Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Chữ hán trong hoa thiều ngâm lục của phan huy chú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.07 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
-----------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

CHỮ HÁN TRONG HOA THIỀU NGÂM LỤC
CỦA PHAN HUY CHÚ

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: Th.S TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, năm 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
------------------PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Lý thuyết chữ Hán và âm đọc Hán Việt
1.1 Lịch sử chữ Hán


1.1.1 Lịch sử chữ Hán nhìn từ góc độ thư pháp
1.1.2 Lịch sử chữ Hán nhìn từ góc độ cấu tạo chữ (lục thư)
1.2 Chữ Hán ở Việt Nam
1.2.1 Quá trình du nhập chữ Hán ở Việt Nam
1.2.2 Việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam
1.3 Vấn đề âm đọc Hán Việt
Chương 2: Phan Huy Chú và tác phẩm Hoa thiều ngâm lục
2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú
2.1.1 Cuộc đời
2.1.2 Sự nghiệp
2.2 Đôi nét về tập thơ Hoa thiều ngâm lục
2.2.1 Hoàn cảnh sáng tác
2.2.2 Vài nét về việc dịch thơ chữ Hán trong Hoa thiều ngâm lục
2.2.3 Nội dung
2.2.4 Nghệ thuật
Chương 3: Chữ Hán trong Hoa thiều ngâm lục của Phan Huy Chú
3.1 Âm đọc Hán Việt trong Hoa thiều ngâm lục
2


3.1.1 Vần
3.1.2 Niêm
3.1.3 Đối
3.1.4 Từ Hán có nhiều âm đọc
3.1.3 Từ đồng âm Hán Việt
3.2 Từ loại trong Hoa thiều ngâm lục
3.2.1 Thực từ
3.2.1.1 Danh từ
a. Danh từ chỉ địa danh
b. Danh từ chỉ không gian

c. Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng
d. Danh từ chỉ thời gian
3.2.1.2. Động từ
a. Động từ chỉ hành động, trạng thái
b. Động từ chỉ xúc cảm, tâm lí
3.2.1.3 Tính từ
a. Tính từ màu sắc
b. Tính từ chỉ trạng thái, tính chất
3.2.1.4 Số từ
3.2.2 Hư từ
3.3 Nghệ thuật sử dụng chữ Hán
3.3.1 Nghệ thuật sử dụng điển
3.3.2 Phép tỉnh lược
3.3.3 Câu hỏi tu từ
3.3.4 Phép so sánh
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, chữ Hán không phải là một thứ chữ do người Việt ta
sáng lập. Thế nhưng, thứ chữ này đã có những ảnh hưởng sâu, rộng đối với mỗi
con người chúng ta bởi sự tồn tại và phát triển hàng ngàn năm của nó trên đất Việt.
Dù ngày nay, chữ Hán đã mất đi vị trí và vai trò độc tôn trong lòng người Việt
nhưng bao thế hệ nhà nghiên cứu và cả những người dân bình thường vẫn đã, đang
và sẽ còn tìm về với kho tàng chữ Hán để tiếp tục tìm tòi và phát hiện những tinh
hoa văn hóa dân tộc và chuyển tải đến cho tất cả mọi người.

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, thơ đi sứ (đa phần viết bằng
chữ Hán) là một mảng thơ có đóng góp khá quan trọng và mang nhiều giá trị về
mặt tư tưởng cũng như nghệ thuật. Tác giả của những tập thơ đi sứ chính là những
bậc thơ hay, phú giỏi, bác cổ, thông kim, ứng đối linh hoạt làm cho người ngoại
quốc phải kính nể. Họ đã viết nên những tác phẩm thể hiện tấm lòng chan chứa ân
tình đối với quê hương, mối quan tâm sâu sắc đối với hòa bình, độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước. Có rất nhiều tập thơ đi sứ như: Tinh thiều kỉ hành – Vũ Cận,
Nghĩa xuyên quan quang tập – Đào Nghiễm, Sứ trình khúc - Hoàng Sỹ Khải, Hoa
trình thi tập – Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Đình Sách, Chúc Ông phụng sứ tập Đặng Đình Tướng, Nguyễn Trạng nguyên phụng sứ tập – Nguyễn Đăng Đạo, Tinh
sà tập – Nguyễn Công Hãng, Sứ Hoa tập - Lê Anh Tuấn và Nguyễn Công Cơ, Kính
Trai sứ tập - Phạm Công Ích, Hoàng Hoa nhã vịnh - Ngô Đình Thạc, Bắc sử hiện
tần thi – Lê Hữu Triều, Hoa thiều ngâm lục – Phan Huy Chú…Trong số những dẫn
chứng đã nêu, người viết thật sự cảm thấy thú vị với tập thơ Hoa thiều ngâm lục
của nhà bác học Phan Huy Chú. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài Chữ Hán trong Hoa
Thiều ngâm lục của Phan Huy Chú vừa xuất phát từ niềm yêu thích chữ Hán vừa
xuất phát từ sự kính trọng và ngưỡng mộ của bản thân đối với tài năng và nhân
cách của tác giả này. Tuy sự hiểu biết còn hạn hẹp, người viết vẫn mong làm được
một điều gì đó để góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc lí giải những bí ẩn
của chữ Hán mà cụ thể là chữ Hán trong tập thơ Hoa thiều ngâm lục.
4


2. Lịch sử vấn đề:
Phan Huy Chú sống trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế
kỉ XIX. Trong khoảng thời gian đó, nhiều biến cố quan trọng đã xảy ra dồn dập
trong lịch sử nước ta. Trước hết sau cái chết của vua Quang Trung, triều đại Quang
Trung đã lâm vào thế suy vong không thể cưỡng lại được. Bởi sự bất hòa trong nội
bộ, sự sai lầm trong cách dùng người và những chính sách làm mất lòng dân, triều
đại Tây Sơn dưới thời vua Cảnh Thịnh đã sãi những bước dài trên con đường tan
rã. Qua cuộc hành quân ra bắt vào mùa hè năm Nhâm Tuất, Nguyễn Ánh đã chấm

dứt sự tồn tại của triều đại này, lập ra nhà Nguyễn. Sau thời kì đầy biến động, chia
rẽ, chiến loạn. Vào những năm đầu tiên của thế kỉ XIX, khát vọng hòa bình của
nhân dân từ Bắc tới Nam đã được đáp ứng một phần. Nhưng cảnh ổn định chỉ tạm
thời, những tệ lậu của chế độ phong kiến lỗi thời ngày càng bộc lộ rõ nét. Lại thêm
tai lũ lụt xảy ra cùng nạn cường hào quan lại tham nhũng bòn rút mồ hôi nước mắt
của nhân dân, tất cả đưa lại kết cục bị thảm và kéo dài cho đến khi nước ta bị thực
dân Pháp đô hộ rồi chìm trong đêm trường nô lệ.
Tình hình đất nước trong giai đoạn này không lấy gì làm sáng sủa nhưng đây
lại là một thời kì văn học phát triển rực rỡ, nhiều tác phẩm xuất sắc đã ra đời.
Trước Phan Huy Chú phải kể đến Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm, Nguyễn Du
với Truyện kiều, Ngô gia văn phái với Hoàng Lê nhất thống chí, Hồ Xuân Hương
với những bài thơ Nôm Đường luật…Sau Phan Huy Chú phải kể đến Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát với những bài phú Nôm và hát nói vẫn còn nổi tiếng cho đến
ngày nay...
Sống trong giai đoạn văn học như thế, nên về thực chất mà nói dẫu đã sáng tác
rất nhiều thơ nhưng Phan Huy Chú đã không được đề cập đến nhiều với tư cách
của một nhà thơ. Cụ thể là trong những giáo trình viết về văn học Việt Nam Trung
đại Phan Huy Chú được nhắc đến rất ít, đôi khi không đề cập đến. Có hai lí do: Thứ
nhất, do đây là một giai đoạn văn học có quá nhiều nhà văn, nhà thơ, tầm cỡ xuất
hiện với những tác phẩm mang nội dung nhân đạo, nêu lên những vấn đề về số
phận con người, đặc biệt người phụ nữ…Vì thế việc nghiên cứu của thế hệ sau chỉ
xoáy sâu vào những vấn đề nổi bật đó. Thơ của Phan Huy Chú tuy có số lượng
5


nhiều và rất hay, đáng được xem xét nhưng cũng vì những nguyên nhân khách
quan vừa kể trên mà tác phẩm của ông không được quan tâm đúng mức. Về lý do
thứ hai, chúng ta đều biết Phan Huy Chú được mệnh danh là nhà bác học với công
trình đồ sộ Lịch triều hiến chương loại chí, vì vậy mà mỗi khi nhắc đến ông người
ta sẽ nghĩ nhiều đến vai trò nhà bác học của ông hơn là vai trò nhà thơ. Đó là

những lí do vì sao các tập thơ của ông mà tiêu biểu là tập Hoa thiều ngâm lục ít khi
được công chúng biết đến.
Cho đến thời điểm này, người viết nhận thấy rằng có rất ít sách nghiên cứu về
Phan Huy Chú. Tiêu biểu chỉ có quyển Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy, Nhà
xuất bản Hà Sơn Bình, 1983. Đây là quyển sách tập trung những bài viết xoay
quanh cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú. Bao gồm 11 bài nghiên cứu của
các tác giả khác nhau:
- Lê Văn Lan: Hiện tượng Phan Huy Chú trong lịch sử nước nhà.
- Tạ Ngọc Liễn: một sự nghiệp còn mãi.
- Kim Anh: Vai trò của gia đình đối với sự hình thành tài năng của Phan Huy Chú.
- Nguyễn Lộc: Phan Huy Chú và đặc sắc của một phương pháp tư duy.
- Nguyễn Tài Thư: Phan Huy Chú trên bình diện nhà tư tưởng.
- Ngô Kim Chung: Tư tưởng kinh tế của Phan Huy Chú qua Lịch triều hiến
chương loại chí.
- Nguyễn Kim Chung: Tinh thần yêu nước và ý thức tự hào dân tộc trong Lịch
Triều hiến chương loại chí.
- Nguyễn Tuân Sán: Phan Huy Chú với những nhân vật lịch sử nước nhà.
- Nguyễn Danh Phiệt: Phan Huy chú với khoa mục chí.
- Nguyễn Tuấn Thịnh: Phan Huy Chú nhà thư tịch lớn.
- Trần Lê Văn: Phan Huy Chú – nhà thơ.
Một số quyển sách khác nhắc đến Phan Huy Chú như quyển Tổng tập văn học
Việt Nam, tập 16, NXB Khoa học Xã hội, năm 1997 hay các quyển sách viết về các
tác gia Việt Nam thì cũng chỉ nêu những giới thiệu sơ bộ về cuộc đời, sự nghiệp
cũng như trích in một vài bài thơ của ông mà thôi.

6


Nếu truy cập internet vào trang Google và gõ tên tác giả Phan Huy Chú, ta có
thể tìm thấy một truyện ngắn viết về Phan Huy Chú (không rõ tác giả) nhưng cũng

chỉ dừng lại ở cuộc đời và sự nghiệp của ông chứ chưa chạm gì đến những tập thơ
của ông cả.
Có thể nói, việc tìm hiểu Chữ Hán trong Hoa thiều ngâm lục của Phan Huy
Chú là một hướng nghiên cứu chỉ thiên về việc nghiên cứu chữ Hán, nghệ thuật sử
dụng chữ Hán trong thơ Phan Huy Chú để làm rõ những cái hay về mặt từ ngữ và
ngữ pháp của thơ ông, chứ không nhằm tìm hiểu sâu về nội dung và nghệ thuật của
tập thơ như cách làm mà từ trước đến nay chúng ta vẫn thường thực hiện khi tìm
hiểu về một tập thơ nào đó. Do đó, người viết nhận thấy rằng đề tài này là một
mảnh đất mới chưa có người khai vỡ.

3. Mục đích nghiên cứu:
Phan Huy Chú là một tấm gương sáng chói về tinh thần bền bỉ học tập, nghiên
cứu, là một trí tuệ, một tài năng kiệt xuất, đã cống hiến rất nhiều cho lịch sử văn
hóa Việt Nam. Từ trước đến nay, tên tuổi của ông luôn gắn liền với công trình đồ
sộ Lịch triều hiến chương loại chí. Chính bộ sách này đã đưa ông lên vị trí một
trong số không nhiều nhà bác học lớn ở nước ta. Thế nhưng, ngoài vị trí cao quý –
nhà bác học, Phan Huy Chú còn là một nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo
cứu…với các công trình: Hoàng Việt dư địa chí, Hải trình chí lược, Hoa thiều
ngâm lục, Hoa trình tục ngâm…Thực hiện đề tài Chữ Hán trong Hoa Thiều ngâm
lục của Phan Huy Chú, người viết muốn hướng đến một Phan Huy Chú – nhà thơ.
Qua đó, người viết sẽ làm sáng tỏ những đặc điểm nổi bật về phương diện ngôn từ
của thơ ông nhằm tìm ra những cái hay, cái đặc sắc trong cách dùng từ và các biện
pháp tu từ trong tác phẩm. Và thông qua đề tài này, người viết muốn được khám
phá, tìm tòi để có thêm sự hiểu biết về chữ Hán nói chung cũng như chữ Hán trong
thơ Phan Huy Chú nói riêng.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Hoa thiều ngâm lục là tập thơ đi sứ khá xuất sắc trong lịch sử văn hóa Việt
Nam. Đáng tiếc là vì những lí do khách quan và chủ quan mà tập thơ này chưa
nhận được sự quan tâm đúng mức của giới nghiên cứu văn học nước nhà. Hiện nay

7


toàn bộ tập thơ hơn 250 bài mà chỉ có 14 bài được chọn dịch và theo tác giả biên
soạn sách Tổng tập văn học Việt nam, tập 16, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội – 1997 là đủ đại diện cho cái hay cái đẹp của Hoa thiều ngâm lục. Vì vậy,
trước tình hình thực tế vừa nêu trên, khi thực hiện đề tài này, người viết chỉ tập
trung tìm hiểu về chữ Hán từ góc độ dùng chữ trong 14 bài thơ đã được chọn dịch,
bao gồm: Độ Nhĩ hà, Quá quan, Chu trung ngẫu vịnh, Tân Ninh dạ bạc, Tiện tỉ húy
nhật cảm hoài, Nhị phi miếu, Tam Lư Đại phu miếu , Hành châu vũ dạ văn chung,
Để Trường Sa vãn bạc, Túc Tương Âm, Hiểu phát quá Động Đình hồ, Quá Lư Câu
kiều, Lý Gia Trai vãn chước , Nguyệt dạ ngẫu hoài.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, việc làm trước tiên của người viết là thu thập và nghiên
cứu những tài liệu có liên quan đến các vấn đề: Lý thuyết chữ Hán, âm đọc Hán
Việt, nghệ thuật sử dụng chữ Hán, tác gia Phan Huy Chú…Sau khi tìm hiểu những
tài liệu tìm được, người viết ghi nhận lại những kiến thức có liên quan đến đề tài và
phân loại tài liệu thành từng mảng kiến thức riêng biệt.
Tiếp theo, là quá trình khảo sát và đối chiếu các từ Hán giữa nguyên tác, phiên
âm và phần dịch nghĩa để tìm hiểu thật kĩ nghĩa của những từ Hán, nhằm mục đích
phân loại và thống kê chính xác từ loại trong 14 bài thơ.
Như vậy, xuyên suốt đề tài này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp văn
bản học để khảo sát, thống kê, đánh giá…Trong chừng mực nhất định, người viết
cũng sử dụng phương pháp ngữ văn để phân tích, diễn giải và so sánh các vấn đề
được đặt ra trong luận văn.

8



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: LÝ THUYẾT CHỮ HÁN VÀ ÂM ĐỌC
HÁN VIỆT
1.1 Lịch sử chữ Hán:
Chữ Hán là một thứ chữ của tổ tiên dân tộc Hán, được cấu tạo bởi các nét
không viết dài ra mà lại thu gọn thành một khối vuông. Chữ Hán còn là một trong
những hệ thống chữ viết được dùng lâu đời nhất trên thế giới. Hiện nay, chúng ta
chưa biết đích xác chữ Hán phát sinh trong thời gian nào, nhưng từ thế kỉ 15 trước
Công Nguyên, đời nhà Thương (1600 – 1028), nó đã trở thành một loại chữ viết
khá phát triển và chắn hẳn đã có một lịch sử phát triển rất lâu dài trước đó.
Lịch sử chữ Hán có thể được nhìn từ hai góc độ: thư pháp và thuần túy văn tự
học. Từ góc độ thư pháp sẽ cho ta thấy diễn biến về hình thể. Từ góc độ thuần túy
văn tự học sẽ cho ta thấy nguyên tắc chuyển đạt các đơn vị ngôn ngữ thể hiện ở chữ
Hán.

1.1.1 Lịch sử chữ Hán nhìn từ góc độ thư pháp:
Lịch sử chữ Hán nhìn từ góc độ thư pháp hầu như sách dạy chữ Hán nào cũng
đề cập đến. Nói đến góc độ thư pháp chữ Hán, người ta nói đến sự biến đổi về hình
thể của nó với các dạng: Giáp cốt văn – Kim văn – Tiểu triện – Lệ thư – Khải thư –
Thảo thư – Hành thư.
Theo giáo sư Lý Lạc Nghị trong công trình: Tìm về cội nguồn chữ Hán, Nhà
xuất bản Thế giới, 1998 giải thích và minh họa cho hình thể chữ Hán như sau:
Giáp cốt văn 甲 骨 文: Là dạng chữ viết thời nhà Thương, được khắc trên
mai rùa hoặc xương thú. Vì nó được dùng để ghi chép những điều bói toán là chính
nên được gọi là Bốc từ (lời bói) hoặc Khế văn (chữ khắc bằng khế đao, một loại
tiền cổ). Còn do trước đây đã phát hiện chữ viết này ở vùng Ân Khư (cố đô thời
hậu Thương), nay thuộc huyện An Dương, tỉnh Hà Nam) nên còn được gọi là Ân
Khư văn tự. Trong số bốn ngàn chữ Giáp cốt đã thu thập được, chỉ có một ngàn
chữ là có thể đọc và giải thích được nghĩa. Đây là dạng chữ đã tương đối hoàn


9


chỉnh nhưng vẫn còn nhiều nét viết và Thiên bàng (bộ thủ) chưa hoàn toàn ổn định.
Một số chữ Giáp cốt thuộc thời kì đầu nhà Chu cũng đựợc phát hiện.
Kim văn 金 文: đây là dạng chữ được khắc họa đúc trên dụng cụ bằng đồng
thao vào thời thượng Chu, còn gọi là Chung đỉnh văn (chữ trên chuông và đỉnh).
Loại chữ này về hình thể lúc đầu gần giống như Giáp cốt văn, có chữ vẫn còn
mang dấu vết của văn tự đồ họa buổi ban đầu. Đến giai đoạn sau, loại chữ này gần
giống Tiểu triện. Trong số năm sáu ngàn chữ đơn đã thu thập được, ta có thể đọc và
giải thích được một phần lớn. Về mặt kết cấu thể hình, loại chữ này tương đối hoàn
chỉnh. Thời nhà Chu đã có văn bản Kim văn dài tới năm trăm chữ.
Tiểu triện 小 篆: là dạng chữ thông dụng vào thời nhà Tần, nên gọi là Tần
triện. Trong thời kì chiến quốc, chữ viết ở các địa phương Trung Quốc hình dạng
khác nhau. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã chỉnh lí và giản
hóa chữ viết. Trên cơ sở của Đại triện (còn gọi là Tựu văn, một loại chữ thông
dụng ở nước Tần thời xuân thu chiến quốc) nhà Tần đã quy định một dạng chữ viết
chuẩn gọi là Tiểu triện. Sự thống nhất hoàn toàn Trung Quốc thời kì nhà Tần đã có
tác dụng lớn đối với việc quy phạm hóa chữ Hán.
Lệ thư 隸 書: dạng chữ thông dụng vào thời nhà Hán bắt đầu được dùng từ
thời cuối Tần đến thời Tam Quốc. Còn được gọi là Hán lệ, Tá thư hoặc Bát
phân…Ở giai đoạn đầu Lệ thư còn bảo lưu một số nét của Tiểu triện. Sau đó những
mác lượn sóng tăng dần lên trở thành đặc điểm nổi bật của loại chữ này. Lệ thư làm
cơ sở cho Khải thư sau này, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử phát
triển của chữ Hán. Đó là giai đoạn cổ văn tự chuyển sang giai đoạn kim văn tự.
Khải thư 楷 書: là dạng chữ bắt đầu xuất hiện vào cuối thời nhà Hán và lưu
hành mãi cho đến ngày nay. Vì dạng chữ ngay ngắn, nét bút thẳng thắn, đáng được
coi là chuẩn mực nên được gọi là Khải thư, Chính thư hoặc Chân thư. Nhiều nhà
thư pháp của các thế hệ trở nên nổi tiếng nhờ viết loại chữ này.
Thảo thư 草 書: xuất hiện sớm hơn Khải thư tức vào khoảng đầu nhà Hán.

Thời kì đầu, Thảo thư là biến thể của chữ Lệ viết nhanh nên có tên Thảo lệ, sau gọi
là Chương thảo. Từ cuối thời Hán trở đi, chữ Thảo đã thoát li hẳn dấu vết của chữ
10


Lệ còn sót lại trong Chương thảo để hình thành một loại chữ có nét bút viết liền
nhau, bộ thủ vay mượn lẫn nhau gọi là Kim thảo. Vào thời nhà Đường, còn xuất
hiện một loại chữ nữa với lối viết phóng túng khó đọc gọi là Cuồng thảo. Ngày
nay, chữ gọi là Thảo thư chính là Kim thảo. Chữ này cũng làm cơ sở cho chữ cái
mượn chữ Hán đọc theo âm của tiếng Nhật là Hiragana.
Hành thư 行 書: một dạng chữ nằm giữa Khải thư và Thảo Thư, được sử
dụng phổ biến trong thời Tam Quốc và thời nhà Tần. Hành thư viết nhanh hơn
Khải thư và dễ nhớ hơn Thảo thư cho nên rất được quần chúng ưa thích. Trong
Hành thư nếu lối viết Chân nhiều hơn lối viết Thảo thì gọi là Hành khải, ngược lại
thì gọi là Hành thảo, nhưng rất khó có một ranh giới rõ ràng về những dạng chữ
này.
Giản thể tự 簡 體 字: hiện nay chữ dạng này chủ yếu thông dụng ở Nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và do các nhà ngôn ngữ đưa ra vào năm 1956.
Thực ra số chữ được giản hóa chỉ khoảng 2274 và trong đó không ít trường hợp là
chữ giản thể đã có từ thời xưa nhưng sau lại trải qua một quá trình phức tạp hóa trở
thành Khải thư. Cũng có nhiều trường hợp là lấy chữ giản thể bằng cách Thảo thư
khải hóa, tức là đơn giản hóa chữ Khải theo bút pháp chữ Thảo. Những chữ Khải
nào có cách viết giản hóa kèm theo sẽ được gọi là chữ Phồn thể để phân biệt với
chữ Giản thể. Vì chữ có nhiều nét nên gọi là Phồn thể. Chữ Phồn thể hiện vẫn
thông dụng ở Hồng Kông, Đài Loan và ở những cộng đồng người Hoa đang sinh
sống tại các nước khác trên thế giới.

1.1.2 Lịch sử chữ Hán nhìn từ góc độ cấu tạo chữ (lục thư):
Nếu xét từ góc độ chữ Hán chỉ mới đề cập đến dáng vẻ, đường nét, hình thức
của nó chứ chưa đề cập đến cấu tạo của nó. Ngữ văn học Trung Hoa truyền thống

khi xem cấu tạo của chữ Hán đã khái quát lên thành sáu phép cấu tạo của nó, gọi là
lục thư.
Lục thư không phải là những nguyên tắc do người xưa đặt ra trước khi đặt chữ
mà do người đời sau căn cứ vào kết cấu của chữ viết rồi quy nạp thành lí luận để
giúp cho việc dạy và học chữ Hán. Do vậy, lục thư có tác dụng giải thích kết cấu
của chữ, đồng thời do được khái quát từ thực tế sử dụng chữ Hán, trong nhưng
11


chừng mực nhất định chúng lại là cách tạo chữ Hán để xây dựng các chữ mới.
Thiên Chu Quan của Kinh lễ viết: Dùng lục thư để dạy trẻ học chữ.
Tượng hình 象 形: Trong bài sách Thuyết văn giải tự, Hứa Thận đưa ra giới
thuyết về chữ tượng hình,đại ý như sau: Chữ tượng hình là loại chữ vẽ theo vật
thực,nét chữ quanh co, uốn lượn theo hình thể của vật thực.
Thí dụ: Thấy mặt trời tròn, muốn biểu thị từ mặt trời, người Trung Hoa cổ đã
vẽ một hình tròn hoặc gần tròn luôn luôn khép kín với 1 vạch ở chính giữa tượng
trưng cho ánh sáng, về sau đổi thành hình vuông cho dễ viết.
Vì chữ viết biến đổi nên ngày nay khi nhìn vào một chữ ta không còn nhận ra
nó là hình của vật gì. Trái lại, ở Giáp cốt văn, một loại chữ viết sơ khai, ta trông
thấy rất rõ.
日 nhật: mặt trời, ngày.
Trong kho văn tự Hán, những chữ thuộc loại Tượng hình không nhiều nhưng
chúng đóng góp một vai trò khá quan trọng bởi hai nguyên nhân: Loại chữ Tượng
hình dùng để ghi hầu hết những từ nằm trong vốn từ cơ bản của Hán ngữ cổ đại;
Chữ Tượng hình là cơ sở để ghi hầu hết những chữ thuộc loại khác, trong đó đặc
biệt là chữ Hội ý và Hình thanh.
Chỉ sự 指 事: Hứa Thận nói: Thấy mà nhận biết, xét mà rõ ý, như chữ thượng
上, chữ hạ 下.
Qua câu thấy mà nhận biết, ta thấy chữ Chỉ sự và Tượng hình cũng hơi giống
nhau. Nhưng chữ Tượng hình là do y theo hình thể của những vật có thực mà đặt

ra, để chỉ một vật cụ thể còn chữ Chỉ sự là căn cứ theo cách tưởng nghĩ của con
người, dùng chỉ các khái niệm trừu tượng, vì chữ này cũng là một lối vẽ nhưng có
khả năng biểu thị được những sự vật vô hình.
Hội ý 會 意: Chữ hội ý là chữ hợp các phần mà thấy được nghĩa (Hứa Thận).
Theo đà phát triển của xã hội, những từ mang nghĩa nội hàm ngày càng nhiều. Các
biện pháp Tượng hình, Chỉ sự đều tỏ ra bất lực. Thí dụ, làm thế nào để vẽ ra hoặc
nêu ra được ý nghĩa tinh tế của từ minh 明 có nghĩa là sáng. Ta biết, mỗi chữ có
nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa. Nếu hợp các nghĩa ấy lại thì sẽ tạo ra ý nghĩa
12


của toàn chữ. Trở lại ví dụ từ minh 明, với ý nghĩa mặt trời là vật sáng nhất ban
ngày, mặt trăng là vật sáng nhất ban dêm, người ta ghép hai chữ nhật 日(mặt trời)
và nguyệt 月(mặt trăng) lại với nhau tạo thành chữ minh 明 (sáng).
Với phương thức trên, người ta đã tạo ra rất nhiều chữ Hội ý:
Chữ 炎 viêm: nóng.
Chữ 看 khán: xem.
Chữ 分 phân: chia ra.
Giả tá 假 借: Nhận thức của con người đối với thế giới khách quan ngày càng
phong phú, số từ vì thế cũng dồi dào thêm. Nếu mỗi từ phải tạo ra một kí hiệu riêng
để ghi chép thì số kí hiệu sẽ trở nên quá nhiều không thể kể ra cho xiết. Vì vậy,
người ta đã dùng một biện pháp rất thực tế: khi một vật mới vừa xuất hiện mà
không có ngay chữ để biểu thị, nếu không bắt buộc tạo ra chữ mới thì chỉ cần mượn
dùng một chữ đồng âm có sẵn, có thanh âm giống với tên gọi sự vật mới. Đó là
phép Giả tá.
Thí dụ:
Chữ 令 lệnh trong hiệu lệnh được mượn làm chữ lệnh trong huyện lệnh.
Chữ 途 đồ có nghĩa là con đường, sau được mượn dùng trong từ đồ đệ.
Chữ 離 ly vốn là chữ chỉ tên chim, sau được dùng với nghĩa mới là lìa (ly khai, ly
biệt, phân ly).

Chuyển chú 轉 注: Phép chuyển chú cho thấy sự hình thành những cặp chữ
khác nhau về hình thể và âm đọc nhưng giống nhau (hoặc gần giống nhau) về mặt
ý nghĩa.
Thí dụ:
Chữ 訊 tấn : hỏi, chuyển chú cho 問 vấn: hỏi. Chữ 訊 tấn thuộc bộ 言 ngôn: lời
nói, chữ 問 vấn thuộc bộ 口 khẩu: miệng. Không cùng bộ nhưng cùng loại chỉ hoạt
động của lời nói.
Chữ 老 lão: già, chuyển chú cho 考 khảo: già. Đây là loại chuyển chú chữ cùng
thanh hay cùng vần.
13


Hình thanh 形 聲: Đây là phép thông dụng nhất trong các cách cấu tạo chữ
Hán. Chữ Hình thanh kết hợp được cả 2 xu hướng biểu ý và biểu âm. Trong cách
cấu tạo bao giờ cũng gồm 2 bộ phận: Bộ phận chỉ ý nghĩa của chữ gọi là Hình, bộ
phận chỉ âm đọc của chữ gọi là Thanh. Bộ phận chỉ ý (Hình) thường là một chữ
đơn, gốc từ Tượng hình. Bộ phận chỉ âm (Thanh) có thể là một chữ đơn, cũng có
thể là một chữ phức, gốc là chữ Chỉ sự, Hội ý…
Thí dụ:
Chữ 萊 lai do

thảo và 來 lai tạo thành. Thảo (cỏ) dùng để chỉ ý, cho biết lai

thuộc một loài cỏ, còn lai chỉ âm đọc. Nếu đổi 來 lai ra 闌 lan, ta có chữ 蘭 lan
để chỉ một loài cỏ đọc là lan.
Chữ 蛛 chu chỉ một loại côn trùng có tên là chu, trong đó 虫 trùng để chỉ nghĩa,
朱 chu để chỉ âm. Nếu ta đổi bộ trùng ra bộ thủy thì có chữ chu tên một con sông
có tên đọc là 洙 Chu.
Dấu hiệu chỉ nghĩa và chỉ thanh trong chữ hình thanh có vị trí không nhất định,
có thể khái quát thành sáu trường hợp:

- Trên hình dưới thanh như 萊 lai, 巖 nham.
- Dưới hình trên thanh, như 舅 cữu, 惑 hoặc.
- Trái hình phải thanh, như 蛛 chu, 伴 bạn.
- Phải hình trái thanh, như 削 tước, 踽 vũ.
- Ngoài hình trong thanh, như 疥 giới, 裏 lý.
- Trong hình ngoài thanh, như 悶 muộn, 辮 biện.
Trong vốn chữ Hán, chữ Hình thanh chiếm một tỉ lệ rất cao, có thể lên đến
90% và ngày nay người ta cũng thường dùng phép Hình thanh để đặt ra những chữ
mới.

1.2 Chữ Hán ở Việt Nam:
1.2.1 Quá trình du nhập chữ Hán ở Việt Nam:
Quá trình hình thành chữ Hán ở Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chủ
yếu sau:
14


Giai đoan 1: Được tính từ sau thời đại An Dương Vương, Triệu Đà thôn tính
nước ta, tức từ 111 trước Công Nguyên cho đến thế kỉ VI. Sau khi Triệu Vũ Đế
mất, Cù Thị Cơ (vợ Triệu Đà) đã cấu kết với nhà Hán và chia nước Nam Việt của
Triệu Đà thành 9 quận lệ thuộc vào nhà Hán. Năm 40 sau Công Nguyên, hai bà
Trưng dấy binh phất cờ khởi nghĩa chiếm lại 65 thành trì thuộc cõi Lĩnh Nam rồi
xưng vương. Đến năm 43 sau Công Nguyên, cuộc khởi nghĩa thất bại, nước ta lại
chịu sự thống trị của phương Bắc kéo dài đến thế kỉ thứ VI sau Công Nguyên.
“Trong thời kì này, việc du nhập và phổ biến ngôn ngữ - văn tự Hán là một chủ
trương quan trọng trong chính sách đồng hóa người bản địa của đế chế phương
Bắc. Nó đã được chính quyền đô hộ thực thi một cách ráo riết với nhiều âm mưu,
thủ đoạn cách thức khác nhau, hoặc trắng trợn áp đặt cưỡng bức, hoặc tinh vi xảo
quyệt, nhưng kết quả rất nhỏ nhoi.”[18, 30] Và kết quả là chỉ có một số từ gốc Hán
cổ được xâm nhập vào Việt Nam.

Giai đoạn 2: Được tính từ khi nhà Đường cai trị nước ta vào thế kỉ VII, VIII,
IX: Sau khi đặt ách thống trị lên đất nước ta, nhà Đường đã cho mở nhiều trường
học ở Giao Châu để cưỡng ép nhân dân ta học chữ Hán. Có thể nói, đây là giai
đoạn tiếp xúc quan trọng giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Kết quả của đợt tiếp xúc này
là hàng loạt những từ gốc Hán với đủ nội dung xâm nhập vào Viêt Nam một cách
có hệ thống. Như vậy, nếu ở giai đoạn đầu, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán chủ
yếu qua con đường khẩu ngữ thì ở giai đoạn này sự tiếp xúc ấy thông qua con
đường sách vở.. Nếu ở giai đoạn đầu từ gốc Hán ở Việt Nam được đọc theo âm
Hán cổ thì ở giai đoạn này những từ gốc Hán lại được vay mượn theo âm đọc
Trường An, còn gọi là âm Hán thời kì trung đại.
Giai đoạn 3: Được tính từ thế kỉ thứ X đến thể kỉ thứ XIX: Năm 938, Ngô
Quyền đánh tan quân Nam Hán và giành lại chủ quyền cho đất nước ta. Với tính
thần dân tộc và tự chủ cao độ ấy, nhân dân ta đã tiếp tục Việt hóa những từ vay
mượn gốc Hán được đọc theo âm Hán đời Đường và thoát li dần âm hệ Đường. Kết
quả này đã tạo ra cho tiếng Việt một lớp từ mới được Việt hóa cao độ do những từ
được mượn từ đời Đường sản sinh ra.

15


Ngoài ra, ở các thời kì tiếp theo cũng có những đợt tiếp xúc văn hóa Việt –
Hán và những đợt tiếp xúc này cũng có những ảnh hưởng nhất định về mặt ngôn
ngữ. Tuy nhiên, nó không dai dẳng như những giai đoạn trước.
Tóm lại, sự tiếp xúc văn hóa Việt – Hán là một quá trình diễn ra vô cùng lâu
dài và phức tạp. Sự tiếp xúc ấy vừa mang tính chất cưỡng chế vừa mang tính chất
tự nguyện, vừa thông qua con đường khẩu ngữ vừa thông qua con đường sách vở.

1.2.2 Việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam:
“Tia sáng chữ Hán đã bị khúc xạ đi qua lăng kính lịch sử và văn hóa Việt
Nam, từ chỗ là công cụ của bọn xâm lược Bắc phương qua nhiều thế kỉ đã được sử

dụng để nô dịch và đồng hóa người Việt, chữ Hán đi đến chỗ đã hiện diện như một
trong những phương tiện mà người Việt dùng để phát triển và bảo vệ văn hóa của
dân tộc mình. Điểm khác nhau cơ bản về giá trị sử dụng – ý nghĩa chức ngày nay
đưa đến kết quả là từ thế kỉ X trở đi, chữ Hán ở Việt Nam dần dần có những giá trị
riêng biệt và độc lập với chữ Hán ở Trung Quốc, từ cách đọc tới cách viết, từ cách
hiểu tới cách dùng.”[14, 85]
Qua nhiều thế kỉ sử dụng chữ Hán, dân tộc ta đã tạo ra nghĩa mới, từ
mới…trên cơ sở chữ Hán Trung quốc. Có thể dẫn ra một số thí dụ như sau:
Mở rộng ý nghĩa của từ Hán:
- Từ 勘 khám trong tiếng Hán có nghĩa là xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó
thêm nhiều nghĩa mới như xét, lục, khám, soát.
- Từ 首thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1.Phần trên cơ thể của con người (thủ
cấp); 2.Đứng đầu (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát
sinh thêm nghĩa mới là phần trên của cơ thể gia súc (thủ lợn, thủ bò).
Thu hẹp nghĩa từ Hán: Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình
thức.
+

Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán:

- Trong tiếng Hán từ nhất có 12 nghĩa khi đi vào tiêng Việt nó chỉ được sử
dụng có hai nghĩa: 一nhất : số thứ tự 1 và 壹 nhất: đều hay cùng.

16


- Từ 風 潮 phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1. Hướng gió và cữ thủy
triều; 2. Gió lốc, gió xoáy giữa biển khơi; 3. Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời
gian nhất định. Khi đi vào tiếng Việt chỉ có nét nghĩa thứ 3 được giữ lại.
Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai từ được sử dụng trong tiếng Hán:


+

- 凸 屼 Đột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình,
trong đó 凸 đột có nghĩa là bất chợt, 屼 ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong
tiếng Việt, chỉ có nghĩa của 凸 đột được giữ lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu
hiệu gì báo trước.
+

Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp:

- 消

Tiêu hóa trong tiếng Hán nghĩa là tiêu tan vật chất như chất đặc nấu chảy

ra chất lỏng…Nói chung, có thể dùng để chỉ sự tan rã, biến đổi vật chất. Trong
tiếng Việt 消

tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến đổi thức ăn thành

chất nuôi dưỡng cơ thể của người và vật.
Chuyển sang ý nghĩa mới:
-

Từ 外 圬 ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất

để ngăn trộm cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.
-






Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho: trong tiếng

Việt có nghĩa là béo tốt.
- 恢 鼯 Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to. Trong tiếng Việt có nghĩa là
mặt mũi sáng sủa, dễ coi.
-

徘 徊 Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại. Trong tiếng Việt có

nghĩa là trạng thái tâm lí bồn chồn, xúc động.
- 伎 倆 Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo. Trong tiếng Việt có nghĩa
là cẩn thận.
- 到 底 Đáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy. Trong tiếng Việt có nghĩa
là quá quắt trong đối xử, không chịu ở thể kém hơn đối với bất cứ ai.

17


Thay đổi sắc thái biểu cảm:
-

Trong tiếng Hán, từ 手 段 thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng

tiếng Việt thủ đoạn mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp.
-

父 女 phụ nữ, 兒 童 nhi đồng mang sắc thái trung tính, sang tiếng Việt nó


diễn đạt sắc thái dương tính.
+ Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn kiền với sự thay đổi các nét nghĩa
trong ý nghĩa biểu niệm.
-

小 心 tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương

tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).
-

利 用 Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sự dụng đồ

vật sao cho có lợi ( trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện
thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm
tính)…
Có thể nói, trong quá trình tồn tại ở Việt Nam, chữ Hán đã không ngừng phát
triển và có một số biến đổi nhất định để ngày càng thích nghi và phù hợp hơn đối
với nhu cầu sử dụng của người Việt ta.

1.3 Vấn đề âm đọc Hán Việt:
Có nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ nghiên cứu từ Việt gốc Hán nhưng định
nghĩa và giới thuyết về lớp từ này chưa phải đã hoàn toàn thống nhất. Lúc đầu,
nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm các từ Hán Việt. Thế nhưng sau
khi phân loại theo thời gian hình thành, hình thức ngữ âm và phong cách, ta thấy
rằng trước từ Hán Việt còn có từ tiền Hán Việt (Hán Việt cổ) và sau từ Hán Việt
còn có từ Hán Việt Việt hóa.
- Từ tiền Hán Việt: là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước
đời Đường. Từ khi có sự đô hộ phương Bắc, tiếng Hán được sử dụng ở Giao Châu
với tư cách một sinh ngữ. Người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt,

nhưng tiếng Việt đã có cơ sở vững vàng từ trước nên vẫn tiếp tục tồn tại. Tuy
nhiên, trải qua hàng ngàn năm một số lẻ tẻ từ Hán thường dùng đã được người Việt
dùng để lấp chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, muộn, mây, muỗi, đục,
đuốc, bùa, chuông, mùa, góc, chúa, bia…được gọi là từ tiền Hán Việt (Hán Việt
18


cổ). Như vậy, cách đọc tiền Hán Việt (Hán Việt cổ) là cách đọc chữ Hán theo âm
đọc của người Hán.
- Từ Hán Việt: Là những từ gốc Hán đời Đường – Tống được biến đổi theo
quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do thông qua con đường sách vở là chủ yếu nên những
từ Hán Việt được hình thành một cách có hệ thống, biểu đạt những khái niệm cần
thiết cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết. Còn cách đọc Hán Việt
thì ta có thể hiểu là cách đọc chữ Hán của người Việt. Tương ứng với từ tiền Hán
Việt sẽ có các từ Hán Việt sau:
Tiền Hán Việt

Hán Việt

bùa

phù

chuông

chung

mùa

vụ


góc

giác

chúa

chủ

bia

bi





- Từ Hán Việt Việt hóa: là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về
mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của các từ Hán Việt. Nói cách khác, từ Hán
Việt Việt hóa chính là những âm mới phát sinh của từ Hán Việt. So với những từ
Hán Việt, những từ Hán Việt Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. Cách đọc Hán Việt
Việt hóa là cách đọc từ Hán Việt theo âm mới phát sinh của người Việt.
Ví dụ:
Hán Việt

Hán Việt Việt hóa

dị

dễ


viên

vườn

thệ

thề

đắc

được

hồi

về

thiêm

thêm




19


Về thời điểm hình thành thì từ tiền Hán Việt là những từ gốc Hán được dân tộc
ta tiếp nhận từ trước đời Đường. Việc du nhập ấy diễn ra hết sức lẻ tẻ và các từ tiền
Hán Việt lúc bấy giờ được đọc theo âm Hán thượng cổ. Còn đối với từ Hán Việt

Việt hóa đó là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ
nghĩa và phong cách của những từ Hán Việt. Nói cách khác, từ Hán Việt Việt hóa
chính là những âm mới phát sinh của từ Hán Việt. Ví dụ như từ Hán Việt là can
phát sinh ra âm mới là gan chính là từ Hán Việt Việt hóa và cả hai đều có nghĩa là
một bộ phận trong lục phủ ngũ tạng của người hay vật.
Xét riêng về phương diện âm đọc, ta thấy mặc dù âm tiền Hán Việt (Hán Việt
cổ) và Hán Việt Việt hóa được hình thành từ hai xuất phát điểm khác nhau. Tuy
nhiên, giữa chúng có điểm chung đó là sự hình thành được diễn ra một cách lẻ tẻ,
rời rạc. Nói về từ Hán Việt mà đặc biệt là về mặt âm đọc, có thể hiểu, cách đọc Hán
Việt là một cách đọc bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể
là Đường âm dạy ở Giao Châu vào hai thế kỉ VIII, IX. Cách đọc Hán Việt là một
sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán và nền văn tự Hán. Nói đến
cách đọc Hán Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt Nam gán cho hệ thống
văn tự Hán. Khác với từ tiền Hán Việt (Hán Việt cổ) và từ Hán Việt Việt hóa, lớp
từ Hán Việt được du nhập một cách ồ ạt và tạo thành hệ thống ngữ âm riêng. Âm
Hán Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán được Việt hóa theo một con đường như
nhau được xuất phát khi tiếng Hán mất tính cách là một sinh ngữ nên đã tuân theo
những quy luật ngữ âm tiếng Việt và phụ thuộc vào bộ máy cấu âm của người Việt.
Quá trình này không phải diễn ra một sớm một chiều mà chắc chắn đã kéo dài hằng
mấy thế kỉ mới hình thành ra âm Hán Việt và được thực hiện cho tất cả các từ Hán
nằm trong thư tịch của người Hán, kể cả thư tịch có trước đời Đường và các thư
tịch của các thời sau này. Cho nên sự có mặt của cách đọc Hán Việt vừa là sự kiện
lịch sử xảy ra ở một thời điểm, vừa là cách đọc chung và phổ biến cho mọi thời kì.
Do đó, nó có tính ổn định. Trước khi học âm bạch thoại, bất kì người đọc nào đọc
sách chữ Hán hay sáng tác văn chương bằng chữ Hán đều phải dùng âm Hán Việt
làm âm đọc duy nhất.

20



- Từ những điều trên, ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của cách đọc
Hán Việt ở những điểm sau:
Cách đọc Hán Việt là tài sản riêng, quý báu của dân tộc ta, giúp ta có thể hiểu
rõ những tác phẩm thời Tiên Tần, những áng Hán văn, Đường thi, Đạo đức kinh những tác phẩm Trung Quốc được coi là thành tựu chung của nhân loại mà các dân
tộc khác trên thế giới (trừ Triều Tiên và Nhật Bản) phải tìm hiểu nó qua âm Bạch
thoại.
Từ Hán Việt chiếm số lượng rất lớn trong lớp từ vựng của dân tộc ta. Vì vậy,
việc hiểu rõ lịch sử hình thành của cách đọc Hán Việt sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
toàn bộ lịch sử diễn biến của ngữ âm tiếng Việt.
Cách đọc Hán Việt giúp cho việc đọc và phiên âm chữ Nôm của chúng ta được
thuận lợi bởi chữ Nôm là một loại chữ được xây dựng trên cơ sở dùng các yếu tố
của nền văn tự Hán và đọc với lối đọc Hán Việt. Vì vậy, có nắm chắc được quá
trình diễn biến của từng phụ âm, từng nguyên âm, từng vần Hán Việt thì mới dễ
dàng đoán định được thời điểm xuất phát của từng chữ Nôm.
Cách đọc Hán Việt cũng là một cứ liệu quan trọng để ngành Đông Phương học
thế giới nghiên cứu về ngữ âm Hán Trung cổ ở Trung Quốc. Và khi nghiên cứu
cách đọc Kan–on ở Nhật Bản, hay cả khi nghiên cứu những cách đọc có nguồn gốc
xưa hơn như cách đọc Hán Triều, cách đọc Go–on, thì đối sánh với cách đọc Hán
Việt cũng là một phương pháp đưa lại những sự gợi ý hữu ích.
 Tóm lại, trong thời đại hiện nay, toàn dân tộc Việt Nam đã thôi hẳn việc
dùng chữ Hán. Số lượng người biết và sử dụng chữ Hán ngày càng giảm dần. Thế
nhưng, cách đọc Hán Việt thì vẫn còn tiếp tục tồn tại trong lối văn viết ghi bằng
chữ quốc ngữ, tồn tại cả trong lối nói khẩu ngữ của cộng đồng. Bởi vì từ cách đọc
gắn liền với một hệ thống văn tự ngoại lai, một khối lượng khá lớn yếu tố Hán Việt
đã dần ăn sâu vào được trong tiếng Việt, hoặc trở thành những từ, hoặc trở thành
những một lớp hình vị hết sức phong phú và hết sức có hệ thống. Do đó, việc
nghiên cứu chữ Hán và cách đọc Hán Việt không phải là đặt ra vấn đề gì xa xôi, chỉ
nặng về quá khứ mà việc nghiên cứu này đặt ra một vần đề quen thuộc và rất thực
tiễn đối với tất cả chúng ta.
21



Chương 2: PHAN HUY CHÚ VÀ TẬP THƠ
HOA THIỀU NGÂM LỤC

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú:
2.1.1 Đôi nét về cuộc đời:
Phan Huy Chú lúc nhỏ có tên là Hạo, sau vì tránh tên húy triều Minh Mạng
nên đổi thành Chú. Tên tự của ông là Lâm Khanh, hiệu là Mai Phong, ông sinh vào
mùa Đông năm Nhâm Dần (1982), tại làng Thụy Khuê (còn gọi là làng Thầy),
huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Đây là một vùng
quê có phong cảnh đẹp có thắng tích nổi tiếng là Sài Sơn. Sinh ra trong một gia
đình không giàu về của cải nhưng có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông nội
là tiến sĩ Phan Huy Cận, làm quan cấp cao của triều đại Lê-Trịnh. Thân phụ là tiến
sĩ Phan Huy Ích, giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Tây Sơn như Tả thị lang
bộ hộ, Thị lang bộ binh…Thân mẫu là bà Ngô Thị Thục, em gái tiến sĩ Ngô Thì
Nhậm, người được vua Quang Trung giao cho nhiều trọng trách như cùng với Phan
Huy Ích lo việc bang giao với nhà Thanh. Anh trai là Phan Huy Thực, làm quan tới
chức Thượng thư, đã từng được vua Minh Mệnh ban dụ: Quốc gia điển lễ tắc phi
Phan Huy Thực bất khả (Điền lễ quốc gia không có Phan Huy Thực thì không
được). Vợ ông là bà Nguyễn Thị Vũ, con gái danh y tiến sĩ Nguyễn Thế Lịch,
Thượng thư bộ lại triều Tây Sơn. Như vậy cả gia đình bên nội và bên ngoại của
Phan Huy Chú đều có truyền thống văn học và khoa bảng, với hai dòng họ nổi
tiếng ở nước ta là Phan Huy và Ngô Thì đã có nhiều đóng góp cho đất nước.
Với nền tảng đó, Phan Huy Chú đã sống trọn vẹn tuổi trẻ với những năm tháng
say sưa học tập, nghiên cứu. Vốn thông minh, sớm có chí tìm tòi học tập lại được
sự dạy dỗ và rèn luyện cẩn thận của gia đình, nên Phan Huy Chú học rất giỏi, nổi
tiếng cả vùng Quốc Oai, Sơn Tây. Đặc biệt, được sống giữa mênh mông sách vở
của bao đời mà gia đình lưu trữ được, Phan Huy Chú có điều kiện đọc nhiều và hầu
như ông đã thâu tóm được đầy đủ đầu mối điển chương, tinh hoa của mọi sách vở.

Mặc dù uyên bác như thế nhưng hai lần đi thi ông chỉ đỗ tú tài nên người đời
gọi ông là Kép Thầy (ông tú kép ở làng Thầy). Dẫu không đứng trong hàng đại
22


khoa nhưng thực học, thực tài của ông vẫn nức tiếng xa gần. Minh Mạng nghe biết
nên vào năm 1821, vua triệu Phan Huy Chú vào Huế giữ chức Hàn lâm biên tu.
Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), Phan Huy Chú được sung vào sứ bộ sang Trung
Quốc. Năm 1828, thăng Thừa phủ Thừa thiên. Năm 1829, được điều làm Hiệp trấn
Quảng Nam. Sau đó bị giáng. Năm 1831, lại được cử sang Trung Quốc lần thứ hai.
Khi trở về Phan Huy Chú bị cách chức. Năm 1832, ông bị Minh Mệnh bắt đi hiệu
lực ở Giang - lưu - ba (thuộc Inđônêxia ngày nay). Sau nhiệm vụ trở về Phan Huy
Chú được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công nhưng vì chán cuộc đời làm quan
Phan Huy Chú lấy cớ đau yếu xin về nghỉ và dạy học ở Thanh Mai.
Ngày 23 - 4 năm Canh Tý (1840) tức ngày 28 - 5 - 1840, ông qua đời, mộ
chôn ở xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong, Sơn Tây, hưởng thọ 58 tuổi.

2.1.2 Sự nghiệp Phan Huy Chú:
Sau khi đỗ tú tài lần thứ nhất, ông làm ngôi nhà nhỏ ở chùa Bối Am (chùa Một
Mái) trên núi Thầy và ở đó từ năm 27 tuổi đến năm 37 tuổi (1809 – 1819). Trong
suốt mười năm đóng cửa tạ khách, Phan Huy Chú dành cả tâm trí, tài năng viết
Lịch triều hiến chương loại chí. Trong bài Tựa của bộ sách này, ông viết: “Từ khi
vào núi đến giờ mới đóng cửa tạ khách, cố sức tìm nhặt, sau khi đọc sách, được
nhàn rỗi thì lại tùy từng mục khảo xét và đính chính, có khi nghĩ được ra điều gì thì
làm ra lời bàn. Ngày tháng góp nhặt đến nay đã đã trải mười năm, biên chép xong
cộng có mười chí: Dư địa, nhân vật, quan chức, lễ nghi, khoa mục, quốc dụng, hình
luật, binh chế, văn tịch, bang giao. Chí nào cũng có lời nói đầu để kê rõ đại ý. Mỗi
chí lại được chia ra tiết, mục, chép riêng từng tập nối liền với nhau gọi là Lịch
triều hiến chương loại chí, cộng bốn mươi quyển.” [15, 134] Đây là bộ bách khoa
toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Không những thế, tiếng vang của bộ sách còn vượt

ra ngoài biên giới. Một nhà Việt Nam học người Nga, GP. Mu-ra-sê-va đã viết:
“Lịch triều hiến chương loại chí là bộ sách xứng đáng được gọi là bộ Bách khoa
toàn thư về cuộc sống Việt Nam. Công trình này thực tế không có công trình nào
sánh nổi về bề rộng phạm vi các vấn đề trong lịch sử sử học Việt Nam thời phong
kiến.” [15, 17 ] Năm 1820, Phan Huy Chú cùng với một số sĩ phu Bắc Hà được vua
Minh Mạng triệu vào kinh đô Huế. Tại đây, Phan Huy Chú được bổ làm Hàn lâm
23


viện biên tu. Tháng 4 - 1821, ông dâng bộ Lịch triều hiến chương loại chí lên vua
Minh Mệnh, được vua ban thưởng 30 lạng bạc, một chiếc áo sa, 30 cái bút, 30 thoi
mực. Sau đó ông được thăng chức Lang trung bộ lại.
Như Phan Huy Chú đã nói, Lịch triều hiến chương loại chí là một bộ sách bao
gồm 10 chí: tức những quyển sách ghi chép 10 bộ môn khác nhau được phân loại,
nghiên cứu một cách hệ thống theo trình tự:
Dư địa chí: Nghiên cứu sự thay đổi về bờ cõi qua các đời, sự khác nhau về
phong thổ của các tỉnh.
Nhân vật chí: Nói về tiểu sử các vua chúa, những người có công lao xây dựng
các triều đại, những tướng lĩnh có danh tiếng, những trí thức có đức nghiệp.
Quan chức chí: Khái quát việc đặt quan chức ở các đời, sự thay đổi tên các
quan chức, chức vị ở các ti, chế độ ban cấp bổng lộc, chế độ bổ dụng quan lại.
Lễ nghi chí: Chế độ áo mũ, xe kiệu của vua chúa, chế độ phẩm phục của quan
lại, lễ thờ cúng tang ma, lễ sách phong, tố cáo…
Khoa mục chí: Đại cương về phép thi các đời, thể lệ của các kì thi…
Quốc dụng chí: Việc làm sổ hộ khẩu, phép thu thuế, đánh thuế, tiền tệ, chế độ
ruộng đất…
Hình luật chí: Khái quát về việc định luật lệ các đời, luật các loại…
Binh chế chí: Nghiên cứu về việc đặt các ngạch quân, phép tuyển chọn quân
lính, chế độ lương bổng, quân trang, quân dụng, phép thi võ…
Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở các đời.

Bang giao chí: Chép việc bang giao của các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần của
các nước.
Ngoài công trình nổi tiếng Lịch triều hiến chương loại chí gồm 49 quyển sách
viết tay, được coi là nhà bác học, Phan Huy Chú còn là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ,
nhà khảo cứu…với các công trình sau:
Hoàng Việt dư địa chí: Là cuốn sách viết về địa lí nước ta ở thời Nguyễn. Năm
Minh Mạng thứ 11 (1833) sách này được in ở hai nơi: Hội văn đường và Quảng
văn đường. Đời Thành Thái thứ 9 (1897), Tụ văn đường in lại. “Hoàng Việt dư địa
chí gồm hai quyển, là một bộ sách có giá trị không những về mặt dư địa mà còn có
24


giá trị về mặt văn học và sử học. Đây là một bộ sách loại địa dư đã được nhà nước
phong kiến triều Nguyễn công nhận và có thể vì thế mà đã được in sớm trong số
các sách loại này vào thời Nguyễn. Qua Hoàng Việt dư địa chí, người đời sau có
thể hình dung ra hệ thống tổ chức hành chính, về núi sông thắng tích, nghề nghiệp
tập quán, và đặc biệt là về cương vực Việt Nam thời Minh Mạng, một thời kì cực
thịnh của triều Nguyễn.” [5, 2]
Hoa thiều ngâm lục: Là tập thơ do Phan Huy Chú làm lần đi sứ thứ nhất (1825)
có hai quyển: quyển thượng gồm có một bài tựa của tác giả, 161 bài thơ và ba bài
phú: quyển hạ gồm 114 bài thơ, một bài phú và 8 bài tự.
Hoa trình tục ngâm: Là tập thơ do Phan Huy Chú làm lần đi sứ thứ hai (1831),
gồm 127 bài thơ.
Dương trình ký kiến: (Ghi chép nhiều điều mắt thấy trong cuộc hành trình trên
biển). Qua đầu đề này, chúng ta biết đây là cuốn sách do Phan Huy Chú viết khi đi
hiệu lực ở Inđônêxia. Nhưng sách này hiện giờ chưa tìm thấy.
Trong quá trình tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú, đã phát
hiện thêm một số di cảo của ông chưa được biết đến. Số di cảo này tất cả là văn
xuôi, gồm có 20 biểu, tấu, tựa. Trong số những di cảo đó có hai bài mang giá trị
thông tin đặc biệt là: Nam Trình tạp ngâm tự tự và Tiến ngọc phả biểu.

Nam trình tạp ngâm tự tự: bài tựa tự tác giả viết cho Nam trình tạp ngâm. Qua
bài tựa, chúng ta biết ngoài hai tập thơ Hoa thiều ngâm lục và Hoa trình tục ngâm,
Phan Huy Chú còn một tập thơ nữa là Nam trình tạp ngâm được viết vào năm
1821. Trên đường ông từ Sơn Tây vào Huế để nhận chức theo chiếu gọi của Minh
Mệnh, Phan Huy Chú viết: “Tôi chỉ là một gã thư sinh, đội ơn có chiếu chỉ của nhà
vua gọi không dám lấy cớ là một kẻ quê mùa đau yếu để từ chối. Nam Trình tạp
ngâm tự tự tháng đầu năm (tháng giêng, tôi từ biệt núi cũ lên đường vào Kinh.
Trên đường đi trải ngắm phong cảnh, sông ngòi, đồng ruộng, núi biển mênh mông,
xúc cảm trước cảnh vật, đều có thơ ngâm vịnh...Nhân sắp xếp số thơ đó lại được 36
bài, đặt tên là Nam trình tạp ngâm. Năm Tân Tỵ, tiết thanh minh, Hàn lâm viện
Mai Phong chủ nhân viết ở quán trọ bên sông Hương.” [15, 32]

25


×