Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm an giang (AFIEX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

MAI THỊ KIỀU

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CƠNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC
PHẨM AN GIANG (AFIEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

MAI THỊ KIỀU

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CƠNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC
PHẨM AN GIANG (AFIEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THẠC SĨ NGUYỄN THANH TOÀN

2010




LỜI CẢM ƠN

Được sự giới thiệu của Trường Đại học Cần Thơ cùng với sự chấp
nhận của Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (AFIEX),
qua 3 tháng thực tập tại Công ty AFIEX kết hợp với lý thuyết được học trong
4 năm qua ở nhà trường đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty AFIEX”.
Để hồn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, em được sự
giúp đỡ tận tình từ nhà trường và đơn vị thực tập, đặc biệt là sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy Nguyễn Thanh Toàn trong suốt thời gian em làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, các
Thầy Cô Khoa Thủy Sản và Thầy Nguyễn Thanh Toàn đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong 4 nam học tập.
Xin chân thành cảm ơn các Ban Giám Đốc và đặc biệt là Chú Hịa, Chú
Chủng phịng tổ chức hành chính của Cơng ty AFIEX đã nhiệt tình cung cấp
số liệu cho em trong q trình thực tập tại Cơng ty.
Xin chân thành cảm ơn ba mẹ đã ủng hộ cho con cả về vật chất lẫn tinh
thần, tiếp thêm nghị lực để con hoàn thành 4 năm Đại Học.
Sau cùng, Con xin kính chúc ba mẹ, q thầy cơ, q Cơng ty dồi dào
sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Trân Trọng kính chào!
Ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Kiều



TÓM TẮT

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì vấn đề cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngồi nước hết sức gay rắt. Một
cơng ty muốn tồn tại và phát triển thì phải có đủ sức chống chịu sự cạnh tranh
của đối thủ trong và ngồi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của cơng ty. Muốn
như thế thì cơng ty phải hiểu rỏ tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty từ
đó phát hiện những điểm mạnh của mình để phát huy đồng thời cũng phát hiện
những điểm yếu trong công ty để khắc phục, có như thế thì cơng ty mới nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình từ đó mà cơng ty có thể phát
triển được trong lĩnh vực hoạt động của mình. Do đó đề tài: “Phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh của cơng ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực
Phẩm An Giang (AFIEX)” được tiến hành.
Mục tiêu của đề tài là biết được hoạt động kinh doanh của Công ty như
thế nào trong năm (2007-2009) về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty và ảnh hưởng như thế nào. Đồng thời,
biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2007-2009).
Phương pháp sử dụng để sử lý số liệu trong đề tài chủ yếu là phương
pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hồn.
Qua q trình thực hiện đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh của cơng ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
(AFIEX)”. Kết quả của đề tài cho ta biết được quy mơ quy trình sản xuất của
công ty, nguồn nhân lực trong công ty trong 3 năm, sự biến động của doanh
thu, chi phí, biến động lợi nhuận trong 3 năm, biết được thị trường xuất khẩu
của Cơng ty, những thuận lợi khó khăn trong q trình hoạt động kinh doanh
của Cơng ty. Bên cạnh đó thì đề tài cịn cho ta thấy hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty trong 3 năm.
Trong giai đoạn 2007- 2009 Cơng ty hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên
Cơng ty cịn có một số hạn chế nhất định như hoạt động tài chính khơng có
hiệu quả ở 2 năm 2007 và 2008, hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm

2009 không hiệu quả làm lợi nhuận năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008.


MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1

Đặt vấn đề.........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................3
2.1. Tổng quan về tình hình thủy sản Việt Nam ...........................................3
2.2. Tổng quan về tình hình thủy sản Đồng bằng sơng Cửu Long ................4
2.3. Tổng quan về tình hình thủy sản An Giang ...........................................6
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................10
3.1 Cơ sở lý luận........................................................................................10
3.1.1 Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty ..........................................................................10
3.1.2 Một số chỉ tiêu khác về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh..12
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................15
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................15
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu......................................................15

3.3. Những nghiên cứu có liên quan...........................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................19
4.1 Giới thiệu sơ lược về Cơng ty ..............................................................19
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.................................19
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty..............20
4.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.............................................21
4.1.4 Năng lực và quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm thủy sản của Xí
nghiệp Đơng Lạnh Thủy Sản..................................................................24
4.1.5 Các danh hiệu của Cơng ty............................................................30
4.1.6 Phương hướng phát triển ...............................................................31
4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty từ 2007-2009 .........32


4.2.1 Đánh giá chung tình hình Xuất Nhập Khẩu của Cơng ty ...............32
4.2.2 Tình hình nhập khẩu của Cơng ty từ năm 2007- 2009....................33
4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của Cơng ty từ năm 2007- 2009 .....34
4.2.4 Phân tích tình hình sản xuất các mặt hàng chủ yếu của Cơng ty.....44
4.2.5 Phân tích tình hình các sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty từ
năm 2007- 2009 .....................................................................................45
4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2007-2009 ............48
4.4 Phân tích tình hình doanh thu của Cơng ty từ năm 2007-2009..............49
4.5 Phân tích tình hình chi phí của Cơng ty từ năm 2007-2009 ..................51
4.5.1. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí từ năm 2007-2009.....51
4.5.2 Phân tích cơ cấu chi phí.................................................................53
4.5.3 Phân tích tình hình tiết kiệm và bội chi phí của Cơng ty ................56
4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận của Cơng ty từ năm 2007-2009 ..............59
4.6.1 Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của Cơng ty từ.................59
4.6.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty .........61
4.7 Một số chỉ tiêu khác về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty từ năm 2007 – 2009......................................................................64

4.7.1 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.....................................64
4.7.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn .....................................................66
4.7.3 Phân tích khả năng thanh tốn qua 3 năm .....................................68
4.7.4 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động ....................................................72
4.8 Phân tích thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty.................................73
4.8.1 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, nguy cơ.............................................73
4.8.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.............86
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................90
5.1 Kết luận ...............................................................................................90
5.2. Kiến nghị............................................................................................90
5.2.1 Đối với nhà nước...........................................................................90
5.2.2. Đối với công ty.............................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................92
PHỤ LỤC ....................................................................................................94


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình xuất nhập khẩu của Cơng ty từ năm 2007-2009…….....32
Bảng 4.2: Tình hình nhập khẩu của Cơng ty từ năm 2007-2009……..……...33
Bảng 4.3: Tình hình sản lượng xuất khẩu thực hiện so với kế hoạch …….....34
Bảng 4.4: Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm từ năm 2007-2009…………35
Bảng 4.5: Kim ngạch xuất khẩu cá fillet theo thị trường của Công ty…….....38
Bảng 4.6: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp gạo theo thị trường của Công ty từ
năm 2007- 2009................................................................................................41
Bảng 4.7: Tình hình sản xuất thực hiện so với kế hoạch từ năm 2007-2009...43
Bảng 4.8: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm nội địa của Công ty …………....44
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2007-2009…..47
Bảng 4.10 : Tình hình doanh thu của Cơng ty từ năm 2007-2009…...……....48

Bảng 4.11: Tình hình chi phí của Công ty từ năm 2007- 2009……….....…...51
Bảng 4.12: Cơ cấu chi phí của Cơng ty từ năm 2007-2009………..........…...53
Bảng 4.13: Tình hình tiết kiệm chi phí của Cơng ty từ năm 2007- 2009….....56
Bảng 4.14: Tình hình lợi nhuận của Cơng ty từ năm 2007-2009…...………..58
Bảng 4.15: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận giai đoạn 20072008…………………………………………………………………………..60
Bảng 4.16 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng………………………………....61
Bảng 4.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận giai đoạn 20072008…………………………………………………………………………..61
Bảng 4.18: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng………………………………...63
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận…………………………………63
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn……………………………66
Bảng 4.21: Khả năng thanh toán ngắn hạn …………………………………..68
Bảng 4.22: Hệ số thanh toán lãi vay………………………………………….69
Bảng 4.23: Tỷ lệ tài trợ……………………………………………………….70
Bảng 4.24: Tỷ lệ nợ………………………………………………………......70
Bảng 4.25: Các chỉ tiêu hoạt động của Công ty……………………………...71
Bảng 4.26: Ma Trận SWOT của sản phẩm gạo...………………………….....76
Bảng 4.27: Ma Trận SWOT của sản phẩm gạo...………………………….....79


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đến năm 2009..................6
Hình 2.2 Bản đồ hành chính Tỉnh An Giang............................................. …..7
Hình 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty............................................. .....21
Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Đơng lạnh AFIEX ............ …26
Hình 4.3 Quy trình sản xuất chế biến sản phẩm thủy sản của Xí nghiệp đơng
lạnh ............................................................................................................. .30
Hình 4.4: Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của Công ty từ năm 2007 2009 ......................................................................................................... …38
Hình 4.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá fillet của Công ty từ năm 2007 2009 ............................................................................................................. 64
Hình 4.6: Khả năng thanh tốn của Cơng ty ................................................. 68



DANH SÁCH TỪ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AJCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Associate of
Southem Eastern Asia Nation)

BRC

Tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc
(British Retail Consortium)

CP

Chi phí

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp


ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long.

DT

Doanh Thu

DTBH &CCDV

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTHĐTC

Doanh thu hoạt động tài chính

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

FAO

Tổ chức lưong thực thế giới

GVHB

Giá vốn hàng bán

HACCP


Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
(Hazard Analysis and Critical Control Points)

IQF

Hệ thống cáp đông nhanh các sản phẩm rời (Individual
Quickly Freezer)

ISO

Tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa (International
Organization for Standardization).

IUU

Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

LNTT

NAFIQAVED


Cục quản lý chất lượng An toàn Vệ Sinh và Thú Y Thủy
Sản

NK

Nhập khẩu.

NLTACNNK

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu


NTTS

Nuôi trồng thủy sản.

ROA

Return on asset (Suất sinh lời của tài sản).

ROE

Return on equit (Suất sinh lời của vốn chủ sở hửu).

ROS

Return on sales (suất sinh lời của doanh thu).

SEAFDEC


Hiệp hội tổ chức nghề cá Đơng Nam Á.

SQF

An tồn chất lượng sản phẩm (Safe qualite food).

SURE FISH

Đơn vị chức năng chuyên kiểm tra về chất lượng hải sản

TACNTS

Thức ăn chăn nuôi thủy sản

TDT

Tổng doanh thu

TN

Thu nhập

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TNV

Tổng nguồn vốn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTS

Tổng tài sản

UBND

Uỷ ban nhân dân

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers)

VCĐ

Vốn cố định

VCSH

Vốn chủ sở hữu


VLĐ

Vốn lưu động

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

XK

Xuất khẩu.

XKTS

Xuất khẩu thủy sản.

XNK

Xuất nhập khẩu


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, thuỷ sản hiện đang cung
cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần
khơng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về nuôi trồng

và XKTS (XKTS) cả nước. Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn
của ĐBSCL góp phần thu nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trong đó, An
Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL có ưu thế phát triển thủy sản rất mạnh và
ngành công nghiệp chế biến An Giang đang dần phát triển có sự đóng góp
đáng kể của các doanh nghiệp chế biến thủy sản làm tăng kim ngạch xuất khẩu
cho vùng, điển hình có Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An
Giang (AFIEX).
Hơn nữa, ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản cả nước đang ngày một
phát triển cả về công suất và công nghệ chế biến, tạo thế chủ động hơn về thị
trường, nâng cao hiệu quả chế biến XKTS. Tuy nhiên, những kết quả đạt được
của ngành hàng thuỷ sản vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Đặc biệt trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, thương mại thuỷ sản
đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt và là một trong những ngành hàng
luôn phải đối mặt với những rào cản thương mại. Nhất là ảnh hưởng rất nhiều
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản vừa và
nhỏ còn đứng trước những thách thức rất lớn cần phải vượt qua. Để có thể
đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì
địi hỏi các doanh nghiệp cần phải luôn đầu tư nghiên cứu thị trường thế giới
và đa dạng hóa sản phẩm... Thơng qua đó thấy được đâu là cơ hội mà doanh
nghiệp có được, đâu là nguy cơ cần phải tránh trong hoạt động xuất khẩu,
đồng thời cần phải đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại để thâm nhập vào thị
trường và phát triển thị trường thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Vì thế, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị
đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, biết được những mặt mạnh cần phát huy, những yếu kém cần khắc
phục của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, đồng



thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng
nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì sự cần thiết của đề tài nên chọn đề tài “Phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An
Giang (AFIEX)” để thực hiện đề tài tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Kinh
tế thủy sản.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Thơng qua việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,
để nhận biết được những mặt mạnh và yếu kém đang có của Cơng ty, từ đó đề
xuất những biện pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh đưa công
ty AFIEX An Giang ngày càng phát triển và nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn
trong quản lý hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thủy sản phục vụ cho
nghề nghiệp sau này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá được hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty từ năm 2007- 2009.
(2) Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 20072009.
(3) Nhận biết được những thuận lợi và khó khăn để đánh giá và đưa ra
một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
1.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2007- 2009.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận và các tỷ
số tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007- 2009.
(3) Phân tích thuận lợi, khó khăn từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời tới.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại công ty AFIEX An Giang và Khoa Thủy Sản- Đại

Học Cần Thơ. Thời gian nghiên cứu từ 12/ 2009 đến 05/ 2010.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tình hình thủy sản Việt Nam
Với đường bờ biển kéo dài suốt chiều dài lãnh thổ từ Bắc xuống Nam,
Việt Nam có thế mạnh rất lớn về thủy sản. Hệ thống sông ngịi dày đặc là mơi
trường rất thuận lợi cho q trình phát triển thủy sản, ni trồng thủy sản
(NTTS) ở khắp mọi miền của đất nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và NTTS.
Ngành thủy sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn 10 năm qua và được xem là
một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ
vừa rồi. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,470 tỷ USD; năm 2002 vượt
mức 2 tỷ USD; năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD; năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD và năm
2005 đạt khoảng 2,65 tỷ USD. Năm 1995, Việt nam gia nhập ASEAN và
ngành thủy sản Việt nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam
Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho ngành Thủy
sản có nhiều hướng phát triển tốt. Thủy sản chiếm khoảng 8,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ phát triển XKTS rất lớn và mở cửa phát triển
thêm còn rất rộng (Phạm Minh Ngọc, 2006).
Doanh nghiệp chế biến XKTS ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm
không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công
nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn chung tình hình sản
xuất của các doanh nghiệp chế biến XKTS kinh doanh tiếp tục tăng trưởng khá
do có nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Giá cả hầu
hết các mặt hàng thủy sản trong thời gian gần đây có xu hướng tăng nhẹ, trong
đó có mặt hàng chủ lực của các doanh nghiệp chủ yếu là cá Tra, nghêu, tơm
đơng lạnh… Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng gặp khơng ít khó khăn về

ngun liệu lẫn thị trường tiêu thụ, hiện tại nguyên liệu chỉ đáp ứng được 50%
nhu cầu. Ngoài lý do nguồn khai thác hải sản đang bị cạn kiệt thì việc nhiều
ngư dân chuyển nghề do chi phí đánh bắt tăng cao cũng khiến nguồn cung bị
hạn chế, còn thị trường tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm ngày càng khắc khe hơn
(Công Phiên, 2009).
Năm 2007, kim ngạch XKTS cả nước đạt 3,75 tỷ USD (tăng 12% so
với năm 2006), đưa Việt Nam vào top 10 nước XKTS hàng đầu thế giới. Mục
tiêu phấn đấu năm 2008, kim nghạch XKTS khoảng 4,25 tỷ USD. Trong đó,
tháng 1- 2008 các doanh nghiệp XKTS đạt 255 triệu USD, tăng 1,7% so với
cùng kỳ năm 2006 (Nguyễn Chu Hồi, 2008).


Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2008 XKTS của
Việt Nam đạt 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng
và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Sản lượng NTTS đã vượt qua
sản lượng khai thác thủy sản, đạt 2,45 triệu tấn, tăng 15,30% so với năm 2007,
tăng hơn 700 triệu USD (19,6%) so với năm trước. Giá trị sản xuất của ngành
thủy sản năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) tăng 6,69% so với năm 2007.
Đây là những kết quả xứng đáng với sự nổ lực chung của hàng triệu trong mọi
lĩnh vực hoạt động của ngành, từ các cấp quản lý đến các doanh nghiệp và
người lao động. Từ cuối năm 2008 đến nay được coi là giai đoạn XKTS của
Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn. Một mặt là những tác động bất lợi của
cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, mặt khác cịn là nguyên liệu khai thác
không đủ cho chế biến xuất khẩu. Đặc biệt, hàng thuỷ sản của ta đang phải đối
mặt với nhiều rào cản, cả về kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật ... (Thanh Tường, 2009).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 102009, sản lượng thủy sản đạt 995,5 tấn, giá trị XKTS 3.487,5 triệu USD (giảm
5,6% về lượng và giảm 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008). Nhìn chung
mười tháng đầu năm, trừ mặt hàng tôm và mặt hàng khô, kim ngạch xuất khẩu
các mặt hàng thủy sản khác vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2008. Tôm vẫn
đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim

ngạch xuất khẩu; xuất khẩu 170,3 tấn với kim ngạch đạt 1.354,7 triệu USD,
tăng 7,4% về khối lượng và tăng 0,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Ngoài ba thị trường nhập khẩu đạt giá trị cao là Nhật Bản, Mỹ và EU, còn có
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ơ-xtrây-li-a và Ca-na-đa, Ðài Loan, Ðức đạt giá trị
hơn 50 triệu USD (Ánh Tuyết, 2009). Dù xuất khẩu giảm, nhưng theo Bộ
Công Thương, những tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực, nếu khai thác
tốt thị trường thì cả năm có thể đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD. Một con số đầy
khích lệ mà từ đầu năm ít ai có thể nghĩ tới trong bối cảnh suy thối kinh tế
tồn cầu. Để có thể nâng cao kim ngạch XKTS giai đoạn cuối năm, ngoài việc
doanh nghiệp tích cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễn ra tại
EU, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản... nhằm tìm đối tác mới, Chính phủ nên xem
xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản (thuế suất 0%) vì theo VASEP,
các nước trong khu vực đều giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống
0% (Công Phiên, 2009).
2.2. Tổng quan về tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới
sơng ngịi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thủy
và bộ. Ngồi ra với bờ biển dài 700km, diện tích khoảng 360.000 km là khu
vực đặc quyền kinh tế, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam giáp Thái Bình


Dương và phía Tây- Nam giáp Vịnh Thái Lan, điều kiện rất thuận lợi trong
việc phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải, thương mại khai thác và NTTS
phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. ĐBSCL có
8 tỉnh giáp biển, lại có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu song song nối
các tỉnh với biển Đông. Đây cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu có điều
kiện rất thuận lợi để NTTS nước mặn, nước lợ, cũng như nước ngọt. Thủy sản
được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL, là nơi cung cấp nguồn
thực phẩm lớn cho TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà
chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt (cá Tra, Basa).

Ngồi ra, cịn có tiềm năng mơi trường ni các lồi nhuyễn thể, các lồi thủy
sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu
được mơi trường phèn đục như các lồi cá đen (cá lóc, cá rơ, cá da trơn,
lươn…). Trên thực tế, NTTS ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống và
không ngừng thay đổi. Tổng diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL hơn
1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng
NTTS vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự
nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng
NTTS trên vùng triều toàn quốc. Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng
cho phát triển NTTS mặn lợ rất lớn (trên 630.000 ha), Khu vực ven sông Hậu
và sơng Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả
năng NTTS nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định
là có điều kiện rất thuận lợi cho NTTS (Nguyễn Chu Hồi, 2008).
Theo VASEP, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cá Tra, ba sa đã đạt hơn
1,44 tỉ USD chiếm khoảng 2,0% GDP của cả nước, sản lượng cá Tra trong
năm 2008 đã đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 50 lần, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần so
với 10 năm trước. Trên thế giới chưa có một sản phẩm thủy sản nào chỉ trong
một thời gian ngắn mà được nhiều thị trường chấp nhận, ưa chuộng và có tốc
độ phát triển nhanh như sản phẩm cá Tra Việt Nam (Huỳnh Văn, 2009).
Theo Cục NTTS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do khủng
hoảng kinh tế gây ảnh hưởng đến nghề ni cá Tra, mặc dù gặp nhiều khó
khăn, song nghề nuôi cá Tra ở ĐBSCL vẫn phát triển mạnh, sản lượng đạt hơn
1 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu dự báo đạt trên 1 tỷ USD trong năm nay.
Ước tính cuối năm 2009, 10 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL thả ni hơn 5.000 ha
cá Tra. Trong đó, hơn 1.200 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân trên 240
tấn/ha, tổng sản lượng đạt hơn 312.300 tấn. Đồng Tháp là địa phương hiện
năng suất cá Tra đạt cao nhất 302 tấn/ha; tiếp đến là Vĩnh Long đạt 300 tấn/ha,
Tiền Giang đạt 264 tấn/ha và Trà Vinh 267 tấn/ha... Để sản xuất và tiêu thụ cá
Tra ổn định và bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu



các doanh nghiệp, địa phương cần bám sát thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài
nước, chú trọng thị trường trong nước, tổ chức tốt mối liên kết giữa nhà chế
biến xuất khẩu và người nuôi cá Tra, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thông qua hợp đồng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. Các hộ nuôi cần áp
dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong nuôi cá Tra thương phẩm, bảo vệ môi
trường vùng nuôi; nâng cao chất lượng con giống, đảm bảo an tồn thực
phẩm, giảm chi phí đầu vào để hạ giá thành sản xuất (Trung Tâm Cơng
Nghiệp và Thương Mại, 2009).

Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa từ năm 2005 - 10/2009
(Nguồn: Theo số liệu Hải Quan Việt Nam)

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản ĐBSCL tiếp tục đẩy
mạnh việc khai thác thị trường mới như Nga, Ucraina, Ai Cập… Đồng thời đa
dạng sản phẩm hướng đến thị trường nội địa, chú trọng khâu quảng bá thương
hiệu mặt hàng thủy sản đối với người tiêu dùng trong nước nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản. Thực tế cho thấy do xu hướng lên
giá của đồng euro so với đô-la Mỹ, trong khi EU là thị trường xuất khẩu chính,
chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu cá Tra. Ngoài ra, thị trường Nga có
tiềm năng lớn trong tiêu thụ cá Tra đã mở cửa trở lại tạo nhiều thuận lợi cho
tăng trưởng xuất khẩu cá Tra của ĐBSCL cho nên tình hình xuất khẩu cá Tra
sẽ tốt hơn trong những tháng cuối năm 2009 (Trung Tâm Công Nghệ và
Thương Mại, 2009).
2.3. Tổng quan về tình hình thủy sản An Giang
An giang là một trong những tỉnh lớn nằm đầu nguồn sông Cửu Long,
phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giang, phía
Đơng Nam giáp Cần Thơ, phía Đông và Đông Bắc giáp với Đồng Tháp. An



Giang có diện tích tự nhiên là 3.406 km2; có 2 con sông lớn là sông Tiền và
sông Hậu, với nguồn lợi thủy sản không nhỏ, cùng với hệ thống kênh, rạch,
ao, hồ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề ni cá bè , ao hầm, chân
ruộng.

Hình 2.2 Bản đồ hành chính Tỉnh An Giang
(Nguồn: Kho Bạc Nhà Nước An Giang)

Đối với khai thác thủy sản thì hiện nay ở An Giang chủ yếu là tập trung
khai thác nguồn thủy sản tự nhiên từ mùa nước nổi. Hàng ngày, có hàng trăm
người dân địa phương hoặc các khu vực lân cận đánh bắt cá, tạo thu nhập cho
gia đình. Mỗi năm, mùa lũ về đem lại giá trị gần 2.000 tỉ đồng từ các ngành
nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng, chăn nuôi, dịch vụ, giải quyết việc làm
cho hơn 600.000 lao động nông dân nhàn rỗi (Trung Liêm 2007).
NTTS là lĩnh vực ngày càng phát triển của tỉnh An Giang, đóng góp
chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đã từng bước nâng cao
được chất lượng sản phẩm NTTS để hòa nhập với thị trường thế giới, việc
phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ngay từ khâu NTTS
được ngành Nông nghiệp An Giang quan tâm hàng đầu. Nhằm nâng cao chất
lượng trong sản phẩm ni đảm bảo an tồn thực phẩm, trong phạm vi sử
dụng phương pháp HACCP để kiểm soát các mối nguy liên quan đến chất
lượng trong chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản cho các công ty chế biến xuất


khẩu. Bên cạnh đó, việc đầu tư mạnh mẽ của ngư dân làm nghề NTTS chuyển
dần từ nuôi truyền thống sang nuôi tập trung và nuôi công nghiệp nên đã làm
cho tổng sản lượng tăng lên đáng kể (Phạm Thị Hòa, 2009).
Từ lâu, nhiều người biết đến nghề NTTS của An Giang qua hình ảnh
làng bè Châu Đốc. Con cá Basa và cá Tra sản phẩm chiến lược phục vụ chế
biến xuất khẩu, gợi mở cho tỉnh về hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

sản xuất nông nghiệp. Lúc đầu có vài trăm hộ ni thủy sản, năm 2006 tỉnh
có trên 13.500 hộ ni thủy sản với diện tích đạt xấp xỉ 2.000 ha, đạt sản
lượng 200.000 tấn trong năm 2006, tăng gấp 5 lần so với năm 2000. Tổng
sản lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu là 80.000 tấn, trị giá trên 205 triệu
đô-la, tăng gấp 6 lần so với năm 2000 và tăng 62% về lượng và 92% về giá
trị so với năm 2005. Năm 2009, sản phẩm thủy sản chế biến của An Giang
đã có mặt ở 65 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Diện tích NTTS đều
tăng hàng năm, năm 2009 sản lượng thủy sản nuôi cả năm đạt 285.625 tấn,
bằng 90,5% so năm 2008, trong đó sản lượng cá Tra, ba sa là 240.000 tấn,
giảm 11,5%. Sản lượng đánh bắt dự kiến cả năm chỉ đạt 39.605 tấn, bằng
97,4% so cùng kỳ, trong đó sản lượng cá đánh bắt gần 29 ngàn tấn giảm hơn
700 tấn (Trung Liêm, 2007).
Nếu năm 2000, tổng sản lượng NTTS mới được 171.424 tấn thì trong
năm 2005 dự kiến đạt khoảng 230.000 tấn, trong đó sản lượng ni chiếm
gần 74%. Chính việc phát triển ồ ạt của nghề ni cá đã tạo ra một làn sóng
mới trong việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Từ năm 2000 đến nay,
ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu, để thật sự có khả năng cạnh tranh trên
thương trường, các doanh nghiệp chế biến thủy sản An Giang đã đầu tư hơn
100 tỉ đồng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng công suất, lắp đặt thêm
phân xưởng nhằm đa dạng hóa mặt hàng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa. Tính đến nay tồn tỉnh An Giang đã có 12 nhà máy chế biến thủy sản
xuất khẩu với cơng suất 70.000 tấn thành phẩm/năm. Có thể nói, cơng
nghiệp chế biến thủy sản chính là một địn bẩy giúp ngành cơng nghiệp An
Giang phát triển và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng
22% và luôn chiếm 42% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của địa phương.
Đặc biệt trong những năm qua, khối kinh tế tư nhân đã đầu tư hơn 30 triệu
USD để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Nhiều nhà máy đơng lạnh
đượcTrang bị hiện đại ra đời góp phần nâng năng lực chế biến cá của tỉnh từ
100-120 tấn nguyên liệu mỗi ngày lên 500-600 tấn/ngày. Điều này đã góp
phần đưa An Giang trở thành địa phương đứng đầu cả nước về chế biến và

xuất khẩu cá Tra, ba sa (Hịa Bình, 2005).


Công nghiệp chế biến thủy sản đang dần khẳng định là một ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, trước áp lực của xu thế hội
nhập và phát triển, ngành công nghiệp đem lại nhiều ngoại tệ này đã năng
động tìm cho mình một hướng đi mới bền vững. Từ thực tế thị trường quốc
tế trong những năm qua, trên lộ trình phát triển của mình, ngành công nghiệp
chế biến thủy sản An Giang không chỉ chứng minh giá trị mà còn khẳng định
một thế đứng vững chắc với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế. Để đạt được điều đó, tỉnh An Giang đã tập trung xây dựng một nền công
nghiệp sản xuất sạch, những sản phẩm chế biến phải đảm bảo chất lượng từ
con giống đến bàn ăn (Hịa Bình, 2005).
Nhận thấy tầm quan trọng này, ngành công nghiệp chế biến thủy sản
sạch đã đang được tỉnh An Giang dần định hình. Tổ chức lại sản xuất đang là
một nhu cầu cấp thiết để tạo ra một vùng nguyên liệu sạch an toàn. Công
nghiệp chế biến thủy sản An Giang đang dần dần đi vào hướng phát triển ổn
định vững chắc với một thế mạnh liên kết mới đã được đặt ra là “Liên kết 5
nhà”. Mơ hình liên kết 5 nhà tại An Giang là một hình thức mới sẽ tạo bước
đột phá giải quyết được mâu thuẫn giữa người nuôi và doanh nghiệp trong
liên kết 4 nhà trước đây. Hình thức này sẽ giúp tỉnh An Giang sớm ổn định
sản xuất và có ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản bền vững trong tương lai
(Hịa Bình, 2005).
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 làm ảnh hưởng
rất nhiều đến người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, đến năm 2009
khoảng 70%-80% người nuôi cá Tra xuất khẩu đang chịu lỗ. Tồn tỉnh hiện có
2.854 hộ vay nuôi cá Tra với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng. Trong số này có
152 hộ nợ quá hạn với số vốn 52 tỷ đồng. Hầu hết người nuôi đều khơng cịn
tài sản thế chấp để các ngân hàng hỗ trợ vay các khoản vay mới. Sản lượng
thuỷ sản nuôi đến tháng 9 năm 2009 đạt 285.625 tấn, bằng 90,5% so năm

2008, trong đó sản lượng cá Tra, ba sa là 240.000 tấn, giảm 11,5%. Sản lượng
đánh bắt dự kiến cả năm chỉ đạt 39.605 tấn, bằng 97,4% so cùng kỳ, trong đó
sản lượng cá đánh bắt gần 29 ngàn tấn giảm hơn 700 tấn (Trung Tâm Công
Nghệ và Thương Mại, 2009).
Với tình hình tồn ngành thủy sản khó khăn như hiện nay của cả nước
nói chung, của tồn tỉnh An Giang nói riêng địi hỏi tồn thể lao động nghề cá
từ các nhà quản lý đến nhà nghiên cứu khoa học, nông ngư dân và các doanh
nghiệp phải nỗ lực và chủ động hơn nữa trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và
chủ động đối phó với cạnh tranh vàTranh chấp thương mại ngày càng diễn ra
gay gắt trên thị trường quốc tế.


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh của cơng ty
3.1.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình họat động, mức độ
đạt được của năm sau so với năm trước.
Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh
hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan.
Tổng doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
3.1.1.2 Phân tích tình hình sử dụng chi phí
a. Phân tích chung về tình hình chi phí
Là chỉ tiêu khái qt về tình hình thực hiện chi phí (chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp) trong kỳ, được so sánh đơn giản giữa chi phí
năm sau và chi phí năm trước.

Hệ số khái qt tình hình
thực hiện chi phí

Chi phí năm sau
=

Chi phí năm trước

 Tổng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác.
b. Phân tích tỷ suất chi phí
Tổng chi phí
Tỷ suất sử dụng chi phí =

x 100%
Doanh thu

Tỷ suất chi phí cho ta biết cần bao nhiêu chi phí tạo ra một đồng doanh
thu. Thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí sẽ cho ta biết tốc độ tăng
giảm chi phí qua các năm với doanh thu đạt được. Nếu hiệu suất sử dụng chi
phí tăng chứng tỏ Cơng ty hoạt động có hiệu quả.


c. Phân tích tình hình tiết kiệm chi phí
Mức bội chi hay tiết kiệm chi phí là phần chênh lệch giữa doanh thu
năm sau nhân với tỷ suất chi phí năm sau và doanh thu năm sau nhân với tỷ
suất chi phí năm trước.






D 1  C 0  C 1  C 0  D1
 C  C1  D
0
D1 D 0

Với:

 C: Số tiền tiết kiệm hay bội chi

C1: Chi phí năm sau
C0: Chi phí năm trước
D1: Doanh thu năm sau
D0: Doanh thu năm trước
3.1.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận cơng ty
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản
ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác
định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ,
giá vốn hàng bán (giá thành), giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, thuế đến lợi nhuận (Bùi Văn Trịnh, 2007).
Công thức tính lợi nhuận
L = ∑Qi (Pi - Zi - C

BHi

- C

QLi


- Ti)

Trong đó:
L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Q : Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i.
i

Pi : Giá bán sản phẩm hàng hóa i.
Z : Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.
i

C
C

BHi
QLi

: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

Ti: Thuế mà doanh nghiệp phải nộp đối với sản phẩm i.
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác. LNTT là
khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động. Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau
khi đã nộp thuế thu nhập. Lợi nhuận giữ lại được bổ sung cho nguồn vốn sản
xuất kinh doanh, lợi nhuận giữ lại còn gọi là lợi nhuận chưa phân phối.



Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hóa
Q = LK x % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - LK
Q = (1- ∑

Q1Pk
)
QkPk

- Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
K = ∑ (Q1i – Qki) x (Pki – Zki – CBhki – CQlki – Tki) - Q
- Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán P đơn vị sản phẩm
P = ∑Q1i (P1i – Pki)
- Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn Z đơn vị sản phẩm
Z = ∑Q1i (Z1i – Zki)
- Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng
CBH = ∑Q1i (CBH1i – CBhki)
- Ảnh hưởng nhân tố chi phí quản lý
CQL = ∑Q1i (CQL1i – CQlki)
- Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất
T = ∑Q1i (T1i – Tki)
3.1.2 Một số chỉ tiêu khác về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.1.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận
a. Hệ số lãi ròng (ROS)
Còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS: Return on sales). Thể hiện
cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Cho thấy khả năng của
doanh nghiệp trong việc kiểm tra mức chi phí liên quan đến doanh thu. Chẳng
hạn như, từ một mức doanh thu nào đó doanh nghiệp có thể tăng lãi rịng bằng
cách giảm chi phí.
Lãi rịng

Hệ số lãi rịng (ROS)

=

Doanh thu

b. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Suất sinh lời của tài sản ROA: (Return on asset). Thể hiện một đồng tài
sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ
tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và
hiệu quả.
Lãi ròng
Suất sinh lời của tài sản =
Tổng tài sản


c. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE: (Return on equit) Thể hiện trong
thời gian nhất định 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiều lợi nhuận cho họ.
Lãi ròng
Hệ số lãi ròng(Nguyễn
(ROE) =Quang Thu, 2007)
Vốn chủ sở hữu
3.1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
a. Vịng quay tồn bộ vốn
Doanh thu tiêu thụ
Vịng quay tồn bộ vốn (vịng) =
Tổng vốn bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy tổng số vốn đầu tư của Công ty tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.

b. Vòng quay vốn cố định
Doanh thu tiêu thụ
Vịng quay vốn cố định (Vịng) =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy số doanh thu thu được từ một đồng vốn cố định.
c. Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu tiêu thụ
Vòng quay vốn lưu động (vòng) =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ảnh số doanh thu thu được từ một đồng vốn lưu động
(Nguyễn Quang Thu, 2007).
3.1.2.3. Khả năng thanh toán
a. Khả năng thanh toán hiện thời
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tương đối, giữa tài sản lưu động với
nợ ngắn hạn, nó đo lường khả năng có thể trả nợ của cơng ty, nó chỉ ra phạm
vi, quy mơ mà u cầu của các chủ nợ đượcTrang trải bằng những tài sản lưu
động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn phải trả nợ
(Nguyễn Quang Thu, 2007).


Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
b. Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này chỉ rỏ tiền và tài sản lưu động có thể chuyển ngay thành
tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh cùng một thời điểm
(Nguyễn Quang Thu, 2007).
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

c. Hệ số thanh toán lãi vay
LNTT + Lãi nợ vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi nợ vay
Chỉ tiêu đo lường khả năng trả lãi vay cho Ngân hàng bằng LNTT và
chi phí lãi vay, phản ánh mức độ sử dụng nợ. Chỉ tiêu này càng cao thì biểu
hiện khả năng thanh tốn lãi vay càng nhanh (Nguyễn Quang Thu, 2007).
d. Tỷ lệ tài trợ và tỷ lệ nợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ tài trợ

=
Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ tài trợ đo lường khả năng sử dụng vốn trong tổng nguồn vốn. Tỷ
số này càng cao chứng tỏ đang chiếm dụng vốn từ nguồn khác (Nguyễn
Quang Thu, 2007).
Nợ phải trả
Tỷ lệ nợ

=
Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ nợ đo lường số nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đưa vào sản xuất
kinh doanh. Tỷ số này càng cao thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động
vốn (Nguyễn Quang Thu, 2007).
3.1.2.4 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động
a. Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu


=
Các khoản phải thu


Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt của Cơng ty, vịng quay này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản
phải thu càng nhanh (Nguyễn Quang Thu, 2007).
b. Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) =
Hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các hàng tồn kho thành tiền
mặt, vòng quay này càng cao chứng tỏ quá trình sản xuất của Công ty được
diễn ra liên tục không làm tăng chi phí khi tồn trữ (Nguyễn Quang Thu, 2007).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp gồm: Bảng cân đối
kế toán, Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Cơng ty, Bảng báo cáo xuất
khẩu… Ngồi ra thu thập thơng tin từ sách báo, tạp chí, Internet và những
nghiên cứu có liên quan để phục vụ thêm cho việc phân tích.
- Trong Bảng báo cáo xuất khẩu ta sử dụng các mặt hàng xuất khẩu, các
thị trường xuất khẩu…
- Trong Bảng cân đối kế toán ta sử dụng các chỉ tiêu như tổng tài sản,
tổng nguồn vốn, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, hàng tồn kho, khoản phải thu...
- Trong Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty ta sử dụng các
chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, doanh thu hoạt
động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, lợi nhuận thuần, thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác…
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hồn,
phân tích các chỉ tiêu tài chính, ma trận SWOT kết hợp với việc nhận xét và
đánh giá số liệu đã được xử lý cụ thể như sau:
3.2.2.1. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh của Cơng ty (bao gốm tình hình xuất khẩu, doanh thu, chi phí lợi nhuận
của Cơng ty từ năm 2007- 2009) (Bùi Văn Trịnh, 2007).
a. So sánh bằng số tuyệt đối
Là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh
tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Có thể được tính bằng thước đo


×