Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn ngữ văn ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường trung học phổ thông long mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.69 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ KIM MIỀN

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ DẠY HỌC HỢP TÁC MÔN
NGỮ VĂN Ở CÁC LỚP 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6
TRƯỜNG THPT LONG MỸ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN MINH CHÍNH

Cần Thơ, 05 - 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Các kí hiệu được sử dụng trong luận văn
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích, yêu cầu của đề tài
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài
V. Phương pháp nghiên cứu đề tài

B. Nội dung chính
Chương I. Vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở trường PT
I. Thế nào là hình thức thảo luận nhóm?


II. Mục tiêu, yêu cầu của vấn đề thảo luận nhóm
1. Mục tiêu của vấn đề thảo luận nhóm
2. Yêu cầu của vấn đề thảo luận nhóm
III. Loại hình nhóm và cách chia nhóm
1. Loại hình nhóm
1.1. Loại hình nhóm làm việc theo cặp 2 HS
1.2. Loại hình nhóm làm việc theo nhóm 4 – 5 HS
1.3. Loại hình nhóm ghép 2 lần
1.4. Loại hình nhóm kim tự tháp
1.5. Loại hình nhóm hoạt động trà trộn
2. Cách chia nhóm
IV. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm
V. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm
1. Yêu cầu của bài tập
1.1. Nội dung
1.2. Hình thức
2. Cách thiết kế bài tập thảo luận nhóm


3. Các dạng bài tập thảo luận nhóm
3.1. Dạng bài tập định hướng bài học
3.2. Dạng bài tập khám phá kiến thức mới
3.3. Dạng bài tập củng cố, ôn tập kiến thức
VI. Vai trò, nhiệm vụ của GV trong thảo luận nhóm
VII. Tác dụng của thảo luận nhóm
1. Đối với GV
2. Đối với HS
VIII. Ưu điểm và hạn chế của vấn đề dạy học hợp tác ở trường PT
1. Ưu điểm
2. Hạn chế


Chương II. Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các lớp
10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ
I. Dự giờ và nhận xét
1. Biên bản dự giờ
1.1. Bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ
1.2. “Luyện tập đọc – hiểu văn bản”
1.3. Bài tác gia “Nguyễn Du”
1.4. Bài “Về luân lí xã hội ở nước ta” (trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) – Phan
Châu Trinh
2. Nhận xét từng tiết dự
II. Ý kiến HS thông qua phiếu thăm dò về vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các
lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ
III. Ý kiến của BGH, GV về vấn đề dạy học hợp tác ở trường THPT Long Mỹ
IV. Thực tế của bản thân về việc tổ chức dạy học hợp tác trong đợt thực tập Sư phạm.
V. Nhận xét chung
1. Nhận xét về vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các lớp 10XH1, 10XH2,
10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ
2. Những khó khăn và hạn chế của vấn đề dạy học hợp tác ở các lớp 10XH1,
10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ


C. Kết luận
Hình ảnh và cá phiếu thăm dò của HS về vấn đề dạy học hợp tác
môn Ngữ Văn.
Tài liệu tham khảo
Mục lục


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Để truyền đạt những kiến thức cho HS thì GV phổ thông hiện nay thường sử dụng
các phương pháp dạy học như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp giải thích và trình
diễn, phương pháp vấn đáp và kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp thảo luận trên lớp,
phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ (còn gọi là phương pháp dạy học hợp tác)… Trong
đó phương pháp thảo luận nhóm (còn gọi là phương pháp dạy học hợp tác) là một trong
số phương pháp dạy học tích cực nhất hiện nay. Phương pháp thảo luận nhóm có khả
năng phát huy cao độ tính tự giác độc lập, sáng tạo ở người học, giúp HS khám phá kiến
thức mới. Với hình thức dạy học này, người học thực sự trở thành trung tâm giờ học, còn
người dạy đóng vai trò hướng dẫn, định hướng.
Phương pháp thảo luận nhóm có thể áp dụng hầu hết các môn học, trong đó có
môn Ngữ Văn, và cũng đã có nhiều tài liệu nói về phương pháp dạy học hợp tác môn Ngữ
Văn như quyển “Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ Văn” của Tiến sĩ Nguuyễn
Thị Hồng Nam. Với hình thức dạy học thảo luận nhóm thì giờ học Ngữ Văn sẽ thành
công hơn. Các em HS trong lớp sẽ cùng nhau hợp tác, chia sẻ, bổ sung kiến thức cho
nhau. Việc học như thế chẳng những giúp HS tiếp thu kiến thức mới mà còn tạo cho
không khí lớp thêm sinh động, hấp dẫn, không nhàm chán, vì HS có thể tự mình tìm tòi
khám phá kiến thức. Và đặc biệt có sự tác động qua lại từ hai phía giữa thầy và trò. Muốn
có một giờ học thành công thì giáo viên phải thiết kế bài tập thảo luận cho tốt, và phân
chia nhóm cũng như thời gian thảo luận nhóm cho phù hợp. Với phương pháp thảo luận
nhóm thì HS sẽ học tích cực hơn, tư duy hơn, đồng thời giúp HS nhút nhát cũng có thể
nêu được quan điểm ý kiến của mình về vấn đề đặt ra.
Hiện nay, những vấn đề về phương pháp và đổi mới phương pháp được xem là một
yêu cầu bức thiết trong nhà trường. Do đó, phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học
Ngữ Văn là một trong những phương pháp quan trọng trong quá trình dạy học theo
phương pháp dạy học hiện đại hiện nay. Việc thiết kế câu hỏi, bài tập thảo luận cho nhóm,
cho HS thì cũng khá khó khăn. Vì vậy, GV phải làm sao tạo ra môi trường giáo dục cho
phù hợp.



Vì những lý do trên, và vì sau này tôi cũng sẽ là một GV đứng lớp, và tôi nhận
thấy rằng đây là một hình thức dạy học tích cực, rất cần và phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa hiện nay, nên tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ
Văn ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ để làm luận văn.
Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy học
hợp tác để làm hành trang cho tôi sau này khi về trường phổ thông làm công tác giảng
dạy. Đồng thời đây cũng là cơ hội để thử thách khả năng tìm tòi, nghiên cứu của tôi.

II. Lịch sử vấn đề
Hiện nay Giáo dục nói chung và phương pháp giảng dạy nói riêng đang chịu sự tác
động của các xu thế mới như: Toàn cầu hóa, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ… Do
vậy trong những thập kỹ gần đây, cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học,
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng hướng vào người học nhằm đào tạo
thế hệ trẻ ra đời sau này thích ứng với môi trường luôn luôn biến động, đáp ứng sự phát
triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
tình hình đó, các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới là các nước đi đầu trong
chương trình cải tiến dạy học. Ở Việt Nam hiện nay cũng đang bước vào quá trình cải
cách Giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cũng được Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc
đến trong quyển “Văn học giáo dục thế kỷ XXI” – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, do Phan Trọng Luận chủ biên “Chúng ta đang tiến hành một cuộc thay đổi triệt để về
phương pháp đào tạo trong nhà trường. [10; tr. 182]
Và ông cũng có lời dặn dò “Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội
dung giảng dạy, anh dạy thế nào giúp cho học trò, người sinh viên có khả năng độc lập
suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải chỉ giúp cho
họ có trí nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là phải giúp cho họ phát triển trí thông minh,
sáng tạo…”
Trong báo cáo chính trị đại hội Đảng lần thứ IX vào tháng 4 năm 2011 đã nêu rõ
“phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm… Phát huy
nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển



Giáo dục – Đào tạo, khoa học – công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực phát triển
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Trong các phương pháp dạy học hiện đại hiện nay thì hình thức dạy học hợp tác
(dạy học thảo luận nhóm) được thống nhất đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong giảng
dạy và học tập giữa thầy và trò. Trong bối cảnh chung của thế giới, những năm gần đây ở
Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu tập chung vào vấn đề học nhóm.
Nếu trước đây Giáo dục ở Việt Nam dạy theo phương pháp truyền thống, lấy GV
làm trung tâm thì ngày nay HS đã giữ vai trò trung tâm trong dạy học. Trong dạy học lấy
HS làm trung tâm điều quan tâm trước hết là chuẩn bị cho HS “thích ứng” với đời sống xã
hội, tôn trọng mục đích, nhu cầu, khả năng, hứng thú, lợi ích học tập của HS.
Đề tài “Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các lớp 10XH1, 10XH2,
10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ” do tôi đảm nhận là một đề tài khá mới mẻ. Nói
như vậy, không có nghĩa là chưa có nhà nghiên cứu nào nói về vấn đề dạy học hợp tác ở
trường THPT. Nhưng đến nay tôi chưa tìm được đề tài nào tương tự như vậy, bên cạnh
đó, trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu thì tôi đã tìm thấy một số đề tài nghiên cứu vấn đề
dạy học thảo luận nhóm. Nghe có vẻ như có mâu thuẫn ở đây, tuy là cả hai đều nghiên
cứu về vấn đề dạy học thảo luận nhóm, nhưng đề tài của tôi là tìm hiểu vấn đề dạy học ở
các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ, còn các đề tài khác thì
chủ yếu là lý thuyết hay dựa vào đó mà thiết kế các bài tập thảo luận nhóm cho một số bài
học trong SGK.
Về vấn đề thiết kế bài tập thảo luận nhóm cho một số bài học trong SGK thì tôi đã
tìm được nhiều cuốn luận văn nghiên cứu về đề tài này chẳng hạn như cuốn luận văn
“Thiết kế bài tập thảo luận nhóm cho một số bài học trong SGK Ngữ văn 10 (Sách thí
điểm – Ban KHXH và Nhân văn bộ 1) – Do sinh viên Dương Thị Thủy, Khoa Sư phạm
trường Đại học Cần Thơ thực hiện vào năm 2006. Đề tài này gồm có ba phần chính: Phần
mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương I. Tìm hiểu chương trình SGK Ngữ Văn 10 thí điểm - Ban KHXH và

Nhân văn (bộ 1).
Chượng II. Cơ sở lý luận của thảo luận nhóm.


Chương III. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm cho một số bài học trong SGK Ngữ
Văn 10 (Sách thí điểm - Ban KHXH và Nhân văn bộ 1).
Cuốn luận văn “Tổ chức dạy học nhóm trong dạy học Ngữ Văn PTTH” do sinh
viên Hồng Thị Cẩm Em, Khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ thực hiện vào năm
2003. Đề tài này gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung gồm hai chương:
Chương I. Lý thuyết chung về thảo luận nhóm.
Chương II. Tổ chức dạy học nhóm trong dạy học Ngữ văn.
Ngoài ra tôi còn tìm được một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác như:
Trong cuốn kỷ yếu “Hội nghị khoa học tổng kết 5 năm (1997 - 2002) đổi mới
phương pháp dạy học” của trường Đại học Cần Thơ, Ts. Nguyễn Thị Hồng Nam cũng có
bài “Vận dụng dạy học khám phá và thảo luận nhóm vào dạy học văn ở trường Đại học”
cũng dã viết về vấn đề dạy học thảo luận nhóm. Và vấn đề này cũng được Ts. Nguyễn Thị
Hồng Nam bổ sung hoàn chỉnh trong chuyên đề “ Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học
Ngữ văn”.
Trong quyển “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” - Nhà xuất bản
Đại học Sư Phạm, do Phan Trọng Ngọ chủ biên, trong phần thứ hai “Các phương pháp
dạy học trong nhà trường hiện nay” ông đã viết “Thảo luận theo nhóm nhỏ là sự phát triển
của phương pháp thảo luận trên lớp ngày càng được sử dụng phổ biến trong dạy học” [13;
tr. 223] và ông đã đề cập đến vấn đề thảo luận nhóm nhỏ trong phần “Phương pháp thảo
luận theo nhóm nhỏ”
Trong quyển “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giao khoa” Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Trần Bá Hoành cũng viết về phương pháp thảo luận nhóm
như:
- Cách chia nhóm.
- Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu đã được ghi nhận là khá hoàn chỉnh.

Trong đề tài này, tôi chỉ chọn lọc trích dẫn một số ý kiến, quan điểm của một số tác giả
với mục đích là áp dụng phương pháp này vào việc dạy Ngữ Văn ở trường PTTH tốt hơn.


III. Mục đích, yêu cầu của đề tài
Tôi thực hiện đề tài này là để đi sâu tìm hiểu, khảo sát vấn đề dạy học hợp tác môn
Ngữ Văn ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ. Và thông
qua đó nhận thấy được những điểm mạnh cũng như hạn chế, thiếu sót trong quá trình dạy
học hợp tác môn Ngữ Văn ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT
Long Mỹ từ đó rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.
Yêu của đề tài này là phải tìm hiểu kỹ lý thuyết về cách tổ chức dạy học hợp tác
trong trường THPT. Sau đó phải thực tế khảo sát vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn
của GV và HS ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ. Từ đó
rút ra nhận xét của bản thân. Để thực hiện được đề tài này thì người thực hiện phải siêng
năng tìm hiểu và có tinh thần học hỏi nghiêm chỉnh trong quá trình thực hiện đề tài. Và
phải có mối quan hệ tốt với GV và HS ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường
THPT Long Mỹ, qua đó trao đổi với GV và HS về vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn.
Khi thực hiện đề tài này cần phải thấy được những khó khăn để có biện pháp khắc phục
hiệu quả.

IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là GV và HS ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3,
11TN6 trường THPT Long Mỹ.
Do đề tài là “Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các lớp 10XH1,
10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ” cho nên phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ
bó hẹp trong bộ môn Ngữ Văn, cụ thể là ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6
trường THPT Long Mỹ mà không nghiên cứu đến các môn học khác.
Và để có một cái nhìn chính xác hơn về vấn đề thì tôi cũng trao đổi thêm với BGH,
GV và HS ở các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ và thực tế
giảng dạy của bản thân.


V. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nhằm
phục vụ cho đề tài, chủ yếu là các phương pháp như: tìm tòi, nghiên cứu tài liệu về vấn đề
dạy học hợp tác, khảo sát thực tế qua các buổi dự giờ, trao đổi với BGH, GV và HS về
vấn đề dạy học hợp tác ở trường THPT nói chung và các lớp 10XH1, 10XH2, 10XH3,


11TN6 trường THPT Long MỸ nói riêng. Đồng thời sử dụng phiếu thăm dò để tìm hiểu
khả năng tiếp nhận của HS qua các phương pháp giảng dạy của GV môn Ngữ Văn mà chủ
yếu là phương pháp dạy học hợp tác, để từ đó thấy được thái độ của HS đối với phương
pháp dạy học của GV dạy môn Ngữ Văn lớp mình, và sự yêu, ghét của HS ở các lớp
10XH1, 10XH2, 10XH3, 11TN6 trường THPT Long Mỹ đối với môn Ngữ Văn, cũng như
GV giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó tôi thống kê, phân tích đối chiếu, so sánh và cuối
cùng tổng hợp lại làm sáng tỏ các vấn đề và có cách giải quyết phù hợp.
Trên đây là những phương pháp chính được tôi sử dụng thường xuyên trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.


B. NỘI DUNG CHÍNH
Chương I. Vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở trường PT
I. Thế nào là hình thức thảo luận nhóm?
Hiện nay, ngành Giáo dục đang đổi mới theo hướng HS làm trung tâm trong quá
trình dạy học. Vì vậy, cách tổ chức học hợp tác là đi đúng hướng qui định đó. Hình thức
dạy học hợp tác đã có lâu ở các nước có nền Giáo dục phát triển. Ở Việt Nam mới đưa
vào sử dụng khoảng vài năm nay, với hình thức này vẫn còn mới nên thường gặp những
khó khăn nhất định, GV và HS chưa quen. Tuy đó là một hình thức còn mới mẽ nhưng
cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề dạy học hợp tác, và họ đã đưa ra những khái
niệm khá tương đồng về dạy học hợp tác.
Trong quyển “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” của Phan Trọng

Ngọ, ông đã đưa ra khái niệm về dạy học thảo luận nhóm trong chương 6 “Nhóm phương
pháp trao đổi” trong phần hai “Các phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay”:
“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó lớp học được chia thành những nhóm
nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ
thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”. [23; tr. 223]
Trong giáo trình “Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ Văn” của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Hồng Nam đã đưa ra nhận định hoàn chỉnh về hình thức thảo luận nhóm:
“Thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm HS cùng nhau
giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của
GV. Mỗi HS tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp và tích cực vào quá trình học tập và sẽ
tạo nên môi trường giao tiếp, hợp tác giữa trò – trò, thầy – trò, trong đó vai trò của mỗi
HS như nhau.”
Như vậy, hình thức thảo luận nhóm là “các nhóm nhỏ HS cùng nhau nghiên cứu,
giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV đề ra trong thời gian quy định, và từ đó rút ra bài
học dưới sự góp ý của GV”.

II. Mục tiêu, yêu cầu của vấn đề thảo luận nhóm
1. Mục tiêu của vấn đề thảo luận nhóm
Dạy học thảo luận nhóm nhằm:


- Giúp HS cỡi mỡ hơn, rèn luyện kĩ năng trong giao tiếp.
- Trong học hợp tác HS có thể sử dụng kinh nghiệm bản thân để hình thành một
kiến thức mới tốt hơn là kiến thức cũ có từ thầy giáo.
- Khi học hợp tác với bạn bè trong học tập giúp HS ghi nhớ và hiểu kiến thức sâu
hơn.
- Giúp HS nhận ra rằng: ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân vì “Một cây làm
chẳng nên non …”. Qua thảo luận, HS sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời, ý kiến,
quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề.
- Tạo điều kiện cho tất cả HS khá, giỏi, trung bình, yếu có cơ hội tham gia vào các

hoạt động học tập trong lớp.
- Tạo điều kiện để HS phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy.
- Rèn luyện cho HS có thói quen biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Rèn luyện năng lực diễn đạt, tăng cường sự tự tin cho HS.

2. Yêu cầu của vấn đề thảo luận nhóm
Phải biết lập kế hoạch cho nhóm.
Tất cả các thành viên cùng tham gia thực hiện và đánh giá hoạt động của nhóm.
Các thành viên trong nhóm phải phụ thuộc nhau một cách tích cực. Tức là mỗi
thành viên trong nhóm cần phải đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm hoàn thành
nhiệm vụ được giao thì nhiệm vụ chung mới được hoàn thành, nếu một thành viên trong
nhóm không hoàn thành thì cả nhóm bị ảnh hưởng.
Giữa các thành viên trong nhóm phải có sự đối mặt nhau.
Tất cả các thành viên trong nhóm phải cùng nhau hợp tác. Họ cùng nhau giải quyết
nhiệm vụ học tập mà GV đề ra.
Mỗi cá nhân trong nhóm phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, xem đó là nhiệm vụ
của mình.
Tất cả các thành viên trong nhóm phải tăng cường khả năng học tập bằng cách chia
sẻ nguồn tài liệu, kiến thức, động viên, khuyến khích lẫn nhau.
Mỗi thành viên phải có đóng góp ý kiến riêng của mình để hoàn thành nhiệm vụ
của nhóm.


Tất cả các thành viên phải biết ủng hộ và chấp nhận ý kiến của người khác, cho dù
ý kiến đó khác ý kiến của mình.
Từng thành viên trong nhóm (đặc biệt là nhóm trưởng) phải biết cách giải quyết
xung đột giữa các thành viên trong nhóm với tinh thần xây dựng bài.
Cả nhóm chịu trách nhiệm với GV về kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì đòi hỏi GV khi soạn giáo án
phải sáng tạo trong việc thiết kế các tình huống học tập. Trên lớp, GV phải hết sức linh

hoạt trong giờ học để điều khiển lớp học đi đúng hướng.

III. Loại hình nhóm và cách chia nhóm
1. Loại hình nhóm
Có hai loại hình nhóm cơ bản, đó là nhóm cố định và nhóm không cố định
Nhóm cố định: đây là loại hình nhóm HS hoạt động nhóm trong suốt một thời gian
dài từ một tuần đến vài tuần, hoặc là một đề tài lớn cần thời gian chuẩn bị.
Ví dụ: nhóm HS cùng nhau chuẩn bị một bài thuyết trình về văn hóa, xã hội, sưu
tầm tư liệu mẫu vật, tài liệu có liên quan đến một tác gia, tác phẩm trong chương trình,
khảo sát một vấn đề trong thực tế.
Nhóm không cố định: đây là loại hình nhóm HS làm việc từ vài phút cho đến một
tiết học để giải quyết một vấn đề, nhiệm vụ trong giờ học, vấn đề, nhiệm vụ này không
quá phức tạp. Nhóm không cố định có thể được thành lập nhiều lần trong một giờ học để
giải quyết nhiều nhiệm vụ, số lượng thành viên trong nhóm là 3 hay 4, 5 HS tùy thuộc vào
số HS trong lớp. Kiểu nhóm này có ưu điểm là các thành viên trong nhóm luôn được
thường xuyên thay đổi, do vậy HS có cơ hội tiếp xúc thảo luận với tất cả các thành viên
trong lớp học. Trong loại hình nhóm không cố định này GV có thể sử dụng nhiều cách
chia nhóm khác nhau tùy theo nội dung nhiệm vụ giao cho các nhóm và thời lượng của
tiết học. Đó là các nhóm: nhóm 2 HS, nhóm 4, 5 HS, nhóm ghép, nhóm kim tự tháp,
nhóm hoạt động trà trộn.
Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến loại hình nhóm không cố định được sử dụng
trong một tiết học.


1.1. Loại hình nhóm làm việc theo cặp 2 HS
Hai HS ngồi cạnh nhau trong lớp học, có nhiệm vụ giải quyết một tình huống do
GV đưa ra, HS sẽ thu nhận ý kiến một cách tích cực. Bài tập thường ngắn, ít độ phức tạp.
Thời gian thảo luận cho nhóm 2 HS thường là từ 2 đến 3 phút, bài tập đòi hỏi sự hợp tác
giữa hai người thì mới giải quyết được trong thời gian đó.
Với loại hình nhóm 2 HS này thì HS không phải mất thời gian để di chuyển chỗ

ngồi, không mất thời gian chia nhóm, HS có thể thảo luận với nhau một cách dễ dàng.

MÔ HÌNH NHÓM 2 HS
1.2. Loại hình nhóm làm việc theo nhóm 4, 5 HS
GV chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm gầm 4, 5 HS với nhau cùng thảo
luận các bài tập, câu hỏi, tình huống do GV nêu ra. Có hai loại bài tập cho loại hình nhóm
này là: Bài tập dạng hoạt động trao đổi và dạng bài tập hoạt động so sánh. Trong hoạt
động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau
đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết vấn đề của nhóm mình với nhóm khác. Trong hoạt
động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết
khác nhau của các nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau.
Cách chia nhóm 4, 5 HS: ghép HS ở bàn trên và HS ở bàn dưới lại với nhau thành
một nhóm và cùng nhau thảo luận một vấn đề.
Ưu điểm của nhóm 4, 5 HS: HS không cần xáo trộn bàn ghế và không cần phải
mất thời gian để di chuyển chỗ ngồi. Riêng loại hoạt động trao đổi thì thường được sử
dụng cho những bài học có dung lượng kiến thức lớn mà thời gian lại hạn chế.

MÔ HÌNH NHÓM 4, 5 HS


1.3. Loại hình nhóm ghép 2 lần
Trong hình thức ghép nhóm, việc tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Tùy theo
số lượng HS trong lớp mà chia nhóm cho phù hợp.
Cách chia nhóm ghép 2 lần: Trước tiên, GV chia lớp thành nhiều nhóm, sau đó cho
HS đếm số và tất cả các HS cùng số về một nhóm. Giả dụ như ta muốn chia lớp ra thành 5
nhóm, mỗi nhóm gồm 5 thành viên. Ta cho HS đếm số từ 1 đến 5, và chia nhóm theo hình
thức sau: nhóm 1 gồm 5 thành viên mang số 1 (tức là: 1 1 1 1 1); Nhóm 2 gồm 5 thành
viên mang số 2 (tức là 2 2 2 2 2); các nhóm 3, 4, 5 còn lại cũng chia tương tự như vậy.
Mỗi nhóm cùng thảo luận một vấn đề do GV giao cho, và mỗi thành viên trong nhóm
phải nắm được bài tập của mình. Sau khi tất cả các nhóm thảo luận xong có kết quả thì

chúng ta thành lập nhóm mới. GV tách các thành viên trong nhóm cũ ra để thành lập 5
nhóm mới, mỗi nhóm mới cũng gồm 5 thành viên gồm các thành viên mang các số 1, 2,
3, 4, 5 của các nhóm cũ. Các thành viên này khi hình thành nhóm mới sẽ trở thành “đại
sứ” cho nhóm cũ trong nhóm mới, họ phải trình bài kết quả thảo luận của mình trong
nhóm cũ cho nhóm mới nghe, để cùng nhau bổ sung cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Yêu cầu của loại hình nhóm này là mỗi thành viên trong nhóm cũ phải tích cực
thảo luận, nắm rõ kết quả thảo luận của nhóm cũ để trình bày trong nhóm mới.
Khi sử dụng loại hình nhóm này có ưu điểm là: việc báo cáo công việc của các
nhóm sẽ do tất cả các thành viên trong nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do HS khá,
giỏi đảm nhận. Mỗi HS sẽ nắm mảng thông tin như nhau để lấp ghép thành một mảng
thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có HS nào đứng ngoài hoạt động của nhóm hay ỷ lại.
Tất cả HS trong lớp ai cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm và mỗi thành viên đều có vai
trò thật sự. Với cách học này góp phần làm tăng sự tự tin cho các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó khi sử dụng nhóm ghép 2 lần thì cũng mắc phải một số hạn chế như:
khó sử dụng ở những lớp đông HS, và HS phải mất thời gian di chuyển.


11
111

22
222

33
333

12
345


44
444

12
345

12
345

55
555

12
345
12
345

MÔ HÌNH GHÉP NHÓM

1.4. Loại hình nhóm kim tự tháp
Đây là nhóm ghép theo hình kim tự tháp. Hoạt động nhóm kim tự tháp là cách tổng
hợp ý kiến của tập thể lớp về vấn đề bài học.
Cách chia nhóm: Trước tiên, GV nêu ra một vấn đề, yêu cầu từng cá nhân HS thực
hiện vấn đề đó. Sau đó ghép 2 HS thành một cặp để các HS chia sẻ ý kiến của mình với
nhau, kế đến các cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 HS và tiếp tục trao đổi ý kiến. Các
nhóm sẽ hợp lại thành các nhóm 8 HS rồi 16 HS … cuối cùng sẽ có một bảng tổng kết các
ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy, bất kỳ ý kiến cá
nhân nào đều được đưa trên ý kiến của số đông.
Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hổ. Cách
học này giúp HS nhận ra rằng: ý kiến tập thể tốt hơn ý kién cá nhân “Một cây làm chẳng

nên non …”, HS có thể học những cái hay từ bạn. Việc tổ chức học theo mô hình kim tự
tháp rất phù hợp vơi các giờ ôn tập, khi HS cần phải nhớ các định nghĩa, khái niệm, công
thức … đã học trong một chương.

MÔ HÌNH NHÓM KIM TỰ THÁP


1.5. Loại hình nhóm hoạt động trà trộn
Trong hình thức này tất cả HS trong lớp phải đứng dạy và di chuyển trong lớp để
thu thập thông tin từ các thành viên khác mà mình thích, mình muốn, giống như các
khách mời trong một buổi tiệc đứng gặp gỡ, tiếp xúc với nhau.
Khi cho HS thực hiện loại hình nhóm này thì có ưu điểm: sự di chuyển khỏi chỗ
ngồi cố định làm cho các HS cảm thấy thích thú, năng động hơn. Đối với HS trung bình
hoặc yếu, kém thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau mà không cảm thấy
xấu hổ hay ngại ngùng gì. Cũng bằng cách học này, HS sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu
trả lời đúng, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt
động trà trộn là “bảng trưng cầu ý kiến” hoặc “khảo sát ý kiến” của tập thể, vì để từ đó
mình học hỏi thêm. Hoạt động này rất thích hợp với một giờ ôn tập.
Bên cạnh đó thì khi thực hiện hoạt động nhóm này cũng gặp một số hạn chế: HS
phải di chuyển chỗ ngồi, lớp ồn ào không giống cách học truyền thống. Chưa thật thích
hợp với cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi trong trường lớp chúng ta, và chưa quen với GV và
HS.

2. Cách chia nhóm
Nhóm có thể từ 2 đến 10 HS.
Nhóm nhỏ từ 2 đến 3 HS để HS trao đổi ý kiến ngắn gọn về một vấn đề cụ thể.
Nhóm trung bình từ 4 đến 6 HS để HS trao đỏi ý kiến hoặc thực hành một công
việc cụ thể đòi hỏi nổ lực chung.
Nhóm lớn từ 7 đến 10 HS trao đổi các chủ đề cần so sánh (đối lập, tương phản)
hoặc đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở các nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện

chung với cả nhóm. Tùy theo mục đích yêu của vấn đề thảo luận, GV chọn cách chia
nhóm ngẫu nhiên (kết hợp các thành viên một cách ngẫu nhiên) hoặc cách chia nhóm có
chủ định (kết hợp các thành viên theo một chỉ định nào đó, ví dụ theo giới tính, theo địa
bàn công tác, theo ngành nghề, theo trình độ…).
Cách chia nhóm ngẫu nhiên: khi chia nhóm này thì GV phải dựa vào số lượng
HS trong lớp để chia. Cho HS đếm số từ 1 đến 5 (Tức là 1, 2, 3, 4, 5 rồi 1, 2, 3, 4, 5…),
những HS nào cùng một số thì vào một nhóm.
Ví dụ 1: Muốn chia lớp thành 2 nhóm HS ngẫu nhiên, GV thực hiện các bước sau:


Bước 1 (điểm danh) : Yêu cầu HS đầu bàn đầu tiên đọc số chẵn, HS kế tiếp đọc là
lẻ, cứ như thế thay phiên đọc cho đến hết lớp.
Bước 2 (Lập nhóm) : Yêu cầu các HS chẵn vào một nhóm, các HS lẻ vào một
nhóm. Và ta có hai nhóm chia ngẫu nhiên trên lớp.
Bước 3: giao nhiệm vụ và điều khiển cho nhóm thảo luận.
Ví dụ 2: muốn chia lớp thành 5 nhóm ngẫu nhiên thì ta cung thực hiện 3 bước như
sau:
Bước 1: Yêu cầu HS đầu bài đầu tiên đọc là 1, HS kế tiếp đọc là 2 cho đến HS thứ
năm đọc là 5, và cứ thế cho HS đọc từ 1 đến 5. Ta chia nhóm thành 5 nhóm với nhóm 1
toàn những HS mang số 1, nhóm 2 toàn những HS mang số 2 …
Với cách chia nhóm ngẫu nhiên này được sử dụng cho nhóm ít HS, bàn ghế đơn
giản, dễ di chuyển, và cách đếm số thì luôn được GV thay đổi.
Cách chia nhóm ngẫu nhiên có ưu điểm: khả năng giao tiếp rộng giữa các đối
tượng trong nhóm. HS sẽ thấy cơ hội được phân vào các nhóm là như nhau. Các nhóm
tương đối đồng đẳng về số lượng cũng như về trình độ chung giữa các nhóm.
Nhược điểm: Sẽ có một số HS không hợp nhau, không biết cá tính của nhau, vì vậy
trong giai đoạn đầu học hợp tác có thể chưa thật ăn ý. Cũng có thể có nhóm toàn HS khá,
giỏi, hoặc có nhóm toàn HS yếu, kém như vậy thì trình độ giữa các nhóm không điều
nhau. HS phải di chuyển khỏi vị trí.
Cách chia nhóm theo chỉ định: Những HS ngồi gần nhau sẽ tạo thành một nhóm,

hoặc sắp xếp sao cho một nhóm có đủ trình độ khá, giỏi, trung bình, yếu. Để chia nhóm
theo chỉ định, GV cần nắm vững các đặc điểm của HS và lưu ý để các nhóm không chênh
lệch quá nhiều về số lượng nhóm.
Ví dụ 1: Ta có thể cho 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một nhóm, hoặc 2 HS bàn
trên hợp với 2 HS bàn dưới thành một nhóm.
Ví dụ 2: để chia lớp thành 4 nhóm đủ trình độ, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Phân hoạch (một cách tương đối) trình độ HS trong lớp thành 3 loại: khá,
giỏi (cùng một nhóm), trung bình, yếu với số lượng tương đương.
Bước 2 (Điểm danh độc lập 3 nhóm): Yêu cầu HS ở mỗi nhóm đọc lần lượt một số
(1, 2, 3, 4).


Bước 3 (Lập nhóm): HS mang số 1 của tất cả các nhóm khá, giỏi, trung bình, yếu
hợp lại thành một nhóm 3 HS, các HS mang số 2 của các nhóm khá, giỏi, trung bình, yếu
hợp thành một nhóm 3 HS, và cứ như vậy chia lớp thành 4 nhóm 3 HS với đủ cả ba trình
độ.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ và điều khiển nhóm.
Với cách chia nhóm này được sử dụng cho lớp đông HS, khắc phục HS ngồi gần
nhau luôn là một nhóm, muốn vậy thì nên hai tháng đổi chỗ ngồi cho HS trong lớp một
lần và cách đếm số luôn thay đổi để tránh tình trạng các HS luôn cùng nhóm với nhau.
Ưu điểm của cách chia nhóm theo chủ định là GV có thể tận dụng khả năng tương
tác giữa các HS khá, giỏi với các HS trung bình hoặc còn yếu, để các HS còn yếu sẽ học
được từ HS khá, giỏi về cách làm, cách diễn đạt và bổ sung thêm ý kiến cho mình. Ngược
lại HS khá, giỏi thông qua việc sửa lỗi, góp ý giữa các HS trung bình, yếu cũng rút kinh
nghiệm cho bản thân và hiểu sâu, hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài học.
Ngược lại, với cách chia nhóm này sẽ có một số HS yếu, kém sẽ dựa dẫm, ỷ lại và
ăn theo kết quả làm việc của HS khá, giỏi. HS khá giỏi sẽ cảm thấy mất thời gian vì phải
nhắc đi nhắc lại những điều đã biết.
Khi chia nhóm GV cần lưu ý:
Cố gắng để các thành viên trong nhóm có đủ các trình độ: khá, giỏi, trung bình,

yếu và có HS nam, HS nữ. Các thành viên trong nhóm cần được thường xuyên luân
chuyển. Điều này sẽ tạo cho HS cơ hội được tiếp xúc, học hỏi và khám phá ý kiến của tất
cả HS trong lớp.
GV sử dụng nhóm tùy thuộc vào nội dung bài học, thời lượng tiết học và số HS
cũng như bàn ghế trong lớp. Bài tập giao cho nhóm 4, 5 HS trở lên thì phải khó hơn bài
tập cho nhóm 2 HS. Để đảm bảo thời gian của tiết học, GV phải xác định rõ thời gian cho
mỗi lần thảo luận, thời gian thảo luận ngắn thì số lượng HS trong nhóm phải ít, nội dung
bài tập phải đơn giản.
GV hạn chế sử dụng nhóm 7, 8 HS trở lên, vì số lượng HS trong nhóm quá nhiều
thì những HS thụ động sẽ ỷ lại vào các HS khác, không tham gia hoặc tham gia không
tích cực vào hoạt động của nhóm.


Mỗi thành viên trong nhóm phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng và phải cùng
hợp tác để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ chung của cả nhóm.
Không nên lạm dụng quá nhiều hình thức thảo luận nhóm trong tiết học, mà trong
một tiết học có thể thảo luận 2 lần với thời gian từ 3 đến 5 phút.

IV. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm
Bước 1: GV chia nhóm
Bước 2: GV giao bài tập cho các nhóm thảo luận. Để giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ
của nhóm mình, GV phải nhắc lại câu hỏi hai lần hoặc viết các câu hỏi lên bảng. Đối với
những bài tập dài, để tránh mất thời gian, GV viết sẵn nội dung bài tập ra giấy bìa cứng
hoặc giấy A0 , hay photo cho mỗi nhóm một tờ hoặc viết trước ở nhà trên bảng phụ.
Bước 3: HS huy động kinh nghiệm cá nhân thảo luận với các thành viên cùng
nhóm để giải quyết vấn đề được giao. Trong quá trình các nhóm thảo luận, GV phải đi
đến các nhóm, nêu câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh hoạt động của HS khi chệch đường hoặc
nhắc nhở vấn đề thời gian, theo dõi và nhắc nhỡ HS thụ động.
Bước 4: GV tổ chức cho HS thảo luận chung trên lớp bằng cách yêu cầu mỗi nhóm
báo cáo kết quả. Khi đại diện nhóm trình bày kết quả, GV ghi lại những ý kiến đúng, nêu

câu hỏi gợi mở cho HS tiếp tục phát triển những vấn đề mà nhóm chưa tìm ra câu trả lời,
yêu cầu các nhóm khác bổ sung, sau đó GV bổ sung, chốt lại vấn đề, nhận xét đánh giá.
Qua quá trình đó, HS tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được bằng cách so sánh ý
kiến của nhóm mình với các nhóm khác và với ý kiến của GV.

GV nêu
vấn đề, tổ
chức
thảo luận

HS cùng
GV rút ra
bài học

Lớp cùng
giải quyết
vấn đề

Kinh
nghiệm
cá nhân

Kinh
nghiệm
nhóm

QUY TRÌNH TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM


V. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm

1. Yêu cầu của bài tập
Trong thảo luận nhóm, HS phải cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV
nêu ra, từ đó rút ra bài học. Nói cách khác đây là hình thức dạy học khám phá. Điều kiện
tiên quyết là GV phải thiết kế được các nhiệm vụ học tập cho HS khám phá.
Để thiết kế được các nhiệm vụ học tập cho HS thì GV cần phải đáp ứng những yêu
cầu sau:

1.1. Nội dung
Thiết kế bài tập thảo luận nhóm là vấn đề khó khăn đối với GV. Đòi hỏi GV nắm
vững nội dung bài học cả chiều sâu lẫn chiều rộng, và nắm kiến thức của HS để thiết kế
bài tập cho phù hợp. Bài tập đưa ra phải có vấn đề cho HS thảo luận, có độ khó đòi hỏi sự
hợp tác của nhóm, không nên đưa ra những bài tập HS không cần tư duy, hoặc câu trả lời
có sẵn trong SGK.
Ví dụ: Trong bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, ta có thể cho:
1) Phân tích tính cách nhân vật Huấn Cao
2) Vì sao nói cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Các nhiệm vụ khám phá phải được xây dựng trên những nội dung trung tâm của
bài học, sao cho quá trình giải quyết các nhiệm vụ này HS rút ra được nội dung bài học.
Nói cách khác, GV không trình bày, diễn giảng nội dung bài học mà GV phải thiết kế vấn
đề để HS giải quyết vấn đề, qua đó khám phá vấn đề.

HS thảo luận các nhiệm vụ khám phá

Nội

dung

bài học

TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC KHÁM PHÁ


Mục tiêu
bài học


Ví dụ: Khi dạy bài “Chuyện chức phán sự đền tản viên” của Nguyễn Dữ, ta không
nên diễn giảng, trình bài nội dung bài học theo kiểu: Thái độ của Ngô Tử Văn đối với
quỷ, thần là vẫn điềm nhiên trước những lời đe dọa của hồn ma … mà nên cho HS thảo
luận với câu hỏi là : Thái độ của Ngô Tử Văn đối với quỷ, thần như thế nào?
Bài tập phải thú vị, hấp dẫn (Bài tập mang tính thực tế thu hút HS).
Yêu cầu của bài tập phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo HS phải nắm được yêu cầu của
câu hỏi trước khi thảo luận.
Nếu sử dụng bài tập dạng hoạt động trao đổi thì độ khó của bài tập phân cho các
nhóm phải có tính tương đương, tránh trường hợp bài tập cho nhóm này quá dễ, nhóm kia
quá khó.
Lượng thời gian thảo luận cho các bài tập phải phù hợp, tránh trường hợp các
nhóm thừa hoặc thiếu thời gian hoàn thành bài tập.
Các hình thức bài tập phải đa dạng: Bài tập dạng câu hỏi ngắn, bài tập dạng sơ đồ,
bản đồ, mô hình khuyết yêu cầu HS điền những thông tin thích hợp, bài tập dạng vấn đề
yêu cầu HS thuyết trình, bài tập dạng thực hiện thí nghiệm …
Các cách giao bài tập phải phong phú: photo bài tập cho các nhóm, ghi bài tập trên
bảng hoặc chiếu trên máy …
Bài tập thảo luận tập trung vào bài học là những kiến thức cơ bản. Nhiều hình thức
bài tập xen kẻ nhau. Không nên dùng một dạng nhiều lần.

1.2. Hình thức
Hình thức thảo luận nhóm cần đa dạng: Bài tập là một câu hỏi trực tiếp.
Nhiệm vụ khám phá cụ thể là câu hỏi hoặc yêu cầu chú giải một bức tranh, giải
thích một sơ đồ, mô hình, tìm kiếm thông tin điền vào biểu bảng, sơ đồ, mô hình, xác định
các bước thực hiện một thí nghiệm, tìm ví dụ từ thực tế…

Tìm dẫn chứng, ví dụ từ trong thực tế đời sống. Sưu tìm tư liệu thông tin trong
bảng thuyết trình.
Cách giao bài tập cho HS tùy theo đời sống HS, thời gian cho phép mà GV sử
dụng các cách giao bài tập khác nhau.
Có thể ghi bài tập trên bảng phụ hoặc chiếu trên máy. Đối với HS ở trường lớp khó
khăn không nên đưa ra những bài tập gây tốn kém cho HS.


2. Cách thiết kế bài tập thảo luận nhóm
Việc thiết kế bài tập có vai trò rất quan trọng trong việc giúp HS thảo luận nhóm,
khám phá kiến thức. Để thiết kế được các bài tập, GV phải thực hiện hai bước sau:
Bước 1: GV phân tích nội dung bài học xác định rõ đâu là nội dung bài học, đâu là
kiến thức cần thảo luận.
Bước 2: Lựa chọn những vấn đề quan trọng, cơ bản để xác định bài tập thảo luận
nhóm.
Điều kiện tiên quyết cho sự thành công của thảo luận nhóm là GV phải thiết kế
được các bài tập cho nhóm thảo luận, các câu hỏi cho HS thảo luận. Các câu hỏi cho HS
thảo luận phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, HS phải nắm được yêu cầu của câu hỏi, bài tập
trước khi thảo luận.

3. Các dạng bài tập thảo luận nhóm
Có nhiều dạng bài tập cho HS khi thảo luận, sau đây là một số dạng.

3.1. Bài tập định hướng bài học
Khi thực hiện dạng bài tập thảo luận này, GV có thể cho HS chuẩn bị bài mới
trước khi đến lớp bằng cách: trước khi học bài mới, giao cho mỗi nhóm HS chuẩn bị một
lí thuyết, một khái niệm, sưu tầm các vấn đề để thuyết trình trong tiết học sắp tới. Hoặc
giao cho các nhóm tìm các tài liệu, tranh ảnh trong báo chí, sách tham khảo hoặc thu thập
thông tin từ những người có hiểu biết về những vấn đề có liên quan đến bài học.
Hỏi – đáp: Yêu cầu HS đọc bài sắp học ghi những câu hỏi về vấn đề bài học.

Những câu hỏi này ta dùng để thảo luận nhóm hoặc vào đầu tiết học. GV chỉ định hai HS
ngẫu nhiên, một HS hỏi một HS trả lời.
Thuyết trình: Trước khi học một bài nào đó GV yêu cầu HS chuẩn bị, đến khi học
thì thuyết trình trên lớp.
Ví dụ: Tóm tắt tác phẩm, các đặc điểm chính của một giai đoạn Văn học.
Sưu tầm: GV yêu cầu HS tìm nhiều tài liệu như: tranh ảnh có liên quan đến bài
học, tài liệu từ sách tham khảo…
Ví dụ: Khi dạy ca dao, GV cho HS sưu tầm ca dao địa phương.


3.2. Dạng bài tập khám phá kiến thức mới
So sánh: Yêu cầu HS so sánh, rút ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai
sự kiện, hai vấn đề.
Phân tích: Yêu cầu HS phân tích kết cấu ngữ pháp của một câu, phân tích ý nghĩa
một chi tiết, biện pháp nghệ thuật, phân tích tính cách nhân vật, nội dung một đoạn văn,
một câu thơ.
Phân loại: Cho HS một tập hợp các yếu tố, yêu cầu HS phân chia sắp xếp theo từng
loại.
Xếp loại theo thứ tự: Yêu cầu HS sắp xếp trình tự các sự kiện, biến cố trong một
tác phẩm, sắp xếp theo trình tự các bước phân tích đề, các thao tác tóm tắt một văn bản,
các bước tiến hành một thí nghiệm…
Lựa chọn: Yêu cầu HS lựa chọn các chi tiết, hiện tượng, sự kiện phù hợp với tiêu
chí GV đã đề ra.
Mô phỏng: sau khi GV cho ví dụ, hoặc làm thí nghiệm, yêu cầu HS phải có ví dụ
khác tương tự hoặc thực hiên lại thí nghiệm.
Lập kế hoạch: Yêu cầu HS xác định các bước thực hiện thí nghiệm, các bước trình
bày một vấn đề, các thao tác tóm tắt một văn bản, các bước phân tích một đề văn.
Cải tiến: Cho một bài tập sai, yêu cầu HS sửa lại.
Các bài tập dạng biểu đồ, sơ đồ: Đây là những hình minh họa, sử dụng hình tròn,
hình vuông, khung và các mũi tên, đường thẳng để biểu thị mối quan hệ giữa các khái

niệm trừu tượng hoặc các sự kiện. Các biểu đồ, sơ đồ này có hai dạng:
- Dạng biểu đồ, sơ đồ hoàn chỉnh: Cung cấp đầy đủ các thông tin, các thông tin này
được thể hiện bằng những mô hình thích hợp, có ý nghĩa khái quát. Dạng bài tập này yêu
cầu HS giải thích được ý nghĩa mô hình.
- Dạng biểu đồ, sơ đồ không hoàn chỉnh (biểu đồ, sơ đồ khuyết): Cung cấp một
phần thông tin có tính chất gợi ý, HS phải tìm ra các thông tin còn lại để điền vào chỗ
trống cho hoàn chỉnh biểu đồ, sơ đồ.

3.3. Dạng bài tập củng cố, ôn tập kiến thức
Nhớ lại: Yêu cầu HS nhớ lại các khái niệm, định nghĩa, sự kiện…


Ghép đôi: Yêu cầu HS nối kết hai cột thông tin cho sẵn A và B, tương tự hình thức
trắc nghiệm, ghép đôi.
Tóm tắt bài học: Sau khi học xong bài học bằng trí nhớ của mình yêu cầu HS tóm
tắt lại nội dung chính của bài học.
Biểu bảng: Các loại biểu bảng rất thích hợp trong giờ ôn tập, giờ rèn luyện kỹ
năng, giúp HS khám phá hệ thống và khắc sâu kiến thức.

VI. Vai trò, nhiệm vụ của GV trong thảo luận nhóm
Vai trò của GV trong các giờ tổ chức thảo luận nhóm là: tổ chức, hướng dẫn, quản
lý hoạt động học tập của HS chứ không làm thay cho HS
Trước tiên, GV phải thiết kế các bài tập, các vấn đề, các tình huống cho các nhóm
HS giải quyết. Các bài tập thảo luận nhóm phải là những thử thách đối với HS, yêu cầu
HS phải suy nghĩ, tìm tòi cách giải quyết. Nếu GV nêu ra các bài tập, vấn đề đã có sẵn
câu trả lời trong SGK thì việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm thất bại. Sự thành công của
thảo luận nhóm là GV nêu ra được các vấn đề thú vị, thách thức HS trả lời, buộc HS phải
cùng nhau hợp tác để có thể tìm ra câu trả lời. Sự hợp tác này thể hiện ở chỗ: mỗi cá nhân
trong nhóm góp một phần kinh nghiệm, kiến thức của mình để giải quyết bài tập của
nhóm. Mỗi nhóm có thể hoàn thành một phần trong bài tập lớn mà GV giao cho cả lớp.

Hoặc tất cả các nhóm cùng hoàn thành vấn đề mà GV nêu ra. Mỗi nhóm có thể có cách
giải quyết khác nhau hoặc có nhiều câu trả lời. Điều này tăng thêm cơ hội học tập, mở
rộng tầm nhìn cho HS, cái mà hình thức dạy học truyền thống không làm được.
Thứ hai là: GV kích thích tinh thần học tập của HS, khuyến khích sự hợp tác trong
nhóm và giữa các nhóm, phát huy tối đa năng lực trí tuệ và sự tự tin của HS bằng các biện
pháp sau:
- Tạo không khí cỡi mở, thoải mái trong tiến trình thảo luận.
- Nêu rõ các tiêu chuẩn cần đạt khi làm bài tập cho các nhóm, nếu mỗi thành viên
trong các nhóm đạt được tiêu chuẩn đã nêu thì bản thân HS đó và cả nhóm được điểm tốt.
- Làm cho HS thấy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm và trách nhiệm của
nhóm đối với tập thể lớp bằng cách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Ví dụ: HS A làm nhiệm vụ thư kí, HS B có nhiệm vụ thu thập tài liệu, HS C đóng vai trò
là người thuyết trình, HS D nhắc nhở các bạn phân bố thời gian cho từng bài tập sao cho


×