Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản lên khả năng học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT
SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CƠ BẢN LÊN KHẢ NĂNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S. NGUYỄN TRỌNG HỒNG PHÚC

HUỲNH THỊ DIỂM CHINH
MSSV: 3072315
TRẦN NGỌC THẨM
MSSV: 3072366
Lớp: Sư phạm Sinh – KTNN K33

NĂM 2011


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ


Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn có rất nhiều khó khăn và trở
ngại nhưng nhờ sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tình của quý Thầy, quý Cô,
Cha mẹ, Anh chị, bạn bè và sự cố gắng của bản thân mà chúng tôi đã hoàn thành
luận văn này. Qua đây, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với:
Thầy Th.s Nguyễn Trọng Hồng Phúc, người Thầy đã tận tình hướng dẫn khoa
học, định hướng đề tài và dành thời gian quý báu giúp chúng em hoàn thành luận
văn này. Cám ơn Thầy đã luôn động viên, nhắc nhở chúng em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Cô Th.s Võ Thị Thanh Phương, Trưởng Bộ môn Sư phạm Sinh học, Cô Phan
Thị Thanh Thủy, Bộ môn Di truyền học, Thầy Trương Chí Sơn, Bộ môn Chăn nuôi,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Thầy Th.s Nguyễn Minh Thành, Bộ môn
Sư phạm Sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho chúng
em.
Thầy Th.s Nguyễn Thanh Tùng, Cô Th.s Phùng Thị Hằng, Thầy Trương Văn
Mục Bộ môn Sư phạm Sinh học đã luôn động viên tinh thần và góp ý nhắc nhở để
chúng em có thể khắc phục những sai sót trong quá trình thu mẫu.
Bạn Dương Hoàng Kha, bạn Đặng Quốc Tú, bạn Trần Thị Bích Chi, bạn Hồ
Văn Thừa, bạn Nguyễn Thị Ngọc Phúc, đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình đi thu
mẫu.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông
nghiệp khóa 33 đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ về tinh thần để chúng tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn sinh viên đã dành thời gian giúp chúng tôi hoàn thành các
phiếu điều tra.
Chân thành cảm ơn!

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

i


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản
lên khả năng học tập của sinh viên” được thực hiện tại trường Đại học Cần Thơ
(ĐHCT), trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. Trong quá
trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra về các chỉ tiêu
sinh lý cơ bản, chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao hằng ngày; kết quả
học tập tích lũy và khả năng nhạy bén trong tư duy của 152 đối tượng là sinh viên
đang theo học tại trường ĐHCT. Qua thống kê và đánh giá kết quả điều tra cho
thấy:
Số đo các chỉ tiêu sinh lý cơ bản của 152 sinh viên thuộc 12 khoa trực thuộc
trường ĐHCT là tương đối giống với các thống kê của những nghiên cứu khác.
Khả năng học tập, nhanh nhẹn trong tư duy và các yếu tố như giới tính, nhóm máu,
chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) được phân tích và cho thấy có mối liên hệ với nhau.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy rằng phương pháp học, trạng thái tâm lý, tình
cảm, các chỉ số sinh lý có mối tương tác với kết quả học tập của sinh viên.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
Chương I. GIỚI THIỆU .................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài........................................................................................1
Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................2
1. Tổng quan về các chỉ tiêu sinh lý cơ bản.................................................2
1.1. Các chỉ tiêu về thể trạng...................................................................2
1.2. Các chỉ tiêu huyết học......................................................................3
1.3. Các chỉ tiêu hô hấp.........................................................................12
2. Chỉ số thông minh ................................................................................14
2.1. Khái niệm chỉ số thông minh IQ ....................................................14
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến IQ .........................................................15
3. Dinh dưỡng ..........................................................................................16
3.1. Khái niệm về dinh dưỡng............................................................... 17
3.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe........................................17
4. Luyện tập thể dục thể thao....................................................................24
Chương III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ....................................25
1. Phương tiện và hóa chất........................................................................25
1.1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ............................................25
1.2. Phương tiện và hóa chất .................................................................25
2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................26
2.1. Phương pháp thu mẫu ....................................................................26
2.2. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu sinh lý cơ bản ............................ 29
2.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 33
3. Tóm tắt các bước thực hiện...................................................................33
4. Các trở ngại và biện pháp khắc phục.....................................................33

Chương IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................36
1. Kết quả.................................................................................................36
2. Thảo luận ............................................................................................. 37
2.1. Kỹ thuật .........................................................................................37
2.2. Kết quả điều tra..............................................................................39
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Chương V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................60
1. Kết luận................................................................................................ 60
1.1. Ưu điểm.........................................................................................60
1.2. Khuyết điểm ..................................................................................60
2. Kiến nghị.............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................62

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo thang phân loại của WHO (1995) ....3
Bảng 2: Phân loại nhóm máu theo hệ ABO ............................................................4
Bảng 3: Tỷ lệ % các nhóm máu của người Việt Nam theo dân tộc..........................5
Bảng 4: Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi của người Việt Nam......................6
Bảng 5: Hằng số sinh lý người Việt Nam ............................................................. 14
Bảng 6: Phân loại chỉ số IQ trong dân số .............................................................. 15
Bảng 7: Tóm tắc các bước thực hiện đề tài ...........................................................33
Bảng 8: Khó khăn và biện pháp khắc phục khi tiến hành thu mẫu ........................33
Bảng 9: Thống kê sơ bộ kết quả điều tra............................................................... 36
Bảng 10: Số lượng sinh viên thống kê theo chỉ số BMI ........................................40
Bảng 11: Tỉ lệ các nhóm máu theo hệ ABO của sinh viên ĐHCT.........................41
Bảng 12: Thống kê kết quả học tập của sinh viên ĐHCT......................................41
Bảng 13: Các chỉ tiêu sinh lý của sinh viên ĐHCT phân theo giới tính.................43
Bảng 14: Ảnh hưởng của nhóm máu đến số đo các chỉ tiêu sinh lý và kết quả học
tập của sinh viên...................................................................................................45
Bảng 15: Ảnh hưởng của chỉ số BMI đến số đo các chỉ tiêu sinh lý và kết quả học
tập của sinh viên...................................................................................................48
Bảng 16: Ảnh hưởng của dung tích sống, nhịp tim và số lượng hồng cầu đến kết
quả học tập, khả năng nhanh nhẹn trong tư duy của sinh viên............................... 51
Bảng 17. Ảnh hưởng của việc luyện tập thể dục thể thao đến dung tích sống và kết
quả học tập của sinh viên ĐHCT ..........................................................................52
Bảng 18: Ảnh hưởng của phương pháp học lên kết quả học tập của sinh viên.......54
Bảng 19: Ảnh hưởng của tâm lý tình cảm đến kết quả học tập của sinh viên ........55
Bảng 20: Ảnh hưởng của mức độ dinh dưỡng đến các chỉ tiêu sinh lý và kết quả
học tập của sinh viên ĐHCT.................................................................................57

Bảng 21: Chiều cao và dung tích sống của sinh viên ĐHCT .................................58
Bảng 22: Nhu cầu của một số vitamin cần thiết cho cơ thể người .........................XI
Bảng 23: Nhu cầu về các chất khoáng của cơ thể người...................................... XV
Bảng 24: So sánh các chỉ tiêu sinh lý của nam và nữ sinh viên ĐHCT với thanh
niên cả nước và thanh niên khu vực ĐBSCL .................................................. XVIII
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Kháng nguyên và kháng thể trong hệ thống nhóm máu ABO.....................4
Hình 2: Đo huyết áp động mạch bằng phương pháp gián tiếp ............................... 10
Hình 3: Sơ đồ phản ứng của cơ thể đối với ăn uống, sự thay đổi của khẩu phần ăn
và các yếu tố khác có ý nghĩa bệnh lý và hệ thống (FAO/WHO/1974) .................18
Hình 4: Cân sức khỏe ...........................................................................................29
Hình 5: Bộ dụng cụ đo huyết áp ...........................................................................30
Hình 6: Ống nghe nhịp tim ...................................................................................30
Hình 7: Dung dịch Anti A, Anti B xác định nhóm máu ........................................32
Hình 8: Anti A, Anti B nguyên chất (A) và Anti A, Anti B sau khi pha máu ........38
Hình 9: Buồng đếm chưa có hồng cầu (A) và có hồng cầu (B) ............................. 38
Hình 10: Thao tác cho máu vào eppendoft (A) và trộn máu (B)............................ 39
Hình 11: Biểu đồ biễu diễn tỉ lệ sinh viên phân theo chỉ số BMI ..........................40
Hình 12: Tỉ lệ xếp loại học lực của sinh viên ĐHCT ............................................42

Hình 13: Biểu đồ biễu diễn kết quả học tập của sinh viên ĐHCT .........................42
Hình 14: Ảnh hưởng của nhóm máu đến số câu trắc nghiệm đúng/phút................46
Hình 15: Ảnh hưởng của nhóm máu đến kết quả học tập của sinh viên ĐHCT .....47
Hình 16: Ảnh hưởng của nhóm máu đến huyết áp tối thiểu của sinh viên ĐHCT..47
Hình 17: Ảnh hưởng của chỉ số BMI lên huyết áp của sinh viên ĐHCT ...............49
Hình 18: Ảnh hưởng của chỉ số BMI đến dung tích sống của sinh viên ĐHCT.....49
Hình 19: Ảnh hưởng của chỉ số BMI lên nhịp tim của sinh viên ĐHCT ...............50
Hình 20: Ảnh hưởng giữa mức độ luyện tập TDTT và dung tích sống..................53
Hình 21: Ảnh hưỏng của mức độ luyện tập TDTT lên kết quả học tập của sinh viên
............................................................................................................................. 53
Hình 22: Ảnh hưởng của phương pháp học đến kết quả học tập của sinh viên ......55
Hình 23: Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến kết quả học tập của sinh viên.............56
Hình 24: Ảnh hưởng của chiều cao lên dung tích sống của sinh viên....................58

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TỪ VIẾT TẮT
ĐHCT

: Đại học Cần Thơ


ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

IQ

: Chỉ số thông minh (Intelligence Quotient)

BMI

: Body Mass Index

HA

: Huyết áp

KTX

: Kí túc xá

TDTT

: Thể dục thể thao

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

FAO


: Tổ chức lương thực thực phẩm thế giới

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Chương I

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Các chỉ tiêu sinh lý như nhịp tim, nhóm máu, số lượng hồng cầu, chiều cao,
cân nặng, giới tính,... là các yếu tố cơ bản thể hiện tình trạng sức khỏe bình thường
của sinh vật. Theo các nhà nghiên cứu thì tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng nhất
định đến khả năng học tập và tư duy của trẻ. Các yếu tố sinh lý cũng có mối tương
quan với nhau và chúng có ảnh hưởng đến khả năng học tập và nghiên cứu của
những người trưởng thành.
Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có những thống kê mang tính hệ thống và vẫn
chưa có những nghiên cứu khoa học nhằm khảo sát và đánh giá sự tương tác giữa
các yếu tố sinh lý cơ bản, cường độ rèn luyện thân thể, chất lượng bữa ăn và khả
năng học tập, tư duy ở các lứa tuổi đặc biệt là ở thanh niên (từ 18 đến 22 tuổi).
Trường Đại học Cần Thơ là một trường Đại học có quy mô lớn với số lượng
sinh viên lên đến 20000 sinh viên. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh
lý, chất lượng bữa ăn đến khả năng học tập của sinh viên là cần thiết.

Chính vì những thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo
sát và đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản lên khả năng học tập
của sinh viên” nhằm đưa ra những nhìn nhận ban đầu về ảnh hưởng của các vấn đề
sinh lý lên sinh viên từ đó có những kết luận và đề xuất phù hợp nhằm hỗ trợ cho
việc nâng cao năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên ĐHCT nói riêng và
thanh niên cả nước nói chung.
2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý cơ bản của sinh viên ĐHCT, so sánh với các chỉ
tiêu sinh lý cơ bản của người Việt Nam ở cùng lứa tuổi.
Đánh giá ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh lý với nhau, các hoạt động luyện tập
thể thao, chế độ dinh dưỡng lên kết quả học tập của sinh viên ĐHCT.
Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất và năng lực trí tuệ
của sinh viên nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Chương II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tổng quan về các chỉ tiêu sinh lý cơ bản
1.1. Các chỉ tiêu về thể trạng

Chiều cao và cân nặng là các chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của mỗi
người. Người ta thường dùng chỉ số chiều cao và cân nặng để có thể chẩn đoán một
số bệnh có liên quan đến việc thiếu dinh dưỡng hoặc các bệnh có liên quan đến
thừa cân, béo phì hay tiểu đường,…Trong nhà trường, việc theo dõi chiều cao và
cân nặng của học sinh hay sinh viên thì cũng được quan tâm để có thể tác động hợp
lý giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe của học sinh, sinh viên nhằm phục vụ cho
công tác giáo dục ngày càng hiệu quả.
Theo nghiên cứu điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia và Uỷ ban dân số gia
đình và Trẻ em vừa công bố tại lễ tổng kết “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam” vừa qua,
chiều cao trung bình người Việt Nam hiện nay thấp nhất khu vực. Chiều cao trung
bình của nam là 1,63 m (thấp 13 cm so với chuẩn) và nữ là 1,53 m (thấp hơn 11 cm
so với chuẩn) (Viện dinh dưỡng Quốc gia, 2011).
Ngoài các yếu tố di truyền, việc luyện tập thể thao và chế độ dinh dưỡng hợp
lý có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chiều cao và tầm vóc người Việt Nam
chủ yếu là thế hệ thanh, thiếu niên. Chiều cao và cân nặng như thế nào là hợp lý và
được xem là chuẩn về sức khỏe cũng như tầm vóc cân đối. Để xác định vấn đề này
người ta dùng chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index). Theo tổ chức y tế
thế giới WHO (World Health Orgranization) thì BMI được tính bằng công thức:

BMI = W/H2
W: Khối lượng cơ thể (kg)
H: Chiều cao cơ thể (m)
(Lê Doãn Diên và Vũ Thị Thư, 1996)
Dưới đây là bảng đánh giá cho thanh niên từ 20 tuổi trở lên

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 1: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo thang phân loại của WHO (1995)
Tình trạng dinh dưỡng

Chỉ số BMI

Thiếu năng lượng trường diễn (gầy)

< 18,5

Bình thường

18,5 ≤ BMI < 23

Thừa cân

≥ 23

Tiền béo phì

25 ≤ BMI < 30

Béo phì độ I

30 ≤ BMI < 35


Béo phì độ II

35 ≤ BMI < 40

Béo phì độ III

≥ 40

(Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia, 2006)
1.2. Các chỉ tiêu huyết học
1.2.1. Nhóm máu
Trên màng hồng cầu người, người ta đã tìm ra khoảng 30 kháng nguyên
thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm gặp khác. Hầu hết những kháng
nguyên là yếu, chỉ được dùng để nghiên cứu di truyền gen và quan hệ huyết thống.
Tuy nhiên có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây phản ứng
trong truyền máu đó là hệ thống kháng nguyên ABO và Rh. Chúng ta nghiên cứu
tập trung hệ thống nhóm máu ABO (Nguyễn Quang Mai, 2004).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ


Hình 1: Kháng nguyên và kháng thể trong hệ thống nhóm máu ABO
(Nguồn: Đại học Colorado, 2008)
Trong hệ thống này có 2 loại kháng nguyên là A và B nằm trên màng hồng
cầu. Ngoài ra trong huyết tương còn có 2 loại kháng thể là kháng thể kháng A
(kháng thể a) và kháng thể kháng B (kháng thể b). Kháng thể a có khả năng ngưng
kết kháng nguyên A, kháng thể b có khả năng ngưng kết kháng nguyên B.
Người ta dựa vào sự hiện diện kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu để
phân loại hệ thống nhóm máu ABO (Bảng 2).
Bảng 2: Phân loại nhóm máu theo hệ ABO
Tỉ lệ

Kháng

Kháng

nguyên

thể

Người Việt Nam

Châu Á

Châu Âu

A

A

Anti B


20 %

28 %

40 %

B

B

Anti A

28 %

27 %

11 %

AB

AB

Không

4%

5%

4%


O

Không

Anti AB

48 %

40 %

45 %

Nhóm máu

(Nguồn: Nguyễn Tấn Gi Trọng và ctv, 1996)

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 3: Tỷ lệ % các nhóm máu của người Việt Nam theo dân tộc
Số thứ tự


Nhóm máu

Người Kinh

Người Mường

Người Tày

1
2
3
4

A
B
AB
O

19,46
27,94
4,24
48,35

14,2
45,54
6,68
33,56

32,46

35,93
0,86
30,73

(Nguồn: Nguyễn Quang Mai, 2004)
Sự xuất hiện kháng nguyên A, hoặc kháng nguyên B trên màng hồng cầu
được quy định bởi gen. Kháng thể a và b được tạo ra bởi các tế bào sản xuất kháng
thể. Sau khi sinh, kháng thể chưa xuất hiện trong huyết tương. Hai đến tám tháng
sau cơ thể đứa trẻ mới bắt đầu sản xuất kháng thể (người nhóm máu A thì sản xuất
kháng thể b, tương tự cho các nhóm máu khác). Nồng độ kháng thể đạt tối đa vào
những năm 8 – 10 tuổi, sau đó nó sẽ giảm dần (Nguyễn Tấn Gi Trọng, 1996).
Để xác định nhóm máu theo hệ thống này người ta sử dụng các huyết thanh
mẫu có chứa các kháng thể nhất định: Huyết thanh anti A, huyết thanh anti B và
anti AB để xác định nhóm máu cho mọi người (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Các bước xác định nhóm máu (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Bước 1: Lau khô lame, đặt lên một tờ giấy trắng và phẳng dùng ống hút khác
nhau lấy 3 giọt huyết thanh mẫu nhỏ lên lame có đánh dấu bằng các chữ A, O, B,
mỗi giọt cách nhau 1 – 1,5 cm.
Bước 2: Sát trùng đầu ngón tay, ngón tay và trích máu.
Bước 3: Dùng que thủy tinh quẹt một giọt máu nhỏ rồi khoấy đều giọt máu
với một giọt huyết thanh mẫu. Lau sạch que thủy tinh và lập lại với 2 giọt huyết
thanh mẫu còn lại.
Bước 4: Cầm lame lên lắc nhẹ nhàng vài vòng.
Bước 5: Đọc kết quả.
1.2.2. Số lượng hồng cầu
Hồng cầu là một trong 3 loại tế bào quan trọng của máu, số lượng lớn nhất, ở
người Việt Nam bình thường có khoảng 3,8 – 4,2 triệu/ml máu. Số lượng hồng cầu

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

trong một thể tích nhất định phải luôn luôn ổn định, nếu dao động tăng hay giảm
nhiều điều thể hiện bệnh lý (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Theo Viện huyết học và truyền máu trung ương, số lượng hồng cầu nữ là 4,05
– 4,96 triệu hồng cầu/ml máu, số lượng hồng cầu ở nam là 4,25 – 5,46 triệu hồng
cầu/ml máu (Viện huyết học và truyền máu trung ương, 2011).
Chức năng của hồng cầu: Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển
oxy tới các tổ chức. Ngoài ra hồng cầu còn có các chức năng sau: Vận chuyển một
phần CO2 (nhờ hemoglobin), giúp huyết tương vận chuyển CO2 (nhờ enzym
carbonic anhydrase), điều hoà cân bằng pH máu nhờ tác dụng đệm của hemoglobin,
tham gia vào chức năng miễn dịch (Nguyễn Tấn Gi Trọng và ctv, 1996). Vì thế,
trong các xét nghiệm lâm sàng, việc thử máu và định lượng hồng cầu trong cơ thể
sinh vật là một tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như
kiểm tra các yếu tố có thể dẫn đến rối loạn cân bằng nội môi.
Theo kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của người Việt
Nam năm 1996, số lượng hồng cầu trong máu của người Việt Nam bình thường có
khác nhau tuỳ theo thống kê của các tác giả. Sau đây là một bảng thống kê số
lượng hồng cầu trung bình ở người Việt Nam.
Bảng 4: Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi của người Việt Nam
Tác giả

Đỗ Trung Phấn (miền Bắc)


Nam

5.110.000 ± 300.000

Nữ

4.600.000 ± 250.000

(Số lượng hồng cầu tính trên 1 ml máu).
(Nguồn: Trịnh Bỉnh Dy và ctv, 2000)
Theo Nguyễn Quang Mai (2004) số lượng hồng cầu trung bình của người
Việt Nam là: 4,2 ± 0,21 triệu hồng cầu/ml máu (nam) và 3,8 ± 0,16 triệu hồng
cầu/ml máu (nữ). Số lượng hồng cầu có thể thay đổi trong một số trường hợp sinh
lý. Ở trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó có
hiện tượng vỡ hồng cầu gây vàng da sinh lý. Ngoài ra, số lượng hồng cầu có thể
tăng ở những người lao động nặng, những người sống ở vùng cao. Một số bệnh

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

6

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

liên quan đến tăng số lượng hồng cầu đến 6 hoặc 7 triệu hồng cầu/ml máu được

xem như bệnh đa hồng cầu. Số lượng hồng cầu nhiều có thể làm cản trở sự lưu
thông của dòng máu, làm chậm trễ việc vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể (Nguyễn
Tấn Gi Trọng và ctv, 1996; Nguyễn Quang Mai, 2004).
Để xác định số lượng hồng cầu có thể dùng các phương pháp như đếm trực
tiếp hoặc dùng máy đếm hồng cầu (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Phương pháp đếm trực tiếp: Pha loãng máu và đếm dưới kính hiển vi trong
những buồng đếm đã biết rõ thể tích.
Một số dung dịch để pha loãng máu:
-

Dung dịch Maccano:

Na2SO4

:5g

Formol tinh khiết

:1g

Nước cất vừa đủ 100 ml
-

Dung dịch nước muối đẳng trương

NaCl

:9g

Nước cất vừa đủ 1.000 ml

-

Dung dịch Hayem

NaCl

:1g

Na2SO4

:5g

HgCl2

: 0,5 g

Nước cất vừa đủ 500 ml
Các bước thực hiện đếm hồng cầu bằng phương pháp đếm trực tiếp
Bước 1: Vảy và vuốt nhẹ bàn tay (thường là tay không thuận), sát trùng ngón
tay thứ tư (ngón đeo nhẫn) bằng cồn 90o.
Bước 2: Dùng kim trích máu đã được tiệt trùng, chích một vết sâu khoảng từ
1 – 2 mm, ở đầu ngón tay, tay trái người trích máu giữ chặt và căng da đầu ngón
tay người được trích máu trước khi tay phải cầm kim chọc thẳng và nhanh.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Bước 3: Nặn giọt máu đầu, dùng bông vô trùng lau khô và nặng giọt máu thứ
2 sao cho giọt máu tròn, gọn.
Bước 4: Ngậm miệng vào ống cao su đã được nối vào ống trộn, đặt nghiêng
45o đầu ống mao quản dài của ống trộn sát với giọt máu (nếu để thẳng đứng, đầu
ống mao quản dễ bị bịt kín lại, nghiêng quá 45o bọt khí dễ tràn vào ống) rồi hút nhẹ
nhàng một cột máu liên tục (không bị bọt làm cách đoạn đến vạch 0,5. Nếu lượng
máu vượt quá vạch thì dùng bông khô vuốt nhẹ ở đầu ống để rút máu ra đến vạch
chính xác. Làm nhẹ nhàng, nhanh và chính xác để máu không bị đông.
Bước 5: Nhanh chóng cho vào dung dịch pha loãng máu và hút dung dịch
liên tục đến vạch 101. Dùng đầu ngón tay cái và giữa bịt chặt hai đầu ống trọn lắc
nhẹ, tháo bỏ ống cao su và đặt ống trộn máu nằm ngang trên gạc mềm.
Bước 6: Buồng đếm được lau sạch. Dùng 2 giọt nước rất nhỏ dán lammelle
vào buồng đếm. Lắc nhẹ ống trộn máu, thổi bỏ giọt đầu rồi chấm nhẹ đầu dài ống
trộn máu vào cạnh lammelle trên buồng đếm. Theo sức mao dẫn, dung dịch máu
pha loãng sẽ tràn đều vào buồng đếm. Nếu dung dịch thừa nhiều phải dùng bông
khô thấm nhẹ cạnh bên của buồng đếm để rút bớt dung dịch ra khỏi buồng đếm.
Bước 7: Đặt buồng đếm lên kính hiển vi và đếm với bội giác nhỏ (10x10
hoặc 15x10), đếm số lượng hồng cầu có trong 5 ô lớn hay 5 x 16 = 80 ô nhỏ.
Chọn 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở chính giữa buồng đếm để được xác suất đồng đều.
Bước 8: Tính số lượng hồng cầu
Gọi tổng số hồng cầu đếm được trong 80 ô nhỏ là A. Máu được pha loãng
200 lần, thể tích mỗi ô nhỏ là 1/4.000 ml
Vậy số lượng hồng cầu trong 1 ml máu sẽ là:
n = (A x 4.000 x 200)/80 hay n = A x 1.000
Phương pháp dùng máy đếm: Chủ yếu được dùng trong các bệnh viện khi

xét nghiệm máu tổng thể. Phương pháp này ứng dụng các đặc tính lý hóa của hồng
cầu và các tế bào máu khác để tiến hành xử lý tổng hợp và cho ra kết quả khá chính
xác về các chỉ tiêu huyết học trên. Bằng phương pháp dùng máy, ngoài đếm được
số lượng hồng cầu còn có thể xác định được số lượng bạch cầu, tiểu cầu, hàm
lượng hemoglobin,…Chỉ với khoảng 5 – 10 ml máu người ta có thể làm một xét
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

nghiệm tổng thể về máu rất nhanh, có thể trong 30 phút là có kết quả. Các loại máy
đếm thường dùng là máy đếm tế bào 8 chỉ số, máy đếm tế bào 18 chỉ số, máy đếm
laser (Viện huyết học và truyền máu trung ương, 2011).
1.2.3. Huyết áp
Huyết áp (HA) là áp suất máu trong động mạch. Máu chảy được trong động
mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của thành động
mạch, trong đó lực đẩy máu của tim mạnh hơn nên máu chảy được trong động
mạch với một tốc độ và áp suất nhất định.
Huyết áp tâm thu: Còn gọi là huyết áp tối đa, thể hiện khả năng co bóp của
tim, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch.
Huyết áp tối đa thay đổi tùy tuổi, thường từ 90 – 140 mmHg.
Huyết áp tâm trương: Còn gọi là huyết áp tối thiểu, thể hiện sức cản của
thành mạch, là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong
mạch. Huyết áp tối thiểu thay đổi từ 50 – 90 mmHg.

Huyết áp trung bình: Còn gọi là huyết áp hữu hiệu, là trung bình của tất cả
áp suất máu được đo trong một chu kỳ thời gian, nó thể hiện sức làm việc thực sự
của tim. Huyết áp trung bình gần với huyết áp tâm trương hơn huyết áp tâm thu
trong chu kỳ hoạt động của tim.
HA trung bình = HA tâm trương + 1/3 HA hiệu số
Hiệu áp: Là khoảng chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, là
điều kiện cần cho tuần hoàn máu. Bình thường khoảng 50 mmHg. Hiệu áp tùy
thuộc lực bóp của tim và sức cản của mạch máu từ tim đến mao mạch. Hiệu áp còn
gọi là áp lực mạch (pulse pressure). Áp lực mạch ở người ít có nguy cơ biến cố tim
mạch là 50 mmHg.
Ở người Việt nam trưởng thành bình thường huyết áp tối đa là 110 – 115
mmHg, huyết áp tối thiểu là 60 – 70 mmHg (Nguyễn Quang Mai, 2004; Trịnh Hữu
Hằng, 1998; Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Cách đo huyết áp: có 2 cách là đo trực tiếp và đo gián tiếp:
Đo trực tiếp: Năm 1932 Stophen Halen đã nối động mạch đùi của con ngựa
vào một ống thủy tinh đường kính 4 mm, cao 3 m. Thấy cột máu dâng lên 2,7 m và
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

dao động theo nhịp tim. Ludwig đã lắp một ống thủy tinh hình chữ U có đựng thủy
ngân và nối với cái phao cùng bút ghi và ghi được HA (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Đo gián tiếp: Thường đo bằng máy đo HA thủy ngân theo phương pháp

Korotkov. Đây là loại máy chính xác nhất, nhưng vì hơi cồng kềnh nên người ta cải
tiến, tạo ra những máy đo HA gọn hơn như máy dạng đồng hồ, máy đo HA bằng
điện tử, không cần nghe mà các chỉ số hiện lên trên màn hình.
Phương pháp nghe mạch của Korotkov :
Dùng túi cao su quấn quanh cánh tay và ống nghe đặt trên động mạch cánh
tay bên dưới túi cao su. Bơm căng túi cao su để ép vào động mạch cánh tay đến
khi không nghe thấy mạch đập. Sau đó cho giảm áp lực túi cao su dần, khi nghe
mạch đập lại, đó chính là HA tối đa, còn gọi là tiếng thứ nhất của Korotkov. Tiếp
tục cho giảm áp, lúc bắt đầu không nghe mạch đập nữa, gọi là tiếng cuối của
Korotkov, đó chính là HA tối thiểu. Như vậy, những tiếng mạch đập nghe được
(những tiếng Korotkov), sinh ra do máu đi qua động mạch cánh tay bị hẹp, do sự
rung động của thành động mạch đàn hồi nằm giữa hai chế độ áp suất bằng nhau ở
trong bao và trong động mạch, xảy ra ở thời điểm khi HA lớn hơn HA tâm trương
và nhỏ hơn HA tâm thu (Mai Văn Hưng, 2004).

Hình 2: Đo huyết áp động mạch bằng phương pháp gián tiếp
(Nguồn: Trung tâm giáo dục Pearson, 2003)

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

1.2.4. Nhịp tim

Tim co bóp do một nhóm tế bào đặc biệt nằm ở vách sau của tâm nhĩ phải
phát xung và quyết định số nhịp đập của tim. Ðó là nút xoang – nhĩ (sino – atrial
node), một máy điều hòa nhịp tim (pacemaker) tự nhiên. Nút phát ra những xung
lực điện, được những sợi cơ tim đặc biệt dẫn truyền tới kích thích các ngăn của tim
co bóp. Nhịp tim trung bình của người Việt Nam là 75 nhịp/phút. Ở nam khoảng 70
– 80 nhịp/phút, nữ 75 – 85 nhịp/phút. Nhịp tim thay đổi theo tùy loài. Nhịp tim còn
thay đổi theo lứa tuổi, sức khỏe, điều kiện môi trường và tình trạng thái sinh lý:
Khi ngủ nhịp tim giảm (khoảng 20 %), khi lao động nhịp tim tăng, nhiệt độ cơ thể
và môi trường tăng nhịp tim tăng. Trong ngày, nhịp tim buổi sáng chậm hơn buổi
chiều,… (Trịnh Hữu Hằng, 1998; Nguyễn Quang Mai, 2004).
Nhịp tim có thể được xác định bằng 2 cách đó là nghe tiếng tim và bắt mạch.
Nghe tiếng tim: Tiếng tim là một loại âm thanh được phát ra khi tim hoạt
động, đặt ống nghe vào ngực đúng vị trí sẽ nghe được hai loại âm thanh phát ra
trong chu kì tim. Tiếng thứ nhất gọi là tiếng tâm thu. Nó xuất hiện ở giai đoạn đầu
của giai đoạn tâm thu. Tiếng tim này có đặc điểm là mạnh, trầm, kéo dài (0,08 –
0,12 s) và nghe rõ nhất là ở vùng mõm tim. Nguyên nhân tiếng tim thứ nhất là do
sự đóng của van nhĩ thất, do cơ tâm thất và do máu được đẩy vào động mạch.
Tiếng tim thứ hai hay còn gọi là tiếng tâm trương, nó xuất hiện ở giai đoạn đầu của
tâm trương. Tiếng này có đặc điểm là nhẹ, thanh, ngắn (0,05 – 0,08 s). Nguyên
nhân tiếng tim thứ hai là do đóng của van bán nguyệt ở gốc động mạch chủ và
động mạch phổi (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001; Nguyễn Quang Mai,
2004).
Bắt mạch: Mạch (pulse) là do sóng áp suất chuyển tới động mạch mỗi khi
trái tim co bóp, đẩy máu ra ngoài. Mạch được nhận ra dễ dàng trên các động mạch
nổi gần mặt da như động mạch quay (radial artery) ở cổ tay, động mạch cảnh
(carotid artery) ở cổ, động mạch ở cổ chân. Mạch được tính theo số lần tim đập
trong một phút và có thể đếm dễ dàng bằng cách đặt đầu ngón tay giữa và trỏ lên
một động mạch nổi trên da. Ngón tay sẽ cảm thấy tiếng chuyển động nhè nhẹ của
sóng áp lực trên mạch máu đó. Mỗi sóng tương ứng với một lần tim bóp.


Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Trong y học, việc xác định nhịp tim hay nghe tiếng tim có ý nghĩa sinh lý
trong việc chẩn đoán về lâm sàng. Nhịp tim nhanh hay chậm, mạnh hay yếu đều
cho biết khả năng hoạt động của tim và tình trạng sức khỏe của người được xác
định nhịp tim (Nguyễn Quang Mai, 2004).
1.3. Các chỉ tiêu hô hấp
Nhịp thở: Nhịp thở (lần/phút) của người Việt Nam là nam: 16 ± 3, nữ 17 ± 3.
nhịp thở thay đổi theo trạng thái hoạt động, hoạt động mạnh nhịp thở nhanh, thay
đổi theo trạng thái sinh lý, xúc cảm, nhiệt độ tăng làm tăng nhịp thở (Trịnh Hữu
Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
1.3.1. Các loại thể tích khí trong hô hấp
Theo Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2001) thì các loại thể tích khí
trong hô hấp bao gồm:
Khí lưu thông: là lượng khí vào hoặc ra khỏi phổi sau mỗi lần hít vào hoặc
thở ra bình thường. Người trưởng thành, trạng thái sinh lý bình thường thì lượng
khí lưu thông khoảng 0,5 lít.
Khí dự trữ thở ra: là lượng khí sau một lần thở ra bình thường mà chưa hít
vào mà mỗi người còn có khả năng thở ra tận lực thêm với thể tích khoảng 1,5 lít.
Khí dự trữ hít vào: là lượng khí mà sau mỗi lần hít vào bình thường, chưa
thở ra mà một người còn có thể hít vào tận lực thêm với thể tích 1,5 – 2,5 lít.

Khí cặn: là lượng khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra tận lực, khoảng 1 lít.
1.3.2. Dung tích sống
Là thể tích tối đa của một lần hít vào và thở ra gắng sức. Dung tích sống bằng
tổng khí lưu thông, khí dự trữ thở ra, khí dự trữ hít vào. Người Việt Nam dung tích
sống ở nam từ 3.400 – 3.500 ml, nữ từ 2.400 – 2.600 ml (www.thuviensinhhoc.com,
2011). Việc luyện tập thường xuyên có thể làm tăng dung tích sống. Dung tích
sống được coi là một trong các chỉ số phát triển thể lực. Ở những người có thể lực
phát triển tốt thì dung tích sống có trị số lớn, đạt tới 4,5 – 5 lít. Ở những người có
thể lực kém, dung tích sống nhỏ, trung bình chỉ từ 2,5 – 3 lít. Dung tích sống phụ
thuộc vào tuổi. Ở trẻ em, khi tuổi tăng thì dung tích sống tăng. Ở người cao tuổi,
khi tuổi tăng thì dung tích sống giảm. Ngoài ra, dung tích sống còn phụ thuộc vào
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

kích thước cơ thể đặc biệt là phụ thuộc vào chiều cao. Mối tương quan giữa chiều
cao, tuổi và dung tích sống tuân theo những quy luật nhất định (Tạ Thúy Lan và
Trần Thị Loan, 2000).
Để xác định thể tích các loại khí trên cũng như dung tích sống người ta dùng
phế dung kế. Để chính xác người ta thực hiện đo nhiều lần (3 lần) và lấy trị số
trung bình của các giá trị đo được (Trương Xuân Dung và ctv, 1996).
Phương pháp đo các loại khí hô hấp bằng hô hấp kế (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Bước 1: Đổ nước sạch vào bình của hô hấp kế, dùng bông và cồn sát trùng

đầu ngậm của ống cao su.
Bước 2: Người được thở ở tư thế đứng, ngậm đầu vòi ống cao su vào miệng,
một tay giữ ống và một tay bịt mũi hoặc dùng kẹp để kẹp hai lỗ mũi.
Bước 3: Thở ra bình thường 5 lần vào hô hấp kế (mỗi lần thở thì mở khóa của
ống thông, thở xong đóng khóa đến khi thở nữa thì lại mở khóa ra. Lấy thể tích của
5 lần thở rồi chia cho 5 ta được thể tích khí lưu thông.
Bước 4: Đo thể tích khí dự trữ thở ra: Ở tư thế như trên, sau khi thở ra bình
thường, chưa hít vào, ngậm miệng vào vòi thở, tiếp tục thở ra hết sức vào hô hấp kế.
thể tích khí tăng lên trong hô hấp kế là thể tích khí dự trữ thở ra.
Bước 5: Đo thể tích khí dự trữ hít vào: nâng bình trong lên để không khí qua
ống cao su vào hô hấp kế. Người được đo ở tư thế như trên, sau khi hít vào bình
thường, chưa thở ra, tiếp tục hít vào hết sức. Thể tích trong hô hấp kế giảm chính là
thể tích khí dự trữ hít vào.
Bước 6: Đo dung tích sống hay dung lượng phổi: Ở tư thế đứng sau khi hít
vào hết sức, ngậm miệng vào vòi cao su thở ra từ từ và liên tục một hơi cho đến khi
gập mình không thể thở được nữa. Thể tích ở hô hấp kế là dung tích sống.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 5: Hằng số sinh lý người Việt Nam
Chiều


Sinh lượng nam (ml)

Sinh lượng nữ (ml)

Tuổi

Tuổi

cao
(cm)
20

30

40

60

20

30

40

50

-

-


-

-

2.150

2.075

2.000

1.550

150-154 2.800

2.900

-

-

2.350

2.250

2.175

1.650

155-159 3.125


3.150

2.725

2.400

2.550

2.425

2.350

1.750

160-164 3.500

3.400

3.025

2.550

-

-

-

-


165-169 3.625

3.650

3.325

2.700

145-149

(Nguồn: Trịnh Hữu Hằng, 1998)
2. Chỉ số thông minh
2.1. Khái niệm chỉ số thông minh IQ
Chỉ số thông minh, hay IQ (Intelligence Quotient). Chỉ số này của mỗi người
nói lên năng lực trí tuệ hay trí lực của người đó.
Trí lực không phải là một loại năng lực đơn nhất mà là một cấu trúc toàn vẹn
bao gồm nhiều nhân tố năng lực. Căn cứ vào ý kiến chung của các nhà tâm lý cũng
như những cuộc điều tra trong học sinh, trí lực mà chúng ta đề cặp tới về cơ bản bao
gồm những nhân tố trí lực đại loại như óc quan sát, trí nhớ, tư duy, óc tưởng tượng,
trí sáng tạo và kỹ năng thực tiễn,…có điều chúng ta không được nghĩ một cách đơn
giản rằng, cứ gộp mấy loại năng lực đó là có thể tạo thành trí lực cao. Ở đây cần phải
biết phối hợp khéo léo những năng lực kể trên, tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh,
đạt hiệu suất cao.
IQ biểu thị trình độ trí lực cao thấp của một người, chỉ số thông minh của đại đa
số người trong cộng đồng thường là 100.
Cách tìm chỉ số thông minh của một người: đầu thế kỷ 19 hai nhà tâm lý học
pháp là Binet và Simon đưa ra phép đo trí lực đầu tiên trên thế giới. Như vậy là
người ta đã tìm ra được một loại thước đo trí lực con người. Thước này có tên là Test,
nghiệm pháp hay trắc nghiệm. Trắc nghiệm trí lực gồm một loạt tiểu nghiệm sắp đặt

theo hạng tuổi. Căn cứ vào kết quả hoàn thành các khoảng trong tiểu nghiệm, rồi đối
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

chiếu với một thang đo đã chuẩn hóa cho từng hạng tuổi là ta có thể tìm ra được chỉ
số thông minh của một người.
Công thức: Chỉ số thông minh = tuổi khôn/tuổi đời x 100
Tuổi khôn: được tính theo kết quả hoàn thành các tiểu nghiệm.
Tuổi đời là tuổi khai sinh, tuổi thật.
Bảng 6: Phân loại chỉ số IQ trong dân số
Chỉ số thông minh

Xếp hạng

> 140

Thiên tài

% trong dân số
0,8

120 – 140


Có tài

10,0

110 – 120

Xuất sắc

17,0

90 – 110

Trung bình

45,0

80 – 90

Chậm chạp

17,0

70 – 80

Khờ

7,0

60 – 70


Dại dột

2,7

30 – 50

Đần

0,3

< 30

Ngu

0,2

(Nguồn: Thế Trường, 1998)
Theo các thử nghiệm để đo IQ của một người thì người ta nhận thấy rằng tình
hình sức khỏe và trạng thái tâm lý của người thực nghiệm cũng có ảnh hưởng đến
kết quả đo. Tuy nhiên, cuối cùng các chỉ số thông minh đo được cũng gần với trí
lực thực của mỗi người (Thế Trường, 1998).
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến IQ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của con người, sau đây là
những yếu tố ảnh hưởng cơ bản và được nhiều nghiên cứu công nhận:
2.2.1. Di truyền
Gen có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của trí não. Nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng những cặp bố mẹ có chỉ số IQ cao thường sinh ra con cái cũng có chỉ

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

số IQ cao và ngược lại, những cặp bố mẹ có chỉ số IQ thấp thì có xu hướng sinh ra
con cái cũng có chỉ số IQ thấp. Theo Devlin và ctv thì họ đã tiến hành 212 cuộc
điều tra và kết quả cho thấy rằng có mối tương quan giữa chỉ số IQ của những cặp
song sinh cùng trứng. Người ta tiến hành nghiên cứu trên các cặp song sinh cùng
trứng trong những điều kiện môi trường nhất định và những cặp anh em cùng bố
mẹ, anh em họ để xác định mức độ ảnh hưởng của gen lên chỉ số IQ. Kết quả cho
thấy ảnh hưởng của gen đến IQ chưa được 50 % và gen thì ảnh hưởng đến chỉ số
IQ từ lúc ấu thơ cho đến khi cơ thể lớn lên và tăng dần theo độ tuổi (Devlin et al,
1997; Posthuma et al, 2001).
2.2.2. Giới tính
Sự khác biệt giữa chỉ số IQ của nam và nữ không có ý nghĩa thống kê, đó là
kết luận của các cuộc khảo sát đầu thế kỷ 20 (Jackson và Rushton, Cyril Burt và
Lewis Terman, Hedges và Nowell, Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ,…). Theo Posthuma
và ctv (2001) thì giới tính không có ảnh hưởng tới IQ, nghĩa là điểm số các bài test
thì như nhau, tuy nhiên tốc độ trả lời các câu hỏi thì nghiêng về nam giới.
2.2.3. Môi trường
Nghiên cứu về vai trò của môi trường trong phát triển trí tuệ của trẻ em đã
chứng minh rằng môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Đặc
biệt là môi trường bên trong cơ thể mẹ (môi trường trong tử cung) ở giai đoạn phôi
thai có ảnh hưởng sâu sắc đến trí thông minh và cân nặng của trẻ lúc mới sinh.

Bằng cách nuôi những trẻ song sinh cùng trứng trong những môi trường giáo dục
khác nhau thì người ta cũng đã thấy rằng trí thông minh của một người tỉ lệ thuận
với nguồn giáo dục mà người đó nhận được (Devlin et al, 1997).
3. Dinh dưỡng
Để tồn tại và phát triển thì cơ thể phải thu nhận những chất cần thiết từ môi
trường để làm vật liệu xây dựng tạo nên các cấu trúc, làm nhiên liệu, để sử dụng
như các chất điều hòa và điều chỉnh các quá trình sống. Các chất dinh dưỡng khi
được hấp thu vào tế bào và cơ thể sẽ được chuyển hóa bằng các phản ứng tổng hợp
hoặc phân giải được gọi là quá trình trao đổi chất và trên cơ sở đó cơ thể mới tồn
tại, sinh trưởng và sinh sản được. Phải có hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và trao

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

đổi chất chúng ta mới lựa chọn chế độ ăn uống đầy đủ và phù hợp với lứa tuổi, giới
tính và thể trạng cũng như hoạt động nghề nghiệp của mỗi chúng ta nhằm chống lại
bệnh tật (Nguyễn Như Hiền và Chu Văn Mẫn, 2004).
3.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là sự cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể thông qua các thực
phẩm ăn uống. Theo dinh dưỡng học, để có đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể phải
được cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo một chế độ
dinh dưỡng hợp lý ngoài cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết thì cơ thể cần

được bổ sung thêm các chất: đạm (protein), béo (lipid), đường (carbohydrate), chất
khoáng và nước với một liều lượng hợp lý. Nếu việc cung cấp chất dinh dưỡng
không đầy đủ hoặc thừa cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
3.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe
Con người từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, được sinh ra, lớn lên trưởng
thành cho đến khi tuổi già đều có thể bị ảnh hưởng hoặc mắc bệnh bởi chế độ dinh
dưỡng không hợp lý. Điều này không những ảnh hưởng đến một thế hệ con người
mà còn để lại hậu quả cho cả thế hệ mai sau:
Người phụ nữ khi mang thai thiếu dinh dưỡng, tăng cân ít thì đứa trẻ sinh ra
sẽ có nguy cơ: cân nặng sơ sinh thấp, tỉ lệ tử vong cao, trưởng thành dễ mắc các
bệnh mãn tính, phát triển trí tuệ kém.
Trẻ em sinh ra được nuôi dưỡng kém sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm
trùng cao, chậm tăng trưởng, thấp còi khi trưởng thành, giảm năng lực trí tuệ.
Từ tuổi thiếu niên đến tuổi thanh niên và trưởng thành là giai đoạn cơ thể sinh
trưởng và phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, đáp ứng các hoạt động học tập,
lao động, hoạt động xã hội, nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu hụt calo sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng của cơ thể, đến khả năng học tập, lao động
hay bị ốm đau bệnh tật (Nguyễn Như Hiền và Nguyễn Hồng Hạnh, 1999).
Ở người già các hoạt động chuyển hóa và dinh dưỡng có xu hướng giảm, khả
năng cảm thụ, chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu theo quy luật của
quá trình lão hóa. Ví dụ ở hệ tiêu hóa có những biến đổi đáng kể như vị giác kém,
ảnh hưởng đến sự ngon miệng, răng dần lão hóa, sức nhai kém, tuyến nước bọt
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

17

Bộ môn Sư phạm Sinh học



×