Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Vấn đề gia đình qua tiểu thuyết hồ biểu chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.29 KB, 64 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HUỲNH NGỌC MINH

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH
QUA TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn:

HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG

Cần Thơ, 4 - 2011

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Luận văn tốt nghiệp



ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. 1 Vài nét về tác giả
1. 1. 1 Cuộc đời
1. 1. 2 Sự nghiệp sáng tác
1. 2 Khái niệm về gia đình
1. 2. 1 Giới thuyết về gia đình
1. 2. 2 Các loại gia đình của người Việt
1. 2. 3 Các kiểu giáo dục trong gia đình của người Việt
1. 2. 4 Vai trò của gia đình trong quan niệm của người Việt
CHƯƠNG 2. HIỆN THỰC VỀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA TIỂU
THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
2. 1 Gia đình với sự lưu giữ những nét đẹp truyền thống
2. 2 Gia đình với sự xuất hiện các biểu hiện tiêu cực
2. 2. 1 Một số hiện tượng tiêu cực trong việc xây dựng gia đình
2. 2. 2 Một số hiện tượng tiêu cực trong đời sống gia đình sau khi kết hôn
CHƯƠNG 3. QUAN NIỆM CỦA HỒ BIỂU CHÁNH VỀ VAI TRÒ CỦA GIA
ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
3. 1 Quan niệm về vai trò của gia đình
3. 1. 1 Gia đình là nền tảng của quốc gia
3. 1. 2 Gia đình là mái ấm của mỗi cá nhân
3. 2 Vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc

3. 2. 1 Thế nào là một gia đình hạnh phúc
3. 2. 2 Những trăn trở của Hồ Biểu Chánh về giải pháp cho việc xây dựng một gia
đình hạnh phúc
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình văn học Việt Nam, bên cạnh bộ phận văn học Hán - Nôm với
những thành tựu đặc sắc thì văn chương quốc ngữ Nam bộ cũng đã có những đóng góp
quan trọng đối với nền văn học nước nhà. Tuy văn chương quốc ngữ Nam bộ ra đời
muộn hơn nhưng đã đem lại cho nền văn học một khuôn mặt mới với những đóng góp
có giá trị về nội dung và những đổi mới về nghệ thuật. Trong đó, tiểu thuyết quốc ngữ
Nam bộ là một bộ phận văn học có nhiều đóng góp đưa nền văn học Việt Nam bước
vào con đường hiện đại. Đó là những viên gạch đầu tiên xây nền tạo móng cho nền
văn học hiện đại.
Những năm đầu của thế kỷ XX, tiểu thuyết là một thể loại văn học được nhiều
người ưa chuộng. Và đối với nhân dân Nam bộ tiểu thuyết đã trở nên quá quen thuộc
và gần gũi. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Đặc biệt đối với những ai sống trên mảnh đất này chắc không xa lạ đối với tiểu thuyết

của Hồ Biểu Chánh. Hồ Biểu Chánh cũng là một trong những nhà văn quan tâm đến
vấn đề xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời với hoàn cảnh đất nước rơi vào tay giặc, lối sống
phương Tây cũng đã dần du nhập và ảnh hưởng đến cuộc sống nước ta từ trong gia
đình đến ngoài xã hội. Những đặc điểm văn hóa, quan điểm, tư tưởng, … của phương
Tây đã có sự tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội Nam bộ ở cả nông thôn và thành
thị. Sự xen lẫn giữa hai lối sống phương Tây và phương Đông làm cho xã hội Việt
Nam nói chung và Nam bộ nói riêng trở nên xô bồ, phức tạp. Sự pha trộn giữa cái mới
và cái cũ trong quan niệm về hôn nhân gia đình đã gây nên những tình cảnh trớ trêu,
éo le, bất hạnh. Xã hội Nam bộ đang trên đà tư sản hóa, những giá trị đạo lí truyền
thống của dân tộc đã không còn giữ được nguyên vẹn, con người trong mối quan hệ
gia đình đã bị ngọn gió Âu Tây tấn công mạnh mẽ làm phá vỡ đi bức tường kiên cố
của gia đình truyền thống. Cùng với ý thức của các nhà văn Nam bộ đương thời, Hồ
Biểu Chánh đã đặt lên đôi vai của mình một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Đó
chính là giữ gìn và truyền bá những giá trị đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp
phần bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, khi đề cập và
nghiên cứu đến các khía cạnh được phản ánh trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh,
ngoài những vấn đề như: kinh tế xã hội, hình ảnh người nông dân Nam bộ với cuộc
sống và phẩm chất của họ, … thì vấn đề gia đình là một nội dung nổi bật bao trùm hầu
hết các sáng tác của nhà văn. Thông qua những đứa con tinh thần của mình, Hồ Biểu
Chánh đã tái hiện lại gia đình Nam bộ vào những năm đầu của thế kỷ XX khá rõ nét
với nhiều phương diện. Và đồng thời qua đó nhà văn thể hiện quan niệm của mình về
một gia đình với giá trị đích thực của nó.
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh


Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên các công trình nói trên chủ
yếu nghiên cứu về nội dung phản ánh hiện thực xã hội và yếu tố đạo lí, còn vấn đề gia
đình Nam bộ trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ chỉ được nghiên cứu một cách chung
chung và khái quát. Vì vậy, lựa chọn đề tài này, người viết hy vọng sẽ góp phần nhỏ
để có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh. Cũng như qua đề tài, người viết mong sẽ góp phần nhỏ vào việc nhìn
nhận lại những đóng góp của nhà văn trong việc gìn giữ những giá trị tốt đẹp trong
mối quan hệ gia đình và sự đổi mới trong cách nghĩ của nhà văn về vấn đề hôn nhân
gia đình.

2. Lịch sử vấn đề
Trước 1945
- Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, NXB Nam kì thư quán, Hà Nội, 1933. Đây
là công trình đầu tiên có nhìn nhận và đánh giá về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
- Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, NXB Thăng Long, 1942. Trong công trình
nghiên cứu này, tác giả giới thiệu sơ lược về cuộc đời và một số tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh như Cha con nghĩa nặng, Vì nghĩa vì tình, Khóc thầm, … Trên cơ sở phân tích
một số tiểu thuyết, tác giả đã khẳng định giá trị của tiểu thuyết gia Nam bộ Hồ Biểu
Chánh đối với quá trình phát triển của văn học nước nhà: “Dù sao, nếu đã đọc những
tiểu thuyết của các nhà văn đi tiên phong từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận
rằng từ Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đếm
bước vững vàng để dần dần đi tới ngày nay là lúc có thể chia ra nhiều ngả, phân ra
nhiều loại” [12; tr. 5].
Ngoài ra còn có Ba mươi năm văn học của Mộc Khuê, Việt Nam văn học sử yếu
của Dương Quảng Hàm. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên mới chú trọng
tới vai trò và những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong nền văn học Việt Nam. Nhưng
những vấn đề về nội dung trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vẫn chưa được khai thác
sâu và cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Sau năm 1945
- Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Quốc học tùng thư
xuất bản, Sài Gòn, 1965. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích một số tác
phẩm để từ đó đưa ra những nhận định về đặc trưng nội dung và nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh. Đây là một trong những công trình nghiên cứu khá sâu sắc
về tiểu thuyết họ Hồ so với các tác giả trước đó như Thiếu Sơn (1933), Vũ Ngọc Phan
(1942).

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

- Những mảnh vụn văn học của Bằng Giang, NXB Chân Lưu, Sài Gòn, 1974. Tác
giả nêu lên cảm nghĩ của mình về cuộc đời của Hồ Biểu Chánh và cho biết bí quyết về
kỹ thuật tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
- Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
1974. Đây là một công trình nghiên cứu đáng lưu tâm trong giai đoạn này. Tác giả đã
cung cấp những thông tin về thân thế và sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh, báo chí và biên
khảo, thơ ca. Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích và nhận xét 15 tác
phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh, trong đó có 14 tiểu thuyết. Trong khi đề cập đến
một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh, tác giả cũng đã đưa ra những nghiên
cứu của mình về vấn đề hôn nhân: “Về vấn đề hôn nhân, Hồ Biểu Chánh muốn chứng
minh rằng có tình yêu, gia đình mới đầm ấm, vợ chồng mới tìm thấy hạnh phúc. Cha
mẹ không nên vì sự cách biệt giai cấp, sự bất đồng tôn giáo mà ngăn trở tình duyên
của con cái, khiến con cái nếu vì đạo hiếu mà hy sinh tình yêu thì sẽ phải đau khổ suốt

đời, trái lại, nếu xem nhẹ chữ hiếu thì bị cha mẹ từ bỏ rồi phải lấn thân vào cuộc sống
vất vả linh đinh. Cả hai trường hợp đều tai hại” [6; tr. 209]; hạnh phúc gia đình:
“Hạnh phúc lứa đôi không thể xây dựng trên sự giàu sang bất nghĩa mà phải tìm trong
tình yêu chân thật” [6; tr. 180], “Song nói chung, những gì tác giả muốn đề cao không
ngoài sự trung hậu nhân nghĩa, thẳng ngay trong sạch. Ông thành thật tin rằng chỉ
những điều này mới đem lại cho người ta một hạnh phúc bền vững, còn sự giàu sang
bất nghĩa thì chỉ nhất thời, không thể tạo được hạnh phúc chân thật và lâu dài”
[6; tr. 263] trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
- Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I của Phan Cự Đệ, NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, 1978. Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung
của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, những ưu điểm nổi bật trong việc phản ánh hiện thực
xã hội Nam bộ vào những năm đầu của thế kỷ XX của nhà văn.
- Địa Chí Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II của Trần Văn Giàu, Trần
Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. Bên
cạnh việc giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh, các tác giả
còn tập trung nghiên cứu, phân tích những nội dung được phản ánh trong sáng tác của
Hồ Biểu Chánh. Đặc biệt trong công trình này, các tác giả có phân tích sơ lược về bức
tranh gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh: “Về bức tranh gia đình, Hồ Biểu
Chánh mô tả hầu hết phong tục gia đình Việt Nam thời Pháp thuộc, sự xung đột giữa
lớp người cũ và lớp người mới, về nhiều vấn đề mà gay gắt hơn cả là hôn nhân (quyền
tuyệt đối của cha mẹ trong việc dựng vợ gã chồng cho con)” [16; tr. 4].

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh


- Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945 của Mã Giang Lân, NXB
Văn hóa thông tin Hà Nội, 2000. Tác giả đã có những nhận xét sâu sắc về Hồ Biểu
Chánh, đặc biệt là vấn đề đạo đức trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
Bên cạnh đó, những năm gần đây do việc nghiên cứu văn học được tiến triển
mạnh mẽ, tình hình đất nước cũng đã ổn định nhiều sau bao năm chiến tranh. Vì vậy,
những công trình nghiên cứu đối với nhà văn Nam bộ Hồ Biểu Chánh ngày càng trở
nên phổ biến và những đóng góp của nhà văn đối với văn học Việt Nam hiện đại ở
bước đầu đổi mới được nhìn nhận đúng mực và sâu sắc hơn. Ngoài những công trình
nghiên cứu nói trên còn có rất nhiều bài viết trên sách báo, tạp chí văn học, internet
như Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về người nông dân Nam bộ in trong Bình luận Văn
học, Niên giám 2006; Đời sống văn hóa ở nông thôn Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh, tạp chí văn học số 7 năm 2006; Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác
biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng
thời, tạp chí văn học tháng 4 năm 2010. Các bài viết đã tập trung nhận định, đánh giá
về vai trò cũng như sự đóng góp của Hồ Biểu Chánh đối với văn học nước nhà và phân
tích một cách sâu sắc, cụ thể những vấn đề tồn tại trong xã hội Nam bộ được phản ánh
trong tiểu thuyết của ông.
Ngoài ra, còn rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh. Nhưng tập trung chủ yếu vào cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,
những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, …. Riêng về
“Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” chỉ có một vài công trình, bài viết
đề cập sơ lược mà chưa được nghiên cứu, phân tích thật toàn diện, sâu sắc.

3. Mục đích yêu cầu
Xã hội Nam bộ những năm đầu thế kỷ XX có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về
nhiều phương diện với sự du nhập của lối sống phương Tây. Và hiển nhiên gia đình tế bào của xã hội cũng chịu sự tác động. Vì vậy, vấn đề gia đình đặc biệt được các nhà
văn quan tâm và phản ánh trong tác phẩm. Do đó, khi lựa chọn đề tài “Vấn đề gia đình
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, người nghiên cứu hy vọng thông qua quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu và phân tích những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh sẽ đạt được những

mục đích và yêu cầu sau:
- Nhận rõ bức tranh hiện thực về gia đình Nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX được Hồ Biểu Chánh phản ánh trong các tiểu thuyết của ông.
- Nắm được quan điểm của nhà văn về một gia đình hạnh phúc.
- Khẳng định những đóng góp có giá trị trong việc truyền bá tư tưởng đạo lí và những
đổi mới trong tư tưởng của nhà văn.
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

- Khẳng định vai trò và vị trí của Hồ Biểu Chánh đối với nền văn học dân tộc.

4. Phạm vi nghiên cứu
Những năm đầu của thế kỷ XX xã hội Nam bộ đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Gia đình, yếu tố để hình thành nên xã hội rộng lớn không thể nằm ngoài sự tác động
của lối sống phương Tây và phương Đông. Vì vậy, gia đình Nam bộ đã chịu sự ảnh
hưởng của xã hội trở nên đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều. Với trách nhiệm của một
người cầm bút, yêu nước thương dân và luôn quý trọng những luân lí đạo đức của gia
đình Việt Nam nên Hồ Biểu Chánh đã thông qua những đứa con tinh thần của mình để
phản ánh gia đình Nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đề tài nghiên
cứu là “Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” nên trước tiên người viết sẽ
đi sâu vào tìm hiểu một số vấn đề chung về nhà văn Hồ Biểu Chánh và gia đình trong
quan niệm của người Việt bao gồm khái niệm, các loại gia đình, các kiểu giáo dục và
vai trò của gia đình. Sau đó, người viết sẽ nghiên cứu để làm rõ những nội dung: hiện
thực về gia đình của người Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh bao gồm gia đình

với sự lưu giữ những nét đẹp truyền thống và gia đình với sự xuất hiện các biểu hiện
tiêu cực trong việc xây dựng gia đình và sau khi kết hôn. Trên cơ sở hiện thực về gia
đình của người Nam bộ được nhà văn phản ánh trong các tiểu thuyết, người viết sẽ
phân tích, nghiên cứu để làm rõ quan niệm của Hồ Biểu Chánh về vai trò của gia đình
và vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc.
Do sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh khá đồ sộ, trong đó có đến 64, 5 quyển
tiểu thuyết. Và tiểu thuyết của ông đề cập đến nhiều nội dung. Bên cạnh vấn đề gia
đình, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh còn phản ánh cuộc sống của nông dân, bọn địa
chủ, xã hội, ái quốc, … Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, người viết chỉ đi sâu vào tìm
hiểu, nghiên cứu những tiểu thuyết có đề cập nhiều đến vấn đề gia đình làm giới hạn
nghiên cứu đề tài. Một số tác phẩm tiêu biểu: Ai làm được, Ái tình miếu, Bỏ chồng, Bỏ
vợ, Bức thơ hối hận, Cha con nghĩa nặng, Cay đắng mùi đời, Con nhà nghèo, Chút
phận linh đinh, Đoạn tình, Đóa hoa tàn, Hạnh phúc lối nào, Một chữ tình, Một đời tài
sắc, Nhân tình ấm lạnh, Ngọn cỏ gió đùa, Khóc thầm, Kẻ làm người chịu, Tại tôi, Tân
phong nữ sĩ, Tỉnh mộng, Tiền bạc bạc tiền, Từ hôn, Thầy thông ngôn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, Hồ Biểu Chánh là một tiểu thuyết gia lớn ở Nam bộ và ông
đã có những đóng góp khá lớn trong việc góp phần đưa nền văn học Việt Nam bước
vào con đường hiện đại. Sáng tác của ông đề cập đến khá nhiều lĩnh vực và ở một
hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Đó là khi văn hóa phương Tây đang ào ạt tấn công
vào xã hội Việt Nam nói chung và Nam bộ nói riêng, sự mâu thuẫn gay gắt giữa cũ và
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh


mới, giữa những phong tục theo chế độ phong kiến và những cái mới của phương Tây.
Ngoài ra, sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ. Riêng tiểu thuyết ông đã để lại 64, 5
quyển. Vì vậy để đảm bảo cho việc thực hiện đề tài “Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh” được toàn diện, sâu sắc, trong bài nghiên cứu này người viết sẽ sử
dụng một số phương pháp. Phương pháp nghiên cứu hệ thống để người viết trình bày,
lý giải, khái quát tổng hợp vấn đề nghiên cứu được thấu đáo, trọn vẹn hơn. Phương
pháp phân tích đối chiếu, đây là phương pháp nhằm tìm hiểu, phát hiện những vấn đề
về gia đình mà nhà văn phản ánh thông qua một số tiểu thuyết để qua đó người viết sẽ
hiểu rõ quan niệm của nhà văn về một gia đình hạnh phúc và vấn đề xây dựng gia đình
hạnh phúc. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp thống kê - so sánh nhằm
khảo sát những yếu tố mà Hồ Biểu Chánh kế thừa trong quan niệm truyền thống của
người Việt về gia đình hạnh phúc cũng như những yếu tố khác biệt để nhìn nhận, đánh
giá đúng hơn về cái nhìn của nhà văn. Ngoài ra, người viết sẽ kết hợp phương pháp
văn học sử cùng với những phương pháp trên nhằm khẳng định, đánh giá về vị trí, vai
trò của Hồ Biểu Chánh đối với văn học hiện đại Việt Nam. Trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài, người viết sẽ luôn tham khảo, lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo
viên hướng dẫn, các thầy cô, bạn học, … để điều chỉnh và hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu.

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. 1 Vài nét về tác giả
1. 1. 1 Cuộc đời
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, hiệu là Thứ Tiên, tự là Biểu Chánh, về
sau lấy tự làm bút hiệu chính thức. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1885. Quê quán tại
làng Bình Thành, tỉnh Gò Công nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Ông
là đứa con thứ năm trong một gia đình nông dân nghèo và đông con, là anh ruột của
hai nhà văn cùng thời Viên Hoành Hồ Văn Hiến và Thất lang Hồ Văn Lang.
Thuở nhỏ học chữ Hán tại gia đình, sau học chữ quốc ngữ và chữ Pháp tại
trường College de Mytho nay là trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1905, ông thi
đỗ bậc Thành chung, sau đó ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam kì. Từ năm
1906 - 1920, ông làm ký lục khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1921, ông đỗ đầu
kì thi tri huyện. Năm 1927, ông làm chủ quận Càn Long thuộc tỉnh Trà Vinh. Năm
1932 làm chủ quận Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1935, ông đổi về Sài Gòn làm
chủ sự và kiểm soát ngân sách thành phố. Năm 1936, ông được thăng Đốc phủ sứ.
Năm 1938, ông xin về hưu. Tháng 8 - 1941, ông được Pháp mời làm cố vấn với danh
hiệu Nghị viện hội đồng liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý Thành phố Sài Gòn.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông lui về ở ẩn. Năm 1946 sau khi tái
chiếm Nam bộ thực dân Pháp lập Nam kì quốc, ông được mời làm cố vấn cho chính
phủ Nguyễn Văn Thinh. Sau khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông từ giã chốn
quan trường.
Theo nhận xét của các tác giả trong Bách khoa toàn thư, Hồ Biểu Chánh là một
ông quan thanh liêm, thương dân. Hồ Biểu Chánh cũng từng nói đến quá trình làm
quan của mình: “Tuy là tay sai của quan Pháp, song nếu mình cứ lấy lòng siêng năng
ngay thẳng mà làm việc, đừng a dua, đừng bợ đỡ, phải thì ở, không phải thì đi, nói
oan dám giận, nói bậy dám cãi, thì phận mình khỏi hổ, mà thiên hạ lại được nhờ nữa”
[6; tr. 14].
Ông mất ngày 4 tháng 11 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định, thọ 73 tuổi.

1. 1. 2 Sự nghiệp sáng tác

Hồ Biểu Chánh là người rất say mê với sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ năm
1922 trở đi ông viết rất liên tục đều đặn.

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, cải lương, hát bội, văn
tế, tác phẩm dịch. Đặc biệt ông rất thành công ở thể loại tiểu thuyết.
Năm 1909, ông sáng tác truyện thơ đầu tay U tình lục. Tiểu thuyết đầu tiên Ai
làm được sáng tác năm 1912, xuất bản 1922.
Trong nửa thế kỷ sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại một sự nghiệp văn chương
khá đồ sộ: 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và
truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu, phê bình. Ngoài ra còn các bài diễn thuyết và
2 tác phẩm dịch. Đặc biệt ông sáng tác được 64, 5 tiểu thuyết. Trong đó 18 tác phẩm
được sáng tác trong thời gian 1912 - 1932 được đánh giá là có nhiều đóng góp quan
trọng trong việc hình thành tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong số đó phải kể đến các
tác phẩm tiêu biểu sau: Ai làm được (1912 - 1922), Chúa tàu Kim Quy (phỏng theo Bá
tước Monte Cristo của Alexandre Duma, 1922), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không
gia đình của Hector Malot, 1923), Nhân tình ấm lạnh (1925), Thầy thông ngôn (1926),
Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo, 1926), Chút
phận linh đinh (1928), Vì nghĩa vì tình (1929), Con nhà nghèo (1930), Con nhà giàu
(1931), Cha con nghĩa nặng (1929), Khóc thầm (1929), Tỉnh mộng (1923).

1. 2 Khái niệm về gia đình

1. 2. 1 Giới thuyết về gia đình
Từ khi xã hội loài người ra đời thì gia đình đồng thời cũng được hình thành. Do
đó, hai tiếng gia đình đã trở nên quá quen thuộc và gần gũi. Gia đình là môi trường
thân thương đối với mọi người trong xã hội. Và đã là con người trong xã hội thì ai
cũng có gia đình của mình. Đó là một lĩnh vực tinh tế, phong phú, đa dạng nhưng
không kém phần mâu thuẫn, phức tạp.
Gia đình luôn là vấn đề quan tâm của mọi dân tộc và thời đại. Đối với những
nước phương Đông vốn quý trọng những giá trị tinh thần, tình cảm thì gia đình luôn là
vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội. Ở nước ta, gia đình luôn giữ vai trò tối trọng.
Văn hóa gia đình được đề cập ở nhiều phương diện của đời sống. Trong đó, văn học
được xem là phương tiện truyền bá văn hóa gia đình với những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc hiệu quả nhất, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Đó được xem như là một
giải pháp để ngăn trở sự du nhập tấn công của văn hóa phương Tây.
Như chúng ta đã biết, gia đình chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó, tồn tại nhiều
mối quan hệ như quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa,
… Xã hội Việt Nam tồn tại từ rất lâu và gia đình cũng được hình thành từ lâu đời. Vì
vây, ở nước ta đã hình thành gia đình truyền thống. Gia đình truyền thống hay còn gọi
là gia đình Nho giáo. Gia đình truyền thống chứa đựng nhiều yếu tố bất biến, ra đời từ
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

nôi văn hóa bản địa, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia
đình truyền thống Việt Nam là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại chủ yếu
ở nông thôn.

Đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống là nông nghiệp, nông thôn và nho
giáo. Và theo cách hiểu thông thường thì gia đình là một tập hợp những người cùng
chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được pháp luật, luật tục hay huyết
thống chính thức thừa nhận. Trong gia đình bao gồm các mối quan hệ vợ - chồng, cha
mẹ - con cái, anh chị em ruột. Dưới góc độ của pháp luật thì Luật hôn nhân và gia
đình, định nghĩa gia đình như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các
nghĩa vụ và quyền giữa các họ với nhau theo quy định của luật này” [19; tr. 13]. Ngày
nay, xã hội nước ta xuất hiện kiểu gia đình hạt nhân. Đó chính là gia đình chỉ gồm hai
thế hệ cha mẹ và con cái. Do sự tác động của hoàn cảnh xã hội và để thích nghi với
cuộc sống tốt hơn nên gia đình hạt nhân chiếm số lượng khá lớn trong xã hội hiện nay.

1. 2. 2 Các loại gia đình của người Việt
Khi xã hội loài người được hình thành thì gia đình đồng thời cũng xuất hiện. Và
trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội, người Việt tồn tại hai loại hình gia đình.
Khi xã hội chưa khai hóa, tri thức của con người còn thấp kém trong buổi đầu hình
thành. Lúc đó con sinh ra chỉ biết có mẹ mà không biết cha nên xuất hiện kiểu gia đình
mẫu hệ. Cùng với quá trình lao động của con người càng phát triển, văn hóa dần được
mở mang và tầm hiểu biết của con người về cuộc sống cũng đầy đủ hơn. Do đó, người
ta đã có nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ cha con cùng với những nguyên nhân
khác như kinh tế, tôn giáo, chính trị nên gia đình mẫu hệ đã chuyển sang gia đình phụ
hệ. Trong gia đình phụ hệ mọi quyền lực đều thuộc về người đàn ông. Trong gia đình,
người đàn ông có thế lực hơn cả là người cha. Bên cạnh các loại gia đình nói trên, xã
hội nước ta còn có loại gia đình một thế hệ bao gồm vợ chồng và gia đình nhiều thế hệ
bao gồm nhiều mối quan hệ như vợ chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em, ông cháu.
Gia tộc Việt Nam xưa nay bao gồm hai bậc. Một là nhà hay còn gọi là tiểu gia
đình bao gồm cha mẹ, vợ chồng và con cái. Hai là họ hay còn gọi là đại gia đình bao
gồm những người có cùng dòng họ.

1. 2. 3 Các kiểu giáo dục trong gia đình của người Việt

Theo văn hóa truyền thống của người Việt, mối quan hệ và cách cư xử của
những thành viên trong gia đình được quy định chặt chẽ. Do nước ta phải trải qua hàng
ngàn năm Bắc thuộc nên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Một đặc điểm nổi
bật của Nho giáo là “tam cương ngũ thường”. Tam cương bao gồm cương vua tôi,
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

cương cha con, cương vợ chồng. Ngũ thường tức là ngũ luân, nghĩa là: “cha con thì có
tình thân, vua tôi thì có nghĩa, vợ chồng thì có phân biệt, lớn nhỏ thì có thứ tự, bạn bè
thì có lòng tin” [1; tr. 121]. Trong đó có ba luân thuộc về luân lí gia đình. Luân cha
con thì cốt cha nghiêm con hiếu, luân vợ chồng thì cốt chồng xướng vợ theo, luân anh
em thì cốt anh em thân kính.
Trong gia đình, con cái hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ và cha mẹ có quyền
tuyệt đối với con cái. Người con phải nghe lời cha mẹ mà không có quyền quyết định
hay có ý kiến. Con cái đối với cha mẹ phải hiếu thảo. Theo quan niệm của Nho giáo
thì hiếu là đứng đầu trăm nết. Cái cốt của hiếu tức là “vô vi” và “vô cải”. Đối với bản
thân con cái thì đạo hiếu nghĩa là phải biết sửa mình và giữ gìn thân thể, trau dồi tâm
hồn để thờ cha mẹ tổ tiên và đối với người trên kẻ dưới con cái phải có đức trung thứ.
Trong gia đình, con cái ngoài việc hiếu thảo với cha mẹ còn phải biết kính trọng, lễ
phép và vâng lời. Anh chị em trong gia đình phải biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
Về việc hôn nhân của con do cha mẹ quyết định và con cái phải tuyệt đối tuân
theo. Nếu người con không tuân theo phải bỏ nhà ra đi và bị cha mẹ từ bỏ. Cha mẹ
không chỉ có quyền quyết định việc hôn nhân của con mà cả việc chia gia tài cho con
cái.

Cha mẹ giáo dục con cái ngay từ lúc nhỏ. Đối với con trai thì được cha mẹ dạy về
những nghĩa vụ đối với gia đình, làng nước. Đối với con gái thì được cha mẹ dạy về tứ
đức bao gồm công, dung, ngôn, hạnh. Nghĩa là dạy về dáng dấp đứng ngồi, cử chỉ, nói
năng thưa gởi, công việc thêu dệt nấu nướng, nết na phải nhường nhịn, nhu mì và đạo
tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là nhỏ phải
nghe theo cha, lớn phải nghe lời chồng và chồng chết phải theo con như thế nào.

1. 2. 4 Vai trò của gia đình trong quan niệm của người Việt
Mỗi cá nhân trong xã hội đều được sinh ra trong một gia đình. Đó là nơi mỗi
người được hình thành, tồn tại và phát triển. Trong quan niệm của người Việt, gia đình
có giá trị rất cao. Vai trò và địa vị của gia đình đối với xã hội là tối trọng. Bởi vì gia
đình chính là cơ sở, là nền tảng của xã hội. Gia đình còn là tế bào để kiến tạo nên xã
hội rộng lớn. Vì vậy, sự trường tồn và phát triển của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào
sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình.
Gia đình là môi trường quen thuộc đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Ở đó chứa
đựng nhiều mối quan hệ thân thiết và cũng đầy phức tạp như vợ chồng, cha mẹ - con
cái, anh em. Gia đình là nơi gắn bó mật thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Đó là
trung tâm đời sống của mỗi thành viên, là nơi cá nhân nương tựa để phát triển.

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Mỗi cá nhân trong xã hội không thể tồn tại và phát triển toàn diện nếu không có
sự giúp đỡ và ủng hộ của gia đình. Bởi vì gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc

góp phần giáo dục trí tuệ của con người. Gia đình là nơi thúc đẩy, khuyến khích, bảo
trợ việc học hành của con cái. Từ đó giúp cho trí tuệ của cá nhân được nâng cao, mở
mang kiến thức, tầm hiểu biết để cá nhân có được cuộc sống tốt và giúp ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, gia đình còn đóng vai trò rất quan trọng vào việc rèn luyện và hình thành
nhân cách con người. Sự giáo dục của cha mẹ có tác động rất lớn đến việc hình thành
suy nghĩ, tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng của cá nhân trong cách nhìn nhận cuộc sống.
Vì vậy, gia đình đóng vai trò tối trọng trong việc giáo dục đạo đức con cái với những
giá trị truyền thống của dân tộc. Sự giáo dục đúng đắn của gia đình giúp cho cá nhân
có phẩm chất cao đẹp, biết yêu thương, biết sống có tình có nghĩa, có đạo đức, tâm hồn
trong sáng và lương thiện. Và xã hội với những con người có trí tuệ và nhân cách cao
đẹp nhất định sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Qua đó chúng ta thấy rằng, gia đình
chính là cơ sở, nền tảng của xã hội nên nhiệm vụ của gia đình đối với xã hội rất nặng
nề.

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

CHƯƠNG 2
HIỆN THỰC VỀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA TIỂU
THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
2. 1 Gia đình với sự lưu giữ những nét đẹp truyền thống
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi lối sống phương Tây đã tấn công mạnh
mẽ vào đời sống của nước ta. Sức mạnh của đồng tiền cũng đã làm đảo lộn những giá
trị truyền thống của dân tộc. Nhưng qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, chúng ta nhận

thấy rằng những giá trị, những nét đẹp truyền thống trong những mối quan hệ gia đình
vẫn tồn tại và được gìn giữ ở xã hội Nam bộ. Thông qua một số tác phẩm của mình,
Hồ Biểu Chánh đã cho người đọc nhận thấy rằng, gia đình chính là nơi hình thành,
chứa đựng và hội tụ những tình cảm cao quý nhất của con người, những mối quan hệ
tốt đẹp bao gồm tất cả những tình cảm thân thiết, gắn bó như tình cảm vợ chồng, cha
mẹ - con cái, anh em, ông cháu với những cung bậc đa dạng và sắc thái khác nhau.
Nhưng tất cả đều thể hiện những mối quan hệ tốt đẹp, cao quý và chân thành trong gia
đình.
Trước tiên, đó là sự sâu sắc, gắn bó và cao đẹp trong tình cảm vợ chồng. Nhà văn
đã xây dựng những gia đình với cuộc sống vợ chồng thật đầm ấm, thuận hòa và hạnh
phúc. Đó không phải là những hiện tượng hiếm hoi trong xã hội Nam bộ. Mà đó là
những hiện tượng khá phổ biến. Dù lối sống tư sản đang dần thâm nhập vào cuộc sống
xã hội Nam bộ nhưng gia đình với mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp vẫn đứng vững trước
thế lực của kim tiền. Cuộc sống vợ chồng của cô Tư Lựu - Hương sư Cu, Bạch Tuyết Chí Đại, Như Thạch - Nhung thật đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Tình cảm vợ chồng
của họ luôn sâu sắc, mặn nồng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tuy cô Tư Lựu đã thất tiết với cậu Hai Nghĩa và đã có con nhưng Hương sư Cu
vẫn chấp nhận cưới cô Tư Lựu. Cuộc đời của cô Tư Lựu phải chịu bất hạnh, cay đắng.
Vì thân phận nghèo hèn nên bị cậu Hai Nghĩa ức hiếp làm cho phận con gái phải chịu
tiếng nhuốc nhơ. Nhưng khi trở thành vợ chồng với Hương sư Cu thì gia đình của họ
luôn đầm ấm, vui vẻ, thuận hòa. Dù khi khó khăn, nghèo khổ hay lúc giàu sang, có địa
vị thì Hương sư Cu vẫn một lòng yêu thương và xem trọng cô Tư Lựu. Dù rằng cô
không giữ được sự trong trắng của người phụ nữ nhưng Hương sư Cu không chút xem
thường, mỉa mai, châm biếm mà ngược lại Hương sư Cu luôn thông cảm, chia sẻ với
hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của cô Tư Lựu. Hương sư Cu đối với cô Tư Lựu luôn có
tình và cô Tư Lựu luôn sống có nghĩa với người đã giúp cô thoát ra khỏi vũng bùn đen
tối, cứu vớt danh giá và cưu mang hai mẹ con cô. Cuộc sống vợ chồng của họ luôn

GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

chứa đựng không khí hạnh phúc, đầm ấm bởi vì họ luôn biết yêu thương, kính trọng
lẫn nhau và đặc biệt luôn giữ trọn đạo làm vợ, làm chồng trong gia đình.
Trong tiểu thuyết đầu tiên Ai làm được, Hồ Biểu Chánh cũng cho chúng ta thấy
được một gia đình với cuộc sống vợ chồng thật mặn nồng, sâu sắc trong tình cảm. Hôn
nhân của Bạch Tuyết và Chí Đại tuy không được sự thừa nhận của cha mẹ Bạch Tuyết
nhưng họ vẫn luôn yêu thương, gắn bó với nhau trong mọi hoàn cảnh. Bạch Tuyết vì
để bảo vệ danh giá của mình phải rời xa gia đình, một thân ở nơi xa lạ. Khi đó Chí Đại
sẵn sàng chấp nhận giúp đỡ, cưu mang để bảo vệ danh giá cho Bạch Tuyết. Họ trở
thành vợ chồng trong lúc khó khăn nhưng không vì cuộc sống nghèo khó mà tình cảm
vợ chồng trở nên lạnh nhạt. Ngược lại, họ luôn đồng cảm, chia sẻ với nhau cả về vật
chất lẫn tinh thần. Bạch Tuyết vì yêu thương chồng mình và không muốn cho Chí Đại
phải mặc cảm về thân phận nghèo hèn cho nên từ một con gái nhà giàu đã chấp nhận
làm những công việc nặng nhọc để giúp đỡ cho chồng mình: “Xin anh đừng ngại chi
hết, bất luận sang hèn, anh coi chỗ nào làm được thì anh xin mà làm, miễn là có chỗ
dung thân, rồi em sẽ đi may mướn vá thuê với anh kiếm tiền mà độ nhựt” [20; tr. 28].
Tuy Bạch Tuyết là một người con gái vốn xuất thân từ nhà giàu có, cha làm quan Phủ
còn Chí Đại dù là thanh niên có học thức nhưng vốn xuất thân từ nhà nghèo. Nhưng
hai vợ chồng họ luôn đồng tâm hiệp ý. Bạch Tuyết vì yêu thương chồng nên luôn
muốn chia sẻ những đắng cay, khổ cực cùng chồng. Với Chí Đại thì tình cảm đối với
vợ cũng rất sâu nặng. Chí Đại luôn quan tâm, lo lắng cho vợ hơn cả bản thân mình.
Chí Đại chấp nhận chịu mọi khổ cực, đau đớn kể cả vác mướn - nghề mà mọi người
trong xã hội đều cho là hèn hạ chỉ với mong muốn Bạch Tuyết được sống hạnh phúc,
sung sướng. Tình cảm đó đã được thể hiện qua những lời nói thật chân thành: “Qua
buồn là buồn cho phận em, vì qua mà phải chịu cực khổ đến nước nầy, nên qua thấy

em qua đau lòng xót dạ hết sức” [20; tr. 34], “Qua đã suy xét kỹ rồi, nên qua tính như
vầy: em để qua đưa em về dưới ông ngoại em ở cho an thân. Còn phần qua thì ráng
làm ăn chừng nào khá rồi vợ chồng sẽ tái hiệp với nhau, chớ qua nghèo khổ mà em
theo qua hoài, thì tội nghiệp thân em lắm, qua chịu không được” [20; tr. 34]. Sự nghèo
khổ làm cho cuộc sống của Bạch Tuyết và Chí Đại phải gặp nhiều khó khăn, vất vả
nhưng tình cảm vợ chồng càng mặn nồng, tha thiết. Chồng muốn cho vợ được sung
sướng còn vợ lại không muốn chồng chịu khổ cực vì mình: “Nay cháu muốn về mà hủ
hỉ với ông nhưng mà có về thì về cho đủ vợ đủ chồng, chớ đạo vợ chồng phú tắc cộng
lạc, bần tắc cộng ưu, lẽ nào cháu về vui hưởng thanh nhàn, còn để chồng cháu dày
bừa gió bụi cho đành” [20; tr. 42]. Đó chính là biểu hiện của sự chia sớt ngọt bùi,
thuận vợ thuận chồng trong gia đình. Tình yêu thương thắm thiết, sâu sắc với vợ đã trở
thành động lực giúp cho Chí Đại bôn ba nơi xứ người với một mục đích duy nhất là
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

đem lại cuộc sống đầy đủ, sung sướng cho Bạch Tuyết bằng sức lực của mình. Cũng vì
hiểu được tình cảm sâu nặng của chồng nên Bạch Tuyết luôn nhớ thương Chí Đại cùng
với sự lo lắng, cuối cùng phải lâm bệnh nặng. Chính tình cảm vợ chồng luôn sâu sắc
và bền vững theo năm tháng nên sau bao vất vả, thử thách Bạch Tuyết và Chí Đại đã
có được hạnh phúc trọn vẹn.
Như Thạch và Nhung trong tiểu thuyết Tại tôi cũng là một cặp vợ chồng làm cho
người đọc xúc động sâu sắc trước tình cảm của họ. Hôn nhân của Như Thạch và
Nhung đã hoàn toàn không nhận được sự chấp thuận của gia đình cho đến phút cuối
cùng. Tình yêu của họ trong sáng, mãnh liệt và sâu nặng biết bao. Đứng trước hoàn

cảnh éo le, trớ trêu, nghiệt ngã và đầy chua xót giữa một bên hiếu và một bên tình, một
bên là tình mẫu tử còn một bên là tình phu phụ. Trong hoàn cảnh đau khổ tột cùng, đối
đầu trước khó khăn thử thách, tình yêu của Như Thạch và Nhung không hề bị lung lay
mà lại càng thêm sâu sắc, mãnh liệt. Họ kiên quyết không bao giờ rời xa nhau dù trong
bất kì hoàn cảnh nào: “Một lát hai người ngó nhau một cái, tuy bóng đèn lu mờ, song
thấy rõ cái lần ngó đó chứa đầy những tình thương yêu những ý cương quyết dầu sóng
gió thế nào cũng không đành rã được khối chung tình, dầu thảm khổ đến đâu cũng
không làm tiêu được lời thệ ước” [38; tr. 16], “Anh hứa làm chồng em, thì chẳng bao
giờ anh lìa em được, duy có sự chết mới phân rẽ nhau thôi” [38; tr. 17]. Tình nghĩa vợ
chồng sâu nặng, thắm thiết đã làm cho Như Thạch không thể rời xa vợ và con. Vì thế
dù rất đau khổ nhưng Như Thạch vẫn chấp nhận rời xa gia đình để được ở cạnh bên vợ
mình: “Vợ chồng con đã năn nỉ cạn lời, mà má không động lòng, má cứ đuổi vợ con
hoài. Thôi, má đuổi thì vợ chồng con đi hết, chớ không thể nào con bỏ vợ con được”
[38; tr. 18]. Sự lựa chọn của Như Thạch đã thể hiện rõ nét tình cảm vợ chồng giữa
Như Thạch và Nhung sâu sắc, mãnh liệt như thế nào. Nhưng hành động của Như
Thạch đáng được mọi người thông cảm hơn là hờn trách. Chàng vẫn không bao giờ
quên đi tình mẫu tử, rời xa gia đình cũng là điều mà Như Thạch chắc chắn không
mong muốn. Đó chẳng qua là một việc làm bất đắc dĩ. Tình yêu trong sáng, sâu nặng
của Như Thạch và Nhung có thể vượt lên được cả sự sống chết. Đối với họ tình cảm
vợ chồng là tất cả, nó quan trọng hơn mọi thứ trên đời cả tiền tài, danh lợi, những thứ
mà những con người trong xã hội lúc bấy giờ luôn xem đó là điều quý nhất. Trong
khoảng thời gian ngắn ngủi chung sống với nhau Như Thạch và Nhung luôn chung
thủy, yêu thương, quan tâm và chia sớt ngọt bùi trong cuộc sống. Tình cảm của họ
càng sâu nặng trong hoàn cảnh khó khăn. Sự đói nghèo của cuộc sống và những khó
khăn do thiếu thốn tiền bạc tuy có làm cho họ buồn rầu, khổ sở nhưng về mặt tình cảm
vợ chồng họ lại càng mặn nồng, tha thiết. Và vì thế mối quan hệ vợ chồng trong gia
đình càng thêm khắng khít. Vì tình cảm vợ chồng giữa Như Thạch và Nhung luôn
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

chân thành, thắm thiết nên họ luôn mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc và chia sẻ
những nỗi lo toan, cực khổ với nhau. Dù sống trong hoàn cảnh đói nghèo, cực khổ
phải vất vả cho từng bữa cơm manh áo nhưng Như Thạch luôn hết lòng quan tâm, đùm
bọc cho mẹ con Nhung, những người mà Như Thạch xem như máu thịt của mình. Và
một người vợ như Nhung cũng thật đáng quý biết bao. Như Thạch yêu thương vợ với
tất cả tình cảm của mình và Nhung cũng vậy, đối với cô được ở bên cạnh chồng là
hạnh phúc lớn nhất: “Anh dạy thế nào em cũng vâng hết, dầu anh biểu em chết em
cũng vâng nữa. Miễn được gần anh, dầu em phải nhục nhã khổ cực đến thế nào em
cũng chẳng nề hà” [38; tr. 17]. Nhung vì yêu thương chồng mình không muốn để cho
chồng phải bận tâm, lo lắng nên đã cố tình che dấu bệnh tình của mình. Và Như Thạch
cũng vậy, dù biết sức khỏe của mình không được tốt nhưng vẫn tỏ ra khỏe mạnh cũng
vì không muốn đem lại sự lo lắng, buồn rầu cho vợ. Những việc làm của họ tuy có
chút không thành thật nhưng điều đó lại đáng quý vì nó đều xuất phát từ tình yêu
thương chân thành và sâu nặng. Và cũng vì tình cảm vợ chồng quá tha thiết, gắn bó
nên Như Thạch không thể chịu đựng nổi cái chết của Nhung dẫn đến lâm bệnh nặng,
không cứu chữa được.
Qua tình cảm vợ chồng của Hương sư Cu - cô Tư Lựu, Bạch Tuyết - Chí Đại,
Như Thạch - Nhung càng làm cho con người trong xã hội lúc bấy giờ tin tưởng vào sự
bền vững trong tình nghĩa vợ chồng. Cuộc sống gia đình của họ có được sự thuận hòa,
hạnh phúc chính là nhờ vợ chồng sống với nhau luôn biết giữ trọn đạo tào khang.
Thông qua những tình cảm vợ chồng tốt đẹp đó, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện quan niệm
của cha ông ta từ ngàn xưa như một chân lí. Đó chính là sự “Thuận vợ thuận chồng tát
bể Đông cũng cạn”. Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, tình cảm của con người thật cao
đẹp biết mấy nhất là tình cảm vợ chồng. Chính sự sâu sắc, mặn nồng đã tạo cho tình

cảm vợ chồng sức mạnh thật mãnh liệt. Nó có thể làm cho con người cảm thấy hạnh
phúc vô cùng, tạo nên sức mạnh để con người vượt qua những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống và cũng có thể làm cho họ đau đớn, buồn rầu.
Hồ Biểu Chánh đã ghi lại những hình ảnh đẹp của cảnh sống hạnh phúc trong gia
đình Nam bộ ở cả nông thôn và thành thị. Ngoài ra, qua tiểu thuyết của ông, người đọc
còn nhận thấy rằng, gia đình còn là nơi chứa đựng tình cảm gắn bó, sâu nặng và rất
thiêng liêng của con người. Đó là tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.
Trong những tiểu thuyết bình dân và gần gũi của Hồ Biểu Chánh, chúng ta bắt gặp
hình ảnh những người cha, người mẹ hết lòng yêu thương và hy sinh cho con cái của
mình. Và những đứa con luôn một lòng yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với cha
mẹ. Tình cảm gần gũi và thiêng liêng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xuất
hiện ở nơi mà lối sống tư sản đang tấn công mạnh mẽ - thành thị và chốn thôn quê dân
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

dã - nơi hình thành nên gia đình truyền thống Việt Nam. Tình cảm đó cũng tồn tại ở
mọi con người, không phân biệt giai cấp hay giàu nghèo. Không phải người giàu sang
mới biết yêu thương con cái của mình còn những người nghèo hèn thì chỉ biết hành hạ,
đánh đập hay ngược lại. Dù người sang giàu, có địa vị hay nghèo hèn, thấp cổ bé họng
thì vẫn biết yêu thương con mình với những tình cảm của bậc làm cha mẹ. Vì đó là
tình cảm vốn có của con người.
Nói đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, trước tiên mọi người thường nghĩ đến
đó là tình cảm cao quý và vốn có trong mối quan hệ ruột thịt. Từ xưa cho đến nay,
theo quan niệm của người Việt, người mẹ luôn là người yêu thương con cái nhiều nhất.

Dân gian ta có câu “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi má lót lá mà nằm”. Tình cảm
sâu nặng của người mẹ đối với con cái mà dân gian thường ca tụng được thể hiện sâu
sắc trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong tiểu thuyết Cay đắng mùi đời, một
tiểu thuyết phóng tác theo tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot. Bà Hội đồng
Nhàn là một người mẹ với tình yêu thương con thật sâu nặng, tha thiết. Đó là người
mẹ luôn sẵn sàng hy sinh cho con mình tất cả. Tình cảm đó xuất phát từ chính trái tim
nhạy cảm của người làm mẹ, từ sợi dây tình cảm thiêng liêng của con người. Bà Hội
đồng Nhàn do sơ ý không đề phòng sự ác độc, tham lam của người thân nên đã đánh
mất con mình là Phan Thanh Nhã suốt mười lăm năm. Đối với bà, đứa con luôn quan
trọng hơn cả bạc tiền: “Chú nó ráng kiếm dùm con tôi, kẻo tội nghiệp tôi quá … Ai mà
ăn ở bất nhơn thất đức lắm như vậy không biết … Cha chả! Ai có khuấy chơi xin trả
con tôi lại cho tôi, muốn xin một hai ngàn gì tôi cũng cho hết” [25; tr. 65]. Mất con là
một nỗi đau quá lớn, bởi đó là sự mất mát về tình cảm. Vì thế, bà luôn nhớ thương con
day dứt khôn nguôi: “Bà Hội đồng nhớ con ăn ngủ không được ngày đêm cứ ngồi
khoanh tay mà khóc hoài. Ông Hội đồng an ủi hết sức, tuy bề ngoài bà gượng làm
khuây song trong lòng bà chẳng giây phút nào mà quên con được” [25; tr. 65]. Suốt
mười lăm năm, một khoảng thời gian dài đằng đẵng, nỗi nhớ thương con luôn da diết.
Bà trăm phương ngàn kế để tìm kiếm con mà không ngại khó khăn, vất vả hay tốn kém
bạc tiền. Gặp lại con sau bao năm xa cách, bà Hội đồng Nhàn vui mừng khôn xiết:
“Phải rồi, phải rồi, đồ của con tôi đây mà, đây cái áo đầm nầy tôi may, đường kim
mũi chỉ làm sao tôi quên được, đôi vớ nầy nữa đây, còn cái mền nầy của chồng mua
dưới chợ Cần Thơ nữa đây; con ôi, con, mấy năm nay con xiêu lạc làm cho mẹ phiền
não đêm ngày” [25; tr. 69]. Bà nhìn con với cái nhìn dịu dàng, thân thương, chứa chan
tình cảm của một người mẹ. Nỗi nhớ thương con da diết trong mười lăm năm được gởi
gắm qua những nụ hôn ngọt ngào. Tình mẫu tử là tình cảm sâu nặng và thiêng liêng
của con người. Tình cảm đó gắn bó đến nỗi khó có thế lực nào chia cắt được. Bởi đối
với người mẹ đứa con như núm ruột dính liền của mình. Trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

đùa chúng ta cũng nhận thấy được tình cảm mẹ con cao đẹp của Lý Ánh Nguyệt. Đó là
tình mẫu tử thật thiêng liêng với sự hy sinh, tấm lòng thương con vô bờ bến của người
phụ nữ Nam bộ chịu nhiều bất hạnh này. Ánh Nguyệt là người con gái vừa có tài vừa
có sắc. Vì cuộc sống nghèo khổ, côi cút, bản chất thật thà nên Ánh Nguyệt đã bị Hải
Đường một thanh niên có học thức lừa gạt làm cho ô danh xủ tiết. Đau khổ vì bị người
lừa gạt, cảm thấy nhục nhã vì không giữ trọn tiết hạnh nên Ánh Nguyệt đã có ý định từ
giã cõi đời. Nhưng Ánh Nguyệt phải cố sống, dù sống vất vả, khổ cực vì con của
mình: “Nàng mới nghĩ lại nếu mình chết thì phận mình đã yên rồi còn con mình bỏ lại
cho ai nuôi? Con là máu thịt của mình, lỗi tại nơi ai chớ nó có tội gì mà mình bỏ nó”
[36; tr. 66]. Ánh Nguyệt là một người mẹ, vì thế nàng luôn yêu thương Thu Vân, con
gái của mình với tất cả tấm lòng thông thường của người mẹ. Đó chính là sự quan tâm,
lo lắng và hy sinh cho con tất cả. Bản thân luôn chấp nhận mọi đau đớn, tủi nhục miễn
sao con mình được hạnh phúc, sung sướng: “Cháu đã nguyền với Trời Phật thà là
cháu bán cái thân của cháu mà nuôi con, chớ cháu không nỡ để cho con cực khổ nữa”
[36; tr. 99]. Vì để đạt được ước muốn chuộc lại con, được sống gần con nên Ánh
Nguyệt đã phải bôn ba vất vả làm rất nhiều việc đến nỗi phải rơi vào hoàn cảnh tủi
nhục bị người trêu ghẹo, xem là con gái mua hương bán phấn. Vì yêu thương và rất
nhớ con nên Ánh Nguyệt đã gạt bỏ lòng tự trọng, hạ mình xin tiền của ông Thiên Hộ.
Những lời nói của Ánh Nguyệt làm cho người nghe đều phải xúc động và rơi nước mắt
trước tình yêu thương con sâu nặng của nàng: “Tội nghiệp tôi lắm ông ôi! Ông làm ơn
cho tôi tiền đặng tôi chuộc con tôi. Tôi nhớ nó quá” [36; tr. 106]. Trong hoàn cảnh cái
chết đang đe dọa nhưng Ánh Nguyệt không hề lo lắng cho bản thân mà chỉ biết hướng
về con với tất cả sự lo lắng và nhớ nhung tha thiết. Ước muốn duy nhất của Ánh
Nguyệt cho đến hơi thở cuối cùng vẫn là mong được nhìn thấy con. Và đối với nàng

con chính là sức mạnh giúp cho nàng vượt qua tất cả: “Con tôi về tới rồi, may lắm.
Con ôi! Má đây con, má trông con quá” [36; tr. 121]. Những lời nói tha thiết, chân
thành xuất phát từ tình yêu thương, nỗi nhớ da diết của một người mẹ thật xúc động và
chan chứa biết bao tình cảm. Nỗi nhớ con không chỉ hiện hữu trong hiện tại mà cả
những giấc mơ. Chính điều đó đã thể hiện rõ nét tình yêu thương con của Ánh Nguyệt:
“Hồi nãy cháu nằm chiêm bao cháu thấy con Thu Vân về tới rồi, nó chơi với sắp nhỏ
ngoài sân, mà cháu kêu nó không chịu vô” [36; tr. 121]. Cuối cùng dù rất mong muốn
được gặp con nhưng Ánh Nguyệt đã phải ra đi trong nỗi oán hận kẻ vô tình vô nghĩa
và cả nỗi nhớ thương con tha thiết. Cũng là một người mẹ với tình yêu thương vô bờ
bến nhưng Ánh Nguyệt đã không có được hạnh phúc như bà Hội đồng Nhàn. Dù đã
trải qua nhiều vất vả, tủi cực để được ở gần con nhưng cuối cùng Ánh Nguyệt đã phải
xa lìa con mãi mãi. Tình mẫu tử của họ thật đáng kính trọng và xúc động biết mấy.
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Người mẹ là người sinh thành, mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng con cái trưởng
thành. Đối với người mẹ, con chính là núm ruột, là máu thịt không thể rời xa. Con là
niềm tin, là hy vọng, tình yêu của người mẹ. Bà Hội đồng Nhàn và Ánh Nguyệt là
những người mẹ đáng kính, đáng yêu. Đó cũng chính là những người mẹ của đất nước
Việt Nam. Những người luôn yêu thương và hy sinh cho con tất cả như dân gian
thường nói “Mẹ nuôi con biển hồ lai láng”. Qua tiểu thuyết Cay đắng mùi đời, Hồ
Biểu Chánh còn làm cho người đọc phải ngậm ngùi và cảm thấy tự hào trước tình cảm
mẹ con giữa Ba Thời và thằng Được tức Phan Thanh Nhã. Ba Thời và Được tuy không
có sự ràng buộc bởi mối quan hệ mẹ con ruột thịt. Nhưng trên thực tế tình cảm của họ

thực sự trở thành tình mẫu tử. Tuy Ba Thời không chín tháng mười ngày cưu mang
nhưng đối với Được, Ba Thời như một người mẹ. Dù là con nuôi nhưng Ba Thời luôn
hết mực yêu thương, dành trọn tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc đối với Được. Tình
cảm của bà đối với Được xuất phát từ trái tim của người mẹ. Trong suy nghĩ của Ba
Thời không một chút mải mai xem Được là con nuôi của mình. Suốt bảy, tám năm ẵm
bồng, dưỡng nuôi, Ba Thời luôn yêu thương Được như con ruột: “Thuở nay mẹ không
muốn nói chuyện đó cho con nghe là vì mẹ nghĩ con nghe con buồn chớ không có ích
chi, bởi vì mẹ thương con nên dốc lòng nuôi con như con của mẹ đẻ vậy” [25; tr. 11].
Vì thế khi phải lựa chọn giữa chồng và con Ba Thời rất khó xử, đau đớn. Và bà vẫn
bảo vệ quyết định không đem Được cho người khác. Dân gian có câu “Hổ dữ không
ăn thịt con”, câu nói đó ngẫm nghĩ rất phù hợp trong trường hợp này. Vì thương yêu
Được, Ba Thời chấp nhận đánh mất đi danh giá, phẩm tiết của người phụ nữ. Tình cảm
mẹ con giữa Ba Thời và Được luôn được gìn giữ trong mọi hoàn cảnh. Ba Thời từng
khẳng định với Được rằng: “Tuy vậy mà mẹ khuyên con chớ nên buồn, ví dầu thế nào
mẹ cũng thương con, dầu ngày sau con khôn lớn có tìm được cha mẹ ruột rồi con phụ
bạc mẹ đi nữa, mẹ cũng cam tâm chớ không khi nào phiền trách” [25; tr. 11]. Vì yếu
tố khách quan nên Ba Thời phải đau đớn rời xa Được, đứa con mà mình yêu thương
hết lòng. Nhưng trong bao năm xa cách với những khó khăn của cuộc sống, hai mẹ
con họ vẫn không quên hướng về nhau. Nỗi nhớ nhung càng tăng dần theo năm tháng.
Được tuy là một đứa bé mới mười lăm tuổi đầu nhưng tình cảm và suy nghĩ rất chính
chắn. Được chú ý và nhớ cả sở thích của mẹ nuôi mình. Suy nghĩ của trẻ thơ tuy ngây
ngô nhưng thật đáng quý. Việc làm của Được khi mua con heo về tặng cho mẹ không
chỉ làm cho Ba Thời xúc động mà nó còn làm cho độc giả phải rơi nước mắt. Vì hành
động đó đã thể hiện được tình cảm của một đứa con hết mực yêu thương, kính trọng và
hiếu thảo với mẹ mình: “Bĩ ơi, hồi tao ở nhà má tao, tao ra đi với thầy tao thì tao có
nói rằng chừng nào tao lớn khôn tao sẽ làm mà nuôi má tao. Nay tuy tao chưa lớn mà
đã có thể cho má tao được một con heo như vầy thì tao đã khoái trong lòng rồi. Để rồi
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

sau mầy coi, chừng tao làm giàu lớn thì tao sẽ làm cho má tao sung sướng lắm …
Chắc tao về đây má tao vui lắm” [25; tr. 46]. Bà Hội đồng Nhàn luôn nhớ thương con
mình suốt mười lăm năm xa cách, Ba Thời cũng vậy. Tuy là con nuôi nhưng Ba Thời
vẫn luôn lo lắng, nhớ thương thằng Được: “Con đi năm sáu năm nay má nhớ con hết
sức mà má cũng lo sợ không biết con mạnh giỏi thế nào” [25; tr. 49].
Qua tình cảm mẹ con của bà Hội đồng Nhàn, Lý Ánh Nguyệt và Ba Thời đối với
những đứa con, chúng ta càng khẳng định mạnh mẽ hơn nữa về sự thiêng liêng và cao
quý của tình mẫu tử. Tình cảm mẹ con là một tình cảm phổ biến, cao đẹp. Nó xuất
hiện ở mọi hoàn cảnh, càng trải qua nhiều thử thách càng thấy ngời lên nét đẹp của
tình cảm thiêng liêng này. Trong cái nhìn của Hồ Biểu Chánh, nó vẫn đang hiện hữu
trong cuộc sống của người Nam bộ, làm nên những giá trị đạo đức cao quý, tôn vinh
những nét đẹp trong gia đình của người dân Nam bộ.
Người mẹ là người có công mang nặng đẻ đau, ẵm bồng, dạy dỗ cho con cái nên
vóc nên người. Đối với con, người cha cũng là người có công sanh thành, nuôi dưỡng
rất sâu nặng. Bởi vậy, ngoài tình mẫu tử cao quý thì tình cha con cũng là một tình cảm
sâu nặng và thiêng liêng của con người. Đạo cha con là một đạo trọng trong gia đình.
Vì vậy, trong gia đình truyền thống của người Việt Nam, người cha có quyền tuyệt đối
với con cái. Tuy không có sự quy định chặt chẽ của pháp luật nhưng theo đạo đức,
luân lí của nước ta thì người cha trong gia đình đối với con phải làm tròn trách nhiệm,
phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái trưởng thành và người con trong gia đình cũng
phải làm tròn nghĩa vụ của mình. Đó là phải biết thương yêu, kính trọng, làm tròn đạo
hiếu với cha mẹ. Qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, người đọc dễ dàng nhận thấy
rằng, ngoài tình cảm mẫu tử thiêng liêng và gắn bó của con người thì tình phụ tử cũng
sâu nặng, thiết tha không thua kém. Ngoài hình ảnh những bà mẹ với tình yêu thương

con dịu dàng, sâu sắc, đối với con luôn sẵn sàng hy sinh tất cả, chúng ta còn nhận thấy
những người cha cũng hết mực yêu thương con mình và sẵn sàng chịu mọi đau khổ để
cho con mình được hạnh phúc.
Nhân vật Vương Thể Hùng trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa là một người cha
như thế. Tình yêu thương con sâu nặng cùng với những việc làm của Thể Hùng làm
cho mọi người phải xúc động và kính trọng. Thể Hùng với bản chất của người nghĩa sĩ
nên đã phải đau đớn rời xa vợ và con để thực hiện nhiệm vụ của một người làm trai.
Xa con lúc còn thơ dại, không làm tròn trách nhiệm của người cha, không nuôi dưỡng
dạy bảo cho con khôn lớn thành người nhưng Thể Hùng đáng thương hơn là đáng
trách. Bởi lẽ, sự lỗi đạo làm cha, việc không làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của Thể
Hùng là một việc làm bất đắc dĩ. Vì nghĩa vụ đối với nước nhà nên Thể Hùng phải
chấp nhận hy sinh tình cảm gia đình. Nhưng không phải vì thế mà Thể Hùng hoàn toàn
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

lãng quên hay giũ bỏ trách nhiệm của một người làm cha. Thể Hùng vẫn luôn ghi nhớ
trách nhiệm của mình đối với con và tình yêu thương đối với Thể Phụng vẫn luôn khắc
ghi sâu đậm. Tình yêu thương đó đã làm cho người đọc phải rơi nước mắt. Vì yêu
thương con với tất cả tấm lòng nên Thể Hùng phải chịu đựng việc yêu thương con
trong thầm lặng. Thể Hùng chấp nhận xa lìa con một lần nữa sau khi chinh chiến đã
chấm dứt. Việc làm của Thể Hùng xuất phát từ nguyên nhân muốn cho con mình được
hạnh phúc, ấm êm, có điều kiện học hành đỗ đạt và khỏi lo lắng cho cuộc sống sau này
với gia tài rộng lớn của ông ngoại là Đàm Tự Chấn. Lời nói của Thể Hùng khi Thể
Phụng tìm đến thật xúc động. Bởi đó là những lời nói xuất phát từ chính trái tim của

người làm cha đối với con mình và những lời tâm tình ấy rất chân thành: “Con chớ
nên tưởng rằng cha không thương con. Cha thương con lắm, cái tình của cha thương
con cha dám chắc không thua ai đâu. Con nên biết rằng vì cha thương con nên cha
phải xa lánh con, vì cha thương con mà cha phải giấu, không dám cho con biết, thuở
nay đi thăm con hoài, chừng vài ba tháng cha đi thăm một lần, mà mỗi lần thăm thì
cha đậu xuồng dựa bên đường con đi học, rồi ngồi xuống ngó con mà thôi, chớ không
dám nói tiếng chi, hoặc làm điều chi cho con biết. Vậy con đừng có tưởng cha không
thương con” [36; tr. 150]. Tuy không tận tay nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ cho con
nên vóc nên người nhưng người cha đó luôn dõi theo từng bước đi của con mình. Tuy
không thể đem lại cho con cuộc sống ấm êm nhưng có thể nói Thể Hùng cũng đã gián
tiếp đem lại cuộc sống đầy đủ về vật chất cho con thông qua sự hy sinh tình phụ tử.
Việc làm của Thể Hùng đúng hay sai là do sự nhìn nhận của mỗi người. Nhưng một
điều mà ai cũng phải khẳng định. Đó là việc làm của Thể Hùng là sự hy sinh cao cả
xuất phát từ tấm lòng của người cha đối với con. Thể Hùng vì yêu thương con nên
chấp nhận chịu đựng mọi đau khổ, sầu não: “Nghĩ vì thương con thì phải làm cho con
nên, chớ không lẽ làm cho con hư, bởi vậy cha phải bóp bụng dằn lòng mà ưng chịu,
thà là cha vì con mà áo não, chớ cha không nỡ làm cho con phải vì cha mà hạ tiện bần
cùng” [36; tr. 152]. Chính tình yêu thương con sâu nặng của Thể Hùng là sợi dây gắn
kết tình cảm cha con ruột thịt giữa Thể Hùng và Thể Phụng. Sự yêu thương đó đã khơi
dậy tình cảm của Thể Phụng đối với cha mà từ lúc nhỏ đã bị ông ngoại và dì dạy bảo
trở thành sự xem thường, oán hận. Hơn nữa, tình phụ tử vốn là một tình cảm thiêng
liêng, cao quý của con người nên nếu đã là những con người đúng nghĩa thì không thế
lực nào có thể chia cắt được. Vì vậy, ngay khi biết cha mình vẫn còn sống Thể Phụng
rất khao khát được gặp cha. Những lời nói của Thể Phụng với cha mình thật xúc động.
Tuy mười mấy năm xa cách, không được cha dạy dỗ, ẵm bồng nhưng khi hiểu rõ tình
cảm của cha đối với mình thì Thể Phụng một lòng yêu thương, kính trọng và tự hào về
cha. Tình cảm của cha đối với con sâu nặng và con đối với cha cũng một lòng hiếu
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

thảo: “Nay đã khôn lớn rồi, còn cha thì đã già yếu mà tật nguyền nữa. Theo phận làm
con của con, thì con phải nuôi dưỡng cha, nếu con không làm như vậy, dầu con học thi
đậu tới trạng nguyên, dầu con giàu có như Thạch Sùng đi nữa, con cũng không đáng
làm người” [36; tr. 149]. Và vì yêu thương, hiếu thảo với cha nên Thể Phụng phải chịu
bất nghĩa với ông ngoại và chấp nhận từ bỏ gia tài, cuộc sống giàu có của mình: “Cha
tưởng gia tài đó quý cho bằng cha hay sao. Con không màng đâu. Thử đem mười cái
gia tài như vậy mà đổi cha, coi con có thèm hay không mà” [36; tr. 152]. Tuy xa cách
nhau trong một thời gian dài nhưng giữa Thể Hùng và Thể Phụng tình phụ tử vẫn luôn
tồn tại. Dù giữa cha con họ có những hiểu lầm nhưng chính tình cảm cha con thiêng
liêng của con người đã giúp cho họ đến gần nhau, yêu thương nhau một cách chân
thành và sâu sắc.
Trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng, tình cảm cha con giữa Trần Văn Sửu và
thằng Tý, con Quyên cũng là một tình cảm làm cho mọi người phải rơi nước mắt. Do
sơ ý nên Văn Sửu đã làm cho vợ mình là Thị Lựu chết nên phải trốn đi. Trong lúc
nguy cấp, bản thân có thể bị bắt, bị bỏ tù vì tội giết người nhưng Văn Sửu không mải
mai lo lắng cho mình mà chỉ nghĩ đến những đứa con: “Trời ơi! Tôi đánh vợ tôi chết
rồi, bây giờ làm sao? Bị đày, chắc không khỏi bị đày chung thân. Mấy đứa con tôi, ai
nuôi nó?” [26; tr. 13]. Vì yêu thương, lo lắng cho con với tất cả tấm lòng của người
cha nên Văn Sửu rất sợ những đứa con của mình không hiểu mà trở nên oán hận mình.
Những lời than của Văn Sửu nghe thật đau lòng, xót xa: “Con tôi còn nhỏ quá, tội
nghiệp lắm trời ôi! Bên nội không có ai hết, còn bên ngoại, thì có một mình ông ngoại,
mà ông ngoại nó nghèo quá, lại già yếu rồi, làm sao có đủ cơm mà nuôi ba đứa cho
nổi. Ý hị!... Khổ lắm!... Còn một nỗi không biết sắp con tôi nó có hiểu bụng tôi hay
không. Sợ e chừng nó khôn lớn, chúng nó không hiểu chi hết, tưởng tôi hung dữ, làm

điều chi không phải rồi còn đạp chết vợ nữa, chúng nó thương mẹ trở lại oán tôi, thì
còn khổ cho tôi biết chừng nào” [26; tr. 14]. Vì thế, Văn Sửu phải trốn đi, bôn ba xứ
người, chịu đựng cuộc sống vất vả, đau khổ suốt mười một năm chỉ mong có một ngày
được gặp lại con và cho chúng hiểu được tấm lòng của mình: “Mười một năm nay cực
khổ hết sức, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày gặp được mặt con. Nay về
đến đây, chưa gặp được con mà phải đi, thì đi làm sao được, trời đất ơi!” [26; tr. 47].
Ước mơ, hy vọng gặp mặt những đứa con của mình là động lực giúp cho Văn Sửu
vượt qua bao khó khăn, vất vả, đau khổ, nhớ thương. Nhưng ước mơ, hy vọng ấy lại
không thực hiện được vì Văn Sửu không muốn làm cho con mình phải khó xử. Văn
Sửu chấp nhận hy sinh tất cả để cho Tý và Quyên được hạnh phúc. Vì thế Văn Sửu
một lần nữa phải đau đớn ra đi, đau đớn lìa xa con mình: “Tôi phải chịu đau đớn cực
khổ buồn rầu, con tôi mới nên được. Tôi vui lòng mà lãnh các sự đau đớn buồn rầu
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

đó, miễn là con tôi được giàu có sung sướng thì thôi” [26; tr. 47]. Đó là một người cha
đáng thương và đáng kính trọng biết bao. Người cha ấy yêu thương con mình tha thiết,
sâu nặng. Vì hạnh phúc của con sẵn sàng chịu mọi đau khổ, buồn rầu cho riêng mình.
Yêu thương con với tất cả tấm lòng và cũng sẵn sàng chấp nhận hy sinh cho con tất cả.
Người cha ấy đã xem hạnh phúc của con là hạnh phúc của bản thân. Và những đứa con
cũng một lòng yêu thương, hiếu thảo với cha mình. Tý với Quyên khi biết cha mình
vẫn còn sống rất vui mừng hơn người ta cho tiền cho bạc: “Đi riết, anh Hai. Em nghe
nói em mừng quá. Cha về hồi nào? Làm sao anh gặp được? Ông ngoại hay rồi hay
chưa” [26; tr. 51]. Những câu hỏi dồn dập đã bộc lộ được tình yêu thương, nỗi nhớ

thương tha thiết của một đứa con đối với cha mình trong suốt mười một năm xa cách.
Tình yêu thương đó không chỉ được bộc lộ qua sự nhớ thương mà điều đáng quý còn
là mong muốn được sống cùng cha, ở bên cạnh cha dù có nghèo khổ: “Bây giờ có một
mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chớ” [26; tr. 49], “Tính sao cũng
được miễn là con có thể gần cha thì thôi. Mà cha ở với Thổ, thì cực khổ tội nghiệp
thân cha lắm” [26; tr. 49]. Tý và Quyên không chút oán hờn, trách móc về cái chết của
mẹ mình mà còn mạnh dạn thừa nhận Văn Sửu là cha và tìm mọi cách để cha ở lại bên
cạnh. Tình cảm cha con giữa họ thật xúc động. Bởi đó là tình cảm chân thành, sâu
nặng. Không chỉ những người mẹ như bà Hội đồng Nhàn, Ba Thời, Lý Ánh Nguyệt
mới biết yêu thương con mình hết lòng, mà ngay cả những người cha tuy không mang
nặng đẻ đau nhưng cũng góp phần tạo nên hình hài, nuôi dưỡng, dạy bảo con cái cũng
hết mực yêu thương và sẵn sàng hy sinh tất cả vì con. Điều đó rất phù hợp với đạo
đức, luân lí trong gia đình của người Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hồ Biểu Chánh còn xây dựng hình ảnh những người cha tuy chỉ là
cha nuôi nhưng vẫn yêu thương người mà mình gọi bằng con với tình yêu của một
người cha thực sự. Trong tiểu thuyết Con nhà nghèo và Bức thơ hối hận, Hương sư Cu
và Lê Thành Cang là những người cha thật đáng kính. Bởi họ là những người sống cao
thượng. Đối với con dù không phải là con ruột nhưng vẫn luôn hết lòng yêu thương,
chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ đến trưởng thành. Tình yêu của cha đối với con không
hề có sự phân biệt. Hương sư Cu tuy là một người nông dân ít học nhưng đối với con
của Tư Lựu thì Hương sư Cu luôn làm tròn trách nhiệm của một người làm cha: “Con
nào cũng là con, hễ mình kêu nó bằng con thì mình phải thương yêu nuôi dưỡng nó hết
lòng. Hễ nó gọi mình bằng cha thì mình phải ăn ở cho xứng phận làm cha”
[28; tr. 54]. Trong suy nghĩ của Hương sư Cu không hề có sự phân biệt giữa con ruột
và con nuôi: “Thưa, con gì cũng vậy, hễ đặt con thì tự nhiên mình thương. Mà thằng
Hai đây tôi thương nó không biết chừng hơn con ruột của tôi nữa, bởi vì cha nó không
nhìn, tôi ra nhìn thế, nên tôi phải thương nó bằng hai” [28; tr. 48]. Đối với Hương sư
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Cu, đứa con chính là sinh mạng của mình: “Nếu thằng Hai có bề nào, thì tôi cũng
chết, chớ tôi không sống được” [28; tr. 52]. Không phải máu thịt của mình, hình hài do
mình tạo ra nhưng qua lời nói chân thành xuất phát từ trái tim của những bậc làm cha
mẹ đã cho độc giả cảm nhận sâu sắc tình cảm cha con mà Hương sư Cu dành cho đứa
con yêu quý của mình. Đứa con là tất cả. Nó quan trọng hơn so với sự giàu nghèo:
“Nhà giàu thương con, nhà nghèo cũng biết thương con vậy chớ. Ai nỡ cắt thịt mà
trao người khác được. Vợ chồng tôi nghèo thì nuôi con theo phận nghèo. Cái tình
thương con là quý, chớ giàu nghèo có nghĩa gì đâu” [28; tr. 48]. Tình yêu thương của
Hương sư Cu đối với con thật sâu nặng. Tuy nhìn bề ngoài khó hiểu nhưng phù hợp
với luân lí gia đình và thật đáng kính trọng. Hương su Cu đã yêu thương, chăm sóc con
của Tư Lựu với trách nhiệm của một người cha. Đó là một tình yêu sâu nặng, mãnh
liệt và rất chân thành, xuất phát từ tình phụ tử thiêng liêng của con người. Và thầy
Kinh lý Hai khi biết được sự thật vẫn một lòng yêu thương, kính trọng Hương su Cu
như tình cảm của một đứa con dành cho cha của mình: “Thưa cha, con biết được căn
nguyên của con rồi thì con càng thương má, kính cha bằng mười hồi trước nữa. Người
như cha má mà con không thương yêu kính trọng thì con có phải là loài người đâu.
Chẳng nói tới công sanh thành của má, công dưỡng dục của cha làm chi, nội một sự
cha má cản hôn nhơn của con đây thì cũng đủ cho con thương yêu kính trọng đời đời
kiếp kiếp” [28; tr. 90]. Một người cha đáng quý, đáng kính trọng trong xã hội Nam bộ
lúc bấy giờ không chỉ có Hương sư Cu mà còn có những người cha khác như Lê
Thành Cang, một thợ sửa xe ít học thức nhưng là một con người có nhân cách cao đẹp.
Ông là một người cha lí tưởng, luôn yêu thương, lo lắng cho con với tất cả tình thương
yêu. Dù rằng ông không phải là cha ruột của Lê Thành Nghiệp. Tình yêu thương mà
Lê Thành Cang dành cho Nghiệp được thể hiện sâu sắc, rõ nét khi sự thật có thể được

phơi bày. Tình phụ tử trong suốt 25 năm đã trỗi dậy mạnh mẽ: “Tôi nhứt định không
cho ai được nói cho Nghiệp biết Bình là cha nó. Cha nó là tôi đây. Không mặt nào
được phép xưng cha nó. Tôi nói thật, tôi sẽ xô ngã. Tôi sẽ chà nát dưới gót chân tôi
những ai phá tan công ơn của tôi, những ai đoạt mất tình yêu của tôi dầu làm ông gì
mặc kệ” [24; tr. 55]. Tuy là cha nuôi nhưng Lê Thành Cang đã dành cho Nghiệp tình
cảm cha con ruột thịt. Vì thế, đối với ông, Nghiệp chính là sức sống, là niềm tin, là đứa
con yêu quý, là niềm hạnh phúc trong cuộc đời. Lời nói của ông đã thể hiện được tình
cảm chân thành, sâu nặng của người làm cha. Tuy Nghiệp không mang giọt máu của
ông, không do ông sanh thành nhưng đối với ông, Nghiệp là máu thịt, là cốt nhục:
“Tôi nhứt định gìn giữ con yêu con quí của tôi, dầu phải đổ máu tôi cũng không nệ”
[24; tr. 56]. Tình yêu thương mà Lê Thành Cang dành cho con không chỉ được thể
hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương hết lòng mà tình yêu thương đó mãnh liệt
GVHD: Huỳnh Thị Lan Phương

SVTH: Huỳnh Ngọc Minh


×