Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Khảo sát kịch bản phim truyện của võ thị hảo từ góc độ ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.17 KB, 91 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lê thị quyên

Khảo sát kịch bản phim truyện
của Võ thị hảo từ góc độ ngôn ngữ
Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2010

Lời cảm ơn

Lần đầu tiên tiếp cận với một thể loại đang còn ít sự quan tâm
nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã gặp
không ít khó khăn. Ngoài những cố gắng của bản thân chúng tôi
nhận đợc sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô giáo cùng
những động viên khích lệ từ gia đình. Nhân dịp này chúng tôi xin


2

bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình cùng các thầy cô giáo, đặc
biệt là TS. Trần Văn Minh - ng ời đã trực tiếp hớng dẫn chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.

Tác giả
Lê Thị Quyên


Mục lục
Trang
mở
đầu
...............................................................................................................................
1
1.

do
chọn
đề
tài
...............................................................................................................................
1
2.
Lịch
sử
vấn
đề
...............................................................................................................................
2
3.
Đối
tợng

phạm
vi
nghiên
cứu
...............................................................................................................................

7
4.
Mục
đích

nhiệm
vụ
nghiên
cứu
...............................................................................................................................
8
5.
Phơng
pháp
nghiên
cứu
...............................................................................................................................
8


3

6.
Đóng
góp
của
đề
tài
...............................................................................................................................
9

7.
Bố
cục
luận
văn
...............................................................................................................................
9
Chơng 1: Giới thuyết liên quan đến đề tài..............................10
1.1. Kịch bản phim truyện..............................................................................10
1.1.1. Khái niệm kịch bản phim truyện và tính văn học của kịch bản phim
truyện..................................................................................................................10
1.1.2. Phân biệt kịch bản phim truyện và kịch bản sân khấu.......................15
1.2. Nhà văn Võ Thị Hảo và kịch bản phim truyện.....................................17
1.2.1. Vài nét về tác giả Võ Thị Hảo................................................................17
1.2.2. Kịch bản phim truyện trong sáng tác của Võ Thị Hảo.......................19
1.3. Tiểu kết chơng 1........................................................................................21
Chơng 2: Bố cục văn bản, câu văn và từ ngữ trong kịch
bản phim truyện của Võ Thị Hảo.................................................22
2.1. Bố cục văn bản kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo.......................22
2.1.1. Sự phân cảnh trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo..............22
2.1.2. Phần văn xuôi và phần lời thoại trong kịch bản phim truyện của Võ
Thị Hảo..............................................................................................................23
2.1.3. Bố cục đoạn văn trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo..........28
2.2. Câu trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo...............................32
2.2.1. Câu trong phần văn xuôi ở kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo...32
2.2.2. Câu trong phần lời thoại ở kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo...41
2.3. Một số lớp từ ngữ nổi bật trong kịch bản phim truyện của Võ Thị
Hảo.....................................................................................................................53
2.3.1. Lớp từ ngữ chỉ phong tục, tín ngỡng và tôn giáo.................................53
2.3.2. Lớp từ ngữ xng hô...................................................................................62

2.3.3. Lớp từ láy.................................................................................................71
2.4. Tiểu kết chơng 2........................................................................................79


4

Chơng 3: So sánh truyện ngắn và kịch bản phim truyện
chuyển thể từ truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên một
số cấp độ ngôn ngữ ..............................................................................80
3.1. Tơng đồng và khác biệt về kiểu loại đoạn văn giữa truyện ngắn và
kịch bản phim truyện chuyển thể từ truyện ngắn của Võ Thị Hảo..........80
3.1.1. Số liệu so sánh định lợng về kiểu loại đoạn văn..................................80
3.1.2. Kết quả so sánh định tính về kiểu loại đoạn văn.................................81
3.2. Tơng đồng và khác biệt về kiểu loại câu giữa truyện ngắn và kịch bản
phim truyện chuyển thể từ truyện ngắn của Võ Thị Hảo...........................87
3.2.1. Số liệu so sánh định lợng về kiểu loại câu...........................................87
3.2.2. Kết quả so sánh định tính về kiểu loại câu ..........................................90
3.3. Tiểu kết chơng 3......................................................................................100
Kết luận.....................................................................................................101
tài liệu tham khảo............................................................................104
mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngời bản ngữ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngôn ngữ, bởi ngôn ngữ chỉ tồn tại nhờ chủ thể của nó (F.de.Sausure gọi đó
là điều kiện không có không xong). Trong mỗi cộng đồng ngôn ngữ dân
tộc, các nhà văn nhà thơ, hơn ai hết, là những thành viên tích cực góp công
đa ngôn ngữ dân tộc tiến dần đến đích phát triển của nó: tiến đến ngôn ngữ
văn hoá.
Nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chơng là hớng khảo sát
hiện đang đợc nhiều ngời quan tâm, với mục đích xác định, miêu tả và ghi

nhận những biểu hiện đa dạng, phong phú về cấu trúc và ngữ nghĩa của ngôn
ngữ trong hoạt động để thực hiện chức năng thi pháp (chữ dùng của
Jacobson) của mình. Phơng diện ngôn ngữ của tác phẩm văn học đồng thời
cũng là một trong các căn cứ đáng tin cậy góp phần lý giải t tởng và thông
điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.
1.2. Lâu nay khi nói đến kịch bản sân khấu, mọi ngời đều thừa nhận đó
là một thể loại văn học. Thế nhng, khi đề cập đến kịch bản phim truyện thì vấn
đề không đơn giản nh vậy. Cũng nh các thể loại khác của văn học (thơ, văn
xuôi, ), kịch bản phim truyện cũng là những sáng tạo nghệ thuật trên chất


5

liệu ngôn ngữ. Giống nh văn học, điện ảnh là một nghệ thuật phản ánh cuộc
sống. Nhng điện ảnh vừa là nghệ thuật vừa là công nghệ. Nó có tính công
nghệ ngay từ khâu đầu tiên tởng nh hoàn toàn nghệ thuật - khâu kịch bản; vì
thế một thắc mắc thờng thấy là: kịch bản phim truyện thuộc về điện ảnh nhng
nó có thuộc về văn học không?
Chính những điều trên hấp dẫn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài,
góp phần làm rõ đặc tính văn học của kịch bản phim truyện.
1.3. Thuộc vào thế hệ thứ hai của lớp ngời đi tiên phong trong công cuộc
đổi mới văn học, Võ Thị Hảo là một trong những nhà văn nữ gặt hái đợc nhiều
thành công. Tài năng sáng tạo đợc nâng đỡ bởi nghị lực và tâm huyết đã đem
đến cho chị vị trí nhất định trong lòng độc giả và giới nghiên cứu phê bình.
Những sáng tác của chị đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học
cũng nh ngôn ngữ dân tộc.
Viết kịch bản phim truyện trên nền ý tởng văn học, Võ Thị Hảo đã đem
tác phẩm của mình đến với công chúng dới dạng điện ảnh. Và đó là cách nhà
văn chuyển dịch tác phẩm của mình sang một hình thức văn học khác. Nhà
văn gọi điện ảnh là nghệ thuật hiển thị và lấy đó làm định hớng cho sự ra đời

đứa con tinh thần của mình. Với hy vọng tìm đợc con đờng lạ thú vị, Võ Thị
Hảo đã một mình chơi ngông khi đem in bộ ba kịch bản phim truyện thành
sách. Bộ ba tác phẩm trong cuốn Kịch bản phim truyện thực chất là sự hôn
phối giữa điện ảnh và văn học. Vì thế, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong tác
phẩm hứa hẹn sẽ cho phép nhận diện những đặc điểm lạ trong kịch bản phim
truyện và trong phong cách nhà văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Sau một chặng đờng khá dài, bằng tài năng, tâm huyết và nghị lực, Võ
Thị Hảo đã chiếm đợc nhiều cảm tình của độc giả văn học. Có một nhà văn,
một nhà báo và một họa sĩ... trong một con ngời - ngời phụ nữ, ngời mẹ, ngời
vợ và ngời công dân. ở đâu, trong lĩnh vực nào, từ phơng diện nào, Võ Thị
Hảo cũng để lại những dấu ấn sâu đậm. Nhng trên hết, chị là một nhà văn một nhà văn tài năng với những tác phẩm mà sức sống của nó một phần thể
hiện ở chính sự chuyển động của đời sống nghiên cứu phê bình xung quanh do
nó tạo ra. Những bài viết cùng những đề tài nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị
Hảo ngày càng nhiều hơn. Chúng tôi điểm lại dới đây: a) Những nghiên cứu


6

về kịch bản phim truyện và ngôn ngữ trong kịch bản phim truyện; b) Những
bài nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị Hảo và những vấn đề có liên quan đến
kịch bản phim truyện.
2.1. Những nghiên cứu về kịch bản phim truyện và ngôn ngữ trong
kịch bản phim truyện
Vốn đợc xem là khởi đầu của mọi khởi đầu, là bộ phim trên giấy, kịch
bản phim truyện là đối tợng quan tâm thờng xuyên của điện ảnh. Khi đợc hỏi
làm thế nào để có một bộ phim hay, tất cả những ngời làm điện ảnh đều thừa
nhận: kịch bản, kịch bản và kịch bản. Kịch bản phim truyện đợc đặc biệt quan
tâm đầu t bởi bất cứ một nhà làm phim nào cũng nhận thấy tầm quan trọng
của kịch bản và xem đó là yếu tố quyết định đến thành công của bộ phim trong

tơng lai. Do những đặc trng riêng mà kịch bản phim truyện chủ yếu chỉ đợc đánh
giá qua sự thành công hay không của bộ phim dựng trên kịch bản ấy. Và rất ít
ngời quan tâm đến gốc văn học của kịch bản phim truyện.
Tác giả Ngô Thảo trong bài viết đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ
Việt Nam (số 10/1996) đã phân tích và nhìn nhận kịch bản phim truyện (cùng
với kịch bản sân khấu) với t cách là một thể loại văn học khó có đặc trng
ngôn ngữ riêng.
Thật ra t tởng này không mới. Những năm 50 của thế kỉ XX, khi tranh
luận về bản chất của kịch bản phim, các nhà điện ảnh Xô-viết cho rằng đã
xuất hiện một thể loại văn học mới, một thể loại văn học đặc biệt, đó là kịch
bản điện ảnh. Trong cuốn sách Văn xuôi của điện ảnh, nhà biên kịch nổi
tiếng E.Gabrilovits viết: Rất nhiều kịch bản phim truyện không thể không
đợc thừa nhận nh là một tác phẩm văn học cứ liên tiếp xuất hiện trớc các nhà
phê bình văn học khiến họ lúng túng.(Dẫn theo Lê Ngọc Minh [43]). Năm
1986, Kate Hamburger trong công trình Lô-gich về các thể loại văn học, từ
góc độ lý luận đã chứng minh kịch bản phim truyện có tính lô-gich của một
thể loại văn học và từ đó khẳng định điện ảnh là thể loại h cấu đích thực. Ông
chỉ ra rằng: Vì khía cạnh kỹ thuật của phim không đặt lại thành vấn đề sự tồn
tại của nó với t cách là hình thức h cấu, tức là hình thức mang tính văn
học[24; 300].
Một vài bài viết khác có đề cập đến những kịch bản phim truyện chuyển
thể từ các tác phẩm văn học. Từ việc chuyển thể, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra


7

những đặc trng của kịch bản phim truyện trong cái nhìn đối sánh giữa văn học
và điện ảnh.
Cũng do đặc trng trên của kịch bản phim truyện mà ngôn ngữ trong kịch
bản phim truyện chủ yếu đợc đánh giá qua ngôn ngữ giao tiếp của các nhân

vật thể hiện trong phim. Các tác giả nhận định ngôn ngữ trong phim góp phần
bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt vì thế cần phải thẩm định và kiểm
duyệt chặt chẽ. Một số khác cảnh báo về thực trạng tự nhiên chủ nghĩa và
tầm thờng hoá của ngôn ngữ trong phim. Những bài viết này thông qua lời
thoại trên phim đã gián tiếp đề cập đến ngôn ngữ trong kịch bản phim. Tuy
nhiên cách tiếp cận còn bị giới hạn nhất định. Sự đánh giá ngôn ngữ ở đây chỉ
dừng lại ở chỗ xem nó có phù hợp với chuẩn mực hay không.
Trong bài viết Đi tìm ngôn ngữ phim truyện (Tạp chí Văn hoá nghệ
thuật, số 11,12/ 2008), tác giả Đặng Minh Liên, bằng cái nhìn của ngời làm
điện ảnh, có bàn tới ngôn ngữ phim truyện, đặc biệt là lời thoại trong phim.
Nhng ngôn ngữ phim truyện ở đây đợc hiểu là ngôn ngữ điện ảnh nói chung,
bao gồm tất cả những yếu tố nghệ thuật và công nghệ hiện diện trong phim
nhằm truyền đạt cảm xúc, t tởng đến ngời xem, nh: lời thoại, âm nhạc, tiếng
động, màu sắc, nhân vật...
Tóm lại, kịch bản phim truyện nói chung và ngôn ngữ trong kịch bản
phim truyện nói riêng cha đợc nghiên cứu chi tiết, đầy đủ; đó mới chỉ là
những đánh giá chung chung từ phía những ngời làm điện ảnh.
2.2. Những nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị Hảo
Có rất nhiều bài viết và đề tài nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị Hảo.
Tựu trung lại, cách tiếp cận của các tác giả chủ yếu từ hai góc độ: góc độ văn
học và góc độ ngôn ngữ, và đồng thời có sự quan tâm đặc biệt cho các truyện
ngắn và tiểu thuyết.
Các hớng khai thác chuyên sâu tập trung vào một số vấn đề: thế giới
nhân vật, yếu tố kỳ ảo, yếu tố lịch sử và h cấu, thế giới nghệ thuật, từ ngữ, câu
văn, đoạn văn... Đó chủ yếu là các luận văn cao học, các khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó là những bài viết có tính chất khái quát cũng là những
nhận định rất sâu sắc. Chúng tôi xin điểm qua một số bài tiêu biểu.
Năm 1993, Võ Thị Hảo trình làng tập truyện ngắn đầu tay Biển cứu
rỗi. Đoàn Minh Tuấn và Thụy Khuê, với các bài viết khác nhau đã chỉ ra sự



8

dũng cảm nhìn vào mặt trái - sự thật chiến tranh, thấy đợc đặc điểm, dấu ấn
của phong cách thời đại trong văn phong Võ Thị Hảo qua tập truyện ngắn này.
Trong lời giới thiệu tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ (Phan Thị Vàng
Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ), với con mắt của ngời
chuyên nghiên cứu truyện ngắn, Bùi Việt Thắng (2001) đã nhìn thấy sự sắc
sảo của một giọng văn nữ qua nội dung, nghệ thuật kể chuyện và xây dựng
tình huống truyện.
Đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong dòng chảy chung của văn học Việt
Nam sau 1986, Đoàn Cầm Thi (2004) đã chỉ ra nét riêng của Võ Thị Hảo khi
viết về chiến tranh, tình yêu và tình dục. Nhận xét về nhân vật nữ của Võ Thị
Hảo, ông cho rằng: Với truyện ngắn của Võ Thị Hảo, lần đầu tiên văn học
Việt Nam đặt câu hỏi trực tiếp về cuộc sống tâm lý và tình dục của các nữ
thanh niên xung phong Trờng Sơn trong và sau chiến tranh[53].
Về tiểu thuyết Giàn thiêu - một tiểu thuyết lịch sử, sự rẽ ngang đầy
dũng cảm của Võ Thị Hảo, cũng đã đem đến những làn sóng sôi động khác
trong độc giả và giới nghiên cứu phê bình.
Báo Ngời đại biểu nhân dân nhận xét: Giàn thiêu - mặc dù rất hấp dẫn,
nhng là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc.
Đáng chú ý là cái nhìn chuyên môn của nhà nghiên cứu Phạm Xuân
Nguyên trong lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu. Bài viết Giàn thiêu xứ sở của lối văn chơng mê hoặc và huyền bí (2005) chỉ ra sức hấp dẫn của
cuốn tiểu thuyết này và định hớng tiếp cận cho độc giả. Tác giả giới thiệu
Văn Võ Thị Hảo, không chỉ là những dòng chữ. Không chỉ là truyện ngắn
hay tiểu thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tợng mà mỗi lần tiếp
cận ngời đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một lớp ngữ nghĩa khác
ẩn mình sau những câu chữ. Đó là lối văn đã đợc tác giả thổi linh hồn. Linh
hồn đó tạo nên những câu văn huyền ảo mê hoặc, thậm chí ma quái.
Riêng về kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo, những bài viết liên

quan đến tập sách này mới chỉ dừng lại ở những phác thảo mang tính chất giới
thiệu về một lối rẽ lửa trong sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo.
Trong lời giới thiệu của cuốn sách Kịch bản phim truyện, NSND - đạo
diễn điện ảnh Huy Thành - Chủ tịch Hội điện ảnh TP Hồ Chí Minh nhận xét:
Đây là lần đầu tiên tôi đợc đọc kịch bản phim của một nhà văn Việt Nam viết


9

rất có nghề (điện ảnh), độc đáo cả về chủ đề, câu chuyện, bối cảnh, cấu trúc
và nhân vật. Ngôn ngữ điện ảnh nhuần nhuyễn với những chi tiết hiển thị đắt
giá.
Bài viết Nhà văn Võ Thị Hảo và cuốn Kịch bản phim truyện của tác giả
Ngô Bá Lục (Vietbao.vn) lại giới thiệu về cuốn sách bằng cách điểm một cách
toàn diện những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của nó, đặc biệt là về t tởng và
nội dung của ba tác phẩm.
Trong một bài phỏng vấn với nhan đề Võ Thị Hảo chơi kịch bản phim
(Vietbao.vn), tác giả Võ Thị Hảo đã chia sẻ với độc giả những vấn đề xung
quanh bộ ba kịch bản phim truyện của mình. Điều đáng nói của bài phỏng vấn
này là việc đã chạm tới nghệ thuật viết kịch bản trên nền ý tởng văn học của
tác phẩm. Đồng thời chỉ ra sự chi phối của t duy hình ảnh, nghệ thuật hiển
thị đối với sáng tác văn học, kết hợp giữa tính văn học và hình ảnh để dẫn
tới biểu đạt tốt nhất ý tởng[3].
Trên đây là một số bài viết và đề tài nghiên cứu tiêu biểu về thể loại
kịch bản phim truyện và sáng tác của Võ Thị Hảo, qua việc tìm hiểu những
công trình của những ngời đi trớc chúng tôi có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, kịch bản phim truyện và ngôn ngữ trong kịch bản phim truyện
còn cha đợc quan tâm nghiên cứu thoả đáng.
Thứ hai, nhìn vào khối lợng bài viết và đề tài nghiên cứu về Võ Thị Hảo
có thể thấy đợc sức ảnh hởng từ những sáng tác của tác giả này. Tuy tiếp cận

từ những phơng diện khác nhau nhng các tác giả đều thừa nhận sự sáng tạo
mang tính đột phá về t tởng, nội dung lẫn cách thể hiện, khẳng định một
phong cách văn chơng riêng của Võ Thị Hảo.
Thứ ba, nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị Hảo khá nhiều nhng có phần
nghiêng về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, còn ít chú ý tới kịch bản phim
truyện. Đã có sự khai thác chuyên sâu các truyện ngắn của Võ Thị Hảo từ góc
độ ngôn ngữ nhng cha có sự đối sánh với những kịch bản phim truyện đợc
chuyển thể từ các truyện ngắn cùng tên. Các bài viết thờng thiên về khẳng
định hơn là khám phá.
Sau cùng, đó là cha có một nghiên cứu nào về ngôn ngữ kịch bản phim
truyện của Võ Thị Hảo. Những công trình của ngời đi trớc vừa là tiền đề vừa


10

là định hớng lựa chọn để đi đến khẳng định nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo là một hớng đi hợp lý.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là ngôn ngữ trong ba kịch bản phim
truyện: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của đề tài là các tác phẩm sau đây của Võ Thị Hảo
(các tác phẩm đợc đánh số La Mã theo thứ tự):
- Kịch bản phim truyện: (I) Con dại của đá, (II) Mùa thu kiếp sau, (III)
Biển cứu rỗi (trong sách: Võ Thị Hảo, Kịch bản phim truyện, Nhà xuất bản
Hội nhà văn, 2007).
- Truyện ngắn: (IV) Con dại của đá (trong tập: Võ Thị Hảo, Góa phụ
đen, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006); (V) Biển cứu rỗi (trong tập: Võ Thị Hảo,
Ngời sót lại của rừng cời, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006).

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn bớc đầu xác định các đặc điểm về ngôn ngữ của kịch bản
phim truyện của nhà văn Võ Thị Hảo, trong đó chỉ ra sự tơng đồng và khác
biệt giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ của kịch bản đợc chuyển thể từ
truyện ngắn của tác giả này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Giới thiệu những hiểu biết chung về kịch bản phim truyện và về tác
giả, tác phẩm của Võ Thị Hảo
2) Tìm hiểu các đặc điểm về bố cục văn bản, câu văn và từ ngữ trong
kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo
3) So sánh ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ kịch bản đợc chuyển thể từ
truyện ngắn của tác giả để thấy đợc sự tơng đồng khác biệt của hai thể loại này
5. Phơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng
các phơng pháp sau:


11

1) Phơng pháp thống kê, phân loại: Ngữ liệu về từ ngữ và câu văn đợc
khảo sát, thống kê và phân loại theo theo các tiêu chí nhất định phù hợp với
các nhiệm vụ của đề tài.
2) Phơng pháp phân tích, miêu tả: Trên cơ sở thống kê - phân loại, đề tài
sẽ phân tích miêu tả định tính ngữ liệu nhằm xác định các đặc điểm của đối t ợng nghiên cứu.
3) Phơng pháp so sánh, đối chiếu: Phơng pháp này đợc dùng để so sánh,
đối chiếu ngữ liệu đối tợng nghiên cứu với các ngữ liệu liên quan, so sánh
ngôn ngữ trong văn bản truyện ngắn và ngôn ngữ trong kịch bản đợc chuyển
thể từ những truyện ngắn này.
4) Phơng pháp tổng hợp: Phơng pháp này đợc dùng khi tiểu kết các chơng nội dung và phần kết luận của đề tài.

6. Đóng góp của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu một cách chi tiết và hệ thống các đặc
điểm về từ ngữ và câu văn trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo. Kết
quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác định diện mạo ngôn ngữ của thể loại
kịch bản phim truyện, đồng thời chứng minh tính văn học của thể loại vốn
đang ít đợc quan tâm này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung luận văn gồm 3 chơng:
Chơng 1:
Giới thuyết liên quan đến đề tài
Chơng 2:
Bố cục văn bản, câu văn và từ ngữ trong kịch bản phim
truyện của Võ Thị Hảo
Chơng 3:
So sánh truyện ngắn và kịch bản phim truyện chuyển thể từ
truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên một số cấp độ ngôn ngữ
Chơng 1
Giới thuyết liên quan đến đề tài
1.1. Kịch bản phim truyện
1.1.1. Khái niệm kịch bản phim truyện và tính văn học của kịch bản
phim truyện
1.1.1.1. Khái niệm kịch bản phim truyện
Nói đến kịch bản có thể hình dung nó nh một phơng án, một chơng trình
kế hoạch sẽ thực hiện bởi con ngời trong tơng lai. Kịch bản phim truyện là


12

điều kiện cần để cho ra đời những bộ phim, là khởi đầu của một loại hình
nghệ thuật có tính công chúng nhất trong các loại hình nghệ thuật, đó là điện

ảnh. Các nhà chuyên môn trong lĩnh vực điện ảnh nhìn nhận kịch bản là một
văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ
cần thiết để kể một câu chuyện. Kịch bản phim không phải là toàn bộ nghệ
thuật điện ảnh nhng nếu tách rời khỏi nghệ thuật điện ảnh thì không thể hiểu
đặc điểm của nó. Bởi không có điện ảnh thì sẽ không có kịch bản phim. Điện
ảnh là loại hình sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở kĩ thuật điện ảnh. Đây là một
khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động
(phim): kĩ thuật điện ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kĩ
thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và
cuối cùng: ngành công nghiệp và thơng mại liên quan đến các công đoạn
quảng bá và phân phối điện ảnh (công nghiệp điện ảnh).
Xét trên phơng diện nghệ thật, điện ảnh đợc gọi là nghệ thuật thứ bảy,
sáu nghệ thuật trớc theo phân loại của Hêghen là: kiến trúc, điêu khắc, hội
họa, âm nhạc, múa và thi ca. Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, điện ảnh
dung hợp đợc khả năng biểu hiện cả về không gian và thời gian nh: văn học
hình ảnh, âm nhạc màu sắc, hội họa chuyển động. Vì những gì chúng ta đợc
tiếp xúc là hình ảnh động do máy móc tạo ra mang đậm tính cơ khí kĩ thuật
nên bản thân hình ảnh động không phải là nghệ thuật. Nhng việc sử dụng hình
ảnh động ấy để tạo ra cuộc sống nh kể một câu chuyện, thuật lại một sự việc,
tái hiện một vấn đề khoa học lại là một nghệ thuật. Đó là sự sáng tạo nghệ
thuật, do đó việc đồng nhất điện ảnh với công nghệ là không chính xác, làm lu
mờ tính nghệ thuật của nó, là sự phủ nhận sự sáng tạo của ngời nghệ sĩ và sự
phát triển đến thăng hoa của điện ảnh. Kịch bản đợc sử dụng để diễn xuất
thành phim là kịch bản phân cảnh của đạo diễn. Nh vậy đối tợng mà chúng ta
đang nói tới là kịch bản của chính tác giả, nó khác với kịch bản phân cảnh của
các đạo diễn. Khi làm phim, đạo diễn phải sử dụng kịch bản của tác giả (còn
gọi là nhà biên kịch) và tiến hành nhiều thao tác chuyên môn để thuận lợi cho
việc quay phim, ghép cảnh, diễn xuất của diễn viên.
Từ những góc độ kĩ thuật khác nhau kịch bản của các bộ phim đợc gọi
bằng những cái tên khác nhau là kịch bản phim truyện, kịch bản phim truyền

hình hoặc kịch bản điện ảnh.


13

Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa kịch bản phim truyện là kịch
bản văn học làm cơ sở để xây dựng tác phẩm điện ảnh và truyền hình, khác
với kịch bản phân cảnh của đạo diễn và chỉ ra đặc điểm của kịch bản điện
ảnh là gắn liền với hình tợng thị giác, tập trung các yếu tố thấy đợc của đối tợng. Do đó, nhân vật, cốt truyện, mâu thuẫn, diễn biến... đều thể hiện qua chi
tiết, động tác thấy đợc không cần sự trần thuật nh những nhà tiểu thuyết.
Trong điện ảnh cái nghe đợc phục vụ cái thấy đợc. Đối thoại, độc thoại quá
nhiều sẽ tổn hại đến tính hoàn chỉnh của hình ảnh thị giác[16; 144].
1.1.1.2. Về tính văn học của kịch bản phim truyện
Kịch bản phim truyện là bộ phim trên giấy và ngôn ngữ là chất liệu để
xây dựng bộ phim ấy. Vì những đặc điểm riêng mà kịch bản phim truyện chủ
yếu đợc quan tâm từ góc độ điện ảnh. Tuy nhiên, bên cạnh đời sống điện ảnh
kịch bản phim truyện còn tự thân duy trì một cuộc sống trong lòng ngời yêu
thích văn học. Nhng ở góc độ này kịch bản điện ảnh ít nhiều còn cha đợc chú
ý, điều này xuất phát từ một số lí do, đó là:
- Kịch bản phim truyện là khởi đầu của một dây chuyền sản xuất phim
mang đậm tính công nghệ kĩ thuật và sẽ luôn gắn liền với sự tiến bộ của kĩ
thuật, công nghệ. Sự xuất hiện của điện ảnh đòi hỏi cần phải có kịch bản, tức
là "bản kế hoạch" tơng đối tỉ mỉ về tác phẩm điện ảnh tơng lai, nó quan trọng
nh một bản vẽ của công trình kiến trúc.
- Viết kịch bản yêu cầu cần phải đảm bảo những quy định khắt khe,
những quy phạm gắn liền với vấn đề kĩ thuật. Một cốt truyện chứa đựng một t
tởng đợc cấu thành phải tuân theo những quy định gắt gao về hình thức trình
bày thì mới đảm bảo có thể sản xuất thành phim đợc, ví dụ phải có các yếu tố:
Mở cảnh; Hành động; Tên nhân vật; Lời thoại; Mở rộng; Từ nối
- Sáng tác kịch bản phim là một kiểu sáng tác văn học đặc biệt. Bởi vậy

nó có những đặc trng chuyên biệt và những nguyên tắc nhất định. Đã ra đời từ
cuối thế kỉ XIX, trải qua hơn 100 năm phát triển, ngành nghệ thuật thứ bảy
này đã tạo đợc tiếng nói riêng cho mình, một cách biểu hiện đặc thù không
giống bất cứ ngành nghệ thuật nào khác. Nó có thứ ngôn ngữ riêng và bất cứ
ai muốn nhập cuộc đều phải hiểu biết nó. Điện ảnh đợc sáng tác và thởng
ngoạn qua hệ thống hình ảnh và âm thanh, mỗi hệ thống lại có những quy luật
khá chặt chẽ của nó. Điều rất cần thiết là tác giả kịch bản phải nắm vững


14

"ngôn ngữ điện ảnh" mới viết tốt đợc kịch bản. Khi viết tác giả phải diễn tả
qua những hành động cụ thể, tránh những ý tởng mơ hồ không thể biểu hiện ra
bằng hình ảnh và âm thanh. Bên cạnh đó tác giả kịch bản còn phải điều tiết
cho hợp lí giữa phần văn xuôi và phần lời thoại theo thiên hớng nhiều hình
ảnh, ít lời thoại. Việc sáng tạo nghệ thuật cần thiết phải đợc đào tạo nghe nh
rất nghịch lí nhng lại đúng đối với các nhà biên kịch. Vì thế, nhà biên kịch
Pháp, ông Stephan Pesumant đã nói: Không có phim hay nếu không có kịch
bản hay. Không có kịch bản hay nếu nh không có biên kịch giỏi. Không có
biên kịch giỏi nếu nh không đợc đào tạo.[41; 76]. Đặc điểm này khu biệt thể
loại kịch bản phim truyện, tạo "khoảng cách" khá lớn so với các thể loại văn
học khác, khiến cho có cảm giác hạn chế tính tự do của ngời sáng tạo.
Ngay từ khâu đầu tiên - khâu kịch bản, tính công nghệ đã thể hiện rất
rõ. Tuy nhiên điều đó không hề phủ định tính nghệ thuật của điện ảnh nói
chung và của kịch bản phim truyện nói riêng. Cũng tại ranh giới nhạy cảm này
mà rất ít nhà nghiên cứu dám mạnh dạn đa ra quan điểm khẳng định tính văn
học của kịch bản phim truyện. Nh đã nói kịch bản là khâu đầu tiên trong quá
trình sáng tạo tác phẩm điện ảnh. Điện ảnh các nớc phơng Tây, đặc biệt là
Hollywood, ngời ta không coi kịch bản điện ảnh là tác phẩm văn học, là
"thành phẩm nghệ thuật" mà chỉ là "bán thành phẩm", là cái viết ra để làm

phim, nếu nh việc đó bất thành thì những trang viết kia chỉ là những bản thảo
mãi mãi nằm trong ngăn kéo của tác giả. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không
thể phủ nhận rằng kịch bản điện ảnh là một lĩnh vực văn học mới, một lĩnh
vực văn học cha từng có, không thể gạt nó ra ngoài cổng của tháp ngà văn học
vì nó đã đợc khai sinh ra rồi[41; 73]. Cở sở hạt nhân của việc thừa nhận tính
văn học của kịch bản phim truyện là xuất phát từ những đặc trng của kịch bản
phim truyện, đó là:
Thứ nhất, một điểm dễ nhận thấy đó là cũng nh tác phẩm văn học, kịch
bản phim truyện phải lấy ngôn từ văn học làm chất liệu xây dựng hình tợng.
Dù kĩ thuật phục vụ cho sáng tác kịch bản phát triển đến trình độ nào thì vẫn
phải dùng ngôn ngữ làm chất liệu để sáng tạo.
Thứ hai, điện ảnh cũng nh những ngành nghệ thuật khác, ra đời với một
nguyên nhân sâu sa là phơng tiện truyền thông, phơng tiện giao tiếp. Con ngời
trong suốt quá trình tồn tại luôn có nhu cầu giao tiếp với ngời khác (thậm chí
với chính bản thân mình) để biểu đạt những cảm xúc, ý tởng, nguyện vọng...


15

Nói chung là để cho ngời khác hiểu đợc mình mà chia sẻ với mình. Khi viết
một kịch bản tức là tác giả muốn chia sẻ một điều gì đó đang thực sự đợc quan
tâm. Và khán giả xem xong phim đợc làm theo kịch bản ấy, khi rời khỏi màn
ảnh sẽ mang một mối bận rộn gì đó trong đầu khiến cho họ phải nghĩ ngợi
hoặc xa hơn là thúc đẩy hoạt động vì cái t tởng mà tác giả đã khơi gợi cho họ
thông qua bộ phim. Nh vậy t tởng là phần cốt lõi của kịch bản và đó thực chất
là sự truyền tải t tởng, giao tiếp một cách nghệ thuật.
Thứ ba, kịch bản phim truyện đợc viết ra bởi một ngời có năng lực văn
học, có t chất của một nhà văn và ngời đó cần đến sự hiểu biết chuyên sâu về
nghệ thuật điện ảnh. Ngời viết kịch bản cũng nh ngời viết tiểu thuyết, trớc hết
đòi hỏi phải có lao động, suy nghĩ, phải có vốn sống và điều quan trọng là

phải nắm đợc những vấn đề kĩ thuật điện ảnh, cũng nh ngời họa sĩ phải nắm đợc kĩ thuật hội họa thì mới có thể vẽ đợc những bức tranh theo ý muốn của
mình. Công việc của ngời viết kịch bản, theo nhà biên kịch Mĩ nổi tiếng
Richard Walter thì đó là công việc của một nhà văn, một thợ thủ công, một
bác thợ cả lành nghề, một chuyên gia hoạch định đề án chính xác nhất[41;
75]. Nghệ thuật điện ảnh có bớc khởi nguồn là văn học. Trong kịch bản, ngôn
ngữ văn học đợc thể hiện trực tiếp rõ ràng trong từng bối cảnh đời sống mà
nhân vật tồn tại và hành động, trong từng chi tiết và cả trong những lời ca, nếu
nh kịch bản sử dụng những ca khúc hoặc trong từng dòng phụ đề, trong từng
lời nói ngoài hình ảnh của tác giả. Tất cả các biểu hiện đi vào cảm xúc trực
giác của khán giả đều phải đợc diễn ra một cách rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ,
cô đọng, có hình tợng và tuyệt đối trong sáng.
Kịch bản phim truyện hội tụ đầy đủ những đặc trng của ngôn ngữ văn
học (trong việc sử dụng cốt truyện, xây dựng nhân vật, trong việc miêu tả, sử
dụng lời thoại, các thủ pháp nghệ thật...) và đặc trng của ngôn ngữ điện ảnh
(trong việc tạo hình, mọi sự vật, hiện tợng phải thấy đợc nghe đợc, sử dụng
ngôn ngữ montage...). Ngôn từ có tính hình tợng và vì thế nó luôn có tiềm
năng tạo hình. Tiềm năng tạo hình của ngôn từ văn học đa đa kịch bản phim
đến rất gần ngôn ngữ thị giác của hình ảnh. Đó là lí do giải thích vì sao chúng
ta lấy ngôn từ văn học làm chất liệu cho sáng tác kịch bản. Điện ảnh là loại
hình nghệ thuật tồn tại khu biệt với những loại hình nghệ thuật khác bởi đặc
trng ngôn ngữ riêng và có nguồn gốc văn học, đó là kịch bản.
1.1.2. Phân biệt kịch bản phim truyện và kịch bản sân khấu


16

Về kịch bản sân khấu, các ý kiến đồng thuận cho rằng đó là một thể loại
văn học. Và chính vì là một thể loại văn học vừa có tính độc lập vừa là phác
thảo của vở diễn trên sân khấu nên mỗi khi tìm hiểu kịch bản sân khấu không
thể gạt đi những chi phối của diễn xuất đối việc viết kịch bản. Từ góc độ này,

kịch bản phim truyện với kịch bản sân khấu là anh em song sinh, bộ phim
trong tơng lai có những chi phối định hớng đến cách thức thể hiện của kịch
bản chứ không thể làm thay đổi t tởng của kịch bản. Vì thế không ít nhà
nghiên cứu khẳng định cái chung của kịch bản sân khấu và kịch bản phim
truyện là cái gốc văn học.
Qua sự đối sánh giữa kịch bản phim truyện và kịch bản sân khấu, để
thấy đợc cái gốc văn học của kịch bản phim truyện đồng thời nhận rõ những
đặc trng của thể loại văn học đặc biệt này.
Cái chung của kịch bản phim và kịch bản sân khấu ở chỗ chúng đều là
cơ sở, là khởi nguồn cho những diễn xuất trong tơng lai. Chúng cùng bị chi
phối bởi một đời sống khác, trên phim và trên sân khấu. Nhng sự chi phối của
hai loại hình khác nhau nên dẫn đến sự khác nhau từ trong quá trình sáng tạo.
Xét trong quá trình sáng tạo, mặc dù sử dụng chất liệu là ngôn ngữ để vật chất
hóa ý tởng nhng t duy của nhà viết kịch không thể thoát li không gian (giới
hạn của sân khấu) và thời gian diễn xuất. Đối với ngời viết kịch bản phim thì
điều này không quan trọng. Ngợc lại, thể hiện trên phim luôn có những u thế
về không gian và thời gian. Và t duy sáng tạo của ngời viết kịch bản phim là t
duy hình ảnh. Tác giả kịch bản luôn phải chú ý đến việc phải viết những hình
ảnh, âm thanh, lời nói, tránh những lời kể tràng giang đại hải, nặng nề ở ngôi
thứ nhất. So với kịch bản sân khấu, kịch bản phim truyện có khả năng trình
bày cuộc sống phong phú, nhiều mặt hơn, ít bị hạn chế của không gian và thời
gian. Các biện pháp thể hiện trong kịch bản sân khấu mang tính ớc lệ cao
trong khi đó, kịch bản phim truyện với biện pháp ghép nối các cảnh theo một
trình tự nhất định có khả năng tạo ấn tợng so sánh, ẩn dụ, liên tởng..., từ đó
sâu chuỗi bố cục, cốt truyện mà không hề làm mất đi tính liên tục, hoàn chỉnh
của câu chuyện.
Không một tác phẩm nghệ thuật nào lại không đợc cấu trúc trên nền
tảng của một t tởng nào đó. Vì thế cốt lõi t tởng chính là hạt nhân làm nên giá
trị lâu dài của kịch bản sân khấu và kịch bản phim truyện. T tởng bao giờ cũng
đợc thông báo trong một nội dung cốt truyện nhất định - một yếu tố mà tác giả



17

phải thiết kế một cách chặt chẽ, lô-gich. Đây là một điểm chung của kịch bản
phim truyện và kịch bản sân khấu.
Về mặt hình thức, kịch bản sân khấu và kịch bản phim truyện đều sử
dụng ngôn ngữ nghệ thuật để hiển thị hóa t tởng. Nhng nếu nh kịch bản sân
khấu đợc viết theo hình thức đối thoại, thì kịch bản phim truyện phải chú ý
đến sự phân bố hợp lí của thoại và miêu tả (còn gọi là văn xuôi), trong đó đặc
biệt không cho phép sự can thiệp quá nhiều của thoại. Mặc dù khi xem diễn,
cái chúng ta đợc tiếp xúc nhiều là thoại nhng chỉ có ở kịch bản sân khấu thoại
mới là yếu tố chính sâu chuỗi toàn bộ kịch bản.
Qua những điểm phân biệt trên, một lần nữa khẳng định t tởng, cốt
truyện và việc hiển thị chúng bằng nghệ thuật ngôn từ là yếu tố quyết định đến
phẩm chất văn học của một kịch bản phim. Việc phải đảm bảo những đòi hỏi
của quá trình sản xuất bộ phim trong tơng lai khiến cho việc sáng tác của ngời
nghệ sĩ ít nhiều "mất tự do", điều này làm cho kịch bản phim gần gũi với kịch
bản sân khấu. Nhng xét cho cùng sự chi phối chỉ để lại những dấu hiệu hình
thức của một kịch bản phim, làm hạn chế một vài phơng tiện thể hiện trong
trần thuật chứ không làm mất đi tính h cấu, nghệ thuật của kịch bản phim
truyện.
1.2. Nhà văn Võ Thị Hảo và kịch bản phim truyện
1.2.1. Vài nét về tác giả Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 ở Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An. Mảnh đất
cũng nh con ngời nơi đây có rất nhiều điều để nói. Những trận gió Lào nóng
bỏng lấy đi màu mỡ và sự trù phú của đất đai nhng cũng chính thiên nhiên
khắc nghiệt lại ban tặng cho con ngời xứ Nghệ tính cách bền bỉ, kiên cờng. Sự
cằn cỗi khắc nghiệt lại nuôi dỡng sức sống không bao giờ vơi cạn trong mỗi
ngời con của mảnh đất này. Võ Thị Hảo cũng không nằm ngoài tính cách

Nghệ ấy. Bên trong vẻ bề ngoài nhỏ bé và khiêm nhờng là một tính cách mạnh
mẽ. Chị vơn tới mọi mơ ớc bằng sự cháy bỏng của khát vọng, sự mong manh
của trực cảm, sự mạo hiểm của liều lĩnh và trên hết là sự vững vàng của nghị
lực và tài năng. Tất cả những yếu tố ấy nâng bớc ngời phụ nữ trên mọi nẻo đờng
của cuộc sống gia đình cũng nh trên con đờng nghệ thuật.
Võ Thị Hảo là hội viên Hội Nhà văn từ năm 1997. Trớc đó, năm 1977,
chị về làm biên tập rồi Phó tổng biên tập cho Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.


18

Năm 1996, chị chuyển sang công tác tại Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và làm
trởng đại diện cho báo này tại Hà Nội. Năm 2000, chị chuyển sang làm cho
tạp chí Vì trẻ thơ. ở vị trí này không lâu, Võ Thị Hảo lại đột ngột trở về Báo
Phụ nữ TP Hồ Chí Minh nơi mà trớc đó chị đã quyết ra đi. Cuối năm 2006,
chị xin nghỉ hu "non" để dành thời gian cho công việc viết lách và đầu t kinh
doanh. Cùng với hai cô con gái Uyên Ly và Hạnh Ly, hiện nay chị đang là
giám đốc của Công ty Văn hóa và truyền thông Võ Thị. Thử thách mình trong
một vai trò mới, Võ Thị Hảo vẫn không đánh mất những đam mê nghệ thuật
của mình. Và thực chất, kinh doanh cũng là một cách để chị chia sẻ những
phút giây thăng hoa trong ngời nghệ sĩ với độc giả gần xa.
Là một ngời phụ nữ đa tài, Võ Thị Hảo thể hiện mình trong nhiều lĩnh
vực: làm báo, viết văn, kinh doanh... Chỉ riêng trong lĩnh vực nghệ thuật cũng
cho thấy cách mà chị làm mới mình, biết làm những gì để mình luôn luôn vận
động, để sống bằng hai cuộc đời. Và thành công luôn mỉm cời với những nỗ
lực của chị. Những trang viết đầu tiên trong cuộc đời cầm bút chị dành cho
những vần thơ khi còn ngồi trên ghế giảng đờng đại học. Võ Thị Hảo có nhiều
truyện ngắn đặc sắc, tiểu thuyết Giàn thiêu của chị cũng gây xôn xao d luận,
những bức tranh của "ngời phụ nữ ngồi bệt vẽ tranh" cũng khiến không ít ngời
phải trầm trồ thán phục... Cũng nh mỗi lần chuyển nhà, mỗi lần thay đổi cơ

quan công tác - ngay cả khi mọi thứ đang tốt đẹp, mỗi lần thể nghiệm mình
trong một thể loại khác là mỗi lần Võ Thị Hảo dũng cảm dấn thân vì nghệ
thuật. Và dờng nh luôn có một sự chiều chuộng đáng yêu cho tâm hồn đang
cháy bỏng đam mê nghệ thuật trong ngời phụ nữ ấy. Khi chuyển từ truyện
ngắn sang tiểu thuyết, Võ Thị Hảo tâm sự khi cảm thấy truyện ngắn dờng nh
quá chật chội thì tiểu thuyết chính là thảo nguyên rộng lớn để cho phép mình
đợc làm những cú nhảy của mèo hoang. Khi cầm bút vẽ tranh là chị muốn
"mở rộng đờng chân trời" của mình. Trong hành trình không mệt mỏi của
nghệ thuật đích thực ngời ta nhận ra ngời phụ nữ viết văn và một trái tim luôn
đập cho những điều tốt đẹp trong đời.
Chị đã cho xuất bản nhiều tác phẩm: Tập truyện ngắn Biển cứu rỗi; Tập
truyện ngắn Chuông vọng cuối chiều; Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo; Tập
truyện ngắn Ngậm cời; Tiểu thuyết Giàn thiêu; Kịch bản phim truyện: Con
dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi... Vào làng viết cha lâu nhng Võ


19

Thị Hảo đã có nhiều những thành công đợc ghi nhận trong đó có cả những
giải thởng uy tín.
Bớc trên con đờng nghệ thuật và làm nên những thành công là điều
không dễ dàng với bất cứ ai nhất là đối với ngời phụ nữ. Vì đam mê mà Võ
Thị Hảo đã lựa chọn và chị chấp nhận trả giá cho những lựa chọn ấy. Mỗi khi
đọc một tác phẩm ngời ta nhận ra cái nhẹ nhàng tinh tế bên cạnh cái mạnh
mẽ, cái sắc sảo trong sự chiêm nghiệm để rồi nhận ra Võ Thị Hảo. Phong cách
của ngời nghệ sĩ đã đợc định hình. Nhà văn đã làm đợc cái điều mà bất cứ một
ngòi bút văn chơng nào cũng mơ ớc vơn tới.
1.2.2. Kịch bản phim truyện trong sáng tác của Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo khởi đầu nghiệp văn bằng những bài thơ dành riêng cho
mình. Và đến năm 1989, sự xuất hiện của Ngời gánh nớc thuê đã gây sự chú ý

của độc giả. Cái tên Võ Thị Hảo từ đó cũng xuất hiện đều đặn trên văn đàn.
Là nhà văn chị sáng tác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Bên cạnh đó các bài báo
và hội họa là sự bù đắp cần thiết cho cây bút trách nhiệm và đam mê trong Võ
Thị Hảo.
Với Võ Thị Hảo, cuộc đời cầm bút, phía bên này là sống vì mình nhng
phía bên kia lại chính là vì những độc giả thân yêu. Những bất ngờ liên tiếp là
món quà mà chị dành riêng tặng những ngời luôn đồng hành với mình. Trên
nền thành công của những thể loại tay quen Võ Thị Hảo rẽ ngang sang lĩnh
vực điện ảnh. Xuất phát từ niềm yêu thích điện ảnh Mĩ và cách làm phim của
đạo diễn Trơng Nghệ Mu mà ở đó họ làm phim dựa trên những kịch bản đậm
chất văn học hoặc phơng pháp thể hiện ý tởng văn học khiến những bộ phim
họ làm ra rất giàu hình ảnh và ấn tợng mạnh bởi sự biểu đạt ý tởng một cách
tinh tế. Chính những suy nghĩ này cộng với những trăn trở về điện ảnh nớc
nhà, và với niềm đam mê sẵn có, Võ Thị Hảo đã viết những kịch bản phim
truyện và in thành sách - một điều mà trớc nay ít ai làm. Đây là lần đầu tiên
Võ Thị Hảo viết kịch bản phim truyện và chị đã viết một xê-ri 3 kịch bản
phim: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi. Tiếp cận một thể loại
khó, Võ Thị Hảo đã cẩn trọng nâng niu trau truốt từng chi tiết làm cho cốt
truyện trở nên hấp dẫn, bố cục chặt chẽ. Mỗi tình huống truyện đều chứa đựng
những yếu tố bất ngờ toát lên những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, và thêm một
lần nữa cho thấy ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn này. Đồng thời bị chi phối


20

của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh, viết kịch bản phim truyện đòi hỏi
nhà văn phải từ bỏ nhiều thói quen trong cách thể hiện t tởng, ý tởng luôn phải
đợc hiện diện qua những âm thanh nghe thấy đợc và những hình ảnh nhìn thấy
đợc. Cả ba kịch bản phim đều là những cái nhìn đầy yêu thơng và trân trọng
của ngời phụ nữ với những ngời phụ nữ. Qua đó thêm một lần nữa khẳng định

phía sau những vầng sáng khác nhau từ những trang viết, chất chứa suy tởng
và ý niệm về cuộc đời, về thân phận con ngời.
Mặc dù không nổi bật nh những sáng tác truyện ngắn hay tiểu thuyết, nhng kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo đã cho thấy tài năng và sự lao động
miệt mài của ngời nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật. Thử nghiệm ở một đề tài
mới và sau gần 5 năm Kịch bản phim truyện đã chứng tỏ những giá trị văn học
của nó.
Nếu nh truyện ngắn của Võ Thị Hảo hớng vào cuộc sống thờng nhật,
khám phá mọi vấn đề của cuộc sống ở những chiều kích và góc độ khác nhau
thì ở kịch bản phim truyện những gì đề cập đến có phần mang tính chiêm
nghiệm nhiều hơn. Vẫn là cuộc sống nhng là cuộc sống trong chuỗi ngày dài
và có phần bị làm cho lu mờ bởi sự bất định của thời gian. Cuộc sống không
phải đợc tái hiện trong những khoảnh khắc chớp nhoáng mà thay vào đó là sự
trọn vẹn của một kiếp ngời, thời gian lại trở về trong cái nhìn nhiều trải
nghiệm, suy t.
Trong số ba kịch bản phim của Võ Thị Hảo thì Mùa thu kiếp sau đợc
tác giả viết trực tiếp viết thành kịch bản, còn hai kịch bản Con dại của dá và
Biển cứu rỗi đợc chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả. Đây đợc xem
nh là cuộc "sinh nở" lần thứ hai của những tác phẩm này. Mỗi kịch bản khi đợc chuyển thể đã thành một sinh thể mới, nó độc lập với truyện ngắn. Chuyển
thể là cả một nghệ thuật. Ngời chuyển thể không đơn thuần là ngời "đọc" và
"dịch" văn bản từ loại hình này sang loại hình khác mà còn cao hơn, là ngời
sáng tạo cái mới trên cơ sở kết hợp những cái đã có thông qua hiểu biết, tri
thức, vốn liếng của mình. Đó phải là một ngời am hiểu cả văn học và điện ảnh,
có trình độ xử lí văn bản văn học, văn bản kịch bản điện ảnh, có tri thức và
tầm hiểu biết cũng nh nền tảng văn hóa rộng. Chuyển thể thành kịch bản tác
giả Võ Thị Hảo đã cố gắng theo sát truyện ngắn từ tên tác phẩm, cốt truyện, đờng dây dẫn, hệ thống nhân vật, ý tởng chủ đề đến hình thức, ngôn ngữ, phong
cách tác giả. Khi chuyển thể kịch bản đã tạo ra những tính cách mới, những


21


hành động mới, khung cảnh, thời gian khác nhau và những biểu hiện giàu cảm
xúc... Còn ở kịch bản Mùa thu kiếp sau lại cho thấy t tởng nhân đạo về cuộc
đời con ngời với cách xây dựng nhân vật trên nền hiểu biết phong phú về lịch
sử dân tộc qua thời gian và không gian. Giờ đây trong sự nghiệp của Võ Thị
Hảo chúng ta không thể không kể đến thể loại kịch bản phim truyện nh những
đóng góp của tác giả trong thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết.
1.3. Tiểu kết chơng 1
Trong chơng này, chúng tôi tập trung vào một số vấn đề lí luận có liên
quan đến đề tài. Kịch bản phim truyện là một đối tợng không mới nhng nó cha
có một khái niệm "kiên cố" nh những khái niệm của các thể loại văn học khác.
Chính vì thế chúng tôi đi làm rõ khái niệm, đặc điểm từ nhiều góc độ nh tính
văn học của kịch bản phim, đặt nó trong chuỗi mắt xích của loại hình điện
ảnh, đặt nó trong đối sánh với kịch bản sân khấu...
Cũng trong chơng này chúng tôi đi vào những nét khái quát về nhà văn
Võ Thị Hảo và kịch bản phim truyện của chị. Cuộc đời và sự nghiệp của nữ
nhà văn gắn liền với nghệ thuật. Mỗi tác phẩm cho thấy cái nhìn sâu sắc, nhạy
cảm của Võ Thị Hảo với mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó cũng là thái độ yêu
thơng trân trọng đối với con ngời, tinh thần trách nhiệm đối với nghệ thuật,
của ngời công dân đối với đất nớc. Kịch bản phim truyện là thể loại đến sau
trong sáng tác của Võ Thị Hảo, trong đó có cả những kịch bản chuyển thể từ
truyện ngắn của tác giả, chính vì thế đợc thừa hởng những vốn liếng quý giá từ
kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo đã qua. Và với kịch bản phim một lần
nữa Võ Thị Hảo khẳng định tài năng và phong cách văn chơng của mình.
Chơng 2
Bố cục văn bản, câu văn và từ ngữ
trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo
2.1. Bố cục văn bản kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo
2.1.1. Sự phân cảnh trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo
Đích đến của một kịch bản vẫn là kịch bản ấy sẽ đợc sản xuất thành
phim. Một trong những dấu hiệu hình thức rõ nhất thể hiện sự chi phối của

việc sản xuất bộ phim trong tơng lai đối với kịch bản hiện tại đó là việc phân
cảnh trong văn bản kịch bản phim.
Khác với việc chia chơng, mục trong tác phẩm văn học có dung lợng lớn,
kịch bản phim nhất thiết phải đợc chia thành các cảnh. Phân cảnh không chỉ


22

đơn thuần đánh dấu về mặt hình thức nhằm phân nhỏ một chuỗi diễn biến dài
mà còn đảm nhận nhiệm vụ chỉ dẫn cho độc giả, đó là cách mà tác giả đặt bối
cảnh trong tâm trí ngời đọc. Sự phân cảnh đợc đánh dấu bởi những mở cảnh
mà điện ảnh ngời ta gọi là phần mở cảnh. Nh vậy mỗi phân cảnh đều có sự
thuyết minh bối cảnh một cách ngắn gọn, ví dụ:
Nội. Phòng ngủ - sáng (Dẫn theo Đoàn Linh, [36]),
trong cổng dinh - ngoại - ngày (Dẫn từ kịch bản phim Con
dại của đá của Võ Thị Hảo),
trại giam - ngoại - ngày (Dẫn từ kịch bản phim Ngoại tình của
tác giả Đặng Thu Hà).
Mở cảnh cho ngời đọc thấy cảnh đó diễn ra ở đâu, chúng ta đang ở bên
trong hay bên ngoài. Sau đó là tên thời điểm: phòng ngủ, bến tàu.... Cuối cùng
có thể là thời điểm trong ngày. Phần mở cảnh cũng có thể bao gồm thông tin
về quá trình sản xuất nh: tiếp tục, cảnh chính hay cảnh có sẵn...
Bộ ba kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo gồm: Con dại của đá 68
cảnh, Mùa thu kiếp sau 123 cảnh, Biển cứu rỗi 127 cảnh. Dung lợng của mỗi
cảnh không bị giới hạn và giữa các cảnh cũng không nhất thiết phải có sự cân
bằng.
Ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hình tợng và t duy hình tợng là phơng
thức t duy trong sáng tạo và tiếp nhận văn học. Việc đặt bối cảnh làm tăng
tính minh bạch cho việc miêu tả, cụ thể hóa sự trừu tợng của ngôn ngữ văn
học nghệ thuật trong kịch bản phim truyện. Điều này hết sức cần thiết cho

việc miêu tả trong kịch bản phim. Việc phân cảnh khiến cho tác giả có lợi thế
trong việc di chuyển bối cảnh của sự việc. Và đó là việc thông báo bối cảnh có
chủ ý của ngời cầm bút.
Thông tin quan trọng nhất đối với độc giả qua phần mở cảnh là địa điểm
làm nên bối cảnh của hiện tợng, hành động. Những thông tin này đợc gói
ghém trong những đơn vị tối giản về mặt hình thức; đó thờng là một cụm từ,
cũng có khi là một từ. Ví dụ: Cao nguyên đá, Đờng tới trờng học, Nhà Cáo
Tờ Trảng, Quán rợu... (Con dại của đá); Dinh quan thợng th, Chái chuồng
ngựa, Trên sông, Bãi dâu tằm... (Mùa thu kiếp sau); Đảo đèn, Toa xe lửa, Đờng ô tô, Trên thùng xe tải, Biển, Nghĩa trang... (Biển cứu rỗi). Xâu chuỗi
những mở cảnh, hệ thống bối cảnh sẽ xuất hiện liên tục trong t duy của độc
giả. Đồng thời nó còn là thứ ngôn ngữ có ý nghĩa biểu hiện thông qua ghép


23

nối các cảnh với nhau (dựng phim). Sự lắp ráp, dựng các đoạn, các cảnh rời
rạc và ngời đọc phải tự phân tích, lí giải, cảm nhận trong kịch bản có vai trò tơng tự nh sự tái hiện qua ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn, tiểu thuyết.
Những am hiểu về ngôn ngữ điện ảnh đã đợc Võ Thị Hảo vận dụng trong việc
phân cảnh ở các kịch bản của mình.
2.1.2. Phần văn xuôi và phần lời thoại trong kịch bản phim truyện
của Võ Thị Hảo
Kịch bản phim truyện có hai phần chủ yếu là phần văn xuôi và phần lời
thoại. Tùy theo yêu cầu của câu chuyện trong tác phẩm mà ở mỗi kịch bản tỷ
lệ giữa phần văn xuôi và phần lời thoại cũng ít nhiều khác nhau. Đây là hai
thành phần quan trọng nhất của kịch bản phim. Phần thoại và phần văn xuôi đợc xen lẫn, hỗ trợ cho nhau, đều có vai trò thúc đẩy cốt truyện, dẫn dắt những
diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Tác giả kịch bản thờng phải điều chỉnh hai
phần này theo hớng nhiều hình ảnh, ít lời thoại. Nếu để lời thoại chen lấn mọi
thủ pháp biểu hiện của nghệ thuật điện ảnh thì lúc đó phần văn xuôi, bộ phận
giữ vai trò miêu tả bối cảnh, tâm trạng, diện mạo, hành động của nhân vật bị
đẩy xuống hàng thứ yếu, mất đi vị trí độc lập có sức biểu cảm rất lớn.

Trong ba kịch bản phim của Võ Thị Hảo thì kịch bản Biển cứu rỗi có số
lợng nhân vật ít nhất. Đây cũng là kịch bản có số lợng cảnh nhiều nhất và số lợng cảnh chỉ có văn xuôi cũng nhiều hơn cả. Có những cảnh trong kịch bản
Biển cứu rỗi có dung lợng cực ngắn, ví dụ ở cảnh số 9:
ĐƯờNG Ô TÔ - NGOạI - NGàY
Con búp bê rơi xuống nằm lăn lóc trên đờng quốc lộ chạy song song với
đờng tầu.[III; 318].
Hơn bất kì một thể loại nào, phần văn xuôi và phần lời thoại trong kịch
bản cần có sự điều phối bởi tài năng của ngời nghệ sĩ. Với một tiểu thuyết, có
thể có những dòng độc thoại nội tâm dài hàng vài trang nhng điều này không
thể xuất hiện trong kịch bản phim. Thay vào đó tác giả phải tìm những cách
thể hiện đa dạng hơn. Phần lời thoại là phần dễ chuyển thành những chi tiết
hiển thị nhng phần văn xuôi là những miêu tả hình ảnh nên khó hơn trong việc
lựa chọn những chi tiết hiển thị mà lại là những chi tiết hiển thị có sức biểu
cảm. Bởi vậy các chuyên gia điện ảnh thờng đánh giá cao những cố gắng
trong việc triển khai phần văn xuôi. Là một nhà văn tài năng, lại có tâm huyết


24

với điện ảnh, Võ Thị Hảo đã nỗ lực làm một ngời nhạc trởng sao cho mọi sự
kết hợp không bị lệch nhịp.
Bộ phận văn xuôi, cũng còn gọi là phần câm. Đơn giản có thể hiểu đó là
toàn bộ phần miêu tả khung cảnh của tác giả. Bộ phận văn xuôi trong kịch bản
phim truyện không giống nh phần thuyết minh khung cảnh hết sức tiết kiệm từ
ngữ trong những vở kịch nhng cũng không giống cách viết nh trong các tiểu
thuyết và truyện ngắn. Nó không cho phép sự can thiệp t biện của tác giả trong
ngôn từ đợc tiểu thuyết hóa kiểu nh: Biết đâu, sẽ có phép lạ, và Thảo của
anh sẽ bất ngờ xuất hiện. Nếu phép lạ đến, cô sẽ hiện ra trớc mắt anh với
hình dáng ra sao đây?(Võ Thị Hảo - Bàn tay lạnh). Trong phần văn xuôi
mang tính miêu tả bối cảnh và sự hoạt động của nhân vật vì thế nhất thiết phải

tạo ra đợc những cảnh có cảm xúc. Chính vì u thế của phần văn xuôi mà cả ba
kịch bản của Võ Thị Hảo đều mở đầu bằng cảnh chỉ có văn xuôi. Những
khung cảnh này đợc trở đi trở lại làm khung cảnh chính cho mỗi câu chuyện.
Khi lựa chọn điểm nhấn chính xác và hiển thị hóa bằng ngôn ngữ khiến mỗi
khung cảnh không còn là sự miêu tả vô hồn mà còn có sự lồng ghép cảm xúc
và tâm trạng của ngời viết, dự cảm về không khí câu chuyện trong tác phẩm sẽ
tiếp tục ở những cảnh sau. Vì thế nó rất cần thiết cho cấu trúc của một đoạn và
cả bộ phim. Đây là cảnh đầu tiên của kịch bản phim Con dại của đá: Vòm
trời vùng ngời Mông cao vút lồng lộng.
Thốt nhiên một tiếng kêu lớn, lảnh lót. Rồi choán gần hết khuôn hình là
cánh chim đại bàng bay ngợc chiều vầng mặt trời đỏ bầm và hớng chao
nghiêng của bầu trời.
Văng vẳng tiếng kèn lá.
Tiếng kèn thổn thức, da diết. Đến tức ngực.
Tiếng kèn lá nh bám đuổi theo nhịp sải cánh chim đại bàng.[I; 11].
Trong cảnh đầu tiên này chỉ có phần văn xuôi, đó là toàn bộ bức tranh
thiên nhiên làm bối cảnh của câu chuyện trong bộ phim. Trong cảnh này, phần
văn xuôi ghi lại hình ảnh cảnh vật và âm thanh tiếng chim. Không phải là một
phân cảnh miêu tả cảm xúc con ngời nhng qua cách miêu tả độc giả vẫn cảm
nhận đợc cái nhìn cuộc sống nặng trĩu tâm trạng. Dự báo về một không khí ảm
đạm của cuộc sống nơi này.
Lúc này tính cụ thể càng cao bao nhiêu thì ý tởng của ngời viết càng hiện
lên chính xác trong bộ phim tơng lai bấy nhiêu. Võ Thị Hảo đã tìm thấy


25

những chi tiết câm có thể tạo nên đời sống, t tởng tình cảm trên màn ảnh, đó là
những chi tiết mà đạo diễn Huy Thành gọi là chi tiết hiển thị đắt giá. Qua đó,
Võ Thị Hảo đã chứng tỏ mình là một nhà nghệ thuật tinh tờng, giàu vốn sống

thực tiễn và đem lại cho bộ phận câm của bộ phim sức biểu hiện tinh tế.
Trong số các kịch bản, có thể có những cảnh chỉ toàn phần văn xuôi nhng
không thể có cảnh mà trong đó chỉ có thoại. Đặc trng này có thể nhận ra qua
những thống kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lợng cảnh trong kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo
Cảnh
Tác phẩm
Con dại của đá
Mùa thu kiếp sau
Biển cứu rỗi

Có cả phần lời thoại
và phần văn xuôi
46
88
57

Chỉ có phần văn xuôi
22
35
70

Phần lời thoại là toàn bộ lời nói của nhân vật, cả đối thoại và độc thoại.
Nếu nh ngôn ngữ điện ảnh là hình ảnh thì lời thoại là ngôn ngữ của ngôn ngữ
ấy. Chỉ có hình ảnh thôi cha đủ mà cần phải có thoại tiếng nói của hình ảnh đợc đầy đủ hơn, có chiều sâu hơn vì điện ảnh luôn phản ánh thực tế xã hội một
cách trung thực nhất, mà đó lại là thế giới muôn hình vạn trạng không phải lúc
nào và không phải cái gì cũng có thể biểu hiện đợc bằng hình ảnh. Trong sáng
tác của Võ Thị Hảo, bổ sung cho những cảnh miêu tả đầy cảm xúc là những
phần thoại. Thông qua những đoạn thoại, trí tuệ và tầm vóc của nhân vật, các
mối quan hệ giữa các nhân vật đợc hiện thực. Thoại là ngôn ngữ giao tiếp giữa

các nhân vật, là thông điệp để ngời xem hiểu đợc mọi thứ ngoài hình ảnh mà
ngời làm phim muốn mang đến cho khán giả. Vì thế lời thoại trong kịch bản
phải rất ngắn gọn, cô đọng, phải thể hiện những điều mà phần miêu tả hình
ảnh không thể hiện đợc.
Trong kịch bản Biển cứu rỗi, nhân vật Hân là một ngời lính may mắn trở
về trong ngày chiến thắng. Sống trong tình đoàn kết, đùm bọc của đồng chí
anh em trong những ngày chiến đấu khiến anh thấy lạ lẫm với cuộc sống thờng nhật trong ngày hòa bình. Khi nhìn thấy sự giả dối, điêu toa của những
ngời trên cùng chuyến tàu, anh đã giận dữ hét lên:
- A hà... Hóa ra chúng tôi ở ngoài mặt trận hy sinh xơng máu, ở nhà
đâm đổ đốn thế đấy! Tôi về không để yên![III; 326]. Lúc này ngời đọc hiểu
hơn tâm trạng háo hức và chờ đón cuộc sống theo cách mờng tợng của Hân.


×