Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo trong thơ hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.04 KB, 56 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hàn Mặc Tử là một gơng mặt thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Từ
trớc đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hàn Mặc Tử với những
đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngợc nhau. Thế nhng đến nay câu hỏi Hàn
Mặc Tử anh là ai? vẫn cha đợc trả lời một cách đầy đủ, thấu đáo. Thơ Hàn
Mặc Tử đã đợc nghiên cứu ở nhiều phơng diện khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ
đi sâu tìm hiểu vấn đề: "Cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo trong thơ
Hàn Mặc Tử". Đây là một vấn đề không mới, thế nhng đồng thời cha đợc
quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Vì vậy, với khoá luận này chúng tôi
hy vọng xây dựng một cách cơ bản, khái quát một hệ thống luận điểm để làm
rõ thêm vấn đề và giải đáp câu hỏi Hàn Mặc Tử anh là ai?, đồng thời nhằm
hiểu rõ đặc điểm của cái tôi trữ tình và hệ thống hình tợng thế giới trong thơ
Hàn Mặc Tử. Từ đó nhằm chỉ ra điểm chung, điểm độc đáo của cái tôi Hàn
Mặc Tử trong cái tôi Thơ mới nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử đã trải qua hai phần ba thế kỷ. Tìm
hiểu thơ Hàn Mặc Tử có hàng trăm công trình lớn nhỏ. Có thể chia quá trình
nghiên cứu Hàn Mặc Tử thành ba thời kỳ sau:
2.1. Thời kỳ trớc cách mạng tháng tám năm 1945
Năm 1940 Hàn Mặc Tử qua đời tại trại phong Quy Hoà. Thời gian sau
khi ông mất ngời ta nói nhiều về ông. Công trình đầu tiên phải kể đến là Hàn
Mặc Tử thân thế và thi văn (1941) của Trần Thanh Mại công trình này Trần
Thanh Mại đi sâu phân tích từng cử chỉ, tính tình của thi sĩ; từng giai đoạn
trong cuộc đời và xem đó là những nhân tố ảnh hởng đến sáng tác của Hàn
Mặc Tử. Mặt khác, tác giả còn nhấn mạnh yếu tố quê hơng, những giai thoại
tình yêu và đặc biệt là ảnh hởng của bệnh phong để từ đó giải thích tài năng,


thi phẩm của Hàn Mặc Tử. Trong công trình của mình, Trần Thanh Mại đã có
đóng góp rất đáng trân trọng ở chỗ ông phát hiện ra vai trò, ảnh hởng của
những giấc chiêm bao đến sáng tác của thi nhân, đồng thời phát hiện ra hai
hình ảnh ám ảnh nhất đời thơ Hàn Mặc Tử là trăng và hồn. Tuy nhiên, hạn
chế của Trần Thanh Mại là ở chỗ khi giải thích tài năng, thi phẩm của Hàn
Mặc Tử ông đã quên mất vai trò chủ thể của ngời sáng tác, nói cách khác là ý
thức cá nhân trong quá trình sáng tạo của ngời nghệ sĩ. ở phơng diện tình yêu
và tôn giáo Trần Thanh Mại chỉ đa ra các giai thoại tình yêu, những bóng dáng
1


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

giai nhân đi qua đời thi sĩ để nhằm giải thích tài năng, thi phẩm của Hàn Mặc
Tử chứ cha đi sâu phân tích, tìm hiểu phơng diện tình yêu, tôn giáo trong thơ
Hàn Mặc Tử.
Sau công trình Hàn Mặc Tử thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại
phải kể đến là Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân (1942). Nếu
công trình của Trần Thanh Mại thiên về kiểu phê bình khách quan thì Hoài
Thanh, Hoài Chân lại thiên về kiểu phê bình ấn tợng chủ quan. Bằng những
cảm nhận tinh tế, thiên về cảm giác hai nhà nghiên cứu đa ra nhiều nhận định
sắc sảo. Theo hai ông thơ Đờng Luật của thi sĩ cái khuôn khổ bó buộc của
luật Đờng có lẽ không tiện sự nảy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng nh
nguồn thơ Hàn Mặc Tử [23;197] Gái quê thơ tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực,
đầy hình ảnh khêu gợi [23;197 ]. Đau thơng một trời tình ái mới dựng lên
đâu đây [23;197], lời thơ nh dính máu [23;197], đến đây ta đã hoàn toàn ra
khỏi cái thế giới thực và cả thế giới mộng của ta [23;197] Với kiểu phê bình
ấn tợng chủ quan tác giả Thi nhân Việt Nam đã đạt đợc những kết quả bớc đầu

trong việc chiếm lĩnh giá trị thơ Hàn Mặc Tử. Vấn đề tôn giáo, họ có đề cập
và đa ra một số nhận định tiêu biểu nh Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi
đền để thờ chúa [23; 200]. Tuy nhiên, ở công trình này vấn đề cảm hứng tình
yêu, tôn giáo không đợc tìm hiểu, nghiên cứu một cách chuyên sâu.
Tiếp đến Vũ Ngọc Phan, trong công trình Nhà văn hiện đại (1942) tiếp
tục đi vào khám phá những khía cạnh xung quanh cảm hứng tình yêu, tôn giáo
trong thơ Hàn Mặc Tử. Trong công trình này, Vũ Ngọc Phan đã dung hoà kiểu
phê bình khách quan của Trần Thanh Mại và kiểu phê bình ấn tợng chủ quan
của Hoài Thanh, Hoài Chân. Vũ Ngọc Phan cho rằng ngời ta thấy bệnh
phong đã ảnh hởng đến t tởng Hàn Mặc Tử nh thế nào [19; 163]. Khi đề cập
vấn đề tình yêu ông nói cái quan niệm về tình yêu của Hàn Mặc Tử không đợc thanh cao nh của Thế Lữ [19; 157], còn khi viết về tôn giáo trong thơ Tử
theo ông Hàn Mặc Tử là ngời Việt Nam đầu tiên ca ngợi thánh nữ Đồng trinh
Maria và chúa Giêsu bằng thơ trớc nhất và là ngời ca tụng chúa với một
giọng rất chân thành chẳng khác nào một thi sĩ Âu Tây [19; 165]. Với công
trình này, Vũ Ngọc Phan vẫn nhìn nhận ở mức độ tác phẩm nhỏ lẻ, cụ thể mà
cha đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, khái quát.
Ngoài ba công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình khác dới
dạng bài báo nh: Hàn Mặc Tử (Bích Khê), Những kỷ niệm về Hàn Mặc Tử
2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

(Chế Lan Viên), Thơ Hàn Mặc Tử (Trọng Miên), Những kỷ niệm về Hàn Mặc
Tử (Trần Thanh Địch), Thơ của ngời (Xuân Diệu). Nhìn chung, các bài báo
viết về Hàn Mặc Tử đều bày tỏ niềm xót thơng trớc những bất hạnh đồng thời
thể hiện sự ngợi ca khẳng định tài năng của thi nhân: Mai sau những cái tầm
thờng, mực thớc kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng

kể đó là Hàn Mặc Tử [23;196].
Tóm lại, trớc năm 1945 thơ Hàn Mặc Tử đã đợc quan tâm nghiên cứu.
Mỗi công trình, mỗi bài nghiên cứu đạt đợc những thành tựu nhất định, có ý
nghĩa khai phá mở đờng cho hành trình tìm hiểu chiếm lĩnh thơ Hàn Mặc Tử.
2.2. Giai đoạn 1945 1985
Thời gian này có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử
nhng tập trung chủ yếu ở miền Nam. Tiêu biểu có một số công trình sau: Thi
ảnh khẩu cảm trong thơ Hàn Mặc Tử của Bùi Xuân Bào (Tập san khoa học
nhân văn 1974). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu
những hình ảnh liên quan đến khẩu cảm và những hình ảnh dùng với mọi đề
tài từ trăng, mộng, thi hứng, sáng tạo, thợng đế.Mặt khác tác giả còn phát
hiện trong thơ Hàn Mặc Tử có một nguồn động lực hai chiều: Nhận tinh hoa
của ngoại giới vào thể xác tâm hồn mình rồi sau đó biến luồng cảm hứng
thành thơ [6; 433] tận hởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời
rồi trút vào linh hồn ngời ta những nguồn khoái lạc đê mê nhng rất thơm tho
và trong sạch(Chơi giữa mùa trăng). Bùi Xuân Bào cho rằng Thợng Đế đối
với Hàn Mặc Tử là nguồn thơ thuần tuý và cao thợng nhất [6; 435] và
Những gì tơi đẹp nhất trong vũ trụ, quý hoá nhất trong tâm linh, huyền bí
nhất trong tôn giáo, Hàn Mặc Tử đều đồng hoá với thơ [6; 435]. Có thể nói
với công trình này, một lần nữa ngời nghiên cứu đi sâu khám phá, chiếm lĩnh
giá trị thơ Hàn Mặc Tử ở mặt ảnh hởng của hình ảnh khẩu cảm. Đồng thời ngời nghiên cứu còn trình bày kiến giải của mình về sự bí ẩn, huyền diệu của thơ
Hàn Mặc Tử. Theo ông sự tơng tác giữa hồn thơ và đức tin tôn giáo trong tâm
hồn thi nhân đã đa đến sự bí hiểm, huyền diệu cho thơ Hàn Mặc Tử. Nh vậy,
với công trình này tác giả đã đề cập đến vấn đề tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử
ở một chiều kích mới.
Trong công trình Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử (báo Nguyệt san
Văn 1971) tác giả Đặng Tiến tiếp tục tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong thơ Hàn
Mặc Tử. Đặng Tiến đã chỉ ra bản sắc văn hoá Việt Nam trong đức tin của Hàn
Mặc Tử. Đây chính là điểm nổi bật của công trình nghiên cứu này.


3


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

Với công trình Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc
Tử của Võ Long Tê (Tập san B.S.E.I 1972) đã viết: Ngời tín hữu công giáo ấy
về sau khi đã đi trọn đoạn đờng đau thơng và có một nhận thức do ân sủng
thúc đẩy mới trở thành một nhà thơ công giáo.
Sau ba công trình tiêu biểu trên phải kể đến công trình ảnh hởng đạo
Phật trong thơ Hàn Mặc Tử của Quách Tấn. Quách Tấn cho rằng thơ Hàn
Mặc Tử có nhiều bài ảnh hởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo. Ông viết:
Tử tìm đạo, vào đạo - đạo Thiên Chúa cũng nh đạo Phật chỉ để tìm nguồn
cảm hứng tìm nguồn an ủi khi bị tình đời phụ rẫy hoặc thể xác dày vò.
Nh vậy, có thể thấy rằng giai đoạn này các nhà nghiên cứu đã tiếp cận
thơ Hàn Mặc Tử ở một góc nhìn mới, góc nhìn tôn giáo. Còn ở phơng diện tình
yêu trong thơ Hàn Mặc Tử thì có rất ít công trình nghiên cứu. Tuy vậy, có thể kể
đến một số công trình tiêu biểu nh: Hàn Mặc Tử và Quách Thoại của Thế
Phong (1961). ở công trình này, Thế Phong đã đa những giai thoại tình yêu,
những mối tình, những Nàng thơ để minh chứng cho câu chuyện tình yêu trong
thơ Hàn Mặc Tử. Có thể thấy ngay rằng ở công trình này ngời nghiên cứu cha
chú ý đến vấn đề tình yêu ở phơng diện cảm hứng, sáng tạo. Ngoài ra còn một
số công trình khác gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến phơng diện tình yêu nh:
Đôi nét về Hàn Mặc Tử của Quách Tấn (tạp chí Văn 1/1967), Hàn Mặc Tử, đau
thơng và sáng tạo của Nguyễn Kim Chơng (Văn học số 20, 1974).
Tóm lại, chúng ta thấy rằng thơ và đời Hàn Mặc Tử đợc nói đến khá
nhiều trong giai đoạn này. Nhng dờng nh càng khám phá thì ngời nghiên cứu,
ngời yêu thơ Hàn Mặc Tử lại thấy mình rơi vào một vờn thơ đầy bí hiểm mà

càng đi càng ớn lạnh.
2.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay
Đây là giai đoạn không chỉ Hàn Mặc Tử mà nhiều nhà thơ mới khác nh
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chơng đợc nhìn nhận, đánh
giá với một không khí cởi mở hơn. Giai đoạn này có các công trình tiêu biểu
sau: Hàn Mặc Tử, anh là ai? của Chế Lan Viên (Nhà xuất bản Văn học 1987).
ở công trình này, Chế Lan Viên đã tìm kiếm xác định lại chân dung thơ Hàn
Mặc Tử và để tìm câu trả lời cho câu hỏi: anh là ai? câu hỏi đầy ám ảnh.
Chế Lan Viên phê phán những ý kiến cho rằng thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói
của tôn giáo Thiên chúa giáo.
Ngoài ra còn một số công trình tiêu biểu sau: Hàn Mặc Tử hơng thơm
và mật đắng của Trần Thị Huyền Trang (Nhà xuất bản Hội nhà văn 1991), Vẻ
đẹp kỳ dị của Vơng Trí Nhàn (1993), Thơ văn Hàn Mặc Tử phê bình và tởng
4


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

niệm của Phan Cự Đệ (Nhà xuất bản giáo dục 1993). Đặc biệt là công trình
Hàn Mặc Tử một t duy thơ độc đáo của Đỗ Lai Thuý (trích trong Mắt thơ Nhà
xuất bản Văn hoá thông tin 2000). ở công trình nghiên cứu này, Đỗ Lai Thuý
tiếp cận thơ Hàn Mặc Tử ở phơng diện mới mẻ, độc đáo là t duy thơ. Từ đó tác
giả đã chỉ ra t duy thơ Hàn Mặc Tử là t duy thơ tôn giáo, công cụ chắp cánh
cho thơ Hàn Mặc Tử bay cao.
Ngoài ra còn phải kể đến hai công trình nghiên cứu của Nguyễn Bá Tín
(em trai Hàn Mặc Tử): Hàn Mặc Tử anh tôi (Nhà xuất bản Tin, Paris, 1990),
Hàn Mặc Tử trong riêng t (Nhà xuất bản Hội nhà văn 1994).
Giai đoạn này vấn đề tình yêu của Hàn Mặc Tử đợc nói đến khá nhiều:

Tình yêu của Hàn Mặc Tử của Nguyễn Viết Lãm (Nhà xuất bản văn học
1997), Hàn Mặc Tử và những nàng thơ của anh của Trần Thanh Địch (Báo
văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, 1995), Phan Thiết và sáu Xuân nữ Hàn
Mặc Tử yêu của Phạm Xuân Tuyển (1995), Ngời tình trong mộng của Hàn
Mặc Tử ở Quy Hòa của Nguyễn Thụy Kha (1993). Chúng ta thấy rằng sau
năm 1986 thơ Hàn Mặc Tử đợc nhìn nhận, đánh giá ở nhiều phơng diện hơn
với những hớng tìm tòi mới. Vấn đề tình yêu, tôn giáo đợc nghiên cứu nhiều
nhng xem ra những ngời nghiên cứu còn quá áp đặt, phụ thuộc vào quá nhiều
ở những giai thoại, những mối tình của Hàn Mặc Tử ở ngoài đời. Từ đó mà ít
đi sâu tìm hiểu trong văn bản trong mạch cấu trúc nội tại của tác phẩm thơ
Hàn Mặc Tử.
Tóm lại, tròn 65 năm qua (kể từ ngày mất của Hàn Mặc Tử) thơ Hàn
Mặc Tử đã khuấy động không khí phê bình văn học ở nớc ta. Đến nay Hàn
Mặc Tử vẫn là một hiện tợng lạ trong bầu trời thơ Việt Nam và dĩ nhiên vẫn
thử thách ngời nghiên cứu phê bình chiếm lĩnh, tìm hiểu.
Trên đây là sơ lợc về quá trình nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử. Vấn đề
Cảm hứng tình yêu và tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử cha đợc đề cập một
cách thấu đáo. Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu kể trên và dựa
vào vốn hiểu biết, cảm nhận của chúng tôi về Hàn Mặc Tử chúng tôi sẽ đi sâu
nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống, toàn diện hơn.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của đề tài khoá luận này là: Cảm hứng tình yêu và
cảm hứng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử.
3.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận đi sâu tìm hiểu cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo
5


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Hải Lý

trong thơ Hàn Mặc Tử có sự thống nhất, đối chứng với cảm hứng thiên nhiên,
cảm hứng tình yêu, tôn giáo trong cái tôi Thơ mới và cái tôi lãng mạn nói
chung. Luận văn đi sâu vào tìm hiểu hai phơng diện: Cảm hứng tình yêu, cảm
hứng tôn giáo nhng bên cạnh đó sẽ nhìn nhận hai phơng diện này trong chỉnh
thể, trong mối quan hệ giữa chúng để từ đó chỉ ra độc đáo của cái tôi Hàn Mặc
Tử.
Các văn bản mà khoá luận sử dụng là:
- Gái quê (1936)
- Đau thơng (còn có tên là Thơ điên) gồm 3 phần cụ thểlà:
+ Hơng thơm
+ Mật đắng
+ Máu cuồng và hồn điên
- Xuân nh ý
- Thợng thanh khí
- Cẩm châu duyên gồm: + Một số bài thơ
+ Hai vở kịch: Duyên kỳ ngộ
Quần tiên hội
- Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề cảm hứng nghệ thuật trên hai phơng diện là cảm hứng
tình yêu, cảm hứng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử.
Từ chỗ đi vào nghiên cứu hai phơng diện trên nhằm đa đến cái nhìn
khái quát về cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử, chỉ ra sự khác biệt của Hàn Mặc Tử
với các nhà thơ đơng thời. Đồng thời thấy rõ mối quan hệ giữa hai nguồn cảm
hứng này trong hồn thơ Hàn Mặc Tử..
5. Phơng pháp nghiên cứu
Khoá luận xuất phát từ cách tiếp cận thi pháp học và phong cách học

đồng thời sử dụng các phơng pháp khác nh: Thống kê, phân tích - tổng hợp,
đối chiếu, so sánh để tìm hiểu vấn đề.
6. Đóng góp của khoá luận
Có thể xem khoá luận là công trình có tính chất đầu tiên đi sâu tìm hiểu
vấn đề cảm hứng tình yêu, tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử một cách hệ thống,
toàn diện.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khoá luận gồm ba chơng
Chơng I: Nhìn chung về cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo
6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

trong thơ Hàn Mặc Tử
Chơng II: Cảm hứng tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử
Chơng III: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

Nội dung
Chơng I: Nhìn chung về cảm hứng tình yêu và cảm
hứng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử

1.1. Giới thuyết khái niệm
Trớc khi đi vào hai phơng diện cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo
chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề một cách khái quát. Nh chúng ta đã biết,
một trong những nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa lãng mạn là chối bỏ thực
tại. Theo đó, cái tôi lãng mạn thờng mang đặc điểm: Né tránh thực tại, đối lập
giữa lý trí và tình cảm, đi sâu vào thế giới nội tâm tràn ngập nỗi buồn, cô đơn,
thất vọng. Bởi vậy cái tôi lãng mạn thờng tìm đến thiên nhiên, tình yêu, tôn
giáođể làm chỗ dựa cho mình. Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo trở thành
nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật không thể
không cảm hứng. Vậy cảm hứng là gì? Cảm hứng thiên nhiên, tôn giáo, tình
yêu là gì? Chúng có ý nghĩa nh thế nào đối với sáng tác văn học? Trả lời câu
hỏi này sẽ giúp ta hiểu hơn về sáng tạo nghệ thuật.
1.1.1. Cảm hứng
Là "trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý đợc tập trung cao độ kết
hợp với cảm xúc mãnh liệt tạo điều kiện để óc tởng tợng, sáng tạo hoạt động
có hiệu quả [20;103]. Có thể thấy cảm hứng thờng bắt nguồn từ cảm xúc nhng cảm xúc chỉ trở thành cảm hứng khi cảm xúc đạt đến độ mãnh liệt. Trong lí
luận văn học ngời ta chia thành hai loại cảm xúc: cảm xúc tiếp nhận còn gọi là
thụ cảm và cảm xúc sáng tạo gọi là cảm hứng sáng tạo. Nh vậy cảm hứng
thuộc dạng thứ hai của cảm xúc. Đi cùng với khái niệm này là các khái niệm
nh: cảm hứng tình yêu, cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo... Bên cạnh
đó, chúng ta cần lu ý khái niệm: cảm hứng chủ đạo. Cảm hứng chủ đạo đợc
hiểu là: trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ
thuật gắn liền với một t tởng xác định, một sự đánh giá nhất định [12;44].
Tóm lại, cảm hứng là khởi nguyên cho mọi sáng tạo, khám phá trong
văn học nói riêng và đời sống nói chung.
1.1.2. Cảm hứng tình yêu
Là một phơng diện quan trọng của cảm hứng sáng tạo trong văn học nói
chung.
Từ xa đến nay tình yêu luôn đợc xem là đề tài, là nguồn cảm hứng của
các thi nhân. Không phải đến văn học đơng đại tình yêu mới trở thành một

8


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

nguồn cảm hứng xuyên suốt chủ đạo mà tình yêu đã đợc nhiều nhà thơ trung
đại lấy làm cảm hứng sáng tạo cho mình. Có thể lấy ra đây nhiều tên tuổi nh:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Cao Bá Quát... Tuy nhiên, ở văn
học trung đại cảm hứng tình yêu còn bị bó buộc trong tính quy phạm chặt chẽ
và thông thờng nó đợc các thi nhân thể hiện một cách kín đáo. Sang văn học
hiện đại thế kỷ XX đặc biệt trong thời kỳ 1930 - 1945 với phong trào Thơ mới
(1932 - 1945) tình yêu trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo, mãnh liệt nhất góp
phần tạo nên diện mạo riêng cho cả nền văn học nớc nhà thời kỳ này.
1.1.3. Cảm hứng tôn giáo
Tôn giáo theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa là một hình thái ý thức
xã hội gồm những quan điểm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lợng
siêu nhiên, cho rằng lực lợng siêu tự nhiên quyết định số phận con ngời, con
ngời phải phục tùng và tôn thờ [20; 976]. Nói một cách dễ hiểu tôn giáo là
chỗ dựa tinh thần của con ngời. Nh Các Mác từng nói Tôn giáo là tiếng thở
dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim cũng
giống nh nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân. Trong cuộc đời con ngời thờng cần một chỗ dựa,
một đức tin để tìm đến và giải toả những vớng mắc trong đời sống tinh thần.
Và đối với nhà thơ nhất lại là nhà thơ lãng mạn thì điều này càng trở nên quan
trọng. Cái tôi lãng mạn vốn cô đơn, bất lực trớc cuộc đời. Cái tôi ấy luôn
mong muốn thoát ly thực tại để đi tìm cuộc sống hạnh phúc nh mơ ớc. Vì vậy,
cái tôi ấy thờng tìm đến tôn giáo để giải thoát sự bế tắc của cuộc đời, để cứu
vớt lòng tin của mình ở cuộc đời trần thế. Cái tôi ấy hy vọng tôn giáo sẽ là cứu

cánh cho cái tôi bơ vơ cô độc của mình. Bên cạnh đặc trng này chúng ta cần lu
ý một trong những dạng thức đặc biệt của cái tôi trữ tình là sự thống nhất giữa
thi nhân và tín đồ. Cái tôi ở đây có niềm tin tôn giáo và họ phản ánh đời sống
bằng kiểu t duy khác với t duy thông thờng, đó là t duy tôn giáo. Vì thế, nhà
thơ lãng mạn vừa là thi nhân vừa là ngời sùng đạo. Tôn giáo trở thành đối tợng
cho những sáng tạo nghệ thuật.
Tóm lại, cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo là hai phơng diện, hai
nội dung chính mà cái tôi lãng mạn hớng đến. Tìm hiểu hai phơng diện này
chúng ta phần nào định hình đợc đặc trng của hồn thơ lãng mạn.
1.2. Nhìn chung về cảm hứng tình yêu và tôn giáo trong Thơ mới 1932
1945
Thơ mới 1932 1945 là một phong trào thơ ca hội tụ nhiều cây bút,
nhiều phong cách khác nhau. Đến với Thơ mới chúng ta thấy xuyên suốt ở đó
9


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

là ba nguồn cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo. Ba cảm hứng
này đã khơi nguồn cho những sáng tạo thơ ca độc đáo của các thi nhân.
Trong đó phải thấy rằng cảm hứng tình yêu là cảm hứng xuyên suốt sâu
đậm nhất trong phong trào Thơ mới. Cơ sở xuất hiện của nguồn cảm hứng này,
đó chính là sự xâm nhập của nền kinh tế t bản chủ nghĩa cộng với ảnh hởng
của văn hoá Phơng Tây đã đa đến sự ra đời của cái tôi cá nhân. Có thể nói hầu
hết các nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới đều là các cây bút viết rất
hay về tình yêu, tiêu biểu nh: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Lu Trọng
L, Hàn Mặc Tử Điểm chung của các nhà thơ khi viết về tình yêu là đều bộc
lộ một cái tôi chân thành, khát khao yêu và đợc yêu. Đó còn là một cái tôi

thiết tha, đắm say với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, mỗi nhà thơ mang
đến cho vờn hoa tình yêu một hơng sắc riêng. Nhà thơ Xuân Diệu - ông
hoàng của thơ tình đợc biết đến với những bài thơ thể hiện tình yêu rạo rực,
đắm say (đó còn là biểu hiện của tình yêu sự sống) và tình yêu cô đơn, đầy hy
vọng và thất vọng. ở cái tôi Xuân Diệu tồn tại một trạng thái mãnh liệt đó là
lòng yêu đời, yêu ngời và khát khao giao cảm với cuộc đời. Nhà thơ Huy Cận
cũng giống Xuân Diệu đắm đuối, say mê nhng cái tôi ấy trong tình yêu có
phần kín đáo, lặng lẽ hơn. Không giống với Xuân Diệu và Huy Cận, nhà thơ
Nguyễn Nhợc Pháp lại lấy những câu chuyện từ quá khứ để viết về tình yêu.
Tình yêu trong thơ Nguyễn Nhợc Pháp là thứ tình yêu nhẹ nhàng, trong trẻo
nh ký ức ngày xa. Còn thi sĩ Nguyễn Bính cho ta cảm nhận tình yêu đậm
đà hơng sắc, hồn quê kín đáo, thiêng liêng và tình yêu lứa đôi nh một khúc hát
đẹp, trong trẻo và bi thơng [8; 119].
Viết về tình yêu cái tôi thơ Mới bao giờ cũng khát khao yêu và đợc yêu.
Cái tôi đó khẳng định sự sống cần tình yêu:
Làm sao sống đợc mà không yêu
Không nhớ không thơng một kẻ nào
(Xuân Diệu)
Cái tôi đó say sa trong hạnh phúc tình yêu nhng nhiều khi lại đau khổ
vô cùng. Và mỗi nhà thơ mới có cách thể hiện khác nhau. Có thể nói giữa bản
giao hởng tân kỳ về tình yêu nhiều cung bậc và sắc điệu đó, Hàn Mặc Tử
nổi lên nh một thanh âm đặc biệt. Ông đã mang đến một giọng điệu lạ trong
thơ tình thời bấy giờ. Thơ của ông là niềm khát khao yêu cuộc sống; là nỗi
đau của một con ngời mất mát trong tình yêu, một con ngời điên cuồng vì
bệnh hoạn. Nhng vợt lên tất cả nỗi đau linh hồn và thể xác, thơ Hàn Mặc Tử là

10


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Hải Lý

nguồn sống thiêng liêng nhất, là ớc ao của một con ngời khát khao sống, khát
khao yêu. Trong đoạn tựa tập "Thơ điên" Hàn Mặc Tử viết rằng: "Tôi đã sống
mãnh liệt và đầy đủ, sống bằng tim bằng phổi, bằng máu, bằng lệ bằng hồn.
Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận hờn đến
gần đứt sự sống". Thơ tình Hàn Mặc Tử là sự minh chứng cho cách sống đó,
cho hồn thơ đó.
Tóm lại, cùng với các nhà thơ mới khác thơ tình Hàn Mặc Tử đã góp
phần tạo nên diện mạo riêng cho phong trào Thơ mới. Đánh giá về điều này
Hà Minh Đức trong Một thời đại trong thi ca đã nhận định rằng: "Thơ tình của
họ là chứng tích của tuổi trẻ và một thời yêu đơng vẫn còn đó, không già đi
với thời gian và cũng không cũ trớc những đổi thay của cuộc đời [8; 120] Và
thơ Hàn Mặc Tử là một minh chứng tiêu biểu.
Bên cạnh cảm hứng tình yêu - cảm hứng xuyên suốt và sâu đậm nhất thì
cảm hứng tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên diện mạo riêng cho
phong trào Thơ mới. Tuy nhiên cảm hứng tôn giáo chỉ tồn tại ở một vài hiện tợng cá biệt nh Chế Lan Viên, Huy Cận... Chỉ đến Hàn Mặc Tử, tôn giáo mới
trở thành một nguồn cảm hứng mãnh liệt góp phần tạo nên sự độc đáo trong
những sáng tác của ông.
1.3. Nhìn chung về cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo trong thơ
Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử cũng giống với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đều
lấy tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo làm cảm hứng cho những sáng tác của
mình. Nhng cảm hứng thơ của Hàn Mặc Tử cũng có những đặc điểm riêng.
Nhìn nhận một cách khái quát nhất cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo
trong thơ Hàn Mặc Tử có những điểm nổi bật sau: Trớc tiên chúng ta phải
khẳng định rằng cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo là hai nguồn cảm
hứng xuyên suốt, chủ đạo trong thơ Hàn Mặc Tử.
ở phơng diện cảm hứng tình yêu ta thấy ông vừa có những nét chung

với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, vừa có những nét riêng độc đáo của
ông. Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử là tình yêu của một con ngời cô độc và
đau thơng. Là tình yêu của con ngời hàng ngày, hàng giờ sống trong sự dày vò
của thể xác lẫn tinh thần. Cảm hứng tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử bắt nguồn
từ những mối tình thực, đẹp, trong sáng ở cuộc đời nhng có khi đợc xây lên
bởi sự mộng tởng. Điều đáng lu ý hơn cả là dù tình yêu thực hay tình yêu
mộng tởng đều đợc thi nhân đẩy đến mức "tột cùng". Phải chăng tình yêu đó
không chỉ là hiện thân của hạnh phúc mà còn là hiện thân của nỗi đau khổ tột
11


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

cùng?
ở phơng diện tôn giáo cũng có những điểm độc đáo. Bản thân Hàn Mặc
Tử là một tín đồ Thiên chúa giáo, là một nhà thơ về tôn giáo. Trong thơ ông
càng về cuối đời cảm hứng tôn giáo càng mạnh mẽ hơn. Bởi thế mà với Hàn
Mặc Tử Thợng đế (chúa Giêsu) trở thành "nguồn thơ thuần tuý và cao thợng
nhất" (Bùi Xuân Bào). Và đặc biệt cảm hứng tình yêu và cảm hứng tôn giáo
trong thơ Hàn Mặc Tử không phải tồn tại tách rời nhau ngợc lại chúng càng
gắn bó trong một hồn thơ Hàn Mặc Tử.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý


Chơng 2: Cảm hứng tình yêu trong thơ
Hàn Mặc Tử
2.1. Cảm hứng tình yêu cảm hứng xuyên suốt thơ Hàn Mặc Tử
Nh chúng ta đã nói ở phần trớc cảm hứng tình yêu là một trong những
phơng diện chính của cảm hứng sáng tạo. Trong phong trào Thơ mới 1932
1945 thì đây là nguồn cảm hứng chủ đạo, mãnh liệt nhất. Với Hàn Mặc Tử
cũng vậy cảm hứng tình yêu là cảm hứng xuyên suốt, là nguồn thi hứng bất
tận của thi nhân. Từ tập thơ đầu tay Lệ Thanh thi tập đến các tập thơ Gái quê,
Đau thơng, Xuân nh ý, Thợng thanh khí, Cẩm châu duyên thi sĩ luôn lấy tình
yêu là nguồn cảm hứng cho mình. Tình yêu nh một dòng sông bất tận tơi mát
cho nguồn thơ ông. Tình yêu với Hàn Mặc Tử không đơn thuần là tình yêu đôi
lứa mà sâu sắc, xúc động hơn đó còn là tình đời, tình ngời. Trong cuộc đời
(dẫu rất ngắn ngủi) của mình dù vui, buồn, hạnh phúc, đau đớn, hy vọng, thất
vọng thì Hàn Mặc Tử luôn sống thực với mình. Thơ ông là tâm hồn ông, là
niềm vui khôn xiết, là nỗi đau khôn cùng của ông trớc cuộc đời.
Thơ tình Hàn Mặc Tử là thơ của một con ngời cô độc và đau thơng. Là
thơ của một con ngời luôn luôn theo đuổi một tình yêu vĩnh cửu, trinh khiết
nhng lại nhận về mình sự đau thơng tuyệt vọng. ở thơ Tử niềm hạnh phúc hay
nỗi khổ đau đều đợc đẩy đến mức tột cùng. Chúng nh hai thái cực đối nghịch
nhau nhng thực chất thống nhất trong hồn thơ lãng mạn Hàn Mặc Tử. Thơ viết
về tình yêu của Tử thờng đợc lấy cảm hứng từ những mối tình thực ngoài đời
(Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình ) nhng có khi đợc tác giả tởng tợng ra
(Ngọc Sơng, Thơng Thơng). Nhng có thể nói dù thực hay mộng thì đều bộc lộ
một cách chân thành, mãnh liệt nhất. Tình yêu vì vậy trở thành nguồn cảm
hứng xuyên suốt đời thơ của ông. Khi đọc thơ Tử chúng ta thấy ở đó luôn luôn
có sự vận động, biến đổi của hồn thơ qua mỗi chặng đờng thơ. Cụ thể là thông
qua các tập thơ của Tử từ Gái quê, Đau thơng, Xuân nh ý, Thợng thanh khí
đến Cẩm châu duyên Vì thế mà khi khám phá cảm hứng tình yêu trong thơ
Hàn Mặc Tử ngoài việc nhìn nhận một cách tổng thể chúng tôi còn đi vào tìm

hiểu từng tập thơ từ đó mà khái quát đợc đặc điểm của mỗi chặng đờng thơ.
Việc làm này có thể khiến một số ngời e ngại là sẽ chia cắt thơ Hàn Mặc Tử
nhng theo chúng tôi đây sẽ là con đờng giải mã thơ ông hiệu quả nhất. Đồng
thời từ chỗ hiểu sâu mỗi chặng đờng thơ sẽ giúp chúng ta thấy đợc sự vận
động của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Bằng phơng pháp phân tích, tổng hợp chúng
tôi đã có những kết quả nh sau: Tập thơ Gái quê (1936) bắt nguồn từ cảm
hứng về những mối tình quê. Đó là mối tình thuở ban đầu ở nơi thôn dã vừa
13


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

trong trẻo vừa thiết tha. Và Hàn Mặc Tử bấy giờ là một chàng trai mang trong
mình nhiều khát khao, hy vọng về tình yêu đôi lứa.
Sang tập thơ Đau thơng cảm hứng sáng tạo của thi nhân bắt nguồn từ nỗi
đau thơng, tuyệt vọng trong tình yêu của chính mình. Đó là nỗi đau của một con
ngời bị bệnh tật dày vò, bị tình yêu phụ rẫy. Là nỗi đau của một con ngời cô độc,
đau thơng một nỗi đau thơng mãnh liệt" khiến "lời thơ nh dính máu. Thơ tình
của Tử lúc này vừa tha thiết, mãnh liệt, vừa đau đớn quằn quại. Có thể nói cảm
hứng tình yêu trong Đau thơng chính là nỗi đau tột cùng đã góp phần tạo nên
sắc diện riêng cho Đau thơng và thơ Hàn Mặc Tử nói chung (chúng tôi sẽ làm
rõ ở phần sau).
Sau giai đoạn Đau thơng thơ của Hàn Mặc Tử đa ta đến cõi xa xôi đó
là chốn chiêm bao ngoài sự thực là chốn mà con ngời đợc giải thoát khỏi
đớn đau, bệnh tật. ở Xuân nh ý, Thợng thanh khí, Cẩm châu duyên nỗi đau
không còn là âm hởng chủ đạo nữa mà thay vào đó là niềm hân hoan về một
tình yêu trong mộng đẹp, thánh thiện đến vô cùng. Thi sĩ đã xây cho mình một
tình yêu nh mơ ớc. Phải chăng nỗi đau trong tình yêu quá lớn cùng với nỗi đau

bệnh tật quá sức chịu đựng đến mức tột cùng khiến thi nhân tìm đến chốn
chiêm bao ngoài sự thực để quên đi nỗi đau hiện hữu để đợc giải thoát? Nếu
vậy thì đó là nguyên nhân khiến Tử theo đuổi tình yêu một thứ tình yêu gần
nh ảo tởng. Dờng nh đó là cuộc tìm kiếm vô vọng của một con ngời luôn
muốn sống mãi với cõi đời này.
Suốt chặng đờng thơ của mình bao giờ thi sĩ cũng lấy tình yêu làm
nguồn thi hứng của mình. Đó có thể là tình yêu thực hoặc có thể là tình yêu
trọng mộng nhng thi nhân lúc nào cũng thiết tha, chân thành. Đọc thơ tình của
Tử chúng ta thấy đợc những bóng dáng khuynh thi đi vàơ đời thơ ông khá
nhiều. Đó chính là những ngời tình là đối tợng trực tiếp, là nguồn cảm
hứng sáng tạo của Tử đợc thi sĩ gọi bằng nhiều cái tên: em, nàng,
trăng và nhiều khi đợc tác giả gọi bằng tên thật: Hoàng Hoa, Lệ Kiều,
Nghệ, Ngọc Sơng, Thanh Huy, Thơng Thơng. Trong thơ Tử hình ảnh ngời tình
(hình ảnh em) lúc nào cũng đẹp và đợc thi nhân tạo ra với nhiều cung bậc
tình cảm khác nhau. Hình ảnh em lúc thì gần gũi, thân thiết lúc thì xa vời
nh ảo ảnh. Đó là hiện thân của niềm hạnh phúc nhng có khi là chứng tích của
nỗi đau đớn tột cùng của thi nhân trong tình yêu. Đọc thơ tình của Tử ta còn
thấy ở đó không gian tình yêu rất độc đáo. Nếu ở Gái quê là không gian của
làng quê yên bình thì đến Đau thơng không gian nhuốm màu đau thơng,
không gian của nỗi đau chia lìa tuyệt vọng. Không gian đó đến Xuân nh ý, Th14


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

ợng thanh khí, Cẩm châu duyên trở thành không gian siêu thoát mang mầu sắc
tôn giáo. Nh vậy, không chỉ cái tôi trữ tình, hình tợng trữ tình mà không gian
trong thơ Hàn Mặc Tử luôn có sự vận động, biến chuyển. Sự biến chuyển, vận
động đó biểu hiện trong toàn bộ chặng đờng thơ và còn thể hiện ngay trong

mỗi tập thơ của thi nhân. Tóm lại, cảm hứng tình yêu là cảm hứng xuyên suốt,
mãnh liệt trong thơ Hàn Mặc Tử. Nó là nhân tố góp phần tạo nên sắc diện
riêng cho thơ tình Hàn Mặc Tử trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca
dân tộc nói chung.
2.2. Gái quê - cảm hứng về những mối tình quê
Trớc khi đi vào tìm hiểu tập thơ này chúng ta cần điểm qua một số t liệu
quan trọng về tập thơ cũng nh một số sự kiện trong cuộc đời nhà thơ: Tập thơ
xuất bản năm 1936. Thời gian này Hàn Mặc Tử đã có trải nghiệm trong tình
yêu. Đó là mối tình với Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Cúc) con gái của Giám
đốc sở Đạc điền ở Quy Nhơn (Bình Định). Mối tình đơn phơng với cô gái
Hoàng Cúc là mối tình đầu đầy thơ mộng, đẹp đẽ đã ảnh hởng rất lớn đến sáng
tác của Tử thời kỳ này. Tuy nhiên, với những ngời nghiên cứu thì việc chỉ dựa
vào mối tình này để từ đó phân tích, đánh giá thơ Tử là một việc làm cha có tính
thuyết phục. Vì vậy, bên cạnh sử dụng các cứ liệu của cuộc đời Tử thì cái quan
trọng hơn vẫn là văn bản thơ - đây là căn cứ lớn nhất để khám phá, giải mã thơ
Tử một cách toàn diện, đầy đủ.
Tập thơ Gái quê vẻn vẹn 23 bài và đúng nh tên gọi của nó tập thơ bắt
nguồn cảm hứng về những mối tình quê. Bấy giờ, Hàn Mặc Tử là một chàng trai
trẻ đang khao khát yêu đơng và chàng âm thầm gửi tình yêu chân thành, nồng
nàn của mình cho ngời yêu cô gái thôn quê dịu dàng trẻ trung:
Từ gió xuân đi gió hạ về
Anh thờng gửi gắm mối tình quê
Mang bên mình mối tình quê âm thầm thi sĩ thờng say sa trớc mùa
xuân. Mùa xuân ở đây không chỉ là mùa lễ hội mà có còn là biểu tợng của tuổi
trẻ, cho sức sống của con ngời. Bởi vậy, thi sĩ luôn sống trong cảm xúc say sa,
rạo rực. Thi sĩ tự nhận mình: Ta đang khao khát tình yêu thơng", "Lòng ta
rộn rã nỗi yêu thơng", "Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu.
Nh đã nói, cảm hứng tình yêu của nhà thơ trong tập thơ này xuất phát từ
những mối tình trong sáng, thiết tha. Chủ thể tình yêu xuất hiện với hình ảnh
là chàng trai vừa rung động trớc vẻ đẹp đầy sức sống của thiếu nữ thôn quê

vừa khao khát chiếm lĩnh tình yêu:

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

Xuân trẻ xuân non xuân lịch sự
Tôi đều nhận thấy trên môi em
Làn môi mong mỏng tơi nh máu
Đã khiến môi tôi mấp máy thèm
Chủ thể tình yêu Hàn Mặc Tử không chỉ khao khát mà còn rộn rã yêu
thơng bởi ở mùa xuân, em xuất hiện:
Lá xuân sột soạt trong làn nắng
Ta ngỡ, em ơi, vạt áo hờng
Thứ áo ngày xuân em mới mặc
Lòng ta rộn rã nỗi yêu thơng
(Nắng tơi)
Không chỉ làn môi tơi trẻ mà chiếc áo mùa xuân đầy sức sống của em
cũng gợi cho thi sĩ sự khao khát đợc chiếm lĩnh tình yêu. Sau này trong bài
Mùa xuân chín thì hình ảnh tà áo biếc của cô thôn nữ lại một lần nữa trở lại
và trở thành một hình ảnh nghệ thuật đầy ý vị. Có thể nói cảm hứng tình yêu
trong Tử thời kỳ này xuất phát từ mối tình quê trong sáng, nhng không kém
phần thiết tha, rạo rực. Tuy nhiên, trong Gái quê tình yêu của Hàn Mặc Tử đợc
biểu hiện với nhiều cung bậc khác nhau. Có lúc sôi nổi, vồn vã có lúc lại mơ
màng, ngợng ngùng; có lúc xót xa và có lúc gần nh cuồng điên. Đúng vậy tình
yêu của Tử lúc thì vồn vã, quấn quýt nh muốn chiếm lĩnh thật mau thật nhanh:
Lòng ta dào dạt nh làn sóng

Mau bay vào cuống họng ta đây
Tử khao khát chiếm lĩnh: Làn môi mong mỏng tơi nh máu / Đã khiến
môi tôi mấp máy thèm. Sôi nổi, thiết tha là vậy nhng cũng có lúc cái tôi Hàn
Mặc Tử trở nên mơ màng đến khó hiểu:
Ta thích ngồi mơ dới gốc đa
Chờ ngời năm ngoái có đi qua
Yêu thơng níu lại rồi tình tự
Tiếng lá vèo bay ta ngỡ là
(Mơ)

Từ chỗ mơ màng đến ngợng ngùng:
Tôi không muốn gặp ngời tôi yêu
Có lẽ vì tôi mắc cỡ nhiều
(Tôi không muốn gặp)
16


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

Đọc hai câu thơ này ta có cảm giác thơ tình của Tử giống với thơ tình
Nguyễn Bính:
"Hình nh hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh"
(Ma xuân)
Đó cũng là những mối tình quê trong sáng, thiết tha và rất giản dị, gần
gũi. Chủ thể tình yêu không chỉ thiết tha, rạo rực, không chỉ âm thầm, mơ
màng mà có lúc chạnh buồn, xót xa. Chạnh buồn vì mong đợi một tình yêu,
một bóng hình đã mất:

Trớc sân anh thơ thẩn
Đăm đắm trông nhạn về
Lòng anh dờng đê mê
Lòng xuân cũng não nề
(Tình quê)
Cảnh và tình ở đây dờng nh cũng đồng cảm với nhau. Bài thơ mang
phong vị Đờng thi nhng không vì thế mà cái tình ở đây kém phần ý vị. Mối
tình quê đó có lúc đợc đẩy đến mức xót xa:
Nghe tin em sắp lấy chồng
Anh cời đã lắm, anh buồn cũng ghê
(Em sắp lấy chồng)
Tử gửi gắm bao thiết tha, bao hy vọng của mình cho mối tình quê nhng
sự thực thật phũ phàng, phũ phàng đến xót đau:
Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ớc mơ
Em "lấy chồng rồi em lỡ bớc sang ngang đã chấm dứt ớc mơ hy
vọng của một đời thi sĩ. ở đây, chúng ta không còn bắt gặp tình yêu ban đầu
sôi nổi, thiết tha mà ta bắt gặp một tình yêu chua xót, ngậm ngùi. Thiết tởng
sự phũ phàng kia sẽ giết chết tình yêu trong Tử, nhng ngợc lại dù bị phũ phàng
nhng trái tim Tử vẫn cuồng điên:
Đêm nay ta lại phát điên cuồng
Quên cả hổ ngơi, cả thẹn thuồng
(Tình thu)
Có thể nói Tử vẫn yêu, yêu một tình yêu tuyệt vọng. Nhng hơn hết Tử
hiểu ra cánh cửa hạnh phúc không đến với mình. Tử xót xa cho mình:
Ta lau nớc mắt, mắt không ráo
Ta lẩy tình nơng rửa biệt ly
17



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý
(Tình thu)

Từ chỗ xót đau Tử thầm trách ngời yêu
Em ơi em nuốt lời thề
Anh lầm anh tởng gái quê thật thà
(Em sắp lấy chồng)
Hai câu thơ vừa có ý trách móc vừa có d vị xót xa của một mối tình
không thành. Sau cuộc tình duyên không thành thi sĩ họ Hàn vẫn tự nhận
mình: Mình ơi ta vốn khách đa tình, duy chỉ có điều:
Những mối tình ta toàn nhạt cả
Vì bao mĩ nữ ta đều khinh
(Nói chuyện với gái quê)
Lúc này thi nhân đã có chút gì đó khinh bạc trong tình cảm với gái
quê. Nhng đó là cái khinh bạc đáng yêu của một con ngời luôn khát khao đợc
yêu.
Nh vậy có thể thấy tình yêu trong thơ Tử có nhiều cung bậc khác nhau.
Nhng nhìn chung, ở tập thơ này tình yêu của Hàn Mặc Tử đợc xuất phát từ
những mối tình quê trong sáng, đẹp đẽ. Đó là mối tình âm thầm, mãnh liệt với
cô gái thôn quê tràn đầy sức sống. Tình yêu trong Tử khởi nguồn từ những
mối tình quê, từ khát khao, từ tình yêu thiết tha mãnh liệt của thi sĩ. Nhng tình
yêu trong thơ Tử không phải bao giờ cũng đợc thể hiện trực tiếp mà có lúc nó
đợc thể hiện một cách gián tiếp qua hình tợng thiên nhiên. Cụ thể là hình ảnh
trăng
Trăng nằm sóng soải trên nhành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(Bẽn lẽn)
Trăng hiện lên đầy sống động, dờng nh nó cũng đang cựa quậy cũng

yêu đơng nh con ngời vậy. Nhà thơ còn phát hiện ở trăng:
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dới đáy khe
(Bẽn lẽn)
Chúng ta nhận thấy dù cái tình của Hàn Mặc Tử đợc gián tiếp bộc lộ
qua hình ảnh thiên nhiên nhng không vì thế mà kém phần rạo rực. Đúng nh
Hoài Thanh nhận xét: một thứ tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực và đầy hình ảnh
khêu gợi (Thi nhân Việt Nam).
Có nhiều ngời cho rằng đây là những câu thơ đầy tính nhục thể nhng
theo tôi chúng không đơn thuần là nh vậy. Điều cơ bản là những câu thơ ấy đã
18


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

nói lên sự táo bạo của Hàn Mặc Tử, nhng cái tài tình hơn ở Hàn Mặc Tử là
táo bạo đến đâu vẫn còn ý nhị, một lối suồng sã mà không sống sợng (Đức
tin trong Hàn Mặc Tử - Đặng Tiến). Cũng cần phải bàn thêm rằng đã có một
số ngời cho rằng những câu thơ trong bài Bẽn lẽn là dẫn chứng tiêu biểu cho
văn chơng tính dục - đó là những nhận định mà chúng ta cần nhìn nhận lại. Võ
Long Tê trong Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử đã
rất đúng đắn khi lý giải rằng: Đây là một lối giải toả ẩn ức bằng ngôn từ chứ
không phải là văn chơng kích dục. Thiết nghĩ đây là cơ sở để chúng ta phần
nào lý giải thơ Hàn Mặc Tử và tránh đợc hiện tợng đồng nhất thơ Hàn Mặc Tử
với văn chơng kích dục.
Tóm lại, tình yêu trong Gái quê là tình yêu thiết tha, rạo rực có hy vọng
có thất vọng là tình yêu rất đời và rất ngời. Dù có nhiều ý kiến khác nhau
nhng tình yêu ấy cho chúng ta hiểu phần nào về con ngời và hồn thơ Hàn Mặc

Tử. Và đặc biệt qua Gái quê chúng ta thấy cảm hứng tình yêu của thơ Hàn
Mặc Tử xuất phát từ những mối tình quê rất đẹp, trong sáng. Quan trọng
hơn ở Hàn Mặc Tử chúng ta nhận thấy cái tình và cái tài đã tạo nên sự thăng
hoa, tạo nên cái mà chúng ta gọi là Thơ tình Hàn Mặc Tử.
2.3. Thơ điên Nỗi đau tột cùng của tình yêu
Trớc khi đi vào vấn đề chúng ta cần lu ý ở thời gian này (1936) Hàn
Mặc Tử đã biết mình mắc bệnh phong và ông bắt đầu sống cách ly với mọi
ngời. Cùng với nỗi đau vì bệnh tật, Hàn Mặc Tử lại phải chịu nỗi đau trong
tình yêu, đó là mối tình với Mộng Cầm tan vỡ. Hai nỗi đau đó tạo nên một
khối đau thơng lớn dờng nh không gì bù đắp, hàn gắn nổi. Nhng có thể thấy
đau thơng đi liền với sáng tạo. Chính những trải nghiệm trong tình yêu, chính
nỗi đau vì bệnh tật đã khiến Hàn Mặc Tử có những vần thơ hay hơn lúc nào
hết.
Nếu ở Gái quê ta bắt gặp một cái tôi say sa, rạo rực, cái tôi khát khao
chiếm lĩnh tình yêu thì đến Đau thơng cái tôi đó đợc phủ lên bằng một nỗi u t,
bằng những mặc cảm chia lìa, bằng một nỗi đau quằn quại. Và điều đáng nói
hơn cả tình yêu và nỗi đau trong Đau thơng khác với các tập thơ khác của Tử,
khác với các thi sĩ đơng thời là nó đợc đẩy đến mức tột cùng. Bởi thế, Chu
Văn Sơn cho rằng Đau thơng thi học của cái tột cùng.
Có thể nói rằng nỗi đau của Tử lúc này không chỉ là nỗi đau mất mát
trong tình yêu mà còn là nỗi đau của một ngời biết mình bị mắc bệnh hiểm
nghèo. Vì vậy, cảm hứng tình yêu lúc này gắn chặt giữa một bên là tình yêu
đôi lứa với tình yêu sự sống, yêu cuộc đời. Hai phơng diện đó không tách rời
19


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý


nhau và ngợc lại gắn chặt, hoà vào nhau tạo nên một cái tôi Hàn Mặc Tử - đau
thơng và sáng tạo.
Tập thơ Đau thơng có 43 bài thơ đợc thi sĩ chia làm ba phần: phần một:
Hơng thơm, phần hai: Mật đắng, phần ba: Máu cuồng và hồn điên. Hoài
Thanh trong Thi nhân Việt Nam nhận xét: Hơng thơm ta bắt đầu bớc vào
một nơi ánh trăng, ánh nắng và cả ngời yêu đều muốn bớc ra hơng khói, một
trời tình ái mới dụng lên đâu. Đến Mật đắng: Thất vọng trong tình yêu
chuyện ấy trong thơ ta không thiếu gì nhng thờng là một thứ buồn sầu có thấm
thía vẫn dìu dịu. Chỉ trong thơ Hàn Mặc Tử mới thấy một nỗi đau thơng mãnh
liệt nh thế. Lời thơ nh dính máu. Máu cuồng và hồn điên: một ngời sợng
sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì quá đau khổ trong tình yêu
Những nhận xét đó phần nào giúp ta hình dung đợc cái tôi Hàn Mặc Tử
trong Đau thơng. Đến đây cảm hứng tình yêu không còn bắt nguồn từ những
mối tình quê trong sáng, thiết tha mà nó bắt nguồn từ nỗi đau đớn của thi
nhân. Đó là nỗi đau vì tình yêu không thành, là nỗi đau vì bệnh tật giày vò.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy trong Đau thơng, cụ thể là trong phần đầu Hơng thơm vẫn còn bóng dáng của một cái tôi rạo rực, đầy khát khao chiếm
lĩnh tình yêu. Cái tôi đó trớc vẻ đẹp của ngời thôn nữ, ngời thiếu nữ sột soạt
gió trêu tà áo biếc, bao cô thôn nữ hát trên đồi, Đêm nay trăng đứng tuổi/
Năm nay em dậy thì thì tự hỏi mình: Làm sao không quyến luyến (Sáng
trăng).
Và trớc vẻ đẹp của ngời đẹp Tây Thi Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi /
Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà? thì trào dâng khát khao tình tự, ân ái. Thi sĩ say sa
vẻ đẹp:
Tôi yêu trời nguyệt bạch
Tôi say màu thanh thiên
Tôi ng ả thuyền quyên
ở trong pho tình sử
(Cao hứng)
Thi sĩ thiết tha cầu mong cho thời gian, không gian đừng luân chuyển:
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé

Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu

20


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

Để vẫn giữ màu tơi một mỹ nhân để sắc đẹp không tàn phai trớc sự
luân chuyển của thời gian và không gian. Nhng có điều dù khát khao, dù say
sa rạo rực nhng thi sĩ vẫn nhận thức đợc rằng:
Nhng cái gì thơm đã tới kề
Tôi e tình tứ bớt say mê
Không còn ý nhị ban đầu nữa
Sẽ chán chờng và sẽ chán chê
(Tối tân hôn)
Hàn Mặc Tử cũng giống nh những ngời đang yêu khác đều chờ đợi Tối
tân hôn chờ đợi giây phút tình yêu sẽ thăng hoa, nhng ông khác với mọi ngời
ở chỗ ông cầu mong đêm tân hôn đừng đến. Bởi thi sĩ sợ tình yêu sẽ không
còn say mê, ý nhị nh thuở ban đầu. ở đây Hàn đã thể hiện sự ngỡng vọng một
tình yêu trinh khiết và dờng nh ông muốn vĩnh viễn hoá tình yêu bằng cách cứ
sống trong niềm thơng nhớ đã và mờng tợng đến giai nhân (Tối tân hôn).
Nhng rồi cái rạo rực, say sa đó dần dần đợc phủ lên một màu u ám, suy t. Cái
tôi ở phần Hơng thơm thể hiện nỗi đau thơng của mình trớc thực tại:
Những ngày đau khổ nhuộm buồn thiu
Những áng mây lam cuốn dập dìu
Những mảnh nhạc vàng rơi lả tả
Những niềm run rẩy của đêm yêu

(Lu luyến)
thì thi sĩ Hàn Mặc Tử: Anh điên anh nói nh ngời dại
Van lạy không gian xoá những ngày
Nhà thơ muốn xoá nhoà không gian, thời gian, muốn thực tại tan biến
đi bởi lúc này là những chuỗi ngày đau đớn, phũ phàng nhất. Và có lẽ vì bệnh
tật, vì tình yêu không thành mà ở Hàn Mặc Tử bắt đầu xuất hiện mặc cảm chia
lìa, đó là việc thi sĩ tách mình ra ngoài cuộc sống:
Anh đứng cách xa hàng thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cời
(Lu luyến)
đồng thời nhận ra hoàn cảnh của mình ở đây sơng khói mờ nhân ảnh
(Đây thôn Vĩ Dạ).
Sang Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên nỗi đau mới thể hiện một
cách rõ rệt và mãnh liệt hơn hết. Có thể nói đến đây nỗi đau vì tình yêu đã mất
cùng với sự giày vò của nỗi đau bệnh tật đã tạo nên một cái tôi đau thơng, một
cái tôi mang trong mình nỗi đau đớn tuyệt vọng hơn lúc nào hết. Nỗi đau đớn
21


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

tuyệt vọng của nhà thơ trớc hết biểu hiện trong tình yêu. Nếu trớc đây Tử có
một tình yêu trong sáng thiết tha thì lúc này Tử nhận về cho mình sự dang dở,
chia lìa. Bây giờ với Tử chỉ có thực tại phũ phàng: Họ đã đi rồi khôn níu lại /
Tình thơng cha đã, mến cha ba và nỗi mất mát khôn nguôi:
Ngời đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ
Trớc thực tại đầy đau đớn đó Tử không rõ sự tồn tại của mình. Dờng nh

ông đang chới với trong cơn tuyệt vọng và xót xa tự hỏi:
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ dới trời sâu
Sao bông phợng nở trong màu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu
Đau đớn trong tuyệt vọng, tuyệt vọng trong đau đớn, Hàn Mặc Tử cảm
giác mình đang sống giữa vũng lầy cô đơn: Mây vẽ hằng hà sa số lệ/ Là nguồn
ly biệt giữa cô đơn (Cuối thu). ở Tử lúc nào cũng chỉ có nỗi buồn vạn cổ:
Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh/ Hơn hết u buồn của gió mây/ Của những tình
duyên lở dở/ Của lời rên xiết gió heo may (Sầu vạn cổ) và Tử tự hỏi lòng mình:
Thuyền anh buông lững lờ trong hiu quạnh
Tới em cha - đã tới bến lòng em
(Khói hơng tàn)
Mất ngời yêu rồi Tử đau đớn gọi tên ngời yêu:
Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm
(Muôn năm sầu thảm)

Lệ Kiều ơi! Em còn giữ ý thơ
(Trờng tơng t)
Và cũng vì tình yêu tan vỡ mà Tử muốn để lại trong mình dấu tích của
một cuộc tình duyên không thành: Xa thứ gì dính dáng ở đầu môi/ Nay trả
lại để tôi làm dấu tích (Dấu tích).
Cùng với nỗi đau trong tình yêu là nỗi đau của một con ngời đang hàng
ngày hàng giờ phải chứng kiến sự tan rữa của thể xác mình:
Thịt da tôi sợng sần và tê cứng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
(Hồn là ai)
Nỗi đau thơng vì bệnh tật, vì tình yêu đã tạo nên nỗi đau của sự tuyệt
vọng. Điều đáng nói là sự tuyệt vọng đó, nỗi đau đớn đó đợc đẩy đến tột cùng.
Dờng nh ở Tử càng đau đớn thì lòng khao khát tình yêu, tình ngời, tình đời

càng mãnh liệt. Vì vậy mà có ý kiến cho rằng ở thơ Tử càng đau đớn thì càng
mãnh liệt, càng mãnh liệt thì càng đau đớn. Tuy nhiên, nỗi đau thơng không
22


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

giết chết linh hồn Tử, sự tuyệt vọng không giết niềm hy vọng trong Tử. Sự tột
cùng của Đau thơng chính là ở chỗ đó.
Quả thực trong Đau thơng không chỉ bộc lộ một cái tôi đau thơng mà
còn bộc lộ một cái tôi thiết tha yêu đời, mong muốn níu kéo sự sống. Dù bị
ngời tình phụ rẫy, dù chịu nỗi đau chia lìa Dẫu đau đớn vì lời phụ rẫy nhng
Hàn Mặc Tử vẫn:
Trăm năm vẫn một lòng yêu
Và còn yêu mãi rất nhiều em ơi
(Muôn năm sầu thảm)
Cái tôi đó chỉ biết đến hiện tại:
Chỉ biết có đôi ta là đang sống
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng
Cố làm ngơ không biết đến thời gian
Đến bóng hoa tàn tạ với trăng ngàn
Đến những tình duyên chung quanh thất vọng
(Đôi ta)
và khắc khoải khôn nguôi:
Nhớ lắm lúc nh si nh dại
Nhớ làm sao bải hoải chân tay
Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng
Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều

(Muôn năm sầu thảm)
Nhng lòng thiết tha yêu đời, níu kéo sự sống ấy không để xua tan đợc
thực tại của Tử. Thực tại của Tử là phải sống xa cách mọi ngời, phải đớn đau
vì bệnh tật. Hàn Mặc Tử dự cảm đợc cái chết đang rập rình mình, dự cảm về
sự chia ly vĩnh viễn với cuộc sống này. Thiết tha với cuộc sống nhng mỗi ngày
trôi đi là cái chết lại tới gần, vì vậy Tử càng đau đớn hơn. Đó là nỗi đau của
một ngời khát khao sống nhng lại không đợc sống, khát khao yêu nhng chỉ có
đau khổ và cô đơn. Và vì vậy cuộc sống của ông là cuộc chạy đua với thời
gian, Tử đau đớn nghĩ về cái chết của mình:
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi
Bao giờ tôi hết đợc yêu vì
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si
(Những giọt lệ)

Tôi chết giả và no nê, vô hạn
Cời nh điên sặc sụa cả mùi trăng
23


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

(Hồn là ai?)
Và nỗi đau đớn tuyệt vọng đợc tác giả thể hiện bằng những hình ảnh kỳ
dị:
Máu tim ta tuôn ra làm biển cả
Mà sóng lòng dồn dập nh mây trôi
(Biển hồn ta)

Cứ để ta ngất ng trong vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
(Rớm máu)
Nỗi đau thơng ấy là nỗi bất lực trớc cái chết của một con ngời khát
khao đợc sống, đợc yêu, là nỗi tuyệt vọng của một con ngời quằn quại trong
đau đớn thể xác, tinh thần. Dù biết trớc cái chết sẽ đến nhng Tử vẫn nặng lòng
với cuộc đời:
Ta còn trìu mến biết bao ngời
Vẻ đẹp xa hoa của một thời
Đầy lệ, đầy thơng, đầy tuyệt vọng
Ôi giờ hấp hối sắp chia phôi
(Trút linh hồn)
Dờng nh đây là lời trăn trối của một con ngời sắp đi vào cõi chết, là lời
từ biệt của một con chiên sắp lìa đời vừa xót xa, vừa bi thiết.
Nhng rồi Tử đau xót nhận ra thực tại của mình:
Ôi ngông cuồng! ôi rồ dại, rồ dại
Ta đi thuyền trên mặt nớc lòng ta
Ôi ngông cuồng! ôi rồ dại, rồ dại
Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta!
(Biển hồn ta)

Chao ôi! ghê quá trong t tởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời
(Cô liêu)
Đó là một thực tại cô đơn không còn nơi để bấu víu. Và phải chăng vì
nỗi đau đớn tột cùng đó, Hàn Mặc Tử đã phân thân thành hai nửa hồn/xác.
Trong Đau thơng đặc biệt trong Máu cuồng và hồn điên, hình ảnh hồn xuất
hiện nhiều lần trở thành một nỗi ám ảnh, một hình ảnh kỳ dị mang tính nghệ
thuật. Phải chăng sự phân thân đó là cách để ông thoát khỏi nỗi đau đớn tuyệt
vọng, là cách ông chống chọi với bệnh tật với nỗi đau tinh thần. Hay sự phân

thân đó còn là cách để ông bộc lộ lòng ham sống, khát khao sống trớc cuộc
24


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hải Lý

đời. Xét đến cùng đó là phơng cách của nỗi đau tột cùng, là biểu hiện của nỗi
đau tột cùng. Nỗi đau của một cái tôi bơ vơ, cô độc trong tình yêu và trong
cuộc sống.
Tóm lại, Đau thơng là tiếng thơ về nỗi đau của sự tuyệt vọng. Nó đợc
cất lên bởi một hồn thơ kỳ dị Hàn Mặc Tử vừa đau đớn tuyệt vọng vừa thiết
tha yêu đời, vừa thất vọng và hy vọng.
Cảm hứng tình yêu trong Đau thơng bắt nguồn từ tình yêu con ngời,
yêu cuộc sống, nó là sự hoà trộn giữa nỗi đau thể xác và nỗi đau tinh thần.
Quả đúng nh nhà nghiên cứu nhận xét: đau thơng đi liền với sáng tạo.
Nếu không có những trải nghiệm trong tình yêu, nếu không có nỗi dày
vò vì bệnh tật thì Hàn Mặc Tử sẽ không có một Đau thơng mà Chu Văn Sơn
từng ca ngợi: Thi học của cái tột cùng cái làm nên điểm độc đáo của thơ
Hàn Mặc Tử.
2.4. Xuân nh ý, Thợng thanh khí, Cẩm châu duyên tình yêu trong mộng
và sự giải thoát
Nếu ở Đau thơng ta bắt gặp một cái tôi đau thơng, tuyệt vọng thì giai
đoạn sau Đau thơng với các tập thơ nêu trên nỗi sầu đau dần nguôi ngoai đi.
Tuy nhiên ở các tập thơ này vẫn còn đọng lại dấu vết của một hồn thơ bi thiết,
khổ đau. Thi sĩ vẫn còn xót xa:
Hôm nay một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thơng đứt ruột

Gió làm nên tội buổi chia phôi
(Một nửa trăng)
Hay:
Làm sao giết đợc ngời trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng
(Lang thang)
và cái tôi đó còn bộc lộ nỗi thiết tha yêu ngời
Tôi ng quá! Tôi ng nàng
Nàng xa xăm lắm, ơi nàng trăng ơi
(Ưng trăng)
Nàng hỡi nàng sao nàng cha thấy đến
Ngời tình của Tử bấy giờ không phải là Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai
Đình hay bất kỳ ai cụ thể mà ngời tình lúc này là nàng trăng. Tình yêu của
Tử lúc này là tình yêu trong tởng tợng. Thi sĩ nh một ngời lãng du đi tìm tình
yêu trong cõi mơ.
25


×