Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên hoa và xuân trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.76 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH THƯ

TỪ CHỈ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
– HOA VÀ XUÂN – TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, năm 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B. Phần nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung về từ tiếng Việt


1.1.Vấn đề quan niệm về từ tiếng Việt
1.2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
1.3. Chức năng của từ
1.4. Nghĩa của từ
1.4.1. Vấn đề quan niệm về nghĩa của từ
1.4.2. Các thành phần nghĩa của từ
1.4.3. Sự chuyển nghĩa của từ
1.5. Sự hiện thực hóa các bình diện của từ trong hoạt động
1.5.1. Sự hiện thực hóa chức năng của từ
1.5.2. Sự hiện thực hóa ý nghĩa của từ
1.5.3. Sự hiện thực hóa thuộc tính ngữ pháp của từ

Chương 2: Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du
2.1. Đôi nét về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
2.1.1. Nguyễn Du
2.1.1.1. Thời đại
2.1.1.2. Gia đình
2.1.1.3. Bản thân
2.1.2 Truyện Kiều
2.1.2.1. Giá trị nội dung
2.1.2.2. Giá trị nghệ thuật
2


2.2. Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du
2.2.1. Thống kê từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
2.2.2. Sự hiện thực hóa ý nghĩa và thuộc tính ngữ pháp của từ chỉ hiện tượng thiên
nhiên – hoa và xuân trong Truyện Kiều


C. Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Phụ lục
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng. Một
trong những nhân tố góp phần quan trọng làm nên những đặc trưng đó chính là dòng
chảy của văn học. Nước ta tự hào với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Có thể
nói Truyện Kiều là sự kết tinh bề dày văn hóa của một nước, phô bày vẻ đẹp của một
thứ tiếng , biểu hiện tài hoa của một dân tộc. Ở Truyện Kiều chúng ta không chỉ thấy
được giá trị nhân đạo và hiện thực vô cùng sâu sắc mà còn thấy được cả nghệ thuật sử
dụng ngôn từ độc đáo của Nguyễn Du. Tiếp cận và khảo sát Truyện Kiều, người viết
cảm nhận được sự bền bỉ, tỉ mỉ trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật ngôn từ
của Nguyễn Du. Từng câu, từng từ được dùng đều có sự chọn lọc, gọt giũa một cách
công phu của tác giả. Và cũng chính điều này đã làm cho nghệ thuật sử dụng ngôn từ
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du luôn là một mảnh đất màu mỡ cho những nhà
nghiên cứu và những cả ai yêu mến Truyện Kiều.
Trong suốt hai trăm năm qua kể từ khi ra đời cho đến nay đã có không biết bao
công trình nghiên cứu về Truyện Kiều ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vấn đề Truyện
Kiều là một bản dịch hay là một sáng tác cho đến nhiều vấn đề khác về nội dung tư
tưởng của tác phẩm. Nhưng người viết nhận thấy, cho đến nay chưa có một công trình

nghiên cứu nào mang tính độc lập và toàn diện về “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên –
hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Chọn đề tài này, người viết muốn
hòa mình vào khuynh hướng soi rọi tác phẩm văn chương dưới ánh sáng của ngôn ngữ
học ngày càng phổ biến.
Vốn dĩ đây là một vấn đề mới lạ lại có ít công trình nghiên cứu đề cập đến nên
người viết cũng không tránh khỏi sự ngỡ ngàng và thiếu sót, nhưng với sự cố gắng của
bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cuối cùng người viết cũng hoàn
thành được đề tài của mình. Hy vọng với những gì thu nhặt được sẽ giúp ích được
phần nào cho việc tiếp cận và nghiên cứu Truyện Kiều sau này.

4


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay đã trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói
riêng. Trải qua hơn hai trăm năm mà vấn đề nghiên cứu phê bình Truyện Kiều chưa
bao giờ được xem là kết thúc. Tính đến nay đã có đến hàng trăm công trình nghiên cứu
lớn nhỏ khác nhau. Mỗi công trình đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề khác nhau
của tác phẩm nhưng mục đích cuối cùng vẫn chỉ là để chứng minh, giải thích làm sáng
tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Đồng thời qua đó, các nhà nghiên
cứu muốn khẳng định Truyện Kiều là viên ngọc quí, là tiếng nói, là tâm hồn của người
dân Việt. Có thể tổng kết lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều thành bốn giai đoạn sau:
- Từ khi Truyện Kiều ra đời cho đến hết thế kỉ XX.
- Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.
- Từ năm 1930 đến năm 1945.
- Từ cách mạng tháng tám đến nay.
Nhìn chung, từ năm 1945 trở về trước, các nhà phê bình chủ yếu bàn bạc về
nội dung tác phẩm dựa trên nền tảng lấy lễ giáo phong kiến làm tiêu chuẩn để đánh giá
Truyện Kiều. Nhưng từ 1945 trở về sau, các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích

giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dựa trên các quan điểm và phương pháp
hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu và khảo sát Truyện Kiều trở nên khách quan và chính
xác hơn.
Sau đây, người viết xin điểm qua một vài ý kiến của một số nhà nghiên cứu,
phê bình về ngôn ngữ Truyện Kiều và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du:
Trong “Truyện Kiều và những lời bình”, Nguyên Lộc đã nhận xét: “Trong các
vấn đề tranh luận về Truyện Kiều xưa nay, dường như một vấn đề duy nhất không có
mấy ý kiến trái ngược. Đó là vấn đề về ngôn ngữ văn học của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều. Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu bình luận Truyện Kiều đều khẳng
định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn ngữ của
thời đại ông, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.
Ngôn ngữ Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả năng phong phú của
5


tiếng Việt, và Truyện Kiều đã có công khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về
phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương”.[23; tr.434]
Đào Thản trong “Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều” đã có nhận
định rằng: “Những người nghiên cứu Truyện Kiều từ trước tới nay đã nhất trí xác
nhận thiên tài của Nguyễn Du về nghệ thuật, khẳng định công lao to lớn của nhà thơ
đối với dân tộc. Nguyễn Du là Puskin của Việt Nam, ngôn ngữ Truyện Kiều là đỉnh
cao, là tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ Truyện Kiều có những yếu tố hay,
đẹp và nổi bật mà trước đó chưa từng có”.[24; tr.208]
Và trong “Mấy lời bình luận về ngôn ngữ văn chương Truyện Kiều” thì
Nguyễn Tường Tam đã đánh giá : “Nói đến cái hay của ngôn ngữ Truyện Kiều thì
chưa biết thế nào mà kể hết được. Ta chỉ nên nhận rằng ngôn ngữ Truyện Kiều có thể
làm cái mẫu rất tốt cho ngôn ngữ văn chương quốc ngữ, và người làm văn nào cũng
nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều, vì những câu thơ đó đã tới được cực điểm.
Tôi xin nói quyết một lời rằng: Mong được một quyển truyện nào hay hơn Truyện Kiều
là mộng tưởng. Cái trình độ ngôn ngữ thơ quốc ngữ đến như thế là tuyệt đích rồi”.[23;

tr.30]
Hay trong “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực”, Lê Đình Kỵ đã đóng góp ý
kiến như sau: “Ngôn ngữ văn chương Truyện Kiều kết hợp được cái diễm lệ, tao nhã
của những áng ngâm tiêu biểu, cái gần gũi, chân chất mà vang vọng lạ lùng của ca
dao với hàm súc thâm trầm trong hình ảnh suy tưởng của các thể thơ phú cổ điển Việt
Nam cũng như Trung Quốc. Và chưa bao giờ khả năng của tiếng Việt lại được biểu
hiện như trong Truyện Kiều”.[7; tr.274]
Trong quyển “Giới thiệu Truyện Kiều” của Nguyễn Khắc Viện đã có đoạn
viết: “Nguyễn Du đã thấm nhuần văn học cổ điển Trung Quốc cũng như Việt Nam, và
kết hợp thành công ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ văn học cổ điển vào Truyện Kiều.
Ngôn ngữ Truyện Kiều đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử tiếng Việt, nó
đã góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu, thêm uyển chuyển, trở nên chính xác và súc
tích lạ thường”.[ 27; tr.235]
Còn Đào Duy Anh để kết luận tập “Khảo luận về Truyện Thúy Kiều” đã viết:
“Với Truyện Kiều của Nguyễn Du , có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải
6


qua một cuộc thay đổi về chất và tỏ rõ khả năng đầy đủ và sâu sắc của nó. Qua ngôn
ngữ Truyện Kiều Nguyễn Du đã gieo trong lòng ta một mối tin chắc chắn, một mối hy
vọng dồi dào với tiếng Việt”.[ 1; tr.163]
Trên đây là những ý kiến của các nhà phê bình về ngôn ngữ Truyện Kiều. Tiếp
theo, người viết xin dẫn một vài công trình nghiên cứu về từ tiếng Việt.
Đỗ Hữu Châu trong công trình “Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt”, nhà xuất
bản Giáo dục, 1981, đã đi sâu nghiên cứu về các bình diện của từ tiếng Việt và ngữ
nghĩa của từ tiếng Việt. Ở vấn đề ngữ nghĩa của từ, tác giả phân tích rất tỉ mỉ về các
thành phần ý nghĩa trong từ. Theo Đỗ Hữu Châu thì một từ bao gồm ba thành phần ý
nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. Đồng thời ông chỉ rõ mối
quan hệ giữa các thành phần ý nghĩa đó với nhau và mối quan hệ tương ứng giữa từng
thành phần ý nghĩa với thế giới khách quan và tư duy. Ông còn trình bày một cách hệ

thống về hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Trong phần này Đỗ Hữu
Châu đã nêu lên khái niệm, nguyên nhân, các dạng chuyển nghĩa, phương thức và cơ
chế chuyển nghĩa, phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ.
Trong “Từ vựng học tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo dục, 1998 và “Nhận diện
từ tiếng Việt”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1999, Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập đến
những vấn đề về từ tiếng Việt như: nhận diện từ , các đơn vị từ vựng, cơ cấu nghĩa của
từ, sự hình thành tồn tại và phát triển của từ tiếng Việt, và hiện tượng mất nghĩa của từ
tiếng Việt ở trường hợp ghép và láy.
Trong “Giáo Trình tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo Dục, 1987, Bùi Tất Tươm
đã nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng
Việt. Trong phần nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩa thì tác giả trình bày về khái
niệm, nguyên nhân hiện tượng nhiều nghĩa và phân loại nghĩa trong từ nhiều nghĩa.
Còn trong phần nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa thì Bùi Tất Tươm trình bày về
khái niệm, phương thức và cơ chế chuyển nghĩa, phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và
chuyển nghĩa tu từ.
Nhìn chung có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ tiếng Việt cũng như
Truyện Kiều nhưng nhưng trực tiếp đề cập đến vấn đề từ chỉ hiện tượng thiên nhiên –
hoa và xuân trong Truyện Kiều thì chưa có tác giả nào thực hiện. Với đề tài này người
7


viết hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc khảo sát những thành công về mặt
nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hiện đề tài “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du” người viết có dịp đi sâu khám phá và lý giải những nét độc đáo
mới lạ, những đóng góp mới về phương diện dùng từ của Nguyễn Du.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn góp phần khẳng định tầm quan trọng
của việc sử dụng các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong việc tạo nên

những thành công về phương diện thể hiện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật sử
dụng ngôn từ một cách điêu luyện và tài tình của “người nghệ sĩ ngôn từ” Nguyễn Du.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du”, trước tiên người viết tìm hiểu những vấn đề liên quan đến “từ” từ
một số tài liệu tham khảo. Sau đó thu thập những tư liệu nghiên cứu về tác phẩm
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trên cơ sở đó, người viết khảo sát và tìm hiểu về từ chỉ
hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong tác phẩm.
Về văn bản Truyện Kiều thì người viết chọn quyển “Truyện Kiều của Nguyễn
Du”, do Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích, nhà
xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du” , người viết đã vận dụng nhiều phương pháp kết hợp:
- Phương pháp thống kê: Người viết đọc Truyện Kiều và tìm những câu thơ
có chứa các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân , nhặt những câu thơ đó ra để
làm ngữ liệu khảo sát.
- Phương pháp phân tích: Để hiểu sâu hơn, làm rõ hơn đề tài người viết phải
phân tích để thấy được cái hay, cái độc đáo của từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và
xuân mà Nguyễn Du đã dùng trong Truyện Kiều.
8


- Phương pháp hệ thống: Từ những gì đã phân tích người viết phải hệ thống
lại để làm nổi bật hơn những khía cạnh của đề tài.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Người viết còn sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu để thấy được cái độc đáo của ngôn ngữ Truyện Kiều so với ngôn ngữ
dân tộc.


9


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ TIẾNG VIỆT

1.1.Vấn đề quan niệm về từ tiếng Việt
Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về từ. Tựu chung có hai
khuynh hướng sau:

1.1.1. Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng)
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emeneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn
Thiện Giáp.
- Emeneau định nghĩa: “Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có
thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh
điệu”.[5; tr.17]
- Cao Xuân Hạo: “Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác
nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị
(syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết
(monosyllabe), hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ
và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Chân Âu về cơ cấu xoay
quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu
của từ Tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm
tiết”.[5; tr.18]
- Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”.[5;
tr.168]

1.1.2.Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng với âm tiết
- Nguyễn Văn Tu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất

(vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử”.[5; tr.20]

10


- Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn
vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ
âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”.[5; tr.20, 21]
- Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện
thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững
chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”.[10; tr.104]
- Đái Xuân Ninh: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị
và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình
vị và lập thành một khối hoàn chỉnh”.[16; tr.24]
- Lưu Vân Lăng: “…Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể
nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất.[8;
tr.213]. Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều
tiếng tự do kết hợp lại không theo quan niệm thuần cú pháp tiếng Việt”.[8; tr.214]
- Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất

biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất
định, tuân theo những kiểu ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để
tạo câu”.[2; tr.14]
Tóm lại, dù quan niệm về từ thế nào đi chăng nữa, các tác giả đều thống nhất
với nhau ở những tiêu chí xác định. Các tác giả đều dựa vào những đặc điểm “có
nghĩa”, tính cố định sẵn có, bắt buộc và khả năng hoạt động tự do trong lời nói để xác
định từ.

1.2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
1.2.1.Từ đơn

Là những từ được cấu tạo bởi một tiếng độc lập. Thí dụ: nhà, xe, tập, viết,
xanh, đỏ, vàng, tím…
- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ có từ lâu đời. Một số từ có
nguồn gốc thuần Việt, một số từ có nguồn gốc vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài
như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…
11


- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt
của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan
hệ gia đình, xã hội, các số đếm…
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (theo thống kê
của A.Derode từ đơn chiếm 20% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản
nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời
sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng Việt.

1.2.2. Từ ghép
Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ
ý nghĩa.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra thành hai
loại chính:

1.2.2.1. Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
- Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:
* Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn
hữu, bụng dạ, máu huyết…
* Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, cốt nhục…

* Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh
đẹp…
* Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương. Ví
dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa…
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Ví dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần,
ăn uống, đi đứng…
12


+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Ví dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ,
gần xa, trong ngoài…
- Xét về mặt nội dung, nói chung từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm
vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành
động chung mang tính chất khái quát).
- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến ý nghĩa từ
vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta
đã thấy những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong
từ ghép đẳng lập.

1.2.2.2. Từ ghép chính phụ
Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ
thuộc vào thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố
chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Ví dụ: máy bay, máy may, làm ruộng, làm
thợ, vui tai, vui mắt… Loại này có những đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự
vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng
nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc
trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt
động hoặc đặc trưng đó.


1.2.3. Từ láy
Cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn còn để ngỏ . Về phương thức cấu tạo
của từ láy, tồn tại hai ý kiến:
- Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa.
- Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ
âm của các thành tố.

13


Cả hai đều có mức độ đúng đắn của nó. Ý kiến thứ nhất đã lý giải được những
gì từ láy có tiếng gốc. Tuy nhiên bên cạnh những từ ấy còn rất nhiều từ hiện nay không
xác định được tiếng gốc (ví dụ: bâng khuâng, bủn rủn, lã chã,…), và những từ có dạng
láy nhưng thực ra chúng vốn được tạo ra từ phương thức ghép ( ví dụ: hỏi han, chùa
chiền, dông dài, tang tóc,…).
Có thể nói lặp lại tiếng gốc là một kiểu cấu tạo từ rất đặc thù của các ngôn ngữ
đơn lập nói chung và của tiếng Việt nói riêng. Do vậy ý kiến thứ nhất đã đề cập đến
những từ láy chân chính trong tiếng Việt. Tuy nhiên chưa đủ. Do sự vận động và phát
triển của ngôn ngữ trong quá trình lịch sử, nhiều từ ghép có dạng láy đã thay đổi nghĩa
và hòa lẫn với những từ láy chân chính. Ngày nay đứng ở góc độ đồng đại người ta
nhận thức nhiều trường hợp là từ láy. Dẫu sao những từ này hiện nay cũng đã mang
nhiều đặc điểm của từ láy (về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ âm).
Để có thể dung nạp được cả hai bộ phận (từ láy chân chính và từ ghép có dạng
láy mất nghĩa) vào từ láy, ngày nay đứng trên quan điểm đồng đại có thể nói từ láy là
những từ gồm nhiều tiếng, các tiếng được ghép lại dựa trên quan hệ ngữ âm có tác
dụng tạo nghĩa.

1.2.4. Từ ngẫu kết (hay biệt lập)
Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp. Đấy là trường hợp

mà giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa. Ví dụ: cổ hũ, mè nheo, ba
láp, ba hoa, bồ hóng,… Ngoài ra, có thể xếp những từ như: cà phê, a xít, a pa tít,…
vào loại này.

1.3. Chức năng của từ
1.3.1. Chức năng miêu tả
Đó là chức năng biểu hiện các sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức
được. Đó cũng là chức năng định danh các đối tượng đó, và biểu hiện những hiểu biết
của con người về các đối tượng đó. Các từ của tiếng Việt thiên về việc thực hiện chức
năng này là các từ thuộc các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ. Ý nghĩa từ vựng
của các từ thuộc các từ loại này chính là cơ sở để chúng thực hiện được chức năng
miêu tả.
14


1.3.2. Chức năng dụng học
Đó là các chức năng “bộc lộ” các nhân vật giao tiếp về các mặt tình cảm, thái
độ, quan hệ của họ đối với nhau, và thái độ tình cảm của họ đối với sự vật, sự việc
được nói tới, hay đối với chính hoạt động giao tiếp mà họ đang tiến hành. Thực hiện
chức năng này trước hết là các từ tình thái làm dấu hiệu bộc lộ trực tiếp các cảm xúc,
các trạng thái tâm lí như: ồ, ứ, ái, ôi, ối, chao, chao ôi, a, a ha…; các từ tình thái bộc
lộ thái độ đánh giá của người nói: Chính, đích, nhất là, đặc biệt là, thậm chí…; các từ
định vị (chỉ rõ tương quan về không gian và thời gian giữa sự vật và hiện tượng đang
được nói đến với vị trí do người nói lấy làm chuẩn): này, kia, ấy, nọ, đó, đây, đấy,
nay, nãy…

1.3.3. Chức năng phát ngôn
Đó là chức năng chỉ ra các hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong quá trình
giao tiếp. Để thực hiện chức năng này ta có các từ chuyên thực hiện các hành vi hô gọi
(này, hỡi, bớ, ơi, ê…), các hành vi xưng hô (dạ, bẩm, thưa, vâng, ừ…), các hành vi sai

khiến (hãy, đừng, chớ, đi, nào…), các hành vi hỏi (ai, gì, nào, đâu, sao, thế nào, bao
nhiêu, hả, hử, ư, à, nhỉ, nhé…) và nhiều loại hành vi khác.

1.3.4. Chức năng cú học
Đây là chức năng liên kết các từ trong câu tạo nên thông điệp. Ta có các quan
hệ từ chuyên thực hiện chức năng này như : và, nhưng, song, hoặc, tại, bởi, do, vì, nên,
để, bằng, với, mà, của, cho…

1.4. Nghĩa của từ
1.4.1. Vấn đề quan niệm về nghĩa của từ
Có nhiều ý kiến khác nhau về nghĩa của từ. Tựu chung có các nhóm ý kiến sau
- Nghĩa của từ là bản thể. Gồm có các ý kiến sau:
+ Nghĩa của từ là đối tượng.
+ Nghĩa của từ là những hiện tượng tâm lí (như biểu tượng, khái niệm, sự
phản ánh)
15


+ Nghĩa của từ là chức năng.
+ Nghĩa của từ là sự phản ứng đối với hiện thực.
- Nghĩa của từ là quan hệ: theo khuynh hướng này có các ý kiến đáng chú ý
sau:
+ Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng.
+ Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu, khái niệm và đối tượng.
Có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ
biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số
đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ.
Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng, trong thực tế khách quan, tư duy và
người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu
trúc) của ngôn ngữ.


1.4.2. Các thành phần nghĩa của từ
1.4.2.1. Nghĩa biểu vật
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là
nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các
sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ.
Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách
quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được
phản ánh trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái
có trong thực tế theo cách nhận thức của từng nhân vật. Ta có thể chứng minh điều này
dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc
so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ.
- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật
luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại
mang tính đồng loạt, khái quát...

16


- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là: Sự chia cắt hiện thực
khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.

1.4.2.2. Nghĩa biểu niệm
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính
đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một
phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đấy là những
dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng.
Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp
của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Như vậy, nghĩa biểu
niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt

khác lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn
ngữ.
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của sự vật trong thực tế, tuy nhiên
ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập nghĩa
của từ trong hệ thống.
Phân loại các nét nghĩa:
- Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): là nét nghĩa lớn nhất, không thuộc một
loại nét nghĩa nào lớn hơn.
- Nét nghĩa loại (loại vị): sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại vị.
Đây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị. Hay nói cách khác,
loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị.
- Biệt vị: tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt hóa của loại vị. Có
hai loại biệt vị:
+ Biệt vị tận cùng: kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mức thấp
nhất.
+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở một từ, không
phải là sự phân hóa của loại vị.

17


Nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những
quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ. Chính vì nghĩa
biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là
cấu trúc biểu niệm.
- Phân biệt nghĩa biểu niệm và khái niệm:
+ Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn
nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ. Chính vì vậy, có những nghĩa biểu niệm chỉ
có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia.

Ví dụ: Nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể (chợ búa, con cái, gà
qué,…) hay nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa (xanh lè, đỏ au, vàng chóe...)
có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp.
+ Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là chân lý.
Những dấu hiệu trong khái niệm là những dấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất
của sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với
một và chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế mà thôi. Còn ngôn ngữ có chức năng
giao tiếp và tư duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù hợp với hệ
thống ngôn ngữ của từng dân tộc. Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩa nào
cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộ từ vựng, do đó
trong từ có cả hiện tượng nhiều nghĩa và đồng nghĩa.
Ví dụ: Cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ
chặt, chém, cưa, thái, xẻ,...; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạt được những
hoạt động có tính chất vật lý mà còn có thể diễn đạt được những hoạt động xã hội
mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ,...).
Song điều vừa nói chỉ đúng với nghĩa biểu niệm của những từ thông thường.
Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm.
Tóm lại, nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừa khác nhau.
Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con người đạt được. Song nếu
khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì nghĩa biểu niệm lại bị chi phối
18


bởi quy luật của giao tiếp và tư duy. Có thể nói khái niệm quan hệ với nghĩa biểu niệm
ở chỗ nó cung cấp những “vật liệu” tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên nghĩa biểu
niệm theo những quy tắc cấu trúc của mình. Do đó, tuy mọi dân tộc đều biết tư duy
nhưng hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của các dân tộc đều khác nhau.

1.4.2.3. Nghĩa biểu thái
Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như:

to nhỏ, mạnh yếu,...; nhân tố cảm xúc như: dễ chịu, khó chịu, sợ hãi,...; nhân tố thái độ
như: trọng, khinh, yêu, ghét,...; mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.

1.4.3. Sự chuyển nghĩa của từ
Hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả từ sự chuyển nghĩa của từ.

1.4.3.1. Phương thức chuyển nghĩa của từ
a. Phương thức ẩn dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b, c, d khi
giữa a, b, c, d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển
nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
- Có hai hình thức chuyển nghĩa:
+ Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể).
+ Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu
tượng).
- Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:
+ Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
+ Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.
+ Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động.
+ Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.

19


+ Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối
tượng.
Nhận xét: Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng
tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa
cùng tác động.


b. Phương thức hoán dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b, c, d khi
giữa a, b, c, d có một mối quan hệ gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán
dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận.
Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này
có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:
+ Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn
thể.
+ Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho
đối tượng.
+ Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn.
+ Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất
được chứa.
- Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ
nguyên liệu đó.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng
hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng.

20


- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm,
sinh lý đi kèm.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc
sản phẩm của họ hoặc ngược lại.
Tóm lại mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác
chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là

phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi một cách hợp lý.

1.4.3.2. Phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ thống
Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng chính là phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ
thống. Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa là sản phẩm của toàn dân được cố định
hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ điển như một nghĩa sẵn có, được tái
dụng một cách tự do trong lời nói.
Ví dụ: Từ mũi có nghĩa gốc là: 1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật có hình
nhọn, nhô ra thường ở phần đầu, dùng để thở và để ngửi…
Dần dần, người Việt Nam nhận ra một số đối tượng khác có bộ phận nhọn, nhô ra
(như mũi người hoặc động vật) nên dùng từ mũi để gọi tên các bộ phận ấy. Kết quả là
từ mũi có nhiều nghĩa khác. Các nghĩa này được cộng đồng người Việt chấp nhận, sử
dụng rộng rãi, lập đi lập lại trong giao tiếp và được ghi lại trong từ điển. Đó là các
nghĩa sau:
2) Bộ phận đầu nhọn, nhô ra của một số công cụ làm việc: Mũi dùi, mũi
dao, mũi gươm, mũi kéo, mũi khoan, mũi tên…
3) Bộ phận đầu nhọn, nhô ra của tàu thuyền: Mũi tàu, mũi thuyền.
4) Phần đất có hình dáng nhọn, nhô ra sông, ra biển: Mũi đất, mũi Cà Mau.
5) Bộ phận quân đội hoặc lực lượng tiến công ở một hướng, một khu vực
nhất định: Mũi quân bên trái, mũi tiến công…

21


Từ mũi đã chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ tu từ dựa trên qui luật liên
tưởng tương đồng nên dù các nghĩa của từ mũi tuy có những nét nghĩa khác nhau, ứng
với các đối tượng khác nhau thuộc các phạm vi rất khác nhau nhưng vẫn có nét nghĩa
chung: Bộ phận nhọn, nhô ra.

1.4.3.3. Phương thức chuyển nghĩa của từ trong hoạt động

Nếu phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ thống là ẩn dụ và hoán dụ từ
vựng thì phương thức chuyển nghĩa của từ trong hoạt động là ẩn dụ và hoán dụ tu từ.
Ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh,
biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa
của ngôn ngữ dân tộc. Ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa
tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu
từ biến mất.
Ví dụ: Từ “mặt trời” trong những câu thơ dưới đây đã được chuyển nghĩa như
thế
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trong nôi.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Trong hai câu thơ trên từ “mặt trời” thứ nhất được dùng với nghĩa thông
thường - vật thể mang lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài. Còn từ “mặt trời” thứ
hai thì được dùng với nghĩa mới – chỉ đứa con mà người mẹ yêu thương, là điều thiêng
liêng , cần thiết nhất đối với người mẹ như sự quan trọng tuyệt đối của ánh sáng mặt
trời với sự sinh tồn của bắp. Và nghĩa này sẽ không còn giữ nguyên khi tách từ ra khỏi
ngữ cảnh. Chẳng hạn như trong câu thơ sau, từ “mặt trời” lại có một ý nghĩa hoàn toàn
mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)

22


Tương tự như hai câu thơ trước từ “mặt trời” trong đầu tiên cũng được sử
dụng với nghĩa thông thường. Nhưng từ “mặt trời” trong câu sau lại dùng để nói về
Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc.
Trong những câu thơ trên, các tác giả đã sử dụng phương thức ẩn dụ tu từ để

tạo ra những nghĩa mới cho từ “mặt trời”. Đây là những nghĩa tu từ chỉ làm tăng thêm
cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc và nó sẽ biến mất khi bị tách khỏi văn cảnh.

1.5. Sự hiện thực hóa các bình diện của từ trong hoạt động
Khi chuyển từ trạng thái tĩnh, mang tính tiềm năng trong hệ thống ngôn ngữ
sang trạng thái động trong giao tiếp, các yếu tố ngôn ngữ nói chung, và từ nói riêng,
cũng đồng thời chuyển từ một dạng trừu tượng, khái quát sang một dạng cụ thể, sinh
động. Bởi vì sự hình thành và tồn tại của từ và các yếu tố ngôn ngữ khác trong hệ
thống ngôn ngữ nhìn một cách tổng thể là để phục vụ cho toàn thể xã hội, cho mọi
hoạt động tư duy và giao tiếp nói chung. Nhưng trong thực tiễn của đời sống xã hội và
cá nhân, hoạt động giao tiếp lại luôn diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, xác định.
Vì thế, để phục vụ cho các hoạt động giao tiếp đó, các từ cần chuyển từ trạng thái
chung, khái quát, trừu tượng sang trạng thái riêng, cụ thể. Nói cách khác, khi tham gia
vào hoạt động giao tiếp cụ thể, các từ hiện thực hóa các thuộc tính, các đặc điểm trừu
tượng, mang tính tiềm năng của mình. Sự hiện thực hóa đó diễn ra ngay trên các bình
diện của từ.

1.5.1. Sự hiện thực hóa chức năng của từ
Ngoài những hiện tượng kiêm nhiệm chức năng của từ trong hệ thống ngôn
ngữ, trong hoạt động giao tiếp còn diễn ra sự chuyển đổi chức năng của từ.
Ví dụ 1: Để chỉ những người làm nghề dạy học, trong tiếng Việt có một số từ
như: giáo viên, nhà giáo, giảng viên, cán bộ giảng dạy, thầy giáo, cô giáo, giáo sư,…
Tất nhiên, các từ này có nét nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều có chức năng biểu vật:
chỉ người làm nghề dạy học (chức năng miêu tả). Trong số các từ đó có ba từ (thầy
giáo, cô giáo, giáo sư) có thể chuyển hóa sang chức năng xưng hô, tuy chức năng này
không thay thế chức năng biểu vật. Người nói có thể tự xưng mình bằng từ thầy, cô;
người giao tiếp lại cũng có thể gọi người đối thoại là thầy, cô. Đôi khi từ nhà giáo,
23



cũng như từ giáo sư, có thể dùng trong chức năng hô (nhưng không dùng trong chức
năng xưng), còn các từ khác như giáo viên, giảng viên, cán bộ giảng dạy thì không
được chuyển hóa sang chức năng xưng hô. Trong ví dụ trên ta đã thấy được sự chuyển
hóa của các từ vốn có chức năng miêu tả sang chức năng thuộc lĩnh vực phát ngôn.
Ví dụ 2: “Ứ, con không đi đâu!” (lời đứa con nói với mẹ).
Từ “ứ” vốn có chức năng bộc lộ trạng thái tâm lý không vừa lòng, không thỏa mãn
trước một hiện tượng nào đó. Nó thường được thốt ra ở đầu câu nói với một ngữ điệu
rõ rệt. Nó được coi là một tình thái từ. Như thế, “ứ” có chức năng chuyên biệt là chức
năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ (chức năng dụng học). Trái lại, nó không thể
thực hiện chức miêu tả: Gọi tên trạng thái cảm xúc (không thể gọi tên trạng thái đó là
trạng thái “ứ”, chỉ có thể gọi đó là trạng thái không hài lòng) nhưng trong câu này từ
chỗ thực hiện chức năng trạng thái tâm lý không vừa lòng, từ “ứ” có thể chuyển hóa
sang chức năng miêu tả. Câu nói trên đây có thể được một đứa trẻ nói với giọng nũng
nịu, với nét mặt phụng phịu trước người mẹ như sau: “Con ứ đi đâu!”. Như vậy từ
“ứ” đã chuyển đổi chức năng từ chức năng dụng học sang chức năng miêu tả.

1.5.2. Sự hiện thực hóa ý nghĩa của từ
1.5.2.1. Thành phần nghĩa biểu thái thay đổi
Một từ chưa gắn với hoạt động có thể chưa bộc lộ thành phần nghĩa biểu thái.
Tuy nhiên, trong ngữ cảnh và tình huống nói năng cụ thể, người sử dụng ngôn ngữ lại
gửi gắm vào đó ít nhiều thái độ, sự đánh giá của mình về đối tượng.
Ví dụ: Trong thành ngữ “thân phận con sâu cái kiến” , danh từ “kiến” thể
hiện sự tự ti của người tự cho rằng mình ở một địa vị thấp kém, hoặc thể hiện thái độ
coi thường đối với người bị xem là có thân phận hèn kém trong xã hội. Còn trong
thành ngữ “kiến tha lâu cũng đầy tổ” , từ “kiến” có thể mang một ý nghĩa biểu thái
khác, chẳng hạn đó là sự coi trọng đối với một người chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

1.5.2.2. Thành phần nghĩa biểu vật chuyển thành nghĩa chiếu vật
Nghĩa biểu vật là sự khái quát hóa của hàng loạt sự vật, hiện tượng riêng lẻ tồn
tại trong thực tế, do đó nghĩa biểu vật là nghĩa hệ thống, mang tính khái quát trừu

tượng. Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ được đặt trong mối tương
24


quan với một đối tượng cụ thể, xác định, nghĩa là được quy chiếu vào một đối tượng
(sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái,…) xác định trong hiện thực khách quan. Sự
hiện thực hóa ý nghĩa như thế của từ được gọi là sự chiếu vật. Nhờ thế nghĩa của từ
không còn chung chung, trừu tượng mà trở nên cụ thể, xác định. Chính vì vậy, trong
hoạt động giao tiếp nghĩa biểu vật của từ chuyển thành nghĩa chiếu vật.
Ví dụ: Giả sử từ bàn trong tiếng Việt chỉ có một nghĩa: “Đồ dùng thường làm
bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc…”. Với
nghĩa này từ bàn vẫn là tên gọi của tất cả các vật có đặc tính như trên chứ không phải
tên gọi của một cá thể nào. Hơn nữa, nghĩa trên đây của từ bàn đã có phần nào trừu
tượng hóa khỏi nhiều thuộc tính cụ thể của nó: Có những cái bàn làm bằng các chất
liệu khác nhau (gỗ, nhựa, đá, kim loại…), với các kích thước khác nhau (to, nhỏ,
vừa…), với số lượng và hình dáng chân khác nhau (ba chân, bốn chân…) với màu sắc
khác nhau (xanh, đỏ, vàng, tím…) và cả với chức năng khác nhau (bàn ăn, bàn học,
bàn làm việc…). Nhưng khi trong một lớp học cô giáo nói với học sinh:“ Hãy để viên
phấn lên bàn cho cô”. Nghĩa của từ bàn được cô giáo dùng trong phát ngôn chính là
nghĩa chiếu vật vì trong tình huống này nó xác định cho học sinh biết được cái bàn cô
giáo đề cập đến là một cái bàn cụ thể với tất cả những thuộc tính cụ thể chứ không còn
trừu tượng như nghĩa của từ bàn được ghi trong từ điển.

1.5.3. Sự hiện thực hóa thuộc tính ngữ pháp của từ
Cũng như ở bình diện ý nghĩa và chức năng , trong hoạt động giao tiếp, các
thuộc tính ngữ pháp của từ không chỉ hiện thực hóa mà còn có thể biến đổi và chuyển
hóa. Sự biến đổi và chuyển hóa là thường xuyên diễn ra và hệ quả là từ có thêm những
thuộc tính ngữ pháp khác. Có những sự biến đổi và chuyển hóa đã diễn ra trong suốt
lịch sử hoạt động lâu dài của tiếng Việt, làm hình thành ở từ những thuộc tính ngữ
pháp mới. Những thuộc tính này đã dần dần ổn định trong lịch sử hoạt động lâu dài

của từ, được xã hội chấp nhận và song song tồn tại trong cùng một từ. Kết quả là trong
tiếng Việt hiện nay có nhiều từ mang thuộc tính ngữ pháp thuộc các từ loại khác nhau,
có bản chất ngữ pháp rất khác nhau.
Ví dụ: Có hàng loạt từ trong tiếng Việt tồn tại song song các thuộc tính ngữ
pháp của danh từ chỉ các công cụ làm việc và các thuộc tính ngữ pháp của động từ chỉ
25


×