Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 100 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011
Đề tài:

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:
Thầy: Nguyễn Chí Hiếu
Bộ môn: Tư Pháp

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Yến Nhi
MSSV: 5075131
Lớp: Luật Tƣ Pháp 2 – K33

Cần Thơ, tháng 4 năm 2011


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


Nhận xét của Hội đồng phản biện:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.......................................................................................................... 4
Vấn đề về đô thị Việt Nam hiện nay ............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm đô thị ................................................................................... 4
1.1.2. Quá trình phát triển của đô thị Việt Nam qua các thời kì lịch sử ........... 5
1.1.2.1. Thời kì phong kiến ......................................................................... 5
1.1.2.2. Thời kì thực dân pháp xâm lược..................................................... 6
1.1.2.3. Giai đoạn từ 1945 – 1954 .............................................................. 7
1.1.2.4. Giai đoạn từ 1954 – 1975 .............................................................. 7
1.1.2.5. Giai đoạn từ 1975 – 1986 .............................................................. 8
1.1.2.6. Giai đoạn từ 1986 – đến nay .......................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm và vị trí của đô thị Việt Nam hiện nay .................................. 9
1.1.3.1. Những đặc điểm của đô thị hiện nay .............................................. 9
1.1.3.2. Vị trí của đô thị hiện nay................................................................ 11
1.2. Các vấn đề về tình hình tội phạm ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay ............................................................................................................... 14
1.2.1. Tội phạm trật tự xã hội theo Bộ luật Hình sự (BLHS) .......................... 14
1.2.2. Thực trạng tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn
hiện nay ................................................................................................................ 16
1.2.2.1. Số liệu thống kê tình hình phạm tội trật tự ở các đô thị .................. 16
1.2.2.2. Mức độ nguy hiểm của tội phạm trật tự xã hội ở đô thị .................. 24
1.2.2.3. Hậu quả của tội phạm trật tự xã hội ở đô thị ................................. 27


CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI
Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................ 29
2.1. Phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ ở đô thị ..................................................... 29
2.2. Sự ảnh hƣởng của tệ nạn xã hội ở đô thị ................................................... 38
2.3. Ảnh hƣởng của sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin ở đô thị ...... 41
2.3.1. Ảnh hưởng của game online .................................................................. 42
2.3.2. Ảnh hưởng từ “chat” và “chat sex” ....................................................... 47
2.4. Sự du nhập của nền văn hóa nƣớc ngoài vào đô thị ảnh hƣởng đến tình
hình tội phạm ở đô thị ....................................................................................... 52
2.4.1. Ảnh hưởng sách báo, phim ảnh nước ngoài .......................................... 52
2.4.2. Lối sống nước ngoài du nhập vào Việt Nam ......................................... 55
2.5. Hạn chế trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở đô
thị ........................................................................................................................ 58
2.5.1. Trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường ............................. 58
2.5.2. Hạn chế trong việc tuyên truyền giáo dục cho người dân đô thị ............ 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM TRẬT
TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...... 63
3.1. Làm giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội đô thị ............................ 63
3.2. Những biện pháp tệ nạn xã hội ở đô thị ..................................................... 69
3.3. Giải pháp hạn chế việc nghiện game online, chat, chat sex ....................... 72
3.4. Hạn chế sự ảnh hƣởng của nền văn hóa nƣớc ngoài ................................. 75

3.5. Giải pháp đối với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở
đô thị ................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 85


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển của
đô thị diễn ra khá nhanh. Đô thị trở thành trung tâm kinh tế chính trị, tài chính, khoa
học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, du lịch, là đầu mối giao thông quan trọng thuận
lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế, đóng vai trò hạt nhân quan trọng nhằm
thúc đẩy cho sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Do đó, đô thị là nơi hội tụ,
tập trung trình độ cao về khoa học kĩ thuật, khả năng sản xuất lớn, nhiều công việc
làm, văn hóa khoa học vượt trội những nơi khác trong vùng. Đô thị với những vị trí
quan trọng như trên, là đầu tàu của khu vực hay cả nước, đã tạo tiền đề phục vụ mục
tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của một quốc gia.
Sự khẳng định hệ thống đô thị trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước,
sự tồn tại và phát triển thực tế của Hiệp hội đô thị Việt Nam là những minh chứng cho
xu hướng phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay. Từ khi những đô thị lần đầu tiên ra
đời cho đến nay, các đô thị đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
mình trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta. Hiện nay, đô thị đang phát triển
nhanh về số lượng, lẫn chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng
yêu cầu của đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trên nhiều
lĩnh vực. Kéo theo đó là đời sống người dân đô thị ngày càng được nâng cao, con
người tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện hiện đại, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, làm phát sinh
nhiều hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sống ở đô thị, ảnh hưởng đến đạo đức

xã hội, làm thay đổi nhận thức, quan điểm cuộc sống của người dân đô thị như: sự
phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ ở đô thị, tệ nạn xã hội ở đô thị, sự phát triển nhanh của
hệ thống thông tin đô thị, ảnh hưởng của sự du nhập nền văn hóa nước ngoài vào xã
hội đô thị…. Trong đó, tầng lớp học sinh, sinh viên vào độ tuổi vị thành niên đặc điểm
tâm sinh lý có nhiều thay đổi, hiếu động, thích tìm kiếm cái mới lạ, mặt tiêu cực của sự
phát triển ở đô thị đó là những cạm bẫy nguy hiểm lôi kéo tầng lớp thanh niên thiếu
hiểu biết làm theo, phát sinh những suy nghĩ lệch lạc trong cuộc sống. Không chỉ riêng
tầng lớp học sinh, sinh viên sống ở đô thị mà cả những người lớn, sự tác động của môi
trường xã hội đô thị cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách con người, và
dễ dàng dẫn tới những hành vi tiêu cực, con đường phạm tội nguy hiểm. Vì vậy, đã
làm ảnh hưởng đến tình hình tội phạm ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
1


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Những năm gần đây, mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội
các loại, trong đó khoảng 50 ngàn vụ về tội trật tự xã hội, trên 10 ngàn vụ phạm tội
kinh tế và 10 ngàn vụ phạm tội về ma túy. Trong đó, tội phạm về trật tự xã hội chiếm
tỉ lệ cao nhất (chiếm khoảng 71,23%). Tội phạm tập trung chủ yếu ở các thành phố
(chiếm khoảng 70%), các tuyến, địa bàn tội phạm xảy ra nhiều: Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ….(chiếm khoảng 25% - 30% tổng số tội phạm trên toàn quốc
hàng năm)1, tội phạm đang có xu hướng tăng ở các đô thị nước ta, đặc biệt là tội phạm
về trật tự xã hội. Do đó, tình hình tội phạm ở các đô thị ngày càng phức tạp, đặc biệt là
tình hình tội phạm về trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng này
gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, làm mất trật tự an toàn xã hội, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế văn hóa - chính trị - xã hội, sự phát triển bền vững của

các đô thị.
Vì vậy, hạn chế tình hình tội phạm trật tự xã hội đô thị trong giai đoạn hiện nay
là vấn đề cấp thiết, để thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao... Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
cần được đẩy mạnh, an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phục vụ đắc
lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì những lý do trên người viết
chọn đề tài “Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tội phạm trật tự xã
hội, nguyên nhân tổng thể làm phát sinh tội phạm và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế
tình hình trật tự xã hội ở các đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tình
hình tội phạm về trật tự xã hội là một mảng khá rộng theo quy định của BLHS 1999
(sửa đổi bổ sung 2009) nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu về các tội phạm xảy ra
phổ biến ở các đô thị trong giai đoạn hiện nay: trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản, hiếp
dâm, lừa đảo, giết người… Trên thực tế, số liệu thống kê tình hình tội phạm về trật tự
xã hội rất khó thu thập, trong đề tài người viết chỉ đánh giá số liệu thống kê cụ thể tình
hình tội phạm trật tự xã hội ở một số đô thị: Hồ Chí Minh, Cần Thơ từ năm 2008 2010. Riêng Hà Nội chỉ có thống kê chung về tình hình tội phạm trật tự xã hội xảy ra
từ năm 2008 – 2010, nhưng qua đó nó vẫn thể hiện được tính phức tạp của loại tội
phạm này trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn đô thị.

1

Phòng chống tội phạm tình hình tội phạm ở Việt Nam, Trích sổ tay phòng chống tội pham,
[cập nhật 16/12/2008]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
2



Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, để tìm ra những nguyên nhân tổng thể ảnh hưởng đến môi trường ở
đô thị, làm phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình
hình tội phạm về trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhằm ngăn
ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức tuân thủ pháp
luật của người dân ở đô thị hiện nay. Tạo điều kiện ổn định trật tự an toàn xã hội, để
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đô thị, và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng một
số phương pháp khoa học như: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập tài liệu,
phân tích các số liệu có liên quan, phương pháp liệt kê tổng hợp, phương pháp thống
kê… để thể hiện nội dung của luận văn.
5. Bố cục đề tài
Bố cục luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 3 chương:
 Chƣơng 1: Tìm hiểu chung về đô thị và tình hình tội phạm trật tự xã hội
ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 Chƣơng 2: Nguyên nhân dẫn đến tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
 Chƣơng 3: Giải pháp hạn chế tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, người viết đã nhận được sự hỗ trợ hết

sức quý báo từ quý thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, đã cung cấp kiến
thức cũng như kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp. Người viết xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến các Thầy Cô, đặc biệt là gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn
Chí Hiếu, cùng các bạn trong lớp, trong khoa đã động viên tinh thần cho người viết
trong suốt quá trình làm luận văn. Mặc dù, đã hết sức cố gắng và nhận được sự dạy
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, nhưng do thời gian thực hiện
đề tài có hạn và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu và trình bày
đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót. Người viết kính mong nhận được sự thông cảm
và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cùng các bạn cho đề tài được hoàn thiện hơn.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
3


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

CHƢƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong chương 1, người viết chủ yếu đi vào tìm hiểu các vấn đề về đô thị và vấn
đề về tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị. Thông qua đó, để hiểu rõ hơn về những
đặc điểm, vị trí của đô thị và tình hình tội phạm trật tự xã hội xảy ra ở đô thị Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cơ sở để người viết đưa ra những nguyên nhân
dẫn đến tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Các vấn đề về đô thị ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị được hiểu trước hết là trung tâm kinh tế xã hội trên địa bàn địa phương,
là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ

sở hạ tầng thích hợp, có đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kĩ
thuật, hạ tầng xã hội, dân cư sống và làm việc theo phong cách, lối sống đô thị2.
Như vậy, khi nói tới đô thị cần đề cập đến các yếu tố cơ bản cấu thành đô thị
như quy mô, mật độ dân số, sự phát triển về kinh tế xã hội, hình thức lao động và tính
hiện đại của cơ sở hạ tầng, vai trò của đô thị đối với vùng và cả nước. Đô thị có mật
độ dân cư cao, mức sống tiện nghi và đầy đủ, phong cách làm việc văn minh, hiện đại,
có tổ chức chặt chẽ và hiệu quả kinh tế cao, trình độ văn hóa phát triển; hoạt động sản
xuất chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật tiên tiến. Nhờ có sự
phát triển kinh tế, xã hội mà đô thị có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của vùng hoặc cả
nước. Có thể nói đô thị là bộ mặt của một quốc gia vì đây là nơi giao lưu, gặp gỡ, hợp
tác quốc tế giữa các quốc gia, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các đô thị với
nhau. Ở đô thị có thể phân chia thành nội thành và ngoại thành hoặc nội thị và ngoại
thị, thị trấn. Trong đó, nội thành và nội thị là trung tâm của đô thị.
Lối sống của người dân đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động, hầu như
không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn luôn tôn trọng
những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng, là nơi có
nhu cầu cao về tinh thần, tiếp thu nền văn minh nhân loại nhanh chóng.
Khác với đô thị, nông thôn là nơi tập trung dân cư thưa thớt, chủ yếu làm nghề
nông (tập trung lao động nông nghiệp trên 65% dân cư), là nơi bắt đầu xây dựng cơ sở
hạ tầng, chủ yếu do cấp huyện quản lý. Dưới khía cạnh xã hội học, đô thị và nông thôn
2

Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính đô thị, nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ năm 2009, tr. 20

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
4



Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
là hai khái niệm về mặt nội dung có nhiều đặc điểm trái ngược nhau. Sự phân biệt đô
thị và nông thôn có thể dựa trên các cơ sở về lĩnh vực sản xuất: công nghiệp, nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ... Về xã hội:
theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình diện lãnh thổ. Về văn hóa:
khác biệt trong lối sống, giao tiếp...
+ Lĩnh vực sản xuất: chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp.
Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp... Còn đối với nông
thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp.
+ Xã hội: sự khác biệt giữa các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc
trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ
công, viên chức, trí thức... Ở nông thôn, đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân; ngoài ra
ở từng xã hội còn có các giai cấp tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công
nghiệp, buôn bán nhỏ...
+ Về văn hóa: tùy từng cộng đồng ở đô thị và nông thôn, đối với nông thôn
thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà phân biệt rất rõ
ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Về văn hóa có nhiều khía cạnh
để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong
tục tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi..., khía cạnh dân số, lối sống gia đình,
sinh hoạt kinh tế...
Như vậy, giữa đô thị và nông thôn dưới khía cạnh xã hội học có những đặc
trưng riêng biệt. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm có tính đối lập nhau thì giữa đô
thị và nông thôn đều được coi là những hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội, những cộng
đồng xã hội trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
1.1.2. Quá trình phát triển của đô thị Việt Nam qua các thời kì và giai đoạn
lịch sử
Hệ thống đô thị của Việt Nam được hình thành và phát triển trải qua các thời kì
lịch sử nhất định. Mỗi giai đoạn phát triển đô thị đều mang những đặc điểm khác nhau.
1.1.2.1. Thời phong kiến

Việt Nam thời kì này, đô thị là các trung tâm hành chính, chính trị tạo nên các
thành trì, nhằm bảo vệ quyền lợi của thế lực phong kiến. Các đô thị lớn chủ yếu là
Kinh thành (Thủ đô của quốc gia). Kinh thành là trung tâm của chính quyền phong
kiến, nên hoạt động giao thương buôn bán cũng diễn ra rất nhộn nhịp. Tiêu biểu cho
các đô thị lớn lúc bấy giờ là Thăng Long, Đại La, Huế... Ngoài ra còn có các trung tâm
mua bán khá nhộn nhịp khác như: Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồng (Quãng Ninh),
Hội An (Quãng Nam)... Các đô thị này hình thành vào khoản thế kỷ XI đến thế kỷ
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
5


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
XIV. Vào thế kỷ XVII, các đô thị lớn như Sài Gòn cũng hình thành và phát triển rất
nhanh chóng, tạo nên nơi giao thương mua bán lớn nhất phía Nam.
Đặc điểm chung của đô thị Việt Nam thời kì này chủ yếu gắn liền với mục đích
hành chính – chính trị. Vì thế, phần “đô” xuất hiện trước, kéo theo đó là phần “thị”
xuất hiện nhằm phục vụ trước tiên cho bản thân gia đình những vua chúa, quan lại,
tầng lớp trên trong xã hội. Yếu tố “đô” trong đô thị Việt Nam luôn gắn liền với
“Thành”, “Dinh”, “Trấn” là những trung tâm cai trị của chính quyền Nhà nước quân
chủ, được xây dựng do ý chí chủ quan của lực lượng cầm quyền trong xã hội. Mặc
khác, do nhu cầu phát triển kinh tế, cũng có những đô thị được hình thành – là nơi giao
lưu các luồng hàng trong quan hệ thương mại, nơi tập trung dân cư buôn bán tạo thành
các “thị”. Sau đó do nhu cầu quản lý, nhà nước phong kiến đặt các cơ sở kiểm soát,
các nhiệm sở của mình, dần hình thành nên đô thị, do đó phần “đô” luôn điều hành,
quản trị phần “thị”. Các tầng lớp thị dân trong phần “thị” luôn bị chi phối bởi tầng lớp
trên là các tầng lớp quan lại, quý tộc. Nhìn chung, ở Việt Nam trong các giai đoạn này,
sự phát triển hay suy thoái của các đô thị luôn gắn liền với sự thăng trầm của các triều
đại phong kiến.

1.1.2.2. Thời thực dân Pháp xâm lƣợc
Năm 1958 Pháp chính thức xâm lược Việt Nam. Thực dân pháp thực hiện chính
sách chia để trị. Cả nước chia làm 3 miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Bộ máy cai trị
nằm trên khắp đất nước, chủ yếu là để vơ vét tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế không
được chú trọng phát triển, chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Đô thị thời kì này là trung tâm
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa... nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa. Thực
dân Pháp đã chia nước ta thành 3 loại thành phố:
- Thành phố cấp 1 gồm 3 thành phố lớn là Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng. Trong
đó, thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng có chức năng là trung tâm kinh tế,
chính trị, hành chính, văn hóa của Bắc Kỳ; thành phố Sài Gòn có chức năng là trung
tâm kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa của Nam Kỳ. Đây là 3 thành phố lớn nhất
của Việt Nam lúc bấy giờ.
- Thành phố cấp 2 gồm hai thành phố là Chợ Lớn và Đà Nẵng. Thành phố Đà
Nẵng có chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa của Trung Kỳ.
Thành phố Chợ Lớn là một thành phố thuộc Nam Kỳ, trung tâm là chợ Bến Thành.
Thành phố Chợ Lớn là trung tâm thương mại của Nam Kỳ được thực dân Pháp đầu tư,
xây dựng rất khang trang. Thành phố cấp 2 ngang với cấp tỉnh lúc bấy giờ.
- Thành phố cấp 3 bao gồm các thành phố sau: Đà Lạt, Nam Định, Bạc Liêu,
Cần Thơ, Huế... đây là các thành phố thuộc tỉnh

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
6


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đây là những trung tâm của bộ máy cai trị của một vùng, khu vực tạo nên một
hệ thống quản lý chặc chẽ để cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Các đô
thị trong thời kì này thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu, còn kinh tế kém phát

triển. Sự nổi bậc của thời kì này là thực dân pháp quản lý đô thị và quy hoạch đô thị
theo kiểu phương Tây nên đô thị ở Việt Nam được nâng lên một diện mạo mới: nhiều
nhà cửa được xây dựng, cầu đường được mở rộng, môi trường được cải thiện, các hoạt
động sản xuất và thương mại có tính chuyên môn hóa cao hơn. Các tầng lớp đô thị
được hình thành rõ nét như: thương nhân, trí thức, viên chức....
1.1.2.3. Giai đoạn 1945-1954
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền
với hai chế độ chính trị khác nhau, tình hình đất nước còn gặp nhiều khó khăn, chính
trị chưa ổn định. Sự phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành theo hướng “ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ...”. Các đô thị được
xây dựng theo kiểu tầng bậc rải đều trên khắp lãnh thổ nhằm xóa bỏ dần sự cách biệt
giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.... Chiến lược phát triển đô thị là sự kết hợp
chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng, hệ thống công trình
phúc lợi công cộng tương đối hoàn chỉnh như trường học, bệnh viện, công viên, viện
bảo tàng, nhà hát... và nhiều thành phố được xây dựng trong thời kì chống Mỹ. Trong
Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
quy định như sau: các thị trấn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế,
Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn Chợ Lớn đều đặt làm thành phố lớn. Trừ các thành phố
kể trên, thì các tỉnh lỵ và những nơi đô hội mà lâu nay về mặt hành chính được biệt lập
và trực tiếp với tỉnh, từ nay sẽ gọi là thị xã. Các Ủy ban hành chính kỳ sẽ định rõ
những nơi nào sẽ đặt làm thị xã. Đến ngày 24/1/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời lại
quy định tạm coi các thành phố Nam Định, Vinh – Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng như thị
xã, tức là sẽ thay kỳ trong công tác quản lý.
Trong thời kì đó miền Nam đi theo một chiến lược đô thị khác. Các đô thị miền
Nam hình thành nhanh chóng nhờ có sự viện trợ của Mỹ cùng với những căn cứ quân
sự, các thị tứ hình thành cùng với các ấp chiến lược. Mục tiêu chủ yếu của các đô thị là
phục vụ cho bộ máy quân sự của Mỹ. Khu công nghiệp duy nhất là khu công nghiệp
Biên Hòa. Thành phố được đầu tư chủ yếu là Sài Gòn với đầy đủ công trình phúc lợi.
Các đô thị khác thực chất là các đô thị quân sự và hành chính.
1.1.2.4 Giai đoạn 1954 -1975

Sau hiệp định Geneve, 1954 Việt Nam bị chia làm hai miền. Miền Bắc tiếp tục
xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, miền Nam do chính quyền Việt Nam Cộng hòa cai trị.
Mỗi miền lại có quy định phân loại đô thị riêng:
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
7


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Miền Bắc: Miền Bắc vừa xây dựng Chủ nghĩa Xã hội vừa chi viện cho miền
Nam, cho nên việc xây dựng và phát triển đô thị cũng không được chú trọng nhiều,
chủ yếu là những đô thị đã hình thành trước đó. Tính đến trước năm 1975, toàn miền
Bắc có hai thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng cùng với 4 thành
phố trực thuộc tỉnh là Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định và Vinh.
- Miền Nam: Miền Nam đến trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
không xây dựng quy chế thành phố mà thành lập hai cấp tương đương là Đô thành Sài
Gòn và các thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh,
Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá. Các thị xã là những đô thị trực
thuộc Trung ương gồm Đà Nẵng, Cam Ranh và Vũng Tàu.
1.1.2.5 Giai đoạn 1975- 1986
Sau khi thống nhất đất nước, hệ thống quản lý các thành phố ở miền Bắc được
giữ nguyên. Miền Nam thì Sài Gòn hợp nhất với tỉnh Gia Định rồi đổi tên thành Thành
phố Hồ Chí Minh trực thuộc Trung ương và thành lập các thành phố trực thuộc tỉnh.
Như vậy, sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất cả hai miền Nam – Bắc, hệ thống đô
thị hình thành, chức năng từng đô thị được xác định nhằm khai thác tiềm năng của
từng đô thị, cả nước có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng,
thành phố Hồ Chí Minh và 11 thành phố trực thuộc tỉnh gồm Thái Nguyên, Việt Trì,
Nam Đinh, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Biên Hòa, Cần Thơ và Mỹ Tho.
1.1.2.6 Giai Đoạn 1986 đến nay

Kể từ khi Đại hội Đảng lần thứ VI, thực hiện đường lối đổi mới đưa đất nước ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đất nước có sự phát triển rõ nét, đạt
được những thành tựu rất nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Vì vậy, tốc độ
đô thị hóa ở nứơc ta diễn ra rất nhanh, nhiều đô thị mới mọc lên. Hiện nay, đô thị nước
ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, các loại đô thị từ loại I đến loại V, có 753 đô
thị các loại, hiện nay cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Các đô thị trung tâm các cấp được
phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hóa đặc trưng của cả nước là: vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và Đông
Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Trung Trung Bộ, vùng đồng bằng
sông Cửu Long, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ, vùng
Cao Bằng. Thành phố Cần Thơ là một thành phố trẻ nhất trong các thành phố trực
thuộc Trung ương, là vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
8


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1.3. Đặc điểm và vị trí của đô thị Việt Nam hiện nay
1.1.3.1. Những đặc điểm của đô thị hiện nay
Hiện nay, nước ta có nhiều loại đô thị khác nhau, trong những năm gần, hệ
thống đô thị không chỉ tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là các loại đô thị III, IV, V,
VI. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng và các tiêu chí của từng loại đô thị mà
được nâng cấp theo từng loại đô thị khác nhau. Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản
lý đô thị, nhìn chung đô thị có các đặc điểm sau:

- Đô thị là trung tâm kinh tế tổng hợp hay chuyên ngành, hoặc trung tâm văn
hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hay một vùng lãnh thổ nhất định. Đô thị là nơi có nền kinh tế phát
triển, tập trung nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều công việc làm so với các nơi khác
trong vùng hay khu vực, là nơi có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các nền văn
hóa trong cả nước. Do đó đô thị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã
hội đô thị và trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng và cả nước. Ngoài ra, đô thị
là nơi tập trung các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, là đầu mối của
nhiều cấp, nhiều ngành quản lý đồng thời tồn tại.
- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đô thị chiếm tỷ lệ cao, khoảng 65% đến 90%
trở lên so với tổng số lao động (tùy thuộc vào từng loại đô thị). Lao động phi nông
nghiệp của đô thị là lao động trong khu vực nội thị, lao động đô thị có trình độ chuyên
môn cao hơn nông thôn, thuộc các ngành kinh tế quốc dân: công nghiệp, xây dựng,
giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học,
giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng,
quản lý Nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp.
- Ngoài ra, đô thị là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng xã hội
quan trọng như: giao thông, liên lạc, viễn thông, điện nước, nhà ở, công trình dịch vụ,
thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, công trình xây dựng… Tiêu chuẩn về hệ thống
công trình hạ tầng đô thị là một tiêu chuẩn rất quan trọng, khi hệ thống công trình hạ
tầng đô thị được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đó là cơ sở phát triển đô thị bền vững và
là yếu tố để kêu gọi và thu hút đầu tư cho đô thị đó.
- Bên cạnh đó, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc hơn so với khu vực
nông thôn và dân đô thị được tụ tập từ nhiều vùng, miền khác nhau vì những mục tiêu
khác nhau, có cuộc sống khá độc lập với nhau. Mật độ dân số phù hợp với quy mô,
tính chất, đặc điểm của từng loại đô thị và tính trong phạm vi nội thành, nội thị và các
khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. Mật độ dân số đô thị phải đạt 2000 người/km2
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi

9


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
trở lên (tùy từng loại đô thị). Quy mô dân số đô thị càng cao thể hiện đô thị đó càng
lớn. Theo thống kê của cục phát triển đô thị (thuộc Bộ Xây dựng) đến tháng 6/2009,
dân số toàn đô thị là 31.7 triệu người, chiếm 37% (tỉ lệ dân số đô thị/dân số cả nước).
Trong đó, khu vực nội thị đạt 22.5 triệu người, chiếm khoảng 71% (dân số khu vực nội
thị/dân số toàn đô thị) 3.
Dân cư đô thị được hợp thành nhiều vùng, miền khác nhau, không có sự gắn kết
chặt chẽ theo dòng dân tộc, cộng đồng tự quản như ở nông thôn trong sinh hoạt và làm
ăn hàng ngày. Do đó, chính quyền đô thị phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng và
quyền quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn đô thị. Mặt khác, ở tại
các đô thị vẫn có sự đan xen giữa khu vực đã đô thị hóa với các khu vực ngoại vi
(đang được đô thị hóa) vẫn còn mang nhiều nét, nhiều yếu tố nông thôn (về kết cấu hạ
tầng, kiến trúc xây dựng, hoạt động kinh tế xã hội, cách sinh hoạt, lối sống…), hoặc là
các đơn vị hành chính nông thôn trực thuộc. Nên tại các đô thị cần phải phân biệt sự
khác nhau về mô hình tổ chức và phương thức quản lý của bộ máy chính quyền đô thị
ở khu vực này.
Từ những đặc điểm nêu trên, mỗi đô thị ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều là một
đơn vị hành chính lãnh thổ thống nhất, không thể chia cắt về mặt lãnh thổ, kết cấu hạ
tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn mỗi đô thị. Những đặc điểm này
quy định nội dung, phương thức quản lý Nhà nước ở đô thị và do đó chi phối trực tiếp
mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo hướng tập trung, thống nhất, không được
phân cắt thành nhiều tầng, cấp khác nhau, quản lý điều hành các hoạt động kinh tế - xã
hội phải thống nhất, xuyên suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực cao.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu vực của từng vùng mà nước ta chia ra
làm nhiều loại đô thị khác nhau. Hiện nay nước ta có 6 loại đô thị:4
- Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Đô thị loại 1 (10 thành phố): Hải phòng, Đà nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà

Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Thái Nguyên.
- Đô thị loại 2 (12 thành phố): Biên Hòa, Nam Định, Vịnh Hạ Long, Vũng Tàu,
Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau
- Đô thị loại 3 (47 thành phố, thị xã): các thành phố còn lại; các thị xã: Thủ Dầu
Một, Châu Đốc, Bà Rịa, Sa Đéc, Cửa Lò, Cam Ranh.
- Đô thị loại 4: 42 thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn.
- Đô thị loại 5: 640 thị trấn.
3

/>Đô thị hóa và xây dựng văn hóa đô thị Việt Nam hiện đại,
/>4

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
10


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1.3.2. Vị trí của đô thị hiện nay
Kể từ những đô thị lần đầu tiên ra đời cho đến nay, các đô thị đã và đang ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống các đơn vị hành chính ở
nước ta. Hiện nay, xu hướng liên kết giữa các đô thị để mở rộng phạm vi hoạt động,
giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là các hoạt động
thương mại, dịch vụ, tổ chức cung ứng dịch vụ công… cũng đang phát triển mạnh.
Nhiều đô thị đã được chọn làm nơi tổ chức những hội nghị quốc tế quan trọng, nơi
diễn ra những hoạt động văn hóa, thể thao sôi động của khu vực và châu lục. Hiện nay
đô thị ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Với vị trí trung tâm kinh tế
chính trị, tài chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, du lịch, đầu mối giao
thông quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Vì vậy, đô thị là

nơi hội tụ, tập trung trình độ cao về khoa học kĩ thuật, khả năng sản xuất lớn, công
việc làm nhiều, văn hóa khoa học vượt trội những nơi khác trong vùng. Hệ thống đô
thị luôn giữ vai trò trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị, nơi có tiềm năng, tiềm lực lớn về kinh
tế, tạo ra hầu hết các chỉ số kinh tế, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 12,6%
và đóng góp 70% GDP vào nền kinh tế quốc dân góp phần phát triển nền kinh tế trong
cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị loại đặc biệt) là trung tâm kinh tế của
đất nước, đóng góp khoảng 30% tổng thu nhập kinh tế của cả nước và 46% vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Hà Nội ngoài vị thế thủ đô, còn là trung tâm kinh tế và công
nghệ cao của đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 28% hàng năm so với cả
nước. Cần Thơ có vị trí ngày càng quan trọng là trung tâm kinh tế của vùng, giữ vai trò
đầu não về tăng trưởng và mở rộng tiềm năng kinh tế của vùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm là 15,5% 5 so với cả nước. Do đó, kinh tế đô thị có sức ảnh hưởng lớn
đến nền kinh tế cả nước.
- Đô thị còn là nơi đầu mối giao thông quan trọng của vùng, nơi qui tụ, đón
tiếp, gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng..., nơi diễn ra các cuộc hội thảo, hội chợ,
mittinh. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không, đường thủy…được đầu
tư xây dựng và thông suốt như: Thành phố Hồ Chí Minh về vận tải thủy chiếm một tỷ
lệ quan trọng: đường biển chiếm khoảng 29%, đường sông chiếm khoảng 20%, đường
bộ chiếm khoảng 44%, giao thông đường hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất là phi
trường lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và công suất nhà ga 6. Ngoài ra, hệ thống giao
5

Tăng trưởng kinh tế Cần Thơ, [cập nhật 18/8/2010]
6
Kinh tế văn hóa song hành, [cập
nhật 14/10/2009]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
11


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
thông thuận lợi, tạo điều kiện cho các nhà máy, công ty, xí nghiệp ở đô thị phát triển
ngày càng mạnh hơn trong việc tập trung nguyên liệu để chế biến, trung chuyển, mua
bán hàng hóa dễ dàng, thuận lợi cho việc cung cấp lương thực, thực phẩm, dịch vụ
thương mại... cho các tỉnh lân cận và cả nước. Đồng thời thực hiện mậu dịch với các
nước trên thế giới: hiện nay thành phố Cần Thơ có quan hệ xuất nhập khẩu với gần 80
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Asean, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu,
Châu Phi, Bắc Mỹ...7
- Đô thị là nơi tập trung dân cư cao, mức sống tiện nghi và đầy đủ hơn nên đòi
hỏi mạng lưới các công trình dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt phong phú, đa
dạng, trong đó giáo dục, y tế chiếm vị trí quan trọng. Về giáo dục, điển hình như ở Hà
Nội là trung tâm giáo dục và đạo tạo trọng điểm của vùng, ngoài ra còn là trung tâm
giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường Tiểu học, 581 trường
Trung học cơ sở và 186 trường Trung học phổ thông, với 982.579 học sinh. Các
trường trung học chuyên nghiệp là nơi hội tụ nhiều học sinh không chỉ ở Hà Nội mà
còn của toàn Việt Nam. Trên địa bàn Hà Nội có 50 trường Đại học, Cao đẳng. Về y tế,
theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2009, thành phố Hà Nội có 651
cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh viện, 29
phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở y tế Hà Nội là
10.066 giường, chiếm khoảng 1/20 số giường bệnh trên toàn quốc, tập trung chủ yếu là
ở nội ô thành phố8.
- Ngoài ra, đô thị là bộ mặt văn hóa của đất nước, tiềm ẩn bên trong nó tiềm
năng du lịch là các công trình, kiến trúc mang đậm nét truyền thống và hiện đại. Vì
vậy, đô thị có vị trí chủ đạo trong việc điều phối, hướng dẫn du lịch, là chiếc cầu nối
để du khách đến mọi miền đất nước. Ở Hà Nội, trong nội ô, cùng với các công trình
kiến trúc, Hà Nội sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng nhất Việt Nam. Do đó Thủ đô

có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông
qua các sân khấu dân gian và các làng nghề truyền thống. Năm 2007 Hà Nội đón 1,1
triệu lược khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách đến Hà Nội
thì có đến 1,3 lượt khách nước ngoài 9.
- Bên cạnh đó, đô thị có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ngân sách Nhà
nước. Ngân sách đô thị chiếm tỷ trọng lớn, thu trên 60% và chi trên 40% ngân sách
Nhà nước. Theo dự đoán, một vài năm tới đô thị sẽ tăng nguồn thu ngân sách từ 60%
7

Thành phố Cần Thơ tiềm năng phát triển,
[cập
nhật 9/02/2011]
8
Giáo dục tại Hà Nội, />9
Du lịch Hà Nội, />
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
12


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
lên 70% ngân sách quốc gia. Ở Cần Thơ, tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ
đồng đến năm 2010 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố được 6.110 tỷ đồng.
Trong đó, đóng góp vào ngân sách Trung ương dự toán đạt 97,32% dự toán Trung
ương giao đóng góp vào ngân sách Trung ương và đạt 87,86% dự toán của thành
phố.10
Đô thị với những vị trí quan trọng như trên, đã tạo tiền đề phục vụ mục tiêu
kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của một quốc gia. Vì thế, trong giai
đoạn hiện nay Nhà nước ta đang có chính sách phát triển quá trình đô thị hóa, làm biến

đổi các khu vực lãnh thổ chưa là đô thị trở thành đô thị và phát triển mạnh mẽ hơn
những nơi đã là đô thị, đây là một quá trình tập trung dân số vào các đô thị, hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư, trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Việc tập
trung dân cư vào các đô thị, mở rộng mạng lưới đô thị trên quy mô lớn đến các vùng
ngoại ô nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển
thương mại và giao lưu quốc tế. Quá trình đô thị hóa gắn liền với nhu cầu phát triển
lực lượng sản xuất, thay đổi hình thái quan hệ xã hội với tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Sự phát triển đô thị, một mặt mở rộng quy mô, số lượng dân số, mặt khác gắn liền với
những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng và dịch vụ.
Như vậy, quá trình đô thị hóa làm tiền đề để phát triển đô thị, dần dần giảm bớt
sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại, càng tiến sâu vào hội
nhập quốc tế, người dân nông thôn cần phải giữ gìn và không làm mất đi bản sắc văn
hóa nông thôn, tránh tình trạng để đô thị lan tỏa và phát triển vô hạn định. Giữ lại được
bản sắc nông thôn sẽ mang lại rất nhiều cái lợi: bên cạnh có môi trường sản xuất nông
nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong xuất khẩu, môi trường nghỉ ngơi, vùng ven đô là
môi trường giáo dục giúp thế hệ trẻ hiểu biết về nông thôn, về truyền thống văn hóa
dân tộc mình. Do đó, khi tiếp xúc với công nghệ hiện đại, trình độ dân trí ngày càng
được nâng cao, người dân nông thôn cần chủ động sáng tạo trong việc phát huy truyền
thống cha ông để lại, cũng như những nhân tố tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ,
gìn giữ các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc trước tác động của nền kinh tế thị trường. Do đó, mục đích quá trình đô thị hóa là
xây dựng nông thôn trở nên giàu có, văn minh, đồng thời vẫn bảo lưu được những nét
truyền thống tốt đẹp.

10

Sở tài chính thành phố, [cập nhật
12/12/2010]


GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
13


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của hệ thống đô thị diễn ra một cách
mạnh mẽ, đặc biệt 10 năm trở lại đây. Năm 2000 nước ta có khoảng 649 đô thị và năm
2003 là 656 đô thị, dân số 23.5%; năm 2007 có khoảng 729 đô thị (tỉ lệ đô thị hóa xắp
xỉ 27%); tính đến năm 2009 cả nước có khoảng 753 đô thị các loại (tỷ lệ đô thị hóa
khoảng 30%). Trong đó, có 5 thành phố thuộc Trung ương, trên 30 thành phố trực
thuộc tỉnh, 60 thị xã và trên 500 thị trấn. Đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm
quốc gia gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng… Các
đô thị trung tâm liên tỉnh, gồm các loại thành phố: Biên Hòa, Thái Nguyên, Việt Trì,
Hạ Long... Các đô thị trung tâm gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm
hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch – dịch vụ, đầu mối giao thông và các đô
thị trung tâm huyện, trung tâm cụm khu dân cư nông thôn và các đô thị mới. Nhìn
chung, các đô thị nước ta đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đảm
nhiệm được vai trò trung tâm phát triển công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thương
mại và dịch vụ, trung tâm văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí và nguồn nhân lực, bảo
đảm quốc phòng, an ninh và đóng góp vào ngân sách Nhà nước11.
1.2. Các vấn đề về tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam hiện nay
1.2.1. Tội phạm trật tự xã hội theo Bộ luật hình sự (BLHS)
Theo Điều 8 khoản 1 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp

của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Khái niệm tội phạm theo luật hình sự (khoản 1 Điều 8) “có tính khoa học, thể
hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm”12. Khái niệm này không
những là cơ sở khoa học cho việc thống nhất, xác định tội phạm cụ thể ở phần tội
phạm mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy
định về từng tội phạm cụ thể. Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là hành vi của con
người, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Như vậy,
những ý nghĩ hay những tư tưởng của con người dù lệch lạc đến đâu thì cũng không
phải là tội phạm nếu nó chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi.
11

Đô thị hóa và xây dựng văn hóa đô thị Việt Nam hiện đại,
/>12
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, NXB Chính Trị Quốc Gia 2008, tr 32

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
14


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Từ khái niệm tội phạm theo luật hình sự hiện hành có thể rút ra khái niệm tội
phạm mang tính tổng quát: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái
phái luật hình sự và phải chịu hình phạt.”13
- Tính nguy hiểm cho xã hội: là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định
những dấu hiệu khác của tội phạm, bởi vì những hành vi quy định trong luật hình sự là
tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì có tính nguy hiểm. Nguy hiểm cho xã hội

là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ, đó là những quan hệ xã hội quy định Khoản 1 Điều 8 BLHS.
- Tính trái pháp luật hình sự: là thực hiện hành vi phạm tội trái với quy định
của BLHS, làm một việc mà BLHS cấm làm hoặc không làm một việc mà BLHS buộc
phải làm. Theo luật hình sự Việt Nam “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS.”(khoản 1 Điều 8), “… chỉ những người nào phạm tội đã
được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2).
- Tính có lỗi: Theo quan điểm thống nhất của lý luận luật hình sự: “lỗi là thái
độ chủ quan của một hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, đối với một hậu quả của
hành vi đó thực hiện dưới dạng vô ý hoặc cố ý”14. Về mặt chủ quan, hành vi phạm tội
đó phải được kiểm soát bởi ý thức và ý chí của người thực hiện nó. Vì vậy, một người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể chịu hình phạt khi hành vi đó có tính
lỗi. Có nghĩa là một hành vi bị coi là tội phạm khi về mặt khách quan đã gây ra hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, về mặt chủ
quan là có tính lỗi (hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể
trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự phù hợp với yêu cầu của xã
hội.)
- Tính chịu trách nhiệm hình phạt: hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất do Tòa án quyết định đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Biện pháp
cưỡng chế này chính là việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm
tội, mức độ tước đoạt và hạn chế cũng không như nhau mà tùy thuộc vào tính chất và
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội. Chỉ có hành vi
được coi là tội phạm thì mới chịu hình phạt và hình phạt do Nhà nước quy định trong
BLHS và chỉ có Tòa án mới có quyền quyết định đối với người phạm tội.
Như vậy, theo luật hình sự hiện hành tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật
bảo vệ, bao gồm các nhóm tội sau:

13
14


Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2008, tr.67
Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình sự 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2008, tr.73

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
15


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
+ Chương XII: Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người, các tội này xâm phạm đến quyền sống và quyền được bảo hộ về sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
+ Chương XIII: Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội
này xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân như: quyền tự do về thân thể,
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí mật hoặc an toàn về thư tín....
+ Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu, các tội này xâm phạm đến khách
thể là những quan hệ sở hữu là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ sở hữu và gây thiệt hại này phải phản ánh được đầy đủ bản chất của hành
vi đó. Đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu là những tài sản thuộc sở hữu nhà
nước, của tập thể và của công dân....
+ Chương XV: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, các tội này không
chỉ xâm phạm đến chế độ hôn nhân gia đình nói chung, mà một số trường hợp còn trực
tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con
người.
+ Chương XIX: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, các
tội này xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: là an toàn trong các lĩnh vực
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hành không....
+ Chương XX: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội này xâm

phạm trật tự trong quản lý của các cơ quan Nhà nước, đối với các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội
+ Chương XXII: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội này xâm phạm
đến hoạt động tư pháp là các quan hệ trong lĩnh vực điều tra, truy tố xét xử và thi hành
án, nhằm đảm bảo cho công tác này thực hiện đúng chức năng và nhiêm vụ của mình.
Từ khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự, có thể khái niệm tội phạm trật tự
xã hội ở đô thị : Tội phạm trật tự xã hội ở đô thị là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý xâm phạm các khách thể mà luật hình sự bảo vệ, xảy
ra trong một khoảng thời gian và một địa bàn đô thị cụ thể.
1.2.2. Thực trạng tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn
hiện nay
1.2.2.1. Số liệu thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội ở các đô thị
Mặc dù, tội phạm trật tự xã hội bao gồm nhiều khách thể được luật Hình sự bảo
vệ. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình trật tự xã hội ở các đô thị Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, theo thống kê của phòng cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
16


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
xã hội ở các đô thị chỉ xảy ra phổ biến ở một số tội cụ thể: trộm cắp, cướp, cướp giật,
giết người, hiếp dâm...
 Thành phố Hồ Chí Minh:
Bảng 1: Số liệu thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh 2008 - 2010
Tổng số vụ án xảy ra


So sánh
2008 - 2009

STT
1

Tăng

2009 -2010

Giảm

Tỷ lệ
(%)

Tăng

Giảm

Tỷ lệ
(%)

Tội danh

2008

2009

2010


Giết người

168

104

150

64

38.09

46

44.23

353

303

354

50

14.16

51

16.83


Cố ý gây
2

thương tích

3

Giao cấu

14

29

27

15

107.1
4

4

Hiếp dâm

41

42

39


1

2.44

41

35

2

6.89

3

7.14

6

14.63

20

4.85

Chống người
5

THCV


41

6

Mua bán trẻ
em

1

7

Cướp tài sản

346

412

392

8

Cưỡng đoạt

48

42

50

6


12.5

9

Cướp giật

1682

1546

1375

136

8.09

4

6

11

253

197

242

56


1
66

100
19.08
8

19.05
171

11.06

Bắt người
10

trái PL

11

Lừa đảo,
Lạm dụng

2

50

5

9.43


45

22.84

Trộm cắp tài
12

sản

3899

3512

3075

387

9.93

13

Khác

124

109

119


15

12.09

437
10

12.44
9.17

6974 6343 5869
631
9.05
639 10.07
Cộng
Nguồn: Số liệu Công an nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – phòng cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội cung cấp (phụ lục 3)

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
17


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Biểu đồ 1: Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 - 2010

Tổng số vụ án xảy ra


Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm
thành phố Hồ Chí Minh 2008 - 2010 (vụ/năm )

7200
7000
6800
6600
6400
6200
6000
5800
5600
5400
5200

6974

6343
5869

2008

2009

2010

Năm

Qua biểu đồ thống kê chung về tình hình trật tự xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
2008 – 2010 cho thấy tình hình tội phạm giảm. Tuy nhiên, số vụ án giảm hàng năm

chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu tội phạm, tỉ lệ giảm này thấp dần; năm 2008 – 2009
giảm 631 vụ, chiếm khoảng 9.04%; 2009 – 2010 giảm 474 vụ, chiếm khoảng 7.47%.
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm trật tự xã hội cụ thể từ năm 2008 - 2010
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể
thành phố Hồ Chí Minh 2009 (%)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể
thành phố Hồ Chí Minh 2008 (%)
2%
2%

0%
5%

1%
1%
0%

Giết người
Cố ý gây thương tích
Giao cấu
Hiếp dâm
Chống người THCV
Mua bán trẻ em
Cướp tài sản
Cưỡng đoạt
Cướp giật
Bắt người trái PL
Lừa đảo, Lạm dụng
Trộm cắp tài sản

Khác

5%

55%

1%

23%

1%
4%

2%
2%

0%
5%

1%
1%
0%

54%

6%
1%

24%


0%
4%

Giết người
Cố ý gây thương tích
Giao cấu
Hiếp dâm
Chống người THCV
Mua bán trẻ em
Cướp tài sản
Cưỡng đoạt
Cướp giật
Bắt người trái PL
Lừa đảo, Lạm dụng
Trộm cắp tài sản
Khác

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể
thành phố Hồ Chí Minh 2010 (%)

2%

2%

0%
6%

1%
1%
0%

7%

55%

1%

22%

0%
3%

Giết người
Cố ý gây thương tích
Giao cấu
Hiếp dâm
Chống người THCV
Mua bán trẻ em
Cướp tài sản
Cưỡng đoạt
Cướp giật
Bắt người trái PL
Lừa đảo, Lạm dụng
Trộm cắp tài sản
Khác

Tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ chỉ mang tính chất tương đối, tỉ lệ phần trăm thống
kê mỗi loại tội được thống kê ở phụ lục 1 (bảng 1).

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
18


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Số liệu thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội các loại tội cụ thể ở thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2008 – 2010, có một số tội tỉ lệ án tăng liên tục: giao cấu, bắt
người trái pháp luật..., một số tội khác xảy ra tăng giảm không điều như tội giết người
năm 2008 – 2009: giảm 38.09 %, năm 2009 – 2010: tăng 44.23%; cố ý gây thương
tích năm 2008 – 2009: giảm 14.16%, 2009 – 2010: tăng 16.83%; cướp tài sản năm
2008 – 2009: tăng 19.08%, 2009 – 2010: giảm 4.85%;.... Trong đó, nhóm tội phạm
chiếm tỉ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản trên 50% mỗi năm (trung bình chiếm
khoảng 55.55%), tiếp theo là tội cướp giật tài sản (trung bình chiếm 23.97%), tội cướp
tài sản (trung bình chiếm 6.04%), cố ý gây thương tích (trung bình chiếm 5.29%).
Tổng số vụ án giảm nhưng tỉ lệ xảy ra của các loại tộinày vẫn chiếm một tỉ lệ cao.
 Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở Thủ đô Hà Nội từ năm 2008- 2010
Trong năm 2008 phòng Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14),
công an thành phố Hà Nội, trên địa bàn xảy ra 5.883 vụ phạm pháp hình sự, giảm 496
vụ so với năm 2007 (chiếm 7,7%). Lực lượng điều tra hình sự của Hà Nội đã khám
phá 4.164 vụ, đạt tỷ lệ gần 71%. Theo thống kê trên địa bàn xảy ra 267 vụ án mạng
tính chất trọng án, giảm 54 vụ so với năm 2007. Cũng theo thống kê cho thấy, trong
năm 2008, Hà Nội một số loại tội phạm hình sự vẫn có diễn biến phức tạp, như chống
người thi hành công vụ tăng, cố ý gây thương tích tăng 5,7 %. Các vụ trộm cắp, cướp
giật tài sản diễn ra phức tạp và vẫn xảy ra nhiều, hành vi ngày càng nguy hiểm. Các vụ
phạm pháp hình sự ở Hà Nội chủ yếu xảy ra chủ yếu tai quận Đống Đa, Hai Bà
Trưng, Hoàn Kiếm và Huyện Từ Liêm15.
Theo thống kê năm 2009 Hà Nội xảy ra 5.641 vụ, đến năm 2010 trên toàn thành
phố Hà Nội xảy ra 5.709 vụ phạm pháp hình sự (tăng 68 vụ so với năm 2009) nhưng
trọng án lại giảm hơn 50 vụ so với cùng kỳ năm ngoái, xảy ra 289 vụ, làm 103 người
chết, 1.076 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 35 tỷ đồng, chủ yếu là ở các tội

trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người ngày càng nguy hiểm hiện nay.... Đã điều tra
khám phá được 4.142 vụ, bắt 6.254 đối tượng phạm pháp hình sự (chiếm 72,6%);
khám phá 264 vụ trọng án, bắt 528 đối tượng (đạt tỷ lệ 91,3%), bắt 973 đối tượng có
lệnh truy nã; triệt phá 1.117 ổ nhóm, bắt 3.324 đối tượng lưu manh chuyên nghiệp;
1.033 ổ nhóm, 5.552 đối tượng hoạt động cờ bạc; 156 ổ nhóm, bắt 742 đối tượng hoạt
động mại dâm (xử lý hình sự 151 vụ, 182 đối tượng) 16.

15

Hà Nội, Phạm pháp hình sự giảm nhưng cướp giật vẫn tăng,
[cập nhật ngày 30/12/2008]
16
Trên 5.700 vụ phạm pháp ở Hà Nội,
[cập nhật ngày 06/01/2011]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
19


Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Biểu đồ 3: Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội
thành phố Hà Nội từ năm 2008 - 2010

Tổng số vụ án xảy ra

Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm
thành phố Hà Nội 2008 - 2010 (vụ/năm )


5950
5900
5850
5800
5750
5700
5650
5600
5550
5500

5883
5790
5641

2008

2009

2010

Năm

Mặc dù, thống kê chưa được đầy đủ, chỉ có số liệu thống kê chung về tình hình
tội phạm trật tự xã hội, nhưng qua đó nó vẫn thể hiện được tính phức tạp của loại tội
phạm này trong giai đoạn hiện nay. Qua biểu đồ cho ta thấy tình hình tội phạm ở Hà
Nội từ năm 2008 – 2010 tăng giảm không điều, nhìn chung số tội phạm về trật tự xã
hội ở thành phố Hà Nội giảm: năm 2008 – 2009 giảm 242 vụ chiếm khoảng 4.11%;
năm 2009 – 2010 tăng 68 vụ, chiếm khoảng 1.20%. Tuy nhiên, số án chung về tình
hình trật tự xã hội ở đô thị vẫn còn xảy ra, số vụ án xảy ra ở Hà Nội với hành vi ngày

càng nguy hiểm.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Phạm Thị Yến Nhi
20


×