Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Góp phần tìm hiểu ruộng đất tư hữu đại việt từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.58 KB, 78 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Phan Trọng Sung - ngời đã gợi ý đề tài và tận tâm hớng
dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô
trong khoa Lịch sử, nhất là các thầy cô trong tổ Lịch sử
Việt Nam.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn thầy hớng dẫn các
thầy cô giáo, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn
thành khoá luận này.

Vinh, tháng 5 năm 2005.
Tác giả

Trần Thị Yên

A - Mở đầu


1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam là một đất nớc có nên kinh tế nông nghiệp phát triển từ rất
sớm và chủ yếu. Chính vì vậy vấn đề ruộng đất là một vấn đề lớn có tính chất
quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Nó chẳng những quyết địnhvề
sản xuất nông nghiệp, về mọi mặt kinh tế khác mà còn quyết định bộ mặt xã
hội của mọi thời đại nói chung. Vai trò của ruộng đất còn chiếm giữ địa vị
quan trọng hơn khi chúng ta đặt nó trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến.
Bởi vì trong xã hội phong kiến thì nền kinh tế chủ yếu và bao trùm đời
sống xã hội đó là kinh tế nông nghiệp. Vì thế chế độ sở hữu phong kiến về
ruộng đất là cơ sở của quan hệ sản xuất phong kiến, là nền tảng của toàn bộ
chế độ phong kiến. Vì vậy việc nghiên cứu về vấn đề ruộng đất có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Thông qua đó để


tìm hiểu những đặc điểm phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, cũng
nh cắt nghĩa nhiều hiện tợng lịch sử khác.
Đối với lịch sử dân tộc ta, từ thế kỷ XV cho đến nửa đầu thế kỷ XIX đã
đánh dấu một cái mốc rất quan trọng. Vì thế kỷ XV đánh dấu sự toàn thịnh, sự
tồn tại và phát triển của nhà nớc Lê Sơ. Triều Lê cũng đánh dấu bớc chuyển
biến mạnh mẽ nhất là về vấn đề ruộng đất. Thế kỷ XIX nhà Nguyễn có công
rất lớn là thống nhất đất nớc, nhng cũng có cái tội rất lớn là để cho đất nớc ta
rơi vào tay của thực dân Pháp. Vì thế đây cũng là giai đoạn phức tạp về ruộng
đất.
Nghiên cứu lịch sử trong giai đoạn này để chúng ta hiểu biết về vai trò
của nhà nớc Lê Sơ, triều Nguyễn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
Và định rõ tính chất cơ bản nhà nớc, của xã hội cũng nh bản chất của giai cấp
cầm quyền. Hơn thế nữa sự tồn tại của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc ta
bao giờ cũng gắn liền với việc giải quyết những vấn đề ruộng đất do xã hội trớc đặt ra.
=2=


Ngày nay, trên con đờng xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, dới sự
lãnh đạo của Đảng thì vấn đề ruộng đất lại đợc đặt ra nhng với một bình diện
khác. Đó là vai trò chủ động của con ngời và quá trình hợp tác hoá nông
nghiệp, nhng vấn đề chủ chốt vẫn là quyền sở hữu t nhân về ruộng đất. Những
bài học về quản lý ruộng đất xa xa vẫn có tác dụng rất lớn.
Tóm lại, việc nghiên cứu chế độ ruộng đất công nói chung, ruộng đất t
hữu nói riêng trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam nói chung, thời kỳ nhà nớc
Lê Sơ nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt, nó vừa mang ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc.
Chính vì những lý do mà nh trên đã phân tích cho nên tôi đã quyết định
chọn đề tài: "Góp phần tìm hiểu ruộng đất t hữu Đại Việt từ thế kỷ XV đến
nửa đầu thế kỷ XIX" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Cho đến ngày nay việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất t hữu nói riêng,
ruộng đất nói chung trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam không còn là
đề tài mới mẻ nữa mà nó đã có một quá trình lịch sử nghiên cứu sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đặc biệt là từ sau năm 1954 [18, 23].
Khi tiến hành nghiên cứu khoá luận "Góp phần tìm hiểu ruộng đất t hữu
Đại Việt từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX", tôi đã đợc tiếp cận với những
nguồn tài liệu sau đây:
Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ thế kỷ XV - Phan
Huy Lê, năm 1959.
Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khai hoang lập ấp ở Nam kỳ
lục tỉnh - Nguyễn Đình Đầu, năm 1962.
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t hữu và của nhà nớc - Ph. Ănghen
năm 1972.
=3=


Nguyễn Trãi toàn tập, năm 1976 của Viện Sử học.
Lịch sử Việt Nam, tập 1 và 2, năm 1980 của Trơng Hữu Quýnh chủ biên.
Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần, năm 1981 của ủy ban khoa học
xã hội Việt Nam.
Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, tập 1 và 2,
năm 1982 của Trơng Hữu Quýnh.
Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống của nông dân dới triều
Nguyễn, năm 1997 của Trơng Hữu Quýnh chủ biên.
Trên quê hơng Thanh Hoá đã tổ chức kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ
niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông xuất bản cuốn Thanh Hoá thời
Lê, năm 1997.
Gia Định thành thông chí, của Trịnh Hoài Đức năm 1998.
Ngoài ra thì còn rất nhiều nguồn tài liệu khác đã giúp tôi có thêm t liệu
để làm tốt bài khoá luận này.

Nh vậy, vấn đề ruộng đất ở nớc ta từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX
đã có một quá trình nghiên cú lâu dài với sự tham gia chung sức của các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu có tên tuổi, cùng với nhiều nhà địa phơng học đã
góp phần mình vào việc dựng nên bức tranh về chế độ ruộng đất ở các thế kỷ
này làm cơ sở cho việc trình bầy một cách đầy đủ các mặt hoạt động của nông
dân về kinh tế nông nghiệp đơng thời [18, 26].
Mặc dù là một đề tài cổ sử nhng vẫn có sức hấp dẫn và lôi cuốn nhiều
ngời đặc biệt là những ngời đam mê khoa học, đam mê tìm hiểu một vấn đề
lớn nếu nh không muốn nói là cơ bản trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó
chính là vấn đề ruộng đất nói chung và vấn đề ruộng đất t hữu nói riêng.

=4=


Trong bài khoá luận này, bản thân tôi tự đặt ra yêu cầu và phân tích các
loại hình sử hữu ruộng đất t hữu giữa các khuynh hớng phát triển của chế độ
ruộng đất nói chung. Đồng thời so sánh và lý giải sự khác nhau cơ bản về
ruộng đất t hữu của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XIX.
3. Phơng pháp nghiên cứu:
Để xây dựng và hoàn thiện đề tài này tôi đã sử dụng các phơng pháp
nghiên cứu sau đây: Quán triệt phơng pháp luận Mácxít Lêninnít thể hiệm ở
việc kết hợp hai phơng pháp: lôgíc và lịch sử. Trong khoá luận chủ yếu đợc
trình bầy theo phơng pháp bộ môn - phơng pháp lịch sử để phân tích, đánh giá
các loại hình sở hữu ruộng đất t một cách trung thực khách quan.
Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài, khoá luận này còn sử dụng phơng pháp
tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và suy luận lôgíc để giải quyết những
vấn đề mà khoá luận đã đặt ra.
4. Giới hạn của khoá luận:
Đề tài của khoá luận là: "Góp phần tìm hiểu ruộng đất t hữu Đại Việt

từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX" có một giới hạn và phạm vi nghiên
cứu nh sau:
Thế kỷ XV sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng ngày 29/4/1428 Lê
Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế, khôi phục tên nớc là Đại Việt. Mở đầu triều
đại Lê là Lê Thái Tổ còn gọi là Lê Thánh Tông là ngời đã đa triều Lê Sơ phát
triển đến cực thịnh nhất [15, 319].
Nửa đầu thế kỷ XIX dới triều Nguyễn mở đầu là Gia Long và lần lợt
các triều vua khác nối tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị bảo vệ chế
độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng và suy vong [15, 437].

=5=


Vấn đề mà khoá luận nghiên cứu đó chính là phác hoạ ruộng đất t hữu
Đại Việt từ thế kỷ XVđến nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy bên cạnh đó thì khoá luận
cũng dành một chơng để khái quát ruộng đất t hữu từ thế kỷ XV trở về trớc và
có sự so sánh tôi muốn nêu một vài vấn đề ruộng đất thuôc sở hữu của nhà nớc
Lý Trần - Hồ...
5. Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận có hai chơng chính nh sau:
Chơng 1: Vài nét về ruộng đất t hữu trớc thế kỷ XV.
Chơng 2: Ruộng đất t hữu từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX.

=6=


A - Nội dung
Chơng 1:

Vài nét về ruộng đất t hữu trớc thế kỷ XV


Mác và Enghen từng quan niệm "Sự quá độ từ sở hữu công cộng
nguyên thuỷ sang sở hữu t nhân thể hiện ở sự chiếm hữu t nhân có định kỳ nh
công xã Mác cơ chẳng hạn" [6, 149] đó là đối với Châu Âu. Còn đối với Việt
Nam thì chế độ ruộng đất t hữu ra đời rất sớm trong lịch sử. Nhng thế kỷ XV
thì nhà nớc Lê Sơ đã đạt đợc đó là nhà nớc Trung ơng tập quyền cao nhất
trong thời kỳ phong kiến Việt Nam. Cho đến thế kỷ XVIII nó đặc biệt phát
triển mạnh mẽ cùng với nền kinh tế hàng hoá. Bớc sang thế kỷ XIX trong
khuôn khổ của triều Nguyễn thì triều Nguyễn đã tỏ ra bất lực trong việc củng
cố và phát triển ruộng công dù rằng nhà Nguyễn đã áp dụng những biện pháp
mạnh mẽ nhằm tớc đoạt ruộng đất t của giai cấp địa chủ nh ở Bình Định và
Nam Kỳ. Đằng sau sự thất bại đó là sự phát triển mạnh mẽ và toàn thịnh của
ruộng đất t hữu.
Để hiểu đợc sự phát triển đó có giống và khác nhau gì về ruộng đất t
hữu qua mỗi thời đại thì ta nên hiểu sự xuất hiện và hình thành ruộng đất t hữu
trớc thế kỷ XV để có đợc cái nhìn hoàn chỉnh về sự phát triển của ruộng đất t
hữu trong thời kỳ phong kiến Đại Việt.
1. 1. Ruộng đất thời kỳ nguyên thuỷ và thời đại Hùng Vơng.
Khi nói đến tình hình kinh tế ở một nớc nông nghiệp vấn đề đầu tiên
cần phải xem xét đó là chế độ ruộng đất kiểu gì ? T liệu sản xuất của các
thành viên công xã lúc bấy giờ chủ yếu là ruộng đất công nên nó trở thành đặc
trng cơ bản nhất của thời kỳ công xã nông thôn. Do vậy, trởng lão và hội đồng
=7=


thị tộc nắm quyền điều hành và phân phối sản phẩm đến từng thành viên công
xã thị tộc. Nh thế có nghĩa là ai nắm trong tay t liệu sản xuất, mà đó chính là
ruộng đất thì ngời đó nắm địa vị thống trị và duy nhất. Nhng nó không giữ đợc
lâu vì quan hệ huyết thống ngày càng trở nên lỏng lẻo, còn công xã láng giềng
(công xã nông thôn, công xã lớn) phát triển. Qúa trình này thể hiện công xã

quá độ tiến lên xã hội có giai cấp.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do sự phát triển của kinh tế, do
nhu cầu tri thuỷ của nông nghiệp lúa nớc và do nạn ngoại xâm là nguy cơ thờng trực và trực tiếp. Hội đồng thị tộc đã không phù hợp để quản lý nữa mà
cao hơn thời Hùng Vơng với nớc Âu Lạc ngời đại diện cao nhất cho quyền lợi
của các công xã quản lý. Ngoài Hùng Vơng còn có bộ máy giúp việc không
chỉ quản lý nh trớc mà đang tiến tới quản lý trên một lãnh thổ quốc gia.
Những từ "ruộng lạc" (lạc điền), "dân lạc" (lạc dân) chép trong th tịch
cổ cho thấy thời bấy giờ ruộng đất t hữu cha xuất hiện. Toàn bộ ruộng đất cày
cấy cùng với núi, ao, hồ, sông ngòi... trong phạm vi công xã đều thuộc quyền
sở hữu của công xã.
Cách phân chia ruộng đất lúc bấy giờ thực hiện bằng tục lệ mang tính
chất bình đẳng, dân chủ của cộng động công xẫ. Trong lịch sử, tựu chung có
hai cách phân chia ruộng đất công của làng xã đó là:Phân chia theo định kỳ và
phân chia một lần. Thời Hùng Vơng cha có ruộng đất t hữu nên cách phân
chia ruộng đất rất phổ biến của các công xã lúc đó có thể là cách chia một lần
chứ cha phải là cách phân chia định kỳ [9, 16].
1. 2. Ruộng đất t hữu thời ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Các chính quyền đô hộ du nhập quan hệ sở hữu phong kiến vào Âu Lạc.
Đất đai Âu Lạc, về danh nghĩa thuộc về quyền sở hữu của hoàng đế Trung
Hoa. Nhng trên thực tế, các quan laị ngời Hán bao chiếm đất đai, lập trang trai
t nhân. Không những thế, chúng còn đa cả gia tộc đến sinh sống lập nghiệp và
=8=


chiêu tập những quý tộc phong kiến Trung Quốc sang lánh nạn trong những
cuộc xung đột nội bộ triều chính tạo thành tầng lớp quý tộc ngời Hán. Những
thế lực này dựa vào chính quyền đô hộ để chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền.
Đó là các trờng hợp của Hoàn Việp thời Đông Hán, Bùi Trung, Đào Hoàng
thời Ngô, họ Cổ Nguyễn Phu, Đỗ Viện thời Tấn... Đồng thời, các chính quyền
đô hộ cũng chiếm đoạt đất đai, lập đồn điền. Biện pháp để lập đồn điền là do

dân nghèo ngời Hán hoặc là các tù nhân bị đẩy đến Giao Chỉ, giao đất hoang
cho họ khai khẩn và thu tô. Các Châu quận cũng đợc phép cho "Đại quan tạp
sỹ" lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho chính quyền đô hộ [11, 16].
Quan hệ bóc lột phong kiến cũng đợc áp đặt vào Âu Lạc. Ngoài các loại
thuế chính thì chúng còn đặt ra nhiều loại thuế khác gọi "ngoại xuất". Chế độ
bóc lột đó thật là phi lý và nặng nề vì nó không phải là kết quả tự nhiên của
quá trình phát triển kinh tế nội tại của Âu Lạc. Nh vây, quan hệ sản xuất
phong kiến xuất hiện ở Âu Lạc do chính quyền đô hộ du nhập và áp đặt. Nó
chỉ tồn tại trong khu vực kinh tế đồn điền của chính quyền đô hộ, trong các
trang trại của địa chủ và tầng lớp quan liêu ngời Hán [11, 17].
Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam thế kỷ X là sản phẩm trực
tiếp của các triều đại trớc. Khi nói đến chế độ kinh tế ở một nớc nông nghiệp
vấn đề đầu tiên cần phải xem xét là chế độ sở hữu ruộng đất. Trong suốt hơn
10 thế kỷ thống trị Việt Nam chính quyền đô đã dùng mọi biện pháp để du
nhập phơng thức sản xuất phong kiến vào Việt Nam nh di dân, lập ấp, mộ dân
khai hoang lập làng mới, chính sách lơng thuế... Một số trang trại t nhân của
ngời Việt có thể đã đợc hình thành từ cuối thế kỷ IX. Đầu thế kỷ X, những
trang trại đó biến thành những điểm phong kiến trên đất nớc ta, nửa đầu thế kỷ
X đợc các làng mới thành lập làm hậu thuẫn.
Mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp nhằm phong kiến hoá Việt Nam từ
cơ sở kinh tế đến ý thức hệ t tởng, văn hoá, nhng do kết cấu kinh tế - xã hội

=9=


nội tại bền vững của công xã nông thôn, do sự trì trệ cố hữu của nhà nớc thuộc
"phơng thức sản xuất Châu á" nên chính quyền đô hộ không đạt đợc kết quả
nào đáng kể. Mà ngợc lại, công xã nông thôn vẫn đợc duy trì và lấy đó tạo nên
khối đoàn kết để chống ngoại xâm.
Yếu tố t hữu ruộng đất đã xuất hiện trong thời kỳ Bắc thuộc tại các

trang trại của một số quan lại, địa chủ ngời Hán. Nhng tỉ trọng đó còn nhỏ bé
và nó đợc du nhập vào đất nớc ta bằng quyền lực của chính quyền đô hộ ngoại
bang. Nó có thể phát triển ở một giới hạn nào đó, nhng không thể làm đổ nền
tảng của chế độ sở hữu ruộng đất công xã tồn tại vững chắc, phổ biến. Nó ch a
tác động bao nhiêu vào tập quán cổ truyền của nhân dân ta lúc bấy giờ, không
chấp nhận quyến sở hữu t nhân về ruộng đất.
Những yếu tố t nhân về ruộng đất đã có từ trong thế kỷ X sẽ bị giảm sút
nghiêm trọng vì đã mất chỗ dựa chính trị là quyền đô hộ. Trong lúc đó, chính
quyền độc lập dân tộc lại cha công nhận về mặt pháp lý quyền t hữu ruộng
đất.
Bằng các chính sách của mình, đặc biệt là chính sách "bình quân thuế
ruộng" của chính quyền họ Khúc, các chính quyền độc lập dân tộc đã bớc đầu
đợc xác lập quyền sở hữu trên thực chất của nhà nớc đối với ruộng đất công
xã. Quan trọng hơn là điều đó nó đã chứng tỏ các nhà nớc độc lập dân tộc ở
Việt Nam thế kỷ X đã chấp nhận và tôn trọng sở hữu ruộng đất trên thc chất là
của công xã [11, 22].
Xuất phát từ quan hệ sở hữu trên nên trong quan hệ bóc lột, không có sự
bóc lột trực tiếp giữa một cá nhân thuộc giai cấp này đối với cá nhân thuộc
giai cấp khác. Mà là quan hệ bóc lột giữa một tập thể này đối với một tập thể
khác, nhà nớc bóc lột các công xã.
Mầm mống ruộng đất t hữu đã bắt đầu xuất hiện rõ nhất là ruộng đất
của các hào trởng nhng nó cha thực sự phát triển. Mặc dù vậy thế kỷ X xung
= 10 =


đột giữa các hào trởng ngời Việt đối với chính quyền đô hộ và sau đó là xung
đột mà tiêu biểu nhất là loạn 12 sứ quân thực chất là xung đột về ruộng đất. Sự
xung đột đó diễn ra gay gắt và cuối cùng yếu tố độc lập dân tộc và thống nhất
quốc gia chiến thắng.
Có thể nói kinh tế ruộng đất trứơc thế kỷ XI là "cha đẻ" là "bà đỡ" cho

kinh tế ruộng đất các triều đại tiếp theo. Hay có thể nói cách khác rằng kinh tế
ruộng đất nói chung, ruộng đất t hữu nói riêng từ thế kỷ XI cho đến nửa đầu
thế kỷ XIX đã "thoát thai" từ kinh tế ruộng đất của sở hữu kinh tế ruộng đất
thời kỳ nguyên thuỷ và thời đại Hùng Vơng, thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc.
1.3. Ruộng đất thuộc sở hữu từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (triều đại Lý
-Trần, Hồ).
So với sở hữu công cộng tối cao của thị tộc, bộ lạc thì sở hữu nhà nớc
cũng là sở hữu công cộng. Nhng vì con đờng thông thờng nhà nớc chỉ xuất
hiện khi đã có sở hữu t nhân về ruộng đất và phân chia giai cấp, cho nên sở
hữu nhà nớc chỉ có thể hình thành hay áp đặt trên những loại ruộng đất cha
thuộc quyền sở hữu hoặc chiếm hữu của các cá nhân hay tập thể nào cả.
Mặc dù chế độ sở hữu của nhà nớc bao trùm toàn bộ các loại ruộng đất
nhng chúng ta có thể dựa vào đó để chia nó ra thành các loại nh sau:Ruộng đất
do nhà nớc Trung ơng trực tiếp quản lý, bộ phận ruộng đất công làng xã và
ruộng đất t hữu.
Ruộng đất do nhà nớc Trung ơng trực tiếp quản lý:
Loại ruộng đất này thì nó mang đậm tính cá nhân. Điều này không có
gì quá đáng khi chúng ta đặt chế độ sở hữu ruộng đất đó trong khung cảnh
chung của chế độ ruộng đất đơng thời, khi mà chế độ sở hữu ruộng đất t bắt
đầu phát triển.
Ruộng đất công làng xã:

= 11 =


Là yếu tố đối lập và ngăn cản sự phát triển của ruộng đất t trong khi
quyền hạn về sở hữu ruộng đất t nhân là một nhân tố phù hợp với quy luật tiến
lên của xã hội. Do ruộng đất công làng xã là một bộ phận ruộng đất lớn nhất
trong xã hội Lý - Trần, Hồ nên nó đã làm cho các vơng triều này có tính tập

quyền cha đợc.
Dới thời Lý Trần nhà nớc bán ruộng đất công làng xã làm ruộng t. Sử cũ
chép: "Tháng 6 năm 1254 bán quân điền, mỗi diện là 5 quan tiền (bấy giờ gọi
mẫu là diện), cho nông dân mua làm ruộng t" [13, 24]. Bấy giờ giá ruộng đất
ở bên ngoài là 10 quan / mẫu, cho nên có thể có nhiều ngời mua ruộng công
để làm ruộng t. Thực ra cũng khó quan niệm mỗi một hiện tợng nh vậy, vì nó
nói lên quá rõ quyền sở hữu thực tế của nhà nớc đối với ruộng đất công làng
xã. Nhng, khái niệm "quan điền" mà sử cũ dùng ở đây, không có gì đáng nghi
ngờ. Hơn nữa, nhân việc quan sát các vùng bao quanh xã Trác Bút (Duy TiênHà Nam Ninh) thì theo ngời xa truyền lại thì bấy giờ (ở nhà Trần), sau khi
chia ruộng công khẩu phần xong, nhà nớc cho phép dân đinh mua làm ruộng
t.
Hình thức phong cấp ruộng đất độc đáo thời của Việt Nam thời Lý -Trần
là ruộng thác đao. Phan Huy Chú nhà sử học nửa đầu thế kỷ XIX viết: "Vua
xuống chiếu lấy hơn 100 mẫu ruộng ở Băng Sơn cấp cho ông (Lê Phụng Hiển)
làm ruộng t, cho con cháu làm hơng hỏa phụng thờ để nêu công" [12, 92].
Mặt tích cực của ruộng đất công làng xã: đây là bộ phận ruông đất lớn
nhất trong tổng diện tích ruộng đất cả nớc cũng nh trong một số ruộng đất
thuộc sở hữu của nhà nớc Trung ơng phong kiến. Bộ phận này gánh chịu tất cả
những chi tiêu của nhà nớc qua các hình thức: tô, thuế, bổng lộc, phần thởng.
Ngời nông dân cày cấy ruộng công, ngoài nghĩa vụ nộp tô, còn có nghĩa vụ đi
phu, đi lính, nộp thuế không còn cách nào khác họ đã bán vợ đợ con và đôi
khi bán cả ruộng đợc chia, dù rằng luật làng cũng nh lệ nớc không cho phép.

= 12 =


Họ trở thành những dân lu vong không ruộng đất và do đó họ là những ngời tự
do, không chịu nghĩa vụ tô thuế, phu dịch nào.
Nhng bên cạnh mặt tích cực của ruộng đất công làng xã thì loại ruộng
đất này cũng có những hạn chế của nó là:Tình trạng lạm quyền của các quý

tộc đợc chia đất, đợc cấp đất phong, sự phát triển của hiện tợng mua bán
ruộng đất, chính sách cấp ruộng thởng của nhà nớc... là những con đờng của
ruộng đất công làng xã chạy từ công sang t. Nhà nớc thậm chí có lúc bán
ruộng đất công với giá rẻ mạt cho dân mua làm ruộng t. Diện tích ruộng đất
công làng xã do đó bị thu hẹp nhanh chóng [21, 270].
Ruộng đất t hữu:
Chế độ sở hữu t nhân ra đời từ rất sớm, trớc khi có nhà nớc phong kiến
tự chủ. Bộ phận ruộng đất này tạo nên khu vực kinh tế tiểu nông độc lập, góp
phần làm cơ sở cho sự tồn tại của nhà nớc Trung ơng tập quyền phong kiến và
góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của thủ công và thơng
nghiệp. Nhng bộ phận ruộng đất đó lại là đối tợng chấp chiếm của bọn địa chủ
[20, 271].
Ruộng đất thuộc nông dân t hữu quản lý:
Ngay từ sớm, chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất thuộc nông dân lao động
đã chiếm một địa vị quan trọng trong nền kinh tế. Việc khẩn hoang mở rộng
ruộng đất canh tác hay xây dựng làng chạ mới, tạo điều kiện phát triển chế độ
sở hữu nhỏ này [18, 140].
Ruộng điền trang:
Năm 1266, do yêu cầu mở rộng diện tích canh tác, tăng thêm nguồn thu
nhập quốc dân chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Nguyên. Vua Trần cho phép
các vơng hầu, công chúa mộ dân phiêu tán biến thành nô tỳ đi khai hoang ở
các vùng đất mới ven biển hay ven sông. Đất đai khai khẩn đợc, cho phép đợc

= 13 =


lập thành điền trang t. Từ đó xuất hiện trong nớc ta khá nhiều điền trang với
diện tích rộng hẹp khác nhau [20, 274].
So với các loại ruộng đất khác thì ruộng đất điền trang đợc nhà nớc
nâng đỡ bằng cách không đánh thuế vào loại ruộng này. Cùng với nhiều quyền

hạn về tính độc của mọi vơng hầu ở từng địa phơng. Sự hình thành điền trang
t nhân của quý tộc Trần cho thấy rõ khuynh hớng muốn vơn lên tới sở hữu
phong kiến trong khuôn khổ một nhà nớc tập quyền. Chính do nhân tố này, sở
hữu nhà nớc không khỏi chịu tác động mà tiếp nhận phơng thức bóc lột của
điền trang quý tộc. Ruộng điền trang một mặt kích thích cho xã hội Đại Việt
phát triển, nhng mặt khác sự phát triển của điền trang t nhân đã làm phân tán
thể thống nhất của nhà nớc Đại Việt trên nhiều mặt, làm thu hẹp sở hữu ruộng
đất của nhà nớc. Mà sở hữu ruộng đất của nhà nớc cũng nh sở hữu công xã
nguyên thủy là những điều kiện nhất thiết không thể thiếu một khi đứng trớc
sự xâm lợc của kẻ thù từ bên ngoài vào. Cho nên chắc chắn rằng hình thức
điền trang không thể tồn tại hay phát triển lâu dài đợc.
Kinh tế điền trang sang thời Trần dù có đặc điểm khác lãnh chúa Phơng
Tây, nhng cũng là cơ sở của yếu tố phân tán, mang nhiều tính chất tự cung tự
cấp, hạn chế mức độ tập quyền của nhà nớc và mức độ thống nhất quốc gia.
Vì vậy, trong thời kỳ phát triển và thịnh hành của kinh tế đại điền trang, nhà
nớc phong kiến không thể phát triển đến mức tập quyền cao hoàn chỉnh đợc.
Mà trái lại kinh tế điền trang này phát triển bao nhiêu thì mầm mống phân tán
càng lớn bấy nhiêu và trở thành một trong những nguyên nhân làm cho nhà
Trần sụp đổ nhanh chóng.
Ruộng đất thuộc sở hữu của nhà chùa:
Đây là loại ruộng khá quan trọng và phổ biến hồi bấy giờ. ở các thế kỷ
XI - XIV, tuy phật giáo không có quyền hành lớn về mặt chính trị song rất
phát triển ngoài xã hội [20, 274].

= 14 =


Hàng loạt chùa mọc lên khắp nơi, hàng lọat vị s nổi tiếng ra đời [20, 146].
Nhà chùa có ruộng đất t là một hiện tợng lịch sử rõ rệt không ai bác bỏ.
Nhng so với quyền sở hữu t nhân hay cá nhân của các tổ chức khác thì quyền

t hữu này có nét khác biệt, ở chỗ đứng, ở địa vị nhà chùa thì nhà chùa có
ruộng đất t, nhng đứng vào vai trò đia vị từng cá nhân nhà s thì lại không phải
nh thế. Trên nguyên tắc s tăng là những ngời tu hành, không lợi lộc, không
màng của cải, cho nên họ không muốn và không đợc có quyền sở hữu ruộng
đất. Lực lợng lao động sản xuất trong ruộng đất nhà chùa chủ yếu là các điền
nô hay nông nô họ đợc coi là thần dân của nhà chùa, chỉ có nghĩa vụ làm mà
không có lợi gì cả.
Rõ ràng nhà chùa trở thành một tầng lớp địa chủ lớn, song vì thiếu uy
thế chính trị nên cũng ít gây tác dụng đối với xã hội. Ngời cày ở đây là nô tỳ
của chùa. Song địa vị của họ cũng là những nông nô nộp tô và tô thì không
nặng nh ở các vùng đất của địa chủ thế tục [20, 275].
Ruộng đất thuộc tầng lớp địa chủ quản lý:
Bộ phận ruộng đất phát triển nhanh hơn và có tác dụng hơn đối với chế
độ phong kiến là ruộng đất của địa chủ t hữu. Bộ phận này có thể chia làm hai
loại: loại ruộng đất địa chủ phi quan lại, phi quý tộc và loại điền trang của quý
tộc.
Nhà Trần lên thay nhà Lý, sự tồn tại của ruộng t hữu đã trở thành một
hiện thực phổ biến trong xã hội.
Cho đến cuộc kháng chiến chống Nguyên thì bộ phận địa chủ t hữu đã
trở thành một thế lực kinh tế quan trọng của xã hội [20, 273].
Nh vậy, so với các triều đại trớc thì dới triều Lý - Trần ruộng t đã có bớc phát triển đáng kể. Sự phát triển của ruộng đất t hữu là phù hợp với xu thế
của lịch sử, nó đánh dấu sự phát triển của chế độ phong kiến Đại Việt.

= 15 =


Sự phát triển của ruộng đất t hữu đă dẫn đến sự thay đổi, sự phát triển
toàn bộ cơ cấu xã hội và đẩy mạnh quá trình phân hóa xã hội Đại Việt. Để rồi
từ đó các đồng chí mới giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn thịnh
của chế độ Trung ơng tập quyền thế kỷ XV.

Trên cơ sở kinh tế ruộng đất nh vậy, có thể thấy đợc bản chất của nhà nớc Lý - Trần. Đó là nhà nớc của quý tộc hoàng tộc. Nhà nớc gồm có hai bộ
phận: Trung ơng và địa phơng. Với bản chất của nhà nớc quý tộc hoàng tộc thì
có thể coi giai đoạn lịch sử Lý - Trần là giai đoạn cao nhất, giai đoạn phát
triển toàn thịnh nhất của phơng thức sản xuất Châu á ở Việt Nam rồi đến thế
kỷ XV là giai đoạn xác lập sở hữu phong kiến.
Nhà Hồ.
Cuối thế kỷ XIV, xã hội Việt Nam đứng trớc một tình hình khó khăn.
Chế độ sở hữu nhà nớc về ruộng đất bị thu hẹp lại. Trong lúc đó, chế độ sở
hữu lớn t nhân về ruộng đất lại phát triển lên mạnh mẽ [18, 187].
Đứng trớc mâu thuẫn sâu sắc giữa chế độ sở hữu nhà nớc và chế độ sở
hữu lớn t nhân về ruộng đất, chính quyền Hồ Quý Ly đã dùng quyền lực tối
cao của vua, yêu cầu cấp thiết chống giặc ngoại xâm, tớc đoạt ruộng đất t hữu,
hạn chế sự phát triển của chế độ nông nô, nô tỳ khôi phục u thế của chế độ sở
hữu nhà nớc về ruộng đất và của chế độ chiếm hữu làng xã. Bớc đầu xác lập
của những quan hệ sản xuất phong kiến bị kìm hãm. Nhng xu thế phát triển
khẩn trơng của những quan hệ sản xuất phong kiến đã trở thành tất yếu. Mở
rộng lại diện tích ruộng đất công trên cơ sở những quan hệ cũ, tăng thêm số
nô tỳ của nhà nớc không còn gây đợc những tác dụng tốt thuận lợi cho việc
giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra. Cuộc khủng hoảng xã hội do đó
không đợc giải quyết. Chế độ ruộng đất vẫn đứng trớc một tình thế đổi thay
quan trọng. Giữa lúc đó thì quân xâm lợc Minh đã nhân sơ hở của nhà Hồ mà
ồ ạt tràn vào nớc ta nhanh chóng đánh đổ triều đại Hồ Quý Ly thiết lập nền đô
= 16 =


hộ. Sự phát triển t nhân của chế độ ruộng đất ở nớc ta bị cắt đứt. Nông dân lao
động phải cùng nhau đứng dậy ở khắp mọi nơi để chống lại quân xâm lợc, giải
phóng tổ quốc, bảo vệ quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Chiến tranh
giải phóng thực sự trở thành một nhân tố tác động đến vấn đề ruộng đất [18,
188].


= 17 =


Chơng 2:

Ruộng đất t hữu từ thế kỷ XV
đến nửa đầu thế kỷ XIX
2.1. Thiết chế pháp lý của ruộng đất t hữu.
Bớc sang thế kỷ XV, nhà nớc Lê Sơ đã tạo mọi điều kiện cho ruộng đất
t hữu phát triển, cho phép quyền chiếm hữu và sử dụng ruộng đất lâu năm
thành quyền sở hữu. Đánh thuế ruộng đất t ít hơn và trừng trị những hành vi
xâm hại quyền sở hữu t nhân về ruộng đất.
Thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII chắc chắn rằng quyền sở hữu t nhân về
ruộng đất đã cực kỳ phát triển cả về số lợng và chất lợng. Tuy nhiên ruộng đất
t hữu có hai bộ phận đó là: Sở hữu của địa chủ lớn, nhỏ và sở hữu nông dân tự
canh. Cùng với nhiều nguyên nhân khác nữa, trong lúc quyền t hữu ruộng đất
nói chung phát triển thì bộ phận thứ nhất nói trên đã có xu thế mạnh hơn tạo
nên nạn kiêm tinh ruộng đất trầm trọng, gây ra sự phá sản của nông dân nghèo
và hạng trung. Tình trạng phân hóa hai cực đối lập này của sở hữu t nhân thể
hiện bớc phát triển cuối cùng trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến.
Một mặt nó tạo ra yêu cầu xác lập quyền t hữu nhỏ cho đa số nông dân, cũng
là một yêu cầu của Cách mạng t sản, còn mặt kia lại làm nảy sinh giai cấp địa
chủ, kẻ thù của nông dân không ruộng đất. Vậy thì cho đến thế kỷ XVIII
trong khi đại đa số nông dân yêu cầu quyền t hữu nhỏ về ruộng đất thì quyền
sở hữu địa chủ dần dần trở nên lỗi thời và bị đặt trớc nguy cơ bế tắc. Hoàn
cảnh này đòi hỏi đợc giải quyết bằng sự nảy sinh và phát triển các nhân tố
quan hệ t bản chủ nghĩa. Nhà nớc phong kiến lúc này dĩ nhiên chỉ có thể hoạt
động theo một hớng đó là hạn chế bớt sự phát triển của sở hữu địa chủ để kéo
dài tuổi thọ của nó. Do đó quyền sở hữu t nhân nói chung về ruộng đất lại quy


= 18 =


định ở điều kiện thuế lệ. Kể từ năm 1722, ruộng đất t hữu nói chung mới bị
đánh thuế.
Đến thế kỷ XIX thì tính chất và trình độ phát triển của ruộng đất t hữu
khác thế kỷ trớc. Thời kỳ này nhà Nguyễn khuyến khích chế độ t hữu ruộng
đất phát triển [16, 238- 239].
Để hiểu rõ những điểm khác biệt của chế độ t hữu về ruộng đất của mỗi
triều đại nó khác nhau nh thế nào ? Cũng nh nội dung, khái niệm ruộng đất t
hữu và quyền sở hữu t nhân về ruộng đất trong khuôn khổ chế độ phong kiến
Đại Việt từ thế kỷ XV cho đến nửa đầu thế kỷ XIX ra sao ? Ta cùng tìm hiểu
hai loại hình sở hữu ruộng đất t chính đó là: sở hữu ruộng đất nhỏ của nông
dân lao động và ruộng đất lớn của giai cấp địa chủ.
2.1.1. Ruộng đất thuộc sở hữu nhỏ của nông dân lao động:
Những ngời có ruộng đất t hữu có thể là địa chủ hay nông dân t hữu nhng điều cần chú ý trong xã hội phong kiến, chế độ sở hữu ruộng đất của ngời
nông dân lao động là rất nhỏ bé và tỏ ra rất bấp bênh, mong manh trớc sự
kiêm tinh, chiếm đoạt của giai cấp địa chủ [18, 246].
Dới thời Lê Sơ, đặc biệt là những năm chiến tranh, ruộng đất của nông
dân lao đông bị thu hẹp đáng kể. Khi hoà bình lập lại, nông dân lu tán trở về
quê quán làm ăn, xây dựng lại làng xóm. Nhờ khẩn trơng khai hoang, số nông
dân lao động có ruộng đất t hữu ngày càng nhiều lên. Bộ phận ruộng đất thuộc
sở hữu của nông dân lao động từng bớc đợc phục hồi lại. Thể lệ ruộng chiếm
xạ góp phần mở rộng hơn nữa bộ phận ruộng đất t hữu này. Tuy nhiên số
ruộng đất của nông dân ngày càng tăng lên thì hiện tợng mua bán ruộng đất
ngày càng phát triển.
Trong quá trìng xây dựng nhà nớc của mình, nhà Lê nhiều lần dùng
ruộng đất công để phong thởng, và ban cấp cho công thần quan lại. Những


= 19 =


biện pháp này cũng thu hẹp đáng kể diện tích công của nhà nớc. Đối với phần
ruộng đất công còn lại, nhà Lê đã hai lần thi hành chính sách phân chia lại
ruộng đất, gọi là chính sách Quân điền [18, 221-222].
Nội dung cụ thể của chế độ Quân điền quy định năm 1481 chép trong
"thiên nam d hạ" bao gồm mấy nguyên tắc sau đây:
Ngời đợc chia ruộng: Nói chung thì tất cả mọi ngời trong xã từ quan
viên cho đến các hạng thấp nhất của bậc thang xã hội phong kiến nh cô qủa,
tàn tật, vợ con ngời tội lu, tội đồ đều đợc chia ruộng đất. Nhng phần chia cho
mỗi ngời ít nhiều lại tính theo phẩm tớc đối với quan viên và thứ bậc xã hội
đối với các tầng lớp nông dân khác [9, 35].
Ruộng đất để chia: Chủ yếu là ruộng đất của xã. Nguyên tắc chung thì
ruộng đất công của xã nào thì chia cho dân trong xã ấy. Phân biệt hai loại
xã:Xã công điền và xã t điền có công điền. Xã công điền là những xã trong đó
tất cả ruộng đất hầu là của công và nông dân sinh sống nhờ ruộng khẩu phân
ấy. Đối với loại xã này thì phải tính số ruộng đất công phân cấp cho mọi hạng
ngời trong xã cày cấy. Còn xã t điền có công điền thì một bộ phận dân làng xã
đã có ruộng đất t, nên chỉ phân cấp ruộng đất công cho những ngời không có
ruộng hay ít ruộng trong xã [9, 36].
Thời gian chia ruộng: Thời hạn quân cấp là 6 năm một lần. Mỗi lần đến
kỳ hạn ấy thì quan phủ huyện phải "thân hành" xuống kiểm xét lại việc đo đạc
và phân cấp. Nh vậy, cứ 6 năm là chu kỳ chia lại toàn bộ ruộng đất trong xã.
Đến kỳ hạn ấy, mọi ngời phải trả lại ruộng đất đợc chia trong kỳ trớc để chia
lại. Ngời nào chiếm ruộng quá hạn thì bị phạt [9, 39].
Quyền hạn và nghĩa vụ của ngời đợc chia: Nói chung ngời cày ruộng
đất công phải nộp tô thuế cho nhà nớc. Riêng đối với những quan viên thì
"quan tứ phẩm trở lên đợc ban ruộng không phải trng tô"[9, 40]. Đối với nhân


= 20 =


dân thì chỉ những xã đất bãi không có ruộng lúa mới đợc miễn trng tô một số
ruộng nhất định.
Nhà nớc đã đặc các chức giám đơng chuyên lo việc khẩn hoang và mộ
ngời sản xuất. Những ngời khai hoang đợc hởng chế độ khuyến khích chung
của cả nớc là sau 3 năm chỉ lấy phần nữa nộp cho nhà nớc, số còn lại đợc xem
là ruộng t. Nhà nớc cũng bảo vệ nghiêm ngặt bộ phận ruộng đất này [18, 225].
Trong hoàn cảnh xã hội thời Lê Sơ, chế độ Quân điền còn có những tác
dụng tích cực nhất định. Quân điền thực chất chỉ là nhà nớc phát canh thu tô.
Về ý nghĩa ấy, nhà nớc là một đại địa chủ thu tô và nông dân cày ruộng khẩu
phân ấy là những tá điền lĩnh canh nộp tô. Củng cố chế độ Quân điền là củng
cố chế độ phát canh, củng cố quan hệ đia chủ - tá điền. Trong hoàn cảnh xã
hội đầu thế kỷ XV, khi kinh tế đại điền trang với quan hệ nông nô, nô tỳ vừa
tan rã thì phát triển quan hệ địa chủ tá điền là tơng đối tiến bộ. Hơn nữa trong
thời kỳ Lê Sơ, ruộng đất công của xã thôn hãy còn nhiều và qua cuộc xâm lợc
của nhà Minh, cuộc chiến tranh giải phóng, dân số lại bị giảm sút, nên chế độ
Quân điền có thể bảo đảm cho nông dân một số ruộng tối thiểu đủ cày cấy và
giải quyết một phần tình trạng ruộng đất bỏ hoang. Chính sách Quân điền
cùng với các chính sách nông nghiệp tích cực khác của nhà Lê có tác dụng
khôi phục lại sản xuất nông nghiệp trong buổi đầu [18, 47].
Chính sách Quân điền cùng với những chính sách thủ tiêu chế độ đại
điền trang, hạn chế chế độ nông nô, nô tỳ của nhà Lê tuy nhằm phục vụ quyền
lợi của giai đia chủ, nhng đồng thời đã góp phần củng cố kinh tế tiểu nông
làm cơ sở cho kinh tế hàng hoá phát triển. Đây là điểm tiến bộ căn bản trong
chính sách ruộng đất của nhà nớc phong kiến thời Lê Sơ. Vì nó đã giải quyết
đúng những mâu thuẫn chính trong cuộc khủng hoảng thời Trần mạt, đáp ứng
đúng yêu cầu phát triển của xã hội lúc bấy giờ [18, 48].


= 21 =


Trong lúc, một bộ phận ruộng đất đáng kể của nông dân tiểu t hữu lại bị
rơi vào sở hữu lớn của giai cấp địa chủ theo nhiều con đờng khác nhau thì lệ
chia đều gia tài cho con cái đã phân tán ruộng đất thuộc sở hữu địa chủ hạng
vừa và nhỏ, đẩy chúng vào sở hữu nhỏ của những nông dân tự canh.
Một đặc điểm đáng chú ý của xã hội Việt Nam đơng thời, khác xa với
xã hội Tây Âu trung đại, là sự phân hoá giai cấp trong xã hội không tách hẳn
con cháu của địa chủ, quan lại thành một đẳng cấp riêng biệt kỵ sỹ Tây Âu
hay võ sỹ Nhật Bản. Tầng lớp này vẫn sống ở nông thôn, chung đụng với giai
cấp nông dân lao động và chỉ qua một vài đời, do sự sa sút về tài sản mà trở
thành nông dân lao động bình thờng. Trong lúc đó, cũng có không ít con em
những ngời nông dân lao động- nông dân tự canh do có năng lực bản thân mà
thành đạt trong các kỳ thi cử, có dịp chui vào các hoạn trờng và trở thành địa
chủ nh họ Bùi, họ Quách.. [18, 266].
Cho đến cuối thế kỷXV đầu thế kỷ XVI, chính sách khai hoang của nhà
Lê vẫn đợc tiếp tục thực hiện, nhất là đối với các vùng biên giới. Với lao động
đầy sáng tạo, lại có chính sách của vua khuyến khích khai hoang cho nên
nông dân lao động đã lấn biển lập nên cả một danh ấp với khoảng một vạn
khoảnh ruộng. Ruộng đất khai khẩn đợc khác với loại ruộng chiếm xạ nói trên
đều xem là t điền vĩnh viễn.
Chính sách khai hoang của nhà Lê rõ ràng có tác dụng tích cực. Bộ
phận nông dân t hữu, tự do tăng lên. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội dịu
xuống [9, 254-255].
Bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhỏ của nông dân lao động đã góp
phần đặc biệt vào sự phát triển của ruộng đất t hữu thế kỷ XV. Đặc biệt với
chính sách Quân điền của nhà Lê ngày càng đợc hoàn chỉnh thì ta thấy đợc sự
quan tâm của những ngời đứng đầu đối với bộ phận ruộng đất t hữu đã tạo
điều kiện cho ruộng đất t hữu nhà Lê ngày càng phát triển thuận lợi.


= 22 =


Chính sách Quân điền thực hiện gần nh suốt cả thế kỷ XV đã trực tiếp
đa lại hiệu quả quan trọng. Công xã nông thôn tồn tại dai dẳng từ hàng chục
thế kỷ trớc, cùng với kết cấu ruộng đất công làng xã Đại Việt, đến đây đã đợc
quân chủ hoá sâu sắc. Đến tháng 12 năm 1500 công cuộc quân chủ hoá làng
xã Đại Việt hoàn thành và với phơng thức bóc lột nông dân và địa chủ thì thu
tô còn nông dân tá điền thì lĩnh canh.
Từ đầu thế kỷ XVI xã hội Đằng ngoài ruộng đất làng xã đã bị thu hẹp
lại rất nhiều và chính sách Quân điền của nhà Lê Sơ bị phá sản. ruộng đất t
hữu phát triển mạnh mẽ [19, 100].
Số lu dân mất đất phải đi kiếm ăn ở xa quê hơng họp nhau khai hoang,
tạo nên những vùng đất mới và tự mình biến thành những tiểu nông tự canh.
Tạm thời trong một thời gian số lợng ruộng đất cha bị biến thành ruộng công và
cha bị đánh thuế. Nhng trong quá trình phát triển của chế độ t hữu ruộng đất,
không ít số ruộng đất này bị địa chủ chấp chiếm [21, 113-114].
Từ rất sớm trên vùng đất Thuận Quảng đã có nhiều ruộng đất t hữu hoặc
của địa chủ hoặc của nông dân. Khi Nguyễn Hoàng vào Trấn và tiến hành xây
dựng hậu phơng của mình, khá nhiều bộ phận ruộng đất đã bị công hữu. Nhng
ruộng đất t vẫn phát triển. Năm 1669, Nguyễn Phúc Tần phải sai bọn văn thần
Hồ Quang Đại đi khám đạc ruộng đất t, ruộng đất công bắt phải "trả ruộng
công về cho xã" và hạ lệnh cho ai đem sức mình ra khai phá những chỗ rừng
núi hoang thành ruộng thì cho làm "bản bức t điền" nhà nớc sẽ thu thóc tô và
dân xã ấy không đợc tranh chia. Chính sách này đã tạo điều kiện cho ruộng đất
phát triển mạnh bằng con đờng khai hoang [21, 141-142]
Thế kỷ XIX những ngời nông dân chủ sở hữu các mảnh ruộng nhỏ, đủ
điều kiện và công sức canh tác thì thờng trực tiếp tiến hành sản xuất. Giữa chủ
sở hữu và t liệu sản xuất không có quan hệ nào khác hơn là tác động của lao

động đối với đối tợng lao động. Đây là cơ sở kinh tế sản xuất nhỏ tự cấp, tự

= 23 =


túc là chính. Nhng nông dân tự cày cấy trên mảnh ruộng của mình để sống là
một bộ phận trong nông dân Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ lịch sử thế nhng
họ luôn luôn bị phá sản bởi vì nhiều lý do, bao gồm cả sự cớp đoạt, kiêm tinh
ruộng đất của giai cấp địa chủ. Nông dân tự canh sinh ra trong chế độ phong
kiến, nhng lại là nhân tố tiến bộ của lịch sử so với chế độ phong kiến đó. Bởi
lẽ nó đối lập với quan hệ địa chủ- tá điền và là hình ảnh của số đông nông dân
t hữu trong một xã hội t sản tơng lai [16, 323]
2.1.2. Ruộng đất thuộc sở hữu của giai cấp địa chủ:
Sau mời năm chiến đấu anh dũng và gian khổ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
toàn thắng, đất nớc sạch bóng quân thù. Vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn là Lê Lợi, theo truyền thống đã lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê với
quốc hiệu là Đại Việt, xây dựng kinh thành và nghĩ ngay đến việc khôi phục
lại nền kinh tế của đất nớc hàn gắn vết thơng chiến tranh và phong thởng cho
các công thần khai quốc [13, 119-120]. Vua Lê cũng hạ lệnh "cho các con em
của các nhà đại mục và các tớng hiệu đều nên về nhận ruộng đất ở quê tổ để
khỏi tệ tranh chiếm" [10, 59].
Khi nhà Lê đợc thành lập, giai cấp này đã trở thành một thế lực quan
trọng trong xã hội đó là giai cấp địa chủ. Bản thân dòng họ Lê cũng xuất thân
từ giai cấp địa chủ. Lê Lợi vốn là đại điền chủ hơng ấp Lam Sơn. Ruộng đất
của ngài do cha ông để lại và khai phá thêm giàu có. Lên làm vua, Lê Lợi đặc
biệt cấm bỏ ruộng hoang, ai muốn khai hoang thì làm giấy xin phép quan sở
tại, sau 3 năm chia đôi số ruộng, một nửa nộp cho triều đình một giữ làm
ruộng t. Với chính sách khai hoang phục hoá ấy, nhà Lê chẳng những khuyến
khích chế độ t hữu phát triển mà còn tạo động lực thúc đẩy cho nó ngày càng
phát triển nhanh hơn. Với chính sách thuế khoá hết sức nhẹ đối với ruộng đất

t hữu điều đó lại càng chứng tỏ nhà nớc Lê Sơ bảo vệ chế độ ruộng đất t hữu
này đến mức nào [13, 132].

= 24 =


Mặt khác do yêu cầu củng cố và mở rộng cơ sở giai cấp của mình, phù
hợp với hoàn cảnh mới, dòng họ Lê không thể không nhận điều kiện thuận lợi
của những năm sau chiến tranh, loạn lạc mà phong cấp ruộng đất cho những
ngời theo mình có công giải phóng tổ quốc [18, 226].
Trong ba đời vua đầu của nhà Lê đó là Lê Thái Tổ (1428-1433), Thái
Tông (1434-1442) và Nhân Tông (1443-1459) thì chỉ mới ban cấp lẻ tẻ cho
từng công thần cha có chế độ cụ thể. Ngay từ năm 1427, khi còn bao vây
thành Đông Đô Lê Lợi đã ban cấp cho Lê Ba Lao là cha Lê Triện 100 mẫu
ruộng vì Triện là tớng giỏi có công vừa bị hi sinh. Năm 1429, sau khi lên ngôi,
Lê Lợi định phép Quân điền trong đó các quan lại theo chức tớc đợc cấp số
ruộng khá lớn...
Lợi dụng sự thịnh đạt của nền sản xuất nông nghiệp sau những năm
gian khổ, gắng sức khôi phục nền kinh tế của nông dân và chính sách tiêu biểu
cho tinh thần ấy là chính sách Lộc điền [18, 212].
Lần đầu tiên trong lịch sử nớc ta, nhà nớc Trung ơng ban hành một quy
chế đầy đủ về việc cấp ruộng lộc cho các quý tộc quan lại. Chính sách tỏ ra rất
u đãi đặc biệt là đối với các hoàng tử và công chúa. Những ngời này không
những đợc cấp rất nhiều ruộng ân tứ mà còn đợc cấp hàng trăm mẫu ruộng thế
nghiệp, chứ không phải hai, ba chục mẫu nh đời Trần. Chế độ Lộc điền chỉ
ban cấp cho những quan lại từ tứ phẩm trở lên nh: chánh nhất phẩm, tòng nhất
phẩm, chánh nhị phẩm, tòng nhị phẩm, chánh tam phẩm, tòng tam phẩm,
chánh tứ phẩm, tòng tứ phẩm [18, 217] và những ngời thân thuộc gần gũi
thuộc gần gũi nhà vua, các quan lại thân cận trong triều nhng chủ yếu là từ địa
chủ trở lên. Các quan lại từ tứ phẩm trở lên ấy thờng nắm chế độ Lộc điền là

đặc quyền của tầng lớp cao nhất của giai cấp thống trị [9, 20].

= 25 =


×