Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA XĂNG SINH HỌC E5 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.82 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  
BÀI BÁO CÁO THƯƠNG MẠI – MÔI TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA XĂNG SINH HỌC E5 ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THÚY HẰNG

Sinh viên thực hiện:
1. ĐÀO HUỲNH ÁI NHI

B1412176

100%

2.
3.
4.
5.

B1412136
B1403188
B1403210
B1403207

100%
100%
100%
100%



LÊ HỒNG CHI
NGUYỄN THỊ LÝ
PHẠM THỊ THÚY
TRẦN THỊ CẨM THỆ

Chúc bạn thành công


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.1.1.Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tác động của việc sử dụng xăng sinh học E5 đối với vấn đề môi trường ở thế giới
1.1.2.Mục tiêu cụ thể:
-Tìm hiểu khái niệm nguồn gốc
-Thực trạng trên thế giới
-Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
+Thời điểm thực hiện chính sách
+Thực trạng ở Việt Nam
+Tác động của xăng sinh học đối với môi trường
+Chính sách định hướng
-Các nghiên cứu khoa học
1.2.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Phạm vi không gian: thế giới
-Phạm vi thời gian:2010 – 2014
-Phạm vi nội dung: xăng sinh học E5 đối với môi trường.
1.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Nguồn thu thập số liệu:
Các số liệu thu thập từ sách báo, website của các bộ, Ban ngành, các trang báo điện tử phổ

biến trong và ngoài nước: Tuổi Trẻ, VnEconomy, world bank,kinh tế Việt Nam, kinh tế Sài
Gòn,..
1.3.2.Phương pháp phân tích số liệu:
Thống kê mô tả, tổng hợp và đánh giá, phân tích lợi ích chi phí,…


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.SƠ LƯỢC VỀ XĂNG SINH HỌC:
Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ những hợp chất có nguồn gốc
động, thực vật như: chất béo của động thực vật, ngũ cốc, chất thải trong nông nghiệp (rơm,
rạ…), chất thải trong công nghiệp… Nhiên liệu sinh học được chia làm 3 nhóm chính: diesel
sinh học, xăng sinh học và khí sinh học.
Xăng sinh học là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là một phụ gia
nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Ethanol được chế biến thông qua quá trình len
men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, xenlulo… Ethanol được pha chế theo tỉ lệ thích hợp
với xăng tạo thành xăng sinh học, có thể thay thế hoàn toàn cho lại xăng sử dụng phụ gia chì
truyền thống.
Theo các chuyên gia tổng công ty Dầu Việt Nam(PVOiL), nhiên liệu sinh học (NLSH) là
nhiên liệu tái tạo, được pha chế từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh học như cồn ethanol, dầu mỡ
động thực vật biến tính hóa học để sử dụng thay thế xăng, diesel dầu mỏ. Các lợi ích khi sử
dụng NLSH là giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì nguyên liệu sử dụng để sản xuất NLSH là
cồn và dầu mỡ động thực vật, không chứa các hợp chất thơm, hàm lượng lưu huỳnh cực thấp,
không chứa chất độc hại.
NLSH khi thải vào đất bị phân hủy sinh học cao gấp 4 lần so với nhiên liệu dầu mỏ và do đó
giảm được rất nhiều tình trạng ô nhiễm nước ngầm. Việc sử dụng NLSH còn làm cân đối năng
lượng, giảm nhập khẩu bên ngoài, đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai vì nguồn
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sạch không bao giờ cạn kiệt.
Ngoài mục đích dùng thay xăng, diesel dầu mỏ, NLSH còn được dùng thay dầu FO để đốt lò
công nghiệp và sử dụng trong dân dụng thuận lợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng NLSH sẽ tạo

điều kiện phát triển nông nghiệp, nhất là ở những vùng trung du, miền núi có thể trồng mía,
sắn và các cây có dầu.
Ở nước ta, theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng, đến năm 2015 khả năng khai thác các
nguồn năng lượng sơ cấp trong nước nhỏ hơn nhu cầu sử dụng và nước ta phải xuất khẩu năng
lượng. Vì vậy, để giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng vào bên ngoài, Chính phủ đã có chủ
trương phát triển và sử dụng các dạng nhiên liệu sạch như thủy năng, năng lượng nguyên tử,
đặc biệt là các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và NLSH…
Các nước đã thành công trong nghiên cứu và sử dụng NLSH là Mỹ, Canada, Brazil, Mexico,
Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản… Hiện nay,
nhiều nước đẩy nhanh chương trình nghiên cứu và sử dụng NLSH với cam kết thực hiện Nghị
định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính và đảm bảo an ninh năng lượng.


Ngoài ra, xăng sinh học E5 là hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học (bioethanol).
Theo đó, xăng sinh học E5 được sản xuất từ hỗn hợp 95% xăng không chì A92 với 5% cồn
ethanol (nồng độ 99,7% – không chứa nước). Do ethanol có trị số octan cao (RON=109) nên
khi pha vào xăng truyền thống sẽ làm tăng trị số octan của hỗn hợp nhiên liệu. Từ đó, giúp
tăng khả năng chống kích nổ, tăng tỉ số nén của động cơ, nâng cao hiệu suất cháy… và kết quả
là giúp tiết kiệm nhiên liệu; đồng thời, công suất và moment xoắn tốt hơn làm động cơ vận
hành êm hơn và tăng tuổi thọ động cơ.
Ethanol là loại nhiên liệu vốn được sản xuất từ mía, ngô, sắn hay rơm rạ, vỏ trấu… Đây là
nguồn nguyên liệu tái tạo được và có khả năng phân hủy sinh học, nên việc sử dụng ethanol
làm nhiên liệu sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Nếu
tự chủ được nhiên liệu, nước ta có thể giảm dần việc nhập khẩu xăng dầu và đảm bảo an ninh
năng lượng. Không chỉ thế, thực tế cũng cho thấy, xăng sinh học E5 có thể giảm hiệu ứng nhà
kính do độ phát thải khí SOx, NOx, HC ít hơn so với xăng truyền thống, đáng kể là CO2 giảm
đến hơn 30%.
2.2.THỰC TRẠNG :
2.2.1.Trên thế giới
Điển hình Thái Lan là một quốc gia tương đồng với Việt Nam về điều kiện, hoàn cảnh. Mặc

dù đi sau các nước Mỹ, Brazil, Châu Âu … Trong phát triển nhiên liệu sinh học, nhưng đến
nay quốc gia này đã dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, Đúng thứ 9 về sản xuất và thứ 6 toàn cầu
về tiêu thụ nhiên liệu sinh học.
Bên cạnh đó, Thái Lan còn làm được một điều mà đối với nhiều nước là rất khó khăn – đó là
cạnh tranh với ethanol của Brazil trên thị trường quốc tế, ít nhất là trong ngắn hạn và trung
hạn. Lý do là Brazil đã phát triển được nghành công nghiệp sản xuất ethanol từ nhiều năm và
đến nay khả năng cạnh tranh rất cao cả về quy mô và giá thành cung như nguồn cung ổn định.
Trong năm 2011, Thái Lan đã xuất khẩu được 142 triệu lít ethanol. Các thị trường xuất khẩu
ethanol chính của Thái Lan là Nhật Bản Singrapore, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và
Hàn Quốc.
Ngoài ra, các nhà đầu tư Nhật Bản vốn rất thận trọng với các dự án không chắc chắn về nguồn
tiêu thụ, đến nay đều đã tham gia dầu tư vào Thái Lan, từ khâu trồng trọt đến chế biến và xuất
khẩu. Những tên tuổi lớn về công nghiệp của Nhật Bản nhu Sumitomo, Ryohin Keikaku và
Mitsubishi đều đã có mặt trong nghành ethanol của Thái Lan.
Năm 2005, Chính phủ Mỹ đã thông qua một đạo luật về tỷ lệ phối trộn ethanol bắt buộc vào
xăng thông thường. Theo đó, các công ty kinh doanh xăng dầu sẽ được phân bổ chỉ tiêu cố
định thường niên về tỷ lệ phối trộn, nếu không tuân thủ sẽ phải chịu mức phạt rất cao. Hiện
nay, Mỹ là nhà xuất khẩu ethanol lớn nhất thế giới, và tỷ lệ phối trộn ethanol trung bình trên cả
nước Mỹ là 8-8,5%
Ở Brazil, sản xuất ethanol từ đường, có giá rất rẻ và được phối trộn hàng loạt. Họ cũng
không công bố tỷ lệ % ethanol, và người tiêu dùng hoàn toàn không biết chỉ số ethanol cụ thể
trong xăng sinh học. Brazil không quy định tỷ lệ bắt buộc phối trộn ethanol, nhưng quy định
tối thiểu 25%, và các công ty có thể tăng lên 26% hoặc cao hơn nữa.


TT Quốc gia

Tỷ lệ pha trộn
ethanol


Ghi chú

I.

Châu Á – Thái Bình Dương

1.

Philippines

10%

Áp dụng trên toàn quốc từ năm 2011

2.

Thái Lan

10%

Áp dụng trên toàn quốc

3.

Indonesia

3%

4.


Trung Quốc

10%

Áp dụng tại 9 tỉnh thành phố lớn từ năm 2003. Năm 2020 áp dụng trên to

5.

Ấn Độ

5%

Năm 2017 tăng tỷ lệ pha trộn lên 20%

6.

Việt Nam

5%

Năm 2016 sẽ tăng tỷ lệ pha trộn lên 10%

7.

Australia

4%

Chỉ áp dụng tại bang New South Wales.


Bảng 1: Các nước sử dụng phổ biến xăng sinh học:


2.2.2 Ở Việt Nam
 Thời điểm thực hiện chính sách ở Việt Nam:
Trên thực tế, xăng E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2010, tuy
nhiên người dân vẫn còn ít quan tâm và sử dụng loại nhiên liệu này. Bên cạnh đó, không ít
người có những khái niệm chưa chính xác về xăng E5 và vẫn còn rất nhiều thắc mắc cần giải
đáp về nội dung này.
Theo quyết định của Thủ tướng, đối với loại xăng E5, từ ngày 1/12/2014, xăng được sản xuất,
phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn 7 tỉnh,
thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà
Rịa - Vũng Tàu là xăng E5.
Từ ngày 1/12/2015 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ
giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E5.


Đối với xăng E10, từ ngày 1/12/2016, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng
cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu là xăng E10.
Từ 1/12/2017 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới
đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E10.
 Thực trạng ở Việt Nam:
Giá xăng trung bình của thế giới đang là 1,09 USD một lít. Riêng tại Việt Nam, mỗi lít xăng
bán ra hiện có giá tương đương 0,86 USD, xếp thứ 46 trên thế giới và thứ 4 tại khu vực
ASEAN. So với thời điểm tháng 2/2015, giá xăng Việt Nam đã lùi 11 bậc trong bảng xếp hạng
(xếp theo giá thấp nhất đến cao nhất), từ vị trí thứ 35 lên 46. Tuy nhiên, mức giá 0,86 USD
một lít cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2015 của nhiên liệu này tại Việt Nam, sau 4 lần
điều chỉnh giảm liên tiếp trong tháng 7 và tháng 8. Và mức giá này bằng 45% so với giá bán
xăng tại Hà Lan, quốc gia có giá nhiên liệu cao nhất thế giới hiện nay.


Thống kê của Globalpetrolprices, trong khoảng thời gian từ 15/5 đến 24/8, giá xăng trong
nước trung bình là 0,92 USD một lít. Trong khi đó, giá thế giới ở giai đoạn này lên tới 1,41
USD mỗi lít. Sự khác biệt trong giá xăng dầu tại các quốc gia trên thế giới, theo giải thích của
Globalpetrolprices, là do thuế, các khoản trợ giá xăng và nguồn cung. "Có một quy tắc chung
là giá xăng tại các nước phát triển thường cao hơn các nước nghèo. Tất nhiên, các nước sản
xuất và xuất khẩu dầu thì có giá nhiên liệu thấp, điển hình như Mỹ". Thực tế, giá xăng của


Việt Nam đang ở mức trung bình của khu vực và thuộc nhóm thấp của thế giới. Brunei,
Malaysia hay Indonesia là các quốc gia trong khu vực ASEAN có sản lượng xuất khẩu dầu thô
lớn nhất, Chính phủ các nước này không còn thực hiện chính sách trợ giá năng lượng. Trong
khi đó, Việt Nam là nước nhập khẩu ròng đối với sản phẩm xăng dầu, các chi phí cho thuế, phí
và lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp kinh doanh thường chiếm trên 50% cơ cấu giá.
Ngoài ra, đây còn là mặt hàng không được khuyến khích sử dụng trong nền kinh tế, do đó,
mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt được áp dụng còn ở mức cao, lên tới 35%.
Theo thông báo của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp xăng dầu
đầu mối sẽ tiến hành giảm giá từ 16h30 chiều nay, ngày 6/1.
Cụ thể, giá xăng sẽ giảm 310 đồng, từ 17.880 đồng/lít xuống 17.570 đồng/lít. Dầu diesel giảm
360 đồng, xuống 16.630 đồng/lít. Dầu hoả giảm 290 đồng xuống 17.110 đồng/lít và dầu mazut
giảm 200 đồng/kg, xuống 12.930 đồng/kg.
Bên cạnh đó, liên bộ cũng quyết định giảm mức trích lập quỹ bình ổn 300 đồng, từ 800 đồng
xuống 500 đồng/lít xăng, dầu.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có quyết định nâng thuế nhập khẩu xăng dầu lên 30-35%. Cụ thể,
thuế nhập khẩu xăng, dầu hỏa, dầu mazut lên 35%, thuế nhập dầu diesel lên 30%.

Bảng 2: Chi tiết các mức giảm giá xăng 6/1/2015 như sau:


Đây là lần giảm thứ 13 liên tiếp tính từ đầu năm 2014 của giá xăng dầu trong nước, và

cũng là mức giá thấp nhất của xăng dầu trong vòng 4 năm nay.
Với lần giảm giá này, tổng mức giảm của giá xăng là 8.070 đồng/lít. Tương tự, tổng mức giảm
của dầu diesel là 5.830 đồng/lít, dầu hoả là 6.190 đồng/lít và dầu mazut là 5.760 đồng/kg.
Việc giảm giá xăng dầu trong nước hôm 6/1 diễn ra trong bối cảnh giá dầu thô ngọt nhẹ WTI
tại thị trường New York chiều nay theo giờ Việt Nam (15h30) đã phá mốc 50 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giảm gần 2% còn 52 USD/thùng.
Như vậy, trong 6 tháng qua, giá dầu thô WTI đã giảm trên 50 USD/thùng.

Bảng 3: Mức giá xăng dấu giảm ngày 3/9/2015


 Tác đông của xăng sinh học đối với môi trường:

 Những ưu điểm:
Tăng công suất: giảm tiêu hao: Theo TS Phạm Hữu Tuyến, Trưởng Phòng Thí nghiệm
động cơ thuộc Viện Cơ khí động lực Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, xăng sinh học E5 ở Việt
Nam là hỗn hợp gồm 5% cồn ethanol và 95% xăng thông thường. Ethanol có tác dụng tăng
khả năng chống kích nổ của nhiên liệu; xăng sinh học có hàm lượng ôxy cao, giúp quá trình
cháy trong động cơ triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu và giảm thiểu phát
thải chất độc hại trong khí thải động cơ. Hầu hết các nước tiên tiến đều sử dụng xăng sinh học
để bảo vệ môi trường.
Không gây hại động cơ: Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng bác bỏ khả năng
chất lượng của xăng sinh học E5 đến E10 gây ảnh hưởng đến động cơ của phương tiện. Xăng
sinh học E5 đạt chuẩn được lưu hành trên thị trường và an toàn với người sử dụng khi được áp
dụng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam được Bộ Khoa học ban hành năm 2009.
Các nhà khoa học cũng khẳng định E5 đến E10 là loại xăng thông thường và khi sử dụng thì
động cơ hiện tại không cần phải hoán cải. TS Phạm Hữu Tuyến - Trưởng phòng Thí nghiệm
động cơ thuộc Viện Cơ khí động lực - ĐH Bách khoa Hà Nội,, khẳng định xăng E5 hoàn toàn
không ảnh hưởng xấu đến động cơ. Xăng E5 chỉ có lợi chứ không làm hại động cơ. Với hàm



lượng ôxy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để
hơn, tăng công suất. Việc sử dụng xăng E5 giúp cải thiện tính năng động cơ. Quá trình sử
dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5
và xăng thông thường.
Giảm ô nhiễm môi trường: Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
ngày một trầm trọng, một phần do có tới trên 30 triệu chiếc xe máy và khoảng 1 triệu chiếc ô
tô chạy xăng ở Việt Nam hiện nay. Tổng lượng khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường hàng
năm sẽ giảm đáng kể khi sử dụng xăng E5/E10. Sử dụng xăng E5 giúp giảm mạnh hàm lượng
khí thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO (đến 44%), Hydrocarbon (đến 25%) và NOx
(đến 10%). Qua thí nghiệm, động cơ sử dụng xăng sinh học E5 tạo ra rất ít khí thải CO và HC,
ít hơn hẳn các loại xăng thông dụng như A92 và A95 tới 20%. Chính vì vậy, loại xăng E5 có
thể được coi là thân thiện với môi trường. Như chúng ta đã biết thì, khí thải CO là một khí rất
độc, mức phát thải CO rất cao ở động cơ xe máy. Quá trình cháy trong động cơ sử dụng E5
được cải thiện nhờ hỗn hợp giữa không khí và nhiên liệu đồng đều hơn do khả năng bay hơi
tốt của E5. Ngoài ra, sự có mặt của thành phần ôxy trong E5 là yếu tố giúp cho nhiên liệu
được cháy trong điều kiện không quá thiếu ôxy (cháy với hỗn hợp nhạt hơn so với trường hợp
động cơ xăng dùng bộ chế sử dụng nhiên liệu xăng RON92) và cháy kiệt. Đây là cơ sở tạo ra ít
khí thải độc hại CO và HC. Thêm vào đó, các loại xe mới hiện nay có bộ phận xử lý khí thải,
kết hợp với sử dụng xăng E5 thì lượng khí độc thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể.
Thời gian bảo quản dài: Nghiên cứu chứng minh xăng E5 hoàn toàn không hề thay đổi
chất lượng trong thời gian 3 tháng. Những nghiên cứu đó chứng minh xăng E5 hoàn toàn
không hề thay đổi chất lượng trong thời gian dài nên phương tiện không vận hành thường
xuyên trong khoảng thời gian dưới 3 tháng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng xăng E5 mà
không sợ ảnh hưởng đến động cơ.
 Những khuyết điểm:
Chi phí đầu tư và giá thành sản xuất xăng E5 tại VN còn cao, dẫn tới giá bán xăng sinh học
chưa hấp dẫn, chưa đủ khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi. Bên cạnh đó, việc người
dân chưa có đầy đủ hiểu biết về xăng sinh học cũng là một yếu tố gây ra sự lo sợ trong việc
chuyển đổi từ sử dụng xăng truyền thống sang sử dụng xăng sinh học. Theo Bộ Công thương,

trong giai đoạn đầu chuyển đổi, bộ đã đề nghị Chính phủ giảm một số thuế nhập khẩu nhiên
liệu, các loại phí để kéo giảm giá xăng E5, nhằm kích cầu tạo thói quen sử dụng cho người tiêu
dùng. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tích cực quảng bá, tuyên truyền những thông tin
và những ưu điểm của xăng sinh học, gầy dựng sự hiểu biết cũng như niềm tin cho người tiêu
dùng.


Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, xăng E5 được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập
nguyên liệu, pha chế, tồn chứa, vận chuyển đến khâu phân phối tại các cửa hàng xăng dầu,
nguyên liệu E100 cũng như RON 92 trước khi nhập kho đều được các công ty giám định độc
lập (PV EIC, QUATEST…) kiểm tra chất lượng sản phẩm, sản phẩm đạt chất lượng theo
TCVN hiện hành mới được phép nhập kho. Sau đó, xăng E5 được pha chế tại các trạm pha chế
của PV OIL đặt tại các tổng kho như Nhà Bè (TP. HCM) và Đình Vũ (Hải Phòng). Sau khi
pha chế, xăng E5 được các trung tâm tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng khu vực là QUATEST
1 và 3 đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2009/BKHCN - quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8063:2009 về xăng không chì pha 5% ethanol - yêu cầu kỹ thuật. Sau khi có chứng nhận hợp
quy của cơ quan quản lý nhà nước, PV Oil sử dụng xe bồn chuyên dùng cho xăng E5 để vận
chuyển đến các cửa hàng xăng dầu. Hệ thống cơ sở vật chất tại các cửa hàng xăng dầu cũng
được cải tạo để phù hợp với xăng E5. Như vậy, xăng E5 được kiểm soát rất chặt chẽ trong tất
cả các khâu, đảm bảo chất lượng theo đúng QCVN và TCVN do Bộ Khoa học- Công nghệ ban
hành.
Theo Quyết định của Chính phủ, từ 1/12/2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử
dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó sẽ chính thức sử dụng trên toàn quốc
từ 1/12/2015. Thực tế, xăng E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2008. Tại
thời điểm đó, xăng E5 có giá thấp hơn xăng thông thường lưu hành trên thị trường. Và dù thấp
hơn, nhưng người dân ít quan tâm và sử dụng loại nhiên liệu này. Tại thời điểm ngày
30/11/2014, giá xăng E5 bằng với giá xăng A92 làm dấy lên lo ngại với giá đó, người dân sẽ
không mua xăng E5. Tuy nhiên, theo đại diện một số cây xăng thì “đó không phải là vấn đề”.

Một số chủ cây xăng cho biết, không ít người dân chưa có thông tin về xăng E5 và vẫn còn rất
nhiều thắc mắc. Khẳng định về độ an toàn của xăng, ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng Cục
trưởng Tổng cục Đo lường - Chất lượng cho biết, sử dụng xăng sinh học E5 người tiêu dùng
không phải hoán cải động cơ, thiết bị. Theo ông Vinh, đến nay việc sử dụng xăng E5 chưa ghi
nhận sự ảnh hưởng nào tới phương tiện của người sử dụng.
Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, hiện các doanh nghiệp đầu mối
lớn như Petrolimex, PVOil... đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất cho việc bán xăng sinh
học E5 tại 7 tỉnh thành phố từ 1/12/2014. Riêng tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện sớm trước 3
tháng (tháng 9/2014). Đến thời điểm này, cả nước có 3/10 doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng
dầu tham gia kinh doanh xăng E5, với tổng số 169/13.000 cây xăng trong cả nước. Ước tính,
mức tiêu thụ xăng E5 trong thời gian qua của các DN này chỉ bằng 1/8 so với xăng truyền
thống.


Về phía DN, một trong những khó khăn chính dẫn đến việc chưa đầu tư cho các cây
xăng sinh học là do chi phí chuyển đổi sang bán xăng E5 khá tốn kém, khoảng 400 triệu đồng,
chưa kể chi phí kinh doanh xăng E5 theo giá nguyên liệu, vận chuyển… hiện cao hơn vài trăm
đồng/lít so với kinh doanh xăng truyền thống.
Về năng lực sản xuất xăng E5, đến đầu năm 2013 cả nước đã có 6 nhà máy sản xuất
nhiên liệu sinh học hoạt động, với công suất thiết kế đạt 535 triệu lít ethanol/năm. Với công
suất hiện có, hoàn toàn các nhà máy sản xuất ethanol có khả năng thay thế 100% và vượt toàn
bộ nhu cầu tiêu dùng xăng cả nước đến năm 2015 với tỷ lệ phối trộn 5%.
Đánh giá về tình hình cung cấp xăng E5 ra thị trường thời gian qua, với hệ thống 242
cửa hàng xăng dầu trên cả nước, trong đó chỉ riêng TPHCM có 21 cửa hàng, PV OIL đã sẵn
sàng cho việc cung ứng xăng E5 ra thị trường theo đúng lộ trình mà Chính phủ yêu cầu.
Để việc chuyển đổi xăng E5 thay thế loại xăng truyền thống thành công, PV OIL đã và
đang có các chính sách trong hỗ trợ việc chuyển đổi, súc rửa bồn bể và hỗ trợ chiết khấu… đối
với các DN, đại lý trong hệ thống đã tham gia bán xăng E5 trước khi lộ trình quy định áp dụng
diễn ra.
 Chính sách định hướng:

Vềviệc tăng cường sử dụng, phối trộn, phản phối xăng sinh học thực hiện Quyết
định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng ban hành lộ trình áp
dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống
-------------Thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền
thống (dưới đây gọi tắt là lộ trình ),các Bộ,nghành,địa phương đã tích cực xây dựng, rà soát và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xăng dầu, tăng cường quản lí nhà nước và điều
hành thị trường xăng dầu; các đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tích cực triển khai phối trộn
xăng sinh học, góp phần vào bảo vệ môi trường, an ninh năng lượng quốc gia và cải thiện đời
sống cho người nông dân.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu của Lộ trình ; tại một số địa phương
người tiêu dùng còn e ngại việc sử dụng xăng E5 do công tác thông tin, tuyên truyền còn yếu;
các doanh nghiệp đầu mồi kinh doanh xăng dầu triển khai chưa thật sự quyết liệt; một số địa
phương chưa tích cực, số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5 còn thấp.Việc sản xuất,
phản phối xăng E5 còn một số khó khăn như hệ thống phân phối xăng E5 chưa được vận hành
tốt, có thời điểm khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã gặp khó khăn về xuất bán xăng E5;hiệu quả
kinh doanh xăng E5 chưa cao, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp đẩy mạnh cung ứng
xăng E5 ; một số địa bàn tiêu dùng xăng E5 xa điểm cung cấp; trên lệch giá bán xăng E5 và
các loại xăng khoáng còn thấp chưa thực sự khuyến khích sử dụng xăng E5.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất,phối trộn,phân
phối và sử dụng xăng sinh học theo Lộ trình đã được phê duyệt,Thủ tướng Chình phủ chỉ thị:


1.Bộ Công Thương
a)Chủ trì , phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử
Quỹ bình ổn giá xăng dầu ( trong đó có xăng E5 , E10 ) theo kết luận của Thủ tướng Chính
phủ tại Thông báo 19/TB-VPCP ngày 26 tháng 01 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ.
b)Chủ trì , phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông ,Bộ Khoa học và công nghệ và
các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng , triển khai thực hiện chương trình truyền thông
cấp quốc gia khuyến khích xây dựng nhiên liệu sinh học nói chung , xăng E5,E10 nói riêng,

trong đó cần làm rõ lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu sinh học , khẳng định về chất lượng, kỹ
thuật để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nhiên liệu sinh học;
c)Chủ trì , phối hợp với cơ quan liên quan rà soát hoạt động của các nhà máy sản xuất
ethanol nhiên liệu, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, trường hợp vượt thẩm quyền , báo cáo
Thủ tướng Chính phủ ;
d) Chủ trì , phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa
phương,các thương nhân kinh doanh xăng dầu đảm bảo sử dụng, phố trộn, phân phối xăng
sinh học theo Lộ trình đã được phê duyệt và phân phối xăng sinh học thuận lợi như xăng
khoáng;
đ) Tổ chức sơ kết việc thực hiện Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến
năm 2015 , tầm nhìn năm 2025.
2.Bô Tài chính
a) Chủ trì , phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu , hướng dẫn phương pháp tính giá
cơ sở đối với nhiên liệu sinh học (trước mắt là xăng E5 , E10 ), hướng dẫn việc quản lý , trích
lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với nhiên liệu sinh học (trước mắt là xăng E5
,E10 ) để thực hiện lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, nghành nghiên cứu, ban hành cơ chế ưu đãi về thuế đối
với nhiên liệu sinh học và ethanol nhằm giảm giá thành xăng E5, E10, khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng E5,E10;
c)Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương
nghiên cứu, đề xuất xây dựng giá mua tối thiểu, thuế xuất khẩu, nhập khẩu với sắn nguyên liệu
để phục vụ sản xuất ethanol;
d)Nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lí giá E100 đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên tham
gia sản xuất, kinh doanh E100 và xăng sinh học.
3.Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
a)Rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu sắn, có giải pháp phù hơp, bảo đảm giữ vững, ổn
định vùng nguyên liệu và lợi ích của người nông dân;
b)Chủ trì , phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển giống sắn mới có năng
suất cao nhằm đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất ethanol.

4.Bộ Khoa Học và Công Nghệ
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên ngành quản lí, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định về đo lường, chất lượng xăng E5, E10, E100,.sửa đổi, bổ sung các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chất lượng nhiên liệu sinh học.


5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các
đoàn thể
Đẩy mạnh công tác truyền thông về nhiên liệu sinh học trong các cơ quan hướng dẫn cụ
thể định hướng các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bắt buộc sử dụng xăng E5
cho các phương tiện vận tải đường bộ khi trên địa bàn có đủ nguồn cung.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Quãng Ngãi, Quãng Nam:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông về nhiên
liệu sinh học ở địa phương; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại địa phương tổ
chức thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng xăng E5 đến khách hàng, người tiêu dùng
-Căn cứ vào thực tế tại các địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể theo hướng các cỏ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các
phương tiện vận tải đường bộ khi trên địa bàn có đủ nguồn cung;
-Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan tại địa phương, đảm bảo
đến 30/11/2015 đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc địa phương bán
xăng E5;
-Định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo về Bộ Công Thương tình hình thực hiện sản xuất
kinh doanh xăng E5 của tháng trước và kế hoạch thực hiện của các tháng tiếp theo.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cở quan liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông các nhiên
liệu sinh học ở địa phương, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại
địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch pha chế và phân phối xăng E5 theo đúng
Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về nhiên liệu sinh học trong các cơ quan, sử dụng
ngân sách nhà nước trên địa bàn bắt buộc sử dụng xăng E5 cho các phương tiện vận tải đường
bộ khi trên địa bàn có đủ nhuồn cung.
7. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và các tổng đại lý, đại lý, thương
nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
a) Các doanh ngiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm pha chế, phối trộn xăng E5, mở rộng mạng lưới
cửa hàng bán lẻ xăng E5, mục tiêu đến 30/11/2015 đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng thuộc
hệ thống phân phối của mình tại 8 địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Quãng Ngãi, Quãng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu bán xăng E5;
- Xây dung Kế hoạch, tiến độ đầu các trạm pha chế, phối trộn xăng E5, mở rộng mạng
lưới cửa hàng bán lẻ xăng E5 đến 30/11/2015 gửi về Bộ Công Thương trước ngày 15/9/2015
để phục vụ quản lý; định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo về Bộ Công Thương tình hình sản
xuất, kinh doanh xăng E5 của tháng trước và kế hoạch thực hiện của các tháng tiếp theo;
b) Các thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng
dầu
Mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng E5, mục tiêu đến 30/11/2015 đạt tối thiểu
50% số lượng cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của mình tại 8 địa phương: Hà Nội, TP Hồ


Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quãng Ngãi, Quãng Nam và Bà Rịa – Vũng Tàu
bán xăng E5.
8. Các doanh nghiệp sản xuất ethanol nhiên liệu
Đảm bảo nguồn cung từ các nhà máy sản xuất E100; phối hợp với các Bộ, ngành và các
cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý giá E100 đảm bảo lợi ích hài hòa cho các
bên tham gia sản xuất, kinh doanh E100 và xăng sinh học
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương
nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu khẩn trương tổ
chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc,

kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết./.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
Bằng cách phối trộn trực tiếp nhiên liệu E5 và E10 từ xăng A95 trên thị trường hiện nay,
nhiên liệu xăng A95 và xăng E5, E10 được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học trên hệ
thống băng thử động lực học CD-48” hiện đại. Hơn nữa, tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe và
thành phần các chất phát thải ô nhiễm ở các chế độ vận hành giống như trong thực tiễn được
đo đạc chính xác nhờ các thiết bị hiện đại được trang bị đồng bộ cao, nên kết quả thực nghiệm
có độ tin cậy cao. Bên cạnh việc thực nghiệm trên hệ thống băng thử này, tác giả và nhóm
nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm ô tô ở đường trường với loại đường đèo dốc, nhằm đánh
giá các tính năng vận hành ô tô khi sử dụng nhiên liệu E5 và E10.
Nội dung thực nghiệm trong hai giai đoạn đã đưa đến một số kết luận như sau:
Công suất: Sử dụng xăng E5, E10 so với xăng A95 thì công suất có giảm ở chế độ tải
thấp 25% và toàn tải ở mức 100% vị trí chân ga, với các mức tải từ 50% cho đến 75% vị trí
chân ga thì ưu thế thể hiện rõ đối với xăng E5 và E10.
Tính kinh tế nhiên liệu: Ở chế độ duy trì tốc độ của ô tô ở các mức vận tốc khác nhau
thì tiêu hao nhiên liệu trên 100km cũng giảm tương tự như thực nghiệm đo tiêu hao nhiên liệu
theo chu trình ECE1504. Tuy nhiên với vùng tốc độ cao của động cơ thì nhiên liệu tiêu thụ
giảm ít hơn, điều này phù hợp với số liệu thực nghiệm đánh giá lực kéo của nhiên liệu E5 và
E10

Đại lượng kiểm
tra [lít/100km] E5 - E10 - A95
Duy trì tốc độ 26,061- 26,617 15 [km/h]
27,068

Chênh lệch Chênh lệch
E5-A95
E10-A95
Giảm: 1,007 Giảm: 0,451
[lít/100km] [lít/100km]



Duy trì tốc độ
32 [km/h]
Duy trì tốc độ
50 [km/h]

18,154- 17,987 18,272
13,389- 13,490 13,695

Giảm: 0,118
[lít/100km]
Giảm: 0,306
[lít/100km]

Giảm: 0,285
[lít/100km]
Giảm: 0,205
[lít/100km]

Phát thải ô nhiễm: Các thành phần ô nhiễm trong khí thải giảm rõ rệt khi sử dụng nhiên
liệu E5 và E10 so với xăng A95. Trong đó thành phần CO giảm 61,4% đến 84,7%; HC giảm
từ 57,2% đến 79,4%; thành phần CO2 giảm từ 1,5% đến 11,5%; thành phần NOx tăng từ
72,8% đến 89,3%. Đối với động cơ xăng hiện nay, chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chủ yếu tập trung
đánh giá thành phần HC, CO, CO2 nên sử dụng xăng E5, E10 góp phần bảo vệ môi trường và
tiết kiệm nhiên liệu A95 cho thị trường xăng dầu của Việt Nam.
Tính năng tăng tốc: Khả năng tăng tốc trên đường bằng và đường có độ dốc nhỏ
(<=2%) là tương đương nhau đối với ba loại nhiên liệu xăng A95, xăng E5 và xăng E10. Với
các góc dốc lớn hơn (4% đến 10%), thì nhiên liệu E10 có khả năng tăng tốc tốt hơn so với E5
và xăng A95.

Khả năng vận hành ô tô: Sau gần 1 tháng sử dụng xăng E5 và E10 vận hành ô tô trên
địa hình đường thành phố đường nhựa đèo dốc với điều kiện thời tiết thực tế, hầu như 100% ý
kiến đánh giá của lái xe ghi nhận về các thông số vận hành của ô tô và tính năng sử dụng nhiên
liệu E5, E10 là hoàn toàn tương đương so với xăng thị trường A95.
Tóm lại, các kết luận trên đều có lợi cho môi trường cũng như tính kinh tế nhiên liệu của
ô tô khi sử dụng nhiên liệu xăng E5 và E10 do vậy cho phép tiết kiệm từ 5% đến 10% nhiên
liệu xăng A95 nhập khẩu cho thị trường.
2.4.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN VIỆC SỬ DỤNG XĂNG E5
Theo quyết định số 177/2007 / QĐ-TTg: Giai đoạn đến năm 2010: khuôn khổ pháp lý,
lộ trình, vùng nguyên liệu, sản xuất thử và thử nghiệm sử dụng nhiên liệu E5, B5. Giai đoạn
2011-2015: mở rộng sử dụng nhiên liệu sinh học, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối, phát
triển các vùng nguyên liệu, tiêu thụ E5, B5 phải đạt đến 1 triệu tấn. Đến năm 2025: sử dụng
công nghệ tiên tiến, sản xuất đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng 5% của các tiêu chuẩn tiêu thụ quốc
gia.Nhiên liệu E10 và B10 sẽ là mục tiêu trong tương lai gần.
Chương trình bán xăng E5 được khởi động từ ngày 01/8/2010, áp dụng tại Hải Phòng,
Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ và được tài trợ bởi Bộ Tài Chính, Bộ
Công Nghiệp và Thương Mai, Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Tuy vậy nhưng trên thị trường
hiện nay xăng E5 xuất hiện vẫn chưa nhiều. Lý do theo Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)
Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho công tác phân phối và tiêu dùng xăng E5.
Nhiều doanh nghiệp cũng chưa mặn mà đầu tư cho hệ thống cửa hàng xăng sinh học do chi phí
để chuyển đổi cửa hàng khá tốn kém, chưa kể chi phí kinh doanh xăng E5 theo giá nguyên liệu
và vận chuyển… nên chênh lệch cao hơn vài trăm đồng/lít so với kinh doanh xăng truyền
thống.
Bảng 4: : Dự báo nhu cầu sử dụng xăng E5 ở Việt Nam đến năm 2025


2010

2015


2020

2025

Gasoline - Etanol
5% (triệu tấn)

0.2

0.3

0.45

0.65

Gasoline - Etanol
10% (triêu tấn)

0.4

0.6

0.9

1.3

(Nguồn: Vu Thanh Ha, RENEWABLE ENERGY AND ENERGY EFFICIENCY PROJECTS IN
THE MEKONG REGION SYMPOSIUM)

Biểu đồ: Nhu cầu sử dụng xăng sinh học E5 và E10 đên năm 2025


Do đó Nhà nước cần sớm có chính sách cụ thể và dài hạn để đầu tư và khuyến khích
nhiên liệu sinh học như miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị vật tư tồn trữ, vận chuyển, pha
chế hay phân phối nhiên liệu sinh học trong nước chưa sản xuất được. Giảm thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với xăng E5 đưa vào lưu thông...
Ngoài ra Nhà nước nên xem xét triển khai một chiến lược tuyên truyền, quảng bá về
nhiên liệu sinh học mang tầm quốc gia nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và kêu gọi sự
hưởng ứng của toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, còn phải nâng cao chất lượng xăng E5 và phát triển ngành Công nghiệp
Nhiên liệu sinh học. Hiện nay, nguyên liệu nhiên liệu sinh học truyền thống trong nước không
được sản xuất với số lượng lớn. Do đó, cần đưa ra kế hoạch phát triển sản xuất các nguyên liệu
thay thế như: mía, sắn, dầu mè,… là nguyên liệu để sản xuất etanol trong xăng E5. Etanol càng


tinh khiết thì xăng chất lượng càng tốt, không gây hại đến động cơ. Hướng phát triển này cũng
đồng thời phát triển cả nên nông nghiệp, bằng cách áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến và
phương pháp chọn giống thì có thể cải thiện tiềm năng của các loại nguyên liệu trên.

CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1.KẾT LUẬN
Xăng sinh học được chế xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật nên nó là sản phẩm
hoàn toàn thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh được. Lượng khí độc hại
thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà
kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn. Xăng E5 tốt với động cơ, giảm


phát thải, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, giá thành lại rẻ hơn xăng thông
dụng. Với các ưu điểm đó, việc sử dụng xăng E5 là một hành động văn minh mang lại lợi ích
cho người sử dụng và cho xã hội.

Trên thực tế, xăng E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2010, tuy nhiên
người dân vẫn còn ít quan tâm và sử dụng loại nhiên liệu này. Bên cạnh đó, không ít người có
những khái niệm chưa chính xác về xăng E5 và vẫn còn rất nhiều thắc mắc cần giải đáp về loại
xăng này.
3.2.KIẾN NGHỊ
Tuyên truyền rộng rãi đối với người dân nông thôn và thành thị về vấn đề sử dụng và lợi
ích khi sử dụng xăng sinh học E5.
Xử phạt nghiêm khắc đội với những doanh nghiệp xăng dầu treo biển bán xăng E5 nhưng
thực tế không bán, chỉ lấy đó để thu hút khách.
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi dành cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh NLSH, nhất là những chính sách cho các doanh nghiệp đầu tư, thông qua ưu đãi
về thuế, phí, cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác.
Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm để sớm có các cơ chế chính sách, tập trung vào vấn đề hỗ
trợ tuyên truyền, hình thành thị trường tiêu thụ xăng sinh học (người tiêu dùng và nhà phân
phối), các chính sách tài chính hỗ trợ phân phối và tiêu dùng, chính sách về nguồn nguyên liệu
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương xây dựng
phương án thành lập Quỹ Khuyến khích phát triển NLSH và tạo cơ chế thu thêm từ các loại
xăng khoáng (Ron 92, Ron 95) để bù cho xăng sinh học, tạo chênh lệch giá hợp lý khuyến
khích người tiêu dùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nhiên liệu sinh học
< />%8Dc>[ Ngày truy cập:1/9/2015]
- Xăng E5 có lợi < [ Ngày truy cập:1/9/2015 ]


- Xăng giảm giá < />[ Ngày truy cập:1/9/2015 ]

- Quyết tâm đua xăng sinh học vào thị trường đúng lộ trình < > [ Ngày truy
cập: 4/9/2015]


- Giá xăng Việt Nam đang ở đau trên bản đồ thế giới <: > [ Ngày truy cập:4/9/2015]
- Tiểu luận tìm hiểu về năng lượng sinh học và ứng dụng ở Việt Nam và Thế giới
<o/luan-van/tieu-luan-tim-hieu-ve-nang-luong-sinh-hoc-va-ung-dungo-viet-nam-va-the-gioi-37634/ > [ Ngày truy cập:4/9/2015 ]



×