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của
tiếng suối và có tình cảm với tiếng suối. Nhờ “vẽ” mà người đọc hình dung
ra rõ rệt độ sáng và đường nét của cảnh rừng với đêm trăng.
Nhờ có so sánh tu từ mà những hình ảnh đời thường vốn rất giản dị
gần gũi với con người, nhưng khi đi vào thi ca lại trở nên nhẹ nhàng, sâu
lắng, đầy cảm xúc.
1.1.2.4. Các dạng so sánh
25
Khi xem xét các dạng của phép tu từ so sánh, ta có thể dựa vào mặt
cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó để chia thành các dạng sau
a. Dựa vào cấu trúc, ta có thể chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ
sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ:
Ông hiền như hạt gạo
1
2
3
4
Bà hiền như suối trong
1
2
3
4
(TV3, Tập1 - tr.117)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái
so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc,
người nghe.
Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
(Ca dao)