Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Khu di tích kim liên với việc phát triển du lịch luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 91 trang )

TRNG I HC VINH
Khoa lịch sử
---------------

Nguyễn thị mai

khoá luận tốt nghiệp đại học

khu di tíCH kim liêN
vớI việc pháT triểN du lịCH
ChuyêN Ngành : du lịCH

Lớp
: 48B2 Du lịch (2007 2011)
Giảng viên hớng dẫn : GVC. Võ Anh Mai

Vinh, 2011


LỜI CẢM ƠN
Được sự góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ Du
lịch, Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học Vinh, em đã lựa chọn được đề tài
nghiên cứu "Khu di tích Kim Liên với việc phát triển du lịch" làm khóa luận
tốt nghiệp. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc Ban quản lý Khu di
tích Kim Liên và các nhân viên tại đây đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóa
luận tốt nghiệp này. Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
các thầy cô giáo và mọi thành viên trong Ban quản lý Khu di tích Kim Liên
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Anh Mai người đã hướng dẫn em nhiệt
tình, chu đáo trong suốt thời gian qua, để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt
nghiệp này.


Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ An là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Với tiềm năng về tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp kết hợp với một bề dày lịch sử - văn hóa đã tạo cho mảnh đất này
một sức hấp dẫn lớn lao đối với du khách gần xa. Trong những năm gần đây,
cùng với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước cộng với việc chú trọng đầu tư
phát triển một cách tích cực có hiệu quả, du lịch Nghệ An đang có những
bước chuyển mình to lớn. Du lịch không chỉ là một ngành “Xuất khẩu tại
chỗ” mà còn được mệnh danh là“ Ngành công nghiệp không khói ”, “Con gà
đẻ trứng vàng” là “ Giấy thông hành của hòa bình ”. Nó đã góp phần đem lại
nguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân sách Tỉnh, góp phần tạo sự chuyển dịch
trong cơ cấu kinh tế, hơn nữa thông qua hoạt động du lịch làm tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của các quốc gia.
Dựa vào những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch, Nghị quyết
45/CP của Chính phủ đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Trên tinh thần
đó, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020” được Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 12/6/2009 cũng đã nêu rõ mục
tiêu tổng quát là: Phấn đấu đưa du lịch Nghệ An thành ngành kinh tế mũi
nhọn, phát triển bền vững; Phấn đấu đến năm 2020 Nghệ An trở thành trung

tâm du lịch khu vực Bắc Trung Bộ và là trọng điểm du lịch của cả nước.
Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo quốc lộ 46. Cảnh quan tự nhiên làng
quê yên bình, êm ả… cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thân
1


thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lợi thế cho du
lịch Kim Liên phát triển.
Tuy nhiên trên thực tế trong thời gian qua cho thấy sự phát triển du lịch ở
Kim Liên – Nam Đàn chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó, vẫn bộc lộ nhiều
hạn chế: Khách du lịch đến tương đối đông nhưng doanh thu chưa cao, hiệu quả
khai thác hoạt động du lịch tại các điểm di tích còn nhiều bất cập, các sản phẩm
dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm lưu niệm của khách còn nghèo nàn, chưa tạo ra
được những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn du khách; trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên vẫn chưa được toàn diện….
Vì lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Khu di tích Kim Liên
với việc phát triển du lịch”, với mong muốn trên cơ sở đánh giá thực trạng
hoạt động du lịch tại khu di tích Kim Liên, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy du lịch Kim Liên phát triển, trở thành điểm hấp dẫn
thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài này đã được một số tác giả tìm tòi và nghiên cứu. Nó được đề
cập trong các tài liệu như:
- Hồng Yến và Lan Anh (2009), Sổ tay du lịch Miền Trung, NXB Lao
Động.
- Nghệ An di tích (2005), NXB Nghệ An.
- Minh Anh và Hải Yến (2008), Cẩm nang du lịch việt Nam, NXB Hồng
Đức.
- Thanh Bình và Hồng Yến (2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa

danh du lịch, NXB Lao Động.
- Di tích Kim Liên quê hương Bác Hồ (1992), NXB Nghệ An.
Và một số tài liệu khác.... Tuy nhiên các tác giả của những đề tài nghiên cứu
trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, sâu sắc... Mỗi đề tài đều có
2


những cái hay và mặt hạn chế riêng như: Trong cuốn, Sổ tay du lịch Miền
Trung của tác giả Hồng Yến và Lan Anh (biên soạn) hay Cẩm nang du lịch
Việt Nam của tác giả Minh Anh và Hải Yến… thì chỉ giới thiệu khái quát và
đề cập đến một phần rất nhỏ tới Khu di tích Kim Liên. Hay trong cuốn Di tích
Kim Liên quê hương Bác Hồ- NXB Nghệ An, thì giới thiệu khá rõ nét về quê
hương của Bác. Tuy nhiên nội dung chủ yếu chỉ giới thiệu mang tính chất lịch sử,
chưa đan xen, kết hợp với sự phát triển du lịch… Vì vậy tôi lựa chọn đề tài trên
để tiếp tục đi sâu nghiên cứu, góp phần phát huy các giá trị của khu di tích.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khu di tích Kim Liên đối với sự phát triển du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: khu di tích Kim Liên ở Nam
Đàn - Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2000 đến năm 2010.
4. Giả thiết khoa học
Khu di tích Kim Liên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du
lịch của tỉnh Nghệ An và của cả nước.
Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Nguyên nhân chính là
do các yếu tố về cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, các sản phẩm du lịch và
dịch vụ khác ở Kim Liên hầu như chưa phát triển. Nó làm giảm đi nguồn
doanh thu du lịch của địa phương và tỉnh.
Qua tìm hiểu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở kim Liên – Nam Đàn
– Nghệ An, tôi đã viết đề tài nghiên cứu: “ Khu di tích Kim Liên với việc phát
triển du lịch ”.

Nếu đề tài này thành công sẽ có những đóng góp tích cực cho việc học
tập, nghiên cứu của bản thân tôi cũng như các bạn sinh viên đang theo học
ngành du lịch. Đồng thời đề tài nghiên cứu này cũng là một trong nhiều ý kiến
đóng góp rất thiết thực đối với các cán bộ đã và đang làm việc tại Khu di tích
3


Kim Liên để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những thành tựu đã làm
được cũng như các vấn đề còn hạn chế trong thời gain qua… Từ đó có
thể đưa ra những biện pháp, những hướng giải quyết phù hợp, xác thực để
Khu di tích Kim Liên trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong lòng mỗi du khách
muôn phương.
5. Nhiệm vụ của khóa luận
Nhiệm vụ quan trọng nhất của khóa luận là: Tìm hiểu các di tích trong
Khu di tích Kim Liên, khai thác các giá trị tiêu biểu đó để phục vụ cho việc
phát triển du lịch tại khu di tích. Đánh giá những đóng góp tích cực cũng như
mặt hạn chế của Khu di tích đối với sự phát triển du lịch từ khi thành lập cho
tới nay. Đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước đến với Khu di tích Kim Liên.
Từ những kết quả đạt được trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài,
giúp cho các bạn sinh viên trẻ hiểu được đặc trưng nghề ngiệp là: Làm du lịch
không phải chỉ là để đi để hưởng thụ những cái đẹp của thiên nhiên ban tặng,
hưởng thụ những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại cho các thế hệ đời sau mà
làm du lịch là phải biết phát huy những giá trị nổi bật, quý giá đó bằng mọi cách
thức và phương pháp, biết bảo vệ và khai thác một cách hợp lý để các di tích lịch
sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đó không chỉ phát triển ở thế hệ chúng ta,
mà còn phát triển và tồn tại vĩnh hằng ở các thế hệ con cháu sau này.
Từ nhận thức đó giúp tôi và các bạn sinh viên học tập tốt hơn, có
định hướng rõ ràng hơn trong nghề nghiệp, cố gắng học tập vì mục tiêu
phấn đấu của mình.

Đây cũng là một trong những biện pháp để tuyên truyền, giới thiệu,
quảng bá cho du khách mọi miền biết được giá trị văn hóa sâu sắc của di tích,
các tiềm năng phát triển du lịch để thu hút vốn đầu tư. Vì vậy đề tài sẽ góp
phần thúc đẩy sự phát triển du lịch ở Nghệ An.
4


6. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa.
Trực tiếp tham quan, nghiên cứu các di tích trong Khu di tích Kim
Liên, Thông qua việc ghi chép, nghe, nhìn, để lấy số liệu về đối tượng
nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, phân loại, xử lý thông tin số liệu.
Đây là phương pháp chính trong việc nghiên cứu đề tài này. Tôi đã tìm hiểu
thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như: Tài liệu tại Ban quản
lý Khu di tích Kim Liên, Ban quản lý dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim
Liên gắn với phát triển du lịch, các bài báo trong kho lưu trữ tại Khu di tích,
các đánh giá nhận xét của các nhân viên trong Khu di tích… Cùng các tư liệu
đã in ấn, xuất bản thành các cuốn sách, các trang website đáng tin cậy, số liệu
thực tế và từ các nguồn khác nhau.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo…Bài khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Khu di tích Kim Liên.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại Khu di tích Kim Liên.
Chương 3: Một sô giải pháp phát triển du lịch tại Khu di tích Kim Liên.

5



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH KIM LIÊN
1.1.Vị trí địa lý
Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 đến km13 gặp ngã ba Mậu Tài,
rẽ trái theo con đường nhựa uốn mềm như dải lụa khoảng hơn 1km, du khách
gặp một làng quê bình dị như bao làng quê Việt Nam, cũng cây đa bến nước,
lũy tre làng... Đó là xã Kim Liên - huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.
Xưa kia tuyên truyền rằng có một nhà địa lý người Trung Quốc rất giỏi,
khi đi qua vùng này ông thấy địa hình ở đây rất đặc biệt. Giữa trung tâm vùng có
một ngọn núi đứng độc lập. Nếu quan sát kỹ thì thấy đường nét của núi có một
hình chữ “Vương” khổng lồ. Vị đó liền phán rằng: “ Vùng này sẽ xuất hiện một
vị thánh là vua trăm họ của nước Nam” và Hồ Chí Minh, Chủ tịch đầu tiên của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được xem là vị thánh ấy.
Xã Kim Liên phía đông giáp với xã Nam Giang và xã Hưng Đạo, phía
tây giáp xã Hùng Tiến, phía nam giáp xã Nam Cát, xã Hưng Lĩnh và xã Xuân
Lâm, phía bắc giáp xã Nam Lĩnh. Trước đây xã Kim Liên gọi là Chung Cự
thuộc tổng Lâm Thịnh huyện Nam Đàn (trước năm 1945). Trong xã có các
làng: Kim Liên ( làng Sen), làng Hoàng Trù, cùng các làng Ngọc Đình, Vân
Hội, Tình Lý, Cường Kỵ, Khoa Cử. Các làng này đều ở quanh núi Chung.
Trong đó có hai làng có ý nghĩa rất đặc biệt đó là làng Hoàng Trù (hay còn
gọi là làng Chùa), và làng Sen ( Kim Liên). Hai ngôi làng này đã đi vào lịch
sử, vào trái tim triệu triệu con người cùng với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

6


Hiện nay trên địa phận xã Kim Liên có Khu di tích Kim Liên, là một

trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về thân thế, và sự nghiệp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại đây lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về
thời niên thiếu của Chủ tịch và những người trong gia đình.
Toàn bộ khu di tích bao gồm: Nhà tranh của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà
Hoàng Thị Loan, ngôi nhà Ông Bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thờ
chi nhánh họ Hoàng Xuân, mộ bà Hoàng Thị Loan, nhà tưởng niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh... Toàn khu di tích rộng trên 250 ha, các điểm và cụm di tích
tương đối gần nhau. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, trùng tu,
khai thác phát triển du lịch tại Kim Liên.
1.2. Lịch sử hình thành Khu di tích Kim Liên
Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên (gọi tắt là Khu di tích Kim Liên), là
khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An, thuộc vùng duyên hải Miền Trung Việt Nam, cách thành
phố Vinh khoảng 20km theo quốc lộ 46. Được Đảng Cộng Sản Việt Nam và
nhà nước cho xây dựng từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Tới năm
1979, Khu di tích Kim Liên được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam (nay là
Bộ văn hóa thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử quốc gia theo quy
định số 54 VH/QĐ ngày 29/04/1979.
Cụm di tích này được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan
trọng của quốc gia, là di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều năm
qua. Hàng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu lượt khách trong và ngoài
nước tới viếng thăm.

7


1.3. Các di tích trong khu di tích Kim Liên
Đây là một quần thể di tích đa dạng, phong phú bao gồm: Các di tích về

quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Bác về thăm quê... Được hình
thành từ năm 1956, Khu di tích Kim Liên gồm các di tích sau:
+ Di tích Hoàng Trù (quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh).
+ Di tích Làng Sen (quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh).
+ Di tích Giếng Cốc.
+ Di tích Lò Rèn Cố Điền.
+ Di tích nhà thầy Vương Thúc Quý.
+ Di tích nhà thờ họ Nguyễn Sinh.
+ Di tích nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
+ Di tích Núi Chung.
+ Khu mộ bà Hoàng Thị Loan.
+ Khu lưu niệm sự kiện hai lần Bác về thăm quê.
Ngoài ra còn có nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những
di tích gắn liền với cuộc đời của Bác từ lúc Bác lọt lòng đến lúc Bác trở thành
một cậu thanh niên có đủ nhận thức, hiểu biết...
Đến đây du khách sẽ hiểu và cảm nhận được phần nào cuộc sống và
con người nơi đây, hiểu được tại sao một mảnh đất khô cằn như vậy lại có thể
nuôi dưỡng lên một tâm hồn cao đẹp, một con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
1.3.1 Cụm di tích Hoàng Trù
Di tích Hoàng Trù (làng Chùa), là quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nằm ở trung tâm xóm Trù I xã Kim Liên – huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An.
Cụm di tích này nằm trong khu vườn rộng 7 sào Trung Bộ tương đương với
3.500m2

8


Là nơi Bác cất tiếng khóc chào đời và gắn bó với những năm đầu tiên
của thời thơ ấu trong tình yêu thương, nuôi dưỡng của ông bà, bố mẹ, anh chị

và bà con làng xóm. Cụm di tích này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn
hóa Quốc gia năm 1990, bao gồm các di tích:
• Ngôi nhà – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời
Năm 1883 để chuẩn bị cho lễ thành hôn của hai con là Nguyễn Sinh
Sắc và Hoàng Thị Loan, cụ Hoàng Đường đã dựng một căn nhà tranh ba gian
làm chỗ ở riêng sau ngày cưới. Những đồ đựng trong nhà đều bình dị và được
sắp xếp hài hòa và ấm cúng.
Gian ngoài, bên cửa sổ nhỏ đầu hồi có chiếc án thư (để nghiên mực,
hộp bút lông) và hai chiếc ghế vuông, phía trên chếch về bên trong có hai giá
đựng sách thánh hiền. Đây là nơi học tập của ông Nguyễn Sinh Sắc, tại đây
biết bao trang sách đã được mở để chắp cánh cho cuộc đời sự nghiệp của Ông
và cũng biết bao nhiêu lần cụ Hoàng Đường đã sang đây cùng con trao đổi
thêm về văn chương, chữ nghĩa...
Nhìn nét chữ rắn giỏi, ý tứ sâu sắc trong các bài tập, Cụ mừng thầm và
tràn đầy hy vọng vào tương lai của người con rể thông minh hiếu học. Nhưng
vào buổi suy tàn của nho giáo, đất nước lại trong cơn nguy kịch, rối ren,
chuyện “Học tài thi phận” cũng là lẽ thường tình. Vì vậy cho đến giờ phút
vĩnh viễn cuộc đời (năm 1893) cụ Hoàng Đường vẫn chưa được nhìn thấy
niềm vinh quang khoa bảng đến với người con yêu quý.
Gian giữa sát bên vách có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, niếp nứa,
trên trải chiếu mộc. Trước giường có tấm màn che bằng vải mộc nhuộm nâu.
Khi đứng trước chiếc giường này ai ai cũng xúc động, bởi trên chiếc giường
đơn sơ nhỏ hẹp này đôi vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc – Hoàng Thị Loan đã sinh
ra ba người con ưu tú cho đất nước: Cô Nguyễn Thị Thanh (1884), cậu
Nguyễn Sinh Khiêm (1888) và cậu Nguyễn Sinh Cung (19/05/1890). Sát bên
9


giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và những vật dụng
quý của gia đình. Chiếc rương là món quà hồi hôn của Cụ Kép khi cho

con gái ra ở riêng.
Thuở nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã men theo chiếc rương này để chập
chững tập đi. Đó là những bước đi đầu tiên trong cuộc đời của Người, để rồi
sau đó nối dài những bước tiếp theo trên khắp bốn biển năm châu để tìm
đường cứu nước.
Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là “Người bạn đồng hành” với cuộc
đời bà Loan, một người vợ hết lòng vì chồng, một người mẹ hết lòng vì con.
Ban ngày lo việc đồng áng, đêm đến dưới ánh sáng ngọn đèn dầu lạc, bà ngồi
dệt vải dệt lụa nuôi sống gia đình và góp phần dệt nên cuộc đời, sự nghiệp của
chồng và các con.
Vừa nhẹ nhàng theo tiếng thoi đưa, bà Loan vừa nhè nhẹ lắc võng hát
ru đưa con vào giấc ngủ bằng các nàn điệu dân ca bay bổng, nuôi lớn những
hy vọng sâu xa, những ước mơ cao đẹp:
“ À ơi!...làm người đói sạch rách thơm
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.
Với tri thức phong phú về văn hoá dân gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh
buổi đầu, nhờ công ươm trồng của người mẹ trẻ. Nhân cách, tuổi thơ, tình
cảm cao thượng của Người được phát triển một cách toàn diện trong sự chăm
sóc của mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt là người mẹ hiền Hoàng Thị
Loan và những tháng ngày sống ở Hoàng Trù, là kỷ niệm không bao giờ phai
trong ký ức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở nhỏ.
• Ngôi nhà cụ Hoàng Đường
Ngôi nhà tranh năm gian là nhà cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị
Kép. Cụ Hoàng Đường được tôi luyện trong cái “nôi” hán học, dù không có
học vị gì nhưng cụ nổi tiếng là hay chữ. Cụ bà Nguyễn Thị Kép là con của
10


một nhà nho đỗ bốn khoa tú tài được giáo dục chu đáo trong một gia đình nho
phong trọng đạo. Họ sinh được cô con gái đầu lòng là Hoàng Thị Loan (1868)

và chín năm sau 1877 sinh thêm cô con gái là Hoàng Thị An.
Gia đình cụ Hoàng Đường làm ruộng là chính, những lúc rảnh rỗi cụ bà
còn làm thêm nghề dệt vải, lụa. Cụ Hoàng Đường mở tại nhà mình một lớp
học chữ Hán.
Ba gian ngoài của ngôi nhà cụ dành làm nơi dạy học và tiếp khách. Ở
đây Cụ đặt một bộ tràng kỷ bằng tre, một án thư, hai cỗ dong dài, hai giá sách.
Hai gian phía trong, một gian làm buồng, một gian làm chỗ sinh hoạt
cho cụ Nguyễn Thị Kép và hai con gái.
Tại ba gian nhà ngoài của cụ Hoàng Đường, cậu Nguyễn Sinh Sắc - cậu
học trò bắt đầu học tập có thầy giáo kèm cặp dạy dỗ. Ba gian nhà ngoài này
thông với nhà thờ tạo nên không gian thoáng mát, bộ phản ở gian thứ nhất là
nơi cụ dạy học và cũng là nơi cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Sắc được học tập
chính quy, bài bản. Bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những học cụ như:
Bút lông, nghiên mài mực (ở gian thứ hai) gắn liền với việc dạy và học của
thầy và các trò.
Bộ phản ở gian thứ ba là nơi nghỉ ngơi của cặp thầy - trò; cha - con.
Lúc hứng khởi họ thường trao đổi, thảo luận về các điển tích, giải nghĩa từ
khó, hoặc tìm hiểu, phân tích những đoạn văn hay đầy tâm đắc. Đấy là môi
trường thuận lợi cho sự phát triển tài năng của Nguyễn Sinh Sắc.
Nguyễn Sinh Sắc không chỉ là người thông minh, hiếu học, mà còn là
một thiếu niên siêng năng, hoạt bát trong sinh hoạt, nết na, lễ phép trong giao
tiếp được cụ Hoàng Đường quý mến yêu thương như con đẻ.
Về sau cụ đã gả con gái của mình cho người học trò hiếu học này. Cuối
năm 1881, hôn lễ giữa Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chức
trong ngôi nhà gỗ năm gian. Hai năm sau (1883) mới làm lễ thành hôn. Ông
11


bà Hoàng Đường đã xây dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía tây
nhà mình để cho đôi vợ chồng mới cưới có chỗ ở riêng. Tại ngôi nhà cụ

Đường, tuổi ấu thơ của Bác Hồ đã được ông bà ngoại bồng bế, nâng niu, ru
cho Bác nghe những làn điệu dân ca đậm chất xứ Nghệ... chứa đựng bao thi
tứ trữ tình.
Cũng chính nơi đây, tuổi thơ của Bác đã chứng kiến sự dạy dỗ tận tình
của ông ngoại đối với các học trò của mình, sự tiếp thu những điều hay, ý tốt
của cha mẹ qua những buổi đàm đạo, trao đổi với ông bà ngoại và chính Bác
đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần, chứa đựng những hoài bão đẹp đẽ, lớn
lao của ông bà ngoại đối với người cháu thông minh và ham hiểu biết. Ngôi
nhà gỗ năm gian này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học
đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, là nơi ông bà cụ
Hoàng Đường xây dựng hạnh phúc lứa đôi cho bố mẹ Bác và cũng là nơi ghi
dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Người.
Chính vì vậy, khi về thăm di tích, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động
nói rằng: “ Nếu không có ông bà cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn thị Kép thì
sẽ không có ông Nguyễn Sinh Sắc phó bảng và dĩ nhiên không có Chủ tịch
Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta”.
• Nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân
Theo tộc phả để lại, tổ tiên dòng họ Hoàng Xuân ở làng Hoàng Vân,
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trong họ Hoàng ở làng Hoàng Vân ngày
trước có nhiều người học giỏi, làm quan to, được phong tước hầu, tước quận
công.
Từ Khoái Châu- Hưng Yên vâng lệnh triều đình, nhiều người con ưu tú
của họ Hoàng đã toả đi nhiều nơi đánh giặc, giữ nước và sinh cơ lập nghiệp,
trong đó có người lấy vợ ở làng Nghĩa Liệt huyện Hưng Nguyên- Nghệ An,
rồi lập ra họ Hoàng tại đây. Đến thế hệ thứ 9 có cụ Hoàng Phác Cần lập ra họ
12


Hoàng ở Hoàng Trù. Năm thế hệ sau có cụ Hoàng Xuân Cẩn (đậu 3 khoa tú
tài) sinh ra cụ Hoàng Đường (còn gọi là Hoàng Xuân Cát) ông ngoại Chủ tịch

Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà thờ này được cụ Hoàng Đường lập ra để thờ cúng cố nội là
Hoàng Xuân Mượu (còn gọi là Hoàng Trọng Mạo) ông nội là Hoàng Xuân Lý
và thân phụ là Hoàng Xuân Cẩn.
Trên xà nhà ghi rõ năm hoàn thành: “Tự Đức tam thập tứ niên chi tuế
tạo hoàn” (tức năm Tự Đức thứ 34 – 1881) trên đôi quyết trước nhà thờ có đôi
câu đối nói lên uy danh của dòng họ:
“Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ
Chung Cự hùng thanh chấn ức niên”
Nghĩa là: “Hoàng Vân khí tốt truyền từ ngàn năm trước
Chung Cự tiếng hùng vọng đến vạn năm sau”
Bàn thờ được bài trí giản dị, nghiêm trang. Đặc biệt có hiệu bụt cụ
Hoàng Đường do ông Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tự
tay viết, tỏ lòng thành đối với người bố vợ kính yêu của mình.
Thuở ấu thơ ở làng Chùa (1890 – 1895) và những năm tuổi niên thiếu ở
Làng Sen (1901 – 1906) cậu Nguyễn Sinh Cung thường theo cha đến nhà thờ
dâng hương hoa, tưởng niệm các vị tổ tiên, qua sự giảng giải của cha, cậu đã
hiểu được ngọn nguồn và truyền thống vẻ vang của dòng tộc Hoàng Xuân.
Từ khi khởi dựng đến khi Bác Hồ sinh ra, nhà thờ vẫn là ngôi nhà gỗ,
lợp tranh, xung quanh thưng phên. Mãi đến năm 1930 bà con trong họ Hoàng
đã tu sửa và lợp ngói như hiện nay.
1.3.2. Di tích Làng Sen- Quê nội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Cụm Di tích làng Sen cách cụm Di tích Hoàng Trù hơn 1,5 km về hướng
Tây Nam trên trục đường tham quan 540. Năm 1990 cụm di tích này đã được
xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Bao gồm các di tích sau:
13


• Nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Rời Hoàng Trù, theo con đường liên hương đi tiếp gần 2 km chính là

Làng Sen (quê nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống trong thời niên thiếu
(1901 – 1906). Đậu phó bảng khoa thi hội (Tân Sửu – 1901) ông Nguyễn Sinh
Sắc được vua Thành Thái ban biểu “Ân tứ ninh gia”. (Ơn chúa ban cho gia
đình tốt), cờ “Phó bảng phát khoa” và cho hưởng lễ vinh quy bái tổ.
Trước vinh dự lần đầu tiên làng có người đỗ đại khoa, chính quyền và
nhân dân làng Sen đã dựng lên ngôi nhà trên mảnh vườn rộng 4 sào 14 thước
Trung Bộ (tương đương với 2.500 m2), rồi xuống Hoàng Trù mời gia đình
quan Phó bảng về ở. Người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Thuyết
cũng dỡ ngôi nhà 3 gian đưa sang làm nhà ngang để mừng em công thành
danh toại.
Không gian ở đây tĩnh lặng, yên lành và rợp bóng mát cây xanh. Hai
gian nhà ngoài được dùng để thờ tự và tiếp khách. Biết bao cuộc tao ngộ, bao
lần đàm luận thế sự của các nhà nho yêu nước đầu thế kỷ XX đã diễn ra sôi
nổi, nhiệt thành ở đây. Cũng vì thế mà Nguyễn Tất Thành có cơ hội được tiếp
xúc, được nghe và thấu hiểu nỗi day dứt trăn trở của các bậc tiền bối đi trước.
Gian thứ hai là nơi thờ người vợ thân yêu đã quá cố. Đồ thờ bài trí rất
giản dị như cuộc sống trước đây của bà Loan. Những gian còn lại được dùng
làm nơi nghỉ ngơi, học tập và sinh hoạt của gia đình. Vật dụng trong nhà đơn
sơ, giản dị: một chiếc rương gỗ nhỏ đựng thóc gạo, một tủ đựng ấm chén, bát
đĩa, một đĩa đèn dầu lạc và duy nhất có chiếc chậu đồng nhỏ, chiếc mâm gỗ
sơn, gia đình thường dùng để tiếp khách quý.
Ở nhà ngang có chiếc chum sành đựng nước, một chiếc gáo dừa để múc
nước. Hàng ngày, Nguyễn Tất Thành thường gánh nước từ Giếng Cốc đổ vào
chum để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình.

14


Tháng 5 năm 1906 lần thứ hai triều đình Huế mời ông Phó bảng ra làm
quan, không có lý do trì hoãn, ông đành phải rời quê hương vào Huế nhận

chức Thừa Biện Bộ Lễ. Hai anh em Tất Đạt, Tất Thành đi theo cha, còn chị cả
Nguyễn Thị Thanh ở lại quê nhà. Hai năm sau, Tất Đạt trở về sống cùng với
chị gái và tham gia hoạt động chống Pháp. Họ lần lượt bị thực dân Pháp bắt
và đầy ải nhiều lần. Ngôi nhà bị bán qua nhiều chủ, sau này hoà bình lặp lại,
ngôi nhà mới được chuộc về dựng trên nền đất cũ làm di tích lưu niệm.
Hiện nay ngôi nhà được toạ lạc trên mảnh đất hình chữ nhật xung
quanh có hàng rào tre xanh, đầu ngõ đi vào một bên là hàng râm bụt, một bên
là hàng mận hảo. Trước sân là mảnh vườn nhỏ, theo ý nguyện của Bác nên
vườn chỉ được trồng rau và các loại hoa màu chứ không trồng hoa. Phía trước
khu vườn có cây bưởi, cây ổi, và mấy khóm mẫu đơn, phía sau là hàng cau.
Ngôi nhà là kỉ vật chứng kiến và ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu
nước, về nhận thức xã hội của Người.
• Di tích Giếng Cốc
Đến làng Sen, trên con đường đi vào làng ông Phó bảng bên cạnh ao
sen toả hương thơm ngát là một cái giếng đất hình lòng chảo. Đó là Giếng
Cốc, nước giếng trong và ngọt.
Giếng Cốc cách nhà ông Phó bảng gần 100 m. Giếng này trước kia do
ông Nguyễn Doanh Cốc người làng sen đào ra. Nhớ ơn người đào giếng nên
người dân làng gọi là Giếng Cốc.
Năm 1885 thực dân Pháp đến xâm lược Nam Đàn, tú tài Vương Thúc
Mậu đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu trong hai năm 1885 – 1886, chiến trận
xảy ra rất ác liệt khắp cả vùng Chung Cự.
Ngày 26/12/1886 Vương Thúc Mậu hy sinh, nghĩa quân bị đàn áp, một
số người phải dấu vũ khí xuống Giếng Cốc để khỏi lọt vào tay quân thù.

15


Năm 1901 cậu Nguyễn Sinh Cung theo cha về sống ở làng Sen, cậu
thường ra giếng gánh nước về cho gia đình dùng. Những buổi trưa hè cậu

cùng các bạn cùng trăng lứa thường ra ngồi hóng mát dưới gốc cây trên bờ
Giếng Cốc.
Năm 1957 về thăm lần đầu Bác hỏi bà con: “Giếng Cốc nay còn nữa
không?” và Bác nói tiếp “Nước Giếng Cốc trong và ngọt nấu trè xanh và làm
tương ngon nổi tiếng cả vùng”.
Giếng Cốc đã trở thành di tích gắn liền với quãng đời niên thiếu của
Bác trên mảnh đất làng Sen.
• Di tích Lò Rèn Cố Điền
Lò Rèn của cố Hoàng Xuân Luyến ( nhân dân thường gọi là cố Điền )
thân phụ ông Hoàng Xuân Điền ở xóm Phụ Đầm thuộc làng Sen. Cách nhà
ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 100 m về phía Đông. Cố là người thợ
rèn cần mẫn, thật thà, hiền lành và vui tính được nhân dân trong vùng yêu
mến. Cố thường rèn nông cụ như lưỡi cày, cuốc, liềm, hái, dao, rựa.....
Trong thời kỳ sinh sống ở làng Sen, những lúc rỗi rãi, cậu Nguyễn
Sinh Cung thường ra lò rèn chơi. Cậu rất quý trọng Cố Điền và Cố Điền
cũng hết mực yêu thương cậu. Cậu thường giúp Cố thụt bễ, đập đe và đặc
biệt là cậu hay hỏi han, trao đổi, đàm luận với Cố những vấn đề mà nhân
dân thường bàn luận, phê phán. Cũng có lúc cậu mượn dụng cụ Cố Điền, lấy
sắt vụn làm đồ chơi.
Sau năm mươi năm xa cách quê nhà, Bác vẫn không quên những kỷ
niệm xưa. Ngày 16/06/1957 trở về thăm quê lần đầu, khi đi từ nhà mình ra
cổng, Người chỉ tay về phía trước cổng hỏi bà con đi bên cạnh: “Trong này có
lò rèn Cố Điền, mấy lâu nay còn tiếp tục rèn nữa không?”.
Vừa lúc đó ông Hoàng Xuân Điền (con trai Cố Luyến) từ ngõ đi ra. Bác
nói: “Trông ông Điền còn khoẻ, lâu nay có tiếp tục rèn nữa không?”.
16


Ông Điền thưa: “Lâu nay tôi để cho con trai đầu lòng làm”. Bác động
viên thêm: Nên tiếp tục rèn để bà con có nông cụ mà sản xuất.

Tại lò rèn Cố Điền, hồi niên thiếu Bác Hồ bắt đầu làm quen với lao
động thủ công nghiệp thô sơ. Cũng nơi đây những câu chuyện trong đời sống
hàng ngày mà nhân dân thường bàn luận, trao đổi, đã giúp Bác hiểu thêm về
quê hương xứ sở, về nỗi khổ của người nông dân, sự áp bức, đè nén của hào
lý, quan lại triều đình phong kiến và bọn thực dân Pháp. Thực tế sinh động đó
đã góp phần rèn đúc Nguyễn Sinh Cung sớm có lòng yêu nước và có chí căm
thù giặc sâu sắc.
1.3.3. Di tích nhà thầy Vương Thúc Quý
Nhà thầy cử nhân Vương Thúc Quý cách nhà ông Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc khoảng 200 m về phía tây, nằm trong mảnh vườn rộng 3 sào 9
thước Trung Bộ (tương đương với 1.775 m2), thuộc xóm Sen 4 xã Kim
Liên. Thầy là con trai của Tú Tài Vương Thúc Mậu, là người thông minh,
học giỏi, tài hoa.
Ở đất Nam Đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có bốn người học giỏi
nổi tiếng được nhân dân suy tôn là “Tứ hổ” và được ca tụng: “Uyên bác bất
như San, tài hoa bất như Quý, cường ký bất như Lương, thông minh bất như
Sắc”. (nghĩa là: Không ai hiểu biết rộng như Phan Văn San (Phan Bội Châu),
không ai tài hoa như Vương Thúc Quý, không ai nhớ giỏi như Trần Văn
Lương, không ai thông minh như Nguyễn Sinh Sắc). Vương Thúc Quý
mang nặng mối thù nhà nợ nước. Sau khi đậu cử nhân năm Tân Mão (1891),
thầy không đi thi hội, không ra làm quan, ở nhà hoạt động cứu nước. Thầy là
nhân vật quan trọng trong phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Đặng
Thái Thân…

17


Sau đó Vương Thúc Quý và Phan Bội Châu ráo riết hoạt động thành
lập hội Duy Tân (1904) rồi tổ chức cho Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật
khởi xướng phong trào Đông Du năm 1905.

Sau khi người cha thân yêu bị thực dân Pháp sát hại (1886) Vương
Thúc Quý đã xây ngôi nhà để thờ cha và mở lớp dạy học. Thời niên thiếu
Nguyễn Tất Thành đã có thời gian học tại đây. Thầy Vương dạy học trò
không theo lối sáo mòn tầm chương trích cú mà thường gắn liền với hiện tình
nóng bỏng của đất nước:
“Ái Quốc mạc vong tổ
Ẩm hà đương tư nguyên
Thực quả đương tư thụ
Cựu sỉ dĩ nan vong”.
Dịch ( Yêu nước không quên tổ
Uống nước phải nhớ nguồn
Ăn quả nhớ người trồng cây
Nỗi nhục xưa không quên).
Hàng ngày trước khi giảng bài, thầy thường đốt đèn thắp hương tưởng
nhớ cụ Vương Mậu ngụ ý nhắc nhở học trò noi gương người xưa sẵn sàng xả
thân vì Tổ Quốc. Một lần không may dầu chảy xuống, thầy ra đối thử tài trí
học trò:
“Thắp dầu lên dầu vương ra đế”
Một cậu học trò nhanh nhảu đáp:
“Đốt hương rồi gió quạt bay tàn”
Thầy chê ý chí yếu ớt. Trò Thành xin phép đối là:
“Cưỡi ngựa dong thẳng Tấn lên Đường”.
Vế đối làm thầy Cử rất xúc động bởi ý chí mạnh mẽ của cậu bé mới 11
tuổi. Thầy sớm phát hiện ra năng lực và ý chí hơn người của trò Thành. Từ đó
18


thầy ra sức chăm lo, vun đắp và gửi gắm vào cậu trò yêu những kỳ vọng lớn
lao của mình. Thầy thường cho cậu tiếp xúc với các chí sỹ yêu nước, các nhà
khoa bảng đến đàm đạo tại đây. Thầy Cử Vương thường nhờ Nguyễn Sinh

Cung lấy thuốc, lấy trà giúp thầy tiếp khách, có khi còn nhờ cậu chuyển các
thư từ liên lạc bí mật với các sỹ phu yêu nước trong vùng.
Thầy Cử Vương là người đã có tác động sâu sắc, tới quá trình hình
thành, phát triển tư tưởng yêu nước trong thời niên thiếu của Bác.
Trong cả hai lần Bác về thăm quê hương, Bác đều hỏi thăm gia đình Cử
nhân Vương Thúc Quý. Bác nói “Thầy Vương là thầy học của Bác thời niên
thiếu”. Năm 1990 nhà thầy cử nhân Vương Thúc Quý được xếp hạng là Di
tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
1.3.4. Di tích nhà thờ họ Nguyễn Sinh
Từ nhà ông Phó bảng đi về phía đông bắc khoảng 200m là nhà thờ họ
Nguyễn Sinh.
Nhà thờ họ Nguyễn Sinh được dựng trên một mảnh đất cao ráo ở trung
tâm xóm Sen 3 xã Kim Liên. Khu vườn rộng khoảng 800 m2. Thấm nhuần
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lúc sinh thời, ông Nguyễn Sinh Sắc đã góp
nhiều công sức, tiền của trong việc tôn tạo nhà thờ họ Nguyễn Sinh.
Để tôn vinh gia tộc và giáo dục con cháu, ông đã tạc vào đôi quyết
trước nhà câu đối:
“Hồng Lạc giang sơn kính thiên trụ thạch
Liên Hoàng tả hữu bạt địa minh”.
Dịch: ( Cột đá đỡ trời nước non Hồng Lạc
Văn minh dậy đất thôn xóm Liên Hoàng ).
Khi đậu Phó bảng (1901) ông Nguyễn Sinh Sắc trịnh trọng dâng lên
nhà thờ biển “Ân tứ ninh gia” và cờ “Phó Bảng phát khoa” do vua Thái Thành
ban tặng để tỏ lòng thành kính và biết ơn của mình.
19


Thuở niên thiếu những ngày giỗ tết Nguyễn Sinh Cung thường theo đến
nhà thờ phụng dưỡng tổ tiên. Trong lễ tế tổ ngày 15/11 Tân Sửa (1901) cậu
Cung được vào sổ họ với tên mới là Tất Thành. Đạo lý nhớ ơn tổ tiên, những

cảm xúc thiêng liêng về họ tộc đã theo Người suốt hành trình cứu nước. Mãi
tới ngày 16/06/1957 trong dịp về thăm quên lần đầu Bác mới thăm lại nhà thờ
họ và thắp hương tưởng nhớ tổ tiên.
Mùa thu năm 1969 nhân dân ta và bạn bè quốc tế đau thương vĩnh biệt
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dòng họ Nguyễn Sinh càng đau đớn trước sự ra đi của
người con ưu tú nhất. Bà con đã cử một đoàn đại biểu ra Hà Nội dự lễ tang và
lập bàn thờ riêng trong nhà thờ họ để quanh năm hương khói tưởng nhớ
Người và các thành viên trong dòng họ Nguyễn Sinh.
Năm 1991 nhà thờ họ Nguyễn Sinh được xếp hạng là Di tích lịch sử
văn hóa quốc gia.
1.3.5. Di tích nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm
Ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội Chủ tịch Hồ Chí Minh
thuộc xóm Phủ Đầm, làng Sen nay gọi là xóm Sen 3, xã Kim Liên. Cách
nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 250m về hướng đông, nằm
trong khu vườn rộng 3 sào 5 thước Trung Bộ (tương đương với 1.765 m2).
Cụ Nguyễn Sinh Nhậm, ông nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thế hệ
thứ mười của dòng họ Nguyễn Sinh. Là một nông dân thuần phác nhưng cũng
biết ít nhiều chữ nghĩa, chẳng may sớm goá vợ, cụ ở vậy nuôi con khôn lớn
trưởng thành rồi mới chịu đi bước nữa. Người vợ thứ hai của ông là cụ Hà Thị
Hy- nổi tiếng thông minh hay chữ, giỏi đàn ca và xinh đẹp. Cuộc nhân duyên
huyền diệu này đã sớm đơm hoa kết trái với sự ra đời của người con trai
thông minh Nguyễn Sinh Sắc.
Ngôi nhà này vừa là nơi thờ tự của chi họ, vừa là nơi ghi dấu những kỷ
niệm thiêng liêng về gia đình Bác Hồ.
20


Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành thường theo cha sang đây thắp hương để
tưởng nhớ ông bà nội.
Đây cũng là nơi dừng chân của cô Nguyễn Thị Thanh và cậu Nguyễn

Tất Đạt sau những năm tháng bị thực dân Pháp tù đầy, là nơi anh trai của Bác
chút hơi thở cuối cùng vào ngày 23/8 Canh Dần (1950), nơi bà con trong họ
được nghe bức điện cảm động của Bác Hồ: “Được tin anh cả mất, lòng tôi rất
buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi
không thể chăm nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin
chịu tội bất lễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người
con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”.
Ngày 9/11/1950
Chí Minh
Trong ngôi nhà này, trước đây cũng đã treo trang trọng bức thư của ông
Nguyễn Sinh Sắc gửi cháu Nguyễn Sinh Lý – một chiết lý sống thanh cao để
răn dạy con cháu:
“Nhân sinh nhược đại mộng
Thế sự như phù vân
Uy thế bất thúc thị
Xảo hiểm đồ tự hại
Giới chi! Giới chi!”
Dịch: cuộc đời như giấc mộng lớn
Việc đời tựa áng mây trôi
Uy thế không đủ để dựa
Xảo hiểm là bị hại mình
Răn đấy! Răn đấy!
Từ nền nếp gia phong ấy mà lớp con cháu trong gia đình đã kế tiếp
nhau thành những người con ưu tú của quê hương như: Nguyễn Sinh Diên là
21


ủy viên Ban chấp hành Đảng Bộ Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Sinh Thản sớm xuất
dương hoạt động cách mạng hy sinh tại Matxcơva năm 1941 và được công
nhận là liệt sĩ quốc tế năm 1985, Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị

Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phó Thủ Tướng thường trực Chính
phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… Ngôi nhà đơn sơ của cụ
Nguyễn Sinh Nhậm chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, vì vậy nó trở thành di tích
lịch sử quốc gia năm 1990.
1.3.6. Di tích Núi Chung
Núi Chung tên chữ là Chung Sơn, là một quần thể di tích thắng
cảnh nổi tiếng của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Danh sỹ
Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) đã từng vịnh ngọn núi này:
“Chung sơn tại đỉnh hình vương tự
Kế thế anh hùng vương tử tôn”.
Dịch ( Chữ vương trên đỉnh Chung Sơn tử
Con cháu anh hùng kế tiếp nhau).
Núi Chung đứng thoai thoải một mình giữa vùng lòng chảo Nam Đàn chỉ
cách làng Sen, làng Chùa 1 km.
Thuở nhỏ cậu Nguyễn Tất Thành thường cùng bạn bè lên núi Chung
vãn cảnh và bày ra nhiều trò chơi sáng tạo và vui nhộn. Gò Dăm Sinh vẫn
phảng phất những trận cười trong những cuộc kéo co kịch liệt của đám trẻ
làng Sen mà phần thắng thuộc về phe cậu Nguyễn Tất Thành. Những lùm cây
ở lưng chừng núi là nơi diễn ra các trận đánh giả do cậu Thành đạo diễn, làm
sống dậy trong các bạn nhỏ những trang sử oai hùng của dân tộc.
Sau những trận tập kích, rượt đuổi nhau mệt nhoài, đám trẻ lại thư thái
ngồi trên lưng trâu thả diều với tiếng sáo khoan thai, hít thở không khí trong
lành nơi hương đồng gió nội.

22


×