Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hình tượng tác giả trong thơ nguyễn bính trước cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.61 KB, 61 trang )

Trờng Đại học Vinh
Khoa Ngữ văn
-------***---------

Khoá luận tốt nghiệp
Hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính
trớc cách mạng
Chuyên ngành : văn học hiện đại

Giáo viên hớng dẫn : TS. Hoàng Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện : Trần Thị An
Lớp : 43B1 - Văn

Vinh, 2006

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn thấy giáo hớng dẫn - tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng,
các thầy cô trong tổ văn học hiện đại, cùng các bạn đã giúp tôi tận tâm, nhiệt tình
để tôi có thể hoàn thành khoá luận này.
Đây chỉ là khoá luận tốt nghiệp của một sinh viên mới bắt đầu trên con đờng
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề khoa học. Do hạn chế về năng lực, về kinh nghiệm
cũng nh về thời gian và t liệu tham khảo nên dù đã cố gắng hết mình chắc chắn
cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đợc sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô giáo và các bạn.


Sinh viªn
TrÇn ThÞ An

2



Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vị trí tác giả trong phong trào thơ mới và trong nền văn
học hiện đại
Hoài Thanh đã từng quả quyết rằng: Trong thơ ca việt nam cha từng có một
thời đại nào phong phú nh thế. (Thi nhân Việt Nam)
Thơ mới đã làm nên một thơi đaị trong thi ca với hàng loạt các nhà thơ mới
xuất hiện nh trăm hoa rực rỡ, khoe sắc khoe tài. Giữa rừng hoa thơm ấy, Nguyễn
Bính - một tài năng thơ thiên bẩm, một tâm hồn luôn hớng về quê hong, cội nguồn
dân tộc đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững chãi trong lòng ngời đọc, chỗ dứng
mà trong cuộc đời làm thơ không ít ngời mơ ớc và thầm ghen tị. Thơ ông có một lối
sống riêng, một góc nhỏ sâu kín nhất của đời sống tâm linh văn hoá ngời việt
nam.Cái góc nhỏ mà chúa cũng không lấy đi đợc ấy, một góc nhỏ của hồn quê bình
dị, tha thiết ,sâu nặng ,ngọt ngào và cay đắng
( Đoàn Hơng - Nguyễn Bính thi sĩ nhà quê)
Trình làng bằng bài thơ Ma xuân (1936), Nguyễn Bính đã làm nhiều ngời
ngạc nhiên thú vị, thích thú, vì nó nh một cơn gió trong lành, mát dịu của đồng quê
thổi vào xã hội đang xô bồ lộn xộn bởi gió Âu ma Mỹ.
Có thể nói từ 1936 -1945, Nguyễn Bính là một trong những cây bút sung sức
nhất. Chỉ trong một thời gian ngắn ông đã cho ra đời bảy tập thơ. Trong dó tập Tâm
hồn tôi đơc giải thởng Tự lực văn doàn, và những tập thơ khác cũng rất nổi tiếng, đợc đông đảo bạn đọc yêu thích : Lỡ bớc sang ngang (1940); Hơng cố nhân (1941);
Mời hai bến nớc (1942) .
Thơ Ngyễn Bính là sự nối tiếp mạch thơ thôn quê bắt nguồn từ ca dao và ghi
dấu vào sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn KhuyếnĐó là lời khẳng
định mạnh mẽ về sức sống dân tộc. Thơ Nguyễn Bính đã góp phần quan trọng trong
việc gìn gĩ dòng chảy ấy, góp thêm vào những dòng nớc nhỏ trong mát ngọt ngào
để dòng chảy đến mai sau, đến mãi mãi
Tuy nhiên, nếu chúng ta viết về Nguyễn Bính mà chỉ dừng lại ở đó thì tiếc
cho thi nhân rất nhiêù, bỏ sót của thi nhân rất nhiều điều khác nữa. Nguyễn Bính trớc hết vẫn là một nhà thơ mới, mang đầy đủ phong cách, dáng dấp ngời trí thức tiểu

t sản những năm trớc cách mạng.Ông đã tìm đơc chỗ đứng của mình trong làng thơ
đơng thời. Những sáng tác của ông không những đợc bạn đọc yêu chuộng mà chính
họ còn là những ngời gìn giữ,bảo vệ, giúp nó vợt qua những biến cố thăng trầm của
lịch sử,gió bụi của thời gian .
1.2. Xuất phát từ tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính
3


Có thể nói với vị trí đặc biệt trên thi đàn, thơ Nguyễn Bính không chỉ là đối tợng để thởng thức đơn thuần, để ngời ta tìm đến chia sẻ vui buồn mà đã trở thành
đối tợng để các nhà nghiên cứu tìm tòi, khám phá những cái hay cái đẹp, những gì
thầm kín, sâu sắc ẩn sâu dới những tứ thơ, dới lớp vỏ của ngôn từ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính ngay từ khi nguyễn bính
mới xuất hiện cho đến khi ông qua đời, khép lại một quá trình sáng tác và cho đến
hôm nay. Đã có nhiều cuốn sách nghiên cứu, giới thiệu Nguyễn Bính nh : Nguyễn
Bính- thi sĩ của đồng quê; Nguyễn Bính- thi sĩ của thơng yêuNhiều bài viết công
phu về s nghiệp sáng tác của thi sĩ của tài hoa này.
Các nhà văn nh Tô Hoài, Chu Văn, Bùi Hạnh Cẩncác nhà nghiên cứu nh Vũ
Quần Phơng, Mã Giang Lân,Đỗ Lai Thuý, Trần Mạnh Hảo,Vơng Trí Nhàn, Đoàn Hơng..đều có những đóng góp trên nhiều góc độ khác nhau về nội dung t tởng cũng
nh nghệ thuật thơ Nguyễn Bính.
Tuy nhiên nhìn lại tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, ta thấy các công
trình hầu hết khai thác thơ Nguyễn Bính từ góc độ chân quê, quê mùa. Có rất nhiều
bài viết xuất sắc trên phơng diện này : Nguyễn Bính- Thi sĩ của đồng quê ( Hà Minh
Đức);Nguyễn Bính thi sĩ nhà quê (Đoàn Hơng); Nguyễn Bính Nhà thơ chân
quê
Quả thật đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bính là gắn với truyền thống, với
thôn quê. Nhng bên cạnh nội dung chủ đạo ấy,thơ Nguyễn Bính còn mang nhiều gửi
gắm của thi sĩ, những tâm sự của thi sĩ về cuộc sống. Vấn đề này cũng đơc nhiều nhà
nghiên cứu bớc đầu tìm hiểu: Đờng về chân quê (Đỗ Lai Thuý); Đóng góp của thơ
Nguyễn Bính trớc cách mạng (Vũ Quần Phơng); Nguyễn Bính nhà thơ hiện đại (Trần
Mạnh Hảo); Nguyễn Bính- Thi sĩ của thơng yêu (Hoài Việt)

Các công trình trên đã khai thác thơ Nguyễn Bính ở nhiều góc độ khá đa
dạng. Đã nhìn thấy trong thơ ông những yếu tố mới mẻ hiện đại .Và ngoài tâm trạng
nhân vật trữ tình hớng về đồng quê, ta còn bắt gặp những tâm trạng khác của một
nhà thơ mới - một ngời thời hiện đại khao khát, đắm say tình yêu,cô đơn, tuyệt vọng,
bế tắc trớc cuộc đời.Sự giải phóng cái tôi cá nhân đã làm nên sự đa dạng, phong phú
cho thơ mới.Mỗi một thi sĩ đều cố gắng thể hiện cái tôi trong sáng tác của
mình.Nguyễn Bính cũng thế.
Vũ Quần Phơng đã có bài viết khá hay vầ thành công "Cái tôi trữ tình trong
thơ Nguyễn Bính trớc cách mạng" Tác giả đã có ý tởng đi sâu tìm hiểu về cái tôi
trong sáng tác của Nguyễn Bính. Bài viết khẳng định cái tôi thôn dân và cái tôi ấy
mang nỗi "sầu đô thị".
Vũ Bằng có bài Nguyễn Bính- một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tơng t. Vũ Quần
Phơng Bản sắc độc đáo thơ tình Nguyễn Bính đã đa đến cho chúng ta một góc độ
khá nổi bật của thơ Nguyễn Bính, đó là Nguyễn Bính và tình yêu.
4


Qua cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính,ta thấy rằng
thơ Nguyễn Bính đã đợc đào sâu,khám phá ở nhiều góc độ,cả nội dung và hình
thức.Tuy nhiên vấn đề hình tợng tác giả là một vấn đềs quan trọng và nổi bật thì cha
đợc một công trình nào đi sâu nghiên cứu.Chính vì thế,việc khám phá,làm rõ vấn đề
này là việc cần thiết và ý nghĩa.
1.3 Xuất phát từ sự say mê của bản thân tác giả khoá luận
Chúng tôi chọn đề tài này một phần vì bản thân cá nhân rất yêu mến thơ
Nguyễn Bính.Là một nhà thơ mới - nhà thơ hiện đại,thế nhng Nguyễn Bính đã đa đợc vào thơ mình rất nhiều vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
Sinh ra và lớn lên ở thôn quê,tôi cũng rất yêu mến và gắn bó với mảnh đất
mộc mạc đã nuôi dỡng mình nên ngời. Nhng không thể phủ nhận một điều là chính
những vần thơ của Nguyễn Bính đã làm tôi thấy quê mình đẹp hơn, tôi thấy trân
trọng hơn những gì giản dị nhỏ bé của quê hơng mà đôi lúc vô tình tôi đã lãng quên
đi.Và tôi cũng rất biết ơn Nguyễn Bính vì chính ông đã giúp tôi thêm gắn bó với quê

hơng, giúp tôi thấy tự hào vì mình là "ngời nhà quê". Những điều làm Nguyễn Bính
trăn trở cách đây hơn nửa thế kỉ thì bây giờ vẫn đang là niềm day dứt của bao ngời
còn muốn giữ gìn nâng niu giá trị truyền thống,vẫn nói hộ đợc ngòi ta cái lo lắng trớc sự đổi thay của thời cuộc
Bên cạnh đó thơ Nguyễn Bính còn đi sâu vào nhiều trạng thái tâm lí cảm xúc
của con ngời . Tôi có thể tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính những đồng cảm trong
niềm vui nỗi buồn, đặc biệt là tâm trạng cô đơn khi cha tìm thấy đợc trong cuộc
sống những ngời để sẻ chia, để gửi gắm những nỗi niềm những khao khát, những ớc
mơ thầm kín. Những lúc đó tôi tìm đến với thơ Nguyễn Bính nh đến với ngời bạn tri
âm tri kỉ, tôi cảm thấy mình đợc an ủi rất nhiều, cảm thấy tìm lại đợc chính mình .
Chọn và làm đề tài này tôi hi vọng mình sẽ có thêm một cơ hội để hiểu sâu
sắc hơn một nhà thơ mà mình rất yêu mến .
2. Đối tợng , mục đích, phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của khoá luận là Hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính
trớc cách mạng.Vấn đề này cha phải là đối tợng của một công trình khoa học chuyên
biệt nào.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Từ trớc đến nay, thơ Nguyễn Bính đã trở thành đối tợng thởng thức, nghiên cứu
của rất nhiều nhà phê bình văn hoc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông,
nhng vì mục đích ngời viết, tính chất công trình cho nên vấn đề hình tợng tác giả cha
đợc tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Mục đích khoá luận là đi sâu
nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện và có hệ thống hơn.
5


Nguyễn Bính là tác giả có ảnh hởng lớn đối với nền văn học hiện đại.Đề cập
vấn đề này, chúng tôi muốn góp phần hiểu rõ thêm phong cách một hồn thơ có sức
sáng tạo và lay động mãnh liệt. Luận văn cũng góp phần phục vụ về t liệu học tập,
phơng pháp nghiên cứu đặc biệt là đối với sinh viên khi tìm hiểu về thơ Nguyễn Bính
cũng nh phong trào thơ mới.

2. 3. Phạm vi t liệu nghiên cứu
Thơ Nguyễn Bính có số lợng đồ sộ, đề cập đến khá nhiêu vấn đề đa dạng
phong phú trong đời sống xã hội. Do điều kiện thời gian, điều kiện về t liệu và mục
đích nghiên cứu, trong khoá luận này, chúng tôi chỉ tìm hiểu và nghiên cứu hình tợng tác giả dựa trên thơ Nguyễn Bính trứơc cách mạng, đợc trích in trong cuốn
Nguyễn Bính thơ và đời (Nxb văn học 2003).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trớc hết tìm hiểu cơ sở lí luận,từ đó xác định các khái niệm: hình tợng; tác
giả; hình tợng tác giả. Xác định các loaị hình tợng tác giả trong tác phẩm văn học đăc biệt là trong tác phẩm trữ tình .
Thấy đợc những nét độc đáo, đặc trng của hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn
Bính,khẳng dịnh những đóng góp, nhứng cống hiến của Nguyễn Bính thông qua hình
tợng tác giả văn học.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Hình tợng tác giả là vấn đề thể hiện cái nhìn độc đáo, cá nhân, là cái tôi
trong ý thức nghệ thuật và ý thức xã hội của tác giả. Chúng tôi cố gắng phân tích lí
giải vấn đề này từ góc độ thi pháp học. Phơng pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là
phân tích tác giả và tác phẩm văn học.
Ngoài ra để giải quyết tốt mục đích, yêu cầu của khoá luận, chúng tôi cũng
vận dụng phơng pháp so sánh, đôi chiếu - đặc biệt là so với các nhà thơ mới trên
cùng đề tài để thấy sự tơng đồng và cái riêng, cái độc đáo của Nguyễn Bính.
5. Lịch sử vấn đề
Phần khái quát chung về tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, chúng ta đã
điểm qua một số nội dung cơ bản của một số công trình nghiên cứu về ông. ở phần
lịch sử vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều công trình khác nữa và làm rõ
thêm nhng công trình đã đề cập trên đây để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về
Nguyễn Bính, để thấy bạn đọc đã đến đợc với Nguyễn Bính ở mức độ nào.
Nguyễn Bính đợc đông đảo bạn đọc cũng nh giới phê bình nghiên cứu quan
tâm chú ý từ rất sớm. Đã có hàng trăm công trình lớn nhỏ viết về ông .Chúng tôi
không có ý định lập một th mục nghiên cứu về ông mà chỉ điểm qua những vấn đề
có ý nghĩa tiêu biểu gắn với vấn đề đặt ra của khoá luận. Đầu tiên là bài viết Nguyễn
Bính trích trong Thi nhân Việt Nam của tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân. Hai ông đã

6


nhận xét :" Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức ngời nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta ".
Theo hai ông, nét nổi bật trong thơ Nguyễn Bính là hồn xa của đất nớc ". Vẻ đẹp
trong thơ ông gắn liền vói truyền thống, với ca dao.
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Bính, Tô Hoài viết :" Nguyễn Bính vốn
là nhà thơ của tình quê, hồn quê "," chỉ có quê hơng mới tạo nên những câu thơ nh
thế".
Giáo s Lê Đình Kỵ nhấn mạnh :" cái chính là ở cái hồn dân tộc mà Nguyễn
Bính đã cảm nhận sâu sắc và gửi gắm vào thơ mình "(Văn nghệ số4 /1980).
Vũ Quần Phơng trong bài Đóng góp của thơ Nguyễn Bính cũng khẳng định:
"đọc thơ Nguyễn Bính chúng ta nh nhập vào làng mạc quê hơng, vờn cau mái rạ".
Nhìn chung những nghiên cứu trên đây thiên về tính chất chân quê, ca dao.
Còn hình tợng tác giả hầu nh cha đợc quan tâm chú ý nếu có cũng chỉ thoáng qua.
Gần đây thi pháp học ngày càng đợc vận dụng trong nghiên cứu văn học. Một
số nhà nghiên cứu cũng vận dụng phơng pháp này để nghiên cứu, tìm hiểu thơ
Nguyễn Bính.
Bài viết Đờng về chân quê của tác giả Đỗ Lai Thuý in trong tập "Con mắt
thơ"(Nxb Lao Động, H,94). Tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống khám phá
đợc nhiều nét mới mẻ về thơ Nguyễn Bính thông qua hệ thống hình thức tác phẩm.
Đó là mô típ nhân vật trữ tình chán nản hiện tại ở nơi này bằng giấc mơ tìm về với
quá khứ ở nơi kia là cảm hứng chủ đạo của nhiều bài thơ : Hoa với rợu; Xuân tha hơngMô típ đó cũng là cấu trúc cảm hứng của toàn bộ sáng tác của Nguyễn Bính.
Đỗ Lai Thuý đã nhìn chính các nhan đề thi phẩm của Nguyễn Bính, từ hớng đó mà
phát hiện ra nhiều điều thú vị: Tâm hồn tôi (nguyên vẹn ,đẹp đẽ) -> Lỡ bớc sang
ngang (dang dở, lỡ làng) -> bị chia cắt thành Một nghìn cửa sổ ; Mời hai bến nớc,
luôn nhớ về quê cũ Mây tần ; Ngời con gái ở lầu hoa ; Hơng cố nhân .Tác giả còn
phát hiện ra những biến chuyển trong sáng tác của Nguyễn Bính từ truyền thống
sang hiện đại, từ cách dùng từ, cách sử dụng hình tợng nhân vật, cách xây dựng
không gian và thời gian nghệ thuật. Đặc biệt tác giả còn chỉ ra đợc ba trạng thái tâm

trạng làm nên độc đáo, đặc sắc của Nguyễn Bính : tơng t ; mơ mộng ; chiêm bao.
Đây là mọt bài viết có vị trí quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về Nguyễn
Bính,đánh dấu những bớc chuyển biến mới trong cách nhìn,cách cảm và sự đánh giá
về Nguyễn Bính cũng nh thơ của ông.
Đặc biệt, Đoàn Đức phơng qua bài viết Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn
Bính trớc cách mạng tháng 8 (Tạp chí văn học số 10/1996) đã khẳng định cái tôi
thôn dân trong thơ Nguyễn Bính. Dù ở dâu, dù đi đến phơng trời nào, hoàn cảnh nào,
cái tôi ấy vẫn tự nó phát tán nên những tâm t, tình cảm thiết tha gắn bó với quê hơng.Cái tôi xuất hiện với nỗi "sầu đô thị". Thế nhng đó cũng chỉ mới là một bài viêt
ngắn, cha có tính chất tổng hợp, toàn diện và đi sâu vào vấn đề hình tợng tác giả.
7


Tiến sĩ Đoàn Hơng với bài viết Nguyễn Bính- thi sĩ nhà quê (Văn luận, Nxb
văn học,H,2000) đã đánh giá rất cao Nguyễn Bính, xem con đờng thơ của Nguyễn
Bính là "một con đờng riêng, đặc biệt do thi nhân tự mở ra và cũng là kẻ độc hành"
tác giả đã có sự liên hệ khá thú vị giữa Nguyễn Bính và Ê xê nhin- nhà thơ lớn của
nông thôn Nga. Bên cạnh đó, Đoàn Huơng cũng nhận ra "tấn bi kịch của tâm hồn
thơ Nguyễn Bính khi từ bỏ"tấm áo nâu" để khoác vào "chiếc áo lãng tử" .Nhận ra
bên cạnh một Nguyễn Bính quê mùa còn có một Nguyễn Bính- "nhà cách tân".Sự
cách tân của Nguyên Bính khác với sự cách tân của xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Lu
Trọng Lbởi đó là "sự khẳng định của t duy nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh
lịch sử đơng thời". Cũng là sự cách tân bởi vì "có thể nói sáng tạo trong một cấu trúc
có sẵn, một mô hình truyên thống cố định là điều khó khăn không kém sự sáng tạo
ra những cấu trúc mới". Nguyễn Bính là "nhà thơ đầu tiên trên thi đàn thơ hiện đại
của thế kỷ đã dùng hình thức thơ ca dân gian để chuyển tải nội dung thẩm mĩ thơ
mới : nội dung trữ tình cá nhân của một nhà thơ lãng mạn". Nhà nghiên cứu cũng
phát hiện ra cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính đã hoá thân vào chính đối tợng để
trở thành một phần cảm xúc trữ tình mà ông hoá thân.Đây là một thi pháp của văn
học dân gian mà Nguyễn Bính dã học đựoc.
Vũ Bằng từ năm 1969 đã phát hiện ra Nguyễn Bính, một thi sĩ suốt đời mắc

bệnh tơng t, Thanh Việt Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính(1999) đã quan tâm đến
một góc độ khá nổi bật trong thơ Nguyễn Bính - đó là Nguyễn Bính và tình yêu. ở
phơng diện này đáng lu ý nhất là bài viết Bản sắc độc đáo trong thơ tình Nguyễn
Bính. Đoàn Đức Phơng đã trình bày trong bài viết này những phát hiện ra nhiều cung
bậc tình yêu trong thơ Nguyễn Bính. Có tình yêu rụt rè e ấp của thở ban đầu, có tình
yêu khát khao về mái ấm, có tình yêu dang dở lỡ làng, có nỗi đau do bị ngời tình phụ
bạcTác giả khẳng định đóng góp lớn lao của Nguyễn Bính ở phơng diện này đối
với đời sống văn học và đối với tình yêu của con ngời: "Nguyễn Bính không chỉ có
công phát hiện cho thời đại nhiều ngôn ngữ thầm kín của tình yêu mà còn thể hiện
đợc cái khát vọng tình yêu thật đẹp của những ngời chân quê ở mọi thời".
Nhìn lại lịch sử vấn đề về Nguyễn Bính, chúng ta thực sự vui mừng trớc những
đóng góp của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Bính. Còn rất nhiều công trình, rất
nhiều khía cạnh đáng lu ý nữa mà chúng tôi không thể tập hợp vào đây, và chắc chắn
mỗi bạn đọc yêu mến thơ Nguyễn Bín, khi đến với thơ ông cũng khám phá ra những
cái hay, cái đẹp, cái riêng cho mình
Khoá luận chọn đề tài nghiên cứu về hình tợng tác giả không có tham vọng gì
quá cao siêu, chỉ hi vọng góp một tiếng nói nhỏ bé vào tiếng nói chung của ngời yêu
thơ, lấp đi một phần nào đó cái khoảng còn khiếm khuyết mà các nhà nghiên cứu
còn để lại.
8


9


Nội dung
Chơng 1
lý thuyết chung về hình tợng tác giả Trong tác phẩm
văn học
1.1 Khái niệm tác giả văn học

Trong văn học, học văn và giảng văn, chúng ta đã bắt gặp khái niệm tác giả văn
học.Vậy tác giả văn học đợc hiểu nh thế nào?
Tác giả cũng nh tác phẩm là những khái niệm cơ bản đợc dùng nhiều trong đời
sống văn học. Theo Bakhtin, tác giả là ngời làm ra tác phẩm, là trung tâm tổ chức nội
dung, hình thức, cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học : "Tác giả nhìn bề ngoài đó là ngời làm ra bài
thơ, bài văn. Về thực chất, tác giả là ngời sáng tạo ra cái mới, các giá trị văn học
mới. Tác giả văn học là ngời xây dựng nên hình tợng nghệ thuật độc đáo sống động,
có khẳ năng tồn tại trong đời sống văn học".
Mặt khác tác giả văn học còn phải là ngời đại diện, ngời đứng đầu phát biểu
một t tởng mới, quan niệm mới về các hiện tợng đời sống, bày tỏ một lập trờng giai
cấp xã hội và công dân nhất định. Mỗi nhà văn, mỗi tác giả văn học đều phải tự tạo
lập cho mình một phong cách riêng, một giọng điệu riêng.
Tác giả văn học còn đợc đánh dấu bằng ngày tháng năm sinh, quê quán, những
chặng đờng đời, những mối quan hệ
Tóm lại, tác giả chính là ngời có thực trong cuộc đời. Là ngời có những mặt tốt,
mặt xấu, có tài năng văn học, có tiểu sử, có mơ ớc, có phong cách cá tính riêng. Viết
nên một tác phẩm họ phải lao tâm khổ tứ trăn trở trớc cuộc đời. Tác phẩm không chỉ
là tiếng nói của riêng họ mà còn là tiếng nói của thời đại. Nh vậy điều quan trọng
nhất của tác giả văn học là t cách ngời sáng tạo ra tác phẩm và họ bộc lộ phẩm chất,
thái độ thẩm mĩ của mình thông qua tác phẩm.
1.2 Khái niệm hình tợng văn học
Chúng ta biết khám phá thế giới của các nhà khoa học đợc thể hiện qua các
công thức, các định luật định lí, phát hiện ra những sơ đồ cấu trúc vi mô, vĩ mô thì
các nhà nghệ sĩ khám phá thế giới bằng các hình tợng nghệ thuật.
Có ngời đã ví von rằng: hình tợng là chiếc nôi mắc giữa hai bờ - một bên là tác
phẩm, một bên là cuộc sống. Quá trình lao động của nhà văn là quá trình tìm tòi ,
khám phá các hiện tợng trong cuộc sống mà họ đã khái quát chúng thành các hình tợng nghệ thuật. Ta có thể nói rằng hình tợng nghệ thuật là khách thể đời sống đợc
nhà văn khái quát lên từ thế giới quan sinh động, hiện tợng cuộc sống mà nhà văn


10


nhìn thấy. Nhng đó cũng có thể là những tâm sự, những rung động nội tâm của chính
nhà văn đựơc nhà văn gửi gắm vào thế giới nghệ thuật.
Hình tợng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa cái chủ quan và cái khách
quan, giữa lý trí và tình cảm, giữa tạo hình và biểu hiện, giữa hữu hình và vô hình.
Vì thế bản thân hình tợng mang trong nó những quan hệ xã hội, thẩm mĩ phức tạp.
Đó là quan hệ giữa hình tợng và thế giới mà nó thể hiện, quan hệ giữa hình tợng và
ngời đọc, giữa hình tợng và ngời sáng tác Chính vì thế hình tợng có cuộc sống
riêng, có sức sống nội tại của bản thân nó, sự tồn tại, phát triển của nó không hoàn
toàn phụ thuộc vào con ngời.
Nh vậy hình tơng văn học là linh hồn tác phẩm, là sự tổng hợp khái quát t các
hiện tợng có thực trong đời sống đợc thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nó
có sức sống, có tính độc lập tơng đối và có quan hệ mật thiết đối với thế giới khách
quan cũng nh cái nhìn chủ quan của nhà văn. Bên cạnh đó, nó còn có quan hệ không
thể tách rời đối với ngời đọc và thời đại.Vì nhà văn phản ánh đời sống thông qua
hình tợng văn học - mà đời sống thì vô cùng rộng lớn và phong phú với muôn ngàn
tính cách, muôn ngàn mối quan hệ, muôn ngàn hiện tợngĐiều đó đòi hỏi hình tợng
văn học cung phải đa dạng và phong phú. Bởi có nh thế mới có thể bao quát hết đợc
các phợng diện đời sống.
Hình tợng văn học có thể là một nhân vật cụ thể, có tên tuổi, và tác giả xây
dựng nên nhân vật ấy để gửi gắm những ý đồ nghệ thuật. Nhng không phải bất cứ
một nhân vật nào cũng có thể trở thành hình tợng.Để có thể trở thành hình tợng,
nhân vật ấy thờng là nhân vật chính, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình
huống truyện, là nhân vật mang nội dung t tởng tác phẩm.Ta có thể bắt gặp các hình
tợng nhân vật nh hình tợng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất
Tố. Chị Dậu mang vẻ đẹp điển hình cho ngời phụ nữ Việt Nam: đảm đang, tháo vát,
thuỷ chung, thơng con yêu chồngVà chị Dậu cũng là biểu tợng cho ngời nông dân
nghèo bị chà đạp, áp bức trớc cách mạng.

Hoặc hình tợng nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao. Hộ mang
trong mình tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng. Đó là bi kịch của những con
ngừơi có ớc mơ, có khát vọng, biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống
lại phải sống một cuộc đời tẻ nhạt, vô vị, chà đạp lên chính những gì mình tâm niệm
và gìn giữ. Cuôc đời ấy là "đời thừa".Tấn bi kịch tinh thần kia cũng là bi kịch chung
của những con ngời thời đại Nam Cao
Cũng có khi hình tợng văn học là những con ngời không mang tên tuổi cụ thể.
Họ là cả một số đông, cả tập thể, cả một thế hệ .Giữa họ có những điểm thống nhất
trong tình cảm, lí trí, trong mục đích cũng nh lí tởng sống
Ví dụ hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ Tố Hữu, có thể mở rộng ra trong
văn học chống Pháp...
11


Hình tợng văn học luôn đòi hỏi sự độc đáo, mới mẻ. Ngời đọc không bao giờ có
thể quên đợc hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng:
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
Từ cái vẻ bề ngoài đầy bi tráng ấy, khi anh ngã xuống, đối với quê hơng đất nớc
anh là đứa con anh dũng, còn đối với văn chơng, anh trở thành một hình tợng văn
học mới mẻ,độc đáo và đặc sắc:
"áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Tác giả muốn nói anh hi sinh nhng lại diễn đạt bằng hình ảnh "anh về đất"- anh
về đất hay chính anh trở về cội nguồn cuộc sống, nơi khởi thuỷ của tất cả, để rồi hoá
thân vào từng dáng cây, ngọn cỏ trên đất nớc này.
Trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam, ta bắt gặp hình tợng anh giải phóng quân
ngã xuống trên đờng băng Tân Sơn Nhất, Lê Anh Xuân đã nhận ra đó chính là biểu

tợng của sức mạnh, ý chí, tình cảm dân tộc.Và dáng đứng "Tỳ súng bắn giặc trên
xác trực thăng" mà "máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng". Đó là dáng đứng "tạc
vào thế kỷ "mà trả qua bốn ngàn năm dân tộc ta mới có đợc:
"Không một dáng hinh không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trớc lúc lên đờng
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
Anh là chiến sĩ giải phóng quân"
Là những chiến sĩ vô danh nhng các anh đã trở thành những ngòi con bất tử, là
niềm tự hào của quê hơng, đất nớc. Cái chết của các anh hoá thân vào non sông để
mảnh đất này đợc nảy lộc đơm hoa:
"Từ dáng đứng của anh trên đờng băng Tân Sơn Nhất
Cả nứơc bay lên bát ngát mùa xuân"
Có những hình tợng văn học bắt nguồn từ một hình ảnh, hiện tợng của tự nhiên
hay xã hôi. Bộ Tấn trò đời là một kiệt tác của Bandăc. Tác phẩm thành công không
chỉ ở tầm vĩ mô đồ sộ, ở sự xuất hiện trở đi trở lại các nhân vật. Mà qua tác phẩm
khổng lồ ấy, Bandăc đã phát hiện ra bản chất của xã hội t bản - xã hội vì đồng tiền.
Đồng tiền đã trở thành một nhân vật trong tác phẩm. Nó có sinh sôi nảy nở, nó len
lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống tinh thần, tình cảm của con ngời và xã hội. Có thể
nói "đồng tiền" đã trở thành một "hình tợng văn học" rất độc đáo của văn học hiện
thực phê phán Pháp cũng nh văn học thế giới.

12


Trăng là đề tài muôn thủa của thi ca. Nhng Hàn Mặc Tử không chỉ viết về trăng
với những cảm xúc thông thờng.Trong thơ ông, trăng hiên lên nh một nhân vật đầy
sống động, đầy ma quái:
Nớc hoá thành trăng trăng hoá nớc
Lụa là ớt đẫm cả trăng thơ"
Nh vậy, hình tợng văn học rất phong phú đa dạng. Ngoài những ví dụ đã dẫn ta

còn bắt gặp rất nhiều hình tợng văn học khác trong đời sống văn học. Tuy nhiên,
trong văn chơng không chỉ tồn tai mình hình tợng văn học, bên cạnh nó ta con bắt
găp một loại hình tợng đặc biệt khác- khó nhận biết: Hình tợng tác giả.
1.3 Hình tợng tác giả
Cho dến nay, việc học tập nghiên cứu hình tợng tác giả trong thơ văn cha đợc
phổ biến rộng rãi. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này cũng gặp không ít khó khăn khi
xây dựng khái niệm và biểu hiện của nó. Sau đây có thể sơ bộ các khía cạnh hiểu
khác nhau của các nhà nghiên cứu khi bàn về hình tợng tác giả .
Theo Trần Đình Sử,:" Hình tợng tác giả là một hiện tợng của văn học nghệ
thuật, là sản phẩm của sự sáng tạo một thời. Nó tồn tại và phát triển trên cơ sở tác
giả cụ thể."
(Trần Đình Sử, Một số vấn đề thi pháp văn học trung đại, NXB Giáo dục, H,
1999)
"Hình tợng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung, hình thức của cái nhìn nghệ
thuật. Là thế giới đợc tổ chức, chỉnh đốn, đợc hoàn thành qua tính hiện hữu xung
quanh một ngời cụ thể nh một trờng nhìn giá trị, chúng ta thấy xung quanh ngời ấy
tất cả các yếu tố vật thể và quan hệ không gian, thời gian"
(M. Ba khtin)
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, "hình tợng tác giả là phậm trù thể hiện cách
tự ý thức của tác giả về vai trò xã hôị và vai trò văn học của mình trong tác phẩm. Cơ
sở tâm lí của hình tợng tác giả là hình tợng cái tôi trong nhân cách mỗi ngời thể hiện
trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tợng cái tôi trong văn học là tính chất gián
tiếp của văn bản nghệ thuật : văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời ngời trần
thuật, ngời kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng ra văn bản đồng thời
xây dựng ra hình tợng ngời phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định".
Ta thấy định nghĩa đã bám sát vấn đề cái tôi - cái tôi trong nhân cách cũng nh
cái tôi trong nghệ thuật.
Trớc hết ta thấy rằng cái tôi trong nhân cách góp phần lớn vào khả năng tự ý
thức, tự đánh giá vai trò cá nhân trong cuộc sống. Có thể coi nó là trung tâm tinh
thần, là cơ sở hình thành những tình cảm xã hội của con ngời.

Thứ hai, từ sự ý thức của bản thân cái tôi trong nghệ thuật sẽ cho ra đời một
hình tợng phát ngôn trong văn bản một giọng địêu nhất định. Tuy nhiên, hình tợng
13


phát ngôn trong văn bản có thể chỉ là hình tợng khách quan nằm ngoài tác giả, mặc
dù trong một chừng mực nhất định nó chính là nhân vật mang t tởng tác giả. Nói
cách khác, hình tợng phát ngôn trong văn bản cho ta một nhân vật đồng dạng với tác
giả.
Mặc dù vậy có thể nói sự ý thức của tác trong tác phẩm nghệ thuật về vai trò
xã hội và vai trò văn học là một điểm quan trọng nhng cha đặc trng. Cái đặc trng của
hình tợng tác giả là ở chỗ tác giả tự biến mình thành một hình tợng nghệ thuật, nghĩa
là tác giả thể hiện mình trong tác phẩm nh một nhân vật có đầy đủ t tởng, quan điểm
nghệ thuật, có giá trị thẩm mĩ riêng.
Trong 150 thuật ngữ văn hoc, Lại Nguyên Ân cũng thừa nhận sự tồn tại của
khái niệm này gắn liền với sự phát triển của nhân tố sáng tạo cá nhân. Các phơng
diện nội dung của nhân cách tác giả nhập sâu vào cơ cấu nghệ thuật tác phẩm. Xem
xét hình tợng tác giả với t cách là chủ thể tổ chức ngôn ngữ trần thuật tồn tại trong
tác phẩm để kết nối lời tự sự, lời trần thuật với hình tợng tác giả. Trong ý thức nghệ
thuật phải xác lập đợc t tởng về quyền h cấu nghệ thuật sẽ hợp thức hoá hình ảnh tác
giả .
Đóng góp rõ nét trong việc làm rõ khái niệm hình tợng tác giả phải kể đến
Trần Đình Sử . Theo Trần Đình Sử, hình tợng tác giả cũng giống nh hình tợng nhân
vật đều là những sáng tạo trong tác phẩm văn học. Song chúng khác nhau ở nguyên
tắc sáng tạo. Nếu hình tợng nhân vật đợc sáng theo nguyên tắc h cấu, đợc miêu tả
theo một quan niệm nghệ thuật nhất định thì hình tợng tác giả đợc thể hiện theo
nguyên tắc tự biểu hiện; sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật.
(Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục 98)
Trong giao tiếp, ngời ta có nhu cầu tự biểu hiện mình với ngời đối thoại nh :
uyên bác, hào phóng, hiếu kháchtheo những yêu cầu tiến bộ của xã hội. Trong văn

học cũng vây, các nhà văn thờng biểu hiện mình trong tác phẩm một cách đặc biệt.
Đó là ngời có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩĐiều đó trở thành nhu cầu, quy
ớc với ngời đọc.
Leptôn xtôi từng nói: "Nếu trớc mắt là một tác giả mới thì câu hỏi tự nhiên đặt
ra là liệu anh ta có thể nói điều gì mới với ngời đọc. Nếu nhà văn không có gì mới,
không có gì riêng thì có thể nói anh ta không phải là một tác giả đáng để chú ý. "
Từ nguyên tắc sáng tạo đặc trng trên, ta nhận thấy hình tợng tác giả là cái đợc
biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt.
Nhà thơ Đức I. W.Gớt nhận xét: "Mỗi nhà văn bất kể muốn hay hay không
đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt". Có nghĩa là
nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ của mình và ngôn
ngữ, cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó trở thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo
thành sự thống nhất nội tại của tác phẩm về mặt phong cách học. Nói cách khác,
14


hình tợng tác giả gắn bó hữu cơ với cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật nhà
văn.
Viện sĩ Nga V. Vinôgrađốp trong rất nhiều công trình đã khẳng định hình hình
tợng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách nghệ thuật.
Chichêrin cũng cho rằng hình tợng tác giả đợc sáng tạo ra nh một hình tợng
nhân vật. Đây là sự chân thật nghệ thuật, không phải là chân lí của sự kiện mà là
chân lí của ý nghĩa, của t duy nh chân lí của thơ ca.
Nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định vấn đề hình tợng tác giả không chỉ là
sự phản ánh tác giả vào tác phẩm, thể hiện thế giới quan của ngời sáng tác ra văn học
và văn học mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuât, sự thể hiện của chủ thể.
Nh vậy hình tợng tác giả là một vấn đề quan trọng của nghiên cứu văn hoc.
Nó còn đang đợc nghiên cứu và các nhà nghiên cứu còn cha thống nhất trong việc
đánh giấ nó ở cấp độ nào. Tuy nhiên, theo cách nhìn tổng quát, có thể thấy rằng các
nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tợng tác giả là một hình tợng đợc sáng tạo

ra trong tác phẩm, có nguyên tắc cấu tạo đặc biệt. Nó đợc thể hiện qua cái nhìn,
giọng điệu và sự miêu tả, hình dung của tác giả về chính mình.
1.4 Hình tợng tác giả trong thơ trữ tình
Hình tợng tác giả luôn vận động và phát triển. Nó không phải là một hiện tợng
bất biến, tĩnh tại. "Mỗi thể loại có một kiểu hình tợng tác giả và mỗi tác giả sáng tạo
các thể loại khác nhau sẽ tuân theo các kiểu hình tợng khác nhau"
(Đ.V. Li khatrốp, Thi pháp văn hoc Nga cổ, Mx,1979) để có thể khám phá đợc
hết những khía cạnh. Những đặc trng của hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính
trớc cách mạng, chúng tôi tạm chia hình tợng tác giả trong tác phẩm văn học ra
thành hai dạng tiêu biểu:
Dạng thứ nhất: hình tợng tác giả trong tác phẩm tự sự.
ở đây, hình tợng tác giả trở thành nhân vật ngời kể chuyện, ngời trần thuật.Tuỳ
thuộc vào ý đồ tác giả mà nhân vật ấy là ngời trần thuật khách quan, đứng ngoài câu
chuyện hay đó là ngời trực tiếp tham gia vào cốt truyện, góp phần làm nên diễn biến
của câu chuyện.
Ví dụ, ở loại hình chuyện cổ dân gian, tác giả dân gian thờng đẩy lùi câu truyện
vào quá khứ xa xăm với cụm từ "ngày xửa ngày xa", điều đó tạo nên khoảng cách
giữa ngời kể chuyện và nội dung cốt truyện, tạo nên thời gian huyền thoại có tác
động nhất định đối với ngời đọc, ngời nghe.
ở văn học hiện đại thì khác. Ngời kể chuyện có thể đứng ngoài cốt truyện, nhng ngời ấy cũng có thể là một nhân vật trong truyện - thờng là dới tên nhân vật "tôi".
Thời gian diễn ra câu chuyện thờng là ở thì hiện tại. Nếu có viết về đề tài quá khứ thì
cũng là để ngầm nói lên cuộc sống hiện tại nhà văn đang sống. Đặc biệt với loại "tự
15


truyện" thì yếu tố đời t cá nhân tác giả có tính chất quyết định đến nội dung cốt
truyện. Và ở đây hình tợng tác giả đợc thể hiện rõ nhất.
Dạng thứ hai: Là hình tợng tác giả trong thơ trữ tình.
Đối với khoá luận tìm hiểu dạng thức thứ hai này có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Đề tài của khoá luận là tìm hiểu hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính trớc

cách mạng. Làm rõ khái niệm này góp phần rất lớn trong việc tạo lập cơ sở lý luận
chung cho quá trình phân tích, làm rõ nội dung cụ thể của đề tài.
Bên cạnh những đặc điểm của tác giả trong tác phẩm văn học, hình tợng tác giả
trong thơ trữ tình còn manh nhiều nét đặc trng do sự quyết định của loại hình tác
phẩm. ở dạng thức này, nhiều ngời đồng nhất hình tợng tác giả với cái tôi trữ tình.
Chúng ta không phủ nhận mối quan hệ đặc biệt của hai đối tợng này. Cái tôi trữ tình
là biểu hiện trực tiếp của cái tôi trong nghệ thuật.
Xét theo nghĩa rộng cái tôi trữ tình nh một khái niệm phổ quát của trữ tình,
phân biệt trữ tình với những thể loại khác. Hình tợng tác giả trong thơ có cơ sở từ cái
tôi trữ tình theo nghĩa rộng - tuy nhiên nó lại tập trung đi sâu vào cái tôi trữ tình theo
nghĩa hẹp. Đó là hình tợng cái tôi cá nhân cụ thể, cái tôi tác giả tiểu sử với những nét
riêng t, là một loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu
hiện về chính mình.
ở đây ta chú ý tới tác dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ. Theo
Pôxpê lốp, có 3 dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình. Phổ biến nhất là cái tôi trữ
tình tự thuật tâm trạng. Cái tôi ở đây đồng dạng nhất hoặc gần gũi nhiều nhất với cái
tôi tác giả. Dạng thứ hai là cái tôi trữ tình nhập vai. Dạng thứ ba là cái tôi trữ tình
hoá thân.
Cái tôi trữ tình là cơ sở hạt nhân tạo nên hình tợng tác giả. Dù nó ở dạng thức
nào thì hình tợng tác giả cũng là sự thống nhất của hai con ngời: Thứ nhất là con ngời có số phận nhất định, có kinh nghiệm nhất với những tâm trạng, với những kinh
nghiệm sống. Thứ hai là nhân vật trong chính những bài thơ của mình. Tức là đối tợng hoá chính bản thân mình. Điều quan trọng là biến những nét nhân cách nhà thơ
thành hình tợng tác giả. Hay nói cách khác nó là sự thống nhất nhng không đồng
nhất giữa cái tôi nhà thơ trong đời sống và cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Sự không
đồng nhất là đặc trng của quy luật điển hình hoá nghệ thuật và cái tôi nhà thơ khác
với cái tôi nghệ thuật hoá. Cụ thể là hình tợng tác giả thống nhất nhng không đồng
nhất với nhà thơ trong cuộc sống.
Chúng ta biết thơ là tình, là tình cảm. Thơ là sự thể hiện chính mình. Hàn Mặc
Tử từng viết: "Ngời thơ phong vận nh thơ ấy". Có nghĩa là nhìn vào thơ, ngời ta sẽ
nhận ra tâm hồn,cá tính mỗi ngời.


16


Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ, văn học chịu những quy định, những ràng buộc
khác nhau về t tởng, đạo đức Chính vì thế mà việc thể hiện mình trong tác phẩm
của các tác giả qua các thời kì văn học không giống nhau.
Với văn học trung đại, việc thể hiện cái tôi cá nhân luôn bị hạn chế. Chính vì
thế mà hình tợng tác giả trong thơ phải nhuốm màu sắc phi cá thể. Tuy nhiên, ở
những tác giả lớn có ý thức sâu sắc về cái tôi thì luôn tìm mọi cách để biểu hiện
mình trong thơ.Đọc thơ họ, ta vẫn nhận ra những gơng mặt nổi bật : Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hơng, Nguyễn Công Trứ Mặc dù vậy, ta cũng phải công nhận rằng hình tợng tác giả trong thơ họ không đợc tự do xuất hiện.
Tới văn học hiện đại - đặc biệt là Thơ mới, cha bao giờ cái tôi cá nhân lại đợc
khẳng định, lại đợc giành cho nhiều sự quan tâm nh thế. Điều đó góp phần đẩy cái
tôi trong nghệ thuật tiến lên một bớc dài, và hình ảnh tác giả trong thơ cũng đợc thể
hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Cha bao giờ thi đàn văn học Việt Nam xuất hiện cùng
một lúc nhiều gơng mặt tiêu biểu, có phong cách đặc biệt nh thời kỳ 30 - 45. Nguyễn
Bính cũng ghi dấu cái tôi của mình vào thơ một cách sâu sắc nên việc tìm hiểu hình
ảnh tác giả trong thơ cũng có nhiều thuận lợi.
Trên đây là tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu về khái niệm hình tợng tác
giả nói chung và hình tợng tác giả trong thơ trữ tình nói riêng. Chúng tôi khi nghiên
cứu hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính xem đó là cơ sở lý luận của đề tài. Từ
cách nhìn tổng quát về thơ Nguyễn Bính cũng nh việc đi sâu những bài cụ thể, hình
tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính đợc chúng tôi trình bày qua các nội dung cơ bản
sau.

17


Chơng 2
Hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Bính trớc cách mạng


2.1. Nguyễn Bính - một thi sĩ chân quê
Từ bao đời nay, làng quê với luỹ tre xanh, cánh đồng bát ngát, cánh cò trắng
dập dờn, câu hò vọng từ bến sông xađã trở thành chiếc nôi nuôi dỡng tâm hồn dân
tộc, gìn giữ sự trong trẻo thanh bình của mọi miền quê và cuộc sống của biết bao
ngòi.
Văn học Việt Nam trong suốt chặng đờng dài phát triển đã luôn dành cho quê
hơng một sự u ái đặc biệt. Các nhà thơ tên tuổi nh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Khuyến đều có thơ hay viết về làng quê.
Phong trào thơ mới cũng vậy.Tuy là một trào lu văn học hiện đại chịu nhiều ảnh
hởng của văn học phơng tây nhng nó vẫn có một mảng thơ lớn viết về đề tài thôn
quê. Những cây bút tài hoa nh Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ đã để lại nhiều
tác phẩm có giá trị đậm đà màu sắc dân tộc, màu sắc thôn quê.
Thế nhng Anh Thơ, đoàn Văn Cừ họ không quê một chút nào cả. họ nh
những ngời thành phố đi daọ trên cánh đông quê , họ hái lợm vài cụm hoa hơng sắc,
vài cọng cỏ xanh mợt. Còn Nguyễn Bính, ông dành cho thôn quê cả trái tim và tấm
lòng.
Con ngời, cảnh vật trong thơ ông thấm đợm hồn quê, tình quê. Dòng thơ viết về
làng quê của Nguyễn Bính giàu chất dân gian.Ông am hiểu cuộc sống và con ngời
quê hơng. Chất liệu của thơ ông đợc khai thác trực tiếp từ phong cảnh, sinh hoạt và
lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Trong thơ Nguyễn Bính có nhiều bức tranh quê đẹp. Ông không miêu tả tỉ mỉ
mà chỉ phác thảo đôi nét nh vô tình mà hữu ý, tạo nên không khí thanh bình êm ả
hoà quện với tình ngời:
Thuyền trăng ai chở sang Đoài
Đêm khuya mở rộn then cài cửa ra
Trăng vào bang nữa là ba
Với em ở trái tim ta là nhiều.
( Nhiều)
ánh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Nó thờng gắn với tình yêu,

với hẹn hò, với những sinh hoạt văn hoá của làng quê.Cách khai thác ánh trăng này
rất gần gũi với dân gian.Ta dễ dàng bắt gặp trong ca dao những câu thơ nh:
"Hỡi cô tát nớc bên đàng
Sao cô múc ánh thăng vàng đổ đi"
Trăng của Nguyễn Bính cĩng khác xa ánh trăng của Hàn Mặc Tử.Trăng trong
thơ Hàn Mặc Tử hiện lên đầy ma quái, ghê rợn :
18


- Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập dần lên tới ngực.
- Nớc hoá thành thăng trăng hoá nớc
Lụa là ớt đẫm cả trăng thu.
Trăng dới con mắt của Nguyễn Bính luôn gợi lên những gì êm ả nhất:
Hội chèo mở giữa mùa thu
Trời cao gió cả trăng nh ban ngày"
( Đêm cuối cùng)
Những đêm hội, những đêm trăng là cơ hội để cho trai gái hẹn hò, gặp gỡ. Đã
có biết bao mối duyên đẹp nảy sinh từ đó. ánh trăng còn thể hiện mơ ớc của thi
nhân về một cuộc sống giản dị, đơn sơ mà hứa hẹn hạnh phúc:
-Em ở mình đây nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngõ gió mênh mông.
(Hoa với rợu)
- Sáng giăng chia nửa vờn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
( Thời trớc)
Bên cạnh không gian huyền ảo, thơ mộng của ánh trăng, thơ Nguyễn Bính còn
để lại nhiều ấn tợng về các sắc màu không gian khác. Nhân vật trữ tình say mê với
các màu sắc tơi tắn, rực rỡ. Những màu sắc rất thực của thôn quê chứ không phải là
sự điểm tô của hình thức:

Xanh cây xanh cỏ xanh đồi
Xanh rừng xanh núi da giời cũng xanh
áo chàm cô Mán thanh thanh
Mắt xanh biêng biếc một mình tơng t.
(Vài nét rừng)
Nếu Hàn Mặc Tử chuộng hơng vị trong đời thì Nguyễn Bính lại chuộng màu
sắc.Với ông, mộng là mộng vàng, rợu hồng, mắt biếc,môi sonCó những câu thơ
chứa đầy màu sắc:
Thôn Vân có biếc có hồng.
Biếc trong nắng sớm vàng trong nắng chiều
(Anh về quê cũ)
Nhân vật trữ tình - cái tôi tác giả mê đắm trong một thế giới đầy hoa, bớm,
nắngThế giới đẹp đẽ ấy nh lung linh, xôn xao, sống động trớc mắt ngòi đọc:
-Anh trồng cả thảy hai vờn cải
Tháng chạp hoa non nở cánh vàng
Lũ bớm láng giềng đang khát nhuỵ
Mách cùng gió sớm rủ rê sang"
19


-Qua dậu tầm xuân thấy bớm nhiều
Bớm vàng vàng quá bớm yêu yêu
(Hết bớm vàng)
Cảnh quê thật thanh bình trong sáng, có sự hoà hợp không rõ ràng giữa thực và
mộng. Nếu không có một tâm hồn yêu tha thiết với quê hơng, làm sao trong mắt thi
nhân cảnh quê lại đẹp đến nh thế.
Bài thơ Nhặt nắng thể hiện tâm trạng vui, ngỡ ngàng của thi nhân trớc vẻ đẹp
dịu dàng, bình dị của con ngời và cuộc sống:
Cô gái nhà ai ở xóm Đông
Sang đây một sớm nắng vàng trong

Cùng hai cô bạn bên bờ giếng
Nhặt nắng trong cây kể chuyện lòng
Cảnh ấy, ngời ấy đã chinh phục đợc trái tim yêu, đã chữa đợc vết thơng lòng
cho thi nhân.
Viết về quê hơng, Nguyễn Bính ít miêu tả những số phận đắng cay. Ông
nghiêng về những giá trị văn hoá, giá trị tinh thần của cuộc sống.Và ông cũng không
chỉ bó hẹp điều ấy trong riêng ngôi làng nhỏ bé của mình (Thôn Vân hay làng Thiện
Vịnh). Dờng nh ông muốn tìm đến hình ảnh chung của mọi miền quê Việt Nam.
Chính vì thế mà dù ngời đọc là ngời nhà quê hay ngời thành thị, là ngời miền bắc,
miền trung hay miền nam thì đều có thể tìm thấy cho mình những đồng cảm, những
rung động trong thơ ông.
Đằng sau cảnh quê ấy, cuộc sống hiện lên thật bình dị, nghĩa tình.Trong bài thơ
giới thiệu về gia đình mình, tác giả đã đa vào nhiều yếu tố rất thật.Tuy nhiên đó cũng
không còn là gia đình của riêng nhà thơ nữa mà đã trở thànhkiểu gia đình truyền
thống ở thôn quê từ ngàn xa. Hay nói đúng hơn là mơ ớc của nhân dân về một mái
ấm, một cuộc sống nh vậy:
Nhà tôi có một vờn dâu
Có giàn đỗ ván có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
(Nhà tôi)
Sống trong khung cảnh nh thế nên tâm hồn ngời dân quê cũng đằm thắm hiền
hoà, trong sáng mộc mạc. Nguyễn Bính đã hoá thân vào những ngời dân quê ấy: cô
lái đò, cô hái dâu, anh trai làng...Thi sĩ đã thấu hiểu và nói giùm họ những vui buồn,
những mơ ớc, những khao khát trong tình yêu, trong cuộc sống. Cô gái dệt lụa tự
giới thiệu về mình:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
20



Lòng trẻ còn nh cây lụa trắng
Mẹ già cha bán chợ làng xa
(Ma xuân)
Tâm hồn cô gái quê con trong trắng thơ ngây nh cây lua quý. Đó là ngời lao
động đích thực quanh năm chăn tằm, dệt lụa.Và rồi nh quy luật của tự nhiên, tình
yêu đã đến với cô đầy mới mẻ, hấp dẫn và cuốn hút. Cô đến với tình yêu bằng cả tâm
hồn, cả tuổi trẻ,cả niềm tin tởng ngây thơ. Cô xây đắp biết bao mộng ớc. Cô đã dũng
cảm xé rào để đi tìm hạnh phúc:
Bốn bên làng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trớc mái hiên
Ma chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem
(Ma xuân)
Những mối tình ở làng quê cũng không kém phần éo le, trắc trở. Có chàng trai
quê đã đến với tình yêu đầy dè dặt nhng cũng không kém phần bạo dạn, quyết tâm:
Cái ngay cô chửa có chồng
Đờng gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bởi nhiều hoa
Đi vòng để đợc qua nhà đấy thôi
( Qua nhà)
Tình yêu trai gáigắn với từng gốc bởi, gắn với hơng bởi, hơng camVà rồi cái
phong cảnh lắm bởi nhiều hoa âý trở nên tiêu điều xác xơ trớc con mắt của kẻ thất
tình:
Bờ rào cây bởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
Lợn không nuôi, đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng thơi ma ngập nớc tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

(Qua nhà)
Nguyễn Bính đã hoá thân và nói lên đợc đầy đủ những ớc mơ, khát vọng của
ngời dân quê. Đồng thời ông cũng hiểu đợc nỗi đau, sự thất vọng khi tình yêu dang
dở. Bởi vì trong những nỗi niềm đó có một phần là của chính thi nhân. Ngời nhà
quê vẫn ẩn náu, vẫn sống nh thờng trong Nguyễn Bính
(Hoài Thanh)
Thi nhân cung nh ngời nhà quê sợ nhất là sự đổi thay, sự đánh mất mình. Có thể
nói Chân quê là tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Bính. đó là bài thơ nhỏ, giản dị

21


mà mang bao điều gửi gắm của thi sĩ.Tác giả chọn hình tợng phát ngôn cho mình là
chàng trai quê mùa lo sợ, buồn bã trớc sự đổi thay của ngời yêu sau một lần đi tỉnh.
Mở đầu bài thơ, tác giả vẽ nên một cảnh tợng khá gần gũi với sinh hoạt ngời
dân quê - đa tiễn ngời đi và đón lúc trở về:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Ngời dân quê quanh năm sống sau luỹ tre xanh, họ chẳng đi đâu ra khỏi ngôi
làng nhỏ bé của mình. Đối với họ, không gian xa nhất là con đê đầu làng vì vậy, một
lần đi tỉnh đã là xa lắm, nó làm nên nhiều thay đổi của ngời con gái:
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Chàng trai vô cùng thât vọng trớc vẻ bề ngoài xa lạ của ngời yêu. Khăn nhung,
quần lĩnh là thuộc về thành phố, thuôc về tỉnh" Còn chiếc áo cài khuy bấm kia thì
quả là mới mẻ, hiện đại. Nó là sản phẩm của công nghiệp, của thị thành .Chàng trai
muốn ngời yêu của mình giữ gìn những giá trị truyền thống: yếm lụa sồi, khăn mỏ
quạ, quần nái đen, áo tứ thânSự lo lắng của chàng trai là thật sự, không phải là thái
quá hay bảo thủ. Đằng sau cái vỏ bề ngoài xa lạ kia liệu em có còn nguyên vẹn là
em- cô gái thôn quê thuần khiết, chất phác trong sáng hồn nhiêncủa anh nữa hay

không.Tất cả những điều day dứt ấy chỉ trực bùng ra, cũng may là chàng trai đã kịp
kìm giữ lại, để chỉ nói với ngời yêu bằng một câu nhỏ nhẹ:
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Tâm sự ấy cũng là tâm sự của Nguyễn Bính - một ngời luôn trân trọng những
giá trị, những vẻ đẹp truyền thống.Thế nhng thời đại thi nhân sống biến động quá
nhiều."Gió Âu ma Mỹ tràn vào chi phối mọi mặt đời sống xã hội, làm mọi giá trị đạo
đức lung lay. Câu thơ là lời nhắn nhủ của chàng trai quê với ngời yêu hay là lời nhắn
nhủ của Nguyễn Bính với đời, với ngờivà với chính mình:
Hoa chanh nở gữa vờn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Câu thơ là lời khẳng định của thi nhân về con đờng thơ đã chọn.Và giữa
phong trào thơ mới với muôn hoa rc rỡ có cả hhoa lạ, hoa ngoại nhậpthì bông hoa
chanh Nguyễn Bính vẫn tự tin toả hơng thơm ngát, hơng thơm vẫn dịu dàng quyến rũ
bao ngời.
Trong thơ, tác giả cũng cảm nhận thời gian theo cách riêng của ngời dân quê.
Làng xóm từ xa vẫn dựa vào các hiên tợng của tự nhiên để nhận biết thời gian. Ban
ngày thì theo bóng nắng, ban đêm thì theo bóng trăng, theo tiếng gà gáyTất cả đều
có thể trở thành dấu hiệu báo thời gian.
Khi yêu nhau ngời ta không muốn phải chờ đợi.Thế nhng có những lúc vẫn
phải chờ:
22


Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em chừng dập miếng giầu em sang
(Chờ nhau)
Ai biết đợc dập miếng giầu là bao lâu? Cách diễn đạt rất là nhà quê, rất
nông nghiệp.Nhng chàng trai vẫn hiểu rằng ngời yêu sẽ cố gắng để đến nơi hò hẹn
đợc nhanh nhất. Cách đo thời gian thì vậy, còn cách đếm thời gian thì sao?
Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
(Tơng t)
Đếm thời gian dựa vào sự thay đổi màu sắc của lá cây. Ngoài ra còn nhiều dấu
hiệu khác nữa của thiên nhiên: giữa mùa xuân thì ma xuân phơi phới bay, hoa
xoan nở rộ:
Bữa ấy ma xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hoặc khi xuân tàn:
Bữa ấy ma xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dới chân giày
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày
(Ma xuân)
Cái tôi chân quê trong thơ Nguyễn Binh thản nhiên đi lại, thản nhiên yêu đơng,
thản nhiên sinh hoạt. Cái tôi ấy vui buồn - niềm vui buồn cũng rất nhà quê.
Đây là tâm trạng của bà mẹ khi con gái yêu đi lấy chồng. Bà tỏ ra mạnh mẽ
khuyên nhủ con gái, cả mắng yêu nữa để cho đứa con cng của mình đợc thanh thản
lên xe hoa:
-"Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc nín đi không
-Ruộng tôi cày cấy dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đơng
Nhà cửa tôi coi nợ tôi trả
Tôi còn mạnh chán khiên cô thơng
Thế nhng khi đã tiễn con đi rồi ngời mẹ ấy mới khóc, mới sống thật, bộc lộ thật
hết nỗi niềm của mình:
Đa con ra đến cửa buồng thôi
Mẹ phải xa con khổ mấy mơi
Con ạ!Đêm nay mình mẹ khóc
Đêm đêm mình mẹ lại đa thoi

(Lòng mẹ)
23


Thơ viết về mẹ có rất nhiều và cũng có rất nhiều thơ hay. Nhng mấy ai có thể
thấu tỏ hết nỗi lòng của ngời mẹ thôn quê nh Nguyễn Bính.
Đặc biệt, thơ viết về mẹ của tác giả còn có bai Tết của mẹ tôi. Đây là bài thơ rất
hay và đặc sắc.Đọc bài thơ, ta nh sống lại những ngày tết cổ truyền, khung cảnh gia
đình đầm ấmTất cả đợc tạo dựng bởi bàn tay tần tảo của mẹ hiền. Những ngày giáp
tết, mẹ phải lo toan sao cho chu đáo:
-Sân gạch tờng vôi ngời quét lại
Vẽ cung trừ quỷ trồng cây nêu
-Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà dọn cửa rửa ban thờ
Mẹ dặn dò các con những kiêng cữ trong sáng mồng một tết : Không đợc dậy
muôn, không đợc cãi vã, làm vỡ, làm đổ đồ đạc. Cuối cùng buổi sáng mong đợi cũng
đã đến:
Hôm nay mồng một sáng tinh sơng
Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đờng
Mở hàng mỗi đứa năm xu rỡi
Rửa mặt hoa mùi nớc đợm hơng
(Tết của mẹ tôi)
Cũng chỉ trong những ngày tết, khi mọi công việc đã chu toàn, mẹ mới có thời
gian vui dùa - việc mà cả năm không bao giờ mẹ có đợc:
Ngời rủ cô tôi đánh tam cúc
Cời ầm tốt đỏ đè tốt đen .
Sau những ngày tết, mẹ lại tất bật với chuyện gia đình, lo toan cho chồng con
Đó là hình ảnh ngời mẹ Việt Nam đảm đang, tháo vát, chăm chút gia đình thơng yêu
chồng con hết mực.
Chất chân quê của hình tợng tác giả còn đợc thể hiên qua việc sử dụng hiệu quả

vốn từ ngữ ở làng quê trong thơ, tạo cho thơ Nguyễn Bính chất thẩm mĩ riêng của
ngôn từ:
-"Tầm tầm trời cứ đổ ma"
- "Thôn gà eo óc ngoài xa vắng'.
- "Cây rủ vờn xiêu cỏ áy bờ"
- "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn"
- "Chao ôi ba bốn tao ân ái"
-Thôn Đoài cách có một thôi đê"
- "Một ngời chín nhớ mời mong một ngời"
Hình ảnh quê hơng luôn ám ảnh trong lòng thi sĩ trên suốt bớc đờng lu lạc. Là
nơi tác giả hớng về sau mỗi lần vấp phải những ngang trái của cuộc sống, mỗi lúc cô
đơn thất vọng. Nhìn thấy không khí tết ở quê ngời, Nguyễn Bính chạnh buồn:
24


- Cột nhà hàng xóm lên câu đối
Em đọc tơng t giữa giấy hồng
Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
Một mình em vẫn cứ tay không
- Chao ôi tết đến em không đợc
Trông thấy quue hơng thật não nùng
- "Em sẽ uống say hơn mọi bận
Để hồn về mãi xứ Hà Đông.
(Xuân tha hơng)
Có thể nói rằng trong thơ Nguyễn Bính, điều nổi bật nhất và cũng thành công
nhất là ở mảng thơ chân quê.Và ở mảng thơ này hình tợng tác giả đã thể hiện rõ nét
chất chân quê của mình.
Ngời ta nhớ về Nguyễn Bính, yêu và dành sự đam mê cho ông chủ yếu ở khía
cạnh này.Hà Minh Đức gọi Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê, Đoàn Hơng gọi ông
là thi sĩ nhà quê, Tôn Phơng Lan gọi ông là nhà thơ chân quê, còn Đỗ Lai Thuý thì

viết Đờng về chân quê của Nguyễn Bính
Nguyễn Bính đã đa đợc hồn quê thuần khiết vào thơ mình. Từ phong cảnh,
con ngời, đến cách suy nghĩ cũng đậm màu sắc thôn quê. Thơ Nguyễn Bính trở
thành bạn thơ với vốn thơ dân gian. Tên tuổi nhà thơ ngời ta có thể quên nhng thơ
củng ông sẽ sống mãi trong tình quê đằm thắm, sống mãi giữa lòng ngời. Đã, đang
và sẽ còn biết bao ngời bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em bằng Lỡ bớc sang ngang, Tơng t, Ngời hàng xómĐó là cái đợc" lớn nhất mà bất cứ một ngời cầm bút nào
cũng phải mơ ớc.
Thế nhng bên cạnh một Nguyễn Bính của những vờn dâu lứa tằm, của giàn đỗ
ván, của hơng bởi hơng cam, chúng ta còn một Nguyễn Bính - nhà thơ mới. Thi sĩ
không thể đứng ngoài thời đại của mình - Thời đại con ngời cá nhân trỗi dậy. Cũng
nh bao nhà thơ mới khác, nguyễn Bính ý thức sâu sắc về cái tôi của mình - một cái
tôi đang đi vào bế tắc.Và trong thơ ông, ta còn bắt gặp một Nguyễn Bính với nỗi cô
đơn, chán chờng, tuyệt vọng. Một Nguyễn Bính ôm trong lòng nỗi sầu tủi, và bất lực
trớc cuộc đời.
2.2 Nguyễn Bính - một thi sĩ cô đơn
Đỗ Lai Thuý từng viết rằng :"Nguyễn Bính chỉ là kẻ quá giang, nh ngời lái đò
qua lại giữa hai bờ nông thôn - thành thị, đông và tây trên khúc sông của buổi giao
thời.Thơ Nguyễn Bính là những con sóng vỗ về cả hai phía. Tiếng dội của nó vọng từ
bờ nọ sang bờ kia" (Đờng về chân quê của Nguyễn Bính)
Nguyễn Bính đã nói về hành động ra đi của mình:
Bỏ lại vờn cam bỏ mái gianh
Tôi đi gian díu với kinh thành.
25


×