Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2000 CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA CHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------***------------

KhãA LUËN TèT NGHIÖP

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2000
CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA CHAI

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: GS – TS Hoàng Đình Hòa
: Phạm Bá Phong
: HC11 - 01

Hà Nội T5/2012


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Phần I.................................................................................................................... 3


TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3
I.TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT BIA :.................................................... 3
1.Sản xuất và tiêu thụ bia trên toàn thế giới:................................................ 3
2. Quy mô sản xuất, chính sách thị trường: .................................................. 3
3.Tình hình sản xuất bia tại Việt Nam: ......................................................... 4
3.1 Khái quát: ............................................................................................... 4
3.2.Tình hình sản xuất, phát triển của một số hãng bia lớn tại Việt Nam.
........................................................................................................................ 5
II.HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO9000 ..................................... 7
1.ISO là gì ? ...................................................................................................... 7
1.1 ISO:.......................................................................................................... 7
1.2. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: .......................................................... 8
2.Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 9000: ............................................................. 9
2.1.Giới thiệu chung: .................................................................................... 9
2.2.2. Ý nghĩa và lợi ích của việc áp dụng ISO 9000................................. 11
2.2.3.Các nguyên tắc trong quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000 : 2000: ................................................................................................. 14
3. Giới thiệu về hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 ................... 15
3.1. Khái niệm:............................................................................................ 15
3.2. Cơ cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 gồm 8 nội dung chính. . 15
3.2.1. Phạm vi............................................................................................... 15
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9000 : 2000 .................................................................................. 25
1. Tổng Quan Về Chất Lượng ...................................................................... 25
1.1. Khái Niệm: ........................................................................................... 25
1.1.1. Những nhận thức sai lầm về chất lượng. ....................................... 26
1.2. Đặc điểm của chất lượng. ................................................................... 27
1.3. Tính cốt lõ của chất lượng với doanh nghiệp trong môi trường toàn
cầu hóa......................................................................................................... 27
1.5. Tầm quan trọng của chất lượng đối với doanh nghiệp Viêt Nam ..... 29

2. Hệ thống quản lý chất lượng..................................................................... 30
2.1. Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng:........................................... 30
2.2. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng...................... 31
2.3. Lợi ích của áp dụng hệ thống quản lý chất lượng............................ 31
IV.THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ÁP DỤNG

SV: Phạm Bá Phong

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

CÓ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9000 :
2000 ..................................................................................................................... 33
1.THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000: 2000
TẠI VIỆT NAM: ............................................................................................... 33
2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ ÁP DỤNG CÓ HIỆU
QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
............................................................................................................................. 33
Phần II ................................................................................................................ 35
VẬT LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU........................................................................ 35
I.QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA: .................................................................... 35
1. Nguyên liệu sản xuất: ................................................................................ 36
1.1. Malt Đại Mạch:.................................................................................... 36
1.2. Gạo ........................................................................................................ 38
1.3. Hoa HOUBLON .................................................................................. 38

1.4. Nước...................................................................................................... 39
1.5. Nấm Men bia........................................................................................ 39
2.Các quy trình............................................................................................... 40
2.1. Nghiền nguyên liệu .............................................................................. 40
2.2. Quá trình đường hóa........................................................................... 40
2.3.Quá trình lọc. ........................................................................................ 41
2.4 Quá trình nấu hoa. ............................................................................... 42
2.5. Làm nguội và tách cặn ........................................................................ 43
2.6. Lạnh nhanh .......................................................................................... 43
2.7. Quá trình lên men ............................................................................... 43
2.8 Lọc trong bia và bão hòa CO2 ............................................................ 44
2.9. Đóng chai.............................................................................................. 45
3. Hệ thống thiết bị......................................................................................... 46
3.1. Thiết bị khu nấu...................................................................................... 46
3.2. Thiết bị khu lên men ........................................................................... 46
3.3. Khu phụ trợ ......................................................................................... 46
4. Vệ sinh thiết bị sau một mẻ nấu............................................................ 47
4.1. Vệ sinh các nồi nấu, thùng lên men ................................................... 47
4.2. Vệ sinh đường ống............................................................................... 47
II. ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 : 2000
CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA CHAI. ..................................................... 47
1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào dây chuyền công nghệ sản
xuất bia............................................................................................................ 48
1.1. Định dạng sản phẩm. .......................................................................... 48
1.2. Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong sản xuất:........................ 49
1.2.1 Đảm bảo chất lương nguyên liệu. .................................................... 50
2.5 Đảm bảo chất lượng trong khâu sau bán hàng:................................ 73
1.2.6 Sản phẩm không phù hợp................................................................. 75
SV: Phạm Bá Phong


Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

III. XÂY DỰNG BẰNG VĂN BẢN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC THEO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ISO 9001 : 2000.................................................................................. 79
1. Chức năng, nhiệm vụ của Trưởng phòng Tổ chức:............................ 79
2. Ví dụ cụ thể về việc xây dựng bằng văn bản chức năng nhiệm
vụ của trưởng phòng tổ chức trong việc tuyển dụng nhân sự ....... 79
2.1. Xem xét tình hình trước khi tuyển dụng .................................... 80
2.2. Tuyển dụng nhân sự ........................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 82

SV: Phạm Bá Phong

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn tới
GS.TS Hoàng Đình Hòa. Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cho tôi
những kiến thức quý giá trong quá trình làm khóa luận.

Xin chân thành cám ơn các thầy các cô, các cán bộ công chức tại khoa
công nghệ sinh học – Viện Đại Học Mở Hà Nội đã trang bị những kiến thức cơ
bản đã giúp đỡ tôi vượt qua khóa học.
Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, và những người thân yêu đã hết
lòng ủng hộ động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và làm bài
khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012
Sinh Viên

Phạm Bá Phong

SV: Phạm Bá Phong

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội
MỞ ĐẦU

Ngày nay con người đang sống và làm và làm việc trong xã hội văn minh
và tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Sống trong
xã hội như vậy, họ luôn cần những sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu của
mình, chính vì vậy chất lượng của sản phẩm là yếu tố cơ bản quyết định đến sự
thành bại của một doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý chất lượng 9001 trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000.
Với những đặc tính ưu việt mà đặc tính nổi bật nhất là tạo ra được sản phẩm chất
lượng và đang được sử dụng trên toàn thế giới.

Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng trong sản xuất ở các doanh nghiệp là một việc làm hết
sức càn thiết. Tuy nhiên do quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước ta chủ
yếu là vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu cộng với phương thức quản lý
còn yếu kém, nhận thức về công việc của người lao động còn chưa được nâng
cao khiến cho việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và chất lượng sản phẩm như
ISO9001 gặp rất nhiều khó khăn. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có sự đầu tư thích đáng về cả vật chất lẫn yếu tố con người.
Từ thực tế trên tôi đã quyết định chọn đề tài cho bài khoa luận là “ Áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 cho nhà
máy sản xuất bia chai ”. Đồng thời khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn
đề sau :
- Tổng quan ngành sản xuất bia.
-Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000.
- Sự cần thiết phải quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO9000:2000.
- Quy trình sản xuất bia chai.
-Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cho nhà máy
sản xuất bia chai.
- Xây dựng bằng văn bản chức năng, nhiệm vụ của trưởng phòng tổ
chức theo hệ thống ISO.

SV: Phạm Bá Phong

1

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học


Viện Đại Học Mở Hà Nội

-Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn tại Việt Nam và một số biện pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO.
Với đề tài này tôi mong sẽ đóng góp được những hiểu biết của mình về hệ
thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO và áp dụng nó cho dây chuyền
sản xuất bia chai nói riêng và cho ngành thực phẩm nói chung.
Dù đã được của GS-TS Hoàng Đình Hòa và việc tìm hiểu tài liệu cho bài
khóa luận nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nen bài khóa luận này sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của thầy cô và
bạn bè.

SV: Phạm Bá Phong

2

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội
Phần I
TỔNG QUAN

I.TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT BIA :
Bia là một loại nước giải khát có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh
dưỡng cao và có độ cồn thấp, mùi vị thơm ngon bổ dưỡng. Uống bia với một

lượng thích hợp có lợi cho sức khỏe, ăn cơm ngon, dễ tiêu hóa mà còn giảm
được sự mệt mỏi sau khi làm việc mệ nhọc.
Khác với các loại nước giải khát khác, bia có chứa lượng cồn thấp ( 3,5%5%) và nhờ có CO2 giữ được trong bia nên tạo nhiều bọt khi rót, bọt là đặc tính
ưu việt của bia.
Về mặ dinh dưỡng, 1lít bia có chất lượng trung bình tương đương với 25g
thịt bò, hoặc 150g bánh mỳ loại 1, tương đương với 500g kcal. Bia được mệnh
danh là bánh mỳ nước.
Ngoài ra trong bia còn có vitaminB1, B2 nhiều vitamin pp và aa rất cần
thiết cho co thể, theo Hopkins trong 100ml bia 10% chất khô có 2,5 -5mg
vitaminB1 35-36mg vitaminB2 và pp qua việc tiêu thụ 2,5l bia trên một ngày.
Chính vì vậy từ lâu bia đã trở thành nhu cầu và là thứ đồ uống rất được ưa
chuộng.
1.Sản xuất và tiêu thụ bia trên toàn thế giới:
Hiện nay trên thế giới có trên 25 nước sản xuất bia với sản lượng trên 100
tỷ lít trên 1 năm. Trong đó Mỹ, Cộng hòa Liên Bang Đức > 10 tỷ lít trên 1 năm,
Trung Quốc 7 tỷ lít trên 1 năm.
Thống kê mức tiêu thụ bia hiện nay ở một số nước trên thế giới:
- Cộng Hòa Sec – Solovakia: 150l/người/năm
- CHLB Đức

: 125l/người/năm

- Đan Mạch

: 125l/người/năm

- Singapore

: 18 l/người/năm


- Philippine

: 20 l/người/năm

2. Quy mô sản xuất, chính sách thị trường:

SV: Phạm Bá Phong

3

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

10 hãng bia lớn trên thế giới sau khi sản xuất ra ¼ lượng bia cả thế giới.
Vào năm 1950 đã mở cổng để giành giật thị trường với su hướng tập trung cao
hơn để phát huy tính kinh tế của quy mô sản xuất, giảm chi phí.
Ở một số thị trường lớn mà nhu cầu đã được thỏa mãn như Mỹ, Nhật. CÓ
một số ít các hang bia siêu lớn thống lĩnh thị trường. Thị trường Mỹ do 5 công
ty kiểm soát, tại Nhật 4 công ty hàng đầu chiếm 40% thị phần, tại Canada 94%
thị trường do 2 công ty kiểm soát.
Còn tại một số quốc gia mà nền cnsx bia còn non trẻ như Trung Quốc thì
cũng đã có hơn 18 nhà máy lớn có công suất 150 tỷ lít/ năm, trong hơn 800 nhà
máy và đã sản xuất 2500 triệu l/năm, chiếm ¼ số lượng cả nước.
Do thị trường bia thế giới đang phát triển một cách năng động, các hang
bia sử dụng các chiến lược kinh doanh khác nhau.
Tại Mỹ và Châu Âu, thị trường đã ổn định chiến lược kinh doanh là giành

thị phần, giảm chi phí sản xuất, còn tại một số quốc gia như : Trung Quốc, Thái
Lan, Singapo. Chiến lược là phát triển sản xuất, tăng năng xuất và nâng cao chất
lượng.
Một hướng đi mới là các công ty bia đã có thương hiệu, đã chiếm cứ thị
trường thế giới bằng cách mở rộng các nhà máy bia lien doanh với chính quốc.
3.Tình hình sản xuất bia tại Việt Nam:
3.1 Khái quát:
Bia Việt Nam có lịch sử trên một trăm năm từ khi người Pháp tiến hành
việc bóc lột thuộc địa ở Việt Nam. Từ năm 1890.
Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ, chỉ trong
một thời gian ngắn ngành sản xuất bia đã có những bước phát triển mạnh mẽ
thong qua việc đầu tư, mở rộng các nhà máy bia đã có từ trước việc xây dựng
các nhà máy bia mới thuộc nhà nước và địa phương quản lý cùng với các nhà
máy liên doanh với nước ngoài. Công nghiệp sản xuất bia phát triển kéo theo sự
phát triển của các nhánh sản xuất khác như vỏ lon nhôm, vỏ chai thuy tinh, các
nút chai, bao bì …
Theo số liệu thống kê của bộ công nghiệp năm 2004 về ngành công
nghiệp sản xuất bia rượu trên toàn quốc:
- Lợi nhuận đạt 15281.5 tỉ đồng
- Doanh thu đạt 17950 tỉ đồng
- Đóng góp ngân sách nhà nước 5000 tỉ đồng
SV: Phạm Bá Phong

4

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học


Viện Đại Học Mở Hà Nội

- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 20000 nghìn lao động.
- Có 329 cơ sở sản xuất bia với công suất thiết kế 1737 triệu lít.
- Có 50 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư đăng ký là
1324.7 triệu USD trong đó có 25 dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn
nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký 622 triệu USD, 24 dự án lien doanh với số
vốn đầu tư đăng ký 702.69 triệu USD.
- Được phấn bố tại 49 tỉnh thành chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam
Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Các khu vực Tây
Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Khu vực miền núi phía Bắc năng lực sản
xuất thấp, cụ thể:
+ Thành phố Hồ Chí Minh: 23.2% năng lực sản xuất bia cả nước.
+ Hà Nội: 13.44%
+ Hải Phòng: 7.4%
+ Hà Tây: 6.1%
+ Tiền Giang: 3.79%
+ Huế: 3.05%
+ Đà Nẵng: 2.83%
- Có 19 nhà máy đạt sản lượng trên 20 triệu lít trên năm. 15 nhà máy có
công suất nhỏ hơn 15 triệu lít trên năm, 268 cơ sở sản xuất nhỏ hơn 1 triệu lít
trên năm.
- Về trình độ, công nghệ thiết bị.
+ Những nhà máy bia có công suất lớn hơn 100 triệu lít/ năm tại Việt
Nam đều có thiết bị hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có nền công
nghiệp phát triển mạnh mẽ như Đức, Mỹ, Ý.
+ Các nhà máy bia có công suất lớn hơn 20 triệu lit/ năm cho đến nay
cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị tiếp thu trình độ công nghệ tiên
tiến vào sản xuất.
+ Các cơ sở còn lại với sản lượng thấp vẫn đang trong tình trạng thiết bị,

công nghệ lạc hậu yếu kém không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm ( Vietnam.net)
3.2.Tình hình sản xuất, phát triển của một số hãng bia lớn tại Việt Nam.
a.Tổng công ty bia rượu giải khát Hà Nội – HABECO:
Tổng công ty bia rượu giải khát Hà Nội có 6 doanh nghiệp thành viên
trong đó có 4 doanh nghiệp hoạch toán độc lập, một đơn vị hoạch toán phụ
SV: Phạm Bá Phong

5

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

thuộc, một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học và một lien doanh với nước
ngoài.
Các sản phẩm chủ yếu là bia, rượu, nước giải khát.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 25%
Doanh thu bình quân mỗi năm 20%
Nộp ngân sách nhà nước mỗi năm tăng bình quân 15%
Lợi nhuận tăng bình quân 12%
( Báo cáo bộ công thương Việt Nam)
b.Tổng công ty bia rượu giải khát sài gòn SABECO:
Tổng công ty bia rượu giải khát sài gòn SABECO là một trong những
doanh nghiệp có sự đầu tư và phát triển mạnh nhất Việt Nam.
Từ năm 1997 đến nay sản lượng của SABECO tăng 4 lần, doanh thu tiêu
thụ tăng 4.5 lần, lợi nhuận tăng 3 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 3 lần, vốn
chủ sở hữu nhà nước tăng 6 lần, thu nhập người lao động tăng 16 lần. Ví Dụ cụ

thể:
- Năm 2006 SABECO thu lợi nhuận 1300 ngàn tỷ đồng nộp ngân sách
2497 ngàn tỷ ( Báo Sài Gòn Giải Phóng)
- Năm 2007 SABECO thu lợi nhuận 1123 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách
3000 tỷ đồng.
Các thương hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu bia Sài Gòn, bia lon 333.
Ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9002. Từ nguyên liệu
đầu vào đến đầu ra của sản phẩm ở tất cả các nhà máy.
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ một thành
viên bao tiêu sản phẩm SABECO. Hơn 1700 khách hàng được thu nhận là nhà
phân phối cấp một bia Sài Gon.
Hiện nay SABECO đã và đang triển khai đầu tư 4 dự án trọng điểm công
suất lớn ở:
- Thành phố HCM với nhà máy bia Sài Gòn-Củ Chi công suất 200
triệu l/năm.
- Ở Miền Trung:
+ Nhà máy bia Sài Gòn- Quảng Ngãi sản xuất 100 triệu tấn/ năm.

SV: Phạm Bá Phong

6

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

+ Nhà máy bia Sông Lam: 100 triệu l/ năm và một số nhà máy ở

Tây Nguyên, miền bắc để đảm bảo công suất 1,2 tỷ lít vào năm
2010 và 1,7 tỷ lít vào năm 2015.
Với những dự án đã triển khai có tổng mức đầu tư gần 6500 tỷ đồng đến
năm 2010 SABECO đạt công suất trên 1,2 tỷ lít chiếm khoảng 40% thị trường
trong nước và trở thành hãng bia hàng đầu khu vực nằm trong top 5 khu vực
Châu Á và vượt qua 54/72 tập đoàn bia lớn nhất trong tổng số 12 nghìn nhà máy
sản xuất bia trên thế giới.
Cùng vớ đầu tư và phát triển SABECO đã thực hiện cổ phần hóa và sẽ
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 4-2008.
3.3.Định hướng phát triển nền công nghiệp bia Việt Nam:
Theo quy hoạch phát triển ngành sản xuất bia Việt Nam của bộ công
nghiệp ( nay đã hợp nhất thành bộ công thương) trình chính phủ đến năm 2020
sản lượng bia toàn quốc đạt 1500 triệu l/năm với mức tiêu thuh bình quân đầu
người la 17 l/ngươi/năm. Tăng trưởng bình quân 20%/ năm. Chính vì vậy mà
mấy năm trở lại đây thì trường bia Việt Nam sôi động hẳn lên. Khởi đầu là lien
doanh nhà máy bia Việt Nam tại TPHCM với Heineken và Tiger (1991), tiếp
đến là sự xuất hiện của BGI Tiền Giang va BGI Đà Nẵng ( 1991-1993),
Sanmiguel tại khánh hòa, Carlsberg tại Hà Nội …Bên cạnh đó là sự đầu tư nâng
công suất của các nhà máy bia hiện đại và lớn của Việt Nam như nhà máy bia
Sài Gòn, nhà máy bia Hà Nội.
II.HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO9000
1.ISO là gì ?
1.1 ISO:
Là một tổ chức về tiêu chuẩn hóa quốc tế ( Internation Orgianization for
Standardization)
ISO là một từ có nguồn gốc Hi Lạp có nghĩa là công bằng. ISO cũng là
tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ (VD: ISO metric: chỉ sự tác động tương
đương về đơn vị đo lường hoặc kích thước. ISONOMY chỉ sự công bằng của
pháp luật hay của công dân trước pháp luật).
Sự lien hệ về mặt ý nghĩa giữa “ eual” – công bằng với standard tiêu

chuẩn là điều kiện khiến cho cái tên ISO được chọn cho chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa. ISO cũng được chọn phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ
chức tránh việc dung tên tắt được dịch ra từ nhũng ngôn ngữ khác nhau. VD:

SV: Phạm Bá Phong

7

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

ISO trong tiếng Anh còn trong tiếng Pháp là OIN ( Orgranization Internationale
de Normaliation).
1.2. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế:
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO được thành lập năm 1946 và chính
thức hoạt động vào ngày 23/2/1947. Nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về
sản xuất, thương mại và thong tin và là một tổ chức quốc tế chuyên ngành có các
thành viên là các cơ quan tiêu chuản quốc gia của 11 nước.
ISO được hoạt động trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, khoa học, kĩ thuật, kinh
tế, môi trường. Trụ sở chính của tổ chức tại Genever-Thụy Sỹ. Tùy theo từng
nước mức độ tham gia tiêu chuẩn iso khác nhau. Ở một số nước tổ chức tiêu
chuẩn hóa là cơ quan chính thức của chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu
chuẩn hóa là tổng cục Tiêu chuẩn – Đo Lường – Chất lượng, thuộc bộ khoa học
công nghệ và môi trường. Mục đích của tiêu chuẩn iso là tạo điều kiện cho hoạt
động trao đổi hàng hóa trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt hiệu
quả.

CƠ CẤU CỦA ISO BAO GỒM:
- Đại hội đồng: họp toàn thể mỗi năm một lần.
- Hội đồng iso gồm 18 thành viên được đại hội đồng bầu ra.
- Ban thư kí trung tâm: thực hiện chức năng thư kí vụ cho đại hội dồng
trong việc quản lí kĩ thuật cho các ban kỹ thuật và tiểu ban kỹ thuật chịu trách
nhiệm về xuất bản thong tin, quảng bá và chương trình cho các nước đang phát
triển.
- Ban chính sách phat triển bao gồm: ban đánh giá sự phù hợp –
CASCO: ban chính sách người tiêu dung - POCOLCO.
- Ban hội đồng quản lí kĩ thuật: Tổ chức và quản lí hoạt động các ban
kĩ thuật tiêu chuẩn.
- Các ban kĩ thuật tiêu chuẩn tiến hành nghiên cứu và soạn thảo các
tiêu chuẩn và hướng dẫn của iso.
- Các Ban cố vấn: hiện nay có trên 500 tổ chức quốc tế quan hệ với các
cơ quan kĩ thuật của iso, có khoảng 3000 nhà khoa học kỹ thuật, các nhà quản
lý, cơ quan chính phủ,các nhà công nghiệp, người tiêu dung… đại diện cho các
cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia thành viên tham gia vào việc xây dựng các tiêu
chuẩn quốc tế và các chính sách phát triển của iso. Các nước thành viên của ISO
lập ra các nhóm kỹ thuật để cung cấp tư liệu đầu vào cho các ủy ban kỹ thuật đó
SV: Phạm Bá Phong

8

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội


là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu đầu vào từ
chính phủ các ngành và các bên lien quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.
- Việt Nam tham gia vào ISO từ năm 1997 và có những đóng góp
nhất định cho tổ chức này. Việt Nam là thành viên tham gia của 5 ban kỹ thuật
và thành viên quan sát của trên 50 ban kỹ thuật của ISO, tham gia góp ý kiến
cho việc xây dựng mới và kiểm soát khoảng 50 triệu tiêu chuẩn quốc tế ISO
hàng năm. Việc hòa nhập các tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế ISO là
mục tiêu quan trọng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam ( TCVN ) đã
được ban hành trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế ISO.
2.Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 9000:
2.1.Giới thiệu chung:
Năm 1979 tổ chức ISO nghiên cứu bộ BS-5750 và sau đó bộ tiêu chuẩn
ISO 9000 lần đầu tiên được công bố. Từ khi ra đời cho đến nay bộ tiêu chuẩn
ISO 9000 đã trai qua 2 lần soát xét vào năm 1994 và năm 2000. Mỗi lần xét sửa
đổi nội dung phù hợp hơn với giai đoạn phát triển.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000 được ban hành vào ngày 15/12/2000 theo
quy định thì 5 năm tiến hành xoát sét bộ tiêu chuẩn một lần. Nhưng bộ tiêu
chuẩn ISO 9000-2000 vẫn được áp dụng ở nhiều nước nhiều doanh nghiệp.
ĐỊNH NGHĨA ISO 9000:
- Là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên
các hệ thống quản lý chất lượng tốt được thừa nhận trên phạm vi quốc tế và
thành tựu của khoa học chất lượng.
- Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là tổ chức
tập hợp các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Hướng tới tiêu chuẩn hóa và cải tiến hiệu lực của các hoạt động.
- Có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực
mọi quy mô.
Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 9000 đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp muốn khẳng định khả năng thường xuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ
đạt được:

- Đáp ứng các yêu cầu chất lượng khách hàng.
- Đáp ứng yêu cầu luật định và hướng đến:
+ Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.
SV: Phạm Bá Phong

9

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

+ Thường xuyên cải tiến hiệu quả hoạt động nhằm đạt được các
mục tiêu.
HỆ THỐNG QUÁN LÝ CHẤT LƯỢNG

ISO 9000:2000
Cơ sở và Từ vựng

ISO 9001:2000
Yêu cầu của hệ
thống QLCL

ISO 9004:2000
Hướng dẫn cải tiến
hiệu quả

ISO 9011:2000

Hướng dẫn đánh
giá hệ thống QLCL

2.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO:
HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn iso 9000 năm 2000
Bộ tiêu chuẩn iso 9000:2000 gồm 4 tiêu chuẩn chính:
+ ISO 9000:2000 thay thế ISO 8402, tương ừng với tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN): mô tả cơ sở và từ vựng.
+ ISO 9001:2000 ISO 9001, 9002, 9003 của phiên bản
1994 ứng với tiêu chuẩn ISO 9001: mô tả các yêu cầu của hệ thống quản lí chất
lượng.
+ ISO 9004:2000 thay thế 9004 – 1 tương ứng với TCVN ISO
9004: 2000 cung cấp hướng dẫn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

SV: Phạm Bá Phong

10

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

+ ISO 19011:2000 thay thế ISO 10011 – 1:1990, ISO 10011 –
2:1991, ISO 10011 – 3:1991. Tiêu chuẩn của hệ thống ISO 14000 về mô trường
là ISO 14010 : 1996; ISO 14011 : 1996 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
chất lượng và môi trường.

2.2.1. Đặc điểm của hệ tiêu chuẩn mới:
- Bộ tiêu chuẩn ISO mới ra đời đã có những thay đổi phù hợp hơn.
Cụ thể là:
- Cấu trúc được định hướng theo quá trình và dãy nội dung, được
sắp xếp logic hơn.
- Không ngừng đẩy mạnh quá trình cải tiến một cách lien tục được
coi là bước quan trọng để nâng cao hệ thống quản lí chất lượng.
- Vai trò lãnh đạo cấp cao được nâng lên gòm cả sự cam kết đối vớ
việc xây dựng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Xem xét các yêu cầu chế
định và pháp luật và lập các mục tiêu đo được tại các bộ phận chức năng và các
cấp thích hợp.
- Yêu cầu tổ chức phải theo dõi thong tin về sự thỏa hay không thỏa
mãn của khách hàng. Thông tin này được coi là một phép đo về chất lượng và
hoạt động của hệ thống.
- Rút ngắn các thủ tục đòi hỏi.
- Các thuật ngữ được thay thế dễ hiểu hơn.
- Tương thích cao với hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
- Áp Dụng chặt chẽ các nguyên tắc của quản lý môi trường.
- Nhu cầu và quyền lợi của các đối tác được chú ý hơn.
2.2.2. Ý nghĩa và lợi ích của việc áp dụng ISO 9000
2.2.2.1. Ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Bộ tiêu chuản quốc tế ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong
lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa
người mua hàng và người cung cấp. Đây là phương tiện hiệu quả giúp nhà sản
xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở mình, đồng
thời cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cú vào đó để tiến hành kiểm tra
người sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng.
ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống kinh doanh và dịch vụ.
ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng mô hình


SV: Phạm Bá Phong

11

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

quản lý thích hợp và văn hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình
đã chọn.
ISO 9000 là một tiêu chuẩn về một hệ thống chất lượng, nó không phải là
một chuẩn quy dịnh kỹ thuật về sản phẩm.
ISO 9000 dựa trên hệ thống tài liệu và dựa trên tiêu chí:
+ Viết những gì cần làm.
+ Làm những gì đã viết.
+ Chứng minh những gì đã làm.
ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa mục tiêu là ngăn ngừa những
khuyết tật về chất lượng.
Là tiêu chuẩn có tính áp dụng rộng rãi.
2.2.2.2. Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
2.2.2.2.1 Lợi ích với các quốc gia đang phát triển.
Các nước đang phát triển và các nước trong quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường chiếm khoảng đa số thành viên của ISO.
Tiêu chuẩn ISO là nguồn bó quyết công nghệ quan trọng đối với sự phát triển
nền kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của các nước này trên
thị trường thế giới.
Tiêu chuẩn quốc tế được ISO xây dựng nhằm đưa ra những giải pháp hữu

hiệu cho những vấn đề đầu tư, trợ giúp nền kinh tế của các nước đang phát triển
thong qua quỹ hỗ trợ vì những tieu chuẩn này được xây dựng từ nhiều bí quyết
công nghệ, về sản xuất hướng dẫn về cách thực hiện, về chất lượng an toàn cũng
như về môi trường. Nhưng Tiêu chuẩn này được các tổ chức quốc tế ủng hộ.
Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO:
+ Tránh được sự lãng phí trong việc xây dựng nguồn lực thong qua việc
đón đầu sử dụng các công nghệ mới.
+ Được chuyển giao các bí kíp công nghệ
+ Được cung cấp các tiêu chuẩn để có được lựa chọn sáng suốt khi đánh
gia nhu cầu thị trường nước ngoài về công nghệ hay sản phẩm tiêu dung.
+ Cung cấp các quy định về kỹ thuật đã được công nhận trên thế giới,
những quy định này có thể áp dụng để thúc đẩy phát triển, sản xuất, tiếp thị các
sản phẩm dịch vụ trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

SV: Phạm Bá Phong

12

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

+ Có được kinh nghiệm thực hành trong các công việc tiêu chuẩn hóa từ
đó có thể xây dựng cơ sở riêng.
2.2.2.2.2. Lợi ích với doanh nghiệp:
- Nâng cao được nhận thức và phong cách làm việc của toàn doanh nghiệp
có những nhận thức rõ về chất lượng, hình thành được phong cách làm việc

khoa học, hệ thống, chế độ trách nhiệm tăng, tuân thủ các quy trình.
2.2.2.2.3 Lợi ích đố với người lao động:
+ Được cung cấp phương pháp làm việc ngay từ đầu.
+ Được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với đông nghiệp.
+ Phân định rõ rang trách nhiệm và quyền hạn.
+ Nâng cao được nhận thức, ý thức được nhiệm vụ và quyền hạn của
mình.
2.2.2.2.4 Lợi ích đối với tổ chức:
+ Tạo nền móng cho các sản phẩm có chất lượng : giúp cho công ty quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu
và loại trừ những chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải
tiến lien tục hệ thống chất lượng như yêu cầu của tiêu chuẩn sẽ làm cho chất
lượng ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng nhiều hơn sự thỏa mãn của khách
hàng.
+ Tăng năng suất giảm giá thành: áp dụng hệ thống quản lí chất lượng
theo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công
việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó giảm khối lượng công
việc: làm lại, chi phí cho sản phẩm sai hỏng và giảm được chi phí về nguyên vật
liệu, nhân lực tiền của, rút ngắn được thời gian. Đồng thời giảm chi phí kiểm tra,
tiết kiệm cho công ty và khách hàng.
+ Tăng tính cạnh tranh thông qua việc quản lý chứng nhận phù hợp ISO
9000 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo với khách hàng là các sản phẩm
của công ty sản xuất phù hợp với chất lượng đã cam kết.
+ Tăng uy tín công ty: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm,
dịch vụ của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được
kiểm soát. Làm uy tín của công ty không ngừng được nâng lên. Nhắc đến tên
của một sản phẩm nào đó là khách hàng sẽ nghĩ ngay đến công ty với sản phẩm
đã làm thỏa mãn được yêu cầu của họ.
SV: Phạm Bá Phong


13

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

2.2.2.2.5 Lợi ích với khách hàng:
+ Được cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và vượt sự
mong đợi.
+ Được cung cấp các thông tin để tăng niềm tin đối với sản phẩm dịch vụ
của tổ chức, công ty.
2.2.3.Các nguyên tắc trong quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 :
2000:
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 gồm 8 nguyên tắc cơ
bản dẫn dắt một tổ chức hướng tới một nỗ lực không ngừng cải tiến kết quả kinh
doanh với hạt nhân trung tâm là khách hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu mong
đợi của tất cả các bên quan tâm.
- Nguyên tắc 1: Định hướng khách hàng:
Khi khác hàng đã đạt được sự thỏa mãn vào sản phẩm của họ mong muốn
thì tổ chức đó đã đạt được sự thành công uy tín của tổ chức không ngừng được
tăng lên. Vì vậy hệ thống quản lý rằng tổ chức phải có định hướng khách hàng
mạnh mẽ. Tổ chức phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng trong hiện tạ và cả
tương lai, thỏa mãn được yêu cầu và cố gắng vượt qua được mong đợi của khách
hàng.
- Nguyên tắc 2: Vai trò định hướng của lãnh đạo.
Lãnh đạo thống nhất mục đích, định hướng và huy động toàn bộ nguồn

lực để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Nguyên tắc 3: Huy động sự tham gia của mọi thành viên.
Các mục tiêu chất lượng khó mà đạt được nếu thiếu sự đóng góp tham gia
của các thành viên lien quan vì vậy mọi thành viên ở các cấp độ khác nhau yếu
tố cốt lõ của các tỏ chức được tận dụng vì lợi ích chung của tổ chức.
- Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình.
Mục tiêu của tổ chức là sẽ có được kết quả mong muốn và định ra việc
quản lý các nguồn lực và các hoạt động lien quan như một quá trình sẽ giúp đỡ
tổ chức đạt kết quả mong muốn.
- Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thông.
Áp dụng cách tiếp cận hệ thống tổ chức tạo ra sự tin tưởng vào khả năng
của các quá trình và chất lượng sản phẩm và cung cấp cơ sở cho cải tiến lien tục.
Điều này làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên co lien quan khác và
thành công của cả tổ chức.
SV: Phạm Bá Phong

14

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

- Nguyên tắc 6: Cải tiến thường xuyên.
Để đáp ứng kỳ vọng càng ngày càng tăng của khách hàng tổ chức phải
thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu
chất lượng, kết quả đánh giá việc phân tích dữ liệu, hành động khắc phục và
phòng ngừa và cả sự xem xét của lãnh đạo.

- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện.
Các quyết định có hiệu lực phải được căn cứ trên kết quả phân tích các dữ
liệu và thông tin.
- Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với các bên cung ứng.
Tổ chức và các bên cung ứng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và quan
hệ cùng có lợi sẽ tăng cường khả năng cho cả hai bên cho từng phía đối tác.
3. Giới thiệu về hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000
3.1. Khái niệm:
ISO 9001: 2000 là một tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ
thống quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ năng lực của mình trong
việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của
chế định tương ứng và nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 được bổ trợ bởi các nguyên tắc nêu trong
ISO 9000 và 9004 cho các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
3.2. Cơ cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 gồm 8 nội dung chính.
3.2.1. Phạm vi
3.2.1.1. Khái quát.
3.2.1.2. Áp dụng.
3.2.1.2.1. Tiêu chuẩn trích dẫn.
3.2.1.2.2. Thuật ngữ và định nghĩa.
3.2.1.2.3. Hệ thống quản lý chất lượng.
3.2.1.2.3.1. Yêu cầu chung.
- Nhận biết các quá trình cần thiết và áp dụng chúng trong tổ chức.
- Xác định trình tự và các mối tương tác của các quá trình.
- Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết nhằm đảm bảo tính
hiệu lực cho các quá trình.
- Đảm bảo sự sẵn có các nguồn lực và hệ thống thông tin.

SV: Phạm Bá Phong


15

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

- Đo lường, theo dõi, phân tích các quá trình.
- Cải tiến lien tục.
3.2.1.2.3.2. Yêu cầu hệ thống tài liệu.
- Các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng.
- Sổ tay chất lượng.
- Các thủ tục dạng văn bản.
- Các tài liệu cần thiết.
- Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
a. Sổ tay chất lượng bao gồm:
- Phạm vi của HTQLCL gồm các nội dung chi tiết và điều khoản loại trừ.
- Thủ tục dạng văn bản, các viện dẫn.
- Mô tả sự tương tác qua lại của các quá trình trong hệ thống quản lý chất
lượng.
b. Kiểm soát tài liệu.
- Phê duyệt, xem xét và cập nhạt tài liệu.
- Nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành.
- Đảm bảo tư liệu thích hợp sẵn có, rõ rang, dễ nhận biết.
- Kiểm soát nguồn tài liệu bên ngoài.
- Ngăn ngừa sử dụng tài liệu lỗi thời.
c. Kiểm soát hồ sơ.
- Nhận biết, lưu trữ, bảo vệ, truy cập thông tin, thời hạn lưu giữ và hủy bỏ.

3.2.1.2.4. Trách nhiệm của lãnh đạo.
a. Cam kết của lãnh đạo.
- Truyền đạt cho tổ chức về tâm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng
cũng như các yêu cầu của pháp luật và chế định.
- Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
- Xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng.
- Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực.
b. Hướng vào khách hàng.
- Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng.
c. Chính sách chất lượng.

SV: Phạm Bá Phong

16

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

- Phù hợp mục đích của tổ chức
- Cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ
thống.
- Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và việc xem xét các mục tiêu chất
lượng.
- Được truyền đạt và thấu hiểu tại mọi cấp.
- Được xem xét định kỳ.
d. Hoạch định.

- Mục tiêu chất lượng.
- Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng.
e. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin.
- Trách nhiệm và quyền hạn được xác định và truyền đạt trong tổ chức.
- Đại diện của lãnh đạo : lãnh đạo cao nhất chỉ định một thành viên trong
ban lãnh đạo ngoài trách nhiệm riêng còn có tránh nhiệm và quyền hạn.
+ Đảm bảo các quá trình cần thiết được thiết lập và duy trì.
+ Báo cáo kết quả cho lãnh đạo cao nhất.
+ Truyền đạt cho toàn bộ tổ chức yêu cầu của khách hàng.
-

Trao đổi thông tin nội bô

f. Xem xét của lãnh đạo.
- Khái quát: lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất
lượng.
- Đầu vào của việc xem xét.
+ kết quả các cuộc đánh giá.
+ Phản hồi của khách hàng.
+ Việc thực hiện của các hành động khắc phục và phòng ngừa.
+ Theo dõi việc thực hiện các quyết định từ lần xem xét trước
+ Các thay đổi, khuyến nghị cải tiến.
- Đàu ra của việc xem xét.
+ Nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến quá
trình.
+ Đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
+ Đảm bảo yêu cầu nguồn lực.
SV: Phạm Bá Phong

17


Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

3.2.1.2.5. Quản lý nguồn lực.
a. Cung cấp nguồn lực.
Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực càn thiết để thực hiện
duy trì, và nâng cao hiệu lực của hệ thống nhằm tăng sự thỏa mãn của khách
hàng.
b. Nguồn nhân lực.
- Khái quat: con người được giáo dục đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm
phù hợp.
- Năng lực, nhận thức đào tạo.
+ Xác định rõ rang năng lực của từng người đối với việc hoàn thành
sản phẩm.
+ Tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.
+ Đánh giá hiệu lực của các hành động.
+ Đảm bảo người lao động nhận thức được mối lien quan và tầm
quan trọng của hoạt động của họ và đóng góp của họ với việc đạt được mục tiêu
chất lượng.
+ Lưu hồ sơ về việc giáo dục đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm chuyên
môn.
- Cơ sở hạ tầng: phải có và phù hợp.
+ Nhà cửa, không gian làm việc, các phương tiện khác.
+ Trang thiết bị.
+ Dịch vụ hỗ trợ khác.

- Môi trường làm việc: phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm.
3.2.1.2.6. Tạo sản phẩm.
a.Hoạch định việc tạo sản phẩm.
- Mục tiêu chất lượng và các yêu cầu với sản phẩm.
- Quá trình, nguồn lực, tài liệu cần thiết.
Hoaatj động kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, hoạt động theo
dõi, kiểm tra thử nghiệm sản phẩm.
- Hồ sơ cần lưu giữ cung cấp bằng chứng.
b. Các quá trình lien quan đến khách hàng.
- Xác nhận yêu cầu lien quan đến sản phẩm.

SV: Phạm Bá Phong

18

Lớp: HC11


Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

+ Các yêu cầu về giao hàng và sau giao hàng.
+ Yêu cầu về việc sử dụng.
+ Yêu cầu chế định.
- Xem xét các yêu cầu lien quan đến sản phẩm.
+ Yêu cầu về sản phẩm được định rõ.
+ Giải quyết hợp đồng.
+ Đáp ứng yêu cầu đã cam kết.
- Trao đổi thông tin với khách hàng.

+ Mở rộng kênh thông tin với khách hàng về mọi mặt yêu cầu sản phẩm
xử lý yêu cầu, hợp đồng và các phản hồi.
c. Thiết kế và phát triển.
- Hoạch định thiết kế và phát triển.
+ Xác định các giai đoạn.
+ Xem xét kiểm tra xác nhận.
+ Trách nhiệm quyền hạn với các hoaatj động thiết kế và phát triển.
- Đầu vào của thiết kế và phát triển.
+ Yêu cầu về chức năng và công dụng.
+ Yêu cầu chế định luật pháp.
+ Kế thừa thông tin trước.
+ Các yêu cầu cốt yếu.
- Đầu ra của thiết kế và phát triển
+ Đáp ứng các yêu cầu đầu vào.
+ Cung cấp thông tin.
+ Chuẩn mực chấp nhận và các đặc tính cốt yếu cho sự an toàn và
sử dụng đúng sản phẩm.
- Xem xét thiết kế và phát triển.
+ Đánh giá khả năng có thể đáp ứng.
+ Nhận biết các vấn đề và đề xuất hành động cần thiết.
- Kiểm tra và xác nhận thiết kế và phát triển.
+ Đầu ra phù hợp đầu vào.
+ Duy trì hồ sơ.

SV: Phạm Bá Phong

19

Lớp: HC11



Công nghệ sinh học

Viện Đại Học Mở Hà Nội

- Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển
+
Đảm
bảo sản phẩm tạo ra đáp ứng đúng yêu cầu dự kiến hay các quy định đã
cam kết.
+ Duy trì hồ sơ.
- Kiểm soat thay đổi thiết kế và phát triển.
+ Được lưu và duy trì hồ sơ.
+ Kiểm tra xem xét xác nhận.
+ Xem xét các tác động tới các phần cấu thành hoặc sản phẩm đã
chuyển giao.
d. Mua hàng.
- Quá trình mua hàng.
+ Sản phẩm mua phù hợp với việc tạo ra sản phẩm.
+ Đánh giá và lựa chọn người cung ứng.
+ Nêu các chuẩn.
+ Duy trì hồ sơ.
- Thông tin mua hàng.
+ Mô tả sản phẩm cần mua.
+ Các yêu cầu phê duyệt: thủ tục quá trình, thiết bị con người.
+ Xem xét trước khi thông báo.
- Kiểm tra xác nhân sản phẩm mua vào.
+ Đề ra các biện pháp thích hợp xác nhận sự phù hợp.
+ Tạo điều kiện cho khách hàng kiểm tra xác nhận tại nơi người
cung cấp.

e. Sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Kiểm soát lối vào và cung cấp dịch vụ.
+ Lưu hồ sơ mô tả đặc tính của sản phẩm.
+ Đảm bảo các hướng dãn công việc khi cần.
+ Sử dụng thiết bị thích hợp.
+ Đảm bảo đầy đủ phương tiện theo dõi và đo lường.
+ Thực hiện các hoạt động bán hang và sau bán hàng.
- Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
+ Xem xét và phê duyệt các quá trình, thiết bị, con người.
SV: Phạm Bá Phong

20

Lớp: HC11


×