Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.2 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
-------

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

GVHD: TRẦN ĐÌNH THÍCH

SVTH: HUỲNH BỬU HIỆP
MSSV: 6075341
LỚP: SƯ PHẠM NGỮ VĂN 01 – K33

CẦN THƠ, 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Vị trí và tác dụng của văn học dân gian trong nhà trường trung học phổ
thông
1.1.1. Vị trí của văn học dân gian trong nhà trường trung học phổ thông


1.1.2. Tác dụng của văn học dân gian trong nhà trường trung học phổ thông
1.2. Cấu trúc chương trình
1.2.1. Giới thiệu chương trình
1.2.2. Nguyên tắc biên soạn
1.3. Nội dung và thể loại của văn học dân gian trong sách giáo khoa
1.3.1. Nội dung
1.3.2. Thể loại
CHƯƠNG HAI: DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Cơ sở lí luận dạy học văn học dân gian
2.2. Nguyên tắc dạy học văn học dân gian
2.2.1. Dạy học văn học dân gian nhằm bồi dưỡng kiến thức về tâm hồn dân
tộc
2.2.2. Dạy học văn học dân gian phải biết nắm bắt tâm lí lứa tuổi học sinh
2.2.3. Dạy học văn học dân gian nhằm tái hiện lại bầu không khí cổ xưa
2.2.4. Dạy học văn học dân gian kết hợp chính khóa với ngoại khóa
2.3. Phương pháp dạy học văn học dân gian


2.3.1. Dạy học văn học dân gian gắn với phương pháp phân tích theo đặc
trưng thể loại
2.3.2. Dạy học văn học dân gian gắn với phương pháp so sánh loại hình
2.3.3. Dạy học văn học dân gian gắn với phương pháp ứng dụng khoa học
liên ngành
2.3.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học văn
KẾT LUẬN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Từ bấy lâu nay, việc dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường đã trở thành mối
quan tâm không nhỏ đối với ngành giáo dục cũng như toàn xã hội vì nâng cao chất
lượng dạy và học là mục tiêu không chỉ được Đảng và Nhà nước chú trọng và xem
là quốc sách mà đó còn là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm “Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Đứng trước thực trạng dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông hiện
nay, có lẽ vấn đề cần được quan tâm nhất đó chính là làm thế nào để nâng cao chất
lượng dạy và học văn trong mối tương quan giữa thầy và trò. Một bộ phận HS hiện
nay có suy nghĩ sợ học văn và chán học văn. Đó có thể xuất phát từ những nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, ở thời đại công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ như hiện nay,
việc tiếp thu tin tức từ báo đài, internet đã làm cho HS cảm thấy văn không cần phải
học nhiều, chỉ cần lên ngồi máy tính, với vài cú nhấp chuột thì mọi việc khó dễ
trước đó cũng trở nên dễ dàng với “ tràng giang đại hải ” kết quả tìm được. HS tha
hồ thu thập “kết quả ma” cho những bài tập hay câu hỏi mà GV yêu cầu tìm hiểu ở
nhà. Điều đó dẫn đến việc HS lười tư duy. Vì vậy, HS cảm thấy giờ học văn cứng
nhắc và buồn tẻ.
Thứ hai, việc sử dụng phương pháp dạy học của một bộ phận GV hiện nay vẫn
còn theo lối “thầy đọc, trò viết”. Nhiều GV biến giờ học thành giờ “tập viết” khiến
cho HS cảm thấy mệt mỏi và không có sự tìm hiểu, nói gì đến tiếp thu những vấn đề
mà bài học mang lại. Rõ ràng, người GV ấy chưa có sự cải tiến về phương pháp
nhằm tăng thêm tính chủ động của HS.
Có thể nói, việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học
Ngữ Văn nói riêng đã và đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Vì, khi HS
tìm được hứng thú trong học tập thì kết quả học văn cũng ngày càng được nâng lên
một bước đáng kể.
Trong nội dung SGK Ngữ Văn các cấp, VHDG là một bộ phận không thể bỏ qua
khi đưa vào công tác dạy và học trong nhà trường. Bởi, đây là một bộ phận của nền



văn học dân tộc đã được đúc kết từ ngàn xưa, nó thể hiện được sự nhận thức, trình
độ phát triển và đúc kết kinh nghiệm sống của ông cha ta truyền lại cho các thế hệ
sau. Vậy, những giá trị văn hóa tinh thần ấy sẽ được giới trẻ ngày nay tiếp thu và
phát huy như thế nào khi cuộc sống đang ngày càng phát triển, con người càng tất
bật và bộn bề lo toan trong cuộc mưu sinh? HS dường như chỉ nhìn vào những gì
đang diễn ra mà ít quan tâm đến những giá trị và bài học, kinh nghiệm quý báu mà
VHDG mang lại. Xuất phát từ những trăn trở về việc tiếp nhận tác phẩm VHDG
trong nhà trường phổ thông của HS hiện nay, chúng tôi đã cùng nhau đi vào tìm
hiểu phương pháp dạy và học các tác phẩm VHDG trong nhà trường với đề tài:
“Dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường trung học phổ thông”. Hy
vọng với đề tài này, chúng tôi sẽ có những đóng góp mới và tích cực hơn trong
công tác giảng dạy VHDG của các trường THPT hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề
“Dạy học tác phẩm VHDG” là một đề tài không mới vì nó đã được nghiên cứu
bởi nhiều nhà nghiên cứu văn học, các GV và các sinh viên chuyên nghành sư phạm
Ngữ Văn trong cả nước. Chúng tôi xin điểm lại một số công trình tiêu biểu cho việc
dạy học Ngữ Văn nói chung và dạy học tác phẩm VHDG nói riêng.
- Hoàng Tiến Tựu trong quyển Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên
cứu văn học dân gian, NXBGD, năm 1997, đã tập trung đưa ra những vấn đề có
liên quan đến việc giảng dạy VHDG. Công trình này gồm bảy chương, trong đó ba
chương đầu bàn về những lí luận chung, chương tiếp theo dành riêng cho việc
nghiên cứu và giảng dạy ca dao, một chương bàn về tục ngữ, một chương viết về
truyện dân gian. Đây là một tài liệu rất hữu ích trong việc phục vụ công tác giảng
dạy và nghiên cứu VHDG của GV và sinh viên ngành Ngữ Văn.
- Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) với công trình nghiên cứu VHDG – những công trình
nghiên cứu, NXBGD, năm 2003. Đây là công trình được tác giả tập hợp và chọn lọc
trong rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề lí luận chung cũng như
những vấn đề của từng loại đề tài, tác phẩm, nhân vật, cách tiếp cận tác phẩm
VHDG. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tập hợp một số bài phân tích tác phẩm cụ

thể, chỉ ra hướng nghiên cứu truyện theo tuýp và môtíp để giúp GV và HS khai thác
giá trị của tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại. Ngoài ra, tác giả Bùi Mạnh Nhị
còn có quyển Phân tích tác phẩm văn học dân gian cũng đã bàn đến thể loại và tác


phẩm của VHDG cũng như phương pháp phân tiếp cận và phân tích VHDG để giúp
GV và HS khai thác đúng giá trị các của VHDG mang lại. Đây là những định hướng
cơ bản để giúp người dạy định hướng và chọn được phương pháp giảng dạy thích
hợp với thể loại qua những bài cụ thể.
- Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) – NXBGD, năm
1996 là một công trình nghiên cứu rất nhiều về kiến thức văn hóa dân gian, VHDG.
Đây là một trong những công trình nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với công việc
nghiên cứu VHDG và đối với GV, sinh viên ngành Ngữ Văn.
- Nguyễn Viết Chữ với quyển Giảng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại –
NXB ĐHSP, năm 2006 cũng đã trình bày cách phân biệt “chất” trong “thể” và đưa
ra các biện pháp dạy học theo đặc trưng của từng thể loại. Mặt khác, quyển sách còn
hệ thống các phương pháp, biện pháp, câu hỏi, các cách thức, chiến thuật, … nhằm
góp thêm tiếng nói về việc vận dụng các phương pháp dạy học tác phẩm vào các thể
loại cụ thể trong nhà trường.
- Nguyễn Xuân Lạc qua quyển Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường –
NXBGD, năm 1988 cũng có một đóng góp không nhỏ trong việc giúp GV và HS
trong việc tìm hiểu về VHDG. Đây là một công trình nghiên cứu rất cần thiết cho
GV dạy văn tại các trường hiện nay bởi nó mang tính thiết thực rất cao. Trong đó,
tác giả đề cập đến phương pháp dạy học VHDG theo thi pháp thể loại. Quyển sách
bao gồm ba phần chính và phần phụ lục. Ở phần I (tiểu luận), tác giả nhìn nhận
VHDG trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam, trong nền văn học dân tộc và
trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Dựa trên cơ sở đó, tác giả cũng đã
đề xuất cách tiếp cận và phương pháp dạy học theo quan điểm thi pháp học về
những thể loại chủ yếu được dùng trong nhà trường phổ thông. Phần II (bình giảng
tác phẩm) gồm một số bài phân tích tác phẩm tiêu biểu được chọn lọc trong chương

trình giảng dạy của cấp THCS và THPT theo quan điểm thi pháp học. Ở phần III,
tác giả đã tập hợp những tư liệu có liên quan đến việc dạy và học VHDG, đặc biệt là
câu lạc bộ VHDG và phần cuối cùng là phụ lục về VHDG.
- Cùng học sinh khám phá qua mỗi giờ giảng văn của nhà giáo Đặng Thêm cũng
là một quyển sách bàn đến phương pháp dạy học văn khá bổ ích. Dựa trên cơ cở của
phương pháp dạy học truyền thống, tác giả đã đưa ra mô hình thiết kế bài học theo


hướng cải tiến, bao gồm năm bước: giới thiệu bài mới, tổ chức đọc hiểu, tìm hiểu
xuất xứ, đại ý, chủ đề, chia đoạn, tìm hiểu chi tiết, kết luận.
- Phan Trọng Luận (chủ biên) với Phương pháp dạy học văn, NXBGD, năm
1996. Đây là công trình nghiên cứu rất có ích cho GV và sinh viên ngành sư phạm
Ngữ Văn bởi quyển sách đã trình bày những phương pháp dạy học theo hướng đổi
mới: Dạy học văn để làm gì?, Dạy học văn như thế nào?,… Quyển sách này được
nhóm tác giả trình bày theo hai phần lớn: Phần I gồm những vấn đề mang tính lí
luận chung về phương pháp dạy học, phần II đi vào các vấn đề cụ thể của các phân
môn như: giảng văn, làm văn, lí luận văn học. Mặt khác, ở phần phụ lục, tác giả còn
đi vào các phương pháp dạy học cụ thể một bộ phận văn học như: giảng dạy tác
phẩm VHDG theo loại thể, giảng dạy văn học nước ngoài, tổ chức các hoạt động
trọng giờ dạy văn, ….
- Trong quá trình nghiên cứu ca dao, Nguyễn Xuân Kính cũng đã bàn về Thi
pháp ca dao – NXB KHXH, năm 1992 . Quyển sách trình bày rất rõ những đặc
trưng nghệ thuật của ca dao theo từng yếu tố, từng cấp độ của thi pháp học: kết cấu,
thể thơ, ngôn ngữ, thời gian, không gian, một số biểu tượng trong ca dao,... Đặc
biệt, ở chương cuối, tác giả đã chọn một số bài ca dao tiêu biểu để làm sáng rõ vấn
đề lí thuyết ở các phần trên.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn văn –
tiếng Việt với đề tài Dạy và học văn học dân gian ở một số trường THPT tỉnh An
Giang – Thực trạng và giải pháp, năm 2009 của Quách Thị Mỹ Linh cũng đã được
tác giả bàn rất kĩ và rất sâu về thực trạng dạy học văn tại một số trường THPT của

tỉnh An Giang. Đồng thời, tác giả cũng đã dựa trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và
phân tích thực tế việc giảng dạy và học tập VHDG hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra
một số giáo án thiết kế và thực nghiệm rất có ích cho việc ứng dụng vào thực tế
giảng dạy VHDG hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn văn –
tiếng Việt với đề tài Dạy học tác phẩm văn học dân gian tại trường THPT thành
phố Cần Thơ, năm 2009 của Võ Đoàn Thúy Hảo. Trong phần nghiên cứu của mình,
tác giả cũng đã nêu được thực trạng dạy và học văn hiện nay tại các trường THPT
của thành phố Cần Thơ. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu ra được một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả dạy học VHDG trong các trường phổ thông hiện nay. Theo tác


giả, ngoài việc đổi mới chương trình SGK Ngữ Văn thì dạy học tác phẩm VHDG
cũng cần phải chú ý đến tâm lí lứa tuổi, kết hợp chính khóa – ngoại khóa, …. Đây
có thể xem là một công trình tìm hiểu có ý nghĩa trong hoạt động thực tiễn và rất có
ích cho GV, sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn.

3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Nghiên cứu các vấn đề về lí thuyết của việc giảng dạy và học tập tác phẩm
VHDG trong nhà trường THPT.
- Đề ra những giải pháp thích hợp, thiết kế giáo án thực nghiệm để từ đó rút ra
kết luận và bài học kinh nghiệm nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy VHDG sau
này.

4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ khảo sát nội dung phần VHDG trong SGK Ngữ Văn 10 (cơ bản)
hiện hành. Theo đó, phạm vi nghiên cứu luận văn sẽ được gói gọn trong nội dung
tác phẩm được trích giảng.


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đây có thể được xem là phương pháp
được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu của mọi vấn đề. Ở đây,
người viết đã thu thập các tài liệu có liên quan đến luận văn, chọn lọc và ghi
nhận những nội dung cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho luận văn.

-

Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập tài liệu, người viết đã chọn lọc và
tổng hợp lại những nội dung hay, thiết thực. Theo đó, nội dung của luận văn
sẽ được trình bày theo hướng tổng hợp vấn đề.


NỘI DUNG

CHƯƠNG MỘT : VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Vị trí và tác dụng của văn học dân gian trong nhà trường trung
học phổ thông
1.1.1. Vị trí của văn học dân gian trong nhà trường trung học phổ
thông
VHDG là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát
sinh từ thời công xã nguyên thủy, tồn tại và phát triển qua các thời kì lịch sử cho tới
ngày nay.
VHDG nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, là một bộ phận của sáng tác dân
gian. Tồn tại dưới ngàn năm lịch sử, VHDG đã trở thành một bộ phận quan trọng

trong nền văn học dân tộc. Đó là kết tinh những tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, ngôn
ngữ, địa lí,… của ông cha ta. Chính điều này đã giúp VHDG tạo nên một vị trí
không nhỏ trong đời sống văn học dân tộc và trong văn học dùng trong nhà trường.
Việc đưa VHDG vào giảng dạy trong nhà trường đã được thực hiện từ lâu và ở
nhiều bậc học. Trong chương trình từ cấp Tiểu học đến bậc THPT đều có một bộ
phận của VHDG, mỗi cấp tương ứng với một trình độ nhất định. Ở cấp Tiểu học,
HS được biết đến VHDG thông qua phân môn kể chuyện và tập đọc. Đến cấp
THCS thì VHDG được HS tiếp nhận ở phân môn giảng văn và hướng dẫn đọc
thêm. Thế nhưng, việc tiếp thu của HS còn thấp nên VHDG chỉ được biết đến thông
qua một số thể loại ngắn gọn, dễ hiểu như ca dao, tục ngữ, câu đố,... Bước sang bậc
THPT thì VHDG được xếp thành một chương, được bắt đầu bằng một bài khái quát,
tiếp theo đó là các thể loại của VHDG được HS tiếp nhận thông qua các bài đọc văn
chọn lọc từ kho VHDG. Có thể nói rằng, VHDG trong nhà trường THPT đã đảm
bảo đầy đủ các thể loại của VHDG.
Trong các phân môn của SGK Ngữ Văn THPT thì giảng văn chiếm một vị trí
quan trọng với hơn 50% là các bài giảng về các thể loại văn học ở nhiều giai đoạn.
Bởi thế, VHDG cũng chiếm một số lượng đáng kể trong nhà trường THPT.


1.1.2. Tác dụng của văn học dân gian trong nhà trường trung học
phổ thông
VHDG không chỉ là một bộ phận của văn hóa dân gian mà còn là một bộ
phận của văn học. Nó chính là kho tàng tri thức vô giá, là những nét truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Có thể nói, văn hóa dân gian nói chung và VHDG nói riêng
chính là nơi đã giữ gìn, bảo tồn những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, bồi
dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào về những giá trị
tinh thần cao quý mà cha ông đã để lại. Do đó, VHDG có tác dụng tác dụng rất lớn
ở cả hai mặt giáo dục và giáo dưỡng.
Chính vì lẽ đó, khi nói đến VHDG, ta nhận ra đó là một nguồn tri thức dân
gian vô cùng phong phú, đầy đủ về thể loại, đa dạng về màu sắc. Đây là sự tổng hợp

những hiểu biết cuả con người về cuộc sống và thiên nhiên, là những kinh nghiệm
sản xuất, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, những quan niệm về vũ trụ, nhân
sinh, quan hệ họ hàng, làng nước, tình yêu lứa đôi,... VHDG đã có một tác dụng to
lớn trong việc bồi đắp và giáo dục tâm hồn thế hệ trẻ:
- “Con người có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn. ”
- “Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.”
- “Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Đêm năm canh chầy, mẹ thức đủ vừa năm.”
Cuộc sống hiện đại ngày càng xô bồ, con người dường như chỉ hòa mình vào
con đường mưu sinh. Những nếp sinh hoạt truyền thống ngày xưa được thay thế
bằng những phương tiện hiện đại, tối tân. Nhịp sống càng nhộn nhịp và tất bật hơn,
tiếng hát ầu ơ năm nào mẹ hát giờ đây chỉ là dĩ vãng, bởi những thứ âm nhạc hiện
đại cất lên từ giọng ca của một ca sĩ nào đó cũng có thể làm bé ngủ say. Thế nhưng,
đằng sau những dòng âm nhạc đó thì trẻ thơ sẽ cảm nhận được gì? Phải chăng đó
chỉ là thứ âm thanh để bé đi vào giấc ngủ. Dường như ta nhận ra tất cả chỉ có tác
dụng “thôi miên” để bé có thể đi sâu vào giấc ngủ. Đó là tình trạng chung của cuộc


sống người dân thành thị. Nếu như được sinh ra ở vùng nông thôn thì tiếng ru là
một thứ âm nhạc kì diệu ru bé ngủ say và tác động vào trí não của trẻ, giúp trẻ thơ
cảm nhận được những tình yêu thiết tha mà bà và mẹ đã truyền đạt cho chúng.
VHDG xuất hiện đã tạo ra một tác dụng vô cùng to lớn, góp phần giáo dưỡng
tâm hồn thế hệ trẻ. Việc dạy và học VHDG không chỉ dạy và học một thứ văn
chương truyền miệng mà còn phải truyền đạt và tiếp nhận được những giá trị tinh
thần cao quý mà ông cha ta đã để lại cho đời sau.
Ông bà ta có câu: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá

rách”,… đó là những câu nói quen thuộc nhằm tạo ra tinh thần đoàn kết, cưu mang,
đùm bọc lẫn nhau. VHDG chứa đựng trong nó là một kho kinh nghiệm sống đầy
quý báu. Sự xuất hiện của VHDG chính là sự xuất hiện của một nguồn tri thức dân
gian phong phú và bổ ích, giúp con người hình thành và phát triển nhân cách, đạt
đến “Chân, Thiện, Mỹ”.
Từ tác dụng giáo dưỡng phong phú trên đây mà VHDG có tác dụng quan trọng
đối với thế hệ trẻ trong nhà trường. Tác dụng ấy được thể hiện ở nhiều phương diện,
nhưng chủ yếu và cốt lõi nhất là bồi đắp cho tâm hồn thế hệ trẻ. Nhà thơ Huy Cận
đã từng nói rằng: “Bởi vì chính trong văn nghệ dân gian ta tìm thấy những điều cơ
bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc. Mà bản sắc văn hóa lại là cốt lõi của bản
sắc dân tộc”.

1.2. Cấu trúc chương trình
1.2.1. Giới thiệu chương trình
Có thể nói, VHDG chính là của cải, là tài sản mang giá trị tinh thần quý giá
của dân tộc. Vậy, hiện nay bộ phận văn học này trong nhà trường đã được những
nhà biên soạn sách nhìn nhận như thế nào? Những văn bản tác phẩm VHDG được
trích để đưa vào giảng dạy liệu có phát huy được những tiềm năng vốn có của nó để
đem lại hiệu quả thẩm mĩ và tính giáo dục cao hay không khi bộ phận VHDG chỉ là
một phần rất nhỏ trong chương trình giảng dạy ở bậc THPT? Hơn nữa, trong xu thế
hội nhập và phát triển như ngày nay, chúng ta phải làm gì để bảo tồn nền văn hóa
dân tộc mà trong đó là bộ phận VHDG? Chúng ta phải làm sao để vừa hội nhập mà
vẫn giữ được những bản sắc riêng của dân tộc?
Nhìn chung về cấu trúc chương trình, phần VHDG trong SGK Ngữ Văn 10
không có những thay đổi lớn so với SGK Văn học 10 trước khi đổi mới SGK. Sau


bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam, các bài học vẫn được sắp xếp theo lịch sử
thể loại: tự sự dân gian với sử thi “Đăm Săn”, truyền thuyết với Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, truyện cổ tích với Tấm Cám, truyện cười với Tam

đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày, truyện thơ với Tiễn dặn người yêu; trữ
tình dân gian với ca dao : Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, ca dao hài
hước. Nếu như ở cấp THCS, HS đã được học các thể loại: thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao, vè thì lên đến bậc
THPT, HS lại được học thêm hai thể loại mới là sử thi và truyện thơ. Riêng đối với
truyện cổ tích và ca dao thì HS được học kĩ hơn theo cách học đồng tâm với chương
trình học ở các lớp dưới.

THỂ LOẠI

Sử thi

TÊN BÀI DẠY

SỐ TIẾT THEO
PPCT

-

Khái quát văn học dân gian Việt Tiết
Nam

-

Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Tiết 8,9
Săn – sử thi Tây Nguyên)
Uy-lít-xơ trở về ( trích Ô-đi-xê – sử Tiết 14,15
thi Hi Lạp)
Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na Tiết 17,18
– sử thi Ấn Độ)


-

Truyền thuyết

-

Truyện An Dương Vương và Mị Tiết 11,12
Châu – Trọng Thủy

Truyện cổ tích

-

Tấm Cám

Tiết 22, 23

Tiết 25
Truyện cười

-

Tam đại con gà
Nhưng nó phải bằng hai mày

-

Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn
dặn người yêu – truyện thơ dân tộc

Thái)

-

Ca dao than than, yêu thương tình Tiết 26, 27
nghĩa

Truyện thơ

Ca dao


-

Ca dao hài hước

Tiết 29

-

Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam

Tiết

1.2.2. Nguyên tắc biên soạn
Bất kì một thể loại hay một tác phẩm nào khi đưa vào SGK đều được những
nhà biên soạn lựa chọn thật kĩ lưỡng dựa trên những nguyên tắc chung.
- Tính phổ thông: Đây là nguyên tắc đầu tiên có tính định hướng trong quá
trình biên soạn SGK. Tùy theo từng thời kì lịch sử, trình độ dân trí của một dân tộc
cũng có sự khác nhau. Vì thế mà mà SGK cũng cần có sự thay đổi sao cho phù hợp.

Thế nhưng, sự thay đổi này chỉ có tính chất tương đối vì Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc, hơn nữa trình độ dân trí của người dân cũng có những khác biệt giữa các
vùng, miền. Xác định rõ trình độ dân trí cho việc biên soạn SGK là một việc làm
tương đối khó khăn đối với một quốc gia có sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa
các dân tộc ở nước ta. Chính vì thế mà người biên soạn SGK sẽ xác định tính phổ
thông dựa trên một dân tộc chủ thể chi phối đời sống chính trị, văn hóa, xã hội. Bên
cạnh việc xác lập mặt bằng dân trí, người biên soạn SGK cũng cần phải lựa chọn tác
phẩm đưa vào chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với nhiều đối tượng HS,
tránh lối học nặng nề và phải thể hiện rõ đặc trưng thể loại. SGK Ngữ Văn đang
hiện hành đã thể hiện rất rõ vấn đề này bởi chúng ta thấy rằng các tác phẩm hoặc
những đoạn trích được lựa chọn để đưa vào SGK là những tác phẩm, những đoạn
trích tiêu biểu cho từng thể loại và có giá trị tư tưởng sâu sắc. Chẳng hạn, đối với
thể loại sử thi, SGK Văn học 10 (chỉnh lí hợp nhất năm 2000) và SGK Ngữ Văn 10
đều đưa vào giảng dạy sử thi Đăm Săn, nhưng văn bản được trích giảng lại khác
nhau. Nếu như SGK Văn học 10 chọn giảng trích đoạn Đi bắt nữ thần Mặt Trời thì
SGK Ngữ Văn 10 lại chọn đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Vì chủ đề nổi bật
của sử thi Đăm Săn là những cuộc chiến tranh mở đất và khẳng định vị trí, danh dự
cộng đồng nên khi biên soạn SGK mới, những người biên soạn đã thay đổi vị trí
đoạn trích để làm rõ được nội dung của sử thi Đăm Săn nói riêng và đặc trưng thể
loại sử thi nói chung. Ngoài ra, ở thể loại truyện thơ, SGK Văn học 10 chọn giảng
đoạn trích Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa (trích truyện thơ Tiễn dặn người
yêu). Vì đoạn trích này chỉ nói đến thân phận nhỏ bé, đáng thương của người phụ


nữ dân tộc Thái mà chưa thể hiện một cách sâu sắc nội dung tư tưởng của truyện
thơ nên SGK Ngữ Văn 10 đã thay thế đoạn trích Thân em chỉ bằng thân con bọ
ngựa bằng đoạn trích Lời tiễn dặn để thể hiện được số phận đáng thương và nhỏ bé
của người phụ nữ Thái, đông thời cũng thể hiện được tình cảm sâu sắc của chàng
trai đối với cô gái qua những lời tiễn dặn hết sức tha thiết trên đường cô gái về nhà
chồng. Còn ở truyện cổ tích, SGK Văn học 10 chọn hai tác phẩm tiêu biểu cho hai

tiểu loại của truyện cổ tích là: Chử Đồng Tử (truyện cổ tích thần kì) và Làm theo vợ
dặn (truyện cổ tích sinh hoạt), còn SGK Ngữ Văn 10 thì chỉ giữ lại hai tác phẩm
Chữ Đồng Tử trong chương trình Nâng cao và thay Làm theo lời vợ dặn bằng
truyện Tấm Cám. Cả hai truyện cổ tích đều thuộc thể loại loại truyện cổ tích thần kì.
Theo đánh giá của đa số GV từng dạy SGK Văn học 10 thì truyện Làm theo vợ dặn
dài dòng, khó dạy mà nội dung lại không sâu sắc. Hơn nữa, tác phẩm này lại chưa
thể hiện được đặc trưng của thể loại truyện cổ tích. Còn truyện Tấm Cám được coi
là một truyện hay, gần gũi, tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích vì nó phản ánh được
sự xung đột giữa mẹ ghẻ và con chồng, mâu thuẫn giữa thiện và ác. Ngoài ra, truyện
còn thể hiện được ước mơ của nhân dân về cuộc sống gia đình hạnh phúc, về lẽ
công bằng xã hội, về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người và khẳng định
niềm tin vào điều chính nghĩa trong cuộc sống.
- Tính thống nhất và liên thông: Bên cạnh tính phổ thông, phần VHDG
trong SGK Ngữ Văn 10 còn được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính thống
nhất và liên thông với chương trình SGK ở các lớp dưới. Chính vì vậy, SGK mới đã
có mối liên hệ chặt chẽ hơn so với những bộ SGK trước đó. Nếu như ở bậc THCS,
trình độ nhận thức của HS còn khá thấp nên những nhà biên soạn sách chỉ đưa vào
SGK phần VHDG những tác phẩm cụ thể: lên đến bậc THPT, khả năng nhận thức
của HS cao hơn và toàn diện hơn nên ngoài việc đưa vào những tác phẩm cụ thể,
những nhà biên soạn đã đưa thêm vào SGK những kiến thức lí luận về VHDG qua
bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Phần lí thuyết đã giúp các em hiểu được
khái niệm VHDG biết được những thể loại chủ yếu của VHDG Việt Nam, biết được
những đặc trưng cơ bản của VHDG để khi tiếp nhận, các em sẽ có những phương
pháp phù hợp với từng văn bản tiêu biểu của mỗi thể loại. Xét về mặt thể loại, ta
thấy sự thống nhất rất lớn giữa chương trình và SGK bậc THCS với bậc THPT qua
sự lặp lại các thể loại đã học ở lớp 6 và lớp 7 như: Ca dao, truyền thuyết, truyện cổ


tích, truyện cười, tục ngữ. Nói như thế không có nghĩa là SGK Ngữ Văn 10 chỉ trích
giảng lại những thể loại đã học mà những nhà biên soạn sách còn đưa vào một số

thể loại mới như sử thi, truyện thơ, sân khấu dân gian nhằm đảm bảo yêu cầu với
trình độ phát triển tư duy của HS phổ thông và sự đa dạng về các thể loại. Mặc dù
các thể loại trong VHDG trong SGK Ngữ Văn 10 có sự lặp lại nhưng những văn
bản được trích lọc lại không phải là những tác phẩm đã học mà là những tác phẩm
hoàn toàn mới. Ngoài ra, yêu cầu kiến thức cho phần VHDG trong chương trình
Ngữ Văn 10 có sự đòi hỏi sâu rộng hơn, vừa nối tiếp nhưng lại vừa nâng cao về tất
cả các mặt so với chương trình bậc THCS. Chẳng hạn như tất cả những truyền
thuyết các em được học ở lớp 6 đều ít chi tiết, cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ
và chủ đề nổi bật ngay trong cốt truyện. Nhưng đến lớp 10, các em lại được học thể
loại này qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Đây là
một truyền thuyết có dung lượng dài, nhiều chi tiết và có nhiều tầng ý nghĩa khác
nhau. Trong quá trình tiếp nhận, HS có thể nhìn thể loại với cái nhìn toàn vẹn hơn
vì các em đã biết thêm nhiều tri thức về thể loại và về chính tác phẩm được học qua
các tiểu dẫn và phần tri thức đọc hiểu được cung cấp trong SGK.
- Tính kế thừa: VHDG trong SGK Ngữ Văn 10 mang tính kế thừa SGK Ngữ
Văn THCS. Mỗi bài học trong phần VHDG đều có chung cấu trúc, bao gồm: kết
quả cần đạt, tiểu dẫn, văn bản, câu hỏi hướng dẫn học bài, ghi nhớ và luyện tập.
Ngoài ra, SGK Ngữ Văn 10 còn kế thừa quan điểm dạy học tích hợp kiến thức của
SGK Ngữ Văn cấp THCS. Đây là phần thay đổi quan trọng nhất của bộ SGK mới.
Việc tích hợp kiến thức được thể hiện ngay ở tên của môn học, tên SGK và ngay cả
nội dung kiến thức của từng phần học. Người biên soạn SGK đã vận dụng cả hai
phương pháp tích hợp : ngang – dọc. Tích hợp ngang là tích hợp kiến thức cả ba
phần Văn học, tiếng Việt và Làm văn trong một đơn vị bài học. Chẳng hạn như khi
học bài Tóm tắt văn bản tự sự trong SGK Ngữ Văn 10 – tập 1, HS phải nắm được
cốt truyện của các tác phẩm tự sự truyện cổ tích Tấm Cám, Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thì mới có thể tiếp thu tốt bài học. Ngoài ra để
tóm tắt được một tăn bản tự sự hoàn chỉnh, HS còn phải nắm bắt được đặc điểm của
ngôn ngữ viết, cách viết câu, dựng đoạn văn trong phần tiếng Việt. Còn tích hợp
dọc là tích hợp theo từng vấn đề nào đó. Nghĩa là một vấn đề đang dạy trong phần
này có thể liên quan đến một nội dung khác đã học hoặc sẽ học. Chẳng hạn, khi dạy



văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đến bài Chọn sự việc,
chi tiết miêu tả trong bài văn tự sự ở phần Làm văn, HS sẽ phải sử dụng những sự
việc, chi tiết tiêu biểu từ câu chuyện truyền thuyết trên để thực hành. SGK hiện
hành sử dụng phương pháp tích hợp dọc là chủ yếu, thế nhưng, dù tích hợp theo
phương pháp nào thì chương trình và SGK cũng đòi hỏi người dạy phải có cái nhìn
toàn diện và logic để chọn lọc và giới hạn kiến thức sao cho phù hợp bởi VHDG
vốn đã là một hiện tượng phức hợp bao gồm văn bản những yếu tố nằm ngoài văn
bản, sự hình thành và phát triển VHDG gắn liền với diễn xướng dân gian.
Như vậy, phần VHDG trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 có nhiều điều mới
mẻ, không chỉ mới về thể loại, về văn bản có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về các
thể loại VHDG mà bên cạnh đó, nó còn giúp HS thấy được giá trị cơ bản của
VHDG trên cả hai bình diện: yêu nước và nhân đạo. Không những thế, phần VHDG
trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 cũng chú ý đến những nguyên tắc vốn có của
chương trình giảng dạy ở nhà trường THPT.

1.3. Nội dung và thể loại văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ
Văn 10
1.3.1. Nội dung
Nhìn chung về cấu trúc chương trình, bộ phận VHDG được sắp xếp theo lịch
sử thể loại: tự sự dân gian với sử thi Đăm Săn, truyền thuyết với Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, truyện cổ tích Tấm Cám, truyện cười Tam đại
con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày, truyện thơ Tiễn dặn người yêu, trữ tình
nhân gian với Ca dao thân thương, tình nghĩa, ca dao hài hước. Việc sắp xếp này
làm nổi bật vai trò của thể loại đồng thời với việc dạy đọc – hiểu phân tích văn bản
theo đặc trưng thể loại. So với SGK Văn học 10 thì VHDG trong SGK Ngữ Văn 10
có nhiều thể loại văn học hơn, nhiều kiểu văn bản hơn. Cụ thể là chương trình được
đưa thêm truyện thuyết, truyện cười, ca dao hài hước; những văn bản văn học về
truyện cổ tích, về sử thi là những đoạn văn bản, những đoạn trích mới : Tấm Cám,

đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trong sử thi Đăm Săn). Như vậy cảm hứng bao
trùm xuyên suốt của nền văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân
đạo. VHDG là một bộ phận của văn học Việt Nam ra đời từ lúc con người chưa có
chữ viết, là một bộ phận ra đời từ rất sớm nhằm phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng … của người bình dân với mục đích là giáo dục con người trong cuộc sống


theo hướng chân, thiện mĩ. Chính vì lẽ đó mà VHDG giống như bộ bách khoa toàn
thư về đời sống con người, là nơi mà con người có thể tìm thấy được cội nguồn, bản
sắc, tinh hoa….của dân tộc mình. VHDG Việt Nam cũng tập trung thể hiện hai nội
dung lớn của nền văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Nếu như ở văn học viết
ta thấy tinh thần yêu nước và nhân đạo có khi đan xen, có khi tách rời thì ở bộ phần
VHDG lại có cách thể hiện khác, mỗi thể loại sẽ thể hiện đặc trưng khác nhau. Vậy,
yêu nước và nhân đạo được thể hiện như thế nào qua các thể loại của VHDG?
VHDG là kho tàng lưu giữ đời sống tâm hồn dân tộc hết sức phong phú về:
quan hệ cá nhân và cộng đồng (Chiến thắng Mtao Mxây, Truyện An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy), tình yêu thương và căm giận, khát vọng và đấu tranh
(Tấm Cám), tiếng hát than thân và tiếng cười lạc quan yêu đời (Ca dao than thân,
yêu thương, tình nghĩa, ca dao hài hước, truyện cười)… Mặt khác, VHDG là kho tri
thức thuộc đủ mọi lĩnh vực về đời sống: tự nhiên, con người, xã hội, phong tục,
truyền thống….

1.3.1.1. Chủ nghĩa yêu nước
Yêu nước là một tình cảm cao quí của con người. Tinh thần yêu nước luôn
hiện diện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, tình yêu nước trong văn học
được thể hiện rất mạnh mẽ và sâu đậm.
Tinh thần yêu nước trong VHDG được thể hiện rất đậm nét ở hai thể loại là: sử
thi và truyền thuyết, trong đó hình tượng người anh hùng chiến đấu để giành lại
cuộc sống bình yên cho buôn làng ở sử thi là một nội dung rất mới mà các em sẽ
biết thông qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm Săn. Đây là một

thể loại đặc trưng của các đân tộc ít người ra đời vào thời kì hình thành các bộ tộc,
bộ lạc, nhằm phản ánh lại những sự kiện, những vấn đề lịch sử có ý nghĩa quan
trọng đối với cả cộng đồng. Nét nổi bật có tính chất phổ biến ở sử thi anh hùng các
dân tộc Tây Nguyên đó là đề tài có liên quan những cuộc chiến tranh diễn ra quyết
liệt, dai dẳng giữa các buôn làng và âm điệu chính nổi lên trong các sử thi anh hùng
là ca ngợi các nhân vật anh hùng đã chiến đấu thắng các tù trường thù địch đem lại
cuộc sống ấm no cho buôn làng.
Bên cạnh các cuộc chiến tranh về việc đánh cướp và giành lại người yêu giữa
các người anh hùng với kẻ thù thì còn có các cuộc chiến tranh trừng phạt và chinh
phục các con vật thần kì như: con cọp sáu đuôi, con nhím thần kì…. Khác với các


cuộc chiến tranh giữa người anh hùng với kẻ thù, ở đây các cuộc chiến tranh không
chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của công xã với một kẻ thù nhất định mà là các
cuộc chiến tranh liên miên với nhiều kẻ thù khác nhau, với những địa bàn khác nhau
và qui mô cũng rộng lớn hơn. Những anh hùng tham gia các cuộc chiến tranh đó
không chỉ là những những nhân vật lẻ loi đơn độc mà là những tập thể đông đảo. Đó
là hình ảnh của cả cộng đồng tham gia chiến tranh, cũng như hình ảnh cả một tập
thể đông đảo những anh em người anh hùng tham gia cuộc chiến bảo vệ tình yêu,
bảo vệ cuộc sống, thể hiện sinh động tính chất toàn dân của sử thi anh hùng. Đồng
thời những hình ảnh đó cũng thể hiện khá sâu sắc mối quan hệ hài hòa gắn bó giữa
các nhân vật anh hùng với cả tập thể cộng đồng mà họ sống và hoạt động. Từ nội
dung trên ta có thể thấy được tính tập thể, tính cộng đồng rộng lớn và một trong
những đặc trưng chính của sử thi các dân tộc, trong đó nổi lên hình tượng tiêu biểu
của nhân vật anh hùng.
Bên cạnh nội dung ca ngợi chiến công của các anh hùng thì sử thi còn phản
ánh một cách khá độc đáo và sâu sắc một nội dung có ý nghĩa xã hội lịch sử đó là sự
vận động chuyển biến lớn của xã hội đi từ công xã mẫu hệ dần dần phát triển lên
thành xã hội rộng lớn hơn trên đường tiến lên hình thành dân tộc trong đại gia đình
Việt Nam. Một nội dung không thể thiếu nữa của sử thi là ca ngợi các chiến công

lao động của các anh hùng để góp phần tạo nên một bức tranh trọn vẹn về hoạt động
của người anh hùng. Đó là chiến công lao động, cũng không kém phần hào hùng kì
vĩ của các nhân vật anh hùng. Những chiến công lao động bổ sung cho những chiến
công ở chiến trường, tạo nên bức ranh trọn vẹn về hoạt động của người anh hùng.
Và cũng do đó, tạo nên nội dung hoàn chỉnh, vẻ đẹp hài hòa các bản sử thi. Thông
thường, sau khi ăn mừng lễ chiến thắng chinh phục được kẻ thù, kế tiếp là đến việc
anh hùng chăm lo việc xây dựng cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc của cả cộng đồng.
Cũng giống như sử thi, yêu nước ở truyền thuyết cũng ngợi ca các anh hùng
dân tộc đã có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở thể loại này,
HS đã được tìm hiểu ở phần VHDG cấp THCS với các truyền thuyết Hồ Gươm,
Bánh chưng bánh giày ca ngợi các nhân vật anh hùng dân tộc đã góp công sức lớn
lao vào việc đánh đuổi ngoại xâm, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân và khi
đến bậc THPT, HS lại được tìm hiểu thêm truyền thuyết Truyện An Dương Vương


và Mị Châu – Trọng Thủy để thấy được công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của
ông cha ta.
Khác với sử thi và truyền thuyết, yêu nước trong truyện cười lại được thể hiện
ở một phương diện khác, đó là dùng tiếng cười, sự châm biếm để gửi gắm tinh thần
yêu nước. Tác giả dân gian đã khéo léo đả kích những tên quan tham, phú ông,
trưởng giả,… để từ đó toát lên tinh thần đấu tranh giai cấp của người dân nghèo.
Tinh thần đấu tranh dân tộc còn bị hạn chế bởi truyện cười dân gian mà HS được
học chủ yếu là phê phán những ông thầy đồ dốt nát và đả kích những tên quan tham,
chuyên ăn hối lộ như Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày…. Tuy nhiên,
HS vẫn có thể bắt gặp tinh thần dân tộc ấy thông qua truyện Trạng Quỳnh với hình
tượng trạng Quỳnh vừa hiện thực vừa lí tưởng hóa khả năng và ý chí về đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc của nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Chủ nghĩa yêu nước trong ca dao cũng rất phong phú, hơn hẳn ở các thể loại
khác. Yêu nước không chỉ là đánh giặc chống ngoại xâm mà đó còn là tình yêu quê
hương, nơi cắt rốn chôn nhau:

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương”

1.3.1.2. Cảm hứng nhân đạo
Đây là một đặc điểm được thể hiện ở hầu hết các thể loại của VHDG trong nhà
trường nói riêng, VHDG Việt Nam nói chung. Có thể nói, cảm hứng nhân đạo được
thể hiện rõ nét nhất ở thể loại truyện cổ tích, là chỗ dựa để con người nuôi dưỡng và
giáo dục về tấm lòng nhân ái, yêu thương con người, giáo dục con người sống hiền
lành, chăm chỉ, biết vượt qua khó khăn, trở ngại để giành lấy cuộc sống hạnh phúc.
Truyện cổ tích được chia làm ba loại: cổ tích loài vật, cổ tích thế sự và cổ tích thần
kì. Tùy vào đặc trưng của từng thể loại mà nội dung sẽ có sự khác nhau. Ở cấp
THCS, HS đã được tìm hiểu rất nhiều truyện cổ tích như: Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê,
…. Đến lớp 10, HS sẽ được làm quen với cổ tích thần kì thông qua truyện cổ tích
Tấm Cám với hình tượng nhân vật Tấm rất đáng thương. Là một cô gái mồ côi cha
mẹ, sống với dì ghẻ và người em gái cùng cha khác mẹ là Cám trong cảnh bị hành
hạ và ức hiếp. Tuy nhiên, ở Tấm lại hiện lên một đức tính hiền lành, chăm chỉ, chịu
thương chịu khó nên đã đi vào trong lòng của nhân dân về một nhân vật bất hành
tìm được hạnh phúc.


Nếu trong cổ tích là sự đấu tranh của những người bị áp bức đối với kẻ áp bức
thì trong ca dao đã ghi lại sự thối nát của xã hội phong kiến và tìm lối thoát khỏi
vòng danh lợi. Văn học nói chung, VHDG nói riêng đã có nhiều bài ca dao có tính
chất đấu tranh xã hội và ở những bài ca dao ấy đều toát lên được những tư tưởng
đấu tranh bảo vệ quần chúng, bảo vệ những người bị áp bức. Vì thế mà chủ nghĩa
nhân đạo trong ca dao chính là hướng đến giải phóng người lao động khỏi sự thống
trị tàn bạo, đứng lên đấu tranh giành quyền sống cho con người, đặc biệt là đối với
những người phụ nữ thời xưa:
“Thương thay thân phận con rùa
Xuống đình đội hạc, lên chùa đội bia”

Câu ca dao trên phản ánh rất rõ thân phận nô lệ của những người dân nghèo.
Họ là những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội, suốt đời chỉ biết phục vụ
cho cuộc sống giàu sang của bọn quí tộc, quan lại. Nói cách khác, đó chính là tư
tưởng thống trị muôn đời của chế độ phong kiến:
“Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa”
“Cây khô xuống nước cũng khô
Người nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”
Hay đó là lời than thân trách phận của người phụ nữ về thân phận lệ thuộc, bị
ràng buộc, và cuộc sống cực khổ, khó khăn mà người phụ nữ phải gánh chịu:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Hay cảnh làm dâu với biết bao lo sợ về người mẹ chồng:
“Đói thì ăn khế ăn sung
Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi”
Từ đó, chúng ta có thể nhận ra trong mỗi tác phẩm VHDG luôn tồn tại chủ
nghĩa nhân đạo, tuy mang tính bình dân nhưng lại có một triết lí sâu sắc về cách đối
nhân xử thế, về con người và cuộc sống.

1.3.2. Thể loại
Xét trên bình diện tổng thể của chương trình VHDG từ cấp THCS đến THPT
thì ta thấy hầu hết các thể loại của VHDG đã được đưa vào đầy đủ trong chương
trình giảng dạy. Tính kế thừa và phát triển rất thiết thực đi từ thấp đến cao, đảm bảo


tính thống nhất và liên thông của chương trình giảng dạy. Nếu ở lớp 6 thì HS được
tìm hiểu VHDG thông qua các thể loại thuộc nhóm truyện dân gian như truyền
thuyết, truyện cười, truyện cổ tích,… và ở lớp 7 là tục ngữ, ca dao, vè. Đến lớp 10,
thì VHDG được đưa vào giảng dạy với 6 thể loại (đối với chương trình Cơ bản) và
8 thể loại (đối với chương trình Nâng cao), trong đó có một thể loại rất mới mà HS

sẽ được tìm hiểu là sử thi dân gian. Mỗi thể loại, mỗi tác phẩm được đưa vào giảng
dạy đều mang đặc trưng riêng cho từng thể loại. Ở đây, người viết xin dừng lại việc
nghiên cứu thể loại tác phẩm VHDG được giảng dạy trong SGK Ngữ Văn 10
(chương trình Cơ bản).

1.3.2.1. Sử thi
Sử thi là một thể loại có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một nhiều biến
cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại, ra đời khá sớm – từ
khi hình thành và phát triển của các bộ tộc. Chương trình giảng dạy tác phẩm
VHDG trong nhà trường phổ thông, thể loại sử thi được đưa vào giảng dạy với ba
đoạn trích: Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), Uy-lít-xơ trở về (trích
sử thi Ô-đi-xê) và Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na). Cả ba văn bản được
trích giảng đều thuộc thể loại sử thi anh hùng, nhưng Đăm Săn là sử thi dân gian
Việt Nam, còn hai sử thi còn lại thuộc loại sử thi bác học được Hô-me-rơ và Vanki-mi sưu tầm, biên soạn, trau chuốt thông qua chất liệu sử thi truyền miệng và có
sự sáng tạo của cá nhân người sưu tầm.
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được trích từ sử thi anh hùng của dân tộc
Ê-đê có tên gọi là Đăm Săn. Nhân vật chính trong câu chuyện là Đăm Săn, vốn là
một tù trưởng có nhiều kì tích trong lao động. Nhưng kì tích lẫy lừng nhất, vang dội
nhất chính là đã chiến thắng hai tù trưởng thù địch hùng mạnh là Mtao Grư và Mtao
Mxây để cứu lấy vợ về. Truyện đã mô tả khi vợ của Đăm Săn bị hai tù trưởng thù
địch bắt đi thì chàng đã kêu gọi dân làng hợp sức với mình để đánh lại kẻ thù. Cuộc
chiến diễn ra rất quyết liệt và cuối cùng phần thắng đã thuộc về người anh hùng
Đăm Săn. Bọn tôi tớ và dân làng của hai tù trưởng bại trận đã tự nguyện theo Đăm
Săn cùng với tất cả của cải mà học có được tạo nên một bộ tộc giàu có và hùng
mạnh. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được mở đầu bằng hành động đột nhập
vào nhà Mtao Mxây để của Đăm Săn để giành lại vợ mình. Cuộc chiến giữa hai con


người hùng dũng đó tưởng chừng như không biệt được thắng thua nhưng nhờ có tài

năng, bản lĩnh và lời mách bảo “ném một cái cày mòn vào vành tai hắn” của ông
Trời nên cuối cùng Đăm Săn cũng đã chiến thắng. Qua đoạn trích này, người đọc sẽ
cảm nhận được nhân vật Đăm Săn là một con người anh hùng, trọng danh dự, luôn
gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của
thị tộc. Chính những tình cảm cao cả đó đã thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù. Đây không chỉ là khát vọng của cá nhân Đăm Săn mà đó còn khát
vọng chung của cả cộng đồng dân tộc Tây Nguyên thời cổ. Nếu nói đến giá trị nghệ
thuật của sử thi Đăm Săn thì Văn bản được trích để giảng dạy cũng có những nghệ
thuật tiêu biểu cho thể loại sử thi như: ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu
nhịp điệu, phép so sánh và phóng đại được sử dụng đạt hiệu quả cao.
Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về được trích trong sử thi Ô-đi-xê – thiên sử thi gồm
12.110 câu thơ và được chia thành 24 khúc ca. Văn bản được trích để đưa vào giảng
dạy nằm ở khúc ca XXIII, gần cuối tác phẩm. Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lítxơ cùng với các tướng lĩnh của mình mở cuộc “hồi quân” trở về quê hương. Trên
đường về, Uy-lít-xơ trải qua rất nhiều thử thách và bị nữ thần Ca-líp-dô cầm giữ.
Trong khi đó, tại quê nhà, Pê-nê-lốp – vợ của Uy-lít-xơ phải đối mặt với 108 kẻ
quyền quý trong vùng đến cầu hôn. Tê-lê-mác – con trai của Uy-lít-xơ phải đương
đầu với bọn chúng để bảo vệ hạnh phúc cho cha và mẹ mình. Các vị thần nhìn thấy
cảnh ngộ của gia đình Uy-lít-xơ nên đã cầu xin thần Dớt cho Uy-lít-xơ được trở về
sum họp cùng gia đình. Thần Dớt đã đồng ý và giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về. Trên
đường về, sau vài ngày gặp bão lớn, chiếc bè bị bão đánh tan tác, Uy-lít-xơ đã may
mắn trôi dạt vào xứ sở của vua An-ki-nô-ốt và được nhà vua giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã
trở về quê hương sau 20 năm xa cách. Những tưởng đã trải qua bao khó khăn thử
thách thì khi về đến quê nhà, Uy-lít-xơ sẽ ngay lập tức đoàn tụ và vui vẻ cùng gia
đình với vợ và con trai nhưng lại có một thử thách mới đang chờ Uy-lít-xơ. Đó
chính là việc bọn cầu hôn xảo quyệt, hung hãn đang rắp tâm chiếm đoạt tài sản của
gia đình mình. Uy-lít-xơ trở về nhà với bộ dạng của một kẻ hành khất nên Pê-nê-lốp
không thể nhận ra cha mình. Và sau đó, Uy-lít-xơ đã cùng vơi con trai và những gia
nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn cầu hôn. Ngoài ra, để có được sự sum vầy
hạnh phúc cùng với gia đình sau bao năm trời xa cách, Uy-lít-xơ còn phải vượt qua
một thử thách của vợ mình về bí mật của chiếc giường rồi mới được đoàn tụ. Hình



tượng Uy-lít-xơ là biểu tượng cho sức mạnh trí tuệ, ý chí và nghị lực của con người
trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và di dân mở đất. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở
về đã ca ngợi trí tuệ và tình yêu thủy chung, cao đẹp trong phẩm chất của con người
sử thi. Ở đây, tác giả đã ca ngợi thành công nhân vật Uy-lít-xơ thông qua nghệ thuật
trần thuật đầy kịch tính, miêu tả tính cách, tâm lí nhân vật một cách độc đáo.
Ở sử thi Ra-ma-ya-na, văn bản được trích để đưa vào chương trình giảng dạy
là đoạn trích Ra-ma buộc tội. Đây là đoạn trích nằm ở khúc thứ VI trong chương 79,
là đoạn miêu tả hành động của Ra-ma sau khi giải cứu vợ (Xi-ta) từ tay của quỷ
vương Ra-va-na. Do nghi ngờ tiết hạnh của vợ nên Ra-ma đã nổi cơn ghen và
không muốn nhìn nhận Xi-ta làm vợ nữa. Và để chứng minh lòng chung thủy và sự
trong sạch của mình, Xi-ta đã bước lên giàn hỏa thiêu. Trước khi thực hiện hành
động đó, xi-ta đã cầu khấn với thần lửa A-nhi rằng: “Nếu con trước sau một lòng
một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ
nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ
cho con” (trích đoạn trích Ra-ma buộc tội, SGK Ngữ Văn 10 – tập 1). Thông qua
đoạn trích này, ta thấy được sự nổi bật của ý thức và trách nhiệm của nhân vật sử thi
trong việc bảo vệ danh dự của mình thông qua nghệ thuật trần thuật và xây dựng
nhân vật độc đáo.

1.3.2.2. Truyền thuyết
Đây là một thể loại còn rất nhiều bàn cãi và có nhiều cách phân loại khác nhau.
Nếu phân loại theo cách phân kì lịch sử thì thể loại này được phân chia thành bốn
loại: Truyền thuyết thời Hùng Vương (thời Văn Lang – Âu Lạc), truyền thuyết thời
Bắc thuộc (thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc), truyền thuyết thời kì phong kiến tự
chủ (thời kì độc lập), truyền thuyết thời kì phong kiến suy thoái (thời kì khởi nghĩa
nông dân). Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được
xếp vào truyền thuyết thời Hùng Vương. Đây là một truyền thuyết đề cao cuộc
chiến đấu của nhân dân Văn Lang – Âu Lạc trong công cuộc chiến đấu chống ngoại

xâm. Đề tài trong truyền thuyết là dựng nước và giữ nước, Việt Nam. Câu chuyện
kể về một vị vua tên An Dương Vương, ông đã có công dời đô từ vùng núi về miền
đồng bằng, xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí để bảo vệ đất nước. Nhưng ý chí đó
của ông đã dần được thay thế bằng thái độ chủ quan, khinh địch, ỷ lại vào nỏ thần
cho nên đất nước đã nhanh chóng đi đến sự diệt vong. Người đọc sau khi đọc xong


tác phẩm đều cho rằng Mị Châu chính là người đã làm đất nước bị diệt vong, nhưng
thực chất thì hành động của Mị Châu chỉ là một nguyên nhân góp phần vào sự sụp
đổ của đất nước. Rõ ràng, nếu không có sự ngây thơ, cả tin của Mị Châu thì đất nhà
nước Âu Lạc vẫn sụp đổ bởi mầm mống diệt vong đã bắt đầu xuất hiện từ việc An
Dương Vương kết thông gia với Triệu Đà và cho Trọng Thủy về làm rể. Như vậy,
nguyên nhân chính là thái chủ quan của An Dương Vương trong việc cai trị đất
nước. Thế nhưng, do đặc trưng của truyền thuyết là “thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn
vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng
đồng cư dân của một vùng” nên tác phẩm không mô tả cái chết của An Dương
Vương mà cho thần Kim Quy rẽ nước đưa ông xuống lòng biển cả. Với những tình
tiết sinh động, hấp dẫn như vậy cho nên nhân vật truyền thuyết đã mang những yếu
tố thần thoại được lịch sử hóa. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu
– Trọng Thuỷ đã phản ánh được bi kịch nước mất nhà tan và ý thức của nhân dân về
bài học dựng nước và giữ nước. Có thể nói truyền thuyết anh hùng thời Việt cổ
chính là khúc ca hùng tráng về cộng đồng Văn Lang – Âu Lạc trong thời kì dựng
nước và giữ nước.

1.3.2.3. Truyện cổ tích
Thể loại VHDG kế tiếp được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn
10 là truyện cổ tích. Đây là thể loại của “những truyện kể có yếu tố hoang đường, kì
ảo” và cũng được ra đời từ rất sớm, nhưng đặc biệt nở rộ vào thời kì xã hội có sự
phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. truyện cổ tích được phân chia thành ba loại nhỏ: cổ
tích loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt (hay còn được gọi là cổ tích thế sự).

Ở mỗi loại truyện cổ tích, tác giả dân gian sẽ phản ánh vào tác phẩm những nội
dung khác nhau nhưng bài học kinh nghiệm về cuộc sống là như nhau: ở hiền gặp
lành, người mạnh giúp kẻ yếu, người tốt sẽ có được hạnh phúc, người xấu sẽ bị
trừng trị thích đáng…. Trong thể loại truyện cổ tích được đưa vào giảng dạy, SGK
Ngữ Văn 10 đã sử dụng truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để đưa vào giảng dạy tại
các trường THPT. Đây là một câu chuyện thuộc kiểu truyện người mô côi, sự mâu
thuẫn gay gắt giữa mẹ ghẻ và con chồng trong xã hội cũ. Nhân vật chính trong tác
phẩm là Tấm – một cô bé mồ côi mẹ, sống với cha và người dì ghẻ độc ác. Thời
gian không lâu, cha Tấm mất và cuộc sống sóng gió của Tấm cũng bắt đầu từ đó.
Một hôm, người dì ghẻ đã đưa cho hai chị em Tấm, Cám, mỗi người một giỏ và bảo


ra đồng bắt tôm tép và còn hứa sẽ thưởng cho ai bắt được nhiều tôm, nhiều tép nhất
một chiếc yếm đỏ. Với bản tính siêng năng, Tấm đã cố gắng bắt thật nhiều tôm tép
để có được phần thưởng. Còn Cám, với bản tính lười biếng, ham chơi, được mẹ
cưng chiều nên không chịu làm việc, cuối cùng Cám đã giở trò để lấy hết thành quả
mà Tấm đã làm việc thật vất vả mới có được. Không có được phần thưởng lại còn
bị dì ghẻ mắng oan, Tấm tủi thân và chỉ biết khóc. Ngay lúc đó, Bụt hiện lên và đã
ban cho Tấm một con cá bống đem về thả giếng nước để bầu bạn. Biết được Tấm
nuôi cá bống trong giếng nhà, mẹ con Cám đã nổi lòng tham, sai Tấm đi chăn trâu
đồng xa rồi rắp tâm bắt cá bống đem làm thịt để phục vụ cho bữa ăn. Tấm chăn trâu
trở về gọi mãi mà chẳng thấy tâm hơi của cá bống nên đã khóc nức nở. Cũng lúc ấy,
Bụt lại hiện lên và bảo Tấm hãy tìm lại xương cá bống trong góc bếp và đem bỏ vào
bốn lọ chôn ở bốn góc giường. Không bao lâu sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám đã
nhẫn tâm trộn thóc với gạo và bắt buộc Tấm phải nhặt cho xong thì mới được phép
đi xem hội. Tủi cho thân phận, Tấm lại ngồi khóc. Và nhờ có sự giúp đỡ của Bụt và
bầy chim sẻ mà Tấm cũng được đi xem hội. Trên đường đi, Tấm đã vô tình đánh rơi
chiếc hài và sau đó thì được nhà vua chọn làm hoàng hậu. Rồi sau đó, Tấm lại bị
hãm hại, bị chết và nhiều lần hóa thân và cuối cùng là trở lại thành người, đoàn tụ
cùng nhà vua, có cuộc sống hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì phải trả giá cho những

hành động độc ác mà họ đã gây ra. Nếu ở chặng thứ nhất, nghĩa là từ lúc nhỏ cho
đến trước khi được nhà vua lấy làm vợ, Tấm là một nhân vật hèn yếu và không dám
chống lại những hành động của mẹ con Cám thì ở chặng thứ hai, nghĩa là từ lúc trở
thành hoàng hậu và bị mẹ con Cám nhẫn tâm hãm hại nhiều lần, trong Tấm đã có sự
đấu tranh quyết liệt về quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của bản thân mình.
Bên cạnh việc miêu tả sự xung đột giữa mẹ ghẻ với con chồng, truyện cổ tích Tấm
Cám còn sử dụng rất nhiều yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn để phản ánh số
phận của người con cái bất hạnh cùng với những ước mơ và công lí xã hội của nhân
dân lao động. Đây là câu chuyện có giá trị sâu sắc về sự chiến thắng của cái thiện
đối với cái ác, đồng thời qua đó thể hiện được tinh thần lạc quan của nhân dân lao
động.

1.3.2.4. Truyện cười
Bên cạnh hai thể loại vừa nói đến ở trên, chương trình Ngữ Văn 10 còn đưa
vào phần VHDG một thể loại nữa, đó là truyện cười. Đây là một thể loại dân gian


×