Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

CHUYÊN ĐỀ: BAO BÌ THỦY TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ: BAO BÌ THỦY TINH

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lâm Xuân Thanh
Học viên tham gia:
Bùi Thị Chang
Phạm Thị Thanh Huyền
Nguyễn Văn Cường


NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỦY TINH
Từ xa xưa, khi phát minh ra đồ thủy tinh, con người đã sử
dụng nó làm đồ đựng thực phẩm vì những đặc tính ưu việt.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và
thị hiếu người tiêu dùng, các loại bao bì bằng thủy tinh đã phát
triển đến mức vô cùng đa dạng và phong phú, chúng ta có thể
gặp ở bất cứ đâu các loại bao bì này từ kích cỡ vài ml đến vài
chục lít.


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỦY TINH

Thủy tinh là tên gọi chủ yếu của các sản phẩm được sản xuất
từ Silic oxyt – Thành phần chủ yếu của cát trắng.
 Ngoài thành phần chính là Silic Oxyt ( >55%), trong thành
phần thủy tinh còn có các hỗn hợp các chất khác tạo các đặc
tính đặc trưng cho từng loại thủy tinh : Độ trong, độ màu, độ
đục, lượng bọt, độ trơn, độ nhám,….



1. Các loại phối liệu thường được sử dụng trong sản xuất
bao bì thủy tinh đựng thực phẩm.
K2O : Tạo vẻ sáng bóng cho bề mặt -> tạo các loại bao bì thủy
tinh cao cấp.
CaO: Khử bọt trong quá trình nấu, tăng độ bền hóa học của thủy
tinh.
BaO: Tạo vẻ sáng bóng, tăng trọng lượng riêng thủy tinh
Pb3O4: Dễ khử bọt khi nấu, làm thủy tinh có chiết xuất cao,
trọng lượng riêng lớn -> tạo các loại bát đĩa, chén,.. Cao cấp.
ZnO: Giảm hệ số giãn nở nhiệt của thủy tinh, gây đục thủy tinh,
tăng tính bền nhiệt, bền hóa học của thủy tinh.
 Al2O3 : Tăng độ bền cơ, hóa, nhiệt của thủy tinh -> Sử dụng làm


1. Các loại phối liệu thường được sử dụng trong sản xuất
bao bì thủy tinh đựng thực phẩm.
Ngoài ra trong sản xuất thủy tinh, người ta còn sử dụng các loại
phụ liệu khác như: NaCl, KNO3 , các chất nhuộm màu cho thủy
tinh, ……


2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ THỦY TINH


3. Yêu cầu chung của bao bì thủy tinh
a, Độ bền cơ.
Được quyết định từ thành phần nguyên liệu, công nghệ chế tạo,
cấu tạo hình dạng bao bì.
Loại chai được chiết rót chất lỏng như nước ngọt, nước có ga

hoặc không,..., thường chịu tác động của lực trong quá trình chiết
rót do đó luôn được thiết kế đặc biệt.
Hình dạng chai và độ dày đồng đều giữa thành và đáy và thành
phần vật liệu chế tạo thủy tinh đã tạo nên độ bền vững cho chai
lọ.


b, Độ bền nhiệt
 Nếu nhiệt độ dung dịch và bao bì chênh quá 70oC thì ứng lực
kéo ở thành ngoài và ứng lực nén ở thành trong chênh nhau
nhiều sẽ gây vỡ chai.
Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm
lạnh cần thiết được cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân
chai không bị giảm nhanh sự chênh lệch đường kính để tăng độ
bền cơ học


c, Tính chất quang học của thủy tinh
Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện ở
khả năng hấp thụ ánh sáng và phản xạ ánh sáng.
Thủy tinh silicat có khả năng hấp thụ tia có bước
sóng 150nm và 600nm.
Thủy tinh có chứa hỗn hợp các oxyt kim loại như
Co, Ni, Cr, Fe đều có thể tăng khả năng hấp thụ ánh
sáng khả kiến, tia tử ngoại hoặc tao hồng ngoại.

Thủy tinh silicat


- Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang

rất tốt, dặc biệt có khả năng cản tia tử ngoại do đó được dùng làm
chai lọ đựng thuốc, hóa chất đắt tiền, đựng rượu vang, bia để tránh
hư hỏng các thành phần bên trong.

Thủy tinh xanh lá cây

Thủy tinh
amber


d, Độ bền hóa học
• Thủy tinh cơ bản không bị ăn mòn hoặc biến đổi bởi các loại
thực phẩm thông thường – Chứa đựng được hầu hết các loại
thực phẩm trong thời gian rất dài.


4. Nắp bao bì thủy tinh
Thủy tinh có đặc tính giòn, dễ vỡ nên người ta ít làm nắp bao bì
bằng thủy tinh mà người ta sử dụng các loại chất liệu khác:
Nắp kim loại: Nắp sắt, nhôm,…. Thường dạng mũ (chai bia)
hoặc nút xoáy (rượu,…)
Nắp nhựa: Thường sử dụng cho các hộp đựng dạng chữ nhật,
các bình có kích thước lớn, số ít dùng cho chai đựng bia, rượu.
Nắp gỗ: Chủ yếu sử dụng cho các chai đựng rượu


PHẦN II: TÍNH ƯU VIỆT CỦA BAO BÌ THỦY TINH


Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú , rẻ tiền

Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường.
Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ đạt an toàn vệ
sinh.
Trong suốt.
Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit.
Có thể bị vỡ do va chạm cơ học
Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm đựng bên trong.
Dẫn nhiệt rất kém


1.Thuỷ tinh mang tính tự nhiên:

 Thuỷ tinh được tạo ra từ các sản phẩm
có sẵn trong thiên nhiên như cát, bột sôđa,
đá vôi và thuỷ tinh vụn.
 Phương pháp được sử dụng để tạo các
chai lọ thuỷ tinh dù được cải tiến phù hợp
với mục đích thương mại nhưng về cơ bản
vẫn như đã từng làm hàng nghìn năm nay
từ thời Ai cập


2.Thuỷ tinh tái chế được
 Tái chế luôn là một phần của quy trình sản xuất chai lọ thuỷ tinh
 Các nhà sản xuất thu được lợi ích khi tái chế - giảm nguyên vật liệu đầu vào,
tăng thời gian sử dụng của các thiết bị năng sản xuất như lò nung, giảm lượng
tiêu thụ
 Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các khách hàng quan tâm tới
vấn đề môi trường và sẽ tiếp tục giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm bao bì thuỷ
tinh trong tương lai.



3.Thuỷ tinh là đồ chứa tuyệt hảo

 Vì thuỷ tinh là chất rắn và trơ, các chất chứa trong
bình thuỷ tinh sẽ không bị thuỷ tinh ảnh hưởng tới chất
lượng, mùi vị.
 Thuỷ tinh lại không thấm nước và không xốp.
 Thuỷ tinh lại rất vệ sinh và không mùi không vị.
 Thuỷ tinh cung cấp phương tiện bảo quản tuyệt vời
đảm bảo chất lượng trong suốt thời gian sử dụng và được
coi là chất liệu bảo quản tiêu chuẩn đối với các sản phẩm
dễ bị oxy hoá, ánh sáng tác động và cần bảo quản lâu dài.


4.Thuỷ tinh chất liệu tuyệt vời cho thiết kế

Sự trong suốt của thuỷ tinh và khả năng truyền ánh sáng
theo các hướng duy nhất là những lợi thế cạnh tranh của
chất liệu này.
 Các nhà chế tạo bao bì thuỷ tinh sử dụng máy tính để
thiết kế các mẫu mã thủy tinh mới và tạo ra nhiều lựa
chọn bao bì và trang trí khác nhau. Các nhà chế tạo ngày
càng tạo ra các sản phẩm với mẫu mã nghệ thuật, có
quyền sở hữu trí tuệ thay vì chỉ tạo ra chai lọ để chứa đơn
thuần.


5.In nhãn trực tiếp:
Nhà sản xuất có thể in nhãn lên hầu như

mọi vị trí, bất chấp mọi hình dáng đặc biệt
của bao bì.
Thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ rất cao
của các máy in nhãn trực tiếp
Bề mặt của thủy tinh rất cứng và dính giúp
nhãn in trực tiếp có thể bám chặt vào thân
bao bì, giúp tăng cảm giác thích thú của
người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.


Chức năng của bao bì thủy tinh:
Bao bì thủy tinh thể hiện rõ nhất ở chức năng sử dụng.
Ví dụ: Đối với 1 sản phẩm bia Hura thì bao bì thể hiện rõ chức năng
- Chức năng bảo vệ
- Chức năng thông tin
- Chức năng marketing
- Chức năng sử dụng
- Chức năng phân phối
- Chức năng sản xuất
- Chức năng môi trường
- Chức năng văn hóa


Tính hấp dẫn của bao bì thủy tinh


1.Tính lịch sử

 Thuỷ tinh cũng có lợi thế cạnh tranh vì tính lịch sử lâu dài
 Thủy tinh được tạo ra một cách tự nhiên, vào khoảng 1500

năm trước công nguyên, nó đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt
của con người theo từng thời kì.
 Những sản phẩm đa dạng phong phú, hấp dẫn, thủy tinh đã
ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và là sự lựa chọn hàng
đầu của người tiêu dùng.


2.Thuỷ tinh là chất liệu cao cấp

 Thuỷ tinh được coi là loại bao bì tốt nhất
và quyến rũ nhất được sử dụng để chứa
sâm banh hảo hạng hoặc nước ép hoa quả
tươi.
 Thuỷ tinh là chất liệu bao bì siêu hạng.
Bao bì sẽ không bị thoái hoá, ăn mòn hay
tan chảy
 Bao bì thủy tinh rất bền và được sử dụng
để bảo quản và tôn vinh chất lượng sản
phẩm

24


3. Thủy tinh tạo cảm giác sạch sẽ, an toàn

Chai,lọ thuỷ tinh


Chất liệu trong suốt




Tương đối cứng



Khó mài mòn



Rất trơ hóa học không hoạt động xét
về phương diện sinh học



Bề mặt rất nhẵn và trơn
tạo cảm giác sạch sẽ, vệ sinh hơn.
25


×