Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hình tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao nam bộ về tình yêu đôi lứa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.89 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHÙNG NGỌC LAM

HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, VẬT THỂ VŨ TRỤ TRONG
CA DAO NAM BỘ VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn:

LÊ THỊ DIỆU HÀ

Cần Thơ, 4 - 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CA DAO NAM BỘ VÀ HÌNH
TƯỢNG THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HIỆN TƯỢNG
TỰ NHIÊN VÀ VẬT THỂ VŨ TRỤ TRONG CA DAO NAM BỘ
VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
1.1. Khái quát về ca dao Nam Bộ
1.1.1. Khái niệm ca dao
1.1.2. Ca dao Nam Bộ
1.1.3. Ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
1.2. Khái quát hình tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện tượng tự
nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
1.2.1. Khái niệm hình tượng
1.2.2. Thế giới hình tượng trong ca dao
1.2.3. Hệ thống các hình tượng thiên nhiên liên quan đến hiện tượng
tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
1.2.3.1. Phân loại, thống kê
1.2.3.2. Nhận xét

Chương 2: NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CÁC HÌNH
TƯỢNG THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN HIỆN TƯỢNG TỰ
2


NHIÊN, VẬT THỂ VŨ TRỤ TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ
TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
2.1. Biểu hiện của các hình tượng thiên nhiên liên quan đến hiện tượng
tự nhiên.
2.2. Biểu hiện của các hình tượng thiên nhiên liên quan đến vật thể vũ
trụ.


2.3. Biểu hiện của các hình tượng thiên nhiên liên quan đến hiện

tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ qua sự so sánh với ca dao cổ truyền.

Chương 3: HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN
ĐẾN HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, VẬT THỂ VŨ TRỤ VỚI CÁC
YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ TÌNH
YÊU ĐÔI LỨA
3.1. Hình tượng so sánh
3.2. Hình tượng ẩn dụ, biểu tượng
3.3. Kết cấu, cấu tứ
3.3.1. Trong việc xây dựng các kiểu câu mở đầu
3.3.1.1. Hệ thống câu mở đầu có một hình tượng
3.3.1.2. Hệ thống câu mở đầu có hai hay nhiều hình tượng
3.3.2. Trong việc xây dựng các công thức từ ngữ

PHẦN KẾT LUẬN

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
Ai sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Nam Bộ thân thương và trìu mến chắc
hẳn đã hơn một lần đã được nghe những câu hát ngọt ngào, chan chứa tình quê như
thế. Và tôi cũng dậy, là đứa con của miền quê Nam Bộ tôi tự hào và yêu quý mảnh đất
này biết bao. Nơi đây đã nuôi lớn tôi, cho tôi bao điều tốt đẹp, từ những con đường
quê rợp bóng dừa, những dòng sông đỏ nặng phù sa uốn quanh thôn xóm, những cánh

đồng lúa bát ngát, mênh mông trải tới chân trời, tới những con người chân chất, hăng
say lao động dù gian nan, vất vả nhưng lúc nào cũng lạc quan, yêu đời và phóng
khoáng. Tuổi thơ tôi đã trải qua thật êm đềm nơi mảnh đất nặng tình thương mến này,
ngay từ lúc lọt lòng những câu hát ru ngọt ngào của bà và của mẹ đã đi vào lòng tôi
cho tới ngày nay, những điệu hò, điệu lý, những câu ca dao mộc mạc, bình dị mà thấm
đẫm tình người, tình quê đã là hành trang cho những bước chân vào đời đầu tiên của
tôi. Dù đi đâu xa xôi nhưng khi nghe được hai tiếng Nam Bộ thân thương và ngọt ngào
ấy lòng tôi lại chợt thấy nhớ quê da diết. Đã từ lâu tôi ấp ủ được làm một điều gì đó
cho quê hương mình, cho những con người mà tôi yêu mến và hôm nay điều đó đã trở
thành hiện thực với đề tài luận văn tốt nghiệp “Hình tượng thiên nhiên liên quan đến
các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa” tôi sẽ
có cơ hội tìm hiểu một khía cạnh văn học của Nam Bộ, để có thể làm rõ hơn về mảnh
đất quê hương mình đặc biệt là khía cạnh tâm tư, tình cảm của con người nơi đây.
Từ lâu ca dao vốn là một thể loại văn học dân gian được nhiều người biết
đến và yêu thích bởi lẽ nó là sáng tác bình dân dễ thuộc, dễ nhớ, gần gũi với người dân
lao động truyền tải được một cách chân thật, sinh động cuộc sống và tình cảm của họ
và ca dao Nam Bộ cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Bên cạnh việc mang
những nét chung trong việc thể hiện cuộc sống và tâm tư tình cảm của con người, ca
dao Nam Bộ còn mang trong mình nó những nét đặc thù riêng biệt thể hiện rõ những
giá trị văn hóa cũng như phong cách, lối sống của người dân nơi đây.
Chính vì những lẽ trên nên tôi đã chọn đề tài “Hình tượng thiên nhiên liên
quan đến các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi
lứa” với hi vọng được tìm hiểu về ca dao nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng đặc
4


biệt là ở khía cạnh tình yêu đôi lứa để có thể đóng góp một vài ý kiến của mình vào
việc thể hiện tâm tư, tình cảm cũng như văn hóa của vùng đất này.

2. Lịch sử vấn đề

Nói đến vấn đề hình tượng trong ca dao thì rất phong phú và đa dạng, xoay
quanh vấn đề này thì từ trước đến nay cũng đã có nhiếu công trình của các nhà nghiên
cứu văn học quan tâm, và chúng tôi nhận thấy chúng được nghiên cứu ở nhiều góc độ
và khía cạnh khác nhau, ở đây do sự giới hạn của đề tài là “Hình tượng thiên nhiên
liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu
đôi lứa” nên chúng tôi xin liệt kê một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây có
liên quan đến đề tài:
Quyển Ca dao dân ca Nam Bộ [5] của nhóm tác giả Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị. Đây là công trình không chỉ sưu
tầm, tập hợp những bài ca dao của Nam Bộ mà bên cạnh đó còn có nhiều bài tiểu luận
về vùng đất, con người nơi đây qua đó, những đặc điểm về tự nhiên, thiên nhiên của
vùng cũng được thể hiện rõ phần nào nói lên được sự tác động của nó đến văn học nói
chung và ca dao Nam Bộ nói riêng.
Hay quyển Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ [8] của Nguyễn Văn Hầu,
lại giúp ta hình dung được diện mạo của văn học dân gian ở Nam Bộ trong suốt 300
năm. Qua đó, ta có thể thấy được những đặc điểm về lịch sử, văn hóa, xã hội của Nam
Bộ được văn học dân gian nơi đây phản ánh trong đó có ca dao.
Tập thể cán bộ Khoa Ngữ Văn trường Đại học Cần Thơ với quyển Văn học
đồng bằng sông Cửu Long [14] tập hợp đáng kể một số lượng những câu ca dao của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời, cũng đã nêu lên khái quát đặc điểm của
vùng đất Nam Bộ với sự giới thiệu về văn hóa, văn minh sông nước, miệt vườn của
vùng, qua đó, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của nó đến văn học dân gian ở đây nói
chung và ca dao nói riêng.
Quyển Văn học dân gian Nam Bộ - những phác thảo [25] của Nguyễn
Phương Thảo được đã tập hợp nhiều bài tiểu luận đề cập đến một số vấn đề về văn hóa
dân gian Nam Bộ trong đó thiên nhiên với sự tác động của nó đến ca dao nơi đây cũng
được đề cập đến.
Trên đây là những công trình giúp ta có cái nhìn khái quát về những đặc điểm
tự nhiên của Nam Bộ qua đó phần nào hiểu hơn sự tác động của chúng đến ca dao nơi
5



đây. Một vấn đề quan trọng nữa liên quan đến đề tài mà ta có thể thấy đó là vấn đề
hình tượng trong ca dao xoay quanh vấn đề này có thể đến một số công trình, bài viết
như sau:
Bài viết Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam [3] của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, tác giả đã trình bày những tìm hiểu bước đầu về biểu tượng
nghệ thuật trong ca dao và nguồn gốc hình thành của chúng.
Minh Hiệu với bài Từ những chất liệu bình thường trong đời sống dân dã, ca
dao đã tái tạo nên những hình tượng xúc động [10] đã làm rõ hình tượng trong ca dao
thông qua việc vận dụng những hình ảnh, sự vật, hiện tượng bình thường trong cuộc
sống dân dã của người Việt Nam vào trong ca dao tạo nên những hình tượng đặc sắc
mang nhiều ý nghĩa, tác giả cũng nêu lên một vài mô típ hình ảnh quen thuộc trong ca
dao như: con cò, cái bống, trầu cau, đào mận, trúc mai, loan phụng, bến thuyền, trăng
gió, con đò, cây đa…Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích một vài hình tượng như: con
cò, mây, trăng, trời mưa…qua đó, làm rõ biểu hiện của chúng trong ca dao.
Nguyễn Xuân Kính với công trình Thi pháp ca dao [15] trong đó có bài viết
Một số biểu tượng trong ca dao đã đưa ra cách phân loại hình tượng trong ca dao khá
hợp lý, rõ ràng bên cạnh đó còn phân tích một số biểu tượng như trúc, mai, hoa nhài,
con cò, con bống.
Phan Thị Thanh Nhàn với bài Hoa bưởi trong ca dao đăng trên báo Văn nghệ
số 354 - 1970, in trong quyển Ca dao Việt Nam và những lời bình [12], mặc dù dung
lượng khá ngắn nhưng phần nào đã làm nổi bật tâm trạng của các chàng trai, cô gái khi
yêu qua một vài câu ca dao có hình ảnh hoa bưởi.
Nói về biểu tượng hoa trong ca dao còn phải kể đến một số bài viết sau đây:
Nguyễn Thị Phương Châm có bài Hoa hồng trong ca dao, Tạp chí văn hóa dân gian số
1, 2001 hay bài Biểu tượng hoa đào, Tạp chí văn hóa dân gian số 5, 2001 đã chỉ ra các
nét nghĩa của hoa hồng, hoa đào trong ca dao. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp còn có
bài viết Đôi nét về nhóm biểu tượng hoa trong ca dao, Tạp chí văn hóa dân gian số 4,
2002 qua đây tác giả đã giới thiệu đôi nét về nhóm biểu tượng hoa trong ca dao người

Việt và phân tích ý nghĩa biểu tượng của các loài hoa.
Trương Thị Nhàn với bài Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân
tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam [18], Tạp chí văn hóa dân gian số 3, 1991 đã đề
cập và phân tích ý nghĩa biểu trưng của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền.
6


Tác giả Hà Công Tài với bài Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian [29] đã
phân tích ý nghĩa của biểu tượng trăng gắn với nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm của
đôi lứa trong ca dao về tình yêu.
Tác giả Trần Văn Nam với công trình Cảm nhận ca dao Nam Bộ [22] đã có
nhiều bài viết về ca dao Nam Bộ. Đồng thời tác giả còn đề cập đến một số biểu tượng
trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long như: bần, mù u…và đi tìm hiểu nghĩa biểu
trưng trong ca dao Nam Bộ.
Trần Thị Diễm Thúy với Thiên nhiên trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ
[26], đã đưa ra những hình tượng thiên nhiên liên quan đến ca dao Nam Bộ và phân
tích chúng khá rõ ràng.
Ngoài ra, còn có một số công trình sưu tầm, tập hợp một số lượng đáng kể
những bài ca dao của Nam Bộ trong đó có một phần lớn là ca dao về tình yêu đôi lứa
như: Ca dao dân ca Nam Bộ, Ca dao Đồng Tháp Mười, Ca dao dân ca Nam kì lục
tỉnh, Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Văn học dân gian Tiền Giang, Văn
học dân gian Sóc Trăng, Văn học dân gian An Giang…
Nhìn chung, ta có thể thấy hình tượng trong ca dao nói chung và ca dao Nam
Bộ nói riêng đều được nghiên cứu ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Có người
nghiên cứu ở các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên có người dừng lại ở các vật thể nhân
tạo…tuy nhiên chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu vào tìm hiểu vấn đề “Hình
tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao
Nam Bộ về tình yêu đôi lứa”. Đến với đề tài trên chúng tôi hi vọng được góp một vài ý
kiến trong việc tìm hiểu, khám phá những nét riêng biệt, đặc sắc của ca dao Nam Bộ
về tình yêu đôi lứa, đặc biệt ở khía cạnh hình tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện

tượng tự nhiên và vật thể vũ trụ. Với phần lịch sử vấn đề phong phú và đa dạng nêu
trên sẽ là cơ sở, tiền đề quý giá cho chúng tôi về phương pháp luận cũng như kinh
nghiệm nghiên cứu.

3. Mục đích, yêu cầu
Ca dao Nam Bộ rất phong phú và đa dạng, thực hiện đề tài trước hết chúng
tôi nhằm tìm hiểu, bổ sung thêm kiến thức về một mảng sáng tác văn học dân gian của
Nam Bộ đó là ca dao đặc biệt là ca dao về tình yêu đôi lứa. Kế đến là tập hợp có hệ
thống các hình tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ
và đặc điểm của nó trong ca dao nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng về tình yêu đôi
7


lứa. Qua đó, chúng tôi cũng muốn hướng tới việc chỉ ra ý nghĩa biểu trưng của các
hình tượng đó trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người trong tình
yêu. Hệ thống hình tượng thiên nhiên thì rất phong phú và đa dạng và sự biểu hiện của
các hình tượng đó ở mỗi vùng, miền lại khác nhau cho nên khi thực hiện đề tài chúng
tôi cũng tiến hành so sánh với ca dao cổ truyền, ca dao các vùng, miền khác để có thể
thấy được điểm chung, điểm riêng, nét thống nhất cũng như nét đặc thù của các hình
tượng trên trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa. Một vấn đề nữa là qua việc phân
tích các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách độc đáo ở phạm vi của đề tài
chúng tôi muốn đóng góp một vài ý kiến về mặt thi pháp của ca dao Nam Bộ và qua
đó bộc lộ sắc thái tình cảm phong phú của người dân Nam Bộ cũng như tìm hiểu về
văn hóa dân gian của vùng.
Để thực hiện đề tài trên chúng tôi nhận thấy cần có vốn ít hiểu biết về ngôn
ngữ địa phương, về văn hóa của vùng đất và con người Nam Bộ, bên cạnh đó cũng cần
có sự khảo sát, thống kê, phân loại định hướng cụ thể về các hình tượng liên quan đến
hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa để có cơ
sở thực hiện đề tài một cách rõ ràng và hệ thống.


4. Phạm vi nghiên cứu
Như đã nói hình tượng thiên nhiên trong ca dao là rất phong phú và đa dạng,
vì giới han nhỏ hẹp của đề tài nên chúng tôi chỉ tiến hành thực hiện đề tài ở phạm vi ca
dao của Nam Bộ và chỉ nghiên cứu các hình tượng thiên nhiên liên quan đến hiện
tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa để có thể làm
rõ hơn nội dung, ý nghĩa biểu trưng của các hình tượng này trong đời sống tình cảm
của con người Nam Bộ. Để tiến hành khảo sát thực hiện đề tài chúng tôi chọn hai tài
liệu chính đó là:
− Quyển Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn
Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh,
1984. Tài liệu 1 (TL1).
− Quyển Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long của tập thể Khoa Ngữ
Văn trường Đại học Cần Thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999. Tài liệu 2 (TL2).
Bên cạnh đó, để làm nổi bật nét đặc thù của các hình tượng thiên nhiên liên
quan đến hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
chúng tôi sẽ đối chiếu, so sánh với ca dao cổ truyền và ca dao Nam Trung Bộ để làm
8


phong phú thêm nội dung của đề tài. Tài liệu khảo sát ở phần này mà chúng tôi chọn
đó là:
− Quyển Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nhà xuất bản
Văn học- 2003. Ký hiệu (CT).
− Quyển Ca dao Nam Trung Bộ của Thạch Phương, Ngô Quang Hiển, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. Ký hiệu (NTB).
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một vài tài liệu về ca dao dân ca
của Nam Bộ như: Ca dao Đồng Tháp Mười, Văn học dân gian An Giang, Văn học dân
gian Tiền Giang… để nội dung phân tích của đề tài được bao quát hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong
đó có các phương pháp cơ bản sau:
− Phương pháp khảo sát thống kê, định lượng: phương pháp này nhằm đưa ra
số lượng cụ thể tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích, lý giải đề tài. Qua việc thống kê
tần số xuất hiện của các hình tượng liên quan đến hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ sẽ
là cứ liệu xác minh nét chung cũng như nét đặc thù của các hình tượng này trong ca
dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa so với ca dao các vùng, miền khác.
− Phương pháp đối chiếu so sánh: chúng tôi khảo sát và đối chiếu sự biểu
hiện của các hình tượng tượng liên quan đến hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong
ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa với ca dao cổ truyền và ca dao các vùng miền khác
vì mỗi vùng sẽ có điều kiện địa lý, tự nhiên khác nhau và sự thể hiện các hiện tượng
đó cũng khác nhau do đó phương pháp này giúp chúng tôi nêu bật được nét thống nhất
và nét đa dạng trong phương thức sử dụng các hình tượng liên quan đến hiện tượng tự
nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao nói chung và ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa nói
riêng.
− Phương pháp phân tích, tổng hợp: chúng tôi sẽ phân tích nội dung biểu hiện
của các hình tượng liên quan đến hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam
Bộ về tình yêu đôi lứa để làm nổi bật ý nghĩa biểu trưng của các hình tượng đó. Ngoài
ra, chúng tôi còn phân tích những biện pháp nghệ thuật được thể hiện qua các hình
tượng trên để làm rõ hơn một vài khía cạnh về thi pháp của ca dao Nam Bộ đặc biệt là
ca dao về tình yêu đôi lứa. Phuơng pháp tổng hợp sẽ giúp chúng tôi hệ thống lại vấn đề
làm bật nổi tâm tư, tình cảm, phong cách, lối sống của cư dân nơi đây.
9


Ngoài các phương pháp cơ bản nêu trên chúng tôi còn sử dụng phương pháp
liên nghành trong mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa học, dân tộc học
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề, nhận định đưa ra.

10



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CA DAO NAM BỘ VÀ HÌNH
TƯỢNG THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HIỆN TƯỢNG
TỰ NHIÊN, VẬT THỂ VŨ TRỤ TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ
TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
1.1. Khái quát về ca dao Nam Bộ
1.1.1. Khái niệm ca dao
Ca dao vốn là một loại hình văn chương bình dân được nhiều thế hệ yêu thích.
Từ lâu nó đã đi vào lòng người dân Việt Nam như một món ăn tinh thần quý giá và độc
đáo, trải qua bao thế kỉ cho dù có nhiều thể loại văn học mới ra đời nhưng ca dao vẫn giữ
được chỗ đứng vững chắc trong nền văn học và trong lòng người đọc của Việt Nam, vì
đâu mà nó có sức sống mạnh mẽ đến vậy? Thiết nghĩ ai yêu thích ca dao cũng sẽ dễ dàng
trả lời được câu hỏi này đó là vì ca dao xuất phát từ đời sống lao động của con người, rất
gần gũi với con người, nó dễ thuộc, dễ nhớ chính vì vậy mà nó được lưu truyền rộng rãi
và lâu bền với thời gian, một điều cơ bản nữa đó là nó phản ánh thật chân thật, sinh động
đời sống của con người ở nhiều khía cạnh qua ngôn ngữ thật bình dị, mộc mạc nhưng
cũng không kém phần tinh tế và độc đáo. Vì lẽ đó mà ca dao luôn là đối tượng được nhiều
nhà nghiên cứu văn học quan tâm và đã đem đến nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
cao, ca dao luôn là một đề tài bất tận cho những ai yêu thích và muồn tìm hiểu về nó. Vậy
thì ca dao là gì? Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về ca dao được các nhà nghiên cứu
đưa ra chẳng hạn như:
Chu Xuân Diên cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách
hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm,
tiếng láy…hoặc ngược lại là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca”.[1;
354].
Theo Dương Quảng Hàm thì: “Ca dao (ca: hát, dao: bài hát không có chương
khúc) là những bài hát ngắn được lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục
của người bình dân”.[6; 9]


11


Các nhà nghiên cứu: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa ca
dao như sau: “Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ca dao
đã dần dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã
dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân
ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này ca dao là thơ dân
gian truyền thống”.[7; 31].
Nguyễn Văn Hầu cho rằng: “Ca dao là câu, là bài hát ngắn, được truyền miệng
từ người này sang người kia và từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng những lời văn giản dị
hồn nhiên”.[8; 52].
Với Nguyễn Xuân Kính thì: “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ
biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền
vững về mặt phong cách”.[15; 56].
Vũ Ngọc Phan thì: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các
loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao”.[23; 34].
Tập thể tác giả của Lịch sử văn học Việt Nam lại quan niệm rằng: “Ca dao là
những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc
(thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm”.[20; 3].
Nhìn chung, ta thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về ca dao, song tựu trung
có thể nói ca dao là tiếng hát tâm tư tình cảm về cuộc sống của nhân dân lao động. Nó là
những sáng tác có vần điệu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

1.1.2. Ca dao Nam Bộ
Nam Bộ là một mảnh đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt không
những đã đóng góp cho kinh tế Việt Nam một nguồn sản lượng phong phú và đa dạng về
tài nguyên thiên nhiên, sản vật mà bên cạnh đó ở lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng có
đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của cả nước. Đặc biệt là bộ phận văn

học dân gian mà cụ thể hơn đó là ca dao, ca dao của Nam Bộ đã hòa hợp thống nhất với
ca dao cả nước tạo nên một bộ phận văn học thật đặc sắc và phong phú. Bên cạnh những
điểm chung thống nhất với ca dao cả nước ca dao của Nam Bộ còn có những đặc thù
riêng, những sắc thái, biểu hiện mà ta thấy chỉ thể hiện ở Nam Bộ. Nhưng trước khi tìm
hiểu về ca dao Nam Bộ chúng ta hãy điểm qua vài nét về vùng đất cũng như con người
12


nơi đây vì chính những yếu tố này đã có những tác động rất lớn, rất sâu sắc đến việc hình
thành ca dao Nam Bộ.
Trước tiên có thể khẳng định Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc, được khai
phá cách đây khoảng 300 năm. Từ thế kỉ XVII những người Việt đầu tiên đã đến đây và
đã tiến hành “cuộc khẩn hoang vĩ đại nhất của dân tộc ta về chiều rộng cũng như chiều
sâu ” [5; 9]. Buổi ban đầu đến vùng đất này phần lớn là những người dân di cư từ miền
Bắc, miền Trung và một bộ phận là người Hoa, số dân bản địa ít ỏi và thưa thớt (chủ yếu
là người Chăm và người Khơme), những người dân di cư này xuất thân từ nhiều thành
phần khác nhau theo Huỳnh Lứa trong Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỉ
XVII, XVIII, XIX có nói: “ Trong đám người dân di cư vào vùng đất Nam Bộ trong các thế
kỉ XVII, XVIII có nhiều thành phần phức tạp: những tù nhân bị lưu đày, những người trốn
tránh binh dịch, những người giàu có muốn tìm nơi mở rộng công việc làm ăn, những
binh lính đào ngũ hoặc bị bệnh phải giải ngũ, những người nông dân nghèo không sống
nổi ở quê hương vì bị áp bức, bóc lột nặng nề” [17; 21]. Trong đó, những người nông dân
nghèo khổ phải tiêu tán, trôi nổi được gọi là “lưu dân” là chiếm đa số nhất. Buổi ban đầu
đến vùng đất này con người đã nhận ra được vẻ hoang sơ của nó có thể nhận thấy điều
này qua những câu ca dao như:
Tới đây xứ sở lạ lùng,
Chim kêu phải sợ cá vùng phải kinh.
Hay:
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đĩa lội như bánh canh.

Cỏ mọc thành tinh,
Rắn đồng biết gáy.
Đó là một vài nét về thiên nhiên Nam Bộ những ngày đầu khẩn hoang, nét hoang
dã đó đã làm cho những người dân di cư đến đây không khỏi cảm giác rùng mình khiếp
sợ, nhưng họ đã không còn lựa chọn không thể quay về quê hương để chịu áp bức, khổ sở
vì thế họ đã quyết định bám trụ với mảnh đất này bắt đầu sinh cơ lập nghiệp tiến hành
khai phá đất hoang, thủy lợi để trồng trọt, chăn nuôi bước đầu chinh phục thiên nhiên tạo
được cuộc sống mới. Dân di cư đến đây thì thuộc đủ mọi thành phần khác nhau nhưng vì
13


đều cùng một mục đích là muốn tạo dựng cuộc sống mới nên họ đã sớm biết đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ nhau và vì họ biết đối diện với một thiên nhiên như thế nếu không đoàn
kết sẽ không sống nổi, ta có thể nhận thấy suy nghĩ này qua câu ca dao:
Trai tứ chiếng gái giang hồ,
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên.
Con người nơi đây do gặp nhau trong buổi đầu gian nan khó khăn nên sớm
biết đoàn kết, giúp đỡ nhau và trải qua thời gian hoàn cảnh sống nơi đây đã làm nảy sinh
trong tính cách người dân Nam Bộ những tình cảm đáng quý. Đó là sự hồn hậu chân chất,
là tính phóng khoáng cởi mở:
- Tới đây thì ở lạ đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây hãy về.
- Ai ơi qua xứ Tháp Mười,
Về đây nhắc lại những người xa xưa.
Rau dừa, rau muống trổ hoa,
Lòng người cởi mở, chim ca đầu cành.
là lòng mến khách, hào hiệp trọng tình nghĩa:
- Bắt con cá lóc nướng trui,
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
- Người còn thì nghĩa cũng còn,

Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi.
Tóm lại, qua một vài nét về vùng đất cũng như con người Nam Bộ nêu trên
chúng ta phần nào hiểu được hoàn cảnh tự nhiên, lịch sử, xã hội vùng đất nơi đây. Chúng
ta cũng có thể thấy chính những điều đó đã có tác động rất lớn vào tiến trình văn hóa của
người Việt trên đất Nam Bộ trong đó văn học dân gian mà cụ thể là ca dao cũng sẽ không
nằm ngoài.
Trở lại với vấn đề ca dao Nam Bộ, như trên đã nói ca dao của Nam Bộ vừa có
điểm thống nhất vừa có điểm khu biệt với ca dao cả nước. Trước hết có thể thấy ca dao
Nam Bộ cũng giống với ca dao cả nước về nguồn cội, xuất phát từ truyền thống văn hóa,
nền văn hiến lâu đời của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước trải qua bao thế kỉ bao
thời đại nó đã trụ lại nơi vùng đất mới phát triển và hòa theo dòng chảy chung của ca dao
14


cả nước. Ngoài ra, ca dao Nam Bộ còn thống nhất với ca dao cả nước về chủ đề của thể
loại như: chủ đề tình yêu quê hương đất nước, quan hệ yêu đương và suy tư của nam nữ
thanh niên, tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình hay những khúc
ca vui buồn của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội khác. Sự giống nhau ở các mảng
chủ đề này của ca dao Nam Bộ đã góp phần làm cho kho tàng ca dao của cả nước thêm
phong phú, đa dạng và nhiều hương sắc. Đi sâu vào ca dao Nam Bộ ta sẽ bắt gặp những
nét riêng, đặc thù so với ca dao cả nước và điều đó đã làm nên tính địa phương trong ca
dao Nam Bộ.
Trước tiên có thể khẳng định ca dao Nam Bộ là ca dao của vùng sông nước.
Nam Bộ nổi tiếng là nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt từ những ngày đầu
khẩn hoang người dân nơi đây đã tiến hành khai phá thủy lợi, đào kênh mương để có thể
sản xuất và sinh hoạt được thuận tiện hơn. Do đó, hình ảnh sông nước đã đi vào ca dao
Nam Bộ rất đậm nét với một loạt hệ thống hình ảnh về ghe, xuồng, thuyền, đò như:
- Ghe anh nhỏ mũi trảng lườn,
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.
- Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,

Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm.
Vì sông ngòi dầy đặc như thế nên nguồn lợi thủy sản ở đây cũng thật đa dạng và
phong phú và những hình ảnh này cũng đã đi vào ca dao Nam Bộ với một số lượng không
nhỏ như cá, tôm, tép, cua…với những cách thể hiện thật độc đáo.
Đố anh mấy thứ cá đồng,
Một câu nói trọn mới hồng đáng khen.
Rô, trê, sặc, dầy dầy,
Ròng ròng, hủng hỉnh lộn bầy lia thia.
Hay hình ảnh nước ở đây cũng được miêu tả thật sinh động với nhiều trạng thái
như: nước rong, nước ròng, nước đứng, nước giựt…
Nước ròng chảy thấu Nam Vang,
Mù u chín rụng sao chàng bặt tin.

15


Và khi nói đến ca dao Nam Bộ về sông nước chắc hẳn không thể không nhắc tới
hệ thống từ ngữ gắn với đặc điểm địa lý này như: bưng, bào, đìa, kinh, mương, láng, lạch,
lung…
- Trời xanh, kinh đỏ, đất xanh,
Đỉa bu, muỗi cắn làm anh nhớ nàng.
- Chừng nào Bưng Bạc hết sình,
Bàu Thành hết nước, hai đứa mình mới xa nhau.
Bên cạnh đó, những hình ảnh thực vật liên quan đến sông nước cũng được sử
dụng nhiều như bần, mù u. Nếu ca dao Bắc Bộ chuộng những hình ảnh như hoa bưởi, hoa
cau, hương chanh, hương xoan…thì ở ca dao Nam Bộ lại thấy xuất hiện hình ảnh như bần
và mù u, những hình ảnh mộc mạc, bình dân.
- Mù u bông trắng lá quấn nhụy quỳnh,
Thấy em bổ củi một mình anh thương.
- Bần gie đóm đậu sáng ngời,

Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên.
Tóm lại, qua trên ta thấy môi trường sông nước đã đi vào ca dao Nam Bộ một
cách thật tự nhiên và gần gũi nhưng cũng thật độc đáo phần nào phản ánh được cuộc sống
của con người nơi đây.
Ngoài ra, ca dao Nam Bộ còn độc đáo ở cách sử dụng ngôn ngữ thể hiện ở
cách nói như nhỏ nhẹ, dễ thương qua những từ ngữ như: chút xíu, nhỏ xíu, líu ríu, liu
riu…
Nước chảy liu riu,
Lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.
hay phóng túng, tự do, táo bạo.
- Anh về em nắm vạt áo em la làng,
Anh phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.
- Anh thương em,
Thương lún thương lụn,
Thương lột da cóc,
16


Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương.
Qua đó, ta thấy cách nói thể hiện qua ngôn ngữ Nam Bộ thật độc đáo nó vừa
hiền lành, dễ mến, tâm tình ngọt ngào, duyên dáng lại vừa bộc trực, thẳng thắn, chân thật
và mãnh liệt thể hiện được mọi khía cạnh tình cảm của con người và phù hợp với tính
cách của con người nơi đây.
Nói tóm lại, ta có thể thấy ca dao Nam Bộ được thể hiện thật phong phú và
đặc sắc mang nhiều điểm chung cũng như điểm riêng so với ca dao cả nước. Chắc chắn
trong phần trình bày của chúng tôi không thể bao quát hết các khía cạnh, chúng tôi chỉ lựa
chọn những điểm tiêu biểu, nổi trội nhất về nội dung cũng như nghệ thuật để trình bày hi

vọng sẽ cơ bản làm nổi bật nét đặc trưng của ca dao Nam Bộ trong dòng chảy chung với
ca dao cả nước.

1.1.3. Ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
Tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài muôn thuở thu hút các tác giả văn chương
sáng tác bởi lẽ đó là một thứ hương vị mà cuộc sống không bao giờ có thể thiếu. Con
người sinh ra và lớn lên không chỉ được bao bọc bởi tình yêu thương của cha mẹ, anh em,
bạn bè mà còn có cả tình yêu đôi lứa đó là tình cảm ngọt ngào đầy màu sắc, cung bật,
trạng thái những cảm xúc đó đã làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà
văn, nhà thơ và tất nhiên với các tác giả dân gian cũng thế. Qua ca dao về tình yêu đôi lứa
họ đã thể hiện thật phong phú, đa dạng nhưng cũng thật ý nhị và sâu sắc mọi trạng thái,
tình cảm của con người trong tình yêu. Ca dao Nam Bộ cũng thế, vì cùng nằm trong hệ
thống ca dao cả nước nên chủ đề về tình yêu đôi lứa bên cạnh mang những đặc điểm
chung giống với ca dao cả nước thì cũng có những nét riêng biệt trong cách thể hiện sắc
thái, cung bật tâm tư tình cảm con người nơi đây.
Ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa cũng giống như ca dao cả nước nó được ra
đời trên cơ sở lao động và gắn liền với môi trường sinh hoạt của nông thôn. Nam nữ thanh
niên thường gặp nhau trong lao động họ tìm hiểu, cảm thông, thổ lộ tình cảm trong quá
trình lao động và tình cảm ấy cũng được diễn tả với đầy đủ mọi biểu hiện của tình yêu
qua tất cả các chặng đường của nó: đó là giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau; giai đoạn gắn bó
17


trao những lời thề nguyền; giai đoạn hạnh phúc với những nhớ nhung, ước mơ, khát khao
hay khi đau khổ vì tình yêu không trọn vẹn.
Tuy giống với ca dao cả nước về những đặc điểm trên nhưng ca dao Nam Bộ
lại có cách thể hiện tình yêu thật khác biệt, đặc sắc nói lên được đặc trưng vùng đất cũng
như tính cách con người nơi đây. Chẳng hạn tình yêu được diễn ra ở môi trường nông
thôn, trong lao động nhưng đó lại là nông thôn của một vùng quê sông nước đặc trưng của
miền đất Nam Bộ, người dân sống và sinh hoạt thường gắn với môi trường sông nước.

- Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá về đồng ăn cua.
Thấy ai đi sớm về trưa,
Qua muốn lên chùa xem nhạc nghe kinh.
- Ghe anh vừa tới cắm sào,
Nghe em có chốn anh muốn nhào xuống sông.
- Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu,.
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.
- Nước bưng không uống bậu uống nước bàu,
Chê đây lấy đó ai giàu hơn ai.
Có thể thấy thông qua ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa một môi trường sông
nước, đặc điểm địa lý nổi bật của Nam Bộ, được hiện lên rõ nét với nhiều hình ảnh và
biểu hiện độc đáo đủ thấy cái nhìn đầy tinh tế, ý nhị về thế giới tự nhiên, môi trường sống
của con người nơi đây.
Trong tình yêu thì có muôn vàn cách thể hiện tình cảm và do khác nhau về môi
trường sống cũng như đặc điểm tâm lý, tính cách nên người dân ở từng địa phương cũng
có cách thể hiện tình yêu khác nhau. Riêng trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa thì
cách thể hiện tình cảm thật độc đáo đó là sự bộc trực, cởi mở, thẳng thắn bộc lộ tình cảm
một cách trực tiếp chứ không bóng gió xa xôi mà chân thật và tự nhiên. Nếu trong ca dao
Bắc Bộ khi tỏ tình thường dùng cách nói bóng gió:
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.
Mận hỏi thì đào xin thưa,
18


Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
hay trong ca dao Trung Bộ:
Hỡi người gánh nước Truông Mây,
Cho xin một gáo tưới dây tơ hồng.

hoặc lúc nhớ nhung, tương tư thì ca dao Bắc Bộ nói:
Trồng cây thạch lựu sau nhà,
Bóng cây thạch lựu tưởng là bóng anh.
còn ca dao Trung Bộ thì:
Ngó lên trên đỉnh Tháp Chàm,
Nhớ ai như nhớ bóng nàng năm xưa.
Nét nổi bật trong sắc thái thể hiện tình cảm của những câu ca dao trên đó là sự
duyên dáng, tế nhị, kín đáo. Còn ở ca dao Nam Bộ thì sự thể hiện tình cảm có phần
“mạnh bạo”, “thẳng thắn” hơn không e dè, úp mở xa xôi được thể hiện ở cả nam và nữ,
hãy nghe lời tỏ tình thẳng thắn, chân thật của nam nữ thanh niên ở đây:
- Anh kia gánh lúa một mình,
Cho em gánh với hai mình cho vui.
Anh còn gánh nữa hay thôi,
Cho em gánh với làm đôi bạn tình.
- Ngó lên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao,
Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào hay không?
Bản tính của con gái là thùy mị, kín đáo thế nhưng trong tình yêu thì đôi khi
các cô gái Nam Bộ bày tỏ thật táo bạo nhưng cũng thật dễ thương, đây là lời của một cô
gái khi thấy chàng trai còn e dè, do dự chưa dám quyết định chuyện tình cảm của mình:
Cầu cao ván yếu khó rung,
Anh thương em thì thương đại ngại ngùng thì đừng thương.
Và khi đã yêu nhau, đắm say trong niềm hạnh phúc thì họ thể hiện tình yêu thật
mãnh liệt, thể hiện một cách trực tiếp không đưa đẩy, mập mờ chỉ nhằm nói cho được,
cho tỏ “cái thương”, “cái nhớ” trong lòng.
- Anh thương em,
19


Thương lún thương lụn,

Thương lột da cóc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương.
- Phải chi cắt ruột đừng đau,
Để tui cắt ruột tui trao anh mang về.
- Tui xa mình không chết cũng đau,
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền.
- Thương anh cốt rã xương mòn,
Thương anh đến thác cũng còn thương anh.
Và không phải lúc nào trong tình yêu cũng hạnh phúc đắm say, cũng đầy hoa
thơm trái ngọt mà nó cũng có nhiều nỗi buồn và nhiều trái đắng. Đó là nỗi buồn khi tình
yêu không trọn vẹn vì nhiều lý do đó có thể là do yêu đơn phương, do không môn đăng hộ
đối hoặc vì một lý do nào đó cũng có thể dẫn tới sự tan vỡ, chia tay để lại những lời than
thở, trách móc những cảm xúc đó cũng được diễn tả rất mạnh mẽ đậm chất Nam Bộ.
Công anh làm rể, làm con,
Áo rách, quần mòn vợ lại về ai.
Hay:
Trống điểm ba nhịp sầu ình ình,
Em bầm gan tím ruột để cho mình có đôi.
Tóm lại, tình yêu thường mang lại nhiều ngọt ngào và hạnh phúc nhưng đôi
lúc nó cũng đem đến cho con người những mật đắng, đau đớn. Ca dao Nam Bộ bên cạnh
việc thể hiện tình cảm đó một cách ý nhị, duyên dáng thì còn bộc trực, táo bạo, chân chất.
Tất cả những cách thể hiện tình cảm nêu trên là một trong những sắc thái độc đáo trong ca
dao nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng về tình yêu đôi lứa và một lần nữa ta lại thấy
được những cái hay, những bản sắc riêng biệt trong ca dao Nam Bộ.

1.2. Khái quát hình tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện tượng tự
nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
1.2.1. Khái niệm hình tượng

20


Nói đến văn chương nghệ thuật người ta hay nói đến hình tượng đó là những
đặc điểm quan trọng làm cho văn chương có sức gợi tả, gợi cảm làm cho những tác phẩm
văn học có sức sống lâu bền với thời gian. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện thông
qua hệ thống hình tượng trong tác phẩm, chứ không phải ở lý thuyết đơn thuần hoặc
những khái niệm trừu tượng. Hình tượng khác với hình ảnh nếu hình ảnh là “hình của
người hoặc vật được biểu hiện bằng những đường nét cụ thể hoặc bằng ấn tượng sâu sắc
trong trí” [35; 807] thì hình tượng không đơn giản như thế nó dựa trên những hình ảnh,
sự vật, hiện tượng hay nói khác đi đó là sự nâng lên các hình ảnh, sự vật, hiện tượng đó và
trải qua một quá trình liên tưởng, khái quát hóa để nhằm hướng đến một sự vật khác, một
tính chất khác. Và nói đến hình tượng trong ca dao cũng thế, vậy thì hình tượng là gì?
Xoay quanh vấn đề này cũng đã có nhiều ý kiến, quan niệm của các tác giả, các nhà phê
bình nghiên cứu như sau:
Theo Nguyễn Như Ý thì hình tượng là “sự phản ánh hiện thực bằng phương
pháp khái quát nghệ thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình có thể
nhận cảm được một cách trực tiếp”.[35; 809].
Hay theo các tác trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Hình tượng nghệ
thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo
trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của
hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía,
thưởng ngoạn, tưởng tượng”. [7; 147].
Còn đối với Hoàng Trinh lại cho rằng: “Hình tượng văn học là một phương
thức tái tạo một đối tượng nào đó (con người, hoàn cảnh xã hội, cảnh vật) bằng phương
tiện ngôn ngữ dưới một dạng tổng hợp tương đồng với đối tượng, có thể giúp cho người
ta có thể hình dung lại đối tượng đó một cách cụ thể, bằng cảm tính trực tiếp”.[28; 216].
Từ những quan niệm, những định nghĩa trên ta có thể thấy hình tượng trong ca
dao là những hình ảnh cảm tính, đó là sự lập đi lập lại nhiều lần những hình ảnh quen
thuộc trong cuộc sống và khi được nhắc đến thì những hình ảnh đó sẽ xuất hiện ngay

trước mắt và giúp ta liên tưởng đến một nét nghĩa nào đó. Những hình ảnh đó ta có thể
cảm nhận trực tiếp cũng có khi nó tạo nên những liên tưởng nghệ thuật độc đáo, và muốn
vậy những sự vật, hiện tượng ấy phải được trải qua một quá trình tưởng tượng, liên tưởng
21


trừu tượng rồi đến khái quát hóa tạo ra những nét nghĩa ẩn đằng sau đó, tác giả dân gian
tập trung vào điểm nào bản chất nhất trong những hình ảnh sống ấy rồi nhào nặn, tái hiện
cho chúng một sức sống mới, sắc nét hơn để có thể nói hộ điều mình muốn nói. Nói đến
thơ ca là nói đến sự hàm súc, ẩn ý, lời ít mà ý nhiều vì thế sử dụng hình tượng là điều vô
cùng quan trọng giúp ta thực hiện điều đó và tất nhiên với ca dao cũng không nằm ngoài
quy luật chung đó. “Với hình tượng, câu ca dao có thể nói hộ cho mình bao điều “rất khó
nói” hoặc “không thể nói ra” bằng lời nói thông thường được; không những nói ra được
mà còn đi vào lòng người nữa. Và điều hết sức quan trọng là nói qua hình tượng điều đó
còn tạo ra một ấn tượng có tính khắc họa khó quên, đồng thời tạo nên một cảm giác thẩm
mĩ thú vị cho mình và cho người nghe”. [10; 51]. Từ lâu tác giả dân gian đã có ý thức khá
rõ về hình tượng văn học ứng dụng quy luật ấy vào sáng tác tạo nên nhiều bài ca dao mẫu
mực, tiêu biểu trong kho tàng ca dao truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn câu ca dao sau
đây:
Trăng rằm vừa tỏ vừa cao,
Cho nên ai cũng ước ao trăng rằm.
Ở đây, ta thấy có sự xuất hiện của hình ảnh trăng, trong cuộc sống thì hình ảnh
ánh trăng chẳng xa lạ vì với chúng ta cả thế nhưng đi vào thơ ca nói chung và ca dao nói
riêng thì nó không còn đơn thuần là ánh trăng của tự nhiên hay chiếu sáng vào những đêm
rằm nữa. Ánh trăng trong câu ca dao trên lúc này đã mang ý nghĩa hình tượng nó ngụ ý
muốn nói tới người con gái. Và ở đây trăng lại là “trăng rằm”, hình ảnh trăng vào những
đêm rằm sáng tỏ soi chiếu cả vũ trụ, đó là lúc ánh trăng đẹp nhất, nhìn rõ nhất và qua đó
chúng ta có thể liên tưởng tới hình ảnh của một cô gái đến độ tuổi xuân thì xinh tươi và
tràn đầy sức sống, cái độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái cũng giống như trăng rằm
“vừa tỏ vừa cao” vậy vì thế trước vẻ đẹp đó thì không ít chàng trai phải xiêu lòng, tương

tư, ước ao người đẹp. Qua đó, ta có thể thấy một ánh trăng của tự nhiên đã đi vào ca dao
hết sức tự nhiên làm nên hình tượng mang ý nghĩa độc đáo không còn là ánh trăng đơn
thuần nữa, và điều đó cũng chứng tỏ một điều rằng hình tượng trong ca dao đóng một vai
trò vô cùng quan trọng vì thông qua hình tượng ca dao sẽ bộc lộ được rất nhiều ý nghĩa
thú vị một cách hàm súc mà không cần phải diễn giải dài dòng, cụ thể.

1.2.2. Thế giới hình tượng trong ca dao
22


Từ những quan niệm, định nghĩa nêu trên về hình tượng ta có thể thấy cơ sở để
tạo nên các hình tượng là thế giới hiện thực khách quan rộng lớn và phong phú với muôn
vàn sự vật, hiện tượng dựa vào đó ta có thể phân loại hình tượng trong ca dao. Tác giả
Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao đã có cách phân loại hình tượng trong ca dao
như sau:
* Thế giới các hiện tượng thiên nhiên, tự nhiên bao gồm:
− Các hiện tượng tự nhiên: trăng, sao, mây, gió…
− Thế giới thực vật: cỏ cây, hoa lá…
− Thế giới động vật: rồng phượng, chim muông…
* Thế giới các vật thể nhân tạo bao gồm:
− Các đồ dùng cá nhân: áo, khăn, gương, lược, mũ, giầy…
− Các dụng cụ sinh hoạt gia đình: chăn, chiếu, giường, mâm, bát…
− Các công cụ sản xuất: thuyền, lưới, đó, lờ, gàu…
− Các công trình kiến thiết: nhà, đình, cầu…
Đây là cách phân loại hình tượng trong ca dao khá hợp lý. Ở mỗi nhóm hình
tượng đã có nhiều bài viết công phu và đặc sắc như của Trương Thị Nhàn với bài Giá trị
biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam [18];
Nguyễn Xuân Kính có bài Một số biểu tượng trong ca dao trong quyển Thi pháp ca dao
[15], hay Hà Công Tài với bài Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian [29]…
Riêng về đề tài của chúng tôi, chúng tôi chỉ tập chung tìm hiểu nhóm hình

tượng thiên nhiên và phân loại cụ thể hơn là các hình tượng thiên nhiên liên quan đến hiện
tượng tự nhiên như: bão, dông, gió, mây, mưa, nắng, sương…và hình tượng thiên nhiên
liên quan đến vật thể vũ trụ như: đất, trăng, trời, sao…với mong muốn làm rõ hơn sự
xuất hiện các hình tượng này trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa.

1.2.3 Hệ thống các hình tượng thiên nhiên liên quan đến các hiện
tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa
1.2.3.1 Phân loại, thống kê
Như đã nói thế giới hình tượng trong ca dao là vô cùng phong phú và rộng lớn,
với phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các hình tượng thiên nhiên liên
quan đến các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa.
23


Qua khảo sát 2 tài liệu nghiên cứu chính là quyển Ca dao dân ca Nam Bộ (TL1) và quyển
Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (TL2) chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện
của những hình tượng trên với tần số khác nhau.
Với (TL1), bao gồm 2548 bài ca dao trong đó có 2017 bài là về chủ đề tình yêu
đôi lứa chiếm 79,2 %, còn ở (TL 2), thì với 1018 câu ca dao trong đó có 892 câu về đời
sống tình cảm, tình yêu đôi lứa, chiếm 87,6 %. Trong hệ thống hình tượng thiên nhiên
liên quan đến hiện tượng tự nhiên các hình tượng như mây, mưa, nắng, gió, sương xuất
hiện nhiều trong các bài ca, đặc biệt là hình tượng gió xuất hiện 137 lần trong 2 tài liệu
sưu tầm.

STT

Hình tượng

Tần số xuất hiện


Tổng số

Tài liệu
TL1
1

Chớp

2

Dông

3

Gió

4

Mây

5

TL2

2

Mưa

2
1


1

92

45

137

30

10

40

41

27

86

6

Nắng

16

14

30


7

Sương

21

8

29

Còn hệ thống hình tượng thiên nhiên liên quan đến vật thể vũ trụ thì có hai hình
tượng nổi bật đó là hình tượng trăng và trời, hình tượng trăng xuất hiện 95 lần và hình
tượng trời xuất hiện 188 lần trong 2 tài liệu sưu tầm.

STT

Hình tượng

Tần số xuất hiện

24

Tổng số


Tài liệu
TL1

TL2


1

Đất

27

17

44

2

Sao

19

7

26

3

Trăng

64

31

95


4

Trời

128

60

188

Đó là những hình tượng có mặt thường xuyên trong ca dao Nam Bộ nói riêng và
trong ca dao cả nước nói chung về tình yêu đôi lứa. Qua khảo sát ca dao cổ truyền với
quyển Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (CT) và ca dao Nam Trung Bộ với quyển Ca dao
Nam Trung Bộ (NTB), chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về tần số xuất hiện của chúng
cụ thể như sau, đầu tiên ở hình tượng thiên nhiên liên quan đến hiện tượng tự nhiên.

STT

Hình tượng

Tần số xuất hiện
Tài liệu
Nam Bộ
CT

NTB

TL1


TL2

1

Chớp

3

2

2

Dông

1

3

Gió

34

59

92

45

4


Mây

14

13

30

10

5

Mưa

22

51

41

27

6

Nắng

14

14


16

14

7

Sấm

1

3

1

8

Sương

7

10

21

1

Kế đến là các hình tượng thiên nhiên liên quan đến vật thể vũ trụ:

25


8


×