Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

xác định một số điều kiện tối ưu trong tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý và phân tích thủy ngân trong mẫu trầm tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Đức Hạnh,
Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng; KS. Huỳnh Đức Long,
cán bộ Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng – Viện Công nghệ Môi
trường; các cán bộ tại trung tâm đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề tài và
hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công nghệ Sinh học –
Viện Đại học Mở Hà nội đã tận tình dạy bảo em trong suốt 4 năm học vừa qua.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã
luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Đoàn Văn Phú

Lớp KSCNSH 0801 – Khoa CNSH

Viện Đại học Mở Hà nội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 2
1.1. Tổng quan về mẫu trầm tích................................................................ 2
1.1.1. Đặc điểm của mẫu trầm tích......................................................... 2
1.1.2. Sự tồn tại Hg trong tự nhiên và trong mẫu trầm tích ................... 2
1.2. Tổng quan về Hg ................................................................................. 3
1.2.1. Tính chất lý hóa của Hg................................................................ 3


1.2.2. Độc tính của Hg đối với con người .............................................. 3
1.2.3. Những sự kiện nhiễm độc Hg nổi tiếng trong lịch sử .................. 5
1.2.4. Ứng dụng của thủy ngân............................................................... 8
1.2.5. Các phương pháp phân tích Hg .................................................... 9
1.2.6. Các phương pháp xử lý mẫu trầm tích để xác định thủy ngân... 12
CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ........................ 13
2.1. Vật liệu phân tích .............................................................................. 13
2.1.1 Đối tượng cần phân tích. ................................................................. 13
2.1.2 Địa điểm phân tích. ......................................................................... 13
2.1.3 Thiết bị phân tích............................................................................. 13
2.1.3.1. Hóa chất và vật tư .................................................................... 13
2.1.3.2. Dụng cụ thiết bị........................................................................ 14
2.2. Phương pháp xử lý mẫu trầm tích ..................................................... 15
2.2.1. Cơ sở của phương pháp .............................................................. 15
2.2.2. Qui trình xử lý đề xuất................................................................ 15
2.2.3. Khảo sát các điều kiện tối ưu trong quá trình xử lý mẫu trầm tích để
phân tích Hg bằng AAS............................................................................ 16
2.2.3.1. Lựa chọn thế tích nước cường toan thêm vào mẫu ................. 17
2.2.3.2. Lựa chọn nhiệt độ xử lý mẫu trầm tích.................................... 17
2.2.3.3. Khảo sát thời gian xử lý mẫu................................................... 17
Lớp KSCNSH 0801 – Khoa CNSH

Viện Đại học Mở Hà nội


2.3. Phương pháp phân tích hàm lượng thủy ngân trong mẫu lỏng ......... 19
2.3.1. Cơ sở của phương pháp .............................................................. 19
2.3.2. Qui trình xử lý đề xuất................................................................ 19
2.4. Lấy mẫu, xử lý mẫu, bảo quản mẫu .................................................. 23
2.4.1. Lấy mẫu ...................................................................................... 23

2.4.2. Xử lý mẫu sơ bộ và bảo quản mẫu ............................................. 23
2.5. Xử lý thống kê số liệu phân tích........................................................ 24
2.5.1. Các khái niệm ............................................................................. 24
2.5.2. Công thức tính ............................................................................ 25
2.5.3.Xử lý số liệu phân tích .................................................................... 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 26
3.1. Quy trình xử lý tối ưu trong phân tích mẫu Hg băng AAS ............. 26
3.2. Quy trình xử lý tối ưu trong quá trình xử lý mẫu trầm tích để phân tích
Hg bằng AAS ............................................................................................... 28
3.3. Đánh giá phương pháp phân tích và phương pháp xử lý mẫu .......... 29
3.3.1. Xác định độ tin cậy của phương pháp phân tích mẫu ................ 29
3.3.2. Xác định hiệu suất thu hồi Hg của phương pháp xử lý mẫu trầm tích
32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 35
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 36

Lớp KSCNSH 0801 – Khoa CNSH

Viện Đại học Mở Hà nội


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian xử lý mẫu.................. 18
Bảng 2: Kết quả khảo sát thế tích SnCl2 thêm vào mẫu ................................. 21
Bảng 3: Kết quả khảo sát nhiệt độ của quá trình xử lý mẫu. ......................... 22
Bảng 4. Kết quả phân tích mẫu lặp và tính toán chỉ tiêu Hg.......................... 30
Bảng 5. Hiệu xuất thu hồi Hg.......................................................................... 33

Lớp KSCNSH 0801 – Khoa CNSH


Viện Đại học Mở Hà nội


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ đề xuất qui trình xử lý mẫu trầm tích ...................................... 16
Hình 2. Biểu đồ khảo sát sự ảnh hưởng theo thời gian................................... 18
Hình 3. Sơ đồ đề xuất quy trình xử lý và phân tích mẫu ................................ 20
Hình 4. Biểu đồ khảo sát thế tích SnCl2 thêm vào mẫu .................................. 22
Hình 5. Biểu đồ khảo sát nhiệt độ xử lý mẫu.................................................. 23
Hình 6. Quy trình xử lý và phân tích mẫu Hg................................................. 27
Hình7. Sơ đồ qui trình xử lý mẫu trầm tích phân tích thủy ngân .................. 28
Hình 8: Xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm ........................................................ 36
Hình 9: Đun mẫu trong bể điều nhiệt.............................................................. 36
Hình 10: Xử lý mẫu trầm tích ......................................................................... 37
Hình 11: Xử lý mẫu đo Hg tại phòng thí nghiệm ........................................... 37
Hình 12: Lắp cell Hg....................................................................................... 38
Hình 13: Kiểm tra đèn cathode rỗng Hg ......................................................... 38
Hình 14: Quá trình đo mẫu trên thiết bị AAS ................................................ 39
Hình 15: Quá trình đo mẫu trên thiết bị AAS ................................................. 39
Hình 16: Quá trình đo mẫu trên thiết bị AAS ................................................. 40

Lớp KSCNSH 0801 – Khoa CNSH

Viện Đại học Mở Hà nội


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú


MỞ ĐẦU
Xử lý và phân tích mẫu trầm tích là một trong những yêu cầu quan trọng
trong lĩnh vực phân tích mẫu. Khác với mẫu nước hay khí, mẫu trầm tích ở
dạng rắn hoặc hỗn hợp rắn lỏng, đây là những dạng mẫu không thể tiến hành
phân tích trực tiếp hàm lượng các kim loại, trong mẫu bằng các phương pháp
hay thiết bị thông thường, để xác định hàm lượng thủy ngân cần phân tích
trong mẫu trầm tích, chúng ta cần phải xử lý mẫu nhằm phá vỡ và hòa tan
thủy ngân liên kết với dạng rắn để đưa về dạng lỏng sau đó sử dụng các
phương pháp và thiết bị thông thường để tiến hành phân tích.
Trong phân tích xác định kim loại thủy ngân trong mẫu trầm tích, do
thành phần của mẫu trầm tích bao gồm đất, đá, phù sa, những thành phần hữu
cơ, xác động thực vật nên tích chất của mẫu trầm tích bao gồm những tính
chất của mẫu rắn do đó mẫu phải được phá dưới tác dụng của acid và các chất
oxi hóa mạnh trong điều kiện nhiệt độ nhất định để chuyển các dạng thủy
ngân liên kết, tồn tại trong mẫu về dạng ion, hòa tan trong nước trước khi tiến
hành xử lý trực tiếp để phân tích.
Mục tiêu của đề tài
Với mục tiêu tiếp cận quá trình nghiên cứu trong việc xây dựng một qui
trình phân tích của một chỉ tiêu kim loại cơ bản, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát để xác định một số điều kiện tối ưu trong tổng thể các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình xử lý và phân tích thủy ngân trong mẫu trầm tích phù hợp với
điều kiện hiện tại của cơ sở thực tập.

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

1

Viện Đại Học Mở



Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về mẫu trầm tích
1.1.1. Đặc điểm của mẫu trầm tích
Trầm tích là lớp vật chất được tích tụ thành lớp trên bề mặt đáy của một
khu vực chứa nước như biển, hồ, sông, suối. Quá trình trầm tích là một quá
trình theo thời gian tích tụ các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích,
do đó đặc tính và thành phần của nó tương đối ổn định. Thành phần của mẫu
trầm tích thay đổi và phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh nơi hình thành các
chất lơ lửng, nhưng nhìn chung bao gồm các thành phần như đất, đá, phù sa,
những thành phần hữu cơ, xác động thực vật…
1.1.2. Sự tồn tại Hg trong tự nhiên và trong mẫu trầm tích
Thủy ngân hiện diện và tồn tại trong tự nhiên ở nhiều dạng khác nhau:
kim loại, vô cơ và hữu cơ (metyl và etyl thủy ngân). Tất cả những dạng này
có tính độc khác nhau và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trong
môi trường đất, dạng cation Hg2+ hiện diện là phổ biến nhất. Sự tích tụ thủy
ngân trong đất có khuynh hướng tương quan với hàm lượng vật chất hữu cơ.
Hàm lượng thủy ngân trong tự nhiên cao nhất đã được báo cáo trong đất ngập
nước và đất than bùn. Hàm lượng thủy ngân trong đất trên thế giới trung bình
0,02-0,41 ppm (Murray, 1994). Nồng độ thủy ngân trong nước đại dương
trung bình 0,001-0,004 µg/L (Olafsson, 1983 trích trong Bryan & Langston,
1992) và nồng độ Hg gia tăng gần các cửa sông chịu ảnh hưởng từ công
nghiệp (Baker, 1977 trích trong Bryan & Langston, 1992). Thủy ngân đến từ
các nguồn tự nhiên và nguồn do hoạt động của con người:
Nguồn tự nhiên: hoạt động của núi lửa, sự phong hoá nhiều loại đá có

chứa thủy ngân.

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

2

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

Nguồn do hoạt động của con người: đến từ các nhà máy điện đốt than;
các lò đốt rác thải; những nơi khai thác thủy ngân, vàng, đồng, kẽm, bạc; các
hoạt động luyện kim; thải bỏ các nhiệt kế và từ đốt rác thải y tế. Riêng chất
thải từ các thiết bị y tế có thể phóng thích chiếm khoảng 5% thủy ngân trong
nước thải (WHO, 2007).
1.2. Tổng quan về Hg
1.2.1. Tính chất lý hóa của Hg
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký tự Hg(
từ tiếng Hy Lạp hydrargyrum, tức là thủy ngân (hay nước bạc)) số nguyên tử
80.Là một kim loại chuyển tiếp có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim
loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân có tính dẫn nhiệt
kém nhưng dẫn điện tốt. Thủy ngân tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại,
bao gồm vàng, nhôm, bạc và đồng nhưng không tạo với sắt. Do đó, người ta
có thể chứa thủy ngân trong bình bằng sắt. Telua cũng tạo ra hợp kim , nhưng
nó phản ứng rất chậm để tạo ra telurua thủy ngân. Hợp kim của thủy ngân
được gọi là hỗn hống. Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng
thái lỏng, hoạt động hóa học kém kẽm và cadmium. Trạng thái oxi hóa phổ

biến của nó là +1 và +2. Rất ít hợp chất trong đó thủy ngân có hóa trị +3 tồn
tại.
1.2.2. Độc tính của Hg đối với con người
Thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của
nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra tổn thương não và gan khi con người
tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính liên quan đến thủy ngân
nguyên tố là thủy ngân có xu hướng bị oxi hóa tạo ra Oxit thủy ngân – khi bị
rơi xuống hay bị nhiễm loạn, thủy ngân sẽ tạo thành các hạt rất nhỏ, làm tăng
diện tích tiếp xúc bề mặt một cách khủng khiếp.

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

3

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các
cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến thận,
trong khi đó methyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương.
Sau khi bị nhiễm độc người bệnh dễ cáu gắt, kích thích, xúc động, rối loạn
tiêu hóa rối loạn thần kinh, viêm lợi,rung chân. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể
tử vong.
Độc tính của thủy ngân tác dụng lên nhóm sunfuahydryl (-SH) của hệ
thống enzyme. Sự liên kết của thủy ngân với màng tế bào ngăn cản sự vận
chuyển đường qua màng và cho phép dịch chuyển kali tới màng. Điều này

dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong tế bào và gây rối loạn thần kinh. Chính
vì nguyên nhân này những trẻ sơ sinh nhiễm methyl thủy ngân từ mẹ sẽ bị tác
động lên hệ thần kinh trung ương, mắc các bệnh như tâm thần phân liệt, kém
phát triển trí tuệ, co giật. Nhiễm độc methyl thủy ngân còn dẫn tới phân lập
thể nhiễm sắc, phá vỡ thể nhiễm sắc và ngăn cản sự phân chia tế bào.
Trong môi trường nước, thủy sinh vật có thể hấp thụ thủy ngân vào cơ
thể, đặc biệt là cá và các loài động vật không xương sống, cá hấp thụ thủy
ngân vàchuyển hóa thành methyl thủy ngân (CH3Hg+) rất độc với cơ thể
người. Chất này hòa tan trong mỡ, phần chất béo của các màng và trong tủy.
Tác hại cấp tính do nhiễm độc thủy ngân: Khi bị nhiễm độc thủy ngân
nặng bệnh nhân thường ho, khó thở, thở gấp, sốt, buồn nôn, nôn ọe và có cảm
giác đau thắt ở ngực. Có những bệnh nhân có biểu hiện bị rét run, tím tái.
Trong trường hợp nhẹ hiện tượng khó thở có thể kéo dài cả tuần lễ, nếu ở cấp
độ năng hơn bệnh nhân có thể bị ngất đi và dẫn đến tử vong.
Tác hại mạn tính: Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể gây tác động
nghiêm trọng tới hệ thần kinh và thận. Những triệu chứng đầu tiên là vàng da,
rối loạn tiêu hóa, đau đầu, viêm lợi và tiết nhiều nước bọt. Răng có thể bị long
và rụng, những chiếc còn lại có thể bị xỉn và mòn vẹt, trên lợi có những
đường màu đen sẫm màu. Tiếp xúc thường xuyên với hợp chất thủy ngân vô
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

4

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú


cơ có thể bị xạm da và những bệnh bột phát ngứa viêm da, lở loét. Những
biểu hiện rối loạn thần kinh do nhiễm độc thủy ngân kinh niên như run tay,
tiếp theo là mí mắt, môi, luỡi, tay chân và cuối cùng là nói lẫn. Ngoài ra còn
có các triệu chứng như rối loạn thần kinh, dáng đi co cứng, các phản xạ gân
cốt bị rối loạn, đặc biệt là đầu gối co giật nhiều. Các triệu chứng rối loạn cảm
giác như: rối loạn khứu giác, vị giác, mất cảm giác ở đầu ngón tay ngón chân,
khi chạm vào thường thấy đau. Có trường hợp bị điếc, ngộ độc thủy ngân hữu
cơ gây co thắt thần kinh ngoại biên, teo vỏ não. Tuy nhiên không thể không
nói đến các tác động chính của thủy ngân đến quá trình sống của con người:
Gây ung thư và biến đổi gen. Khi các nhà khoa học nghiên cứu thực nghiệm
thì thấy một số thể nhiễm sắc bị gãy, sự phân chia bị sai bởi tiếp xúc với thủy
ngân.
Tiêu chuẩn nước mặt hoặc nước ngầm đều quy định hàm lượng thủy
ngân phải nhỏ hơn 1.0 µ/l.
1.2.3. Những sự kiện nhiễm độc Hg nổi tiếng trong lịch sử
Việc sử dụng thủy ngân bừa bãi trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả
khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên là các nhà giả kim thuật. Từ thời cổ đại,
các nhà giả kim thuật Ai Cập, Ả Rập, Trung Quốc… đã biết sử dụng thủy
ngân để phân tách một số kim loại, nhất là vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy
ngân đã xâm nhập qua đường hô hấp, ngấm qua da đi vào cơ thể họ. Hậu quả
cuối cùng, những người tiếp xúc với thuỷ ngân lâu dài đều mắc những chứng
bệnh kỳ lạ như bị ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.
Sự kiện nổi tiếng khác có liên quan đến thủy ngân là công trình mạ vàng mái
vòm nhà thờ Saint Petersburg (thuộc Nga) khởi công từ năm 1703, hoàn thành
vào năm 1727, đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người thợ (do hít phải
hơi độc thủy ngân). Năm 1926, nhà hóa học người Đức Alfred Stock và người
cộng sự, cũng chết vì nhiễm độc thủy ngân trong suốt quá trình làm việc tại
phòng thí nghiệm. Gần đây nhất là vụ ngộ độc thủy ngân tại Iraq (1971-1972),
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH


5

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

công nhân tiếp xúc với hóa chất diệt nấm có chứa Methyl thủy ngân, khiến
6530 người ngộ độc và 459 người chết. Người ta cũng chưa quên sự kiện
“amalgam có chứa thủy ngân” – loại vật liệu dùng trám răng này đã có lúc bị
lên án dữ dội vì người ta e ngại sự thôi nhiễm thủy ngân có trong đó vào cơ
thể; tuy nhiên, Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội Nha khoa quốc tế bác bỏ
nguy cơ này, vì trên thực tế hàm lượng thủy ngân trong amalgam rất khó thôi
nhiễm và nếu có thì cũng chưa đủ liều gây độc.
Vào năm 1970, cả nước Nhật và thế giới đều chấn động, khi chính phủ
Nhật Bản công khai sự kiện ngộ độc thủy ngân, do người dân ăn phải cá biển
tại vùng vịnh Minamata. Các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân
do nhà máy hóa chất Chisso có sử dụng thủy ngân và chất thải có thủy ngân
không xử lý triệt để được xả thẳng vào nước biển. Theo đánh giá của Bộ Y tế
Nhật Bản, trong quá trình hoạt động từ năm 1932 đến khi sự cố xảy ra, nhà
máy hóa chất Chisso đã thải ra vùng biển này 81 tấn thủy ngân! Thảm họa
trên khởi phát từ 1956 và kéo dài hậu quả đến 1978 và người ta tiếp tục điều
tra, phát hiện nạn nhân mới đến những năm cuối thập niên 1990 (là con, cháu
những người bị nhiễm thuỷ ngân đầu tiên). Thảm họa trên gây cho trên
30.000 người bị tàn phế (suy kiệt toàn thân, liệt, rối loạn nhận thức, mù mắt,
lãng tai, dị dạng bào thai…) và đã có trên 2.000 người tử vong.
Được biết từ đầu năm 1950, tại vùng biển này đã có hiện tượng lạ xuất
hiện, như hàng lọat cá biển bị chết phơi bụng trên mặt biển, thỉnh thoảng các

loài chim bói cá hoặc quạ đen đâm đầu vào đá, nhiều con mèo (có thói quen
ăn cá chết) bị co giật, hoảng loạn nhảy xuống biển mà chết… Sau đó ít lâu
một số người dân đến bệnh viện khai báo những chứng bệnh đau nhức dai
dẳng, tê liệt, tổn thương thị giác… Lúc ấy cư dân tại vùng này tỏ ra hoang
mang, nhưng chưa giải thích được căn nguyên của “chứng bệnh kỳ quái” trên.
Mãi đến năm 1956, với sự giúp đỡ của các nhà khoa học người Anh đến tận
hiện trường khảo sát, ba năm sau sự thật đã được phơi bày: vùng biển này đã
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

6

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

bị nhiễm thủy ngân toàn bộ (thủy ngân dạng Methyl hữu cơ). Lúc đầu Xí
nghiệp Chisso vẫn không thừa nhận trách nhiệm về mình, chính quyền địa
phương tỏ ra không mấy tích cực trong việc nhìn nhận vấn đề, nên nhà máy
vẫn còn xả chất thải có chứa thủy nhân xuống biển, đến năm 1968, dưới áp
lực cuả báo chí và dư luận xã hội, nhà máy này mới ngừng hẳn việc đổ chất
thải ra môi trường. Nhưng cũng còn may mắn, vì nếu hiện tượng trên không
bị chặn đứng, chắc chắn sự thiệt hại về sức khỏe người dân tại Minamata và
các vùng phụ cận sẽ lớn hơn nhiều!
Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata (Nhật Bản) cũng xảy ra
tương tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một
công ty khai khoáng trên địa bàn, gây cho hàng trăm người thương tật và tử
vong.

Sự kiện “Minamata” không giới hạn trong ranh giới nước Nhật, mà cả thế giới
đều bị chấn động, đặc biệt các nước có tiếp giáp vùng biển Nhật Bản. Trong y
văn người ta còn đặt tên cho hậu quả khốc liệt trên là “chứng bệnh
Minamata”. Vì vậy từ năm 1975 nhiều tổ chức môi trường, Viện nghiên cứu
tài nguyên đại dương không ngừng có các công trình nghiên cứu về độ tồn lưu
của thủy ngân nói riêng và kim loại nặng (chì, cadmium, arsen… nói chung)
trong môi trường sống, đặc biệt vùng sinh thái biển và sinh vật biển.
Nhiễm độc Hg trong cá ở Việt Nam:
Theo điều tra của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP HCM, tất cả các mẫu
cá đồng tươi được kiểm nghiệm đều nhiễm thủy ngân; trong đó 28% có mức
thủy ngân vượt quá giới hạn an toàn (50 ppb). Chất độc này cũng được tìm
thấy trong 80% số mẫu cá biển đóng hộp (tỷ lệ vượt quá giới hạn an toàn là
0,5%).
Cuộc điều tra nói trên được tiến hành trên 53 mẫu cá; trong đó có 28
mẫu cá tươi, được mua ở các chợ Nancy, Tân Bình. Số còn lại là cá biển đóng
hộp, bao gồm cá hộp hiệu Ayam Brand (Malaysia) hoặc Sumaco, cá trích sốt
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

7

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

cà của các công ty: Three Lady Cooks (Thái Lan), Công ty Thực phẩm Tuyền
Ký và Công ty Cổ phần Thủy đặc sản (Seaprodex).
Khuyến cáo về việc ăn cá biển:

Theo công trình nghiên cứu của Viện bảo tồn tài nguyên biển từ năm 2002;
tháng giêng, năm 2008 và qua khuyến cáo của Cơ quan quản lý thuốc và thực
phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo đó, các nhóm cá có nồng độ thủy ngân cao nhất
(từ 0,70 – 1,45 ppm) là cá nhám, cá lưỡi kiếm (swordfish), cá heo, cá mú
vàng (tilefish), cá thu chúa (king mackerel). Các loại cá này thường sống ở
tầng sâu của biển, có trọng lượng rất lớn, chuyên ăn các loại cá nhỏ (còn gọi
là cá săn mồi), vì vậy theo thời gian lượng thủy ngân tích lũy càng nhiều. Các
bà mẹ đang mang thai được khuyến cáo không nên ăn các loại cá này. Đối với
loại cá có nồng độ thủy ngân thấp (từ 0,09- 0,25 ppm ), bà mẹ có thai được
khuyến cáo chỉ nên ăn không quá 2 lần mỗi tuần, (tính theo trọng lượng
không quá 340g), gồm cá bơn, cá chép, cá mú, cá thu nhỏ, cá than, cá đuối, cá
chỉ vàng, cá ngừ, cá hồi đại dương, cá marlin, tôm hùm Bắc Mỹ. Các loại cá
có nồng độ thủy ngân rất thấp, không đáng kể (mức thủy ngân dưới 0,08 ppm)
như cá hồi nước cạn (salmon), cá mòi (sardine), cá mực, cá da trơn, cá đối, cá
trồng (Anchovies), cá tầm (sturgon), trứng cá muối (caviar), cá pollock, cá
trích (shad), cá mối, cá bạc má (mackerel chub), cá ngừ đóng hộp (light tuna),
cá tuyết morue, cá hồi nước ngọt (trout), tôm hùm, tôm càng, sò, trai, hến…
thì không được xếp vào loại giới hạn sử dụng. Ngoài ra ngành y tế các nước
còn khuyến cáo mọi người không nên ăn các loại cá được câu từ ao, hồ xung
quanh khu công nghiệp có thải ra chất thải độc hại.
1.2.4. Ứng dụng của thủy ngân
Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ
thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế. Các ứng
dụng khác là:
• Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nới).
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

8

Viện Đại Học Mở



Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

• Thimerosal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng
trong caccin và mực xăm (Thimerosal in vaccines).
• Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán, tích điện kế thủy ngân và
nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất
cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy
khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học.
• Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,83440C, là điểm cố định được sử
dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế.
• Trong một số đèn điện tử.
• Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn
kiểu “ đèn huỳnh quang” cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các
loại đèn này phụ thuộc và khí nạp vào bóng.
• Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
• Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các
mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột,
người ta cho bệnh nhân uống thủy ngân lỏng (100 – 200g). Ở trạng thái
kim loại không phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ
chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân.
Một vài sử dụng khác: chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với
cathode thủy ngân để sản xuất NaOH và clo, các điện cực trong một số dạng
thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác thuốc diệt cỏ ( ngừng sử dụng năm 1995),
thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương
lỏng.
1.2.5. Các phương pháp phân tích Hg

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp để phân tích Hg, dưới
đây là một số phương pháp đã được áp dụng để xác định thủy ngân:
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

9

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp



Đoàn Văn Phú

Phương pháp đo màu xác định thủy ngân trong nước thải với thuốc

thử dithinzon ( có độ nhạy từ 0,5 – 50 mg)
Nguyên tắc: Xác định bằng phương pháp so màu dựa vào sự tạo thành
hợp chất màu vàng da cam của thủy ngân II (Hg2+) với dithizon ở pH là 1,5 –
2,0. Phức thuỷ ngân dithizonat được chiết ra khỏi nước bằng cacbon
tetraclorua rồi so màu trên quang sắc kế ở bước sóng λ = 490 nm.


Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử (TCVN 7724 –

2007)
Nguyên tắc: Huỳnh quang nguyên tử là một quá trình phát xạ, trong đó
nguyên tử bị kích thích do hấp thụ chùm tia phóng xạ điện tử. Các nguyên tử
bị kích thích sau đó trở lại trạng thái ban đầu đồng thời giải phóng năng lượng

dư dưới dạng photon. Cường độ dòng photon này sẽ được đo.
Một lượng mẫu được phá bằng brom và brom clorua. Toàn bộ cơ thủy ngân
được chuyển hóa thành thủy ngân (II) và được phân tích. Ngay trước khi phân
tích, lượng dư bromua được loại đi bằng axit ascobic.
Hơi thủy ngân kim loại được điều chế từ mẫu đã phá bằng thiếc (II) clorua,
rồi được thổi ra khỏi dung dịch bằng một dòng khí mang argon. Hơi ẩm tiếp
tục được đuổi khỏi dòng khí mang và hơi thủy ngân được đo bằng phổ huỳnh
quang nguyên tử (AFS). Quy trình này được tự động hóa nhờ bộ lấy mẫu tự
động và phần mềm máy tính điều khiển.


Xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử

không ngọn lửa. Phương pháp sau khi xử lý với tia cực tím (TCVN 5990
– 1995).
Nguyên tắc: Vô cơ hóa phần mẫu thử bằng cách chiếu tia cực tím trong
10 phút để phá hủy các chất hữu cơ và các hợp chất hữu cơ - thủy ngân và để
chuyển toàn bộ thủy ngân thành dạng thủy ngân (II). Khử thủy ngân (II) đến
thủy ngân kim loại bằng thiếc (II) clorua. Lôi cuốn thủy ngân bằng một dòng
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

10

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú


khí và xác định nó ở dạng hơi đơn nguyên tử bằng quang phổ hấp thụ nguyên
tử không ngọn lửa ở bước sóng 253,7nm.


Xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử

không ngọn lửa. Phương pháp sau khi vô cơ hóa với brom (TCVN 5991 –
1995).
Nguyên tắc: Vô cơ hóa phần mẫu thử với brom ở 45oC để chuyển toàn
bộ thủy ngân có mặt thành dạng thủy ngân (II).
Khử lượng dư chất oxi hóa bằng hidroxylamoni clorua và khử thủy ngân
(II) đến thủy ngân kim loại bằng thiếc (II) clorua. Lôi cuốn thủy ngân bằng
dòng khí ở nhiệt độ thường và xác định nó ở dạng hơi đơn nguyên tử bằng
quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa ở bước sóng 253,7nm.


Xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử

không ngọn lửa. Phương pháp sau khi vô cơ hóa với pemanganat –
pesunfat (TCVN 5989 – 1995).
Nguyên tắc: Vô cơ hóa phần mẫu thử bằng kali pemanganat và kali
pesunfat ở 95oC để chuyển toàn bộ thủy ngân thành dạng thủy ngân (II). Khử
lượng dư chất oxi hóa bằng hidroxylamoni clorua và khử thủy ngân (II) thành
thủy ngân kim loại bằng thiếc (II) clorua.
Lôi cuốn thủy ngân bằng một dòng khí ở nhiệt độ thường và xác định nó
ở dạng hơi đơn nguyên tử bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
ở bước sóng 253,7nm.
Trong phạm vi phòng thí nghiệm, chúng tôi đã chọn lọc và lựa chọn
phương pháp “phân tích Hg trong mẫu trầm tích bằng thiết bị quang phổ
hấp thụ nguyên tử phương pháp sau khi vô cơ hóa với pemanganat –

pesunfat” . Trên cơ sở ấy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá để đưa
ra một phương pháp, quy trình tối ưu, phù hợp với điều kiện ở phòng thí

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

11

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

nghiệm khi phân tích Hg trong mẫu trầm tích sử dụng máy quang phổ hấp
thụ nguyên tử.
1.2.6. Các phương pháp xử lý mẫu trầm tích để xác định thủy ngân
Xử lý mẫu bằng nước cường toan: Dung dịch nước cường toan có tính
oxi hóa cực mạnh, có khả năng hòa tan hầu hết các kim loại. Mẫu sau khi xử
lý bằng nước cường toan được mang đi xử lý để phân tích trực tiếp bằng
phương pháp hóa hơi lạnh thủy ngân.
Xử lý mẫu bằng dung dịch axit mạnh: Tương tự nhu nước cường toan
nhưng tính oxi hóa của các dung dịch này không bằng nước cường toan, được
sử dụng để hòa tan thủy ngân trong mẫu với tính chất đơn giản, dễ bị phá hủy
hơn, yêu cầu thời gian xử lý mẫu lâu hơn.
Trong điều kiện ở phòng thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn phương pháp xử
lý mẫu trầm tích để phân tích thủy ngân bằng dung dịch nước cường toan.

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH


12

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH

2.1. Vật liệu phân tích
2.1.1 Đối tượng cần phân tích.
Khảo sát và phân tích chỉ tiêu thuỷ ngân trong mẫu trầm tích ở lưu vực
sông bằng phương pháp xử lý mẫu với dung dịch nước cường toan sau đó xử
lý tiếp để phân tích bằng bộ hóa hơi thủy ngân trong điều kiện nhiệt độ
thường.
2.1.2 Địa điểm phân tích.
Trung tâm công nghệ môi trường tại Đà Nẵng – Viện công nghệ môi
trường.
2.1.3 Thiết bị phân tích.
2.1.3.1. Hóa chất và vật tư


Nước cường toan



Dung dịch H2SO4 (0.5 N)




Dung dịch SnSO4



Dung dịch 10 % SnCl2 thay thế cho SnSO4.



Dung dịch NH3OH – Cl



Dung dịch KMnO4 (5 w/v %)



Axit Nitric (HNO3) d = 1,42g/ml



Acid nitric (HNO3) 1N



Axit Chlohydric d= 1.19g/ml

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH


13

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú



Axit Sunfuric d = 1,84 g/ml



Axit Sunfuric (1:1)



Axit Sunfuric (1+4)



Dung dịch KMnO4 (5 %)



Dung dịch K2S2O8 (5 %)




Dung dịch NH2OH HCl 10 %



Dung dịch thủy ngân chuẩn (sử dụng cho AAS) 1000 mg/lít



Dung dịch thủy ngân chuẩn 10 mg/lít.



Dung dịch thủy ngân chuẩn 100 µg/lít.



Dung dịch Thủy ngân (1 mg/mL)



Dung dịch thủy ngân chuẩn 0.1µg Hg/mL.

Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm do trung tâm công nghệ môi trường tại Đà
Nẵng cung cấp.
2.1.3.2. Dụng cụ thiết bị
Thiết bị gồm:



Thiết bị đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS Z-2000 Hitachi



Bộ hóa hơi thủy ngân Hitachi



Đèn cathode rỗng Hg



Khí Argon



Bếp khuấy từ



Cân điện tử

Dụng cụ thủy tinh gồm:


Bình định mức các cỡ

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

14


Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp



Cốc định mức các cỡ



Pippet các loại

Đoàn Văn Phú

Các phương pháp nghiên cứu.


Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở những tiêu chuẩn đã được áp dụng tại

Việt Nam và trên thế giới, xây dựng lại qui trình xử lý và phân tích phù hợp
với điều kiện của phòng thí nghiệm.


Phương pháp phân tích: Phân tích hàm lượng kim loại trong mẫu trầm

tích và mẫu trầm tích có thêm chuẩn bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
AAS Z2000 từ đó xác định độ lặp lại và mức độ thu hồi kim loại trong mẫu
cũng như khả năng xử lý mẫu.

2.2. Phương pháp xử lý mẫu trầm tích
2.2.1. Cơ sở của phương pháp
Trên cơ sở của phương pháp xử lý mẫu theo US EPA 7471A– Phương
pháp xử lý mẫu bùn, trầm tích và mẫu đất để xác định hàm lượng kim loại
bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử, TCVN 5989-1995: Xác định thủy ngân
tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa Phương pháp sau
khi vô cơ hóa với pemanganat – pesunfat. Cơ sở của phương pháp là sử dụng
dung dịch nước cường toan (hỗn hợp 3 phần thể tích HCl với 1 phần thể tích
HNO3) để oxi hóa và hòa tan mẫu, tách chiết kim loại có trong mẫu.
2.2.2. Qui trình xử lý đề xuất
Trên cơ sở của tiêu chuẩn xử lý mẫu theo US EPA 7471A– Phương pháp
xử lý mẫu bùn, trầm tích và mẫu đất để xác định hàm lượng kim loại bằng
quang phổ hấp thụ nguyên tử, TCVN 5989 – 1995 : Xác định thủy ngân tổng
số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa Phương pháp sau khi
vô cơ hóa với pemanganat – pesunfat chúng tôi có được qui trình xử lý mẫu
sơ bộ như sau:
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

15

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

Mẫu (0.2g)
5 ml nước
Bình nón thể tích 250ml

Nước cường toan
Đun nóng bình chứa mẫu

Làm nguội
Thêm 50 ml nước
Tiến hành xử lý mẫu theo
phương pháp xử lý mẫu
phân tích thủy ngân trong
nước

Hình 1. Sơ đồ đề xuất qui trình xử lý mẫu trầm tích
2.2.3. Khảo sát các điều kiện tối ưu trong quá trình xử lý mẫu trầm tích
để phân tích Hg bằng AAS
Từ sơ đồ qui trình xử lý mẫu trầm tích để xác định hàm lượng Hg trong
mẫu cho thấy, hàm lượng thủy ngân trong quá trình xử lý mẫu phụ thuộc vào
nhiệt độ xử lý mẫu, thời gian đun mẫu và thể tích nước cường toan thêm vào
trong quá trình xử lý. Để xác định mức độ ảnh hưởng và điều kiện tối ưu cho
quá trình xử lý, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách xử lý và phân tích
mẫu trong điều kiện thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
Mẫu xử lý là mẫu trầm tích được lấy tại lưu vực sông sau đó bảo quản
trong điều kiện nhiệt độ thấp, mẫu không làm khô.
Mẫu thêm chuẩn trong trường hợp xác định hàm lượng thủy ngân tương
tự như mẫu không thêm chuẩn nhưng được bổ sung thêm 1ml dung dịch
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

16

Viện Đại Học Mở



Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

chuẩn thủy ngân với nồng độ 1mg/l trực tiếp vào 0.2g mẫu trầm tích khi bắt
đầu tiến hành xử lý mẫu.
2.2.3.1. Lựa chọn thế tích nước cường toan thêm vào mẫu
Nước cường toan thêm vào mẫu nhằm mục đích hòa tan kim loại có
trong mẫu, thể tích nước cường toan cần thiết phụ thuộc vào hàm lượng kim
loại có trong mẫu. Ngoài thủy ngân nó còn phản ứng và hòa tan được hầu hết
các kim loại khác. Do đó, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn giá trị
thể tích nước cường toan dùng để xử lý mẫu trên cơ sở tham khảo từ tiêu
chuẩn xử lý US EPA 7471A, chọn giá trị thể tích nước cường toan là 5ml.
2.2.3.2. Lựa chọn nhiệt độ xử lý mẫu trầm tích.
Trong xử lý và phân tích thủy ngân trong mẫu trầm tích, khi thêm nước
cường toan vào mẫu xử lý, nếu mẫu có chứa thủy ngân sẽ bị hòa tan hoàn
toàn. Để tăng tốc độ hòa tan kim loại trong mẫu thì ta có thể gia nhiệt bằng
cách đun nóng bình phản ứng. Khi thêm nước cường toan vào mẫu, trong môi
trường axit mạnh, thủy ngân bị hòa tan và tương đối ổn định do đó ta có thể
nâng nhiệt độ xử lý để tăng tốc đô phản ứng và hòa tan kim loại. Theo tiêu
chuẩn xử lý US EPA 7471A, tiêu chuẩn phân tích mẫu TCVN 5989 – 1995, ở
nhiệt độ 95oC là nhiệt độ tối ưu cho quá trình xử lý mẫu. Do đó, ta chọn nhiệt
độ tối ưu để xử lý mẫu là 95oC.
2.2.3.3. Khảo sát thời gian xử lý mẫu.
Mẫu trầm tích sau khi thu nhận được về phòng thí nghiệm, tiến hành
chuẩn bị mẫu xử lý bao gồm 1 mẫu trầm tích không thêm chuẩn và 5 mẫu
trầm tích có thêm dung dịch thủy ngân tiêu chuẩn vào mẫu với hàm lượng
như nhau là 1µg. Bằng cách cố định các yếu tố của quá trình xử lý bao gồm,
nhiệt độ xử lý ở 95oC, thể tích nước cường toan là 5ml. Tiến hành xử lý các
mẫu trên trong điều kiện thời gian xử lý khác nhau, phân tích xác định hàm

lượng kim loại Hg thu được, ta có bảng kết quả phân tích như sau:
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

17

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

Bảng 1. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian xử lý mẫu
Thời gian xử lý mẫu
Kết quả
Mẫu không
thêm chuẩn
Mẫu thêm
chuẩn

1 phút

2 phút

3 phút

4 phút

5 phút


Hg (µg)

<0.5

<0.5

<0.5

<0.5

<0.5

Hg (µg)

0.99

0.98

1.01

1.01

0.97

Hình 2. Biểu đồ khảo sát sự ảnh hưởng theo thời gian
Từ bảng kết quả phân tích và biểu đồ cho thấy tốc độ hòa tan mẫu ở điều
kiện trên tương đối nhanh, do nước cường toan là dung dịch oxy hóa rất mạnh
trong khi hàm lượng thủy ngân trong mẫu không có, chủ yếu là thủy ngân
thêm vào trong quá trình xử lý nên hầu hết thủy ngân đã bị hòa tan ngay khi
thêm nước cường toan vào mẫu. Do đó để đảm bảo hiệu suất xử lý mẫu trong

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

18

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

trường hợp mẫu có chứa thủy ngân, ta chọn giá trị thời gian xử lý mẫu là 2
phút.
2.3. Phương pháp phân tích hàm lượng thủy ngân trong mẫu lỏng
2.3.1. Cơ sở của phương pháp
Vô cơ hóa phần mẫu thử bằng kali pemanganat và kali pesunfat ở 95oC
để chuyển toàn bộ thủy ngân thành dạng thủy ngân (II). Khử lượng dư chất
oxi hóa bằng hidroxylamoni clorua và khử thủy ngân (II) thành thủy ngân kim
loại bằng thiếc (II) clorua.
Lôi cuốn thủy ngân bằng một dòng khí ở nhiệt độ thường và xác định nó
ở dạng hơi đơn nguyên tử bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
ở bước sóng 253,7nm.
2.3.2. Qui trình xử lý đề xuất
Trên cơ sở của tiêu chuẩn phân tích thủy ngân theo TCVN 5989 – 1995 :
Xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn
lửa Phương pháp sau khi vô cơ hóa với pemanganat – pesunfat chúng tôi có
được qui trình xử lý mẫu sơ bộ như sau :

Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH


19

Viện Đại Học Mở


Khoá luận tốt nghiệp

Đoàn Văn Phú

Mẫu

Bình nón 250 ml

Pha loãng mẫu đến 200 ml

Nước
10 ml H2SO4
5 ml HNO3

Lắc đều
20 ml KMnO4 5%
10 ml K2S2O8
Đun trong bể cách thủy 2 giờ

Để nguội đến nhiệt độ phòng
10 ml NH2OHHCL
10%
Cho dung dịch vào hệ thống
hóa hơi thủy ngân
Thêm nước đến

250ml
SnCl2
Đo mẫu

Hình 3. Sơ đồ đề xuất quy trình xử lý và phân tích mẫu
2.3.3. Khảo sát điều kiện tối ưu trong phân tích mẫu Hg băng AAS
Từ sơ đồ qui tình xử lý mẫu và phân tích mẫu nước theo tiêu chuẩn phân
tích TCVN 5989-1995 cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử
Lớp KSCNSH 0801 - Khoa CNSH

20

Viện Đại Học Mở


×