Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội theo hướng chuẩn nghề nghiệp luận vă

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.19 KB, 140 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN HIỂN

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I- HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý giáo dục
: 60.14.05

Người hướng dẫn KH: PGS.TS. Nguyễn Dục Quang

NGHỆ AN Năm - 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đã
tham gia giảng dạy, quản lý, hướng dẫn trong quá trình học tập của khoá
học.
Các thầy giáo, cô giáo đã tham gia góp ý đề cương, góp ý hoàn chỉnh, luận
văn.
Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Quản lý đào tạo nghề sở


LĐTBXH Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo các công ty, trung tâm GDLĐXH,
trung tâm bảo trợ, trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các lãnh đạo, cán bộ quản
lý, giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà Nội.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Dục QuangPhó giám đốc Trung tâm Đào Tạo- bồi dưỡng, Viện khoa học giáo dục Việt
Nam đã tận tình chỉ dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Văn Hiển


3

MC LC
M U ....
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tợng nghiên cứu.....
4. Giả thuyết khoa học .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài ....
7. Phơng pháp nghiên cứu .
CHNG I: C S Lí LUN V PHT TRIN I NG GIO VIấN

1
1
3
3
4
4

4
4

CC TRNG TRUNG CP NGH...
1.1.Vi nột s lc v lch s nghiờn cu vn ...

6
6

1.2. Mt s vn giỏo dc Trung cp ngh ................

6

1.2.1. V trớ vai trũ ca giỏo dc trung cp ngh trong h thng giỏo dc quc dõn

7

1.2.2. V trớ vai trũ, nhim v v c im ca giỏo viờn trung cp ngh .

9

1.2.3. Nhng yờu cu i vi giỏo viờn trung cp ngh trong giai on hin nay

16

1.3 Phỏt trin i ng giỏo viờn trung cp ngh.

25

1.3.1. Mt s khỏi nim c bn


25

1.3.2. Phỏt trin i ng giỏo viờn cỏc trng trung cp ngh....

27

1.3.2.1. Phỏt trin i ng giỏo viờn theo tiờu chun ngh nghip..
1.3.2.2. D bỏo, qui hoch i ng giỏo viờn.
1.3.2.3. Tuyn chn i ng giỏo viờn theo tiờu chun ngh nghip..
1.3.2.4. Kin ton c cu i ng giỏo viờn
1.3.2.5. Ci tin cụng tỏc bi dng giỏo viờn
1.3.2.6. Hon thin h thng ch chớnh sỏch i vi giỏo viờn..
1.3.3. Nhng yu t nh hng n cụng tỏc phỏt trin i ng giỏo viờn

29

trung cp ngh.
1.3.4. Phỏt trin i ng giỏo viờn trung cp ngh .....

30

KT LUN CHNG I .

34


4

36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI …………………………..

37

2.1. Khái quát về tình hình trường Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà Nội……

37

2.1.1. Trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội trong hệ thống các trường

38

trung cấp nghề………………………………………………………………………...

38

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội

39

2.2.1. Thực trạng về cơ cấu, số lượng đội ngũ…………………………………

41

2.2.2. Thực trạng về cơ cấu ngành nghề của đội ngũ giáo viên………………..

43

2.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà Nội

2.2.4. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo phát triển đội ngũ giáo viên……...

47

2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp

47

nghề Cơ khí I- Hà Nội……………………………………………………………...

49

2.3.1. Thực trạng về công tác dự báo, quy hoạch……………………………...

51

3.2.2. Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên…………….

54

2.3.3. Thực trạng về công tác bồi dưỡng, tự học tập của giáo viên……………

55

2.3.4. Công tác đánh giá đội ngũ giáo viên………………………………….....

57

2.3.5. Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên……………………………………..


61

2.3.6. Huy động các nguồn lực để phát triển đội ngũ……………………….....

63

2.4. Thành tựu, nguyên nhân của những thành tựu………………………..

64

2.5. Tồn tại - nguyên nhân của những tồn tại…………………………….....
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………….


5

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I- HÀ NỘI THEO HƯỚNG
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP……….………………….……………………………

65

3.1. Định hướng - Phát triển giáo dục đào tạo trường Trung cấp nghề Cơ
khí I- Hà Nội đến năm 2015 ………….…………………………………………..

65

3.1.1. Phương hướng phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp nghề
Cơ khí I- Hà Nội……………………………………………………………...


70

3.1.2. Yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động
Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận ……………………….………………………..

72

3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường Trung cấp
nghề Cơ khí I- Hà Nội…………………………………………………………….

81

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giáo viên cho lãnh
đạo nhà trường………………………………………………………………………

81

3.2.2. Dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên…………………………………...

82

3.2.3. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên theo từng tiêu chuẩn về trình độ, độ tuổi,
sức khoẻ, phẩm chất đạo đức………………………………………………………..

85

3.2.4 Kiện toàn cơ cấu đội ngũ giáo viên………………………………….…..

88


3.2.5. Cải tiến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…………………….…....

90

3.2.6. Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cao cấp………………………...

94

3.2.7. Hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách đối với giáo viên………………

96

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường
Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà Nội………………………………………………..

99

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi, tính cần thiết của các giải pháp đề xuất..

102

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………...

104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………..

105

1. Kết luận …………………………………………………………………..


105

2- Kiến nghị …………………………………………………………………

106


6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của thông tin KHKT và công nghệ đòi hỏi
phải đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh,
bền vững của nền kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành lực
lượng lao động kỹ thuật là quá trình liên tục với nhiều thành tố của kiến thức,
kỹ năng và thái độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, hướng tới hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện và hài hoà của học sinh.
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ rõ: Đến năm
2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất
lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin
học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

108



7

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri
thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho
mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
- Trong chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 đã chỉ rõ: Đến
năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số
lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, chất lượng đào tạo của
một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN, hình
thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia, phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.
Để phát triển giáo dục và đào tạo, một trong những yếu tố then chốt là
phải phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm
bảo chất lượng, đạt yêu cầu chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ.
Trong Nghị quyết 15/BCT của Bộ Chính trị đã chỉ rõ "… ưu tiên đầu tư
phát triển giáo dục - đào tạo, chăm lo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao, phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo đội ngũ khoa học công nghệ,
các nhà quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, công nhân kỹ thuật. Triển khai có
hiệu quả chiến lược đào tạo nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
xuất khẩu lao động. Từng bước sắp xếp chấn chỉnh hệ thống các trường học
trên địa bàn. Cơ cấu lại một cách hợp lý nguồn lao động có trình độ Đại học,
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và thợ lành nghề. Hà Nội phải đi đầu
trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước phấn
đấu trở thành một trung tâm đào tạo có uy tín ở khu vực".
Muốn nâng cao chất lượng nguồn lao động thì phải xây dựng một đội
ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt. Người giáo viên giỏi phải là người có trình
độ hiểu biết sâu sắc về chuyên môn và có năng lực thực tiễn vững chắc, có



8

năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có kỹ năng phát hiện, bồi dưỡng học sinh
giỏi, biết cách dìu dắt, giúp đỡ học sinh yếu, có lòng yêu nghề tha thiết, biết
khai thác sức mạnh tổng hợp của gia đình, nhà trường và xã hội trong công
tác giáo dục học sinh. Hiện nay mục tiêu phấn đấu của đội ngũ giáo viên là
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn để
đáp ứng nhiệm vụ giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, do tác động của kinh tế thị trường, đôi khi cũng làm cho một
số giáo viên không giữ vững phẩm chất của người thầy, do bị cám dỗ bởi
những lợi ích vật chất tầm thường, hoặc do chế độ, chính sách cũng có những
bất cập, giải quyết chưa thoả đáng nguyện vọng của giáo viên, cũng không
khai thác được tiềm năng của đội ngũ. Do vậy, làm tốt công tác phát triển đội
ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,
toàn diện và vững chắc đối với sự nghiệp giáo dục, thể hiện quan điểm của
Đảng coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu phụ thuộc rất lớn vào việc
đề xuất các giải pháp chính xác, khoa học và có tính lý luận và thực tiễn cao,
trong đó công tác phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo là đặc biệt quan trọng.
Trong lĩnh vực dạy nghề, Trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội là
một trong số các trường dạy nghề của Hà Nội, có nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao phục vụ cho sự phát triển của thủ đô.
Nhằm thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trên, trong
những năm qua, nhà trường đã rất quan tâm trong việc đào tạo, bồi dưỡng, xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đội ngũ giáo viên đã không ngừng phát
triển cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng từ 0%
năm 2005 nên 25% năm 2012. Hiện nay công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở
trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định.

Trước hết phải kể đến số lượng giáo viên được tăng cường đáng kể, công tác


9

học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ phát triển, có nhiều giáo viên thường xụyên
đổi mới phương pháp, kịp thời cập nhật những thông tin khoa học kỹ thuật đưa
vào tiết giảng làm cho học sinh hứng thú và tiếp thu bài nhanh, hiểu sâu sắc
ngay trên lớp, đạt được mục tiêu đề ra. Có thể nói những năm qua Nhà trường
đã tăng cường các biện pháp để khai thác, phát huy tiềm năng của đội ngũ trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, trong đội ngũ giáo viên
của trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội vẫn còn một số người thiếu kinh
nghiệm và năng lực có những hạn chế nhất định, hay sự cố gắng, tích cực, nhiệt
tình… chưa đồng bộ, đôi khi có một số giáo viên chưa yên tâm với công việc
được giao dẫn tới xin chuyển công tác khác…
Bên cạnh đó cán bộ quản lý của trường cũng chưa quan tâm nhiều đến
việc củng cố đội ngũ.
Trước tình hình đó đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để phát triển
đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng. Nhận thức được vấn đề này, nên
tôi chọn đề tài" Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung
cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội theo hướng chuẩn nghề nghiệp".
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện
pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển đội ngũ giáo viên ở trường
Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường
Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội theo hướng chuẩn nghề nghiệp.

4. Giả thuyết khoa học.


10

Đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội trong những
năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế.
Nếu đề xuất được một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp thì có
thể góp phần làm cho quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác phát triển đội ngũ
giáo viên trong các trường Trung cấp nghề .
5.2. Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung
cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường Trung
cấp nghề.
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
6.1. Đề tài giới hạn trong các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường
Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội.
6.2. Địa bàn nghiên cứu: trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội tổ 47 Thị Trấn
Đông Anh.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài
làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn ( nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng,
các văn bản quy định của nhà nước và của ngành giáo dục - đào tạo, các tài liệu
lý luận về xây dựng đội ngũ giáo viên và các tài liệu khác có liên quan đến đề
tài).
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:



11

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành bằng phiếu theo các
biểu mẫu về thực trạng các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường
Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội.
Khách thể điều tra: 120 người, gồm các đơn vị trong nhà trường (các tổ bộ
môn, khoa, phòng và toàn thể giáo viên trong Trường và một số giáo viên mời
giảng).
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến của giáo
viên quản lý nhà trường, giáo viên chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong
quản lý giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ.


12

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển
đội ngũ giáo viên như:
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Viết Cẩn " Những biện pháp cơ bản xây
dựng đội ngũ giáo viên trường chuẩn quốc gia THPT Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà
Nội.
Tác giả đã nêu một số biện pháp cơ bản xây dựng đội ngũ giáo viên
trường chuẩn quốc gia THPT Xuân Đỉnh.
- Luận văn thạc sỹ của Lê Quốc Băng " Một số biện pháp phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường Đại học sư phạm Hải Phòng từ năm 2003 đến năm
2010.

- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đức Bình " Giải pháp quản lý phát triển
đội ngũ giáo viên Tiểu học Huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh". Tác giả đã nêu ra
một số giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học và một số mẫu
phiếu hỏi.
- Những công trình trên đã đề cập đến những góc độ khác nhau của công
tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các bậc học, cấp học, nhưng việc đề cập
phát triển đội ngũ giáo viên Trung cấp nghề thì vẫn còn quá ít, đặc biệt là giải
pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội thì
chưa có đề tài nào đề cấp đến.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRUNG CẤP NGHỀ


13

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta phải đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế tri thức. Phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nghề,
Trung cấp nghề và Đại học để đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Những yêu cầu của thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nền kinh
tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo được đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu đó.
Trước hết phải làm một cuộc cách mạng đổi mới tư duy của xã hội theo
hướng trọng nghề hơn trọng bằng cấp để khắc phục lối học " hư văn" là vịêc
làm hết sức cần thiết. Trong đó vấn đề cốt lõi là quan tâm phát triển đội ngũ
giáo viên.
Những năm qua, giáo dục - đào tạo nghề và Trung cấp nghề chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh, bởi vì lĩnh vực này rất cần
lực lượng lao động có kỹ thuật. Trong khi đó tâm lý của người học không
muốn học hệ Trung cấp nghề, hơn nữa các nhà quản lý giáo dục chưa quan
tâm đầu tư, nghiên cứu để đưa giáo dục trung cấp nghề phát triển xứng tầm
với phát triển của xã hội nói chung, của giáo dục - đào tạo nói riêng. Do đó
dẫn đến tình trạng tổng số học sinh các trường nghề và trung cấp nghề không

bằng một nửa số sinh viên đại học. Ở nhiều cơ sở sản xuất, số cán bộ tốt
nghiệp Đại học thường nhiều hơn cán bộ trung cấp nghề. So với công nhân thì
số cán bộ tốt nghiệp Đại học quá nhiều, chiếm một tỷ lệ không hợp lý. Như
vậy có tình trạng thừa thầy thiếu thợ, kỹ sư làm việc của cán bộ TCKT. Cho
đến nay chưa có đánh giá chính thức về hiệu quả của các trường dạy nghề và
Trung cấp nghề. Nhưng nhìn tổng quát, chất lượng đào tạo ở các trường này
nói riêng và hệ thống GDQD nói chung vẫn là vấn đề hết sức gay cấn. Như ở
trên đã nêu, giáo dục đào tạo nghề và trung cấp nghề chưa gắn với sản xuất và
việc làm, với thị trường lao động. Đây là một lĩnh vực mà các nhà quản lý
giáo dục cần quan tâm để phát triển các trường dạy nghề và trung cấp nghề
một cách đồng bộ cùng với sự phát triển của giáo dục phổ thông, giáo dục Đại


14

học. Các yếu tố cần tập trung đầu tư như: nội dung, chương trình đào tạo, cơ
sở vật chất, địa bàn thực hành thực tập, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy
của giáo viên và học tập của học sinh, đặc biệt là quan tâm phát triển đội ngũ
giáo viên.
1.2.1. Vị trí, vai trò của giáo dục trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục
quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Các cơ quan văn hoá, giáo dục;
- Mạng lưới nhà trường;
- Các cơ quan quản lý giáo dục được phân chia theo các cấp khác nhau
như: Bộ giáo dục, các viện nghiên cứu giáo dục, các cơ quan giáo dục ngoài nhà
trường.
Trong hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản
của hệ thống GDQD.
- Khái niệm về hệ thống GDQD của Việt Nam.

+ Giáo dục mầm non: nhà trẻ - Mẫu giáo.
+ Giáo dục phổ thông: Tiểu học - trung học ( THCS,THPT)
+ Giáo dục nghề nghiệp: gồm có trung cấp nghề và dạy nghề.
+ Giáo dục Đại học, gồm có Cao đẳng, Đại học, sau Đại học.
Tại điểm 3 khoản 1 điều 4 quy định về thời gian của khoá học trình độ
trung cấp nghề ban hành kèm theo quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH
ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ lao động - thương binh và xã hội quy định
thời gian của khoá học trình độ trung cấp nghề được thực hiện 3 năm đối với


15

người có bằng tốt nghiệp THCS, 1-2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp
THPT.
+ Điều 6: Quy định này nêu rõ mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp nghề
nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực ngành
các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo
nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; Có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều
kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Như vậy giáo dục trung cấp nghề trong hệ thống GDQD có vai trò rất
quan trọng vì nó đào tạo ra người có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, tạo ra nguồn lực trực tiếp cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện được mục tiêu này, giáo viên là lực lượng quan trọng trong
nguồn nhân lực và tạo ra nguồn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật của
mỗi quốc gia. Vì vậy việc phát triển đội ngũ giáo viên là góp phần phát triển
nguồn lực của đất nước.
1.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của giáo viên trung cấp nghề
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để

phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò
quan trọng. Nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng.
Những năm qua chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức
chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội


16

ngũ này đã đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần cho sự nghiệp cách mạng. Ngành GDĐT chủ trương xây
dựng đội ngũ nhà giáo mẫu mực trong các cấp, ngành học. Việc xây dựng đội
ngũ nhà giáo mẫu mực có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay. Tóm
lại công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống
và những hoạt động hướng tới việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ nhà giáo luôn là điểm mấu chốt cần được quan tâm.
Hiện nay tính đến cuối năm 2011 cả nước có 136 trường cao đẳng nghề,
307 trường Trung cấp nghề 849 trung tâm dạy nghề và hơn 1000 cơ sở tham
gia dạy nghề, qui mô tuyển sinh đạt gần 1,35 triệu người học cao đẳng, trung
cấp nghề và hơn 6,8 triệu người học sơ cấp, hiện cả nước có 33270 giáo viên
dạy nghề tại 3 cấp đào tạo, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy
nghề, gần 16000 giáo viên thuộc các cơ sở dạy nghề khác.
Các trường trung cấp nghề với nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động có trình
độ trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý về ngành nghề được đào tạo như:
cơ khí chế tạo, hàn, điện dân dụng, điện công nghiệp, sửa chữa lắp ráp ô tô xe
máy, điện tử điện lạnh, địa chính, kinh tế kỹ thuật, công nghệ chế tạo máy,
công nghệ và QTDN, thương mại du lịch, nông nghiệp, y học cổ truyền, kỹ
thuật may và thời trang, xây dựng, y tế, văn thư lưu trữ, tin học, Kỹ thuật
in...cung cấp cho thị trường lao động cả nước. Mỗi năm có gần 500 nghìn học

sinh tốt nghiệp ra trường đáp ứng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Như vậy nhiệm vụ của giáo viên trung cấp nghề là rất nặng nề. Để tạo ra
nguồn lao động đông đảo có chất lượng cao đòi hỏi đội ngũ giáo viên Trung
cấp nghề phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trên cơ sở bám sát
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng được mục tiêu


17

giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, những người quản lý giáo dục phải quan
tâm phát triển đội ngũ giáo viên đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu.
* Vị trí, vai trò của giáo viên trung cấp nghề
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng nghề dạy học và luôn quan tâm đến đội
ngũ giáo viên. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ " Phát triển đội
ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ
đãi ngộ., bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ
giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế chính
sách đảm bảo đủ giáo viên cho miền núi, vùng cao, hải đảo".
Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 2, khoá 8 Đảng cộng sản Việt Nam
nêu rõ "Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo
viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt
về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở nơi khó khăn thuộc vùng cao,
vùng sâu, vùng hải đảo và một số vùng núi. Nhà nước có chính sách thu hút
học sinh giỏi vào trường sư phạm, tăng mức đầu tư và tăng cường chỉ đạo để
tạo ra những chuyển biến về chất lượng ở các trường sư phạm.
Vị trí, vai trò còn được Đảng và nhà nước khẳng định trong Luật giáo
dục năm 2005 " Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất
lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương
tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính
sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo

thực hiện nhiệm vụ của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng
nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học ".
Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá 9 về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết TW 2 khoá 8 đề ra phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo,
KH-CN đến năm 2010 đã chỉ rõ: "Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại


18

đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu
cân đối, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới".
Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây đội ngũ
nhà giáo của hệ thống GDQD nêu rõ: " Điều chỉnh, sắp xếp và tuyển dụng
mới để xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu".
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà
giáo. Ngày 15/6/2004, Ban bí thư đã chỉ ra Chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây
dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ
thị nêu rõ" Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục một cách toàn diện. Đây là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt
vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý
phát triển có định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước".
Ngày 25/11/2004 tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá XI đã thông qua nghị
quyết về giáo dục trong đó nhấn mạnh." Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu, đạt chuẩn về trình

độ đào tạo.Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục theo
hướng phân công, phân cấp rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và cơ sở giáo dục. Lấy việc quản
lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm. Đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc
phục bệnh thành tích chủ nghĩa".


19

Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ X, chỉ rõ: bảo đảm đủ số lượng, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học.Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người
học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và
kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm
đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập… Huy động nguồn
vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Sự đánh giá cao, sự tôn trọng của Đảng, Nhà nước của nhân dân đối với
nhà giáo càng thể hiện trách nhiệm nặng nề của nghề dạy học. Người giáo
viên vừa phải dạy chữ, dạy người, dạy nghề, giáo viên phải là nhà sư phạm,
nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội. Giáo viên phải là người năng
động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và phải luôn đổi mới. Để hoàn thành
nhiệm vụ vinh quang, nặng nề của mình, thì nhà giáo phải được bồi dưỡng và
luôn tự bồi dưỡng để nắm bắt, lĩnh hội những tri thức khoa học mới, hiện đại,
cập nhật thông tin KH-KT, KH-CN và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng
yêu cầu trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Điều này đã được thể hiện rõ
tại Điều 80 Luật Giáo dục năm 2005. "Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà
giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo.
Nhà giáo đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được
hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ" [22-61].
Ở bậc học trung cấp nghề mỗi giáo viên phải đảm nhận giảng dạy từ hai

môn trở lên và có thể tham gia công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức các
hoạt động của lớp, giờ sinh hoạt lớp, phong trào VHVN - TDTT. Vì vậy họ là
người quyết định không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên
cạnh đó giáo viên trung cấp nghề còn phải hướng dẫn học sinh thực hành,
thực tập thường xuyên và thực tập tốt nghiệp cuối khoá của học sinh. Như vậy


20

họ phải không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn không chỉ về
lý thuyết mà còn phải giỏi cả tay nghề. Người giáo viên trung cấp nghề còn là
người thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề, dạy
nghề cho người lao động. Hơn nữa giáo viên trung cấp nghề phải thường
xuyên cập nhật những thông tin mới về KH - KT, về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, về công nghệ hiện đại, những kiến thức trong cuộc
sống để truyền thụ cho học sinh, đổi mới phương pháp giáo dục, lấy học sinh
làm trung tâm. Giáo viên trung cấp nghề trước hết phải là người tâm huyết
với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Giáo viên phải là người định hướng,
gợi mở tạo ra sự chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu bài học, tiếp thu kiến
thức, vì lợi ích của người học, không lấy lý thuyết suông mà phải thường
xuyên tìm tòi, tạo ra những mô hình học cụ mới, ứng dụng phương tiện hiện
đại trong giảng dạy để giúp học sinh nắm bài tại lớp và đạt hiệu quả cao.
Giáo viên phải là linh hồn của nhà trường, là cầu nối giữa học sinh và
nhà trường, lấy sự phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh làm nguồn vui, lẽ
sống của bản thân. Chỉ có như vậy mới đảm đương trách nhiệm và hoàn thành
tốt sứ mệnh của người giáo viên trung cấp nghề.
Vị trí, vai trò của giáo viên trung cấp nghề đã được Đảng, Nhà nước ta
ghi nhận bằng các nghị quyết và có chính sách cụ thể. Nhà nước coi đầu tư
cho giáo dục (trong đó có GDDN) là đầu tư có lợi nhất, xác định bậc học
GDDN là cung cấp trực tiếp nguồn lao động cho xã hội. Do vậy các trường

trung cấp nghề cần được quan tâm, tạo điều kiện trong việc xây dựng xưởng
thực hành, phòng thí nghiệm để giúp cho thầy và trò rèn luyện tay nghề thành
thạo.
Với vị trí, vai trò quan trọng của giáo viên trung cấp nghề, được sự quan
tâm của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành, nên mỗi giáo viên trong các


21

trường cần nắm bắt thời cơ, khai thác những điều kiện thuận lợi ra sức phấn
đấu, rèn luyện, để hoàn thành trọng trách và đạt được mục tiêu của đất nước
đề ra.
Mỗi người giáo viên trung cấp nghề phải hiểu rõ trách nhiệm của mình
và có nhiệm vụ thực hiện thật tốt trong mỗi giai đoạn nhất định.
* Nhiệm vụ: Trước hết phải hiểu nhiệm vụ của giáo viên nói chung được
ghi trong điều 72 của Luật giáo dục năm 2005; đó là: Giáo dục, giảng dạy
theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương
trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ nhà trường.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của người học.
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu
gương tốt cho người học.
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người giáo viên trung cấp nghề phải hiểu sâu sắc và thực hiện tốt nhiệm vụ
chung của giáo viên, đồng thời cần nắm và làm tốt nhiệm vụ cụ thể của mình.
Điều 29 điều lệ trường trung cấp nghề, chỉ rõ nhiệm vụ của giáo viên trung cấp

nghề.
- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được
giao.


22

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật;
chấp hành quy chế, nội quy của trường; tham gia các hoạt động chung trong
trường và với địa phương nơi trường đặt trụ sở.
- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất đạo đức; giữ gìn uy tín danh dự của nhà giáo.
- Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học nghề; bảo vệ
quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học nghề.
- Chịu sự giám sát của nhà trường về nội dung, chất lượng phương pháp
giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Hoàn thành các công việc khác được trường, khoa hoặc bộ môn phân công.
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó thì người giáo viên trung cấp nghề hầu hết đều tham gia công
tác giáo viên chủ nhiệm, do vậy cũng phải nắm vững nhiệm vụ của giáo viên chủ
nhiệm lớp.
- Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, giáo dục và rèn luyện học sinh.
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của lớp mình phụ trách.
- Phối hợp với các giáo viên bộ môn của lớp trong việc giáo dục và đào
tạo học sinh.
Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên trung cấp nghề là rất nặng nề nhưng
đầy vinh quang, vừa làm nhiệm vụ dạy chữ, dạy người, dạy nghề và tham gia
các hoạt động khác như: NCKH, VHVN -TDTT và các hoạt động xã hội,
nhân đạo, từ thiện, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nghĩa vụ công dân.
Vì vậy, mỗi giáo viên phải ý thức được nhiệm vụ của mình và có biện pháp

để thực hiện tốt, xứng đáng là nhà giáo mẫu mực, không phụ lòng tin yêu của


23

nhân dân, của xã hội nói chung và của cha mẹ học sinh nói riêng. Hiểu được
như vậy thì giáo viên trung cấp nghề mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
* Đặc điểm:
Giáo viên trung cấp nghề có đặc điểm khác với giáo viên phổ thông và bậc
cao hơn, vì họ vừa dạy người lại vừa dạy nghề, có nghĩa là vừa giáo dục, rèn
luyện đạo đức, vừa dạy lý thuyết chuyên môn, vừa dạy thực hành nghề nghiệp,
hướng dẫn nhữg thao tác nghề, vì học sinh sau hai năm hoàn thành chương
trình, nội dung đào tạo trung cấp nghề thì các em là những kỹ thuật viên và cán
bộ có nghiệp vụ quản lý. Do vậy trong quá trình học tập ở trường phải được
thực hành, rèn luyện tay nghề tương đối thành tạo. Học sinh làm được như vậy
phải do giáo viên hướng dẫn, đào tạo. Do đó người giáo viên trung cấp nghề
thường là những kỹ sư chuyên môn (cả trình độ về lý thuyết chuyên ngành và
tay nghề nhất định). Ví dụ như: Kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, giao thông văn
tải, Bác sỹ thú y, kỹ sư cây trồng, kỹ sư thuỷ sản… thậm chí là giáo viên dạy
các môn cơ bản: Tin học, ngoại ngữ, chính trị, thể chất và cả các môn văn hoá
cơ bản cho hệ tốt nghiệp THCS. Khối lượng công việc tương đối lớn, một năm
bình quân 1 giáo viên phải đảm nhận 500 tiết và ngoài ra phải thực hiện các đề
tài NCKH, hướng dẫn học sinh thực hành, thực tập, đi thực tế các cơ sở sản
xuất kinh doanh.
Do đặc điểm của giáo viên trung cấp nghề, nên họ là nhân tố quan trọng
trong việc cung cấp nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.
1.2.3. Những yêu cầu đối với giáo viên trung cấp nghề trong giai đoạn
hiện nay
* Những yêu cầu chung:



24

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về ý nghĩa to lớn của sự
nghiệp đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau, theo tinh thần khuyến nghị của
UNESCO, chúng ta cần xây dựng một nền giáo dục bước vào thế kỷ XXI với
4 mục tiêu: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để cùng
chung sống. Mọi người đều cùng được học tập, học tập suốt đời, xây dựng
một xã hội học tập. Vai trò, chức năng, đặc điểm hoạt động sư phạm của nhà
giáo có sự đổi mới sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã chỉ rõ : "
Sự học hỏi là vô cùng, ". " Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời, lấy tự
học làm cốt, một người cách mạng học tập và làm việc đến phút cuối
cùng". Mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục đã có nhiều thay đổi từ đòi hỏi
của sự phát triển xã hội về các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - CNTT.
Do vậy đòi hỏi phong cách, đặc điểm, lối sống và năng lực của nhà giáo càng
phải cao hơn. Vai trò của nhà giáo là giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ có thái độ
đúng đắn và đủ bản lĩnh vừa đối mặt với thách thức, vừa tranh thủ thời cơ
hướng tới tương lai, xây dựng tương lai với lương tâm và trách nhiệm. Nhà
giáo còn đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của người học, khơi dậy sự ham hiểu biết và vận dụng
sáng tạo những tinh hoa văn hoá của nhân loại, đảm bảo quyền và trách nhiệm
học tập cho mọi nười. Nền giáo dục thế XXI thấm đượm chủ nghĩa nhân văn
cao cả, tính dân chủ, thống nhất cao giữa các nhân tố: Gia đình, nhà trường và
xã hội, gắn học tập với hoạt động thực tiễn sản xuất. Do vậy nội dung,
phương pháp giáo dục phải thay đổi theo đặc điểm đó, giáo dục phải định
hướng giá trị chứ không phải bằng uy quyền. Bởi vậy, nhân cách nhà giáo trở
thành tấm gương sáng đối với thế hệ trẻ. Ngày nay, xã hội công nhận, tôn
vinh chức năng xã hội của nhà giáo, vì vậy vấn đề hoàn thiện nhân cách nhà
giáo là một yêu cầu khách quan và hoàn toàn đúng đắn, cần thiết, đặc biệt là



25

trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, sẽ tạo
ra những thách thức cần phải lựa chọn.
Hoạt động sư phạm được xác định bởi nhu cầu xã hội và những đặc thù
lao động trí óc của nhà giáo. Trong nhà trường hiện đại, nhà giáo không chỉ
đóng vai trò truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh, dạy cho học sinh phương pháp học và tự học, tự bồi
dưỡng, rèn luyện và học tập liên tục, học tập suốt đời. Đồng thời tổ chức cho
học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội, tư vấn, hướng nghiệp và lao động
sản xuất… Do vậy đòi hỏi nhà giáo phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm thực tiễn, năng lực giao tiếp tốt.
Điều đó đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên tự học tập bồi dưỡng nâng
cao trình độ, nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Để đảm bảo sứ mệnh của mình trong sự nghiệp giáo dục, giúp đỡ thế hệ
trẻ, người giáo viên phải gương mẫu, đi đầu trong mọi mặt công tác của nhà
trường; có giác ngộ cách mạng, có lập trường tư tưởng vững vàng, có lối sống
lành mạnh; có nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; có trình độ văn hoá, khoa học, nghiệp vụ sư phạm cần thiết, có năng lực
thích ứng trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn cần phải vượt qua; có khả năng tổ
chức thực hiện quá trình dạy học và giáo dục phù hợp với bậc học trung cấp
nghề.
Nhà giáo phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi, nâng cao trình độ nhận
thức, đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới, của sự nghiệp CNH - HĐH, của giai
đoạn cung cấp cho xã hội nguồn lao động có chất lượng cho nền kinh tế tri thức.
Người giáo viên phải có tình cảm trong sáng, yêu nước, yêu CNXH, có
tinh thần quốc tế vô sản. Cụ thể là phải yêu nghề, yêu người, yêu thế hệ trẻ, "
Tất cả vì học sinh thân yêu", phải luôn nghiêm khắc, nhưng lại ân cần, chân



×