BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG VIỆT KHÁNH TRANG
GIẢI PHÁP LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGÀNH MAY Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, tháng 7 năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG VIỆT KHÁNH TRANG
GIẢI PHÁP LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGÀNH MAY Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 6014.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MINH
Nghệ An, tháng 7 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành kính bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Bá Minh, người thầy đã tận tình bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy,
phương pháp nghiên cứu, đánh giá, giới thiệu, hướng dẫn khai thác thông tin
nguồn tài liệu và trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học,
Khoa Giáo dục, các giảng viên của Trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn các cơ quan, doanh
nghiệp may, các trường CĐKT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Lao độngThương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công thương,... cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp may, cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên các
trường CĐKT đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện về cơ sở thực tế,
đóng góp nhiều ý kiến cho nội dung nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, quý thầy cô giáo, đồng
nghiệp ở Trường Cao Đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng đã động viên, khuyến khích và
tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ,
động viên tác giả trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý giáo dục.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của quý Thầy, Cô, các
bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012
Tác giả
Trương Việt Khánh Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
6.1. NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN: PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG HÓA
CÁC THÔNG TIN ĐỂ PHỤC VỤ CHO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU LÝ
LUẬN.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG.....................................6
VÀ DOANH NGHIỆP MAY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH MAY Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................................................6
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................39
CHƯƠNG 2............................................................................................................41
THỰC TRẠNG VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
MAY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH MAY..........41
Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN........................41
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................41
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH......................41
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................72
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 73
CÁC GIẢI PHÁP LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP MAY
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH MAY....................73
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN....................73
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................96
PHỤ LỤC 5............................................................................................................58
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÍNH PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN. 58
CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY..........................................59
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÍNH PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO................................................................................................59
NGÀNH MAY.......................................................................................................59
PHỤ LỤC 6............................................................................................................59
BẢNG 2.4: SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH MAY TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG.........................................................................................59
KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM..............................................................59
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH MAY
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
(2010 - 2013)...........................................................................................................61
PHỤ LỤC 7............................................................................................................62
BẢNG 2.5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CƠ SỞ VẬT
CHẤT..................................................................................................................... 62
SO VỚI YÊU CẦU CỦA ĐÀO TẠO...................................................................62
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CƠ SỞ
VẬT CHẤT SO VỚI YÊU CẦU CỦA ĐÀO TẠO..............................................62
PHỤ LỤC 8............................................................................................................62
BẢNG 2.6: ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO....63
................................................................................................................................. 63
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO..............................................................................................................63
PHỤ LỤC 9............................................................................................................63
BẢNG 2.7: ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG VIỆC.......................................................................................63
................................................................................................................................. 64
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU............................................................................................64
CÔNG VIỆC.........................................................................................................65
PHỤ LỤC 10..........................................................................................................65
................................................................................................................................. 67
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN..............................................67
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TẠI TP HCM.................................67
PHỤ LỤC 11..........................................................................................................68
BẢNG 2.9: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP.................................................................................................................68
................................................................................................................................. 68
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP.................................................................................................68
PHỤ LỤC 12..........................................................................................................69
................................................................................................................................. 69
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ LIÊN KẾT XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.............................................................................69
PHỤ LỤC 13..........................................................................................................69
BẢNG 2.11: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ VỀ MỐI LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH
CHO ĐÀO TẠO NGÀNH MAY..........................................................................70
................................................................................................................................. 70
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRONG VỀ MỐI..................................................................................................70
LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO
NGÀNH MAY........................................................................................................70
PHỤ LỤC 14..........................................................................................................70
BẢNG 2.12: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA DOANH NGHIỆP VỀ
MỐI LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ.................................................................................70
VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG............70
................................................................................................................................. 71
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA DOANH
NGHIỆP VỀ MỐI LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH CHO
ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG........................................................................71
PHỤ LỤC 15..........................................................................................................71
BẢNG 2.13: MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VỀ NHÂN SỰ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP.................................................................................................71
................................................................................................................................. 72
NÔỊ DUNG 1: DOANH NGHIỆP CỬ CÁC KỸ SƯ, CÔNG NHÂN LÀNH
NGHỀ ĐẾN GIẢNG DẠY TẠI DOANH NGHIỆP............................................73
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VỀ NHÂN SỰ GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP........................................................................73
PHỤ LỤC 16..........................................................................................................73
BẢNG 2.14: MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA NHÀ
TRƯỜNG............................................................................................................... 73
VÀ DOANH NGHIỆP...........................................................................................73
NÔỊ DUNG 1: DOANH NGHIỆP CÓ THAM GIA VÀO VIỆC TUYỂN SINH
CỦA NHÀ TRƯỜNG KHÔNG?..........................................................................74
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
6.1. NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN: PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG HÓA
CÁC THÔNG TIN ĐỂ PHỤC VỤ CHO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU LÝ
LUẬN.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG.....................................6
VÀ DOANH NGHIỆP MAY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH MAY Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................................................6
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................39
CHƯƠNG 2............................................................................................................41
THỰC TRẠNG VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
MAY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH MAY..........41
Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN........................41
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................41
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH......................41
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................72
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 73
CÁC GIẢI PHÁP LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP MAY
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH MAY....................73
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN....................73
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................96
PHỤ LỤC 5............................................................................................................58
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÍNH PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN. 58
CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY..........................................59
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÍNH PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO................................................................................................59
NGÀNH MAY.......................................................................................................59
PHỤ LỤC 6............................................................................................................59
BẢNG 2.4: SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH MAY TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG.........................................................................................59
KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM..............................................................59
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH MAY
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
(2010 - 2013)...........................................................................................................61
PHỤ LỤC 7............................................................................................................62
BẢNG 2.5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CƠ SỞ VẬT
CHẤT..................................................................................................................... 62
SO VỚI YÊU CẦU CỦA ĐÀO TẠO...................................................................62
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CƠ SỞ
VẬT CHẤT SO VỚI YÊU CẦU CỦA ĐÀO TẠO..............................................62
PHỤ LỤC 8............................................................................................................62
BẢNG 2.6: ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO....63
................................................................................................................................. 63
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO..............................................................................................................63
PHỤ LỤC 9............................................................................................................63
BẢNG 2.7: ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG VIỆC.......................................................................................63
................................................................................................................................. 64
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU............................................................................................64
CÔNG VIỆC.........................................................................................................65
PHỤ LỤC 10..........................................................................................................65
................................................................................................................................. 67
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN..............................................67
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TẠI TP HCM.................................67
PHỤ LỤC 11..........................................................................................................68
BẢNG 2.9: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP.................................................................................................................68
................................................................................................................................. 68
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP.................................................................................................68
PHỤ LỤC 12..........................................................................................................69
................................................................................................................................. 69
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ LIÊN KẾT XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.............................................................................69
PHỤ LỤC 13..........................................................................................................69
BẢNG 2.11: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ VỀ MỐI LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH
CHO ĐÀO TẠO NGÀNH MAY..........................................................................70
................................................................................................................................. 70
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRONG VỀ MỐI..................................................................................................70
LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO
NGÀNH MAY........................................................................................................70
PHỤ LỤC 14..........................................................................................................70
BẢNG 2.12: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA DOANH NGHIỆP VỀ
MỐI LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ.................................................................................70
VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG............70
................................................................................................................................. 71
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA DOANH
NGHIỆP VỀ MỐI LIÊN KẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH CHO
ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG........................................................................71
PHỤ LỤC 15..........................................................................................................71
BẢNG 2.13: MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VỀ NHÂN SỰ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP.................................................................................................71
................................................................................................................................. 72
NÔỊ DUNG 1: DOANH NGHIỆP CỬ CÁC KỸ SƯ, CÔNG NHÂN LÀNH
NGHỀ ĐẾN GIẢNG DẠY TẠI DOANH NGHIỆP............................................73
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VỀ NHÂN SỰ GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP........................................................................73
PHỤ LỤC 16..........................................................................................................73
BẢNG 2.14: MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA NHÀ
TRƯỜNG............................................................................................................... 73
VÀ DOANH NGHIỆP...........................................................................................73
NÔỊ DUNG 1: DOANH NGHIỆP CÓ THAM GIA VÀO VIỆC TUYỂN SINH
CỦA NHÀ TRƯỜNG KHÔNG?..........................................................................74
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
Ký hiệu, viết tắt
KH-CN
Viết đầy đủ
Khoa học Công nghệ.
2
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3
CRITT
Trung tâm đổi mới và chuyển giao công nghệ
4
CRT
Trung tâm nguồn lực công nghệ
5
RDT
Mạng lưới phổ biến công nghệ
6
TP
Thành phố
7
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
8
DNSX
Doanh nghiệp sản xuất.
9
CNKT
Công nhân kỹ thuật
10
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
11
ILO
Tổ chức lao động quốc tế. (International Labour
Organization)
12
NNL
Nguồn nhân lực.
13
DN
Doanh nghiệp.
14
XH
Xã hội.
15
CĐ
Cao đẳng
16
ĐH
Đại học.
17
GDĐH
Giáo dục đại học
18
CEO
Quản lý doanh nghiệp (Tổng Giám đốc)
19
CFO
Giám đốc tài chính
20
CPO
Giám đốc Nhân sự
21
INSEAD
Trường Đại học Kinh tế INSEAD - Pháp
22
MBA
Chương trình thạc sỹ
23
PTN
Phòng thí nghiệm
24
CN
Công nghệ
25
TKTT
Thiết kế thời trang .
26
GV
Giáo viên
27
SV
sinh viên.
28
CP
Cổ phần
29
KWB
Trung tâm điều phối đào tạo nâng cao và việc làm Đức
30
CNH
Công nghiệp hoá
31
HĐH
Hiện đại hoá
32
PTTH
Phổ thông trung học
33
POHE
Chương trình giáo dục đại học định hướng nghề
nghiệp ứng dụng
34
WoW
Công giới
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xu thế toàn cầu hóa và sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế quốc tế đã mở
ra rất nhiều cơ hội cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên,
điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các quốc gia cần phải nỗ lực rất nhiều
trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, điều quyết định cho sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia là đào tạo được những con người có học vấn
cao, có chuyên môn tốt, có đạo đức, có văn hóa và biết cách làm việc hiệu quả. Vì
vậy, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay là nhiệm vụ
quan trọng không chỉ đối với các trường đại học, trường dạy nghề mà còn là nhiệm
vụ chung của cả đất nước.
Theo điều tra xã hội học, nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đã cải thiện
hơn so với nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nhân lực vốn
được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát
triển xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Chính vì vậy, Chính phủ
đã phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với chỉ số ước đạt 55% lao động có tay nghề
cao, nhằm đáp ứng trước thách thức của nền kinh tế thị trường. Thông qua chiến
lược này, Chính phủ kỳ vọng người lao động có đủ trình độ, nhạy cảm đối mặt với
một thách thức rất lớn là môi trường làm việc mang tính cạnh tranh. Cạnh tranh với
lao động trong nước và cạnh tranh với lao động nước ngoài, khi tham gia vào quá
trình xuất khẩu lao động hay khi lao động nước ngoài trực tiếp vào làm việc tại Việt
Nam.
Ngành dệt may Việt nam hiện nay đang thu hút khoảng 2,5 triệu lao động.
Để đáp ứng với mục tiêu phát triển của ngành, trong vòng 2 năm tới, số lao động
của ngành dự kiến sẽ tăng khoảng 3,5 triệu. Trong khi đó, hiện nay lao động ngành
dệt may đang rất thiếu và yếu cả lao động trực tiếp, quản lý, kinh doanh và chuyên
2
môn nghiệp vụ. Trong các doanh nghiệp dệt may nói chung, vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nếu không nhanh chóng giải bài
toán nguồn nhân lực thì khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sẽ khó
có thể đảm bảo được. Chính vì thế, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành
may là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học, cao đẳng và
trường dạy nghề.
Hiện nay, chất lượng đào tạo ngành may chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, với
nhiều qui mô khác nhau trên các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hồ Chí
Minh . Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là do thiếu sự liên kết
giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Nhà trường giảng dạy ngành
may chủ yếu dựa trên khả năng cung đào tạo của mình mà chưa quan tâm tới đường
cầu tương ứng từ các doanh nghiệp may. Do đó luật cung cầu đào tạo mất cân
bằng về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng, giảm hiệu quả đào tạo, gây ra
những lãng phí. Mặt khác, các doanh nghiệp may rất mong muốn sở hữu nguồn
nhân lực có kỹ năng, có chất lượng cao nhưng cũng chưa chủ động tham gia vào
quá trình liên kết đào tạo nghề.
Vì vậy, để phát huy được thế mạnh của ngành may trong nền kinh tế, đồng
thời để hội nhập được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì vấn
đề nhà trường liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao, nhằm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
đồng thời giúp cho ngành may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt
Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên và từ những điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp liên kết giữa trường và doanh nghiệp may
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành may ở các trường cao đẳng kỹ thuật trên
địa bàn TP Hồ Chí Minh”.
3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất Giải pháp liên kết giữa trường và doanh nghiệp may nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo ngành may ở các trường cao đẳng kỹ thuật trên đia bàn thành
phố Hố Chí Minh.
3.
KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể: Công tác đào tạo sinh viên ngành may.
3.2. Đối tượng: Các giải pháp liên kết giữa trường và doanh nghiệp may nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo ngành may .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các giải pháp được đề xuất có tính khoa học, khả thi, phù hợp với thực tiễn,
nếu được thực hiện có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành may ở các
trường cao đẳng kỹ thuật đào tạo ngành may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản và những vấn đề lý luận liên quan đến
đề tài như: đào tạo ngành may; doanh nghiệp may; Trường cao đẳng kỹ thuật; chất
lượng đào tạo; liên kết đào tạo; giải pháp; chất lượng đào tạo ngành may; liên kết
giữa nhà trường và doanh nghiệp may trong đào tạo ngành may.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành may ở các trường cao đẳng kỹ thuật
trên địa bàn thành phố Hố Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng liên kết giữa các trường cao đẳng kỹ thuật trên đia
bàn thành phố Hố Chí Minh và doanh nghiệp may nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo ngành may.
- Những kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế trong việc liên kết giữa
trường các trường cao đẳng kỹ thuật trên đia bàn thành phố Hố Chí Minh và doanh
nghiệp may.
4
5.3. Đề xuất các giải pháp liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp may
trong đào tạo ngành may.
Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn của các đơn vị, tác giả đã đề xuất
một số giải pháp liên kết giữa trường các trường cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn
thành phố Hố Chí Minh và doanh nghiệp may nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
ngành may.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích, tổng hợp
tài liệu, phương pháp hệ thống hóa các thông tin để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên
cứu lý luận.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, thống
kê toán học, phân tích, tổng hợp số liệu để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu thực
tiễn.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về công tác liên
kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp may, nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo cho ngành may.
- Về mặt thực tiễn: Từ cơ sở lý luận và việc phân tích thực tại các trường
cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đề tài tìm ra những giải pháp giúp
tăng cường sự liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp may, nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành may trong thời gian tới.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp may nhằm
nâng cao chất lương đào tạo ngành may ở các trường cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
5
Chương 2: Thực trạng về sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp may nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo ngành may ở các trường cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp may
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành may tại các trường cao đẳng kỹ thuật trên
địa bàn TP Hồ Chí Minh.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP MAY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH MAY Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường (đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp) và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía.
Hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa học công
nghệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp đã, đang và sẽ ngày càng có vai
trò quan trọng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học
cho cả nhà trường và sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các nước trên thế giới
đều quan tâm thúc đẩy các hoạt động hợp tác này và thực tiễn cho thấy có nhiều
kinh nghiệm quý đối với Việt Nam.
Tại Mỹ, đầu tư của Chính phủ Mỹ cho Khoa học Công nghệ (KH-CN) cao
hơn tổng đầu tư tương tự ở các Chính phủ các nước Châu Âu và Nhật Bản cộng lại,
trong khi đó, đầu tư cho KH-CN của các công ty Mỹ còn cao hơn gấp 3 lần giá trị
đầu tư của Chính phủ, riêng năm 2003, Chính phủ Mỹ đầu tư 112 tỷ USD cho
nghiên cứu KH-CN với mục tiêu sáng chế ra những sản phẩm của tương lai, kiểm
soát những ngành thông tin liên lạc. Ngân sách khoa học liên bang sẵn sàng tài trợ
cho cả các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu tư nhân thông qua hợp động
nghiên cứu. Bất kỳ một nhà khoa học nào cũng có quyền nộp đơn xin tài trợ cho
những dự án nghiên cứu do mình đề xuất. Việc tuyển chọn dự án để tài trợ sẽ được
tiến hành, nếu có từ 2 dự án đăng ký trở lên và mức độ giải ngân sẽ được gia tăng tỷ
lệ thuận với kết quả nghiên cứu thu được trên thực tiễn.
Chủ trương của Chính phủ Mỹ là tạo điều kiện cho mọi công dân Mỹ đều có
thể tiếp cận với nền giáo dục và đào tạo mà họ cần. Bộ Lao động Mỹ cũng tích cực
hỗ trợ trong việc huấn luyện kỹ thuật, nâng cao trình độ văn hóa cho người lao
động... Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho những công nghệ có thể tăng hiệu quả đào tạo ở
7
các trường chính thống, đào tạo trong công nghiệp và tại nhà; tăng thêm đầu tư của
Nhà nước cho các soạn thảo chương trình nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết về
toán, khoa học và kỹ thuật trong các trường phổ thông, đại học, sau đại học và dạy
nghề; thúc đẩy chuyển giao kinh nghiệm đào tạo trong các trường quốc phòng sang
các trường dân sự.
Tại Trung quốc, để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu chuyển giao công
nghệ phù hợp nguyên tắc thị trường, đồng thời với việc cắt giảm bao cấp tài chính
từ ngân sách cho các cơ quan nghiên cứu, Trung quốc khuyến khích thành lập các
quỹ đầu tư với vốn góp từ 3 nguồn: 10% từ các trường đại học; 30% từ các nhà
nghiên cứu/nhà giáo, trong đó 2/3 đóng góp bằng tri thức công nghệ và 1/3 từ đóng
góp đầu tư của các cá nhân; 60% từ ngân sách nhà nước và tài trợ của các công ty.
Khi dự án thành công, lợi nhuận được chia đều theo tỷ lệ góp vốn. Cho đến nay, để
tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản, Trung quốc đã có quỹ khoa học tự nhiên quốc gia
với số vốn hơn 600 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, còn có hơn 50 quỹ khoa học khác
với tổng số vốn hơn 250 triệu nhân dân tệ, do các Bộ và chính quyền địa phương
thành lập. Các quỹ này tập trung tài trợ cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược
trong phát triển KHCN và được lồng ghép với phát triển kinh tế có mục tiêu trung
và dài hạn, nhằm tăng giá trị thực tế của các nghiên cứu khoa học cơ bản.
Kinh nghiệm quan trọng trong việc tổ chức và thúc đẩy hợp tác khoa học và
công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp, cũng như phát triển thị trường
công nghệ ở Trung quốc là việc thành lập các trung tâm (chợ cố định) chuyên phục
vụ trao đổi, chuyển giao công nghệ, tạo ra một môi trường thông thoáng cho các
doanh nghiệp có thể tìm được những dự án phù hợp để đầu tư. Các viện, trường đại
học có thể tìm được nhiều nguồn tài chính nhiều cho công việc nghiên cứu của họ.
Tại Italia, hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp diễn ra chủ yếu
dưới 2 hình thức: Thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ; Các doanh
nghiệp tuyển mộ các nhà khoa học của các trường đại học vào làm việc tại các
doanh nghiệp theo thời hạn.
8
Từ những năm 1960, Chính phủ Italia đã hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) thực hiện các hợp đồng nghiên cứu hỗ trợ thành lập các cơ quan chuyển
giao công nghệ. Năm 1977, Chính phủ Italia đã đưa ra một loạt biện pháp mới nhằm
thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DNVVN, tập trung vào việc khuyến khích
các DNVVN tuyển mộ các nhà khoa học có trình độ tiến sĩ và những người được
giải thưởng vào thực hiện các hoạt động nghiên cứu trong doanh nghiệp, với thời
hạn làm việc tối thiểu là 2 năm và mức lương lên tới hàng chục ngàn USD/năm.
Gần đây, Chính phủ Italia có một số cải cách giao nhiều quyền tự chủ để các cơ
quan nghiên cứu và các trường đại học được độc lập hơn trên phương diện quy chế,
tổ chức và tài trợ vốn, từ đó tạo động lực khuyến khích các trường đại học đóng vai
trò chủ động hơn trong chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Tại Italia, có
rất nhiều cơ quan địa phương và khu vực (bao gồm các phòng thương mại và công
nghiệp cũng như các hội liên hiệp ngành) có thể hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đặc
biệt là cho các DNVVN. Cũng như các nước công nghiệp phát triển khác, Italia
cũng xây dựng một số công viên KH-CN và thực hiện chuyển giao công nghệ qua
các công ty chuyên trách, mà thành viên sáng lập của chúng thường là từ các trường
đại học và các cơ quan nghiên cứu khác.
Tại Pháp, Chính phủ rất quan tâm đến sự hợp tác giữa các trường đại học và
doanh nghiệp. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên doanh nghiệp
và mở rộng trao đổi nhân sự giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh
nghiệp là một trong những ưu tiên của sự hợp tác này. Luật Đổi mới năm 1999, các
nhà nghiên cứu được nhà nước tuyển dụng có thể tham gia nghiên cứu tại các công
ty vệ tinh. Trong 6 tháng đầu năm đó, họ có thể giữ nguyên vị trí công tác nếu họ
thành lập doanh nghiệp và quản lý nó. Sau đó, họ có thể làm cố vấn và duy trì
quyền lợi tài chính của mình tại các doanh nghiệp này nếu muốn. Pháp đã thành lập
các trung tâm đổi mới và chuyển giao công nghệ (CRITT) thực hiện chức năng
những “trung tâm nguồn lực công nghệ” (CRT) trong chuyển giao công nghệ theo
hợp đồng cho ngành và doanh nghiệp. Từ đầu những năm 1990, Pháp đã phát triển
mạng lưới phổ biến công nghệ (RDT) nhằm thúc đẩy hợp tác, phối hợp tốt hơn giữa
9
các chủ thể chuyển giao công nghệ nhà nước và bán công, đặc biệt là DNVVN ở
cấp độ vùng. Một số trường đại học đã tách riêng các cơ sở nghiên cứu theo các hợp
đồng nghiên cứu hoặc thành lập các trung tâm ươm công nghệ để hỗ trợ cho cơ sở
phụ hay vệ tinh của các công ty mới.
Tại Anh, tỷ lệ vốn tài trợ nghiên cứu từ các doanh nghiệp (so với tổng số vốn
hoạt động nghiên cứu khoa học) trong các trường đại học chiếm khoảng 11%, trong
khi tỷ lệ này ở Thụy điển là 4% và ở Đức là 8%. Sự tham gia tài trợ của ngành trong
các trường đại học khác nhau khá lớn. Năm 1997, chỉ 7 trường đại học đã nhận
được 1/3 nguồn vốn tài trợ cho nghiên cứu từ các ngành. Các trường đại học đa số
có văn phòng liên lạc nghiên cứu. Mục đích của các văn phòng liên lạc nghiên cứu
này là hỗ trợ chuyển giao công nghệ giữa các viện và ngành. Các văn phòng đề xuất
đàm phán về các điều khoản tài chính và điều khoản khác, các điều kiện hợp đồng
nghiên cứu, tư vấn và các dịch vụ khác. Các trường đại học cũng có lợi từ hoạt động
của các văn phòng liên lạc nghiên cứu thông qua tư vấn về việc thương mại hóa
quyền sở hữu trí tuệ và thẩm định chuyên môn.
Trong những năm 1995-1997, hơn một nửa có sở giáo dục đại học tại Anh có
công ty (sở hữu toàn bộ hay một phần) để khai thác các kết quả nghiên cứu. Nhiều
trường đại học đã tham gia vào các “công viên khoa học” với nhiều mục tiêu như:
tạo doanh thu, nắm bắt nhiều hơn quyền sở hữu trí tuệ bị rò rỉ từ các trường đại học,
thu hút các công ty là khách hàng tiềm năng của mình đóng vai trò tái sinh kinh tế
địa phương. Tuy nhiên, do thiếu sự tham gia thực sự của các trường đại học trong
chuyển giao công nghệ, nhiều “công viên khoa học” không có khả năng duy trì các
cơ sở hỗ trợ tại chỗ nhằm kích hoạt hay hỗ trợ phát triển công nghệ.
Tại Việt Nam, những năm gần đây các trường Đại học, cao đẳng và dạy nghề
đã ít nhiều quan tâm đến vấn đề liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Một số trường
đại học, cao đẳng ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng... cũng đã tiến hành các hoạt động
cam kết với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước về hỗ trợ đào tạo, thực tập tốt
nghiệp, tuyển dụng sinh viên ra trường. Bộ Giáo dục & Đào tạo đang thực hiện
cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu
10
sử dụng của xã hội” thì vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
càng trở nên cấp thiết. Chính vì thế cũng đã có rất nhiều công trình khoa học của
nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề liên kết đào tạo giữa Nhà trường và
Doanh nghiệp.
Đề tài của tác giả Hoàng Xuân Trường, năm 2009 nghiên cứu “Một số giải
pháp kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nghề ở Nghệ An” đã nghiên cứu tình hình thực tế của việc kết hợp đào tạo
với các doanh nghiệp của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Đề tài “ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng cường sự
liên kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp” tác giả đã đi sâu phân tích thực
trạng về chất lượng đào tạo và sự liên kết giữa các trường và doanh nghiệp tại các
trường dạy nghề thuộc dự án kỹ thuật và dạy nghề. Qua đó, tác giả cũng đề xuất 2
nhóm giải pháp liên kết giữa Nhà trường và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề, bao gồm nhóm giải pháp áp dụng cho cấp cơ sở (nhà trường, doanh nghiệp,
người học) và nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích quan hệ
trường ngành.
Trong luận án tiến sỹ của tác giả Trần Khắc Hoàn đã phân tích và đưa ra vấn
đề”Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất” là một trong
những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Song, do hướng nghiên cứu của đề tài
nên tác giả phân tích các cơ sở khoa học, đề cập đến các cách tiến hành tăng cường
quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất, đề cập phương thức kết hợp đào
tạo tổng quát ở Việt nam, và đưa ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện kết hợp đào
tạo nghề tại trường và DNSX (do nhiệm vụ đề tài là tập trung giải quyết các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo CNKT xây dựng ở thủ đô Hà Nội, nên không đi
sâu vào giải quyết lý luận và thực tiễn kết hợp đào tạo nghề).
Nghiên cứu “ Gắn đào tạo sử dụng, nhà trường với doanh nghiêp” của tiến sỹ
Trần Anh Tài, năm 2009 đã nêu lên thực trạng mối quan hệ giữa Nhà trường với
doanh nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp gắn kết đào tạo với sử dụng, nhà
11
trường với xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả phân tích về mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với các trường đại học, chưa đề cập đến các trường cao đẳng kỹ thuật
và các trường dạy nghề.
Nghiên cứu “Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa cơ sở đạo tạo và các
doanh nghiệp dệt may trong xu hướng hội nhập WTO” của tác giả Nguyễn Thị Bích
Thu, trường Đại học Đà Nẵng đã đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình liên
kết bền vững giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên các
giải pháp chưa được phân tích sâu về nội dung và cách thức thực hiện.
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu nói trên, tác giả bao quát toàn diện về
các khía cạnh của vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, từ đó
tác giả hy vọng có thể đề xuất những giải pháp mang tính hiệu quả và tính khả thi
cao.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đào tạo ngành may
Đào tạo ngành may là một hình thức đào tạo chuyên ngành dạy nghề may
công nghiệp, là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học ngành may công nghiệp, để người học lĩnh hội
những kiến thức, kỹ năng ngành may một cách có hệ thống, chuẩn bị cho người đó
thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc tại doanh
nghiệp may, sinh viên có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn
may thành tốt nghiệp chuyên ngành may.
Đào tạo ngành may có thể quan niệm như đào tạo nghề nói chung đào tạo
chuyên ngành nói riêng, có thể định nghĩa như sau:
Tack Soo Chung (1982): đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển năng
lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận công
việc dược áp dụng đối với những người lao động và những đối tượng sắp trở thành
người lao động.
12
William Mc. Gehee (1979): Đào tạo nghề là những quy trình mà những công
ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập sao cho kết quả hành vi đóng góp vào
mục đích và các mục tiêu của doanh nghiệp.
Max Forter(1979) cũng đưa ra khái niệm đào tạo nghề phải đáp ứng việc
hoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp ở người học; phát triển tri thức, kỹ
năng và thái độ; tạo ra sự thay đổi trong hành vi; đạt được những mục tiêu chuyên
biệt.
ILO định nghĩa: đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ
năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc, nghề nghiệp
được giao.
Đào tạo nghề là một quá trình sư phạm có mục đích, có nội dung và phương
pháp, nhằm trang bị cho người học những kiến thúc, kỹ năng và thái độ cần thiết để
họ có cơ hội tìm được việc làm và có năng lực hành nghề ở những vị trí lao động
theo yêu cầu của sản xuất. Kết thúc khóa đào tạo, sinh viên được cấp bằng hoặc
chứng chỉ để có thể hành nghề.
Năng lực hành nghề (competency) của họ bao gồm 3 yếu tố: kiến thức
(Knowledge), kỹ năng(Skill) và thái độ(Attitide) mà mỗi nghề đòi hỏi người phải có
để có thể hành nghề.
Kiến thức là những hiểu biết về các khái niệm, định nghĩa, nguyên lý, quy
tắc, phương pháp, sự kiện về công cụ lao động, đối tượng lao động, quy trình công
nghệ, sản phẩm lao động và những hiểu biết khác cần thiết cho việc hành nghề.
Những kiến thức này có được do quá trình học nghề và trong kinh nghiệm lao động
sản xuất của bản thân.
Kỹ năng là sự thể hiện khả năng thực hiện thành thạo các công việc của nghề
theo yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động.
Thái độ nghề nghiệp là những phẩm chất đạo đức trong lao động như tính
trung thực, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tập thể, tác phong công nghiệp
và các phẩm chất cần thiết khác để người CNKT có thể lao động có chất lượng và
hiệu quả.