Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Bước đầu tìm hiểu về từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.86 KB, 86 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ THÙY




BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TỪ LÁY
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





NGUYỄN THỊ THÙY




BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TỪ LÁY
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Hoa





SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo-Tiến sĩ
Bùi Thanh Hoa, đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tây
Bắc, phòng Quản lý khoa học, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ

văn cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô và các bạn độc giả, để cho khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tác giả



Nguyễn Thị Thuỳ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… ….1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
2.1. Về từ láy 1
2.2. Về từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5
4.1. Nhiệm vụ 5
4.2. Mục đích 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
5.1. Phương pháp thống kê phân loại 5
5.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật 5
5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh 6
6. Đóng góp của khóa luận 6
6.1. Đóng góp về lý luận 6

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn 6
7. Cấu trúc khóa luận 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 7
1. 1. Vấn đề từ láy trong tiếng Việt 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy 10
1.1.3. Phân loại 11
1.1.3.1. Về mặt cấu tạo 11
1.1.3.2. Về mặt ngữ nghĩa 13
1.2. Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 14
1.2.1. Tác giả Nguyễn Du 14
1.2.1.1. Tiểu sử cuộc đời 14
1.2.1.2. Con người 15
1.2.1.3. Sự nghiệp sáng tác 16
1.2.2. Truyện Kiều 17
1.2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du 17
1.2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới 18
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU.22
2.1. Kết quả khảo sát thống kê chung 22
2.2. Đặc điểm cấu tạo 22
2.2.1. Phân loại từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 22
2.2.1.1. Phân loại từ láy theo số lượng âm tiết 22
2.2.1.2. Phân loại từ láy theo quy tắc điệp và đối 22
2.2.2. Thanh điệu trong từ láy 24
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa 25
2.3.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy 25
2.3.1.1. Từ láy xác định được thành tố gốc 25
2.3.1.2. Từ láy không xác định được thành tố gốc 26
2.3.1.3. Những từ láy mà cả hai thành tố đều có nghĩa 26
2.3.2. Sự biến đổi nghĩa của từ láy theo tiến trình lịch sử 27

2.3.2.1. Những từ láy hiện nay ít được sử dụng 27
2.3.2.2. Những từ láy có sự biến đổi về ý nghĩa 27
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA TỪ LÁY TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU 34
3.1. Từ láy với việc miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật 34
3.1.1. Từ láy với việc miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật 34
3.1.2. Từ láy với việc miêu tả nội tâm nhân vật 36
3.1.2.1. Miêu tả trực tiếp 36
3.1.2.2. Tả cảnh để khắc họa nội tâm 39
3.2. Từ láy với việc miêu tả tâm trạng của cái tôi trữ tình 42
3.2.1. Từ láy với việc thể hiện nỗi buồn của cái tôi trữ tình. 42
3.2.2. Từ láy với việc miêu tả niềm vui, hạnh phúc của cái tôi trữ tình 43
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các tác phẩm văn
học nghệ thuật, bởi nó là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để tạo ra
các thông điệp. Khi sáng tác các nhà văn, nhà thơ đều hết sức chú trọng đến việc
lựa chọn, thậm chí đắn đo cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ
nào đó. Lịch sử văn học đã chứng minh một tác phẩm văn học có tồn tại với thời
gian hay không là tùy thuộc vào những giá trị mà tác phẩm đó mang lại, trong
đó có khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả.
Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Trong hệ

thống từ vựng tiếng Việt từ láy chiếm một số lượng phong phú. Mấy thập kỉ
qua, từ láy tiếng Việt luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước bởi tính đa diện, phức tạp nhưng cũng đầy lí thú của
nó. Đối với các sáng tác văn chương thì sự tồn tại của từ láy có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng bởi giá trị tượng thanh, tượng hình cũng như giá trị biểu cảm rõ rệt
mà nó tạo ra. Vì vậy khi nói về tác dụng của từ láy Đỗ Hữu Châu đã nhận định
“Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh
cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác… làm theo
những ấn tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói
trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng
ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ…” [7, tr.54].Có thể nói từ
láy là một công cụ đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ cũng như nghệ thuật ngôn từ
của Nguyễn Du nhưng việc dùng lí thuyết về từ láy để soi vào thơ ông một cách
kĩ lưỡng, tỉ mỉ thì chưa thành hệ thống. Từ láy có giá trị to lớn trong việc diễn
đạt tư tưởng, tình cảm của tác giả. Vì thế khóa luận này bước đầu đi tìm hiểu về
từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thiết nghĩ đây là một việc làm thiết
thực, quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tinh tế, sâu sắc, toàn diện hơn về
phong cách thơ Nguyễn Du cũng như thấy được sự tài hoa trong việc lựa chọn
sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Với tất cả lí do trên , chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu, đặt vấn đề nghiên cứu:
"Bước đầu tìm hiểu về từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du".
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về từ láy
Trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt” tác giả Đái Xuân Ninh cho biết

2
về lịch sử phát triển của từ láy tiếng Việt qua kết quả nghiên cứu của mình như
sau: Từ láy xuất hiện từ thế kỉ XII sau khi hệ thống thanh điệu được hình thành.
Nhờ có hệ thống thanh điệu nên phép láy từ dễ dàng phát triển. Nó phát triển

đỉnh cao ở thế kỉ XVII-XVIII trong nhiều tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm
của nền văn học cổ điển Việt Nam như: “Chinh phụ ngâm” ( Đoàn Thị Điểm ),
“Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), “Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân
Hương” Đến giai đoạn sau từ láy phát triển với nhịp độ chậm hơn, nó nhường
bước cho các phương pháp tạo từ mới đáp ứng sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, phù hợp với cách biểu đạt những khái niệm chính xác. Tuy nhiên đến nay
láy vẫn là một phương pháp cấu tạo từ cơ bản và có vai trò quan trọng trong việc
tạo ra các giá trị về nghĩa.
Trong lĩnh vực ngôn ngữ học việc nghiên cứu về từ láy tiếng Việt đã được
các tác giả như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban,
Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp, Hữu Đạt… chú ý nghiên cứu về các đặc
điểm như: đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả
âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm của từ láy.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu về
tiếng Việt trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là các
bài nghiên cứu trên các tạp chí. Có thể kể đến như: Cách sử lí các hiện tượng
trung gian trong ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu in trong Tạp chí Ngôn ngữ số 1,
1971. Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật
của Đỗ Hữu Châu đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ số 3, 1974. Từ láy trong tiếng
việt và sự cần thiết phải nhận diện nó của Phan Văn Hoàn đăng trong Tạp chí
Ngôn ngữ số 4, 1985. Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành Nxb Khoa
học Xã hội, 1985. Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành,
đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1979. Về từ lấp láy của văn học thế kỉ XVII
đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, tập 2
Nxb Khoa học Xã hội, 1981… Cũng có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề từ
láy trong tác phẩm văn học như: “Hệ thống từ láy tiếng Việt trong một số khúc
ngâm thế kỉ XIX” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Hường Đại học Sư
phạm Hà Nội (2004), “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” luận văn thạc
sĩ ngữ văn của Hoàng Thị Lan Đại học Thái Nguyên (2009) …
2.2. Về từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh ra trong thời phong kiến đặc biệt với một tâm hồn nhạy
cảm của nhà thơ. Ông đã nhìn thẳng vào xã hội phong kiến ngột ngạt, đặc biệt là
thân phận người phụ nữ trong xã hội đương thời bị đè nén, tù hãm. Cùng với sự

3
tiếp cận tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân là đòn bẩy
giúp làm nên một Truyện Kiều mà cho đến bây giờ từ mọi lứa tuổi đều biết đến
Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Từ sự thành công của tác phẩm đã tạo nên
sức hấp dẫn kì lạ để người đời sau tha hồ tìm hiểu, trở thành những đề tài có
chất lượng cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu, có
giá trị.
Trong mấy chục năm qua có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về tác
phẩm “Truyện Kiều” cũng như nhà thơ Nguyễn Du. Nội dung và tính chất thì
muôn màu nghìn sắc, dáng vẻ như gấm hoa thêu dệt. Có rất nhiều bài viết đánh
giá, nhận định xoay quanh tác phẩm Truyện Kiều qua các giai đoạn khác nhau.
“Truyện Kiều” trong chiến tranh 1945-1975. Nhà phê bình Hoài Thanh
trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã viết một tác phẩm nhìn
nhận “Truyện Kiều” dưới một góc độ mới và cho ra mắt vào năm 1949 “Quyền
sống con người trong Truyện Kiều”. Truyện Kiều được đưa vào sách giáo khoa
trung học đầu tiên do giáo sư Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử
yếu (1941). Đặng Thai Mai “Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội
dung Truyện Kiều” tập san Đại học Sư phạm (số 3, tháng 8, 9, 10-1955)…đặc
biệt năm 1965 Uỷ ban Khoa học Xã hội và Viện Văn học cổ điển Việt Nam đã
tổ chức tiến hành những đợt nghiên cứu, hội thảo để làm sáng tỏ nhiều vấn đề
trên quan điểm mới và tập kỉ yếu “Kỉ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du” ra đời.
Truyện Kiều từ sau 1975 thì việc bình Kiều đã thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Người ta bàn bạc nhiều về ngôn ngữ, cách sử dụng vốn từ, văn miêu
tả, tự sự, tả cảnh ngụ tình, cảnh xây dựng nhân vật, văn đối thoại… cùng với các
bài viết về văn chương Truyện Kiều.
“Dưới góc độ phương pháp sáng tác” năm 1970, Lê Đình Kị đã có một số

công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện
thực của Nguyễn Du. “Nghiên cứu thể loại của tác phẩm” năm 1979, Đặng
Thanh Lê đi vào thể loại với “Truyện Kiều với thể loại Truyện Nôm” (Nxb Khoa
học Xã hội). “Nghiên cứu phong cách tác giả” năm 1985, Phan Ngọc cho ra mắt
quyển “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” (Nxb Khoa học Xã
hội) “Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều” trong quyển “Những thế giới nghệ
thuật thơ” (Nxb Giáo dục 1995). Trần Đình Sử đã bước đầu đề cập đến trong
phần thứ tư: Mấy khía cạnh thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du. Rồi đến năm
2002 hoàn chỉnh thành một tác phẩm riêng “Thi pháp Truyện Kiều” (Nxb Giáo
dục).

4
Có những tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu “Truyện Kiều” về ngôn ngữ
(Lê Văn Lít), về văn học (Nguyễn Khắc Bảo, Thế Anh, Đào Thái Tôn…). Chưa
kể mấy chục bản Kiều của các nhà biên soạn khác nhau được in ra cả chữ Nôm
và chữ quốc ngữ lẫn các bản dịch ra tiếng Pháp, Anh… Hán Văn được in lại và
dịch lại trong đó có những đoạn bình Kiều.
Về văn bản Truyện Kiều các loại tới năm 1965 đã có tới 23 lần xuất bản
bằng chữ Nôm và 71 lần xuất bản bằng chữ quốc ngữ với các bản Kiều có chú
thích, dẫn giải của các học giả như: Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Khánh Diễn, Bùi Kỉ,
Trần Trọng Kim, Tản Đà đến Lê Văn Hòe, Đào Duy Anh… Từ 1965 đến nay
đặc biệt những năm cuối thế kỉ XX thì số bản in Truyện Kiều của các nhà xuất
bản khác khó mà thống kê nổi, nhiều bản Kiều Nôm cũ cũng như mới tìm thấy
đã được in lại.
Có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu từ xưa cho tới nay không chỉ khẳng
định giá trị đỉnh cao của thơ ca Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng,
mặt khác còn khẳng định giá trị kì diệu trong nghệ thuật sáng tác Truyện Kiều
của nhà thơ thiên tài-Nguyễn Du. Phải chăng bất cứ ai nghiên cứu về Truyện
Kiều cũng muốn tạo nên cho mình một tiếng nói riêng chảy hoài trong kí ức bạn
đọc và một hơi thở tri âm cùng tác phẩm.

Các sinh viên khoa Ngữ Văn-Trường Đại học Tây Bắc cũng đã có nhiều đề
tài nghiên cứu về các thủ pháp nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
như: “So sánh tu từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Nguyễn Thanh
Hoa… Tuy nhiên việc tìm hiểu từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du một
thủ pháp đắc dụng được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng trong sáng tác Truyện Kiều
thì chưa được quan tâm tới.
Ngoài ra còn nhiều bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng chưa được
thấu đáo. Các bài viết trên phần lớn đã nhìn nhận và khẳng định chắc chắn rằng
Nguyễn Du là một tài năng lớn trong lĩnh vực thơ ca của dân tộc Việt Nam , một
ngòi bút nhân đạo sâu sắc. Trên đà nghiên cứu “Về những thủ pháp nghệ thuật
trong văn chương Truyện Kiều” ( Phạm Đan Quế). Để có một cái nhìn đầy đủ
hơn về hệ thống nghệ thuật với tư cách là một chỉnh thể hình thức mang tính nội
dung, trong phạm vi khóa luận này chúng tôi mong muốn được góp một phần
nhỏ về giá trị nghệ thuật của từ láy được sử dụng trong Truyện Kiều (Nguyễn
Du), một thủ pháp nghệ thuật góp phần không nhỏ làm cho Truyện Kiều chảy
mãi trong miền yêu thích của bạn đọc, và làm nên sự bất tử của một tác phẩm
bất hủ với thời gian.


5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là toàn bộ các từ láy được sử dụng
trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về đặc điểm từ láy đôi ở các mặt cấu trúc,
ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của chúng trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ

- Điều tra khảo sát thống kê phân loại từ láy mà Nguyễn Du sử dụng trong
tác phẩm Truyện Kiều.
- Khảo sát nghiên cứu đặc điểm của từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du về các phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa,
phạm vi sử dụng.
4.2. Mục đích
Bước đầu phân tích làm sáng tỏ vai trò, giá trị của từ láy được sử dụng
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trong việc xây dựng khắc họa các hình tượng
văn học, gợi tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước thời cuộc, từ láy với các biện
pháp tu từ. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về nét đặc sắc của từ láy trong
tác phẩm của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp những số liệu chính
xác về từ láy tạo cơ sở thực tế đáng tin cậy để từ đó đưa ra nhưng nghiên cứu
tiếp theo. Sử dụng phương pháp này chúng tôi đưa ra những con số thống kê về
từ láy đôi trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, phân loại chúng về kiểu
láy, tần số xuất hiện, khả năng biểu đạt giá trị nội dung của chúng.
5.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật
Đây là phương pháp xuyên suốt khóa luận. Chúng tôi sẽ trực tiếp phân tích
các từ láy thể hiện trong các câu thơ của Truyện Kiều. Khi nhận xét, đánh giá về

6
từ láy chúng tôi đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh về
những đặc điểm và giá trị của từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Vận dụng phương pháp này chúng tôi đối chiếu, so sánh các từ láy đang
xem xét với các từ láy có trong một số cuốn từ điển mà chúng tôi sử dụng
nghiên cứu và làm một số thống kê cần thiết.

6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Đóng góp về lý luận
Khóa luận góp phần tìm hiểu thêm về từ láy tiếng Việt. Đây cũng là lớp từ
đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật, tạo nên những giá trị
đặc sắc cho những tác phẩm văn chương, ngôn ngữ văn chương nói chung và
ngôn ngữ của tác giả trong đó có Nguyễn Du nói riêng.
Việc tìm ra những đặc điểm của từ láy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
giúp cho việc nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ tác phẩm Truyện Kiều được đầy
đủ, toàn diện và chính xác hơn.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Lí luận và thực tiễn cách nhau một khoảng rất lớn. Chúng ta thấy điều đó ở
phần lớn thuộc các giờ giảng môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT và THCS,
giáo viên và học sinh chưa đi phân tích sâu và tỉ mỉ những phương tiện tu từ và
biện pháp tu từ, chưa coi đây là một phương pháp hiệu quả. Vì thế khi phân tích,
giảng dạy Truyện Kiều của Nguyễn Du giáo viên hầu như chưa giúp học sinh
cảm nhận và thấy được tác dụng, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của các biện pháp tu
từ và phương tiện tu từ, mạch nguồn của sự tinh tế và độc đáo, sự huyền bí đến
lạ kì trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Vì vậy khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về tác
phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và có đóng góp nhất định trong việc giảng
dạy tác phẩm trong nhà trường.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương với
những nội chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và các vấn đề có liên quan
Chương 2: Đặc điểm của từ láy trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Chương 3: Giá trị biểu cảm của từ láy trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN

1. 1. Vấn đề từ láy trong tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm
Láy là một phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt. Nói đến từ láy là nói đến
một lớp từ có giá trị đặc biệt bởi khả năng gợi tả, gợi cảm, tạo âm thanh hình
ảnh cao của nó. Trong Việt ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đồng
thời cũng có nhiều cách lí giải khác nhau về hiện tượng láy và từ láy. Ở đây
chúng tôi xin nêu ra các khái niệm tiêu biểu với những quan niệm của các nhà
nghiên cứu về hiện tượng láy tiếng Việt. Đây là công việc cần thiết để hiểu rõ
hơn cũng như thấy được tầm quan trọng, sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn
ngữ đối với lớp từ này. Những quan điểm nêu sau đây sẽ là cơ sở để chúng tôi
lựa chọn một quan điểm nhất quán tạo sự thuận lợi cho việc thống kê, phân loại
trong đề tài.
Như đã đề cập, xung quanh vấn đề từ láy tiếng Việt có rất nhiều công trình
nghiên cứu đã đề cập đến từ láy và hiện tượng láy, các đặc trưng của từ láy như
đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị
biểu cảm… Những kết quả đạt được cho thấy sự khám phá về hiện tượng láy
trong tiếng Việt là hết sức khả quan. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đó còn tồn tại
không ít vấn đề còn đang được bàn cãi, tranh luận do còn nhiều ý kiến khác
nhau giữa các nhà nghiên cứu. Ngay trong khái niệm về từ láy cũng đã tồn tại
nhiều tên gọi khác nhau: từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962); từ lắp láy (Hồ Lê,
1976); từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970); từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn,
1975; Nguyễn Văn Tu, 1976); từ láy (Đào Thản, 1970; Hoàng Văn Hành, 1979,
1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu, 1986; Diệp Quang Ban, 1989).
Có thể nêu ra một vài định nghĩa tiêu biểu cho các tên gọi trên như sau:
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con
mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với
nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là
các thành tố trực tiếp tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn
tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa, vần và
âm cuối vần)” [2, tr.109].

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy
tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh

8
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay
đơn vị có nghĩa” [6, tr.41].
Nguyễn Thiện Giáp nêu: “Ngữ láy âm là những cụm từ được hình thành do
sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã
có. Đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của ngữ láy âm là giá trị gợi tả (biểu cảm, mô
phỏng, tượng hình, tượng thanh)” [8, tr.188].
Sự tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về cùng một khái niệm như trên cũng
cho thấy quan niệm về từ láy còn có nhiều điểm chưa thống nhất. Có hai cách
nhìn khác nhau về hiện tượng láy của các nhà nghiên cứu.
* Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép: Lê Văn Lý xem từ láy là một trong
hai kiểu từ ghép trong tiếng Việt (1972). Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê đã
gộp từ láy và từ ghép vào một khái niệm chung, bao quát hơn là từ ghép (1963).
Nguyễn Văn Tu gọi là từ ghép láy âm, coi đó là “Những từ ghép vì thực chất
chúng được cấu tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị
biến âm” [16, tr.68]. Nguyễn Tài Cẩn có quan niệm rộng về từ láy, ông cho rằng
“Từ láy là loại từ ghép, trong đó theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các
thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm.
Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp là có sự tương
ứng với nhau về hai mặt: Mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu
tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa và âm cuối vần). Sở dĩ trong định
nghĩa tác giả phải nói “trong con mắt nhìn của người Việt hiện nay” là vì có
nhiều tổ hợp vốn trước đây thuộc vào kiểu ghép nghĩa, nhưng hiện nay đứng
trên diện đồng đại mà xét thì chuyển sang thành kiểu láy âm [2, tr109-111]. Đây
là một quan niệm rộng, nhưng xét theo quan niệm này thì các loại từ sau cũng bị

loại ra khỏi phạm vi của lớp từ này. Đó là những từ mà hai yếu tố chỉ có sự láy
lại ở riêng thanh điệu, VD: tình cờ, vững chãi, bẩn thỉu…; những từ mà chỉ có
sự láy lại ở riêng âm chính trong hai yếu tố, VD: ton hót, tun hút, vườn tược…;
những tổ hợp mà sự láy lại chỉ là cách lặp của lời nói, không có khả năng tạo
đơn vị cho ngôn ngữ, VD: vâng vâng, không không, dạ dạ…
Một số nhà nghiên cứu khác cũng coi láy là ghép nhưng lại đưa ra khỏi
phạm vi từ láy những loại từ sau:
- Những từ vốn là từ ghép, nhưng một trong hai yếu tố hiện không còn rõ
nghĩa như: chùa chiền, chim chóc, tuổi tác,
- Những từ vốn là từ gốc Hán, đó là các từ: bàng hoàng, hỗn độn, hùng
hổ…

9
- Những từ là danh từ định danh sự vật. Đó là các từ: ba ba, cào cào, chuồn
chuồn, tu hú…
- Những tổ hợp thực chất chỉ là sự lặp lại của một đơn vị từ vựng. Đó là các
từ: ai ai, ngày ngày, đêm đêm, người người…
Theo sự loại trừ như trên, từ láy chỉ bao gồm những từ được tạo ra bằng
phương thức láy, trong đó mỗi từ có nhiều nhất là một tiếng gốc. Vì đặc điểm
của từ láy là có sự hài hòa về ngữ âm và có sự biểu cảm, gợi tả, nhưng xét đặc
điểm các đơn vị cấu tạo từ láy so với từ ghép, Nguyễn Thiện Giáp thừa nhận:
“Có thể coi từ láy cũng là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép
với chính nó để tạo ra một đơn vị mới” [9, tr.92].
* Cách nhìn thứ hai coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa.
Đại diện cho cách nhìn này là Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành.
Cách nhìn này thể hiện ở sự nhận định cho rằng trong từ láy có sự chi phối của
quy luật hài âm hài thanh. Theo Hoàng Tuệ , từ láy nên được xem xét cả về mặt
cơ trình cấu tạo của nó chứ không phải chỉ về mặt cấu trúc. “Nên hiểu láy là
phương thức cấu tạo những từ mà trong đó có một tương quan âm - nghĩa nhất
định. Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp như: gâu gâu, cu cu

Nhưng tương quan ấy tinh tế hơn nhiều, được cách điệu hóa trong những từ: lác
đác, bâng khuâng, long lanh Sự cách điệu ấy chính là sự biểu trưng hóa ngữ
âm. Cho nên láy là sự hòa phối giữa ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa”.[17,
tr.21-24].
Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, thì chính
là đã coi “láy là một cơ chế”. Quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp.
Cơ trình này quán xuyến cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Cơ trình cấu tạo từ
láy được Hoàng Văn Hành coi là có chịu sự chi phối của xu hướng hòa phối ngữ
âm có giá trị biểu trưng hóa [10, tr.22].
“Xét về nhiều mặt, có thể nhận định rằng quan điểm coi láy là sự hòa phối âm
có tác dụng biểu trưng hóa có nhiều ưu điểm hơn quan điểm coi từ láy là ghép” [10,
tr.23]. Trước hết cách nhìn này chú ý đến cả hai mặt âm và nghĩa, tín hiệu ngôn
ngữ. Nếu chỉ xét từ láy về mặt cấu tạo, thì hoàn toàn có thể lý giải láy là ghép.
Nhưng như vậy sẽ không giải thích được mục đích của hiện tượng láy: láy để làm
gì, và vì sao cùng một tiếng gốc lại có thể tạo ra nhiều từ láy khác nhau.
VD:
Xinh > xinh, xinh xẻo, xinh xắn
Xốp > xôm xốp, xốp xộp, xốp xồm xộp

10
Mặt khác cách nhìn này vừa xem xét láy trong cơ trình cấu tạo, vừa xem
xét nó trong hành chức với tư cách một tín hiệu đặc thù của ngôn ngữ. Do đó
cách nhìn coi “láy là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” khác về
bản chất so với cách nhìn coi “láy là ghép”. Bởi nếu như cách nhìn coi láy là
ghép cố gắng đi tới một sự khái quát hóa khoa học thiên về mặt hình thức, cấu
trúc thì cách nhìn thứ hai cố gắng đi tới một sự khái quát hóa quán xuyến cả mặt
cấu trúc và mặt chức năng của từ láy.
Từ các khái niệm và các quan niệm về từ láy của các nhà nghiên cứu chúng
tôi đã có một cách hiểu khái quát về từ láy của mình để làm việc: Đó là từ đa
âm tiết được cấu tạo theo phương thức láy mà trong đó quan hệ giữa các âm tiết

phải thể hiện một sự hòa phối và lặp lại về mặt ngữ âm, có giá trị biểu trưng
hóa và sắc thái hóa về ngữ nghĩa.
1.1.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy
Đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm từ láy như một đơn vị từ vựng
gồm hai thành tố: thành tố gốc và thành tố láy, trong đó thành tố gốc sản sinh ra
thành tố láy, còn thành tố láy chính là thành tố gốc bị biến dạng đi ít nhiều theo
những quy tắc nhất định trong quá trình láy.
VD:
Đỏ (thành tố gốc) → đo đỏ (đo là thành tố láy)
Rối (thành tố gốc) → bối rối (bối là thành tố láy)
Những nhà nghiên cứu chủ trương có thành tố gốc (hay đơn vị cơ sở, hình
vị cơ sở) để tạo ra từ láy đều cho rằng: hễ có thành tố nào trong từ láy có hình
thức đồng nhất với một đơn vị từ riêng tự nhiên có nghĩa tồn tại độc lập ở bên
ngoài thì đó là thành tố gốc, phần còn lại được xem là thành tố láy. Theo cách
hiểu của nhiều nhà nghiên cứu, thành tố gốc là một tín hiệu có nghĩa, độc lập
như lạnh, bàn, có khi là một tín hiệu có nghĩa nhưng không độc lập như khệ,
hỗn, trong khệ nệ, hỗn độn” [3, tr.55].
Trong tiếng Việt có rất nhiều từ láy mà trong thành phần cấu tạo dễ dàng xác
định được những yếu tố tự thân có nghĩa, có khả năng hoạt động độc lập như một
từ. Đó chính là những thành tố gốc hay hình vị cơ sở tạo nên các từ láy kiểu như:
lành lặn, nhỏ nhen, bập bồng, đẹp đẽ, sáng sủa, vội vàng…[19, tr.8-9].
Bên cạnh đó tiếng Việt còn có rất nhiều từ láy, mà trên quan điểm đồng đại,
rất khó và dường như không xác định được thành tố gốc. Đó những từ láy kiểu:
đủng đỉnh, bâng khuâng, thình lình, băn khoăn, mang máng…[19, tr.10]. Lý giải
của các nhà nghiên cứu về vấn đề này không giống nhau:

11
Chỉ thừa nhận các từ láy được tạo ra bằng phương thức láy lại một tín hiệu
đơn âm tiết cơ bản (tức là một tín hiệu có ý nghĩa độc lập, hoặc có khi là một tín
hiệu có ý nghĩa nhưng không có tính độc lập) là những từ láy chân chính. Quan

niệm này được thể hiện trong “Giáo trình Việt ngữ” tập I [1962, tr.262] và tập II
[1962, tr.132-133]. Tuy nhiên trong cả hai giáo trình các tác giả đều thừa nhận
trong thực tế tồn tại khá nhiều trường hợp rất khó xác định hình thức cơ bản
như: chạng vạng, la đà, lê thê… và không được coi là những từ láy chân chính
những từ kiểu như: đu đủ, bìm bịp…
Vấn đề đặt ra là “ Trên cơ sở nào các từ láy xác định được yếu tố gốc là
những từ láy chân chính, còn không xác định được yếu tố gốc là những từ láy
không chân chinh, trong khi nói đến hiện tượng láy, người bản ngữ trực cảm
trước hết đến những đặc điểm hình thức ngữ âm đặc thù của nó? Trên thực tế số
lượng các từ láy không thể xác định được thành tố gốc, và do đó, cũng không
xác định được thành tố láy trong tiếng Việt hiện đại là khá lớn. Cho nên, sẽ khó
có thể coi là một quan niệm khoa học về từ láy khi mà theo đó sẽ không giải
thích được một số lượng từ lớn mà hầu như nhà Việt ngữ học nào cũng coi là từ
láy, và phải coi chúng là những từ láy không chân chính” [14, tr.12].
Hoàng Văn Hành lý giải: “Coi việc không xác định được thành tố gốc của
từ láy là kết quả của quá trình mờ nghĩa của từ gốc” [10, tr.26]. Tác giả chia từ
láy thành 2 loại: từ láy có lý do và từ láy không có lý do. Từ láy có lý do là từ
láy mà nghĩa của nó được xác định nhờ cấu trúc của bản thân nó, VD: chín chắn,
có thể giải thích được trên cơ sở nghĩa của từ tố chính vào khuôn vần [ch-]-ắn.
Từ láy không có lý do là từ láy mà nghĩa của nó không thể giải thích được bằng
cấu trúc bản thân nó. Theo tác giả tính không có lý do của các từ láy loại này là
do quá trình mờ nghĩa của từ tố gốc.
Cũng như các ngôn ngữ khác, láy trong tiếng Việt cũng có những hiện
tượng trung gian đó là các từ láy thuộc phạm vi ngoại biên của hiện tượng láy.
Vì vậy, mặc dù đã được nghiên cứu khá công phu và đạt được những kết quả
đáng trân trọng, từ láy trong tiếng Việt vẫn cần tiếp tục được tìm tòi, khảo cứu.
1.1.3. Phân loại
1.1.3.1. Về mặt cấu tạo
“Từ láy được cấu tạo theo phương thức hoà phối ngữ âm. Phương thức này
biểu hiện ở quy tắc điệp và quy tắc đối. Điệp và đối ở đây được biểu hiện với

nghĩa rộng: điệp là sự lặp lại, sự thống nhất về âm, nghĩa; đối là sự sai khác, sự
dị biệt về âm và về nghĩa. Đồng nhất và dị biệt có quy tắc chứ không phải là tuỳ
tiện, là ngẫu nhiên”. [10, tr.25].

12
Căn cứ theo số lượng tiếng trong từ láy, trong tiếng Việt, có các kiểu từ láy
hai tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng mà trong truyền thống tiếng Việt
thường gọi là từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư.
Trong cách phân loại này, theo Hà Quang Năng [14, tr.21] từ láy đôi chiếm
vị trí hàng đầu không chỉ vì nó chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số từ láy
tiếng Việt, mà chính là vì ở từ láy đôi, các đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất
của hiện tượng láy cả ở bình diện thể hiện âm thanh, lẫn bình diện ngữ nghĩa
đều được bộc lộ đầy đủ, VD: ào ào, phau phau, đo đỏ, hây hẩy, nhàn nhạt, phơn
phớt, róc rách…
Từ láy ba là những đơn vị gồm ba tiếng có sự hoà phối ngữ âm, VD: dửng
dừng dưng, cỏn còn con, tất tần tật…
Từ láy tư là từ láy gồm bốn tiếng trong thành phần cấu tạo của nó. Tuy
nhiên đi vào cụ thể thì quan niệm của các nhà nghiên cứu còn khác nhau khá
nhiều. Nguyễn Văn Tu coi từ láy tư là “loại từ láy xây dựng trên cơ sở từ láy đôi
điệp âm”. VD: lơ thơ lẩn thẩn, lồm nhồm loàm nhoàm, lăng xăng lít xít, hăm
hăm hở hở, cười cười nói nói… [2, tr.134].
Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các
thành tố trong từ láy do hòa phối ngữ âm tạo nên (quy tắc điệp đối), các từ láy
được phân loại thành từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.
- Từ láy hoàn toàn
Đó là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành
phần cấu tạo của hai thành tố, như: đùng đùng, chằn chằn, bừng bừng… Từ láy
hoàn toàn các thành tố giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về
trọng âm, thể hiện ở độ nhấn mạnh và độ kéo dài trong phát âm đối với mỗi
thành tố. Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai của từ láy.

Do quan niệm khác nhau một số nhà nghiên cứu xem từ láy hoàn toàn là từ
láy trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của tiếng [3, tr.56].
- Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận
âm tiết theo những quy tắc nhất định. “Trong tiếng Việt, kiểu láy bộ phận là kiểu
láy chính, xét cả về số lượng từ, cả về tính đa dạng, phong phú của quy tắc phối
hợp âm thanh” [14, tr.26].
Đặc trưng của từ láy bộ phận là trong cấu tạo của nó tiếng gốc chỉ được lặp
lại một phần ở tiếng láy. Nếu phần được lặp lại là khuôn vần, còn phần dị biệt

13
hóa là phụ âm đầu, thì chúng ta có phần láy vần (còn gọi là từ láy bộ phận điệp
vần). Nếu phần được lặp lại là phụ âm đầu, còn phần dị biệt hóa là khuôn vần thì
chúng ta có từ láy âm (còn gọi là từ láy bộ phận đối vần).
Trong lịch sử nghiên cứu từ láy tiếng Việt, về cơ bản từ láy được phân loại
như trên, nhưng trong từng tiểu loại tồn tại những trường hợp đặc biệt, ngoại lệ,
đây không phải là vấn đề nghiên cứu của khoá luận này. Việc phân loại từ láy
chỉ là một trong những cơ sở để chúng tôi khảo sát và tìm hiểu những giá trị của
chúng trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
1.1.3.2. Về mặt ngữ nghĩa
Phần lớn các nhà nghiên cứu về từ láy tiếng Việt khi phân loại hay miêu tả
từ láy đều dựa trên tiêu chí hình thức cấu tạo của nó. Dựa vào tiêu chí nghĩa để
phân loại sẽ gặp nhiều khó khăn dẫn đến trong lịch sử nghiên cứu từ láy tiếng
Việt còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác nhau khi sử dụng tiêu chí này.
Dựa vào “sự tương quan âm-nghĩa” trong từ láy, Hoàng Tuệ chia từ láy
thành 3 nhóm khác nhau [17, tr.21-24].
Nhóm thứ nhất gồm những từ như: gâu gâu, cu cu… “nói chung là những
từ mô phỏng tiếng vang”.
Nhóm thứ hai gồm những từ như: làm lụng, mạnh mẽ, loanh quanh… Đó là
những từ “bao gồm một âm tiết-hình vị”.

Nhóm thứ ba gồm những từ như: lác đác, bâng khuâng, bịn rịn, long
lanh… Đó là những từ không bao gồm một âm tiết-hình vị, “nhưng lại là những
từ có biểu cảm rất rõ”.
Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở tiếp nhận cách phân loại của các nhà
nghiên cứu khác, Hoàng Văn Hành đã hiệu chỉnh lại hệ thống phân loại từ láy
trên cơ sở dùng một tiêu chí thỏa đáng hơn. Tiêu chí ấy theo tác giả là “đặc điểm
của hình thái biểu trưng hoá ngữ âm của từ” vì nó thỏa mãn được ba yêu cầu: Có
tính đến mối tương quan âm-nghĩa trong từ láy; có tính đến vai trò ngữ nghĩa
của tiếng gốc và khuôn vần; có tính đến khả năng làm bộc lộ nghĩa, hay giá trị
ngữ nghĩa của các kiểu từ láy khác nhau [10, tr.73]. Dựa vào tiêu chí này, từ láy
được phân chia thành ba nhóm:
Nhóm 1: Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn từ “tượng thanh” từ
“tiếng vang”.
VD: tí tách, lộp bộp…
Nhóm 2: Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu.

14
VD: lênh đênh, lác đác…
Nhóm 3: Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa.
VD: chắc chắn, đỏ đắn, xinh xắn…
Cách phân loại từ láy trên cơ sở ngữ nghĩa của tác giả Hoàng Văn Hành đã
thỏa mãn được mối tương quan giữa âm và nghĩa trong từ láy, tác giả có quan
tâm đến vai trò nghĩa của tiếng gốc và khuôn vần. Đồng thời cách phân loại này
cũng bộc lộ được giá trị ngữ nghĩa của các kiểu láy khác nhau.
Từ những vấn đề và sự phân loại từ láy trong tiếng Việt nêu trên, để có được
sự thống nhất khi xác định từ láy chúng tôi có một số phân biệt và quy ước sau:
Những từ ghép mà tình cờ giữa hai tiếng có các yếu tố ngữ âm giống nhau
như các từ: buôn bán, leo trèo, tranh giành… không được coi là những từ láy.
Khi khảo sát các hiện tượng láy dưới góc độ đồng đại các từ kiểu như: hỏi
han, chùa chiền, tuổi tác (những từ một trong hai yếu tố không còn rõ nghĩa),

những từ gốc Hán như: hùng hổ, bàng hoàng, lưỡng lự cũng được coi là từ láy.
Không có sự phân biệt giữa từ láy và dạng láy nên các từ như: ai ai, đêm
đêm, người người… cũng được xếp vào danh sách các từ láy.
Xét các hiện tượng láy trên quan điểm tâm và biên, rồng rồng, đom đóm,
bòng bong, hay các từ kiểu như: bèo bọt, nghênh ngang, chập chồng… chúng tôi
đều coi là từ láy.
1.2. Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
1.2.1. Tác giả Nguyễn Du
1.2.1.1. Tiểu sử cuộc đời
Đại thi hào dân tộc, nhà văn, nhà thơ lớn Nguyễn Du, có tên chữ là Tố
Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày
mùng 3/1/1766) niên hiệu Cảnh Hưng, tại Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh. Quê gốc của ông ở làng Canh Hoạch, phủ Thanh Oai, tỉnh Sơn Nam (nay
thuộc Hà Tây).
Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, cha là tể tướng Nguyễn
Nghiễm, rất được trọng dụng trong triều đình. Anh cả là Nguyễn Khản, từng là
“Nhập thị bồi tụng” cũng được sủng ái trong phủ chúa Trịnh.
Mẹ ông là Trần Thị Tần, người sứ kinh Bắc, lấy làm vợ ba tể tướng
Nguyễn Nghiễm. Tuy vậy, Nguyễn Du phải chịu cảnh mồ côi từ rất sớm (cha
mất năm lên 10 tuổi, hai năm sau mẹ mất), ông ở với anh trai cả. Năm 18 tuổi,

15
Nguyễn Du thi đậu tam trường, nhưng lại không thi tiếp mà làm quan ở Thái
Nguyên với một người cha nuôi. Khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, ông về Thái
Bình sống nhờ nhà vợ. Đây là khoảng thời gian “10 năm gió bụi” trong cuộc đời
Nguyễn Du, ông phải chứng kiến những biến đổi, thịnh suy của thời đại và
mang trong lòng những tâm sự u uất.
Năm 1796, Nguyễn Du vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng bị quân Tây Sơn
bắt và giam giữ ba tháng. Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn, lập nên
triều Nguyễn lấy niên hiệu là Gia Long, đã mời Nguyễn Du ra làm quan. Từ đây

ông bắt đầu cuộc sống quan trường và được thăng quan tiến chức rất nhanh.
Năm 1815 được thăng là Cần Chánh điện học sĩ và được cử đi sứ Trung Quốc.
Năm 1820, ông được cử đi sứ lần nữa nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột vào
ngày 10/8/1820 (tức ngày 16/9/1820 năm Canh Thìn).
Mộ Nguyễn Du ban đầu được an táng tại An Ninh, Quảng Đường, Thừa
Thiên Huế nhưng sau đó được rời về quê tại Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Ông có cả thảy 3 vợ và 18 người con.
Tóm lại: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến động. Cuộc đời ông tiêu
biểu cho cuộc đời của một trí thức trong xã hội phong kiến xưa, tài hoa mà bạc
mệnh, sự nghiệp vất vả gian truân. Nhưng vượt lên trên hết những điều đó ta vẫn
thấy được tấm long của một con người nặng lòng vì đất nước, dân tộc và nỗi
niềm yêu nước thầm kín.
1.2.1.2. Con người
Là con của một dòng dõi đại quý tộc, nhưng sinh ra trong thời buổi loạn
lạc, xã hội rối ren, đảo điên, nên con người Nguyễn Du có nhiều điểm đáng lưu
ý, đặc biệt là những vấn đề về tư tưởng và thời đại.
Từ nhỏ, Nguyễn Du đã nổi tiếng thông minh, tuy nhiên tính tình lại trầm
lặng, ít nói. Đặc biệt, Nguyễn Du là người có tấm lòng yêu thương con người
sâu sắc, điều này ảnh hưởng từ mẹ (bà Trần Thị Tần) vốn là người con gái sứ
kinh Bắc dịu dàng, đằm thắm. Bên cạnh đó do cuộc đời phiêu bạt, lênh đênh
chìm nổi, nay đây mai đó của mình mà Nguyễn Du thấu hiểu và đồng cảm sâu
sắc với những kiếp người, những số phận khổ đau, bất hạnh. Những tâm sự và
tấm lòng yêu thương con người sâu sắc của ông được gửi gắm trong các sáng tác
văn học. Tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du càng lớn lao hơn khi ông viết về
những con người có số phận tài hoa, bạc mệnh. Đó vừa là sự yêu thương, đồng
thời cũng là sự nâng niu, trân trọng và ngưỡng mộ của bậc đại thi hào dành cho
những kiếp người.

16
Nguyễn Du cũng là người có nhiều tâm sự u uất. Có lẽ bởi ông sống trong

thời đại nhiễu nhương, đen tối ấy, con người không được sống thật với chính
mình mà Nguyễn Du tự nhận mình là con người đa sầu, đa cảm, luôn trăn trở,
suy nghĩ nhưng không thể trực tiếp bày tỏ mà ông thể hiện điều này qua những
vần thơ, những câu văn. Nguyễn Du cũng luôn cảm thấy mình cô độc giữa cuộc
đời, không có ai hiểu, đồng cảm và chia sẻ nỗi lòng, tâm sự của mình. Có tài
nhưng luôn nhận mình bất tài, không giúp gì được cho dan cho nước.
“Vô lụy vi ưng chiêu quý trách
Bất tài đa khủng tốc quan phi”.
Bởi vậy, Nguyễn Du luôn sầu khổ: “Vô cùng kim cổ thương tâm sứ”…
Hay, dù sau này, ra làm quan cho triều Nguyễn nhưng trong lòng ông không bao
giờ được thanh thản. Tất cả những gì cay đắng đen tối của cuộc đời, của xã hội
được Nguyễn Du cảm nhận, thấu hiểu và càng làm cho tấm lòng nhà thơ thêm
trăn trở.
Như vậy, từ cuộc đời co thể thấy Nguyễn Du là con người có tấm lòng nhân
đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương con người rộng lớn, bao la. Tất cả những điều
này làm nên giá trị nhân văn lớn lao của bậc đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
1.2.1.3. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Du để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ có giá trị lớn cả về nội dung
cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật. Có thể chia tác phẩm của ông thành
hai thể loại chính: Tác phẩm chữ Hán và tác phẩm chữ Nôm. Ở mỗi thể loại đều
có những dặc sắc và thành công riêng.
a. Tác phẩm chữ Hán: Bao gồm 250 bài thơ, được đưa vào những tập sau:
- Thanh Hiên thi tập (1784-1805). Gồm 78 bài.
- Nam Trung tạp ngâm (1805-1812). Gồm 40 bài.
- Bắc hành tạp lục (1813-1814).Gồm 132 bài.
Trong hơn 200 bài thơ này, Nguyễn Du đã bày tỏ tấm lòng, tâm sự của con
người trước thời thế. Đó là nỗi buồn u uẩn, dai dẳng mênh mang không dứt. Con
người Nguyễn Du gắn liền với chữ “buồn”. Ngoài ra, thơ chữ Hán còn là bức
chân dung tự họa của con người Nguyễn Du trong suốt cuộc đời thăng trầm,
biến đổi của mình. Khi là lời than thở trước hiện thực, khi là tâm sự hoài niệm,

khi là thái độ của tác giả với cuộc sống xung quanh… Đồng thời còn là lòng yêu
nước, yêu dân tộc thiết tha, thầm kín, thông qua tình yêu thiên nhiên, yêu con
người và sự lên án, phê phán gay gắt những hiện tượng xã hội tiêu cực, những

17
điều ngang trái bất công trong xã hội. Vì thế những thi phẩm này có thể giúp
người đọc dựng lại chân dung của tác giả.
b. Tác phẩm chữ Nôm: Sáng tác ít hơn nhưng thành công có giá trị hơn
cả, được viết chủ yếu bằng thể lục bát và song thất lục bát, bao gồm: Đoạn
trường tân thanh (Truyện Kiều);Văn tế thập loại chúng sinh; Văn tế trường lưu
nhị nữ; Thác lời trai phường vải
Ngoài ra, còn một số tác phẩm văn học khác nhưng do hoàn cảnh khách
quan cũng như chủ quan mà chúng tôi chưa có điều kiện thống kê đầy đủ được.
Trong đó, Truyện Kiều là một kiệt tác bất hủ, là tập đại thành của văn học
Việt Nam-một tác phẩm có giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật to lớn, mà
trong phần nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một khía cạnh nhỏ của kiệt tác.
Như vậy, Nguyễn Du để lại cho dân tộc, cho hậu thế một sự nghiệp sáng
tác to lớn và đầy ý nghĩa. Nó góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân tộc
và tạo nên những giá trị bất hủ, sống mãi với thời gian.
1.2.2. Truyện Kiều
1.2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du
Đại thi hào Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều dựa trên cốt truyện: Kim Vân
Kiều truyện của tác giả Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân. Tác phẩm mang tên
chính thức là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới xé lòng) nhưng dân gian
quen gọi tên nôm: Truyện Kiều. Tuy sáng tác dựa vào cốt truyện nước ngoài
nhưng đó là một sáng tác mới mẻ, độc đáo, là kết tinh tài năng và tấm lòng của
Nguyễn Du. Tác phẩm là kiệt tác to lớn của Nguyễn Du và của văn học Việt
Nam. Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều, trải qua bao lớp gió bụi
thời gian, nhưng Truyện Kiều vẫn có một sức sống mạnh mẽ, cùng với nó là kết
tinh của mọi tài năng, phẩm giá và nhân cách Nguyễn Du. Truyện Kiều có giá trị

to lớn về nội dung và nghệ thuật.
Trước tiên, Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị hiện thực to lớn. Bởi thông
qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã phản ánh bộ mặt thật của xã hội đương thời, xã
hội đen tối, thối nát mà đồng tiền ngự trị lớn nhất, có sức mạnh vạn năng, dưới
sức mạnh của đồng tiền, con người bị tha hóa nhân cách, làm nô lệ cho nó. Và,
vì nó mà bao kiếp người, bao số phận con người bị đày đọa, hắt hủi.
Ngoài ra, Truyện Kiều còn là tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Truyện Kiều là tấm lòng cảm thông, chia sẻ, gắn bó sâu sắc của Nguyễn Du với
những kiếp người khổ đau, bé nhỏ, bất hạnh. Là sự trân trọng, nâng niu, ca ngợi
những phẩm chất, những giá trị tốt đẹp của con người. Những hình ảnh đẹp như

18
Thúy Kiều, Từ Hải… mãi sống trong lòng người đọc để minh chứng cho sự tồn
tại của cái đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hơn nữa, Truyện Kiều còn đề cao
ước mơ, khát vọng giải phóng con người, khát vọng được thoát khỏi xã hội đen
tối thối nát để hướng tới cuộc sống mới.
Truyện Kiều là khát vọng của tình yêu tự do. Thông qua mối tình táo bạo
của Thúy Kiều và Kim Trọng, những hành động mang tính xé rào phong kiến,
Nguyễn Du đã gửi gắm thông điệp về khát vọng tự do, khát vọng tình yêu hạnh
phúc. Con người dám tự đi tìm lấy tình yêu và hạnh phúc đích thực của mình.
Không chỉ là khát vọng của tình yêu tự do, Truyện Kiều còn là khát vọng
của công lý. Thông qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm khát vọng
của con người trong thời đại mới. Đó là sự vùng lên phản kháng chống lại cái
ác đang ngự trị trong xã hội. Nguyễn Du để Thúy Kiều báo ơn trả oán chính là
thông điệp rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, người lương thiện sẽ được đền đáp. Tư
tưởng nhân văn của Nguyễn Du cũng là ở đây.
Không chỉ đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn là kết tinh của những
giá trị nghệ thuật độc đáo. Nó được biểu hiện ở một số khía cạnh như: Cốt
truyện chặt chẽ, hấp dẫn; ngôn ngữ điêu luyện; một số biện pháp nghệ thuật như
tính chất ước lệ, điển cố, tượng trưng Đặc biệt trong Truyện Kiều là khả năng

khai thác phân tích tâm lý nhân vật của Nguyễn Du đạt đến trình độ bậc thầy.
Truyện Kiều được đưa vào đánh giá là một trong những tác phẩm tiểu thuyết tâm
lý đầu tiên của nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam (Phan Ngọc). Điều này sẽ được
minh chứng cụ thể ở chương sau của phần nghiên cứu này.
Có thể nói, Truyện Kiều là thành công tiêu biểu nhất, giá trị nhất, là nơi kết
tinh tài năng con người lỗi lạc Nguyễn Du. Chỉ một Truyện Kiều nhưng đã làm
tên tuổi của Nguyễn Du sống mãi trong lòng người đọc mọi thế hệ, vượt qua tất
cả những lớp bụi thời gian, khoảng cách không gian, vượt qua con số ba trăm
năm mà Nguyễn Du từng than thở: “Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
(Độc Tiểu Thanh kí)
1.2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới
a. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc
Có thể nói trong kho tàng phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam từ

19
xưa tới nay, Truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học vẻ vang nhất của
dân tộc. Chưa bao giờ và chưa ở đâu xuất hiện một tác phẩm văn học mà có ảnh
hưởng sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân như Truyện Kiều. Phạm
Quỳnh trong bài diễn thuyết bằng quốc văn từng viết: “Trên từ hạng thượng lưu
trí thức, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai
cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều,
ai ai cũng ngâm Truyện Kiều…”. Với Phạm Quỳnh, sức sống của Truyện Kiều
còn mạnh tới mức: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn ” [2, tr.177].
Tuy hơi nhấn mạnh quá đáng sức mạnh văn chương của Truyện Kiều nhưng
cũng là khẳng định giá trị của Truyện Kiều trong lịch sử văn học dân tộc.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đôn Phục cũng khẳng định rằng: “Văn chương
trong Truyện Kiều ở nước Nam ta, thực là vạn thế bất hủ, chẳng khác gì một bức

tràng thành để hộ vệ cho Nam âm, bức tràng thành ấy còn thì Nam âm còn, bức
tràng thành ấy mất thì Nam âm mới mất” [7, tr.756]. Lời khẳng định ấy đã cho
thấy giá trị vĩnh cữu của Truyện Kiều với nền văn học nước nhà.
Hơn thế nữa, Truyện Kiều đi sâu vào nếp sống, nếp nghĩ, nếp cảm của con
người Việt Nam, như một hiện tượng xã hội quen thuộc, gần gũi. Nhân dân ta
có: bói Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều; có ca dao, thành ngữ lấy ra từ Truyện Kiều.
Bao tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, sân khấu dân gian được lấy cảm hứng từ
thiên kiệt tác này.
Ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, gian khổ nhất, đó là khi đất
nước Việt Nam chìm trong lửa đạn chiến tranh, những hi sinh, mất mát, tang
thương thì sức sống của Truyện Kiều vẫn lan tỏa mạnh mẽ trong trái tim người
dân Việt Nam, góp phần cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Nhà
thơ Chế Lan Viên có bài: Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ. Tố Hữu với bài: Kính
gửi cụ Nguyễn Du…
Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của thời gian, Truyện Kiều có một
sức sống vô cùng mạnh mẽ, vững chãi trong lòng văn học dân tộc. Đã hơn hai
trăm năm qua kể từ khi Truyện Kiều ra đời, lời khen tiếng chê vẫn còn chưa hết.
Cho đến nay, biết bao công trình nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu về những giá trị
của tác phẩm ở tất cả các phương diện nhưng vẫn chưa khai thác hết những giá
trị tiềm ẩn của nó. Truyện Kiều vẫn là cảm hứng khai thác mãnh liệt của nhiều
nhà nghiên cứu. Trong cuốn tổng hợp “Hai trăm năm-nghiên cứu, bàn luận
Truyện Kiều” của tác giả Lê Xuân Lít, ông đã tổng hợp hàng nghìn bài viết qua
mấy nghìn trang giấy nhưng đó chỉ là phần rất nhỏ về nghiên cứu giá trị tác
phẩm vĩ đại này.

20
Trong bất cứ hoàn cảnh, thời điểm nào thì Truyện Kiều vẫn có sức sống
mạnh mẽ. Truyện Kiều kiệt tác vĩ đại, là đứa con tinh thần, là tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu để Việt Nam có thể tự hào sánh vai với nền văn học khác trên thế giới.
b. Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới

Ngay từ khi mới ra đời, Truyện Kiều đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, vượt
khoảng cách về không gian địa lí để đến với bạn đọc trên toàn thế giới. Chưa có
tác phẩm văn học nào của Việt Nam lại có được vị trí như Truyện Kiều của
Nguyễn Du. Bởi tác phẩm này cho đến nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác
nhau: Pháp, Anh, Nhật, Hàn, Đức… Cùng với đó là rất nhiều tác giả, nhà văn,
nhà nghiên cứu, phê bình văn học, các giáo sư… nước ngoài đã tìm hiểu phân
tích về Truyện Kiều. Có rất nhiều trích đoạn của Truyện Kiều đã được trích
giảng ở một số trường đại học của nước ngoài. Ở đất nước Trung Quốc, nơi khởi
nguyên của Truyện Kiều đã có những đánh giá rất xác thực, đúng đắn về giá trị
của Truyện Kiều. Chẳng hạn như trong một số bài nghiên cứu của tác giả như
Lưu Thế Đức, Lý Tu Chương, những nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung
Quốc đã đánh giá rất cao Nguyễn Du trong bài viết Nguyễn Du-nhà thơ Việt
Nam kiệt xuất và Truyện Kiều của ông đã viết: “Tập thơ tự sự kiệt xuất này, vô
luận việc khắc họa nhân vật, hay việc miêu tả tình tiết, đều có những điểm khác
với tiểu thuyết. Điều đó không những chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu diễn
văn học, mà quan trọng hơn do Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thành tác phẩm
hoàn toàn mới về nghệ thuật. Tài năng nghệ thuật xuất sắc và sự lao động nhẫn
lại đã giúp nhà thơ dung câu chuyện Vương Thúy Kiều để viết nên một tác
phẩm kiệt xuất trong nền văn học cổ điển Việt Nam” [16 , 1815].
Như vậy, Nguyễn Du là đại thi hào, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt
Nam. Người đã sáng tác nên một thiên kiệt tác bất hủ-Truyện Kiều-tác phẩm có
sức sống mãnh liệt và mạnh mẽ đối với văn học Việt Nam và thi đàn văn
chương thế giới. Nghiên cứu tìm hiểu về Truyện Kiều là việc làm thiết thực,
đúng đắn, góp phần tôn vinh giá trị Truyện Kiều nói riêng cũng như thi hào
Nguyễn Du.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày toàn bộ những vấn đề về cơ sở lý luận
có liên quan đến luận văn như: Vấn đề về từ láy tiếng Việt, tác giả Nguyễn Du và
tác phẩm Truyện Kiều. Chúng tôi có thể khái quát toàn bộ vấn đề trên như sau:
Vấn đề về từ láy tiếng Việt: Chúng tôi đã trình bày một số khái niệm từ láy

và các quan niệm về từ láy của các nhà nghiên cứu trong lịch sử. Đó là cơ sở lý
luận đầu tiên giúp chúng tôi nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn về trạng thái

×