Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.74 KB, 20 trang )

Lời nói đầu
Ngân hàng thơng mại đợc hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của nền
kinh tế và ngợc lại, với sự phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của mình, Ngân hàng
lại tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Qua các giai đoạn phát triển khác nhau
trong lịch sử, ở tất cả các quốc gia, Ngân hàng đều đợc coi là "bà đỡ của nền kinh tế".
Các ngân hàng luôn luôn hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và an
toàn trong kinh doanh. Các mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhng cũng
có lúc mâu thuẫn với nhau.
Hoạt động cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và ngân hàng đợc phép sử dụng số tiền đó để cho vay. Vì vậy khi ngân hàng
cho vay tiền thì họ yêu cầu ngời vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời gian quy
định hay ngân hàng cho vay những nơi mà rủi ro do không trả đợc nợ là thấp nhất.
Nhng hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn luôn gặp phải rủi ro và có tác
động lớn tới từng cá nhân, từng đơn vị kinh tế và nền kinh tế. Đặc biệt các rủi ro
trong hoạt động ngân hàng có thể gây nên những ảnh hởng tiêu cực đối với nền
kinh tế và chính trị của đất nớc.
Bất kỳ một ngân hàng nào trên thế giới trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng
đều xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi ở các mức độ khác nhau. Đây là vấn đề
bình thờng đối với các ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Song ở Việt
Nam, vấn đề này đã trở thành vấn đề không bình thờng của hoạt động kinh doanh tiền
tệ, đòi hỏi các nhà chức năng có biện pháp phối hợp xử lý để làm lành mạnh hoá hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng là kênh chủ
yếu thực hiện huy động vốn và cho vay để phát triển kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp
Việt Nam có vốn chủ sở hữu rất thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng để hoạt động.
Thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm 85%-95% tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng
thơng mại Việt Nam. Một bộ phận tài sản bị đông cứng trong tài sản thế chấp không
sinh lời sẽ làm cho vốn không luân chuyển đợc, ngân hàng bị thua lỗ, huy động vốn và
cho vay bị thu hẹp, ảnh hởng tiêu cực đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến
tốc độ tăng trởng của nền kinh tế.
1
Đề tài đợc lựa chọn là Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng th-


ơng mại trong nền kinh tế thị trờng.
Phần I
Lý luận chung về nợ quá hạn
I. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thơng mại trong
nền kinh tế thị trờng.
1. Định nghĩa ngân hàng thơng mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam: Ngân hàng thơng mại là một doanh
nghiệp đợc thành lập theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật
để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung thờng xuyên là
nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và
các hoạt động khác có liên quan.
2. Đặc trng và vai trò của ngân hàng thơng mại.
2.1. Đặc trng: So với hoạt động của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị
trờng, hoạt động của ngân hàng có những điểm khác biệt sau:
- Tiền tệ là hàng hoá kinh doanh của ngân hàng thơng mại. Nó chịu tác động của
nhiều yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát đợc hết nh kinh tế, chính trị, xã hội...
- Hoạt động ngân hàng có nhiều mối quan hệ phức tạp với các chủ thể kinh tế nh
ngời gửi tiền, ngời sử dụng dịch vụ trung gian, ngời vay vốn (gồm Nhà nớc, tổ chức xã
hội, doanh nghiệp và cá nhân) trong và ngoài nớc. Do đó hoạt động của ngân hàng có
ảnh hởng tới hầu hết các thành viên trong xã hội, trong nền kinh tế và có tác động lớn
tới nền kinh tế và tình hình xã hội của đất nớc.
- Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là nguồn tiền của ngời khác, nó
lớn hơn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tiền gửi của dân c và các tổ chức
kinh tế với các kỳ hạn khác nhau chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của ngân hàng và
ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện số tiền này và cả lãi cho họ. Hơn nữa,
ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian duy nhất đợc nhận tiền gửi dới 12 tháng.
2
2.2. Vai trò của hoạt động tín dụng.
a. Đối với ngân hàng
Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng và là nghiệp vụ mang lại lợi

tức cao nhất cho ngân hàng nhng đây là nghiệp vụ có tính rủi ro cao. Nguồn thu từ hoạt
động tín dụng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu của ngân hàng. ở Việt Nam tỷ lệ này
là 85% - 90%. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ kiếm đợc lợi nhuận cho bản
thân mình từ khoản chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lợi nhuận này là cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Cho vay là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Nếu ngân hàng nhận
tiền gửi mà không sử dụng số tiền đó để cho vay thì ngân hàng không thực hiện đợc vai
trò cầu nối của mình, ngân hàng sẽ bị thua lỗ do vẫn phải trả lãi cho tiền gửi trong khi
không có hoặc có rất ít thu nhập.
b. Đối với doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trờng, vốn tự có của các doanh nghiệp hầu nh đều nhỏ hơn
nhu cầu sử dụng vốn. Do đó nguồn vốn đi vay ngân hàng của doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn và quan trọng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Đó là do tín dụng ngân hàng thoả mãn đợc nhu cầu vốn cho thanh toán, kinh
doanh, đầu t của ngời đi vay mà không tốn nhiều công sức, chi phí, thời gian cho việc
tìm kiếm nguồn vốn. Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất
và linh hoạt nhất dễ tiếp cận ở mọi lúc, mọi nơi với các điều kiện và phơng thức thanh
toán phong phú, đa dạng, mặt khác, có thể đáp ứng đợc nhu cầu vốn lớn có thời hạn dài
cho các doanh nghiệp.
II. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
1. Định nghĩa nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ phát sinh khi kết thúc thời hạn mà ngời vay không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng.
Các khoản cho vay của ngân hàng đợc chia làm nhiều loại nhng đặc biệt chú ý đến
3 loại nợ: Nợ kém tiêu chuẩn; Nợ có dấu hiệu nghi ngờ; Nợ khê đọng không còn khả
năng thu hồi.
Ba loại nợ đó đợc xem là nợ quá hạn. Nh vậy, nợ quá hạn là các khoản nợ mà ngời
vay không có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Khi đáo hạn ng-
3
ời vay không trả đợc nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ này từ nợ

trong hạn sang nợ quá hạn.
2. Phân loại nợ quá hạn
Thông thờng nợ quá hạn đợc phân loại theo khả năng thu hồi
- Nợ quá hạn thông thờng: đó là các khoản nợ đến ngày đáo hạn ngời vay cha trả
nợ cho ngân hàng nhng khả năng hoàn trả là khá cao. Sự chậm trễ trong việc trả nợ là
ngắn.
Nợ quá hạn khó đòi (nợ khó đòi): đó là những khoản nợ đã quá hạn một thời gian
dài mà con nợ không có khả năng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Khả
năng thu hồi khoản nợ này là thấp và quá trình thu nợ thờng gặp khó khăn và phức tạp.
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (mất vốn): đó là những khoản nợ quá hạn
mà ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để thu nợ nhng không thể thu đợc toàn bộ
hoặc một phần nợ gốc. Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là bằng không và ngân hàng
xác định khoản nợ này là không thu hồi đợc và đã mất.
Ngoài cách phân loại trên, nợ quá hạn còn đợc phân loại theo thời gian;theo biện
pháp bảo đảm tiền vay;...
3. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nợ quá hạn bắt nguồn từ ngân hàng, từ khách
hàng và có cả lý do từ những điều kiện khách quan khác. Trong bản đề án này chủ yếu
đề cập nguyên nhân đến từ khách hàng. Có các nguyên nhân sau:
a. Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích:
Khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng với mục đích đã đa ra trong
đơn xin vay vốn và gặp rủi ro từ đó ảnh hởng dây chuyền đến ngân hàng.
b. Do khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng kém
Do trình độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp
kém, thiếu kinh nghiệm không đánh giá, phân tích những biến động và xu hớng phát
triển của thị trờng, bị động trớc sự thay đổi của môi trờng kinh tế, không tìm ra hớng đi
cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp bị thua lỗ, dự án không có hiệu quả và nguồn trả
nợ ngân hàng bị đe doạ.
4
c. Do khách hàng kém thích nghi với môi trờng cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trờng, các chủ thể kinh tế luôn luôn phải cạnh tranh với
nhau. Doanh nghiệp không cạnh tranh đợc dẫn đến phá sản, không còn khả năng trả nợ
cho ngân hàng.
d. Do khách hàng cố tình lừa đảo
Khách hàng dùng cùng một tài sản thế chấp để vay vốn nhiều ngân hàng, dùng
giấy tờ giả mạo để kinh doanh trái phép và vay vốn ngân hàng. Khi đã đợc vay vốn thì
sử dụng cho các mục đích cá nhân hoặc bỏ trốn. Hoặc lúc đầu khách hàng vay và trả nợ
nghiêm chỉnh, khi tạo đợc lòng tin của ngân hàng thì sử dụng vào mục đích khác. Nếu
ngân hàng không phát hiện kịp thời thì đây sẽ là nguyên nhân phát sinh các khoản nợ
khó đòi hay mất vốn.
III. ảnh hởng của nợ quá hạn.
1. Đối với hoạt động của ngân hàng.
Kinh nghiệm cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản đa đến sự thất bại của
ngân hàng xuất phát từ những khoản tín dụng gặp khó khăn khi thu hồi. Nợ quá hạn
làm cho nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng nh đổ vỡ ngân hàng là rất lớn.
a. Giảm vòng quay vốn của ngân hàng
Nợ quá hạn phát sinh tức là một phần nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn
đọng trong các khoản nợ này. ảnh hởng trớc mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự
ứ đọng vốn, làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng.
b. Giảm lợi nhuận
Với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn cao, ngân hàng sẽ phải trích Quỹ phòng
ngừa rủi ro từ chi phí hoặc lợi nhuận lớn. Do đó lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút.
c. Giảm khả năng thanh toán
Ngân hàng thờng lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay
đầu t mới..) và dòng tiền vào (tiền gửi nhận đợc, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay...) tại các
thời điểm trong tơng lai. Khi món nợ không đợc thanh toán đúng hạn sẽ dẫn đến sự
không ăn khớp (hay tạo ra khoảng trống) giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào của ngân
hàng. Lúc này ngân hàng buộc phải đi vay, bán các tài sản của mình để xoá bỏ khoảng
trống đó. Trong điều kiện nh vậy ngân hàng bỏ lỡ cơ hội tối đa hoá lợi nhuận. Nếu gặp
5

khó khăn trong quá trình đó thì khả năng thanh toán các khoản tiền gửi tại ngân hàng bị
suy yếu và hạn chế.
d. Giảm uy tín
Tỷ lệ nợ quá hạn cao cho thấy tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của
ngân hàng và uy tín của ngân hàng bị đe doạ. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân
hàng trên thị trờng sẽ yếu đi, ngân hàng gặp phải khó khăn trong việc huy động tiền gửi
của dân c và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, ngân hàng khác. Việc khôi phục
uy tín lại là rất khó khăn.
e. Phá sản ngân hàng
Với các khoản nợ quá hạn lớn, đặc biệt là các khoản mất vốn lớn, quỹ phòng ngừa
rủi ro của ngân hàng không đủ bù đắp thì ngân hàng phải lấy vốn chủ sở hữu ra để bù
đắp. Từ đó rủi ro phá sản là rất lớn.
2. Đối với hoạt động của khách hàng
a. Tăng chi phí
Khi doanh nghiệp để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn lãi suất trong hạn
thì chi phí của họ tăng lên. Tình hình tài chính của họ đã khó khăn lại càng khó khăn
hơn. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng là không thể tránh khỏi.
b. Giảm uy tín của khách hàng trên thị trờng và với ngân hàng
Khách hàng để phát sinh nợ quá hạn là dấu hiệu nói lên sự hoạt động kém hiệu
quả của khách hàng và uy tín của khách hàng sẽ bị giảm sút. Từ đó dẫn đến việc họ sẽ
gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục vay vốn tại ngân hàng đó. Mặt khác, do hệ thống
thông tin về khách hàng giữa các ngân hàng nên họ cũng sẽ khó tiếp cận đợc với nguồn
vốn vay ngân hàng từ các ngân hàng khác. Đồng thời các bạn hàng của doanh nghiệp
cũng sẽ do dự khi thiết lập quan hệ kinh tế với doanh nghiệp.
3. Đối với nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng - tài chính là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và chứa đựng
nhiều rủi ro. Chỉ cần một tổn thơng nhỏ cũng có thể gây nên những xáo động lớn trong
quá trình điều hành nền kinh tế.
Khi một ngân hàng bị thua lỗ, phá sản sẽ gây ảnh hởng tiêu cực đến hoạt động của
các thành viên trong xã hội. Tâm lý hoang mang mất tin tởng vào hệ thống ngân hàng

6
sẽ lan truyền nhanh chóng và làm nhiều ngời gửi tiền kéo đến các ngân hàng khác rút
tiền. Điều này khiến hàng loạt ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Trong trờng hợp
xấu nhất có thể là sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Hậu
quả của nó là sự khủng hoảng xã hội, kinh tế và chính trị. Dân chúng sẽ không còn tin
tởng vào ngân hàng trong nhiều năm. Dù sau đó khi hệ thống ngân hàng hồi phục thì
cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Để khôi
phục niềm tin của dân chúng không phải là một sớm, một chiều.
Phần II.
7
Các biện pháp xử lý nợ quá hạn và một số kiến nghị.
1.Các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
Tuỳ theo mức độ khác nhau của nợ quá hạn mà ngân hàng thơng mại có những
cách xử lý khác nhau, ở đây chỉ đề cập đến xử lý nợ khó đòi và mất vốn.
Để tiến hành xử lý các khoản nợ khó đòi các ngân hàng có thể tiến hành một số
biện pháp sau tuỳ thuộc vào từng loại nợ khó đòi phát sinh.
a. Bán nợ
Đây là một biện pháp đợc áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có thị trờng tài chính
phát triển. Các khoản nợ quá hạn sẽ đợc ngân hàng chào bán.
Tất nhiên việc chào bán chủ yếu là các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi
thấp. Ngân hàng không có đủ khả năng để tiếp tục theo dõi và thu nợ. Việc bán nợ sẽ
giúp ngân hàng thu hồi đợc vốn trong thời gian ngắn mặc dù số nợ thu đợc sẽ giảm đi.
Đó là cái giá của việc chuyển nhợng rủi ro sang đối tợng khác.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể bán các khoản nợ khác khi có nhu cầu cần thiết
về tiền mặt.
b. Thanh lý
Thanh lý là ép ngời vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng mà hai
bên đã thoả thuận, áp dụng và sử dụng tất cả các biện pháp pháp lý để thu nợ. Việc
thanh lý có thể đợc tiến hành bằng một số biện pháp sau:
+ Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp, cầm cố của

mình. Việc các khách hàng tự nguyện bán tài sản thế chấp thờng đợc giá cao hơn là bị
buộc phải phát mại. Khi đó khách hàng cũng đỡ bị mất uy tín của mình trên thơng tr-
ờng, và ngân hàng cũng tránh đợc các chi phí và thủ tục pháp lý gắn liền với việc sở
hữu và phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Trong số các biện pháp thanh lý thì việc
khách hàng tự bán tài sản thế chấp, cầm cố có lẽ là có lợi nhất đối với cả khách hàng và
ngân hàng.
8
+ Gán nợ cho ngân hàng và ngân hàng tự bán tài sản thế chấp để thu nợ theo thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng. Hớng giải quyết này là không mấy dễ dàng vì đây
không phải là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Trong trờng hợp này, ngân
hàng thờng mua lại tài sản thế chấp đó để làm văn phòng làm việc, trụ sở giao dịch, cho
thuê, góp vốn liên doanh, liên kết.
+ Ngân hàng đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố.
Trong trờng hợp tài sản thế chấp bán đi không đủ để bù đắp nợ thì ngân hàng có thể
nhận pháp quyết của toà án về phần chênh lệch chẳng hạn ngân hàng đợc phép thu
thêm nếu ngời vay còn có các tài sản khác.
Ngân hàng chỉ hạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong tài sản thế
chấp, cầm cố và thực sự thu đợc tiền hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên trớc bạ cho
ngân hàng nếu ngân hàng nhận gán nợ. Tiền thu đợc từ bán tài sản thế chấp, cầm cố sau
khi trừ các chi phí xử lý tài sản u tiên toàn bộ để trả nợ ngân hàng theo thứ tự trả nợ gốc
trớc. Nếu tiền thu đợc từ việc bán tài sản dùng để thanh toán nợ còn thiếu thì phải tiếp
tục theo dõi để tiếp tục xử lý thu hồi nợ.
c. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Trong trờng hợp doanh nghiệp có phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngân hàng đã
tiến hành mọi biện pháp để thu hồi nợ mà doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh
toán các khoản nợ đối với ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp.
Ngân hàng sau khi bán tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp mà không thu đ-
ợc đủ tiền đã cho vay sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm và có quyền yêu cầu tuyên
bố phá sản doanh nghiệp để thu nốt phần nợ còn lại.

d. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro nhất. Do đó
việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro nhằm bảo vệ ngời gửi tiền, giúp ngân
hàng bảo toàn vốn kinh doanh, tạo nền tảng vững mạnh cho ngân hàng trong hoạt động
của mình. Do có khoản mất vốn nên ngân hàng phải tìm kiếm nguồn bù đắp. Nguồn
9

×