Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC
PHÂN LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ HOA Ở
KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂY ĐÔ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH HỌC
Cán bộ hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Th.S. ĐẶNG MINH QUÂN
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
MSSV: 3072251
Lớp: Sư phạm Sinh K33
NĂM 2011
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
a
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
CẢM TẠ
Sau bốn năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ. Nhờ
sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trong trường Đại Học Cần Thơ, quý
thầy cô trong khoa sư phạm. Nhất là thầy, cô ở Bộ môn Sinh, mà em có được ngày
hôm nay. Công lao đó không gì đền đáp được.
Em xin chân thành cảm ơn:
Tất cả quý thầy, cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu.
Thầy Đặng Minh Quân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài
này.
Đội ngũ nhân viên ở Khu du lịch sinh thái Tây Đô đã cung cấp những thông
tin, tài liệu cần thiết trong việc khảo sát thực tế.
Sự giúp đỡ, động viên của tất cả các bạn.
Xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và luôn thành công!
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hà
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
i
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM LƯỢC
Đề tài: “ Phân loại các loài thực vật có hoa ở Khu du lịch sinh thái Tây
Đô” đựợc thực hiện từ tháng 10 năm 2010 và kết thúc vào tháng 5 năm 2011. Qua
thực tế điều tra, chúng tôi đã mô tả, phân loại, chụp ảnh và làm bộ sưu tập ảnh
được 180 loài thuộc 75 họ, trong đó: nhóm bóng mát có 37 loài thuộc 20 họ, nhóm
cây ăn trái có 22 loài thuộc 17 họ, nhóm cây trang trí có 137 loài thuộc 65 họ,
nhóm cây mọc hoang 50 loài thuộc 28 họ, nhóm cây khác (cây lương thực và cây
công nghiệp) có 2 loài thuộc 2 họ.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
ii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
MỤC LỤC
CẢM TẠ....................................................................................................................a
TÓM TẮT ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ..............................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. vii
CHƯƠNG I...............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................2
CHƯƠNG II .............................................................................................................3
1. Hệ sinh thái..........................................................................................3
1.1. Khái niệm hệ sinh thái .................................................................3
1.2. Đặc điểm hệ sinh thái (Phạm Bình Quyền và csv, 2002) ............4
1.3. Các kiểu hệ sinh thái ....................................................................4
1.4. Tính bền vững của hệ sinh thái ....................................................5
1.5. Vai trò của hệ sinh thái ................................................................5
1.5.1. Bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu....................................6
1.5.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ......................................................6
1.5.3. Phục hồi điều kiện môi trường sau những biến cố, sự cố.....6
1.5.4. Chức năng sản xuất – giá trị kinh tế .....................................6
1.5.5. Chức năng xã hội và nhân văn..............................................7
2. Vườn sinh thái .....................................................................................7
2.1. Cấu trúc của một vườn sinh thái điển hình ..................................7
2.2. Vai trò của vườn sinh thái đối với đời sống con người ...............8
2.2.1. Điều hòa khí hậu (Cao Liêm và csv, 1998) ..........................8
2.2.2. Phát triển du lịch và phát triển kinh tế (Thế Đạt, 2003) .......9
2.2.3. Bảo tồn đa dạng sinh học (Cao Liêm và csv, 1998) .............9
3. An ninh sinh thái (Nguyễn Lanh, 2010)..............................................9
3.1. Khái niệm.....................................................................................9
3.2. Các nội dung nghiên cứu về an ninh sinh thái trên thế giới ......10
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
iii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
4. Du lịch sinh thái.................................................................................12
4.1. Khái niệm DLST (Lê Huy Bá, 2009) ........................................12
4.2. Nhiệm vụ của DLST (Lê Huy Bá, 2009)...................................14
4.3. Nguyên tắc DLST bền vững ......................................................14
4.4. Các tên gọi khác nhau của DLST (Lê Huy Bá, 2009) ...............16
4.5. Tính tất yếu phát triển DLST tại Việt Nam (Phạm Trung Lương,
2002) ............................................................................................................16
4.6. Các nguyên tắc trong quy hoạch phát triển DLST (Phạm Trung
Lương, 2002)................................................................................................18
4.7. Các yêu cầu để lựa chọn khu vực quy hoạch, tổ chức phát triển
DLST (Phạm Trung Lương, 2002) ..............................................................19
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới và ở
Việt Nam...........................................................................................................19
5.1. Trên thế giới...............................................................................19
5.2. Ở Việt Nam ................................................................................20
6. Đa dạng các loài thực vật và vai trò của chúng đối với vườn DLST và
đối với con người..............................................................................................21
6.1. Vai trò của thực vật đối với vườn DLST và đối với con người.21
6.1.1. Trang trí cảnh quang (Cao Liêm và ctv, 1998)...................21
6.1.2. Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu (Cao Liêm và
csv, 1998) .................................................................................................22
6.2. Đa dạng các nhóm thực vật chính trong một vườn sinh thái .....22
6.2.1. Cây bóng mát ......................................................................22
6.2.2 Cây trang trí .........................................................................23
6.2.3. Cây ăn quả...........................................................................26
6.2.4. Cây mọc hoang ...................................................................26
6.2.5. Nhóm cây khác ...................................................................27
7. Giới thiệu tổng quan về khu du lịch sinh thái Tây Đô ......................27
CHƯƠNG III..........................................................................................................29
1. Phương tiện........................................................................................29
2. Phương pháp ......................................................................................29
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
iv
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG IV ..........................................................................................................30
1. Tổng hợp thành phần loài ..................................................................30
2. Phân nhóm cây...................................................................................47
2.1. Nhóm cây bóng mát ...................................................................47
2.2. Nhóm cây ăn trái........................................................................51
2.3. Nhóm cây trang trí .....................................................................54
2.4. Nhóm cây mọc hoang ................................................................63
2.5. Nhóm cây khác ..........................................................................67
3. Kết quả so sánh về sự đa dạng các loài thực vật có hoa ở khu DLST
Tây Đô với một số khu DLST khác Ở ĐBSCL................................................68
CHƯƠNG V............................................................................................................70
1. Kết luận..............................................................................................70
2. Đề nghị ..............................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................71
PHỤ LỤC.................................................................................................................. I
PHỤ LỤC 1: Mô tả đặc điểm chính các loài thực vật có hoa ở
khu DLST Tây Đô.................................................................................. I
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh các loài thực vật có hoa ở Khu
DLST Tây Đô.............................................................................. LXXIV
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
v
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài thực vật có hoa trong Khu DLST Tây Đô............31
Bảng 2: Phân loại nhóm cây bóng mát ở khu DLST Tây Đô. ......................47
Bảng 3: Phân loại nhóm cây ăn trái ở khu DLST Tây Đô............................51
Bảng 4: Phân loại nhóm cây trang trí ở khu DLST Tây Đô ........................54
Bảng 5: Phân loại nhóm cây mọc hoang ở khu DLST Tây Đô ....................63
Bảng 6: Phân loại nhóm cây khác ở khu DLST Tây Đô ..............................67
Bảng 7: Bảng so sánh giữa Khu DLST Tây Đô với các Khu DLST khác ở
ĐBSCL.....................................................................................................................68
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
vi
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Một số loài thuộc nhóm cây bóng mát ở Khu DLST Tây Đô .........50
Hình 2: Một số loài thuộc nhóm cây ăn trái ở Khu DLST Tây Đô ..............53
Hình 3: Một số loài thuộc nhóm cây trang trí ở Khu DLST Tây Đô............62
Hình 4: Một số loài thuộc nhóm cây mọc hoang ở Khu DLST Tây Đô.......66
Hình 5: Một số loài thuộc nhóm cây khác (lương thực, công nghiệp) ở Khu
DLST Tây Đô...........................................................................................................67
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
vii
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Thực vật rất phong phú và đa dạng, nó được xem là “nguồn sống” là “lá
phổi xanh” của nhân loại. Thực vật không chỉ là nguồn cung cấp cho con người
thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, các sản phẩm dùng trong công nghiệp,... mà còn
đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa không khí và làm sạch môi trường
nhờ quá trình quang hợp của chúng.
Với mức độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, có rất nhiều nhà máy,
khu công nghiệp, công ty được xây dựng làm cho môi trường sống của chúng ta
ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các tiếng ồn, các khí thải công nghiệp và
đặc biệt diện tích cây xanh bị thu hẹp đến mức báo động. Cây xanh trong thành phố
giờ đây được trồng chủ yếu ở hai bên đường (vỉa hè), ở những dãy phân cách hay
trong công viên để lấy bóng mát hay để trang trí. Nhưng với số lượng công viên
còn rất hạn chế thì chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ ngơi của người dân. Từ đó,
việc mong muốn có một nơi vui chơi giải trí trong lành sau những ngày cuối tuần
lao động mệt nhọc là rất cần thiết.
Để đáp ứng được mong muốn đó và tạo cho con người có cảm giác gần gũi
với thiên nhiên, tạm cách xa với cuộc sống ồn ào nhộn nhịp của thành phố, một mô
hình du lịch mới đã ra đời và trở nên khá phổ biến là Du lịch sinh thái (DLST).
Vườn sinh thái, nơi mà khi đến đây con người có thể tận hưởng không khí mát dịu,
trong lành và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, và cùng với những “vườn cây ăn
trái” có thể tận hưởng hương vị ngọt ngào của các loại trái cây đặc sản của vùng
sông nước Cửu long. DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch nói chung và DLST nói
riêng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Vì thế quan điểm phát
triển DLST và bảo vệ môi trường luôn có sự hỗ trợ cho nhau giữ vững phát triển.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
1
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
Khu DLST Tây Đô tọa lạc tại ấp Tân Long A, Xã Tân Bình, huyện Phụng
Hiệp - tỉnh Hậu Giang. Nằm trên quốc lộ 61 cách Cần Thơ về hướng Vị Thanh 28
km, là đơn vị trực thuộc công ty công trình đô thị Cần Thơ. Với diện tích 175.000
m2 có gần 100.000 m2 trồng cây ăn trái đủ loại như: Nhãn, Sầu riêng, Xoài, Bưởi,
Mít, Măng cụt, Mận…đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) và
hơn 75.000 m2 ao hồ, sông mương, cảnh quan thiên nhiên mát mẻ có nhà hàng
khách sạn. Nơi đây hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài
nước bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần gũi. Nhằm phát triển bền vững các giá trị
sinh thái môi trường, việc “Phân loại các loài thực vật có hoa Khu DLST Tây Đô”
là rất cần thiết. Ngoài ra, việc điều tra và phân loại các loài thực vật ở khu du lịch
này sẽ cung cấp thêm nguồn thông tin quan trọng và bộ ảnh phục vụ cho công tác
giảng dạy và học tập các môn Phân loại học thực vật, Hình thái và giải phẩu thực
vật, Thực vật học,…
2. Mục tiêu của đề tài
- Mô tả, phân loại và chia nhóm (cây bóng mát, cây trang trí, cây ăn quả, cây
mọc hoang,…) các loài thực vật có hoa trong Khu DLST Tây Đô.
- Chụp ảnh và làm bộ sưu tập ảnh các loài thực vật có hoa trong Khu DLST
Tây Đô.
- Lập bảng so sánh mức độ đa dạng, diện tích,… của Khu DLST Tây Đô so
với một số khu du lịch sinh thái khác.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
2
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Hệ sinh thái (Vũ Trung Tạng, 2000)
Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu và vì vậy, khái niệm này đã ra đời ở
cuối thế kỷ thứ XIX dưới các tên gọi khác nhau như “Sinh vật quần
lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903; Mobius, 1877). Sukatsev (1944) mở rộng khái niệm
“Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc hay Sinh địa quần lạc”
(Biogeocenose). Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) được A. Tansley nêu ra vào
năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao
hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ.
(Nguồn
/>
niem-he-sinh-thai)
1.1. Khái niệm hệ sinh thái
Theo Dương Hữu Thời (1998): Hệ sinh thái là một đơn vị chức năng và cấu
trúc cơ sở. Nó gồm 2 thành phần chính: sinh vật và môi trường mà trong đó sinh
vật tồn tại và phát triển. Các sinh vật này tác động lẫn nhau, đồng thời quan hệ qua
lại với môi trường vật lý, hóa học, sinh học và tạo ra các vòng tuần hoàn vật chất
và các dòng năng lượng xuyên qua các bậc dinh dưỡng, làm ra những sản phẩm
tươi sống hay vật tiêu dùng.
Theo Vũ Trung Tạng (2000): Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh
vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với
nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình vật chất (chu trình sinh - địa hoá) và sự chuyển hóa năng lượng. Ví dụ: Ao, hồ, một khu rừng, một con
sông, thậm chí một vùng biển,... là những hệ sinh thái điển hình. Hệ sinh thái lại
trở thành một bộ phận cấu trúc của một hệ sinh thái duy nhất toàn cầu hay còn gọi
là sinh quyển (Biosphere).
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
3
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
1.2. Đặc điểm hệ sinh thái (Phạm Bình Quyền và ctv, 2002)
- Hệ sinh thái là một hệ thống, luôn vận động và biến đổi không ngừng,
trạng thái tĩnh chỉ là tương đối và tạm thời.
- Hệ sinh thái là một hệ thống cân bằng động và có khả năng tự điều chỉnh,
cơ chế điều chỉnh thông qua sự điều chỉnh về số lượng sinh vật trongquần xã và
điều chỉnh tốc độ của chu trình vật chất và dòng năng lượng.
- Hệ sinh thái có tính đa dạng càng cao thì tính bền vững càng lớn.
1.3. Các kiểu hệ sinh thái
Theo Dương Hữu Thời (1998) có 2 kiểu hệ sinh thái gồm hệ sinh thái tự
nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
*Hệ sinh thái tự nhiên gồm 2 loại:
- Hệ sinh thái nguyên sinh: Là hệ sinh thái được hình thành trong tự nhiên,
chưa có sự can thiệp của bàn tay con người, bao gồm hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên,
hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển,...
- Hệ sinh thái đã được cải tạo: Là hệ sinh thái đã được tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển sức sinh sản tiềm năng của nó bằng các biện pháp khoa học, kỹ
thuật hiện đại, chuyên ngành hay liên ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
hay các xí nghiệp chế biến ra các sản phẩm tiêu dùng.
* Hệ sinh thái nhân tạo
Là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn hoặc dựa trên nền tảng
của hệ sinh thái nguyên sinh đã bị thủ tiêu. Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng
kém các hệ sinh thái tự nhiên (như thành phố, hồ chứa,...) song cũng có những hệ
có cấu trúc đơn giản, trong đó, quần xã sinh vật với loài ưu thế được con người lựa
chọn cho mục đích sử dụng của mình, chẳng hạn như đồng ruộng, nương rẫy,…
Những hệ như thế thường không ổn định. Sự tồn tại và phát triển của chúng hoàn
toàn dựa vào sự chăm sóc của con người. Nếu không có sự chăm sóc, hệ sẽ suy
thoái và nhanh chóng được thay thế bằng một hệ tự nhiên khác ổn định hơn.
Tất cả hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều phụ thuộc vào những qui luật
như nhau.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
4
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
Theo Phạm Bình Quyền và Nguyễn Nghĩa Thìn (2002): Hệ sinh thái được
chia ra 2 kiểu sau.
* Các hệ sinh thái trên cạn
- Đài nguyên hay đồng rêu đới lạnh (Tundra)
- Rừng lá kim (Rừng Taiga)
- Rừng lá rộng rụng theo mùa của vùng ôn đới
- Hoang mạc
- Savan
- Rừng mưa nhiệt đới
* Các hệ sinh thái dưới nước
- Hệ sinh thái nước mặn
- Hệ sinh thái nước ngọt
1.4. Tính bền vững của hệ sinh thái
Một hệ được xem là bền vững khi hệ duy trì được trạng thái của nó không
đổi theo thời gian, hay tính bền vững của nó trước những huỷ hoại, hay sự mềm
dẽo, tức là khả năng quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động huỷ hoại của
ngoại lực, hay cuối cùng là biên độ (độ lệch) biến động của hệ để phản ứng lại
những biến đổi của môi trường mà trong giới hạn đó hệ vẫn có thể quay trở lại
trạng thái ban đầu.
Dạng đặc trưng của tính bền vững đối với một hệ là sự biến đổi có chu kỳ
ổn định khi những yếu tố giới hạn của môi trường cũng xuất hiện một cách tuần
hoàn.
(Nguồn
/>
ben-vung-cua-he-sinh-thai)
1.5. Vai trò của hệ sinh thái
Có thể nói hệ sinh thái là ngôi nhà chung của tất cả các sinh vật trong đó có
con người. Vai trò của hệ sinh thái là tổng hợp vai trò của các sinh vật có mặt trong
hệ sinh thái.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
5
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
1.5.1. Bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài
người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa
(thủy vực): oxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng
duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm
giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai.
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu
nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như
duy trì chất lượng nước.
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa
phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước,
giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh
giá, điều hòa nguồn khí O2 và CO2 cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước
thông qua khả năng quang hợp của hệ thực vật và vi sinh vật quang hợp,…
Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp
thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải
nguy hại khác, giúp làm sạch môi trường.
1.5.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
Thành phần loài trong hệ sinh thái rất đa dạng, góp phần làm tăng đa dạng
sinh học. Trong hệ sinh thái các loài có quan hệ với nhau tạo nên cấu trúc hệ sinh
thái bền vững. Những loài sinh vật trong hệ sinh thái được bảo tồn góp phần bảo
tồn sự đa dạng loài, đa dạng kiểu hình và đa dạng kiểu gen trong hệ sinh thái.
1.5.3. Phục hồi điều kiện môi trường sau những biến cố, sự cố
Duy trì một hệ sinh thái khoẻ mạnh và đa dạng góp phần phục hồi các điều
kiện môi trường ban đầu sau những sự cố môi trường hay thiên tai như lũ lụt, cháy,
bão …
1.5.4. Chức năng sản xuất – giá trị kinh tế
Từ xưa con người đã thuần hoá và nuôi dưỡng những loài sinh vật tự nhiên
để nhằm cung cấp thức ăn cho họ. Ngày nay, những vật nuôi và cây trồng này được
nuôi dưỡng và trồng trọt tập trung, tạo thành những hệ sinh thái nhân tạo như các
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
6
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
đồng ruộng, trang trại, vườn cây, ao cá, đầm tôm,... Đây là nguồn lương thực - thực
phẩm quan trọng của con người. Lương thực - thực phẩm con người ăn hàng ngày
là khai thác từ các hệ sinh thái.
1.5.5. Chức năng xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài độngvật
hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội
họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên vàtài nguyên
sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo
mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộngđồng như vai trò
của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng
tài nguyên đất và rừng
(Nguồn
/>
C%E1%BB%A6A-H%E1%BB%86-SINH-THAI)
2. Vườn sinh thái
2.1. Cấu trúc của một vườn sinh thái điển hình
Theo Vũ Trung Tạng (2000) vườn sinh thái là một hệ sinh thái trong sinh
quyển, mang đầy đủ đặc điểm cấu trúc của một hệ sinh thái đặc trưng. Cấu trúc
gồm các thành phần chính:
Nhân tố vô sinh: gồm có
- Các chất vô cơ và các chất hữu cơ.
- Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, luợng mưa, gió,…
Nhân tố hữu sinh: bao gồm các loài sinh vật.
- Thực vật: là sinh vật sản xuất trong bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái, những
sinh vật thực hiện quá trình quang hợp để tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp từ những
chất vô cơ đơn giản lấy từ môi trường ngoài và một số vi sinh vật có khả năng hóa
tổng hợp. Trong vườn DLST, thực vật còn có vai trò làm đẹp cảnh quang, những
loài cây thường gặp bao gồm những cây có dáng đẹp, có hoa, quả đẹp, có hương
thơm, những loài cây ăn quả quen thuộc hay những loài cây đặc sản vừa để trang
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
7
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
trí cảnh quang, vừa có thể cung cấp thực phẩm, chế biến thành những món ăn đặc
sản hay những món ăn miền quê giản dị.
- Động vật: là sinh vật tiêu thụ trong bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái, đó là
những loài sống dị dưỡng, nhờ vào nguồn thức ăn do sinh vật sản xuất tạo ra. Khởi
đầu của động vật tiêu thụ là những động vật ăn cỏ, các mảnh vụn của thực vật và
ăn phế liệu. Những loài tiếp theo là loài ăn thịt hay còn gọi là vật dữ thuộc các bậc
dinh dưỡng khác nhau. Trong vườn DLST, những loài động vật thường được nuôi
dưỡng trong những chiếc lồng, chuồng, những khu vực riêng được bảo vệ… để
không gây nguy hiểm cho khách tham quan du lịch. Đồng thời góp phần tạo sự hài
hòa giữa các loài động vật và thực vật trong vườn du lịch.
- Sinh vật phân hủy: gồm chủ yếu những loài Nấm, Vi khuẩn sống hoại sinh.
Chúng cũng là những sinh vật dị dưỡng. Trong quá trình sử dụng nguồn thức ăn để
lấy năng lượng, chúng đã biến đổi vật chất có thành phần cấu tạo phức tạp thành
những vật chất vô cơ đơn giản nhất. Do vậy, quá trình này còn được gọi là khoáng
hóa vật chất.
2.2. Vai trò của vườn sinh thái đối với đời sống con người
2.2.1. Điều hòa khí hậu (Cao Liêm và ctv, 1998)
Khác hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt thường ngày nơi đô thị, khung
cảnh thiên nhiên yên bình, thoáng đãng là điểm đặc biệt vốn có và cũng là nét đặc
trưng của những vườn DLST.
Vào một khu vườn sinh thái điều mà không ai có thể phủ nhận được đó là
không khí trong lành, mát mẻ, không gian yên tĩnh,…Nhờ có hệ thực vật đa dạng
mà không khí trong vườn DLST luôn luôn trong lành, mát mẽ. Qua quá trình quang
hợp hệ thực vật trong vườn sinh thái đã góp phần điều hòa, lọc sạch không khí
bằng việc hấp thụ khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời và sinh ra khí O2 cần
thiết cho hoạt động hô hấp của tất cả các sinh vật khác trong đó có con người. Giúp
cân bằng hàm lượng khí O2 và khí CO2 trong không khí. Bên cạnh đó, hệ thực vật
còn tạo bóng mát, hấp thụ nhiệt từ bức xạ của ánh sáng mặt trời và hạn chế được
bụi và tiếng ồn.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
8
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
2.2.2. Phát triển du lịch và phát triển kinh tế (Thế Đạt, 2003)
Không khí trong lành, mát mẻ cùng với những vườn cây ăn trái là nét hấp
dẫn đối với khách du lịch của vườn sinh thái. Khi đến với vườn sinh thái khách du
lịch có thể tận hưởng những cảnh đẹp hoang sơ của thiên nhiên, cùng với những
món ăn được chế biến tại vườn, đặc biệt là có thể tận hưởng không khí trong lành,
có thể thư giản sau những ngày làm việc vất vả bằng các hình thức cắm trại hay tổ
chức những bữa tiệc cho gia đình, bạn bè…
Vườn DLST là mô hình du lịch thu hút đông đảo khách tham quan du lịch,
là mô hình kinh tế có thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại
địa phương, làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội,
giảm tệ nạn xã hội, làm cho con người gắn bó với thiên nhiên, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Vai trò của vườn DLST được xét đến như một mắc xích với cơ cấu phát
triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của
thế giới vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái.
2.2.3. Bảo tồn đa dạng sinh học (Cao Liêm và csv, 1998)
Vườn sinh thái là ngôi nhà chung cho các loài sinh vật. Hệ thực vật trong
vườn sinh thái ngoài việc cung cấp thức ăn cho các loài sinh vật khác trong hệ sinh
thái còn là nơi trú ẩn của các loài động vật trong hệ sinh thái, nhờ vậy mà các loài
động vật được bảo vệ.
Trong quá trình xây dựng vườn DLST, ngoài những loài động thực vật vốn
có trong hệ sinh thái. Vườn DLST còn được con người cung cấp thêm nhiều loài
động vật, thực vật khác, đặc biệt là những loài động vật, thực vật quý hiếm. Từ đó
góp phần bảo tồn sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, góp phần bảo tồn đa dạng sinh
học.
3. An ninh sinh thái (Nguyễn Lanh, 2010)
3.1. Khái niệm
Có hai cách hiểu về an ninh sinh thái.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
9
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
Cách hiểu thứ nhất là cách hiểu đơn giản của những năm từ giữa thế kỷ 20,
coi an ninh sinh thái là đảm bảo an ninh cho các hệ sinh thái trên Trái đất. Với cách
hiểu này, đối tượng nghiên cứu chính của an ninh sinh thái là các hệ động, thực vật
và môi trường tồn tại của chúng trong mối liên quan với các tác động do con người
gây ra do các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội của mình, và do vậy, đến
khoảng cuối thế kỷ 20, với sự xuất hiện của khái niệm an ninh môi trường, an ninh
sinh thái đã trở thành một phần nằm trong an ninh môi trường.
Cách hiểu thứ hai về an ninh sinh thái liên quan tới cách quan niệm chú
trọng nhiều hơn về an ninh toàn cục cho nhân loại, là mục tiêu được đề cao từ
khoảng đầu những năm 1990, và chủ yếu là từ đầu những năm 2000 trở đi, trong đó
con người (và xã hội loài người) trở thành đối tượng chính cần được đảm bảo an
ninh trong bối cảnh thế giới diễn biến ngày càng phức tạp.
Định nghĩa điển hình về an ninh sinh thái theo quan niệm mới do Viện
Nghiên cứu Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế của Hoa Kỳ (IIASA International Institute of Applied System Analysis) đưa ra là: An ninh sinh thái có
nghĩa là không có những đe doạ đối với con người về cuộc sống, sức khỏe, sự thoải
mái, các quyền lợi cơ bản, các nguồn đảm bảo cho cuộc sống, các tài nguyên cần
thiết, hậu quả về xã hội và các khả năng thích nghi với các thay đổi môi trường,
v.v., bao gồm an ninh sinh thái tự nhiên, an ninh kinh tế và an ninh xã hội, ...
Liên bang Nga định nghĩa về an ninh sinh thái như sau: “An ninh sinh thái
là sự bảo vệ môi trường tự nhiên và những quyền lợi sống còn của các công dân,
xã hội và quốc gia chống lại các tác động từ bên trong và bên ngoài, các quá trình
và xu thế xấu sinh ra do sự phát triển làm đe doạ sức khỏe con người, đa dạng sinh
học, các chức năng chịu đựng của các hệ sinh thái, và sự sống còn của nhân loại.
An ninh sinh thái là một phần tổng thể của an ninh quốc gia”. (The Security
Council of the Russian Federation, 1996)
3.2. Các nội dung nghiên cứu về an ninh sinh thái trên thế giới
- Các vấn đề về dân số học: Thứ nhất là nguy cơ xảy ra xung đột giữa các
nhóm/chủng tộc người khác nhau để tranh giành tài nguyên trên một vùng lãnh thổ
cụ thể, và thứ hai là sự tăng dân số quá mức dẫn đến nguy cơ không có đủ tài
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
10
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
nguyên để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho tất cả mọi người trong cộng đồng.
Thứ hai là nguy cơ về dân số gia tăng đã từng được gọi là quả bom dân số, từ lâu
đã được coi là nguồn gốc của những bất ổn trong tiến trình phát triển của loài
người và được cho rằng sẽ là tâm điểm của tương lai nhân loại. Tuy nhiên, điều bất
ngờ về dân số học đã xuất hiện là hiện tượng tốc độ tăng dân số bằng không (zero
population growth (ZPG)), hay thậm chí nhỏ hơn không ở nhiều nước công nghiệp
hóa.
- An ninh lương thực: Nhu cầu cung cấp đầy đủ lương thực cho dân số ngày
càng tăng của thế giới không phải là mối quan tâm mới. Nỗi lo về nạn đói và thiếu
dinh dưỡng tăng lên cùng với sự gia tăng bùng nổ dân số đã xuất hiện từ cuối
những năm 1960, thậm chí nó vẫn tiếp tục ngay cả khi người ta đã dự báo được sản
xuất lương thực sẽ tăng ổn định ở mức 2,2%/năm cho giai đoạn 1970 – 2000 và
trong khoảng giữa các năm 1982 – 1997, giá lúa mỳ thế giới đã giảm 28%, giá gạo
giảm 29%, và ngô giảm 30% theo giá thực.
- Nguồn nước: Hiện tại, lượng nước được sử dụng hàng năm đã chiếm tới
54% tổng lượng nước có thể tiếp cận được. Hiện trên thế giới có hơn 1 tỷ người
vẫn còn đang thiếu nước sạch để uống và khoảng 2 tỷ người đang còn thiếu những
điều kiện vệ sinh cơ bản.
- Năng lượng: Hiện tại, thế giới có vẻ chưa có nguy cơ về việc hết dầu mỏ
và khí tự nhiên do các nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như các
tiến bộ về công nghệ trong tìm kiếm và khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, nếu quá
trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc và Ấn Độ và những quốc
gia đông dân khác, nhu cầu sẽ tăng nhanh chóng và trữ lượng sẽ bị cạn kiệt nhanh.
Nhu cầu cao về năng lượng cũng sẽ làm nảy sinh các nguy cơ về địa chính trị liên
quan tới nguồn cung cấp dầu – khí (các khu vực: Trung Đông, Vùng Trung Á
thuộc Liên Xô cũ và những khu vực khác). Quá trình chuyển đổi sang năng lượng
tái tạo sẽ bị chậm do các lý do về kinh tế - xã hội và chính trị, và các chu kỳ dao
động về giá năng lượng trên thế giới trong thực tế đã cản trở sự phát triển ngành
công nghiệp năng lượng tái tạo.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
11
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
- Vấn đề biến đổi khí hậu: Ngày nay vấn đề biến đổi khí hậu từ chỗ là một
vấn đề khoa học mơ hồ đã trở thành mối quan tâm chính sách nổi bật trên toàn cầu.
Đây là sự chuyển biến có tính then chốt: coi sinh thái thuộc những ưu tiên chính về
chính sách. Biến đổi khí hậu dài hạn sẽ có những tác động lớn hơn tới những người
nghèo trên thế giới vì phần lớn những nước có nền kinh tế kém phát triển phải dựa
vào những lĩnh vực có độ nhậy cảm cao với khí hậu, ví dụ như nông nghiệp. Tị nạn
môi trường do nước biển dâng dường như sẽ trở thành hiện thực đối với một số
quốc gia đảo nhỏ cũng như tại những nước có vùng đồng bằng ven biển thấp.
- Vấn đề môi trường và sự tuyệt chủng của các loài: Đây là tập hợp của hàng
loạt các vấn đề nảy sinh do các hoạt động của con người tác động vào môi trường
phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Các nội dung ở
đây cũng tương tự như của an ninh môi trường. Một số nội dung được đề cập nhiều
là:
+ Ô nhiễm và suy thoái môi trường đất và nước
+ Suy thoái các hệ sinh thái ven biển
+ Nạn phá rừng và suy thoái rừng
+ Khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo và ô nhiễm công
nghiệp
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn ngừa các loài ngoại lai xâm lấn.
(Nguồn )
4. Du lịch sinh thái
4.1. Khái niệm DLST
Theo Cebllos – Lascurain (1987): DLST là du lịch vào những khu tự nhiên
hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu,
thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn
hóa được khám phá trong các khu vực này. (Lê Huy Bá, 2009)
Theo Boo (1991): DLST là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ
sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng,
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
12
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu. (Lê
Huy Bá, 2009)
Theo L. Hens (1998): DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người
làm biến đổi. Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa
phương. (Lê Huy Bá, 2009)
Theo Hiệp hội DLST Hoa kỳ (1998): DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường,
không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển
kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa
phương. (Lê Huy Bá, 2009)
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp
của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và
tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững’’. (Lê Huy Bá, 2000)
Theo Hiệp hội DLST Australia: “DLST là một hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên và định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một
cách bền vững và có lợi cho sinh thái”. (Lê Huy Bá, 2000)
Định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”. (Lê Huy Bá, 2000)
Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của DLST là tập trung
vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động
cho rằng DLST là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra,
là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan
điểm chủ động cho rằng DLST còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi
trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương.
Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn: "DLST là du
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
13
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện
phúc lợi cho nhân dân địa phương".
4.2. Nhiệm vụ của DLST (Lê Huy Bá, 2009)
Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ
đang chiêm ngưỡng.
Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa
trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm
du lịch, khu du lịch v.v...
4.3. Nguyên tắc DLST bền vững
- Theo Lê Huy Bá (2009) DLST có những nguyên tắc cơ bản sau:
DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa
dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du
lịch.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản
nhất của việc phát triển DLST bền vững.
Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt
để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loài thực vật, động vật,
bản sắc văn hóa dân tộc…).
Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.
Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở
đây.
Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường
khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
14
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công
nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo
cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin
đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường
tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của
du khách.
- Theo Phạm Trung Lương (1996) DLST gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng
cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên .
DLST là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên
tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài
(tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.
DLST phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và
thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đó
mỗi người khách DLST sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp
nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
DLST phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và
đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa
học).
DLST phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường
tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi
tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. Ở đây những
kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng
của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
15
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương,
chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và
sau chuyến đi).
Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự
hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất quan
trọng. Nó đòi hởi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các
tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ
quốc tế cho ngành.
4.4. Các tên gọi khác nhau của DLST (Lê Huy Bá, 2009)
- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism).
4.5. Tính tất yếu phát triển DLST tại Việt Nam (Phạm Trung Lương, 2002)
Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. Hoạt động du lịch chỉ
thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng
và Nhà nước. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 2002 lượng khách quốc tế
tăng 10,5 lần (từ 250.000 đến 2.620.000) khách nội địa tăng 13 lần (từ 1.000.000
tăng lên 13.000.000). Thu nhập xã hội cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
16
Bộ môn Sư phạm Sinh học
Luận văn tôt nghiệp Đại học Khóa 33 - 2011
Trường Đại học Cần Thơ
đồng đến năm 2002 là 23.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động DLST trong các khu bảo
tồn và vườn quốc gia và du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống
kê ở một số vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mã ... các khu
bảo tồn thiên nhiên như Phong Nha- Kẻ bàng, Hồ kẻ gỗ... bình quân mỗi năm tăng
50% khách nội địa và 30 % khách quốc tế. Trong giai đoạn từ 1995 – 1998 DLST
đạt tăng trưởng 16,5 %. Vì vậy hiện nay phát triển DLST là một xu thế tất yếu.
DLST phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách dulịch,
của cộng đồng. Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của
xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái, với tư
cách là một ngành kinh tế. Bên cạnh xu thế phát triển DLST do nhu cầu khách
quan, xu thế này còn không nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài
người khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt. Việt
Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn
trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo.
Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Việt
Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn. Chính các
điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật vô cùng phong phú,
đa dạng và độc đáo. Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc, đậm
đà. Những yếu tố đó đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát
triển loại hình DLST. Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị
tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển kinh tế thông qua DLST là
một xu thế tất yếu. Với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Du lịch trong đó có du lịnh sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của mình
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. DLST ở Việt nam cũng đã có
những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Nhờ phát triển DLST mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng
đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ
hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
17
Bộ môn Sư phạm Sinh học