Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Viễn khách trong thơ đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.86 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

DƯƠNG THỊ YẾN NHI

VIỄN KHÁCH TRONG THƠ ĐƯỜNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: PHẠM HOÀNG NGHĨA

Cần Thơ, 05/2011

Trang 1


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng. Nền văn hóa
này được hình thành từ lúc con người ở dạng động vật bậc cao, qua quá trình lao động
con người dần dần hoàn thiện về trí óc và cơ thể. Và cũng từ đó lịch sử của dân tộc
được hình thành. Cùng với dòng chảy của lịch sử, con người phải trải qua những cuộc
đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm hay đấu tranh trong nội bộ dân tộc… để
sinh tồn và phát triển. Bên cạnh những nhu cầu về vật chất, con người còn có những
nhu cầu về tinh thần qua những buổi sinh hoạt vui chơi. Để đáp ứng nhu cầu đó, văn
hóa nghệ thuật bắt đầu xuất hiện, lúc đầu quy mô và chất lượng còn hạn chế. Nhưng
càng về sau nó càng trở nên hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Nói đến văn hóa phương Đông, người ta thường đề cập đến văn hóa Trung


Quốc, vì văn hóa Trung Quốc được xem là “cái nôi” của văn hóa phương Đông.
Trong đó văn học đóng một vai trò hết sức to lớn. Đây là nền văn học có ảnh hưởng
không nhỏ đến các nước láng giềng trong đó có nước ta. Vì vậy việc tìm hiểu văn học
Trung Quốc là việc làm bổ ích, thú vị đối với giới nghiên cứu nói chung và những giáo
viên tương lai nói riêng.
Khi nói đến văn học Trung Quốc người ta thường nghĩ ngay đến văn học đời
Đường, đặc biệt là thơ Đường. Thời Đường được xem là “thời đại hoàng kim” của
văn học Trung Quốc nói riêng và của nhân loại nói chung. Suốt gần 300 năm ngự trị,
đời Đường có khoảng 2300 nhà thơ, trên 4300 bài thơ. Mỗi bài thơ là một kiệt tác làm
rung động lòng người bao thế hệ. Bất kì ai khi đọc thơ Đường cũng đều thán phục và
học hỏi theo. Trước làn sóng cuồn cuộn đó, thơ ca ở nước ta thời Trung đại, đã tràn
ngập hơi thở của các bài thơ Đường. Và hơi thở ấy, nó còn lan tỏa đến cả thơ ca hiện
đại mà điển hình là thơ mới.
Đồng thời trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông ở nước ta hiện nay thì phần thơ Đường, thơ Trung đại và thơ mới
chiếm vị trí hết sức quan trọng. Muốn học sinh hiểu thật sâu, thật sát các loại thơ trên
đặc biệt là thơ Đường đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt được thật kỹ thời đại và bóng
dáng của con người thời đại đó đã được phản ánh trong thơ như thế nào thì mới truyền

Trang 2


đạt cho các em thật tốt. Cho nên, tôi đã chọn đề tài “Viễn khách trong thơ Đường”
cũng chính vì những lý do trên.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Như ta đã biết thơ Đường là đỉnh cao của nghệ thuật, đã đạt được những thành
tựu rực rỡ cả về nội dung lẫn hình thức. Với những thành tựu rực rỡ đó cùng với hơn 5
vạn tác phẩm của khoảng trên 2300 nhà thơ đã tạo cho các nhà nghiên cứu về thơ
Đường biết bao vấn đề để khai thác. Các công trình nghiên cứu đó được tạo nên từ tấm
lòng nhạy cảm, say mê, bằng cái nhìn thông tuệ như một dòng chảy muôn đời không

cạn. Người ta dịch thơ Đường và dạy thơ Đường. Nó đã lan tỏa không biên giới,
không hạn định về cương vực lãnh thổ bởi những cảm xúc thẩm mỹ luôn rung động
trước cái đẹp. Và từ những đôi mắt chủ quan dựa trên nền tảng khách quan, người ta
đã khám phá thơ Đường từ nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn về thi pháp chúng ta có
các công trình nghiên cứu có giá trị như: “Thi pháp thơ Đường” một của Nguyễn Thị
Bích Hải và một của Quách Tấn, “Về thi pháp thơ Đường” của Trần Đình Sử và
Nguyễn Khắc Phi. Hay về tiếp cận nghiên cứu ở góc độ đặc trưng Mỹ học thì ta có
“Chuyên luận thơ Đường” của Lê Đức Niệm. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn tiếp
nhận thơ Đường ở nhiều góc độ khác như: phân tích, đối chiếu, so sánh một tác phẩm,
một vấn đề nào đó… Tất cả những công trình ấy, chẳng những góp phần giúp người
đọc hiểu sâu sắc hơn về thơ Đường mà nó còn đóng góp những giá trị lớn lao cho nền
văn học nước nhà.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thơ Đường thì người viết thấy rằng
vấn đề “Viễn khách trong thơ Đường” là vấn đề mới mẽ, ít ai đề cập đến. Bởi độc giả
và giới nghiên cứu vẫn hay chuyên sâu vào tác phẩm mà ít ai chú trọng đến nguồn gốc
của những nguyên lí thẩm mỹ truyền thống đã tác động và ảnh hưởng đến trác tuyệt
trong thơ Đường đỉnh cao của đặc chất thâm thúy ấy là “Viễn khách trong thơ Đường.
Nói như thế cũng không có nghĩa là vấn đề chưa bao giờ được đề cập đến.
Trong quyển “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam” ở phần lý luận tác
giả của quyển sách cũng đã điểm qua cho ta thấy vấn đề con người cá nhân được thể
hiện trong văn học cổ phương Đông như thế nào mà trong đó điển hình là văn học cổ
Trung Quốc.
Hay ở mục con người trong thơ Đường trong quyển “Thi pháp thơ Đường” của
Nguyễn Thị Bích Hải cũng có nói trong thơ Đường có hai kiểu con người chủ yếu đó
Trang 3


là con người vũ trụ và con người xã hội (thể hiện con người vũ trụ bằng quan hệ tương
giao thống nhất và phản ánh con người xã hội bằng quan hệ đối lập tương phản).
Ngoài ra trong quyển “Trung Quốc nhất tuyệt” (tập 1) của Lý Duy Côn cũng

đã nói đến tinh thần con người chuộng nghĩa hiệp và con người biên tái được thể hiện
đậm nét trong thơ Đường. Đó là hình ảnh người thanh niên trong xã hội phong kiến,
vừa tập văn, vừa luyện võ, sách với gươm không rời. Truyền thống hợp lưu văn võ, đã
tạo cho con người Trung Quốc những vốn sống và tố chất đặc thù. Khi nước có nạn
ném bút tòng quân, thỉnh an báo quốc, khi nước thanh bình lại tung bút đài văn phát
huy đèn sách. Đó là những con người không chỉ tán tụng tinh thần hiệp khách mà thực
sự sống theo đạo nghĩa hiệp khách.
Trên đây là những ý kiến, nhận định được trích ra từ những bài viết của các nhà
nghiên cứu, phê bình về vấn đề con người trong thơ Đường nói riêng cũng như trong
văn học cổ Trung Quốc nói chung. Chúng ta nhận thấy rằng tuy có rất nhiều nhà
nghiên cứu về vấn đề con người trong thơ Đường nhưng vấn đề này chưa phải là vấn
đề trọng tâm mà các tác giả nghiên cứu, đa số nó chỉ là một phần nhỏ trong một bài
nghiên cứu lớn cho nên còn rất sơ lược và chỉ mang tính khái quát.
Ở đề tài này, do chỉ nghiên cứu ở một vấn đề, một khía cạnh nên người viết sẽ
cố gắng đi sâu và cụ thể hơn nhằm giúp người đọc thấy được những tố chất, những suy
tư, trăn trở và hành động của con người được thể hiện trong thơ Đường như thế nào.
Thông qua con người ấy từ đó người viết cũng muốn góp phần giúp người đọc thấy
được bóng dáng của con người thời đại được thể hiện trong thơ Đường.
3. Mục đích yêu cầu của đề tài
Muốn nghiên cứu tốt đề tài này, yêu cầu đặt ra là phải tìm hiểu thật nhiều,
nghiên cứu thật sâu các tài liệu, các bài viết, sách vở để tổng hợp, phân tích sao cho có
một ý kiến đúng đắn nhất, không bị rơi vào phiến diện cực đoan. Cần có một cách nhìn
tổng quát toàn bộ, nghiên cứu kĩ lưỡng những phần có liên quan để có cách nhìn, cách
suy nghĩ chính xác nhất làm cơ sở cho quá trình viết.
Mục đích yêu cầu của đề tài là hướng tới một sự tìm tòi mới, cần phải đầu tư
sáng tạo để có cái nhìn mới mẻ về vấn đề, không trùng hợp với ai mà vẫn giữ được
tinh thần khách quan, công bằng với các tác phẩm. “Viễn khách trong thơ Đường” là
đề tài vừa có bề rộng lẫn chiều sâu. Theo yêu cầu của đề tài người viết sẽ cố gắng làm
hết khả năng của mình nhằm mục đích giúp cho người đọc có thêm một cách hiểu và
Trang 4



có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về thơ Đường. Song song đó, người viết cũng muốn
góp phần giúp cho những ai yêu thích thơ Đường và muốn nghiên cứu về thơ Đường
có thêm một hướng tiếp cận mới cũng như nhằm mục đích giúp cho người viết có
nhiều kiến thức và tự tin hơn khi đứng trên bục giảng.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nhìn chung, tất cả các ngành khoa học hay một công trình nghiên cứu khoa học
nào, điều có phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Việc làm này, giúp cho người nghiên
cứu xác định đúng đối tượng và khả năng tìm hiểu về vấn đề mà mình đặt ra. Đồng
thời, cũng giúp cho người đọc, người nghe tiếp xúc vấn đề một cách chủ động và tăng
cường sức thuyết phục, sức hấp dẫn hơn.
Ở đề tài này thì các tác phẩm Đường thi của thời Đường và các công trình
nghiên cứu về thơ Đường sẽ là đối tượng chủ yếu (về tác phẩm thì chúng tôi chỉ
nghiên cứu những tác phẩm dịch và được lưu hành ở Việt nam chứ không nghiên cứu
trực tiếp từ nguyên tác). Đồng thời, để tránh lan man, gây khó hiểu cho người đọc,
người viết tác phẩm cần giới hạn phạm vi nghiên cứu cụ thể. Đề tài này, người viết chỉ
nghiên cứu ở khía cạnh “Viễn khách trong thơ Đường” cho nên người viết chỉ nghiên
cứu về những phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa góp phần tạo nên tinh thần
và cách nhìn của con người ở đất nước Trung Hoa nói chung và ở đời Đường nói
riêng. Qua đó thấy được hình bóng của con người thời đại đã được phản ánh trong thơ
Đường.

5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này những quyển sách nghiên cứu về thơ Đường cùng với những thi
phẩm tiêu biểu của thời Đường là những tư liệu quan trọng và vô cùng bổ ích. Vì vậy,
để đề tài được giải quyết một cách xác đáng và có khoa học, đòi hỏi người nghiên cứu
phải biết tập hợp, thống kê sau đó loại suy có chọn lọc, để tìm ra những tư liệu xác
đáng, phù hợp thì những tư liệu ấy mới giúp người nghiên cứu tập trung vào vấn đề
trọng tâm và có một khái quát tinh tế sâu sắc hơn về vấn đề mà mình nghiên cứu.

Đồng thời, nghiên cứu khoa học là một công việc đòi hỏi người nghiên cứu phải
tốn rất nhiều thời gian và tâm huyế. Để giải quyết tốt các vấn đề ở đề tài này, đòi hỏi
người viết phải nắm vững và trình bày được một cách vững chắc nhận thức luận của
mình, từ đó mới có cơ sơ lí luận thẩm mỹ chặt chẽ, rõ ràng để có thể vận dụng chúng
có hiệu quả trong lí giải vấn đề. Ngoài ra, người viết còn phải biết vận dụng các
Trang 5


phương pháp như: thống kê, chọn lọc, phân tích, chứng minh, giải thích và cuối cùng
là tổng hợp khái quát để làm nổi rõ từng khía cạnh cụ thể của nội dung đề tài. Trong
đó phương pháp phân tích, luận giải mang tính định hướng các phương pháp khác
trong cách giải quyết vấn đề.

Trang 6


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
Chương một
KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Giới thuyết hình tượng nghệ thuật và hình tượng văn học
Phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ
thuật. Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ
thuật đều là hình tượng nghệ thuật. Thông thường và quan trọng nhất là hình tượng
con nguời (hình tượng nhân vật).
Ở hình tượng nghệ thuật có sự hòa trộn giữa nhân tố nhận thức - khách thể và
nhân tố sáng tạo - chủ thể. Đặc trưng của hình tượng thường được xác định trong quan
hệ với hai lĩnh vực: hiện thực thực tại và quá trình tư duy. Với tư cách là sự phản ánh
hiện thực, hình tượng có tính xác thực cảm quan, có quảng tính không gian - thời gian,

có tính hoàn chỉnh và tự tại của vật thể, cùng những đặc tính khác mà một khách thể
đơn nhất thường có. Tuy vậy, hình tượng không thể lẫn lộn với các khách thể thực tồn,
bởi vì nó đã bị cắt đứt khỏi không gian - thời gian kinh nghiệm, đã bị giới hạn trong
khuôn khổ tính ước lệ, tách khỏi toàn bộ hiện thực xung quanh, và bởi vì nó thuộc về
thế giới bên trong, thế giới ảo giác của tác phẩm nghệ thuật. Với tư cách là khách thể
tinh thần chứ không phải là khách thể thực tại, hình tượng lại có một số đặc tính của
khái niệm, biểu tượng, mô hình, giả thiết… và các loại kiến tạo tư duy. Hình tượng
không chỉ phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái
vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên. Nhưng khác với khái niệm trừu
tượng, hình tượng lại mang tính hiển hiện. Nó không phân giải độc đáo không lặp lại
của các hiện tượng.
Tuy vậy, bản thân đặc trưng nhận thức của hình tượng như là khối thống nhất
của sự phản ánh một cách cảm quan cảm tính và tư tưởng khái quát chưa xác định
được tính đơn nhất về nghệ thuật của hình tượng. Bởi vì đặc trưng này đều có ở hình
tượng của văn chính luận, của văn minh họa lý thuyết, của văn đạo lý ứng dụng và các
dạng hình tượng khác.

Trang 7


Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng được xác định không chỉ nó phản ánh và
lý giải hiện thực thực tại mà còn bởi việc nó sáng tạo ra một thế giới mới, khác thế giới
thường - thế giới mang tính hư cấu. Bên cạnh bản chất nhận thức, hình tượng nghệ
thuật là kết quả hoạt động tưởng tượng, nhằm taọ ra một thế giới ứng với những nhu
cầu và định hướng về tinh thần của con người, ứng với hoạt động có chủ đích, với lý
tưởng của con người. Bên cạnh cái hiện tồn, cái thực có, ở hình tượng nghệ thuật còn
mang cả cái có thể có, cái muốn có, cái đòi phải có… tức là mang tất cả những gì can
dự đến lĩnh vực chủ quan, ý chí, cảm xúc và những tiềm năng chưa phát lộ của tồn tại
sống. Khác với những hình tượng huyễn tưởng thuần tâm lý học, hình tượng nghệ
thuật còn cải biến sáng tạo chất liệu thực tại (màu sắc, âm thanh, ngôn từ…), tạo ra

một “đồ vật” đơn nhất (văn bản, bức tranh, vở diễn…) có chổ đứng riêng giữa các sự
vật của thế giới thực. Tức là: sau khi được khách thể hóa, hình tượng lại trở về cái hiện
thực mà nó mô tả, nhưng đây là một sự cải biến tích cực chứ không phải một sự tái sản
xuất thụ động.
Chuyển sự phản ánh của cảm tính thành sự khái quát của tư duy, sau đó thành
một thực tại hư cấu - đó là bản chất động nội tại của hình tượng với hai chiều biến đổi:
từ cái mang tính thực tại đến cái mang tính tinh thần (quá trình nhận thức), và từ cái
mang tính tinh thần đến cái mang tính thực tại (quá trình tương tác). Hình tượng là sự
kết hợp của cái chủ quan và cái khách quan, của cái thực có và cái có thể có, của cái
đơn nhất và cái phổ biến của cái lý tưởng và cái thực tại. Tất cả những yếu tố và lĩnh
vực đối lập nhau này của tồn tại sống - đều được đều hòa ở hình tượng.
Còn hình tượng văn học là dạng hình tượng nghệ thuật thể hiện bằng
chất liệu ngôn từ nghệ thuật (còn được gọi là hình tượng ngôn từ). Chất liệu của tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ không phải là thực thể vật thể (so với màu sắc, đá, gỗ,… của
nghệ thuật tạo hình) mà là một hệ thống kí hiệu, là ngôn ngữ. Do đó, hình tượng ngôn
từ ít tính biểu hiện thị giác so với hình tượng nghệ thuật tạo hình. Ngay khi sử dụng
đậm đặc các từ mô tả tạo hình cụ thể, cái mà nhà thơ tạo ra vẫn không phải là một diện
mạo thị giác về sự vật mà chỉ là những liên hệ liên tưởng về ngữ nghĩa tạo ra ảo giác
về diện mạo ấy. Ví dụ trong hai câu thơ sau:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng tựa là tuyết in”
(Chinh Phụ Ngâm)
Trang 8


Tính cụ thể của “bức tranh” về màu sắc đây dù sao vẫn mờ nhạt so với khả
năng thể hiện “trông thấy được”, “sờ mó được” ở nghệ thuật tạo hình.
Ở hình tượng ngôn từ có sự khúc xạ của một yếu tố này trong yếu tố khác, có
sự xuyên thắm lẫn nhau về ngữ nghĩa, nhưng ở nó không có độ sáng rõ, độ phân giải
về nét như ở hội họa. Do mang tính ước lệ, hình tượng ngôn từ không thể biến thành kí

hiệu, ngược lai nó thu hẹp và khắc phục tính kí hiêụ của bản thân ngôn từ. Giữa ngữ
âm và hàm nghĩa từ vựng chỉ có mối quan hệ võ đoán, không nguyên cớ, nhưng giữa
hàm nghĩa từ vựng và hàm nghĩa nghệ thuật lại có sự liên hệ hữu cơ, liên hệ hình
tượng, dựa vào những “dính líu” vào ái lực nội tại.
Một trong những chức năng quan trọng của hình tượng ngôn từ là truyền cho
các từ một tải trọng đời sống, một tính toàn vẹn và giá trị tự tại, tức là những cái mà
các sự vật vốn có, là khắc phục cái tác hại bản thể luận của kí hiệu (đoạn tuyệt chất
liệu với nghĩa), là vạch ra cái ước lệ ở đằng sau tính ước lệ. Đặc tính cốt yếu này của
hình tượng ngôn từ - thu hút và làm biến đổi tính kí hiệu của ngôn ngữ - từng được
Lessing nêu lên: “Thi ca… có phương cách nâng cao những kí hiệu võ đoán của mình
đến mức độ và sức mạnh của thiên nhiên”, bởi vì nó đã đem “sự tương đồng giữa cái
sự vật được biểu đạt với một sự vật khác nào đó” để bù lại tính bất tương đồng giữa
các sự vật và các kí hiệu của nó.
Đặc trưng của hình tượng ngôn từ cũng được biểu lộ ở sự tổ chức của nó về mặt
thời gian. Do chổ các kí hiệu lời nói luân phiên nhau trong thời gian (thời gian nói,
viết, đọc), nên các hình tượng được thể hiện qua các kí hiệu ấy chẳng những “giống”
như tác phẩm tự sự và kịch, hình tượng cốt truyện có ưu thế hơn hình tượng ẩn dụ.
Điểm then chốt của hình tượng cốt truyện là diễn biến. Giữa cốt truyện (hình tượng sự
kiện) và các phương thức chuyển nghĩa (hình tượng có nét chung về nguồn gốc và cấu
trúc: có đột biến ở hành động có nghĩa là có thay đổi về diện mạo, phục trang hoặc có
việc trút bỏ mặt nạ, có việc thức nhận, phát giác, v.v… (tính đồng dạng của hai kiểu
biến hóa nghệ thuật này còn có gốc ở cấu trúc của các hành động nghi lễ cổ: điểm đột
biến trùng với việc thay mặt nạ theo lễ thức). Ở các tác phẩm trữ tình, ưu thế thường
thuộc về kiểu hình tượng chuyển nghĩa (ẩn dụ, tỷ dụ, hoán dụ,…) mặc dù không loại
trừ khả năng có cấu trúc của hình tượng cốt truyện.
Như vậy, tính ẩn dụ và tính cốt truyện, khả năng tập hợp các sự vật trong không
gian và khai triển chúng trong thời gian - là những nét đặc trưng cho hình tượng văn
Trang 9



học. So với các nghệ thuật tạo hình, hình tượng văn học mang tính khái quát và ướt lệ
nhiều hơn.

2. Con người trong tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ ca nói riêng
Việc nhận thức toàn bộ quan hệ của thế giới con người đã đặt con người vào vị
trí chủ yếu vì nó là trung tâm của các quan hệ. Quả vậy, mỹ học và lý luận văn học xưa
nay vẫn xem đối tượng chủ yếu của văn nghệ là con người. Lấy con người làm đối
tượng miêu tả chủ yếu, văn nghệ có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. Văn
nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con người. Con người trong đời
sống và trong văn nghệ là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết
tinh các kinh nghiệm quan hệ. Chẳng hạn toàn bộ cảnh sắc trong thơ đều được tái hiện
xung quanh nhân vật trữ tình. Mọi sự vật hiện tượng trong tiểu thuyết đều được nhìn
qua mắt nhân vật và người trần thuật. Như vậy, miêu tả con người là phương thức để
miêu tả toàn thế giới. Việc biểu hiện hiện thực sâu sắc hay hời hợt, phụ thuộc vào việc
nhận thức con người, am hiểu cái nhìn của con người.
Nhưng con người trong văn nghệ không chỉ được phản ánh như một góc độ
nhìn nhận đời sống, một chỗ đứng để khám phá hiện thực, mà quan trọng không kém,
là còn được phản ánh như những hiện tượng tiêu biểu cho các quan hệ xã hội nhất
định. Về mặt này, văn nghệ nhận thức con người như những tính cách. Đó là những
con người sống, cá thể, cảm tính, nhưng lại thể hiện rõ nét những phẩm chất có ý
nghĩa xã hội, những “kiểu quan hệ xã hội”. Chẳng hạn, những tính cách hiền lành,
dũng cảm, trung thành, vị tha, chung thủy hay tham lam, keo kiệt,…
Con người mà văn học nhận thức bao giờ cũng mang một nội dung đạo đức
nhất định. Nhưng ngay ở đây, cách nhìn của văn nghệ cũng khác với cách nhìn của
đạo đức. Đạo đức học chỉ nhìn con người như là sự thể hiện của các chuẩn mực, các
nguyên tắc xử thế, những cái không cho phép vi phạm trong quan hệ giữa người và
người. Văn nghệ nhận thức con người trọn vẹn hơn. Tính cách mà văn nghệ nắm bắt
không trừu tượng như những khái niệm về các phẩm chất, mà là các phẩm chất thể
hiện trong cuộc sống con người, trong ý nghĩ, việc làm, trong lời nói, hành động. Các
“kiểu quan hệ” của tính cách cũng không đồng nhất với các “chuẩn mực”, “nguyên

tắc xử thế”, mà là hình thành từ các tình huống và quan hệ đời sống. Không thể quy
trọn các tính cách vào các chuẩn mực đạo đức. Con người trong văn học có những
phẩm chất phù hợp với các chuẩn mực. Bản thân các chuẩn mực, lại có những phẩm
Trang 10


chất phi chuẩn mực hay phản chuẩn mực. Bản thân các chuẩn mực cũng được đánh giá
theo các lập trường xã hội khác nhau. Văn học khám phá ý nghĩa đạo đức của các tính
cách trong các tình huống éo le, phức tạp nhất, trong những trường hợp không thể nhìn
thấy một cách giản đơn, bề ngoài. Chẳng hạn Tiểu đồng hi sinh cứu chủ trong Lục Vân
Tiên thì cao cả, còn nhân vật ông cậu Vania cúc cung tận tụy với giáo sư Sêrêbriacốp
trong kịch của Sêkhốp thì lại tầm thường, vô vị.
Văn học cũng miêu tả những con người trong đời sống chính trị, những nhà
chính trị. Nhưng đó không phải là những con người mang bản chất giai cấp trừu tượng.
Nhà thơ Đức Beesso trong tập Thơ của tôi, tình yêu của tôi đã có sự phân biệt sâu sắc.
Ông viết: “Xung đột văn học không phải là ở chỗ hai người hoàn toàn đối lập nhau về
bản chất chống đối nhau. Chẳng hạn, tên địa chủ và người tá điền mang những quan
niệm khác nhau và hành động đấu tranh chống lại nhau trên cơ sở các quan điểm
khác nhau ấy. Đó không phải là xung đột trong ý nghĩa đích thực của văn học. Văn
học chỉ tìm thấy một xung đột đích thực của nó khi người tá điền bị tên địa chủ lường
gạt ý thức được sự lường gạt đó, tỉnh ngộ và tìm cách trở lại chính mình, tức trở lại
làm người tá điền có danh dự”. Như vậy văn nghệ tái hiện các bản chất xã hội như
những tính cách, cá tính. Chính ở đây văn nghệ có thể làm sống lại cuộc sống chính trị
của con người cũng như số phận con người trong những cơn bão táp chính trị. Chẳng
hạn như Paven Corsaghin, Grigori Meelekhop, chị Sứ, chị Út Tịch,…
Tóm lại, nhận rõ tính đặc thù của đối tượng của văn nghệ không phải là vạch
một hố sâu giữa văn nghệ và các hình thái ý thức xã hội khác, mà là chỉ ra cái đặc thù
trong cái chung. Văn nghệ phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người
xã hội. Văn nghệ không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó, mà là tái hiện
chúng trong tương quan với lý tưởng, khát vọng, tình cảm của con người. Văn nghệ

không ảnh hưởng hiện thực dưới dạng những bản chất trừu tượng, mà là tái hiện nó
trong tính toàn vẹn, cảm tính sinh động. Khái niệm trung tâm đối tượng của văn nghệ
là các tính cách của con người, những con người sống, suy nghĩ, cảm xúc, hành động
mang bản chất xã hội, lịch sử.
Ở trên chúng ta đã khái quát về đối tượng của văn học hay nói đúng hơn là con
người trong văn học nói chung. Còn riêng đối với con người trong thơ ca ( nhân vật trữ
tình) thì sao? Như ta đã biết nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình
tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc tâm
Trang 11


trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan
hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu,
cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người,
tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả. Đọc thơ ta như đọc
những bản tự thuật tâm trạng. Ta hiểu hơn đời sống nội tâm của họ với những chi tiết
về quê hương, về kinh nghiệm cuộc sống, về cá tính sáng tạo. Vì vậy, thơ trữ tình luôn
mang lại quan niệm về cá nhân con người cụ thể, sống động, một cái “tôi” có nỗi
niềm riêng. Và cũng vì vậy nhân cách của nhà thơ trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt đối
với thơ. Cả cuộc đời của họ, tình yêu của họ, cái chết của họ cũng đều có ý nghĩa như
một sáng tạo. Tương truyền về cái chết trẫm mình của Khuất Nguyên trên sông Mịch
La, cái chết ốm yếu của Lý Bạch trên đường lần về quê quán, cái chết của Bairơn ở
Mixơlungghi, cái chết của Puskin, Êxênin, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và bao nhà thơ
khác đều có ý nghĩa như vậy. Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về sự sống
tâm hồn của những cá nhân trong những tình huống sinh hoạt và xung đột xã hội.
Ngoài ra nhân vật trữ tình trong thơ còn là một hình tượng khái quát khi sáng
tác thơ trữ tình, tác giả tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ
cho một loạt người, thế hệ người. Rất dễ hiểu là trong thơ tác giả thường tự xưng là
“ta”, “chúng ta”, “lũ chúng tôi”…

Nhà thơ lại có thể hóa thân trong một nhân vật khác, tạo thành nhân vật trữ tình
nhập vai. Chẳng hạn bài “Bầm ơi” của Tố Hữu, “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”
của Hồ Chí Minh. Tất nhiên, yếu tố nhập vai và yếu tố tự thuật tâm trạng trong tác
phẩm trữ tình cũng liên hệ mật thiết với nhau. Những điều tưởng như rất chủ quan
riêng biệt của nhà thơ có thể tiêu biểu cho tâm trạng, quan điểm và xu hướng của một
nhóm người, của một giai cấp, của một thời đại. Như thế, thơ trữ tình tuy thể hiện thế
giới nội tâm, chủ quan lại cũng có thể theo cách riêng của mình phản ánh thế giới
khách quan của xã hội. Đồng thời những cảm xúc những tâm trạng, những suy nghĩ,..
nhà thơ có thể tưởng tượng ra như nó có thể có. Vấn đề quan trọng là những cảm xúc,
tâm trạng, ý nghĩ đó phải có nguồn gốc thực từ thực tế xã hội và tiêu biểu cho nhiều
người trong một thời kì lịch sử xã hội nhất định. Do vậy như quy luật chung của sáng
tạo văn học, nhân vật trữ tình cũng là nhân vật nhà thơ sáng tạo nên. Bởi thế không
được đồng nhất giản đơn hình tượng nhân vật trữ tình với cá nhân nhà thơ, tiểu sử nhà
Trang 12


thơ. Dù loại nhân vật trữ tình nào thì phẩm chất và cá tính của nhà thơ cũng để lại dấu
ấn sâu sắc trong tác phẩm. Nếu điều nhà thơ viết ra không bắt nguồn sâu xa từ phẩm
chất tinh thần của anh ta, từ sự thể nghiệm trường đời của anh ta, từ lí tưởng thẩm mỹ
của anh ta thì tác phẩm khó có sức hấp dẫn nghệ thuật, khó gây xúc động đối với
người đọc. Nếu bài thơ chỉ ghi lại những cảm xúc tủn mủn, những tâm trạng lạc lỏng,
không bắt nguồn sâu xa từ hiện thực xã hội và lịch sử khách quan thì chẳng có giá trị
gì.

3. Quan niệm về hình tượng con người trong văn học Trung Quốc nói chung,
trong thơ ca Trung Quốc nói riêng
Con người trong văn học ở thời kì cổ là con người luôn luôn đặt mình trong mối
quan hệ tương thông, tương hợp với thiên nhiên. Ở Trung Quốc, đó là những quan
niệm “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương dử” (trời và người quan hệ mật thiết
với nhau), “nhân thân tiểu thiên địa” (con người là một đất trời (thế giới) nhỏ). Những

câu nói nổi tiếng của Trang Tử: “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh vạn vật dữ ngã vi nhất”
(trời đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một), hay của Mạnh Tử: “Vạn vật giai bị
ư ngã” (vạn vật đều có đầy đủ ở trong ta)… Cũng thống nhất về cơ bản với những
quan niệm ấy. Đó là quan niệm “con người vũ trụ” trong triết học cổ đại.
Quan niệm ấy chi phối tất cả các quan niệm khác. Nó chi phối khoa học, nghệ
thuật,… của con người thời cổ từ thiên văn, lịch phổ, đến sản xuất, trồng trọt, chăn
nuôi thủy lợi, đến cả chính trị xã hội, y học,… đến cả văn học nghệ thuật.
Người ta quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú của bốn mùa để
tính nông lịch, suy ra đến cả thời cuộc. Và con người sinh ra giữa đất trời cũng bẩm
thụ mọi tinh hoa của “cha trời, mẹ đất” hợp nhất với đất trời, tham hợp với đất trời,
trong hệ thống “tam tài” – “thiên địa nhân”. Vì vậy, những việc làm của con người
có thể làm cảm động đến đất trời. Chẳng hạn (nàng Mạnh Khương khóc chồng, nước
mắt nàng hóa thành trận lũ cuốn đi một đoạn trường thành, hoặc khi Lã Hậu làm
những việc độc ác thì “ngày kỷ Sửu có nhật thực, ban ngày tối đen”, Thái Hậu ghét
điều đó, trong lòng không vui, bèn bảo các quan hầu:
Đó là vì ta:
(Tư Mã Thiên - Sử Ký - Lã Hậu bản kỷ).
Đó là hình tượng con người trong văn học Trung Quốc nói chung. Đồng thời, khi nói
đến con người trong văn học trung Quốc thì ta không thể nào không nói đến con người
Trang 13


trong thơ ca. Con người trong thơ ca Trung Quốc cũng là “con người vũ trụ” con
người liên quan mật thiết với đất trời - vũ trụ. Con người là một “tiểu vũ trụ” trong
lòng “đại vũ trụ”. Ta thấy trong “Kinh thi”, “Sở từ”, con người sống giữa thiên nhiên
và luôn gắn bó với thiên nhiên. Hầu như trong bài thơ nào con người cũng ở giữa thiên
nhiên, mọi hành động, suy tư của con người đều được thiên nhiên cảm ứng:
“Từ ngày ta trẩy núi Đông
Năm qua tháng lại vẫn không được về
Hôm nay ta bước ra về

Trời mờ mịt, khắp tứ bề mưa bay”
(Kinh Thi - Đông Sơn)
Trong “Sở từ”, trong thơ Khuất Nguyên, thiên nhiên càng gắn bó với con người,
bởi vì đó là sản phẩm của nước Sở về phía Nam Trung Quốc và vì “Sở Từ” được sáng
tác theo khuynh hướng lãng mạn. Cả “Thiên vân”, “Cửu ca”, “Cửu chương”, đặc biệt
là “Ly tao” đều tràn ngập thiên nhiên, vũ trụ.
Trong thơ Đường ta thấy con người ấy luôn luôn khát vọng hòa hợp với thiên
nhiên, ở giữa đất trời, cảm ứng với đất trời. Tiếng nói của nó hòa âm với nhịp điệu của
vũ trụ. Nó là một mắt khâu, một nhịp cầu nối thiên với địa, nối cổ nhân với lai giả, nối
quá khứ với tương lai.
“Bóng ô đã gác non đoài
Sông Hoàng nước chảy ra ngoài biển khơi
Dặm ngàn tầm mắt muốn coi
Lầu cao ta lại lên khơi một tầng”
(Đăng Quán Tước Lâu - Vương Chi Hoán)
Bước lên lầu Quán Tước con người có thể bằng cái nhìn của mình, thu vào tầm
mắt mình muôn trùng non nước, biển rộng, trời cao. Cứ thế nếu tiếp tục lên cao nó sẽ
mở rộng tầm mắt ra vô tận. Với bài thơ này Vương Chi Hoán đã trải ra chiều rộng
(sơn, hải) để bằng vô ngôn dựng chiều cao của lầu Quán Tước, thể hiện khí thế vươn
lên của con người thời Thịnh Đường, thời đại con người ước mơ và có thể thực hiện
ước mơ lên cao. Lên cao để mở rộng chân trời tri thức, chân trời xúc cảm, lên cao để
hòa hợp với đất trời.
Ngoài ra, trong thơ Trung Quốc “con người xã hội” cũng được nói đến như
một sinh thể xã hội và trong tư cách ấy nó là “tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
Trang 14


Khi xã hội có những biến động lớn lao, có những bất công xảy ra tràn lan thì con
người xã hội trong thơ Trung Quốc mới được nói đến nhiều. Chẳng hạn, thời Đường
trước loạn An Lộc Sơn thiên hạ sống trong thái bình nên người ta thường tìm đến với

vẻ đẹp thiên nhiên như ta đã nói ở trên. Khi xảy ra loạn An Lộc Sơn cuộc sống không
còn thái bình như trước mà đâu đâu cũng là cảnh đói rét, chết chóc, đau thương, bất
công thì con người làm sao có thể nhàn nhã tìm về với thiên nhiên sống một cuộc sống
an nhàn, không lo không nghĩ cho được. Và đối với một con người có học thức có lý
tưởng cao đẹp thì càng không thể như thế. Chẳng hạn, khi chứng kiến sự đối lập giữa
cuộc sống cơ cực, đói rách, lầm than của người dân với cuộc sống xa hoa, trụy lạc của
vua quan phong kiến Đỗ Phủ đau xót mà thốt lên rằng:
“Cửa son rượu thịt oi
Ngoài đường xương chết buốt”
(Tuế án hành – Đỗ Phủ)
Với tấm lòng nhân đạo Đỗ Phủ đã phản ánh cuộc đơi ấy với tất cả sự cảm thông
và tinh thần trách nhiệm của mình đối với ngươi dân đau khổ, nạn nhân của bao nhiêu
thứ tai họa dưới chế độ phong kiến.
Tóm lại, hình tượng con người trong văn học Trung Quốc nói chung và trong
thơ ca Trung Quốc nói riêng là hình tượng con người mang đầy bản chất của “con
người vũ trụ” và “con người xã hội”. Hai bản chất “con người” này không tách rời
nhau mà hòa quyện vào nhau tạo nên hình tượng con người trong văn học Trung Quốc
vừa mang tầm vóc lớn lao, hùng vĩ của thiên nhiên mà cũng vừa mang dáng dấp con
người có hành động, có ý thức, có trách nhiệm và bổn phận của con người cộng đồng,
con người thời đại.

Trang 15


Chương hai
KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ
THƠ ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Khái quát về thời đại nhà Đường
1.1. Bối cảnh văn hóa

Nhà Đường kéo dài khoảng 300 năm (từ khi Lý Uyên lật đổ ngôi vua hà Tùy
lập ra nhà Đường cho đến khi Chu Ôn lật đổ nhà Đường, mở đầu một thời kỳ rối ren
Ngũ đại (Bắc) và Thập quốc (Nam).
Trong 300 năm đó, lịch sử nhà Đường có thể chia làm ba thời kỳ: sơ Đường,
trung Đường và vãn Đường.
Sơ Đường (còn gọi là sơ thịnh Đường, hay thịnh Đường, vì đây là thời kỳ thịnh
vượng nhất của đời Đường). Thời kỳ này kéo dài hơn 100 năm, từ năm đầu Đường
Cao Tổ (Lý Uyên – năm 617) đến loạn An Sử vào cuối niên hiệu Thiên Bảo (năm 755)
của Đường Huyền Tông (Lý Long Cơ – ông vua thứ bảy triều Đường). Trong thời kỳ
này, kinh tế phát triển. Đặc biệt đáng chú ý là hai niên hiệu Khai Nguyên (713 – 741)
và Thiên Bảo (741 – 756) dưới triều Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng). Đỗ
Phủ trong bài “Ức tích” (Nhớ xưa) có nhớ lại cảnh tượng phồn vinh thời đó (kho thóc
công tư đều đầy, khắp nơi không có trộm cướp.
Trung Đường khoảng hơn 60 năm (từ loạn An Sử năm 755 đến năm 821). Thời
kỳ này nhà Đường bắt đầu suy yếu. Loạn An Lộc Sơn nổ ra vào năm 755 đã làm cho
xã hội nhà Đường rối loạn. An Lộc Sơn là tiết độ sứ người Hồ, nổi lên định cướp ngôi
nhà Đường. Đường Huyền Tông phải cùng Dương Quý Phi chạy vào đất Thục. Nhưng
mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp vẫn âm ỉ, nhà Đường bắt đầu thời kỳ xuống
dốc.
Vãn Đường (từ năm 821 đến năm 907). Tức từ Đường Mục Tông (Lý Hàng) trở
đi, cả thảy 87 năm. Trong thời kỳ này, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày
một sâu sắc. Dấu hiệu nổi bật cùa nó là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào (874 – 883). Đó là
cuộc khởi nghĩa nông dân với quy mô to lớn, kéo dài gần chục năm trời, đã làm lung
lay tận gốc rễ cơ chế xã hội nhà Đường (đến khoảng 883 thì nội bộ nghĩa quân phân
hóa – Hoàng Sào tự sát). Sau khi dẹp yên khởi nghĩa, trong triều đại lại dấy lên cuộc
Trang 16


xung đột dữ dội giữa bọn đại thần và hoạn quan. Các nơi tình trạng cát cứ hỗn chiến
diễn ra liên miên. Cuối cùng một tên quân phiệt là Chu Ôn đã lật đỗ chính quyền nhà

Đường đưa đất nước Trung Quốc vào một tình trạng hỗn loạn trong vòng hơn nửa thế
kỷ (53 năm) đó là thời kỳ Ngũ đại thập quốc.
Ngũ đại là năm triều đại kế tiếp trị vì miền Bắc (Lý, Đường, Tần, Hán, Chu).
Thâp quốc là 10 nước lớn nhỏ tồn tại ở miền Nam. Đến năm 960, nhà Tống mới thống
nhất được toàn cõi.

1.2. Ý nghĩa của thời đại tác động đến đời sống vật chất, tinh thần
người dân Trung Quốc
Nhà Đường tồn tại ba thế kỷ (618 – 907). Đây là thời kỳ chế độ Phong kiến
Trung Quốc đạt trình độ cực thịnh. Rút được kinh nghiệm của các triều đại trước, nhãn
tiền là Tùy Dưỡng Đế, các vua đầu của nhà Đường đã thi hành những chính sách
tương đối tiến bộ, giảm nhẹ bóc lột để khoan sức dân, điều hòa mâu thuẫn giai cấp.
Nhà Đường đã ban hành chế độ quân điền, chia ruộng đất cho dân, lại thực hành các
phép “tô”, “dung”, “điệu” (đóng thuế bằng thóc, vải lụa và công lao động) làm cho nhà
nước và dân cùng có lợi.. Những chính sách này đã tạo điều kiện cho sản xuất kinh tế
nhanh chóng được ổn định và phát triển. Đường Thái Tông là ông vua có công lớn
trong việc xây dựng chế độ và đất nước. Thời này cả nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp đều rất phồn vinh. Trong khoảng thời gian từ Đường Thái Tông đến
Đường Huyền Tông, Trung Quốc được sống trong thái bình an lạc.
Chính sách tiến bộ, thái bình lâu dài hơn 100 năm từ (618 – 755) đã làm cho đất
nước phú cường, thịnh trị và tạo điều kiện cho kinh tế xã hội, văn hóa, nghệ thuật phát
triển. Một đất nước thái bình phồn vinh như thế thì tất nhiên trí thức, nghệ sĩ có đủ
điều kiện để học tập, nghiên cứu, tu dưỡng và sáng tạo nghệ thuật.
Trên cơ sở một quốc gia giàu mạnh như thế, các ông vua đời Đường lại ra sức
mở rộng các cuộc chiến tranh chinh phục các dân tộc láng giềng, bành trướng lãnh thổ.
Chỉ trong đầu đời Đường, ta đã thấy có những cuộc “La Thông tảo Bắc”, “Tiết Nhân
Quý chinh Đông”, “Tiết Đinh San chinh Tây”…. Những cuộc Đông chinh, Bắc chiến
này ở thời kì đầu và kéo suốt thời Sơ, Thịnh Đường một mặt đã làm ảnh hưởng đến
kinh tế, mặt khác nó làm dấy lên tinh thần tự tôn dân tộc, tư tưởng Đại Hán, lòng kiêu
hãnh và tinh thần lập chiến công của một số tướng sĩ, làm cho thơ Đường thời kì này

có một bộ phận rất hào hùng, tráng liệt và cũng bộc lộ rõ tư tưởng Đại Hán của người
Trang 17


Trung Hoa. Đồng thời chiến tranh muôn đời vẫn gây ra nỗi đau sinh ly, tử biệt nên
cũng nảy sinh dòng thơ phản đối chiến tranh ngay trong thơ Đường.

2. Khái quát về thơ Đường
2.1. Tổng quan
Gần ba trăm năm tồn tại của nhà Đường, người Trung Quốc đã sáng tạo nên
một nền thơ ca vĩ đại. Bộ “Toàn Đường thi” (Biên soạn ở đời Thanh cách 1000 năm
sau) thu thập 48900 bài thơ (gần 5 vạn) của hơn 2300 nhà thơ. Con số khổng lồ này
chắc chưa phải là toàn bộ thơ thực có ở đời Đường vì được sưu tầm sau hơn 1000 năm
với rất nhiều thăng trầm biến cố lịch sử. Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã
hội đời Đường thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư…. của con người đời Đường một
cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mỹ. Đó là những
thành tựu về mặt số lượng và chất lượng. Ngoài ra thơ Đường còn đóng góp cho thơ ca
Trung Quốc về mặt thể và loại. Căn cứ vào số chữ trong câu người ta chia thơ Đường
thành 2 thể: thể 5 chữ (gọi là ngũ ngôn) và thể 7 chữ (gọi là thất ngôn). Trong hai thể
đó, mỗi thể bao gồm 3 loại chính: Cổ phong, Tuyệt cú và Luật thi. Trong đó, Cổ phong
là lối tự do hơn hết, miễn có vần không cần niêm luật, số câu không nhất định, nhiều
có khi ngoài trăm, ít cũng sáu, bảy câu. Luật thi là loại chặt chẽ nhất, một bài phải tám
câu, năm vần, tiếng bằng tiếng trắc ở mỗi câu phải đúng luật, các chữ ở bốn câu giữa
phải đối nhau. Tứ tuyệt là thể ở giữa. Tuy mỗi bài cũng hạn bốn câu và mỗi câu cũng
theo bằng trắc nhưng không cần đăng đối chặt chẽ.

2.2. Giá trị
Giá trị lớn nhất của thơ Đường là tạo ra “Luật thi” (hiểu là được chuẩn mực hóa
từ đó căn cứ vào để sáng tác). “Luật thi” có 6 cách tiêu biểu là: Vần, luật, đối, niêm,
tiết tấu (nhịp điệu), kết cấu (chủ yếu ở bố cục). “Luật thi” chỉ áp dụng cho thể bát cú

(phần lớn là thất ngôn, một phần là ngũ ngôn), tạo nên chỉnh thể đẹp, là mẫu mực tự
bao đời. Những bài như: “Thu hứng - 8 bài”, “Đăng Cao” (Đỗ Phủ), “Hoàng hạc lâu”
(Thôi Hiệu)… là những bài như thế. Tuy nhiên các thi nhân đời Đường không máy
móc chạy theo, có những người vượt lên “Luật thi” để tạo nên tác phẩm “Đường thi”
hơn như “Hoàng hạc lâu” (Thôi Hiệu) chẳng hạn.
Điều thú vị là ở nước ta thơ Đường luật bát cú được du nhập có hai loại: viết
bằng chữ Hán và viết bằng chữ Nôm…. Thơ Đường Việt Nam có nhiều thành tựu,
suốt thời gian tuyệt cú (người Việt Nam gọi theo thói quen là tứ tuyệt), chủ yếu theo
Trang 18


khuynh hướng trữ tình. Thể bát cú có mở rộng nội dung như thế sự, châm biếm, đời
thường (thơ bát cú luật Đường của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến…), Người Việt ta mượn cách cấu tứ, biểu hiện của thơ Đường để tạo lối thơ
độc Việt Nam; song thất lục bát (dùng để giải bày tâm sự, thái độ con người thời đại…

2.3. Vị trí và ý nghĩa của thơ Đường trong tiến trình thơ Trung Quốc và
nhân loại
Đời Đường, đất nước Trung Quốc độc lập, thống nhất sau một thời gian dài bị
lệ thuộc dưới thời lục triều. Tình hình đó về khách quan đã chuẩn bị mọi điều kiện vật
chất cho văn học phát triển và phần nào kích thích hứng thú sáng tạo của một số nhà
thơ Sơ Thịnh Đường. Đô thị phồn vinh thúc đẩy sự phát triển của một số thể loại văn
học, tạo điều kiện cho thơ ca truyền bá nhanh chóng đồng thời cũng cung cấp cho thơ
ca nhiều đề tài phong phú.
Đồng thời ở đời Đường, trên lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, có nhiều điểm gây
tác động khách quan tích cực đến sự phát triển của văn học nói chung, của thơ ca nói
riêng. Nhà Đường đã xóa chế độ cửu phẩm thời Lục triều, thực hiện chế độ thi cử để
chọn quan chức. Trong các kì thi thì thơ chiếm vị trí quan trọng, địa vị của thơ được đề
cao, gây nên một phong trào học tập sáng tác thơ mạnh mẽ. Giai cấp thống trị đời
Đường không được tôn Nho giáo như đời Hán. Nho, Phật, Lão cũng thịnh khiến cho

nếp suy nghĩ của các sĩ phu của các nhà thơ không cứng nhắc. Chân trời kiến thức
được rộng mở.
Không phải ngẫu nhiên đời Đường lại có một “Thi thánh” Đỗ Phủ, một “Thi
tiên” Lý Bạch và một “Thi phật” Vương Duy. Dĩ nhiên tác dụng của các luồng tư
tưởng đối với thơ rất phức tạp, tích cực thường xen lẫn với tiêu cực, cần phân tích cụ
thể từng trường hợp một.
Các ngành nghệ thuật ở đời Đường đều rất phát triển. Dù là âm nhạc, vũ đạo,
hội họa hoặc thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp) đều có tác dụng nâng cao năng khiếu
thẩm mỹ của nhà thơ. Ở Vương Duy nói như Tô Thức “Trong thơ có họa, trong họa
có thơ”. Không phải ngẫu nhiên mà ở Trung Quốc, hội họa có tên gọi đặc biệt “vô
thanh thi” (thơ không tiếng). Mối quan hệ không phải chỉ ở những bài thơ đề trên các
bức họa hay nhiều nhà thơ đã vẽ lên được những bức tranh thiên nhiên đẹp như họa,
mà vấn đề là hai nghành nghệ thuật đó đều cùng chịu sự chi phối của khá nhiều quy
luật thẩm mỹ cơ bản.
Trang 19


Thơ Đường chẳng những có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc mà ở các nước “đồng
văn” (chỉ các nước phương Đông) ảnh hưởng của nó cũng hết sức sâu rộng.
Ở Việt Nam từ đời Lý trở về sau, thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều.
Mặc dù làm thơ chữ Hán hay chữ Nôm, các thi nhân thời xưa của chúng ta đều vận
dụng theo thể thơ Đường luật. Thơ Đường luật một khi đã chớm nở thì phát triển
không ngừng và đạt được những thành tựu rất lớn, với thơ Hồ Xuân Hương, Tú
Xương, Nguyễn Khuyến… Nhà thơ Việt Nam thường vận dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ,
điển cố và ngôn ngữ trong thơ Đường, đặc biệt là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị rất
được nhân dân ta yêu mến. Không một nhà thơ Việt Nam nào thời xưa của ta không
biết đến bài “Tương Tiến Tửu” của Lý Bạch, “Thạch Hào Lại” của Đỗ Phủ, “Tỳ Bà
Hành” của Bạch Cư Dị. Các nhà thơ lớn của dân tộc ta như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan,… đều chịu
ảnh hưởng rất lớn của thơ Đường.

Nguyễn Trãi đã từng yêu mến Đỗ Phủ, Nguyễn Du đã từng coi Đỗ Phủ là bậc
thầy của văn chương. Trong tác phẩm truyện Kiều bất hủ, Nguyễn Du đã làm tan biến
những câu thơ Đường bằng những câu thơ lục bát. Ông có hai câu đánh giá cao thơ
Đường:
“Khen rằng đánh giá Thịnh Đường
Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân”
(Truyện Kiều)
Đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai nhà
thơ Đường lớn nhất mà ông hằng kính phục. Ông viết:
“Thi danh trước có Đường thần
Tài như Lý, Đỗ muôn phần đáng thương”
Có thể nói các nhà thơ trong phong trào thơ mới 30 -45 chịu ảnh hưởng của thơ
Đường rất lớn. Nam Trân có nói: “Âm hưởng thơ Đường rất quen thuộc đó lại một
cách tài tình vào câu thơ Việt Nam tự do hơn, thích hợp hơn với nội dung mới”. Các
nhà thơ lớn Việt Nam như Tú Mỡ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân
Diệu, Hoàng Trung Thông,.. đều chịu ảnh hưởng của thơ Đường vào sáng tác của
mình.

3. Tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam
3.1. Ý thức tiếp nhận
Trang 20


Văn học có con đường giao tiếp của nó. Đó là sự cộng hưởng giữa những tâm
hồn. Thơ Việt Nam ở thời kỳ Trung đại chịu ảnh hưởng rất lớn của thơ Đường. Đó là
sự chung đúc văn hóa cổ kim Đông Tây ở tâm hồn của các tác giả thời kỳ này. Tìm
hiểu mối quan hệ giữa thơ Việt Nam và thơ Đường chính là lắng nghe cái âm vang sâu
nặng của truyền thống để tìm hiểu thêm sự gặp gỡ giữa những tâm hồn thi sĩ phương
Đông. Ảnh hưởng của thơ Đường đối với văn học các thời đại sau thật to tác, không
riêng ở Trung Quốc mà chung cho các nước “đồng văn”. Kể từ đời Lý đến nay, thơ

văn chữ Hán không phải là ít và cũng có những thành tựu lớn, Giáo sư Hoàng Vật Cầu
ở viện Đại Học sư phạm tỉnh Quảng Đông đã xác định điều này. Ngày nay đọc lại thơ
Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Nguyễn
Trãi, Lê Quý Đôn,…. chúng ta lấy làm tự hào vì đã có được những nhà thơ xứng đáng
cho đời sau học tập và chúng ta không thể nào quên lời của thi hào Quách Mạc Nhược:
“Có những bài thơ nếu xếp lẫn vào thơ Đường người ta sẽ không phân biệt được”.
Một trong những yếu tố thành công của thi nhân trên đây là hấp thu được cái tinh hoa
của thơ Đường.
Như vậy truyền thống của thơ Đường ở Việt Nam đã có từ ngàn năm nay. Nếu
vậy thì chẳng lẽ ông cha ta ngày trước chỉ làm thơ Đường và bắt trước y chang những
thuộc tính của thơ Đường. Không phải vậy, trước kia người Việt của ta tiếp thu những
ảnh hưởng của thơ Đường từ thi pháp đến điển tích, điển cố,… rồi sáng tác những bài
thơ mang tính đặc thù của người Việt hơn. Có nghĩa là ông cha ta mượn những âm luật
của thơ Đường để sáng tác thơ chứ không phải bê nguyên xi những gì của thơ Đường.
Chẳng hạn Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã có cả một tập thơ “Ngục trung nhật kí”
mang đậm phong vị Đường thi mà cũng rất sáng tạo, độc đáo: “rất Đường mà lại
không Đường một tí nào”. Cách nói của Hoàng Trung Thông cho thấy sự tiếp nhận thơ
Đường của Bác không hề rập khuôn máy móc, Bác chỉ chắc lộc những tinh túy của nó
để làm sáng đẹp hơn trong văn điệu thơ ca của mình.
Đồng thời để chứng minh cho điều nói trên chúng ta cùng đi vào so sánh hai bài
thơ “Nạn hữu xuy địch” (người bạn tù thổi sáo) của Bác với “Đăng Quán Tước lâu”
(lên lầu Quán Tước) của Vương Chi Hoán chúng ta sẽ thấy:
“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình yêu chuyển điệu sầu
Muôn dặm quan hà khôn xiết nổi
Trang 21


Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”
(Người bạn tù thổi sáo – Nam Trân dịch)

“Bóng ô đã gát non đoài
Sông Hoàng nước chảy ra ngoài biển khơi
Dặm ngàn tầm mắt muốn coi
Lầu coi ta lại lên chơi một tầng”
(Lên lầu Quán Tước - Nguyễn Hữu Bổng dịch)
Cả hai bài thơ đều không nhắc đến một chữ nhớ, chữ thương, nhưng tâm tình
thương nhớ thì lại hiện lên rõ mồn một với ánh mắt ngóng trông theo một tầm xa vời
vợi hướng về nơi sinh thành, nơi những người thân cũng đang mong đợi. Cùng một
hành động “lên lầu” cả hai nhà thơ này đều làm nổi bật cái ẩn tình sâu kín, da diết
trong tâm hồn mình.
Như vậy cái tình điệu trong Đường thi mãi mãi trường tồn với những thi phẩm
bất hủ không chỉ ở đất nước Trung Hoa một thời Đường vàng son rực rỡ mà còn sống
mãi trong những tác phẩm mang âm vị Đường thi sâu sắc.

3.2. Mục đích và cách thức tiếp nhận
Ở trên chúng ta đã nói ông cha ta đã tiếp nhận thơ Đường một cách sáng tạo
chứ không rập khuôn máy móc. Vậy, mục đích tiếp nhận thơ Đường của ông cha ta là
gì? Cách thức tiếp nhận ra sao? Khi đọc và tìm hiểu thơ Đường Trung Quốc với thơ
luật Đường Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận ra trong những bài thơ luật Đường Việt
Nam ông cha ta đã sáng tác với những mục đích như: miêu tả thiên nhiên, nói lên tình
cảm của mình,… Dù sáng tác với mục đích gì thì chúng ta cần nhận thấy rằng ông cha
ta đã tiếp thu cách thức tư duy của thơ Đường một cách vừa đồng nhất cũng vừa rất
sáng tạo. Trước hết ta thấy ở thơ cận thể Việt Nam thật sự hiện diện vào đời Lý (1010
– 1025) với những thành tựu của thơ ca phật giáo. Lần đầu tiên ta bắt gặp được ở đây
những áng thơ hay rất giàu sắc thái Đường thi mà tiêu biểu hơn cả là bài tứ tuyệt “Ngư
Nhàn” của Dương Không Lộ thiền sư:
“Mây xanh nước biếc muôn trùng
Dâu chen khói tỏa một vùng thôn quê
Ông chài ngủ giấc đang mê
Quá trưa tỉnh dậy tuyết che đầy thuyền”

( Đinh Văn Chấp dịch)
Trang 22


Bài thơ vẽ nên một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cảnh sắc thiên
nhiên được đặt trong mối quan hệ hài hòa với tâm thế của người, là lời ghi nhận những
đặc trưng vốn có của thơ Đường.
Một biểu hiện khá rõ về sự ảnh hưởng của tư duy thơ Đường đối với thơ luật
Đường của ta đó là thơ luật Đường Việt Nam có nhiều bài mô tả rất thành công mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Có thể dùng tiếng chuông chùa để nói lên nỗi
lòng của du khách và tiếng tù và của mục đồng để nói lên nỗi lòng con người trước
cảnh thanh bình…Mối quan hệ này thường được thể hiện qua những bài thơ tả cảnh
khá sắc xảo, không kém những bài thơ “thi trung hữu họa” của thời Đường. Đây, hai
cảnh hoàng hôn của hai bài thơ nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam cũng là hai bài thơ thể
hiện phong cách Đường thi rõ nét nhất: một bài của vua Trần Nhân Tông và một bài
của Bác Hồ:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch ly ngưu quy tân
Bạch lộ song song phi ha điền”
(Thiên Trường Vãn Vọng - Trần Nhân Tông)

“Phong như lợi kiếm ma sơn thạch,
Hoàng tự tiêm phong thích thụ chi;
Viễn tự chung thanh thôi khách bộ,
Mục đồng xuy địch dẫn ngưu qui.”
(Hoàng Hôn - HCM)
Trong thơ cổ Việt Nam, ta còn bắt gặp nhiều nhà thơ mang tâm thế giống các
nhà thơ Đường. Tiêu biểu nhất là nữ sĩ Thanh Quan. Cũng như các nhà thơ Đường, bà
cũng lên cao để nói nỗi lòng mình, hòa nỗi lòng mình vào vũ trụ bao la, bà dừng chân

ở Đèo Ngang để tỏa nỗi “một mảnh tình riêng ta với ta” trước “trời, non, nước” ngẫm
lại thế sự thăng trầm trước thành cổ Thăng Long. Cái thiên nhiên theo trời chiều thời
gian suy tưởng về quá khứ xa xâm mang tầm vũ trụ cũng đau đớn với thi nhân nỗi đau
của con người.
Bên cạnh sự tiếp cận tư duy thơ Đường một cách đồng nhất, ông cha ta còn có
những sáng tạo thật độc đáo.
Trang 23


Ở giai đoạn cuối của thơ ca cổ điển Việt Nam, thơ Đường luật bắt đầu khởi
nguồn một dòng chảy mới, thoát ly hoàn toàn tính cổ kính của thơ Đường Trung Quốc.
Có thể nói, nhà thơ Hồ Xuân Hương là người có công đầu khai phá hướng đi này.
Trong thơ bà cái ấn tượng trang trọng đài các của thơ Đường luật trước đó bị rũ sạch.
Thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương đưa nhiều chất thực của cuộc sống vào thơ, câu
thơ bắt đầu bị thay đổi, luật lệ bị phá vỡ để tăng khả năng dung nạp được chất xù xì
của cuộc sống. Tư duy đồng nhất được thay thế bằng tư duy ẩn dụ theo kiểu “đa thanh
giản tục, đố tục giảng thanh” trong văn chương dân gian.
Trong thời cận đại, nhà thơ Trần Tế Xương là người kế thừa tiêu biểu cho
khuynh hướng từ Hồ Xuân Hương. Đưa thơ Đường thêm một bước trong tiếp cận hiện
thực, những yếu tố cảnh sự trong bài Đường luật được thay thế bằng những mảng hiện
thực cuộc sống trần trụi. Nhà thơ nói về những tình cảm riêng tư bằng những mẫu
chuyện ngang trái trong cuộc sống bề bộn. Tú Xương và thơ ông đóng góp cho cái
nhìn hướng ngoại trong tư duy thơ luật Đường Việt nam, nó hoàn toàn xa lạ với tư duy
hướng nội trong thơ Đường bởi sự quan sát cuộc sống tinh tế để tìm ra yếu tố hài, tạo
nên giọng điệu trào phúng trong thơ ông. Khuynh hướng này được duy trì về sau trong
thơ hiện đại, đại diện là Tú Mỡ, Tú Sót. Cho đến hôm nay, khi mà thơ Đường luật đã
mất khá nhiều địa vị của mình thì chính khuynh hướng này là cơ sở tạo điều kiện cho
nó tồn tại và phát triển.
Tóm lại, tìm hiểu những biểu hiện ảnh hưởng của tư duy thơ Đường vào thơ
luật Đường Việt Nam, một phần khẳng định tư duy trong thơ Đường, mặt khác ta có

điều kiện thấy được sự tiếp thu một cách sáng tạo thành tựu thơ Đường của ông cha ta
trong văn chương cổ. Đó là một sự tiếp thu có linh hoạt, vận dụng vào những mục đích
sáng tác khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau của những thời lỳ lịch sử khác
nhau.
3.3. Một số thành tựu tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam
Thời Bắc thuộc dân ta đã mượn và sử dụng chữ Hán, sau tự chế ra chữ Nôm.
Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của một số giáo sĩ phương Tây sang nước ta truyền giáo từ
thế kỉ XVIII, chữ quốc ngữ ra đời dần hoàn thiện và trở thành thứ ngôn ngữ riêng của
dân tộc. Các công trình nghiên cứu thơ Đường bằng chữ quốc ngữ cũng xuất hiện. Đặc
biệt trong thời điểm 1945 cần ghi nhận công lao của Tản Đà về lĩnh vực này. Ông đã
chứng minh việc dịch thơ Đường phải công phu thế nào để thổi cái hồn của nguyên tác
Trang 24


vào tác phẩm dịch. Trong công việc dịch thuật này thì ngoài Tản Đà còn một người
nữa chúng ta không thể không nhắc đến đó là Ngô Tất Tố. Trong Đường thi (1940),
ông dịch có thảy 53 bài của 25 tác giả. Mỗi bài thơ đều được diễn giải rành mạch ra
văn xuôi với những chú thích cần thiết về điển cố. Dịch giả đã làm việc với tinh thần
trách nhiệm rất cao: “Với tập thơ này, tôi đã hao tổn rất nhiều công phu, kê cứu rất kỹ.
Nhất là về mục “dịch vần”, nhiều bài tôi phải chữa đi chữa lại đến mười lần” [12;
tr22]. Giá trị các bản dịch của Ngô Tất Tố trước hết là ở chỗ nó khá trung thành với
nguyên tác về ý thơ và nhịp điệu. Có thể coi Ngô Tất Tố là người dịch đáng tin cậy đối
với những người muốn tìm hiểu thơ Đường một cách thận trọng.
Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, khi cơn sốt thơ mới dần nguội, xu hướng
văn chương dần ổn định trong cái nhìn về thơ cổ và thơ kim. Ở miền Bắc nước ta - cái
noi của cách mạng này đã rèn giũa dân ta mang nặng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin
nên khi nghiên cứu văn học đời Đường chú trọng nhiều đến tính giai cấp. Đỗ Phủ là
đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực chuyên xoáy sâu vào cuốc sống lầm than
của con người nên được ca tụng hết lời. Phan Ngọc cũng từng gọi Đỗ Phủ là nhà thơ
“dân đen”. Cũng trong giai đoạn này miền Nam nước ta xuất hiện nhiều công trình

nghiên cứu về thi pháp thơ Đường của Quách Tấn đã đi sâu tìm hiểu về đặc điểm hình
thức thơ Đường. Mở ra một hướng mới cho việc tiếp cận Đường thi (không chỉ ở nội
dung mà còn về hình thức).
Giai đoạn 1975 đến nay, nếu thống kê số lượng thì có thể nói các quyển sách
viết về thơ Đường ít hơn thời kì trước. Nhưng đã có hướng đổi mới trong việc nghiên
cứu, các nhà nghiên cứu, phê bình đã quan tâm nhiều hơn về thi pháp thơ Đường,
trong đó nổi bật nhất là Nguyễn Thị Bích Hải, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.
Cùng với thời gian và sự biến đổi của lịch sử xã hội, thái độ, cách nhìn của độc
giả người Việt về Đường thi cũng có những bước thăng trầm. Nhưng rõ ràng vấn đề
nghiên cứu thơ Đường ở nước ta vẫn còn đang tiếp diễn và hứa hẹn nhiều thành quả,
càng lúc càng mới mẻ hơn.

Trang 25


×