Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoằng hoá trong phong trào cần vương chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.13 KB, 65 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy
Mục lục

Trang
* Lời nói đầu

2

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
5. Bố cục của đề tài

3
4
7
8
10

Nội dung

Chơng 1: Hoằng Hoá - vị trí địa lý và truyền thống yêu nớc.
11
1.1. Vị trí địa lý


1.2. Truyền thống yêu nớc
1.3. Vài nét về phong trào yêu nớc ở Hoằng Hoá trong những năm
từ 1858 đến 1884
Chơng 2: Hoằng Hoá trong phong trào Cần Vơng chống Pháp
2.1. Vài nét về chiếu Cần Vơng và phong trào yêu nớc chống
Pháp ở Thanh Hoá từ cuối 1885 đến đầu 1886
2.2. Nghĩa quân Hoằng Hoá ra đời và phát triển
2.3. Một số trận đánh tiêu biểu của nghĩa quân Hoằng Hoá
trong phong trào Cần Vơng.
28
2.3.1. Trận tham gia phối hợp đánh úp thành Thanh Hoá
2.3.2. Trận bao vây, tập kích huyện lỵ Bút Sơn
2.4. Hoằng Hoá với cuộc khởi nghĩa Ba Đình
2. 4.1. Vài nét về cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
2.4.2. Vai trò của Hoằng Hoá trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
2.5. Những nhân vật tiêu biểu ở Hoằng Hoá tham gia phong trào
Cần Vơng chống Pháp.
Kết luận

* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục

11
15
18
22
22
24

28

31
36
36
40
46
54
60
62


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Lời nói đầu
Hoằng Hoá là vùng đất "địa linh nhân kiệt", là cái nôi khoa bảng lừng danh của
xứ Thanh - nơi hội tụ nhiều truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc, trong đó có truyền
thống yêu nớc và cách mạng. Trong những năm vừa qua lịch sử và văn hoá vùng đất này
luôn giành đợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học tên tuổi
vốn là những ngời con của quê hơng Hoằng Hoá. Rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
đầu sách có giá trị đã đợc xuất bản trong thời gian vừa qua và bớc đầu đã đợc d luận
nhân dân trong và ngoài huyện đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, lịch sử, văn hoá vùng
đất giàu đẹp này vốn rất phong phú, do đó vẫn còn nhiều đề tài, vì lý do này hay lý do
khác cha đợc quan tâm nghiên cứu khai thác hết, trong đó phải kể đến một giai đoạn lịch
sử đầy sôi động và hào hùng của nhân dân Hoằng Hoá cuối thế kỷ XIX, đó là phong trào
yêu nớc chống Pháp hởng ứng chiếu Cần Vơng.
Trớc thực tiễn trên, trong quá trình điền dã su tầm t liệu để hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp đại học, chúng tôi, cũng là một ngời con của quê hơng Hoằng Hoá anh hùng,

đã quyết định chọn đề tài: "Hoằng Hoá trong phong trào Cần V ơng chống
Pháp". nh một nghĩa cử cao đẹp đối với mảnh đất đã sinh ra mình.
Trong quá trình tiến hành công trình này, bản thân chúng tôi đã nhận đợc sự giúp
đỡ to lớn và quý báu của các cơ quan, đơn vị sau: Phòng Địa chí - Th viện Thanh Hoá;
Bảo tàng - Th viện huyện Hoằng Hoá, th viện Trờng Đại học Hồng Đức, Khoa Lịch sử Trờng đại học Vinh, đặc biệt phải kế đển sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình chu đáo
của thầy Phan Trọng Sung - giảng viên Khoa Lịch sử - Trờng Đại học Vinh, sự giúp đỡ,
cung cấp về mặt t liệu của nhà giáo Lê Trung Tấn, nguyên chuyên viên Ban nghiên cứu
và biên soạn lịch sử tỉnh Thanh Hoá.
Qua đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan đơn vị, quý thầy
cô đã quan tâm giúp đỡ để khoá luận này đợc hoàn thành.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình
vào việc biên soạn lịch sử Hoằng Hoá giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Do hạn chế về t liệu và thời gian, cũng nh do năng lực còn có hạn nên chắc chắn
khoá luận của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Sự góp ý chân
thành của bạn bè, sự chỉ giáo của các thầy cô và các bậc cao niên tinh thông kinh sử sẽ là
động lực quan trọng giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện năng lực học tập và nghiên cứu
khoa học của mình. Chúng tôi luôn chờ đợi ý kiến đóng góp, định hớng của quý vị và các
bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả.
2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài


Phong trào Cần Vơng chống Pháp cuối thế kỷ XIX là một phong trào
yêu nớc diễn ra sôi nổi, rầm rộ với quy mô rộng lớn. Mặc dù phong trào bị
thất bại nhng nó đợc coi là "chiếc cầu nối giữ vững sự liên tục trong cuộc đấu
tranh vũ trang bảo vệ và khôi phục nền độc lập dân tộc trờng kỳ của nhân dân
ta" [11; 152]. Thất bại của phong trào cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu cho các nhà yêu nớc cách mạng sau này.
Là một địa phơng có vị trí chiến lợc quan trọng và truyền thống yêu nớc
lâu đời, ngay từ những ngày đầu khi chiếu Cần Vơng đợc ban ra, nhân dân
Hoằng Hoá đã sôi nổi hởng ứng tham gia và đã có những đóng góp quan trọng
trong phong trào Cần Vơng ở Thanh Hoá cuối thế kỷ XIX. Vậy phong trào ở
Hoằng Hoá đã diễn ra nh thế nào, có những đặc điểm gì? Nên đánh giá vai trò
vị trí của phong trào này nh thế nào trong phong trào chung của tỉnh Thanh
Hoá cho thoả đáng?
Chúng tôi thiết nghĩ: việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu phong trào yêu nớc chống Pháp ở Hoằng Hoá cuối thế kỷ XIX không chỉ đa lại những đóng
góp về lý luận khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Từ đó giúp chúng
ta có đợc cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn về diện mạo của phong trào Cần Vơng
trong cả nớc. Những bài học lịch sử quý giá rút ra từ phong trào yêu nớc ở
Hoằng Hoá trong giai đoạn lịch sử này không chỉ có ý nghĩa đối với phong
trào yêu nớc của toàn tỉnh và cả nớc lúc bấy giờ mà đối với công cuộc bảo vệ
quê hơng ngày nay nó vẫn còn có những giá trị nhất định.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoằng Hoá anh hùng giàu truyền thống
yêu nớc và cách mạng, đồng thời lại là sinh viên ngành Lịch sử năm cuối, đối
với tôi việc nghiên cứu - biên soạn lịch sử địa phơng là một công việc tuy có
phần mới mẻ nhng rất hữu ích vì nó tập cho tôi làm quen với kinh nghiệm, ph-

3


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn

Quang Duy

ơng pháp nghiên cứu lịch sử để tiến tới phục vụ cho việc nghiên cứu - biên
soạn cũng nh giảng dạy lịch sử địa phơng sau này. Từ kết quả nghiên cứu của
đề tài, chúng tôi cũng hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc biên
soạn lịch sử Hoằng Hoá giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:
"Hoằng Hoá trong phong trào Cần Vơng chống Pháp" làm khoá luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề

Phong trào Cần Vơng là một phong trào yêu nớc diễn ra trong một
khoảng thời gian tơng đối dài (1885 - 1896) với quy mô rộng lớn nên từ trớc
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đợc công bố.
Trớc tiên là các tác phẩm của thực dân Pháp nh: "Lịch sử quân sự Đông
Dơng", các bài nghiên cứu của viên chỉ huy ngời Pháp trong công cuộc "bình
định" phong trào Cần Vơng. Tiếp đó là các tác phẩm của Quốc sử quán triều
Nguyễn, "Việt Nam sử lợc" của Trần Trọng Kim...
Sau cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt sau 1954, hàng loạt các công
trình nghiên cứu có đề cập đến phong trào Cần Vơng đã đợc công bố nh:
"Lịch sử 80 năm chống Pháp" của Trần Huy Liệu, Nxb Văn - Sử - Địa, HN,
1957; "Chống xâm lăng" của Trần Văn Giàu, Nxb Xây dựng, HN, 1957; "Lịch
sử Việt Nam (1858 đến cuối thế kỷ XIX)" của Hoàng Văn Lân - Ngô Thị
Chính, QIII, tập 1, Nxb Giáo dục, HN, 1979; "Lịch sử Việt Nam", tập II của
UB KHXH do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, Nxb KHXH, HN, 1989...
Các công trình nghiên cứu trên đều cố gắng tập trung làm sáng tỏ diễn
biến chính, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử... của

phong trào Cần Vơng chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Một số công trình đó cũng
đã phần nào đề cập đến phong trào yêu nớc chống Pháp ở các địa phơng trong
nớc, trong đó ít nhiều có phong trào ở Thanh Hoá và Hoằng Hoá.

4


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Tại Thanh Hoá trong những năm gần đây, cũng nh nhiều địa phơng
khác, việc nghiên cứu - biên soạn lịch sử địa phơng đã và đang đợc đẩy mạnh
và trở thành một nhu cầu thực sự quan trọng, có ý nghĩa giáo dục to lớn đợc
nhiều cấp, nhiều ngành ở địa phơng quan tâm, chú ý. Trên thực tế, trong
những năm vừa qua Thanh Hoá đã có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có
chất lợng cao nh "Địa chí Thanh Hoá", "Lịch sử Thanh Hóa", "Danh sỹ Thanh
Hoá và việc học thời xa", "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá"...
Đối với huyện Hoằng Hoá nhiều công trình có chất lợng cao cũng đã và
đang đợc tiến hành biên soạn nh: "Lịch sử Đảng bộ Hoằng Hoá", 2 tập, "Địa
chí văn hoá Hoằng Hoá", "Hoằng Hoá 20 năm xây dựng, đổi mới và phát
triển" và sắp tới là "Lịch sử phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân dân
Hoằng Hoá cuối thế kỷ XIX". Một số làng xã của huyện cũng đã biên soạn
lịch sử địa phơng mình nh: Lịch sử xã Hoằng Lộc, Hoằng Quang, Hoằng
Tiến... Lịch sử làng Hội Triều (Hoằng Phong), Nguyệt Viên (Hoằng Quang).
Về phong trào yêu nớc chống Pháp hởng ứng chiếu Cần Vơng của nhân
dân Hoằng Hoá cho đến nay có đợc một số công trình nghiên cứu lịch sử đề
cập đến. Đặc biệt là những công trình, những bài nghiên cứu sau:

- "Nghĩa quân Hoằng Hoá với phong trào Cần Vơng và khởi nghĩa Ba
Đình". Báo cáo khoa học nhân kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Ba Đình - Tài liệu
đánh máy lu trữ tại th viện huyện. Báo cáo này đã trình bày những nét cơ bản
nhất về phong trào yêu nớc chống Pháp ở Hoằng Hoá cuối thế kỷ XIX (từ
trang 4 đến trang 12).
- "Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào yêu nớc kháng Pháp của nhân dân
Thanh Hoá cuối thế kỷ XIX" - Nxb Thanh Hoá 1992. Tập kỷ yếu này đã chọn
đăng 3 bài về phong trào ở Hoằng Hoá (các trang từ 100 đến 109 và từ 118
đến 125).

5


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

- "Địa chí văn hoá Hoằng Hoá", Ninh Viết Giao (chủ biên), Nxb
KHXH, HN, 2000, cũng đã dành hẳn một mục: "Hoằng Hoá với phong trào
Cần Vơng cứu nớc" từ trang 213 đến 224.
- "Phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân dân Nông Cống cuối thế kỷ
XIX (1885 - 1895)" - BNCLS Đảng Thanh Hoá, 1987 cũng đã đề cập đến vai
trò và sự phối hợp của nghĩa quân Cần Vơng Hoằng Hoá trong phong trào Cần
Vơng Thanh Hoá ở các trang 23, 69, 70...
- "Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" của Đinh Xuân Lâm, Trịnh Thu - Nxb
Thanh Hoá 1985 cũng đề cập đến phong trào ở Hoằng Hoá và các lãnh tụ
nghĩa quân của huyện (ở các trang 15, 19, 28, 38, 44, 111, 112, 113...).
- "Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá"

tập 1, Nxb Thanh Hoá, 1995 trong chơng 1, phần 2 đã dành 2 trang (20 và 21)
nói về phong trào yêu nớc chống Pháp ở Hoằng Hoá...
- "Võ tớng Thanh Hoá trong lịch sử" của Trần Văn Thịnh. Nxb QĐND
1998 cũng dành 2 trang nói về Nguyễn Đôn Tiết và Cao Bá Điển...
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây dù ít hay nhiều, trực tiếp
hay gián tiếp đã đề cập đến nhiều khía cạnh của đề tài chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu. Song cha có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
nhiều vấn đề vẫn cha đợc làm sáng tỏ nh: cha trình bày, khôi phục lại một
cách có hệ thống các sự kiện tiêu biểu, những diễn biến chính, cha thấy hết đợc vai trò vị trí cũng nh rút ra đợc những bài học kinh nghiệm cần thiết từ
phong trào yêu nớc của nhân dân Hoằng Hoá cuối thế kỷ XIX. Các công trình
trên mới chỉ dừng lại ở các tài liệu do các nhà nghiên cứu lịch sử địa phơng
điền dã, su tầm và ghi chép giản lợc. Một số khác cũng chỉ tồn tại dới dạng
các báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học và hầu nh chỉ đợc quan tâm khi
diễn ra các hoạt động kỷ niệm, ngày lễ...
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đợc đề cập trên sẽ là cơ sở ban
đầu vô cùng quý giá, là nguồn t liệu bổ sung cần thiết để chúng tôi tiến hành

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống hơn, góp phần hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


a) Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng của đề tài là phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân dân
Hoằng Hoá trong những năm từ giữa 1885 đến đầu 1887. Do đó chúng tôi chủ
yếu đi sâu tìm hiểu, phân tích các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
tới đối tợng đã xác định trên.
b) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đợc giới hạn trong thời gian từ tháng 7 năm 1885 đến đầu năm
1887. Tức là nghiên cứu phong trào yêu nớc của nhân dân Hoằng Hoá từ khi
chiếu Cần Vơng đợc ban ra đến khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất thủ. Đây là
phần trọng tâm của đề tài, tuy nhiên để trình bày một cách có hệ thống hơn,
cũng nh để thấy đợc vai trò ví trí của phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân
dân Hoằng Hoá trong phong trào ở Thanh Hoá lúc bấy giờ, trong quá trình
thực hiện đề tài chúng tôi cũng sẽ đề cập tới nhiều sự kiện trong phong trào
Cần Vơng Thanh Hoá có liên quan đến Hoằng Hoá. Bên cạnh đó, trớc khi
nghiên cứu trực tiếp phần trọng tâm của đề tài chúng tôi thiết tởng cũng cần
phải khái quát một số nét lớn về vị trí địa lý, truyền thống yêu nớc cũng nh
tình hình Hoằng Hoá trớc khi có chiếu Cần Vơng. Tuy nhiên, về cơ bản đề tài
đợc xác định trong một khoảng không gian xác định là huyện Hoằng Hoá.
Việc giới hạn đề tài trong phạm vi hẹp nh vậy sẽ giúp chúng tôi có điều
kiện nghiên cứu một cách sâu hơn, nhằm rút ra một số nhận xét, đánh giá xác
đáng về phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân dân Hoằng Hoá cuối thế kỷ
XIX. Đây chính là mục đích cuối cùng mà đề tài cần đạt đến.
4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn


Quang Duy
a) Nguồn t liệu

Khi lựa chọn đề tài này, một trong những khó khăn đầu tiên của chúng
tôi đó là việc su tầm các nguồn t liệu có liên quan. Bởi lẽ, khác với các giai
đoạn lịch sử từ sau 1930, giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX ở Hoằng Hoá,
cũng nh các địa phơng khác do nhiều nguyên nhân mà nguồn t liệu để lại rất
hạn hẹp. Tuy nhiên, bằng niềm đam mê, bằng nghĩa cử với quê hơng khiến
chúng tôi đã nỗ lực cố gắng su tầm một số tài liệu quan trọng để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài.
Nguồn t liệu thứ nhất phải kể đến là các tài liệu do Ban nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Đảng Thanh Hoá tổ chức biên soạn nh:
- "Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào yêu nớc kháng Pháp của nhân dân
Thanh Hoá cuối thế kỷ XIX", 1992.
- "Niên biểu lịch sử Thanh Hoá", 1998.
- "Phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân dân Nông Cống cuối thế kỷ
XIX (1885 - 1895)"...
Thứ hai là các nguồn sử liệu của các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử
Thanh Hoá nh: "Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" 1997 của Đinh Xuân Lâm và
Trịnh Nhu; "Võ tớng Thanh Hoá trong lịch sử", 1998 của Trần Văn Thịnh;
"Thanh Hoá trong tay bạn", 1997 của Phan Bảo và Nguyễn Hữu Chúc.
Thứ ba là các nguồn t liệu lịch sử dân tộc có tính chất tham khảo hoặc ít
nhiều có liên quan đến đề tài nh: "Lịch sử 80 năm chống Pháp", 1957 của
Trần Huy Liệu; "Chống xâm lăng", 1957, QIII của Trần Văn Giàu, "Lịch sử
Việt Nam (1858 - cuối thế kỷ XIX)", 1979, QIII của Hoàng Văn Lân, Ngô Thị
Chính; "Tên làng xã Việt Nam đều thế kỷ XX" của tác giả Dơng Thị The Phạm Thị Hoa dịch và biên soạn...
Tuy nhiên đây là đề tài lịch sử riêng về Hoằng Hoá nên chúng tôi chủ
yếu su tầm các t liệu do chính địa phơng Hoằng Hoá tổ chức biên soạn hoặc su tập đợc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nh:


8


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

- "Nghĩa quân Hoằng Hoá với phong trào Cần Vơng và khởi nghĩa Ba
Đình Thanh Hoá (1886 - 1887), 1986, Báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa
học kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Ba Đình của Huyện uỷ - UBND Huyện
Hoằng Hoá.
- "Địa chí văn hoá Hoằng Hoá", 2000, Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb
KHXH, HN.
- "Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hoá,
1995, tập 1. Nxb Thanh Hoá,...
Ngoài ra, chúng tôi cố gắng tiếp xúc với một số nguồn t liệu gốc do các
chuyên viên nghiên cứu lịch sử địa phơng điều tra su tầm trớc đây hiện đang lu giữ tại t gia cũng nh những văn bản đánh máy đang lu trữ tại th viện, Ban
tuyên giáo huyện Hoằng Hoá. Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi đã trực tiếp về các địa phơng nơi diễn ra phong trào, nay là các xã
Hoằng Đức, Hoằng Giang, thị trấn Bút Sơn để gặp gỡ các bậc cao niên, các
nhà giáo lão thành nhằm lắng nghe, tiếp thu những ý kiến quý báu phục vụ
cho đề tài của mình.
b) Phơng pháp nghiên cứu
Nguồn sử liệu thực hiện đề tài này không nhiều, hơn nữa đó hầu hết là
những công trình đợc thực hiện cách đây từ 10 đến 15 năm về trớc, nhiều quan
điểm, sự kiện cha tiếp cận đợc với những thành tựu mới của khoa học lịch sử.
Do vậy việc lựa chọn phơng pháp nghiên cứu là một vấn đề hết sức quan trọng
quyết định đến kết quả cuối cùng của khoá luận. Vì thế khi nghiên cứu đề tài

này, chúng tôi đã lựa chọn phơng pháp lịch sử và phơng pháp lôgic, phơng
pháp so sánh, xác minh phê phán t liệu lịch sử và phơng pháp điền dã su tầm
lịch sử địa phơng.
Trên cơ sở của những t liệu thu thập đợc, đặc biệt là các t liệu có liên
quan đến đề tài, công việc của chúng tôi hoàn toàn không phải là lắp ghép, sao
chép một cách máy móc lại các nguồn t liệu sẵn có mà từ các nguồn t liệu,
9


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

chúng tôi suy ngẫm, phân tích, khái quát bằng "ngôn ngữ lịch sử" của bản
thân nhằm biến thành cái riêng của mình. Các tài liệu đó chỉ là cơ sở để thực
hiện đề tài này.
5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khoá luận đợc trình bày trong 2 chơng nh sau:
Chơng 1: Hoằng Hoá - vị trí địa lý và truyền thống yêu nớc.
Chơng 2: Hoằng Hoá trong phong trào Cần Vơng chống Pháp.

10


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn

Quang Duy
Nội dung
Chơng 1

Hoằng Hoá - vị trí địa lý và truyền thống yêu nớc.
1.1. Vị trí địa lý

Hoằng Hoá là mảnh đất gắn bó hữu cơ với tỉnh Thanh Hoá, một tỉnh mà
"không một đờng qua lối lại nào của nó không vang lên tiếng va chạm của
giáo gơm thuở trớc" [14, 2]. Nằm ở phía Đông của xứ Thanh, thuộc hạ lu của
sông Mã, Hoằng Hoá là một huyện ven biển, phía Đông giáp biển, phía Tây
giáp các huyện Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc, phía
Nam giáp huyện Quảng Xơng, phía Tây Nam giáp thành phố Thanh Hoá và
một phần huyện Đông Sơn.
Xét theo vĩ độ và kinh độ trên mặt địa cầu thì "Hoằng Hoá ở vĩ tuyến
19050'50'' Bắc ở Lạch Trào đến 19030'30'' vĩ độ Bắc ở núi Sơn Trang và từ kinh
độ 105059'50'' ở ngã ba Bông đến 105059'30'' ở lạch Trờng" [9, 15].
Quan sát địa hình Hoằng Hoá chúng ta thấy: trừ phía Đông là biển còn
lại ba phía đều có sông Mã bao bọc. Đây là vùng châu thổ đợc bồi đắp trên
nền đất cũ do hiện tợng biển lùi và sự lắng đọng của phù sa sông Mã, sông
Chu. Nhìn chung có thể chia mảnh đất Hoằng Hoá thành hai vùng chính:
Vùng ven biển: bờ biển Hoằng Hoá kéo dài từ cửa Lạch Trờng đến cửa
Lạch Trào dài 12km . "Thanh Hoá có nhiều cửa biển nhng chỉ có hai cửa Hội
Triều (Lạch Triều) và Y Bích (Lạch Trờng) nếu có việc cầu kíp thì hai huyện
Hoằng Hoá và Hậu Lộc giữ vị trí xung yếu" [2, 8]. Các xã ven biển gồm 8
xã thuộc tổng Ngọc Chuế cũ (Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trờng, Hoằng Đông, Hoằng Thanh, Hoằng Ngọc, Hoằng Phụ). Đây là một dải

11



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

đất khá cát rộng, hẹp không đều, độ màu mỡ cũng không đều đợc hình thành
bởi các dòng hải lu xuôi ngợc dọc bờ biển.
Vùng đồng bằng: bao gồm tất cả các xã còn lại thuộc 7 tổng trớc đây
(Từ Minh, Bái Trạch, Hành Vĩ, Bút Sơn, Dơng Thuỷ, Dơng Sơn, Lỗ Hơng).
Những giải thích về vùng biển Hoằng Hoá có thể cắt nghĩa cho cả địa bàn
toàn huyện. Bởi lẽ nhiều xã trớc đây là biển nh xã Hoằng Phong, Hoằng
Thắng, khi biển rút đi cùng với quá trình lịch sử địa lý, đến một thời gian nào
đó hình thành vùng đồng bằng trũng mà hễ có ma to nếu không có đê là ngập
nớc. Vùng đất cao cũng có nhng rất ít, chỉ có mấy làng ven núi Sơn Trang (xã
Hoằng Khánh), một số làng ở Hoằng Trung.
Tóm lại bộ mặt địa hình Hoằng Hoá bằng phẳng, phì nhiêu, bộ mặt địa
hình ấy không phải chỉ do thiên nhiên tạo ra mà phần lớn cảnh quan của đồng
bằng, độ màu mỡ của đồng bằng, sự sầm uất, trù mật của xóm làng còn mang
dấu vết của bàn tay, trí não của con ngời Hoằng Hoá trong chiều dài lịch sử
tạo nên một vùng quê giàu đẹp rất đỗi tự hào.
Địa hình Hoằng Hoá nh đã nói trên nhìn chung là bằng phẳng. Nhng
nơi đây không chỉ có những cánh đồng bao la, những bãi biển cát trắng chạy
dài mà còn có những ngọn núi xen kẽ nh núi Kim Trà (Sơn Trang hay Nghĩa
Trang) thuộc xã Hoằng Khánh, núi Linh Trờng (Kim Chuế, Trờng Lệ, Lạch
Trờng hay núi Hà Rò) nằm ở ba xã Hoằng Yến, Hoằng Hải, Hoằng Trờng; núi
Băng Sơn (Mộc Sơn, núi Bng) thuộc xã Hoằng Sơn; núi Ngọc Hàm Rồng (núi
Nít) thuộc xã Hoằng Long... Mỗi vùng là mỗi thắng cảnh gắn với bao kỳ tích

chiến đấu và xây dựng của tiền nhân nên núi nào cũng tiềm ẩn những nét tinh
hoa, khát vọng, nỗi niềm của con ngời Hoằng Hoá, vẻ đẹp, đức cần cù, trí tuệ
thông minh của nhân dân Hoằng Hoá. Một số ngọn núi có vị trí đặc biệt quan
trọng nh núi Kim Trà, núi Trờng, núi Ngọc. Dãy Kim Trà ở phía phía Bắc làm
ranh giới với Vĩnh Lộc, Hà Trung sẽ án ngữ các đợt gió mùa Đông Bắc vào
mùa đông. Còn dãy Linh Trờng nằm ở phía Đông có đỉnh cao nhất là 205m,

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

có mỏm đá ăn ra biển nh mũi hài sẽ ngăn chặn xu hớng dịch chuyển của Lạch
Trờng về phía Nam giữ thế ổn định lâu dài cho bờ biển Hoằng Hoá. Các núi
thấp và nhỏ điểm xuyết cho Hoằng Hoá trù mật trữ tình, phối hợp với dòng
sông Mã bao bọc cùng hệ thống sông ngòi chảy ngang dọc nh sông Cung nối
liền cửa biển Lạch Trờng và Lạch Trào. Sông Tuần chảy giữa huyện nối thành
mạng lới giao thông đờng thuỷ lên rừng, xuống biển dễ dàng.
Hoằng Hoá nằm ở trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhng lại ở vùng biển
nên hàng năm nhận đợc ba luồng gió chính: Gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây
Nam và gió Đông Nam . Cũng nh toàn tỉnh Thanh Hoá thời tiết Hoằng Hoá
chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung
bình là 280C, có khi đến 400C, giông bão thờng xuyên xảy ra. Mùa lạnh từ
tháng 1 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình là 20 0C, có khi giảm
xuống 100C, khí hậu khô lạnh, có sơng mù.
Với vị trí địa lý tự nhiên nh trên, Hoằng Hoá là huyện vừa có đờng

biển, đờng sông, đờng bộ thuận lợi cho phát triển giao lu kinh tế, văn hoá với
các huyện, các vùng xung quanh, đặc biệt là tuyến giao thông quan trọng: đờng thiên lý Bắc vào Nam (ngày xa) và tuyến quốc lộ 1A song song với đờng
sắt thống nhất chạy dài 9km từ Nghĩa Trang đến Hàm Rồng, hơn 30km đờng
sông của các sông Mã, sông Bút, sông Cung.
Tuy nhiên điều kiện địa lý nói trên cũng đa lại cho c dân Hoằng Hoá
không ít khó khăn, nhất là khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nh lũ lụt, hạn
hán gây ảnh hởng tới mùa màng, làm h hỏng các công trình xây dựng... khiến
cho ngời dân nơi đây trong suốt quá trình lịch sử luôn vật lộn với điều kiện
thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn.
Về mặt địa lý hành chính, từ thời Hùng Vơng đến nay, Hoằng Hoá trải
qua nhiều lần tên gọi đơn vị hành chính nh:
Thời Văn Lang - Âu Lạc, Hoằng Hoá thuộc bộ Cửu Châu, một trong 15
bộ của nớc ta lúc bấy giờ. Sang thời Bắc thuộc, cũng nh nhiều địa danh khác,

13


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Hoằng Hoá bị phong kiến Trung Hoa đô hộ. Trải hơn 1000 năm thống trị,
chính quyền đô hộ đã nhiều lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính nh: thời
thuộc Hán, đất đai Hoằng Hoá thuộc quận T Phố, đời Tam Quốc, Lữ Tấn là
đất huyện Kiến Sơ và Cao Ban. Thời Nam Bắc triều sang thời Tuỳ đổi tên là
Long An. Đời thuộc Đờng đổi Long An thành Sung An (712), sau thành Sùng
Bình.
Vào năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đa đất những

ta giành lại độc lập tự chủ lâu dài. Tiếp theo các nhà nớc Ngô - Đinh - Tiền Lê
... tìm cách bãi bỏ hẳn các tên gọi đơn vị hành chính cũ cũng nh chế độ quận
huyện thời Bắc thuộc, chia nớc ta thành các đạo, phủ, trấn.
Từ thế kỷ thứ X - XV, Hoằng Hoá thuộc đất hai huyện Cổ Đằng (Bắc
Hoằng Hoá ngày nay) và Cổ Hoằng (Nam Hoằng Hoá) [1, 29].
Theo tác giả Đào Duy Anh trong cuốn "Đất nớc Việt Nam qua các đời"
thì ở thế kỷ XV Thanh Hoá thuộc đạo Hải Tây, huyện Cổ Đằng đổi thành
huyện Hoằng Hoá [1, 469]. Cái tên Hoằng Hoá chính thức có từ đó.
Riêng huyện Mỹ Hoá, sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Năm Minh
Mệnh thứ 19 (1838) lấy tổng Đại Lý, huyện Hậu Lộc, hai tổng Lỗ Hơng và Dơng Sơn huyện Hoằng Hoá và 3 xã thôn Bái Xuyên, Hà Thuỷ và Trung Tiết
tổng Bút Sơn đặt làm huyện này" [9, 13]. Đến năm 1924 bỏ huyện Mỹ Hoá,
trả tổng Đại Lý cho Hậu Lộc, nhập 3 tổng còn lại vào huyện Hoằng Hoá.
Hoằng Hoá theo "tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XX" có 7 tổng, 161
xã, thôn, trang, sở, đến 1948 có 8 tổng, 169 xã, thôn.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, theo quy định của chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hoà, các phủ, huyện, châu đều gọi là huyện. Các huyện
chỉ điều chỉnh lại một số phần đất riêng. Hoằng Hoá vẫn đủ 8 tổng và nhập
thêm một làng của huyện Hậu Lộc là làng Trung Hoá nay là xã Hoằng Trinh.
Hiện nay Hoằng Hoá có 47 xã, thị trấn huyện lỵ là Bút Sơn.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Nh vậy mặc dù tên gọi và một số phần đất có sự chuyển dịch qua các

thời kỳ nhng nhìn chung Hoằng Hoá vẫn luôn là địa bàn ổn định và phát triển
liên tục qua các thời kỳ lịch sử.
1.2. Truyền thống yêu nớc

Gắn bó máu thịt với xứ Thanh, với Tổ quốc Việt Nam, Hoằng Hoá là
nơi hội tụ nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc nh: truyền thống tự lực tự cờng, sáng tạo, hiếu học... đặc biệt là truyền thống yêu nớc rất đáng tự hào.
Nằm ở phía Đông Bắc xứ Thanh, Hoằng Hoá có địa bàn chiến lợc hết
sức quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Tại
Hoằng Hoá trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nớc của cha ông đã nhiều phen
"vang lên tiếng va chạm của giáo gơm thuở trớc".
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, cùng với nhân dân Thanh Hoá và cả nớc, nhân dân Hoằng Hoá không ngừng vơn lên kiên trì đấu tranh chống lại âm
mu đồng hoá của kẻ thù. Điều đó đã tạo ra cho Hoằng Hoá một sắc thái riêng
biệt, một truyền thống yêu nớc kiên cờng, là cơ sở cho các phong trào yêu nớc
sau này.
Ngay từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trng vào mùa xuân năm 40 bùng
nổ ở quận Giao Chỉ, nghĩa quân Hoằng Hoá đã có mặt ở trung tâm ban đầu
của cuộc khởi nghĩa. Thần tích làng Phú Hạng xã Tân Phú, huyện Quốc Oai
tỉnh Hà Tây ghi rõ: "Ông Nguyễn Viên ở Hoằng Hoá giữ chức trởng doanh ở
Cổ Châu, lấy bà Trần Thị Lâm sinh đợc ả Lã sau đổi thành nàng Đê và ngời
con trai tên là chàng Quốc. Đến tuổi trởng thành ả Lã và chàng Quốc theo
Hai Bà Trng khởi nghĩa và mất tại Cấm Khê. Hình ảnh chị em ả Lã còn ăn
sâu trong tâm khảm của nhân dân các vùng Hoài Đức (Hà Tây) và Gia Lơng
(Hà Bắc)" [9, 183].

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn


Quang Duy

Thời thuộc Ngô vào năm 248, khi Triệu Trinh Nơng dẫy binh khởi
nghĩa thì tại ngã ba sông Tuần (xã Hoằng Lý ngày nay) đã có đồn tiền tiêu của
Bà Triệu và quân của bà còn đóng ở bãi "Cồn Binh" ở Hoằng Giang và "Bãi
Binh" ở Lộc Bồi - Hoằng Hợp. Nhân dân nhiều nơi ở Hoằng Hoá cũng đã gia
nhập vào đội quân khởi nghĩa của Bà Triệu. Đến nay vẫn còn câu thơ lu truyền
ở Quỳ Chữ (xã Hoằng Quỳ) nh :
"Phờng ta, phờng tổ, tổ tiên
Nuôi quân Bà Triệu đã quen từng ngày
Voi ngựa trú ở mã này
Mỗi khi xung trận đánh dày quân Ngô"
[2, 19]
Năm 542, Lý Bý dựng cờ khởi nghĩa đuổi quân Lơng, nhân dân Hoằng
Hoá đã góp phần xứng đáng vào cuộc khởi nghĩa này. Thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa đã đem đến cho nhân dân Hoằng Hoá những giây phút thanh bình của
nhà nớc Vạn Xuân. Nhiều danh tớng của cuộc khởi nghĩa Lý Bý nh Lý Thiên
Bảo, Triệu Quang Phục đã đợc nhân dân Hoằng Hoá lập đền thờ để ghi nhớ
công lao đánh giặc ở Hoằng Thành và Hoằng Phợng (ngày nay).
Trên dọc sông Tuần, sông Mã nhân dân vùng ven cũng đã đem thuyền
chiến ủng hộ quân Ngô Quyền từ ái Châu qua đây đi đánh giặc Nam Hán tại
sông Bạch Đằng.
Dới thời phong kiến, Hoằng Hoá là địa bàn chiến lợc quan trọng đợc
nhiều triều đại chú ý tới.
ở thời Lý (1010 - 1225), trong nhiều lần cất quân đánh Chiêm Thành,
các vua nhà Lý đã dừng lại ở Hoằng Hoá để tuyển thêm quân đánh giặc (1031,
1035, 1044). Bấy giờ Hoằng Hoá có nhiều tớng giỏi nh Lê Phụng Hiểu (xã
Hoằng Sơn) đợc vua Lý Thái Tổ phong làm vũ vệ tớng quân. Khi Thái Tổ qua
đời, các vơng gây biến, ông đã đánh dẹp đa Thái Tông lên ngôi, giữ yên triều

Lý. Ông còn có công lớn lao trong việc dẹp giặc Chiêm Thành giữ yên bờ cõi

16


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

phía Nam. Danh tớng Nguyễn Tuyên (xã Hoằng Lộc) cũng có nhiều công lớn
dới triều Lý, khi mất đợc phong làm phúc thần, đợc lập đền thờ tại quê hơng.
Những năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông và bọn giặc phơng
Nam ở đời Trần, cửa Lạch Trờng là nơi đọ sức quyết liệt giữa quân triều đình
với quân địch. Nhiều làng xã quanh vùng đã nhanh chóng đóng bè mảnh, chặt
cây vót nhọn để ủng hộ binh lính nhà vua. Hoằng Hoá cũng đóng góp nhiều
danh tớng giỏi cho cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên nh Nguyễn Công
Đàn (xã Hoằng Thịnh) lập công lớn đợc nhà vua phong tới chức Phụ ký lang
hầu đô tổng thống, khi mất đợc phong làm phúc thần, đền thờ hiện nay còn ở
làng Đoan Vĩ (Hoằng Thịnh). Danh tớng Hoàng Phụng Thế có công bắt sống
bọn phản loạn Phạm S Ôn, chiếm giữ Thăng Long, giúp nhà Trần thoát khỏi
sự xâm lợc của Chiêm Thành.
Dới thời thuộc Minh, có lần nghĩa quân Lam Sơn vợt qua sông Mã ở Cổ
Đằng, Lê Lợi đã đợc nhân dân nhiều nơi giúp đỡ. Về sau có ngời nh bà Hà Thị
Cai ở Nghĩa Hng (xã Hoằng Xuân) đợc vua Lê ghi công lập đền thờ tởng niệm
tại quê nhà gọi là đền Quốc Mẫu. Hoặc có ngời đã trở thành danh tớng khai
quốc công thần của nhà Lê nh: Lê Viện (Hoằng Thành) từng chỉ huy đánh
thắng các trận Tuy Động, Chúc Động bao vây thành Đông Quan và hy sinh
anh dũng (1426). Khi đất nớc thái bình đợc vua Lê Thái Tổ ban là "Hoàng

Triều trận vong, " khen là "hết lòng tiết tháo" và truy tặng chức "Lê triều quận
công".
Cuối năm Mậu Thân (1788), Quang Trung mang đại binh ra Bắc diệt
giặc Thanh thì nhân dân vùng bến đò Đồng Lộng (xã Hoằng Tân) đã mang
thuyền bè chở nghĩa quân vợt qua sông nhanh chóng.
Kế tục và thừa hởng truyền thống vẻ vang đó, nửa sau thế kỷ XIX khi
thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, triều đình nhà Nguyễn đại diện cho thế lực
phong kiến thối nát phản động, đầu hàng dâng nớc ta cho Pháp. Không cam
chịu làm nô lệ nhân dân nhiều nơi đã đứng lên chống thực dân Pháp xâm lợc.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Trong phong trào yêu nớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hoá nhân dân
Hoằng Hoá đã anh dũng đứng lên ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đặt
chân lên đất Thanh Hoá, góp phần cùng nhân dân cả tỉnh làm nên phong trào
Cần Vơng sôi nổi và rầm rộ cuối thế kỷ XIX.
1.3. Vài nét về phong trào yêu nớc ở Hoằng Hoá trong
những năm từ 1858 đến 1884.

Nhân dân Hoằng Hoá vốn có truyền thống yêu nớc nên ngay từ giữa thế
kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt chân lên nớc ta, không khí chống Pháp đã dấy
nên sôi nổi ở khắp nơi trong huyện, đặc biệt khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần
thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882), cùng với thái độ nhu nhợc đầu hàng của

nhà Nguyễn, cũng nh nhiều nơi trong nớc, nhân dân các xã, thôn ở Hoằng Hoá
sôi sục căm thù, tiêu biểu là trong giới nho sỹ.
Là vùng đất khoa bảng danh tiếng của xứ Thanh nên lúc bấy giờ ở
Hoằng Hoá có rất nhiều trờng t thục do các nhà khoa bảng địa phơng mở để
dạy học: trờng Yên Vực của tú tài Nguyễn Nh Cơ, trờng Phù Quang của đốc
học Lê Quýnh, trờng Bái Xuyên của tú tài Nguyễn Duy Tân,

trờng Cự

Đà của cử nhân Nguyễn Đình Văn, trờng Nghi Am của cử nhân Nhữ Bá Sỹ, trờng Kim Đính của Nguyễn Đôn Tiết. Tại những ngôi trờng này nếu nh trớc
đây chỉ có các cuộc bình văn, đối thơ thì đến giai đoạn này đã trở thành nơi
tập hợp nho sĩ trong huyện để bàn bạc về quốc sự. Kể cả khi bình văn "ngời ta
bàn nhiều đến binh th mà lớt qua phần kinh truyện" [3, 119]. Vấn đề đợc tranh
cãi bàn bạc nhiều nhất chủ yếu xoay quanh chủ trơng "hoà hay chiến với giặc
Tây Dơng" [3, 119]. Là những ngời đợc sinh ra từ cái nôi của truyền thống
yêu nớc nên nho sỹ Hoằng Hoá luôn tỏ rõ khí tiết thanh cao, chính trực của
mình và phần đông trong số họ đều chủ trơng đánh đuổi thực dân Pháp bảo vệ
quê hơng đất nớc.

18


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Trong số nho sĩ Hoằng Hoá đơng thời có một số là những nhà khoa
bảng đỗ đạt cao từng ra làm quan thời Minh Mệnh, Tự Đức, còn lại là những

nhà khoa mục ở hơng thôn. Trớc sự xâm lợc của thực dân Pháp, đợc phong
trào yêu nớc của nhân dân cổ vũ, số đông trong hàng ngũ quan lại Hoằng Hoá
đã biểu thị thái độ bất hợp tác với bè lũ thực dân phong kiến. Họ vứt bỏ chức
tớc, bổng lộc, thành quả của hàng mấy chục năm lều chõng, dùi mài kinh sử
để trở về quê hơng đem những hiểu biết của mình nhằm mu việc đánh giặc
cứu nớc, cứu dân.
Nhữ Bá Sỹ (1788 - 1867) từng là đốc học Thanh Hoá dới triều Tự Đức
nhng chán nản công danh, ông đã cáo quan về quê dạy học. Trờng Cát Xuyên
(Nghi Am) của thầy Nhữ Bá Sỹ tập hợp đông đảo các nho sinh trong và ngoài
huyện và trở thành nơi bàn bạc quốc sự nhiều nhất lúc bấy giờ. Khi Pháp xâm
lợc nớc ta Nhữ Bá Sỹ đã nhiều lần dâng sớ đề nghị đánh Pháp. "Sớ của ông dài
mấy vạn chữ, lời lẽ thống thiết có đủ mu thuật" [9, 283].
Năm 1865, khi đã 78 tuổi ông còn đi võng vào Nghệ An mu việc chống
Pháp với văn thân tỉnh bạn. Về quê hơng đang lo chuẩn bị đề phòng Pháp đến
thì ông ốm nặng rồi mất. Theo gơng ông các nho sỹ Hoằng Hoá và các nơi
khác là học trò của ông đã tham gia và có vai trò quan trọng trong phong trào
Cần Vơng chống Pháp sau này. Tiêu biểu là Phạm Bành vừa là học trò vừa là
con rể ông.
Nguyễn Đôn Tiết (1836 - 1886) : Ông từng đỗ phó Bảng (1879) và làm
tri huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nhng khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai
(1882), ông đã cáo quan về quê liên hệ với văn thân tỉnh nhà cùng chí hớng để
bàn kế sách đánh giặc khi chúng đặt chân lên quê hơng.
Từ năm 1882 - 1884 ông đã đi khắp các vùng từ miền xuôi đến miền
núi liên hệ gặp gỡ với hầu hết các văn thân sĩ phu và những ngời yêu nớc trong
tỉnh đề bàn kế sách chống Pháp. Ông đã trực tiếp gặp Tống Duy Tân ở Vĩnh
Lộc, gặp Hà Văn Mao và Cầm Bá Thớc ở miền Tây Thanh Hoá, gặp Nguyễn

19



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Phơng ở Tĩnh Gia, Lê Khắc Tháo ở Đông Sơn... Sau những cuộc gặp gỡ này,
Nguyễn Đôn Tiết đã về quê tập hợp lực lợng chờ thời nổi dậy ứng nghĩa. Với
uy tín của một vị đại khoa, ông đã nhanh chóng nhận đợc sự ủng hộ của văn
thân sĩ phu và nhân dân huyện nhà, từ đó một phong trào yêu nớc chống Pháp
của nhân dân Hoằng Hoá do ông làm chủ suý ngày một phát triển và đã gây đợc tiếng vang lớn trong những ngày đầu hởng ứng chiếu Cần Vơng.
Bên cạnh các nhà khoa bảng đỗ đạt cao, ở Hoằng Hoá lúc bấy giờ còn
có các nhà khoa mục ở hơng thôn với khoảng "30 ngời" [3, 100], phần lớn là
tú tài ở các làng tổng. Họ sống gần gũi nhân dân nên tiếp thu đợc sức mạnh và
lòng yêu nớc của nhân dân một cách sâu sắc, sinh động. Trên cơ sở ấy một khi
có giặc ngoại xâm kéo đến họ sẽ nhanh chóng tập hợp đợc nhân dân đứng lên
cứu nớc. Đó là những yếu tố đầu tiên trong việc tập hợp lực lợng ở cơ sở làm
cho phong trào Cần Vơng ở Hoằng Hoá sớm đợc phát động và tổ chức.
Khi đề cập đến tình hình ở Hoằng Hoá giai đoạn này cũng cần phải thấy
rõ vai trò của một lực lợng quan trọng sau này đóng góp vào các nghĩa quân
Cần Vơng đó là những hơng binh - đội quân bán vũ trang ở nông thôn đợc lập
ra thời Tự Đức để "phòng bị khi quốc gia có việc". Tuy là những hơng binh
phải làm việc theo nhiệm vụ của triều đình phong kiến nhng trên thực tế họ
cũng là những nông dân nghèo khổ nên có tinh thần đấu tranh anh dũng và
hăng hái chiến đấu cho chính nghĩa.
Nh vậy, trớc khi có chiếu Cần Vơng tại Hoằng Hoá, từ văn thân sĩ phu
cho đến mọi tầng lớp nhân dân đều đã thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và
luôn sẵn sàng t thế đứng lên chống lại kẻ thù khi chúng đặt chân lên mảnh đất
quê hơng. Ngày kinh thành Huế thất thủ, trong nhân dân Hoằng Hoá đã lu
truyền những câu ca dao cổ vũ nh:

" Quân dân luyện tập binh đao
Càng ngày càng tiến mãi vào kinh đô"

20


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy
[3, 101]

Có thể nói, truyền thống yêu nớc bất khuất chống ngoại xâm của dân
tộc, của quê hơng xứ sở và sự nhận thức sâu sắc nhạy bén về nghĩa vụ của mối
ngời dân mất nớc là yếu tố t tởng quan trọng làm tiền đề cho phong trào nghĩa
quân Hoằng Hoá ra đời, phát triển nhanh chóng khi chiếu Cần Vơng đợc ban
ra (7/1885).

21


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy
Chơng 2

Hoằng Hoá trong phong trào Cần Vơng chống

Pháp
2.1. Vài nét về chiếu Cần Vơng và phong trào yêu nớc
chống Pháp ở Thanh Hoá từ cuối 1885 đến đầu 1886

Đầu thế kỷ XX vơng triều Nguyễn đợc xác lập trong bối cảnh chế độ
phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau khi
lên ngôi, Từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức đều tìm mọi cách
khôi phục lại nền quân chủ chuyên chế nh nó đã từng tồn tại trong lịch sử.
Tuy nhiên mọi nỗ lực của triều Nguyễn cũng không thể nào làm hng thịnh trở
lại chế độ phong kiến vốn đã lỗi thời và phản động. Trái lại cùng với những
biện pháp, chính sách sai lầm triều Nguyễn càng đẩy chế độ phong kiến Việt
Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Trong khi đó, vốn đã
dòm ngó từ lâu, thực dân Pháp nhân cơ hội này nổ súng xâm lợc Việt Nam
(1858) để tìm kiếm thị trờng và nguyên liệu.
Sau gần 30 năm đánh chiếm, bằng chiến lợc lấn dần từng bớc cộng với
sự lừng chừng, thiếu quyết đoán, lúng túng rồi đi đến đầu hàng của triều
Nguyễn, thực dân Pháp đã chiếm trọn nớc ta thông qua các điều ớc 1883 và
1884.
Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng, ngay tại triều đình, một nhóm quan lại
yêu nớc tập hợp xung quanh Tôn Thất Thuyết vẫn bí mật chuẩn bị lực lợng để
hành động khi thời cơ đến. "Đêm 4 rạng sáng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885
(đêm 22 rạng sáng 23 tháng 5 năm ất Dậu), thừa lúc giặc Pháp có phần sơ hở,
ông đã hạ lệnh cho quân lính bất ngờ nổ súng tấn công kinh thành Huế" [10,

22


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn


Quang Duy

9]. Nhng do sự chuẩn bị còn thiếu sót, giặc Pháp lại có u thế rõ rệt về vũ khí
nên cuộc phản công đã không thành.
Trớc tình hình kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã phải đa vua
Hàm Nghi chạy ra phía Bắc để tính chuyện tiếp tục kháng chiến lâu dài. Tại
miền Tây Quảng Trị, Hàm Nghi đã hai lần xuống chiếu Cần Vơng (lần thứ
nhất vào ngày 13/7, lần thứ hai tại Hà Tĩnh vào ngày 19/9/1885) kêu gọi văn
thân sĩ phu và nhân dân cả nớc đứng lên chống Pháp.
Thanh Hoá là một địa danh mà "không một đờng qua lối lại nào của nó
không vang lên tiếng va chạm của giáo gơm thuở trớc". Vị trí chiến lợc của xứ
Thanh còn đợc ghi nhận: "Bờ cõi tỉnh Thanh Hoá bốn phía cao sâu, mà đờng
thuỷ đờng bộ thông đến 8 cõi trùng hiểm bao bọc phía ngoài, còn phía trong
thì bằng phẳng rộng rãi... Thiệt là chỗ làm cuống họng cho các tỉnh Bắc Kỳ
hiện nay, mà tỉnh Thanh Hoá là nơi hình mạnh hớng vào, thế lớn nhóm lên
vậy" [14, 15]. Ngay cả khi ra chiếu Cần Vơng lần thứ hai, vua Hàm Nghi cũng
đã từng chỉ thị cho quan lại, binh sĩ và dân chúng: "Khi nào trừ khử đợc chúng
(chỉ giặc Pháp) thì đến gặp trẫm. Trẫm sẽ đóng đô tại Thanh Hoá. Đây là một
địa điểm quý" [10, 12].
Với vị trí chiến lợc và bề dày truyền thống yêu nớc nh vậy nên từ những
ngày đầu khi chiếu Cần Vơng đợc ban ra, nhân dân Thanh Hoá đã sôi nổi hởng ứng và đã có những đóng góp to lớn tô thắm thêm truyền thống chống
ngoại xâm oai hùng của dân tộc.
Ngay sau khi tiếp nhận chiếu Cần Vơng, dới sự lãnh đạo của các văn
thân sĩ phu yêu nớc, nhân dân các địa phơng đã hăng hái đứng dậy tập hợp đội
ngũ, tổ chức lực lợng sẵn sàng tiêu diệt giặc khi chúng xâm lợc quê hơng.
Trên phạm vi toàn tỉnh, từ miền biển lên miền núi, từ đồng bằng tới trung du
đã nhanh chóng hình thành một mạng lới các làng xã kháng chiến.
ở đây cũng cần thấy rõ rằng: trong khi nhân dân sôi nổi hởng ứng chiếu
Cần Vơng thì bọn quan lại đầu hàng lại có những hoạt động gây bất lợi cho


23


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

phong trào. Tổng đốc Nguyễn Thuật và án sát Vơng Duy Trinh ngày đêm
mong chờ quân Pháp kéo tới tỉnh lỵ. Chúng đã ngăn cản không cho bố chánh
Nguyễn Khoa Luận tiến hành những chuẩn bị cần thiết để chống giặc khi
chúng kéo tới. Tuy nhiên bất chấp ý định đen tối của bọn quan lại phản động,
văn thân sĩ phu và nhân dân các địa phơng đã nhất tề vùng dậy, quyết sống
mái với quân thù. Công tác chuẩn bị lực lợng diễn ra ở hầu khắp các địa phơng
từ miền biển đến miền ngợc.
Tại Hậu Lộc, nghĩa quân đợc hình thành dới sự lãnh đạo của Phạm
Bành và Hoàng Bật Đạt. Cùng lúc đó tại Tĩnh Gia là Nguyễn Phơng, tại Nông
Cống là Tôn Thất Hàm, Lê Ngọc Toản, tại Quảng Xơng là Đỗ Đức Mậu, Lãnh
Phiên, tại Hà Trung có Lãnh Toại, Lãnh Phi, Đông Sơn có Lê Khắc Tháo, ở
miền núi phía Tây có Hà Văn Mao, Cầm Bá Thớc...
Nhìn chung, trên toàn tỉnh lúc đó đã hình thành một hệ thống làng xã
kháng chiến dày đặc, đặc biệt từ đầu năm 1886, khi Trần Xuân Soạn đợc Tôn
Thất Thuyết uỷ nhiệm phụ trách chung, ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi
phong chức cho các văn thân sĩ phu yêu nớc trong tỉnh và dần dần đi đến tập
hợp thống nhất các lực lợng nghĩa quân trong toàn tỉnh đoàn kết chống Pháp.
Cùng với văn thân sĩ phu và nhân dân toàn tỉnh sôi nổi hởng ứng chiếu
Cần Vơng, là một địa phơng có truyền thống yêu nớc chống ngoại xâm, lại
nằm sát tỉnh lỵ Thanh Hoá, do đó ngay từ những ngày đầu của chiếu Cần Vơng nhân dân Hoằng Hoá đã nhanh chóng hởng ứng và chuẩn bị lực lợng

chống Pháp.
2.2. Nghĩa quân Hoằng Hoá ra đời và phát triển

Tại Hoằng Hoá, ngay từ khi Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai (1882)
một số văn thân đã từ quan về quê dạy học và tìm cách chống Pháp. Đến khi
nhà Nguyễn ký hai điều ớc đầu hàng (1883, 1884) thì "hàng loạt văn thân sĩ
phu, các nhà khoa bảng đã quay về địa phơng ứng nghĩa" [3, 4].

24


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn

Quang Duy

Một trong những cơ sở đầu tiên của nghĩa quân Hoằng Hoá lúc bấy giờ
đợc thành lập tại làng Thọ Vực, tổng Bút Sơn, dới sự chủ trì của vị phó bảng
Nguyễn Đôn Tiết vốn là tri huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh đã cáo quan trở về để
chống Pháp. Lực lợng nghĩa quân ban đầu có khoảng 100 ngời" [5, 102] gồm
đinh tráng các làng trong tổng tham gia. Về sau lực lợng nghĩa quân ở Tế Độ
(xã Hoằng Phúc) do Lê Thế Khánh chỉ huy sát nhập thành cơ sở lớn, làng Tế
Độ đợc chọn làm nơi huấn luyện, tích trữ vũ khí, lơng thực.
Cùng lúc đó, tại huyện Mỹ Hoá, cơ sở nghĩa quân đầu tiên cũng đợc
thành lập ở làng Trinh Hà, tổng Dơng Sơn (xã Hoằng Trung) có khoảng 60
ngời do Lê Trí Trực chủ trì.
Từ hai cơ sở trên lực lợng nghĩa quân đợc trải rộng ra trong hai huyện
Hoằng Hoá và Mỹ Hoá cũ.
Tại làng Trinh Sơn tổng Lô Hơng (Hoằng Giang), Cao Điển vốn là suất

đội vũ lâm của triều đình Huế cũng quay về quê nhà, lập một căn cứ nghĩa
quân với khoảng 40 ngời ở núi Triêng, phần đông là thân nhân trong họ và
một số làng khác có truyền thống thợng võ.
Tại làng Hoằng Nghĩa, tổng Hành Vĩ (Hoằng Lộc), cử nhân Nguyễn
Huy Võ đang làm quan tri huyện Bình Lục, Hà Nam và kế theo là ngời anh
ruột, cử nhân Nguyễn Huy Cửu làm quan tri huyện Kim Anh (Vĩnh Phúc) đã
trở về lập ra cơ sở nghĩa quân với trên 100 ngời tham gia.
Tại làng Mỹ Đà, tổng Từ Quang (Hoằng Minh), cử nhân Lê Viết Huy
vốn là bố chánh Nghệ An (thờng gọi là bố Mỹ) đã quay về cùng con là Lê
Viết Trạc tập hợp nghĩa quân với khoảng 100 ngời.
Tại làng Yên Vực, tổng Từ Quang (xã Hoằng Long) cử nhân Nguyễn
Phơng cũng từ bỏ chức đốc học Hải Dơng trở về quê lập nghĩa quân khoảng
30 ngời.
Tại làng Tào Xuyên, tổng Dơng Thuỷ (Hoằng Lý), cử nhân Nguyễn
Xuân (án Xuân, án Tào) làm án sát Quảng Bình cũng cáo quan tham gia khởi

25


×