Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của lao động xuất khẩu sang hàn quốc và nhật bản tại trung tâm giới thiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
SANG HAI THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC VÀ
NHẬT BẢN TẠI TRUNG TÂM GIỚI THIỆU
VIỆC LÀM VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

HOÀNG THỊ HỒNG LỘC

NGÔ CHÍ HẢI
Mã số SV: 4074649
Lớp: Ngoại thương 01-K33

Cần Thơ - 2011


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy
cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh cũng nhƣ Quý thầy cô Trƣờng Đại Học
Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm quý báu cho
tôi trong suốt bốn năm học qua. Đây là cơ sở vững chắc để tôi có đủ niềm tin hoàn


thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi kính lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hoàng Thị Hồng Lộc, giáo viên
hƣớng dẫn luận văn của tôi, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Tôi xin kính lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, chú Huỳnh Kim Hoàng, cùng
các Anh, Chị ở Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng để hoàn thiện bài Luận văn này nhƣng vì còn hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn sinh
viên nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.

Cần Thơ, ngày 17 tháng 5 năm 2011

Ngô Chí Hải

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 17 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện


Ngô Chí Hải

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
Vĩnh Long, ngày .... tháng 05 năm 2011
Thủ trƣởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iii


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên Giáo viên Hƣớng dẫn: Hoàng Thị Hồng Lộc
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản trị du lịch – Dịch vụ
Cơ quan công tác: Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
MSSV: 4074649
Chuyên ngành: Ngoại thƣơng
Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của lao động
xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản tại Trung tâm giới thiệu việc làm
Vĩnh Long
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…….……………………………………………………………………………
7. Kết luận:
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày 17 tháng 5 năm 2011
Giáo viên hƣớng dẫn

Hoàng Thị Hồng Lộc
iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày .... tháng …. năm 2011
Giáo viên phản biện

v


MỤC LỤC
-----Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................ 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............. 3
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2. Các giả thuyết cần kiểm định ...................................................................... 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
1.4.1. Phạm vi nội dung ......................................................................................... 4

1.4.2. Phạm vi không gian ..................................................................................... 4
1.4.3. Phạm vi thời gian ......................................................................................... 4
1.4.4. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 4
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN&PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
2.1. CÁC KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT ......................... 6
2.1.1. Khái niệm nguồn lao động ........................................................................... 6
2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ........................................................................... 6
2.1.3. Khái niệm lao động ...................................................................................... 6
2.1.4. Khái niệm chất lƣợng lao động ................................................................... 6
2.1.5. Khái niệm việc làm ...................................................................................... 6
2.1.6. Khái niệm thị trƣờng lao động ..................................................................... 7
2.1.7. Khái niệm thị trƣờng lao động trong nƣớc .................................................. 7
2.1.8. Khái niệm thị trƣờng lao động quốc tế ........................................................ 7
2.1.9. Khái niệm xuất khẩu lao động ..................................................................... 7
2.1.10. Khái niệm lao động xuất khẩu ................................................................... 8
2.1.11. Quy trình xuất khẩu lao động hiện nay ở Việt Nam .................................. 8
vi


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 9
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................... 9
2.2.1.1. Số liệu thứ cấp .......................................................................................... 9
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp .......................................................................................... 10
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................... 10
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
VĨNH LONG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẢO LAO ĐỘNG VĨNH
LONG SANG HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN ................................................. 13
3.1. GIỚI THIỆU TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM VĨNH LONG ...... 13
3.1.1. Lịch sử hình thành Trung tâm ................................................................... 13

3.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ của Trung tâm...................................................... 14
3.1.3. Tình hình nhân sự tại Trung tâm ............................................................... 15
3.1.4. Công tác đào tạo – Quản lý ngƣời lao động .............................................. 15
3.1.5. Tình hình tài chính tại trung tâm ............................................................... 16
3.1.6. Kết quả hoạt động của Trung tâm 2010 .................................................... 16
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM VĨNH LONG................................................... 17
3.2.1. Kết quả hoạt động Trung tâm .................................................................... 17
3.2.2. Tình hình cung ứng LĐXK sang các thị trƣờng nhập khẩu lao động ...... 18
3.2.2.1 Tình hình đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài ................................... 18
3.2.2.2. Tình hình đời sống, thu nhập của ngƣời lao động .................................. 19
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRUNG TÂM ............................ 20
3.3.1. Thành tựu ................................................................................................... 20
3.3.2. Hạn chế ...................................................................................................... 21
3.4. CÔNG TÁC CÔNG ỨNG LĐXK VĨNH LONG SANG HÀN QUỐC VÀ
NHẬT BẢN ......................................................................................................... 21
3.4.1. Thông tin về thị trƣờng ............................................................................. 21
3.4.2. Hình thức XKLĐ chủ yếu sang Hàn Quốc và Nhật Bản ........................... 23
3.4.2.1. EPS ........................................................................................................ 23
3.4.2.2. Tu nghiệp sinh ........................................................................................ 25
3.4.3. Cơ cấu XKLĐ sang Hàn Quốc và Nhật Bản ............................................. 26
vii


3.4.3.1. Cơ cấu XKLĐ theo độ tuổi ..................................................................... 28
3.4.3.2. Cơ cấu XKLĐ theo ngành nghề ............................................................. 29
3.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XKLĐVL SANG HÀN QUỐC VÀ NHẬT ....... 30
3.5.1. Thành tựu ................................................................................................... 30
3.5.2. Hạn chế ...................................................................................................... 30
3.6. CHẤT LƢỢNG LĐXK QUA CÁC NĂM ................................................... 30

3.6.1. Về sức khỏe ............................................................................................... 31
3.6.2. Về tác phong .............................................................................................. 32
3.6.3. Trình độ tay nghề ....................................................................................... 32
3.7. So sánh giữa 2 thị trƣờng Hàn Quốc và Nhật Bản ....................................... 33
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG TÂM GIỚI THIỆU
VIỆC LÀM VĨNH LONG SANG HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN ................. 35
4.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ..... 35
4.1.1. Giới tính ..................................................................................................... 35
4.1.2.Tuổi ............................................................................................................. 36
4.1.3. Nơi cƣ trú ................................................................................................... 37
4.1.4. Tình trạng hôn nhân ................................................................................... 38
4.1.5. Nghề nghiệp và thu nhập hiện tại ............................................................. 39
4.1.6. Số thành viên trong gia đình ..................................................................... 40
4.1.7. Nguồn thu nhập chủ yếu ........................................................................... 40
4.1.8. Nƣớc XKLĐ ............................................................................................. 41
4.1.9. Ngành nghề XKLĐ ................................................................................... 42
4.2. MÔ TẢ CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ................................ 43
4.2.1. Trình độ học vấn ........................................................................................ 43
4.2.2. Thống kê chứng chỉ nghề và trình độ ngoại ngữ ....................................... 43
4.3. QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI CỦA NGƢỜI LĐ ........ 45
4.3.1. Lý do tham gia XKLĐ ............................................................................... 45
4.3.2. Nhận định về môi trƣờng làm việc hiện tại ............................................... 45
4.3.3. Phƣơng tiện tìm hiểu thông tin về XKLĐ ................................................. 46
4.3.4. Nhận xét về chi phí XKLĐ ........................................................................ 47
viii


4.3.5. Nguồn tài chính làm chi phí XKLĐ .......................................................... 48
4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NLĐXK ...... 48

4.4.1. Những nhân tố có tác động mạnh đến quyết định của NLĐ ..................... 48
4.4.2. Kết luận về các nhân tố ............................................................................................................... 57
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................ 59
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ......................................................................... 59
5.1.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 59
5.1.2. Định hƣớng phát triển ................................................................................ 59
5.2. Các giải pháp ................................................................................................ 60
5.2.1. Giải pháp cho Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long ......................... 60
5.2.2. Giải pháp cho ngƣời lao động.................................................................... 64
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 66
6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 66
6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 66
6.2.1. Đối với Sở lao động – Thƣơng binh và xã hội Vĩnh Long ........................ 66
6.2.2. Đối với Trung tâm ..................................................................................... 67
6.2.3. Đối với bản thân ngƣời lao động ............................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 70

ix


DANH MỤC BẢNG
-----Trang
Bảng 1: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRUNG TÂM ............................................. 16
Bảng 2: BÁO CÁO DOANH THU-CHI PHÍ-LỢI NHUẬN .............................. 17
Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM 2008-2010 ................. 17
Bảng 4: KẾT QUẢ ĐƢA NLĐ LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI 2008 - 2010 .... 18
Bảng 5: LƢỢNG LĐXK SANG NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC 3 NĂM .......... 26
Bảng 6: CƠ CẤU XKLĐ THEO ĐỘ TUỔI........................................................ 28
Bảng 7: CƠ CẤU XKLĐ THEO NGÀNH NGHỀ ............................................. 29

Bảng 8: CƠ CẤU XKLĐ THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ............................. 32
Bảng 9: SO SÁNH GIỮA 2 THỊ TRƢỜNG ....................................................... 33
Bảng 10: MÔ TẢ GIỚI TÍNH ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................... 35
Bảng 11: ĐỘ TUỔI ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 36
Bảng 12: NƠI CƢ TRÚ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................... 37
Bảng 13: TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............. 38
Bảng 14: NGHỀ NGHIỆP – THU NHẬP HIỆN TẠI ........................................ 39
Bảng 15: SỐ THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH ............................................. 40
Bảng 16: NGUỒN THU NHẬP CHỦ YẾU CỦA GIA ĐÌNH ........................... 40
Bảng 17: NƢỚC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG .................................................... 41
Bảng 18: NGÀNH NGHỀ XKLĐ ....................................................................... 42
Bảng 19: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN........................................................................ 43
Bảng 20: CHỨNG CHỈ NGHỀ VÀ NGOẠI NGỮ ............................................. 43
Bảng 21: LÝ DO THAM GIA XKLĐ................................................................. 45
Bảng 22: NHẬN ĐỊNH MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC HIỆN TẠI ...................... 45
Bảng 23: KÊNH THÔNG TIN TÌM HIỂU XKLĐ ............................................. 46
Bảng 24: NHẬN XÉT VỀ CHI PHÍ XKLĐ........................................................ 47
Bảng 25: NGUỒN TÀI CHÍNH CÓ ĐƢỢC ....................................................... 48
Bảng 26: CRONBACH’S ALPHA NẾU LOẠI BIẾN ....................................... 49

x


Bảng 27: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ...................................................................... 50
Bảng 28 : TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ................................................... 52
Bảng 29: BẢNG THỂ HIỆN NHỮNG NHÂN TỐ ĐÃ XOAY ......................... 54
Bảng 30: HỆ SỐ CÁC BIẾN ............................................................................... 56

xi



DANH MỤC HÌNH
------

Trang
HÌNH 1: QUY TRÌNH CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ...................... 8
HÌNH 2: LƢỢNG LAO ĐỘNG TRÚNG TUYỂN 2009 - 2010 ........................ 19
HÌNH 3: MÔ TẢ GIỚI TÍNH ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................ 35
HÌNH 4: NƠI CƢ TRÚ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG .......................................... 37

xii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
-----NLĐ: Ngƣời lao động
XKLĐ: Xuất khẩu lao động
LĐXK: Lao động xuất khẩu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT: Đơn vị tính
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
Sở LĐ – TB&XH: Sở Lao động, thƣơng binh và xã hội
TTGTVL: Trung tâm giới thiệu việc làm
ILO: Liên đoàn lao động quốc tế (International Labor Organization)
UBND: Ủy ban nhân dân

xiii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của lao
động xuất khẩu sang hai thị trƣờng Hàn Quốc và Nhật Bản tại Trung
tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định của lao động xuất khẩu sang hai thị trƣờng Hàn Quốc và
Nhật Bản, từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp và khả thi để hỗ trợ
ngƣời lao động đồng thời xúc tiến hoạt động xuất khẩu lao động tại
trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích
nhân tố để tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định
của ngƣời lao động khi tham gia làm việc ở nƣớc ngoài.
4. Kết quả đạt đƣợc: kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố quan
trọng tác động đến quyết định của ngƣời lao động, đó là: Lợi ích khi
đi XKLĐ (F1), trở ngại khi quyết định tham gia XKLĐ (F2), đặc
điểm nƣớc NKLĐ mà NLĐ cần thích nghi (F3), các yếu tố thuộc
Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long (F4), và tác động khách
quan khác.
5. Một số giải pháp: dựa vào kết quả nghiên cứu, định hƣớng phát
triển của Nhà nƣớc cũng nhƣ của Trung tâm GTVL Vĩnh Long, tác
giả đƣa ra một số giải pháp phù hợp cho Trung tâm cũng nhƣ bản
thân ngƣời lao động nhằm hỗ trợ họ có quyết định đúng đắn khi tham
gia XKLĐ, đồng thới xúc tiến hoạt động XKLĐ cho Trung tâm.
Trong đó, giải pháp “nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất
khẩu” thông qua việc đào tạo chất lƣợng tay nghề, ngoại ngữ cho
NLĐ một cách liền mạch đƣợc xem là giải pháp khả thi, hiệu quả và
thiết thực nhất.

xiv



Luận văn tốt nghiệp

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động (NLĐ)
luôn là một trong những vấn đề quan trọng mà hầu hết các quốc gia đều phải
quan tâm. Trong thời đại kinh tế thế giới ngày càng phát triển theo hướng đa
phương hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, đối với những nước đang phát triển,
vấn đề lao động - việc làm càng trở nên bức thiết hơn và cần được xem như là
một trong những chiến lược phát triển kinh tế. Năm 2010, theo Tổng cục thống
kê Việt Nam, dân số của Việt Nam là 89.3 triệu người (tăng 1,05% so với năm
2009), lực lượng lao động trong độ tuổi lao động cũng tăng theo (46.21 triệu người,
tăng 2,12% so với năm 2009). Những con số trên phản ánh Việt Nam đang có một
lực lượng lao động rất lớn và tỷ lệ tăng hằng năm của số người trong độ tuổi lao
động là khá cao, hay nói dễ hiểu là “cơ cấu vàng” về dân số (tức là số người
trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc). Chính vì vậy, lao động việc làm đang là vấn đề nóng bỏng và được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm
chú trọng.
Có thể nói rằng, cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, hoạt động
xuất khẩu lao động (XKLĐ) có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt
Nam từ trước tới nay. Bên cạnh những mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam như gạo, thủy sản, cà phê, hạt điều, hàng may mặc… thì
“con người” được xem như một dạng hàng hóa đặc biệt mang lại giá trị không
nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ kinh tế toàn cầu hóa. Hơn nữa,
NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tác phong công nghiệp,
thái độ đúng đắn trong công việc... cùng với một tay nghề vững chắc khi về
nước họ sẽ là nguồn nhân lực đáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp
hoá-hiện đại hoá đất nước.Thật vậy, XKLĐ là một trong những hoạt động kinh
tế-xã hội góp phần giải quyết nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập
và nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 1

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

và tăng cường hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ
khác.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) với nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, trong khi
cả nước đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 100,64% kế
hoạch và mang về lượng kiều hối trên 8 tỷ USD (Số liệu tổng kết của Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội (Sở LĐ – TB&XH)) thì Vĩnh Long lại là địa
phương có số người đi XKLĐ cao nhất tại ĐBSCL. Theo Sở LĐ – TB&XH Vĩnh
Long, năm 2010 XKLĐ đạt tổng số 584 người, vượt 2% so với chỉ tiêu đề ra và
tăng trên 250 LĐ so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do tính hấp dẫn của
thị trường và nền kinh tế một số nước hồi phục nhanh chóng nên nhu cầu tuyển
dụng lao động khá cao.Trong đó, điển hình nhất là hai thị trường Hàn Quốc và
Nhật Bản. Những năm qua, Trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) Vĩnh Long
luôn là sự lựa chọn hàng đầu đáng tin cậycủa NLĐ muốn tham gia làm việc ở
nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể tìm được một công việc phù hợp cũng như lựa
chọn thị trường đúng đắn thì ngoài vai trò quan trọng là tư vấn, đào tạo của
Trung tâm thì NLĐ còn phải xem xét nhiều vấn đề từ nhiều phía để có thể đưa ra
quyết định XKLĐ.
Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc ở nước ngoài của
NLĐ? Các yếu tố đó tác động như thế nào? Cần có những giải pháp nào để hỗ trợ
tích cực cho NLĐ cũng như góp phần xúc tiến hoạt động XKLĐ của tỉnh nhà?

Luận văn tốt nghiệp “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của
LĐXK sang Hàn Quốc và Nhật Bản tại TTGTVLVĩnh Long” sẽ nghiên cứu tìm
ra đáp án cho những câu hỏi này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của lao động
xuất khẩu (LĐXK) sang hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, từ đó đề ra một
số giải pháp phù hợp và khả thi để hỗ trợ người lao động đồng thời xúc tiến hoạt
động xuất khẩu lao động tại trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long.
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 2

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng XKLĐ sang Hàn Quốc và Nhật
Bản tại TTGTVL Vĩnh Long.
- Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định của LĐXK sang hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp, kiến nghị để hỗ trợ NLĐ và xúc tiến
hoạt động XKLĐ của tỉnh trong thời gian tới.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Quyết định đi làm việc ở nước ngoài của NLĐ có bị tác động bởi
yếu tố nào không? Đó là những yếu tố nào?
 Trung tâm cần có những giải pháp nào để hỗ trợ NLĐ có quyết

định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành nghề và thị trường phù
hợp?
1.3.2. Các giả thuyết cần kiểm định
-

Giả thuyết 1:
 H0: quyết định đi làm việc ở nước ngoài của NLĐ không bị
tác động bởi yếu tố nào.
 H1: quyết định đi làm việc ở nước ngoài của NLĐ bị tác
động bởi các yếu tố:
 Xuất phát từ kinh tế gia đình
 Mong muốn đi nước ngoài
 Nhận thức về lợi ích của XKLĐ
 Lo lắng khi tham gia XKLĐ (khác biệt ngôn ngữ, văn
hóa,…)
 Chi phí XKLĐ
 …….

 Giả thuyết này đƣợc kiểm định bằng phƣơng pháp phân tích
nhân tố.
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 3

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Phạm vi nội dung: có 2 hình thức XKLĐ
-Thứ nhất là hình thức đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhằm thu hút
ngoại tệ về nước.
- Thứ hai là hình thức lao động sống ở nước sở tại nhưng cung cấp sức
lao động tạo ra giá trị cho nước ngoài gọi là XKLĐ tại chỗ.
Đề tài luận văn tốt nghiệp này chỉ nghiên cứu hình thức XKLĐ thứ nhất.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Vĩnh Long, cụ thể là TTGTVL
Vĩnh Long và 80 mẫu đối tượng được phỏng vấn cư trú trên địa bàn tỉnh.
1.4.3. Phạm vi thời gian
-

Thời gian thực hiện nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến
tháng 5 năm 2011.

-

Số liệu thứ cấp: từ năm 2008 đến năm 2010.

-

Số liệu sơ cấp: từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2011.

1.4.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
của NLĐ xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Trƣơng Thị Tuyết Linh (2005). Luận văn tốt nghiệp“Thực trạng và các
giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ tỉnh Trà Vinh”. Đề tài sử dụng phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia, tập trung phân tích khá cụ thể thực

trạng XKLĐ tỉnh Trà Vinh, cụ thể đề tài cho thấy thị trường tiếp nhận lao động
chủ yếu của tỉnh Trà Vinh là Malaysia và Đài Loan, số lượng LĐXK đều tăng
nhanh qua các năm (năm 2004 là 307 người và đạt mức 623 người vào năm
2005). Ngoài ra, đề tài còn đưa ra ma trận SWOT cho hoạt động XKLĐ của tỉnh,
tuy nhiên tác giả chỉ đề cập đến những giải pháp liên quan đến chính sách, Luật
pháp chứ chưa tập trung đến nhân tố chính là NLĐ. Giải pháp khả thi nhất có lẽ
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 4

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

là nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho NLĐ về những vấn
đề liên quan XKLĐ, vì phân tích cho thấy tình trạng lao động-việc làm ở Trà
Vinh rất bức thiết nhưng NLĐ lại chưa biết nhiều về XKLĐ do ít tiếp cận hoặc
tiếp cận khó. Truyền thông hiệu quả sẽ giúp tỉnh Trà Vinh cải thiện đáng kể thực
trạng lao động-việc làm trong nước và xúc tiến hoạt động XKLĐ tỉnh nhà.
- Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội tỉnh Vĩnh Long (2010). “Báo
cáo thị trường lao động tỉnh Vĩnh Long năm 2010”. Đây là Bài báo cáo trích từ
kết quả cuộc tổng điều tra dân số - Lao động - Việc làm địa bàn tỉnh Vĩnh Long
được nghiên cứu trên 867.807 đối tượng, chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê
mô tả để thống kê kết quả điều tra. Báo cáo đã phản ánh được thực trạng tỷ lệ
trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động phân theo vùng, trình độ, tuổi, giới
tính, ngành nghề,… cũng như tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tỉnh năm
2010.
- Nguyễn Nhƣ Phƣơng Uyên (2009). Luận văn tốt nghiệp“Phân tích mức
độ hài lòng của du khách về chất lượng du lịch tại thành phố Cần Thơ”. Thống

kê mô tả, phân tích nhân tố và mô hình hồi quy Binary Logistic là 3 phương pháp
chủ yếu được tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài. Đề tài đã phân tích và kết
luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách về chất lượng du
lịch đó là: sự bảo đảm và cảm thông (F1), sự tin cậy (F2), phương tiện hữu hình
(F3), sự đáp ứng (F4), thẩm mỹ của nhân viên (F5). Tác giả cũng đã trình bày
một số giải pháp nhằm xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ, trong đó, giải pháp
cần thiết nhất có thể nói chính là “đa dạng hóa sản phẩm du lịch”. Thực trạng du
lịch thành phố Cần Thơ cho thấy cần có những hình thức du lịch sinh động và
phong phú hơn để có thể tạo sự thu hút và thú vị cho du khách.

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 5

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CÁC KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT
2.1.1. Khái niệm nguồn lao động
Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong
độ tuổi lao động (không kể những người mất khả năng lao động) và bao gồm
những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động.
2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người bao gồm thể lực và trí lực. Theo
định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến

thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng
để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
2.1.3. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có chủ đích, cóý thức của con người nhằm thay đổi
những vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình và tạo ra các loại sản phẩm
vật chất, tinh thần cho xã hội.
2.1.4. Khái niệm chất lƣợng lao động
Chất lượng lao động là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được thể
hiện thông qua các tiêu chí cơ bản như: thể lực của lao động (phản ánh tình trạng
sức khoẻ, khả năng lao động); trí tuệ của lao động (trình độ học vấn, chuyên môn
kỹ thuật); nhân cách của lao động (đạo đức, lối sống, tác phong trong lao
động…); tính năng động xã hội của lao động (khả năng sẵn sàng làm việc, tình
trạng việc làm, khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng trong công việc…).
2.1.5. Khái niệm việc làm
Theo điều 13, chương II Bộ Luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam “Việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 6

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

ngăn cấm và tạo ra thu nhập”. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) “việc làm là
những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và hiện vật.”
2.1.6. Khái niệm thị trƣờng lao động
Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường

trong nền kinh tế thị trường phát triển. Ở đó diễn ra quá trình thỏa thuận, trao đổi,
thuê mướn lao động giữa bên sử dụng lao động và bên cho thuê lao động.
2.1.7. Khái niệm thị trƣờng lao động trong nƣớc
Thị trường lao động trong nước là một loại thị trường trong đó mọi lao
động đều có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhưng trong phạm vi biên
giới của một quốc gia.
2.1.8. Khái niệm thị trƣờng lao động quốc tế
Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị
trường thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển sang nước khác
thông qua Hiệp định, các Thỏa thuận, Ký kết giữa các quốc gia hoặc giữa quốc
gia và khu vực trên thế giới.
2.1.9. Khái niệm XKLĐ (Export of Labour)
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì “XKLĐ là một hoạt động kinh tế
của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên
cơ sở Hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định sự thống nhất
giữa các quốc gia đưa và nhận NLĐ”.
Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, hoạt động XKLĐ không
những đã đạt được mục tiêu về kinh tế mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội.
 Mục tiêu kinh tế: Mỗi năm đưa hàng vạn lao động ra nước ngoài làm
việc và mang về lượng kiều hối hàng tỷ USD/năm, góp phần giảm bớt
gánh nặng thiếu hụt tài chính cho một quốc gia đang phát triển như
Việt Nam.
 Mục tiêu xã hội: Góp phần giảm bớt sức ép về tình trạng thất nghiệp
và thu nhập trong nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 7

SVTH: Ngô Chí Hải



Luận văn tốt nghiệp

NLĐ đồng thời giảm bớt gánh nặng về tệ nạn xã hội, cải thiện giáo
dục…
2.1.10. Khái niệm LĐXK (Labour export)
LĐXK là bản thân NLĐ ở những độ tuổi khác nhau, sức khỏe và kỹ năng
lao động khác nhau, đáp ứng được những nhu cầu của nước nhập khẩu lao động.
2.1.11. Quy trình XKLĐ hiện nay ở Việt Nam
Cơ quan quản lí Nhà Nước

Doanh nghiệp
XKLĐ Việt Nam

Hợp đồng cung ứng

Bên nước ngoài

và tiếp nhận lao động

Người lao động
Hợp đồng lao động

Hợp đồng đi làm việc
tại nước ngoài

Hình 1: QUY TRÌNH CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
(Nguồn: Cục quản lí lao động với nước ngoài, trang thông tin XKLĐ
www.dafel.gov.vn)
 Về phía Nhà nước

Nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho các Doanh nghiệp trong việc
hướng dẫn, tư vấn và đưa hợp tác lao động vào các chương trình việc làm, đàm
phán cấp cao giữa chính phủ với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế
giới có khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam.
 Về phía Doanh nghiệp XKLĐ
-

Chủ động tìm kiếm thị trường

-

Đàm phán, ký kết thỏa thuận, hợp đồng

-

Tuyển chọn lao động

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 8

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

-

Đào tạo, giáo dục định hướng cho NLĐ:
 Ngoại ngữ, kỷ luật lao động

 Phong tục, tập quán nước đến
 Nội dung hợp đồng
 Quyền lợi và nghĩa vụ củaNLĐ

-

Tổ chức khám tuyển sức khỏe, thể lực

-

Đưa lao động đi

-

Quản lý lao động ở nước ngoài

-

Tiếp nhận lao động trở về và thanh lý hợp đồng

-

Tái xuất (nếu Pháp luật của nước tiếp nhận cho phép và Doanh
nghiệp đó yêu cầu).

 Về phía NLĐ
Đi làm việc ở nước ngoài:
- Thông qua doanh nghiệp XKLĐ:
+ Doanh nghiệp làm dịch vụ cung ứng lao động;
+ Doanh nghiệp nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết

chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
- Trực tiếp ký hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động nước ngoài:
+ Đăng ký hợp đồng lao động cá nhân ký với đối tác nước ngoài tại Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú. (Nếu được gia hạn hợp đồng hoặc
ký hợp đồng mới khi đang làm việc ở nước ngoài thì đăng ký với cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước đó).
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.

Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu ở TTGTVL Vĩnh
Long có liên quan đến tình hình XKLĐ nói chung và XKLĐ sang hai thị trường

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 9

SVTH: Ngô Chí Hải


Luận văn tốt nghiệp

Hàn Quốc và Nhật Bản nói riêng, đồng thời tham khảo các Báo cáo tổng kết của
Sở LĐ-TBXH Vĩnh Long trong 3 năm 2008, 2009 và 2010.
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp:
* Nguồn thu thập số liệu:
Phỏng vấn trực tiếp NLĐ đang là học viên theo học ngoại ngữ tại
TTGTVL Vĩnh Long đăng ký tham gia XKLĐ sang Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.

*Phƣơng pháp chọn mẫu:
Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling)
vì phương pháp này có thể tạo sự thuận lợi trong quá trình tiếp cận, phỏng vấn
đối tượng.
* Phƣơng pháp xác định cỡ mẫu:
Tổng số học viên tham gia 2 lớp tiếng Nhật và tiếng Hàn tại TTGTVL Vĩnh
Long là 100 học viên nên số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu vẫn là 100
nhằm đạt được độ chính xác cao nhất.
* Phƣơng pháp phỏng vấn đối tƣợng: Toàn bộ mẫu điều tra phục vụ cho
đề tài này đều được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
(phương pháp gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng
câu hỏi đã soạn sẵn).
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
 Mục tiêu 1: Phương pháp so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là số lượng năm trước so với hiện tại, số lượng kế
hoạch đặt ra so với hiện tại đạt được, kết quả đạt được của Trung tâm so với
toàn tỉnh. Đề tài này sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và tương
đối để đánh giá kết quả hoạt động của TTGTVL Vĩnh Long cũng như thực
trạng XKLĐ sang Hàn Quốc và Nhật Bản trong 3 năm 2008, 2009 và 2010.

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 10

SVTH: Ngô Chí Hải


×