Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong quá trình tạo lập văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.31 KB, 25 trang )

2.2.3. Nhóm C- Bài tập RLKN diễn đạt trong bài văn tự sự
Nhóm bài tập này nhằm giúp HS biết cách dùng từ, đặt câu sinh động, hấp
dẫn, biết cách dựng đoạn văn tự sự và liên kết các đoạn văn tự sự thành bài
văn hoàn chỉnh. Nhóm bài tập này có thể chia thành các loại bài tập sau:
C- Bài tập RLKN diễn đạt
trong bài văn tự sự
C.I. Bài tập RLKN dùng từ ,
đặt câu sinh động, hấp dẫn
C.II. Bài tập RLKN xây
dựng đoạn văn tự sự
C.III. Bài tập RLKN liên
kết các đoạn văn tự sự
C.I.
1
C.I.
2
C.I
.3
C.I.
4
C.I.
5
C.I.
6
C.II.
1
C.II
.2
C.I
I.3
C.III.1


C.III.
2
C.II
.1.a
C.II
.1.b
C.II.
2.a
C.II.2
.b
C.II.2
. c
C.II.3.
a
C.II.3.
b
Loại C.I. Bài tập RLKN dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn
Trước hết cần phải nói rằng, hai kĩ năng dùng từ, đặt câu có mối liên quan
chặt chẽ với nhau. Vì thế, đối với HS, việc RLKN dùng từ cần phải gắn liền
với việc rèn luyện kĩ năngRLKN viết câu trong văn bản.
Khi viết bài văn tự sự, người viết phải huy động vốn từ, lựa chọn các từ sao
cho thích hợp rồi kết hợp các từ ngữ ấy với nhau theo những quy tắc nhất
định để tạo ra những câu văn, các đoạn văn tự sự. Một bài văn tự sự muốn
đạt hiệu quả cao, người viết phải tuân theo những yêu cầu có tính nguyên tắc
của việc dùng từ, đặt câu. Nghĩa là: cần phải dùng từ, đặt câu đúng. Tuy
nhiên, yêu cầu dùng từ, đặt câu đúng là chưa đủ, người viết còn phải dùng
từ, đặt câu sinh động để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện. Điều đó có nghĩa
là cần phải tiến hành rèn luyện cho HS cách dùng từ, đặt câu hay.
Dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn trong bài văn tự sự có thể hiểu là việc
người viết biết lựa chọn và sử dụng các từ đồng nghĩa (các từ láy, từ ghép có

nghĩa phân biệt, bổ sung); các biện pháp chuyển nghĩa từ (nhân hóa, so
sánh); các câu cảm nhằm bộc lộ cảm xúc của người viết.
Các bài tập RLKN dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn trong bài văn tự sự
có thể chia thành một số kiểu bài tập như sau:
Kiểu C.I.1. Bài tập sử dụng từ ngữ hay, gợi cảm điền vào chỗ trống
Kiểu bài tập này thể hiện yêu cầu luyện tập sử dụng từ ngữ hay, gợi cảm ở
mức độ đơn giản, nhưng cũng có tác dụng nhất định trong việc rèn cho HS
kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ ngữ khi kể. Hình thức bài tập là cho sẵn từ
cần điền (hoặc không cho sẵn từ), yêu cầu HS lựa chon (hoặc tìm) từ ngữ
hay, phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn, đoạn văn tự sự.
Ví dụ : Chọn một từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống sao cho có câu văn
tự sự hay, bộc lộ được vể đẹp oai hùng của Lạc Long Quân: "Trông chàng
thật khôi ngô, tuấn tú với chiếc vòng ngọc trai (lấp ló, lấp lánh, lấp lóa),
răng trắng như (ngà voi, vôi, bông ), thân hình mềm mại như cá mập đang
bơi lội."
Trong bài tập trên, HS cần phải lựa chọn một trong những từ ngữ trong
ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã dễ dàng
bởi vì các từ được cho trong ngoặc đơn đều có ý nghĩa chỉ ánh sáng của
chiếc vòng ngọc trai và màu trắng của hàm răng, từ nào cũng có thể điền vào
chỗ trống trong câu văn nếu chỉ tính tới khả năng kết hợp của từ theo quan
hệ ý nghĩa. Nhưng trong câu văn tự sự này, chỉ có từ "lấp lóa" và "ngà voi"
là được lựa chọn bởi vì từ "lấp lóa" còn có thêm một sắc thái ý nghĩa nữa là
thể hiện ánh sáng chói lòa, khó có thể nhìn kĩ được, các hạt ngọc trai như
đan cài vào nhau tạo nên một luồng sáng có sức hút kì ảo; từ "ngà voi" cũng
diễn tả màu trắng như từ "vôi", "bông" nhưng vì nhân vật ở đây là Lạc Long
Quân, người có sức mạnh phi thường thì việc so sánh với voi là hợp lí hơn
cả, bởi voi là loài vật lớn và có sức khỏe. Lựa chọn đúng từ ngữ cần điền
trong câu văn có nghĩa là HS đã hiểu được nét nghĩa của từ ngữ trong văn tự
sự.
Kiểu C.I.2. Bài tập sử dụng từ ngữ hay, gợi cảm để thay thế từ ngữ

Để dùng từ đứng và hay trong văn tự sự, người viết cần tiến hành lựa chọn
và thay thế từ khi thấy chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Muốn lựa chọn được từ
ngữ thích hợp, người viết còn phải có ngữ cảm tốt, phải ý thức được điều
mình định kể. Sự lựa chọn thường diễn ra giữa các từ đồng nghĩa hoặc
những cách nói đồng nghĩa. Những từ đồng nghĩa mà chúng tôi muốn nói tới
ở đây là những từ đồng nghĩa tương đối, đó là những từ có một số nét nghĩa
trùng nhau, đồng thời lại có một số nét nghĩa khác nhau. Chính sự khác biệt
ấy là cơ sở để lựa chọn từ trong khi kể. Từ ngữ được lựa chọn để thay thế là
những từ ngữ không chỉ giúp người viết biểu thị được chính xác điều mình
muốn nói, mà còn làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Hình thức bài tập là: cho sẵn một số từ ngữ (hoặc không cho sẵn từ), yêu cầu
HS lựa chọn (hoặc tìm) từ ngữ hay, phù hợp để thay thế trong câu văn, đoạn
văn tự sự. Ví dụ: Các câu dưới đây kể về một con chó bị lạc chủ. Em hãy thay các từ
ngữ in đậm trong các câu này bằng từ ngư khác để nhân hóa cây bàng non: "Một cơn gió
khiến những cành Bàng Non rung khẽ. Cứ sau một đợt mưa xuân, Bàng Non như thay
một lớp lá mới, trông nó tươi tắn hơn rất nhiều".
Để làm được bài tập này, HS sẽ phải tìm tòi, cân nhắc trong vốn từ của mình các từ ngữ
đồng nghĩa với từ đã cho, sau đó dựa vào ý nghĩa của từ và dựa vào ngữ cảnh mà từ xuất
hiện, tiến hành thay thế từ cho sẵn bằng từ ngữ có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao hơn.
Chẳng hạn, đề nhân hóa cây bàng non, từ "cành" có thể thay bằng từ "cánh tay", cụm từ
"lớp lá mới" có thể thay bằng cụm từ "chiếc áo mới" hay "gương mặt mới" hoặc "trang
phục mới"
Kiểu C.I.3. Bài tập sử dụng từ ngữ sinh động, hấp dẫn để mở rộng thành
phần câu
Kiểu bài tập này nhằm cụ thể hóa ý nghĩa của câu văn tự sự, làm cho câu
văn tự sự được hay hơn mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt. Thành phần
được mở rộng thường là thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu.
Hình thức bài tập là: cho câu văn hoặc đoạn văn tự sự, yêu cầu HS thêm các
từ ngữ sinh động, gợi cảm để câu văn, đoạn văn tự sự đó được cụ thể và hay
hơn.

Ví dụ: Em hãy thêm các từ ngữ sinh động, gợi cảm vào thành phần vị ngữ để các câu sau
được cụ thể, sinh động hơn.
- Mỗi chúng tôi hái được một bó to những cành sim
- Chiều nào cũng vậy, tôi cùng các em nhỏ ngắm dòng sông Lam
Dựa vào nội dung tự sự của câu, HS có thể thêm những từ ngữ vào thành phần vị ngữ
trong các câu để chuyển những câu này thành những câu cụ thể, sinh động hơn. Chẳng
hạn: "Chiều nào cũng vậy, tôi cùng các em nhỏ ngắm dòng sông Lam êm đềm chảy đôi
lúc lại hơi gợn sóng kèm theo tiếng cá quẫy".
Kiểu C.I.4. Bài tập diễn đạt lại câu cho sinh động hơn
Ở kiểu bài tập này, các câu văn được cho trước là những câu hoàn toàn bình thường về
ngữ pháp và ngữ nghĩa nhưng chưa thực sự hay và hấp dẫn. Các câu văn này mang tính
chất liệt kể gây cảm giác nặng nề, khó chịu cho người đọc. Do vậy, để những câu văn đó
được hay hơn, cần phải diễn đạt lại các câu văn này bằng cách sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hóa, hoặc có thể biến đổi cấu trúc câu, đảo vị trí của các thành phần câu nếu phù
hợp.
Hình thức bài tập là: cho câu văn, đoạn văn tự sự, yêu cầu HS sử dụng biện pháp so sánh,
nhân hóa hoặc biến đổi cấu trúc câu, đảo vị trí của các thành phần câu để câu văn, đoạn
văn được hay hơn.
Ví dụ: một bạn học sinh kể về cảnh tượng một buổi chợ như sau: "Khu chợ này nhỏ thôi
nhưng có rất nhiều gian hàng. Mỗi gian chỉ lợp những tấm cọ, bày cái bàn hay cái ghế.
Dãy hàng đầu tiên có ba gian. Gian thứ nhất bán bánh mì. Gian thứ hai bán bánh rán, loại
bánh rán mật mà chúng tôi rất thích. Gian thứ ba không bán bánh mà bán cốm. Hương lúa
nếp xen với hương lá sen làm tôi không thể bước đi tiếp"
Dựa vào ý của các câu văn 5, 6, 7, 8, em hãy diễn đạt lại cho hay hơn.
HS có thể diễn đạt lại các câu văn 5, 6, 7, 8 như sau: "Gian đầu tiên bày bán bánh mì,
những chiếc bánh mì nóng hổi. Gian tiếp theo bán bánh rán, loại bánh rán mật bé bằng ba
ngón tay chập lại mà chúng tôi thích thú vô cùng. Cốm được bày bán ở gian thứ ba.
Hương cốm dịu dàng xen lẫn mùi thơm mát của lá sen như níu giữ bước chân tôi lại".
Kiểu C.I.5. Bài tập chuyển đổi kiểu câu cho truyền cảm hơn
Khi viết văn tự sự, người viết thường sử dụng những câu kể. Song nếu người viết biết kết

hợp sử dụng câu kể với các kiểu câu khác như: câu cảm, câu hỏi (không yêu cầu người
đọc phải trả lời) để bộc lộ rõ hơn cảm xúc của mình thì chắc chắn bài văn tự sự sẽ hay và
hấp dẫn hơn rất nhiều. Vì thế, chuyển đổi các kiểu câu trong đoạn văn, bài văn tự sự
chính là để đoạn văn, bài văn sinh động, truyền cảm hơn, và làm cho các câu văn liên kết
với nhau chặt chẽ hơn nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt. Điều đó có nghĩa là, cùng một
nội dung tự sự, có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.
Hình thức bài tập là: cho một số câu văn tự sự yêu cầu HS chuyển đổi thành câu cảm
hoặc câu hỏi cho câu văn được truyền cảm hơn.
Ví dụ: Em hãy chuyển một số câu văn tự sự sau thành câu cảm hoặc câu hỏi để đoạn văn
bộc lộ rõ được cảm xúc của người viết về một lần bị phạt biến thành con vật.
"Tôi cứ chập chờn như vậy cho tới sáng. Hôm nay thì tôi không thể ngủ được nữa. Vì ngủ
nhiều giống người ốm trong khi tôi đang khỏe. Phải đi chơi thôi. Thế là tôi lang thang hết
xó xỉnh này đến xó xỉnh khác. Tôi thấy chán. Cứ chơi mãi thế này thì không bằng đi học
để được nô đùa với lũ bạn".
Các câu văn được cho ở trên đều là những câu kể. HS có thể lựa chọn một hoặc hai câu
kể đó chuyển thành những câu cảm hoặc câu hỏi. Ví dụ: "Tôi cứ chập chờn như vậy cho
tới sáng. Hôm nay thì tôi không thể ngủ được nữa. Mà ngủ mãi thì có gì khác người ốm?
Mà mình đang khỏe mạnh cơ mà? Phải đi chơi thôi. Thế là tôi lang thang hết xó xỉnh này
đến xó xỉnh khác. Chán, chán thật! Cứ chơi mãi thế này thì không bằng đi học để được nô
đùa với lũ bạn".
Kiểu C.I.6. Bài tập đặt câu văn tự sự theo yêu cầu
Kiểu bài tập này nhằm mục đích rèn luyện cho HS viết những câu văn tự sự giàu hình
ảnh và cảm xúc theo yêu cầu cho trước.
Hình thức bài tập là: cho trước đối tượng tự sự, yêu cầu HS viết câu văn tự sự trong đó có
sử dụng từ ngữ gợi cảm hoặc biện pháp so sánh, nhân hóa
Ví dụ: viết một câu văn để bộc lộ cảm xúc của em về một buổi tham quan di tích lịch sử.
Loại C.II. Bài tập xây dựng đoạn văn tự sự
Đoạn văn tự sự là cơ sở để tạo thành văn bản tự sự. Đoạn văn có sự phong
phú về nội dung, phức tạp về cấu trúc, đa dạng về chức năng. Để rèn luyện
cho HS viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh cần phải bắt đầu từ việc RLKN

xây dựng đoạn văn. Khi đã có kĩ năng dựng đoạn thì việc RLKN xây dựng
bài văn của HS sẽ diễn ra có nhiều thuận lợi bởi đoạn văn có thể coi là một
"văn bản nhỏ".
Căn cứ vào chức năng của đoạn văn trong cả bài văn, có thể chia loại bài tập
RLKN xây dựng đoạn văn thành các kiểu bài tập sau: bài tập dựng đoạn mở
bài; bài tập dựng đoạn thân bài; bài tập dựng đoạn kết bài.
Kiểu C.II.1. Bài tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tự sự
Trong bài văn tự sự, đoạn mở bài có chức năng giới thiệu đối tượng tự sự,
đôi khi bao gồm cả việc định hướng cho nội dung tự sự ở phần thân bài. Có
nhiều cách viết đoạn mở bài, nhưng có thể quy vào hai cách chủ yếu là: trực
tiếp và gián tiếp. Dựa vào hai cách mở bài này, có thể chia kiểu bài tập này
thành hai dạng bài tập: dựng đoạn mở bài trực tiếp và dựng đoạn ở bài gián
tiếp.
Dựng đoạn mở bài trực tiếp: là đi thẳng vào vấn đề cần kể. Cách mở bài này
thường ngắn gọn, dễ viết nên được HS lớp 6 sử dụng nhiều trong các bài văn
tự sự của mình, có khi chỉ cần một câu mở bài, HS đã có thể bước ngay vào
phần thân bài để triển khai cụ thể nội dung tự sự. Hơn nữa đoạn mở theo
cách này không tốn nhiều thời gian suy nghĩ, cân nhắc trong việc lựa chọn từ
ngữ, diễn đạt câu văn. Cần chú ý khi vào đề trực tiếp là phải giới thiệu được
đối tượng tự sự, nhưng câu văn không quá khô khan, cứng nhắc. Chẳng hạn:
"gia đình em sống chung với bà em"; "chủ nhật vừa qua em về thăm quê
nội"
Đoạn mở bài gián tiếp: là đoạn mở bài không giới thiệu ngay đối tượng tự sự
mà thông qua sự dẫn dắt bằng cách giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của đối
tượng hoặc giới thiệu cảm nhận (ấn tượng) chung của người viết về đối
tượng, hoặc cũng có khi người viết dẫn dắt qua câu thơ, câu hát, qua một kỉ
niệm khó quên Để chuẩn bị bối cảnh, tạo không khí cho đối tượng tự sự
xuất hiện. Cách mở bài này hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của người đọc,
thể hiện được sự sáng tạo của người viết. Vì thế mà đối với HS lớp 6, việc
dựng đoạn mở bài gián tiếp thường khó khăn hơn việc dựng đoạn mở bài

trực tiếp. Đặc biệt, nếu không cẩn thận khi mở bài theo cách này, người viết
sẽ rơi vào tình trạng viết lan man, dài dòng, vừa mất thời gian, vừa không
đạt được kết quả như mong muốn.
Dưới đây là một số hình thức bài tập có thể sử dụng để luyện tập dựng đoạn
mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn tự sự:
* Bài tập phân biệt các đoạn mở bài:
Ví dụ: Dưới đây là 3 đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn kể chuyện đời
thường. Theo em, ba cách mở bài ấy có gì khác nhau?
(a) " Nếu có ai hỏi rằng tôi có người bạn nào thân nhất, tôi sẽ không ngần
ngại trả lời rằng: người bạn thận nhất của tôi là Diệu."
(b) "Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly
chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công
trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và
chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng
Tâm, tôi sẽ như thế nào?"
(c) "Đi học về, lòng em xôn xao niềm vui, chân bước lâng lâng nhẹ nhàng.
Thấy gương mặt hồ hởi vui vẻ của em, chắc mẹ em đã cảm thấy điều gì đó.
Nên sau bữa cơm chiều, lúc cả nhà quây quần, mẹ hỏi em: "Tú ơi! Hôm nay
đi học con có chuyện gì vui thế?". Không dấu được niềm vui, em kể cho bố
mẹ nghe câu chuyện ở lớp sáng nay."
* Bài tập dựng đoạn mở bài theo mẫu:
Ví dụ: Đọc đoạn mở bài sau:
""Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre ngà, đuổi giặc Ân"
Bốn câu thơ nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hóa thành tráng sĩ,
nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cuwoix
ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong
tặng danh hiệu cao quý "Phù Đổng Thiên Vương""

Đoạn mở bài trên đã khéo léo dùng khổ thơ của Tố Hữu để giới thiệu về đối
tượng tự sự. Em hãy dùng một câu thơ hoặc câu hát để viết đoạn mở bài cho
bài văn "kể về một chuyến thăm quê" theo kiểu tương tự.
* Bài tập dựng đoạn mở bài dựa vào các câu hỏi gợi ý
Ví dụ: (a) đọc lại truyện "Sự tích Hồ Gươm" và cho biết: câu chuyện kể về
sự việc gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Cảm nhận của em sau khi đọc câu
chuyện đó?
(b) Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu
chung về câu chuyện đó.
* Bài tập dựng đoạn mở bài dựa vào nội dung cho trước
Ví dụ : Dựa vào gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài bằng cách nói lên suy
nghĩ của em về một lần mắc lỗi: "Em đã từng mắc lỗi mà đến tận bây giờ em
vẫn còn tự trách mình".
* Bài tập dựng đoạn mở bài tương ứng với doạn kết bài cho trước
Ví dụ: Dưới đây là đoạn kết bài cho bài văn kể về một việc tốt mà em đã
làm, em hãy viết đoạn mở bài nêu cảm nhận hoặc ấn tượng chung của em vể
việc làm tốt tương ứng với kết bài đã cho: "Ba mẹ em rất mừng vì em biết
làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng
quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui".
* Bài tập chuyển đổi cách mở bài
Ví dụ: Dưới đây là đoạn mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp về chuyến
thăm quan của lớp em, em hãy viết một đoạn mở bài nêu cảm nhận của em
về buổi tham quan dựa vào cách mở bài này: "Chủ nhật tuần vừa qua, lớp
em đã tổ chức đi tham quan động Phong Nha".
* Bài tập dựng đoạn mở bài cho đề bài làm văn
Ví dụ: Cho các đề sau: (a) kể về người ban mà em có ấn tượng sâu sắc; (b)
trong một lần đi chơi xa, em tình cờ quen một người bạn, em hãy kể về
người bạn đó; (c) kể về một bạn trong lớp em. Hãy viết một đoạn mở bài kể
về người bạn cho một trong các đề bài trên.
Quy trình viết doạn mở bài bao gồm các bước sau: (1) xác định đối tượng tự

sự mà đề bài yêu cầu; (2) chọn cách mở bài thích hợp với đối tượng tự sự;
(3) viết đoạn mở bài theo cách đã chọn; (4) kiểm tra lại đoạn mở bài vừa
viết.
Kiểu C.II.2. Bài tập dựng đoạn triển khai trong bài văn tự sự
Đoạn triển khai nằm ở phần thân bài, là phần chính của bài văn, gồm nhiều
đoạn văn chứa những ý nghĩa quan trọng nhất. Thông thường, phần thân bài
gồm 2- 3 đoạn văn.
Có nhiều tiêu chí đề phân loại các đoạn văn triển khai. Song để phù hợp với
đối tượng là HS lớp 6, đề tài chọn cách phân loại dựa vào nội dung, kết cấu
của đoạn văn và đưa ra các dạng bài tập sau:
Dựng đoạn kể có kết cấu hoàn chỉnh 3 phần (kết cấu tổng- phân- hợp); dựng
đoạn kể có câu chủ đề ở đầu đoạn; dựng đoạn kể không có câu chủ đề ở đầu
đoạn
Dạng C.II.2.a. Dựng đoạn kể có kết cấu hoàn chỉnh ba phần
Đoạn văn này thường có ba phần nhỏ: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Mở đoạn: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc trong chuỗi sự việc của cả bài
Thân đoạn: triển khai nội dung tự sự, các câu văn hướng về một nội dung
chung
Kết đoạn: nêu lên sự khẳng định, đánh giá hoặc nói lên ý nghĩ, tình cảm của
người viết đối với sự việc đó.
Việc rèn luyện cho HS kĩ năng dựng đoạn kể có kết cấu hoàn chỉnh là rất
cần thiết. Do vốn sống, vốn ngôn ngữ của HS chưa nhiều nên các em thường
ngại viết những đoạn văn dài. Bên cạnh đó, việc RLKN này còn giúp học
sinh bước đầu tạo lập được một bài văn tự sự hoàn chỉnh bởi một đoạn văn
có kết cấu hoàn chỉnh được coi là "hình ảnh thu nhỏ lại của một văn bản".
Công việc này cần được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
với những dạng bài chủ yếu sau:
* Bài tập nhận diện, phân tích đoạn văn mẫu: nhằm giúp HS nắm được cấu
tạo của loại đoạn văn có kết cấu hoàn chỉnh 3 phần.
Ví dụ: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Tôi co chân chạy. Và dòng sông hiện ra trước mắt. Tôi nhìn xuống dòng
sông. Nước sông đen ngòm. Dòng nước chảy lờ đờ không một cánh bèo,
không một tiếng cá quẫy. Bỗng từ giữa sông, một bà già vẻ mặt khắc khổ,
quần áo đen nhẫy trừng mắt nhìn tôi, quát to: "Tại sao các ngươi lại làm hại
ta? Các ngươi đổ cặn than dầu, nước thải cùng bao nhiêu thứ rác bẩn thỉu
xuống sông làm ta ô nhiễm. Ta không còn đâu dòng nước mát ngọt ngào.
Các ngươi đâu có biết ta đau khổ như thế nào khi cá tôm chết trắng cả mặt
sông vì nước sông bị nhiễm độc. Các ngươi đâu có biết ta buồn đến mức nào
khi suốt năm không còn tiếng trẻ con nô đùa, bơi lội trong vòng tay ôm ấp
của ta. Cứ đà này không biết mai đây, các ngươi lấy đâu nước mà uống! Tôi
nhắm nghiền mắt, ôm đầu ù té chạy nhưng không sao thoát khỏi tiếng than
trách kia." (bài làm của học sinh)
- Đoạn văn trên kể về việc gì?
- Đoạn văn có thể chia thành mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội
dung chính của mỗi phần
- Ở phần thân đoạn tác giả đã kể rõ điều gì?
Các câu hỏi trong bài tập trên được biên soạn theo hướng: yêu cầu xác định
đối tượng tự sự trong đoạn, xác định cấu tạo của đoạn, nội dung của từng
phần, đặc biệt là phần thân đoạn. Đây là một đoạn văn có kết cấu ba phần rõ
ràng vì thế việc phân tích kết cấu đoạn văn là tương đối dễ dàng. Qua việc
làm bài tập trên, HS sẽ có được những hiểu biết cơ bản về đoạn văn có kết
cấu ba phần. Trên cơ sở đó, các em sẽ thực hành viết đoạn văn với các mức
độ khác nhau.
* Bài tập dựng đoạn kể theo mẫu
HS có thể thực hiện hình thức bài tập này ngay sau bài tập phân tích, nhận
diện đoạn kể mẫu. Việc nắm vững cấu tạo của đoạn văn mẫu sẽ giúp HS tạo
lập một đoạn văn có cấu trúc và nội dung tương tự một cách dễ dàng.
Ví dụ: Dựa vào đoạn văn kể về việc nguồn nước kêu cứu ở trên, em hãy điền
vào chỗ trống để có câu mở đoạn và viết tiếp 5- 6 câu để có đoạn văn kể về
dòng sông quê em kêu cứu: "Tôi co chân chạy. Và dòng sông "

Như vậy đoạn văn được chọn làm ngữ liệu để phân tích, nhận diên ở trên sẽ
là chỗ dựa để HS tạo lập một đoạn văn tự sự mới. Nhờ có đoạn văn mẫu này,
HS dễ hiểu và nắm được câu mở đoạn là câu giới thiệu đối tượng tự sự
(dòng sông quê em), các câu tiếp theo có nhiệm vụ kể chi tiết hiện trạng
dòng sông đó. Câu cuối đoạn là câu nói lên suy nghĩ của bản thân trước thực
trạng đó hoặc hậu quả phải gánh chịu.
* Bài tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn tự sự hợp lí
Ví dụ: em hãy sắp xếp các câu kể về con Ve dưới đây thành đoạn văn có đủ
ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn:
"(1) Vẫn trên cây phượng, Ve đã đuối sức chống chọi.(2) Nhưng chợt nhìn
thấy ngôi nhà của Kiến, một sức mạnh nào đó trỗi dậy trong Ve. (3) Nó lả đi,
đói, rét, thở dồn, ướt như chuột lột. (4) Lê từng bước nặng nề đến trước ngôi
nhà, Ve cố đưa tay lên gõ cửa và gọi Kiến. (5) Bây giờ thì Ve phó mặc cho
thời tiết khắc nghiệt vùi dập. (6) nó gắng hết sức mình bay xuống ngôi nhà
mà ngày trước nó đã giễu cợt khi Kiến xây dựng."
Bài tập này nhằm giúp HS nắm chắc hơn kết cấu ba phần của đoạn văn. Để
làm được bài tập này, yêu cầu HS phải nắm được cấu tạo của đoạn văn, từ
đó tìm hiểu mối quan hệ nội dung giữa các câu đã cho để sắp xếp chúng
thành đoạn văn theo trật tự hợp lí. Ngoài câu mở đoạn: giới thiệu về tình
trạng của Ve và câu kết đoạn: hành động cầu cứu của Ve với Kiến, các câu
thân đoạn tập trung kể về tình trạng khốn khổ và sự cố gắng tìm đường sống
của Ve. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng đứng ở vị trí nào cũng được.
Việc câu văn đứng ở vị trí nào trong đoạn phụ thuộc vào trình tự kể. Trong
đoạn văn này, người viết kể về tình trạng của Ve theo trình tự thời gian kết
hợp với trình tự kể theo đặc điểm hoạt động của đối tượng. Nắm được điều
này, học sinh dễ tìm ra lời giải đúng (vị trí của các câu trong đoạn văn là: 1-
3- 5- 2- 6- 4).
Để tăng dần mức độ sáng tạo cho HS, có thể yêu cầu HS làm các bài tập sau:
* Bài tập dựng đoạn kể dựa vào nội dung cho trước
Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn kể về tâm sự của Phượng vĩ dựa trên những câu

hỏi gợi ý sau:
+ Tâm sự của Phượng vĩ là tâm sự gì?
+ Hàng ngày, Phượng vĩ được chứng kiến cảnh gì?
+ Khi mùa hè đến, Phượng vĩ có được nhìn thấy học trò vui chơi không?
+ Suy nghĩ của em về tâm sự này
Ví dụ trên cho sẵn một số câu hỏi gợi ý yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo
câu hỏi gợi ý. Những câu hỏi gợi ý này là chỗ dựa cho các em khi viết đoạn
văn. Viết theo những nội dung này, đoạn văn của các em chắc chắn sẽ có đủ
ba phần.
Bên cạnh hình thức bài tập này, có thể luyện tập cho HS theo một số hình
thức bài tập sau:
* Bài tập cho một số từ ngữ, yêu cầu dựng đoạn kể hoàn chỉnh
Ví dụ: em hãy viết một đoạn văn khoản 5- 7 câu kể về tâm sự của Bàng non
trong đó có chứa các từ ngữ sau: Bàng non, mùa hè, học trò, lá non, dẫm
đạp, nghịch ngợm, đau đớn.
* Bài tập cho trước câu mở đoạn và câu kết đoạn, yêu cầu dựng đoạn kể
hoàn chỉnh
Ví dụ: em hãy viết một đoạn văn kể về câu chuyện đáng nhớ (hiểu nhầm em
trai lấy trộm tiền) với câu mở đoạn và kết đoạn như sau:
"Sàng hôm đó, tôi moi tiền ở con lợn ra 10.000 đồng định bụng chiều nay sẽ
khao lũ bạn vì tôi vừa được điểm rất cao trong kì thi vừa qua. ( ). Vậy
không nó thì còn ai vào đây, với lại chẳng lẽ tiền có cánh mà bay ra khỏi túi
tôi à?"
*Bài tập cho trước các câu thân đoạn, yêu cầu viết câu mở đoạn và câu kết
đoạn cho đoạn văn
Ví dụ: Dưới đây là các câu văn kể về người mẹ của em. Em hãy viết câu mở
đoạn giới thiệu về mẹ và câu kết đoạn nói lên tình cảm của em đối với mẹ
phù hợp với các câu văn đã cho:
" Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh.
Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở

mệt nhọc, khó khăn. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Sau khi mẹ
được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng cơn sốt hạ dần. Chỉ vì nhường áo
mưa cho em và làm việc quá sức mà mẹ đến nông nỗi này. "
* Bài tập dựng đoạn kể theo yêu cầu của đề bài
Đối với bài tập này, HS hoàn toàn chủ động khi viết mở đoạn, thân đoạn, kết
đoạn. Song hình thức bài tập này chỉ nên luyện tập khi các em đã có kĩ năng
dựng đoạn tương đối chắc chắn.
Ví dụ 1: Em hãy viết một đoạn văn kể về một phần thi trong cuộc thi học
sinh thanh lịch ở trường em, trong đó có câu mở đoạn giới thiệu về tên phần
thi, các câu sau kể diễn biến phần thi đó, câu kết đoạn nêu lên kết quả và
cảm xúc của em.
Để HS thực hành tốt kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết cấu hoàn chỉnh ba
phần, cần hướng dẫn HS theo các bước sau:
(1) Dựa trên kết quả quan sát, tưởng tượng, hồi tưởng, xây dựng dàn ý cho
đoạn
(2) Viết câu mở đoạn: giới thiệu đối tượng tự sự hoặc một chi tiết của đối
tượng
(3) Viết các câu thân đoạn, đảm bảo sự liên kết giữa các câu cả về hình thức
và nội dung
(4) Viết câu kết đoạn: nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về đối tượng tự sự
(5) Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết
Dạng C.II.2.b. Dựng đoạn kể có câu chủ đề ở đầu đoạn
Trong đoạn văn này,câu chủ đề là câu nêu ý chung, khái quát. Các câu sau
cụ thể hóa nội dung của câu chủ đề. Dạng bài tập RLKN dựng đoạn có câu
chủ đề ở đầu đoạn gồm một số hình thức luyện tập chủ yếu sau:
* Bài tập phân tích, nhận diện đoạn kể mẫu
Bài tập này nhằm giúp HS nắm được cấu tạo của loại đoạn văn có câu chủ
đề đứng ở đầu đoạn
Ví dụ: Em hãy cho biết nội dung của đoạn văn dưới đây là gì? Em có nhận
xét gì về vai trò của câu mở đầu đoạn văn?

"Ông thường kể chuyện cho chúng em nghe. Ông em đọc sách rất nhiều, ông
biết rất nhiều chuyện. Ông thích nhất là sách nói về thế giới động vật và thực
vật. Ông sưu tầm cho chúng em nhiều sách nói về cây cối và động vật xứ
nóng ở châu Phi, Nam Mĩ hoặc các giống vật ở xứ lạnh, quanh năm tuyết
phủ. Nhờ có ông mà chúng em biết nhiều điều bổ ích
* Bài tập dựng đoạn kể theo mẫu
Ví dụ: Dựa vào đoạn văn kể về người ông của em ở trên, em hãy viết một
đoạn văn khác kể về những đức tính tốt đẹp của một người thân theo kiểu
tương tự
* Bài tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí
Ví dụ: Em hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn sao cho hợp lí
"(1) Thuở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt
ốc, chăn trâu cắt cỏ. (2) Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn
tay bé nhỏ nhưng khô ráp của những thằng cu ấy. (3) Rồi khi buông ra để
học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu
như đưa theo bàn tay của các em. (4) có những thằng cu nghịch ngợm và
viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. (5) Mẹ tôi
cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. (6) Đến khi xem lại những chữ
học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu."
* Bài tập dựng đoạn văn dựa vào nội dung cho trước
Ví dụ: cho một số ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn kể về tâm tình của
cây lúa, trong đó có câu mở đoạn là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn văn.
- Lớn lên từ hạt thóc giống
- Được ngâm nước ba sôi hai lạnh
- Sự sống bừng dậy
- Rễ trắng tinh
- Gieo trên mảnh ruộng phẳng
- Nắng ấm áp và sương đêm
- Lớn thành cây mạ
* Bài tập cho trước câu mở đoạn là câu chủ đề của đoạn, yêu cầu viết đoạn

văn hoàn chỉnh
Ví dụ: Em hãy viết tiếp đoạn văn kể về thói quen hàng ngày của ông em với
câu mở đoạn như sau: "Ông em rất ít ngủ"
* Bài tập cho trước các câu thân đoạn, yêu cầu viết câu mở đoạn là câu chủ
đề của cả đoạn cho phù hợp
Ví dụ: Dưới đây là các câu văn kể về rắc rối trong ngày đầu tiên bị biến
thành con vật, em hãy viết một câu mở đoạn sao cho câu ấy nói lên nội dung
chính của cả đoạn văn.
"Chiếc chăn trùm đầu đã bị hất tung ra, một bàn tay ai đó đang xiết mạnh tai
tôi: "Thằng Cường chạy đâu rồi? Sao lại để con mèo bẩn thỉu chui vào chăn
thế này!". A! Tôi nhận ra tiếng mẹ tôi rồi. Tôi vội la lên: "Mẹ ơi, con đây
mà! Ái, mẹ nắm tai con đau quá!". Nhưng hình như mẹ tôi không nghe thấy
vẫn quăng mạnh tôi ra ngoài cửa với một giọng đầy tức giận: "Đồ quỷ sứ!".
Tôi ê ẩm cả mình mẩy nhưng vẫn cố gọi mẹ. Song tôi chỉ còn nghe thấy
những âm thanh "meo, meo" vô nghĩa. Tôi đành bất lực."
* Bài tập lựa chọn câu chủ đề cho đoạn văn
Ví dụ: Dưới đây là đoạn văn kể về một phần thi trong cuộc thi học sinh
thanh lịch. Em hãy ựa chọn câu mở đoạn thích hợp nhất từ những câu cho
sẵn dưới đoạn văn:
"Mối thí sinh trả lời một câu hỏi ngắn nhưng chẳng phải là dễ dàng, vì yêu
cầu phải nói năng gẫy gọn mà nội dung lại phải hay. Nhiều thí sinh đã tập
dượt kĩ nhưng vẫn trả lời ngắc ngứ. Đáng chú ý là một số câu trả lời của các
thí sinh sau: bạn Nguyễn Thị Hiền lớp 6G khi được hỏi vì sao em tham dự
cuộc thi này, bạn trả lời: "Thưa các thầy cô và các bạn! Sống có văn hóa, ăn
mặc trang nhã, ứng xử lịch sự là mục tiêu phấn đấu của em. Dự thi là dịp để
em kiểm tra mức độ tu dưỡng của em bằng sự đnhá giá của mọi người. Các
thầy cô giám khảo tỏ ý tán thưởng trước câu trả lời này. Bạn Khang lớp 6A
khi được hỏi thế nào là thanh lịch đã trả lời: "Thanh lịch là lối sống có văn
hóa trong mọi mặt, không thô lỗ, nhố nhăng, biết tôn trọng mọi người". Câu
trả lời cũng nhận được một tràng vỗ tay thật to của các bạn."

(a) Bài thi ứng xử gây hà hứng cho cả trường
(b) Tiếp theo là phần thi ứng xử
(c) Ấn tượng nhất là phần thi ứng xử
* Bài tập dựng đoạn văn theo yêu cầu của đề bài
Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn kể về những đổi thay của em, trong đó có
câu mở đoạn là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn
Tóm lại, GV có thể hướng dẫn HS viết đoạn văn tự sự có câu chủ đề ở đầu
đoạn theo các bước sau:
(1) Dựa trên kết quả quan sát, tưởng tượng, xây dựng dàn ý cho đoạn
(2) Xây dựng nội dung tự sự trong đoạn, sau đó viết câu mở đoạn nêu lên ý
chung của toàn đoạn
(3) Viết các câu thân đoạn theo nội dung của câu mở đầu, đảm bảo sự liên
kết giữa các câu cả về hình thức và nội dung
(4) Viết câu kết đoạn
(5) Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết
Dạng C.II.2.c. Dựng đoạn kể không có câu chủ đề
Ở đoạn văn này, các câu đều có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện nội
dung của đoạn văn. Mỗi câu thường triển khai một phương diện của tiểu chủ
đề, tập hợp các câu lại mới thấy nội dung chính của đoạn.
Dạng bài tập viết đoạn văn không có câu chủ đề có thể được luyện tập qua
một số hình thức bài tập chủ yếu sau:
* Bài tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí
Ví dụ: Em hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn sao cho hợp lí
"(1) Con tàu giảm tốc độ, ì ạch kéo các toa đầy hành khách từ từ leo dốc. (2)
Có lúc, đoàn tàu chui vào đoạn đường hầm hun hút tối om xuyên qua lòng
núi. (3) Thỉnh thoảng có tiếng chim rừng lảnh lót trong nắng sớm. (4) Có lúc
nó bám cheo leo vào sườn núi, hoặc lượn vòng như con rắn khổng lồ. (5) Dù
đã được lắp thêm một đầu máy đẩy phía sau, nó vẫn trườn đi một cách nặng
nhọc. (6) Không gian tĩnh mịch và thoáng đãng."
* Bài tập cho trước câu mở đoạn hoặc một số câu thân đoạn, yêu cầu viết

đoạn văn hoàn chỉnh
Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn kể về một lần mắc lỗi có chứa câu mở
đoạn: "Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra"
* Bài tập dựng đoạn văn tự sự dựa vào nội dung cho trước
Ví dụ: Viết một đoạn văn kể về cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật cổ tích
theo gợi ý dưới đây:
- Cô tấm xuất hiện và than thở rằng mình rất buồn vì không được đi hội
- Lời an ủi của em
- Sự xuất hiện của ông bụt
- Cô Tấm chào em và ra đi
- Em dạo chơi quanh nhà, thăm cá bống
* Bài tập dựng đoạn văn tự sự theo yêu cầu của đề bài:
Ví dụ: Viết một đoạn văn kể về một trong những rắc rối của con chó khi bị
lác chủ
Nhìn chung, có thể hướng dẫn HS viết đoạn văn tự sự không có câu chủ đề
theo các bước sau:
(1) Dựa trên kết quả quan sát, tưởng tượng, xây dựng dàn ý cho đoạn văn
(2) Xây dựng nội dung tự sự trong đoạn văn
(3) Lựa chọn cách triển khai nội dung tự sự theo trình tự thời gian, không
gian ,theo đặc điểm của đối tượng
(4) Viết đoạn văn theo cách đã chọn, đảm bảo sự liên kết giữa các câu
(5) Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết
Kiểu C.II.3. Bài tập RLKN dựng đoạn kết bài trong bài văn tự sự
Đoạn kết bài là đoạn nằm ở vị trí cuối bài văn, là một bộ phận không thể
thiếu trong chỉnh thể bài văn, có chức năng khép lại nội dung câu chuyện.
Có nhiều cách thức để viết đoạn kết bài. Tùy theo đối tượng, nội dung tự sự
và khả năng ngôn ngữ của người viết mà có thể kết bài một cách tự nhiên
(không mở rộng) hoặc kết bài bằng cách mở ra nhiều thông tin cho người
đọc (kết bài mở rộng). Dựa trên những cách kết bài như vậy, kiểu bài tập này
có thể chia thành hai dạng: dựng đoạn kết bài không mở rộng và dựng đoạn

kết bài mở rộng. Để cho câu chuyện vừa kể đem lại ấn tượng sâu đậm cho
người đọc, cách kết bài mở rộng là biện pháp có hiệu quả. Kết bài mở rộng
là kết bài bằng cách nêu lên ý nghĩa của câu chuyện với bản thân người viết,
hoặc người viết nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về đối tượng tự
sự Cách kết bài này giúp cho bài văn tự sự thêm hay, khiến HS có những
suy nghĩ về sự việc nêu trong câu chuyện. Dưới đây là một số hình thức bài
tập cơ bản để luyện tập cho HS cách dựng đoạn kết bài:
* Bài tập phân biệt các cách kết bài
Ví dụ: Các đoạn kết bài cho bài văn kể về một người bạn thân dưới đây có gì
khác nhau? Trong các đoạn kết bài này, em thích đoạn kết bài nào nhất? Vì
sao?
(a) Tâm sẽ mãi là người bạn thân nhất của em
(b) Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước
lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay
cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết
rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.
(c) Ngày tháng trôi qua, mỗi năm chúng tôi lại thêm một tuổi và tình bạn
giữa tôi và Tâm cũng theo đó mà tăng dần lên. Dù xa cách về không gian
nhưng trong tôi hình ảnh của Tâm- cô bạn cùng học cấp hai thì vẫn luôn
sống mãi.
* Bài tập dựng đoạn kết bài theo mẫu
Ví dụ: Đọc đoạn kết bài sau: "Em choàng tỉnh dậy. Bà vẫn nằm bên cạnh,
bỏm bẻm nhai trầu. Mùi trầu nồng ấm quen thuộc phảng phất quanh em. Em
thầm thì: "Bà yêu quý ơi! Bà chính là bà tiên đầy phép màu nhiệm. Bà đã
đem cho cháu những giấc mơ thật tuyệt vời"". Đoạn kết bài trên đã khéo léo
dùng câu nói thầm của người cháu đối với bà để bộc lộ cảm xúc của người
viết. Em hãy dùng cách này để viết đoạn kết bài cho bài văn "kể về một
chuyến du lịch trong thế giới cổ tích, gặp gỡ những nhân vật mà em yêu
mến".
Ví dụ: em hãy viết một đoạn kết bài nói lên cảm xúc của em khi làm được

việc tốt dựa vào những câu hỏi gợi ý sau: sau khi làm được việc tốt, bố mẹ
đã nói với em điều gì? Việc làm đó giúp ích cho ai? Em cảm thấy thế nào
khi làm xong việc? Em sẽ làm gì để người khác cũng làm việc tốt như em?
* Bài tập dựng đoạn kết bài dựa vào nội dung cho trước
Ví dụ : một bạn HS dự kiến viết đoạn kết bài cho bài văn kể về chuyến đi
thăm gia đình liệt sĩ , nhưng chưa hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn
chỉnh đoạn kết bài này bằng 2- 3 câu nói lên suy nghĩ của mình sau chuyến
đi: "Chuyến đi thăm đã kết thúc một cách tốt đẹp. Đạo lí "uống nước nhớ
nguồn" của dân tộc nhắc nhở chúng em "
* Bài tập dựng đoạn kết bài tương ứng với đoạn mở bài cho trước
Ví dụ: dưới đây là đoạn mở bài cho bài văn kể về chuyến đi thăm di tích lịch
sử: cố đô Hoa Lư, em hãy viết bài nêu lên những cảm nghĩ của mình về
chuyến tham quan tương ứng với đoạn mở bài này: "Năm ngoái, những học
sinh xuất sắc của trường được Ban giám hiệu thưởng cho một chuyến đi
thăm di tích lịch sử, địa điểm mà chúng em chọn chính là cố đo Hoa Lư ở
Ninh Bình"
* Bài tập chuyển đổi cách kết bài
Dưới đây là cách kết bài cho bài văn kể về kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy
cô giáo của mình theo cách không mở rộng, em hãy viết lại đoạn kêt bài này
bằng cách bổ sung thêm một số câu văn thể hiện tình cảm của em đối với
thầy cô giáo và lời hứa sẽ sống tốt hơn: "Kỉ niệm mà tôi nhớ nhất về thầy
giáo của mình là như thế đấy".
* Bài tập dựng đoạn kết bài cho đề làm văn
Ví dụ: viết đoạn kết bài bằng cách nói lên ý nghĩa của câu chuyện cho một
trong những đề bài sau: (a) kể về một lần em mắc lỗi; (b) kể về một việc tốt
mà em đã làm; (c) kể về một sự việc làm em nhớ mãi
Như vậy, quy trình viết đoạn kết bài bao gồm các thao tác sau:
(1) Chọn cách kết bài phù hợp với đối tượng, nội dung tự sự
(2) Viết đoạn kết bài theo cách đã chọn
(3) Kiểm tra lại cách kết bài vừa viết.

Loại C.III. Bài tập RLKN liên kết đoạn trong bài văn tự sự
Tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình
thức. Hai phương diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, liên kết hình
thức là sự nối kết các hình thức ngôn ngữ thể hiện sự mạch lạc. Liên kết hình thức của
văn bản trước hết thể hiện ở liên kết hình thức giữa các câu trong một đoạn văn và sau đó
là liên kết các đoạn văn trong một văn bản. Rèn luyện thành thạo kĩ năng liên kết câu
trong đoạn văn, trong văn bản là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để
tiếp tục RLKN liên kết đoạn cho HS. Song do thời lượng có hạn, ở đây chúng tôi chỉ tập
trung nói tới một số phương tiện dùng để liên kết hình thức giữa các đoạn văn trong bài
văn tự sự.
Các đoạn văn trong bài văn liên kết với nhau nhờ các phương tiện thuộc các phương thức
nhất định. Phương tiện được dùng phổ biến là phép tuyến tính, phép nối, phép thế đại từ,
phép lặp từ ngữ với những hình thức linh hoạt hơn. Ngoài ra, còn có thể dùng các kí hiệu
riêng, hoặc các câu chuyển tiếp.
Trong bài văn tự sự, các phần, các ý phải được trình bày tách bạch nhưng phải liên kết
chặt chẽ với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Liên kết đoạn là chất keo gắn
kết giữa các phần, các ý để liên kết chúng với nhau, làm cho bài văn liền mạch. Phương
tiện được dùng phổ biến nhất để liên kết các đoạn văn trong bài văn tự sự là phép trật tự
tuyến tính. Một trong những thao tác đầu tiên là sắp xếp trình tự của các đoạn. Vị trí của
mỗi đoạn văn tùy thuộc vào cách triển khai ý mà người viết lựa chọn như: theo trình tự
thời gian, không gian Ngoài biện pháp sắp đặt trật tự các đoạn văn, để liên kết đoạn ta
có thể dùng từ ngữ hoặc câu văn. Căn cứ vào phường tiện dùng để liên kết đoạn, loại bài
tập này có thể chia thành 2 kiểu: bài tập dùng từ ngữ để liên kết đoạn; bài tập dùng câu để
liên kết đoạn.
Kiểu C.III.1. Bài tập dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn tự sự
Tùy theo quan hệ giũa các ý, các đoạn, người viết lựa chọn những từ ngữ thích hợp. Đối
với văn tự sự, việc lựa chọn các từ ngữ để liên kết đoạn có liên quan đến việc lựa chọn
trình tự kể trong bài văn. Chẳng hạn, các từ ngữ nối kết giữa các đoạn văn kể theo trình
tự thời gian thường là các từ như: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, sáng, trưa,
chiều, tối, đêm, mấy ngày sau, mấy năm sau, tuần, tháng ; các từ ngữ nối kết giữa các

đoạn văn tự sự theo trình tự không gian thường là: trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau,
trái, phải Những từ ngữ này thường có đặc điểm là thường đứng ở vị trí đầu câu mở
đoạn, đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm trong câu. Để giúp học sinh
nhận biết được trình tự kể trong bài văn, phát hiện ra các từ ngữ chỉ thời gian hoặc không
gian cho biết trình tự kể đó, đồng thời thấy được vai trò các từ ngữ chỉ thời gian hoặc
không gian trong vieecjlieen kết các đoạn văn, chúng ta cần rèn luyện cho các em từ
những bài tập phân tích, nhận diện. Cau đó, ta có thể rèn luyện kĩ năng dừng từ ngữ để
liên kết acsc đoạn văn tự sự cho học sinh qua một số hình thức bài tập sau:
* Bài tập điền từ ngữ vào chỗ trống: bài tập điền những từ ngữ chỉ không gian hoặc thời
gian vào chỗ trống là hình thức bài tập hết sức quen thuộc, giúp học sinh làm quen, luyện
tập sử dụng từ ngữ để liên kết các đoạn văn tự sự theo trình tự thời gian hoặc không gian.
Bài tập này yêu cầu học sinh chọn một trong những từ ngữ cho trước điền vào chỗ trống
cho phù hợp với trình tự kể của đoạn văn, bài văn. Nếu học sinh lúng túng khi lựa chọn từ
ngữ cần điền, các em có thể điền thử các từ ngữ đã cho vào chỗ trống, từ ngữ nào phù
hợp với nội dung tự sự của đoạn, phù hợp với trình tự kể của cả bài thì chọn từ ngữ đó.
Ví dụ: em hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong bài văn
tự sự sau:
( ), ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi
rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới
nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân
diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh- những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy
cung với mẹ, khi có việc cần , thần mới hiện lên.
( ), ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp
tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu
Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung
sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
( ), Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện lạ thật, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng;
trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú
mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. (Theo Nguyễn

Đổng Chi).
(Bấy giờ, ít lâu sau, ngày xưa)
Bài tập này có thể tăng dần về độ khó khi yêu cầu HS tự tìm các từ ngữ chỉ thời gian hoặc
không gian phù hợp với nội dung và trình tự kể của từng đoạn văn và cả bài văn để điền
vào chỗ trống. Làm tốt những bài tập này, HS sẽ có ý thức về việc liên kết các đoạn văn
tự sự theo trình tự.
* Bài tập sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn để viết bài văn tự sự
Đây là bài tập có yêu cầu cao nhất trong các bài tập liên kết đoạn. Bài tập này chỉ cho
trước đề bài, kiểu liên kết, từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn. HS phải chủ động tìm ý, viết
đoạn cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: em hãy viết bài văn kể lại một chuyến tham quan hay du lịch mà em tham dự theo
trình tự thời gian. Trong đó, mỗi khoảng thời gian viết thành một đoạn văn (lưu ý sử
dựng từ ngữ chỉ thời gian: sáng sớm, khi mặt trời lên cao, buổi trưa, lúc hoàng hôn ở câu
mở đầu mỗi đoạn ).
Kiểu C.III.2. Bài tập dùng câu để liên kết các đoạn văn tự sự
Ngoài việc sử dụng từ ngữ để liên kết đoạn, còn có thể dùng câu chuyển đoạn để liên kết
đoạn. Câu chuyển đoạn này đứng ở vị trí cuối đoạn văn trước hoặc đầu đoạn văn sau để
tóm lược nội dung của đoạn trước và mở ra nội dung của đoạn sau. Ví dụ: câu chuyển
đoạn trong bài văn kể lại chuyến tham quan: "tiếp tục cuộc hành trình, dù em rất buồn
ngủ, nhưng vẫn cố thức để nhìn cảnh vật của từng miền" Việc RLKN dùng câu chuyển
đoạn được bắt đầu bằng bài tập phân tích, nhận diện, sau đó có thể luyện tập qua một số
hình thức bài tập sau:
* Bài tập điền vào chỗ trống câu văn thích hợp:
Ví dụ: Hai đoạn văn dưới đây thiếu câu mở đầu mỗi đoạn, em hãy lựa chọn một câu mở
đoạn bên dưới để điền vào đầu mỗi đoạn cho thích hợp:
"( ). Ông em đọc sách rất nhiều, ông biết rất nhiều chuyện, ông thích nhất là sách nói về
thế giới động vật và thực vật. Ông sưu tầm cho chúng em nhiều sách nói về cây cối và
động vật xứ nóng ở châu Phi, Nam Mĩ hoặc các giống vật ở xứ lạnh, quanh năm tuyết
phủ, nhờ có ông mà chúng em biết nhều, chân trời như rộng mở thêm ra, đầy thơ mộng.
( ). Người ta nói tuổi già thường như vậy, quả không sai. Trong nhà ông thường là người

ngủ muộn nhất. Ngày ngày, ông là người cuối cùng kiểm tra lại các cửa đã đóng chưa,
sắp xếp lại các đồ vật để sai chỗ, rồi mới lên giường đi ngủ. Ông đang giữ gìn cuộc sống
và sự bình yên cho chúng em." (Bài làm của học sinh)
1. Ông em rất ít ngủ
2. Ông thường kể chuyện cho chúng em nghe
* Bài tập sử dụng các câu có tác dụng liên kết đoạn để viết bài văn tự sự
Ví dụ: Một bạn dự định viết bài văn kể về hội thi học sinh thanh lịch của trường em,
nhưng phần thân bài bạn vết chưa hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bài văn:
"Trước hết là bài thi trang phục tự chọn cho lứa tuổi thiếu niên.( )
Bài thi ứng xử gây hào hứng cho cả trường. Mỗi thí sinh trả lời một câu hỏi ngắn nhưng
nội dung lại phải hay.( )
Cuối cùng là bài thi biểu diễn tài năng. Đây là bài thi rất đa dạng.( )
Cuộc thi chuyển sang giai đoạnhồi hộp nhất: tổng hợp lựa chọn các thí sinh xuất sắc. Ai
cũng hồi hộp, không biết người nào sẽ giành giải. Vì vậy chẳng mấy ai để ý đến các tiết
mục văn nghệ dang biểu diễn trên sân khấu trong thời gian chờ đợi kết quả".

×