Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất và đánh giá ảnh hưởng của nguyên liệu mía đến sản lượng và chất lượng đường thành phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 133 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Nha trang, Ngày…., tháng….., năm 2009


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành cảm
ơn thầy: PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Quý công ty- Nhà máy đường Cam Ranh đã tạo điều kiện cho tôi thực
tập tại nhà máy, giúp đỡ và tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi.
Đặc biệt là người thân và bạn bè đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian qua.
Do những hạn chế về kiến thứccủa bản thân và điều kiện khách quan
nên đề tài này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những
lời nhận xét, đóng góp ý kiến đánh giá quý báu của quý thầy cô cùng bạn bè
để đề tài này hoàn thiện thêm.


Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, Ngày 20 tháng 06 năm 2009.
Sinh viên thực hiện:

Bùi Thị Chiên.


MỤC LỤC
Lời Mở Đầu............................................................................................................. 4
Chương 1. Tổng Quan Về Công Nghệ Sản Xuất Đường Trên Thế Giới................... 5
Chương 2: Tổng Quan Về Công Nghệ Sản Xuất Đường Tại Việt Nam ................... 6
Chương 3 : Tổng Quan Về Trồng Mía. .................................................................... 9
Chương 4. Phương Pháp Nghiên Cứu. ................................................................... 13
I. Khảo sát thực tế quy trình dây chuyền sản xuất tại nhà máy ........................... 13
II. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nguyên liệu đến hiệu suất và chất lượng
đường thành phẩm ............................................................................................. 14
1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 14
2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 15
3.Phương pháp đánh giá................................................................................. 18
Chương 5. Kết Quả Khảo Sát Quy Trình Và Dây Chuyền Cơng Nghệ................... 20
I.Sơ lược về nhà máy. ........................................................................................ 20
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy. ........................................ 20
2. Vị trí, vai trị nhà máy đường Cam Ranh đối với địa phương và đối với nền
kinh tế............................................................................................................ 22
3.Cơ cấu tổ chức của nhà máy đường Cam Ranh: .......................................... 24
4. Tình hình hoạt động của nhà máy trong thời gian qua: .............................. 28
II.Công nghệ dây chuyền sản xuất đường tại nhà máy. ...................................... 33
II.1. Nguyên liệu mía và thu hoạch mía......................................................... 33
II.2.Vận chuyển mía, xử lý sơ bộ và lấy nước mía. ........................................ 33

II.3. Làm sạch nước mía ................................................................................ 45
1. Nhiệm vụ của làm sạch nước mía........................................................... 49
2. Cơ sở lý thuyết của làm sạch nước mía .................................................. 50
3. Làm sạch nước mía ................................................................................ 60
4. Hiệu suất làm sạch ................................................................................. 66
5. Thiết bị của giai đoạn làm sạch nước mía.............................................. 67
II.4. Cơ đặc nước mía. ................................................................................... 77
1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................... 77
2. Hóa học của q trình cơ đặc ................................................................. 81
1


3. Cấu tạo của thiết bị cô đặc ..................................................................... 83
II.5 Nấu đường và kết tinh ............................................................................. 84
1. Động học của quá trình kết tinh đường................................................... 84
2. Cơ sở lý thuyết của quá trình kết tinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình kết tinh. ............................................................................................. 86
3 .Quá trình nấu đường .............................................................................. 88
II.6. Ly tâm, sấy, đóng bao và bảo quản đường.............................................. 92
1. Ly tâm ................................................................................................... 92
2. Sấy đường.............................................................................................. 93
3. Làm nguội,sàng đường........................................................................... 94
4. Bảo quản đường..................................................................................... 94
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng đường thành phẩm.......... 95
1. Nguyên liệu .............................................................................................. 95
2. Phương pháp xử lý mía sơ bộ..................................................................... 96
3. Phương pháp làm sạch nước mía................................................................ 96
4. Phương pháp cô đặc................................................................................... 96
IV. Đánh giá về sản lượng, kinh tế, kỹ thuật ...................................................... 97
Chương VI: Kết Quả Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nguyên Liệu Đến Chất Lượng,

Sản Lượng............................................................................................................. 98
Chương VII. Kết Luận........................................................................................... 99

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Sac

: Sacarose

Fruc

: Fructose

Glu

: Glucose

3


Lời Mở Đầu
Ngành cơng nghệ sản xuất đường mía đã có từ lâu (cuối thế kỷ thứ IV)
nhưng gần đây mới cơ khí hố tồn bộ cả dây chuyền và việc tự động hoá đã được
áp dụng ở nhiều khâu. Ở Viết Nam, giữa thế kỷ thứ 19 mới xuất hiện các nhà máy
Đường ở Miền Bắc, sau năm 1975 mở rộng thêm các nhà máy Đường ở Miền Nam.
Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, đầu tiên người ta biết đến như là 1 loại lau
sậy hoang dại, nay trở thành một cây công nghiệp quan trọng cho ngành sản xuất
đường. Mía là một cây thân trụ đứng, hơi cong, thân chia thành nhiều dóng cao

khoảng 2-3,50m. Mía là một cây thích hợp với nhiều vùng đất: Ở Việt Nam mía
được trồng khắp các miền từ Bắc vào Nam. Theo hiệp hội mía đường Việt Nam cho
biết; niên vụ 2009-2010, tổng diện tích trồng mía của nước ta vào khoảng
290.000ha, với năng suất bình qn là 55tấn/ha.
Mía khơng những là cây giúp ta giải khát vào những mùa hè nóng lực, mà nó
cịn là cây sản xuất ra loại đường kính trắng phục vụ cho việc sinh hoạt của bà con
nông dân và các ngành công nghiệp nhẹ khác: Ngành sản xuất bánh kẹo, ngành sản
xuất rượi bia.
Ngoài những đặc tính trên, người ta cịn sản xuất mì chính từ phế liệu mía.
Như vậy cây mía là một cây cơng nghiệp có vài trị rất quan trọng, khơng những
cung cấp năng lượng cho con người mà nó cịn góp phần làm tăng trưởng kinh tế
nước nhà, mà cịn tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo lợi nhuận cho nhà máy.
Đường kính là loại sản phẩm chính của ngành cơng nghiệp sản xuất Đường
mía. Để sản xuất ra một kg đường kính trắng người ta phải đầu tư cả công nghệ sản
xuất và một dây truyền sản xuất với máy móc thiết bị hiện đại. Như vậy để sản xuất
được hiệu quả và có lợi nhuận cho nhà máy thì nhà máy phải thường xun cải tiến
cơng nghệ và dây truyền sản xuất, đồng thời hạn chế những nguyên nhân làm ảnh
hưởng hiệu xuất thu hồi đường và chất lượng đường thành phẩm.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài: “ Khảo sát quy trình cơng nghệ sản xuất và
đánh giá ảnh hưởng của nguyên liệu mía đến sản lượng và chất lượng đường thành
phẩm.” có ý nghĩa thực tế và tính bước thiết với mục tiêu:
-

Đưa ra biện pháp nâng cao, cải tiến dây truyền công nghệ để tăng năng
suất cho nhà máy.
Đưa ra biện pháp làm giảm ảnh hưởng của yếu tố nguyên liệu đến hiệu
suất và chất lượng đường.

4



Chương 1. Tổng Quan Về Công Nghệ Sản Xuất Đường Trên Thế Giới
Vào những năm gần cuối thế kỷ thứ 4 ( năm 398) người ấn độ và Trung
Quốc đã chế biến mía thành tinh thể đường. Từ đó kỹ thuật sản xuất đường chuyển
sang các nước Châu Âu như Ba Tư, Italia, Bồ Đào Nha, đồng thời chuyển việc sản
xuất đường sang một ngành công nghiệp. Đến Tk 16, nhiều nhà máy được xây dựng
ở Anh, Pháp, Đức. Vào thế kỷ 19 nhà máy đường hiện đại đầu tiên được xây dựng ở
Anh.
Thuở sơ khai cơng nghiệp đường cịn thơ sơ, dùng trâu bị kéo ép 2 trục bằng
gỗ, làm sạch chỉ dùng vôi, nấu đường bằng chảo dưới áp suất khí quyển, thực hiện
kết tinh tự nhiên. Đến khoảng 1867 ở đảo Ricuniông thuộc Pháp đã sử dụng máy ép
3 trục bằng gang, kéo bằng máy hơi nước. Sau đó máy ép được cải tiến dùng nhiều
trục ép, nhiều máy ép, và dùng nước thẩm thấu để nâng cao hiệu suất ép.
Làm sạch bằng phương pháp vôi được sử dụng lâu đời ở Ấn Độ nhưng
phương pháp vôi bộc lộ nhiều nhược điểm: lượng vôi dư trong nước mía làm tăng
sự phân hủy đường, khó kết tinh, làm tăng tổn thất đường. Năm 1812 ( ông Berrnell
người Pháp) đã dùng CO2 để trung hịa lượng vơi dư và lọc để loại kết tủa. Cũng ở
Tk 19 kỹ sư Tratani người Italia dùng khí SO2 để trung hịa lượng vơi dư và tẩy màu
nước mía. Nhờ sự phát hiện đó cơng nghệ sản xuất đường đã tiến một bước dài đưa
phương pháp CO2 đến hồn chỉnh.
Ngành cơng nghiệp đường đã có từ Tk 16 nhưng gần đây mới được cơ khí
hóa, nhiều thiết bị quan trọng được pháp minh vào thế kỷ 19. Năm 1813 Howad
phát minh ra nồi bốc hơi chân không, nhưng mới chỉ dùng một nồi nên hiệu quả bốc
hơi còn thấp. Đến năm 1943 Rillicux phát minh ra hệ bốc hơi nhiều nồi, hiệu quả
bốc hơi cao, tiết kiệm hơn. Năm 1837 Ponzolat phát minh ra máy ly tâm chuyển
động ở đáy, lấy đường ở trên, kiểu kết cấu này khơng thuận lợi. Sau đó Bossener
phát minh ra máy ly tâm kiểu thùng quay. Năm 1867 Weston đã cải tiến truyền
động ở trên lấy đường ở dưới, nguyên lý này đang được dùng phổ biến ở các nhà
máy đường hiện nay. Năm 1892 máy ép 3 trục hiện đại được dùng ở Mỹ ; năm 1820
máy lọc ép khung bản ra đời; năm 1884 – thiết bị kết tinh làm lạnh; năm 1878 –

máy sấy thùng quay. Những thiết bị đó ngày càng được dùng trong các nhà máy
thực phẩm và hóa học
Cơng nghiệp đường mấy chục năm gần đây phát triển rất nhanh, đã cơ khí
hóa tồn bộ dây chuyền và việc tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều
khâu ví dụ như cơ khí hóa việc chặt mía, dùng thiết bị khuếch tán liên tục, phương
pháp trao đổi ion, nấu đường liên tục và tự động, máy tính được sử dụng nhiều
trong các nhà máy đường.
5


Chương 2: Tổng Quan Về Công Nghệ Sản Xuất Đường Tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới vào những năm 19581960 ở miền Bắc đã xây dựng 3 nhà máy đường hiện đại: Sông Lam, Việt Trì có
cơng suất 350 tấn mía/ngày, nhà máy đường Vạn Điểm có cơng suất 1000 tấn mía/
ngày , đồng thời xây dựng nhiều nhà máy đường thủ công, nhờ thế lượng đường
mật thủ công chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng sản lượng đường của nước ta
Sau năm 1975 tiếp tục thêm một số nhà máy đường hiện đại miền Nam:
đường Quảng Ngãi(1500 tấn mía/ngày), Hiệp Hịa(1500 tấn mía/ngày), Bình
Dương( 1500 tấn mía/ngày). Có 2 nhà máy luyện đường Biên Hịa (200tấn đường
thơ/ngày) và Khánh Hội (150 tấn đường thô/ngày). Và xây dựng thêm 2 nhà máy La
Ngà ( 2000 tấn mía/ngày) Lam Sơn (1500 tấn mía/ngày)
Năm 1995 theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ xây dựng chương trình
đến năm 2000 tổng sản lượng đường trong cả nước đạt 1 triệu tấn đường. Từ đó đến
nay nhà nước đã xây dựng thêm hơn 40 nhà máy đường được phân bố tương đố đều
ở 3 miền với tổng công suất thiết kế của nhà máy đường trong cả nước đủ để thực
hiện mục tiêu trên. Với số lượng nhà máy đường hiện nay cùng với sự quan tâm của
Đảng, Nhà Nước và các bộ ngành thì ngành đường Việt Nam sẽ phát triển không
ngừng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngồi.
Tại Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường được tổ chức mới đây ở Hà Nội,
Hiệp Hội mía đường Việt Nam cho biết: niên vụ 2009- 2010 diện tích mía nguyên
liệu cả nước dự kiến vào khoảng 290.000 ha, tăng 19.400 ha so với vụ năm trước,

trong đó diện tích vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy là 221.816 ha với
năng suất mía bình qn đạt 55 tấn/ha và sản lượng đạt 16 triệu tấn. Trong đó có
khoảng 40 nhà máy hoạt động với tổng cơng suất thiết kế là 105.750 tấn mía/ ngày.
Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy này dự kiến sản lượng đường chế biến sẽ
đạt 1,3 triệu tấn, 300.000 tấn đường tinh luyện
Tuy nhiên niên vụ 2008- 2009 vừa qua, sản xuất mía giảm sút nghiêm trọng
về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Tỷ lệ phát huy công suất bình quân của các
nhà máy chỉ đạt 60,7% so với thiết kế, giảm công suất 83,3 % so với vụ trước.
Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu.

6


Khắc phục tình trạng này cục Trồng trọt, Bộ nơng nghiệp và phát triển nông
thôn đã xác định được 4 nhân tố quan trọng: giống mía, phịng trừ sâu bệnh, tưới
tiêu, cơ giới hóa canh tác. Nhiều chương trình dự án khoa học nhằm nâng cao năng
suất mía. Song đến năm 2008 năng suất bình quân chỉ đạt 58 tấn/ha, tăng 6 tấn/ha
so với năm 1999
Năng suất mía của nước ta không chỉ thấp hơn so với mặt bằng chung thế
giới mà còn kém xa so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Viện quy
hoạch và thiết kế nơng nghiệp được tính tốn và báo cáo vào tháng 11/2008 (đầu vụ
thu hoạch mía) sản lượng bình qn năm 2009 sẽ đạt 59 tấn/ha. Nhưng tổng kết vụ
mía vừa qua cho thấy năng suất bình quân chỉ đạt 50tấn/ha thấp hơn cả trước đó 10
năm( năm 1999 đạt 51,6 tấn/ha)
Rất nhiều dự án đề tài giống mía cấp Nhà nước, cấp Bộ đã được triển khai
trong những năm vừa qua, kết quả là những giống mía mới có năng suất cao đã
được nghiệm thu và nhân rộng ra sản xuất. Song đến nay 60% diện tích đất canh tác
vẫn trồng những giống mía cũ năng suất thấp đã được trồng từ những năm 1980. Lý
giải nguyên nhân trên, trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường cho biết trong
số 39 giống mía mới đã được cơng nhận ở nước ta hầu hết khi đã trồng đại trà đựợc

1 thời gian đã xảy ra hiện tượng thối hóa, năng suất và chất lượng đều giảm. Nhiều
nhà trồng mía đã nhập giống mía cao sản từ nước ngồi về cung cấp cho bà con
nông dân nhưng khi trồng lại phát sinh nhiều bệnh mới: bệnh trắng lá, trổ cờ sớm,
bệnh than, rệp hại...và đặc biệt trồi cỏ mía.
Ngồi ra còn bất cập từ sản xuất đến thu hoạch. Nhằm thúc đẩy cơ giới hóa
trồng mía, các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu thành công nhiều loại máy móc
phục vụ nghề này: các loại máy làm đất, máy làm cỏ, máy bón phân, máy chặt mía
rải hàng, máy liên hợp thu hoạch mía. Mặc dù vậy do các doanh nghiệp chế biến ít
đầu tư vào lĩnh vực cơ giới, nơng dân trồng mía thì thiếu vốn mua máy móc thiết bị,
nên cơ giới hóa nghề trồng mía mới chỉ là khâu làm đất. Diện tích mía được đầu tư
đầy đủ và áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cịn rất thấp, đây chính là ngun
nhân kiến năng suất mía của nước ta chỉ mới đạt 69- 80% so với trung bình Thế
giới.

7


Viện khoa học và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn nhận
định hầu hết lượng mía của Việt Nam không phải là thấp so với các nước trong khu
vực như phàn nàn của các nhà máy đường. Hầu hết mía chín đều đạt chữ đường 1213,5 CCS. Nhưng chất lượng mía đưa vào sản xuất cơng nghiệp giảm thấp, chữ
đường bình quân chưa tới 10 CCS. Nguyên nhân chính là bởi tổ chức sản xuất
đường và thu hoạch mía cịn nhiều bất cập. Thời vụ sản xuất đường khơng cịn hợp
lý nhiều nhà máy ép cả mía non lẫn mía già. Tình trạng ngun liệu như thế đã gây
tổn thất hàm lượng đường do ngấm các tạp chất, khiến chi phí nấu luyện tăng cao.
Tổ chức thu hoạch vận chuyển chưa hợp lý, nhiều nơi mía được thu hoạch để 5- 7
ngày mới được cho vào ép, có nơi để mía trên 10 ngày.
Theo tổng kết các chuyên gia sản xuất đường, mía thu hoạch xong nếu để 7
ngày mới đưa vào ép thì chữ đường sẽ giảm 2 CCS. Trong sản xuất để tăng hiệu
suất thu hồi đường thêm 1% hàm lượng đường là vô cùng khó khăn, địi hỏi đầu tư
cơng nghệ khá lớn. Những bất cập trong thu hoạch đường đã gây tổn thất cho ngành

đường 20% giá thành. Tổn thất còn thể hiện ở tình trạng mất cân bằng trong dây
chuyền sản xuất gồm cả mất cân bằng về hơi, điện, nước và mất cân bằngdo thiếu
nguyên liệu cục bộ. Công nghệ chế biến kém sẽ khiến tăng lượng đường bốc hơi
theo nước khi chế luyện, tỷ lệ đường tồn dư trong mật rỉ, bã mía, chi phí nguyên
liệu cho chế luyện

8


Chương 3 : Tổng Quan Về Trồng Mía.
Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây mía xuất hiện là một loại sậy hoang
dại đã trở thành một trong những cây cơng nghiệp quan trọng trên thế giới. Mía
trồng nhiều nhất ở châu Mỹ và châu Á.Châu Âu trồng mía ít nhất. Các nước trồng
mía như: CuBa, Braxin, Ấn Độ, Mêhicô, Trung Quốc, Úc, Haoai, Philipin, Nam
Phi, Iđônêxia, Đôminica.
Ở nước ta mía được trồng từ miền Nam đến miền Bắc. Vùng trồng chủ yếu
hiện nay của miền Bắc: Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, một phần Hà Bắc
và Vĩnh Phú. Mía được trồng tập trung ven
các con sơng chính như hạ lưu sơng Hồng,
sơng Châu Giang, sơng Đáy, sơng Thái
Bình,... Ở miền Trung mía được trồng nhiều
ở các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh, Tây
Ngun. Ở miền Nam mía tập trung chủ yếu
ở các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai,
Bến Tre, Long An, Hậu Giang, Cửu Long,
An Giang...
Cây mía thuộc họ hịa thảo( Graminée) giống

Hình 1: Cánh đồng mía


Sacarum(Sacharum)
Theo Denhin giống Sacarum ó thể chia làm 3 nhó chính:
Nhóm Sacharum officinarum là giống thường gặp và bao gồm phần lớn các
chủng đang trồng phổ biến trên thế giới.
Nhóm Sacharum violaceum : lá màu tím, cây ngắn cứng và khơng trổ cờ.
Nhóm Sacharum simense: cây nhỏ, cứng thân màu vàng pha nâu nhạt trồng từ lâu ở
Trung Quốc.
*Đặc tính các giống mía ở nước ta
1. Giống POJ 3016
Mọc thẳng thân to, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu vàng lục, có
lớp phấn dày, mầm khơng nhiều. Đặc điểm là kém thích nghi với hồn cảnh thiên
nhiên, kém chịu hạn, chỉ thích nghi với những vùng đất tốt, nhiều nước, chịu sâu

9


bệnh kém hay bị sâu. Giống mía này thuộc loại chín sớm, khi chín sớm hàm lượng
đường 10  12%, chín muộn 16  17%.
2. Giống POJ 2878
Sinh trưởng tốt, thân thẳng, màu vàng lục, lớp phấn trắng xám có chấm đen.
Đặc điểm của giống mía này là dễ thích nghi với mọi khí hậu, khả năng kháng sâu
bệnh tốt, chịu được hạn, bắt rễ nhanh nhưng thời gian chín kéo dài; là giống chín
vừa và muộn. Khi chín sớm có hàm lượng đường 6  9%, chín muộn 14  14,5%.
Sản lượng bình quân 35  40 tấn/ha.
3. Giống F 134.
Thân to, mọc thẳng, vỏ màu xanh tím, lúc cịn non có màu xanh vàng, lúc
chín có màu tím vàng lẫn
xanh. Thích nghi với nhiều
loại đất: đất vùng bãi, đất
vùng trung du, đất đồi núi…..;

khả năng đề kháng mạnh, đất
tốt hay xấu, ít hay nhiều nước
đều mọc tốt. Là giống chín
vừa, nếu chín sớm hàm lượng
đường 9  10%, chín muộn
15  16%. Sản lượng trên đơn vị

Hình 2: Giống mía Việt đường 54/143

diện tích rất cao khoảng 65  70
tấn/ha nhưng xơ giịn khó ép. Được trồng phổ biến ở nước ta
4. Giống Việt đường 54/143.
Mọc thẳng, cây to. Phấn non có màu xanh, phấn già có màu đỏ nến hoặc đỏ
lẫn xanh vàng; thích nghi với điều kiện thâm canh, đề kháng tốt, năng suất cao. Là
loại giống chín sớm, hàm lượng đường cao 13  15%. Nhược điểm là tỷ lệ trổ cờ
cao và hơi rỗng ruột.
* Thu hoạch và bảo quản mía
Mía chín là lúc lượng đường trong thân mía đạt tối đa và lượng đường khử
cịn lại ít nhất.
Các biểu hiện đặc trưng thời kỳ mía chín:
10


- Hàm lượng đường giữa ngọn và gốc xấp xỉ nhau.
- Hàm lượng đường khử dưới 1% có khi chỉ còn 0,3%.
- Lá chuyển vàng, độ dài của lá giảm, các lá xít vào nhau, dóng ngắn dần
- Hàm lượng đường đạt cao nhất khi thu hoạch đúng thời vụ của giống mía
đó.
Khi hàm lượng đường đạt tối đa, tùy giống mía và điều kiện thời tiết, lượng
đường này duy trì khoảng từ 15 ngày cho đến 2 tháng. Sau đó lượng đường bắt đầu

giảm, thường gọi mía q lứa hoặc quá chín. Ở nước ta, mía chín khi thời tiết bắt
đầu lạnh và khơ, nơi nào có mùa khơ rõ rệt nhất thì dễ dàng đạt được hàm lượng
đường cao hơn nơi khác.
Thơng thường mía chín sau khi trồng 12 tháng, tuy nhiên sự chín của mía
cịn phụ thuộc vào giống mía và thời gian trồng. Cùng một thời vụ trồng, giống chín
sớm có thể chín trước giống chín muộn từ 15  30 ngày, ví dụ cùng trồng tháng 12
thì giống Việt đường 54/134 chỉ sau 11 tháng đã chín cịn giống F 134 phải sau
13  14 tháng mới chín. Thời gian chín của mía tơ thường kéo dài hơn mía gốc, ví
dụ thời gian chín của mía gốc là 12 tháng cịn của mía tơ phải 13  15 tháng.
+) Thu hoạch
Trước đây việc thu hoạch mía chủ yếu bằng thủ cơng, dùng dao chặt sát gốc
và bỏ ngọn. Nên người nông dân lấy cao lên phía ngọn hoặc khơi luống để chặt sát
từ dóng cuối cùng nên có lợi cho họ nhưng nhà máy gặp khó khăn khi sản xuất
đường.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cơng nhân thiếu trầm trọng nên việc đốn chặt
mía bằng cơ giới được phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn cịn thu
hoạch mía bằng phương pháp thủ cơng. Sau khi chặt hàm lượng đường trong mía
giảm nhanh. Do đó mía cần vận chuyển ngay về nhà máy và ép càng sớm càng tốt.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng nếu mía đưa vào ép sau 8 ngày kể từ khi chặt
hiệu suất thu hồi đường giảm 20%.
Để hạn chế sự tổn thất đường sau khi thu hoạch thường dùng các biện pháp
sau đây:
- Chặt mía khi trời rét hoặc hơi rét.

11


Chặt mía cho ngả theo chiều luống mía, các cây mía gối lên nhau, ngọn cây này phủ
lên gốc cây mía kia nhằm giảm lượng nước bốc hơi và để chóng rét.
- Chất mía thành đống có thể giảm sự phân giải đường.

- Dùng lá mía thấm nước để che cho mía lúc vận chuyển và có thể dùng nước
phun vào mía.

Hình 3 :Vận chuyển mía
Đồng bằng sơng Cửu Long là một trong những trọng điểm sản xuất mía
đường của cả nước. Tồn vùng có khoảng 70 nghìn ha với tổng lượng lớn hơn 3
triệu tấn mía/năm chiếm 36% sản lượng mía tồn quốc. Trong đó Hậu Giang có
15.471 ha, Sóc Trăng gần 12 nghìn ha, diện tích cịn lại thuộc các tỉnh Trà Vinh, Cà
Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Long An...Điều kiện tự nhiên vùng đất này thường bị
nước mặn xâm nhập thiếu nguồn nước ngọt cho các cây trồng khác nên mía trở
thành cây trồng phù hợp nhất.
Tây Ninh cũng là một vùng được coi là trồng với lượng mía lớn: niên vụ 2009 –
2010 diện tích trồng mía 17.200 ha
Miền Nam Trung bộ cũng là địa bàn trồng nhiều mía, diện tích trồng mía tập
trung chủ yếu ở các nhà máy lớn như: nhà máy đường Quảng Ngãi, Ninh Hòa, Cam
Ranh. Ở Quảng Ngãi niên vụ 2008-2009 tồn tỉnh đạt 8.200 ha, sản lượng 495.300 tấn.
Cịn ở phía Bắc mía được trồng tập trung ở các nhà máy như nhà máy đường Lam
Sơn, nhà máy đường Việt Đài, Nhà máy đường Nơng Cống với tổng diện tích là
hơn 30.000 ha. Trong đó Thanh Hóa sẽ ổn định ở 32.464 ha trồng mía vào niên vụ
2007-2008
12


Chương 4. Phương Pháp Nghiên Cứu.
I. Khảo sát thực tế quy trình dây chuyền sản xuất tại nhà máy
* Thuyết minh quy trình.
Mía cây từ bãi tồn trữ mía được đưa lên bàn lùa để phân phối mía qua dao
chặt1,2. Qua đây mía được băm vụn và qua búa đập mía được đạp tơi ra để đưa vào
hệ thống khuếch tán và được ép kiệt qua máy ép 1,2.
Nước mía hỗn hợp được đem đi xử lý sơ bộ đưa pH đến 6,7  6,8 đem đi gia

nhiệt lần 1 đến nhiệt độ 50  550C. Sau đó hấp thụ CO2 2 lần và đi gia nhiệt lần 2
đến nhiệt độ 700C. Đem đi hấp thụ SO2 lần 1đưa pH giảm xuống 4,6  4,7, sau đó
bổ sung thêm một lượng H3PO4 và đem đi trung hoà sơ bộ ( bằng sữa vôi) đến pH=
5,8  5,9. Gia nhiệt lần 3 (t = 1040C) và đem trung hoà đến pH= 7,08  7,15. Sau
đó đưa vào thiết bị tản hơi và đem đi lắng trong. Sau khi lắng trong ta thu được
nước mía trong và nước bùn.Trong nước bùn cịn chứa nhiều đường ta đem đi lọc
chân không và thu được nước lọc trong và bùn. Nước lọc trong lại gia vơi đưa về
pH= 7,05  7,10 sau đó gia nhiệt đến t = 1040C và cho vào thiết bị tản nhiệt để đem
đi lắng( sử dụng keo trợ lắng).Sau khi lắng xong thu được nước trong và được đưa
về thùng chứa nước lắng trong. Tất cả nước mía lắng trong được đưa đi hấp thụ CO2
lần 3 và đưa qua thiết bị điều chỉnh pH (sử dụng sữa vôi 80 Bé). Sau đó đem đi lọc
tấm thu được nước lọc trong và đem đi gia nhiệt 4 ở t0 = 114  1170C. Cho vào nồi
bốc hơi hệ 1,2 để cơ đặc đến 48  520Bx thì kết thúc. Sau đó chuyển sang thùng để
đem đi xử lý sơ bộ pH= 6,3  6,4 và đem đi hấp thụ SO2 lần 2 đưa pH xuống 5,8 
5,9. Tiếp tục đi gia nhiệt lần 5 ở nhiệt độ 800C và đưa đi trung hồ đến pH=
6,1  6,2. Sau đó đem gia nhiệt lần 6 đến nhiệt độ t= 80  850C và đem đi lắng nổi,
đem đi lọc tấm. Nước mía sau khi lọc đem đi bốc hơi ở hệ 3,4. Sau khi bốc hơi ta
thu được mật chè có nồng độ 720Bx. Sau đó được bơm lên thùng chứa syrup nấu A.
Sau khi nấu A thu được đường non A, đem đi ly tâm ta thu được đường A và mật A.
Đường A được hồi dung bằng nước có nhiệt độ 800C đưa về 62  65 Bx. Sau đó
đem đi lọc khung bản, lọc màu nhựa. Sau khi lọc sạch được đưa đi bốc hơi ở hệ bốc
hơi 2 hiệu, sau đó đem đi nấu đường R1 ta thu được đường non R1, ly tâm thu được
đuờng R1 và mật R1. Đường R1 đem đi sấy, sàng làm nguội t< 370C và đóng bao
tinh luyện.Mật R1 đem đi xử lý màu và lọc rồi đem đi nấu đường R2 thu được
13


đường non R2, đem đi ly tâm ta được đường R2 và mật R2, đường R2 nhập chung
đường R1 để đi sấy, sàng, làm nguội rùi đóng bao tinh luyện. Mật R2 đem đi nấu
đường R3 thu được đường non R3 đem đi ly tâm được đường R3và mật R3, đường R3

đem đi sấy, sàng, làm nguội thu được đường thượng hạn. Mật R3 đem đi nấu đường
R4 thu đuợc đường non R4 ly tâm thu được đường R4 và mật R4. Đường R4 được
nhập chung về đường A để hồi dung. Mật R4 đưa về thùng syrup để nấu A. Còn mật
A được đem đi nấu đường B thu được đường non B, ly tâm B thu được đường B và
mật B. Mật B nấu đường C thu được đường non C, ly tâm được đường C1 và mật rỉ.
Nấu tiếp C1 thu được Magma C1, ly tâm được mật C2 và đường C. Mật C2 được
đưa về mật B để nấu đường C. Đường B và đường C được hồi dung về thùng chứa
syrup đường B và C có Bx = 62  65%. Sau đó được đem đi lọc màu nhựa. Sau khi
lọc sạch được bơm về thùng chứa nấu đường thượng hạng và thu được đường non
thượng hạng ,ly tâm được đường thượng hạng(đường R4) và mật đường thượng
hạng. Đường này đem đi sấy, sàng, làm nguội rồi đem đóng bao thượng hạng. Mật
đường thượng hạng được bơm về thùng chứa syrup để nấu A.

II. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nguyên liệu đến hiệu suất và chất
lượng đường thành phẩm
1. Đặt vấn đề.
Trong sản xuất đường mía có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi
đường và chất lượng đường thành phẩm. Nhưng có thể nói nguyên liệu là yếu tố có
ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng đường thành phẩm. Qua nhiều năm
các nhà chuyên môn đã nghiên cứu và cũng tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu suất và chất lượng đường nhờ vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Qua
đây em muốn phân tích xem yếu tố ngun liệu có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
suất và chất lượng đường thành phẩm.
Nước ta là một nước có khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng
mía. Qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giống mía có chữ
lượng đường tương đối cao, tuy nhiên cịn phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, kỹ thuật
chăm sóc, phương thức canh tác trồng trọt của từng vùng miền.
Khánh Hịa là một tỉnh có diện tích trồng trọt tương đối lớn, đất đai lại màu mỡ,
thời tiết mưa thuận gió hịa quanh năm nên chất lượng mía ln đảm bảo, tuy nhiên
14



diện tích trồng mía cịn eo hẹp, người nơng dân khơng mặn mà với nghề trồng mía
do giá cả lên xuống bấp bênh, phân bón lại đắt. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến
quá trình sản xuất của nhà máy. Vì khơng được chăm sóc cẩn thận, lại do thời tiết
khí hậu thay đổi phức tạp, mưa nhiều khơng thu hoạch kịp thời vụ do vậy chữ lượng
đường giảm đáng kể làm ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi đường tuy không làm ảnh
hưởng lớn đến chất lượng đường thành phẩm do kỹ thuật công nghệ tiên tiến của
nhà máy. Tuy nhiên nhà máy phải tốn một lượng hóa chất cho quá trình làm sạch
tương đối nhiều, tổn thất lớn cho nhà máy.
Ngoài ra do nguyên nhân khách quan như thời tiết mưa gió, bão lụt mía đã chặt mà
khơng được vận chuyển về nhà máy kịp thời nên chữ đường giảm,hay đã chặt được
vài ngày vẫn chưa được vận chuyển về nhà máy hoặc do quá trình sản xuất bị trì trệ
mía khơng được đưa vào sản xuất ngay do vậy chữ đường giảm đáng kể làm ảnh
hưởng đến hiệu suất thu hồi đường và chất lượng đường thành phẩm.
Sâu xa của việc ảnh hưởng của nguyên liệu tới hiệu suất thu hồi đường và chất
lượng đường thành phẩm là chữ lượng đường trong mía thay đổi do giống mía, cách
thu hoạch và bảo quản, vận chuyển, q trình sản xuất của nhag máy… . Ở đề tài
này em sẽ nghiên cứu chữ đường trong nguyên liệu ảnh hưởng như thế nào tới hiệu
suất thu hồi và chất lượng đường thành phẩm.
2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của hàm lượng đường trong mía đến
hiệu:

15


Nguyên liệu mía

Mẫu

Chữ
đường(%)

1
9,0

2
9,5

3
10,0

4
10,5

5
11,0

Xử lý sơ
bộ
Lấy nước mía bằng
phương pháp khuếch tán
Làm sạch nước
mía
Cơ đặc
Nấu
đường
Ly tâm, sấy, làm
nguội,sàng


Cách tiến hành.

Đóng bao thành
phẩm

Chuẩn bị: giả sử ta lấy các mẫu mía qua các năm
Mẫu 1: năm 2004 – 2005 tương ứng với chữ đường: 9.0%
Mẫu 2:

2005 – 2006

9,5%

Mẫu 3

2006 – 2007

10.0%

Mẫu 4

2007 – 2008

10,5%

Mẫu 5

2008 – 2009

11,0%


Tiến hành: các mẫu được xử lý sơ bộ, lấy nước mía bằng phương pháp
khuếch tán, làm sạch nước mía bằng phương pháp cacbonat hóa, cơ đặc, nấu đường
tương tự nhau trên một dây chuyền công nghệ.
Hiệu suất tổng thu hồi được tính như sau(%):
E = Eép. ETHCL.(%)
Hay E = (khối lượng đường thành phẩm/ khối lượng đường trong mía). 100 (%)
16


Hiệu suất thu hồi là đại lượng xác định bằng tỷ số giữa khối lượng đường thành
phẩm bao gồm cả bán chế phẩm có thể sản xuất ra đường thành phẩm so với khối
lượng đường thành phẩm trong mía tính theo (%).
ETHCL là tỷ số giữa khối lượng đường thành phẩm bao gồm cả bán chế phẩm
có thể sản xuất ra đường thành phẩm so với lượng đường có trong nước mía hỗn
hợp tính theo %
Eép = ( lượng đường có trong nước mía hỗn hợp/ lượng đường có trong mía). 100
(%)
b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của chữ đường trong nguyên liệu đến chất
lượn đường thành phẩm:
Nguyên liệu mía

Mẫu
Chữ
đường

1
9,0

2

9,5

3
10,0

4
10,5

5
11,0

Xử lý sơ bộ

Lấy nước mía bằng phương
pháp khuếch tán

Làm sạch nước mía

Cơ đặc

Nấu đường

Ly tâm, sấy, làm nguội,sàng

Đóng bao thành phẩm
17


Cách tiến hành.
Chuẩn bị: giả sử ta lấy các mẫu mía qua các năm

Mẫu 1: năm 2004 – 2005 tương ứng với chữ đường: 9.0%
Mẫu 2:

2005 – 2006

9,5%

Mẫu 3

2006 – 2007

10.0%

Mẫu 4

2007 – 2008

10,5%

Mẫu 5

2008 – 2009

11,0%

Tiến hành: các mẫu được xử lý sơ bộ, lấy nước mía bằng phương pháp
khuếch tán, làm sạch nước mía bằng phương pháp cacbonat hóa với cùng 1 lượng
hố chất(vơi: 3,96 kg/tấn mía, lưu huỳnh :0,68 kg/tấn mía,H3PO4 : 0,26 kg/tấn mía,
cơ đặc, nấu đường tương tự nhau trên một dây chuyền công nghệ.
3.Phương pháp đánh giá.

-

Phương pháp hiệu suất thu hồi đường thực nghiệm.

Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm là phương pháp đánh giá nhờ vào kết
quả đạt được trong quá trình sản xuất trải qua theo thời gian. Các kết quả thu được
đem đi xử lý để đưa ra kết luận một giá trị nào đó đạt tiêu chuẩn cao nhất…
-

Phương pháp đánh giá chất lượng đường thành phẩm bằng cảm quan.

Kiểm nghiệm bằng phương pháp cảm quan đã có từ lâu. Nó được xây dựng trên cơ
sở sử dụng các cơ quan để đo giá giá trị cảm quan( mùi vị, màu sắc, trạng thái)của
đối tượng cần đo. Các kết quả thu được sẽ được xử lý để kết luận một giá trị cao
nhất hoặc so sánh hiệu quả với giá trị chuẩn.

18


Để đánh giá chất lượng đường thành phẩm ta tiến hành theo phương pháp
cho điểm theo bảng điểm được mô tả sau:

Tên chỉ tiêu Cơ sở đánh giá

Điểm

sắc, Màu trắng,sáng, không đục,không lẫn tạp chất

Màu
độ sạch


5
4

Màu trắng, hơi đục, lẫn ít tạp chất.

3

Màu trắng, hơi đục, lẫn nhiều tạp chất

2

Màu trắng, đục nhiều, lẫn nhiều tạp chất.

1

Màu vàng, nhiều tạp chất

0

Đồng đều,kích thước hạt trung bình, bóng,đẹp

5

Đồng đều,mức độ bóng trung bình.

4

Đồng đều ít, lẫn hạt to hạt nhỏ ở mức độ trung bình


3

Mức độ đồng đều trung bình, lẫn nhiều hạt to,nhỏ

2

Ít đồng đều,ít bóng đẹp.

1

Khơng đồng đều, khơng bóng

Trạng thái

Màu trắng,sáng,khơng đục, lẫn ít tạp chất.

0

Sau khi hồn tất thí nghiệm thì hội đồng cảm quan gồm 6 người(A,B,C,D,E,F) sẽ
lần lượt quan sát màu sắc, độ sạch, trạng thái của tinh thể đường.
Nếu người nào cho điểm chênh lệch qúa với điểm trung bình 1 điểm thì loại.
Bảng điểm trung bình:

Màu sắc, độ sạch

Trạng thái

Điểm tổng hợp

Xếp loại chất lượng


 4.7

 4,7

 9,4  10

Tốt

 3,8

 4,7

 8,5  9,3

Khá

 3,8

 2,8

 6,6  8,4

Đạt tiêu chuẩn

 2,8

 2,8

 5,6  6.5


Kém

 2,8

 2,8

 5,6

Hỏng

19


Chương 5. Kết Quả Khảo Sát Quy Trình Và Dây Chuyền Cơng Nghệ.
I.Sơ lược về nhà máy.

Hình 4: Hình ảnh mơ phỏng nhà máy đường
1. Q trình hình thành và phát triển của nhà máy.
Nhà máy đường Cam Ranh là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc
Công ty Đường Khánh Hoà. Nhà máy được thành lập theo quyết định số 904/QĐKSH ngày 23/7/2000 của Giám đốc Công ty đường Khánh Hồ.
Nhà máy đường Cam Ranh được khởi cơng xây dựng vào tháng 7 năm 1998
với số vốn đầu tư ban đầu là 818 tỉ đồng, nhà máy nằm trên quốc lộ 1A thuộc xã
Cam Thành Bắc, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hồ.
Phần lớn máy móc thiết bị của Nhà Máy đường Cam Ranh do Nhà Máy cơ
khí Diên Khánh trực thuộc Cơng Ty Đường Khánh Hồ thiết kế, chế tạo, lắp đặt
ngoài ra chỉ nhập một số máy móc thiết bị mà Việt Nam chưa có khả năng chế tạo
hoặc chế tạo được nhưng giá thành quá cao như: Máy ép, nồi hơi, turbine phát điện,
máy ly tâm, bơm chân không…
Trong thời gian hai năm xây dựng, đến tháng 01/2000 Nhà Máy chính thức đi

vào sản xuất thử với cơng suất ban đầu là 3000 tấn mía / ngày.
Với một Nhà Máy hoàn toàn mới về máy móc, thiết bị, đội ngũ cán bộ cơng nhân
được đào tạo, bộ máy tổ chức sản xuất hợp lý và quản lý lao động rất có hiệu quả
nên cơng suất của nhà máy không ngừng được nâng lên, sản phẩm đường sản xuất
đạt chất lượng cao so với các loại đường sản xuất trong nước, sản phẩm của nhà
máy đã từng đạt 3 Huy Chương Vàng tại triển lãm Quang Trung - TPHCM và tại
Giảng Võ – Hà Nội.
20


Đi đôi với việc mở rộng sản xuất, Nhà Máy cịn đầu tư vùng ngun liệu mía ở các
khu vực Cam Ranh, Vạn Ninh, Vạn Giã, Khánh Sơn, Khánh Dương…Nhờ đó đã
giúp cho người nơng dân n tâm trồng mía, họ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
giúp xố đói giảm nghèo. Đồng thời, đảm bảo được nguồn nguyên liệu mía cho Nhà
Máy hoạt động tốt, góp phần vào việc phát triển kinh tế Khánh Hồ nói riêng và cả
nước nói chung.
Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của nhà máy đường Cam Ranh:
Chức năng:
- Nhà Máy Đường Cam Ranh có những chức năng sau:
 Sản xuất kinh doanh sản phẩm đường.
 Kinh doanh phân vi sinh (Phân Komix).
 Đầu tư để mở rộng vùng nguyên liệu mía phục vụ hoạt động sản xuất.
Nhiệm vụ
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả mở

rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự bù đắp chi phí, làm trịn nghĩa vụ đối với
Cơng Ty Đường Khánh Hoà, với địa phương và xã hội.
- Quản lý và khai thác nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng các nguồn

vốn có hiệu quả, thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
- Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh
thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường hợp tác kinh tế và tạo niềm tin tuyệt đối
với nông dân – đây là nhiệm vụ sống còn đối với bất kỳ Nhà Máy Đường nào.
-

Phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, góp phần vào việc đưa

ngành đường trong tỉnh phát triển.
-

Thực hiện việc phân phối lao động và công bằng xã hội, cải thiện và không

ngừng chăm lo đời sống vật, tinh thần của CBCNV nhà máy, thường xuyên bồi
dưỡng và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
công nhân viên.
-

Hạch tốn và báo cáo trung thực lên Cơng Ty.

-

Bảo vệ nhà máy, bảo vệ mơi trường, giữ gìn an ninh trật tự và an tồn xã hội,

làm trịn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
21


Tính chất hoạt động:

- Nhà máy đường Cam Ranh là nhà máy trực thuộc Cơng Ty Đường Khánh Hồ
nhưng vẫn tổ chức thực hiện hạch toán kế toán và chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh của mình, đảm bảo có lãi để tái sản xuất, mở rộng nhằm bảo tồn
và phát triển vốn - hạch tốn phụ thuộc theo hình thức báo sổ lên Cơng Ty.
-

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ một Thủ Trưởng trong quản lý

điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công
nhân viên trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất theo đúng hướng
phát triển của Đảng và Nhà Nước.
- Nhà máy tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ chính sách
pháp luật Việt Nam và Bản Điều Lệ Cơng Ty.
2. Vị trí, vai trò nhà máy đường Cam Ranh đối với địa phương và đối với nền
kinh tế.
Đối với nền kinh tế:
Vị Trí:
- Hiện nay việc phát triển ngành mía đường của nước ta là một trong những
chương trình KT – XH lớn của Đảng và NHà Nước, vì thế cần phải tập trung các
nguồn lực để xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất mía đường.
Và Chính Phủ cũng xác định ngành mía đường có một vị trí khá quan trọng cho sự
phát triển kinh tế đất nước.
- Trong tương lai không xa, với sự đầu tư đúng đắn của Chính Phủ thì sản
phẩm đường của Việt Nam sẽ đạt chất lượng đến đỉnh cao và hướng đến xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài là đều có khả năng trở thành hiện thực ; bên cạnh đó
Đảng và Nhà Nước cũng nhận định rằng, phát triển ngành chế biến mía đường sẽ
tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, lợi ích mang lại cũng thiết thực.
+ Tạo công ăn việc làm, ổn định về mặt xã hội, góp phần xố đói giảm
nghèo.
+ Phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước có sử dụng

hàm lượng đường: nước giải khát, trái cây, bánh kẹo…
+ Đóng góp vào ngân sách Nhà Nước và thúc đẩy các ngành công
nghiệp khác phát triển.
22


Vai trị:
Ngành chế biến mía đường nước ta đã có từ lâu đời, rất gần gũi quen thuộc
với mọi người nơng dân, người ta có thể tận dụng mọi thứ từ nguyên liệu mía để sản
xuất ra các sản phẩm phụ ngồi sản phẩm đường như: giấy, phân bón… Do đó, phát
triển ngành chế biến mía đường có vai trị quan trọng, góp phần làm cho nền kinh tế
tăng trưởng nhanh.
Ngành mía đường khơng chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần vì mục đích lợi
nhuận mà nó là một ngành kinh tế quan trọng, góp phần trong việc xố đói giảm
nghèo ở những vùng nơng thơn, giảm bớt gánh nặng xã hội, vả lại cây mía là cây dễ
trồng, hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, nhờ phát triển ngành mía đường mà
bộ mặt nơng thơn ngày càng đổi mới, hiện đại hơn, đời sống nhân dân cũng được
nâng cao.
Hiện nay, việc sản xuất đường chưa đáp ứng cho nhu cầu xã hội một cách tốt
nhất, chất lượng đường đơi khi chưa được đảm bảo. Vì vậy việc tăng năng lực sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết, một mặt góp phần thực hiện
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, mặt khác đưa ngành mía đường trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội cũng được nâng cao,
nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Hơn nữa, từ lâu đường đã trở
thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Vì thế ngành chế
biến đường cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng hướng, Nhà Nước phải có
những chính sách cụ thể để ngành mía đường của nước ta phát triển ngày một vững
mạnh hơn.
Đối với địa phương:

Đối với tỉnh Khánh Hồ, chương trình phát triển mía đường là một trong
năm chương trình kinh tế xã hội lớn của Tỉnh (bên cạnh chương trình phủ điện
nơng thơn, chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường, chương trình trồng 5
triệu hecta rừng, chương trình giao thông).
Với mục tiêu phát triển lâu dài trong việc phát triển vùng nguyên liệu, nâng
cao công suất, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp vào ngân sách ngày
càng nhiều….Hiện nay, nhà máy đã đóng góp những lợi ích đáng kể, tạo cơng ăn
23


×