Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Bước đầu tìm hiểu về mô hình nhà nước kiểu mới ở việt nam năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám (02 09 1945 19 12 1946)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.89 KB, 56 trang )

Mở Đầu.
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nớc, tiến hành công nghiệp hoá hiện
đại hoá, Đảng và Nhà Nớc ta đang phấn đấu xây dựng đất nớc ''dân giàu, nớc mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''. Trong đó nhiệm vụ cơ bản là xây dựng một
nhà nớc thực sự của dân, do dân và vì dân với mục đích là ''mọi ngời ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng đợc học hành''. Song một vấn đề hết sức quan trọng là chúng ta
xây dựng nó trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm, những bài học của quá trình xây
dựng nhà nớc trớc đó để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho công cuộc xây dựng đất nớc trong thời kỳ đổi mới ngày nay. Bởi nh có ngời đã từng nói ''chúng ta phải hỏi quá
khứ, bắt nó giải thích cho hiện tại và đoán định cho tơng lai'', hay nh Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng viết.
''Dân ta phải biết sử ta
Cho tờng gốc tích nớc nhà Việt Nam''
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tôn trọng quá khứ, giữ gìn những gì mà
chúng ta đã làm đợc trớc đó, để góp phần vào việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện
đất nớc trong điều kiện lịch sử mới với muôn vàn khó khăn và thử thách hiện nay.
Một dấu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta là vì sao trong năm đầu tiên của nền cộng
hoà, khi Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, chính quyền nhà nớc non trẻ vừa
mới ra đời nhng vẫn đứng vững trong suốt ba mơi năm chiến tranh giải phóng và đến
nay nó vẫn tiếp tục phát huy đợc vai trò của mình
Do vậy, với nội dung của đề tài ''Bớc đầu tìm hiểu về mô hình nhà nớc kiểu
mới ở Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (02/09/1945-19/12/1946)'',
hy vọng nó sẽ là một nguồn tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu, học tập, giảng
dạy môn lịch sử trong giai đoạn lịch sử quan trọng này. Đồng thời nếu có điều kiện đi
sâu nghiên cứu, phát triển thì nó sẽ là nguồn tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu
về mô hình nhà nớc trong năm đầu tiên của nền cộng hoà để góp phần vào việc xây
dựng nhà nớc trong giai đoạn lịch sử hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
1



Cho đến nay thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết, bài nói về
nhà nớc kiểu mới ở nớc ta, song ở phạm vi của thời gian là năm đầu tiên sau Cách
mạng tháng Tám thì có một số tác phẩm sau đây đã đề cập với nhiều góc độ khác
nhau.
2.1. Cuốn ''Lịch sử nhà nớc và pháp luật Việt Nam'' của tác giả Nguyễn Thị
Phụng, xuất bản năm 1993 có đề cập một cách khá toàn diện về quá trình hình thành,
tổ chức, hoạt động và cả hiến pháp đầu tiên của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà
trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám nhng còn ở mức độ chung chung, sơ lợc.
2.2 Cuốn ''Hồ Chí Minh: Nhà nớc và pháp luật'' của Nhà xuất bản Pháp lý,xuất
bản năm 1985 thì lại đề cập về vai trò của cá nhân Hồ Chủ Tịch thông qua bài viết
bài nói chuyện, của Ngời về nhà nớc trong đó có đề cập rất nhiều đến gian đoạn từ
ngày 2/9/1945 đến 19/12/1946.
2.3. Cuốn ''Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghệp xây dựng nhà nớc kiểu mới và
pháp luật ở Việt Nam'' xuất bản năm 1982 của Nguyễn Ngọc Minh, thì đề cập đến
toàn bộ vai trò của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nhà nớc kiểu mới và pháp
luật ở nớc ta. Trong đó đối với giai đoạn năm đầu tiên của nền cộng hoà tác giả đề
cập nhiều vấn đề về nhà nớc và pháp luật với vai trò to lớn của Hồ Chủ tịch nhng lại
cha nêu lên đợc cơ cấu tổ, chức và bản chất của nhà nớc kiểu mới trong giai đoạn lịch
sử này.
2.4. Cuốn ''Hồ Chí Minh với nhà nớc và pháp luật'' của Trung ơng hội luật gia
Việt Nam và hội luật gia Nghệ - Tĩnh, xuất bản năm 1989 cũng còn đề cập một cách
chung chung về nhà nớc kiểu mới trong năm đầu tiên của nền cộng hoà và còn thiếu
những nhận xét, đánh giá của tác giả.
2.5. Trong bài viết ''Bản chất nhà nớc Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám''
của Văn Tạo, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 17 tháng 9 năm 1999 thị lại chỉ mới nêu
và phân tích đợc rằng đó là nhà nớc '' Của dân, do dân và vì dân''.
2.6. Trong bài '' Cách mạng tháng Tám 1945 và t tởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nớc XHCN của dân do dân và vì dân'' của Nguyễn Trọng Phúc, đăng trên
Tạp chí Cộng sản số 24 tháng 8 năm 2002 thì cũng có đề cập đến việc tổ chức hoạt


2


động và bản chất nhà nớc Việt Nam trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám
nhng còn sơ lợc, cha cụ thể và nặng về vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.7. Trong bài ''Nhìn lại quá trình xây dựng nhà nớc Việt Nam kiểu mới'' của
Cao Văn Lợng, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4 năm 2000, thì lại đề cập
một cách dàn trải và thiếu trọng tâm đối với giai đoạn lịch sử này.
Ngoài ra còn nhiều công trình ngiên cứu, nhiều bài viết khác có đề cập đến vấn
đề xây dựng nhà nớc trong thời kỳ 1945-1946, nhng tác giả không có điều kiện đi sâu
nghiên cứu hoặc không có điều kiện để trích dẫn. Nhng trên cơ cở đó qua việc tham
khảo, chọn lọc để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tợng nghiên cứu: Là nghiên cứu về nhà nớc Việt Nam kiểu mới, đợc
phản ánh trên các mặt: Quá trình hình thành nhà nớc, sự ra đời và nội dung của
nhữngvăn bản pháp luật đầu tiên, hoạt động và bản chất của nhà nớc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu là từ ngày 02/09/1945 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến ngày
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi kháng chiến ngày 19/12/1946.

4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu: Để phục vụ cho khoá luận tốt nghiệp này, tác giả dựa trên
nhiều nguồn tài liệu khác nhau nh sách, báo, tạp chí và các công trình khoa học mà
đề câp đến vấn đề xây dựng nhà nớc trong giai đoạn lịch sử này.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu: ở đây tác giả dựa vào nhiều phơng pháp nghiên
cứu khác nhau nh tổng hợp, phân tích, logic, lịch sử, đối chiếu, so sánhv.v Trong
đó có hai phơng pháp chủ đạo là tổng hợp và phân tích.
5. Bố cục của khoá luận:
Ngoài mở đầu và kết luận,nội dung khoá luận đợc chia làm hai chơng.
Chơng 1: Quá trình lựa chọn mô hình nhà nớc ở Việt Nam (1858-1945).

Chơng 2: Nhà nớc Việt Nam kiểu mới năm đầu tiên sau Cách mạng tháng
Tám (2/9/1945 - 19/12/1946)
3


4


Mục lục

Mở đầu .
Nội dung ..
Chơng I. Quá trình lựa chọn mô hình Nhà nớc ở Việt Nam (1858 - 1945).
1.1. Con đờng cứu nớc phong kiến với mô hình Nhà nớc quân chủ chuyên
chế (1858 - 1896) .
1.1.1. Cuộc kháng chiến chống Pháp của Vua tôi nhà Nguyễn
1.1.2. Phong trào Cần Vơng sự- tìm lại chế độ phong kiếnchuyên chế (1885- 1896)
1.2. Con đờng cứu nớc t sản với kiểu nhà nớc t bản chủ nghĩa
1.2.1. Sĩ phu phong kiến Việt Nam với con đờng cứu nớc t sản..
1.2.1.1. Mô hình Nhà nớc trong t tởng Phan Bội Châu
1.2.1.2. Phan Châu Trinh với mô hình Nhà nớc t bản chủ nghĩa...
1.2.2. Giai cấp t sản Việt Nam và quá trình cứu nớc trên lập trờng t sản.
1.3. Con đờng cứu nớc theo khuynh hớng vô sản và sự hình thành
mô hình Nhà nớc xã hội chủ nghĩa (1930 - 1945)..
1.3.1. Sự lựa chọn con đờng cách mạng vô sản..
1.3.2. Xô Viết Nghệ Tĩnh - Mô hình đầu tiên về Nhà nớc kiểu mới ở Việt Nam
1.3.3. Mặt trận Việt Minh bớc phát triển mới về xây dựng chính
quyền trong phong trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945)
1.3.4. Khởi nghĩa từng phần và các hình thức chính quyền cách mạng
Chơng II. Nhà nớc Việt Nam kiểu mới năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám

(2/9/1945 - 19/12/1946)
2.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà
2.2. Nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà trớc những điều kiện lịch sử mới..
2.3. Quá trình xây dựng và củng cố chính quyền từ Trung ơng đến địa phơng
2.3.1. Xây dựng củng cố chính quyền Trung ơng
2.3.2. Xây dựng củng cố chính quyền địa phơng .
2.3.3. Phát triển hệ thống các cơ quan chuyên chính..
2.4. Xây dựng nhà nớc pháp quyền - hiến pháp đầu tiên
2.4.1. Những văn bản pháp luật đầu tiên .
2.4.2. Hiến pháp 1946 ..
2.5. Những hoạt động chủ yếu của Nhà nớc trong năm đầu tiên của nền cộng hoà
2.6. Bản chất Nhà nớc Việt Nam trong năm đầu của nền cộng hoà .
2.6.1. Một Nhà nớc của dân, do dân và vì dân
2.6.2. Một Nhà nớc do nhân dân lao động làm chủ dựa trên cơ
sở liên minh công - nông - trí thức và thu hút nhân tài
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
5

11
6
66
6
6
8
10
10
10
12

14
16
16
18
20
23
26
26
29
32
33
41
42
44
44
47
48
54
54
57
60
64
67

6


Nội Dung
Chơng 1:
Quá trình lựa chọn mô hình nhà nớc

ở việt nam(1858-1945)
Đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến triều Nguyễn đợc thiết lập, nhng ngay
lập tức nó bớc vào giai đoạn khủng hoảng về mọi mặt, khởi nghĩa nông dân liên
tiếp nổ ra, làm cho "cơn bệnh" khủng hoảng lại càng thêm trầm trọng, các quy
tắc Nho giáo bị đảo lộn. Đây cũng là thời điểm chủ nghĩa t bản ở châu Âu phát
triển mạnh mẽ, đang chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa để quốc, nhu cầu về
thị trờng, nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực càng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ
hết. Vì thế các nớc t bản phơng Tây ồ ạt tiến hành xâm lợc thuộc địa, mà khu vực
đợc họ chú ý nhất là châu á- nơi làm thoã mãn nhu cầu phát triển của chủ nghĩa
t bản. Trong khi đó các nớc châu á lại đang chìm trong''đêm trờng trung cổ'', nên
đây chính là điều kiện thuận lợi để các nớc t bản phơng Tây tiến hành chiến
tranh xâm lợc. Chính sự khủng hoảng nghiêm trọng của triều đình phong kiến
nhà Nguyễn cộng với vị trí địa lý đặc biệt và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên
mà đợc ví là"rừng vàng , biển bạc , đất phì nhiêu "đã kích thích sự xâm lợc của t
bản phơng Tây mà đi đầu là t bản Pháp . Năm 1858, thực dân Pháp đã tiến hành
nổ súng xâm lợc nớc ta, hòng biến nớc ta thành thuộc địa của chúng và qúa trình
xâm lợc này đã đợc hoàn tất vào năm 1884, với hoà ớc Pa-Tơ-Nốt mà triều đình
Huế đã ký với Pháp .
1.1 Con đờng cứu nớc phong kiến với mô hình nhà nớc quân chủ
chuyên chế (1858-1896).
1.1.1. Cuộc kháng chiến chống Pháp của vua tôi nhà Nguyễn (1858-1884)
Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo tới dàn trận tại
cửa biển Đà Nẵng, chính thức tiến hành chiến tranh xâm lợc nớc ta. Ngay lập

6


tức triều đình Huế đã điều lực lợng quân đội, do tớng Nguyễn Tri Phơng làm
tổng chỉ huy lo việc chống giặc tại mặt trận Quảng Nam. Tại đây quân xâm
lợc không thể tiến sâu vào đợc đất liền bởi quân đội nhà Nguyễn đã tìm mọi

cách ngăn chặn. Trớc tình hình đó liên quân Pháp- Tây Ban nha lại kéo vào
Gia Định. Từ lúc kéo quân vào đây, quân xâm lợc đã nhiều phen nguy ngập
bởi sự phản kháng mạnh mẽ của quân đội nhà Nguyễn và một số lực lợng yêu
nớc của nhân dân ta. Nhng với thái độ do dự, t tởng sợ Pháp và cầu hoà, cùng
với sự yếu kém thối nát của chính quyền phong kiến buổi suy tàn nên thực dân
Pháp lần lợt chiếm đợc ba tỉnh miền Đông, rồi ba tỉnh miền Tây. Tiếp đó bè lũ
thực dân hiếu chiến đã đem quân ra đánh Bắc kỳ và Trung kỳ. Triều đình Huế
đã cử nhiều tớng tài nh: Nguyễn Tri Phơng, Hoàng Diệu, Lu Vĩnh Phúc,
Hoàng Tá Viên , tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm l ợc. Nhng kết
quả là thực dân Pháp đã đặt đợc ách đô hộ trên toàn cõi nớc ta mà nội dung
chính đợc phản ánh trong hoà ớc Hắc Măng và hoà ớc Pa Tơ Nốt.
Mặc dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc của của vua tôi
nhà Nguyễn đã thất bại và đó là sự thất bại về chiến lợc, sách lợc trong đờng lối kháng chiến chống một kẻ thù mạnh hơn ta cả một phơng thức sản
xuất. Nhng chúng ta thấy rằng cuộc kháng chiến chống xâm lợc đó phần nào
thể hiện tinh thần tự vệ, tinh thần dân tộc, nhng đây chính là cuộc kháng chiến
bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến đang trong giai đoạn mục nát
và"thối rữa". Chúng ta cần nhận thức một điều rằng những hoà ớc mà triều
đình Huế đã ký kết với Pháp là nhằm bảo vệ ngai vàng, bảo vệ quyền lợi của
giai cấp phong kiến, họ đã đặt quyền lợi của giai cấp, của dòng họ lên trên
quyền lợi của dân tộc, để rồi dựa vào Pháp mà duy trì chế độ chuyên chế của
mình. Đến đây triều đình Huế thực chất chỉ còn là chính quyền phong kiến bù
nhìn, làm tay sai cho Pháp để đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lợc nhằm bảo vệ chế độ phong kiến, bảo vệ ngai
vàng của vua tôi nhà Nguyễn đã hoàn toàn thất bại nhng ngai vàng phong kiến

7


vẫn còn trên danh nghĩa, điều đó cho thấy con đờng cứu nớc chống thực dân
Pháp xâm lợc nhằm duy trì chế độ phong kiến chuyên chế đến lúc này đã thất

bại. Sự thất bại đó cũng là một điều dễ hiểu và dễ thừa nhận vì một nhà nớc
phong kiến chuyên chế đang trong cơn "hấp hối" thì khó mà ''gợng'' dậy đợc,
nó lấy đâu ra sức mạnh để tự vệ. Điều này càng khẳng định rằng trong lúc các
nớc t bản châu Âu đang chuyển mình sang giai đoạn chủ nghia đế quốc, hay
một số nớc ở châu á nh Nhật Bản, Thái Lan đang tiến hành cải cách đất nớc,
nhằm mở đờng cho chủ nghĩa t bản phát triển thì chế độ phong kiến nhà
Nguyễn vẫn trì trệ bảo thủ trong chính sách đối nội, đối ngoại. Về chính sách
đối ngoại trong lúc ánh sáng văn minh phơng Tây đang xâm nhập mạnh mẽ
vào các nớc châu á thì nhà Nguyễn lại hoàn toàn cự tuyệt với nó, còn đối với
nhà Thanh thì lại tôn sùng một cách mù quáng. Bởi vậy sự tồn taị của mô hình
quân chủ chuyên chế là không phù hợp với thời đại, không đợc lòng dân thì
thất bại là tất yếu
1.1.2. Phong trào Cần Vơng- sự tìm lại chế độ phong kiến
chuyên chế (1885-1896)
Hai hoà ớc Hắc Măng (1883)và Pa-Tơ- Nốt (1884) đợc ký kết dới áp lực
quân sự của thực dân Pháp, đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nớc
phong kiến Việt Nam đôc lập và sự đầu hàng của nhà Nguyển trớc t bản Pháp
[28,63]. Tuy nhiên điều chúng ta dễ nhận thấy là tinh thần yêu nớc, tinh thần
dân tộc của nhân dân ta, đợc đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử , chống giặc
ngoại xâm thì không bao giờ mất đi mà nó vẫn âm ỉ cháy. Riêng trong nội bộ
triều đình Huế vẫn có một bộ phận những ngời yêu nớc, kiên quyết đánh giặc,
nhng do tình thế trớc mắt mà buộc phải ngồi im chờ thời cơ và sẵn sàng hành
động khi thời cơ đến, mà tiêu biểu cho số đó là Tôn Thất Thuyết. TônThất
Thuyết đã ra sức tập hợp lực lợng, sẵn sàng phế truất, trừ khử các ông vua, bon
quan lại và hoàng thân quốc thích có t tởng thân Pháp hoặc sợ Pháp. Nhng công

8


việc chuẩn bị của ông trong giai đoạn đầu bị thực dân Pháp phát hiện nên nhanh

chóng thất bại. Sáng ngày 05-07-1885,Tôn Thất Thuyết đã đa vua Hàm Nghi,
cùng đoàn tuỳ tùng chạy ra Quảng Trị. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm
Nghi, hạ chiếu Cần Vơng lần thứ nhất, nhng do sự truy lùng gắt gao của quân
Pháp, Tôn Thất Thuyết đã đa vua Hàm Nghi vợt qua đất Lào, rồi đến vùng Hà
Tĩnh. Tại đây Hàm Nghi đã hạ chiếu Cần Vơng lần thứ hai vào ngày 20-091885. Hởng ứngchiếu Cần Vơng, nhân dân ta khắp nơi, dới sự lãnh đạo của các
sĩ phu, văn thân yêu nớc đã sôi nổi đứng lên chống Pháp [3,67] .Về danh nghiã
thì đây là phong trào Cần Vơng, song trên thực tế nó lại là một phong trào yêu
nớc, đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Pháp của nhân dân ta, chứ
hoàn toàn không có sự hiện diện của quân đội triều đình. Phong trào Cần Vơng
đã lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, với nhiều cuộc khởi nghĩa
nổ ra trên khắp các địa phơng trong cả nớc, nh khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa
Hùng LĩnhVà kết quả cuối cùng là phong trào Cần Vơng cũng đã thất bại,
bởi sự đàn áp đẫm máu của thực dân Pháp và mặt khác là do khâu tổ chức của
phong trào
Điều chúng ta dễ nhận thấy là ngay từ đầu tên gọi của nó có nghĩa là
giúp vua - nghĩa là nhằm ''khôi phục lại nớc Việt Nam cũ'' hay nói cách khác
đi là xây dựng lại nhà nớc quân chủ phong kiến ở Việt Nam nhằm khôi phục
và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến [24,197] .Điều này một lần nữa
khẳng định lại rằng con đờng cứu nớc nhằm xây dựng lại kiể nhà nớc phong
kiến đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, so với tiến trình chung của lịch sử nhân loại,
mà hiện thân của nó là triều đình phong kiến nhà Nguyễn lúc bấy giờ - đã
không tranh thủ đơc sự ủng hộ rộng rãi và to lớn từ sức mạnh của nhân dân lao
động - những ngời làm nên lịch sử. Sự thất bại của phong trào Cần Vơng có
nghĩa là kiểu nhà nớc phong kiến và giai cấp phong kiến đã hết vai trò lịch sử
ở Việt Nam. [24,197].
1.2. Con đờng cứu nớc t sản với kiểu nhà nớc t bản chủ nghĩa

9



Đầu thế kỷ XX, sự thức tỉnh của châu á cùng với phong trào dân chủ t
sản ở châu Âu đã ít nhiều ảnh hởng đến Việt Nam, làm xuất hiện những trào lu t tởng mới, làm nảy sinh các phong trào yêu nớc và cách mạng mà đại biểu
xuất sắc là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lơng Văn CanHọ tổ chức các
phong trào nh Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân. Bởi lúc này do
chính sách khai thác thuộc địa đã phần nào tác động đến toàn bộ nền kinh - tế
xã hội Việt Nam, dẫn đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong t tởng của một số sỹ
phu yêu nớc. Mặt khác nó cũng làm cho các giai tầng trong xã hội Việt Nam
có những chuyển biến nhất định và xuất hiện một số giai cấp mới, mà tiêu
biểu là giai cấp t sản. Vừa mới ra đời, giai cấp t sản đã bớc ngay lên vũ đài
lịch sử tiến hành đấu tranh đòi lại nền độc lập cho dân tộc. Tất thảy họ đều
muốn cứu nớc, muốn đòi quyền lợi cho giai cấp mình nhng theo những con đờng cách mạng khác nhau dới t tởng t sản nhằm thiết lập một mô hình nhà nớc
hoàn toàn khác với mô hình nhà nớc phong kiến, đó là mô hình nhà nớc t bản
chủ nghĩa.
1.2.1. Sỹ phu phong kiến Việt Nam với con đơng cứu nớc t sản Nh
đã nói ở trên, tiêu biểu cho tầng lớp sỹ phu phong kiến t sản hoá Việt Nam đã
chịu những tác động mạnh mẽ từ bên ngoài và những chuyển biến trong nớc,
sau sự thất bại của phong trào Cần Vơng nên họ đã đi tìm con đờng cứu nớc
mới là con đờng cứu nớc t sản mà đại diện tiêu là Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh
1.2.1.1.Mô hình nhà nớc trong t tởng Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, ở thôn Sa Nam, xã
Đồng Liệt, tổng Xuân Liễu, thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An - mảnh đất "địa
linh nhân kiệt". Sinh trởng trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu
nớc, ông đã từng đậu giải nguyên khoa thi hơng(1900) tại trờng thi Nghệ An.
Phan Bội Châu tham gia hoạt động yêu nớc từ rất sớm. Nhng trong giai đoạn

10


đầu Phan Bội Châu cha vợt qua đợc t tởng bạo động ở thời kỳ Cần Vơng, của

anh hùng lục lâm và những ngời trong đảng Cần Vơng[33,4], qua việc tổ chức
đánh thành Nghệ An (1901). Qua thất bại Phan Bội Châu ngày càng trởng
thành về mọi mặt và bớc đầu ông đã thấy đợc vai trò to lớn cua nhân dân trong
s nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, nên ông đã tiến hành đi trong Nam,
ngoài Bắc để tập hợp lực lợng. Năm 1905, Phan Bội Châu sang cầu viện Nhật
Bản. Mặc dù việc cầu viện không thành nhng qua viêc tiếp xúc với các chính
khách Nhật, tận mắt thấy đợc sự phát triển của Nhật Bản và tiếp xúc với Lơng
Khải Siêu cùng với những "Tân th", "Tân sách" mà ông đợc tiếp xúc trớc đó
đã làm phong phú thêm t tởng dân chủ trong con đờng cứu nớc của ông.
Lúc đầu t tởng dân chủ trong con đờng cứu nớc của Phan Bội Châu là
thành lập một tổ chức để tập hợp lực lợng, xây dựng tiềm lực để tiến hành
kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập cho dân tộc, sau đó thiết lập chế độ
quân chủ lập hiến nh ở nớc Anh, nớc NhậtPhan Bội Châu cùng với Nguyễn
Hàm và một số ngời khác đã lập ra hội Duy Tân do Cờng Để làm chủ hội
(1904). Việc chọn một ngời trong dòng dõi hoàng tộc để làm chủ hội Duy Tân
không có nghĩa là nhằm mục đích khôi phục lại nhà Nguyễn mà chỉ là biện
pháp mang tính chất sách lợc, là phơng tiện để đạt đợc mục đích chứ không
phải là mục đích[33,6] . Vì theo nh Phan Bội Châu kể lại thì đây là sáng kiến
của Nguyễn Hàm nhằm tập hợp lực lợng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc còn sau khi đã giành đợc độc lập cho dân tộc thì sẽ thiết lập một chế độ
nhà nớc mà Cờng Để đóng vai trò"đại diện" trong chế độ, còn chính quyền
thực sự vẫn nằm trong tay ba viện, trong đó hạ viện là nơi đề ra các nghị
quyết và hạ viện thì do dân bầu ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Lực lợng
tham gia bầu cử là mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt sang hèn, giàu
nghèo, lớn béTrong chế độ đó theo Phan Bội Châu thì báo chí sẽ đ ợc tự do,
giáo dục sẽ không mất tiền, quan thuế đợc phân bổ đúng đắn, hình phạt thể
xác đợc bãi bỏNhững đạo luật đợc ban hành là luật lệ đợc dựa trên cơ sở

11



luật lệ của Nhật Bản và Châu Tử. Cơng lĩnh đa ra nh một nguyên lí của một
chế độ quân chủ lập hiến, chứ không phải là nền quân chủ chuyên chế kèm
theo một nghị viện bù nhìn [33,7]
Đến khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công(1911), Phan Bội
Châu càng ngỡng mộ Tôn Trung Sơn, nên ông đã từ Thái Lan về Trung Quốc
hoạt động. Tai đây ông đã thành lập Việt Nam Quang Phục Hội(1912) sau khi
đã tuyên bố giải tán Duy Tân hội mà mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp,
khôi phục lại nền độc lập cho nớc nhà và thành lập một chính thể mới, đó là
chính thể dân chủ cộng hoà và ông tuyên bố rằng" đầu óc quân chủ " đã xếp
vào một xó.
Nh vậy chúng ta thấy đợc rằng từ một con ngời đợc đào tạo trong môi
trờng Nho giáo, Phan Bội Châu đã thoát ra khỏi nó và đi tìm một t tởng mới
đó là t tởng dân chủ t sản với ý thức là sau khi hoàn thành mục đích đánh đuổi
thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc sẽ thành lập một nớc theo mô
hình nhà nớc t bản chủ nghĩa cho dù nó là quân chủ hay dân chủ. Mặc dù sau
này khi tiếp xúc với t tởng vô sản, Phan Bội Châu đã có sự thay đổi về t tởng
của mình theo lập trờng vô sản, nhng trong t tởng của ông đã từng chứa đựng
t tởng dân chủ t sản.
1.2.1.2.- Phan Châu Trinh với mô hình nhà nớc t bản chủ nghĩa.
Phan Châu Trinh sinh năm 1872, ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phớc, phủ
Tam Kỳ, tỉnh Quãng Nam. Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân, năm sau
đỗ phó bảng, ông đợc vào học trờng Hậu Bổ rồi ra làm quan với chức Thừa
biện bộ lễ. Tại triều đình ông đợc chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trờng nên sinh ra chán nản, có khi vài tháng không đến cơ quan [33,14]. Trong
khoảng thời gian đó, ông cũng đã đợc gặp gỡ và giao du với nhiều ngời có t tởng cải cách, canh tân nh Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ Đợc đọc các
sách "Tân th", "Tân văn" của Lơng Khải Siêu, Khang Hiểu Vi, t tởng dân

12



quyền của Ruxô, Môngtexkiơ, phong trào duy tân ở Nhật Bản, cách mạng ở
Mỹ, ở Pháp. Từ đó đã hình thành trong ông t tởng dân chủ t sản nhng theo xu
hớng cải cách. Phan Châu Trinh có đóng góp rất lớn trong việc truyền bá t tởng dân chủ t sản mà cốt lõi là vấn đề dân quyền. Ông kịch liệt phản đối chế
độ quân chủ phong kiến, ông cho rằng phong kiến là sâu mọt của dân, đục
khoét của nớc, là thủ phạm làm cho nớc Việt Nam lụn bại và mất độc lập nên
chủ trơng của Phan Châu Trinh là thủ tiêu chế độ phong kiến. Phan Châu
Trinh cũng kịch liệt lên án chính sách cai trị, bóc lột, dung túng của thực dân
Pháp đồng thời ông cũng rất đề cao vai trò của ngời dân, ông cho rằng việc
cứu nớc tuỳ thuộc vào ngời dân nhng muốn có đợc điều đó thì phải khai dân
trí, trấn dân khí, hậu dân sinh [33,14]. Phan Châu Trinh chủ trơng xây dựng
một xã hội có pháp luật và quyền thuộc về ngời dân. Phan Châu Trinh chủ trơng áp dụng chế độ Tam quyền phân lập ở Việt Nam. Mà cụ thể là xây dựng
bộ máy nhà nớc, một hệ thống chính trị bao gồm 2 viện, tổng thống, chính
phủ và các bộ trởng. Tổng thống, chính phủ cũng từ 2 viện mà ra. Trong nớc
có hiến pháp và mọi ngời phải luôn tôn trọng hiến pháp, nếu vi phạm pháp
luật thì từ tổng thống cho đến dân thờng đều bị trừng phạt nh nhau, các quan
án ở một viện riêng gọi là viện t pháp. Quyền t pháp, quyền hành chính của
chính phủ và quyền lập pháp của nghị viện đều đứng riêng và những ngời
trong hệ thống chính trị ấy đều do quốc dân lựa chọn qua bầu cử.
Nh vậy t tởng cốt lõi của Phan Châu Trinh là lật đổ chế độ phong kiến
thối nát, hụ bại, mất hết t cách về chính trị, dựa dẫm vào Pháp và ông chủ trơng xây dựng một nhà nớc kiểu mới ở Việt Nam theo chế độ tam quyền phân
lập, trong đó quyền lập pháp, hành pháp và t pháp là ngang nhau và đều thông
qua lá phiếu của cử tri mà bầu ra. Trong xã hội thì ông chủ trơng xây dựng
một xã hội mà mọi ngời ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ từ tổng thống
cho đến thứ dân, mọi ngời đều đợc bình đẳng với nhau trớc pháp luật, đợc tự
do ngôn luận, tự do hội họp. Nhng mô hình nhà nớc dân chủ t sản mà Phan

13


Châu Trinh chủ trơng xây dựng không phải đợc tiến hành bằng một cuộc cách

mạng để cứu nớc, cứu dân, dành độc lập rồi tiến lên xây dựng chế độ xã hội,
mà nó lại đợc tiến hành bằng con đờng cải cách, dựa vào thực dân Pháp làm
cho dân giàu, nớc mạnh rồi đứng lên dành quyền độc lập thông qua sự phát
triển mạnh mẽ về mọi mặt, đó quả là một điều không tởng.
1.2.2. Giai cấp t sản Việt Nam và quá trình cứu nớc trên lập
trờng t sản.
Giai cấp t sản Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân Việt Nam, trong
quá trình hình thành và phát triển của mình, giai cấp t sản Việt Nam luôn bị t sản
nớc ngoài cạnh tranh, chèn ép. Do hoàn cảnh lịch sử đó nên giai cấp t sản vừa
non yếu về kinh tế lại vừa bạc nhợc về chính trị [3,254]. Cũng trong quá trình
hình thành và phát triển đó, giai cấp t sản Việt Nam bị phân hoá thành hai bộ
phận là tầng lớp t sản mại bản - có quyền lợi kinh tế, chính trị gắn liền với thực
dân xâm lợc nên rất phản động, còn bộ phận thứ hai là tầng lớp t sản dân tộc tuy
non yếu về mọi mặt song ít nhiều họ cũng có tinh thần dân tộc. Trong quá trình
đấu tranh cách mạng thì tầng lớp t sản dân tộc cũng phân hoá thành 2 xu hớng là
xu hớng cách mạng quốc gia và xu hớng cải lơng t sản.
Xu hớng cải lơng t sản đã thành lập đợc một số tổ chức nh đảng Lập
Hiến, đảng Thanh Niên, đảng Thanh Niên Cao Vọng, đảng An Nam Độc Lập,
họ cũng đã tiến hành đợc một số hoạt động trong nớc nh:
Phong trào tẩy chay Hoa kiều, chấn hng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919).
Phong trào chống độc quyền mua bán thóc gạo ở Nam Kỳ, chống độc
quyền cảng Sài Gòn (1923).
Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh và đòi thả
Nguyễn An Ninh (1925 - 1926).

14


Song, những cuộc đấu tranh theo xu hớng cải lơng chủ yếu đấu tranh
đòi quyền lợi về kinh tế mà ít đếm xỉa đến quyền lợi về chính trị nên khi bọn

thực dân đế quốc nhân nhợng cho một số ít quyền lợi thì họ sẵn sàng thoả hiệp
và để cho phong trào quần chúng vợt qua. Đồng thời các tổ chức Đảng mà họ
tổ chức ra lại cha có một đờng lối đấu tranh rõ ràng, mục tiêu cụ thể,phơng
pháp đúng đắn
Đại diện tiêu biểu cho xu hớng cách mạng quốc gia là tổ chức Việt
Nam quốc dân đảng, đợc thành lập vào tháng 1 năm 1927.
Mục tiêu của Việt Nam quốc dân đảng là trớc mắt làm cách mạng quốc
gia, sau làm cách mạng thế giới. Cụ thể là: Trớc làm cách mạng, để đánh đổ đế
quốc, đánh đỗ ngôi vua, thiết lập một chế độ cộng hoà dân chủ ở Việt Nam theo
cách mạng t sản Pháp 1789 và theo t tởng Tam dân của Tôn Trung Sơn; sau đó
giúp các dân tộc khác làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Qua mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc Dân Đảng cho ta thấy rõ
ràng rằng mục tiêu đấu tranh mà họ đặt ra là nhiệm vụ dân tộc và dân chủ tức
là chống đế quốc và phong kiến. Sau đó đa đất nớc đi theo con đờng t bản chủ
nghĩa, đây là một con đờng nếu đợc tiến hành có phơng pháp, đợc sự hậu
thuẫn mạnh mẽ của quần chúng nhân dân thì sẽ đạt đợc những mục tiêu ban
đầu đặt ra. Song trong tổ chức và hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng lại
lỏng lẽo, kết nạp đảng viên không có sự sàng lọc nên đã để cho kẻ thù cài vào
và phá tổ chức đồng thời tiến hành khủng bố, bắt bớ. Cho đến khi trong tình
thế vô cùng khó khăn cấp bách thì Việt Nam Quốc Dân Đảng lại phát động
khởi nghĩa với mục tiêu là "Không thành công thì cũng thành nhân" nên đã
hoàn toàn thất bại. Cuộc khởi nghĩa này đã đi vào lịch sử với tên gọi khởi
nghĩa Yên Bái, kể từ đây Việt Nam Quốc Dân Đảng hoàn toàn chấm dứt con
đờng cứu nớc của mình theo khuynh hớng dân chủ t sản. Đây cũng là mốc
đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn con đờng cứu nớc theo khuynh hớng t sản ở

15


Việt Nam và nhờng chỗ cho khuynh hớng vô sản. Nói nh giáo s Trần Văn

Giàu thì chính các phong trào cách mạng này đã ''tạo nên một vờn ơm màu mỡ
cho khuynh hớng cách mạng vô sản nảy mầm và bén rễ''
1.3. Con đờng cứu nớc theo khuynh hớng vô sản và sự hình
thành mô hình nhà nớc xã hội chủ nghĩa (1930 - 1945)
1.3.1. Sự lựa chọn con đờng cách mạng vô sản.
Trớc sự bất lực của con đờng cách mạng theo khuynh hớng t sản, dân
tộc ta, nhân dân ta đã hoàn toàn tự nguyện lựa chọn con đờng cách mạng vô
sản cho chính sự phát triển của lịch sử dân tộc. Sở dĩ nói dân tộc ta, nhân dân
ta là ngời lựa chọn con đờng cách mạng vô sản là vì con đờng đợc lựa chọn là
cho lịch sử dân tộc và phải đợc chính chủ thể của nó lựa chọn. Vậy quá trình
lựa chọn đợc bắt đầu từ khi nào? Đợc khẳng định từ lúc nào và trong bối cảnh
nh thế nào? Chúng ta biết rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, mâu
thuẫn giữa các nớc đế quốc phát triển đến độ sâu sắc, các nớc t bản đế quốc dù
thắng hay thua, trong chiến tranh đều bị suy yếu. Đây chính là điều kiện thuận
lợi cho cách mạng vô sản nổ ra và dành thắng lợi. Do đó, trong cuộc chiến
tranh này cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi ở nớc Nga. Nhà nớc công
nông đầu tiên trên thế giới đợc thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới, một thời
đại mới trong lịch sử. Đồng thời năm 1919, Lênin còn sáng lập nên một tổ
chức mang tính chất quốc tế của giai cấp vô sản, đó là Quốc tế cộng sản, nó đã
đi vào lịch sử với tên gọi Quốc tế thứ ba. Tổ chức này chủ trơng ủng hộ cách
mạng thuộc địa, gắn cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
và trực tiếp chỉ đạo các cuộc cách mạng ở thuộc địa. Đặc biệt trong giai đoạn
lịch sử này các Đảng cộng sản ở các nớc phơng Đông thuộc địa và các nớc
châu Âu nh Đảng cộng sản Pháp, Đảng cộng sản Trung Quốc - là hai Đảng có
ảnh hởng trực tiếp tới tình hình Việt Nam. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới,
để bù lại những thiệt hại mà cuộc chiến này gây ra, t bản Pháp không ngừng

16



tăng cờng chính sách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở Đông Dơng nói
chung và Việt Nam nói riêng bằng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, theo
đó luồng t tởng vô sản đã tràn vào nớc ta.
Về bối cảnh trong nớc lúc này, giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã
chuyển mình, đấu tranh từ tự phát sang tự giác. Từ đó chúng ta có thể xác định
là con đờng cách mạng vô sản ở nớc ta đã xuất hiện quá trình chọn lựa từ
những năm 20 của thế kỷ XX, nó gắn liền với quá trình truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin của Nguyễn ái Quốc vào Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Nguyễn
ái Quốc trở về Quảng Châu - Trung Quốc, thành lập nên tổ chức Việt Nam
Cách Mạng Thanh Niên thì các lực lợng tiến bộ ở Việt Nam lại biết nhiều hơn
về t tởng vô sản, đặc biệt là giai cấp công nhân, nhờ phong trào vô sản hoá của
hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tiến hành. Quá trình lựa chọn con đờng
cách mạng vô sản càng đợc khẳng định khi cùng một lúc ra đời 3 tổ chức cộng
sản là An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dơng Cộng Sản Đảng và Đông Dơng
Cộng Sản Liên Đoàn vào năm 1929 và lịch sử đã chính thức lựa chọn con đờng cách mạng vô sản vào đầu năm 1930 bằng sự kiện khởi nghĩa Yên Bái nổ
ra và thất bại, cùng với nó là Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Một vấn đề đặt
ra ở đây nữa là tại sao không từ bỏ con đờng cách mạng t sản và lựa chọn con
đờng cách mạng vô sản ngay từ đầu, vì rằng con đờng cách mạng theo khuynh
hớng t sản đã đi đợc 20 năm nhng vẫn cha có kết quả, còn khuynh hớng vô
sản thì mới xuất hiện - rất tốt nhng cần phải kiểm nghiệm qua thực tiễn, lịch
sử cần phải có thời gian bởi "Thời gian là thớc đo của chân lý".
Nh vậy là qua quãng thời gian gần một thập kỷ kiểm nghiệm qua thực
tiễn, cuối cùng đến năm 1930 con đờng cách mạng vô sản đã chính thức đợc
lịch sử dân tộc lựa chọn và từ đây con đờng cách mạng Việt Nam hoàn toàn đi
theo con đờng cách mạng vô sản, điều đó có nghĩa là sau khi hoàn thành

17


nhiệm vụ dân tộc, dân chủ thì sẽ tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và

mô hình nhà nớc sẽ đợc xây dựng là nhà nớc xã hội chủ nghĩa.
1.3.2. Xô Viết Nghệ Tĩnh - Mô hình đầu tiên về Nhà nớc kiểu
mới ở Việt Nam.
Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930 đã đánh dấu sự
lựa chọn dứt khoát con đờng cách mạng vô san của lịch sử dân tộc ta. Ngay trong
Hội nghị thành lập Đảng, Hội nghị đã thông qua Chính cơng vắn tắt, Sách lợc vắn
tắt, điều lệ Đảng. Cơng lĩnh đầu tiên này của Đảng đã xác định: Nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam là chủ trơng làm cách mạng t sản dân quyền, đánh đổ đế
quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nớc Việt Nam hoàn toàn độc lập, tiến lên
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản [25,171]. Nhiệm vụ cụ thể của cuộc cách
mạng đó là về xã hội thì dân chúng đợc tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo
dục theo công nông hoá. Về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến
làm cho nớc Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ Công - Nông - Binh,
tổ chức ra quân đội Công - Nông. Về kinh tế: Thì thủ tiêu hết các thứ quốc trái,
thâu hết sản nghiệp lớn của t bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ
công - nông - binh, thâu hết ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công và
chia cho dân cày nghèo, bỏ su thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và
nông nghiệp, thi hành luật làm 8 giờ [33,46]. Tiếp đến trong Hội nghị Trung ơng
Đảng tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú chủ trì cũng đã xác định: Nhiệm
vụ của cách mạng Việt Nam là tiến hành làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, thiết lập nền chuyên chính công - nông, giai đoạn sau làm cách mạng xã hội
chủ nghĩa, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Đảng vừa mới ra đời đã lãnh đạo ngay một phong trào cách mạng 1930
- 1931. Đảng không phát động phong trào mà phong trào tự nó bùng nổ dới sự
lãnh đạo của Đảng, phong trào ra đời cùng với Đảng, Đảng lãnh đạo đa phong
trào chuyển từ tự phát lên tự giác và phát triển đến đỉnh cao. Có thể khẳng

18



định không có Đảng vẫn có phong trào cách mạng 1930 - 1931, nhng không
có Đảng lãnh đạo thì không thể có đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Phong trào
cách mạng 1930 - 1931 phát triển một cách mạnh mẽ hầu khắp các tỉnh thành
trong cả nớc, trong đó tiêu biểu nhất là phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh.
Phong trào bắt đầu bùng nổ từ ngày 1/5/1930 nhân ngày Quốc tế lao động với
cuộc tổng bãi công của công nhân Bến Thuỷ, sau đó là những cuộc biểu tình
khổng lồ của quần chúng từ nông thôn kéo đến huyện lỵ, đây là những cuộc
đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ nh 3.000 nông dân huyện Nam Đàn,
20.000 nông dân huyện Thanh Chơng, 3.000 nông dân huyện Can Lộc,
[32,206]. Những cuộc đấu tranh ngày một rầm rộ đó đã hạ uy thế chính trị của
chính quyền đế quốc và phong kiến, làm cho bọn tổng lý cờng hào ở Nghệ Tĩnh run sợ. Liền sau những cuộc thị uy ấy, những cuộc đấu tranh chính trị kết
hợp với vũ trang tự vệ, sôi nổi, dồn dập liên tiếp của quần chúng ở các thôn,
xã, tổng từ ngày 2/9/1930 đến tháng 6/1931 đã làm tan rã và sụp đổ từng
mảng bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến ở cơ sở. Quá trình sụp
đổ của chính quyền địch cũng đồng thời là quá trình hình thành các Xô Viết ở
hàng trăm làng, xã. ở Nghệ An, Nông hội nắm đợc chính quyền ở các làng xã
thuộc huyện Thanh Chơng, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc,
Hng Nguyên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh chính quyền Xô Viết đợc thành lập ở
172 xã [25,206] phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ. Trong
suốt khoảng thời gian tồn tại, các chính quyền Xô Viết đã nắm vững chuyên
chính công-nông: Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng; bãi bỏ các thể chế
và mọi thứ thuế do đế quốc đặt ra; chia lại ruộng đất cho nông dân; bắt địa
chủ giảm tô chính, bỏ tô phụ; tổ chức cho nông dân giúp đở lẫn nhau trong
sản xuất; lập các lớp cho nhân dân học chữ quốc ngữ; vận động nhân dân bài
trừ các hủ tục mê tín
Sự thiết lập các "Xã bộ nông" để đứng ra làm nhiệm vụ của chính quyền
cách mạng, trớc hết nó thể hiện chức năng chuyên chính với kẻ thù. Có thể nói

19



những biện pháp trên đây của chính quyền Xô Viết đã thực sự tạo ra một xã
hội mới ở nông thôn, nhân dân đợc sống trong tình dân tộc, bình đẳng và bác
ái. Xã hội mà ngời dân lao động đợc làm chủ cuộc sống của mình. Xô Viết
Nghệ - Tĩnh là sản phẩm lịch sử trong thời kỳ Đảng vừa mới ra đời, cha lờng
hết những khó khăn phức tạp của cuộc đấu tranh với bộ máy thực dân phong
kiến, trong lúc tình thế cách mạng cha thuận lợi, phong trào có phần nóng vội
và nhận thức của quần chúng có phần đơn giản, nên cuối cùng đã thất bại. Tuy
vậy chính quyền Xô Viết đã để lại nhiều ý nghĩa và bài học kinh nghiệm quý
báu về vấn đề xây dựng chính quyền và giữ vững nền chuyên chính công nông. Trớc hết nó chứng minh rằng mô hình nhà nớc vô sản (chính quyền
công - nông) là mô hình phù hợp, đáp ứng những nguyện vọng cấp thiết của
nhân dân lao động, nói cách khác nó chứng minh bằng thực tiễn tính đúng đắn
của định hớng về nhà nớc mà Đảng ta đã đề ra trong các văn kiện đầu tiên
trong ngày đầu thành lập Đảng. Đồng thời chính quyền Xô Viết là sự "phác
thảo" đầu tiên về một hình thái nhà nớc mới ở Việt Nam, về mô hình chính
quyền ở nông thôn nếu đợc chuẩn bị và chỉ đạo chặt chẽ chắc chắn sẽ trở
thành hiện thực. Có thể nói chính quyên Xô Viết Nghệ - Tĩnh nó gần giống
nh là mô hình chính quyền Xô Viết ở nớc Nga sau cách mạng Tháng
Hai(1917).
1.3.3. Mặt trận Việt Minh - bớc phát triển mới về xây dựng chính
quyền trong phong trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945).
Bớc vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các nớc đế
quốc với nhau và mâu thuẫn giữa các nớc đế quốc với Liên Xô ngày càng trở
nên căng thẳng dẫn đến năm 1939, cuộc chiến tranh thế giơi thứ hai bùng nổ.
Nớc Pháp đế quốc nhanh chóng nhảy vào cuộc chiến. Lợi dụng tình thế chiến
tranh, các nớc đế quốc thực dân đã mạnh tay bóp nghẹt các phong trào dân chủ
trong nớc và thực hiện chính sách hà khắc đối với thuộc địa. Đối với nớc ta:

20



Những thành quả mà chúng ta đã giành đợc trong cao trào dân chủ 1936 - 1939
đều bị bọn đế quốc, phong kiến tìm mọi cách thủ tiêu. Trớc tình hình mới,
Đảng ta chủ trơng chỉ đạo chiến lợc các hội nghị trung ơng Đảng lần thứ 6( 111939) , lần thứ 7 (11- 1940), lần thứ 8 (5 - 1945) đều đã xác định: nhiệm vụ lâu
dài và trớc mắt của cách mạng Việt Nam vẫn là cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, song vấn đề dân tộc đợc đặt lên trên hết và trớc hết tức là nhiệm vụ
đánh đuổi đế quốc xâm lợc, giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay
nhân dân, còn nhiệm vụ chống phong kiến cha đặt ra trực tiếp : Đúng nh Hội
nghị trung ơng 8(5/1941) đã xác định " mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam
với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật và bè lũ tay sai là mâu thuẫn chủ yếu đòi
hỏi phải đợc giải quyết một cách cấp bách" [25,509], đồng thời đặt hẳn vấn đề
dân tộc trong khuôn khổ của mỗi nớc bằng việc thành lập ở Việt Nam mặt trận
Việt Nam độc lập đồng minh, ở Lào mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh và ở
Campuchia mặt trận Khơ Me độc lập đồng minh và phơng thức tiến hành là đấu
tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang. Mà nh chúng ta đã biết thì một
cuộc khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi thì phải có ba yếu tố: Thứ nhất là phải
có sự chuẩn bị đó là chuẩn bị về lực lợng chính trị, lực lợng vũ trang và căn cứ
địa cách mạng; thứ hai là phải có thời cơ; và thứ ba là phải có quyết tâm cao để
chớp thời cơ giành chính quyền. Trong điều kiện thứ nhất thì việc thành lập mặt
trận Việt Minh là một hình thức nhằm đáp ứng công tác chuẩn bị cho khởi
nghĩa giành thắng lợi sau này. Mặt trận Việt Minh đợc thành lập chính thức vào
ngày 19 - 5 - 1941 bao gồm các tổ chức quần chúng yêu nớc chống đế quốc lấy
tên là "Hội cứu quốc". Hội đã đề ra hai mục tiêu cơ bản trong chơng trình cứu
nớc đó là:
Làm cho nớc Việt Nam hoàn toàn độc lập
Làm cho dân Việt Nam đợc sung sớng tự do

21



Đồng thời trong chơng trình cứu nớc, mặt trận Việt Minh đã đề ra
những chính sách căn bản về đối nội, đối ngoại:
Về chính trị: Thực hiện phổ thông đầu phiếu , ban hành quyền tự do dân
chủ cho nhân dân, tổ chức quân đội cách mạng, tịch thu tài sản của bọn đế
quốc và Việt gian phản quốc, thực hiện nam, nữ bình đẳng và quyền dân tộc
tự quyết.
Về kinh tế : Bỏ thuế thân và các thứ thuế do đế quốc đặt ra; đặt thuế
mới nhẹ và công bằng; mở mang các ngành kinh tế
Về văn hoá giáo dục: Huỷ bỏ nền giáo dục nô lệ, xây dựng nền giáo dục
quốc dân, lập các trờng chuyên môn để đào tạo nhân tài; khuyến khích và giúp
đỡ trí thức phát triển tài năng.
Về xã hội: Thi hành luật lao động, lập nhà thơng, nhà dỡng lão, xây
dựng các nhà chiếu bóng, nhà diễn kịch, câu lạc bộ, th việnđể nâng cao trí
dục cho nhân dân.
Về ngoại giao: Huỷ bỏ những điều ớc do bọn thống trị đã ký với bất cứ
nớc nào; ký những hiệp ớc giao hảo và bình đẳng với mọi nớc về các phơng
diện, chủ trơng các dân tộc bình đẳng; kiên quyết chống những sự xâm phạm
đến quyền tự do độc lập của nớc Việt Nam; liên hiệp với tất cả các dân tộc bị
áp bức trên thế giới
Với những chính sách tiến bộ và phù hợp nh trên, Mặt trận Việt Minh
đã nhận đợc sự ủng hộ nhanh chóng và đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Tổ chức của mặt trận phát triển mạnh mẽ và rộng khắp đến tận các thôn xã
trong cả nớc. Từ chỗ là một tổ chức tập hợp quần chúng chuẩn bị cho khởi
nghĩa giành chính quyền, mặt trận đã phát triển và vơn lên thực hiện những
chức năng của một chính quyền cách mạng, đặc biệt hơn là ở những vùng căn
cứ địa và những vùng mới giải phóng. Vì vậy việc thành lập mặt trận Việt
Minh đợc đánh giá là một sự sáng tạo của Đảng ta trong quá trình đấu tranh

22



giành chính quyền. Trong khi cha giành đợc chính quyền, mặt trận Việt Minh
đã thực hiện hai chức năng cơ bản đó là: chức năng tập hợp quần chúng để
chống đế quốc và chức năng là một chính quyền cách mạng nhằm trấn áp kẻ
thù và xây dựng cuộc sống mới. Đó là hình thức tiền chính phủ vừa tránh đợc
xu hớng nóng vội, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể, vừa mang lại hiệu quả
cao trong lúc chờ đợi thời cơ đến.
1.3.4. Khởi nghĩa từng phần và các hình thức chính quyền cách mạng.
Cùng với việc thành lập mặt trận Việt Minh, Đảng ta còn xúc tiến xây
dựng lực lợng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn(91940), đội du kích đầu tiên do Đảng lãnh đạo đã đợc thành lập sau phát triển
thành Cứu quốc quân. Tổ chức này cùng với Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân (thành lập trên cơ sở đôi tự vệ vũ trang Cao Bằng), đã hợp nhất lại thành
Việt Nam giải phóng quân (5- 1945). Tại căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ
Nhai và Cao Bằng, phong trào cách mạng phát triển rất mạnh. Đặc biệt ở Cao
Bằng đã xuất hiện một hình thức chính quyền khá sớm, đó là các "xã hoàn toàn",
các "châu hoàn toàn". Chính quyền đó trên thực tế đã giải quyết tất cả mọi công
việc trong việc tổ chức đời sống nhân dân. Đó là sự tập dợt để nhân dân làm quen
với công việc quản lí chính quyền. Việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lợng vũ trang là những khâu chuẩn bị quan trọng trong việc thực hiện chủ trơng
khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền ở từng địa phơng để tiến tới tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nớc. Đó cũng chính là đặc điểm của quá trình
hình thành nhà nớc cách mạng ở nớc ta.
Cuối năm 1944 đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bớc vào giai đoạn
kết thúc. Tình hình thế giới và trong nớc có những chuyển biến thuận lợi cho
cách mạng Việt Nam. Ngày 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dơng.
Do dự đoán trớc tình hình, nên ngay trong đêm 09- 03-1945, Ban thờng vụ
trung ơng Đảng đã họp và ra bản chỉ thị quan trọng "Nhật - Pháp bắn nhau và

23



hành động của chúng ta". Bản chỉ thị nhận định: Cách mạng Việt Nam đã bớc
vào thời kỳ "tiền khởi nghĩa'' và phát đông một phong trào kháng Nhật mạnh
mẽ trong toàn quốc. Đặc biệt là bản chỉ thị đã đề cập tới nhiệm vụ thành lập
chính quyền cách mạng của nhân dân với các hình thức cụ thể nh sau:
Trên phạm vi toàn quốc, thành lập uỷ ban nhân dân cách mạng Việt
Nam theo hình thức của một chính phủ lâm thời.
ở những vùng dân quân, du kích hoạt động, ở các căn cứ địa cách
mạng, thành lập các "uỷ ban nhân dân cách mạng" và "uỷ ban công nhân cách
mạng".
ở các nhà máy hầm mỏ, làng ấp, đờng phố, trại lính, trờng học, công
sởthành lập các uỷ ban dân tộc giải phóng .
Những hình thức chính quyền trên đây đã xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ theo điều kiên của từng vùng, từng công sở. Tiếp theo đó, trớc tình hình
vùng giải phóng ngày càng mở rộng, ngày 16-4-1945, tổng bộ Việt Minh lại
ra chỉ thị về việc thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng các cấp. Trong phạm vi
cả nớc thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức chính quyền cách
mạng lâm thời. Bản chỉ thị xác định rõ thành phần uỷ viên trong các uỷ ban và
nêu rõ 4 nhiệm vụ cụ thể của các uỷ ban là: Bảo vệ và bênh vực quyền lợi về
mọi mặt cho nhân dân; Tổ chức huấn luyện chính trị quân sự ; bảo vệ trật tự trị
an, ngăn ngừa và diệt trừ Việt gian; phân xử các xung đột, xích mích trong nội
bộ nhân dân . Bản chỉ thị trên đây đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho
việc xây dựng chính quyền cách mạng và tập dợt cho nhân dân nắm chính
quyền khi tổng khởi nghĩa giành thắng lợi .
Tháng 6 - 1945 khu giải phóng : Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà
đợc thành lập. Trong khu giải phóng một uỷ ban lâm thời khu giải phóng đã
làm nhiệm vụ lãnh đạo toàn khu về mọi mặt và uỷ ban cũng đã thực hiện hai
nhiệm vụ đó là trấn áp sự chống đối của kẻ thù, bảo vệ cách mạng và tổ chức

24



xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Đây cũng là một hình thức rất thích
hợp đối với nớc ta trong giai đoạn khởi nghĩa từng phần.
Tháng 8 - 1945, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Hội nghị toàn
quốc của Đảng khai mạc ở Tân Trào (13/8/1945) đã quyết định phát động và
lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nớc. Trớc tình
hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có một chính phủ lâm thời mang tính chất
hợp pháp để lãnh đạo nhân dân. Trong điều kiện hết sức gấp rút và muôn vàn
khó khăn ấy, lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn quyết định bằng mọi giá phải nhanh
chóng triệu tập Hội nghị Quốc dân Đại hội. Cũng trong ngày đó, Uỷ ban khởi
nghĩa toàn quốc đã ra quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày
16/8/1945, Quốc dân Đại hội bao gồm 60 đại biểu trong cả nớc, đại diện cho
các đảng phái chính trị, đoàn thể quần chúng dân tộc, tôn giáo trong cả nớc đã
khai mạc ở Tân Trào. Đại hội đã tiến hành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là
bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng
đầu, đồng thời qui định quốc ca, quốc kỳ. Từ đó đến ngày khởi nghĩa hoàn
toàn thắng lợi, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành
khởi nghĩa dành chính quyền trong phạm vi toàn quốc.
Về mặt nhà nớc, Cách mạng tháng Tám đã giành đợc 2 thắng lợi có ý
nghĩa quyết định:
Một là: Lật đổ và xoá bỏ hoàn toàn chế độ chính trị và chính quyền thực
dân phong kiến.
Hai là: Giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đa họ lên địa
vị của ngời làm chủ đất nớc.

Chơng 2.Nhà nớc Việt Nam kiểu mới năm đầu tiên sau
cách mạng tháng Tám(2/9/1945-19/12/1946)

25



×