Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu tác tử thì, mà, là trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.86 KB, 75 trang )

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
   

HỒNG NHI

TÌM HIỂU TÁC TỬ THÌ, MÀ, LÀ TRONG
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Luận văn tốt nghiệp
ngành NGỮ VĂN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: ThS. CHIM VĂN BÉ
ĐIỂM A

CẦN THƠ, THÁNG 04 NĂM 2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cơ bản của
câu tiếng Việt. Ranh giới đề - thuyết trong câu tiếng Việt có thể đƣợc nhận diện nhờ
một số yếu tố đặc biệt đƣợc gọi là tác tử chuyên dùng đó là: thì, mà, là.
Truyện Kiều ra đời tính đến nay đã hơn hai thế kỉ và cũng đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu Truyện Kiều ở rất nhiều khía cạnh. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều là
một trong những vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, đề
tài “Tìm hiểu tác tử thì, mà, là trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” là một đề tài mới,
chƣa đƣợc khai khác, chƣa có công trình nghiên cứu nào. Chọn đề tài này chúng tôi
muốn tìm hiểu xem văn chƣơng thời trƣớc đã sử dụng tác tử ra sao. Và cụ thể là ba tác
tử thì, mà, là đã đƣợc Nguyễn Du sử dụng nhƣ thế nào trong Truyện Kiều – một tác


phẩm thơ Nôm nổi tiếng của thời đại. Mong rằng với bài viết nhỏ bé của mình cũng sẽ
phần nào đóng góp thêm vào việc khẳng định cái tài của Nguyễn Du trong việc sử
dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều. Và do đây là đề tài mới, ngƣời viết cũng là lần đầu
tiên viết luận văn nghiên cứu nên sẽ không tránh khỏi những sai sót.

II. Lịch sử vấn đề
Ngôn ngữ học đƣợc hình thành và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn. Ở Phƣơng
Tây ngữ pháp chức năng đã đƣợc nghiên cứu cách đây một thời gian khá lâu. Nhƣng ở
Việt Nam thì chỉ mới bắt đầu nghiên cứu trong thời gian gần đây, vào khoảng thập
niên 80 của thế kỉ XX.
Nghiên cứu ngữ pháp chức năng có một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
-Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam –Trƣơng Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê
(1963)
- Subject or Topic in Vietnames – Helge J.J. Dyvik (1984) (theo tài liệu của
Chim Văn Bé)
-Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng – Cao Xuân Hạo (1994)
Trong cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt, có ba yếu tố chuyên dùng để phân chia
biên giới và đánh dấu đề - thuyết, đƣợc gọi là tác tử cú pháp (syntactic operators), đó
là thì, mà, là. Đây là ba yếu tố mà Trƣơng Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê là những
ngƣời đầu tiên phát hiện ra chức năng đặc biệt của chúng.

2


Trong Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, tuy là công trình nghiên cứu về câu theo
cấu trúc luận nhƣng cũng đã lấn sang ngữ pháp chức năng với sự phát hiện ra nhƣng
chức năng đặc biệt của thì, mà, là, ba yếu tố mà hai tác giả này gọi là “trợ từ” với
chức năng “phân cách” một số thành phần câu.
Năm 1984, Dyvik trong công trình nghiên cứu của mình có nói đến thì với hai
chức năng đánh dấu đề và đánh dấu thuyết.( Theo Chim Văn Bé đã dẫn)

Khoảng mƣời năm sau, Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức
năng có bàn đến thì và là nhƣng vẫn chƣa chạm đến chữ mà, một tác tử có chức năng
rất phức tạp, mặc dù mà xuất hiện trong rất nhiều câu ông dẫn ra.
Sau này, trong Giáo trình Ngữ pháp học chức năng tiếng Việt – Cú pháp học
Chim Văn Bé đã nghiên cứu, tìm hiểu và đƣa ra những lí thuyết chung về ba tác tử
này. Ông đã lí giải cụ thể những đặc điểm và cách sử dụng các yếu tố này trong việc
đánh dấu và phân giới đề - thuyết của câu, cú, tiểu cú. Đặc biệt là đối với mà, một yếu
tố có nhiều chức năng phức tạp trƣớc giờ chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu tìm hiểu đến.
Đối với ba tác tử này cũng có một vài công trình nghiên cứu, vận dụng chúng
vào phân tích cấu trúc câu tiếng Việt nhƣ:
- Tục ngữ Việt Nam – Cấu trúc và thi pháp - Nguyễn Thái Hòa (1997)
- Cấu trúc cú pháp của các đơn vị tục ngữ - Nguyễn Đức Dƣơng (1998)
Riêng đối với Truyện Kiều thì cũng đã có không ít những công trình nghiên cứu.
“Trong các vấn đề tranh luận về Truyện Kiều xưa nay, có một vấn đề duy nhất dường
như không có mấy ý kiến trái ngược. Đó là vấn đề những thành tựu về ngôn ngữ văn
học của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Hầu như các nhà nghiên cứu, bình luận đều
khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn
ngữ của thời đại ông, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một
đỉnh cao chói lọi” [12:359].
Trong 200 năm nghiên cứu bàn luận về truyện Kiều – Lê Xuân Lít đã tập hợp
1024 công trình của các tác giả nghiên cứu Truyện Kiều từ trƣớc tới nay, trong đó có
nhiều bài viết về ngôn ngữ trong Truyện Kiều nhƣ:
- Đi tìm một vài đặc điểm của ngôn ngữ truyện Kiều – Đào Thản, trên cơ sở
thống kê đã trình bày một cách thuyết phục về việc khẳng định ngôn ngữ Truyện Kiều
rất phong phú và đa dạng, có những nét đặc biệt về cú pháp và mang đậm tính nhân

3


dân. Ông cho rằng: “Cách làm giàu của Nguyễn Du về vốn từ đáng chú ý nhất là phát

triển các kiểu đồng nghĩa”[12:1237]
- Các phương thức tu từ trong Truyện Kiều – Phạm Đan Quế đã nghiên cứu
về việc sử dụng biện pháp tu từ trong Truyện Kiều. Ông cho rằng: “Nghiên cứu tác
phẩm văn học đặc biệt là về mặt nghệ thuật, không thể không kể đến các phương tiện
và cá biện pháp tu từ trong phong cách học”[12:1214] và ông đã liệt kê tóm tắt đƣợc
khoảng 60 phƣơng thức tu từ trong Truyện Kiều: tỉ dụ, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, lặp
từ, thế từ, tượng trưng, tỉnh lược, vật hóa, liệt kê, câu hỏi tu từ, đảo đổi, đối ngẫu,
thành ngữ, dẫn ngữ….
- Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều – Phan Ngọc, ông cho
rằng: “Truyện Kiều có cái đẹp sâu sắc, tế nhị tinh vi của thơ đường, có cái đẹp giản dị,
chất phát của ca dao. Truyện Kiều có nhiều điển cố, nhưng được cố lại thành những
lời nói thông thường gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều
có cả nhạc lẫn họa, mang sắc thái cô đọng, khái quát cao độ, có ước lệ, cách điệu và
tượng trưng nhưng vẫn chân thật không xa rời sự thật”.[13:290]
Và trong đề tài luận văn này, chúng tôi tìm hiểu về việc sử dụng thì, mà, là
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng nhằm khẳng định thêm cái tài sử dụng ngôn
ngữ của Nguyễn Du.
III.Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu cụ thể hơn những lí thuyết về cấu
trúc đề - thuyết và các yếu tố chuyên dùng đánh dấu, phân chia biên giới đề - thuyết
thì, mà, là. Đồng thời qua đó, chúng tôi áp dụng vào khảo sát Truyện Kiều – một tác
phẩm bằng chữ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Du. “Tìm hiểu tác tử thì, mà, là trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du” nhằm thống kê và phân loại việc sử dụng tác tử thì, mà,
là trong Truyện Kiều và để tìm hiểu xem văn chƣơng thời trƣớc, cụ thể là Truyện Kiều
đã sử dụng tác tử nhƣ thế nào.

IV. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và đề tài là “Tìm hiểu tác tử thì, mà, là trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du” nên phạm vi tìm hiểu của chúng tôi chủ yếu xoay quanh về định
nghĩa cấu trúc đề - thuyết, các đặc điểm, chức năng, cách dùng của tác tử chuyên dùng

đánh dấu và phân giới đề - thuyết thì, mà, là, và lí thuyết chung về đề tình thái, thuyết
tình thái đƣợc lấy từ các sách về ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo, Chim Văn
4


Bé và một số tác giả khác… Qua đó chúng tôi vận dụng vào khảo sát Truyện Kiều của
Nguyễn Du để làm rõ thêm đề tài nghiên cứu.

V. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành tiếp cận tìm đọc tài liệu,
lƣợc thuật tài liệu, thống kê, phân loại, và sau đó phân tích, tổng hợp tài liệu. Và trên
nền kiến thức chung về cấu trúc đề - thuyết và các đặc điểm, chức năng, cách dùng của
ba tác tử thì, mà, là, chúng tôi tiến hành khảo sát vào tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du để đƣa ra kết quả cho luận văn.

5


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng một

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CHUNG
I. CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP
CHỨC NĂNG
1. Khái niệm về đề và thuyết
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng thì cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cơ bản của
câu tiếng Việt. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã tìm hiểu và đƣa ra nhiều định nghĩa
khác nhau về đề - thuyết. Sau đây chúng tôi xin dẫn ra một vài định nghĩa của một số
tác giả.
Trong Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Lƣu Vân Lăng cho rằng: “Đề và thuyết là

những thành tố nòng cốt cấu tạo nên nòng cốt câu, hạt nhân đề - thuyết là cấu trúc hạt
nhân của câu” [10:78]. Đề và thuyết đƣợc ông định nghĩa: “Đề là bộ phận chỉ cái
được nêu lên để nhận định. Thuyết là bộ phận mang nội dung thuyết minh rõ về cái
được nêu lên”. [10:78]
Đào Thanh Lan, trong bài viết Phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết giải thích:
Đề là “chủ đề của sự nhận định” và thuyết là “điều được nhận định” [9:40]
Còn Cao Xuân Hạo, trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng định nghĩa:
“Đề là thành tố trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng
thành tố trực tiếp thứ hai: phần thuyết”. [4:149]
Trong giáo trình Ngữ pháp học chức năng tiếng Việt- Cú pháp học, đề và thuyết
đƣợc Chim Văn Bé định nghĩa: “Đề là thành phần trực tiếp thứ nhất của câu nêu lên
phạm vi hiệu lực của nội dung được triển khai tiếp theo trong trong thành phần trực
tiếp thứ hai: phần thuyết”.[3:49]
Để tiện cho việc thực hiện luận văn, chúng tôi chọn cho mình một cách hiểu về đề
- thuyết theo định nghĩa của Chim Văn Bé, cách lí giải mà theo chúng tôi là hợp lí và
dễ hiểu nhất.
Trong các câu sau đây, những từ ngữ in nghiêng là đề, từ ngữ gạch dƣới là thuyết:
1) Hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt guờm guờm, đôi môi mím chặt. (NC)
2) Mưa vẫn rơi nhẹ nhàng trên đồng nước. (AĐ)
6


2. Phân loại đề
Đề đƣợc chia thành hai loại lớn: nội đề và ngoại đề.

2.1. Ngoại đề
Theo Cao Xuân Hạo: “Ngoại đề là phần đề ngữ đứng ngoài cấu trúc cú pháp
của câu không có chức năng cú pháp bình thường nào trong câu. Nó thực hiện một
chức năng như vật thể ngoại tại.” [4:80]
Chim Văn Bé cho rằng: “Ngoại đề là loại đề có chức năng đưa đẩy, dẫn nhập

vào sự tình được nêu trong câu, cú chính. Nó thường nêu lên một hay một vài đối
tượng như sự vật ngoại tại, có mối quan hệ nào đó với sự tình được câu, cú chính biểu
đạt”.[3:55]
Nhƣ vậy, ngoại đề là phần nằm bên ngoài cấu trúc câu, có chức năng dẫn nhập vào
sự tình đƣợc nêu trong câu.Câu, cú có thể có một hoặc vài ngoại đề có quan hệ đẳng
lập.
Trong các câu sau đây, phần gạch dƣới là ngoại đề:
3) Ngày hòa bình lập lại, bấy giờ An đã là một tiểu đoàn trưởng. (NMC)
4) Ngay cả đến trẻ con, chúng nó cũng không bậy bạ như xưa. (VTP: SĐ)
Trên bề mặt cấu trúc của câu, có thể nhận diện ngoại đề dựa vào hai đặc điểm:
(1) Về ngữ điệu, ngoại đề thƣờng đƣợc tách khỏi phần còn lại của câu, cú bằng
một quãng ngắt giọng ngắn.
(2) Nếu ngoại đề nêu lên một đối tƣợng có tham gia vào sự tình đƣợc biểu đạt
tiếp theo trong câu chính, thì đối tƣợng đó sẽ đƣợc nhắc lại bằng cách lặp từ hay thay
thế bằng đại từ hồi chiếu.
Ngoại đề không thƣờng xuyên xuất hiện trong câu, chỉ là thành phần phụ nên
không thuộc cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt.

2.2. Nội đề
Nội đề thuộc cấu trúc cú pháp cơ bản của câu. Nội đề gồm hai tiểu loại. Tuy
nhiên, về cách gọi tên hai tiểu loại trong nội đề thì lại không nhất quán với nhau giữa
các tác giả. Theo Cao Xuân Hạo thì nội đề gồm: chủ đề và khung đề. Chủ đề và khung
đề đƣợc Cao Xuân Hạo định nghĩa:
“Chủ đề là phần câu chỉ cái đối tượng được nói đến trong phần thuyết, cái chủ
thể của sự nhận định”. [4:154]
7


“Khung đề là phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về cảnh
huống, thời gian, không gian, trong đó điều được nói ở phần thuyết có hiệu lực”.

[4:154]
Theo Chim Văn Bé thì nội đề chia làm hai loại: đề tài và đề khung, đƣợc định
nghĩa nhƣ sau:
“Đề tài là loại đề nêu lên một đối tượng mang tính chất chủng loại, tập hợp hay
cá nhân, cá thể mà phần thuyết sẽ triển khai tiếp theo.” [3:53]
“Đề khung là loại đề nêu lên một cái khung về thời gian, không gian, trạng
huống, điều kiện, số lượng,… mà nội dung được triển khai tiếp theo trong phần thuyết
có hiệu lực.” [3:53]
Ở đây chúng tôi dùng khái niệm đề tài và đề khung nhằm đảm bảo tính thống
nhất về thuật ngữ: đề tài, đề khung và sau này là đề tình thái.
Các câu sau đây có phần gạch dƣới là đề tài:
5) Mèo là loài động vật chuyên bắt chuột.
6) Trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ. (NC)
Các câu sau đây có phần gạch dƣới là đề khung:
7) Chín người (thì) mười ý.
8) Bây giờ thì mọi thức đã xong. (NC)
9) Buổi tối hôm ấy, sau khi đưa các anh ra thuyền trở về Nam, tôi bực tức vô
cùng. (NC)

3. Hiện tƣợng ghép
Hiện tƣợng ghép là hiện tƣợng câu có nhiều đề, nhiều thuyết hay nhiều cấu trúc
đề - thuyết ghép lại với nhau bằng trật tự tuyến tính hay bằng kết từ.
Có thể gọi câu nhiều đề ghép lại với nhau là câu ghép đề, câu có nhiều thuyết
ghép lại với nhau gọi là câu ghép thuyết, câu có nhiều cấu trúc đề - thuyết ghép lại với
nhau là câu ghép cú.
Khái niệm cú ở đây đƣợc hiểu là cấu trúc đề - thuyết có quan hệ đẳng lập hay
chính - phụ với cấu trúc đề - thuyết khác trong cùng một câu. Câu ghép cú có các cú
kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp đẳng lập là câu ghép đẳng lập. Câu ghép cú
có các cú kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp chính – phụ là câu ghép chính –
phụ.


8


Dƣới đây là một số ví dụ về hiện tƣợng ghép:
10) Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm đang quây quần với nhau
trong xó bếp. (NC)
Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm đang quây quần với nhau trong xó bếp.
Đề tài 1

Đề tài 2

Thuyết

Câu (10) có hai đề và một thuyết, hai đề đƣợc ghép với nhau bằng kết từ “và”.(câu
ghép đề)
11) Tôi ấp úng và vội vàng nhỏm dậy. (NC)
Tôi ấp úng và vội vàng nhỏm dậy.
Đề tài Thuyết 1

Thuyết 2

Câu (11) có một đề và hai thuyết, hai thuyết đƣợc ghép với nhau bằng kết từ
“và”.(câu nghép thuyết)
12) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (TNĐL)
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
đt 1

t1
Cú 1


đt 2

t2

đt 3

t3

Cú 2

Cú 3

Câu (12) có ba cú đƣợc ghép với nhau, mỗi cú là một cấu trúc đề - thuyết. (câu
nghép cú)

4. Hiện tƣợng phức
Ngoài hiện tƣợng ghép, câu tiếng Việt còn có thể đƣợc phức tạp hóa theo quan
hệ đối vị từ đó hình thành nên các bậc đề - thuyết khác nhau trong câu. Câu có thể
phức tạp hóa đề, phức tạp hóa thuyết hay phức tạp hóa cả đề lẫn thuyết.
Hiện tƣợng phức là hiện tƣợng câu có phần đề, phần thuyết hay phụ tố (định tố,
bổ tố) trong phần đề, phần thuyết đƣợc cấu tạo bằng cấu trúc đề - thuyết dƣới bậc, có
thể đƣợc phát triển thành nhiều bâc. Các bậc cấu trúc đề - thuyết là kết quả của việc
phức tạp hóa câu theo quan hệ đối vị và đảm nhiệm vai trò đề - thuyết của câu bậc trên
là tiểu cú.
Trên lí thuyết ta có thể phức tạp hóa không hạn chế số bậc đề - thuyết, tuy nhiên
thƣờng thì không phức tạp hóa quá bốn bậc.

9



Có thể gọi câu có phần đề hay phụ tố trong phần đề đƣợc phức tạp hóa là câu
phức đề, câu có phần thuyết hay phụ tố trong thuyết đƣợc phức tạp hóa là phức thuyết,
câu có phần đề lẫn phần thuyết hay phụ tố trong phần đề và phần thuyết đƣợc phức tạp
hóa là câu phức đề - thuyết.
Dƣới đây là một số ví dụ về hiện tƣợng phức tạp hóa cấu trúc cú pháp:
14) Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba. (NC)
Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba.
đt

t
ĐK

T

Trong câu (14), thì đánh dấu đề - thuyết bậc câu, đề của câu đƣợc phức tạp
hóa một bậc đề - thuyết, có đề là đề tài.(câu phức đề)
15) Bà Tổng Hiền coi hàng thì bà cũng vừa ý lắm. (HBC)
Bà Tổng Hiền coi hàng thì bà cũng vừa ý lắm.
đt

t

đt

ĐK

t
T


Trong câu (15), thì đánh dấu đề - thuyết bậc câu, đề và thuyết của câu đều đƣợc
phức tạp hóa một bậc đề - thuyết.(câu phức cả đề lẫn thuyết)
16) Bây giờ thì mọi thức đã xong. (NC)
Bây giờ thì mọi thức đã xong.
Đt
ĐK

t
T

Trong câu (16), thì đánh dấu đề - thuyết bậc câu,có đề là đề khung, thuyết của câu
đƣợc phức tạp hóa một bậc đề - thuyết, có đề là đề tài.(câu phức thuyết)

II. CÁC YẾU TỐ CHUYÊN DÙNG PHÂN GIỚI VÀ ĐÁNH DẤU ĐỀ THUYẾT
1.Một số hiểu biết chung
Ranh giới đề - thuyết trong câu tiếng Việt vẫn có thể đƣợc nhận diện nhờ một
số yếu tố đặc biệt: thì, mà, là. Các yếu tố này đƣợc Trƣơng Văn Chình và Nguyễn
Hiến Lê trong Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam gọi là “trợ từ” với chức năng “phân
cách” một số thành phần câu.[6:125]

10


Còn Cao Xuân Hạo trong Tiếng Viêt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng gọi các yếu
tố này là “những phương tiện đánh dấu sự phân chia đề - thuyết trong câu”.[4:156].
Tuy nhiên, ông chỉ mới đƣa ra những chức năng đánh dấu và phân giới đề - thuyết của
thì và là, còn mà thì ông chƣa xem xét cụ thể và có hệ thống.
Sau này, trong giáo trình Ngữ pháp học chức năng tiếng Việt – Cú pháp học,
Chim Văn Bé gọi chúng là “các yếu tố chuyên dùng đánh dấu và phân giới đề thuyết”. Ông đã lí giải cụ thể những đặc điểm, chức năng và cách sử dụng các yếu tố
này trong việc đánh dấu và phân giới đề - thuyết của câu, cú, tiểu cú. Vì thế ở đây,

chúng tôi tiếp thu ba tác tử thì, mà, là theo cách lí giải của Chim Văn Bé.

1.1. Đối với thì
Thì có biến thể phát âm là thời, là tác tử chuyên dùng có chức năng đánh dấu và
phân giới đề - thuyết thuộc nhiều bậc, ngoại trừ những trƣờng hợp thì không đƣợc
dùng với chức năng này. Thì có hai chức năng chính đó là đánh dấu phần đề và đánh
dấu phần thuyết. Ngữ đoạn đứng trƣớc thì là đề, ngữ đoạn đứng sau thì là thuyết.

1.1.1. Thì đánh dấu phần đề:
Thì đánh dấu phần đề và phân chia biên giới đề - thuyết, khi đề mang tính chất
đối sánh với đề khác, đƣợc nêu ra hay mang tính chất tiền giả định. Đề đƣợc đánh dấu
bằng thì có thể là đề tài hoặc đề khung thuộc nhiều cấp độ.
Trong các câu sau đây thì đánh dấu phần đề (phần gạch dƣới):
17) Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?(ND)
18) Vội vàng xuống lệnh ra uy,
Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răng. (ND)
Cũng cần lƣu ý thêm rằng, thì đƣợc dùng đánh dấu đề đối sánh không chỉ diễn ra
trong tổ chức nội tại của câu, mà còn đƣợc thực hiện xuyên qua biên giới câu:
19) Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự
cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (NC)

1.1.2. Thì đánh dấu phần thuyết
Thì đánh dấu phần thuyết và phân chia biên giới đề - thuyết, khi đề của câu, cú,
tiểu cú là đề khung chỉ điều kiện, thời gian, không gian, cảnh huống hay số lượng và
không mang tính chất đối sánh.
Trong các câu sau đây thì đánh dấu phần thuyết (phần gạch dƣới):
20) Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om. (NC)
11



21) Tiệc bày thưởng tướng khao binh,
Thì thùng trống trận rập rình nhạc quân. (ND)

1.2. Đối với mà
Với tƣ cách là tác tử chuyên dùng mà cũng có chức năng đánh dấu và phân
giới đề - thuyết thuộc nhiều bậc, trừ những trƣờng hợp mà không đƣợc dùng với chức
năng này. Hai chức năng chính của mà là đánh dấu phần đề và đánh dấu phần thuyết.
Ngữ đoạn đứng trƣớc mà là đề, ngữ đoạn đứng sau mà là thuyết,

1.2.1. Mà đánh dấu phần đề
Mà đánh dấu phần đề và phân giới đề - thuyết, khi đề và thuyết có quan hệ bất
thƣờng về mặt logic theo sự nhìn nhận của ngƣời nói.
22) Gần bốn mươi tuổi rồi mà trông còn phây phây. (NC)
Sự bất thƣờng này bộc lộ rõ khi ta thay mà bằng thì:
23) Gần bốn mươi tuổi rồi thì không còn phây phây. (NC)
Tƣơng tự, khi đƣợc dùng để phân giới đề - thuyết tiểu cú làm thuyết của câu, mà
cũng đánh dấu đề tiểu cú:
24) Người nhỏ nhen như vậy ai thì mà thương cho được.

1.2.2. Mà đánh dấu phần thuyết
Mà đánh dấu phần thuyết, khi đề là đề khung nêu lên điều kiện và không mang
tính đối sánh, còn phần thuyết nêu lên hệ quả nghịch thƣờng về mặt logic theo sự nhìn
nhận của ngƣời nói.
Trong câu sau đây, đề và thuyết có quan hệ nghịch thƣờng về mặt logic theo sự
nhìn nhận chủ quan của ngƣời nói:
25) Ăn mày mà đòi xôi gấc. (TN)
Bởi theo nhìn nhận chủ quan của ngƣời nói thì:
26) Ăn mày thì không đòi xôi gấc.
Mà cũng đƣợc dùng đánh dấu phần thuyết tiểu cú và phân giới đề - thuyết, tiểu cú

làm đề khung nêu điều kiện thuộc nhiều cấp độ:
27) Tao mà bắt được đứa nào thì tao đuổi. (NCH:TN)
Trong cách dùng này, mà đánh dấu phần thuyết, vì về mặt ngữ âm, mà gắn với
phần thuyết.
Ngoài ra, khi phân giới đề – thuyết mà còn có thể đƣợc dùng nhƣ một tác tử phủ
định. Khi đƣợc dùng với chức năng này, nếu sau mà không có các từ phủ định khác
12


nhƣ: không, chẳng, chả, thì câu, cú, tiểu cú có nghĩa phủ định. Ngƣợc lại, nếu sau mà
có các tác tử phủ định này, thì câu, cú, tiểu cú có nghĩa khẳng định.
28) Bài tập như vậy thì ai mà không làm được.
29) Bài tập như vậy thì ai mà làm được.

1.3. Đối với là
Là có thể đƣợc dùng với hai tƣ cách: tác tử chuyên dùng và vị từ quan hệ.
Là là tác tử chuyên dùng phân giới đề - thuyết, khi đó nó có vai trò thuyết hóa
những ngữ đoạn phi tuyến tính (phi vị từ tính) nhƣ danh ngữ, tiểu cú có chuyển tố (kết
từ) tiền tính, từ ngữ luôn có vật quy chiếu (referent) xác định nhƣ tên riêng, đại từ
nhân xƣng, đại từ trực chiếu, hồi chiếu, khứ chiếu. Trong trƣờng hợp này, là đánh dấu
phần thuyết và phân giới đề - thuyết. Ngữ đoạn đứng trƣớc là là đề, ngữ đoạn đứng sau
là là thuyết.
Khi là đƣợc dùng với chức năng này. Ta không thể tình thái là bằng cách đặt
trƣớc nó các yếu tố tình thái nhƣ: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp, vẫn, còn…
30) Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. (ND)
31) Anh ra đi là để kiếm tiền.
Ngoài chức năng làm tác tử, là còn là vị từ quan hệ, khi đó trƣớc là có thể dùng
tác tử thì, mà hay có thể tình thái là bằng cách đặt trƣớc nó các loại yếu tố tình thái.


1.4. Về cách kiểm tra biên giới đề - thuyết bằng thì, mà, là
Với chức năng đánh dấu và phân giới đề - thuyết nhƣ đã nêu, ta có thể đƣa thì,
mà, là đƣa vào câu để kiểm tra, qua đó nhận diện biên giới đề - thuyết các bậc khi câu
có biên giới đề - thuyết không rõ ràng.
32) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. (TN)
→ Nuôi lợn (thì) ăn cơm nằm, nuôi tằm (thì) ăn cơm đứng
33) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (TN)
→ Nhất (là) nước, nhì (là) phân, tam (là) cần, tứ (là) giống (+)
Khi câu có biên giới đề - thuyết rõ ràng, qua mối quan hệ giữa câu với tình
huống hay ngôn cảnh, ta có thể xác định đƣợc đề thì không cần và không thể đƣa các
tác tử này vào để kiểm tra, vì câu không dung nạp đƣợc tác tử.
34) Bà lão nhìn ra bên ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (KL)
→ Bà lão (thì) nhìn ra bên ngoài. Bóng tối (thì) trùm lấy hai con mắt.(-)
13


Ghi chú: (+): Chấp nhận đƣợc.
(-): không chấp nhận đƣợc.
Ngoài những trƣờng hợp đã nêu trên thì ba tác tử thì, mà, là còn có thể đƣợc dùng
phối hợp với nhau trong một câu. Và tùy theo trƣờng hợp mà thì, mà, là có thể đánh
dấu đề - thuyết bậc câu, cú hay tiểu cú.

2. Quy tắc chung về cách dùng thì, mà, là
Trong Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo đã đƣa ra 7 thông
lệ chi phối số lƣợng cũng nhƣ vị trí thì và là vì đối với tác tử mà ông chƣa tìm hiểu
đƣợc.
Chim Văn Bé thì đã khái quát nên 3 quy tắc chung cho cách dùng thì, mà, là
trong câu tiếng Việt mà chúng tôi cho rằng rất hợp lí và ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận
dụng vào phân tích cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Và trong đề tài luận văn này
chúng tôi đi theo ba quy tắc đó.


2.1. Quy tắc thứ nhất
Ở cùng một bậc quan hệ cú pháp, mỗi tác tử thì, mà, là có thể đƣợc dùng nhiều
lần, nhƣng thƣờng thì không qúa bốn lần.
35) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.(TN)
36) Người là cha, là bác, là anh. (TH)
37) Cô thấy đời là sự nghèo khổ và sự nhẫn nhục của cha mẹ, là sự siêng năng
làm ăn của cô mà thôi. (VTP:GT)

2.2. Quy tắc thứ hai
Ở hai bậc quan hệ đề - thuyết gián cách, mỗi tác tử thì, mà, là cũng có thể đƣợc
dùng nhiều lần, tuy nhiên trƣờng hợp này xuất hiện không phổ biến.
(Vợ Văn Minh dẩu mỏ nói:
-Sống như vậy thật là trái lẽ tạo hóa.
Cụ Hồng phân trần:
38) Nên tôi mong cho cụ tôi về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày ấy,
chứ sống mà ăn không được, ngủ không được, lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì
phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì!(VTP:SĐ)
(Thế nào chúng ta cũng còn gặp nhau nữa)
39)(Mà) (cho dù) cô xuống dưới kia (thì) tôi cũng không bao giờ (mà) cho rằng
cô là người khi gặp khó khăn thì bỏ người khác. (NMC)
14


2.3. Quy tắc thứ ba
Ở hai bậc đề - thuyết kế cận nhau (tiếp giáp nhau), thì, mà, là hoặc đƣợc dùng
phân giới kết cấu đề - thuyết bậc trên, hoặc đƣợc dùng phân giới kết cấu đề-thuyết bậc
dƣới, nghĩa là không thể dùng thì, mà, là cùng một lúc ở hai bậc đề – thuyết kế cận
nhau.
40) Những đứa con lớn, đứa đi ở bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đi xin những cái

hoa chuối, những nắm khoai đội đi những chợ xa bán để kiếm vài xu ăn cho khỏi
chết.(NC)
Đƣa thì vào phân giới kết cấu đề - thuyết bậc câu:
(a) Những đứa con lớn (thì) đứa đi ở bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đi xin
những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi những chợ xa bán để kiếm vài xu ăn cho
khỏi chết. (+)
Đƣa thì vào phân giới kết cấu đề - thuyết bấc tiểu cú làm thuyết ghép của câu:
(b) Những đứa con lớn, đứa (thì) đi ở bế em, đứa (thì) đi ở chăn trâu, đứa (thì)
đi xin những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi những chợ xa bán để kiếm vài xu
ăn cho khỏi chết.(+)
Nhƣng không thể cùng lúc đƣa thì vào kiểm tra ở hai bậc cấu trúc đề - thuyết:
(c) Những đứa con lớn (thì) đứa (thì) đi ở bế em, đứa (thì) đi ở chăn trâu, đứa
(thì) đi xin những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi những chợ xa bán để kiếm
vài xu ăn cho khỏi chết.(-)
Tƣơng tự, chỉ có thể đƣa thì vào phân giới một trong hai bậc kết cấu đề thuyết kế cận nhau trong câu sau:
41) Sông Bến Hải bên bồi bên lỡ,
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương.(TH)
Đƣa thì vào kiểm tra tiểu cú bậc một làm đề khung của câu:
(a) Sông Bến Hải (thì) bên bồi bên lỡ,
Cầu Hiền Lương (thì) bên nhớ bên thương.(+)
Đƣa thì vào kiểm tra bốn tiểu cú bậc hai làm thuyết ghép trong hai đề khung
đẳng lập của câu:
(b) Sông Bến Hải bên (thì) bồi bên (thì) lỡ,
Cầu Hiền Lương bên (thì) nhớ bên (thì) thương.(+)
Nhƣng không thể đƣa thì vào kiểm tra cùng lúc hai bậc tiểu cú:
15


(c) Sông Bến Hải (thì) bên (thì) bồi bên (thì) lỡ,
Cầu Hiền Lương (thì) bên (thì) nhớ bên (thì) thương.(-)

Qua kiểm tra, chúng ta thấy trong câu (40 b), có thể dùng thì ba lần, vì thì ở đây
phân giới ba tiểu cú cùng một bậc làm thuyết ghép của câu. Trong câu (41 b), thì có
thể đƣợc dùng đến bốn lần để phân giới đề - thuyết trong bốn tiểu cú cùng bậc của câu.
Điều này càng chứng minh rõ quy tắc thứ nhất đã nêu là chính xác.

3. Cách dùng thì
Các nhà nghiên cứu ngữ pháp chức năng đã đƣa ra những cách dùng chủ yếu của
tác tử thì. Theo Chim Văn Bé, đối với thì ta có thể lƣu ý một số trƣờng hợp sau đây:

3.1. Bắt buộc dùng thì
(1) Trong những câu mà nếu vắng thì, cấu trúc đề - thuyết không rõ ràng, khó
nhận diện, nghĩa của câu mơ hồ, dễ bị lẫn lộn với cấu trúc khác.
42) Bán thì làm văn tự. Không bán thì về. (NTT)
43) Không biết thì im lặng mà nghe người khác nói.
(2) Khi câu có đề dài, thuyết lại ngắn, ranh giới đề - thuyết khó nhận diện.
44) Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng
nhẫy. (NC)
(3) Trong kiểu câu ngắn, kiểu câu tục ngữ có dạng cô đúc.
45) Tham thì thâm. Túng thì tính.
(4) Khi câu có phần thuyết biểu đạt nội dung tình thái, đã đƣợc thành ngữ hóa,
tiêu biểu nhƣ: thì thôi, thì chết, thì nguy, thì phải, thì phải biết, thì khốn, thì đâu đến
nổi, thì hết chổ nói, thì khỏi phải nói, thì hết xẩy, thì bỏ mẹ,…
46) Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi! (ND)
(5) Khi phần đề đã bị tỉnh lƣợc dựa vào ngôn cảnh hay tình huống.
(Anh đốt nhà thì hàng xóm bắt vạ anh)
47)- Thì ông đi ngồi tù cho chúng mày đi ăn mày cả lượt. (T. Hoài)

3.2. Không bắt buộc dùng thì
(1)Khi biên giới đề - thuyết đã rõ ràng nhờ tác dụng của ngôn từ hay ngôn cảnh,

thì ta có thể không cần phải dùng thì.
48) Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi (thì) bầm lại mà còn run
bần bật. (NC)

16


(2) Trong các tục ngữ đƣợc cấu tạo bằng hai vế đối xứng với nhau, thì cũng có thể
không cần sử dụng.
49) Chó treo, mèo đậy.
(3) Khi câu có đề khung là đại từ hồi chiếu thế, vậy thay thế sự tình nào đó, thì
cũng không bắt buộc phải dùng.
-Lớp này bà ở cho nhà ai?
-Chẳng ở với ai?
50) - Thế (thì) lại đi buôn à?

4. Cách dùng là
Là có nhiều chức năng nhƣng ở đây chúng tôi chỉ nêu vai trò chính của là là tác
tử đánh dấu và phân giới đề - thuyết. Đối với là ta cần lƣu ý những trƣờng hợp sau:

4.1. Bắt buộc dùng là
(1) Trong các kiểu câu luận định, đó là kiểu câu định tính, định lượng, định vị,
đẳng thức và trùng ngôn. Trong cách dùng này là là vị từ quan hệ.
51) Của rẻ là của ôi. (TN)
(2) Trong kiểu câu có thuyết là ngữ đoạn phi vị từ tính (giới ngữ, tiểu cú, tiểu cú
có kết từ đứng trƣớc (có chuyên tố tiền định), danh ngữ xác định, đại từ trực chiếu, hồi
chiếu, khứ chiếu…).Trong kiểu câu này, là là tác tử chuyên dùng vừa đánh dấu phần
thuyết, vừa thuyết hóa ngữ đoạn sau nó. Trong những trƣờng hợp này nếu không dùng
là, cấu trúc câu sẽ thay đổi, mơ hồ hay có thể bị xuống cấp, không thành câu.
52) Bây giờ chú Vạn không lấy vợ nữa là tại mẹ đấy. (DH)

(3) Khi ngƣời nói muốn nhấn mạnh nội dung biểu đạt của phần thuyết hay nhấn
mạnh cả sự tình trong mối quan hệ đối sánh với sự tình khác đã nêu ra hay đƣợc tiền
giả định. Trong trƣờng hợp này, là đƣợc dùng phối hợp với phó từ tình thái có ý nghĩa
hạn định: chỉ là, chỉ…là, mới là.
53) Anh…anh…chỉ là một thằng khốn nạn. (NC)
(4) Trong kiểu câu phản bác – cải chính (đối thoại hay độc thoại), là đƣợc dùng
để nhấn mạnh phần thuyết biểu đạt nội dung cải chính.
54) Bà sợ là sợ cái không khí nặng nề, giữ kẻ lẫn nhau trong gia đình. (XT)
(5) Trong kiểu câu có thuyết biểu đạt tình thái, đƣợc thành ngữ hóa, tiêu biểu
nhƣ: là may, là phúc, là giỏi, là cùng, là cái chắc, là khác, là được…

17


55) Rộng thương còn mảnh hồng quần,
Hơi tàn thấy được gốc phần là may!

4.2. Không bắt buộc dùng là
(1) Trong kiểu câu có thuyết giải thích nguồn gốc, nguyên quán, quyền sở hữu,
thời gian, nguyên nhân…của sự vật nêu ở phần đề. Tất nhiên, khi có là thì ranh giới đề
- thuyết trong các kiểu câu trên rõ ràng hơn, dễ nhận diện hơn.
56) Năm nay là năm Tân Mão. (có thể bỏ là)
(2) Trong những tục ngữ có cấu trúc đối xứng, gồm hai vế hay nhiều vế song đôi
nhịp nhàng.
57) Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. (TN)

4.3. Một số trƣờng hợp thì và là có thể thay thế cho nhau
Với chức năng phân giới đề - thuyết, trong một số ngôn cảnh hay tình huống, thì
và là có thể thay thế cho nhau mà cấu trúc cú pháp không bị thay đổi.
58) Chắc rễ thì/ là bền cây.


4.4. Là đƣợc dùng kết hợp với thì
Trong một vài kiểu câu trúc, là còn đƣợc dùng phối hợp với thì (=thì là) để đánh
dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú. Cách dùng phối hợp hai tác tử này làm cho đề
- thuyết đƣợc phân giới rõ hơn.
59) Chung quanh ba tòa nhà có vườn hoa thì là một vòng tròn rào găng cao tới
hai đầu người và dày độ hai thước. (VTP: GT)

5. Cách dùng mà
Mà có chức năng rất đa dạng, phức tạp, trong đó có chức năng phân giới đề thuyết và đánh dấu đề của câu, cú, tiểu cú. Với chức năng này, mà có thể bắt buộc
dùng hoặc không bắt buộc dùng trong câu. Ngoài ra, mà còn đƣợc sử dụng với nhiều
chức năng khác.

5.1. Bắt buộc dùng mà
(1) Trong kiểu câu mà nếu vắng mà, cấu trúc trở nên mơ hồ hay không thành
câu.
60) Rước mừng đón hỏi dò la,
Này trong khuê các đâu mà đến đây. (ND)
(2) Trong những câu có đề tài là đại từ phiếm định ai hay danh ngữ phiếm định.
63) Ai mà dám phê bình cấp trên của mình.
18


(3) Trong kiểu câu phủ định phản bác có sắc thái cảm xúc mạnh. Trong kiểu câu
này, mà cũng có tác dụng nhƣ tác tử phủ định. Vì thế, nếu không có mà và đƣợc nói
với ngữ điệu lên giọng, kiểu câu này sẽ trở thành câu nghi vấn.
Anh nói sai rồi!
61) – Tôi mà nói sai à.
(4) Trong kiểu câu có tiểu cú làm đề khung chỉ điều kiện. Ngoài chức năng
phân giới đề - thuyết, mà còn có thể đƣợc sử dụng nhƣ là tác tử phủ định. Vì thế, nếu

sau mà là phó từ phủ định (không, chẳng) thì cả kết cấu có sắc thái khẳng định mạnh
hơn khi không có mà.
62) Con gái mà đẹp người đẹp nết thì chàng trai nào mà chẳng mê.

5.2. Không bắt buộc dùng mà
(1) Khi đề khung của câu chỉ điều kiện, đƣợc cấu tạo bằng tiểu cú, mà có thể đƣợc
dùng hay không đƣợc dùng.
63) Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải
buồn? (có thể lƣợc bỏ mà)
(2) Khi câu có tiểu cú làm đề khung chỉ điều kiện điều giả định (phi thực), mà có
thể đƣợc kết hợp với là (= mà là), qua đó biên giới đề - thuyết hiện ra đậm nét hơn.
64) Tôi mà là anh, thì tôi đã tống cổ nó ra khỏi nhà.
Bên cạnh những chức năng đã nêu trên, mà còn đƣợc dùng với nhiều chức năng
phức tạp khác nhƣ: kết nối chính tố với định tố đứng sau trong danh ngữ, kết nối đề,
thuyết hay cú có quan hệ đẳng lập, kết nối ngữ vị từ có quan hệ chính – phụ, …
Ngoài thì, mà, là thì bên cạnh đó đề và thuyết còn đƣợc đánh dấu bằng một số
yếu tố phụ trợ khác nhƣ: này, ấy, nọ, kia,hắn, nó họ, người ta,giá, nếu, mặc dầu, khi,
lúc,dạo, phen…đánh dấu thêm phần đề; liền, bèn, lập tức, tức khắc, tức thì, ắt, tất
(tất nhiên), chắc, chắc chắn, chắc hẳn, rõ, thật, đích, thật (thực, thiệt), bổng, bổng
dưng, đột nhiên, chợt, (bất) thình lình…đánh dấu thêm phần thuyết.

III. ĐỀ TÌNH THÁI VÀ THUYẾT TÌNH THÁI
1. Đề tình thái
Đề tình thái là loại đề nêu lên sự nhìn nhận, đánh giá chủ quan của ngƣời nói về sự
tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo.
Đề tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú hay tiểu cú.
19


Đề tình thái có nội dung thể hiện những ý nghĩa tình thái nhƣ thể hiện ý nghĩa tình

thái mang tính chân lí, thể hiện tính khả năng hay tính tất yếu, thể hiện tính đạo lí, hợp
lí, thể hiện tính hiện, thể hiện tính may rủi, thể hiện tính tích cực hoặc tiêu cực…
Trong cấu trúc cú pháp cơ bản của câu, đề tình thái các bậc có thể đƣợc đánh
dấu và phân giới với phần còn lại của câu, cú, tiểu cú bằng ba tác tử ngữ pháp thì, mà,
là, tùy trƣờng hợp cụ thể.

1.1. Đề tình thái đi với thì
Đề tình thái đi với thì có 9 nội dung và đƣợc biểu đạt bằng các dạng thức:
(1) Thể hiện tính chân thực của sự tình bằng một góc nhìn. Các dạng thức biểu
đạt: theo x, theo ý x, theo suy nghĩ của x, theo tin x, theo lời x, đối với x, với x (thì)…
Bên cạnh đó đôi khi còn thể hiện sự khiêm tốn, nhúng nhƣờng. Dạng thức
biểu đạt: nếu tôi không lầm, theo thiển ý của tôi, (tôi) thiển nghĩ, (tôi) thiết nghĩ, (tôi)
thiết tưởng (thì)…
(2) Cải chính điều đƣợc nêu tiếp theo mới là chân thực, chính xác so với nhận
định hay sự tình nào đó đã đƣợc đƣa ra, hay đƣợc xem nhƣ tiền giả định. Các dạng
thức biểu đạt: sự thật, thật sự, thật ra, kể, kể ra, xem ra, nói đúng hơn, nói cho đúng
(thì)…
(3) Nhận định điều đƣợc nêu tiếp theo mới là hợp lí, hợp lẽ thƣờng, nhƣng nó
đã không xảy ra: lẽ ra, lí ra, đáng lí, đúng ra, đúng lí, đáng lẽ, đáng lẽ ra (thì)…
(4) Nhận định điều xảy ra tiếp theo là lẽ tất nhiên, không thể khác đi. Nội dung
tình thái này có dạng thức biểu đạt rất đa dạng: Thế nào (thì)….cũng…; Dù sao/ Dẫu
sao (thì)…; Dù thế nào (đi nữa) (thì)…cũng/vẫn…; Đàng nào (thì) … cũng…; Trước
sau/ Trước sau gì (thì)…cũng…; Sớm muộn/ Sớm muộn gì (thì) …cũng…; Bất luận thế
nào (thì)…(cũng)…
(5) Nhận định điều xảy ra là khả năng tối đa hay tối thiểu. Các dạng thức biểu
đạt khả năng tối đa: may ra, may lắm, quá lắm, giỏi lắm, cao lắm, hết mức, bất quá,
cùng lắm, nói cho cùng, bất quá (thì)…;Các dạng thức biểu đạt khả năng tối thiểu: ít
nhất, ít ra, kém lắm, chí ít, tệ lắm, tệ nhất (thì)…
(6) Nhận định điều tiếp theo là có cơ may hay nguy cơ xảy ra, nhƣng đã không
xảy ra, và điều đó đƣợc xem là may mắn hay rủi ro. Dạng thức biểu đạt: suýt nữa, suýt

chút nữa, tí nữa, một tí nữa, thiếu (một) chút nữa, không khéo, khéo không (thì)…

20


(7) Nhận định sự tình là tích cực hoặc tiêu cực không nhƣ ý muốn so với một sự
tình khác đƣợc giả định theo ý muốn. Dạng thức biểu đạt: đàng này (thì)…
(8) Thể hiện thái độ chấp nhận sự tình đƣợc nêu tiếp theo một cách miễn cƣỡng,
ngoài ý muốn. Dạng thức biểu đạt: thôi thì…
(9) Đƣa ra cách nhìn nhận, đánh giá sự tình đƣợc nêu tiếp theo. Các dạng thức
biểu đạt: nói chung, suy cho cùng, xét cho cùng, về cơ bản, về đại thể (thì)…
Sau đây là một số ví dụ minh họa cho câu có đề tình thái đi với thì:
65) Theo ý tôi thì trẻ con thời buổi này cần được hưởng cả mọi sự giáo
dục.(VTP)
66) Nếu tôi không nhầm thì hiện ngài đang chiếm đoạt vợ con người ta.
(VTP:SĐ)
67) Thật ra thì Hồng đâu có ngủ. (NC)
68) Đúng lí tôi đã mời cô xuống. (NMC)
69) Dù sao hôm nay cũng là ngày nó lấy chồng. (DH)
70) Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. (NT)
71) Thật vậy, nếu trắng, ông đã là người Âu, nếu vàng , ông đã là người Á,
nếu đỏ, ông đã là người Mĩ, nếu nâu, ông đã là người Úc, và nếu đen, ông đã là người
Phi. Đàng này ông lại xanh xanh, đích là thứ da của chủng tộc người nghiện. (NCH:
BĐC)
72) Một lần sau trước cũng là,
Thôi thì khuất mặt chẳng thà lòng đau! (ND)

1.2. Đề tình thái đi với mà
Đề tình thái đi với mà có 11 nội dung và đƣơc biểu đạt bằng các dạng thức:
(1) Đánh giá điều đƣợc nêu tiếp theo là may mắn xét trong mối quan hệ với

tình huống. Các dạng thức biểu đạt thƣờng gặp: may, cũng may, may sao (mà)…
(2) Thể hiện sự phỏng đoán tính khả năng và đánh giá khả năng của sự tình
đƣợc nêu tiếp theo là điều tích cực hay tiêu cực xét trong mối quan hệ với tình huống.
Các dạng thức biểu đat: may ra, chẳng may, chẳng may ra, lỡ, nhỡ, ngộ nhỡ, nhỡ ra,
rủi, kẻo, khéo, không khéo, khéo không (mà)…
(3) Thể hiện sự hoài nghi về tính chân thực. Các dạng thức biểu đạt: lẽ nào, có
lẽ nào (mà)…

21


(4) Thể hiện sự phủ định tính hợp lí của điều đƣợc nêu tiếp theo. Các dạng
thức biểu đạt: hơi đâu, cớ chi, hà cớ gì, can chi (mà)…
(5) Thể hiện sự phủ định tính chân thực của sự tình đƣợc nêu tiếp theo. Nội
dung tình thái này đƣợc biểu đạt bằng hàng loạt dạng thức: dễ gì, làm sao, làm gì, biết
đâu, biết thế nào, chẳng biết thế nào, chẳng biết đâu, đời nào, mấy đời, có đời nào,
chả đời nào, chẳng đời nào, không đời nào, không khi nào, có khi nào, chả mấy khi,
chưa bao giờ, không bao giờ, chả bao giờ, chẳng bao giờ, có bao giờ (mà)…
(6) Thể hiện sự nhận định sự tình nêu ra tiếp theo là không rõ lí do hay có
nguyên do nào đó. Các dạng thức biểu đạt nội dung tình thái không rõ lí do: khi không,
bổng không, tự nhiên, không hiểu sao, không hiểu tại sao, chẳng hiểu vì sao, chẳng
hiểu vì lẽ gì (mà)… Dạng thức biểu đạt nội dung tình thái có nguyên do nào đó: không
dưng, không phải ngẫu nhiên (mà)…
(7) Thể hiện sự nhận định sự tình đƣợc nêu tiếp theo là một phát hiện tình cờ,
nhờ biết đƣợc nguyên nhân của nó. Các dạng thức biểu đạt: hèn chi, hèn gì, hèn nào,
thảo nào (mà)…
(8) Thể hiện sự nhận định sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo là không
hợp lí, không cần thiết phải thực hiện. Các dạng thức biểu đạt: tội tình gì, tội gì, dại gì,
không dại gì, không dại dột gì, việc gì, cần gì, hơi đâu, hơi sức đâu, can chi (mà)…
(9) Thể hiện sự giả định về tính hiện thực của sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu

tiếp theo, kèm theo thái độ tiếc rẻ: phải chi (mà), giá (mà)…
(10) Thể hiện sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo là điều tùy nghi, tùy
thích thực hiện, không bi hạn chế. Các dạng thức biểu đạt: tha hồ, mặt sức (mà)…
(11) Khẳng định điều đƣợc nêu tiếp theo là chân thực hay là khả năng cùng
cực. Dạng thức biểu đạt: có mà.
Sau đây là một số ví dụ minh họa cho câu có đề tình thái đi với mà:
73) May mà mày không bỏ mạng đấy. (NCH)
74) Hơi đâu mà anh lo chuyện hàng xóm.
75) Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho. (CD)
76) Dại gì mà tha thằng ăn cắp. (NCH)
77) Phải chi tôi nghe lời cha mẹ thì đâu đến nổi.
78) Phen này độc lập rồi, tha hồ mà kiến thiết. (NĐT)
22


79) Họ mà tóm được ai thì có mà chạy lên trời. (NC)

1.3. Đề tình thái đi với là
Đề tình thái đi với là có 16 nội dung và đƣơc biểu đạt bằng các dạng thức sau:
(1) Khẳng định tính chân thực, các dạng thức biểu đạt thƣờng gặp: quả, thật
(thực), quả thật, thật quả, sự thật, thú thật, kì thực/ thật, đích thực, đúng, quả tình, thật
tình, thiệt tình, rõ, thật rõ, rõ ràng, phải nói, có thể nói, có thể gọi, phải thừa nhận,
phải công nhận (là)…
(2) Phỏng đoán về tính chân thực của sự tình với nhiều mức độ khác nhau.
Các dạng thức biểu đạt thƣờng gặp: chắc, đâu như, không chừng, họa là, họa chăng,
phải chăng, không khéo, dễ thường, không loại trừ, dường như, hình như, chừng như,
cơ chừng, ý chừng, có lẽ, có thể, có vẻ (là)…
(3) Nêu lên sự hoài nghi về tính chân thực của sự tình đƣợc nêu tiếp theo:
chẳng hiểu, chả hiểu, chẳng hiểu, chẳng rõ, chẳng hay, chưa biết, chưa biết chừng

(là)…; biết (là/ rằng)…có…không?
(4) Nhận định điều đƣợc nêu tiếp theo là kết quả hay khả năng tối thiểu có
thể đạt đƣợc. Các dạng thức biểu đạt: ít nhất, ít ra, tệ lắm, kém lắm, chí ít, tệ nhất
(là)…
(5) Nhìn nhận điều đƣợc nêu tiếp theo là nguyên nhân đích thực hay ý nghĩa
của điều gì đó đã đƣợc nêu ra. Các dạng thức biểu đạt: chả, chẳng qua (là)…
(6) Khẳng định tính tất yếu của sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo. Các
dạng thức biểu đạt thƣờng gặp: tất nhiên, dĩ nhiên, đương nhiên, cố nhiên, quả, quả
nhiên, lẽ tất nhiên, ắt, ắt hẳn, hẳn, chắc hẳn, đã đành (là)…
(7) Nhấn mạnh tính tất yếu của sự tình đƣợc nêu tiếp theo, qua đó khẳng định
tính chân thực của một sở thuyết hàm ẩn. Các dạng biểu thức: nữa là, huống chi,
huống gì, nói gì, nói gì, nói chi (là)…
(8) Phủ định tính chân thực, tính hợp lí của sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu
tiếp theo. Các dạng thức biểu đạt: vị tất, không nhất thiết, chưa chắc, chưa hẳn, không
hẳn, không lẽ, chẳng lẽ, chã nhẽ, còn đâu (là)…
(9) Đánh giá sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo là ƣu điểm hay ƣu điểm
tuyệt đối so với một sự tình khác đƣợc nêu ra hay đƣợc tiền giả định. Các dạng thức
biểu đạt: tốt hơn, tốt hơn thế, tốt hơn cả, còn gì hơn, hay nhất, cần nhất, cần hơn nữa,
thà, chẳng thà (là)…
23


(10) Nhận định sự tình đƣợc nêu tiếp theo là điều bất ngờ, không lƣờng trƣớc
đƣợc. Các dạng thức biểu đạt: không ngờ, thật không ngờ, đâu ngờ, ai ngờ, đâu ai
ngờ, có ai ngờ, ai dè, dè đâu (là)…
(11) Nhìn nhận sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo nhƣ một điều kiện duy
nhất chấp nhận đƣợc. Các dạng thức biểu đạt: miễn, miễn sao, chỉ xin một điều (là)…
(12) Nhìn nhận sự tình tiếp theo là một phát hiện bất ngờ hay là ý nghĩa một sự
tình khác. Các dạng thức biểu đạt: té ra, hóa ra, thì ra (là)…; số là…
(13) Nhận định sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo là điều bất thƣờng mà

ngƣời nói muốn nhấn mạnh. Các dạng thức biểu đạt: thậm chí, đến nổi, đâu đến nổi,
không đến nổi (là)…
(14) Biểu thị thái độ chấp nhận miễn cƣỡng sự tình đƣợc nêu tiếp theo nhƣ là
giải pháp tình thế, hay nhìn nhận sự tình, sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo là ý nghĩa của
sự tình hay sở đề đã đƣợc nêu ra. Dạng thức biểu đạt: âu, âu cũng, coi như, cầm bằng,
chẳng qua, chả trách (là)…
(15) Đánh giá sự tình hay sở thuyết đƣợc nêu tiếp theo là tích cực hay tiêu cực
xét trong mối quan hệ với tình huống cụ thể. Dạng thức biểu đạt: có điều, chỉ có điều,
được (một) cái, chết cái, mắc cái, ngặt cái, khốn nổi, khổ nổi, hiềm một nổi, chết một
nổi, hiềm một nổi, ác một nổi, chết một nổi, chỉ tiếc một điều (là)...
(16) Dẫn nhập một nhận định mang tính chất đúc kết, tổng kết. Các dạng thức
biểu đạt: rốt cuộc, chung quy, kết cục, kết quả, vị chi, nói tóm lại (là)…
Sau đây là một số ví dụ minh họa cho câu có đề tình thái đi với là:
80) Có con mà lại không nhận con thì thật là phạm một tội đại ác. (VTP:TN)
81) Lúc nãy hình như cô ả có đem một cái ghế đẩu đi theo. Nhưng vậy chắc là
ra ngồi chơi mát ngoài vườn. (VTP:GT)
82) Chẳng qua là câu chuyện đặt cho vui để trêu chọc chị thôi. (NK)
83) Mày làm gì có nhiều tiền thế này? Hẳn là tiền buôn thuốc phiện
lậu.(NCH:TN)
84) Vợ anh như ngọc như ngà,
Anh còn tình phụ nữa là thân tôi. (CD)
85) Và người con gái tôi yêu nơi làng quê. Có ai ngờ chân lấm bùn mà tôi ngỡ
gót chân tiên. (AT)
86) Không hề gì. Miễn là nàng cứ để tay thế mãi. (NCH)
24


87) Thì ra hắn định đến đây nằm vạ. (NC)
88) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị
chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (NTT:TĐ)


1.4. Đề tình thái đƣợc cấu tạo bắng tiểu cú
Ngoài những dạng đã nêu trên, đề tình thái còn đƣợc cấu tạo bằng tiểu cú, gồm
hai hình thức sau:
(1) Tiểu cú có đề tài là đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất, có thể ẩn, và thuyết là vị
từ biểu thị hoạt động nói năng, tri giác, nhận thức, cam kết, thề thốt, hay vị từ biểu thị
tâm trạng, đƣợc dùng với nghĩa hiện tại: tôi nghĩ, tôi biết, tôi hiểu, tôi cho, tôi thấy, tôi
lấy làm tiếc, tôi tưởng, tôi tiếc, tôi ngờ, tôi không ngờ… (là)…Kiểu kết cấu tình thái
này có thể đƣợc phân giới với phần còn lại của câu bằng là hay rằng. Nội dung tình
thái chủ quan của dạng thức biểu đạt này là ngƣời nói chịu trách nhiệm về tính chân
thực, tính hợp lí của sự tình đƣợc nêu tiếp theo.
89) Cháu nghĩ vợ chồng cậu Nghĩa chẳng có tội tình gì mà phải chịu khổ.
(NTT)
(2) Tiểu cú có đề tài là đại từ nhân xƣng hay danh từ đại từ hóa, đƣợc dùng ở
ngôi thứ hai; thuyết là một số vị từ hay tổ hợp vị từ biểu thị hoạt động tri giác, nhận
thức, tiêu biểu nhƣ: tính, xem, coi, nghĩ, nghĩ coi, nghĩ xem…
90) Chú thử nghĩ xem, tôi đâu có độc ác dã man gì. (NTNT)

2. Thuyết tình thái
Thuyết tình thái là loại thuyết nêu lên sự nhìn nhận, đánh giá của ngƣời nói về sự
tình hay sở đề đã đƣợc nêu ra trƣớc đó.
Những yếu tố tình thái này thƣờng rất ngắn và có quy thức hóa rõ rệt. Tuy nhiên,
ngƣời nói cũng có thể vƣợt qua những công thức thƣờng dùng ít nhiều để thể hiện điều
mình muốn truyền đạt một cách đa dạng hơn. Thuyết tình thái thƣờng đƣợc đánh dấu
bằng thì, mà, là. Các tác tử này bắt buộc phải có mặt, kết hợp song đôi với vị từ, ngữ
vị từ đứng sau, tạo thành một tổ hợp cố định. Trong ba tác tử này, thì, là đƣợc dùng
thƣờng xuyên hơn, mà chỉ xuất hiện trong một vài tổ hợp. Ngoài ra, thuyết tình thái
còn đƣợc đánh dấu bằng các yếu tố phụ trợ: cũng, mới.
Thuyết tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú hay tiểu cú.
Thuyết tình thái có nội dung thể hiện những ý nghĩa tình thái sau:


25


×