Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Trường từ vựng tình yêu trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.45 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HUỆ
MSSV: 6075424

TRƯỜNG TỪ VỰNG TÌNH YÊU TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Cần Thơ, 5-2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích – yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B – PHẦN NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRƯỜNG TỪ VỰNG TÌNH
YÊU
1.1. Từ vựng


1.1.1 Khái quát về từ vựng
1.1.2 Từ trong tiếng việt
1.1.2.1 Các quan niệm về từ tiếng việt
1.1.2.2 Đặc điểm của từ tiếng việt
1.1.2.3 Các kiểu cấu tạo từ tiếng việt
1.2. Trường từ vựng tình yêu
1.2.1. Trường từ vựng
1.2.1.1. Khái niệm
1.2.1.2. Phân loại
1.2.2. Quan niệm về tình yêu
1.2.3. Khái niệm trường từ vựng tình yêu

Chương II: TRƯỜNG TỪ VỰNG TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN
BÍNH
2.1. Khái lược về Nguyễn Bính
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Sự nghiệp thơ ca
2.1.3. Đặc điểm thơ
2.1.3.1. Trước Cách Mạng
2.1.3.2. Sau Cách Mạng
2.2. Trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính


2.2.1. Tổng quan về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính
2.2.1.1 Trước Cách Mạng
2.2.1.2 Sau Cách Mạng
2.2.2. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính
2.2.2.1. Trước Cách Mạng
2.2.2.1.1. Đối tượng
2.2.2.1.2. Hoạt động

2.2.2.1.3. Cảm xúc
2.2.2.2. Sau Cách Mạng
2.2.2.2.1. Đối tượng
2.2.2.2.2. Hoạt động
2.2.2.2.3. Cảm xúc

C – PHẦN KẾT LUẬN


A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Vào đầu thế kỉ XX, trên thi đàn Việt Nam đã xuất hiện một hiện tượng lạ, gây
xôn xao dư luận đương thời, đó là sự ra đời của thơ Mới. Nổi bật là nhà thơ Xuân Diệu
và Nguyễn Bính với hai phong cách thơ khác nhau. Nếu như Xuân Diệu xây dựng lầu
thơ của mình trên đất trần gian, để mở cửa đón chào những lứa đôi yêu đương tình tự,
thì Nguyễn Bính lại gieo trong mảnh vườn địa đàng của mình những hạt giống tình
quê. Ông đã thổi vào thơ ca Việt Nam một làn gió mát mang hơi hướng của hương
đồng cỏ nội. Những vần thơ tình của ông luôn làm rung động hàng triệu trái tim độc
giả ở mọi thời đại. Tình yêu trong thơ ông không chỉ là của riêng hai người, của nỗi
niềm nhớ thương mẹ cha, người chị, đứa em, vườn dâu, ao cá, bến đò – những tình
cảm vốn gắn bó với những người, những vật của thôn quê đã có tự bao đời, mà tình
yêu ấy còn trãi rộng ra khắp mọi miền quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu.
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là phương tiện đầu tiên thể hiện tâm tư tình
cảm. Vì vậy, với đề tài “Trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính”, chúng tôi
muốn làm rõ vốn từ vựng được nhà thơ sử dụng để nói về tình yêu. Qua đó, phần nào
thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương , đất nước và con người Việt Nam.
Chúng tôi mong có thể góp thêm một phần hiểu biết ít ỏi của mình vào “kho tàng”
mang tên Nguyễn Bính. Đó cũng là lí do chúng tôi chọn đề tài này.

2. Lịch sử vấn đề:

“Trường từ vựng” là một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều, đến nay vẫn còn
tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về việc xác định các trường từ vựng cũng như về
khái niệm trường từ vựng. Ngay đến tên gọi cũng thể hiện sự không thống nhất, có
người gọi là trường nghĩa nhưng có người lại gọi là trường từ vựng, trường từ vựng ngữ nghĩa…
Trong quyển Dẫn luận ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp đã sử dụng khái
niệm trường nghĩa và ông cho rằng: xoay quanh vấn đề trường nghĩa, có hai khuynh
hướng chủ yếu:


Khuynh hướng thứ nhất quan niệm: “trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà
các từ trong ngôn ngữ biểu hiện” [11; 109]. Và ông đưa ra hai đại diện cho khuynh
hướng trên là J.Trier và L.Weisgerber cùng với những quan điểm của họ. Đồng thời,
ông còn nêu ra những hạn chế cơ bản trong quan điểm của hai tác giả trên. Theo ông:
“cơ sở Triết học của lí thuyết trường nghĩa là duy tâm, nó thoát li thực tế nhận thức
thế giới, thoát li bản chất của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người để sa
vào lĩnh vực các tư tưởng thuần tuý…Trong thực tế, cũng không có những biên giới rõ
rệt và bất biến giữa các trường khái niệm và trường từ vựng như J.Trier đã cố gắng
chứng minh” [11; 110].
Khuynh hướng thứ hai lại “cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở
các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó
nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.” [11; 110]. Những
trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học đó cũng có rất nhiều
kiểu khác nhau. Và Nguyễn Thiện Giáp đã liệt kê hàng loạt kiểu trường nghĩa như:
trường cấu tạo từ với hai tác giả tiêu biểu là Konradt – Hicking, trường từ vựng – cú
pháp do Muller và Porzing nêu ra,…
Nhìn chung, Nguyễn Thiện Giáp đã khái quát được phần nào lược sử về trường
từ vựng, giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, dễ tiếp cận hơn với vấn đề này.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê, phân tích, đánh giá mà vẫn chưa đưa
ra được một quan niệm thống nhất về trường từ vựng cũng như những tiêu chí để xác
lập trường.

Đỗ Hữu Châu trong quyển Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng thì lại sử dụng khái
niệm “Trường từ vựng ngữ - nghĩa”. Trước hết, ông đi vào làm rõ và xác định đối
tượng, tiêu chí ứng với thuật ngữ “trường”, từ đó khái quát đối tượng của “trường từ
vựng – ngữ nghĩa” mà ông sẽ bàn đến. Đó là “ bao gồm những tập hợp từ vựng có sự
đồng nhất về ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy.”[5; 273]. Tiếp đến, ông
trình bày giản yếu về lịch sử khái niệm “trường” trong ngôn ngữ học. Ông cũng quan
niệm lí thuyết trường chia làm hai khuynh hướng.
Khuynh hướng thứ nhất là quan niệm về lí thuyết trường trực tuyến, gắn liền
với tên tuổi của J. Trier và L.Weisgerber. Đây cũng chính là khuynh hướng quan niệm
trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện do Nguyễn
Thiện Giáp nêu ra. Chúng chỉ khác nhau ở tên gọi. Khuynh hướng thứ hai là quan


niệm về các trường tuyến tính (xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí
ngôn ngữ học – Nguyễn Thiện Giáp), tiêu biểu là Porzing. Tuy nhên, công trình
nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu có phần sâu sắc hơn, ông triển khai vấn đề cụ thể và rõ
ràng hơn.
Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Châu còn quan tâm nghiên cứu đến vấn đề tiêu chí xác
lập trường. Theo ông, có thể phân thành hai loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lớn:
trường biểu vật và trường biểu niệm. Sau đó, ông tiếp tục đưa ra cơ sở để phân lập hai
loại trường trên.
Có thể nói, Đỗ Hữu Châu đã khai thác sâu và trọn vẹn hơn về vấn đề trường từ
vựng. Ông đã chỉ ra được những hạn chế, nhập nhằng trong các quan niệm của các nhà
ngôn ngữ. Từ đó, ông đưa ra hướng giải quyết hợp lí cho quan điểm của mình.
Từ công trình của Đỗ Hữu Châu, nhiều tác giả về sau đã dựa trên cơ sở kế thừa
quan điểm của ông để đi vào nghiên cứu vấn đề “Trường từ vựng”. Cụ thể:
Bùi Tất Tươm trong Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt định nghĩa:
“Các từ trong từ vựng có quan hệ với nhau thành các hệ thống lớn nhỏ tùy theo các
tiêu chí tập hợp chúng. Một tập hợp từ theo các tiêu chí về nghĩa gọi là một trường
nghĩa” [22; 68]. Tuy nhiên, ông không sử dụng khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa

như Đỗ Hữu Châu mà ông dùng khái niệm trường nghĩa.
Dựa vào chức năng của từ mà ông chia trường nghĩa làm hai loại: trường liên
tưởng và trường kết hợp. Trong các trường này lại bao hàm những trường nhỏ hơn.
Trong quyển Nhập môn ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ đã đưa ra khái niệm về
trường nghĩa, đồng thời cũng chấp nhận vấn đề trường nghĩa có nhiều cách gọi khác
nhau: trường từ vựng, trường từ vựng - ngữ nghĩa,…Các tác giả này còn phân loại
trường nghĩa ra làm ba loại: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm và trường
nghĩa liên tưởng. Họ cũng chạm đến phương diện các quan hệ trong trường nghĩa với
hai quan hệ: quan hệ thượng – hạ nghĩa và quan hệ đồng nghĩa - quan hệ trái nghĩa.
Do mang tính chất là giáo trình, nhập môn nên các tác giả không tập trung khai
thác vấn đề trường từ vựng một cách sâu sắc và chi tiết. Bên cạnh đó, những công
trình này cũng chỉ nghiên cứu vấn đề trên bề mặt lí thuyết. Phải đến sau này, một số
tác giả mới dựa vào lí thuyết trên để tiến hành nghiên cứu trường từ vựng trong văn
chương, văn hóa người Việt.


Trước tiên, phải kể đến bài nghiên cứu Trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân
Diệu của Vũ Thị Ân, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, năm 2003. Tác giả đã sử dụng phương
pháp định lượng trường nghĩa của từ yêu để tiến hành thống kê định lượng nhằm rút ra
những nhận xét chính xác. Từ đó, đối chiếu với những kết luận của giới phê bình,
nghiên cứu về thơ Xuân Diệu bấy lâu nay. Song song với quá trình thống kê, định
lượng trường nghĩa từ yêu trong thơ Xuân Diệu, tác giả còn thống kê, định lượng
trường nghĩa từ yêu trong thơ Nguyễn Bính để so sánh điểm khác nhau giữa hai nhà
thơ này. Trên cơ sở lấy từ yêu làm từ khóa, tác giả đã xác lập danh sách những từ ngữ
cùng trường nghĩa với từ yêu trên ba phương diện cơ bản: 1- những từ ngữ chỉ những
đối tượng mà cảm xúc yêu thương của các nhà thơ hướng tới và bày tỏ, hoặc là những
từ ngữ chỉ những sự vật, những đối tượng có liên quan; 2- những từ ngữ biểu thị
những hành động , những cảm xúc, những trạng thái, những kết quả của tình yêu; 3những từ ngữ biểu thị những cung bậc, những sắc thái của tình yêu. Ta thấy, cách chia
này giúp cho người đọc tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn nhưng ranh giới phân chia giữa ba
phương diện trên thì lại chưa thật rõ ràng, hợp lí.

Bằng phương pháp trên, tác giả đã thật sự làm nổi bật được đặc điểm sử dụng từ
trong thơ Xuân Diệu. Nhưng do dung lượng một bài báo quá ngắn nên tác giả cũng chỉ
dừng lại trên bề mặt những con số thống kê mà chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu
trực tiếp văn bản thơ của Xuân Diệu.
Trong bài nghiên cứu Trường ngữ nghĩa các yếu tố liên quan đến nước trong ca
dao, tục ngữ người Việt của Lưu Văn Din, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, năm 2010, người
viết đã trình bày vấn đề khá mạch lạc. Sau khi dẫn nhập vào vấn đề, người viết đưa ra
khái niệm và phân loại trường từ vựng ngữ nghĩa và đi vào khảo sát nội dung chính
của bài nghiên cứu. Người viết chia trường từ vựng ngữ nghĩa các yếu tố liên quan đến
nước ra làm 5 nhóm trường nghĩa: 1- trường nghĩa chỉ không gian tồn tại của nước, 2chỉ dạng thức tồn tại và tính chất của nước, 3- trạng thái vận động của nước, 4- đời
sống sinh hoạt và canh tác của người Việt trong môi trường nước, 5- chỉ cội nguồn
quốc gia, dân tộc, địa bàn sinh sống của người Việt. Trong mỗi nhóm lại có các tiểu
nhóm trường nghĩa.
Với cách phân chia này, người viết đã trình bày được khá đầy đủ , rõ ràng các
yếu tố ngôn ngữ liên quan đến nước trong kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú
của người Việt. Nhưng theo chúng tôi, sẽ hợp lí và khoa học hơn nếu người viết tiến


hành thống kê , đưa ra số liệu cụ thể để giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát, toàn
diện hơn về vấn đề mà người viết đã đưa ra.
Trong bài viết Trường nghĩa ẩm thực trong các bài viết về bóng đá, Tạp chí
Ngôn ngữ và Đời sống, số 7, năm 2009, các tác giả đã khai thác ở khía cạnh “chuyển
trường nghĩa”, tức là “dùng từ ngữ của trường nghĩa này để thay thế cho các từ ngữ
vốn được xem là đặc trưng của một trường nghĩa khác”[1; 34]. Họ đưa ra những lí do
vì sao từ ngữ thuộc trường nghĩa ẩm thực lại được sử dụng rộng rãi khi viết về bóng đá
. Sau đó, tiến hành phân chia trường nghĩa thành 4 nhóm chính: 1- Từ ngữ gọi tên món
ăn, 2- Từ ngữ gọi tên bữa ăn, 3- Từ ngữ gọi tên hành động ăn uống, 4- Từ ngữ gọi tên
trạng thái, tâm lí của người ăn.
Nhìn chung, các tác giả đã tiếp cận vấn đề Trường từ vựng ở một góc độ mới,
thể hiện được sự linh hoạt, uyển chuyển kì diệu của ngôn ngữ và khả năng sáng tạo vô

tận của con người trong việc phản ánh thế giới khách quan.
Trong bài viết Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ lửa thiêng của Huy
Cận, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 1 + 2, năm 2010, tác giả đã dựa trên nhận định
của các nhà phê bình như Đỗ Lai Thúy, Hoài Thanh, Xuân Diệu…để khảo sát, thống
kê, phân tích từ chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận, nhằm lí giải
thấu đáo hơn những nhận định đó. Tác giả cũng chia từ ngữ chỉ không gian ra thành
nhiều nhóm nhỏ và thể hiện số lượng, tỉ lệ qua bảng thống kê. Đồng thời, tác giả còn
đưa ra cách nhận diện từ chỉ không gian qua những từ chứng đi kèm. Trong quá trình
phân tích, tác giả còn so sánh không gian trong thơ Huy Cận với không gian trong thơ
những thi sĩ khác cùng thời như Lưu Trọng Lư, Chế Lan viên, Nguyễn Bính,…
Có thể nói, cách làm không mới nhưng công trình này đã trình bày vấn đề rất rõ
ràng, hợp lí. Qua Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy
Cận, tác giả đã nêu bật được nỗi khắc khoải không gian trong thơ Huy Cận – đặc trưng
của thơ ông. Và đã giúp người tiếp nhận hiểu sâu hơn về cảm quan nghệ thuật của Huy
Cận trước cuộc sống cũng như đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong thơ ông.
Tóm lại, qua những công trình trên, chúng ta có thể hình dung ra được “diện
mạo” của trường từ vựng trong ngôn ngữ Tiếng việt. Từ đó, có hướng tiếp cận đúng
đắn để đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề “Trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn
Bính”.


Cùng với những công trình về ngôn ngữ, còn có những công trình nghiên cứu
về Nguyễn Bính trên rất nhiều phương diện. Cụ thể:
Trong quyển Thơ tình Nguyễn Bính, Vũ Thanh Việt đã đi sâu vào vấn đề thân
phận tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cùng những phương thức biểu hiện của nó. Ông
viết: “Thơ Nguyễn Bính là tiếng lòng buồn bã, lỡ làng của trái tim đang thổn thức yêu
đương, và đến với người đọc như một cô gái quê kín đáo , mặn mà, duyên dáng”[24;
35]. Đồng thời, ông còn tập hợp những bài thơ tình đặc sắc của Nguyễn Bính và cả
những giai thoại, những kỉ niệm về nhà thơ. Từ đó, giúp cho người đọc có cái nhìn
khái quát hơn, hiểu rõ hơn về nhà thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, trong công trình này,

Vũ Thanh Việt đã quá chú trọng đến mảng đề tài tình yêu đôi lứa mà bỏ qua một mảng
đề tài cũng rất quan trọng, đó là tình yêu quê hương, đất nước trong thơ Nguyễn Bính.
Trong bài nghiên cứu Đóng góp của thơ Nguyễn Bính, Vũ Quần Phương đánh
giá rất cao sức hút của những bài thơ quê của “thi sĩ họ Nguyễn”: “Nhà thơ này yêu
thôn quê một cách kỳ lạ, cái tình yêu ấy làm cho thơ anh, ở những câu bình dị nhất
vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên riêng xao động lòng người. Giọng anh vừa cất
lên người ta đã nhận ngay ra hình bóng của quê hương làng mạc. Cách ăn nói nghĩ
ngợi của bà con làng xóm đã thấm vào Nguyễn Bính. Nhiều khi, không hẳn là nghĩa
chữ, ý câu mà chỉ bằng cái giọng nói, cái cách nói, Nguyễn Bính đã tắm hồn chúng ta
vào trong hồn của quê hương dân dã.” [15; 135]. Trong bài viết này, Vũ Quần Phương
cũng đã chỉ ra được sự thay đổi trong thơ Nguyễn Bính từ sau Cách Mạng Tháng Tám.
Cùng với những biến động của đời sống thì “quê hương” của Nguyễn Bính đã không
còn khép lại trong không gian sau lũy tre làng nữa và tình yêu quê hương của Nguyễn
Bính giờ đây đã trở thành tình yêu đất nước, phẩm chất trữ tình Cách Mạng cũng bắt
đầu nhuần nhuyễn hơn trong thơ Nguyễn Bính.
Hà Minh Đức trong quyển Một thời đại trong thi ca thì đi vào nghiên cứu vấn
đề hình ảnh quê hương, cảnh vật và con người trong thơ Nguyễn Bính. Ông phát hiện:
“Nguyễn Bính đã nói được ước vọng sâu xa của những người nông dân lam lũ ước
mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa đồng với thiên nhiên cảnh vật làng quê tươi
thắm. Nguyễn Bính có chất liệu thi ca riêng…Nguyễn Bính đã tạo nên một khuôn mặt
làng quê của riêng mình” [9 ;186]. Bởi vì “Thơ Nguyễn Bính không có nhiều những
bức tranh quê cụ thể như Anh Thơ, hoặc tỉ mỉ với cảnh, với người như Đoàn Văn Cừ
nhưng lại khơi gợi nhiều ở thế giới nội tâm, ở tình đời, tình người” [9; 188]. Ông đã


phác họa lại những mối tình quê, vốn được Nguyễn Bính ấp ủ trong thơ và phần nào
thể hiện được tình cảm của Nguyễn Bính đối với làng quê, cảnh quê và dân quê.
Trong quyển Thi sĩ của yêu thương, Hoài Việt đã giới thiệu về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Bính, một cuộc đời sôi nổi, đầy sóng gió, một sự
nghiệp sáng giá đáng được trân trọng. Đặc biệt, ông còn tái hiện lại hình ảnh nhà thơ

Nguyễn Bính qua những kí ức, hoài niệm của những người thân nhà thơ. Ông rất quan
tâm và đánh giá cao những vần thơ nhớ quê của Nguyễn Bính.. Ông cho rằng: “Người
ta thuộc nằm lòng thơ Nguyễn Bính viết kể về quê hương, bởi vì quê hương đã nằm
sâu trong lòng anh…” [23; 17]. Và “Tâm hồn Nguyễn Bính giống như cây đàn muôn
diệu. Thoáng một chút gió là rung lên. Nhưng đây là những thoáng gió quê hương,
những thoáng gió thổi từ đồng nội tới” [23; 27]. Dù vậy, trong công trình này, Hoài
Việt có phần thiên về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Bính mà lại quên đi thế giới nghệ
thuật thơ muôn màu muôn vẻ của ông.

Trong quyển Nguyễn Bính – Tác gia và tác

phẩm, Hà Minh Đức và Đoàn Đức Phương không chỉ đề cập đến những công trình
nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ của Nguyễn Bính, mà còn đề cập rất nhiều đến
những nghiên cứu về hành trình một đời thơ và cả những bài thơ hay của ông. Nó gần
như phác họa đầy đủ “chân dung”, “cuộc sống”, tài năng, nhân cách của nhà thơ
Nguyễn Bính. Cụ thể:
Tôn Phương Lan đã gọi Nguyễn Bính bằng một cái tên rất thân thương và gần
gũi: nhà thơ chân quê và cho rằng: “Khi Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên và phần
lớn các nhà thơ đương thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây và chính nét đó đã
mang lại cho phong trào Thơ Mới những đặc sắc, thì Nguyễn Bính mang đến cho
phong trào thơ một phong cách mộc mạc, chân quê” [10; 202]. Bởi thơ ông không chỉ
viết cho bao người, mà trước hết, đấy là tâm tình của chính ông, của một hồn thơ lai
láng mà mỗi khi “trái tim ông rung, sự vật vào thơ, nên thơ” [10; 204]. Thế nên, khi
thời đại “chuyển mình” thì hồn thơ của ông cũng được mở rộng và các cung bậc tình
cảm cũng trở nên đa thanh đa điệu hơn.
Bên cạnh hình ảnh của một nhà thơ Nguyễn Bính, trong công trình này, chúng
ta còn bắt gặp một Nguyễn Bính khác – chiến sĩ Cách Mạng. Thế nên, Thái Bạch đã
gọi Nguyễn Bính là: “nhà thơ kháng chiến”. [10; 102]. Bảo Định Giang thì lại cho
rằng: “Trong nhiều năm tháng chịu đựng mọi nỗi gian khổ, anh đã đi “mút mùa” với



Cách Mạng cho tới ngày nhắm mắt ở quê nhà và để lại cho đời những tập thơ quí giá”
[10; 83]. Hay nói như Hoàng Tấn: “Nguyễn Bính là một vì sao sáng” [10; 84].
Bùi Hạnh Cẩn trong quyển Nguyễn Bính và Tôi cũng đã ghi lại rất nhiều kỷ
niệm, những câu chuyện có thật về Nguyễn Bính, giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời
thật và cuộc đời thơ của Nguyễn Bính cũng như con người của nhà thơ. Biết thêm
những nguyên nhân đưa hồn thơ Nguyễn Bính gắn với làng quê mộc mạc hay những
cuộc tình duyên quê trong thơ ông là xuất phát từ đâu. “Nguyễn Bính và Tôi” như là
một quyển hồi kí đưa chúng ta đến gần với nhà thơ Nguyễn Bính hơn.
Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình khác như: Nguyễn Bính – Thơ và Đời của
Hoàng Xuân, Tuyển Tập Nguyễn Bính của các tác giả Vũ Quốc Ái, Quang Huy, Đỗ
Đình Thọ, Kim Ngọc Diệu sưu tầm và tuyển chọn, Về một cuộc Cách Mạng trong thi
ca phong trào Thơ Mới do Phan Cự Đệ biên soạn, 150 bài thơ tình của Nguyễn Bính
do Ái nữ Hồng Cầu sưu tập, Ba đỉnh cao Thơ Mới Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn
Mặc Tử của Chu Văn Sơn,…
Có thể nói, mỗi công trình nghiên cứu đều có hướng tiếp cận, khám phá riêng
và cũng có giá trị riêng. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ tập
trung, đi sâu khai thác làm nổi bật giá trị về nội dung, tư tưởng nghệ thuật của các thi
phẩm cũng như tài năng, thành công, đóng góp của nhà thơ Nguyễn Bính trên thi đàn
Thơ Mới nói riêng và trong nền thơ ca dân tộc nói chung.
“Trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính” là một vấn đề thuộc về ngôn
ngữ trong thơ Nguyễn Bính, đây là một đề tài hoàn toàn mới. Đến nay, vẫn chưa tìm
được một công trình nào nói về vấn đề này. Song, trên cơ sở những công trình đã nêu,
chúng tôi sẽ ghi nhận các ý kiến, nhận định từ các công trình đó nhằm định hướng cho
chúng tôi hoàn thành đề tài này.
3. Mục đích – yêu cầu:
Tìm hiểu vấn đề “Trường từ vựng tình yêu” trong thơ Nguyễn Bính, thông qua
những tác phẩm của nhà thơ, để thấy được cách sử dụng từ độc đáo của ông. Qua đó,
làm rõ được vấn đề tình yêu quê hương, đất nước và con người của nhà thơ. Cuối
cùng, tiến hành kết luận về những đóng góp của nhà Nguyễn Bính cho thơ ca Việt

Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu:


Nhằm làm rõ vấn đề “Trường từ vựng tình yêu” trong thơ Nguyễn Bính, chúng
tôi sẽ đi vào khảo sát bảy tập thơ đã được xuất bản của Nguyễn Bính vào trước Cách
Mạng Tháng Tám và các tập thơ tiêu biểu của ông từ sau Cách Mạng Tháng Tám, để
thấy được sự thay đổi trong thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, do dung lượng của các tập
thơ quá đồ sộ, chúng tôi không thể khảo sát hết được. Vì vậy, chúng tôi chỉ đề cập đến
những câu thơ đặc sắc, những bài thơ hay trong những tập thơ tiêu biểu của Nguyễn
Bính. Cụ thể:
Trước Cách Mạng: gồm các tập thơ: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương
cố nhân, Một nghìn cửa sổ, Người con gái ở lầu hoa, Mười hai bến nước, Mây tần,
Thơ lẻ.
Sau Cách Mạng: gồm các tập thơ: Đồng Tháp Mười, Đêm sao sáng, Gửi người
vợ miền Nam, Tình nghĩa đôi ta, Thơ lẻ.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Trước hết, chúng tôi tiến hành sưu tầm tài liệu. Sau đó, chúng tôi sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so
sánh,…để thấy được sự độc đáo trong cách sử dụng từ của Nguyễn Bính, đồng thời,
chỉ ra được nét khác biệt, mới lạ của nhà thơ Nguyễn Bính so với những nhà thơ cùng
trào lưu.
Tất cả những phương pháp trên sẽ được thực hiện không phải một cách riêng lẻ,
biệt lập mà chúng được vận dụng, phối hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu, khảo
sát, phân tích trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính.


B – PHẦN NỘI DUNG

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRƯỜNG TỪ VỰNG
TÌNH YÊU
1.1 Từ vựng
1.1.1 Khái quát về từ vựng
Từ vựng là tập hợp vốn từ của một ngôn ngữ. Vốn từ bao gồm toàn bộ các từ và
bộ phận tuơng đương với từ, tức thành ngữ. Trong đó, từ là đơn vị cơ bản nhất.
Từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của một ngôn ngữ, giữ vai trò quan
trọng nhất và chiếm số lượng phong phú nhất. Hơn bộ phận nào hết, từ vựng phản ánh
trực tiếp và rộng rãi thực tế khách quan, nền văn hoá của dân tộc, nhanh chóng hưởng
ứng mọi sự thay đổi của xã hội trong mọi mặt sinh hoạt của đời sống.

1.1.2 Từ trong Tiếng Việt
1.1.2.1 Các quan niệm về từ Tiếng Việt
Nhìn chung, có hai khuynh hướng quan niệm về từ Tiếng Việt:
a. Từ Tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng)
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emenneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn
Thiện Giáp.
- Emenneau định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có
thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu.
- Cao Xuân Hạo: Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác
nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị, hình
tiết, từ tiết, đơn tiết hoặc đơn giản là từ. Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất
cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay
quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu
của Tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết.
- Nguyễn Thiện Giáp: Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa
dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền.
b. Từ Tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết
- Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lâp, có hình thức vật chất và có
nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử.



- Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị
khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý
nghĩa và chức năng ngữ pháp.
- Hồ Lê: Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực,
hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về
cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.
- Đái Xuân Ninh: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và
cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị
và lập thành một khối hoàn chỉnh.
- Lưu Văn Lăng: …Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói
từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn nhỏ nhất…Từ có thể
gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại
không theo quan hệ thuần cú pháp Tiếng Việt.
- Đỗ Hữu Châu: Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức nhất định, tuân theo những kiểu
đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.
Với rất nhiều cách hiểu về từ khác nhau như thế, tựu chung lại, có thể hiểu: từ
là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, mang tính sẵn có, cố định, bắt buộc. Từ là
đơn vị nhỏ nhất trực tiếp tạo câu.

1.1.2.2 Đặc điểm của từ Tiếng Việt
Ngoài những đặc điểm chung vừa nêu ở trên (từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn
ngữ có nghĩa…), từ Tiếng Việt còn có những đặc điểm sau:
- Từ Tiếng Việt có thể đơn âm tiết hoặc đa âm tiết
Ví dụ:
▫ Đi, đứng, ăn, nói, đẹp, xấu…
▫ Quốc gia, sơn hà, dễ dãi, cà phê, bồ hóng…
Quốc, gia, sơn, hà…vốn là những tiếng được vay mượn từ tiếng Hán. Trong

nguyên ngữ, những tiếng này được sử dụng như từ, nhưng khi đươc tiếp nhận vào
Tiếng Việt, với tinh thần độc lập dân tộc, với sự sáng tạo của người Việt, chúng chỉ
được sử dụng như đơn vị cấu tạo từ. Tức là chúng phải kết hợp với một yếu tố khác
nữa mới hoạt động tự do được trong câu. Những yếu tố như dãi, phê…cũng vậy. Trong
Tiếng Việt chúng ta, dễ dãi, cà phê, bồ hóng…phải đi liền một khối mới có nghĩa trọn


vẹn. Như vậy, bên cạnh những từ đơn âm tiết (như đi, đứng, ăn, nói…), thì trong
Tiếng Việt còn có những từ đa âm tiết (như dễ dãi, quốc gia, cà phê, xà phòng, bồ
hóng…).
- Từ Tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có biến
thể hình thái học. Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, từ có thể có biến thể về mặt hình
thái.Ví dụ:
▫ To go có thể có các biến thể theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau
trong câu:
▫ To go → goes: thì hiện tại, chủ từ là ngôi thứ ba số ít
▫ To go→ went: thì quá khứ, sử dụng không phụ thuộc vào chủ từ.

Trong khi đó, Tiếng Việt không hề có biến thể hình thái học. Những từ đi, học,
nói… vẫn bất biến trong mọi quan hệ ngữ pháp và chức năng ngữ pháp trong câu. Dù
là ở thì hiện tại hay quá khứ thì bản thân từ đi vẫn không thay đổi. Còn hiện tượng
người miền Nam có thể nói trăng, trời uốn lưỡi, trong khi người miền Bắc nói giăng,
giời thì không phải là biến thể hình thái học mà chỉ là biến âm do thói quen phát âm
của từng địa phương.
- Nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được biểu
hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu. Trong các ngôn ngữ biến hình, nhìn vào hình
thái của từ, người ta có thể xác định được nghĩa ngữ pháp của chúng (Ví dụ: danh từ,
chúng ta có thể dựa vào các hậu tố như –ion, -er, -or, -ment,…; tính từ dựa vào –ive, ful, -al,…). Trong Tiếng Việt, từ không có dấu hiệu hình thức giúp xác định nghĩa ngữ
pháp mà phải dựa vào các loại từ hay phó từ như con, cái, chiếc,… (đối với danh từ),
đã, đang, sẽ, rất, hơi,… ( đối với động từ và tính từ).

- Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp có quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, muốn xác
định nghĩa từ vựng của từ võng trong những câu sau:
a. Võng anh đi trước, võng nàng theo sau.
b. Người ta võng anh ấy đến bệnh viện.
c. Tấm ván võng xuống.
ta không thể chỉ dựa vào chức năng ngữ pháp của chúng trong trường hợp cụ thể.

1.1.2.3 Các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt
a. Từ đơn


Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Ví dụ: Trường, lớp, chạy,
nhảy, xanh, đỏ, tím, vàng, yêu, ghét,….
- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có
nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ của nước ngoài như tiếng
Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…
- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt
của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan
hệ gia đình, xã hội, các số đếm,…
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy ( theo thống kê
của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ Tiếng Việt) nhưng lại là
những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có
liên quan đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho Tiếng Việt.

b. Từ ghép
Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ
ý nghĩa.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai loại
chính:
● Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
- Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố thì:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau
- Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những
phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp.
- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả
là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi
trường hợp. Như thế sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa
xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu
đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép thành ba loại nhỏ:


+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình
ngữ nghĩa AB = A + B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để
biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung có ý nghĩa riêng
của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo là từ chỉ đồ mặt nói chung, trong đó có cả
quần lẫn áo.
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ
nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng
với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm
kiếm,…
+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô
hình ngữ nghĩa AB > A + B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là
phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó có sự tổng hợp nghĩa của các thành
tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Ví dụ: đất
nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố

được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia, trong đó có những nét tiêu biểu là đất
và nước.
● Từ ghép chính phụ:
Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ
thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thườgn có một yếu tố
chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên những
sự vật, tính chất có ý ngãi khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh
hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật,
đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật,
hoạt động hoặc đặc trưng đó.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép
chính phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác
dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật, hoạt
động, đặc trưng cụ thể. Cho nên, có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này
là tác dụng phân loại.Ví dụ:


▫ Nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nho, nhà buôn,…
▫ Làm dâu, làm duyên, làm ruộng, làm thợ, làm việc,…
▫ Vui mắt, vui miệng, vui tai, vui tính,…
+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố
phụ có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó, khiến cho cả từ ghép này khác
với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc
thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về mặt ý nghĩa. Ví dụ:
▫ Xanh biếc, xanh đậm, xanh lè, xanh nhạt,…
▫ Ốm nhách, ốm nhom, ốm teo, ốm tong ,…
▫ Đen thui, đen sì, đen ngòm, đen kịt,…

So sánh xanh lè với xanh và xanh biếc thì rõ ràng, ta có thể phân biệt dễ
dàng nhờ vào các thành tố phụ có tác dụng bổ sung sắc thái ý nghĩa cho từ.

c. Từ láy
Đến nay, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về vấn đề từ láy, nếu xét trên
quan điểm đồng đại thì tạm thời có thể chấp nhận: Từ láy là những từ gồm nhiều tiếng,
giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa.
● Đặc điểm:
- Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu hiện
ở một trong các dạng sau:
+ Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu. Ví dụ: vắng vẻ, vui vẻ, lạnh lẽo,
dễ dàng, nhẹ nhàng,…
+ Hoặc giống nhau ở phần vần. Ví dụ: co ro, lác đác, lúng túng, lẫy bẫy,
lim dim, bâng khuâng,…
+ Hoặc giống nhau ở cả phần phụ âm đầu lẫn phần vần. Ví dụ: đo đỏ,
tim tím, hao hao, mằn mặn,…
+ Riêng thanh điệu, ở từ láy đôi thường tuân theo qui tắc biến thanh:
Cao



/

?

Thấp

\




~

- Mối quan hệ về mặt ngữ âmtrong từ láy tạo nên sự hòa phối ngữ âm có tác dụng
biểu trưng hóa, tức là tạo ra một thứ ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng mà người
bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không phải thuộc bản ngữ.


● Phân loại:
Kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận giống nhau trong từ, có thể phân từ
láy thành các loại :
+ Từ láy đôi: là từ láy gồm có hai tiếng. Có các dạng cấu tạo láy đôi như sau:
▫ Từ láy bộ phận: từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu.
∙ Giống nhau ở phần phụ âm đầu gọi là láy âm: lạnh lùng, mơ màng, say
sưa, sạch sẽ, thơ thẩn, …
∙ Giống nhau ở phần vần gọi là láy vần: lề mề, khéo léo,lác đác, lanh
chanh, lom khom, lơ thơ,…
▫ Từ láy hoàn toàn: ngoại trừ những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn
toàn. Gồm các dạng:
∙ Giống cả phần vần, phụ âm đầu,và thanh điệu: ào ào, ầm ầm, xanh
xanh, đen đen, vàng vàng, …
∙ Giống phần vần, phụ âm đầu, khác thanh điệu: mằn mặn, đo đỏ, tim
tím, đu đủ,…
∙ Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ
âm cuối do sự chi phối của qui luật dị hóa: ngòn ngọt, tôn tốt, đèm đẹp, bàng bạc,…
+ Từ láy ba và từ láy tư: thực tế mà nói, từ láy ba và từ láy tư có số lượng
không nhiều. Đa phần, chúng được cấu tạo dựa trên cơ chế láy của từ láy đôi mà thôi.
▫ Từ láy ba: dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Ví dụ:
· sạch → sạch sành sanh
· xốp → xốp xồm xộp

∙ lơ

→ lơ tơ mơ

▫ Từ láy tư: phần lớn dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ
ghép. So với từ láy ba thì từ láy tư có cấu tạo đa dạng hơn. Ví dụ:
· vớ vẩn → vớ va vớ vẩn
· bồi hồi

→ bổi hổi bồi hồi

· thơ thẩn → lơ thơ lẩn thẩn
· hăm hở → hăm hăm hở hở

d. Từ ngẫu hợp


Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp. Đấy là trường hợp mà
giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa. VD: Cổ hũ, mè nheo, mồ hôi,
bồ hóng,…Ngoài ra, có thể xếp những từ như cà phê, axít, apatit,…vào các loại này.

1.2. Trường từ vựng tình yêu
1.2.1 Trường từ vựng
1.2.1.1 Khái niệm
Trước hết, để có một cách hiểu chung, thống nhất về một số khái niệm liên
quan đến đề tài, chúng tôi xin đưa ra quan niệm của mình về khái niệm “Trường từ
vựng”.
Trường từ vựng (hay còn gọi là trường nghĩa, trường từ vựng ngữ nghĩa) là một
phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang còn nhiều kiến giải khác nhau về vấn đề
xác định các trường từ vựng.

Từ vựng vốn là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ.
Song, từ vựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các đơn vị này. Từ vựng là một
hệ thống. Do đó, giữa các đơn vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hê nhất
định. Một trong những mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ về ngữ
nghĩa. Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa sẽ tập hợp thành trường từ
vựng. Hay nói như Đỗ Hữu Châu: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng
căn cứ vào một nét nghĩa đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Theo ông, cách hiểu như thế
đủ rộng rãi để có thể dung nạp tất cả sự tập hợp các đơn vị từ vựng được tiến hành
theo các tiêu chí khác nhau.
Các nhà ngôn ngữ thường chia trường từ vựng thành các loại: trường biểu vật,
trường biểu niệm, trường nghĩa tuyến tình và trường liên tưởng dựa trên ý nghĩa của từ
(ý nghĩa ngôn ngữ).

1.2.1.2 Phân loại
Hiện nay, tồn tại rất nhiều hướng quan niệm về trường từ vựng và tương ứng
với mỗi quan niệm đó là các hệ thống phân loại trường khác nhau. Tuy nhiên, các loại
trường từ vựng (gọi tắt là trường nghĩa) sau đây: trường nghĩa trực tuyến, trường nghĩa
tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng là được nhắc đến nhiều nhất.
Trường nghĩa trực tuyến: vốn từ của một ngôn ngữ được chia thành các trường
nghĩa trực tuyến thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau, dựa vào nét nghĩa phạm trù
chung nhất đến các nét nghĩa phạm trù nhỏ hơn, rồi các nét nghĩa loại, hạng và các nét


nghĩa riêng biệt. Đây là lối sắp xếp vốn từ của một ngôn ngữ theo các trường nghĩa
biểu vật và biểu niệm, rất có lợi cho người sử dụng. Nó tạo cơ sở cho việc soạn các từ
điển không sắp xếp theo trật tự chữ cái đầu truyền thống mà theo các lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống.
Trường nghĩa tuyến tính: các từ trong hoạt động kết hợp nhau theo trật tự trước
sau, nghĩa là theo chiều ngang, chiều tuyến tính. Như thế, ngoài các trường nghĩa trực
tuyến, lại có thể tập hợp các từ có chung khả năng kết hợp với một từ nào đó lập nên

các trường nghĩa tuyến tính của từ ấy. Ví dụ các trường nghĩa tuyến tính của từ BÀN:
Một, hai/ vài, các, những, mọi, + BÀN
Làm, đóng, chế tạo, sửa chữa, dọn,…+ BÀN
BÀN + này, kia, ấy, nọ/ của…, do…, để…, ở…,.v.v…
BÀN + to, nhỏ, tốt, xấu/ gỗ, sắt, đá/ ăn, học, nước,…
Trường nghĩa liên tưởng: Theo Charles Bally, mỗi từ phát ra là một kích thích
có thể làm trung tâm của một trường liên tưởng ngữ nghĩa. Từ BÒ trong tiếng Pháp có
thể làm người ta liên tưởng tới nhiều ý nghĩa ngoài ý nghĩa về một con bò cụ thể hay
khái niệm bò với các thuộc tính động vật có vú, loài nhai lại, có sừng, cho sữa, thịt,
sức kéo,…Như vậy, khi một từ được phát ra, người nghe một mặt lĩnh hội ý nghĩa của
riêng từ ấy, mặt khác có thể liên tưởng tới nhiều sự kiện xã hội và cá nhân phong phú,
sinh động. Toàn bộ các từ mang ý nghĩa liên tưởng ấy họp lại thành trường liên tưởng
ngữ nghĩa của từ. Lí thuyết về trường liên tưởng ngữ nghĩa có tác dụng tốt trong việc lí
giải cái gọi là thơ trừu tượng của một số tác giả văn chương.
1.2.2 Quan niệm về tình yêu
Tình yêu luôn là một điều hết sức kì diệu. Mỗi người chúng ta đều dành một
góc nhỏ trong tim để lưu giữ nó như là một báu vật vậy. Và với mỗi người thì tình yêu
lại được định nghĩa theo những phương thức khác nhau.
Có người cho rằng “tình yêu có thể an ủi được tất cả, có thể an ủi ngay chính
những ưu phiền mà nó gây ra – P. Rochipedre”.[28]
Đôi khi “tình yêu là một tình cảm vĩ đại nhất, nó sáng tạo nên điều kì diệu, sáng
tạo nên những con người mới, nó làm ra những giá trị vĩ đại nhất của con người Makarenko”.[28]


Hay “tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao
giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lí. Chỉ có
những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai – Albert Camus”.[28]
Và “tình yêu là một đóa hoa tuyệt vời, nhưng phải có lòng can đảm mới có thể
đưa ta đến bên bờ vực thẳm để hái lấy đóa hoa đó – G. Sand”.[28]
Tình yêu, với các nhà tâm lí học thì lại là “sự rung cảm của một tâm hồn khi

gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của hai trái tim, làm người ta nhìn thấy
mọi vật tươi đẹp hơn.”[27]
Và yêu còn có nghĩa là “đối xử với một ai đó tốt hơn tất cả mọi người, tốt hơn
với cả chính bản thân mình – Mark Boikv”[27]
Các nhà thơ Việt Nam cũng đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để định
nghĩa tình yêu, rồi cuối cùng, buộc lòng phải thừa nhận:
“ làm sao cắt nghĩa được tình yêu”
( Xuân Diệu)
Ngay đến “ông hoàng của thơ tình” mà cũng phải thốt lên một cách bất lực thế.
Bởi tình yêu là một hiện thực gắn với cuộc sống của mỗi con người, thế nhưng, tình
yêu lại là một khái niệm trừu tượng. Chỉ một định nghĩa về tình yêu đôi lứa thôi, mà
đến nay đã có quá nhiều quan niệm khác nhau và chưa có quan niệm nào thật sự chính
xác, thuyết phục, huống hồ là quan niệm về tình yêu ở phương diện rộng hơn (tình yêu
quê hương, đất nước và con người). Do vậy, để có cách hiểu chung, thống nhất về khái
niệm tình yêu, chúng tôi xin đưa ra quan niệm của mình về khái niệm tình yêu.
Theo Từ điển tiếng việt, “tình yêu là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật
thiết và có trách nhiệm với người với vật”[ 997; 17].

1.1.3 Khái niệm trường từ vựng tình yêu
Là tập hợp các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về một nét nghĩa nào đó có
liên quan đến tình yêu.
Có thể xác lập trường từ vựng tình yêu qua ba phương diện như sau:
- Đối tượng: anh, em, cô, tôi, chàng, nàng, cha, mẹ, quê hương,…
- Hoạt động: đi, đập, đốt, giết, giữ, đấu tranh, bảo vệ,…
- Cảm xúc: bồi hồi, bơ vơ, chua cay, hạnh phúc, lạnh lùng, lẻ loi, lưu
luyến, thẫn thờ, vội vàng,…


Ở đây, chúng tôi xét trường từ vựng tình yêu là xét trong trường nghĩa liên
tưởng.

Tiêu chí phân loại 3 phương diện trên:
Đối tượng: bao gồm những từ biểu thị khái niệm chung về một loại sự vật nào
đó.
Hoạt động: bao gồm những từ biểu thị hoạt động và có “chủ ý”, “hữu đích”.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận diện những từ này qua từ chứng (những từ thường
đi kèm với từ chỉ hoạt động) như : hãy, đừng,…
Cảm xúc: bao gồm những từ mang tính chất tĩnh, không có “chủ ý”, “vô đích”.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dựa vào từ chứng để nhận diện: rất, cực kì, hơi,
khá,…từ chỉ cảm xúc có thể đặt sau các từ đi kèm này

Chương hai: TRƯỜNG TỪ VỰNG TÌNH YÊU TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH
2.1 Khái lược về Nguyễn Bính
2.1.1 Cuộc đời
Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xóm
Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, ( nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định. Ông mất ngày 20 – 01 – 1966 tại Nam Định.
Thân sinh của Nguyễn Bính là cụ Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, tính
tình điềm đạm và hiền lành. Lúc còn nhỏ, Nguyễn Bính theo học với cha, sau đó, ông
được cụ đồ Bùi Trình Khiêm – cậu ruột của ông – đón về nuôi dạy, lo cho ăn học.
Sớm mồ côi mẹ nên Nguyễn Bính đã phải lang thang, phiêu bạt kiếm sống nơi
xứ người. Khi hơn mười tuổi, Nguyễn Bính theo một người bạn lên Thái Nguyên để
sinh sống nhưng cuộc sống quá khó khăn nên ông trở về Hà Nội. Thời gian đầu, ông
làm công việc bán báo, sau đó, ông theo anh trai là Trúc Đường ( Nguyễn Mạnh Phác)
về Hà Đông kiếm sống.


Năm 1940, khi Trúc Đường chuyển ra Hà Nội thì Nguyễn Bính xin được vào
Huế sang tác thơ. Ít lâu sau, Nguyễn Bính trở lại Hà Nội, về thăm quê rồi lại đi.
Năm 1943, Nguyễn Bính vào thẳng Nam Bộ, cùng đi còn có Tô Hoài và Vũ

Trọng Can. Năm 1944, ông đến ở tại Yểm Yểm thư trang của nhà thơ Đông Hồ và nữ
sĩ Mộng Tuyết tại Hà Tiên, được gần một năm thì ông vào Sài Gòn.
Đầu năm 1947, ông hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ,
công tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và được giao giữ những trách nhiệm trọng
yếu: phụ trách Hội văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch giá, phó chủ nhiệm tỉnh Việt minh
tỉnh Rạch giá, sau làm ở Ban Văn Nghệ thuộc phòng tuyên huấn Quân khu tám.
Khoảng năm 1952, Nguyễn Bính về ở rừng U Minh. Ở đây, ông đã lập gia đình
với bà Nguyễn Hồng Châu, sinh được hai người con gái là Nguyễn Bính Hồng Cầu và
Hương Mai.
Tháng 11 năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Nhà văn Việt
Nam. Năm 1956, làm chủ bút tuần báo Trăm Hoa.
Đầu năm 1964, Nguyễn Bính về công tác ở Ty Văn hóa Nam Hà. Mùa hè năm
1965, ông cùng cơ quan sơ tán về xã Nhơn Nghĩa , huyện Lí Nhân ( Hà Nam). Tại đây,
ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ văn cho đến lúc mất.

2.1.2 Sự nghiệp thơ ca
Nguyễn Bính làm thơ từ khi còn rất bé. Năm 13 tuổi, ông đã đạt giải nhất trong
cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Từ năm 1935 – 1936, ông bắt đầu bước
chân vào thi đàn Việt Nam, với bài thơ được đăng báo đầu tiên là “ Cô hái mơ” (1936).
Năm 1937, ông cho ra đời tập thơ “Tâm hồn tôi” và được nhận giải thưởng của
Tự Lực Văn Đoàn. Từ đó, Nguyễn Bính càng say mê sáng tác và liên tục cho ra đời
những tác phẩm mới.
Từ năm 1937 – 1945, ông đã cho trình làng bạn đọc cả nước đến 7 tập thơ:
Tâm hồn tôi – năm 1940
Lỡ bước sang ngang – 1940
Hương cố nhân – 1941
Một nghìn cửa sổ - 1941
Người con gái ở lầu hoa – 1942
Mười hai bến nước – 1942
Mây tần – 1942



Ngoài ra, ông còn sáng tác kịch thơ “Bóng giai nhân” vào năm 1942 (soạn
chung với Yến Lan), truyện thơ “Cây đàn tỳ bà” năm 1944.
Từ sau năm 1945, ông tiếp tục sáng tác thơ, viết truyện kí, tùy bút và đã cho
xuất bản:
Tập thơ yêu nước – 1946
Ông lão mài gươm – 1947
Đồng Tháp Mười – 1955
Trả ta về - 1955
Gửi người vợ miền Nam – 1955
Trông bóng cờ bay (truyện thơ) – 1957
Nước giếng thơi (tập thơ chọn) - 1957
Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ) – 1958
Tình nghĩa đôi ta – 1960
Cô Son ( chèo) – 1961
Đêm sao sáng – 1962
Người lái đò sông Vị (chèo) - 1964
Năm 2000, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
cho các thi phẩm: Gửi người vợ miền Nam, Đêm sao sáng, Nước giếng thơi và Lỡ
bước sang ngang.

2.1.3 Đặc điểm thơ Nguyễn Bính
2.1.3.1 Trước Cách Mạng
Nguyễn Bính là người luôn sống gắn bó với làng quê, là “thi sĩ của đồng quê”.
Tình yêu mà ông dành cho quê hương là vô bờ bến. Quê hương trong thơ ông được
cảm nhận trực tiếp qua những chất liệu và hình ảnh cụ thể trong những ngày Nguyễn
Bính sống ở quê, rồi quê hương với những hình ảnh lung linh thăng hoa đi về hư hư
thực thực qua nỗi nhớ và sự xa cách trong không gian, thời gian khi ông ở chốn thị
thành. Cuộc sống thị thành trong buổi đầu có dan díu say mê nhưng càng về sau ông

càng cảm thấy trống trãi và xa lạ. Cũng chính vì thế mà hình ảnh và cảm xúc về làng
quê trong thơ Nguyễn Bính có nhiều lớp, lớp trực tiếp, lớp nên thơ, lớp tượng trưng hư
ảo.
Nguyễn Bính còn là nhà thơ của tình yêu trắc trở. Thơ ông mộc mạc, dễ hiểu,
gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng lao động. Thơ ông là lời tâm tình của


×