Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch và thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA NHÔM (Al) LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM
(MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) 4 THÁNG TUỔI
TRONG DUNG DỊCH DINH DƯỠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH - KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGs. Ts NGUYỄN BẢO TOÀN

TÔ THỊ PHƯƠNG DUNG

ThS. PHÙNG THỊ HẰNG

MSSV: 3072320
BÙI THỊ KIM TUYỀN
MSSV: 3072377
Lớp: Sư Phạm Sinh - KTNN

NĂM 2011


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011


Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, chúng tôi gặp phải nhiều
khó khăn nhưng nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè, chúng
tôi đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân đây chúng tôi xin gởi lời
chân thành cảm ơn đến:
Thầy Nguyễn Bảo Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp nguyên vật liệu và
nơi bố trí thí nghiệm cho đề tài chúng tôi.
Cô Phùng Thị Hằng đã định hướng và hướng dẫn tận tình, giúp đỡ cho chúng tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chú Út (Cà Mau) đã giúp đỡ chúng tôi trong việc tìm nguồn cây con cho thí
nghiệm.
Các Thầy Cô phòng thí nghiệm Thực vật – Bộ môn sư phạm Sinh học đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Thầy Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Thầy Nguyễn Văn Ây, Thầy Nguyễn Thanh
Tùng và tất cả các bạn lớp SP Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp K33, đặc biệt là các bạn cùng
nhóm luận văn đã quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Các anh chị, các bạn và các cán bộ nhân viên làm việc tại Trại Thực Nghiệm thuộc
khoa Nông Nghiệp – Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Tuy chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành Luận Văn nhưng trong quá trình
thực hiện không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô
để đề tài chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Tô Thị Phương Dung
Bùi Thị Kim Tuyền

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá mức độ độc của nhôm (Al) trên sự sinh trưởng của cây
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) 4 tháng tuổi trong dung dich dinh dưỡng” được
thực hiện tại Trại thực nghiệm Khoa Nông nghiệp - Sinh học ứng dụng và phòng thí
nghiệm Thực vật - Bộ môn Sư phạm Sinh học Khoa Sư phạm Trường Đại hoc Cần
Thơ. Thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011. Nghiên cứu này được tiến hành 2
đợt thí nghiệm, mỗi đợt thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức có nồng độ độc nhôm tăng dần
(đợt 1: từ 4 mM đến 5,5 mM; đợt 2: từ 5 mM – 20 mM), với số mẫu n = 20 cho mỗi
nghiệm thức. Kết quả cho thấy, mỗi chỉ tiêu của cây Tràm bị ức chế ở những nồng độ
độc tố nhôm khác nhau như: số lượng rễ ở 15 mM, chiều dài rễ ở 10 mM, chiều dài
thân và số lượng lá ở 20 mM. Thêm vào đó, độc tố nhôm còn ảnh hưởng đến mô phân
sinh ngọn làm giảm số lượng chồi của cây. Riêng diện tích lá, hàm lượng diệp lục thì
không bị ảnh hưởng bởi độc tố nhôm.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
Chương I. GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.

Đặt vấn đề............................................................................................. 1

2.

Mục tiêu đề tài ...................................................................................... 1

Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................. 2
1.

Tổng quan về cây Tràm ........................................................................ 2
1.1. Phân loại .......................................................................................... 2
1.2. Hệ thống phân bố ............................................................................. 3

2.

Đặc điểm sinh học chung của cây Tràm ................................................ 3

3.

Khả năng ứng dụng của Tràm ............................................................... 5

4.


Đặc tính sinh lý cây Tràm ..................................................................... 6
4.1. Tính chống chịu ............................................................................... 6
4.2. Khả năng chịu đựng của tràm đối với độc nhôm ............................... 6

Chương III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ....................................... 9
1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................... 9
1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 9
1.2. Thời gian .......................................................................................... 9
1.3. Địa điểm .......................................................................................... 9

2.

Phương tiện .......................................................................................... 9
2.1. Hóa chất ........................................................................................... 9
2.2. Dụng cụ.......................................................................................... 10

3.

Phương pháp ....................................................................................... 10
3.1. Thu mâu cây con ............................................................................ 10
3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trồng thủy canh cây Tràm trong nhà

lưới

....................................................................................................... 11

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

3.3. Các phương pháp phân tích ............................................................ 15
3.4. Phương pháp xử lý thống kê ........................................................... 18
Chương IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................... 19
1.

Ảnh hưởng của độc nhôm lên các chỉ tiêu sinh trưởng cây Tràm ........ 19
1.1. Ảnh hưởng của độc nhôm lên số lượng rễ Tràm trong điều kiện dung

dịch dinh dưỡng ................................................................................................. 19
1.2. Ảnh hưởng của độc nhôm lên chiều dài rễ Tràm trong điều kiện dung
dịch dinh dưỡng ................................................................................................. 21
1.3. Ảnh hưởng của độc nhôm lên số lượng lá Tràm trong điều kiện dung
dịch dinh dưỡng ................................................................................................. 22
1.4. Ảnh hưởng của độc nhôm lên số lượng chồi Tràm trong điều kiện
dung dịch dinh dưỡng ........................................................................................ 24
1.5. Ảnh hưởng của độc nhôm lên chiều dài thân Tràm trong điều kiện
dung dịch dinh dưỡng ........................................................................................ 26
2.

Ảnh hưởng của độc nhôm lên các chỉ tiêu sinh lý cây Tràm ................ 28

2.1. Ảnh hưởng của độc nhôm lên hàm lượng chất khô ......................... 28
2.2. Ảnh hưởng của độc nhôm lên hàm lượng diệp lục tố ...................... 30
2.3. Ảnh hưởng của độc nhôm lên số lượng túi tinh dầu ........................ 31

3.
Tràm

Ảnh hưởng của độc nhôm lên hình thái và cấu trúc giải phẫu của rễ
........................................................................................................... 32
3.1. Ảnh hưởng của độc nhôm đến hình thái của rễ ............................... 32
3.2. Ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu .................................................. 33

4.

Ảnh hưởng của độc nhôm đến hình thái của lá Tràm .......................... 34

Chương V. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ............................................................ 37
1.

Kết luận .............................................................................................. 37

2.

Đề nghị ............................................................................................... 37

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình dạng chung của Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) .................... 2
Hình 2: Ảnh hưởng sau 24 giờ của nhôm lên khả năng kéo dài rễ .................... 8
Hình 3: Dưỡng cây con mới thu về trong xơ dừa ẩm ...................................... 11
Hình 4: Chuẩn bị ly nhựa loại nhỏ .................................................................. 12
Hình 5: Chuẩn bị nắp thùng xốp để chứa cây. ................................................ 12
Hình 6: Nắp thùng xốp đã đục lỗ xong ........................................................... 13
Hình 7: Bố trí thí nghiệm ............................................................................... 14
Hình 8: Đếm số chồi, số lá và đo chiều dài thân. ............................................ 15
Hình 9: Đo chiều dài rễ .................................................................................. 16
Hình 10: Máy đo EC ...................................................................................... 16
Hình 11: Các nghiệm thức sau 8 tuần thí nghiệm ........................................... 19
Hình 12: Cây có độc nhôm và cây đối chứng ................................................. 30
Hình 13: Rễ Tràm bị ảnh hưởng bởi độc nhôm (nồng độ 20 mM) .................. 32
Hình 14: Rễ Tràm bị ảnh hưởng bởi độc nhôm (nồng độ 10 mM) .................. 32
Hình 15: Rễ Tràm ở nghiệm thức đối chứng .................................................. 33
Hình 16: Rễ tràm cắt ngang (A. Rễ dinh dưỡng; B. Rễ ở nồng độ 20 mM) ..... 33
Hình 17: Rễ Tràm nhuộm son phèn – lục iod (A. nghiệm thức đối chứng; B.
Nồng độ 20 mM) ....................................................................................................... 34
Hình 18: Lá Tràm được trồng thủy canh......................................................... 34
Hình 19: Lá Tràm được trồng ngoài thực địa.................................................. 35

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng số lượng rễ Tràm ở thí nghiệm 1
theo thời gian ............................................................................................................. 20
Bảng 2: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng số lượng rễ Tràm ở thí nghiệm 2
theo thời gian ............................................................................................................. 20
Bảng 3: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng chiều dài rễ Tràm ở thí nghiệm 1
theo thời gian ............................................................................................................. 21
Bảng 4: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng chiều dài rễ Tràm ở đợt thí
nghiệm 2 theo thời gian .............................................................................................. 22
Bảng 5: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng số lượng lá Tràm ở thí nghiệm 1
theo thời gian ............................................................................................................. 23
Bảng 6: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng số lượng lá Tràm ở thí nghiệm 2
theo thời gian ............................................................................................................. 24
Bảng 7: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng số lượng chồi Tràm ở thí nghiệm
1 theo thời gian .......................................................................................................... 25
Bảng 8: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng số lượng chồi Tràm ở thí nghiệm
2 theo thời gian .......................................................................................................... 26
Bảng 9: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng chiều dài thân Tràm ở thí
nghiệm 1 theo thời gian .............................................................................................. 27
Bảng 10: Ảnh hưởng của độc nhôm lên sự tăng chiều dài thân (cm) Tràm ở thí
nghiệm 2 theo thời gian ............................................................................................. 28

Bảng 11: Ảnh hưởng của độc nhôm lên hàm lượng chất khô ở thí nghiệm 1 .. 29
Bảng 12: Ảnh hưởng của độc nhôm lên hàm lượng chất khô ở thí nghiệm 2 .. 29
Bảng 13: Ảnh hưởng của độc nhôm lên hàm lượng diệp lục tố (chlorophyll) ở
thí nghiệm 1 ............................................................................................................... 30
Bảng 14: Ảnh hưởng của độc nhôm lên hàm lượng diệp lục tố (chlorophyll) ở
thí nghiệm 2 ............................................................................................................... 31
Bảng 15: Diện tích trung bình (cm2) của lá Tràm trong thí nghiệm 1 .............. 35
Bảng 16: Diện tích trung bình (cm2) của lá Tràm trong thí nghiệm 2 .............. 36

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Chương I. GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Cây Tràm mang nhiều lợi ích cho con người, các sản phẩm của cây Tràm được
dùng làm củi, làm cừ, vật liệu xây dựng, làm than. Tinh dầu Tràm được dùng rộng rãi
trong thực phẩm, mỹ phẩm, nông dược. Ngoài ra sinh thái rừng Tràm còn mang lại
nhiều ích lợi gián tiếp như bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên tôm, cá, chắn sóng gió
trong mùa lũ, cải tạo chất lượng nước mặt trong hệ sinh thái rừng Tràm.
Phần lớn diện tích đất Đồng bằng sông Cửu Long là đất bị nhiễm phèn. Trong
đất phèn có chứa nhiều loại ion kim loại gây độc cho cây như nhôm, sắt .. Do sự hiện
diện của nhiều ion kim loại có trong đất phèn nên giới hạn sự sinh trưởng của một số

thực vật đặc biệt là những cây nông nghiệp. Từ lâu cây Tràm (Melaleuca cajuputi
Powell) đã được chọn làm nguồn cây trồng cho vùng đất phèn rộng lớn. Tuy nhiên
những nghiên cứu về các cơ chế chống chịu của cây Tràm đối với độc chất nhôm còn
rất hạn chế. Vì vậy cây Tràm chịu đựng nồng độ nhôm bao nhiêu đến nay cũng chưa
biết. Cơ chế chống chịu như thế nào cũng chưa rõ. Nghiên cứu về độ độc của nhôm
trên cây Tràm là rất cần thiết vì giúp cho việc qui hoạch trồng Tràm trên vùng đất phèn
thuận lợi.
Vì vậy, nghiên cứu : “Đánh giá mức độ độc của nhôm (Al) trên sự sinh
trưởng của cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) 4 tháng tuổi trong dung dịch
dinh dưỡng” nhằm xác định ngưỡng thích nghi của cây Tràm với độc tố nhôm.

2. Mục tiêu đề tài
Xác định được ngưỡng độc tố Al ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh lý (đâm
chồi, sự thích nghi của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)) của cây Tràm (Melaleuca
cajuputi Powell) giai đoạn đến 4 - 6 tháng tuổi trong dung dịch dinh dưỡng .Cung cấp
những dẫn liệu một cách chính xác và hệ thống cho các nghiên cứu phát triển cây
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm
cung cấp những dẫn liệu một cách chính xác và hệ thống cho các nghiên cứu phát triển
cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Chương II.


Trường Đại học Cần Thơ

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. Tổng quan về cây Tràm
1.1.

Phân loại

Hình 1: Hình dạng chung của Tràm (Melaleuca cajuputi Powell)

Ngành: Hột kín (Angiospermatophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae)
Bộ: Sim (Myrtales)
Họ: Sim (Myrtaceae)
Chi: Melaleuca.
Loài: Tràm (Melaleuca cajuputi Powell)
Theo Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến (1978) thì họ Sim (Myrtaceae) là một họ
lớn, có tới 100 chi và hơn 3000 loài.
Tên chi Melaleuca có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp; gồm chữ melas (màu đen) +
leucon (màu trắng). Có lớp vỏ mỏng màu trắng, cùng với vết màu đen ở gần phía gần
gốc cây (Boland D.J et al.,1984).
Ở Việt Nam, cây Tràm được gọi với các tên khác nhau như: Tràm gió, Tràm cừ,
Tràm nước, Chè cay, Chè đồng, Khuynh diệp (Lã Đình Mỡi, 2001).
Theo Đào Trọng Hưng (1995) về tên khoa học của cây Tràm ở nước ta, cho đến
nay nhiều tài liệu ghi nhận là Melaleuca leucadendron L. hoặc M.leucadendra (L)L.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Tuy nhiên, nhiều tác giả đưa ra ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tại Hội thảo về Sinh
thái và Thảm thực vật rừng tại Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp ở thành phố Hồ Chí
Minh năm 1982, đã có ý kiến dẫn luận từ công trình của Legus và Blasco (1972);
Blake (1968) cho rằng cây Tràm ở Việt Nam thuộc loài Melaleuca cajuputi Powell.
Gần đây nhiều tác giả như Motl và cộng sự (1990), Phạm Hoàng Hộ (1991), Thái
Thành Lượm (1994) đã chính thức dùng tên Melaleuca cajuputi Powell cho cây Tràm
Việt Nam (trích dẫn bởi Đào Trọng Hưng, 1995).
1.2.

Hệ thống phân bố

Các loài Melaleuca có nguồn gốc từ Australia và Đông Nam Á. Chúng bao gồm
hơn 100 loài, một số loài được biết đến như những loài cho tinh dầu quý giá đối với
con người. Tràm (Melaleuca cajuputi) là một loài được tìm thấy ở phía Bắc của Úc,
Papua New Guinea, Indonesia, Thailand và Việt Nam. Ứng dụng quan trọng nhất của
Tràm là chúng là nguồn nguyên liệu cho việc chưng cất tinh dầu từ lá và các nhánh
nhỏ của chúng (Doran, 1999).
Ở Việt Nam chỉ gặp một loài Tràm duy nhất (Melaleuca cajuputi Powell), phân
bố rải rác từ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nghệ An đến Hà Tĩnh và tập trung nhiều ở
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đặc biệt là ở các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu,
Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau. Những thông tin đã có cho thấy

Tràm (Melaleuca cajuputi) phân bố tập trung nhiều ở các khu vực từ 18 0 vĩ Nam đến
120 vĩ Bắc. Có hai dạng chủ yếu:
Tràm gió: Cây nhỏ, thường chỉ ở dạng bụi, cao 0,5-2,0(-10) m, phân bố chủ yếu
ở các vùng khô hạn từ miền Bắc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng
đến Long An, Đồng tháp. Đây là loại cho tinh dầu chủ yếu.
Tràm cừ: Cây thân gỗ cao (5-) 10-20(-30) m, vỏ xốp bong ra từng mảng lớn.
Phân bố chủ yếu ở vùng đất phèn, ngập úng như rừng U Minh (Cà Mau). Đây là nguồn
cung cấp gỗ quan trọng (Lã Đình Mỡi- Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2001).

2. Đặc điểm sinh học chung của cây Tràm
Tràm Melaleuca cajuputi Powell được phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á và phía
bắc của Úc, chúng có thể sinh trưởng trong vùng đất phèn có độ chua cao, thậm chí đất

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

acid sunfate, nơi mà pH thấp hơn 3,5 (Osaki et al. 1998, Nakabayashi et al. 2001) và
có tính chịu đựng cao đối với nhôm.
Tràm là cây thân gỗ có chiều cao trung bình 15 - 20 m và đường kính thân ở
chiều cao khoảng 1,2 m (ngang ngực) là 20 – 25 cm khi trưởng thành. Thân Tràm
thường không thẳng. Hệ rễ phát triển mạnh, đôi khi trồi lên mặt đất một cách ngẫu
nhiên. Lớp vỏ ngoài mỏng xốp, màu trắng xám, thường bong ra thành nhiều lớp

(Dương Văn Ni, 1998). Gỗ Tràm cứng, chắc, nặng (khối lượng tươi đạt 1070 kg/m3,
gỗ khô không khí khoảng 650 kg/m 3) Gỗ dác có màu vàng nhạt, gỗ lõi có màu xám
hồng. Thớ gỗ văn dễ bị nứt dăm. Khi khô bị co ngót nhẹ, khoảng 3 % theo bề ngang và
7 % theo chiều dọc. Hàm lượng silica khá cao nên việc cưa, cắt cũng khó khăn. Gỗ
Tràm bền, chịu nước, chịu mối mọt nên có thể sử dụng làm cột, ngâm trong nước hoặc
chôn trong đất. (Lã Đình Mỡi, 2001).
Lá Tràm là dạng lá đơn, mọc cách. Phiến lá dày, cứng, bóng, nhẵn hoặc có lông
mượt. Dạng hình mác hay hình trái xoan hẹp, đôi khi chếch nghiêng, nhọn dần về hai
phía, gốc lá tròn, màu xanh lục sẫm. Lá có 5 - 7 gân chính hình vòng cung, giữa các
gân chính có nhiều gân nhỏ mạng lưới. Lá non có phiến mỏng, mềm, màu lục nhạt hay
màu xanh đọt chuối, có nhiều lông mềm (Lã Đình Mỡi, 2001).
Cụm hoa: Tràm có cụm hoa dạng bông, thường mọc thành 3 bông ở đầu cành
(hay đơn độc ở nách lá). Trục bông có lông tơ mịn, đầu cùng mang chùm lá nhỏ, phủ
đầy lông màu ánh bạc. Trên cành già có thể có nhiều tầng quả (vì sau khi bông hoa trở
thành một đoạn cành mang quả thì chùm lá nhỏ ở đầu cùng khô và rụng đi, ở đó bắt
đầu nẩy một chồi mới hình thành một đoạn cành mang lá mới), mỗi đoạn mang quả
đặc trưng cho một mùa hoa. Hoa không có cuống, thường đính 2 - 3 hoa thành vòng
trên trục của bông. Đài hoa hình chén, có 5 thùy phủ lông mềm ở phía ngoài, đài tồn
tại ôm sâu vào quả. Có 5 cánh hoa màu nâu lõm vào phía trong, dài 2 - 2,5 mm. Nhị
nhiều, phần dưới dính thành 5 bó đối diện với cánh hoa. Chỉ thị hình sợi, dài khoảng
1cm, bao phấn hướng trong. Bầu nữa dưới được bao gần hoàn toàn bởi ống đài, vòi
nhụy hình sợi (Đào Trọng Hưng, 1995)
Quả nang gần tròn, đường kính 4 mm. Quả mở 3 lỗ trên 3 buồng. Hạt hình
trứng (hoặc gần tròn), rất nhỏ, dài gần 1 mm (Lã Đình Mỡi, 2001).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

3. Khả năng ứng dụng của Tràm
Theo Dương Văn Ni và ctv. (1995) Tràm là một trong số rất ít những cây kinh
tế có tính thích ứng cao với điều kiện đất đai đa dạng, nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là
trên các đầm lầy chua mặn.
Một đặc điểm khác của Tràm là nó cung cấp chất hữu cơ cho đất. Lá rụng mỗi
năm làm thành những lớp hữu cơ dầy trên đất mặt. Những lớp này chứa nhiều chất hữu
cơ hơn các lớp đất phèn hoạt động nằm kế bên dưới. Kết quả là các lớp đất này tác
động đến phẩm chất nước trong rừng Tràm. Rễ Tràm có thể làm giảm độc tính của Al.
Al là chất độc có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của nhiều loại cây trồng khi nó ở
dạng ion tự do. Tuy nhiên, khi Al tạo phức với các acid hữu cơ có gốc hóa học
OH/COOH do rễ Tràm tiết ra sẽ làm ion Al bị cố định và không còn khả năng gây độc.
Tiếp theo là sự phân hủy của vi sinh vật làm cho ion Al tự do biến mất trong lớp nước
mặt trong rừng Tràm. Thêm vào đó, rễ cây Tràm kết hợp với nhóm vi sinh vật sống
trong vùng rễ cũng có khả năng làm giảm đáng kể nồng độ acid sulphuric (ion SO4).
Vì vậy, rừng Tràm có chức năng cải tạo độ phì nhiêu của đất (tăng chất hữu cơ và dinh
dưỡng phân hủy từ chất hữu cơ) và cải tạo chất lượng nước chua phèn (Dương Văn Ni,
1995).
Tràm là một đối tượng rất ưu việt trong việc phục hồi rừng, trồng rừng và kinh
doanh rừng ở những vùng đất phèn mặn ở nước ta (Lã Đình Mỡi, 2001).
Thành phần chính trong tinh dầu là 1,8 - cineoleand α - terpineol (Doran, 1997).
Giá trị kinh thế của tinh dầu phụ thuộc vào liều lượng 1,8 - cineole có bên trong sản
phẩm tinh dầu. Dầu tràm, có mùi giống mùi long não, được sử dụng để chống côn
trùng cũng như dùng như một loại thuốc giảm đau trong các chứng đau đầu, nhức
răng, thấp khớp, và co thắt ruột (Ogata, 1969).

Lá Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm và
giảm đau nên được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và ăn khó
tiêu. Một số bệnh viện (Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình dân, Trung tâm chấn
thương chỉnh hình) đã sử dụng có hiệu quả các dạng thuốc từ lá Tràm (bột lá Tràm,
cao lá Tràm, gạc lá Tràm) để điều trị bỏng. Lá Tràm đôi khi còn được sử dụng trong y
học dân tộc ở nước ta cũng như ở hầu khắp các khu vực có Tràm phân bố. Nhiều nước
trong khu vực Đông Nam Á dùng tinh dầu Tràm làm thuốc chữa bệnh ho, hen suyễn,
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

cảm lạnh, đau bụng và cơn co thắt ở dạ dày. Tinh dầu Tràm cũng được dùng làm thuốc
bôi, xoa bóp bên ngoài để chữa các bệnh về thần kinh, đau nhức khớp xương, đau tai
và đau nhức răng. Tinh dầu Tràm cũng được dùng làm gia vị, làm chất tạo mùi trong
chế biến thực phẩm và được ưa thích ở một số nước. Trong công nghiệp hương liệu,
chế biến hóa mỹ phẩm, tinh dầu Tràm cũng là nguồn nguyên liệu có giá trị (Lã Đình
Mới, 2001).
Gỗ Tràm có màu xám hồng, cứng, nặng, thớ vặn; gỗ dác và gỗ lõi ít phân biệt,
được sử dụng để làm cột nhà, gỗ chống lò, đóng đồ gia dụng thông thường và đốt than.
Vỏ ngoài xốp, được dùng làm vật liệu cách điện, làm nguyên liệu để xảm thuyền
(Dương Văn Ni, 1995).
Hoa Tràm là nguồn mật ong quý (Lã Đình Mỡi, 2001).


4. Đặc tính sinh lý cây Tràm
4.1.

Tính chống chịu

Tràm là cây trồng cạn chịu được điều kiện ngập úng (có thể chịu ngập từ 5 đến
6 tháng/năm). Đặc biệt hơn nữa là Tràm có khả năng sống trong điều kiện đất phèn có
độ chua cao (pH = 3,5 – 4,5) và độ mặn dưới 1/1000 trong mùa khô.
Tràm là loài có khả năng chống chế các chất độc bên ngoài hệ thống rễ bằng
cách tiết ra các axit hữu cơ (citric, oxalic, tartaric, malic, malonic và succinic) để cố
định ion Al tự do vào trong cấu trúc của chúng và vô hiệu hóa tính độc của nhôm. Mỗi
hecta Tràm có khả năng làm giảm 138 kg nhôm (Dương Văn Ni, 1998).
4.2.

Khả năng chịu đựng của tràm đối với độc nhôm

Nhôm là một trong những yếu tố chính ức chế sự sinh trưởng của thực vật trong
đất phèn. Trong đất trung hòa hay acid yếu, nhôm tồn tại dưới dạng muối nhôm
silicate hoặc oxit nhôm. Tuy nhiên, khi pH giảm xuống dưới 5 nhôm sẽ bị hòa tan
thành một dạng gây độc cho thực vật, chủ yếu là dưới hình thức ion nhôm hóa trị 3 tự
do. (Kinraide 1991; Kochian 1995).
Một triệu chứng khi thực vật bị nhiễm độc nhôm là sự tăng chiều dài rễ bị ức
chế. Triệu chứng này được dùng làm phương pháp đo lường sự nhạy cảm nhôm của
thực vật (Delhaize Ryan, 1995). Theo Barceló and Poschenrieder 2002, Wenzl et al.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

6

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

(2001) thì từ khoảng nửa giờ đến 2 giờ gây độc với 1 - 10 mM nhôm cho những loài
thực vật nhạy cảm nhôm thì rễ cây bắt đầu biểu hiện sự ức chế.
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy sự nảy mầm của hạt Tràm
không bị ảnh hưởng ở nồng độ 0.56 mM Al (Osaki et al. 1997) hoặc 0.38mM Al
(Nguyen et al. 2003b), nồng độ được cho là ngưỡng của các loài cây nông nghiệp
khác. M. cajuputi được xem như là một loài ứng viên cho việc “Tái tạo môi trường
rừng” trong điều kiện đất phèn sulfate trong vùng nhiệt đới (Nakabayashi et al. 2001,
Kojima 2004), việc này rất quan trọng trong việc giải thích cơ chế của sức chống chịu
đối với nhôm.
Ko Tahara et al. (2005) đã đánh giá độ nhạy cảm nhôm của 06 loài Melaleuca
và ba loài Eucalyptus bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa khả năng gây độc của
nhôm 1 mM với khả năng kéo dài rễ (Ví dụ như là đánh giá tác động so với khả năng
kéo dài rễ khi không có nhôm ở các loài trên) như là một chỉ tiêu. Sau 24 giờ thí
nghiệm với 1 mM Al trong dung dịch dinh dưỡng, nhôm gây ảnh hưởng không có giá
trị thống kê lên khả năng kéo dài rễ của các loài như Melaleuca leucadendra,
Melaleuca cajuputi, Eucalyptus grandis, Melaleuca quinquenervia và Eucalyptus
deglupta (t-test, P > 0.05). Trong đó, khả năng kéo dài rễ của chúng so với điều kiện
không có nhôm tương ứng là 111 %, 106 %, 104 %, 101 %, và 82 %. Tuy nhiên, đối
với các loài Melaleuca viridiflora, Eucalyptus camaldulensis, Melaleuca glomerata và
Melaleuca bracteata, khả năng kéo dài rễ bị ức chế đáng kể bởi nhôm (t-test, P < 0.05)
tương ứng ở mức 67 %, 51 %, 51 %, và 32 % so với đối chứng. Số liệu ở Hình 2 cho
thấy Ảnh hưởng sau 24 giờ của nhôm lên khả năng kéo dài rễ của 06 loài Melaleuca
(Ml, Melaleuca leucadendra; Mc, Melaleuca cajuputi; Mq, Melaleuca quinquenervia;
Mv, Melaleuca viridiflora; Mg, Melaleuca glomerata; Mb, Melaleuca bracteata) và 03

loài

Eucalyptus

(Eg,

Eucalyptus

grandis;

Ed,

Eucalyptus

deglupta;

Ec,

Eucalyptuscamaldulensis). Rễ được thí nghiệm ở nồng độ 0 và 1 mM nhôm trong
dung dịch dinh dưỡng trong 24 giờ. Độ dài rễ được đo trước và sau khi thí nghiệm và
độ kéo dài rễ ở 1 mM nhôm được trình bày trong tương quan với chúng ở nồng độ 0
mM Al. Giá trị là giá trị trung bình ± SE (n = 10). Những khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 0 và 1 mM Al (t-test) được trình bày dưới dạng 3 sao (P < 0.001), 2 sao (P <
0.01) và sao (P<0.05).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Trường Đại học Cần Thơ

Sự kéo dài rễ tương đối
0 % mM Al

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Hình 2: Ảnh hưởng sau 24 giờ của nhôm lên khả năng kéo dài rễ
(Nguồn: Ko Tahara et al. (2005))

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Chương III.

Trường Đại học Cần Thơ

PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.1.

Đối tượng nghiên cứu


Chọn các cây Tràm con ở giai đoạn 4 tháng tuổi, đồng nhất về chiều cao từ 15 –
20 cm, có sức sống tốt, được nhân lên bằng hạt.
1.2.

Thời gian

Thí nghiệm được triển khai từ từ 09/2010 đến tháng 04/2011.
1.3.

Địa điểm

1.3.1.

Địa điểm thu mẫu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu mẫu tại 2 địa điểm: Đợt 1 thu tại
554- Quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng hiệp, tỉnh Hậu Giang và đợt 2
thu tại Thị trấn Mỹ Phước, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
1.3.2.

Địa điểm thí nghiệm

Hai đợt thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới thuộc Trại Nghiên cứu và
Thực nghiệm Nông nghiệp Khoa Nông nghiệp Và Sinh Học ứng dụng, Đại học Cần
thơ và phòng thí nghiệm Thực vật- Bộ môn Sinh- Khoa Sư phạm.

2. Phương tiện
2.1.


Hóa chất

+ Dinh dưỡng Hoagland:
KNO3
Ca(NO3)2.4H2O
KH2PO4
MgSO4
NH4NO3
H3BO3
MnCl2.4H2O
ZnSO4.7H2O
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CuSO4.5H20
Na2MoO4
Fe- EDTA
+ Al2(SO4)3.18H2O được qui đổi
+ Hóa chất dùng để xác định hàm lượng sắc tố (diệp lục) trong lá: Aceton
+ Hóa chất dùng để nhuộm mẫu giải phẫu:
Haematoxilin ( KIO3, phèn chua)
Javel

Acid acetic
Glycerin
Son phèn- lục iot
2.2.

Dụng cụ

Máy đo EC Cobra4 Wireless- Link (Phywe)
Máy đo pH ECO
Máy đo hàm lượng diệp lục
Máy scan
Tủ sấy ECOCE
Cân điện tử 1 số EK-i/EW-i Series
Kính hiển vi Olympus
Máy vi tính, máy ảnh, micro pipet, ống đong
Thùng xốp, ly nhựa loại nhỏ, xô nhựa, bình tưới
Lưỡi lam, gôm, chai nhỏ có nắp đậy, khay đựng mẫu, kim mũi giáo, lame,
lamelle

3. Phương pháp
3.1.

Thu mâu cây con

Chọn các cây Tràm con ở giai đoạn 4 tháng tuổi, đồng nhất về chiều cao từ 15 –
20 cm, có sức sống tốt, được nhân lên bằng hạt. Cây trong cùng đợt thí nghiệm thì
được lấy cùng một địa điểm. Bứng luôn cả rễ cây và giữ cây trong túi nhựa có lót sẵn
lá chuối để giữ ẩm cho cây.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

3.2.

Trường Đại học Cần Thơ

Phương pháp bố trí thí nghiệm trồng thủy canh cây Tràm trong nhà

lưới
3.2.1.

Chuẩn bị thí nghiệm

Bước 1: Cây sau khi thu từ thực địa về được giâm trong mát, cho phát triển
nhằm thu được các cây con đồng nhất, dưỡng cây trong 03 ngày.

Hình 3: Dưỡng cây con mới thu về trong xơ dừa ẩm

Bước 2: Chuẩn bị thùng xốp có thể tích 17 lít đã đục sẵn để có thể trồng cây. Lỗ
được đục trên thùng xốp có kích thước tương ứng với kích thước của ly nhựa loại nhỏ
được đục sẵn những lỗ nhỏ.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 4: Chuẩn bị ly nhựa loại nhỏ

Hình 5: Chuẩn bị nắp thùng xốp để chứa cây.

Bước 3: Mỗi cây Tràm được trồng vào một ly nhựa có lỗ chứa xơ dừa ẩm (đã
được làm hoai mục). Các ly được xếp lên các nắp thùng ở vị trí đã được đục lỗ sẵn.
Tiến hành cho nước vào gần đầy thùng xốp sao cho mực nước gần chạm vào đáy ly.
Bước 4: Các cây Tràm con được nuôi dưỡng trong nước sau 2 tuần cho ra rễ rồi
mới chuyển sang môi trường dinh dưỡng Hoagland.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ


Hình 6: Nắp thùng xốp đã đục lỗ xong

Bước 5: Chuẩn bị dinh dưỡng Hoagland gốc theo hàm lượng các chất như sau:
Thành phần

Dung dịch gốc

2M KNO3

202 g/L

2M Ca(NO3)2 x 4H2O

236 g/0.5L

Iron (Sprint 138 iron chelate)

15 g/L

pha dạng ml
2.5
2.5
1.5

2M MgSO4 x 7H2O

493 g/L

1


1M NH4NO3

80 g/L

1

H3BO3

2.86 g/L

1

MnCl2 x 4H2O

1.81 g/L

1

ZnSO4 x 7H2O

0.22 g/L

1

Vi lượng:

CuSO4

0.051 g/L


1

H3MoO4 x H2O or

0.09 g/L

1

Na2MoO4 x 2H2O

0.12 g/L

1

1M KH2PO4

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

136 g/L

13

0.5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

3.2.2.


Trường Đại học Cần Thơ

Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu được tiến hành trong hai đợt thí nghiệm với các nồng độ độc của
nhôm Al2(SO4)3 là khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Thí nghiệm 1: có 5 nghiệm thức: đối chứng, 4 mM Al2(SO4)3 , 4,5 mM
Al2(SO4)3, 5 mM Al2(SO4)3, 5,5 mM Al2(SO4)3. Mỗi nghiệm thức được bố trí 20 cây
(tương đối đồng đều nhau) và lập lại 2 lần cho mỗi nghiệm thức. Sau 1 tuần cho dinh
dưỡng Hoagland vào, chúng tôi tiến hành đo, đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (số rễ, chiều
dài rễ, số lá, số chồi, chiều dài thân) và bắt đầu cho độc nhôm (Al2(SO4)3.18H2O) vào
theo từng nồng độ đã được xác định. Tiếp tục chuẩn pH = 4 cho mỗi thùng dung dịch
thí nghiệm.

Hình 7: Bố trí thí nghiệm

+ Thí nghiệm 2: có 5 nghiệm thức. đối chứng, 5 mM Al2(SO4)3, 10 mM
Al2(SO4)3, 15 mM Al2(SO4)3, 20 mM Al2(SO4)3 , mỗi nghiệm thức lặp lại 2 lần. Mỗi
nghiệm thức được bố trí 15 cây. Thứ tự các bước tiến hành thí nghiệm cũng tương tự

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011


Trường Đại học Cần Thơ

như ở thí nghiệm 1. Tuy nhiên vì điều kiện nguồn cây giống không đủ nên chúng tôi
bố trí mỗi thùng thí nghiệm 15 cây.
Trong 8 tuần thí nghiệm, dung dịch dinh dưỡng thí nghiệm được thay mới sau
tuần lễ thứ 4 (sau 28 ngày kể từ ngày cho dinh dưỡng vào). Trong quá trình thí
nghiệm, nước được bổ sung khi mực dung dịch trong thùng thí nghiệm bị giảm.
3.3.

Các phương pháp phân tích

3.3.1.

Đo, đếm các chỉ tiêu sinh trưởng

Chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây Tràm khi áp
dụng phương pháp thủy canh. Tiến hành mỗi tuần lấy chỉ tiêu 1 lần. Lần đầu tiên
chúng tôi chọn ngẫu nhiên 10 cây Tràm con (ở mỗi thùng thí nghiệm) để kiểm tra các
chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển. Cố định 10 cây đó ở những lần lấy chỉ tiêu tiếp theo.
Đo các chỉ tiêu của từng cây: đếm số lượng rễ, số lượng lá, số lượng chồi, đo chiều dài
rễ, chiều dài thân cây bằng thước kẻ cm và thước dây cm.
Số lá được đếm từ lá dưới cùng (ở phía gốc cây) lên đến đọt, búp lá non được
tính là một lá. Số chồi được đếm dựa trên tiêu chí là những chồi đã hình thành được
những lá nhỏ, không tính những chồi chưa hình thành lá.
Chiều dài thân được đo bằng thước thẳng, điểm bắt đầu đo là ngay vị trí mặt giá
thể đến phần thân non (vị trí cuống của lá non chưa bung ra).

Hình 8: Đếm số chồi, số lá và đo chiều dài thân.

Chiều dài rễ được đo từ mặt ngoài của đáy ly nhựa (nơi mà rễ đi ra ngoài ly)

đến chóp của rễ được chọn để đo. Vào khoảng tuần thứ 4 thì rễ Tràm sẽ bị uốn cong
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

(do là chiều dài rễ vượt quá chiều cao của thùng xốp) nên chúng tôi sử dụng thước dây
để có thể đo chiều dài rễ chính xác hơn. Đối với quá trình đếm số lượng rễ, trước khi
cho vào dung dịch dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành đếm những rễ riêng biệt được đâm
ra ngoài ở phía dưới đáy ly.

Hình 9: Đo chiều dài rễ

3.3.2.

Đo EC

Đo EC bằng máy đo hiệu Cobra4 Wireless- Link (Phywe) và số liệu được nhập
vào trong máy tính thông qua phần mềm Measure – 466.

Hình 10: Máy đo EC

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp


16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

3.3.3.

Trường Đại học Cần Thơ

Đo diệp lục

Hàm lượng diệp lục được xác định theo phương pháp của phòng thí nghiệm
Sinh lí thực vật- Bộ môn Sinh lí Sinh hóa- Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng –
Trường Đại học.
Lựa chọn những lá Tràm tốt, giã nhuyễn và cân chính xác 2 g cho vào ống
nghiệm. Thêm vào ống nghiệm này 10 ml acetone 80% (v/v) và khuấy đều, để yên.
Sau 10 phút thì hút chính xác 0,5 ml dịch trích cho vào ống nghiệm, cho thêm 4,5 ml
acetone 80 %. Đem dung dịch thu được đo độ hấp thu bằng máy quang phổ ở các bước
sóng 663,2; 646,8; và 470 nm.
Hàm lượng diệp lục tố a, b và carotenoids tổng số được tính theo công thức của
Wellburn (1994) có bổ sung:
Ca= (12,21A663,2 – 2,81A646,8)(10*5)/2
Cb= (20,13A646,8 – 5,03A663,2)(10*5)/2
Cx+b= (1000A470 – 3,27Ca+ 104Cb)/198(10*5)/2
Trong đó:
Ca: hàm lượng diệp lục tố a trong lá (µg/g lá tươi)
Cb: hàm lượng diệp lục tố b trong lá (µg/g lá tươi)
Cx+b: hàm lượng carotene và xanthophyll trong lá (µg/g lá tươi)

3.3.4.

Tính diện tích lá

Diện tích lá được tính theo phương pháp của Khoa Nông nghiệp - Sinh học ứng
dụng – Trường Đại học Cần Thơ
Lá chọn ngẫu nhiên trên các cây thí nghiệm, mỗi cây chọn 3 lá già, 3 lá bánh
tẻ, 3 lá non. Mỗi thùng chọn 3 cây tương ứng với mỗi nồng độ chon 6 cây. Chúng tôi
sử dụng máy scan để chụp lại hình ảnh các loại lá. Giấy kẻ ô li cũng được scan để dựa
vào đó mà có thể đo diện tích lá bằng phần mềm APS Access 2.0
3.3.5.

Giải phẫu hình thái và định lượng số túi tiết

Giải phẫu hình thái và định lượng số túi tiết (túi tinh dầu) được nhuộm 2 màu
theo phương pháp của phòng thí nghiệm Thực vật – Bộ môn Sinh – Khoa sư phạm –
Trường Đại học Cần Thơ.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

17

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Phương pháp này được tiến hành như sau: ở lá được cắt để quan sát tại 3 vị trí

cuống lá, thịt giữa lá và thịt rìa lá, thân thì cắt ở phần thân non và một phần thân già
hơn. Cắt những lát thật mỏng, cho vào nước javel đã để sẵn trong đĩa đồng hồ, sau 15
phút thì rửa nước cho sạch javel (ít nhất 4 lần), ngâm vào acid acetic 5 phút, rửa nước
(ít nhất 3, 4 lần) cho đến khi không còn mùi acid và nhuộm mẫu bằng phẩm nhuộm
son phèn- lục iod trong 5 phút, sau đó rửa nước cho sạch phẩm nhuộm và trữ mẫu
trong nước. Lau lame cho thật sạch, nhỏ lên lame 1 giọt glyceril, dùng kim mũi giáo
vớt mẫu (chọn 3 mẫu mỏng đều) cho lên lame ngay vị trí giọt glyceril, dùng lamelle
đậy lên (phải đậy nhanh để tránh bọt khí). Dùng giấy thấm lau nước dư.
Quan sát và đếm số lượng túi tiết: quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 4X và
10X để đếm số lượng túi tiết trên mẫu, ghi nhận kết quả.
3.3.6.

Phương pháp xác định khả năng gây độc của nhôm dựa trên

hình thái giải phẫu lát cắt ngang rễ Tràm
Phương pháp xác định khả năng gây độc của nhôm dựa trên hình thái giải phẫu
lát cắt ngang rễ Tràm (nhuộm Heamatoxilin theo phương pháp phòng thí nghiệm Sinh
lí thực vật – Bộ môn Sinh lí Sinh hóa – Khoa Nông nghiệp).
Rễ Tràm được cắt thành những lát mỏng (cắt ngang và cắt dọc) rửa mẫu với
nước cất, cho vào ống nghiệm nhỏ, nhuộm mẫu với Heamatoxilin trong 10 phút, sau
10 phút rửa mẫu với nước động (lấy mảnh vải the bịt trên đầu ống nghiệm rồi để ống
nghiệm dưới vòi nước chảy nhẹ) trong 10 phút, trữ mẫu trong nước. Lên mẫu và quan
sát dưới kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X và 40X.

3.4.

Phương pháp xử lý thống kê

Các số liệu sau khi được nhập và sắp xếp cho hợp lí, tính trung bình
(AVERAGE) và độ lệch chuẩn (STDEV), xử lí tất cả các số liệu (chỉ tiêu sinh trưởng:

số lượng rễ, chiều dài rễ, số lượng lá, số lượng chồi, chiều dài thân) và hàm lượng chất
khô bằng phần mềm SPSS for Windows 13.0 và Mircosoft Excel 2007.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp

18

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×